
TỪ THIỆN: CHO NHẦM CÒN HƠN BỎ SÓT?
Lòng nhân đạo có lẽ là thứ duy nhất mà bất kể người vô thần hay hữu thần, bất kể người theo tôn giáo nào đều hiểu và đồng ý. Chân lý “nếu bạn muốn người khác đối xử với mình thế nào, hãy đối xử lại với họ như vậy” là phổ quát và xuất hiện trong hầu hết thánh kinh của mọi tôn giáo. Văn hóa phẩm đại chúng cũng lặp đi lặp lại lời răn này.
Lý thuyết trò chơi, suy luận logic hay bất kể phương pháp luận nào của chủ nghĩa thực chứng cũng cho thấy đây là lời răn dạy đúng đắn.
Điều này chẳng có gì khó hiểu, vì lòng nhân đạo đã giúp chúng ta kiến tạo nên thế giới như ngày hôm nay.
1. “Nếu ai đó không biết hợp tác, thì anh ta không phải con người”
Ở bài thứ hai của tuần này, chúng ta thấy rằng ngôn ngữ rất quan trọng, nhưng không thể có trước lòng nhân đạo. Vì nếu loài người không có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, thì làm sao có nền tảng kết nối đa số để tạo tiền đề cho sự phát triển của ngôn ngữ?
Chính nhu cầu cực lớn về sự gắn bó cộng đồng, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau là nền tảng để xuất hiện một hệ thống ngôn ngữ phức tạp mà không có bất kỳ loài nào khác trên hành tinh này sở hữu (nhân tiện thì lòng nhân đạo cũng là một điều đặc biệt của giống loài chúng ta).
Ở Atapuerca - Tây Ban Nha, người ta đã tìm thấy một khung xương chậu và xương sống hóa thạch có niên đại 500,000 năm của một người đàn ông khoảng 45 tuổi. Chúng cho thấy ông ta đã quá già yếu để đi săn, lưng bị gù nên cần phải chống gậy, và có lẽ đã phải chịu đựng chứng đau thắt lưng rất kinh khủng vì có một đốt sống lưng bị lệch. Tình trạng yếu ớt của người này gợi ý rằng ông đã được những người khác chăm sóc, và cho thấy rằng dù là một gánh nặng, ông vẫn không bị bỏ rơi [1].
Khảo cổ học cũng đã tìm thấy bằng chứng cho thấy loài Neanderthals, trước khi bị Homo Sapiens tuyệt diệt, cũng sinh tồn nhờ vào lòng trắc ẩn với đồng loại [2].
Vậy, dù chưa có bằng chứng chắc chắn, chúng ta vẫn có thể đặt ra giả thuyết rằng trước cả khi chúng ta có tư duy, loài người đã gắn bó chặt chẽ với nhau nhờ vào lòng nhân đạo và quan niệm rằng “những gì tôi làm với anh cũng là những gì tôi sẽ nhận lại”.
Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết về hành vi hợp tác này và cho rằng đây là yếu tố bắt buộc trong sinh tồn - gọi là Giả thuyết Phụ thuộc lẫn nhau (The Interdependence Hypothesis) [3]. Giả thuyết này cho rằng vì loài người có thể chất giới hạn và nhu cầu dinh dưỡng đặc trưng nên một cá thể rất khó sinh tồn trong tự nhiên - nhất là trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.
Ngược lại, hợp tác sẽ giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn và đảm bảo mọi cá thể đều có ăn, duy trì nòi giống và mỗi cá nhân cũng được hưởng lợi. Ở giai đoạn hai của sự phụ thuộc, xã hội loài người sẽ hình thành “Tư duy Nhóm” (Group-Mindedness) để đảm bảo sự hợp tác được duy trì qua nhiều thế hệ, cũng như ở quy mô nhóm lớn (hợp tác ở nhóm nhỏ dễ hơn nhờ có những lợi ích nhìn thấy được).
Một giả thuyết khác phổ quát hơn trong sinh học là Giả thuyết Hợp tác Kiếm ăn (Cooperative Foraging Hypothesis), cho rằng loài người (và nhiều loài khác) có thể sinh tồn và phát triển là nhờ những nỗ lực tập thể để đảm bảo mọi người trong cộng đồng đều sống sót mà không quan tâm đến sự đóng góp tương xứng của mỗi cá nhân cho tập thể [4].
Tuy nhiên, có lẽ ta nên lưu tâm đến Giả thuyết Trí thông minh Machiavellian (Machiavellian Intelligence Hypothesis) dựa trên kịch bản “săn hươu” (Stag-hunt game, một kịch bản khác của lý thuyết trò chơi, trong đó hai người thợ săn có thể đưa ra lựa chọn độc lập, hoặc cùng hợp tác để săn một con hươu, hoặc đi săn một mình và chỉ bắt được những con thỏ có giá trị thấp hơn nhiều so với lựa chọn hợp tác).
Giả thuyết này cho rằng khi sự hợp tác trở thành cốt lõi lợi ích của cộng đồng, sẽ xuất hiện những kẻ ăn bám và lợi dụng, không làm mà vẫn có ăn (free-loaders). Điều đó dẫn tới một sự cạnh tranh về mặt nhận thức, những kẻ ăn không ngồi rồi trở nên giỏi hơn trong việc lừa gạt người khác, và cộng đồng sẽ phải tìm cách loại bỏ những kẻ này.
2. “Nhân chi sơ tính bổn thiện” hay “nhân chi sơ tính bổn ác”?
Như vậy, xã hội loài người nhìn chung được xây dựng dựa trên sự hợp tác. Nhưng chính sự hợp tác này cũng tạo ra hiện tượng trục lợi, ký sinh và “không làm mà vẫn đòi ăn”.
Như đã nói ở bài đăng hôm qua [5], sẽ rất khó để tìm hiểu xem nếu con người cố gắng tìm cách tạo ra mô hình triệt hạ những cá thể trục lợi từ đầu, liệu chúng ta có lớn mạnh được như hôm nay không? Ăn xin, tội phạm hay những thứ mà chúng ta gọi là “tệ nạn xã hội”, nhìn từ vĩ mô, đó là “món quà” tặng kèm với sự phát triển của xã hội. Chúng là những gì chúng ta phải đối mặt và giải quyết, chứ không phải rũ bỏ như thể chẳng liên quan gì đến mình.
Tạm thời bỏ qua vấn đề tranh cãi trên, hãy đến với vấn đề tranh cãi khác là “nhân chi sơ tính bổn thiện” hay “nhân chi sơ tính bổn ác”? Xã hội loài người vốn phức tạp đến mức cả lòng vị tha lẫn trục lợi đều là thứ phát sinh từ mô hình hợp tác cộng đồng, thế còn bản chất con người thì sao?
Nhiều nghiên cứu ở trẻ em đã cho thấy chúng ta có bản năng hướng thiện và thích giúp đỡ người khác. Chẳng hạn, các nhà khoa học đã quan sát thấy trẻ sơ sinh 14 tháng tuổi đã thích giúp đỡ lẫn nhau [6]; trẻ nhỏ ngay 2-3 tuổi đã nhận thức được lẽ phải và có hành động phản kháng lại những gì trái với lẽ phải (ví dụ đồ đạc bị người khác lấy mất hoặc ném lung tung) [7].
Một thí nghiệm khác cho thấy những đứa trẻ 3-5 tuổi ít có xu hướng không giúp đỡ ai đó lần hai, nếu trong lần đầu chúng nhận được phần thưởng. Nghiên cứu này còn tìm ra rằng trẻ em ở độ tuổi này có khuynh hướng giúp đỡ người khác nếu chúng nhận thấy những người này gặp khó khăn, và chúng muốn thấy người khác nhận được sự giúp đỡ bất kể sự giúp đỡ đó có đến từ chúng hay không; nghĩa là chúng thực sự quan tâm đến lợi ích của người khác chứ không phải tín dụng mà chúng nhận được từ việc giúp đỡ người khác [8].
Về mặt cấu trúc não bộ, các nhà khoa học đã nhận thấy liên kết giữa hạt hạnh nhân và vùng não giữa đóng vai trò quan trọng trong lòng vị tha với người lạ cũng như tình cảm giữa ba mẹ dành cho con cái [9].
Một nhóm nghiên cứu khác đã thực hiện chụp cộng hưởng từ não bộ của những người hiến thận cho người lạ, họ nhận thấy rằng những người này có sự nhạy cảm hơn với nỗi đau và sự sợ hãi của người khác [10].
Giúp đỡ người khác thậm chí còn kích thích sự hài lòng trong não bộ, có thể đây chính là chìa khóa cho sự vị tha ở người. Một thí nghiệm được thiết kế cho 36 phụ nữ chơi song đề tù nhân, cho thấy người tham gia thí nghiệm có xu hướng chọn hợp tác hơn vì họ cảm thấy tin tưởng đồng đội của mình (bất kể đôi khi đó là phần mềm máy tính) và cảm thấy vui vì điều đó, dù cho lựa chọn tố giác sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn [11].
Vậy, có thể thấy chúng ta có những nền tảng sinh học và xã hội phía sau lòng nhân đạo của mình và hành động tích cực thì giải phóng cảm giác tích cực.
3. Từ thiện: có nên tính toán?
Chúng ta không thể vì một vài tệ nạn mà khước từ sự phát triển và văn minh; cũng như không thể vì một vài kẻ trục lợi mà quyết định dừng hợp tác cộng đồng. Tương tự như vậy, liệu có đáng để thôi làm từ thiện chỉ vì đâu đó có những kẻ quen thói ký sinh?
Cách đây vài tuần, câu chuyện về một thanh niên bị đuổi khỏi quầy ATM gạo vì “trông không khổ lắm” đã khuấy động dư luận trong nước. Đây vốn không phải chuyện mới, thậm chí đã quá cũ.
Nếu bạn từng làm từ thiện tự thân, ắt hẳn biết cảm giác sợ cho nhầm khi nguồn lực của mình có hạn. Thật ra bạn cũng muốn cho cả thế giới này có cái ăn cái mặc, mỗi tội sức người có hạn, vì thế luôn muốn miếng ăn đến với người đang đói - thay vì những kẻ trục lợi.
Nếu bạn từng nửa đêm ghé qua các tuyến phố dọc công viên để phát thức ăn, bạn sẽ thấy những người đứng đợi sao mà trông khỏe mạnh, hung hãn đến thế? Họ thậm chí còn chạy theo, đòi hỏi hoặc chửi bới nếu bạn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của họ.
Điều này chẳng có gì đáng để bận tâm hay lo lắng cả, vì cuộc sống luôn như thế.
Bất kể chúng ta làm gì, luôn phải tính đến một phần rủi ro hoặc kết quả không mong muốn.
Chúng tôi viết bài miễn phí, đấu tranh cho khoa học nhưng chắc chắn luôn sở hữu một nhóm anti-fan ổn định, sẵn sàng chờ ngày xảy ra khủng hoảng để góp vào vài viên gạch. Nhưng đâu thể nào vì thế mà thôi không viết nữa?
PETA vướng nhiều bê bối, nhưng không thể phủ nhận khả năng lan tỏa thông điệp bảo vệ động vật của tổ chức này. Nhiều quỹ từ thiện dính nghi án rửa tiền và trốn thuế, nhưng phần lớn vẫn dùng tiền sạch. Chuyện tham nhũng trong hoạt động từ thiện là có, nhưng việc cần làm là xem lại cơ chế quan liêu - chứ không phải thôi không góp tiền nữa.
Tương tự như vậy, tất cả những gì chúng ta cần làm để đối phó với những kẻ trục lợi là tìm ra mô hình từ thiện hạn chế tối thiểu nhóm này - chứ không phải mất niềm tin vào cuộc sống và thôi không làm từ thiện nữa.
Vì sự tồn tại của họ là hiển nhiên, là độc lập và sự lo lắng của bạn không thể chấm dứt sự tồn tại của họ được. Sự tồn tại của nhóm này cũng không liên quan gì đến sự thật rằng có rất nhiều người khác cần được bạn giúp.
Tóm lại, tôi nghĩ rằng đã làm từ thiện thì đừng ngại việc cho nhầm. Vì dù sao hành động này bản chất là giúp ích cho tất cả chúng ta, và giải tỏa cho cảm xúc của bản thân. Việc chúng ta cần bận tâm là tối thiểu tỷ lệ “cho nhầm” ở mức có thể chấp nhận được.
Vì chúng ta đâu thể vì một vài kẻ trục lợi để rồi đánh mất niềm tin vào nhân loại? Cũng như đâu thể vì một vài tệ nạn mà khước từ xã hội văn minh?
#MonsterBox
__________
DONATIONS: WRONG STILL IS BETTER THAN OVERSEEN?
Benevolence is, to any extent, the only thing atheists, theists, and followers of every religion could come to terms. The “you get what you give" dogma has popped up in pretty much every religion text. Inasmuch it’s as well been all too often fanned out by the pop culture.
Whether the game theory, logical reasoning or any other positivism methodology has so far evidenced its incontrovertible righteousness.
Which is as much lucid, since benevolence has, over and over, acted as a precursor to this modern world.
1. “Should one get uncooperative, he’s by no mean a human”
The Thursday’s article has it that language is crucial, still, it could have hardly ever preceded good wills. Had humans been neither cooperative nor mutually supportive, from which grounds would languages have ever thrived?
It’s been our desperately craving community consolidation, cooperation and mutual support that have since paved the way for so sophisticated a language system that no other species could ever (whilst on the subject, benevolence is as well an one-of-a-kind characteristics among humans).
A 45-year-old’s fossilized pelvis and vertebrae were discovered in Atapuerca, dating back to as old as 500,000 years ago. They evidence his elder disability (to hunt): a hunched back breeding his cane-dependence, and a misaligned back vertebra spearheading grievous back pains. His run-down condition suggests that he, to all appearances, was nursed by others. Burdensome as it might seem, he was never left behind [1].
Forasmuch as archeology has proven that Neanderthals, wiped out by Homo sapiens, had formerly survived from their good wills towards fellow “humans” [2].
Even when solid evidence is yet to be found, we still can hypothesize that before our thinking ability could have developed, we had always been bound by altruism and the "I get what I give" dogma.
By the book, scientists have since theorized this collaborative behavior as critical to survive - The Interdependence Hypothesis [3]. Which holds that for every individual is born, one way or another, physically restrained and craves “dead-on” nutritional diets, it’s, to any extent, arduous for him/her to survive in the wild - notably children, the elderly and pregnant.
Collaboration, on the other hand, would fuel things, thus, benefiting himself, securing his meals and the survival of his species. By the second interdependence phase, the human society gives grounds for the so-called "group-mindedness" to again ensure the generational cooperation, at extended group sizes (smaller groups’ cooperation is rather straightforward from the tangible mutual benefits).
Another more ubiquitous biological theory that is the Cooperative Foraging Hypothesis. It, accordingly, hypothesizes that humans (and a number of other species) could only survive and thrive from the all-out collective efforts to secure individuals’ survival, regardless of their contributions to the community [4].
We, however, had better mind the Machiavellian Intelligence Hypothesis hinged on the stag-hunt game (another version of the game theory, wherein the two hunters make decisions from their own wills, to either jointly hunt down a deer, or independently gun for the “catchpenny rabbits).
It, thus, hypothesizes that once cooperation has become a community’s very core, freeloaders would, out of the blue, pop up, provoking the so-called “cognitive competition”, wherein those would little by little get “outstanding” at deceiving others. The community, thus, would have to figure out a way to phase out those..
2. "Born good" or "born evil"?
On the whole, our society has thrived on cooperation, which, on the other hand, has as well bred profiteering, parasitism and freeloaders.
Yesterday's post [5] has it that had humans built a model beforehand phasing out these profiteers, we would hardly ever thrived until today. When zoomed out, beggars, criminals, or whatever we’ve all too often perceived as "social issues" are purely the "gifts" going hand in hand with the social development. They’re what we have to confront and grapple, instead of disclaiming our responsibilities.
Pro tempore taking no notice of this controversy, we’re hereby taking on the "born good"/"born evil" topic? The human society is, in its very core, so convoluted that both good wills and schemes have derived from the community cooperation model. But, how about our nature?
Studies on children have evidenced that we’re born kind-hearted and supportive. Scientists, to demonstrate, have observed 14-month-old infants enjoying helping each other out [6]; insomuch as children, as young as 2-to-3-year-olds are cognizant of reason, thus, resisting contrary-to-reason things (take, for example, their belongings getting stolen or thrown away) [7].
Another experiment concluded that 3-to-5-year-olds would gravitate towards assisting someone the second time, once they’d got rewarded for the first time. They were as well inclined to aiding those seemingly in need, longing for others getting helped, whether by them or any other. Which evidences that children do intrinsically care about others’ goodness, instead of the rewards they could gain [8].
Regarding the brain structure, scientists have since figured out the connection between the amygdala and the brain region crucial to facilitate altruism, either from one towards strangers or parents towards their children [9] .
Another team conducted magnetic resonance imaging on kidney donors’ brains, asserting that they were rather sensitive to others’ pains and despairs [10].
Aiding others even activates brain’s contentment, which somewhat reasons human altruism. 36 women involved in a prisoner's dilemma experiment leaned towards cooperation as they bet on their teammates (even when those might have, every so often, been software). Given that they’d better denounce [11].
Straightforwardly enough, we own the biological and social characteristics catalyzing our good wills, inasmuch as positive actions bring out positive feelings.
3. Charity: had we better scheme?
Social issues could never deprive us of development and civilization; forasmuch as profiteers/schemers could never halt the community cooperation. At a similar stake, should we evercut short on charity due to those born “parasites”?
A few weeks ago, a young man suspended from the rice ATM for looking “not that down-and-out" stirred up public opinions. Given that it must have been old as the hills.
Should you ever be a self-philanthropist, you’ll know horribly well the fear of wrong donations, given your definite resources. We indeed crave clothes/foods for every fellow human on Earth, however, since we’re not that authoritative, we rather demand our donations reaching the starving, instead of the profiteers.
Stopping by the streets at midnight to provide food, you’d all too often stumble upon the “healthy and aggressive” starving, who’d even run after you, demanding and cursing had you not satisfied what them.
There should be no worry about this, for that’s how life looks like.
Whatever we do, beforehand bearing in mind the risks and any outcast outcome.
Since we’re working on free articles, fighting for science, it must be dead sure that we’re “cherished” by a “stable anti-fan group”, longing for our fall to bricks. Still, had we better put an end to what we’ve been doing?
Given that PETA has run into a number of scandals, their message-spreading-ability is as much irrefutable. Insomuch as some charities, denounced to get involved in money laundering and tax evasion, still are thriving on clean money. Corruption does exist in charitable activities, still, it’s the bureaucracy that needs addressed - instead of halting the money flow.
In a like manner, to phase out profiteers, all what we need is to build up a charity model that best disables this group - instead of shaking faith and never again donating.
To wrap up, I myself believe that once we’re on charitable activities, we’d better not shun wrong donations. Since this is, above all, to lift us up and cease our dismals. We should rather downplay the “wrong donation rate”, to a “bearable” level.
How could we ever let some profiteers deprive us of the faith in humanity? Inasmuch as we turn down the entire human civilization because of social issues?
#MonsterBox
- Artist: Sam.
- Trans: Heinous.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro