CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SÁT HẠCH ATĐ NĂM 2020
Câu số 01: Theo định nghĩa, quy định trong quy trình an toàn điện thì công nhân, nhân viên là:
A./ Công nhân trực tiếp quản lý vận hành lưới điện của một Điện lực, Chi nhánh điện, Đội, Phân Xưởng, ... trực thuộc Công ty Điện lực.
B./ Là người thực hiện công việc do người chỉ huy trực tiếp phân công.
C./ Tất cả CB, CNV trực thuộc Công ty Điện lực Đồng Nai.
D./ Là các công nhân trực tiếp của một đơn vị công tác.
Câu số 02: Theo định nghĩa, quy định trong quy trình an toàn điện thì Đơn vị công tác:
A./ Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp v.v. Mỗi đơn vị công tác phải có tối thiểu 02 người, trong đó phải có 01 người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
B./ Là đơn vị quản lý hoặc sửa chữa, thường là một tổ hoặc một nhóm công nhân, chỉ cần một người thực hiện.
C./ Là đơn vị quản lý hoặc sửa chữa, thường là một tổ hoặc một nhóm công nhân từ 1 người trở lên thực hiện công tác.
D./ Tất cả đều đúng.
Câu số 03: Theo định nghĩa, quy định trong quy trình an toàn điện thì người chỉ huy trực tiếp là:
A./ Là người của đơn vị công tác.
B./ Là công nhân, nhân viên có trình độ an toàn bậc IV trở lên của một Điện lực, Chi nhánh điện, Đội, Phân xưởng, ... .
C./ Là người có trách nhiệm phân công công việc, chỉ huy và giám sát nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công việc.
D./ Là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề.
Câu số 04: Theo định nghĩa, quy định trong quy trình an toàn điện thì người lãnh đạo công việc là:
A./ Là người chỉ đạo công việc cho công nhân, nhân viên trong đơn vị công tác thực hiện một công tác nào đó.
B./ Là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề.
C./ Trưởng phó Chi nhánh điện, Đội, Phân xưởng, Tổ trưởng trực tiếp sản xuất.
D./ Là người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện.
Câu số 05: Theo định nghĩa, quy định trong quy trình an toàn điện thì người cấp phiếu là:
A./ Là người của đơn vị trực tiếp quản lý vận hành được giao nhiệm vụ cấp phiếu.
B./ Là người của đơn vị công tác được giao nhiệm cấp phiếu.
C./ Là người của đơn vị quản lý vận hành.
D./ Là người của đơn vị công tác.
Câu số 06: Theo quy định của Quy trình an toàn điện, Điện hạ áp được quy định có điện áp không lớn hơn điện áp:
A./ 1000V
B./ 440V
C./ 380 V
D./ 220V
Câu số 07: Theo quy định của Quy trình an toàn điện, điện cao áp được quy định có cấp điện áp lớn hơn:
A./ 1000 V
B./ 15 kV
C./ 22 kV
D./ 35 kV
Câu số 08: Nghiêm cấm ra mệnh lệnh hoặc giao công việc cho những người sau:
A./ Công nhân mới tuyển dụng đã qua huấn luyện 3 bước.
B./ Công nhân đã được học tập và sát hạch QTKTAT đạt yêu cầu.
C./ Những người chưa được học tập, kiểm tra đạt yêu cầu quy trình an toàn điện và các quy trình có liên quan khác, chưa biết rõ những việc sẽ phải làm.
D./ Các câu A, B, C đều đúng.
Câu số 09: Những chỉ thị, mệnh lệnh trái với Quy trình an toàn điện và các quy trình liên quan khác, có nguy cơ gây mất an toàn cho người và thiết bị thì người nhận lệnh đều:
A./ Phải thực hiện theo lệnh người chỉ huy.
B./ Không chấp hành lệnh.
C./ Vẫn chấp hành nhưng sau đó báo cáo cấp trên.
D./ Không chấp hành, nếu người ra lệnh không chấp thuận thì có quyền báo cáo cấp trên.
Câu số 10: Khi phát hiện CBCNV vi phạm an toàn điện hoặc các quy trình liên quan khác có hiện tượng đe dọa tới tính mạng hoặc an toàn thiết bị phải:
A./ Báo ngay cho đơn vị quản lý lưới điện khu vực biết.
B./ Lập tức ngăn chặn và báo cáo cấp có thẩm quyền.
C./ Báo cáo cấp trên.
D./ Lập tức ngăn chặn ngay.
Câu số 11: Theo quy trình an toàn điện, công nhân mới chỉ được giao nhiệm vụ khi:
A./ Phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm.
B./ Phải được sát hạch vấn đáp trực tiếp đạt yêu cầu.
C./ Phải được huấn luyện và sát hạch từng bước đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
D./ Phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh nghiệm để có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau đó phải được kiểm tra bằng bài viết và vấn đáp trực tiếp đạt yêu cầu.
Câu số 12: Theo quy trình KTAT điện, hàng năm phải tổ chức kiểm tra kiến thức Quy trình an toàn điện cho các chức danh sau:
A./ Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương), Trưởng, phó phòng kinh doanh, nhân viên điện kế, kiểm tra điện; Đội trưởng, đội phó đội sản xuất và tất cả công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất.
B./ Các trưởng, phó đội, chi nhánh điện (hoặc cấp tương đương), kỹ thuật viên.
C./ Tất cả công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất.
D./ Tất cả đều đúng.
Câu số 13: Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương), Đội trưởng, đội phó đội sản xuất và tất cả công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất phải được Công ty tổ chức kiểm tra sát hạch Qui trình an toàn điện định kỳ:
A./ 01 năm 01 lần.
B./ 02 năm 01 lần.
C./ Tùy theo qui định cụ thể của Công ty TNHH MTV Điện Lực Đồng Nai.
D./ Không qui định.
Câu số 14: Theo quy trình an toàn điện thì những công việc nào sau đây cần phải có phiếu thao tác:
A./ Đóng hoặc cắt điện.
B./ Sửa chữa hoặc cải tạo đường dây từ 1.000V trở lên.
C./ Đóng hoặc cắt điện trên thiết bị mang điện áp từ 1.000V trở lên.
D./ Đấu nối đường dây từ 1.000V trở lên mới xây dựng vào đường dây đang vận hành.
Câu số 15: Phiếu công tác được thực hiện khi:
A./ Trưởng đơn vị thực hiện một công tác nào đó.
B./ Trưởng đơn vị thực hiện một thao tác nào đó.
C./ Các công việc tiến hành tại thiết bị, đường dây, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị đường dây đang mang điện, thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị vị trí làm việc.
D./ Tất cả đều đúng.
Câu số 16: Lệnh công tác là:
A./ Lệnh công tác là lệnh dùng để áp dụng cho các công tác đơn giản.
B./ Lệnh công tác là lệnh miệng hoặc viết ra giấy như phiếu công tác.
C./ Là lệnh viết ra giấy hoặc trực tiếp ra lệnh bằng lời nói hoặc qua điện thoại, bộ đàm để thực hiện công việc ở thiết bị điện, đường dây.
D./ Gồm cả câu A và câu B
Câu số 17: Thao tác thiết bị điện cần phải có 02 người:
A./ Người thao tác có bậc 2 ATĐ trở lên, người giám sát có bậc 3 ATĐ trở lên.
B./ Người thao tác có bậc 3 ATĐ trở lên, người giám sát có bậc 3 ATĐ trở lên.
C./ Người thao tác có bậc 3 ATĐ trở lên, người giám sát có bậc 4 ATĐ trở lên.
D./ Người thao tác có bậc 2 ATĐ trở lên, người giám sát có bậc 4 ATĐ trở lên.
Câu số 18: Cấm đóng, cắt điện bằng sào thao tác và dao cách ly thao tác trực tiếp tại chỗ hoặc thay dây chì đối với trường hợp:
A./ Thiết bị ở ngoài trời trong lúc mưa to nước chảy thành dòng trên thiết bị, dụng cụ an toàn hoặc đang có giông sét.
B./ Thiết bị trong nhà và ngoài trời khi có giông sét.
C./ Khi trời chuẩn bị mưa.
D./ Cả 03 câu trên đều đúng.
Câu số 19: Phiếu thao tác khi thực hiện xong phải trả lại đơn vị quản lý lưới điện lưu giữ trong thời gian bao lâu mới được hủy bỏ:
A./ ít nhất 3 tháng.
B./ ít nhất 6 tháng.
C./ Những phiếu thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn lao động phải được lưu giữ vào hồ sơ sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
D./ Gồm cả 2 câu A và C.
Câu số 20: Khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố, xét thấy có thể gây ra nguy hiểm cho người và hư hại thiết bị thì nhân viên quản lý vận hành được phép:
A./ Cắt điện ngay.
B./ Báo cho người phụ trách để xử lý.
C./ Cắt điện ngay rồi báo cho cho nhân viên vận hành cấp trên và người phụ trách trực tiếp của mình và truyền đạt lại cho những nhân viên có liên quan biết và ghi vào sổ nhật ký vận hành.
D./ Chỉ được cắt điện khi có lệnh hoặc có phiếu thao tác đúng quy trình.
Câu số 21: Để chuẩn bị nơi làm việc khi cắt điện một phần hay cắt điện hoàn toàn phải thực hiện lần lượt theo thứ tự các biện pháp kỹ thuật an toàn nào sau đây mới đúng?
1/ Cắt điện và ngăn chặn điện trở lại nơi làm việc.
2/ Đặt rào chắn, treo biển báo, tín hiệu.
3/ Kiểm tra không còn điện.
4/ Đặt (làm) tiếp địa.
A./ Theo thứ tự 1, 2, 3, 4.
B./ Theo thứ tự 1, 4, 3, 2.
C./ Theo thứ tự 1, 3, 4, 2.
D./ Theo thứ tự 1, 2, 4, 3.
Câu số 22: Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc đến gần với khoảng cách sau đây:
A./ 0.7 m đối với cấp điện áp từ 1kV đến cấp điện áp 15kV.
B./ 1.0 m đối với cấp điện áp đến 35kV.
C./ 1.5 m đối với cấp điện áp đến 110kV.
D./ Tất cả đều đúng.
Câu số 23: Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc đến gần thì khoảng cách an toàn đối với cấp điện áp đến 35kV là bao nhiêu?
A./ 0. 35 m.
B./ 0.70 m.
C./ 1.00 m.
D./ 1.50 m.
Câu số 24: Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc đến gần thì khoảng cách an toàn đối với cấp điện áp đến 110kV là bao nhiêu?
A./ 0.70 m.
B./ 1.00 m.
C./ 1.50 m.
D./ 2.50 m.
Câu số 25: Khi không thể cắt điện được mà người làm việc có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn quy định thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn tới phần có điện là:
A./ 0.35m đối với cấp điện áp đến 15kV.
B./ 0.60 m đối với cấp điện áp đến 35kV.
C./ 1.50 m đối với cấp điện áp đến 110kV.
D./ Tất cả đều đúng.
Câu số 26: Khi không thể cắt điện được mà người làm việc có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn quy định thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn tới phần có điện đối với cấp điện áp đến 35kV là:
A./ 0.35 m.
B./ 0.60 m.
C./ 0.70 m.
D./ 1.00 m.
Câu số 27: Khi không thể cắt điện được mà người làm việc có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn quy định thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn tới phần có điện đối với cấp điện áp đến 110kV là:
A ./ 0.60 m.
B./ 1.50 m.
C./ 2.50 m.
D./ 4.50 m.
Câu số 28: Khi tiến hành cắt điện để làm việc phải thực hiện như thế nào:
A./ Phải cắt điện sao cho nhìn thấy rõ là phần thiết bị dự định tiến hành công việc đã được cách ly từ mọi phía bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chì, tháo đầu cáp, tháo dây dẫn ngoại trừ trạm GIS, thiết bị đóng cắt kiểu kín lưới điện hạ áp.
B./ Phải cắt máy cắt, CB, tháo cầu chì, tháo đầu cáp, tháo dây dẫn ... từ mọi phía.
C./ Phải cắt tất cả máy cắt và dao cách ly, tháo cầu chì, tháo đầu cáp, tháo dây dẫn.
D./ Chỉ cần cắt điện bằng máy ngắt, dao cách ly tự động, cầu dao phụ tải có bộ phận truyền động tự động.
Câu số 29: Nếu cắt điện bằng máy ngắt, dao cách ly có bộ truyền động điều khiển từ xa cần phải thực hiện điều nào sau đây mới đúng?
A./ Phải khoá mạch điều khiển lại như: Cắt aptomat, gỡ cầu chì, ...
B./ Đối với cầu dao cách ly điều khiển trực tiếp sau khi cắt điện phải và kiểm tra đã ở vị trí cắt và có giải pháp không để đóng điện trở lại.
C./ Cả 02 câu A và B đều đúng.
D./ Cả 02 cau A và B đều sai
Câu số 30: Việc đóng, cắt điện do ai thực hiện?
A./ Do công nhân sửa chữa có bậc 3 an toàn trở lên.
B./ Do nhân viên trực vận hành thực hiện.
C./ Do công nhân sửa chữa đã được huấn luyện thao tác.
D./ Cả 02 câu trên đều sai.
Câu số 31: Việc đóng cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho:
A./ Công nhân vận hành.
B./ Công nhân sửa chữa.
C./ Công nhân sửa chữa đã được huấn luyện.
D./ Công nhân vận hành nắm vững sơ đồ lưới điện và vị trí thực tế của lưới điện
Câu số 32: Việc tháo các biển báo: "Cấm đóng điện! "Có người đang làm việc" tại bộ phận truyền động của máy ngắt, dao cách ly, ... phải do ai thực hiện?
A./ Do nhân viên vận hành đương ca thực hiện.
B./ Do người giám sát đóng, cắt điện thực hiện.
C./ Do người treo biển hoặc người được chỉ định thay thế thực hiện.
D./ Phải do người có trách nhiệm thực hiện.
Câu số 33: Sau khi đã cắt điện, nhân viên thao tác phải tiến hành thử điện ở các vị trí:
A./ Tại máy ngắt đầu nguồn.
B./ Tại 2 đầu nơi đơn vị công tác làm việc.
C./ Tại ngàm dưới cầu dao, dao cách ly đã được cắt điện.
D./ Tại tất cả các vị trí thiết bị đã được cắt điện.
Câu số 34: Sau khi đã cắt điện, để xác định thiết bị, đường dây có điện hay không bằng cách:
A./ Dùng bút thử điện chuyên dùng.
B./ Căn cứ vào tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ trên bảng điện.
C./ Dùng bút thử điện phù hợp với điện áp cần thử.
D./ Có thể dùng một trong ba cách nói trên để xác định.
Câu số 35: Nguyên tắc khi kiểm tra không còn điện bằng bút thử điện?
A./ Thử ở nơi không có điện trước, nơi có điện sau.
B./ Thử ở nơi có điện trước rồi mới thử nơi cần bàn giao.
C./ Nếu ở nơi công tác không có điện thì cho phép đem thử ở nơi khác trước lúc thử ở nơi công tác và phải bảo quản tốt bút thử điện khi chuyên chở.
D./ Cả hai câu B, C.
Câu số 36: Quy định khi đặt rào chắn tạm thời:
A./ Phải đặt cố định chắc chắn.
B./ Phải đặt chắc chắn bao quanh vị trí làm việc.
C./ Phải đặt cố định chắc chắn sao cho những người không có nhiệm vụ không thể vào được khu vực cho phép làm việc.
D./ Rào chắn tạm thời không được chặn lối thoát hiểm cho người làm việc khi có nguy hiểm xảy ra.
Câu số 37: Trường hợp nào sau đây là đúng khi lắp đặt tiếp đất:
A./ Thử hết điện ngay trước khi tiếp đất. Tiếp đất phải đặt về phía có khả năng dẫn điện đến.
B./ Nơi đặt tiếp đất phải chọn sao cho đảm bảo khoảng cách an toàn đến các phần đang có điện.
C./ Số lượng và vị trí đặt tiếp đất phải chọn sao cho những người công tác nằm trọn vẹn trong khu vực được bảo vệ bằng những tiếp đất đó.
D./ Gồm cả 3 câu A, B và C.
Câu số 38: Nguyên tắc lắp và tháo tiếp đất phải do 2 người thực hiện và bậc an toàn cần thiết như sau:
A./ Người giám sát và người thực hiện phải có bậc 3 an toàn trở lên.
B./ Một người phải có trình độ an toàn ít nhất bậc 4, người còn lại phải có trình độ an toàn ít nhất bậc 3.
C./ Hai người phải có trình độ an toàn bậc 4 trở lên.
D./ Cả 3 câu đều đúng
Câu số 39: Đối với đường dây hạ áp, khi cắt điện để sửa chữa cũng phải đặt tiếp đất như thế nào:
A./ Đặt tiếp đất bằng cách chập 03 pha với dây trung tính và đấu xuống đất.
B./ Chú ý cần kiểm tra các nhánh có máy phát của khách hàng để cắt ra, không cho phát lên lưới.
C./ Gồm cả 02 câu A và B.
D./ Cả 02 câu A và B đều sai.
Câu số 40: Nguyên tắc lắp và tháo tiếp đất phải thực hiện theo quy định như sau:
A./ Khi đặt tiếp đất phải đấu một đầu với đất trước, sau đó mới lắp đầu kia vào dây dẫn.
B./ Khi thực hiện lắp và tháo tiếp đất phải dùng sào cách điện để lắp vào đường dây.
C./ Khi đặt tiếp đất phải đấu một đầu với dây dẫn trước, sau đó mới lắp đầu kia xuống đất.
D./ Phải đảm bảo đủ các điều kiện A, B mới đúng.
Câu số 41: Đối với các đường cáp ngầm phải đặt tiếp đất như thế nào:
A./ Đặt một bộ tiếp đất ở đầu nối vào nguồn của cáp ngầm.
B./ Phải đặt tiếp đất hai đầu của cáp ngầm tiến hành công việc. Trường hợp làm việc tại một đầu cáp ngầm mà theo yêu cầu công việc không thể tiếp đất được tại đầu cáp này trong thời gian thực hiện công việc đó phải có tiếp đất ở đầu còn lại.
C./ Nếu thiết bị đóng cắt nhìn thấy rõ thì không cần phải làm tiếp đất.
D./ Cả 03 câu đều sai.
Câu số 42: Làm việc với đường dây bọc, nếu không có đấu nối hoặc đấu nối đảm bảo kín tháo rời dây dẫn thì phải thực hiện tiếp đất:
A./ Hai đầu điểm nối dây dẫn liền kề.
B./ Chỉ cần tiếp đất tại 01 điểm dừng trong khu vực làm việc
C./ Nếu không có vị trí tiếp đất thì không cần tiếp đất.
D./ Các câu trên đều đúng.
Câu số 43: Đối với nhánh rẽ vào trạm, cho phép tiếp đất một bộ ở đầu nhánh và mở dao cách ly vào MBA với điều kiện chiều dài nhánh rẽ không được lớn hơn:
A./ 200m
B./ 150 m
C./ 100m
D./ 50m
Câu số 44: Cấp điện áp nào cho phép làm việc sau khi cắt điện và thỏa các yêu cầu không cần thực hiện đặt tiếp đất thì được phép không đặt tiếp đất.
A./ 220V
B./ 380V
C./ 1000V
D./ 35KV
Câu số 45: Những yêu cầu nào sau đây của lưới điện, trạm điện đối với cấp điện áp đến 35kV cho phép làm việc sau khi cắt điện không cần thực hiện việc đặt nối đất
A./ Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng. Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống điện bằng cầu dao (1 pha hoặc 3 pha), FCO mà đức tại chỗ nhìn thấy rõ, chắc chắn không có hiện tượng rò điện;
B./ Chắc chắn không có hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trên đó;
C./ Được sự cho phép của cấp có thẩm quyền.
D./ Đồng thời cả 03 câu trên.
Câu số 46: Những công việc sau đây được phép làm việc sau khi cắt điện không cần thực hiện việc đặt nối đất
A./ Đo kiểm tra điện trở nối đất, đo các thông số thiết bị đường dây mà bắt buộc không được nối đất.
B./ Công tác trên máy cắt 110kV đã được mở DCL 02 đầu.
C./ Công tác trên TBA nhánh rẽ có chiều dài 250m đã cắt DCL đầu nhánh.
D./ Tất cả các công việc trên.
Câu số 47: Những công việc sau đây được phép làm việc sau khi cắt điện không cần thực hiện việc đặt nối đất
A./ Củng cố lại nối đất thiết bị, đường dây hoặc của hệ thống nối đất toàn trạm.
B./ Công tác trên máy cắt 110kV đã được mở DCL 02 đầu.
C./ Công tác trên TBA nhánh rẽ có chiều dài 250m đã cắt DCL đầu nhánh.
D./ Tất cả các công việc trên.
Câu số 48: Khi làm tiếp đất di động phải thực hiện
A./ Phải dùng sào cách điện.
B./ Phải dùng sào cách điện, găng tay cách điện.
C./ Phải dùng sào cách điện và không để dây tiếp đất chạm vào người.
D./ Phải dùng sào cách điện, găng tay cách điện và không để dây tiếp đất chạm vào người..
Câu số 49: Khi có nhiều đơn vị công tác trong cùng một phạm vi có cắt điện thì thực hiện tiếp đất:
A./ Thực hiện tiếp đất chung cho tất cả các đơn vị.
B./ Mỗi đơn vị công tác vẫn phải làm nối đất độc lập cho đơn vị công tác của mình.
C./ Có thể thực hiện tiếp đất chung hoặc mỗi đơn vị công tác đặt tiếp đất riêng.
D./ Tất cả các trường hợp trên.
Câu số 50: Ai là người quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho phép tháo dỡ tạm thời nối đất di động do đơn vị công tác làm để thực hiện các công việc cần thiết
A./ Người cho phép
B./ Người chỉ huy trực tiếp.
C./ Người lãnh đạo công việc.
D./ Người cho phép và người chỉ huy trực tiếp đồng thời cho phép.
Câu số 51: Phiếu công tác là:
A./ Giấy cho phép đơn vị công tác làm việc với thiết bị, đường dây.
B./ Là phiếu để bàn giao hiện trường giữa đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác.
C./ Là phiếu ghi nhận biện pháp an toàn đã thực hiện cho nhóm công tác làm việc.
D./ Cả 03 câu trên đều đúng.
Câu số 52: Khi làm việc theo phiếu công tác, mỗi đơn vị công tác chỉ được cấp một phiếu công tác cho:
A./ Một công việc.
B./ Trường hợp một phiếu công tác cho 01 đơn vị công tác để làm việc lần lượt ở nhiều vị trí trên cùng một đường dây, thì những vị trí cùng làm việc theo 01 PCT này phải được nhân viên vận hành thực hiện biện pháp chuẩn bị nơi làm việc và được người cho phép chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp các vị trí sẽ tiến hành công việc.
C./ Nếu công việc có nhiều việc và những việc này được chuẩn bị nơi làm việc chung ngay từ khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc thì mỗi việc phải cấp một phiếu công tác mới.
D./ Cả 02 câu A và B đều đúng.
Câu số 53: Phiếu công tác do đơn vị nào cấp
A./ Đơn vị công tác
B./ Đơn vị điều độ
C./ Đơn vị quản lý vận hành
D./ Đơn vị công tác hoặc đơn vị quản lý vận hành.
Câu số 54: Theo quy trình An toàn điện, phiếu công tác được thực hiện như sau:
A./ Phải có 2 bản, một bản giao cho người chỉ huy trực tiếp, một bản giao cho người cho phép đơn vị công tác vào làm việc giữ.
B./ Chỉ cần viết một bản và giao cho người chỉ huy trực tiếp giữ.
C./ Chỉ viết một bản và giao cho người cho phép giữ.
D./ Tất cả đều sai.
Câu số 55: Thông thường, phiếu công tác sau khi công tác xong mà không xảy ra sự cố, tai nạn lao động thì được trả cho người cấp phiếu và lưu giữ trong thời gian:
A./ ít nhất 1 tháng.
B./ 2 tháng.
C./ 6 tháng.
D./ Câu A và B đều đúng.
Câu số 56: Theo qui trình an toàn điện nếu có nhiều đơn vị cùng tham gia công tác trên cùng một đường dây, một trạm biến áp hay một công trường mà có người chỉ huy riêng biệt thì phiếu công tác được thực hiện:
A./ Cùng được cấp chung một phiếu công tác và làm các biện pháp an toàn chung.
B./ Mỗi đơn vị một phiếu công tác nhưng có cùng biện pháp an toàn.
C./ Mỗi đơn vị được cấp riêng một phiếu công tác và làm biện pháp an toàn riêng biệt để khi rút khỏi hiện trường không ảnh hưởng gì đến đơn vị khác.
D./ Tất cả đều sai.
Câu số 57: Khi tiến hành công việc mà phải mở rộng phạm vi làm việc thì:
A./ Cấp phiếu công tác mới
B./ Thực hiện di chuyển địa điểm
C./ Báo cáo với đơn vị quản lý vận hành để ghi thêm phần mở rộng phạm vi làm việc vào phiếu công tác.
D./ Ngừng công việc và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
Câu số 58: Đối với phiếu công tác làm việc trên thiết bị điện áp thì trong phiếu công tác bao gồm các chức danh nào?
A./ Người cấp phiếu, người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, người cho phép vào làm việc và nhân viên đơn vị công tác.
B./ Người cấp phiếu, người chỉ huy trực tiếp, người cho phép vào làm việc, lãnh đạo công việc, giám sát an toàn điện và nhân viên đơn vị công tác.
C./ Người cấp phiếu, Trưởng ca, người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, người cho phép vào làm việc và nhân viên đơn vị công tác.
D./ Người ra lệnh công tác và người chỉ huy trực tiếp.
Câu số 59: Trường hợp được phép kiêm nhiệm chức danh trong 01 phiếu công tác:
A./ Người cấp phiếu, chỉ huy trực tiếp, lãnh đạo công việc
B./ Người cấp phiếu, chỉ huy trực tiếp hoặc người cấp phiếu, người giám sát an toàn điện.
C./ Người cấp phiếu, người cho phép, giám sát an toàn điện
D./ Cả 02 câu B và C đều đúng.
Câu số 60: Trong một phiếu công tác cho phép kiêm nhiệm tối đa bao nhiêu chức danh trong phiếu công tác:
A./ 2 chức danh
B./ 3 chức danh
C./ 4 chức danh
D./ 5 chức danh
Câu số 61: Trong 01 phiếu công tác những chức danh nào không được kiêm nhiệm
A./ Người cấp phiếu, chỉ huy trực tiếp
B./ Người cấp phiếu, người cho phép
C./ Người cấp phiếu, người giám sát an toàn điện
D./ Người chỉ huy trực tiếp, người cho phép.
Câu số 62: Trong 01 phiếu công tác Người cho phép không được kiêm nhiệm chức danh nào
A./ Người cấp phiếu.
B./ Người chỉ huy trực tiếp.
C./ Nhân viên đơn vị công tác.
D./ Cả 02 câu B và C đều đúng.
Câu số 63: Các chức danh thực hiện phiếu công tác (Người cấp phiếu, chỉ huy trực tiếp, lãnh đạo công việc, người cho phép, giám sát an toàn điện) do cấp nào ra quyết định công nhận:
A./ Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật Điện lực hoặc Xí nghiệp
B./ Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty
C./ Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật Tổng Công ty Điện lực
D./ Lãnh đạo Phòng, Đội giao nhiệm vụ thực hiện.
Câu số 64: Các chức danh phiếu công tác, lệnh công tác được huấn luyện theo định kỳ:
A./ 01 năm/lần
B./ 02 năm/lần
C./ 6 tháng/lần
D./ Chỉ cần huấn luyện một lần trước khi công nhận.
Câu số 65: Người cấp phiếu công tác phải có bậc an toàn như thế nào:
A./ Bậc 5 an toàn điện
B./ Bậc 4 an toàn điện trở lên.
C./ Bậc 3 an toàn điện trở lên.
D./ Không quy định cụ thể bậc an toàn điện.
Câu số 66: Tại đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế, phiếu công tác do người nào cấp:
A./ Đội trưởng, đội phó, Tổ trưởng, tổ phó tổ kỹ thuật.
B./ Tổ trưởng, tổ phó Tổ đường dây.
C./ Trạm trưởng, Trạm phó, trưởng ca, kỹ thuật viên
D./ Bao gồm cả 03 câu trên và phải được công nhận thực hiện chức danh.
Câu số 67: Người cho phép phải có tiêu chuẩn như thế nào
A./ Nhân viên vận hành trong ca
B./ Bậc 4 an toàn điện trở lên
C./ Được công nhận chức danh "người cho phép"
D./ Bao gồm cả 03 câu trên.
Câu số 68: Người cho phép sau khi đã kiểm tra việc thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn tại hiện trường thuộc trách nhiệm của mình để chuẩn bị chỗ làm việc cho đơn vị công tác, ghi vào:
A./ Mục 1 phiếu công tác
B./ Mục 2 phiếu công tác
C./ Mục 3 phiếu công tác
D./ Mục 4 phiếu công tác.
Câu số 69: Trường hợp ở nơi, thiết bị không có người trực thường xuyên thì người cho phép là:
A./ Nhân viên trung tâm điều khiển xa
B./ Nhân viên Điều độ
C./ Nhân viên vận hành thiết bị đó, nhân viên tổ thao tác lưu động và phải được trưởng ca trực vận hành của đơn vị điều hành, chỉ dẫn về thực trạng kết lưới cấp điện nơi làm việc.
D./ Phải bao gồm cả 03 câu trên
Câu số 70: Người giám sát an toàn điện phải có bậc an toàn
A./ Bậc 03 an toàn điện trở lên
B./ Bậc 04 an toàn điện trở lên
C./ Bậc 5 an toàn điện
D./ Bậc 02 an toàn điện trở lên
Câu số 71: Người giám sát an toàn điện có trách nhiệm
A./ Có mặt liên tục tại nơi làm việc để làm nhiệm vụ giám sát an toàn điện (cho đến khi hoàn thành phần nhiệm vụ được phân công), không được làm việc gì khác ngoài nhiệm vụ giám sát an toàn điện.
B./ Có thể tham gia thực hiện một số công việc đơn giản.
C./ Khi chỉ huy trực tiếp tiếp nhận nơi làm việc xong thì mới cần thiết có mặt.
D./ Bao gồm cả 03 câu trên
Câu số 72: Những trường hợp nào sau đây phải cử người giám sát an toàn điện
A./ Đơn vị công tác làm việc nề, mộc...ở nhà máy điện, trạm điện không có chuyên môn về điện.
B./ Đơn vị công tác làm công việc căng kéo dây, lấy độ võng đường dây giao chéo ở phía dưới và gần đường dây đang vận hành
C./ Đơn vị công tác làm việc ở những nơi đặc biệt nguy hiểm về điện
D./ Cả 03 câu trên đều đúng
Câu số 73: Người lãnh đạo công việc phải có bậc an toàn điện:
A./ Bậc 03 an toàn điện trở lên
B./ Bậc 04 an toàn điện trở lên
C./ Bậc 5 an toàn điện
D./ Bậc 02 an toàn điện trở lên
Câu số 74: Khi nào phải có chức danh thực hiện người lãnh đạo công việc
A./ Khi làm việc với thiết bị điện cao áp
B./ Khi có nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động Điện lực thực hiện theo các phiếu công tác để đảm bảo an toàn
C./ Khi làm việc có thực hiện biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc
D./ Khi làm việc ở nơi đặc biệt nguy hiểm về điện.
Câu số 75: Người chỉ huy trực tiếp phải có bậc an toàn điện:
A./ Bậc 03 an toàn điện trở lên
B./ Bậc 04 an toàn điện trở lên
C./ Bậc 5 an toàn điện
D./ Bậc 02 an toàn điện trở lên
Câu số 76: Những công việc sau thuộc trách nhiệm kiểm tra của người chỉ huy trực tiếp
A./ Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do người cho phép bàn giao và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết. Việc chấp hành các quy định về an toàn của nhân viên đơn vị công tác.
B./ Chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng trong khi làm việc. Thời hạn sử dụng của các thiết bị, máy có YCNNVATLĐ.
C./ Đặt, di chuyển, tháo dỡ các biển báo an toàn điện, rào chắn, nối đất di động trong khi làm việc và phổ biến cho tất cả nhân viên đơn vị công tác biết.
D./ Cả 03 câu đều đúng.
Câu số 77: Người chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm giải thích như thế nào
A./ Yêu cầu nhân viên đơn vị công tác phải tuân thủ tuyệt đối mệnh lệnh của mình.
B./ Giải thích cho nhân viên đơn vị công tác về nội dung, trình tự để thực hiện công việc và các biện pháp an toàn trong quá trình đơn vị công tác vào làm việc.
C./ Giải thích cho nhân viên đơn vị công tác về nội dung, trình tự để thực hiện công việc và các biện pháp an toàn trước khi đơn vị công tác vào làm việc.
D./ Cho phép nhân viên đơn vị công tác làm việc ngay khi người cho phép đồng ý cho đơn vị công tác vào làm việc.
Câu số 78: Người chỉ huy trực tiếp có trách nhiệm giám sát như thế nào
A./ Phải có mặt liên tục tại nơi làm việc.
B./ Giám sát và có biện pháp để nhân viên đơn vị công tác không thực hiện hành vi có thể gây tai nạn trong quá trình làm việc.
C./ Có thể làm việc riêng nếu cần thiết.
D./ Bao gồm 02 câu A và B.
Câu số 79: Người thi hành lệnh được quy định như thế nào
A./ Phải có bậc 3 an toàn điện trở lên và được công nhận chức danh Người thi hành lệnh.
B./ Phải có bậc 4 an toàn điện trở lên và được công nhận chức danh Người thi hành lệnh.
C./ Phải có bậc 5 an toàn điện trở lên và được công nhận chức danh Người thi hành lệnh.
D./ Trưởng ca vận hành đương phiên.
Câu số 80: Khi thực hiện chức danh thi hành lệnh thì thực hiện công việc có bao nhiêu người
A./ 01 người.
B./ 02 người.
C./ 03 người.
D./ Tùy theo công việc mà bố trí số lượng người.
Câu số 81: Theo quy trình An toàn điện, các công việc được tổ chức theo phiếu công tác làm việc trên thiết bị điện áp đến 1.000V thì ai là người quyết định số lượng và trình độ an toàn của nhân viên đơn vị công tác?
A./ Trưởng ca trực vận hành.
B./ Người trực tiếp quản lý nhân viên đơn vị công tác.
C./ Tổ trưởng, nhóm trưởng.
D./ Người cấp phiếu.
Câu số 82: Những công việc sau thuộc trách nhiệm của nhân viên đơn vị công tác
A./ Chủ động báo với người chỉ huy trực tiếp tình trạng sức khỏe của mình để được giao công việc phù hợp.
B./ Nắm vững những yêu cầu về an toàn liên quan đến công việc.
C./ Tự kiểm tra và bảo đảm đầy dủ phương tiện cá nhân
D./ Tất cả các câu trên đều đúng
Câu số 83: Khi thấy điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn thì nhân viên đơn vị công tác phải
A./ Báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.
B./ Từ chối công việc khi thấy công việc không an toàn, nếu người chỉ huy trực tiếp không chấp nhận thì báo cáo cấp trên để giải quyết.
C./ Báo cáo ngay với cấp trên để được xem xét giải quyết.
D./ Phải thực hiện như câu A và câu B.
Câu số 84: Mục người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, địa điểm công tác, thời gian bắt đầu và kết thúc theo kế hoạch, các biện pháp an toàn cần thực hiện, các điều kiện đặc biệt cần lưu ý thêm, danh sách đơn vị công tác do người mang chức danh nào ghi?
A./ Người lãnh đạo công việc hoặc người chỉ huy trực tiếp.
B./ Người cấp phiếu hoặc người lãnh đạo công việc.
C./ Người cấp phiếu hoặc người chỉ huy trực tiếp.
D./ Người cấp phiếu.
Câu số 85: Kể từ khi cho phép vào làm việc, thì ai là người chịu trách nhiệm giám sát mọi người làm việc?
A./ Người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát an toàn điện.
B./ Người lãnh đạo công việc hoặc người cho phép.
C./ Người chỉ huy trực tiếp hoặc người cho phép.
D./ Người chỉ huy trực tiếp hoặc người cấp phiếu.
Câu số 86: Lệnh công tác được kiểm tra hoàn thành và lưu giữ trong thời gian:
A./ 10 ngày. Nếu xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì lưu theo hồ sơ điều tra sự cố hoặc tai nạn lao động của đơn vị
B./ 15 ngày. Nếu xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì lưu theo hồ sơ điều tra sự cố hoặc tai nạn lao động của đơn vị
C./ 20 ngày. Nếu xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì lưu theo hồ sơ điều tra sự cố hoặc tai nạn lao động của đơn vị
D./ 01 tháng. Nếu xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì lưu theo hồ sơ điều tra sự cố hoặc tai nạn lao động của đơn vị
Câu số 87: Người ra lệnh phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào:
A./ Biết rõ về vận hành lưới điện hoặc nhà máy điện do đơn vị trực tiếp quản lý.
B./ Biết rõ điều kiện an toàn tiến hành công việc; phải có bậc 5 an toàn điện trở lên
C./ Được công nhận chức danh người ra lệnh
D./ Bao gồm các câu trên.
Câu số 88: Trách nhiệm của người ra lệnh
A./ Khi ra lệnh phải ghi đầy đủ các nội dung trong phần A và mục 1 phần B của lệnh công tác, trực tiếp ký và giao lệnh công tác cho người chỉ huy trực tiếp hoặc người thi hành lệnh.
B./ Tiếp nhận lại lệnh công tác, kiểm tra, ký sau khi hoàn thành công việc.
C./ Chỉ dẫn những điều có liên quan đến công việc và các yếu tố nguy hiểm tại hiện trường cho người chỉ huy trực tiếp hoặc người thi hành lệnh, người giám sát an toàn điện nếu có.
D./ Tất cả những câu trên đều đúng.
Câu số 89: Những thành phần nào tham gia thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc
A./ Người cho phép, chỉ huy trực tiếp
B./ Người cho phép, chỉ huy trực tiếp, lãnh đạo công việc
C./ Người cho phép, chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có).
D./ Người cho phép, người cấp phiếu, người chỉ huy trực tiếp
Câu số 90: Đối với trường hợp phải cử giám sát an toàn điện riêng thì việc giám sát an toàn điện cho nhóm công tác thuộc về:
A./ Người chỉ huy trực tiếp
B./ Người giám sát an toàn điện
C./ Người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện
D./ Người chỉ huy trực tiếp và ngưới cho phép.
Câu số 91: Khi cho phép làm việc và bàn giao tại hiện trường, người cho phép phải thực hiện
A./ Kiểm tra các biện pháp an toàn đã đủ và đúng. Chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp biết phạm vi được phép vào làm việc. Nếu làm việc có cắt điện, phải sử dụng thiết bị thử điện chuyên dùng chứng minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện.
B./ Kiểm tra các biện pháp an toàn đã đủ và đúng. Chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) biết phạm vi được phép vào làm việc và cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác. Nếu làm việc có cắt điện, phải sử dụng thiết bị thử điện chuyên dùng chứng minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện.
C./ Kiểm tra các biện pháp an toàn đã đủ và đúng. Chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) biết phạm vi được phép vào làm việc và cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác.
D./ Kiểm tra các biện pháp an toàn đã đủ và đúng. Chỉ dẫn cho người chỉ huy trực tiếp, nhân viên đơn vị công tác biết phạm vi được phép vào làm việc và cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác. Thử không còn điện ở các phần đã được cắt điện.
Câu số 92: Khi nào người cho phép bắt đầu ký phiếu công tác cho phép đơn vị công tác bắt đầu tiến hành công việc.
A./ Sau khi kiểm tra biện pháp an toàn đủ, đúng thì người cho phép ký phiếu công tác cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc.
B./ Sau khi kiểm tra nhân viên đơn vị công tác đầy đủ thì người cho phép ký phiếu công tác cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc.
C./ Sau khi người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn (nếu có) ký đồng ý tiếp nhận thì người cho phép ký phiếu công tác cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc.
D./ Sau khi người chỉ huy trực tiếp kiểm tra các biện pháp an toàn đã đủ theo yêu cầu của phiếu công tác thì người cho phép ký phiếu công tác cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc.
Câu số 93: Khi nào người chỉ huy trực tiếp được điều hành đơn vị công tác thực hiện các biện pháp an toàn nơi làm việc thuộc trách nhiệm của đơn vị công tác
A./ Sau khi người cho phép kiểm tra các biện pháp an toàn do đơn vị quản lý vận hành thực hiện.
B./ Khi nhận được 01 bản Phiếu công tác đã có chữ ký của người cho phép.
C./ Cả 02 câu trên đều đúng.
D./ Cả 02 câu trên đều sai
Câu số 94: Những người nào có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giám sát đảm bảo an toàn trong khi làm việc:
A./ Người sử dụng lao động
B./ Cán bộ an toàn của đơn vị
C./ Cả 02 câu trên đều đúng
D./ Cả 02 câu trên đều sai
Câu số 95: Khi tạm ngừng công việc trong ngày để ăn trưa, đối với công việc có cắt điện từng phần. Sau khi nghỉ xong, đơn vị trở lại làm việc thì phải tiến hành những thủ tục nào?
A./ Đơn vị công tác tiến hành công việc trở lại bình thường.
B./ Phải tiến hành làm lại thủ tục cho phép vào làm việc.
C./ Báo cáo lại với người lãnh đạo công việc và người cho phép.
D./ Người chỉ huy trực tiếp và người giám sát an toàn điện (nếu có) chỉ được cho nhân viên vào làm việc khi đã kiểm tra các biện pháp an toàn còn đủ và đúng.
Câu số 96: Khi nghỉ giải lao phải thực hiện
A./ Các nhân viên đơn vị công tác phải dừng công việc và vẫn phải chịu sự giám sát của người chỉ huy trực tiếp, các biện pháp an toàn phải được giữ nguyên.
B./ Các nhân viên đơn vị công tác phải dừng công việc và rời khỏi nơi làm việc, các biện pháp an toàn phải được giữ nguyên.
C./ Các nhân viên đơn vị công tác phải dừng công việc, các biện pháp an toàn phải được giữ nguyên. Chỉ có người chỉ huy trực tiếp mới có quyền thay đổi biện pháp an toàn.
D./ Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu số 97: Sau khi nghỉ giải lao, đơn vị công tác trở lại tiến hành công việc phải
A./ Người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) đã kiểm tra các biện pháp an toàn còn đủ và đúng.
B./ Người chỉ huy trực tiếp, người cho phép đã kiểm tra các biện pháp an toàn còn đủ và đúng.
C./ Người chỉ huy trực tiếp và người cho phép thực hiện lại thủ tục cho phép vào làm việc.
D./ Tất cả các trên đều đúng.
Câu số 98: Đối với công việc có cắt điện từng phần hoặc không cắt điện được tổ chức thực hiện theo chế độ phiếu công tác thì khi cần tạm ngừng công việc trong ngày làm việc (ví dụ: để ăn trưa) phải được tiến hành theo thủ tục nghỉ giải lao như sau:
A./ Phải rút đơn vị công tác ra khỏi phạm vi làm việc. Các biện pháp an toàn phải để nguyên, nhân viên trong đơn vị công tác chỉ được phép trở lại nơi làm việc khi chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện (nếu có) đã kiểm tra các biện pháp an toàn đủ, đúng.
B./ Phải rút đơn vị công tác ra khỏi phạm vi làm việc và thu hồi các biện pháp an toàn, nhân viên trong đơn vị công tác chỉ được phép trở lại nơi làm việc khi có mặt người chỉ huy trực tiếp tiến hành thực hiện thủ tục cho phép vào làm.
C./ Phải rút đơn vị công tác ra khỏi phạm vi làm việc. Nhân viên trong đơn vị công tác được phép trở lại nơi làm việc khi đã tập trung đầy đủ.
D./ Phải rút đơn vị công tác ra khỏi phạm vi làm việc các biện pháp an toàn vẫn để nguyên. Nhân viên đơn vị công tác được phép quay lại làm việc tuỳ ý.
Câu số 99: Để làm nhiệm vụ giám sát, người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) phải luôn luôn có mặt tại nơi làm việc. Khi người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát an toàn điện) cần vắng mặt mà không có người thay thế thì phải:
A./ Rút toàn đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc.
B./ Cho ngưng toàn bộ công việc nhưng không cần rút toàn đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc.
C./ Nhân viên trong đơn vị công tác phải tự giám sát lẫn nhau.
D./ Cử 01 nhân viên bất kỳ tạm giám sát công việc.
Câu số 100: Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày thì sau mỗi ngày làm việc phải thu dọn nơi làm việc, các lối đi, còn lại các biện pháp an toàn phải thực hiện như thế nào?
A./ Thu hồi tất cả biển báo, rào chắn, tiếp đất.
B./ Vẫn để nguyên biển báo, rào chắn, tiếp đất tại chỗ.
C./ Vẫn để nguyên biển báo, rào chắn, tiếp đất tại chỗ đồng thời phiếu công tác giao lại cho nhân viên vận hành và hai bên phải ký vào phiếu.
D./ Vẫn để nguyên biển báo, rào chắn, tiếp đất tại chỗ, đồng thời báo với nhân viên vận hành.
Câu số 101: Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày thì để bắt đầu ngày tiếp theo thì:
A./ Người cho phép và người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra biện pháp an toàn và thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc
B./ Nếu nơi làm việc quá xa nơi trực vận hành và được sự thống nhất từ trước giữa đơn vị công tác hoặc đơn vị quản lý vận hành thì khi nghỉ hết ngày làm việc cho phép người chỉ huy trực tiếp giữ lại phiếu nhưng phải thông báo lại cho người cho phép (hoặc trưởng ca trực vận hành) biết và ghi vào phiếu công tác của mình giữ, sổ nhật ký vận hành. Đến ngày tiếp theo, người chỉ huy trực tiếp cho phép nhân viên nhóm công tác vào làm việc sau khi đã kiểm tra các biện pháp an toàn đủ, đúng theo yêu cầu.
C./ Cả 02 câu trên đều sai.
D./ Cả 02 câu trên đều đúng.
Câu số 102: Theo quy trình an toàn điện khi thay đổi nhân viên trong đơn vị công tác thì thực hiện như điều nào sau đây là đúng:
A./ Do những người có trách nhiệm của đơn vị làm công việc quyết định và đồng thời phải được người chỉ huy trực tiếp, người cho phép đồng ý.
B./ Do người chỉ huy trực tiếp và người cho phép quyết định.
C./ Do người có trách nhiệm của đơn vị làm việc và người cho phép quyết định.
D./ Cả 3 câu đều đúng
Câu số 103: Theo quy trình an toàn điện, đối với các công việc được tổ chức thực hiện theo chế độ phiếu công tác, trong phần quy định về "Kết thúc công việc, khóa phiếu trao trả nơi làm việc và đóng điện" thì khi đã có lệnh tháo tiếp đất di động thì mọi người phải hiểu rằng công việc đã làm xong, khi đó:
A./ Cấm tự ý vào nơi làm việc và tiếp xúc với thiết bị để làm bất cứ việc gì.
B./ Được vào để thu dọn đồ nghề nhưng cấm tiếp xúc với thiết bị.
C./ Được vào để thu dọn đồ nghề nhưng phải bảo đảm khoảng cách an toàn.
D./ Được vào để kiểm tra lại khu vực làm việc còn sót gì không nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn.
Câu số 104: Sau khi làm xong công việc thì đơn vị công tác phải:
A./ Người chỉ huy trực tiếp cho đơn vị công tác thu dọn, vệ sinh nơi làm việc và kiểm tra, xem xét lại để hoàn thiện tất cả các việc có liên quan.
B./ Người chỉ huy trực tiếp cử người tháo hết các biện pháp an toàn rồi thu dọn vệ sinh và kiểm tra xem xét lại để hoàn thiện tất cả các việc có liên quan.
C./ Người chỉ huy trực tiếp cùng với người cho phép giám sát việc tháo dỡ các biện pháp an toàn của đơn vị công tác làm rồi ký bàn giao hiện trường làm việc.
D./ Người chỉ huy trực tiếp ký bàn giao phiếu công tác cho người cho phép rồi thu dọn dụng cụ đồ nghề, kiểm tra hiện trường làm việc.
Câu số 105: Theo quy trình An toàn điện, đối với các công việc được tổ chức thực hiện theo chế độ phiếu công tác, trong phần quy định về "Kết thúc công việc, khóa phiếu trao trả nơi làm việc và đóng điện " thì việc bàn giao phải được tiến hành trực tiếp giữa:
A./ Công ty xây lắp điện và Ban quản lý dự án địa phương.
B./ Đơn vị công tác và đơn vị quản lý thiết bị.
C./ Đơn vị thi công và đại diện chính quyền địa phương.
D./ Đơn vị thi công và đại diện Ban quản lý dự án.
Câu số 106: Trong quá trình kiểm tra chất lượng, nếu phát hiện thấy có thiếu sót cần sửa lại ngay thì phải thực hiện thủ tục như thế nào?
A./ Người chỉ huy trực tiếp báo cáo lại cho người lãnh đạo công việc và tiến hành khắc phục sửa chữa .
B./ Người chỉ huy cho tiến hành khắc phục sữa chữa ngay.
C./ Người lãnh đạo công việc cho tiến hành khắc phục sửa chữa ngay.
D./ Người chỉ huy trực tiếp phải thực hiện đúng quy định về "Cho phép làm việc" như đối với một công việc mới. Việc làm bổ sung này không cần phát thêm phiếu công tác mới nhưng phải ghi vào phiếu công tác thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm vào mục 5 Phiếu công tác.
Câu số 107: Cấm tự ý vào và tiếp xúc ở thiết bị để làm việc gì khi có lệnh?
A./ Tháo biển "Làm việc tại đây".
B./ Tháo biển "Cấm đóng điện! Có người đang làm việc".
C./ Tháo tiếp đất lưu động.
D./ Tất cả đều sai.
Câu số 108: Khi công tác xong, phải tiến hành bàn giao trực tiếp giữa đơn vị công tác và đơn vị quản lý thiết bị. Thành phần chức danh nào trong phiếu công tác tiến hành bàn giao?
A./ Người chỉ huy trực tiếp và người lãnh đạo công việc.
B./ Người lãnh đạo công việc và người cho phép.
C./ Chỉ cần một người chỉ huy trực tiếp.
D./ Người chỉ huy trực tiếp và người cho phép.
Câu số 109: Khi có nhiều nhóm công tác trên một đường dây và yêu cầu thao tác ở cùng một thiết bị, khi nào mới được đóng điện vào thiết bị?
A./ Khi có một nhóm tác đã khoá phiếu.
B./ Khi có hai nhóm công tác đã khoá phiếu.
C./ Phải khoá tất cả các phiếu công, đặt rào chắn cố định, tháo bỏ dấu hiệu đơn vị công tác đang làm việc trên sơ đồ và được phép của điều độ.
D./ Tối thiểu có một nhóm khóa phiếu.
Câu số 110: Trách nhiệm của đơn vị công tác:
A./ Tổ chức khảo sát và lập biên bản hiện trường.
B./ Thống nhất với đơn vị công tác về tiến độ và tổ chức các đơn vị công tác
C./ Đăng ký công tác
D./ Tất cả các câu trên đều đúng
Câu số 111: Đơn vị nào cấp phiếu công tác, lệnh công tác và giấy bàn giao
A./ Đơn vị quản lý vận hành.
B./ Đơn vị công tác.
C./ Đơn vị quản lý vận hành cấp phiếu công tác, lệnh công tác. Đơn vị quản lý vận hành khác liên quan đến nơi làm việc cấp Giấy bàn giao.
D./ Đơn vị quản lý vận hành cấp phiếu công tác, lệnh công tác. Đơn vị công tác cấp Giấy bàn giao.
Câu số 112: Nguyên tắc cấp phiếu công tác đối với thiết bị hoặc nơi làm việc có từ 02 đơn vị quản lý vận hành trở lên
A./ Đơn vị quản lý vận hành thiết bị sẽ làm việc là đơn vị chịu trách nhiệm cấp phiếu công tác.
B./ Công việc trong quá trình xây lắp thì đơn vị quản lý vận hành nào có thời gian cắt điện dài nhất là đơn vị cấp phiếu công tác.
C./ Trường hợp thời gian cắt điện như nhau thì đơn vị gần nơi làm việc nhất hoặc theo chỉ định của cấp trên của đơn vị quản lý vận hành có cấp điện áp cao hơn khi vẫn còn những điều kiện như nhau sẽ là đơn vị cấp phiếu công tác.
D./ Thực hiện theo trình tự như câu A, B, C.
Câu số 113: Trường hợp nào phải thực hiện phối hợp cho phép vào làm việc:
A./ Khi có nhiều nhóm công tác cùng thực hiện.
B./ Khi có nhiều đơn vị quản lý vận hành liên quan đến thiết bị hoặc nơi làm việc
C./ Khi công việc có tính chất nguy hiểm về điện
D./ Các câu trên đều sai.
Câu số 114: Khi nơi làm việc có liên quan đến thiết bị hoặc nơi làm việc thì phải có 01 đơn vị thực hiện cấp phiếu công tác. Đơn vị được giao cấp phiếu công tác như sau:
A./ Đơn vị trực tiếp vận hành thiết bị mà đơn vị công tác làm việc sẽ cấp phiếu công tác.
B./ Các thiết bị liên quan đến nơi làm việc phải cắt điện lâu nhất thì đơn vị đó cấp phiếu công tác.
C./ Đơn vị gần nơi làm việc nhất sẽ cấp phiếu công tác
D./ Thực hiện theo mức độ ưu tiên lần lượt như sau: A, B,C
Câu số 115: Giấy bàn giao cho phép được bàn giao như thế nào:
A./ Bàn giao giữa các đơn vị quản lý vận hành liên quan đến nơi làm việc.
B./ Bàn giao giữa đơn vị phối hợp cho phép và người chỉ huy trực tiếp. Sau đó người chỉ huy trực tiếp giao lại cho người cho phép của đơn vị quản lý vận hành cho phép 01 bản.
C./ Bàn giao giữa đơn vị phối hợp với Điều độ.
D./ Các câu trên đều đúng.
Câu số 116: Khi nào người cho phép giao 01 bản phiếu công tác cho người chỉ huy trực tiếp
A./ Khi người chỉ huy trực tiếp giao giấy phối hợp cho phép của các đơn vị quản lý vận hành liên quan cho người cho phép.
B./ Khi người chỉ huy trực tiếp đến đơn vị quản lý vận hành để làm thủ cho cho phép vào làm việc.
C./ Khi người cho phép chỉ cho nhóm công tác phạm vi cho phép làm việc.
D./ Sau khi người chỉ huy trực tiếp thực hiện tiếp đất di động và các biện pháp an toàn khác (nếu có), yêu cầu người chỉ huy trực tiếp ghi, ký tên vào phiếu công tác theo quy định.
Câu số 117: Trường hợp nào sau đây phải cử giám sát an toàn điện:
A./ Đơn vị công tác làm công việc căng, kéo dây, lấy độ võng đường dây giao chéo với đường dây ở phía dưới và gần đường dây đang vận hành.
B./ Đơn vị công tác thực hiện theo nhiều phiếu công tác khác nhau.
C./ Công việc không phải cắt điện nhưng có yếu tố nguy hiểm về điện.
D. Công việc liên quan đến nhiều đơn vị quản lý vận hành.
Câu số 118: Trách nhiệm của đơn vị Điều độ
A./ Lập, duyệt phương thức vận hành, kế hoạch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo lịch cắt điện cho các đơn vị quản lý vận hành.
B./ Chỉ huy cắt điện, bàn giao thiết bị cho đơn vị quản lý vận hành
C./ Treo thẻ đánh dấu đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành. Khôi phục lại thiết bị khi đơn vị quản lý vận hành đã khoá hết phiếu công tác.
D./ Cả 03 câu đều đúng.
Câu số 119: Những người có thể làm việc trên cao từ 2m trở lên là:
A./ Công nhân có bậc thợ 2/7 trở lên.
B./ Công nhân tạm tuyển, hợp đồng, học sinh.
C./ Công nhân có bậc thợ 3/7 trở lên.
D./ Công nhân được huấn luyện, kiểm tra quy trình an toàn điện đạt yêu cầu và phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe làm việc trên cao. Đối với công tác cao trên 50m thì trước khi làm việc phải kiểm tra lại sức khỏe.
Câu số 120: Khi thực hiện công việc trên đường dây trên không hoặc trong trạm điện phải có biện pháp tránh ảnh hưởng nguy hiểm điện, từ trường
A./ Do phóng điện từ các bộ phận mang điện.
B./ Do ảnh hưởng của điện trường, cảm ứng từ, cảm ứng tĩnh điện.
C./ Do ảnh hưởng của điện thế chạm, điện áp bước trên nối đất khi có ngắn mạch.
D./ Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu số 121: Không được phép làm việc ở những nơi có cường độ điện trường lớn hơn:
A./ 5kV/m nếu không có phương tiện bảo vệ
B./ 10kV/m nếu không có phương tiện bảo vệ
C./ 15kV/m nếu không có phương tiện bảo vệ
D./ 20kV/m nếu không có phương tiện bảo vệ
Câu số 122: Cho phép làm việc không giới hạn thời gian ở những nơi có cường độ điện trường nhỏ hơn:
A./ 5kV/m
B./ 10kV/m
C./ 15kV/m
D./ 20kV/m
Câu số 123: Người lao động tạm tuyển, hợp đồng ngắn hạn chỉ được phép làm việc trên cao khi:
A./ Người chỉ huy trực tiếp bậc 5 an toàn điện giám sát
B./ Làm việc không có điện
C./ Có người giám sát an toàn điện.
D./ Có lãnh đạo công việc
Câu số 124: Nghiêm cấm những người nào làm việc trên cao?
A./ Công nhân có bậc 2 nghề nghiệp trở lên.
B./ Công nhân có bậc 1 nghề nghiệp trở lên.
C./ Những người uống rượu, bia, ốm, đau, không đạt tiêu chuẩn sức khỏe khi làm việc trên cao.
D./ Công nhân của đơn vị ngoài vào công tác theo phiếu công tác dành cho đơn vị ngoài.
Câu số 125: Làm việc trên cao bắc buộc
A./ Bắt buộc đeo dây an toàn ( trừ trường hợp làm việc trên sàn thao thao tác có lan can bảo vệ chắc chắn.
B./ Dây đeo an toàn không được mắc vào bộ phận di động hoặc không chắc chắn.
C./ Có đầy đủ sức khỏe không bị động kinh, tim mạch, thần kinh... theo quy định của cơ quan y tế có thẩm quyền.
D./ Tất cả các câu trên đều đúng
Câu số 126: Trong khi làm việc trên cao, được mang vác dụng cụ, vật liệu nào lên cao cùng người?
A./ Được mang theo người các dụng cụ như vật liệu, kìm, tuốcnơvít, cờ lê, mỏ lết, búa con và được để trong túi quần, áo.
B./ Được phép mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người.
C./ Không được phép mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người. Chỉ được phép mang theo những dụng cụ nhẹ, nhưng phải đựng trong bao chuyên dụng.
D./ Tất cả các câu trên đều sai.
Câu số 127: Dụng cụ làm việc trên cao được để vào những chỗ nào?
A./ Để chỗ nào cũng được
B./ Để vào chỗ ty leo trụ.
C./ Để trong túi áo, quần.
D./ Để vào những chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào cột sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất.
Câu số 128: Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao và hạ xuống bằng cách nào?
A./ Tung, ném vật liệu lên cao hoặc xuống đất.
B./ Dùng dây buộc để kéo lên hoặc hạ xuống.
C./ Dùng dây buộc trực tiếp hoặc qua puly, người đứng dưới phải giữ một đầu dây và không đứng gần sát vị trí làm việc tính theo phương thẳng đứng
D./ Dùng dây buộc để kéo lên và hạ xuống từ từ qua puly, không cần người ở dưới phải đứng xa chân cột và giữ một đầu dây dưới.
Câu số 129: Khi làm việc trên những mái nhà trơn, dốc thì như thế nào?
A./ Cần có những biện pháp an toàn tránh trượt ngã. Người phụ trách, cán bộ kỹ thuật phải hết sức chú ý theo dõi, nhắc nhở.
B./ Không được làm việc bất cứ lý do gì.
C./ Cả hai câu A và B đều sai.
D./ Cả hai câu A và B đều đúng
Câu số 130: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên thang phải đứng cách ngọn thang ít nhất bao nhiêu mét?
A./ Đứng cách bao nhiêu mét cũng được.
B./ 1.5 mét.
C./ 1.0 mét.
D./ 0.7 mét.
Câu số 131: Chiều rộng chân thang ít nhất:
A./ 0,3m
B./ 0,5m
C./ 0,6m
D./ 0,7m
Câu số 132: Trong điều kiện bình thường, thang di động dựng với mặt phẳng thẳng đứng:
A./ Khoảng cách từ chân thang đến mặt phẳng thẳng đứng dựng thang bằng ¼ chiều dài thang.
B./ Khoảng cách từ chân thang đến mặt phẳng thẳng đứng dựng thang bằng 1/5 chiều dài thang.
C./ Khoảng cách từ chân thang đến mặt phẳng thẳng đứng dựng thang bằng 1/6 chiều dài thang.
D./ Khoảng cách từ chân thang đến mặt phẳng thẳng đứng dựng thang bằng 1/3 chiều dài thang.
Câu số 133: Khi sử dụng thang di động:
A./ Khi dựng thang vào các xà dài, ống tròn phải dùng dây để buộc đầu thang vào vật đó.
B./ Cấm mang vật quá nặng lên thang, trèo lên thang cùng lúc 02 người và đứng trên thang để di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
C./ Không đeo dây an toàn vào thang
D./ Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu số 134: Khi làm việc trên cao từ 2 m trở lên bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn. Dây đeo an toàn được mắc vào những bộ phận nào?
A./ Trên thang di động.
B./ Những bộ phận dễ gẫy, dễ tuột.
C./ Những vật cố định chắc chắn.
D./ Tất cả các câu trên đều sai.
Câu số 135: Người lao động phải tự kiểm tra dây đeo an toàn của mình bằng cách nào
A./ Dùng thiết bị đo để thử dây đeo an toàn tại tổ sản xuất.
B./ Dùng vật nặng tương đương cơ thể để treo thử dây.
C./ Đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất và chụm chân ngã ra sau xem dây có hiện tượng bất thường gì không.
D./ Đeo dây an toàn, đứng trên ty leo ở lỗ trụ thấp nhất và ngã dây xem có hiện tượng bất thường gì không.
Câu số 136: Định kỳ thử nghiệm dây da an toàn là:
A./ 03 tháng
B./ 06 tháng
C./ 01 năm
D./ Theo quy định của nhà sản xuất.
Câu số 137: Trọng lượng thử dây da an toàn là:
A./ 200kh dây cũ, 300 kg dây mới
B./ 225kg dây cũ, 300kg dây mới
C./ 200kg dây cũ, 325kg dây mới
D./ 225kg dây cũ, 350kg dây mới.
Câu số 138: Thời gian thử dây đeo an toàn
A./ 5 phút
B./ 6 phút
C./ 7 phút
D./ 8 phút
Câu số 139: Sau khi thử dây đeo an toàn phải
A./ Ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét tốt xấu vào sổ theo dõi thử dây an toàn.
B./ Dán tem vào dây đã thử còn đạt tiêu chuẩn, chỉ dây nào dán tem mới được sử dụng.
C./ Những dây đeo an toàn không sử dụng được phải lập biên bản và hủy bỏ.
D./ Thực hiện như các câu trên
Câu số 140: Theo Quy trình An toàn điện (ATĐ), dây an toàn sau khi sử dụng xong phải được bảo quản như thế nào?
A./ Phải được treo lên chổ cao.
B./ Để nơi khô ráo, sạch sẽ.
C./ Phải cuộn lại gọn gàng, không để chỗ ẩm thấp mà phải treo lên hoặc để chỗ cao, khô ráo, sạch sẽ.
D./ Tất cả được liệt kê.
Câu số 141: Theo Quy trình an toàn điện thì bậc an toàn đối với người mở cửa lưới kiểm tra thiết bị đang vận hành là:
A./ Bậc 2 an toàn trở lên và phải quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn.
B./ Bậc 3 an toàn trở lên và phải quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn.
C./ Bậc 4 an toàn trở lên và phải quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn.
D./ Bậc 5 an toàn và phải quan sát kỹ phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn..
Câu số 142: Khi đi kiểm tra hoặc ghi chỉ số đồng hồ điện một mình thì:
A./ Không được vượt qua rào chắn hoặc tự ý sửa chữa, lắp đặt thiết bị.
B./ Phải có bật 4 an toàn điện trở lên.
C./ Có thể vượt qua rào chắn nếu vẫn còn đảm bảo khoảng cách an toàn.
D./ Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 143: Những người vào trạm để tham quan, nghiên cứu thì người hướng dẫn là:
A/. Vận hành viên đương ca.
B/. Trưởng ca vận hành đương ca.
C/. Lãnh đạo dơn vị QLVH (hoặc kỹ thuật viên) hướng dẫn.
D/. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu số 144: Những công việc cho phép làm việc khi thiết bị vẫn mang điện phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định là gì?
A/. Lấy mẫu dầu máy biến áp (chú ý kiểm tra nối đất vỏ máy trước).
B/. Lau chùi sứ cách điện bằng vải.
C/. Siết lại dây trung tính bị hở.
D/. Thay tiếp đất vỏ máy biến áp.
Câu số 145: Chỉ được tiến hành những công việc cho phép làm việc khi thiết bị vẫn mang điện phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định khi:
A/. Thiết bị mang điện hạ áp.
B/. Các bộ phận mang điện ở phía trước mặt, người làm việc phải đứng trên nền nhà hoặc giá đở chắc chắn, cấm người làm việc đứng lom khom.
C/. Các bộ phận mang điện ở phía trên đầu, người làm việc phải đứng trên nền nhà hoặc giá đở chắc chắn, cấm người làm việc đứng lom khom.
D/. Các bộ phận mang điện ở phía trước mặt hay ở phía trên đầu, người làm việc phải đứng trên nền nhà hoặc giá đở chắc chắn, cấm người làm việc đứng lom khom..
Câu số 146: Chỉ được phép dùng ampe kìm để đo điện ở thiết bị điện cao áp từ:
A./ 380V
B./ Từ 1kV trở xuống
C./ Từ 22kV trở xuống
D./ Từ 35kV trở xuống
Câu số 147: Khi đo cường độ dòng điện bằng ampe kìm phải trang bị
A./ Găng tay cách điện.
B./ Ủng cách điện.
C./ Thảm cách điện
D./ Găng tay cách điện, ủng cách điện hoặc ghế cách điện tương ứng với cấp điện áp thiết bị
Câu số 148: Khi đo dòng điện ở thiết bị điện hạ áp
A./ Được phép đo ở trường hợp ampe mét đọc riêng, người đo không cần mang thiết bị an toàn.
B./ Được phép đo ở trường hợp ampe mét đọc riêng, người đo mang găng tay cách điện hạ áp.
C./ Được phép đo ở trường hợp ampe mét đọc riêng, người đo đứng trên nền và mang ủng cách điện.
D./ Được phép đo ở trường hợp ampe mét đọc riêng, người đo mang găng tay cách điện và đứng trên thảm cách điện.
Câu số 149: Khi đo cường độ dòng điện hạ áp thì những trường hợp nào sau đây không được phép thực hiện:
A./ Đứng trên nền nhà.
B./ Đứng trên thang di động .
C./ Đứng trên giá đỡ chắc chắn.
D./ Cả 3 trường hợp được nêu đều được phép .
Câu số 150: Biện pháp an toàn khi làm việc trên máy ngắt phải:
A/. Có lệnh của cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép máy ngắt tách khỏi vận hành.
B/. Cắt các cầu dao cách ly trước và sau máy cắt hoặc kéo máy cắt hợp bộ ra khỏi vị trí sửa chữa.
C/. Treo biển báo "Cấm đóng điện! Có người đang làm việc" ở các khóa điều khiển máy cắt.
D/. Đầy đủ cả 03 điều kiện nêu trên.
Câu số 151: Khi tiến hành thử, điều chỉnh việc đóng, cắt máy cắt, người chỉ huy trực tiếp được phép cấp điện vào nguồn điều khiển nhưng phải được sự đồng ý của:
A/. Giám đốc Điện lực.
B/. Lãnh đạo Đội quản lý vận hành.
C/. Người cấp phiếu công tác.
D/. Nhân viên vận hành.
Câu số 152: Khi máy cắt đang làm việc thì được phép làm những việc gì?
A/. Dùng cọ sơn để sơn vỏ máy cắt.
B/. Lau chùi sứ cách điện bằng chổi chuyên dùng gắn trên đầu sào cách điện.
C/. Siết lại dây nối đất vỏ máy.
D/. Không được phép làm việc trên máy cắt khi máy cắt đang vận hành.
Câu số 153: Khi tụ điện đang vận hành
A/. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp.
B/. Không được lấy mẫu dầu tụ điện
C/. Cả 02 câu trên đều đúng.
D/. Cả 02 câu trên đều sai
Câu số 154: khi cắt tụ điện để sửa chữa
A./ Phải xả điện tích tụ điện. Khi phóng điện tích dư của tụ điện phải có điện trở hạn chế, sau đó mới phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư hỏng tụ.
B./ Phải xả điện tích tụ điện. Khi phóng điện tích dư của tụ điện phải dùng dây đồng phóng trực tiếp xuống đất.
C./ Phải xả điện tích tụ điện. Khi phóng điện tích dư của tụ điện phải dây dẫn điện có tiết diện từ 16mm2 trở lên phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư hỏng tụ.
D./ Tất cả các câu trên đều sai.
Câu số 155: Để đảm bảo an toàn cho ắc -quy làm việc tốt thì buồng ắc -quy phải:
A/. Có đủ hệ thống quạt gió, thông hơi.
B/. Trang bị máy lạnh.
C/. Mở cửa thường xuyên cho thoáng.
D/. Tất cả đều đúng.
Câu số 156: Trong buồng riêng chứa a xít đậm đặc được phép để thêm:
A/. Cồn.
B/. Dung dịch trung hòa.
C/. Các chất hoá học khác.
D/. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 157: Khi pha chế a xít thành dung dịch phải thực hiện theo biện pháp nào?
A/. Rót a xít vào bình chứa nước cất rồi quấy đều.
B/. Đổ nước cất vào a xít để pha chế thành dung dịch.
C/. Rót từng tia nhỏ a xít theo đũa thủy tinh vào bình chứa nước cất và luôn luôn quấy đều để tỏa nhiệt tốt.
D/. Lấy một cái chậu bằng sứ hoặc thủy tinh, đổ nước cất và a xít vào cùng một lúc.
Câu số 158: Quy định trong buồng ắc -quy là gì?
A/. Cấm hút thuốc, sử dụng bật lửa, lò sưởi.
B/. Cấm hút thuốc, sử dụng bật lửa nhưng cho phép sử dụng lò sưởi với thời gian ngắn.
C/. Cả 2 câu A và B đều sai.
D/. Cả 2 câu A và B đều đúng
Câu số 159: Trên thành các bình chứa các loại dung dịch, nước cất đều phải như thế nào?
A/. Ghi rõ ràng từng lọai bằng sơn dầu.
B/. Đánh vi tính từng loại rồi dán lên thành.
C/. Ghi rõ ràng từng loại bằng sơn chống a xít.
D/. Tất cả các câu được nêu đều đúng.
Câu số 160: làm việc với a xít, vận chuyển bình axit phải có mấy người
A./ 01 người
B./ 02 người
C./ 01 người đã được huấn luyện chuyên nghiệp.
D./ 02 người chuyên nghiệp, chú ý kiểm tra đường đi trước để tránh trơn, trượt ngã hoặc làm đổ bình.
Câu số 161: Khi thấy dây điện đứt rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng thì phải tìm các biện pháp ngăn ngừa mọi người và cả bản thân mình không được tới gần:
A./ Quá 5 mét.
B./ Quá 10 mét.
C./ Quá 15 mét.
D./ Quá 20 mét.
Câu số 162: Khi tiến hành đo nối đất đường dây đang vận hành thì phải đảm bảo các điều kiện:
A./ Trời không có mưa, giông, sét
B./ Nếu đường dây có bảo vệ bằng dây chống sét thì khi tháo dây nối đất phải mang găng tay cách điện hoặc trước khi tháo đầu dây nối đất ở cột phải được nối tắt tạm thời vào một cọc nối đất.\
C./ Dây nối đất tạm phải có tiết diện tối thiều 10mm2
D./ Bao gồm cả 03 câu trên.
Câu số 163: Khi tiến hành công việc treo biển báo, sửa chân cột, đánh số trụ... trên đường dây cao áp đang vận hành có trèo cao với khỏang cách < 2m so với dây dẫn cuối cùng thì phải thực hiện như sau:
A/. Khi làm việc phải có ít nhất 02 người thực hiện và không sửa các cấu kiện của cột.
B/. Cho phép làm việc 01 người và không sửa các cấu kiện của cột.
C/. Khi làm việc phải có ít nhất 02 người thực hiện và thực hiện theo phiếu công tác
D/. Tất cả đều sai.
Câu số 164: Khi tiến hành công việc trên đường dây giao chéo với đường bộ thì phải thư hiện
A./ Làm rào chắn xung quanh khu vực làm việc.
B./ Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ cử người cảnh giới cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ nếu là ban đêm), đứng cách nơi làm việc với khoảng cách hợp lý về 02 phía để báo hiệu.
C./ Cử người cảnh giới cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ nếu là ban đêm), đứng cách nơi làm việc với khoảng cách hợp lý về 02 phía để báo hiệu.
D./ Cử người cảnh giới cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ nếu là ban đêm), đứng cách nơi làm việc với khoảng cách hợp lý về 02 phía để báo hiệu. Nếu có nhiều xe qua lại thì phải bắc giàn giáo.
Câu số 165: Khi công tác trên chuỗi sứ thì:
A./ Cho phép người di chuyển dọc chuỗi sứ, sau khi đã xem xét chuỗi sứ và các phụ kiện khác quanh chuỗi sứ còn tốt và đầy đủ. Người làm việc phải sử dụng dây đeo an toàn phụ mắc vào xà hoặc đầu trụ.
B./ Không cho phép người di chuyển dọc chuỗi sứ ở bất kỳ trường hợp nào.
C./ Người làm việc phải sử dụng dây an toàn phụ cài chặt vào xà hoặc đầu trụ.
D./ Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 166: Đối với đường dây đã được cắt điện, trường hợp cần thiết:
A/ Cho phép làm việc ban đêm với điều kiện đủ ánh sáng.
B./ Cho phép làm việc ban đêm nếu có người giám sát.
C./ Chỉ cho phép làm việc ban đêm đối với đường dây ưu tiên.
D./ Cả 3 câu nêu trên đều sai.
Câu số 167: Khi có gió cấp mấy thì không được làm việc trên đường dây:
A . Cấp 4 trở lên.
B./ Cấp 5 trở lên.
C./ Cấp 6 trở lên.
D./ Cấp 7 trở lên.
Câu số 168: Khi công tác trên đường dây cao áp đang vận hành thì:
A/. Những công việc tại móng cột và trèo lên cột dưới 2 mét, không tháo dỡ các cấu kiện cột thì được phép làm việc 1 người có bậc 2 an toàn trở lên.
B/. Những công việc tại móng cột và trèo lên cột dưới 2 mét, không tháo dỡ các cấu kiện cột thì được phép làm việc 1 người có bậc 3 an toàn trở lên.
C/. Những công việc tại móng cột và trèo lên cột dưới 3 mét, không tháo dỡ các cấu kiện cột thì phải làm việc 2 người có bậc 2 an toàn trở lên.
D/. Những công việc tại móng cột và trèo lên cột dưới 3 mét, không tháo dỡ các cấu kiện cột thì phải làm việc 2 người có bậc 3 an toàn trở lên.
Câu số 169: Khi công tác sơn xà, phần trên của cột đường dây đang vận hành yêu cầu:
A/.Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà.
B./ Nếu phía trên có dây dẫn, dây chống sét thì phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định và khoảng cách an toàn đến các phần mang điện khác.
C./ Chổi sơn phải làm bằng cán chuyên dùng, không dài quá 10cm. Tránh để sơn rơi trên dây dẫn và sứ.
D/ Gồm A, B và C mới đúng.
Câu số 170: Làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng có chiều dài từ 2 km trở lên đi bên cạnh, hoặc song song và cách đường dây 110kV đang vận hành, thì khoảng cách bao nhiêu được coi là làm việc gần đường dây đang vận hành:
A/. Nhỏ hơn 50m.
B/. Nhỏ hơn 70m.
C/. Nhỏ hơn 100m.
D/. Nhỏ hơn 120m.
Câu số 171: Việc lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường dây cao áp đang có điện:
A/. Không được phép lắp đặt nếu đường dây cao áp giao chéo chưa được cắt điện và thực hiện đầy đủ các tiếp địa.
B/. Cho phép không cắt điện đường dây dẫn điện bên dưới nhưng phải làm giàn giáo để cách ly với đường dây đang mang điện. Trong trường hợp này giàn giáo phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với đường dây đang mang điện bên dưới.
C/. Cả hai trường hợp được nêu đều đúng.
D/. Cả hai trường hợp được nêu đều sai.
Câu số 172: Lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường dây cao áp đang có điện để đề phòng dây bật văng vào dây dẫn đang mang điện phải:
A/. Dùng dây thừng choàng qua dây dẫn ở cả 02 đầu và ghì xuống đất. Dây dẫn và dây chống sét sắp đưa lên cột phải được nối đất, nếu là đường dây giao chéo thì phải nối đất ở 02 phía.
B/. Dùng dây thừng choàng qua dây dẫn ở cả 02 đầu và phải buộc vào vật neo chắc chắn dưới đất. Sau khi nó được néo phải buộc chặt vào cột.
C/. Dùng dây thừng choàng qua dây dẫn ở cả 02 đầu và phải buộc vào vật neo chắc chắn dưới đất. nếu là đường dây giao chéo thì phải nối đất ở 01 phía gần vị trí giao chéo nhất.
D/. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu số 173: Công tác trên đường dây đã cắt điện nằm gần đường dây có điện áp đến 35kV đang vận hành, nếu dùng cáp thép để kéo, quay tời...thì khoảng cách từ cáp thép, dây chằng thép đến đường dây đang vận hành này bảo đảm khoảng cách sau:
A/. 0,6m.
B/. 1,0m.
C/. 1,5m.
D/. 2,5m.
Câu số 174: Khi công tác trên đường dây đã cắt điện chung cột với đường dây đang vận hành có điện áp đến 35kV thì khoảng cách gần nhất của hai mạch bảo đảm khoảng cách sau:
A/. 2,5m.
B/. 1,5m.
C/. 3,0m.
D/. 3,5m.
Câu số 175: Khi công tác trên đường dây đã cắt điện chung cột với đường dây đang vận hành điện áp 110kV, thì khoảng cách gần nhất của hai mạch tối thiểu là bao nhiêu:
A/. 4,0m.
B/. 3,5m.
C/. 3,0m.
D/. 2,5m.
Câu số 176: Khi dựng cột gần đường dây đang mang điện cấm thực hiện
A./ Đặt các phương tiện trục kéo ngay phía dưới dây dẫn của đường dây cao áp đang vận hành.
B./ Dây cáp thép và cáp hãm phải bối trí sao cho khi dây cáp bị bật, đứt không thể văng về phía đường dây đang mang điện.
C./ Cả 02 câu A và B đều đúng.
D./ Cả 02 câu A và B đều sai.
Câu số 177: Khi làm việc với đường dây hạ áp có điện hoặc tiếp xúc trực tiếp với phần có điện hạ áp trong trạm điện thì phải thực hiện theo những quy định sau:
A./ Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn; đi giày hoặc đi ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện.
B./ Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn; đi giày hoặc đi ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện.
C./ Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn; đi giày hoặc đi ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện. Trường hợp làm việc cách phần có điện hạ áp dưới 0,3m phải dùng các tấm cách điện bằng bìa cách điện mi ca, ni lông hoặc ba ke lít để che, chắn.
D./ Phải dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn; đi giày hoặc đi ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện. Trường hợp làm việc cách phần có điện hạ áp dưới 0,3m phải dùng các tấm cách điện bằng bìa cách điện mi ca, ni lông hoặc ba ke lít để che, chắn.
Câu số 178: Trong công tác thay chì đường dây hạ thế đang vận hành, yêu cầu:
A/. Thực hiện khi trời khô ráo, không mưa, gió.
B/. Có thể thực hiện nếu có mưa nhỏ hạt, nhưng khi làm việc phải mang đầy đủ dụng cụ an toàn: kìm cách điện, găng cách điện, tấm cách điện để che phần không chạm vào dây dẫn điện. Cột có chỗ đứng chắc chắn. Quần áo công nhân phải khô ráo
C/. Có thể thực hiện nếu có mưa nhỏ hạt. Cột có chổ đứng chắc chắn. Quần áo công nhân phải khô ráo.
D/. Cấm tuyệt đối công tác này khi trời có mưa dù là mưa nhẹ.
Câu số 179: Trong công tác trên đường dây hạ áp có điện, nếu có đường dây thông tin đi chung cột thì phải làm sao?:
A/. Dùng bút thử điện để kiểm tra dây thông tin có bị chạm vào dây cáp lực, kiểm tra có bị hở, tróc vỏ. Khi công tác phải đứng cao hơn đường dây thông tin.
B/. Không cần kiểm tra, chỉ cần đứng cao hơn đường dây thông tin khi làm việc.
C/. Chỉ cần sử dụng các dụng cụ có cách điện thích hợp khi làm việc.
D/. Cả A, B, C đều sai.
Câu số 180: Quy định về khu vực thí nghiệm cao áp
A./ Phải có rào chắn và người trông coi
B./ Phải có rào chắn và cho bất kỳ ai được vào
C./ Phải có rào chắn và người trông coi. Nếu dùng dây căng rào chắn thi trên dây phải treo biển cảnh báo "Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người".
D./ Phải có rào chắn và người trông coi. Nếu dùng dây căng rào chắn thi trên dây phải treo biển cảnh báo "Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người". Nếu các dây dẫn điện đi qua hành lang, cầu thang, sàn nhà thì phải cử người đứng gác ở những vị trí đặc biệt.
Câu số 181: Khi thực hiện lắp đặt mới hoặc thay thế công tơ, hộp công tơ ở cấp điện áp 220/380V phải có đầy đủ biện pháp an toàn theo
A./ Kế hoạch công tác treo, tháo, lắp đặt công tơ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
B./ Biên bản khảo sát treo, tháo, lắp đặt công tơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
C./ Phương án treo, tháo, lắp đặt công tơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
D./ Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu số 182: Những trường hợp nào sau đây phải cắt điện khi thực hiện lắp đặt mới hoặc thay thế công tơ, hộp công tơ ở cấp điện áp 220/380V
A./ Không thể che chắn, chống chạm chập cho các phần mang điện hở. Vị trí không gian nhỏ khó thực hiện.
B./ Tại các vị trí không đảm bảo khô ráo cho người công nhân đứng làm việc như các cột trên ruộng nước, vùng ngập úng, bùn lầy.
C./ Tại hiện trường nếu phát hiện vị trí làm việc có khả năng ngã đổ hoặc phát hiện công trình khác xung quanh không ổn định có khả năng ngã đổ ảnh hưởng đến vị trí làm việc.
D./ Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu số 183: Khi trèo lên cột để ghi chỉ số điện kế thì phải thực hiện
A./ Dùng bút thử điện hạ áp kiểm tra xà, kết cấu kim loại trên cột, dây thông tin... có điện không.
B./ Tránh va chạm vào những dây điện, các đầu hở của dây thông tin xung quanh hòm đặt công tơ.
C./ Nếu leo cao hơn 2m thì phải thực hiện các biện pháp an toàn làm việc trên cao.
D./ Phải thực hiện như tất cả các câu trên
Câu số 184: Khi ghi chỉ số công tơ trong trạm phải thực hiện
A./ Ghi chỉ số công tơ bằng mắt, không được tiếp xúc hoặc đến gần điểm mang điện mà có thể vi phạm khoảng cách an toàn theo quy định.
B./ Ghi chỉ số công tơ bằng mắt, có thể tiếp xúc với phần mang điện để kiểm tra rõ hơn nhưng phải mang găng tay cách điện.
C./ Ghi chỉ số công tơ bằng mắt, có thể tiếp xúc với phần mang điện nhưng phải mang găng tay cách điện và báo với đơn vị quản lý vận hành trạm.
D./ Tất cả các câu trên đều sai
Câu số 185: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, trường hợp nào quy định nội dung lệnh điều độ?
A./ Cho phép ngừng dự phòng,
B/.Cho phép ngừng bảo dưỡng sửa chữa,
C/.Cho phép đưa vào vận hành các thiết bị thuộc quyền điều khiển.
D/.Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu số 186: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, trường hợp nào không phải nội dung lệnh điều độ?
A/. Thông báo phương thức vận hành.
B/. Thay đổi trị số chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động hóa
C/.Thay đổi nấc phân áp của máy biến áp thuộc quyền điều khiển.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 187: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, trường hợp nào quy định nội dung lệnh điều độ?
A/. Điều chỉnh công suất tác dụng và công suất phản kháng của nguồn điện để đáp ứng tình hình thực tế.
B/. Thay đổi trị số chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động hóa, nấc phân áp của máy biến áp thuộc quyền điều khiển.
C/. Phân bổ, hạn chế công suất phụ tải; sa thải hoặc khôi phục phụ tải.
D/. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu số 188: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, trường hợp nào không phải nội dung lệnh điều độ?
A/. Cho phép tiến hành kiểm tra, thử nghiệm các thiết bị thuộc quyền điều khiển.
B/. Thay đổi trị số chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động hóa.
C/. Chuẩn y các kiến nghị của nhân viên vận hành cấp dưới về vận hành thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia.
D/. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 189: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, trường hợp nào là hình thức lệnh điều độ?
A/. Lời nói.
B/. Tín hiệu để điều khiển trực tiếp thiết bị điện thuộc quyền điều khiển.
C/.Chữ viết.
D/. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu số 190: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, lệnh điều độ bằng lời nói phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, được ghi âm tại các cấp điều độ và được lưu trữ trong thời gian:
A/. Ít nhất 03 tháng.
B/. Ít nhất 06 tháng.
C/. Ít nhất 09 tháng.
D/.Ít nhất 01 năm.
Câu số 191: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, khi có đầy đủ bằng chứng cho thấy nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp không đủ năng lực vận hành hoặc vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy chuẩn, điều lệnh vận hành, nhân viên vận hành cấp trên có quyền:
A/. Đề nghị lãnh đạo trực tiếp của nhân viên vận hành cấp dưới thay thế nhân viên vận hành này.
B/. Đề nghị lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp dưới thay thế nhân viên vận hành này.
C/.Đề nghị lãnh đạo trực tiếp của nhân viên vận hành cấp dưới thay thế nhân viên vận hành này để đảm nhiệm trách nhiệm xử lý sự cố.
D/. Không có quyền yêu cầu thay thế nhân viên vận hành này.
Câu số 192: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, trường hợp không đồng ý với lệnh điều độ của nhân viên vận hành cấp trên, lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp dưới có thể:
A/.Ra lệnh cho nhân viên vận hành dưới quyền mình của mình để thực hiện đúng theo quy định của đơn vị mình.
B/.Kiến nghị với lãnh đạo của nhân viên vận hành cấp trên về lệnh điều độ đó.
C/.Kiến nghị với lãnh đạo của cấp điều độ có quyền điều khiển về lệnh điều độ đó.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 193: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, việc tách đường dây, thiết bị điện được thực hiện theo lệnh hoặc khi có sự cho phép của cấp điều độ có quyền điều khiển. Trường hợp nào dưới đây không nằm trong quy định tách đường dây, thiết bị điện?
1. Đe dọa an toàn đến người làm việc.
2. Đe dọa ổn định của hệ thống điện.
3. Có nguy cơ gây sự cố HTĐ hoặc gây hư hỏng bất kỳ thiết bị nào của Đơn vị quản lý vận hành.
4. Các phần tử của hệ thống điện bị quá tải vượt quá giới hạn cho phép trong trường hợp sự cố.
5. Điện áp trên hệ thống điện vượt ra ngoài phạm vi quy định.
6. Tần số hệ thống điện vượt ra ngoài phạm vi quy định.
7. Vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm, quy định chuyên ngành và các quy định khác của pháp luật.
A/.Trường hợp 4.
B/.Trường hợp 5.
C/.Trường hợp 6.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 194: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, quy định khống chế công suất sử dụng không khẩn cấp:
A/.Điều độ cấp trên có trách nhiệm thông báo khống chế mức công suất sử dụng cho điều độ cấp dưới trong trường hợp phải ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp.
B/.Cấp điều độ phân phối tỉnh hoặc Cấp điều độ phân phối quận, huyện phải thực hiện nghiêm chỉnh biểu đồ phân bổ công suất sử dụng theo kế hoạch đã được điều độ cấp trên thông báo.
C/.Việc khống chế công suất sử dụng khi thiếu nguồn điện chỉ kết thúc khi đã nhận được thông báo từ điều độ cấp trên.
D/.Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu số 195: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, việc cắt tải sự cố do thiếu nguồn điện theo lệnh điều độ tuân thủ theo quy định nào?
A/.Theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải; Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành và Quy trình quy định trình tự, thủ tục sa thải phụ tải trong hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
B/.Theo quy định tại Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành và Quy trình quy định trình tự, thủ tục sa thải phụ tải trong hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
C/.Theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành và Quy trình quy định trình tự, thủ tục sa thải phụ tải trong hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 196: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG quy định, khi xảy ra quá tải hoặc điện áp thấp, cấp điều độ có quyền điều khiển có quyền thực hiện cắt phụ tải điện nhằm hạn chế tối đa các hậu quả. Việc thực hiện cắt tải sự cố do quá tải hoặc điện áp thấp phải tuân thủ quy định nào?
A/.Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành và Quy trình quy định trình tự thủ tục sa thải phụ tải trong hệ thống điện do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
B/.Quy định hệ thống điện truyền tải; Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành và Quy trình quy định trình tự thủ tục sa thải phụ tải trong hệ thống điện do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
C/.Quy định do Đơn vị phân phối và bán lẻ điện ban hành dựa trên Quy trình quy định trình tự thủ tục sa thải phụ tải trong hệ thống điện do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
D/.Cả 3 câu trên đều sai
Câu số 197: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, quy định tuỳ theo mức độ thiếu nguồn điện, điều độ cấp trên sẽ ra lệnh điều độ cấp dưới về việc tiết giảm, điều hòa và khôi phục phụ tải. Các phụ tải điện bị cắt do quá tải hoặc điện áp thấp sẽ được khôi phục lại khi:
A/. Khi có yêu cầu của điều độ cấp trên.
B/. Mức quá tải và điện áp khu vực trở lại giá trị cho phép.
C/.Mức quá tải và điện áp khu vực trở lại giá trị cho phép và phải được sự đồng ý của cấp điều độ có quyền điều khiển trước khi khôi phục lại phụ tải.
D/. Mức quá tải và điện áp khu vực trở lại giá trị cho phép và phải được sự đồng ý của cấp điều độ cấp trên trước khi khôi phục lại phụ tải.
Câu số 198: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, khi thực hiện lệnh điều độ bằng lời nói, nhân viên vận hành (NVVH) cấp dưới phải thực hiện ngay và chính xác lệnh điều độ của NVVH cấp trên. Trường hợp việc thực hiện lệnh điều độ có thể gây nguy hại đến con người, thiết bị thì NVVH cấp dưới có quyền:
A/.Không thực hiện lệnh của NVVH cấp trên.
B/.Chưa thực hiện lệnh lệnh của NVVH cấp trên.
C/.Chưa thực hiện nhưng phải báo cáo với NVVH cấp trên.
D/.Kiến nghị với lãnh đạo đơn vị mình về lệnh của NVVH cấp trên.
Câu số 199: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, khi thực hiện lệnh điều độ bằng lời nói, nếu không có lý do chính đáng về an toàn mà trì hoãn thực hiện lệnh điều độ của nhân viên vận hành (NVVH) cấp trên thì:
A/.Đơn vị gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả gây ra trước pháp luật.
B/.NVVH cấp dưới và đơn vị gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả gây ra trước pháp luật.
C/.NVVH cấp dưới gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả gây ra trước pháp luật.
D/.NVVH cấp dưới và lãnh đạo đơn vị gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả gây ra trước pháp luật.
Câu số 200: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, khi thực hiện lệnh điều độ bằng lời nói, nhân viên vận hành (NVVH) cấp dưới có quyền kiến nghị với NVVH cấp trên khi thấy lệnh điều độ chưa hợp lý. Trong trường hợp kiến nghị nhưng không được NVVH cấp trên chấp nhận thì:
A/.Chưa thực hiện lệnh lệnh của NVVH cấp trên và phải kiến nghị với lãnh đạo đơn vị mình để can thiệp.
B/.Vẫn phải thực hiện đúng lệnh điều độ của NVVH cấp trên và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả.
C/.Chưa thực hiện lệnh lệnh của NVVH cấp trên và phải kiến nghị với lãnh đạo của NVVH cấp trên để can thiệp.
D/.Không thực hiện lệnh lệnh của NVVH cấp trên.
Câu số 201: Theo Quy định hiện nay của Công ty, phiếu thao tác theo kế hoạch trong phạm vi 01 Tổ trực điện khu vực, người viết phiếu là:
A/.Nhân viên vận hành đương ca.
B/.Nhân viên được giao nhiệm vụ viết phiếu.
C/.Nhân viên vận hành trực chính (trưởng ca).
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 202: Theo Quy định hiện nay của Công ty, phiếu thao tác theo kế hoạch trong phạm vi 01 Tổ trực điện khu vực, người duyệt phiếu là:
A/. Tổ trưởng.
B/.Tổ trưởng hoặc Tổ phó.
C/.Người được ủy quyền.
D/.Nhân viên vận hành trực chính (trưởng ca).
Câu số 203: Theo Quy định hiện nay của Công ty, phiếu thao tác đột xuất trong phạm vi 01 Tổ trực điện khu vực, người viết phiếu là:
A/.Nhân viên vận hành đương ca.
B/.Nhân viên trực chính.
C/.Nhân viên trực phụ.
D/. Nhân viên vận hành được giao nhiệm vụ viết phiếu.
Câu số 204: Theo Quy định hiện nay của Công ty, phiếu thao tác đột xuất trong phạm vi 01 Tổ trực điện khu vực, người duyệt phiếu là:
A/. Tổ trưởng hoặc Tổ phó.
B/. Nhân viên phụ trách ca trực (trưởng ca).
C/.Nhân viên phụ ca.
D/.Nhân viên được giao nhiệm vụ duyệt phiếu.
Câu số 205: Theo Quy định hiện nay của Công ty, các hình thức chuyển phiếu thao tác đến nhân viên vận hành trực tiếp thao tác được thực hiện theo hình thức nào:
A/.Chuyển qua mạng nội bộ Công ty; chuyển trực tiếp hoặc fax.
B/.Chuyển qua mạng nội bộ Công ty; email; chuyển trực tiếp hoặc fax.
C/.Chuyển qua mạng nội bộ Công ty; email; hoặc fax.
D/.Chuyển qua email; chuyển trực tiếp hoặc fax.
Câu số 206: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, trong chế độ vận hành bình thường, việc thao tác thiết bị có điện áp từ 01kV (một) trở lên, kể cả trường hợp thao tác không quá ba bước đều phải:
A/.Có phiếu thao tác đã được phê duyệt.
B/.Có lệnh thao tác.
C/.Có phiếu công tác hoặc lệnh công tác.
D/.Bao gồm cả hai câu a và b.
Câu số 207: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, người ra lệnh là người có quyền ra lệnh thao tác, bao gồm:
A/.Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca nhà máy điện; Trưởng kíp trạm điện.
B/.Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca nhà máy điện; Trưởng kíp trạm điện; Nhân viên trưởng ca trực thao tác lưới điện phân phối.
C/.Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca nhà máy điện; Trưởng kíp trạm điện; Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện của trung tâm điều khiển.
D/.Điều độ viên tại các cấp điều độ; Trưởng ca nhà máy điện; Trưởng kíp trạm điện; Trưởng ca nhà máy điện hoặc Trưởng kíp trạm điện của trung tâm điều khiển; Nhân viên trưởng ca trực thao tác lưới điện phân phối.
Câu số 208: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, đơn vị Quản lý vận hành phải tổ chức đào tạo, kiểm tra, diễn tập kỹ năng thao tác cho nhân viên vận hành ít nhất:
A/.6 tháng 1 lần.
B/.Mỗi năm 1 lần.
C/.Hai năm 1 lần.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 209: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi:
A/.Người thao tác đã thao tác xong.
B/.Người nhận lệnh báo cáo cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành.
C/.Người thao tác đã thao tác xong và báo cáo cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành.
D/.Người giám sát thao tác báo cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành.
Câu số 210: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, trường hợp thao tác đơn giản có số bước không quá 03 bước thì đơn vị nào được phép không cần lập phiếu thao tác:
A/.Các cấp Điều độ.
B/.Cấp điều độ Công ty, trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa.
C/.Các cấp điều độ, trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa.
D/.Các cấp điều độ và trung tâm điều khiển xa.
Câu số 211: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, trường hợp đơn vị Quản lý vận hành tự viết, duyệt và thực hiện phiếu thao tác, thì:
A/. Trước khi thao tác cần phải báo cho Cấp điều độ có quyền điều khiển để nắm tình hình.
B/.Trước khi thao tác cần có sự cho phép của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
C/.Đơn vị Quản lý vận hành phải thỏa thuận trước với Cấp Điều độ có quyền điều khiển về thời điểm thao tác.
D/.Không cần sự cho phép mà chỉ cần đến đúng thời điểm thao tác được ghi trong phiếu thao tác.
Câu số 212: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, trong trường hợp xử lý sự cố, việc thao tác bắt buộc phải có phiếu thao tác chỉ được áp dụng tại đơn vị nào:
A/.Các trạm 110kV và các Tổ trực điện khu vực.
B/.Tại tất cả các đơn vị thao tác trực tiếp.
C/.Các cấp Điều độ, Các trạm điện và các Tổ trực điện khu vực.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 213: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, mẫu phiếu thao tác ban hành kèm theo thông tư 44/2014/TT-BCT được quy định tại phụ lục mấy:
A/.Phụ lục 1.
B/.Phụ lục 2.
C/.Phụ lục 3.
D/.Phụ lục 4.
Câu số 214: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, trong trường hợp vận hành bình thường, việc thao tác thiết bị có cấp điện áp nào bắt buộc phải có phiếu thao tác?
A/.Trên 1 kV.
B/.Từ 01 kV trở lên.
D/.Trên 10 kV.
C/.Trên 15 kV.
Câu số 215: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, những phiếu thao tác đã thực hiện xong phải được lưu trữ trong thời gian bao lâu?
A/.Ít nhất 03 tháng.
B/.Ít nhất 06 tháng.
C/.Phiếu thao tác phải được lưu lại trong hồ sơ điều tra trong trường hợp có xảy ra sự cố hoặc tai nạn.
D/.Bao gồm cả hai câu a và c.
Câu số 216: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, phiếu thao tác theo kế hoạch phải được chuyển tới nhân viên vận hành trực tiếp thao tác trước thời gian dự kiến bắt đầu thao tác ít nhất bao lâu:
A/.15 phút.
B/.30 phút.
C/.45 phút.
D/.60 phút.
Câu số 217: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, khi thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong phiếu thao tác, người giám sát hoặc người thao tác cần liên hệ với ai để giải thích (chỉ được thực hiện thao tác khi đã hiểu rõ các bước thao tác)?
A/.Người viết phiếu hoặc người duyệt phiếu.
B/.Người viết phiếu hoặc người ra lệnh.
C/.Người duyệt phiếu hoặc người ra lệnh.
D/.Người duyệt phiếu hoặc người nhận lệnh.
Câu số 218: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, trong quá trình thao tác, nếu thấy trình tự thao tác không hợp lý thì người giám sát hoặc người thao tác:
A/.Được phép thay đổi trình tự thao tác sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
B/.Không được thay đổi trình tự thao tác khi chưa được phép của người ra lệnh.
C/.Không được thay đổi trình tự thao tác khi chưa được phép của người duyệt phiếu.
D/.Không được thay đổi trình tự thao tác khi chưa được phép của người viết phiếu.
Câu số 219: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, trong quá trình thao tác, nếu có xuất hiện cảnh báo hoặc có những trục trặc về thiết bị và những hiện tượng bất thường, người giám sát hoặc người thao tác phải:
A/.Ngừng thao tác và gọi cho đơn vị Quản lý vận hành đến để kiểm tra tìm nguyên nhân trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
B/.Ngừng thao tác để kiểm tra tìm nguyên nhân trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
C/.Tiếp tục thực hiện tất cả các thao tác đúng theo trình tự trong phiếu thao tác.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 220: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, mọi thao tác thiết bị điện nhất thứ đều phải có hai người phối hợp thực hiện: 01 người giám sát và 01 người thao tác trực tiếp, trong đó quy định người giám sát hoặc người thao tác phải:
A/.Trước khi tiến hành thao tác phải ký, ghi rõ họ tên vào phiếu thao tác
B/.Kiểm tra sự tương ứng, phù hợp của sơ đồ kết dây thực tế với sơ đồ trong phiếu thao tác trước khi tiến hành thao tác.
C/.Trong mọi trường hợp, hai người đều chịu trách nhiệm như nhau về thao tác.
D/.Cả 03 câu trên đều đúng.
Câu số 221: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, trước khi thao tác dao tiếp địa, việc kiểm tra đường dây hoặc thiết bị đã mất điện được căn cứ vào:
A/.Trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn và thông số điện áp trên thiết bị đó.
B/.Trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn và thiết bị thử điện chuyên dụng.
C/.Trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn.
D/.Một trong hai câu a hoặc b đều đúng.
Câu số 222: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, trước khi thao tác dao tiếp địa, việc kiểm tra đường dây hoặc thiết bị đã mất điện được căn cứ vào:
A/.Thông số điện áp trên thiết bị đó hoặc thiết bị thử điện chuyên dụng.
B/.Trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn.
C/.Trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn và thông số điện áp trên thiết bị đó hoặc thiết bị thử điện chuyên dụng.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 223: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, trường hợp đơn vị Quản lý vận hành tự viết, duyệt và thực hiện phiếu thao tác, trước khi thao tác phải:
A/.Được sự cho phép của Điều độ Công ty.
B/.Được sự cho phép của Điều độ Điện lực.
C/.Được sự cho phép của cấp điều độ có quyền điều khiển.
D/.Được sự cho phép của Lãnh đạo trực tiếp đơn vị.
Câu số 224: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, để khép mạch vòng trên lưới điện phân phối, tại điểm khép mạch vòng cần thỏa mãn điều kiện nào?
A/.Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: δ ≤ 15o và chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: ∆U ≤ 10%.
B/.Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: δ ≤ 30* và chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: ∆U ≤ 10%.
C/.Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: δ ≤ 30o và chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: ∆U ≤ 5%.
D/.Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: δ ≤ 15o và chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: ∆U ≤ 5%.
Câu số 225: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, việc đặt tên và đánh số thiết bị chính và phụ trợ được quy định:
A/.Các thiết bị chính phải đánh số theo quy định của đơn vị, các thiết bị phụ trợ phải đánh số theo thiết bị chính.
B/.Các thiết bị chính phải đánh số theo quy định của đơn vị, các thiết bị phụ trợ không cần thiết phải đánh số theo thiết bị chính.
C/.Các thiết bị chính phải đánh số theo quy định của đơn vị, các thiết bị phụ trợ phải đánh số theo thiết bị chính và thêm các ký tự tiếp theo để phân biệt.
D/.Các thiết bị chính phải đánh số theo quy định của đơn vị, các thiết bị phụ trợ không cần thiết phải đánh số theo thiết bị chính, chỉ cần có cách đánh số khác để phân biệt.
Câu số 226: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, Đối với các thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia đã được đánh số theo quyết định của các cấp điều độ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì:
A/.Được phép giữ nguyên tên các thiết bị điện này hoặc đánh số lại theo đề nghị của Đơn vị quản lý vận hành.
B/.Được phép giữ nguyên tên các thiết bị điện này hoặc đánh số lại theo đề nghị của cấp Điều độ có quyền điều khiển.
C/.Đơn vị quản lý vận hành và cấp Điều độ có quyền điều khiển phải phối hợp để đặt tên, đánh số lại theo đúng quy định của Thông tư này.
D/.Đơn vị quản lý vận hành phải đặt tên, đánh số lại theo đúng quy định của Thông tư này.
Câu số 227: Thông tư Quy trình thao tác trong HTĐQG, quy định?
A/.Quy định trình tự thực hiện thao tác; các thao tác cơ bản của thiết bị điện của nhà máy điện, trạm điện, lưới điện có điện áp từ 01 kV trở lên trong chế độ vận hành bình thường của HTĐ quốc gia.
B/. Quy định trình tự thực hiện thao tác; các thao tác cơ bản của thiết bị điện của nhà máy điện, trạm điện, lưới điện có điện áp trên 01kV trong chế độ vận hành bình thường của HTĐ quốc gia.
C/. Quy định trình tự thực hiện thao tác; các thao tác cơ bản của thiết bị điện của nhà máy điện, trạm điện, lưới điện có điện áp từ 01 kV trở lên trong các chế độ vận hành của HTĐ quốc gia.
D/.Quy định trình tự thực hiện thao tác; các thao tác cơ bản của thiết bị điện của nhà máy điện, trạm điện, lưới điện có điện áp trên 01kV trong các chế độ vận hành của HTĐ quốc gia.
Câu số 228: Theo thông tư Quy trình thao tác trong HTĐQG, trước khi tiến hành thao tác, người thao tác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ kết dây thực tế với sơ đồ trong phiếu thao tác. Nếu sơ đồ trong phiếu thao tác không đúng với sơ đồ kết dây thực tế:
A/.Phải viết lại phiếu thao tác khác phù hợp với sơ đồ kết dây thực tế theo quy định như trong trường hợp viết và duyệt phiếu thao tác đột xuất.
B/.Phải thay đổi nội dung thao tác trong phiếu thao tác để phù hợp với sơ đồ kết dây thực tế và phải được sự đồng ý của người duyệt phiếu và phải ghi vào mục "Các sự kiện bất thường trong thao tác" của phiếu thao tác và sổ nhật ký vận hành.
C/.Phải kiến nghị với Điều độ viên đương ca có quyền điều khiển để quyết định.
D/.Câu ( A ) hoặc ( B ) đều đúng.
Câu số 229: Theo thông tư Quy trình thao tác trong HTĐQG, mạch tự động đóng lại đường dây phải được khóa (chuyển sang vị trí không làm việc) trong trường hợp:
A/. Trong thời gian công tác sửa chữa nóng.
B/. Trước khi đóng điện nghiệm thu đường dây lần đầu.
C/. Trong thời gian công tác sửa chữa nóng và trước khi đóng điện nghiệm thu.
D/.Hai câu ( A ) & ( B ) đều đúng.
Câu số 230: Theo thông tư Quy trình thao tác trong HTĐQG, quy định về thao tác trong điều kiện thời tiết xấu (ngoài trời có mưa tạo thành dòng chảy trên thiết bị điện, giông sét, ngập lụt, gió từ cấp 06 trở lên (gió từ cấp 06 đến cấp 7 gọi là áp thấp nhiệt đới)):
A/.Không được thực hiện thao tác ngoài trời tại vị trí đặt thiết bị điện trong điều kiện thời tiết xấu.
B/.Thao tác được thực hiện từ phòng điều khiển và không cần thiết phải kiểm tra ngay trạng thái tại chỗ của thiết bị đóng cắt.
C/.Hai câu ( A ) & ( B ) đều đúng.
D/.Hai câu ( A ) & ( B ) đều sai.
Câu số 231: Theo thông tư Quy trình thao tác trong HTĐQG, máy cắt cần phải được đưa ra kiểm tra, bảo dưỡng trong trường hợp:
A/.Đã cắt tổng dòng ngắn mạch hoặc số lần cắt ngắn mạch đến mức quy định.
B/.Thời gian vận hành hoặc số lần thao tác đóng cắt đến mức quy định.
C/.Thông số vận hành không đạt các tiêu chuẩn của nhà chế tạo hoặc tiêu chuẩn quy định.
D/.Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu số 232: Theo thông tư Quy trình thao tác trong HTĐQG, quy định thao tác dao cách ly:
A/.Dao cách ly được phép thao tác không điện hoặc thao tác có điện khi dòng điện thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo Quy trình vận hành dao cách ly do Đơn vị quản lý vận hành ban hành.
B/.Điều kiện thao tác dao cách ly tại chỗ được quy định tại Quy trình vận hành dao cách ly do Đơn vị quản lý vận hành ban hành, nhưng không được trái với quy định tại Thông tư này.
C/.Ngay sau khi kết thúc thao tác, dao cách ly cần được kiểm tra vị trí các lưỡi dao đã đóng cắt hết hành trình hoặc tiếp xúc tốt trừ trường hợp thao tác xa đối với trạm điện, nhà máy điện không người trực vận hành.
D/.Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu số 233: Theo thông tư Quy trình thao tác trong HTĐQG, Nếu do điều kiện công việc cần phải cắt các dao tiếp địa cố định đường dây mà vẫn có người công tác trên đường dây thì :
A/.Phải cắt các dao tiếp địa cố định trước, đóng tiếp địa khác hoặc đặt tiếp địa di động thay thế. Sau khi đã hoàn thành công việc thì phải đóng lại các dao tiếp địa cố định trước rồi mới gỡ bỏ các tiếp địa di động.
B/.phải đóng tiếp địa khác hoặc đặt tiếp địa di động thay thế trước khi cắt các dao tiếp địa này. Sau khi đã hoàn thành công việc thì phải gỡ bỏ các tiếp địa di động và đóng lại các dao tiếp địa cố định.
C/.Phải đóng tiếp địa khác hoặc đặt tiếp địa di động thay thế trước khi cắt các dao tiếp địa này. Sau khi đã hoàn thành công việc thì phải đóng lại các dao tiếp địa cố định trước rồi mới gỡ bỏ các tiếp địa di động.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 234: Theo Thông tư quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, cho phép nhân viên vận hành không cần lập phiếu thao tác nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác trong trường hợp:
A/.Xử lý sự cố.
B/.Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại các cấp điều độ, trung tâm điều khiển hoặc thao tác bằng điều khiển từ xa.
C/.Một trong hai câu a hoặc b.
D/.Cả hai câu a và b đều sai.
Câu số 235: Theo Thông tư Quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, khi độ chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: ∆U ≤ 10%, phương án nào cho phép khép mạch vòng trên lưới phân phối?
A/.Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: δ ≤ 15o.
B/.Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: δ ≤ 20o.
C/.Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: δ ≤ 30o.
D/.Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu số 236: Theo Thông tư Quy định Quy trình thao tác trong HTĐQG, khi góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: δ ≤ 30o, phương án nào cho phép khép mạch vòng trên lưới phân phối?
A/.Độ chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: ∆U ≥ 5%
B/.Độ chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: ∆U ≤ 10%
C/.Độ chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm khép vòng: ∆U ≤ 20%
D/.Cả 2 câu a và b đều đúng.
Câu số 237: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện là:
A/.Chế độ vận hành có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
B/.Chế độ vận hành có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép theo quy định tại Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
D/.Chế độ vận hành có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép theo quy định của Đơn vị Quản lý vận hành thiết bị ban hành.
C/.Bao gồm cả 3 câu trên
Câu số 238: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, sự cố là:
A/.Sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do tác động từ một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc gây mất an toàn cho của hệ thống điện.
B/.Sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do tác động từ một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động không bình thường gây ngừng cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.
C/.Sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do tác động từ một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc mất ổn định, mất an toàn và không đảm bảo chất lượng điện năng của hệ thống điện.
D/.Sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do tác động từ một hoặc nhiều nguyên nhân dẫn đến hoạt động không bình thường, gây ngừng cung cấp điện hoặc không đảm bảo chất lượng điện năng của hệ thống điện.
Câu số 239: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, trường hợp nào không quy định về nguyên tắc xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia:
1. Nhân viên vận hành có trách nhiệm áp dụng các biện pháp xử lý sự cố theo quy định để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn ngừa sự cố lan rộng.
2. Nhân viên vận hành có trách nhiệm nhanh chóng khôi phục việc cung cấp điện cho khách hàng, đặc biệt là các phụ tải quan trọng và đảm bảo chất lượng điện năng về tần số, điện áp.
3. Nhân viên vận hành phải nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị đã được tách ra khi sự cố, phân tích các hiện tượng sự cố, dự đoán thời gian khôi phục.
4. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố được truyền đi bằng lời nói hoặc bằng tín hiệu điều khiển.
5. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố phải chính xác, ngắn gọn và rõ ràng.
6. Điều độ viên cấp trên ra lệnh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về lệnh của mình trong quá trình xử lý sự cố.
7. Trong thời gian xử lý sự cố, nghiêm cấm sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc phục vụ điều độ vào các mục đích khác.
A/.Trường hợp 2.
B/.Trường hợp 4.
C/.Trường hợp 7.
D/.Cả 3 câu trên đều sai
Câu số 240: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, Trong quá trình xử lý sự cố, Nhân viên vận hành phải tuân thủ theo:
A/.Các quy định của Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG.
B/.Các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy định chuyên ngành, quy định khác của pháp luật.
C/.Các quy định của Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, các quy chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn Việt Nam, quy trình, quy định chuyên ngành, quy định khác của pháp luật và tiêu chuẩn an toàn của thiết bị điện do nhà chế tạo quy định.
D/.Bao gồm cả hai câu a và b.
Câu số 241: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống trong trường hợp tự động đóng lại thành công, yêu cầu Điều độ viên phải:
A/.Thực hiện thu thập thông tin từ các trạm điện đầu đường dây bị sự cố, kiểm tra tình trạng của máy cắt, thiết bị bảo vệ và tự động,
B/.Giao đoạn đường dây được xác định có sự cố thoáng qua cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra bằng mắt với lưu ý đường dây đang mang điện và vị trí nghi ngờ sự cố.
C/.Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
D/.Bao gồm cả 3 câu trên
Câu số 242: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, trong trường hợp khẩn cấp không thể trì hoãn được như: hỏa hoạn nơi đường dây đi qua hoặc thiết bị không đủ tiêu chuẩn vận hành có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn thiết bị; hoặc có lũ lụt dẫn đến mức nước cao hơn mức nước thiết kế của đường dây đe dọa mất an toàn và các thông tin khác do Đơn vị quản lý vận hành thông báo, Điều độ viên phải xử lý:
A/.Chỉ huy thao tác cắt đường dây theo quy trình và phải chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình.
B/.Chỉ huy thao tác cắt đường dây theo quy trình và không chịu trách nhiệm về thao tác xử lý sự cố của mình.
C/.Chưa đến mức để chỉ huy thao tác cắt đường dây nhưng phải liên tục theo dõi.
D/.Tùy tình hình cụ thể mà đưa ra hướng xử lý khác cho phù hợp.
Câu số 243: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, xử lý của Điều độ viên khi đường dây dưới 35kV bật trong trường hợp gió cấp 06 trở lên:
A/.Không được phép đóng lại đường dây bị bật trong trường hợp gió cấp 06 trở lên.
B/.Chủ động cho khóa tự đóng lại của các máy cắt đường dây.
C/.Việc đóng điện trở lại được thực hiện sau khi Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra sơ bộ đường dây bằng mắt và không phát hiện bất thường.
D/.Bao gồm cả 3 câu trên
Câu số 244: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp 35kV trở xuống. Trường hợp đối với các đường dây có phân đoạn, nếu đã đóng điện lần thứ nhất không thành công, thì:
A/.Tiến hành phân đoạn tại điểm đã được quy định cụ thể, khoanh vùng để phát hiện và cô lập đoạn đường dây bị sự cố, nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng;
B/.Dựa vào tín hiệu rơ le bảo vệ, thiết bị báo sự cố, dòng ngắn mạch (nếu đo được) để phân đoạn;
C/.Thực hiện các biện pháp an toàn để giao đoạn đường dây bị sự cố vĩnh cửu cho Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, sửa chữa.
D/.Bao gồm cả 3 câu trên
Câu số 245: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, quy định đối với đường dây hỗn hợp trên không và cáp có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống bị nhảy do sự cố:
A/.Không được phép đóng lại đường dây này.
B/.Được phép đóng lại 01 (một) lần đường dây (kể cả lần tự động đóng lại).
C/.Trường hợp đóng lại không thành công, Nhân viên vận hành phải tiến hành phân đoạn (nếu có phân đoạn) để đóng lại đường dây trên không theo quy định và thực hiện thí nghiệm kiểm tra cách điện đoạn cáp của đường dây này.
D/.Bao gồm cả 2 câu b và c.
Câu số 246: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, quy định đối với đường cáp có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống có nhiều trạm đấu chuyển tiếp trên không bị nhảy do sự cố:
A/.Không được phép đóng lại đường dây này.
B/.Được phép đóng lại 01 (một) lần đường dây (kể cả lần tự động đóng lại).
C/.Trường hợp đóng lại không thành công, Nhân viên vận hành phải tiến hành phân đoạn (nếu có phân đoạn) để đóng lại đường dây trên không theo quy định và thực hiện thí nghiệm kiểm tra cách điện đoạn cáp của đường dây này.
C/.Bao gồm cả 2 câu b và c.
Câu số 247: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, việc tự động đóng lại một lần đối với đường cáp do đơn vị nào quy định:
Đơn vị quản lý vận hành đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
A/.Đơn vị quản lý vận hành đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
B/.Cấp điều độ có quyền điều khiển đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
C/.Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển tính toán và đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 248: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, việc tự động đóng lại một lần đối với đường dây trên không do đơn vị nào quy định:
A/.Đơn vị quản lý vận hành đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
B/.Cấp điều độ có quyền điều khiển đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
C/.Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển tính toán và đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 249: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, việc tự động đóng lại một lần đối với đường cáp có nhiều trạm đấu nối chuyển tiếp trên không do đơn vị nào quy định:
A/.Đơn vị quản lý vận hành đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
B/.Cấp điều độ có quyền điều khiển đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
C/.Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển tính toán và đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 250: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, việc tự động đóng lại một lần đối với đường dây hổn hợp trên không và cáp do đơn vị nào quy định:
A/.Đơn vị quản lý vận hành đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
B/.Cấp điều độ có quyền điều khiển đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
C/.Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển tính toán và đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Câu số 251: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố trong HTĐQG, trường hợp tác động sai hoặc từ chối tác động của trang thiết bị rơle bảo vệ và tự động hoặc phát hiện có hư hỏng trong thiết bị, nhân viên vận hành thiết bị có trách nhiệm phải thông báo ngay với đơn vị nào:
A/.Cấp điều độ có quyền điều khiển.
B/.Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị bảo trì, thí nghiệm của đơn vị.
C/.Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị quản lý vận hành thiết bị.
D/.Cấp điều độ có quyền điều khiển hoặc Đơn vị quản lý vận hành thiết bị.
Câu số 252: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, định nghĩa dao động điện áp là sự biến đổi biên độ điện áp so với điện áp danh định trong thời gian:
A/.Dài hơn 01 phút.
B/.Dài hơn 02 phút.
C/.Dài hơn 03 phút.
D/.Dài hơn 05 phút.
Câu số 253: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, định nghĩa lưới điện phân phối là:
A/.Phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp từ 01 kV đến 35 kV.
B/.Phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp từ 01 kV đến 110 kV.
C/.Phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp từ đến 35 kV.
D/.Phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp đến 110 kV.
Câu số 254: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, định nghĩa Rã lưới là
A/.Sự cố mất liên kết giữa các nhà máy điện dẫn đến mất điện một phần hay toàn bộ hệ thống điện miền hoặc hệ thống điện quốc gia.
B/.Sự cố mất liên kết giữa các nhà máy điện, trạm điện dẫn đến mất điện một phần hay toàn bộ hệ thống điện miền hoặc hệ thống điện quốc gia.
C/.Sự cố mất liên kết giữa các nhà máy điện dẫn đến mất điện toàn bộ hệ thống điện miền hoặc hệ thống điện quốc gia.
D/.Sự cố mất liên kết giữa các nhà máy điện, trạm điện dẫn đến mất điện toàn bộ hệ thống điện miền hoặc hệ thống điện quốc gia.
Câu số 255: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, định nghĩa Sa thải phụ tải là
A/.Quá trình cắt phụ tải ra khỏi lưới điện khi có sự cố trong hệ thống điện nhằm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, được thực hiện thông qua hệ thống tự động sa thải phụ tải hoặc lệnh điều độ.
B/.Quá trình cắt phụ tải ra khỏi lưới điện khi có quá tải cục bộ ngắn hạn nhằm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, được thực hiện thông qua hệ thống tự động sa thải phụ tải hoặc lệnh điều độ.
C/.Quá trình cắt phụ tải ra khỏi lưới điện khi có sự cố trong hệ thống điện hoặc khi có quá tải cục bộ ngắn hạn nhằm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, được thực hiện thông qua lệnh điều độ.
D/.Bao gồm cả 2 câu a và b.
Câu số 256: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, quy định tần số danh định trong hệ thống điện quốc gia là 50 Hz. Trong điều kiện bình thường, tần số hệ thống điện được dao động?
A/.Trong phạm vi 50 ± 0,02 Hz.
B/.Trong phạm vi 50 ± 0,05 Hz.
C/.Trong phạm vi 50 ± 0, 2 Hz.
D/.Trong phạm vi 50 ± 0,5 Hz.
Câu số 257: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, quy định trong trường hợp hệ thống điện chưa ổn định, tần số hệ thống điện được phép dao động?
A/.Trong phạm vi 50 ± 0,02 Hz.
B/.Trong phạm vi 50 ± 0,05 Hz.
C/.Trong phạm vi 50 ± 0, 2 Hz.
D/.Trong phạm vi 50 ± 0,5 Hz.
Câu số 258: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, quy định trong chế độ vận hành bình thường, điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện là:
A/.Dao động trong khoảng ± 05 %;
B/.Dao động trong khoảng + 10% và - 05 %;
C/.Dao động trong khoảng + 5% và - 10 %;
D/.Dao động trong khoảng ± 10 %;
Câu số 259: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, quy định trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong quá trình khôi phục vận hành ổn định sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp do sự cố:
A/.Dao động trong khoảng + 05 % và - 5 % so với điện áp danh định.
B/.Dao động trong khoảng + 10 % và - 5 % so với điện áp danh định.
C/.Dao động trong khoảng + 05 % và - 10 % so với điện áp danh định.
D/.Dao động trong khoảng + 10 % và - 10 % so với điện áp danh định.
Câu số 260: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, quy định trong chế độ sự cố nghiêm trọng hệ thống điện truyền tải hoặc khôi phục sự cố, cho phép mức dao động điện áp?
A/.Dao động trong khoảng + 05 % và - 5 % so với điện áp danh định.
B/.Dao động trong khoảng + 10 % và - 5 % so với điện áp danh định.
C/.Dao động trong khoảng + 05 % và - 10 % so với điện áp danh định.
D/.Dao động trong khoảng + 10 % và - 10 % so với điện áp danh định.
Câu số 261: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, quy định trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không vượt quá?
A/.01 % so với điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
B/.03 % so với điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
C/.05 % so với điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
D/.10 % so với điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
Câu số 262: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ chính đối với thiết bị trên lưới trung áp được quy định?
A/.Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép 31,5 kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố 0,5 giây.
B/.Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép 31,5 kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố 0,15 giây.
C/.Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép 25 kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố 0,5 giây.
D/.Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép 25 kA và thời gian tối đa loại trừ sự cố 01 giây.
Câu số 263: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, quy định thời gian chịu đựng dòng ngắn mạch lớn nhất của thiết bị đối với lưới trung và hạ áp tối thiểu là bao lâu?
A/.Tối thiểu 03 giây
B/.Tối thiểu 02 giây
C/.Tối thiểu 01 giây
D/.Tối thiểu 0,5 giây
Câu số 264: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, chỉ số SAIDI về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối là:
A/.Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
B/.Chỉ số về thời gian mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối.
C/.Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
D/.Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối.
Câu số 265: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, chỉ số SAIFI về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối là:
A/.Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
B/.Chỉ số về thời gian mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối.
C/.Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
D/.Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối.
Câu số 266: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, chỉ số MAIFI về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối là:
A/.Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
B/.Chỉ số về thời gian mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối.
C/.Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối.
D/.Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối.
Câu số 267: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, chỉ số SAIDI về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối được tính toán:
A/. Bằng tổng số thời gian mất điện của Khách hàng sử dụng điện mà thời gian mất điện kéo dài từ 05 phút trở xuống chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện của Đơn vị phân phối điện.
B/.Bằng tổng số thời gian mất điện kéo dài trên 05 phút của Khách hàng sử dụng điện chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện mua điện của Đơn vị phân phối điện.
C/.Bằng tổng số lượt Khách hàng sử dụng điện bị mất điện kéo dài trên 05 phút chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện mua điện của Đơn vị phân phối điện.
D/.Bằng tổng số lượt Khách hàng sử dụng điện bị mất điện mà thời gian mất điện kéo dài từ 05 phút trở xuống chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện của Đơn vị phân phối điện.
Câu số 268: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, chỉ số SAIFI về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối được tính toán:
A/.Bằng tổng số thời gian mất điện của Khách hàng sử dụng điện mà thời gian mất điện kéo dài từ 05 phút trở xuống chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện của Đơn vị phân phối điện.
B/.Bằng tổng số thời gian mất điện kéo dài trên 05 phút của Khách hàng sử dụng điện chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện mua điện của Đơn vị phân phối điện.
C/.Bằng tổng số lượt Khách hàng sử dụng điện bị mất điện kéo dài trên 05 phút chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện mua điện của Đơn vị phân phối điện.
D/.Bằng tổng số lượt Khách hàng sử dụng điện bị mất điện mà thời gian mất điện kéo dài từ 05 phút trở xuống chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện của Đơn vị phân phối điện.
Câu số 269: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, chỉ số MAIFI về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối được tính toán:
A/.Bằng tổng số thời gian mất điện của Khách hàng sử dụng điện mà thời gian mất điện kéo dài từ 05 phút trở xuống chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện của Đơn vị phân phối điện.
B/.Bằng tổng số thời gian mất điện kéo dài trên 05 phút của Khách hàng sử dụng điện chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện mua điện của Đơn vị phân phối điện.
C/.Bằng tổng số lượt Khách hàng sử dụng điện bị mất điện kéo dài trên 05 phút chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện mua điện của Đơn vị phân phối điện.
D/.Bằng tổng số lượt Khách hàng sử dụng điện bị mất điện mà thời gian mất điện kéo dài từ 05 phút trở xuống chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện của Đơn vị phân phối điện.
Câu số 270: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, bộ chỉ số "Độ tin cậy cung cấp điện toàn phần" được sử dụng để đánh giá chất lượng cung cấp điện cho khách hàng mua điện của Đơn vị phân phối điện và được tính toán theo quy định tại Điều 12 Thông tư này khi không xét trường hợp ngừng cung cấp điện do nguyên nhân nào?
A/. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối đề nghị cắt điện hoặc Do sự cố thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối.
B/.Thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn điện để được khôi phục cung cấp điện.
C/.Do các sự kiện bất khả kháng, ngoài khả năng kiểm soát của Đơn vị phân phối điện hoặc do Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối điện vi phạm quy định của pháp luật theo Quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công Thương ban hành.
D/.Bao gồm cả 3 câu trên
Câu số 271: Theo Thông tư Quy định Hệ thống điện phân phối, bộ chỉ số "Độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối" là một trong các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Đơn vị phân phối điện được tính toán theo quy định tại Điều 12 Thông tư này khi không xét trường hợp ngừng cung cấp điện do nguyên nhân nào?
A/.Do mất điện từ hệ thống điện truyền tải;
B/.Sa thải phụ tải theo lệnh điều độ của Cấp điều độ có quyền điều khiển;
C/.Cắt điện khi xét thấy có khả năng gây mất an toàn nghiêm trọng đối với con người và thiết bị trong quá trình vận hành hệ thống điện.
D/.Bao gồm cả 3 câu trên
Câu số 272: Theo Thông tư Quy định Quy trình Điều độ HTĐQG, trường hợp nào dưới đây không nhằm mục đích điều khiển lưới điện:
1. Tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa.
2. Thí nghiệm vận hành.
3. Đóng điện nghiệm thu công trình mới.
4. Thí nghiệm nghiệm thu, thí nghiệm hệ thống bảo vệ rơle và tự động của Đơn vị quản lý vận hành.
5. Xử lý sự cố thiết bị do nghi ngờ có sự cố hoặc sự cố có khả năng xảy ra.
6. Sửa chữa khẩn cấp.
7. Điều khiển điện áp;
8. Thay đổi trào lưu công suất trên hệ thống điện phù hợp với khả năng tải của đường dây, thiết bị điện và an toàn hệ thống.
A/.Trường hợp 2, 3, 4.
B/.Trường hợp 2, 4, 7.
C/.Trường hợp 2, 3, 4, 7.
D/.Cả 3 câu trên đều sai.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro