
CHÚNG TA NGHE, VÌ THẾ CHÚNG TA TỒN TẠI.
Tất cả chúng ta đều có khả năng cảm nhận âm thanh, ngay cả với những người điếc [1]. Theo một cách ngẫu nhiên nào đó, những rung động không khí đã được tạo hóa chú ý đến. Rồi động vật bắt đầu có tai, hoặc những bộ phận kiểu kiểu thế, để cảm nhận và lợi dụng những rung động ấy cho sự sinh tồn. Những sinh vật trên cạn đầu tiên đã biết dùng phổi để nghe ngay khi mới bò lổm ngổm từ đại dương lên đất liền [2].
Con người cũng đi bị cuốn theo lực đẩy của tạo hóa, nhưng âm thanh tác động đến chúng ta nhiều hơn ngoài động cơ sinh tồn đầy xôi thịt ấy.
Trong cạnh tranh tự nhiên ở thế giới động vật, kẻ bị săn cần thính giác để phát hiện sớm và trốn chạy, trong khi kẻ đi săn chú ý đến khả năng giữ im lặng.
Với loài sóc xám miền Đông, không gì tuyệt hơn việc nhâm nhi hạt dẻ dưới tán cây ríu rít tiếng chim hót. Không phải vì chúng thích vừa ăn vừa được phục vụ âm nhạc, đơn giản rằng sự huyên náo của bầy chim báo hiệu sự vắng mặt của bọn diều hâu đuôi lửa - kẻ thù chung của cả hai, và lũ sóc có thể yên tâm đánh chén chừng nào lũ chim vẫn còn ca hát [3]. Ở mức độ cao hơn, dơi, cá heo, chuột chù hay chim yến hang có khả năng định vị bằng tiếng vang để di chuyển, kiếm ăn và “nhìn” trong bóng tối [4].
Sau kiếm ăn và trốn chạy, giao phối cũng là hoạt động cần sử dụng âm thanh. Những tiếng chiêm chiếp, ồm ộp, tiếng tru trong đêm hay những tiếng kêu siêu âm dưới đại dương ngoài nhằm mục đích trao đổi "chiến thuật khi đi săn" hay những lời cảnh báo, có thể là tiếng gọi bạn tình.
Cũng như động vật, sau hàng trăm nghìn năm tiến hóa, con người cũng học được rằng tiếng chim hót đồng nghĩa với sự an toàn. Cho đến tận lúc này, rất lâu sau khi rời bỏ những cánh rừng rậm rạp để sống trong những đô thị đông đúc, sự im ắng đột ngột của chim chóc vẫn là thứ báo hiệu cho chúng ta biết đoạn gay cấn sẽ sớm diễn ra - vốn vẫn là chi tiết phổ biến dùng trong phim ảnh.
Không những thế, nghiên cứu [5] còn chỉ ra rằng ngôn ngữ - thứ vốn tồn tại duy nhất và đặc trưng cho loài người, lại có mối liên hệ mật thiết với tiếng hót của các loài chim. Dù tiến hóa theo những hướng riêng biệt từ hơn 300 triệu năm trước, các khu vực não bộ điều khiển việc học qua âm thanh ở chim và vùng não liên quan đến ngôn ngữ ở con người lại có sự tương đồng đến mức đáng kinh ngạc. Khả năng “học tiếng” (học nói/hót dựa trên quan sát từ bố mẹ) cũng tồn tại hạn chế ở một vài loài, trong đó có chim và người.
Nói cách khác, tiếng hót của chim và tiếng nói ở người có nhiều điểm chung về bản chất và cơ chế [6], hay thậm chí là có cùng nguồn gốc về mặt sinh học [7].
Chúng ta không có cơ chế tự nhiên để bất hoạt thính giác giống như việc nhắm mắt để tạm ngừng việc tiếp nhận thông tin thị giác. Nói cách khác, cấu tạo cơ thể khiến chúng ta chìm trong môi trường luôn tràn ngập những tiếng động lớn nhỏ. Bộ não luôn lắng nghe, và do đó hình thành nên những khả năng đặc biệt liên quan đến âm thanh.
Trong số các giác quan, chúng ta thường đánh giá quá cao thị giác so với thính giác. Nhưng đôi mắt có điểm mù, và vì giới hạn của vùng khả kiến; chúng ta buộc phải xoay chuyển để có thể nhìn bao quát. Trong khi đó, đôi tai có thể thu nhận đầy đủ mọi tín hiệu âm thanh xung quanh. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng dù chúng ta không thể nghe được những âm thanh tần số cao, điều đó không có nghĩa là chúng không tác động đến não bộ [8].
Quán quân tốc độ trong vũ trụ thuộc về ánh sáng. Tuy nhiên về mặt sinh lý học, tốc độ xử lý thông tin của hệ thống thính giác lại nhanh hơn nhiều so với hệ thống thị giác. Quá trình xử lý tính từ các tế bào cảm quang cho đến phản ứng đầu tiên của võng mạc có thể mất đến hàng chục mili giây, trong khi ốc tai với các tế bào hạch xoắn ốc chỉ cần vài mili giây để hoàn tất quá trình tải nạp (transduction) tín hiệu thần kinh [9].
Vì là thông tin đầu vào được xử lý trước tiên, âm thanh có thể làm thay đổi cách mà chúng ta nhìn nhận thế giới. Trong thí nghiệm được tiến hành bởi Ecker và Heller [10] về sự kết hợp giữa thị giác và âm thanh, các đối tượng được cho xem những đoạn clip 3D viên bi chuyển động trong hộp kín. Họ tạo ra 2 video giống nhau, nhưng được lồng tiếng khác nhau: video 1 lồng tiếng bóng lăn và video 2 lồng tiếng bóng nảy.
Trong thí nghiệm về dự đoán tốc độ, 72% đối tượng cho rằng quả bóng chuyển động nhanh hơn ở clip thứ nhất (ở một số dạng chuyển động, tác động âm thanh sẽ lớn hơn và ở một số dạng khác thì yếu hơn hoặc không đáng kể). Ở thí nghiệm về dự đoán chuyển động, có 78% cho rằng chuyển động của quả bóng ở video có tiếng bóng lăn là chuyển động lăn tròn.
Thí nghiệm này cho thấy nhận thức của chúng ta về tốc độ và chuyển động của vật thể trong không gian không những bị ảnh hưởng bởi hình ảnh tiếp nhận, mà còn liên quan đến âm thanh.
Trong giao tiếp, chúng ta biết rằng giọng nói ngoài chức năng truyền tải suy nghĩ còn thể hiện cả sắc thái cảm xúc. Ở nhiều ngữ cảnh, chúng ta cố tình thay đổi tông giọng để che giấu hoặc kìm nén cảm xúc thực, hoặc kiểm soát cách thể hiện câu nói nhằm thể hiện một dụng ý nào đó.
Sự nhạy cảm đặc biệt của não bộ đối với âm thanh khiến cho việc nghe không chỉ là quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin ngoại cảnh đơn thuần. Âm thanh còn có thể tác động một cách “vô thức” lên các quá trình sinh lý của cơ thể người, ví dụ như chu trình giấc ngủ, chức năng nội tiết và cả việc bài tiết các chất điện phân trong cơ thể [11]. Tiếng sóng biển rì rào, tiếng mưa rơi tí tách ngoài mang lại cảm giác êm dịu đặc trưng còn giúp chúng ta nhanh chóng thiếp đi [12].
Trái lại, những tiếng ồn đinh tai không chỉ gây ra cảm giác khó chịu hay mất tập trung mà còn khiến cơ thể tiết ra các loại hormone gây stress như adrenaline và cortisol [13]. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta thường rơi vào trạng thái căng thẳng và lo âu về việc trễ giờ sau khi đột ngột bị đánh thức bởi tiếng chuông báo thức, hay cảm thấy ngột ngạt, khó chịu, bực tức khi nghe hàng xóm karaoke ầm ĩ hay tiếng thi công công trình. Hãy nhớ rằng cortisol và stress có liên quan mật thiết đến tình trạng thừa cân và nhiều vấn đề sức khỏe khác [14].
Âm thanh tiêu cực tác động tiêu cực, vậy âm thanh tích cực cũng làm được điều ngược lại. Tiếng chim hót luôn khiến chúng ta cảm thấy bình yên [15]. Tương tự, những âm thanh thiên nhiên như tiếng suối róc rách hay tiếng gió lùa qua cành cây cũng tạo ra những ảnh hưởng tích cực về mặt tâm lý [16]. Chúng tác động đến các hệ thống thần kinh tự chủ như hệ thống chiến-hoặc-chạy (fight-or-flight) hoặc nghỉ ngơi và tiêu hóa (rest & digest), tạo ra cảm giác thư giãn.
Điều này đã được chú ý từ những ngày đầu của lịch sử và có dấu ấn văn hóa nhất định. Ngay từ những năm 1000 TCN, sức mạnh chữa lành của âm nhạc được nhắc đến trong Kinh Thánh, khi vua Saul xứ Israel nhờ tiếng đàn lyre của chàng David mà được giải thoát khỏi những linh hồn xấu [17]. Tác dụng của âm nhạc đối với cảm xúc con người đã tồn tại suốt trong lịch sử, từ quan điểm của Pythagoras, Plato, cho đến René Descartes [18] trước khi được chứng minh bởi một số lượng lớn các nghiên cứu khoa học [19] [20] [21].
Thế nhưng, điều tiết sự phấn khích và tâm trạng cũng chỉ là một trong ba chức năng tâm lý lớn của âm nhạc, bên cạnh việc tạo ra sự kết nối xã hội và sự tự nhận thức bản thân. Bộ ba “Big Three” này thực ra cũng chỉ là một phần trong số hàng trăm các chức năng tâm lý khác đã được tìm thấy của âm nhạc [22].
Nhìn chung, về âm nhạc, có những nguyên tắc chung tổng quát như phần lớn chúng ta thích tiếng bass sâu [23]. Chuyên biệt hơn, mỗi người có một gu âm nhạc khác nhau, nhưng đó không đơn thuần là sở thích, mà có nhiều yếu tố phức tạp đằng sau mỗi gu [24]. Điều này đồng nghĩa rằng gu âm nhạc có thể tiết lộ phần nào tính cách của người nghe [25], chẳng hạn những người thích nghe nhạc rap với phần lời mang yếu tố kích động sẽ có xu hướng gây hấn bằng lời nói nhiều hơn [26].
Về những điều hay ho trên sẽ được trình bày cụ thể hơn ở bài đăng của ngày thứ 7.
Còn bây giờ, xin phép kết luận nhanh rằng thói quen hát karaoke inh ỏi trong xóm thực sự đáng bị loại bỏ khỏi xã hội, và con người nên tiếp xúc nhiều hơn với âm thanh từ thiên nhiên - như một cách để tìm lại với bản năng dễ chịu nguyên thủy của mình.
#MonsterBox
_____________
OUR HEARING CAPABILITIES EKE US OUT
Even the very deaf human individuals are capable of perceiving sounds [1]. Every which way, the ultimate creator did notice the very quivering of this world. He gifted the first creatures with “ears”(either ears or body parts of similar function), to get vibes of such a motion and survive. By the very moment they first crawled upon the mainland, the first land-dwelling creatures had already evolved their lungs to hear [2].
Given that we’ve as well been rocked by every motion of nature, we’re still doomed by sounds.
Sound is critical in natural competition: while the hunted’s hearing capabilities is to smell dangers and flee, the hunters’ is to creep upon these cautious prey.
Eastern gray squirrels savor sipping chestnuts under the trees with friendly birds chirping around. Instead of bettering the squirrels’ feasting experience, the noise from birds signals the absence of fire-tailed hawks - the natural enemies of both. As long as their alliances keep singing, the squirrels should be safe to feast [3]. To a certain extreme, bats, dolphins, shrews and cave swiftlets are capable of navigating from echoes, to either move, forage or "vision" in the dark [4].
After having feasted and fled, the animals do crave as much sound while mating. Either the nightly chirping, humming, howling or ultrasonic calls from the ocean bed can be a warning of “private hours”, mating calls, or "hunting strategy discussions".
In a like manner, years of evolution has taught humans of bird chirping signaling safety. After another mega-annum of civilizing and moving out of forests, modern humans still act upon the sudden deadly silence of the birds as a high sign of disasters sooner or later taking place - a typical plot we’ve all too often seen in movies.
On the other hand, another study [5] even purported that language - the distinctive feature of humans - is bizarrely similar to birds’ chirping. Having separately evolved for the last 300 million years, the brain areas maneuvering birds’ learning-from-sound capability and the human language-related brain regions still are “dead ringers”. The “ability” to mimic sounds (by observing parents) limited some species also is latent in birds and humans.
In other words, bird chirps and human voices are, by the very nature, mechanism[6], or even biological origins [7], kindred.
We’re yet to develop a natural mechanism to pro tempore disable hearing capabilities, similar to how we shut our eyes to halt visual information. We’re born immersed in an environment overflooded by noises. Our brains are always listening, thus, catalyzing “signal sound” abilities.
When it comes to human senses, we often single out our vision instead of hearing, given that our blind spots have left us no choice but to constantly turn around for an overview; inasmuch as our ears are hearing every surrounding audio signal. Research has as well evidenced that given our high frequency sound hearing disability, it has still impacted our human brains [8].
Light wins the universe speed championship. Among the mediocre humans, however, the auditory system’s information processing speed still “crushes” that of the visual system. Whilst processing the very first reaction from photosensitive cells to the retina might take up to milliseconds, the cochlea and the spiral ganglion cells do take purely a millisecond to settle the nerve signals transduction [9].
As the very pristine information to get processed, sound inputs might, to a certain extent, “distort” our perception towards our surroundings. Ecker and Heller did carry out an experiment [26], wherein subjects got exposed to two 3D motion clips on balls on boxes. The two videos, albeit identical, were dubbed with offbeat sound backgrounds. The former was added with a rolling background sound, whilst the latter was immersed in a bouncing background.
Upon being asked to predict the ball rolling speed, 72% of the participants presumed that the former did move faster (the sound impacts on certain motions are rather profound, given others’ dull impacts). Later, 78% of which also interpreted the ball motion in the second video as rolling.
This evidences that our perceptions towards speed and motion within a certain space are constrained by, or even woefully contingent upon the sound input.
In a conversation, in addition to the chief function of conveying thoughts, voice also speaks one’s emotional nuances. In other contexts, we schemedly modify our pitch to either stow away, hold our true feelings back, or to “maneuver” the input, and further the listeners.
The brain's hypersensitivity to sound gets listening to go wildly beyond merely receiving and processing information. Sounds might even incidentally impact the physiological processes within the human body, take, for example, our sleep cycles, endocrine functions and electrolyte excretion [11 ]. Haven’t the murmuring waves and gentle raindrops, at least once, brought about the soothing feeling and sung us to sleep. [12]
On the other hand, noises do not only get on our nerves, but also coerce the body to secrete adrenaline and cortisol - the stress hormones [13]. Which further explains why the alarm abruptly waking us has all too often given us the angst of being late. Bear this in mind, cortisol and stress might breed overweight and many other detrimental health problems [14].
Sound might as well “adjust” our emotions. Bird chirps have forevermore served as a pain reliever [15]. In a like manner, such natural sounds as murmuring streams or wind blowing through tree branches also cheer us up [16] by acting on either the fight-or-flight or rest-and-digest systems - the very autonomic nervous systems.
Since the early days of human civilization, we had already picked up on this miraculous effect. As early as 1000 BC, the Bible did mention the healing power of music, as the evil spirits had been expelled from King Saul of Israel by David’s lyre [17]. Every historical milestone marked the wondrous music impacts on human emotions, from Pythagoras’, Plato’s to René Descartes’, [18] before scientific studies could ever evidence them [ 19] [20] [21].
That said, regulating mood/excitement is purely a belittled psychological function of music, let alone setting up social connections and giving the very grounds for self-awareness. Insomuch as this "holy Big Three" is merely a “drop in the ocean” of other psychological functions music draws out on humans.
To put into perspective, the universal principle overrules that humans, for the most part, savor deep bass [23]. Given that every single individual is into a different music genre, this inclination is driven by many a perplexing factor behind, other than merely hobbies [24]. Music taste, thus, to a certain extent, reveals much of one's personality [25]. To illustrate, those gravitating towards provocative rap music are as much bent on verbal aggression. [26].
But hold on for a little more, we’ll later delve into them in this Saturday’s article.
For the time being, excuse my hasty conclusion that the horrible karaoke habit must be done away with within this “civilized” society.
Instead, we’d better turn to the purest sounds of nature to somehow “win back” our primeval instincts.
#MonsterBox
- Artist: NoA.
- Trans: Heinous.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro