Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Sao cui dlcm

CÂU 1:

            So sánh Luận cương chính trị (10/1930) với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

v                                    Giống nhau:

- Chiến lược phát triển cách mạng là độc lập dân tộc gắn liền CNXH.

- Nội dung cách mạng tư sản dân quyền là chống ĐQ và chống PK.

- Thống nhất vai trò của các lực lượng cơ bản của cách mạng là vai trò lãnh đạo của công nhân và động lực mạnh của cách mạng, cuả nông dân.

- Phương pháp cách mạng là bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang.

- Đoàn kết quốc tế: CMVN là 1 bộ phận của cách mạng thế giới.

- Vai trò lãnh đạo của Đảng trong tiến trình cách mạng là sự thắng lợi của cách mạng.

- Đều bàn về vấn đề CM

- Xác đinh vai trò của Đảng và giai cấp công nhân trong sự nghiệp CM

- Chỉ ra mối quan hệ trong nước và quốc tế.

-Đoàn kết quốc tế

v                                    Khác nhau:

- Luận cương chính trị (10/1930) không đưa ra nhiệm vụ chống ĐQ lên hàng đầu, không nêu ra mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và TD Pháp.

            - Đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc, chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo 1 bộ phận địa chủ nhỏ và vừa tham gia cách mạng. Do đó, luận cương không đề ra được 1 liên minh dân tộc va giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống ĐQ xâm lược và tay sai.

v                                    Nguyên nhân:

- Luận cương chưa phân tích  những mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa nữa PK của Việt Nam.

- Do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề giai cấp, dân tộc trong cách mạng thuộc địa.

- Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khuynh hướng “Tả” của quốc tế cộng sản và 1 số Đảng Cộng sản trong thời gian đó.

- Luận cương đã không chấp nhận những điểm mới, sáng tạo trong Chính cương của Nguyễn Ái Quốc.

CÂU 2:

Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa:

-         Từ ngày 13-15/8/1945,Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào nhận định: cơ hội giành chính quyền đã tới và quyết định toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân đồng minh đến.

-         Đêm 13/8/1945,UB khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa.

-         16/8/1945,ĐH Quốc dân tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa và quyết định thành lập UB giải phóng dân tộc Việt Nam.

-         Từ 14-28/8/1945,cuộc khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.

-         2/9/1945,Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập.

Nguyên nhân thắng lợi:

-         Bối cảnh quốc tế thuận lợi.

-         Là kết quả của 15 năm chuẩn bị và rèn luyện qua các phong trào cách mạng.

-         Tinh thần đoàn kết của toàn Đảng,toàn dân

-         Vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài học kinh nghiệm:

-         giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.

-         Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công nông.

-         Lợi dụng mâu thuẩn trong hàng ngũ kẻ thù.

-         Kiên quyết dùng bạo lực CM và biết sử dụng lực lượng CM một cách thích hợp.

-         Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa,nghệ thuật chọn đúng thời cơ.

-         Xây dựng 1 Đảng Mác-Leenin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

CÂU 3

Những nội dung cơ bản của CNH-HĐH trong thời kỳ quá độ lên CNXH.Đảng ta nêu ra quan niệm về CNH-HĐH như sau: CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản,toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh,dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội,từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ,phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Đại hội X của Đảng chỉ rõ:” chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng,lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa,hiên đại hóa đất nước theo định hướng CNXH gắn với phát trine kinh tế trí thức.phải coi trọng kinh tế trí thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH,HĐH”.

  Nội dung cơ bản của quá trình này:

-         phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức.kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người việt nam với tri thức mới nhất của nhân loại.

-         Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đát nước,ở từng vùng,từng địa phương,từng dự án kinh tế- xã hội.

-         Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lí theo ngành,lĩnh vực và lãnh thổ.

Giảm chi phí trung gian,nâng cao năng xuất lao động của tất cả các ngành,khu vực,nhất là các ngành,khu vực có sức cạnh tranh cao

 * M ục tiêu CNH- HĐH:

- Cải biến nước ta từ 1 nước NN lạc hậu trở thành 1 nước CN hiện đại.Trong nước CN hiện đại này có cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ SX tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng SX có mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng,an ninh vững mạnh

- xây dựng cơ sở vật chất hiện đại cho CNXH.

- sớm đưa nước tar a khỏi tình trạng kém phát triển

- Đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước CN nhưng theo hướng hiện đại

* Quan điểm CNH- HĐH:

- CNH gắn với HĐH, gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đó là lợi thế của các nước đi sau không phải nóng vội duy ý chí. Vì vậy ĐH 10 đã chỉ rõ  đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của CNH-HĐH

- CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, và hội nhập kinh tế quốc tế. CNH- HĐH không chỉ là việc của nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. CNH-HĐH hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại của thế giới

- Con người là yếu tố cơ bản cho sự nghiệp phát triển nhanh và bền vựng. Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu là: vốn, KH-CN, con người, cơcấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước thì con người là yếu tố quyết định. Chúng ta cần pgải biết CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, nguồn nhân lực phải giỏi, phải đủ số lượng lẫn chất lượng…

- KH và CNghệ là nền tảng và động lực CNH- HĐH. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc công nghệ mới nhất là CN sinh học, CNTT, CN vật liệu mới

- Phát triển nhanh hiệu quả và bền vững tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng XH bảô vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

-         CÂU 4: CNH-HĐH phải gắn liền với phát triển nền kinh tế trí thức:

Nên kinh tế tri thức là bước tiến nhảy vọt,vượt bậc của ll sản xuất xã hội,trong đó tri thức trở thành hình thức cơ bản nhất của vốn.sự tăng trưởng kinh tế từ dựa vào nguồn lực vật chất chuyên sang dựa chủ yếu vào trí tuệ của con người.

-         nền kinh tế trí thức hình thành và phát triển là kết quả của sự phát triển khoa học và công nghệ và kinh tế thị trường.

-         Trong nền kinh tế tri thức máy móc không chỉ thay thế lao động cơ bắp mà còn thay thế lao động trí óc,nhân lên trí óc của con người.

-         Sự giàu có,thịnh vượng của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào năng lực trí tuyej hơn là năng lực tài nguyên,tài nguyên có hạn mà năng lực của con người thì vô hạn.

-         Nếu trong kinh tế công nghiệp công nghệ chủ đạo là cơ khí,hóa học hóa,điện khí hóa thì trong kinh tế trí thức đó là số hóa và tự động hóa.

-         Tạo ra của cải và nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu là nhờ nghiên cứu,sáng tạo ra công nghệ mới,sản phẩm mới chứ không chỉ là tối ưu hóa và hoàn thiện cái đã có.

-         Đẩy mạnh CNH-HĐN nông nghiệp nông thôn,giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp,nông dân,nông thôn.

-         Phát triển nhanh hơn công nghiệp,xây dựng và dịch vụ.

-         Phát triển kinh tế vùng.

-         Phát triển kinh tế biển.

-         Chuyển đổi cơ cấu dịch vụ lao động,cơ cấu công nghệ.

-         Bảo vệ,sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia,cải thiện môi trường tự nhiên.

CÂU 5:

Khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hóa:

- Có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế.

- Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam trong quá trình tiến lên CNXH từ một nền kinh tế kém phát triển, tiềm lực khoa học công nghệ còn thâp.

- Muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc.

- Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh việc hội nhập, tiếp thu công nghệ mới.

CÂU 6:

 Mục tiêu, quan điểm, chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kì đổi mới

* Mục tiêu:

- nhằm xây dựng,hoàn thiên nền dân chủ XHCN

- phát huy đầy đủ quyền làm chủ nhân dân, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân

* Quan điểm :

- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới cơ chế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới HTCT

- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HTCT không phải là hạ thấp hay thay đổi bản của nó mà làm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, làm cho HTCT hoạt động có hiệu quả hơn phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện

- Đổi mới một HTCT một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi hình thức và có cách làm phù hợp

- Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thanhfcuar HTCT với nhau và với XH thúc đẩy XH phát triển phát huy quyền làm chủ của nhân dân

* Chủ trương xây dựng HTCT

- Xây dựng Đảng trong HTCT( đổi mới về phương thức hoạt động)

- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

-Xây dựng MTTQ và các tổ chức chính trị XH trong HTCT :

CÂU 7:

- Xây dựng hệ thống CCVS mang đặc điểm VN:

   + Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hoá bằng pháp luật

   + Xác định nhà nước trong thời kì quá độ là nhà nước CCVS

   + Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động XH

   + Nhiệm vụ chung của mặt trận và các đoàn thể đảm bảo cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của nhà nước

   + Xác đinh mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ. Đó là cơ chế chung trong quản lý toàn bộ XH.

Bản chất:

-         Mang bản chất của giai cấp công nhân.

-         Quyền lực thuộc về nhân dân,nhà nước của nhân dân,do nhân dân và vì nhân dân,dưới sự lãnh đạo của Đảng.

-         Bản chất thống nhất không đối kháng của hệ thống của chính trị ở nước ta.

Đặc điểm hệ thống chính trị VN hiện nay:

-         lấy CN Mác-Leenin & tư tưởng HCM làm nền tảng và làm kim chỉ nam cho hành động.

-         Đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt nam.

-         Hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

-         Đảm bảo tính thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân,tính dân tộc rộng rãi.

CÂU 8:

 

- Cơ hội:

+ Xu thế hòa bình , hợp tác phát triển , xu thế toàn cầu hóa

+ Hội nhập kinh tế quốc tế , tạo điều kiện nước vươn lên tiến kịp thời đại

+ Mở rộng thị trường XK hàng hóa và phát triển dịch vụ

-                     Thách thức :

+  Phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh

+ Những loại tội phạm xuyên quốc gia

- thách thức trong nước :

+ Trình độ phát triển kinh tế còn thấp, chịu ảnh hưởng của tư duy cũ

+ Lợi dụng toàn cầu hóa , các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài dân chủ nhân quyền , chống phá chế độ chính trị và sự ổn định , phát triển của nước ta

- Mục tiêu đối ngoại :

+ Giữ vững môi trường hòa bình ổn định, tạo điều quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội

+ Mở rộng đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp nội lực và ngoại lực để đẩy mạnh CNH-HĐH

+ phát huy vai trò, nâng cao vị thế VN trong quan hệ Quốc tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì HB,ĐLDC,và tiến bộ XH

-                     Nhiệm vụ:

+ Củng cố và tăng cường quan hệ với ĐCS công nhân cánh Tả và mở rộng quan hệ với Đảng cầm quyền

+ Phát triển công tác đối ngoại theo phương châm chủ động , linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả

+ Chủ động tích cực tham gia đấu tranh chung vì quyền con người

+ Đẩy mạnh công tác văn hóa thông tin đối ngoại

+ Chăm lo đào tạo , bồi dưỡng đội ngũ làm công tác đối ngoại

+ Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tham mưu vè đối ngoại

+ Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đối ngoại

CÂU 9:Xu thế toàn cầu hóa,những tác động tích cực và tiêu cực:

 

A, sự xuất hiện:từ đầu những năm 80 của thế kỷ xx,trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.Đây là quá trình mối liên hệ,những ảnh hưởng tác động,phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực,các quốc gia trên thế giới.

B,biểu hiện:

- sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- sự sát nhập và hợp tác các công ti thành những tập đoàn lớn,nhất là các công ty khoa học-kỹ thuật nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

- sự ra đời của các tổ chức liên kết quốc tế,thương mại,tài chính quốc tế và khu vực.các tổ chức này có vai trò quyết định những vấn đề chung của quốc tế và của khu vực.

C, tác động:

Tích cực:

-         thúc đẩy nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất,đưa lại sự tăng trưởng cao.

-         Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế,nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của kinh tế.

Tiêu cực

-         làm trầm trọng thêm sự bất công của xã hội,cách biệt giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.

-         Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn về kinh tế,tài chính lẫn chính trị.

-         Tạo ra nguy cơ dánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc laapk tự chủ của các quốc gia.

Như vậy toàn cầu hóa là một xu thế khách quan,một mặt tạo ta thời cơ lịch sử,là cơ hội rất lớn,mặt khác cũng tạo ra những thách thức to lớn đối với các nước trên thế giới.

CÂU 10:nhu cầu tăng cưởng quan hệ đối ngoại của việt nam:

-         Việt nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước muốn làm bạn với Việt nam.

+ xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện với LX và các nước XHCN

+ Củng cố và tăng cường đoàn kết hợp tác với Lào và CPC.

+ Mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước không liên kết và các nước đang phát triển

+ Đấu tranh với sự bao vây cấm vận của các thế lực thù địc

-         đưa các quan hệ đã được thiếp lập vào chiều sâu,ổn định và bền vững.

-         Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp.

-         Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thể chế kinh tế phù hợp với WTO.

-         Đẩy mạnh cải cách hành chính,nâng cao hiệu quả hiệu lực của bộ máy nhà nước.

-         Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế

 

- Giải quyết tôt vấn đề VH- XH –Môi trường trong quá trình hội nhập

- Giữ vững và tăng cường QPAN vững trong quá trình hội nhập

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng,ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân

- Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng quản lý của Nhà nước với các hoạt động đối ngoại

+ Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính

+ Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, da dạng hóa quan hệ đối ngoại

+ Nắm vững 2 mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế

+ Mở rộng quan hệ mọi quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới

+ Kết hợp đối ngoại của Đảng , đối ngoại nhà nước, đối ngoại nhân dân

+ Giữ vững ổn định chính trị KTXH

+ Giữ vững bản sắc dân tộc

+ Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

+ Phát huy tối đa nội lực đi đoi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà Nước

+ Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo cảu Đảng đồng thời phát huy vai trò nhà nước, MTTQ và đoàn thể nhân dân,tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #zxuzxuzxu