SẤP NHẬP
3. SÁP NHẬP
3.1 Khái niệm và các hình thức
a. Khái niệm
- Sáp nhập (merger) là thuật ngữ chỉ sự hợp nhất của hai hay nhiều doanh nghiệp đang tồn tại thành một doanh nghiệp mới, nó mô tả tình trạng các hãng độc lập sau sáp nhập cùng có quyền sở hữu trong doanh nghiệp mới. Sau sáp nhập quy mô của doanh nghiệp được tăng lên một cách đáng kể.
- Thuật ngữ sáp nhập chỉ đơn thuần nói đến một kiểu sở hữu gia nhập mà không kể đến sáp nhập được khởi sướng bằng các hãng, hay bằng sự tiếp quản và bị tiếp quản của các hãng khác. Sáp nhập được tiến hành bằng những con đường:
+ Tự nguyện là con đường phổ biến
+ Thôn tính là con đường ít phổ biến
- Sáp nhập đang trở thành một xu thế phổ biến trong điều kiện cạnh tranh hiện nay
Trong giai đoạn phát triển hiện tại của nền kinh tế thế giới, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, cạnh tranh đang diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Do hạn chế về khả năng và các nguồn lực, các DN buộc phải hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất, tiêu thụ, trong nghiên cứu và phát triển. Bởi vậy, đặc điểm nổi bật trong cạnh tranh quốc tế tiến tới toàn cầu hóa hiện nay là cạnh tranh trong hợp tác.
b. Các hình thức
Sáp nhập ngang (horizontal merger): điều này xảy ra khi các hãng trong một ngành như nhau sản xuất sản phẩm như nhau hay giống hệt nhau hợp nhất (kết hợp) lại. Sáp nhập ngang là sự sáp nhập diễn ra giữa các DN cạnh tranh nhau.
Ngoài ra sáp nhập ngang còn được hiểu là sự sáp nhập của những hãng sản xuất sản phẩm bổ sung.
Sáp nhập dọc (vertical merger). Điều này xảy ra khi một hãng sản xuất một hàng hóa trung gian (hay một yếu tố của sản xuất) liên kết với một hãng sản xuất sản phẩm cuối cùng, mà hãng này sử dụng hàng hóa trung gian hay là khi hai công ty có một mối quan hệ mua bán tiềm tàng trước khi đến một sáp nhập hợp nhất.
Sáp nhập hỗn hợp (conglomerate merger). Điều này xảy ra khi các hãng đang sản xuất những sản phẩm ít được liên hệ sáp nhập lại dưới quyền sở hữu như nhau.
3.2 Những lý do khiến sáp nhập xảy ra
1. Các hãng sáp nhập vì mục đích giảm cạnh tranh trên thị trường do đó làm tăng lợi nhuận của các hãng đã được sáp nhập. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy.
2. Các hãng sáp nhập vì mục đích tăng quy mô, có tính kinh tế theo phạm vi, điều đó làm cho họ hy vọng sau sáp nhập sẽ làm giảm thấp chi phí và vì thế làm tăng thị phần, lợi nhuận.
3. Những vụ sáp nhập xuất hiện khi có một chênh lệch đối với đánh giá giá trị trong những điều kiện kinh doanh trong tương lai không chắc chắn. Người mua có một số lí do lạc quan hơn về tương lai của hãng hơn là người bán, hoặc là người mua có thể tin tưởng người mua có thể điều khiển DN mới để kiếm được sự sinh lợi nhiều hơn khi người bán giữ nguyên sự độc lập của mình trước sáp nhập.
4, Ngoài lý do lợi nhuận, những thứ khác như là uy tín, quyền kiểm soát một đơn vị rộng lớn cũng là nguyên nhân khiến sáp nhập xảy ra.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro