sang 0
Tiên tri: Dự ngôn và nhân sinh (Phần 1)
Vạn cổ nhân gian có định số, trên đầu ba thước có thần linh. Rất nhiều dự ngôn cổ kim, Trung Quốc và nước ngoài đã không ngừng ứng nghiệm khiến người ta kinh ngạc. Từ khi nhân loại tiến vào xã hội văn minh, dự ngôn vẫn không ngừng đi theo cuộc sống của nhân loại, khiến người ta cảm thấy vừa thần bí vừa kính nể. Vì sao người triều Đường có thể biết được những sự việc xảy ra ngày hôm nay? Vì sao người Tây phương có thể biết được sự việc sẽ phát sinh của Trung Quốc? Đây là lý do chuyên mục “Tế ngữ nhân sinh” của chúng tôi đặc biệt chế tác ba tập thượng, trung, hạ trong tiết mục chuyên đề hôm nay—”Dự ngôn và nhân sinh”.
Người dẫn chương trình
Trong tiết mục này, chúng ta có một vị khách mời đặc biệt, ông Tống Thần Quang, để giải đáp những nghi hoặc cho chúng ta. Ông Tống có nghiên cứu và kiến giải rất độc đáo về khoa học nhân thể, Trung Y và Kinh Dịch, v.v. Trong tập thượng này, Tống tiên sinh sẽ giới thiệu khái quát về nguồn gốc của dự ngôn, đặc điểm và ảnh hưởng của nó đối với toàn bộ cuộc sống xã hội chúng ta. “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn triều Minh, “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc và “Các Thế Kỷ” của Nostradamus người Pháp, v.v. giữa chúng có điểm nào chung? Đối với lịch sử đương thời và hiện tại, chúng có ảnh hưởng như thế nào?
【Tế ngữ nhân sinh】Dự ngôn và nhân sinh (thượng)
Người dẫn chương trình: Thân ái chào quý vị khán giả. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đàm luận về chủ đề dự ngôn. Nói tới dự ngôn, mọi người đã không còn bỡ ngỡ nữa. Các bậc thánh hiền tiên tri, tiên giác thời cổ đại từ mấy trăm cho tới mấy nghìn năm trước, đã đem dự ngôn lưu cấp cho nhân loại ngày hôm nay. Họ làm vậy để làm gì? Dự ngôn và nhân loại có quan hệ như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ chuyên môn nói về chủ đề dự ngôn. Chúng tôi đã mời một vị khách mời đặc biệt, đó là ông Tống Thần Quang. Ông Tống, xin chào ông.
Tống Thần Quang: Xin chào.
Người dẫn chương trình: Đối với khoa học nhân thể, kinh lạc và Kinh Dịch, ông đều có rất nhiều nghiên cứu. Ngoài ra nghe nói ông cũng nghiên cứu rất sâu về dự ngôn?
Tống Thần Quang: Trước đây tôi cũng có làm một số việc về dự ngôn, chính là dùng Kinh Dịch để dự đoán sự việc, bởi vì trước đây tôi vẫn luôn nghiên cứu Trung Y. Trung Y giảng “Kinh Dịch và Trung Y là có duyên với nhau”. Kinh Dịch có thể thông qua biến hóa Âm-Dương để dự báo sự phát triển của sự việc, và lý luận của Trung Y cũng lấy học thuyết Âm-Dương làm cơ sở. Sau đó tôi cũng đem nghiên cứu Kinh Dịch và chẩn đoán Trung Y kết hợp lại, để dự đoán một số bệnh tật phát sinh, v.v.
Người dẫn chương trình: Nói tới dự ngôn, từ cổ chí kim, vẫn luôn có rất nhiều dự ngôn lưu truyền. Chỉ sau khi sự việc phát sinh, người ta mới cảm thán sự tài tình của các nhà tiên tri. Từ đó cảm thấy dự ngôn vừa huyền diệu, vừa không thể không tin. Như vậy để mở đầu tiết mục này, ông sẽ nói với chúng tôi điều gì trước, dự ngôn nào nhỉ?
Tống Thần Quang: Các dự ngôn này là của một số người đạo hạnh rất cao; họ dùng một ngôn ngữ ẩn dụ tương đối khó hiểu để tiết lộ với chúng ta một số thiên cơ quan hệ mật thiết với vận mệnh chúng ta, tức “chân tướng”. Chúng ta biết rằng, trong lịch sử có rất nhiều dự ngôn đều là do những người đạo hạnh rất thâm sâu sáng tác, ví dụ Gia Cát Lượng, Tể Tướng nước Thục thời Tam quốc, ông đã viết “Mã Tiền Khóa”, tiên tri những sự việc sau thời đại Tam quốc. Còn có Lưu Bá Ôn, là quân sư khai quốc triều Minh của Hoàng Đế Chu Nguyên Chương, ông đã viết “Thiêu Bính Ca”, “Kim Lăng tháp bi văn”, tiên tri một số sự tình sau triều Minh. Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong, hai vị này là đại thần triều Đường, họ đã viết dự ngôn “Thôi Bối Đồ” tiên tri những sự việc sau triều Đường. Còn có một số dự ngôn do hòa thượng và đạo sĩ viết, ví dụ Bộ Hư Đại sư, Vương Bột, Huyền Diệu Đạo, v.v. Ngoài Trung Quốc cũng có rất nhiều dự ngôn, như “Thánh Kinh • Khải Huyền”, “Các Thế Kỷ” của Nostradamus người Pháp, “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc, dự ngôn của bộ lạc Hopi ở Bắc Mỹ, hay tiên tri của người Maya, v.v. Những dự ngôn này đều tiên tri về những sự việc ngày hôm nay, và thực ra đều rất có quan hệ với mỗi cá nhân chúng ta.
Người dẫn chương trình: Tức là đều có quan hệ với mỗi cá nhân chúng ta. Đây là điều chúng tôi rất quan tâm. Dự ngôn và mỗi cá nhân chúng ta rốt cuộc có quan hệ như thế nào?
Tống Thần Quang: Chúng ta biết rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni trong lịch sử từng giảng về thời mạt pháp. Vậy thì mạt pháp là gì? Chính là nhân tâm đã không được nữa rồi, đạo đức suy đồi rồi. Nếu nhân tâm lại trượt tiếp xuống nữa, thì sẽ phát sinh điều gì? Từ rất nhiều dự ngôn, chúng ta có thể thấy được, nào là đại kiếp nạn, đại tai nạn, thẩm phán tối hậu, v.v. những từ kiểu như thế. Vậy nếu những điều này thực sự xảy ra, thì nó liên quan đến ai trước? Tất nhiên là nhân loại. Mọi người hẳn đều đã nghe nói về con thuyền Noah và đại hồng thủy, kỳ thực là trừng phạt của Thượng Đế khi con người không còn tốt nữa. Vì thế, dự ngôn có thể nói là cảnh tỉnh của Thần đối với nhân loại.
Người dẫn chương trình: Cảnh tỉnh gì vậy ạ?
Tống Thần Quang: Như tôi vừa nói qua, cảnh tỉnh của Thần đối với nhân loại, thực ra là nhắm vào chính con người. Bởi vì người là do Thần tạo ra mà, ví như Tây phương có thuyết về Jehovah tạo ra con người, Đông phương có thuyết về Nữ Oa tạo ra con người, còn có thuyết về các Thần khác tạo người nữa. Do đó chúng ta thấy các dự ngôn Đông và Tây phương đều nhất trí với nhau, còn có dự ngôn của các dân tộc khác nữa.
Người dẫn chương trình: Ông vừa mới đề cập tới một số dự ngôn và nhà tiên tri, vậy thì xin ông giới thiệu một chút về chỗ giống và chỗ khác giữa các dự ngôn này được không ạ?
Tống Thần Quang: Nói về chỗ giống, nếu như thử xem một số dự ngôn, thì sẽ phát hiện ra rằng bất chấp sự khác biệt về thời gian, khu vực, phương thức dự ngôn, chúng đều giống nhau một điểm là tiên tri về một đại sự sẽ phát sinh vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, từ đó khiến nhân loại và toàn bộ vũ trụ nằm trong một biến đổi lớn chưa từng có. Thứ hai, những dự ngôn này đều đề cập đến việc nhân loại sẽ phải trải qua một đợt đại đào thải, rồi sau đó tiến nhập vào một thời kỳ tốt đẹp. Kể từ những năm 70 thế kỷ trước, một số người quan tâm đến vận mệnh nhân loại đã đầu tư rất nhiều công sức nhằm giải mã dự ngôn “Các Thế Kỷ” của nhà tiên tri người Pháp thế kỷ 16, Nostradamus. Sau khi đối chiếu với rất nhiều sự kiện đã được “Các Thế Kỷ” tiên tri đúng, họ bắt đầu lo lắng về vận mệnh nhân loại cuối thế kỷ 20.
Người dẫn chương trình: “Các Thế Kỷ” của Nostradamus đã tiên tri điều gì vậy ạ?
Tống Thần Quang: “Các Thế Kỷ” tiên tri rằng vào cuối thế kỷ 20 sẽ phát sinh một sự kiện trọng đại quan hệ đến từng cá nhân của nhân loại. Sự kiện gì vậy? “Các Thế Kỷ” đề cập đến sự kiện mang tính hủy diệt nhân loại vào năm 1999.
Người dẫn chương trình: Năm 1999 đã qua rồi mà, đại hủy diệt đã không phát sinh, vậy chẳng phải Nostradamus đã dự đoán không chuẩn là gì?
Tống Thần Quang: Không thể nhận xét như vậy được. Từ tiên tri của Nostradamus, chúng ta thấy các dự đoán khác của ông đều ứng nghiệm, chẳng hạn rất nhiều đại sự kiện và nhân vật phát sinh tại các nơi trên thế giới trong mấy trăm năm qua, như Napoleon, đại cách mạng Pháp, đại chiến thế giới, sự suy bại của phong trào cộng sản hay sự kiện tấn công khủng bố chấn động thế giới ngày 11 tháng 9, v.v. Chúng đều ứng nghiệm cả. Chỉ riêng tiên tri về đại hủy diệt vào năm 1999 là vẫn chưa được thực hiện.
Người dẫn chương trình: Vì sao vậy ạ?
Tống Thần Quang: Thực ra ông đã tiên tri đại hủy diệt sẽ phát sinh nhưng dựa trên một số tiền đề. Điều này đã được nhắc đến trong cuộc đối thoại giữa Notradamus và Hoàng Hậu Catherine, vợ Vua Henry II. Nostradamus nói: “Trận chiến tranh này sẽ phát sinh, trừ khi có một loại tình huống xuất hiện. Vào thời điểm cuối thiên niên kỷ này, ngọn lửa chiến tranh và phá hoại sẽ lan khắp toàn thế giới. Nhưng như thần vừa nói, chỉ có một con đường để được miễn. Chỉ khi xuất hiện tình huống này, thì đại chiến loạn mang tính hủy diệt mới không xảy ra.” Ông lại nói tiếp: “Vào cuối thiên niên kỷ này, tức tháng 7 năm 1999 (ghi chú: lời tiên tri nổi tiếng), trước khi Đại vương Khủng bố xuống thế gian, cũng là cuối thiên niên kỷ này, thế giới sẽ gặp tai họa từ Mars vĩ đại, sau đó phát sinh đại chiến loạn chưa từng có. Nếu đến lúc ấy, một sự kiện khác xuất hiện, tức khiến Mars vĩ đại mất đi ma lực, thì mới không phát sinh đại chiến tranh. Chỉ cần sự kiện ấy xuất hiện, vào cuối thiên niên kỷ này, nhân loại mới được miễn diệt vong”. Ông còn có một câu nói tương tự trong một trường hợp khác, đó là đến khi ấy nếu như xuất hiện một loại tình huống khác, thì hủy diệt cũng có thể được miễn. Còn sự kiện ấy là gì, thì còn chưa rõ, tuy nhiên chỉ cần xuất hiện trước năm 1999.
Người dẫn chương trình: Năm 1999 đã qua lâu rồi mà, tai nạn hủy diệt nhân loại ấy đã không phát sinh nữa, vậy chắc sự kiện này đã xảy ra rồi.
Tống Thần Quang: Tiên tri của Nostradamus đối với tháng 7 năm 1999 là như thế này:
“Năm 1999, tháng 7,
Để Đại vương Angoulmois phục sinh,
Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,
Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ,
Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người.”
Người dẫn chương trình: Nostradamus nói năm 1999, tháng 7 Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống. Đại vương Khủng bố nào vậy? Hắn ta đã hạ xuống nơi nào?
Tống Thần Quang: Đại vương Khủng bố không phải là chỉ một cá nhân nào gây khủng bố, mà là sự tình mà cá nhân này, hoặc các cá nhân này làm là cực kỳ khủng bố. Sự tình nào vậy? Chúng ta thử xem xem tháng 7 năm 1999 đã phát sinh sự kiện gì. Lật lại lịch sử một chút, ngày 20 tháng 7 năm 1999, tại Trung Quốc đã phát sinh sự kiện tập đoàn Giang Trạch Dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng quyền lực trong tay để phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công mang tính toàn quốc. Khí thế hung mãnh thời bấy giờ khiến người dân ở Đại Lục cảm thấy như thể Cách mạng Văn hóa đã quay trở lại. Mà Pháp Luân Công xuất hiện đúng vào năm 1992, trước năm 1999. Từ đó có thể thấy, tiên tri của Nostradamus đã ứng nghiệm rồi, hai loại tình huống mà ông dự ngôn đều đã xuất hiện rồi: một là năm 1999 tháng 7 Đại vương Khủng bố từ trên trời xuống, hai là điều mà ông đã không nói rõ ràng. Nhưng chúng ta ngày nay xem lại điều mà Nostradamus nói, thì thấy rõ ràng là sự xuất hiện của Pháp Luân Công, không còn nghi ngờ gì nữa. Hơn nữa sự kiện mà Nostradamus dự ngôn đã xuất hiện rồi, đại hủy diệt của nhân loại đã được miễn rồi.
Người dẫn chương trình: Ông nói Pháp Luân Công xuất hiện khiến đại hủy diệt có thể được miễn. Căn cứ vào đâu ông nói sự kiện ấy là Pháp Luân Công? Sự kiện ấy còn có ý nghĩa gì nữa à?
Tống Thần Quang: Như Nostradamus đã nói “Vào cuối thiên niên kỷ này, tức tháng 7 năm 1999, trước khi Đại vương Khủng bố xuống thế gian, cũng là cuối thiên niên kỷ này, thế giới sẽ gặp tai họa từ Mars vĩ đại, sau đó phát sinh đại chiến loạn chưa từng có. Nếu đến lúc ấy, một sự kiện khác xuất hiện, tức khiến Mars vĩ đại mất đi ma lực, thì mới không phát sinh đại chiến tranh. Chỉ cần sự kiện ấy xuất hiện, vào cuối thiên niên kỷ này, nhân loại mới được miễn diệt vong”. Trong đoạn dự ngôn này, có mấy vấn đề cần được làm rõ: thứ nhất, năm 1999 tháng 7 Đại vương Khủng bố xuống thế gian là chỉ điều gì? Thứ hai, tai họa từ Mars vĩ đại là chỉ điều gì? Thứ ba, sự kiện này xuất hiện và việc nhân loại có thể được miễn hủy diệt là có quan hệ gì?
Người dẫn chương trình: Mấy vấn đề mà ông vừa nói ấy làm sao để hiểu rõ được ạ?
Tống Thần Quang: Để rõ được thì cần phải đối chiếu ngang dọc với các dự ngôn khác, lại kết hợp với sự kiện thực tế, mới có thể giải rõ một cách chuẩn xác. Ví như Nostradamus tiên tri năm 1999 tháng 7 Đại vương Khủng bố từ trên trời xuống, không phải chỉ là hiện tượng mỗi “Các Thế Kỷ” có, mà Tượng 41 dự ngôn “Thôi Bối Đồ” triều Đường—”Cửu thập cửu niên thành đại thác”—cũng đã tiên tri về sự kiện phát sinh trấn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Còn có “Kim Lăng tháp bi văn” của Lưu Bá Ôn, trong đó nói mấy số “nhị tứ bát”. Mấy số này được phá giải là ngày 8 tháng 6 Nông lịch, chính là ngày 20 tháng 7 theo Tây lịch, cùng với ngày Pháp Luân Công bị trấn áp là hoàn toàn tương hợp. Từ thời gian mà 3 dự ngôn này tiên tri thì có thể thấy đều là chỉ Pháp Luân Công, không còn nghi ngờ gì nữa. Đã là nói về Pháp Luân Công, thì tất nhiên cũng có quan hệ đến ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công. Như vậy dự ngôn từ mấy trăm năm, thậm chí cả nghìn năm trước, chẳng lẽ cũng đề cập đến cả họ của Đại sư Lý Hồng Chí hay sao? Câu trả lời là khẳng định. “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc nói “Thị vinh tự ý hà”, “Thôi Bi Đồ” của Lưu Bá Ôn triều Minh nói “phàm thân Mộc Tử vi tính”, “Thôi Bối Đồ” triều Đường nói “Nhược phùng Mộc Tử băng sương hoán”, 3 bộ dự ngôn này đều chỉ rõ người sáng lập Pháp Luân Công có họ là “Lý” (“Mộc Tử” (木子) ghép lại thành chữ “Lý” (李)). Trải qua quá trình tham chiếu như vậy, tự nhiên chúng ta có thể đưa ra kết luận Nostradamus đã nói về sự kiện Pháp Luân Công.
Người dẫn chương trình: Thời gian và tên họ đã dự đoán ra được rồi. Cũng là nói để giải thích dự ngôn thì phải tìm ra những chỗ tương đồng ở dự ngôn khác?
Tống Thần Quang: Đây là một phương pháp rất trọng yếu. Thực ra không chỉ là Nostradamus, trong lịch sử có rất nhiều thánh hiền đã tiên tri về thời mạt pháp, mạt kiếp, ngày tàn của thế giới, đại thanh lọc, đại đào thải, còn có đại kiếp nạn nữa, đều có liên quan đến thời đại ngày nay.
Người dẫn chương trình: Xin ông nói rõ hơn một chút ạ.
Tống Thần Quang: Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa đã giảng về mạt pháp, còn dự ngôn rằng vào thời mạt pháp, Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hạ thế truyền Pháp độ nhân. Trong “Thánh Kinh”, Chúa Jesus cũng dự ngôn rằng vào ngày tận thế, Mặt trời do Thượng Đế vun trồng sẽ đến. Đều là nói với chúng ta rằng, vào thời mạt kiếp, nhân loại sẽ phải trải qua một đợt đại thẩm phán, đại thanh tẩy, đại đào thải, sau đó tiến nhập vào một thời kỳ tốt đẹp.
Người dẫn chương trình: Loại đối chiếu ngang dọc này đã có thể suy ra sự kiện mà Nostradamus nói chính là Pháp Luân Công truyền bá rộng rãi trên thế giới ngày nay.
Tống Thần Quang: Đây là chính giải duy nhất.
Người dẫn chương trình: Tôi còn muốn hỏi, sự xuất hiện của Pháp Luân Công và việc đại tai nạn không phát sinh nữa là có quan hệ gì?
Tống Thần Quang: Những ai từng đọc qua “Thánh Kinh” đều biết cố sự về đại hồng thủy. Đại hồng thủy vì sao phát sinh? “Thánh Kinh • Sáng Thế Ký” miêu tả thế này: “Bấy giờ CHÚA thấy tội ác của loài người quá nhiều trên mặt đất. Lòng người nào cũng mải mê toan tính những chuyện xấu xa tội lỗi. CHÚA lấy làm ân hận vì đã dựng nên loài người trên mặt đất. Lòng Ngài buồn bã âu sầu. Vì thế CHÚA phán, ‘Ta sẽ xóa sạch loài người Ta đã dựng nên khỏi mặt đất – loài người, loài súc vật, loài bò sát, và luôn cả loài chim bay trên trời. Ta lấy làm ân hận vì đã dựng nên chúng.’” Thế nhưng Chúa lại rất thích ông Noah công chính, nên đã bảo Noah đóng một chiếc thuyền, để sau đó khi mưa lớn và hồng thủy đến, kéo dài 40 ngày, nước ngập cả núi cao, tất cả sinh linh trên mặt đất đều chết, thì chỉ lưu lại duy nhất gia đình Noah. Từ cố sự trên, chúng ta thấy rằng Chúa đã tiêu diệt nhân loại mà Ngài tạo ra chủ yếu là vì nhân loại đã biến thành tà ác rồi. Do đó nếu nói về đại tai nạn hủy diệt phát sinh, thì nhất định là do đạo đức nhân loại bại hoại mà tạo thành vậy. Từ cố sự trên nhìn lại Pháp Luân Công, chúng ta thấy Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí truyền ra năm 1992, là tu luyện chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn; tu luyện Pháp Luân Công khiến đạo đức con người đề cao rất nhanh, đến tháng 7 năm 1999 đã có trên 100 người tu luyện Pháp Luân Công. Mặc dù Pháp Luân Công bị bức hại từ tháng 7 năm 1999, nhưng rất nhiều người vẫn cho rằng sự truyền bá Pháp Luân Công đã khiến xã hội nhân loại trở nên tốt hơn. Đạo đức con người đã thăng lên trở lại rồi, thì đại tai nạn như đại hồng thủy chẳng hạn liệu có thể phát sinh nữa không? Do đó những người liễu giải được Pháp Luân Công đều đua nhau tán dương Pháp Luân Công là Đại Pháp đức cao cứu vãn nhân loại.
Người dẫn chương trình: Xin ông cho biết, ngoài tiên tri của Nostradamus đề cập đến Pháp Luân Công ra, còn có dự ngôn nào tương tự không ạ? Có dự đoán tương tự không ạ?
Tống Thần Quang: Về việc này, chúng ta còn có thể từ các dự ngôn khác để tìm ra đáp án. Một bộ dự ngôn khác có thời gian xuất hiện rất gần với năm “Các Thế Kỷ” của Nostradamus được xuất bản, đó là “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc. Dự ngôn này là do Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, nhờ gặp một vị Thần nhân tại núi Kim Cương mà chỉnh lý thành cuốn sách quý này. Đây là một bộ dự ngôn độc nhất vô nhị. Tôi nói nó độc nhất vô nhị, là vì bộ dự ngôn này chuyên môn dùng một lượng lớn bút mực để miêu tả về Pháp Luân Công. Từ đó cũng bổ sung thêm trong việc chứng minh sự kiện mà Nostradamus nói đến chính là Pháp Luân Công.
Người dẫn chương trình: Ồ, ông mau nói xem, “Cách Am Di Lục” nói như thế nào ạ?
Tống Thần Quang: Đệ nhất thiên “Nam Sư Cổ bí quyết” của “Cách Am Di Lục” có mấy câu đầu miêu tả như sau:
“Lưỡng cung song Ất tri ngưu mã,
Điền hề tùng kim Cấn hoa cung,
Tinh thoát kỳ hữu mễ bàn tự,
Lạc bàn tứ nhũ thập trọng sơn”.
Trước khi giải thích dự ngôn, chúng ta hãy xem đồ hình Pháp Luân Công này. (ghi chú: tay đưa ra một bản “Chuyển Pháp Luân”). Cô nhìn vào trong này (ghi chú: đồ hình trên bìa sách), chính là đồ hình của Pháp Luân Công, nó có 5 phù hiệu chữ Vạn (卍). Bên trong đồ hình Pháp Luân có 4 Thái Cực.
Người dẫn chương trình: 4 cái Thái Cực, 5 phù hiệu chữ Vạn (卍).
Tống Thần Quang: Đối chiếu với đồ hình Pháp Luân, chúng ta sẽ giải thích 4 câu dự ngôn ở trên. Cô nhìn vào Thái Cực này, nó gồm hai Thái Cực ngư; cô xem hai Thái Cực ngư này rất giống hai nửa trăng lưỡi liềm, rất giống hai dây cung được giương lên; “lưỡng cung” chỉ đích thị Thái Cực. Giờ lại xem phù hiệu chữ Vạn (卍) của Phật gia này; cô xem, nó rất giống với hai chữ Ất (乙) ghép lại, “song Ất” tất nhiên chỉ phù hiệu chữ Vạn (卍). Khi đã rõ “Lưỡng cung song Ất” là gì rồi, thì lại xem bốn câu thơ dự ngôn này tiên tri thế nào. “Ngưu mã” trong câu thơ là ẩn dụ, là nói Phật, Đạo lưỡng gia, hai thể hệ tu luyện bất đồng như trâu với ngựa vậy. Tuy nhiên cô nhìn vào chữ “điền” (田) này, nó rất giống bông hoa, lại giống như đồ hình Pháp Luân với cửu cung. Từ đồ hình này, có thể tìm thấy ký hiệu của Phật gia và Đạo gia, Phật Đạo lưỡng gia. Đồ hình Thái Cực “lưỡng cung” và phù hiệu chữ Vạn (卍) “song Ất”. Vị trí xếp đặt của chúng, cũng tựa như hình dạng chữ “mễ” (米) vậy. Cô xem chẳng phải hình dạng chữ “mễ” (米) là gì? Như vậy đồ hình Thái Cực nằm tại 4 dấu phẩy của chữ “mễ” (米). Phù hiệu chữ Vạn (卍) là bỏ đi 4 cái dấu phẩy, nằm ở giữa và tại các góc của chữ “thập” (十). Đối chiếu đồ hình Pháp Luân này với 4 câu dự ngôn của “Cách Am Di Lục” thì nhìn một cái là rõ ngay.
Người dẫn chương trình: “Cách Am Di Lục” này kỳ diệu thật đấy. Đồ hình Pháp Luân như vậy, mà chỉ dùng 4 câu thơ là biểu đạt xuất lai rồi.
Tống Thần Quang: Ngoài ra, dự ngôn Hàn Quốc “Cách Am Di Lục” còn dùng một lượng lớn giấy mực để bàn luận về Pháp Luân Thánh Vương hạ phàm truyền Đại Pháp Đại Đạo, phổ độ chúng sinh. Nó minh xác chỉ rõ Đại Thánh nhân truyền Đại Pháp Đại Đạo có họ là Lý (李), bắt đầu truyền Pháp Luân Công từ Trường Xuân, Đại Pháp truyền ra là Đại Pháp vạn pháp quy nhất của thời kỳ nhân loại này. Điều này cũng là nhất trí với dự ngôn về Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân thời mạt pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni từ hơn 2.000 năm trước. Hơn nữa “Cách Am Di Lục” còn minh xác dự ngôn Pháp Luân Công sẽ gặp phải trấn áp tại Trung Quốc, sau đó hồng truyền thế giới.
Người dẫn chương trình: “Cách Am Di Lục” nói thế nào ạ?
Tống Thần Quang: Trong thiên “Thế luận thị” của “Cách Am Di Lục” có miêu tả đối với Đại Thánh nhân, tả như thế này:
“Thiên hàng Cứu Chủ,
Mã đầu ngưu giác,
Chân Chủ chi ảo,
Thị vinh tự ý hà,
Thế nhân giải oan,
Thiên thụ đại phúc,
Vĩnh viễn vô cùng hĩ.”
Người dẫn chương trình: Câu đầu tiên “Thiên hàng Cứu Chủ” còn khá dễ lý giải, chính là Cứu Thế Chủ giáng hạ từ trời, chứ từ câu thứ hai trở đi, đâu có dễ lý giải.
Tống Thần Quang: “Mã”, “ngưu” trong câu thứ hai “Mã đầu ngưu giác” với “ngưu mã” ở trước là bất đồng; “mã” ở đây là chỉ Càn, “ngưu” chỉ Khôn, tức ý là Càn Khôn. “Đầu” và “giác” thì đều có ý là tối cao; như vậy ý câu này chính là chỉ Vua của Càn Khôn. Còn “Chân Chủ chi ảo”, theo giải thích của Chính Hạo tiên sinh ở Hàn Quốc, là “ảo” có phát âm giống với “hoàn” trong tiếng Hàn, tiếng Hàn gọi “chuyển thế” trong tiếng Hán là “hoàn sinh”. Ý câu này là sự chuyển thế của Chân Chủ. “Thị vinh tự ý hà” đã được giới thiệu ở trước rồi. Từ chữ “vinh” và chữ “tự” trong câu thơ này có thể tìm được họ của Chân Chủ. Đem “Mộc” (木) trong chữ “vinh” (荣) ghép với “Tử” (子) trong chữ “tự” (字) thì được chữ “Lý” (李). Chính là nói Chân Chủ sau khi chuyển thế có họ là Lý. Tiếp theo “Thế nhân giải oan, Thiên thụ đại phúc, Vĩnh viễn vô cùng hĩ”, 3 câu này nói khi Chân Chủ họ Lý xuất thế, thế nhân mới có thể được giải thoát khỏi các chùng phàm oan, đại phúc được trời ban cho này mới có thể vĩnh viễn vô cùng.
Người dẫn chương trình: “Thị vinh tự ý hà”, trong câu này ẩn tàng họ của Chân Chủ ư. Để khai mở chỗ mê này quả thực chẳng hề dễ dàng.
Tống Thần Quang: Nếu chỉ từ dự ngôn mà không đối chiếu với họ, người và việc thì không dễ phá giải. Còn khi đã đối chiếu dự ngôn với việc và người rồi thì phá giải sẽ không khó nữa. Dưới đây là mấy câu dự ngôn nữa, dự ngôn Pháp Luân Công sẽ gặp phải bức hại, nói rằng:
“Hảo sự đa ma thử thị nhật,
Song khuyển ngôn tranh trập thập khẩu,
Tạm thời tạm thời bất miễn ách,
Cửu chi gia nhất tuyến vô hình.”
Hai câu đầu là nói Pháp Luân Công sẽ gặp phải vu khống, bức hại, tín đồ Pháp Luân Công sẽ phải chịu nỗi khổ lao ngục. “Song khuyển ngôn tranh” ở đây là chữ “ngục” (狱), “trập thập khẩu” (苦十口) là chữ “khổ” (苦), tức nỗi khổ lao ngục. Hai câu sau còn nói bức hại chỉ là tạm thời, tuy miễn không được, nhưng bức hại là sẽ không có nữa. Theo nguyên giải, thì “tuyến vô hình” chính là mức độ nghiêm trọng của bức hại. “Cách Am Di Lục” cũng dự ngôn Pháp Luân Công sẽ phổ biến khắp thế giới, dự ngôn như thế này:
“Tây phương canh tân tứ cửu Kim,
Tùng Kim diệu số đại vận dã.”
Hai câu này là nói Pháp Luân Công tại Tây phương truyền càng ngày càng rộng. Một câu nữa là “Hòa khí Đông phong vạn bang xuy”, minh xác chỉ rõ Pháp Luân Đại Pháp sẽ hồng truyền toàn thế giới. Như vậy tới nay, Pháp Luân Công đã phổ biến tại hơn 80 quốc gia (ghi chú: bao gồm địa khu. Tiết mục này được thực hiện năm 2007, hiện tại năm 2011 đã là hơn 100 quốc gia và khu vực), sách của Pháp Luân Đại Pháp đã được phiên dịch sang hơn 40 thứ tiếng.
Người dẫn chương trình: Điều này đã ứng nghiệm rồi. Mấy con số mà ông vừa nói có thể tra từ trên mạng.
Tống Thần Quang: Ngoài ra, “Cách Am Di Lục” còn dự ngôn về kết cục của những người bức hại Pháp Luân Công:
“Vân vụ trướng thiên hôn cù trung,
Dục tử tử tẩu vĩnh bất đắc.”
Hai câu này là nói những người điên cuồng bức hại Pháp Luân công dưới đám mây đen che đậy bầu trời kia cuối cùng có mong chết cũng không được, sẽ phải chịu trừng phạt vĩnh viễn vô tận, sống mà không bằng chết vậy (ghi chú: Phật gia giảng về quả báo ở địa ngục, cầu sống không được, cầu chết không xong).
Người dẫn chương trình: Thật là khiến người ta kinh hãi.
Tống Thần Quang: Chỗ đáng chú ý là, “Cách Am Di Lục” dự ngôn Pháp Luân Công là vạn pháp quy nhất. Đây là Đại Pháp Đại Đạo xưa nay chưa từng có, dự ngôn miêu tả như sau:
“Tiền vô hậu vô sơ lạc Đạo,
Bất khả tư nghị bất vong Xuân.”
Ở đây minh xác nói rõ Pháp Luân Công truyền xuất là xưa nay chưa từng có, trước đây chưa có, sau này cũng không có lại nữa; sự vĩ đại của nó đúng là không thể nghĩ bàn, nhất thiết phải nhớ rằng nó khai truyền vào mùa Xuân. Như vậy điểm này cũng được nghiệm chứng rồi, Pháp Luân Công truyền xuất vào tháng 5 năm 1992, chính vào thời kỳ cuối Xuân.
Người dẫn chương trình: Ôi, đều dự đoán được hết. Ông vừa giới thiệu đều là dự ngôn cổ đại ở ngoại quốc, thế ở Trung Quốc có dự ngôn dự đoán về phương diện này không ạ?
Tống Thần Quang: Tôi vừa giới thiệu là hai dự ngôn ở ngoại quốc, mà đều tiên tri về sự kiện Pháp Luân Công. Sau đây, tôi muốn giới thiệu một chút về các dự ngôn nổi tiếng của Trung Quốc. So với “Các Thế Kỷ” của Pháp và “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc, các dự ngôn Trung Quốc như “Thiêu Bính Ca”, “Kim Lăng tháp bi văn”, “Thôi Bi Đồ” triều Minh (ghi chú: chỉ khác một chữ với “Thôi Bối Đồ” triều Đường) là có thời gian sớm hơn, trong đó “Thiêu Bính Ca” được coi là một trong tam đại dự ngôn dân gian của Trung Quốc. Lúc trước tôi đã giới thiệu qua, tác giả “Thiêu Bính Ca” là quân sư Lưu Cơ, Tể tướng khai quốc triều Minh của Hoàng Đế Chu Nguyên Chương, tức Lưu Bá Ôn.
Người dẫn chương trình: Nói tới Lưu Bá Ôn, tôi lại nghĩ tới câu nói “Trước có quân sư Gia Cát Lượng, sau có quân sư Lưu Bá Ôn”.
Tống Thần Quang: Là nói tài đức trí tuệ của Lưu Bá Ôn không hề kém so với Gia Cát Lượng. Nói tới chuyện “Thiêu Bính Ca” trở thành sách, còn có một đoạn cố sự, đó là một ngày nọ, khi Chu Nguyên Chương đang ăn bánh nướng, ông vừa kẹp bánh vào miệng thì có người tới báo: “Quốc sư Lưu Cơ yết kiến ngài”. Vậy là Chu Nguyên Chương đành bỏ cái bánh nướng đang ăn dở xuống bát để Lưu Bá Ôn vào. Vua tôi hành lễ xong xuôi, Chu Nguyên Chương hỏi: “Ông biết có cái gì trong bát của ta không?” Thực ra ông nghĩ rằng Lưu Bá Ôn không thể đoán được. Lưu Bá Ôn bấm tay một hồi rồi nói: “Nửa tựa mặt trời nửa mặt trăng, Từng bị Kim Long cắn một miếng, là cái bánh nướng”. Thế là sau đó, Chu Nguyên Chương bèn để Lưu Bá Ôn dự đoán khí số triều Minh. Lưu Bá Ôn khi ấy không thể thoái thác, vậy mới có đoạn vấn đáp giữa Vua-tôi, mới hình thành “Thiêu Bính Ca” (bài ca bánh nướng).
Xem Video Tại Đây
Người dẫn chương trình: Vậy thì “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn đã nói thế nào nhỉ? Thời gian tiết mục hôm nay đã hết rồi. Chủ đề quan hệ giữa dự ngôn và nhân loại sẽ được chúng ta tiếp tục thảo luận trong phần sau. Khi ấy ông Tống Thần Quang sẽ cùng mọi người bàn về dự ngôn “Thiêu Bính Ca” cùng đề tài liên quan. Xin cảm ơn quý vị khán giả đã xem tiết mục ngày hôm nay, hẹn gặp lại vào tiết mục sau.
Tiên tri: Dự ngôn và nhân sinh (Phần 2)
Dự ngôn tiên tri viết, lịch sử đã sớm biết. Thiên thượng khéo an bài, chỉ bởi người mê mãi. Trong phần trước, ông Tống đã giới thiệu với chúng ta “Các Thế Kỷ” của nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus, “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc, và “Thiêu Bính Ca” của nhà tiên tri Lưu Bá Ôn triều Minh, Trung Quốc. Hôm nay, chúng ta lại tiếp tục cùng ông Tống đàm luận về quan hệ giữa dự ngôn và nhân sinh. Trong phần này, ông Tống sẽ nhấn mạnh về lời nhắc nhở và cảnh tỉnh của các nhà tiên tri nổi tiếng triều Tống và Minh đối với xã hội ngày nay. Đối diện với cảnh tỉnh của cổ nhân, chúng ta chẳng phải nên suy xét hay sao?
* * *
Người dẫn chương trình: Thân ái chào quý vị khán giả. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đàm luận về chủ đề dự ngôn và nhân sinh. Ở phần trước, ông Tống Thần Quang đã giới thiệu với chúng ta “Các Thế Kỷ” của nhà tiên tri người Pháp Nostradamus, “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc, với những dự đoán về Pháp Luân Đại Pháp từ lúc bắt đầu cho tới khi hồng truyền. Còn hôm nay, ông Tống Thần Quang sẽ tiếp tục giới thiệu với chúng ta các dự ngôn của Trung Quốc.
Người dẫn chương trình: Tống tiên sinh, chào ông.
Tống Thần Quang: Xin chào.
Người dẫn chương trình: Khi kết thúc tiết mục trước, chúng ta đã bàn đến “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn. Như vậy “Thiêu Bính Ca” nói thế nào ạ?
Tống Thần Quang: Trong “Thiêu Bính Ca”, Lưu Bá Ôn đã dự ngôn về hoạn quan loạn chính, quân Thanh nhập quan, còn có Khang Hy thịnh thế, v.v. Đây đều là những sự kiện trọng đại, đều đã trở thành lịch sử mà mọi người đều hiểu rõ. Ở đây tôi đặc biệt giới thiệu bộ phận “Thiêu Bính Ca” dự ngôn về ngày nay và tương lai, tiếp đây chúng ta sẽ cùng xem đoạn vấn đáp này nói thế nào (ghi chú: đối thoại giữa Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn):
Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”
Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:
Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo,
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng.
Chân Phật không ở trong tự viện,
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”
Người dẫn chương trình: Nói vậy là có ý gì ạ?
Tống Thần Quang: Là nói Chính Pháp Chính Đạo thời mạt pháp sẽ có ai đó tới truyền. “Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo”, ý chỉ hình tượng xuất hiện không phải là hòa thượng hay đạo sĩ. “Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” ẩn dụ người truyền Pháp có hình tượng rất giống với đàn ông hiện đại, đầu để tóc ngắn, nặng cũng chừng ấy. “Chân Phật không ở trong tự viện, Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo”. Nói rất rõ Phật Di Lặc hạ thế không phải trong Phật giáo. Năm xưa Phật Thích Ca Mâu Ni từng dự ngôn Phật Di Lặc sẽ hạ thế độ nhân. Dự ngôn “Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo” này của Lưu Bá Ôn đã chỉ rõ người truyền Đạo là làm việc của Phật Di Lặc hạ thế độ nhân. Cùng với dự ngôn năm xưa của Phật Thích Ca Mâu Ni là hoàn toàn tương hợp. Còn tiếp tục thế này:
Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”
Bá Ôn đáp: “Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.
Đoạn này tự nói Phật Di Lặc không hàng thế tại Hoàng cung, quan phủ, chùa chiền hoặc đạo quán, mà là hàng thế vào gia đình bình dân, từ đó tới Bắc Kinh “Yên Nam Triệu Bắc” truyền cấp Phật Pháp cho thế nhân. Những điều này đều ứng nghiệm rồi. Đại sư Lý Hồng Chí xuất thân bình dân, năm 1992 bắt đầu khai truyền Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh. (ghi chú: đi từ Trường Xuân, tới mở lớp tại Bắc Kinh)
Người dẫn chương trình: Thế sau đó Lưu Bá Ôn dự ngôn thế nào?
Tống Thần Quang: Chúng ta sẽ xem tiếp.
Hoàng Đế hỏi: “Triều Thanh tận thế nào, ông nói rõ xem, để hậu nhân thấy?”
Bá Ôn đáp: “Thần không dám nói hết, hải vận chưa khai là Đại Thanh, hải vận khai rồi động đao binh, nếu như vận vận lại khai nữa, ắt là Lão Thủy về kinh đô.”
Hoàng Đế hỏi: “Lão Thủy có gì ư?”
Bá Ôn đáp: “Có có có. Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành, lớn thành nhỏ, già thành trẻ, hòa thượng muốn cặp kè với giai nhân, thật đáng cười đáng cười, thời tăng nhân lấy vợ sẽ đến.”
Đoạn này là nói về hiện trạng xã hội thời kỳ “Lão Thủy về kinh đô”. Pháp Luân Công bắt đầu truyền bá từ năm 1992, khi ấy tại Trung Quốc không biết có bao nhiêu trường phái khí công. Do công pháp và Pháp lý của Pháp Luân Công là rất đặc biệt, nên nhiều người luyện công pháp khác đã gia nhập tu luyện Pháp Luân Công. Rất nhanh đạt tới trên 100 triệu người. Đây chính là “Chúng Đạo sẽ tiến vào tu hành”. Bởi vì Pháp Luân Công là công pháp tính mệnh song tu, vừa tu tâm tính đồng thời tu mệnh, nên việc thân thể trở về tuổi trẻ là rất minh hiển. Lão nhân sáu, bảy mươi tuổi khi tu luyện Pháp Luân Công trông như người trẻ, đúng là “lớn thành nhỏ, già thành trẻ”. Pháp Luân Công tuy là Đại Pháp tu luyện của Phật gia, nhưng không giống tu hành trong tôn giáo. Tu luyện của Pháp Luân Công là trực chỉ nhân tâm, mở ra pháp môn thuận tiện nhất, là tu luyện trong xã hội, do đó không giống hòa thượng và ni cô, mà vẫn có thể kết hôn. Họ cũng có thể có gia đình, có thể làm đại quan phát đại tài; những điều này đều không có quan hệ, quan trọng là cái tâm kia. Từ một phương diện khác mà xét, nhìn vào tình huống tôn giáo, do tôn giáo đã tiến vào thời mà Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là mạt pháp mạt kiếp, nên giới luật tu hành trong chùa đã bị phá hoại rồi. Như vậy hòa thượng cũng không còn giữ giới luật, kết hôn kiếm tiền đã trở thành phổ biến, vậy là tự viện đã trở thành nơi để hòa thượng đi làm, chứ không còn là nơi thanh tịnh tu hành nữa.
Người dẫn chương trình: Quả đúng là như vậy. Thế sau đó nói tiếp thế nào ạ?
Tống Thần Quang:
Hoàng Đế hỏi: “Khanh nói gì về Đạo thời đó?”
Bá Ôn đáp: “Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, thiên Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, chính là vị lai Phật hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp”.
Người dẫn chương trình: “Lúc sắp kết thúc” là chỉ đoạn thời gian cuối thế kỷ trước phải không ạ?
Tống Thần Quang: Đúng, chính là đoạn thời gian có biến hóa thiên tượng rất lớn, biến hóa thế nào? “Vạn Tổ hạ giới, thiên Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này”. Như vậy đã nói rõ các Phật Đạo Thần trên thiên thượng (ghi chú: các tầng không gian khác nhau) đều hạ xuống. Vì sao như vậy? “Chính là vị lai Phật hạ thế truyền Đạo”. Theo kinh Phật ghi lại, vị lai Phật chính là Di Lặc Phật; “thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ”, cho dù là ai, nếu không gặp “con đường Kim Tuyến” quý giá của Pháp Luân Đại Pháp, thì “khó tránh kiếp này, bị tước quả vị”, đều không thoát khỏi trường kiếp nạn này. Đoạn vấn đáp này đã nói rất rõ sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp. Điều khiến người ta chấn động hơn nữa chính là, nó đề cập đến chư Phật chư Tổ trên thiên thượng đều hạ xuống để đồng hóa Đại Pháp. Điều này với “người và Thần cùng tại một thế gian” trong dự ngôn Tây phương thực ra cũng là một ý.
Người dẫn chương trình: Là bởi vì Pháp Luân Đại Pháp không phải là công pháp bình thường rồi.
Tống Thần Quang: Từ đó có thể thấy sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp tuyệt không phải là sự kiện đơn giản. Phỉ báng Đại Pháp, bức hại đệ tử chân tu Đại Pháp, nhất định là tội nghiệt cực nghiêm trọng. Do đó, tại đây tôi đề tỉnh thế nhân phải cực kỳ thận trọng đối đãi với sự việc này. Ngoại trừ “Thiêu Bính Ca”, Lưu Bá Ôn còn có hai bộ dự ngôn khác, một là “Kim Lăng tháp bi văn”, một là “Thôi Bi Đồ” (ghi chú: so với dự ngôn “Thôi Bối Đồ” triều Đường thì chỉ khác một chữ).
Người dẫn chương trình: Chúng tôi lại muốn nghe xem hai bộ dự ngôn này nói thế nào.
Tống Thần Quang: Ví như “Đông phong xuy tống thảo mộc ai”. Chỉ đích thị bịa đặt lừa dối của đảng cộng sản Trung Quốc khiến dân chúng phạm tội với Phật Pháp, quả thực là quá bi ai. “Hồng thủy thao thiên trục nhật lai”. Chỉ thứ khí thế rất hung mãnh của cuộc bức hại Đại Pháp. “Nhị tứ bát, tam thất cửu”. Đây chính là “nhị tứ bát” mà tôi đã giới thiệu ở phần trước, tức ngày 20 tháng 7 năm 1999 bức hại bắt đầu, đến “tam thất cửu” một năm nào đó, khả năng chỉ ngày 16 tháng 3 Nông lịch. (ghi chú: cá nhân tôi cho rằng là ngày 9 tháng 10, tức 22 tháng 11 năm 2012 Tây lịch, bởi vì khi ấy ôn dịch đã phát sinh tháng 10 Nông lịch, nên bức hại đình chỉ). Tiếp đây là nói về “Họa nguyên chủng kỷ cửu”, ám chỉ chúng sinh sẽ phải đối diện với đại đào thải. “Dân tam dân thập dân tam thất, Cẩm tú hà sơn hoán nhất sắc”. Chính là chỉ Pháp Luân Đại Pháp sẽ đem đến sự tốt đẹp cho chúng sinh tương lai. “Mã bất điểm đầu thạch trầm đế, Hồng hoa khai tận bạch hoa khai”, chỉ đảng cộng sản Trung Quốc sẽ chìm đắm trong giải thể (ghi chú: hồng sắc, tức màu đỏ, là tiêu chuẩn màu của đảng cộng sản). Pháp Luân Đại Pháp sẽ truyền ngày càng rộng. “Tử kim sơn thượng mỹ nhân lai”. Đây là chỉ Bắc Kinh tại Trung Quốc Đại Lục (ghi chú: đúng ra phải là thủ đô Nam Kinh, Nam Kinh có Tử Kim Sơn, một ngọn núi nổi tiếng), một ngày nào đó sẽ có người từ Mỹ quốc tới. “Nhất tai hoán nhất tai, Nhất hại hoán nhất hại”. Đây là nói những người làm điều xấu trong cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp lần này đều sẽ phải bồi hoàn.
Người dẫn chương trình: Thưa ông Tống, ông vừa nói dự ngôn “Kim Lăng tháp bi văn” ám chỉ chúng sinh sẽ phải đối diện với đại đào thải, vậy tình cảnh lúc ấy thế nào?
Tống Thần Quang: Chúng ta xem miêu tả ở đoạn dự ngôn này: “Phụ mẫu tử, khó mai táng. Cha mẹ tử, con cháu vác. Vạn vật cùng chịu kiếp, Sâu kiến cũng tai ương”. Thực ra dự ngôn “Cách Am Di Lục” được đề cập ở trước cũng có miêu tả về đại đào thải. Nói như thế này: “Thiên sơn lục giác chim bay tuyệt, Tám người vạn lối người tích diệt”, quả là vô cùng thê thảm.
Người dẫn chương trình: Thưa ông Tống, nói về dự đoán các tai nạn có thể phát sinh, liệu có cách nào miễn đại đào thải không?
Tống Thần Quang: Dự ngôn “Kim Lăng tháp bi văn” nói: “Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang. Hữu nhân thức đắc kỳ trung ý, Phú quý vinh hoa bách thế xương”. Là nói nếu như có người minh bạch rồi, lại theo Đại Giác Giả chuyển sinh năm Thỏ để tiến vào tu luyện, thì sẽ được hạnh phúc trường thọ, phú quý vinh hoa, trăm sự hưng vượng.
Người dẫn chương trình: Nãy giờ là ông giới thiệu về dự ngôn “Kim Lăng tháp bi văn”, vậy còn “Thôi Bi Đồ” thì dự ngôn thế nào?
Tống Thần Quang: “Thôi Bi Đồ” chủ yếu là giảng việc Phật Di Lặc hạ thế độ nhân.
Người dẫn chương trình: Ông mau nói đi ạ.
Tống Thần Quang: Do thời gian có hạn, tôi chỉ lựa chọn một bộ phận để giới thiệu, đoạn ấy tả thế này:
“Thế giới đã tận, mạt kiếp đã đến, chúng sinh chịu khổ não, vạn ma xuất động, không Tam Dương có thể điều hành, tất phải đợi Thượng Thượng Chủ Thánh tới… Ta nói rằng Thượng Thượng Chủ Thánh chính là Di Lặc Phật sẽ sớm đến”.
Đây là một đoạn trong quyển 2, là lời Thiên Phật hồi đáp Tam Thanh Ngọc Đế, đại ý là: Thế giới đã tới mạt kiếp rồi, các chủng tà ác xuất động, chúng sinh phải chịu khổ não, đây là điều các Thánh nhân trước đó không thể cứu vãn. Chỉ có thể đợi Thánh Chủ Tối Cao tới, như vậy ta nói Thánh Chủ Tối Cao tức là Phật Di Lặc. Đoạn này đã nói rõ nguyên nhân hạ phàm của Phật Di Lặc.
Người dẫn chương trình: Sau đó tình hình thế nào ạ?
Tống Thần Quang: Tiếp tục xem dự ngôn:
Di Lặc Phật từ Thiên nói rằng: “Sau khi ta tự mình truyền tam tự tam Pháp, tất vạn pháp quy nhất, Pháp chính càn khôn”,… lễ rồi thấu hư mà đi. Phàm thân Mộc Tử vi tính.
Đoạn này đại ý là Phật Di Lặc khi từ biệt chúng Thần trên thiên thượng nói: Sau khi ta tới nhân gian truyền Đại Pháp ba chữ, sẽ khiến vạn pháp quy nhất, Thiên Địa quy chính. Thi lễ hoàn tất xong rồi, lại xuyên qua cõi Thần, hướng về nhân gian mà đi. (ghi chú: các tầng không gian khác nhau). Thân người chuyển sinh của Phật Di Lặc có họ Lý (李), tức Mộc Tử (木子). Còn đoạn tiếp theo là nói về địa điểm và thời gian Phật Di Lặc chuyển thế.
Người dẫn chương trình: Tại địa phương nào ạ?
Tống Thần Quang: Dự ngôn:
“Lúc ấy Di Lặc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đáo trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính”.
Chính là nói không lâu sau, Phật Di Lặc chuyển sinh đến vị trí Trung Quốc Kim Kê Mục, năm này đúng vào năm Thỏ, tại nhân gian họ là Lý (李). Chúng ta từ địa đồ Trung Quốc mà nhìn, thấy hình dạng rất giống Kim Kê {gà vàng}, “mục” là con mắt, vị trí tỉnh Cát Lâm chính là nằm tại vị trí con mắt này. Đây là nói rằng Phật Di Lặc xuất sinh tại Cát Lâm, năm ấy đúng vào năm Thỏ, họ tại nhân gian của Phật Di Lặc chính là họ Lý.
Người dẫn chương trình: Đúng là không thể tưởng tượng nổi. Từ 600 năm trước, Lưu Bá Ôn đã đem sự việc ngày hôm nay dự đoán rất rõ ràng.
Tống Thần Quang: Thực ra chỉ cần đọc qua sách của Pháp Luân Công, chị sẽ thấy không còn khó tin nữa. Lưu Bá Ôn có sẵn công năng thấu thị (ghi chú: thiên mục thông) và túc mệnh thông, nên tất nhiên có thể biết được biến thiên và biến hóa của thời đại này. Như ở trước đã giới thiệu qua, chính là năm xưa Phật Thích Ca Mâu Ni đã dự ngôn vào thời mạt pháp mạt kiếp sẽ có Phật Di Lặc hạ thế truyền Pháp độ nhân. Chúa Jesus cũng tiên tri “mặt trời mà Thượng Đế vun trồng sẽ tới”. Đối với chuyển thế của Phật Di Lặc, dự ngôn Hàn Quốc “Cách Am Di Lục” cũng đã có miêu tả chi tiết, như trước đã giới thiệu là “Thiên hàng Cứu Chủ, Mã đầu ngưu giác, Chân Chủ chi ảo, Thị vinh tự ý hà, Thế nhân giải oan, Thiên thụ đại phúc, Vĩnh viễn vô cùng hĩ”. Đoạn dự ngôn này và “Thôi Bi Đồ” triều Minh, “Thôi Bối Đồ” triều Đường đều giảng rõ rằng Đại Thánh Vương truyền Pháp độ nhân sau khi chuyển thế có họ là Lý (李). Tuy rằng nhà tiên tri Nostradamus như đã giới thiệu ở trước không nói rõ sự kiện ấy là gì, nhưng ông đã tiên tri sự xuất hiện của sự kiện này có thể khiến nhân loại được miễn hủy diệt hoàn toàn. “Thiêu Bính Ca”, “Kim Lăng tháp bi văn”, “Thôi Bi Đồ”, “Cách Am Di Lục”, “Các Thế Kỷ”, mấy bộ dự ngôn này đều là xuất hiện từ năm, sáu trăm năm trước, vậy mà đều tiên tri chuẩn xác về sự việc phát sinh ngày hôm nay. Xét từ điểm này, thì chính là đã sớm có an bài rồi.
Người dẫn chương trình: Vậy ư, đối diện với các dự ngôn tiên tri, tiên giác, thì đúng là không thể không suy ngẫm nhiều vấn đề. Vậy “Thôi Bi Đồ” có dự ngôn Phật Di Lặc khi truyền Pháp sẽ gặp phải trở ngại nào không?
Tống Thần Quang: Mời xem đoạn sau:
“Đến năm người người đều biết tam tự, không cho là đúng, thanh ảnh tề mạ, Thần khóc quỷ khóc, chúng sinh không hiểu làm sao, một kéo, hai kéo, ba kéo, chúng sinh bất tỉnh”.
Đoạn này ý là nói, sau khi Pháp Luân Đại Pháp truyền xuất mấy năm, mọi người đều biết ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”, nhưng lại không cho đó là đúng, ngược lại phát thanh truyền hình đồng loạt bôi nhọ phỉ báng Đại Pháp, khiến chúng Thần vì thế mà bật khóc, đông đảo bách tính không hiểu làm sao lại như vậy. (Phật Di Lặc) một kéo, hai kéo, ba kéo, hy vọng chúng sinh có thể tỉnh ngộ ra, để khỏi bị đào thải số lượng lớn. Thế nhưng còn có rất nhiều bách tính nhân dân vẫn chưa tỉnh ngộ. Chúng ta đối chiếu dự ngôn với hiện trạng, thấy học viên Pháp Luân Công đến đâu cũng phát tư liệu chân tướng, nhưng một số người vẫn là không tin, thật là thương xót biết bao.
Người dẫn chương trình: Đoạn này đúng là rất xúc động. Cảm thấy từ bi cứu người của Phật Chủ là không cách nào dùng ngôn ngữ để hình dung. Vậy đối với những người không tin thì có miêu tả không ạ?
Tống Thần Quang: Đối với loại tình huống này, “Thôi Bi Đồ” cũng có dự ngôn tường tận:
“Chúng sinh vẫn cứ bất tín, chửi mắng, phỉ báng, hoành Thiên tảo Địa, người tin phải chịu nỗi khổ bị lưu đày giam ngục”.
Vậy là các chúng sinh vì chịu độc hại lâu dài của thuyết vô thần, vẫn cứ không tin Phật Di Lặc truyền Pháp độ nhân là có thật, lại phỉ báng, chửi mắng, tới mức rợp trời dậy đất. Người có tín ngưỡng lại gặp phải hình phạt, chịu nỗi khổ bức hại lao ngục.
Người dẫn chương trình: Đối với những người có thái độ khác nhau về cuộc bức hại này, kết cục của họ sẽ là thế nào? “Thôi Bi Đồ” có dự ngôn không ạ?
Tống Thần Quang: Dự ngôn nói như sau:
“Thiện ác có người tụng chân kinh, biết đường hối cải, gọi là quay đầu; người biết chân tướng, gọi là tới bờ”.
Ý là nói bất kể người tốt xấu, nếu đọc qua sách Đại Pháp mà biết hối cải, thì được gọi là “quay đầu”; biết chân tướng Đại Pháp, hơn nữa còn gắng sức giúp đỡ, bèn gọi họ là “tới bờ”.
Người dẫn chương trình: “Quay đầu”, “tới bờ” là có ý nghĩa gì?
Tống Thần Quang: Dự ngôn rằng:
“Người quay đầu làm người trên đất, người tới bờ, cùng lên chùa mười vạn tám ngàn”.
Chính là nói “người quay đầu” sau khi kiếp nạn đi qua sẽ trở thành nhân loại mới trên địa cầu trong tương lai, như vậy họ cũng có phúc phận tương đương. Còn “người tới bờ”, sẽ có cơ hội tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, rồi trở thành sinh mệnh cao cấp.
Người dẫn chương trình: Đối với người không tin, còn phỉ báng nữa, thì có dự ngôn không ạ?
Tống Thần Quang: “Thôi Bi Đồ” dự ngôn người không tin, phỉ báng Đại Pháp, ‘trợ Trụ vi ngược’, sẽ bị đào thải trong đại ôn dịch. Chúng ta lại xem tiếp dự ngôn:
“Không đến tháng Tám năm ấy, ôn thần giáng xuống, người trên mặt đất mười phần chết chín, kẻ ác thập đạo không còn sót ai. Nhưng chúng sinh lại càng bất tín”. (ghi chú: Không đến tháng 8 Nông lịch, virus bắt đầu xuất hiện, đến tháng 10 Nông lịch đại bùng phát)
Không biết có phải trùng hợp hay không, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo dịch cúm gia cầm tại Châu Á hiện nay có thể dẫn tới dịch bệnh chết người trên phạm vi toàn cầu, khiến hàng triệu người tử vong. Người phụ trách chương trình dịch cúm của Tổ chức Y tế Thế giới, bác sĩ Klaus Stohr, đã nói như sau trong một hội nghị quốc tế về bệnh truyền nhiễm tại Bangkok: “Một loại dịch bệnh có thể sẽ dẫn tới nguy cơ y tế cộng đồng. Theo đánh giá, số người chết vì dịch cúm có thể từ 2 đến 7 triệu người, còn số người bị truyền nhiễm có thể tới hơn 1 tỷ”.
Người dẫn chương trình: Lẽ nào trùng hợp như vậy? Nếu quả thực là bùng phát, thì đáng sợ quá.
Tống Thần Quang: Lưu Bá Ôn còn có một bộ dự ngôn gọi là “Lưu Bá Ôn bia ký”, cũng có miêu tả về sự đáng sợ mà loại dịch bệnh này mang tới.
Người dẫn chương trình: Nói như thế nào ạ? Chẳng lẽ còn khủng bố hơn nữa ư?
Tống Thần Quang: Nó miêu tả như thế này:
“Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền.
Bình địa không có ngũ cốc trồng, Cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người.
Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, Nên xem giữa cửu Đông tháng Mười.”
(ghi chú: mùa Đông có 90 ngày, nên mới gọi là “cửu Đông”, tháng 10 mùa Đông năm 2012 Nông lịch)
“Người làm việc thiện thì được thấy, Kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, Lây bởi kiếp này thật không đáng.”
Người dẫn chương trình: “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn lưu hai ba”, thật đáng sợ quá. Thế có biện pháp nào để tránh không ạ?
Tống Thần Quang: Trong “Lưu Bá Ôn bia ký” nói: “Trên đời có người hành Đại Thiện, Lây bởi kiếp này thật không đáng”. Như vậy hai câu này nói với chúng ta rằng tại nhân gian đã có người truyền Đại Pháp cứu chúng sinh, và nếu ở dưới tình huống này mà không kịp thời thức tỉnh, thì sẽ mất đi cơ hội được cứu, vậy đúng là “thật không đáng” rồi. Chúng ta thử xem nguyên văn “Thôi Bi Đồ” nói thế nào:
“Có người bất tín, không tụng kinh Phật Di Lặc, không thuốc trị được, thổ huyết mà chết. Biết được kinh này bảo mệnh, người thực tiễn chân tâm tụng đọc, theo Phật gia an nhiên mừng rỡ vô cùng, chuyển phàm thành Thánh, người không tin không ai còn sống. Thân Đại nhân hỏi có thể cải biến chăng? Thiên Sư đáp rằng: Duy tam tự có thể giải.”
Người dẫn chương trình: Vậy đoạn này giải thích thế nào ạ?
Tống Thần Quang: Đại ý là nói đối diện với trường tai nạn này, những người không tin Đại Pháp sẽ không cách gì chữa trị, thổ ra máu mà chết. Còn người chân tâm tu luyện Đại Pháp, không chỉ tính mệnh an nhiên vô sự, mà còn tu luyện viên mãn. Những người phản đối sẽ không có ai còn sống sót. Thân Đại nhân hỏi liệu có biện pháp nào để cải biến tình huống này không? Thiên Sư đáp rằng chỉ có ba chữ mới có thể giải cứu.
Người dẫn chương trình: Là ba chữ gì vậy ạ?
Tống Thần Quang: Tôi cho rằng dự ngôn nói ba chữ này chính là ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” mà Đại sư Lý Hồng Chí giảng.
Người dẫn chương trình: Trong dự ngôn có nói như vậy ạ?
Tống Thần Quang: Trước tiên tôi giới thiệu một chút, bởi vì Pháp Luân Công này là tu luyện chiểu theo “Chân-Thiện-Nhẫn”. Như vậy nói đến ba chữ này, kỳ thực trong “Lưu Bá Ôn bia ký” có 4 câu nói đích thị “Chân-Thiện-Nhẫn”. Tất nhiên, nó là dùng hình thức câu đố chữ để nói với thế nhân.
Người dẫn chương trình: Câu đố chữ nào thế ạ?
Tống Thần Quang:
“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu.
Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu”.
Người dẫn chương trình: “Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu” thì là chữ gì?
Tống Thần Quang: Ở đây giảng đích thị “Chân-Thiện-Nhẫn”. “Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu”, hai câu này chính là chữ “Chân”.
Người dẫn chương trình: Làm sao giải thích là chữ “Chân”?
Tống Thần Quang: Đối với chữ “Chân” (眞) thời Trung Quốc cổ đại, những người liễu giải được đều biết, so với loại chữ giản hóa hiện tại là không giống. Cái muỗng phía trên là chữ “chủy” (匕), chúng ta thấy nó rất giống chữ “thất” (七); hai dấu phẩy ở dưới cùng rất giống chữ “nhân” (人); giữa chữ “mục” (目) và chữ “nhân” (人) là một bên chữ “tẩu” (走), đây chính là “Bảy người một đường tẩu”. Vậy còn “Dẫn dụ đã vào khẩu”? Chính là bất cứ sự vật nào muốn con người nhận thức được thì đều phải qua con mắt, mà con mắt được gọi là “cửa sổ tâm hồn”, do đó “Dẫn dụ đã vào khẩu” chính là chữ “mục” (目). Như vậy đem “chủy” (匕), “nhân” (人), một bên chữ “tẩu” (走) và chữ “mục” (目) hợp lại thành chữ “Chân” (眞).
Người dẫn chương trình: Vậy còn “Thiện” giải thích thế nào ạ?
Tống Thần Quang: “Bát Vương nhị thập khẩu”. Đem chữ “bát” (八) này đảo ngược đặt lên chữ “Vương” (王), đem chữ “nhị” (二) dựng thẳng đứng hai bên chữ “thập” (十), lại đem chữ “khẩu” (口) đặt ở dưới cùng, thì chính là chữ “Thiện” (善).
Người dẫn chương trình: Còn “Nhẫn”?
Tống Thần Quang: “Ba chấm cộng một câu”. Chị xem chữ “Nhẫn” (忍) này, phần trên là chữ “nhẫn” (刃) bộ đao, bên trái chữ “nhẫn” (刃) có một chấm gạch; đem một chấm di sang bên phải, thì từ tượng hình mà xét, nó rất giống chữ “gia” (加) {nghĩa là “thêm”}; “một câu” chính là cái câu (厶) ba gạch ở dưới chữ “câu” (勾) này, như vậy chính là chữ “Nhẫn” (忍) rồi.
Người dẫn chương trình: Quả là huyền diệu. Ông (ghi chú: Lưu Bá Ôn) dùng phương thức câu đố chữ này để nói với thế nhân ba chữ ấy, cũng thật khổ tâm nhọc sức.
Tống Thần Quang: Thực ra Lưu Bá Ôn từ hơn 500 năm trước đã thấy được Phật Di Lặc sẽ hạ thế truyền Đại Pháp ba chữ này. Do đó ông nói với thế nhân ba chữ này là để hy vọng mọi người đều có thể thuận theo Đại Pháp mà được lưu lại. Tuy nhiên ông không thể đem thiên cơ chí cao vô thượng tiết lộ hết cho thế gian, do đó mới phải mất một phen khổ tâm như vậy.
Người dẫn chương trình: Xem xong những dự ngôn của cổ nhân này thì đúng là không thể không tin. Tin hay không tin, âu chỉ một niệm, nhưng kết quả lại khác nhau một trời một vực. Như vậy đối với đoạn thời kỳ này, còn có dự ngôn nào khác tiên tri không ạ?
Tống Thần Quang: “Mai Hoa Thi” triều Tống cũng là một bộ dự ngôn được nhiều người biết. Tới nay đã 1.000 năm rồi. “Mai Hoa Thi” là do đại Dịch học gia triều Tống Thiệu Ung sáng tác nên, tổng cộng 10 khổ. Dự ngôn các loại biến hoá lớn trong lịch sử Trung Quốc sau khi ông qua đời. Tất nhiên dự ngôn này cũng như các dự ngôn khác, đều là dùng ngôn ngữ tương đối khó hiểu, người bình thường không dễ mà lý giải. Tuy nhiên từ sự kiện đã phát sinh ngày hôm nay, chúng ta đối chiếu với “Mai Hoa Thi”, thì sẽ minh bạch ngay “Mai Hoa Thi” dự ngôn điều gì. Sau đây chúng ta sẽ xem xem khổ 9 và khổ 10 “Mai Hoa Thi” nói thế nào:
“Hỏa long trập khởi Yên Môn thu, Nguyên bích ưng nạn Triệu thị thu.
Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ, Liên tiêu phong vũ bất tu sầu.”
Người dẫn chương trình: Tống tiên sinh, 2 câu đầu tôi đã xem qua giải thích rồi. Nói là ngày 4/6/1989, học sinh và dân chúng Trung Quốc thỉnh nguyện trên quảng trường Thiên An Môn bị thảm sát tàn khốc, Triệu Tử Dương (ghi chú: khi làm Tổng Bí thư, ông phản đối trấn áp) vì sự kiện Lục Tứ {4/6} mà bị giam lỏng. Tiếp theo chỉ còn hai câu “Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ, Liên tiêu phong vũ bất tu sầu.” Nó báo trước điều gì, chúng ta sẽ tiếp tục cùng ông Tống Thần Quang giải thích “Mai Hoa Thi” và các dự ngôn có liên quan trong phần sau. Tiết mục ngày hôm nay đã hết giờ rồi, chúng ta sẽ gặp nhau vào tiết mục lần sau. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro