Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

TỪ AMONIAC ĐẾN MA TÚY ĐÁ: HÓA HỌC ĐÃ THAY ĐỔI CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

Không biết từ bao giờ, chúng ta có xu hướng sợ hãi cụm từ “Hóa học” và có xu hướng thích những thứ “tự nhiên”; dù rằng Hóa học đã cải thiện cuộc sống nhân loại rất nhiều.

1. Từ “thần sấm” cho đến cách loài người tự quyết định sinh mạng cho chính mình.

Chúng ta đã sống trên hành tinh này trong thời gian rất rất dài, dài hàng chục nghìn năm, nhưng khoảng thời gian ta thực sự hiểu về nơi mình sống rất ngắn ngủi.

Trước khi có khoa học, con người mù mờ trong việc xác định những cơ chế chính xác đằng sau việc vì sao trời mưa, vì sao cây mọc trên đất hay vì sao lúc cây sai quả, lúc lại chẳng có cái ăn. Những thứ như vậy đều dễ dàng giải thích rằng “do thần linh và Chúa Trời quy định thế”. Còn việc của ta là sống dựa vào kinh nghiệm như “trông trời trông đất trông mây, trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm”.

Đó là lý do trong suốt quãng thời gian rất rất dài, nhân loại không có gì thay đổi: dân số tăng chậm, đánh nhau liên miên [1]. Vì tổ tiên chúng ta chẳng thể làm gì khác để có nhiều lương thực hơn, ngoài chuyện kiếm tìm vùng đất mới và nô dịch lao động mới.

Có lẽ suốt mấy trăm năm, tổ tiên của chúng ta dành nhiều thời gian để suy tư trên những đồng cỏ xa vắng đầy sao, lòng miên man nghĩ về những thế lực siêu nhiên đã chi phối cuộc sống của họ.

Cho đến khoảng những năm 1900s, nhiều công trình khoa học liên quan đến phân bón ra đời. Nổi bật có thể kể đến quy trình Haber (Haber process). Đây là bước đánh dấu lần đầu tiên con người phát hiện ra kỳ quan của vũ trụ, rằng mưa khiến đất tươi tốt không phải vì nước, mà vì chúng còn đem đến Trái Đất rất nhiều đạm.

Nhiều công trình ra đời liên tục đã làm sáng tỏ “bí mật của tạo hóa”. Chúng ta biết được rằng sấm sét trong những cơn mưa đã giúp cố định đạm từ không khí vào đất, cây cối hấp thụ lượng đạm này, động vật hấp thụ đạm bằng cách ăn thực vật và số đạm ấy cuối cùng dùng để nuôi dưỡng chúng ta.

Lần đầu tiên trong nghìn năm có lẽ, con người nhận ra rằng thứ họ ăn không phải phần từ thiện giới hạn từ thượng đế.

Quy trình Haber còn giúp con người có thể tự cố định đạm thông qua các nhà máy, thay vì chờ đợi từ những cơn mưa. Điểm mốc lịch sử này là cơ sở giúp loài người trồng được nhiều lương thực hơn, nuôi được nhiều vật nuôi hơn từ đó đủ sức tạo ra số dân nhiều hơn (nghĩa là có người để làm ra nhiều thứ hơn!).

Quy trình Haber được xem là ngòi nổ cho bùng nổ dân số, nền tảng giúp dân số tăng từ 1,6 tỷ vào năm 1900 lên 7,7 tỷ vào năm 2018 [2]. Ước tính khoảng 50% Nitrogen được tìm trong mô người có nguồn gốc từ quy trình Haber–Bosch [3].

Bây giờ loài người bắt đầu đặt câu hỏi về phân bón và thuốc trừ sâu với môi trường và sức khỏe. Nhưng để có được ngày hôm nay, chúng ta phải nhờ đến chúng.

Và hãy nhớ rằng, chúng ta vẫn còn ngày mai, còn thời gian để hoàn thiện lại những thiếu sót, bất kể đó là thiếu sót của phân bón hay vấn đề đạo đức của loài người.

2. Chúng ta không chỉ đông hơn, còn sống lâu hơn và có nhiều năng lượng để nghịch phá hơn

Có lẽ lương thực là yếu tố lớn tạo ra bùng nổ dân số, nhưng để duy trì số dân ấy và (thậm chí là) nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ, chúng ta cần nhiều hơn thế.

Nhiều thế kỷ trước, khi những nhà giả kim vẫn đang cặm cụi tìm cách tạo ra hòn đá triết gia, Hóa học đã được xem là “người hầu cận” của Y học. Khi giả kim thuật và những môn phái thần bí khác biến mất nhường chỗ cho ánh sáng của khoa học, mối liên hệ này lại càng trở nên chặt chẽ hơn.

Về cơ bản, cơ thể con người được cấu thành từ những hợp chất hóa học, và phần lớn các chức năng của cơ thể đều phụ thuộc vào các phản ứng hóa học bên trong nó. Các phản ứng này chi phối quá trình tiêu hóa, ổn định thân nhiệt, cung cấp năng lượng để cơ thể vận động, và thậm chí là tác động đến cách mà chúng ta suy nghĩ [4]. Tổng hợp của những phản ứng này được gọi là sự trao đổi chất [5], chính là chìa khóa của sự sống.

Nói cách khác, con người là một cỗ máy vận hành dựa trên những phản ứng hóa học. Do đó, kiến thức Hóa học sẽ giúp chúng ta hiểu được cách cơ thể hoạt động, cũng như tìm ra nguyên nhân khiến nó hoạt động không bình thường. Và cũng dựa trên những hiểu biết đó, chúng ta mới tìm ra được cách đánh bại bệnh tật. Công bằng mà nói, Hóa học không phải là người hầu cận của Y học; ngược lại, nó là người dẫn lối cho sự phát triển của Y học.

Từ một nền Y học dựa trên những loại thảo dược và quá trình thử-sai đầy may rủi, Hóa học đã mang đến cho chúng ta ngành Dược. Mỗi viên thuốc được bào chế đều dựa trên hiểu biết tường tận về thuộc tính hóa học của các hợp chất, cũng như cách chúng tác động lên cơ thể và tình trạng bệnh lý, và đặc biệt là khả năng dự đoán và kiểm soát những tác dụng phụ mà nó có thể mang lại. Đó là lý do mà chúng ta đã thôi không sử dụng thủy ngân để chữa bệnh giang mai như các thầy thuốc thời Trung cổ nữa [6]. Và chỉ cần lật mặt sau của vỏ hộp thuốc, ống vaccine hay bất kỳ một loại dược phẩm nào, bạn cũng sẽ thấy sự hiện diện của Hóa học trong những sản phẩm giúp con người chiến thắng bệnh tật và nâng cao sức khỏe.

Thông qua các thí nghiệm Hóa học, Carl Cori và Gerty Radnitz đã mang đến cho chúng ta những hiểu biết về sự chuyển hóa đường glucose, về cách cơ thể tạo ra và dự trữ năng lượng, và cũng là cơ sở để chúng ta phát triển các kỹ thuật kiểm soát và điều trị tiểu đường hiệu quả hơn [7].

Năm 1956, các nhà Hóa học tại phòng thí nghiệm Miles ở Elkhart, Ấn Độ đã tạo ra que thử lâm sàng Clinistix có thể phát hiện glucose trong nước tiểu dùng để chẩn đoán tiểu đường. Và những que thử này đã được phát triển trở thành công cụ kiểm tra và đo lường protein, độ pH, chỉ số bilirubin (sắc tố mật) và nhiều hợp chất khác trong máu và nước tiểu, giúp cho việc chẩn đoán bệnh tật trở nên nhanh chóng và chính xác hơn [8].

Mãi cho đến những năm 1930, kiến thức của nhân loại về dinh dưỡng vẫn còn hết sức hạn chế. Nhưng việc Albert Szent-Györgyi phát hiện ra acid ascorbic, hay vitamin C - tác nhân giúp cho cơ thể sử dụng hiệu quả carbohydrate, chất béo và protein - đã thay đổi tất cả và đặt nền móng cho khoa học dinh dưỡng hiện đại [9].

Và nếu không nhờ có các công trình và khám phá trong Hóa học, chúng ta sẽ không có penicillin, chỉ y khoa tự hoại, da nhân tạo và vô số những bước tiến Y khoa khác. Và nếu Hóa học không mang lại quá nhiều ứng dụng trong Y khoa đến vậy, có lẽ chúng ta cũng đã không có phong trào anti-vaxx.

Không những tạo đà phát triển cho Y học và giúp con người sống lâu hơn, Hóa học còn tạo ra cách mạng trong công nghiệp năng lượng.

Từ việc đốt than, dầu mỏ và các loại nhiên liệu hóa thạch khác để tạo ra năng lượng và sản phẩm đi kèm là tình trạng ô nhiễm, giờ đây chúng ta đã có thể lạc quan hơn về tình hình an ninh năng lượng nhờ vào những đóng góp đột phá của Hóa học.

Từ mía, ngô, chất béo, chất thải động vật và các nguyên liệu có nguồn gốc sinh học khác, chúng ta có thể tạo ra các loại nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường như biogas hay xăng sinh học thông qua các quy trình và phản ứng hóa học. Đây cũng là nguồn năng lượng tái tạo có trữ lượng lớn nhất, với khả năng đáp ứng 10% nhu cầu năng lượng toàn cầu [10].

Năng lượng hạt nhân cũng là một thành tựu khác đến từ Hóa học. Trái với những liên tưởng về khả năng hủy diệt của vũ khí hạt nhân, đây lại là nguồn năng lượng an toàn [11] và có mức phát thải khí CO2 thấp nhất trong số các nguồn năng lượng, thậm chí thấp hơn cả năng lượng gió ngoài khơi (offshore wind) hay năng lượng quang điện (solar PV) [12].

Chưa dừng lại ở đó, các nhà Hóa học hiện vẫn đang nghiên cứu phát triển và hoàn thiện những công nghệ năng lượng mới, ví dụ như nhiên liệu mặt trời [13] (nhiên liệu hóa học tổng hợp từ năng lượng mặt trời thông qua các phản ứng quang hóa, quang sinh học, nhiệt hóa và điện hóa), hứa hẹn sẽ đem lại một tương lai về năng lượng sạch và tiết kiệm cho toàn nhân loại.

3. Điều chế ra sự hạnh phúc

Hạnh phúc là chìa khóa cho không chỉ cá nhân mỗi chúng ta trong việc tìm kiếm mục đích sống, còn là công cụ để nhà cầm quyền thiết lập trật tự xã hội.

Nhất là trong bối cảnh loài người ngày càng đông hơn, sống lâu hơn và có nhiều năng lượng để làm nhiều việc hơn. Ắt hẳn câu hỏi rằng “hạnh phúc là gì” hay “mục đích cuộc đời của chúng ta là gì” sẽ phổ biến hơn, xuất hiện thường xuyên hơn.

Trải qua hàng nghìn năm, qua nhiều nền văn minh, cách nhìn nhận về hạnh phúc đã có nhiều sự khác biệt.

Trong triết học, tồn tại nhiều quan điểm cho rằng hạnh phúc thường đi chung với đạo đức, là khi chúng ta hòa hợp trong mối quan hệ với những người xung quanh (Kitô Giáo); hoặc hạnh phúc là khi chúng ta trở thành phiên bản mà-lẽ-ra-chúng-ta-nên-là (Aristotle); hay hạnh phúc là khi thấm nhuần sự khổ hạnh, gian khổ, khó khăn và nhận ra giá trị thực sự của những điều ấy (Nietzsche).

Trong tôn giáo, đạo Phật cho rằng hạnh phúc tối thượng chỉ đạt được khi ta vượt qua được những thứ tầm thường như lòng tham và tình ái, là khi ta ngừng việc theo đuổi sự hạnh phúc như một thứ đồ chơi cần phải có.

Do thái giáo cho rằng hạnh phúc là khi được phụng sự Chúa, và để phụng sự Chúa tốt hơn. Trong khi Thiên chúa giáo cho rằng hạnh phúc tuyệt đối chỉ đạt được khi chúng ta lên thiên đường, hạnh phúc nhất thời thường bị giới hạn trong tâm trí của chính chúng ta.

(Phần trên có giản lược, có lẽ chúng tôi sẽ quay lại với bài viết hoàn chỉnh hẳn hoi chỉ để nói riêng về hạnh phúc).

Trong chính trị và kinh tế, hạnh phúc được đặt lên hàng đầu trong nhiều bản hiến pháp, và được xem là chỉ số để đo giá trị phát triển của một xã hội.

Tuy vậy, vẫn tồn tại nhiều nơi không đề cao giá trị hạnh phúc, hoặc không để ý đến chúng. Nhưng đây chỉ là số ít, phần lớn chúng ta loay hoay quanh việc kiếm tìm hạnh phúc cho chính mình.

(Chẳng phải đây là lý do để tìm kiếm đến sách self-help và mê tín hay sao?)

Trên quan điểm của khoa học, nếu hạnh phúc là cảm giác vui sướng tột độ, sung sướng, thỏa mãn và hài lòng… cảm giác này chỉ là kết quả của một vài nhóm chất hóa học như dopamine, oxytocin, adrenaline…

Và vì chúng chỉ là những chất hóa học, khoa học có cách để giúp chúng ta tiếp cận đến chúng bằng những vé “tàu nhanh”. Những chất ma túy cấm hiện nay đa phần đều đem lại cảm giác hoặc là hạnh phúc, hoặc gần giống với cảm giác này.

Ketamine, Morphine, Heroin, Cocaine, Methamine… đều có khả năng kích thích cơ thể tạo ra hàng loạt chất hạnh phúc, hoặc chính nó đánh lừa não bộ rằng nó đã  tạo ra hạnh phúc.

Thật vậy, những người sử dụng ma túy hạng nặng kể trên thậm chí cảm thấy sung sướng đến mức quên hết gần như toàn bộ mục đích sống, ngoài việc được tiêm thuốc vào người. Họ gần như mất đi cảm giác đau, mất cảm giác đói và cũng mất luôn mối liên hệ với những thứ khác trong cuộc sống thực.

Không có ý xúc phạm, nhưng trạng thái này gần như là “niết bàn superfake”, ngoại trừ việc những người này sẽ nhanh chóng chết vì sốc thuốc do ngày càng yêu cầu liều cao quá mức chịu đựng của cơ thể, yếu đi vì những tác nhân bên lề hay nhận thức dần bị giới hạn.

Vì quan điểm phổ biến của những tôn giáo lớn, triết lý nổi tiếng và chính trị - xã hội tạo cảm giác với nhân loại rằng hạnh phúc là thứ họ nên hướng tới, đáng để hướng tới và phải trải nghiệm trong đời. Nên sự xuất hiện của ma túy tổng hợp như một vé xe lửa để những người vốn đang tìm kiếm mục đích cuộc đời, nhanh chóng đến với cảm giác mà mọi người đồn đại.

Nhưng tác động của những chất ấy lên hệ thần kinh quá lớn, đến mức bóp méo nhận thức và ngăn cản người sử dụng trở lại với trật tự xã hội thông thường (do trật tự xã hội hiện đại không phải thứ nằm sẵn trong bản năng của chúng ta). Vì rốt cuộc họ sẽ nhận ra rằng họ chẳng còn việc gì để làm với cuộc đời nữa, cứ bơm “hạnh phúc” cho họ là được.

Nhưng nếu chỉ là dăm ba cảm giác đến từ chất hóa học, có lẽ hạnh phúc đã quá rẻ tiền để nhân loại theo đuổi đến vậy. Chỉ khi bạn hạnh phúc trong một thế giới phức tạp, đan xen nhiều vấn đề, chịu trách nhiệm với nhiều người, vướng trong nhiều mối quan hệ… ấy mới là điều đáng để theo đuổi. Chẳng còn gì ganh tỵ hơn nhìn thấy một người hạnh phúc trong cuộc sống ngày càng nhiều thứ để lo như ngày hôm nay.

Còn chuyện rúc vào một góc, bơm “hạnh phúc” vào cánh tay, chẳng có gì đáng để được nhắc đến, ngay cả khi cảm giác ấy đê mê và lâng lâng đến nhường nào. Đơn giản vì chúng ta không sinh ra để trở nên bạc nhược như thế.

Hóa học nói chung và khoa học nói riêng đã phát triển mạnh mẽ đến mức có thể cho ta sức mạnh, sống lâu hơn, làm được nhiều việc hơn, cảm thấy hạnh phúc hơn và thậm chí giết chết ta theo cách cực kỳ nhanh chóng.

Nhưng thứ gì có thể giết ta, lại vẫn luôn thương ta, ấy mới là thứ đáng trân quý.

Vì quyền năng càng lớn càng yêu cầu trí tuệ và sức mạnh càng lớn. Làm chủ những thứ này và giúp thế giới trở nên tốt hơn, mới là mục đích chúng ta xuất hiện trên cõi đời này.

Nếu bạn cảm thấy yếu đuối quá, hãy thử theo đuổi những món vũ khí cổ xưa như mê tín dị đoan hay sách self-help xem sao. Tất nhiên là tiền nào của nấy thôi.

#MonsterBox
_____________

FROM AMMONIA ​​TO METH: HOW HAS CHEMISTRY SHAPED OUR CIVILIZATION?

Given that chemistry is crucial in bettering human life, it has been any less of a dread to us, without ever knowing.

1. From "thunder gods" to free will.

Given that human civilization has thrived on this planet for mega-annum, we’ve hardly ever known it inside-out.

Before science, humans were incapable of tracking down the painstaking mechanisms behind rain, trees (growing on soil) or their varying fruitful cycles. To our ancestors, they seemed all doomed " overruled by deities and Gods", whilst their all-time job was to feast on the so-called "counting on the sky, ground, weathers, and stars" experience.

Which further explains why the long-live civilization had not been that “civilized”: an overall “sluggish” population struggling against perpetuated wars [1]. Our ancestors couldn't have hardly ever done anything to it, except for scouring new lands and enslaving new laborers.

During all those desperate years, our ancestors must have splurged an inordinate amount of time jogging their meagre mind on how the supernatural had dominated their lives.

It was not until the 1900s that scientific works on fertilizers were put forward. The most outstanding of which was the Haber process. It marked the watershed moment - a “universe wonder” wherein humans discovered that rain fertilized the soil with not only water, but also precious protein onto the planet.

Piece by piece, scientific projects had divulged the "nature secret". We could then interpret thunder during rains as to fix protein into soil, fertilizing plants, which, in turn, as well nurturing the animals consuming those.  We humans, on top of the food chain, have ultimately thrived on such a mechanism.

After mega-annum, humans could eventually realize that what they had consumed had never been a limited charity from god.

It was not to mention the process’ leveraging machines (which had ousted rain) to inject nitrogen into soil. This marks the milestone, from which on humans have been capable of growing more food, raising more livestocks, thus, catalyzing a larger prosperous population (wherein there’re more laborers to accomplish lofty goals)

The Haber process, to all appearances, has acted as a precursor to the population boom, giving the very grounds for its manifold to 7.7 billion (by 2018) from 1.6 billion (in 1900) [2]. An estimated 50% of Nitrogen found in human tissue has been proven attributed to the Haber – Bosch process [3].

It’s when we start pondering fertilizers and pesticides’ detrimental impacts on the environment and human health. Given that our modern society could hardly have been this prosperous without those harmful chemicals.

Bear this in mind, we still have “tomorrows” to make up for the shortcomings of either fertilizers or our own morality.

2. In addition to an overcrowded population, we humans have lived longer, albeit born with more energy to mess up more things

Whilst food has been the major factor behind the booming population, we do need more than merely foods to sustain this civilization and (even) to better their lives.

Flash back to centuries ago, whilst alchemists still were desperately struggling to create the philosopher's stone, chemistry had already been a medical "handmaid". Since science popped up and ousted alchemy and other mysterious dogmas, such a relationship has even become more intimate.

At the bottom, the human body is made up of chemical compounds, inasmuch as its functions are contingent upon the internal reactions between them. They govern digestion, stabilize body temperature, invigorate the body, or even impact our thinking abilities [4]. The synthesis of these reactions is known as metabolism [5], the key to life.

In other words, humans function similarly to machines operating on chemical reactions. Chemistry knowledge, thus, deals with how the “machine” functions, and malfunctions, from which providing us with cures to diseases. In fact, instead of a handmaid; chemistry must forevermore be the medical guidant.

From the medicine manifesting on herbs and the hazardous trial-error mechanism, chemistry has introduced us to a pharmacy industry. Every pill comes to exist from a profound insight into the chemical properties of every compound involved, how they will impact the body and the preexisting conditions, and ultimately the side effects that it might introduce to users. This further explains why we’re not leveraging mercury as a cure to syphilis recommended by medieval physicists [6].

Flipping the back of any canister, vaccine tube, or other medicine, we’ll stumble upon the chemical compounds that have all too triumphally won us a better health.

Carl Cori and Gerty Radnitz’s experiments have offered precious insights into glucose metabolism, the energy producing-storing mechanism, paving the way for more effective diabetes control and treatment techniques [7].

By 1956, Miles Laboratory’s chemists invented the so-called Clinistix clinical test strip to detect glucose in urine, from which diagnosing diabetes. It has since been developed into tools to measure protein, pH, bilirubin (bile pigment) and other blood/urine compounds, catalyzing, albeit fast, accurate diagnosis methods [8].

Given the context of the 1930s, wherein our nutrition knowledge had still been superficial, Albert Szent-Györgyi's discovery on ascorbic acid, or vitamin C - the precursor to a more effective digestive system on carbohydrates, fats and proteins - “evolved” pretty much everything and gave the very grounds for modern nutritional science [9].

Without chemistry works and discoveries, we wouldn't have got penicillin, medical threads, artificial skin and an inordinate number of other medical advances. Still, had chemistry never put forward that many medical applications, we, to all appearances, wouldn't have got the anti-vaxx movement.

Playing the critical role of a medical momentum for our long-live civilization, chemistry has also catalyzed a revolution within the energy industry.

Given that we’re burning coal, oil and other fossil fuels for energy and another byproduct - pollution, we still can get the energy security on cloud nine, thanks to chemistry’s groundbreaking contributions.

From sugarcane, maize, fats, animal wastes and other bio-derived materials, we’ve come up with biogas and biofuel - eco-friendly energy sources through chemical reaction process. Which has since become the largest renewable energy source, whose capacity can meet up to one-tenth of global energy demand [10].

Another chemistry breakthrough can be effortlessly spelled out as nuclear power. Contrary to the destructive notions of nuclear weapons, this is instead a safe energy source [11] releasing less CO2 emissions than any other source, even offshore wind or photovoltaic energy (solar PV) [12].

It's not to mention that chemists still are voraciously studying to develop innovative energy technologies, take solar energy as an example [13] (synthetic chemical fuel derived from photochemical reactions, biophysics, thermochemistry and electrochemistry), which seem to auspiciously leverage the entire civilization with clean and economical sources of energy.

3. The happiness modulation

In addition to its role as a purposive catalyst for living, happiness has also been any short of an ultimate governance tool to maneuver the society.

Given an expanding vigorous population of a higher expectancy, "what is happiness" or "what is the purpose of life" is doomed to over and over pop up within 8 billion brains.

Given that how we perceive it has varied from time to time, civilization to civilization.

Many a philosophical school has it that elation goes hand in hand with morality, thriving on our relationships with the surroundings (Christianity); arriving once we’ve become the what-we-should-be versions (Aristotle); and imbued with austerities, miseries and crises to live up to their ultimate values (Nietzsche).

On the other hand, Buddhism claims that we could only lay hands on the ultimate contentment upon having overcome such run-of-the-mill things as greed and love, giving up the happiness pursuit as a must-have toy.

Judaism asserts that happiness is all about serving God, and to better this “deity” service. Forasmuch as Christianity purports that absolute elation could only be found in heaven. Given that transient happiness is often limited to our own dull minds.

(The aforementioned argument is purely a condemned version. We’d later introduce you to a complete article on happiness only).

We’ve all too often been reigned by constitutions that prioritize happiness - the social indicator to evaluate the development of the society it thrives in.

That said, many still are either looking down on or turning a blind eye to happiness.

Given that we, for the most part, are desperately struggling to hunt down happiness for ourselves.

(Isn't this reasoning the all-out searches for self-helps and superstitions?)

Under a scientific perspective, whatever we perceive as extreme joy, happiness, satisfaction and pleasure are purely the result of certain chemical reactions (dopamine, oxytocin, adrenaline and so on).

And since they’re pure chemicals, science might offer us a “quick bite” to arrive at such feelings. Up to now, the banned drugs are, as a rule, provoke a sham contentment or stuff like that.

Ketamine, Morphine, Heroin, Cocaine, and Methenamine do act as a precursor to either stimulate the “constitutions” happiness chemicals, or trick the brain into thinking as if it was on cloud nine.

Insomuch as heavy drug users feel so happy that they leave behind any living purpose, except for drug injections, during which they could hardly feel any pain, hunger, or even the harmony with their surroundings in reality.

This is no offense, but it can be interpreted as a "super fake nirvana", wherein those would sooner or later kick their own buckets - running into drug shocks from excessive doses over body's tolerance capacity, corrupt from side effects or little by little constrained cognitive abilities.

Since major religions, notorious ideologies and socio-political sentiments have proclaimed that happiness is what one should either head towards or once in life experience, synthetic drugs have popped up as quick bites to get to the over-rumored “nirvana” for those seeking a purpose in life.

Given that such substances might exert many a grave impact on the nervous system, distorting perception and forever depriving addicts of a normal social order (which is excluded from our instincts). After all, those leap to a superficial conclusion that they’re done with this world. Whatever happens, a “dose” of happiness will get them rid of it.

Were it purely a feeling derived from chemicals, wouldn’t it be so cheap a purpose to pursue?

Rather, what needs hunting down is elation within a complex world with entangled issues, burdensome responsibilities, and relationships. We can’t get any less jealous of a pleasant man within this perplexing, ever-evolving world, can we?

Snuggling into a corner, “injecting” happiness into arms does hardly worth our attention, even when it feels so dazzling and as much lightheaded.

We’re never born that frail.

On the whole, chemistry and science have thrived so robustly that they’ve granted us power, living expectancy, energy to embark on more journeys, over satisfaction and even sudden deaths.

Nevertheless, what is capable of ceasing us to exist, yet instead love us must be worth our commemorating.

The greater the power demands the greater intellect and back-breaking responsibilities. Mastering them, polishing us up and bettering this world must be the ultimate goals of our existence.

Still, too fragile? You’d better turn to the “ultimate ancient weapons” - superstitions and self-helps.

#MonsterBox
- Artist: Sam.
- Trans: Heinous.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #science