Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

bếp lửa tự làm... luyện nói gì đó...



Nhắc tới bếp lửa, hẳn người ta sẽ nghĩ về những ngày đông lạnh lẽo với lò sưởi lạch tạch cạnh bên như đang thì thầm trò truyện hay về lò lửa ảo vời của cô bé bán diêm, nhưng riêng tôi dành riêng cho mình một hình ảnh về một bếp lửa ấm áp của tình cảm gia đình nồng đượm chân thành, "Bếp lửa" của Bằng Việt.

Nhà thơ Bằng Việt có một tuổi thơ kì lạ. Cha mẹ ông tham gia kháng chiến, và dù một mình sống với bà nhưng ông không hề cảm thấy cô đơn mà còn rất tự hào về cha mẹ, lại hết lòng yêu kính người bà tần tảo của mình. Năm 1963, ông đã sáng tác nên bài thơ "Bếp lửa" để nói lên tình cảm của ông giành cho bà, bày tỏ những nỗi niềm cảm xúc cho bà và cho bếp lửa ấp iu cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình mà còn sưởi ấm một đời người, sưởi ấm hơn nửa cuộc đời, cả tuổi thơ.

Mở đầu bài thơ là một bếp lửa chờn vờn, mờ ảo qua những làn sương sớm mỏng và nhạt nhòa. Nó hiện ra như một mồi lửa giữa trời đông giá rét, một bếp lửa ấp iu đượm nồng, nóng rừng rực và chói lòa tình cảm kính yêu của một đứa trẻ tuổi thơ loang lổ những trận đói dài ngày và cái nghèo ám ảnh đối với người bà dù chẳng phải là tiên nữ nhưng sáng ngời, vĩ đại và là tất cả những gì mà đứa trẻ ấy có. Và cũng là một bếp lửa giản đơn, được khắc họa rõ nét và đặc biệt hơn bất cứ bếp lửa nào: vì nó chứa tình yêu, chứa niềm vui nỗi buồn, và nó là nơi sum họp của gia đình.

Nhưng với đứa trẻ, bếp lửa đơn giản là những cực khổ, là thứ vẽ thêm vết chân chim lên trán bà, là sự hi sinh của bà để nó được sống. Vì thế mà câu "cháu thương bà biết mấy nắng mưa" lại bật lên thật tự nhiên và chân thành, không vướng chút giả tạo hay hoa mỹ bề ngoài mà tấm lòng kia càng thêm đẹp đẽ biết bao nhiêu.


("Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa")

Tôi thường nghe kể về những tháng ngày lịch sử của quê hương. Đau khổ tràn lan khắp mọi miền như cơn ung thư khó chữa. Lũ giặc dơ bẩn thì như kí sinh trùng, bò lẩn vào một cơ thể héo úa bệnh tật rồi hút dần đi sinh mạng khô khốc của sinh vật thõng thượt đang chết dần chết mòn vì đói khát. Cụm từ ""đói mòn đói mỏi" không chỉ diễn tả chân thật những cực khổ của hai bà cháu trong thời kì đó, mà còn nói lên cái không khí đặc nghẹn tiếng khóc rên trong tuyệt vọng của nhân dân. Đến nỗi gần hai mươi năm sau dù đã được ăn no bụng mỗi ngày, ngủ bình yên trong tấm chăn ấm ngọt đứa trẻ năm nào vẫn còn cay. Ngày xưa mắt mũi nhèm vì khói hun mịt mù do củi ướt, nhưng bây giờ ông luôn hằng ghi nhớ về những trận đói của những ngày cũ – những kỉ niệm mà dù muốn vẫn phải nhớ như thể khi ta nhìn lại cuộc đời đã qua, sẽ có những giây phút ta ngừng lại ngẫm nghĩ, mà ở đây là về cái đói, về người bà tóc bạc với lắm vết chân chim, về đống củi và về chính mình năm bốn tuổi đã như thế nào.

"Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay" đã diễn tả và thể hiện rất thành công sự chân thực và niềm thổn thức của người cháu khi nhớ về những năm tháng tuổi nhỏ bên người bà kính yêu. Với những chi tiết và ngôn từ giản dị, chân thực, đoạn thơ đã thấm đượm bao tình cảm sâu nặng của người cháu với bà của mình.

Chỉ ngẫm đọc trong đầu thôi nhưng tôi lại có thể nghe tiếng tu hú kêu vang động cả chân trời, cả làn mây trắng, sau những cánh đồng bát ngát xa vời, len lỏi trong bếp lửa thắm nồng. Trong tâm trí của người thi sĩ nhỏ tuổi trong trắng hồn nhiên nhưng sớm biết tự lập là tiếng chim giục lúa mau chin, là một báo hiệu của riêng em về những điều nho nhỏ, như "Đến giờ kể chuyện những ngày ở Huế rồi bà ạ". Tiếng tu hú lúc vọng lúc mơ hồ, lúa xót xa lúc ngân vang, lại nhờ điệp từ ba lần của Bằng Việt, âm điệu lại càng thêm bối hồi xao xuyến, gợi nhớ về một thời đã qua, gợi nhớ về tình yêu của bà, khắc khoải trong thương nhớ, tha thiết đến bình dị. Tôi nghĩ tới những ngày hè oi bức nắng chói chang, một tiếng tu hú vọng qua từng nhành hoa kẽ lá sắp tàn lụi, vang qua từng cây lúa hơi úa vàng, qua cả những mái đầu đen lụi cụi nhóm lửa. Một hình ảnh đơn giản và cô đơn, với những âm thanh chất chứa bao suy nghĩ trẻ thơ, đeo dai dẳng vào người con xa xứ hơn chục năm trời nơi đất khách vẫn hừng hực, kỉ niệm như được trải dài và sâu sắc hơn, vời vợi và thẳm sâu hơn bao giờ hết. 


Hai mái đầu cặm cụi nhóm lửa, một già một trẻ hiu quạnh giữa đồng không. Cha mẹ đi công tác xa, bận bịu chẳng mấy ai chăm sóc. Người bà đã già, ốm yếu, đứa trẻ thì còn quá nhỏ, nhưng cả hai sống dựa vào nhau, yêu thương nhau, vì chẳng còn ai để họ tựa vào. Người bà là nặng trách nhiệm nhất, vì bà phải vừa xoay sở cho bản thân và chăm sóc cả đứa cháu nhỏ của mình. Qua bao mùa tu hú qua bà vẫn tần tảo hi sinh cùng bếp lửa nồng ấm thiêng liêng. Mặc dù vậy với họ đó vẫn thật may mắn và hạnh phúc, vì ít ra, họ vẫn còn có nhau, nhất là với đứa trẻ, với em, được mỗi ngày nhóm bếp cùng bà hẳn là một điều hạnh phúc, hẳn là một điều khiến em rất đỗi tự hào. Và rồi giữa khói bếp mập mờ ình thương của bà thật quá đỗi lớn lao vô bờ vô bến, bà không những là nàng tiên xanh, là một người bà vĩ đại, mà còn là một người mẹ, một người cha và trên hết là một người thầy, nhưng dù bà là gì, bà vẫn là người yêu thương cháu vô cùng tận mà không bút viết nào có thể vẽ nên dù chỉ một chút tình cảm cao quí mà mộc mạc ấy. Bà là một người thầy tuyệt vời, bà dạy cháu những con chữ, những phép tính đầu tiên, dạy cháu làm người, dạy cháu ăn học, dạy cháu biết thế nào là yêu thương, thế nào là trưởng thành và tự lập, cuộc đời dạy cháu đau khổ và bất hạnh, nhưng bà dạy cháu mạnh mẽ và chống chọi lại bọn chúng. Những bài học đó mới thật quí giá làm sao! Chúng sẽ đi theo cháu, thay bà khi bà không thể, suốt cuộc đời cho tới ngày cháu chẳng còn lại gì ngoài đôi mắt già cỗi cay nhèm không biết vì sao nhưng chắc chắn cháu đã hạnh phúc – và đều là nhờ người bà đáng kính ấy.

Nhưng còn bà thì sao? Chỗ dựa vững chắc của cháu, và còn bếp lửa vẫn bập bùng kia? Bằng Việt vẫn biết sẽ có ngày ông sẽ không ở bên cạnh bà, nhưng bà sẽ ở với ai, ai sẽ cùng bà nhóm lửa, ai sẽ ngồi nghe bà kể chuyện về những ngày tím buồn bã ở Huế quanh năm sầu lẻ bóng? Liệu rằng lời trách những chú chim tu hú cũng như tự trách mình đã quá vô tâm, hay là lời bộc lộ kín đáo về tình cảm yêu kính bà, biết ơn bà và đau đớn vì nỗi cô đơn không ai nương tựa sau này của bà? 

Và chim tu hú vẫn như vậy, hay chính nó cũng đang kêu lên những tiếng rạn vỡ, gãy đôi?

Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà? 

 Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Có người từng bảo, những từ đẹp nhất thì bao ngàn, nhưng nếu xấu nhất, kinh khủng nhất và tàn nhẫn nhất thì phải kể đến "chiến tranh". Đất đai cằn cõi, màu xanh úa tàn mà nảy nở rực nồng trên đó là những sắc vàng héo non. Con người co rúm lại trong sợ hãi và đói khát, và những tiếng kêu la của họ nhuộm đầy sự cuồng nộ và bất bình. Họ mỗi ngày chết đi, mỗi ngày khóc than cho số phận chính mình, cho người thân của họ, cho những người đã hi sinh, tưới máu mình lên chính bộ mặt kinh tởm của bọn thực dân hèn hạ nhem nhuốc.

Trong hoàn cảnh kinh khủng đó, bà lại hiện lên, thật đẹp, thật buồn. Giữa chốn ọp ẹp đầy mùi khói và phảng đâu là thứ mùi chua lợm từ chính lương tâm thối rữa của bọn giặc, bà lầm lụi, lặng lẽ sớm hôm chia sẻ gánh vác cùng hàng xóm, vất vả biết là bao nhiêu, và cùng nhờ tình đoàn kết tương thân tương ái, mà bà và cháu vẫn còn chốn dung thân. Thế mới bảo Bếp lửa không chỉ đẹp về tình cảm gia đình, mà còn về tình yêu nước, tình đoàn kết giữa đồng bảo sâu sắc.

Khổ cực là thế nhưng bà vẫn mạnh mẽ, hoặc bà phải mạnh mẽ vì còn một đứa trẻ luôn yêu thương bà, bà vẫn luôn vừng lòng – đó là một phẩm chất cao đẹp, và thậm chí lời dặn của bà còn rạng rỡ hơn, vì nó không chỉ chân thành, mà còn thể hiện tình yêu con, yêu cháu, hơn thế nữa nó còn đề cao phẩm chất của những người phụ nữ Việt Nam, hiểu chuyện và ngoan cường. Vì thế mà cháu vẫn luôn không chỉ kính trọng, mà còn tự hào, khâm phục bà của mình. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: