Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

MỘT ĐỨA TRẺ ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU?

Có lẽ là cả nền kinh tế, có lẽ không.
__

Tháng 2 năm 2019, chàng trai 27 tuổi người Ấn tên Raphael Samuel đã lên kế hoạch cho một vụ kiện chưa từng có tiền lệ: anh muốn kiện ba mẹ vì đã sinh mình ra. “Việc được sinh ra không phải quyết định của chúng ta. Sự tồn tại của con người là hoàn toàn vô nghĩa”, anh nói với báo chí.

Vụ kiện này chỉ là tượng trưng, anh dự định sẽ đòi tiền bồi thường 1 rupee. Thứ anh muốn là sự chú ý để lan tỏa thông điệp của trường phái triết học có tên gọi “anti-natalism”. Nguyên tắc cơ bản của anti-natalism tuy nghe lạ lùng nhưng vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Trái với quan điểm phổ biến cho rằng sự sống là một món quà, một phép màu; anti-natalism cho rằng việc được sinh ra trên đời là vô nghĩa, áp đặt và đầy đau khổ.

Họ cho rằng không nên sinh một đứa trẻ ra rồi để chúng phải đối mặt với sự căng thẳng, bon chen cuộc sống, sự già nua, bệnh tật và sau cùng là cái chết. Nhất là khi đó không phải mong muốn của chúng, và đặt ai đó vào hoàn cảnh này thực sự vô đạo đức [1].

Khi nghe đến chủ nghĩa cực đoan này, có lẽ bạn nghĩ chúng là trò mèo nào đó của “bọn dân chủ nửa mùa”, của những kẻ đã đòi cho mình quá nhiều quyền lợi đến mức phải đòi cả quyền “không được sinh tôi ra khi chưa hỏi ý kiến của tôi”. Thực tế Anti-natalism tồn tại rải rác và khá phổ biến. Nhiều tôn giáo lớn cũng ngăn cản việc sinh hoạt tình dục, kết hôn và cuối cùng là yêu cầu không được sinh con.

David Benatar, một trong những nhà triết học bi quan nhất thế giới, từng nói rằng: “Trong khi những người tốt luôn cố gắng rất nhiều để con cái mình không phải sống cuộc đời đau khổ, rất ít người trong số họ không nhận ra rằng chỉ có duy nhất một cách là đừng bắt chúng ra đời ngay từ đầu”.

Chúng ta - những người sinh ra và lớn lên tại đất nước quan trọng việc sinh nở để nối dõi tông đường - có vẻ khó bị thuyết phục bởi anti-natalism. Tôi cũng không đồng ý với trường phái này lắm. Những chú tinh trùng bé nhỏ có lẽ luôn mong ước một lần được tận hưởng trò chơi sinh tồn nhập vai thời gian thực - trải nghiệm hiếm hoi diễn ra một và chỉ một lần trong suốt hàng triệu triệu triệu năm dài đằng đẵng của vũ trụ.

Có lẽ đó chỉ là góc nhìn của chúng ta - những người tuy phần lớn thời gian dùng để than thở rằng cuộc đời của mình thật nhàm chán, nhưng vẫn được ăn ngon, ngủ yên, xem Netflix, hóng drama của thần tượng, theo đuổi ai đó và đọc bài Monster Box.

Sự sống trên thế giới này, thật ra đa dạng hơn rất nhiều so với những gì chúng ta có thể thấy, nghe, cảm nhận hay thậm chí tưởng tượng. Ngay lúc bạn đang cuộn tròn trên giường để đọc bài viết này, có lẽ đứa trẻ nào đó ở vùng châu Phi đang hấp hối không lâu kể từ khi chúng ra đời. Có lẽ ai đó đang sắp chết đói.

Có lẽ ai đó đang lênh đênh trên biển. Ai đó đang hì hục dưới hầm mỏ. Ai đó đang bới chút thức ăn thừa từ bãi rác. Ai đó đang phải lo lắng xem ngày mai sẽ ăn gì. Ai đó đang chứng kiến bố đánh đập mẹ trước mặt. Ai đó đang thở, và chỉ có thể thở thôi.

Ai đó đang tự hỏi rốt cuộc vì sao mình lại xuất hiện trên đời này, và rốt cuộc mình phải làm gì để chấm dứt sự đau khổ bản thân đang phải chịu đựng. Ai đó đang tìm đến cái chết (thực sự muốn kết liễu chính mình, chứ không phải kiểu viết status than thở thất tình đâu nhé).

Hoặc đơn giản là tồn tại rất nhiều ai đó khổ sở trong việc cảm thấy bản thân quá xấu xí hay ngu ngốc, và điều này khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Chúng ta, dù rằng không có nghĩa vụ phải quan tâm hết toàn bộ gần 8 tỷ mảnh đời trên hành tinh này, nhưng nên thừa nhận rằng quan điểm của anti-natalism không hoàn toàn vô lý.

Dư luận Việt Nam thời gian qua xôn xao bàn tán Quyết định 588 của Thủ tướng Chính phủ, về việc khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi và sinh đủ hai con. Điều gì đã khiến một quốc gia vốn không phổ biến quan điểm anti-natalism, có tư tưởng sinh con nối dõi và từng có tỷ suất sinh trung bình từ 5-7 con, lại xuất hiện ý kiến trái chiều về một quyết định có phần “khuyến khích” không bắt buộc?

Khoảng những năm 60-70 của thế kỷ trước, trung bình mỗi gia đình có từ 5-7 người con. Sở dĩ có việc này vì truyền thống đẻ nhiều, trời sinh voi sinh cỏ đã bắt nguồn từ rất lâu trong quá khứ. Các cụ thường đẻ “trừ hao” vì có thể đến gần nửa số trẻ sẽ qua đời trước khi trưởng thành và nửa còn lại nhiều khả năng cũng qua đời nốt trong chiến tranh.

Tuy vậy, thế hệ “baby boomers”  6x 7x của Việt Nam nhờ ra đời trong giai đoạn hòa bình với nhiều tiến bộ y học, đã không quay vào ô mất lượt. Thay vào đó, họ trưởng thành và tạo ra giai đoạn bùng nổ dân số. Khi số baby boomers này bước vào tuổi lập gia đình, chính sách được thắt chặt để mỗi gia đình của họ chỉ đẻ từ 1-3 con. Rồi đến thế hệ con của họ, mỗi gia đình chỉ đẻ trung bình khoảng 2 con.

Ngày nay, thế hệ “baby boomers” của Việt Nam đang trở nên già đi, dẫn đến dân số cũng già theo. Từ tháp dân số vàng lý tưởng với số lượng người trưởng thành đủ nhiều để nuôi người già và trẻ em, nhóm trưởng thành đang già đi và đặt áp lực lớn lên phúc lợi xã hội. Nếu không có gì thay đổi (không có sự tiến bộ vượt trội của máy móc, AI chẳng hạn), thanh niên ngày nay sắp tới sẽ không còn đủ sức để gánh nền kinh tế như cha mẹ họ đã từng.

Việc này hoàn toàn không phải suy đoán hay lý thuyết. Nó đã từng xảy ra ở thực tế, tại Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và một số bang ở Mỹ [2]. Nhiều mô hình kinh tế đã cho thấy sự suy giảm tỷ suất sinh cũng tỷ lệ thuận với suy thoái kinh tế ở những quốc gia vừa đề cập.

Trong kinh tế vĩ mô, sự thay đổi tỷ suất sinh sẽ tác động đến cung-cầu, tỷ lệ thất nghiệp… theo một cách khá phức tạp. Ở từng giai đoạn (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), tỷ suất sinh lại có tác động tích cực & tiêu cực khác nhau (chúng tôi sẽ nhờ người giải thích thêm ở phần bình luận). Nhưng nhìn chung việc sụt giảm dân số lâu dài sẽ dẫn đến thiếu hụt lao động, giảm cung ứng, thị trường giảm nhu cầu, thất thu thuế… và khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm hay thậm chí suy thoái [3].

Nhưng thế giới khá phức tạp, như bạn đã biết rồi đấy, vì thế không phải cứ tăng tỷ suất sinh sẽ giải quyết được vấn đề, cũng như không phải cứ giảm tỷ suất sinh là dấu hiệu gì đó bi quan. Câu hỏi rằng liệu giảm tỷ suất sinh có thật sự tạo tác động tiêu cực đến tất cả mọi người hay không vẫn đang gây nhiều tranh cãi.

Một điều nữa, chính sách ưu đãi dành cho việc sinh con tuy có thể kích thích xã hội trong ngắn hạn, nhưng không phải mọi chính sách đều có thể một sớm một chiều thay đổi cả hiện tượng lớn với nhiều thứ phức tạp phía sau đó.

Một nhóm các nhà kinh tế đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích tác động của kinh tế lên tỷ suất sinh. Qua đó, nhóm này nhận thấy rằng một trong những nguyên nhân khiến tỷ suất sinh giảm là thu nhập của phụ nữ tăng. Điều này đã dẫn đến bài toán sinh con được  tính toán kỹ lưỡng hơn: việc sinh một đứa bé có thể tốn kém chi phí gấp nhiều lần, không chỉ chi phí dành cho đứa bé đó, mà còn bao gồm cả chi phí cơ hội người mẹ đã mất đi [4].

Những nhà hoạt động nữ quyền lại cho rằng phong trào nữ quyền là phong trào pro-natalism. Họ lập luận rằng tỷ suất sinh ngày nay giảm do áp lực lên phụ nữ ngày càng lớn trong khi vai trò của đàn ông vẫn không đổi [5].

Phụ nữ được kỳ vọng phải hoàn thành tốt cả công việc ngoài xã hội lẫn trở thành “một người nội trợ tốt”, do đó việc sinh ra từ 2-3 trẻ chẳng khác nào tự đặt mình vào thế khó, nhất là khi bản chất công việc ngày càng căng thẳng, phức tạp và dường như khó vạch ra giới hạn về tâm lý - khác với nghề làm nông như trước kia vốn có thể bị giới hạn bằng những dấu hiệu thể chất.

Do vậy, nếu phụ nữ đòi được quyền bình đẳng và san sẻ trách nhiệm với đàn ông, việc sinh con sẽ là lựa chọn hấp dẫn hơn.

Một ý kiến khác cho rằng việc tăng tỷ suất sinh ngày nay tương đối mạo hiểm, trong bối cảnh dự đoán tương lai AI và robot sẽ cướp đi rất nhiều việc làm của người lao động. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng sự ra đi của thế hệ baby boomers trong khoảng 10-20 năm tới và sự xuất hiện của thế hệ mới sẽ đánh dấu kỷ nguyên nhân lực được sinh ra và lớn lên trong sự phát triển của khoa học công nghệ - tức nhân lực chất lượng cao.

Như vậy, có thể thấy, chúng ta dường như là những cá thể chịu áp lực và chi phối bởi những quy luật lớn và chặt chẽ trong xã hội. Ngay cả đến việc sinh nở tưởng chừng phụ thuộc vào chính mình, ta cũng chẳng còn quyền tự quyết định tất cả.

Những gia đình hạt nhân ngày nay như một đơn vị lao động, tiêu thụ và nuôi dưỡng lực lượng lao động cho xã hội trong tương lai. Mặc dù việc nuôi con là trải nghiệm riêng của mỗi chúng ta (khá thiêng liêng và thú vị), nhưng dường như xã hội luôn biết cách điều chỉnh sao cho việc chúng ta đẻ 1-2-3 đứa hay không đẻ tùy thuộc vào nhu cầu lúc bấy giờ của nó.

Người Trung Quốc từng muốn sinh con thứ hai nhưng không thể, ngày nay họ lại được khuyến khích nên làm vậy. Ngay cả ở một xã hội bùng nổ dân số do thói quen đẻ nhiều và kiếm con trai, vậy mà trào lưu ấy vẫn bị chi phối đến mức chẳng ai dám đẻ nhiều nữa. Câu hỏi đặt ra là, liệu còn điều gì là không thể?

Từng tồn tại cuộc tranh luận nổi tiếng xoay quanh vấn đề tăng giờ làm ở một kỳ họp Quốc hội tại Việt Nam. Thật châm biếm khi một quốc gia cộng sản từng đổ máu để đấu tranh giảm giờ làm, nay lại có đại biểu đề xuất tăng giờ làm thêm. Châm biếm hơn là giải pháp bóc lột này được ngây thơ diễn tả là “để giúp nước nhà phát triển”,  sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Một đại biểu khác hôm ấy đã đối đáp rất sòng phẳng và cứng rắn. Bà bảo rằng mọi người muốn đi làm nhiều thêm là để kiếm thêm tiền, nghĩa là họ thiếu tiền, chứ chẳng ai lại muốn đi làm nhiều hơn cả. Để kiếm thu nhập mà mẹ phải xa con, chồng phải xa vợ, đi xa xứ lao động để kiếm tiền gửi về gia đình. Nếu một đất nước bòn rút sức lực của người dân để “phát triển” như thế, thì phát triển ở chỗ nào?

Tôi nghĩ rằng, nếu phúc lợi xã hội tốt, thu nhập ổn định và áp lực cuộc sống không nhiều, chẳng lý do gì tôi lại không kiếm cho mình vài đứa con để ở nhà bố con mỗi ngày lôi nhau ra ngoài sân đá bóng với đá cầu nhảy dây bắn bi trốn tìm cả.

Chúng ta ngại ngần khi nói về chuyện kết hôn và sinh đẻ vì chúng quá áp lực, tốn kém nhiều chi phí, mất đi quá nhiều thứ - tạo cảm giác cuộc đời sẽ u tối và mất rất nhiều nếu quyết định đâm đầu vào quá sớm. Chúng ta ngại ngần vì việc sinh nở đồng nghĩa với mất thu nhập, mất thời gian trong khi chi phí bệnh viện đắt, học phí đắt, chi phí sinh hoạt đắt…

Nếu xã hội không thể giải quyết được áp lực cho cá nhân (công việc, thu nhập, chi phí sinh hoạt, chế độ nghỉ phụ sản, cơ sở vật chất dành cho trẻ em) chắc chắn chẳng thể yêu cầu từng cá nhân đáp ứng lại được yêu cầu của nó. Một xã hội tốt là xã hội tạo ra được môi trường mà ở đó mọi người tự nguyện đóng góp cho lợi ích chung, chứ không phải bắt ép họ phải làm thế.

Tôi cảm thấy có chút buồn cười vì mấy hôm nay theo dõi những cuộc tranh luận trên mạng thấy rất nhiều bạn trẻ chưa lập gia đình dùng đủ mọi loại lý thuyết để thuyết phục người khác rằng việc sinh nở và lập gia đình là tốt cho xã hội trong khi ngược lại sẽ khiến dân không giàu, nước không mạnh.

Chưa nói đến chuyện những lý thuyết này phần lớn là sai lầm và quá ngây thơ, chỉ riêng chuyện bảo rằng người khác “hãy đẻ con đi nếu không trong tương lai đất nước sẽ suy thoái đấy” đã quá buồn cười và có chút… Đức quốc xã.

Một đứa trẻ trong mắt những người làm chính sách và các cô cậu sinh viên yêu nước nửa mùa có thể chỉ là con số nằm trong công thức kinh tế nào đó; nhưng đó là một sinh mạng, một cuộc đời và một gánh nặng của rất nhiều người khác.

Người ta đẻ vì cảm thấy họ có thể và sẵn sàng làm thế. Chẳng ai lại sẵn sàng chết đói hoặc mạo hiểm cuộc đời của chính mình và con cái chỉ để “phát triển đất nước” cả.

Một đứa trẻ đáng giá bao nhiêu? Nếu nó đáng giá bằng cả nền kinh tế, có lẽ xã hội nên xem lại mức phí sẵn sàng bỏ ra để mua chúng.

#MonsterBox
_______________________

HOW MUCH IS A CHILD?

The entire economy, or probably not that lavish.

By the last February, Raphael Samuel, a 27 year old Indian filed an unprecedented lawsuit against his parents for getting him born. “Our birth is beyond our control. Human existence is purely nonsensical”, said Samuel during an interview.

Nevertheless, it was pretty much a contention, since he expected to eventually win 1 rupee. Instead, what he ultimately craved was to promulgate the so-called “anti-natalism”’s ideology. Bizarre as it might sound, the very dogma is straightforward and as much justifiable. Against the omnipresent natalism, wherein life is a miracle, anti-natalism has it that getting born in this world is rather fatuous, coercive and desperately miserable.

They, accordingly, anticipate that a baby descending upon this planet would sooner or later be dogged by stress, hustle and bustle, aging, ailments and eventually death. Given that this might go against their wishes, running them into such a situation must have been, to any extent, unscrupulous [1].

Upon heard of this extremism, you might have presumably set it down as some cheap ideologies derived from the "half-baked democracy", and democrats of even the right to "reclaim” his own birth.

In fact, anti-natalism is fairly spreaded out, thus, commonplace. To put into perspective, some major religions have even prohibited sexual activities, marriage, and eventually birth.

David Benatar, the most pessimistic philosophers ever known, did claim: “Given people’s all-out efforts to grant their children a less miserable life, they could hardly ever realize the only way out - to ‘by birth’ not get them born".

As those brought up in a country rooting for lineage - such an ideology seems rather dull to us.

Tiny sperms may have always been longing for this real-time role-playing survival game - one-of-a-lifetime exceptional and novel experiences in this enormous universe.

That said, it might, to all appearances, purely our perspective - those splurging time on bellyaching our “humdrum” existence, given the privileges of having enough food to eat, a place to sleep, Netflix to watch, dramas to babble, someone to pursue and ultimately, Monster Box’s articles to read.

Life is, de facto, beyond what we can see, hear, feel or ever imagine. By the time you’re cuddling hard in bed, enjoying this article, some African children might be at death’s door shortly after they’re born. Inasmuch as some might be starving to death.

Some others might be floating on the oceans, tied up in mines, scooping up some leftovers from landfills, gnawing at “tomorrows”. Forasmuch as there mights be ones seeing fathers violating mothers with their bare eyes.

Someone might be breathing, for it’s the only thing they’re capable of.

Somebody might be pondering their own existence, eventually kicking their bucket to put an end to their sufferings. Their lives are being hung by thread, desperately dying, instead of writing lovelorn-bellyaching status.

Straightforwardly enough, some might find their ill-favored appearances or dullness, which have all too often dogged them, rather unbearably horribly miserable.

Given that we’re by no mean shouldering the responsibility of minding other 8 billion fellow humans on this planet, we have to admit that anti-natalism view is, to a certain extent, justifiable.

For the last few days, Vietnamese has been pretty much engaged in the Prime Minister's Decision 588 in facilitating before-30 marriages and the family model with two children. What has driven citizens of a country ill-favoring anti-natalism, with an average birth rate of 5 to 7, controversial on an optional "incentive" decision?

By the 1960s, each Vietnamese family had on average 5-7 children. Which had formerly derived from the large family, “each day brings it own bread” perpetual custom. Mothers did give birth in a "tolerable" manner, since half of her children would, in all likelihood, cease to exist before adulthood, insomuch as the other half could have been done away with during wars.

"Baby boomers", born during a peaceful period advanced in medicine did hold on tight to their one-in-a-lifetime opportunity. They in turn grew up and got the population to blossom. Still, reach their marriage age, the policy had got stringent so as to reduce the average birth rate to around one to three. Then came their children’s generation, wherein each family has since hemmed in to 2 children at most.

These days, as these baby boomers are getting piece by piece older, they’ve as well bred an aging population. The ideal golden population pyramid with enough adults - a sufficient labor generation to feed the young and elderly has since witnessed them aging, thus, constrain the social welfare. Should they hold on this bare line (without any reformation, take, for example, cutting-edge machines and superior AI), this young generation is, in all likelihood, not sustaining an economy as stable as it had formerly been.

Such a presumption is neither speculative nor theoretical. It has actually broken out in Europe, Japan, China and some US states [2]. Inasmuch as economic models have, by the book, evidenced the proportional relationship between the shrinking fertility rates and economic downturns.

In macroeconomics, even the slightest changes to the birth rate would perplexingly impact supply and demand and the unemployment rate. At a certain period (either short, medium or long-term), fertility rates bring out a particular effect (whether positive or negative, further explanations in the comment section below).

That said, long-term population drops, as a rule, spearhead labor shortages, reduced supply and demand, tax losses and thereupon a sluggish, or even depressed economy [3].

The world, however, is convoluted. Leveraging the birth rate is not addressing these problems, nor a shrinking birth rate does forecast gloominess. Inasmuch as it’s still is controversial whether fertility rates could actually exert grave impacts on everyone.

Given that the preferential childbirth policies may, in the short term, encourage the society, not all policies is capable of catalyzing one-day changes to this perplexing intermingled world.

Econometric models were leveraged to analyze the economy’s impacts on the birth rate. Economists thereafter figured out one reason for its downturn: the contrasting upsurge in women's income. Which has run them into a more nerve-racking birth problem: a birth can cost an arm and a leg, not only for the child, but also for the opportunities the mother might miss [4].

Feminist activists argue that the feminism is pretty much a pronatalism movement. Accordingly, given the shrinking birth rate due to the mounting pressure on women, men's roles has remained playing pretty much a same role [5].

Women are counted on to outstandingly coevally perform as businesswomen and housewives. Giving birth to 2 or 3 children might run themselves into problems, given their fairly assiduous and perplexing tasks at work. Let alone the painful psychological limits - a far cry from a farmer’s labor works measured by physical signs.

Once women have triumphally claimed their equal rights, thus, shared responsibility with men, childbirth will, to all appearances, turn out more of a compelling option.

Others propose that facilitating the modern birth rate is fairly hazardous, given a future of AI and robots ousting humans at workplaces.

Still, in the next 10-20 years, the baby boomers’ recession, together with the new generation’s arrival might mark the watershed moment of a science-technology empowered working labor, or proficient human resources.

As individuals, we’re under stretched and governed by strict civil laws within this ecosystem. Even birth, what seems contingent on oneself, has been ruled by others.

As labor units, nuclear families consume and again sustain the future workforce. Forasmuch as parenting is our own experience (rather solemn and beguiling), this society always seems to self-regulate on its coeval needs, regardless of our give birth to 0-1-2-3 children.

Chinese once, albeit prohibited, craved second children. Which has thereupon been encouraged to. Even in a booming population booming for citizens have forevermore favored large families and male-chauvinism, no one could ever dare to give birth on their wills.

Then, what on earth can be unachievable?

A National Assembly once witnessed a fierce debate on extra working hours. Ridiculously enough, the communist nation once shed blood for cuts on working hours, is nowadays seeing its delegates proposing overtime. Above all, such an unscrupulous exploitative solution has been cloaked as "to act as a precursor to national developments".

On the other hand, another delegate responded as much fiercely. She argued that people were inclined to overtime for a better income, which, to all appearances, evidenced their financial problems instead of the overtime “desire”. To pursue such a thing, housewives, children and precious families are left behind. Should a country feast on such a corrupted dogma, how far could it possibly go?

As far as I’m concerned, once the social welfare is good, the income gets stabilized inasmuch as the life pressure is not that grievous, there must be no reason to have children, day after day staying at home grappling each other on the football field and enjoy times together.

We’ve all too often got choked on marriage and childbirth for they’re too stressful, exorbitant, and go hand in hand with sacrifices - they give us some sense of life as darkened, forasmuch as they would deprive us of many a thing once we’re set out to go early head-on.

A society incapable of easing the pressure on individuals (work, income, living expenses, maternity, children facilities), is deprived of the right to order them act upon it. Instead, a good society is the one catalyzing an environment, wherein the members, free from any coercions/orders, voluntarily contribute to the common good.

Bizarrely enough, the unmarried young we’ve all too often seen in online debates have leveraged all kinds of theories to evidence that marriage and birth are giving grounds for societal developments, thus, going against such a dogma would water down the entire economy.

A child, policymakers and half-baked patriotic students might be purely a given figure in some economic formulas; given that it’s actually an individual, a life and a burden for others to shoulder.

People give birth since they’re capable and as much willing. They merely can’t gamble their goodnesses, as well as their children lives on "developing the country".

How much is a child?

Should it get as precious as an entire economy, humans would have to go over their “willingly affordable budget” to buy one.

#MonsterBox

- Artist: NoA.
- Trans: Heinous.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #science