sản phẩm bh
câu 1.Khái niệm sản phẩm bh. Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm? Những đặc điểm đó tác động như thế nào đến marketing bảo hiểm?
Trả lời:
Khái niệm:
Có nhiều khái niệm khác nhau về SPBH:
Theo góc độ những thứ cơ bản mà khách hàng nhận được khi mua sản phẩm: SPBH là sự cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Theo góc độ quản trị kinh doanh bảo hiểm: SPBH là sản phẩm mà DNBH bán.
Theo khía cạnh marketing: Khái niệm SPBH bao gồm 3 cấp độ:
Cấp độ thứ 1 là thành phần cốt lõi, đây là các đảm bảo bảo hiểm những lợi ích khách hàng mua được khi mua sản phẩm.
Cấp độ thứ 2 là thành phần hữu hiệu gồm các yếu tố như tên gọi của sản phẩm, dặc tính nổi trội của sản phẩm...điều này phản ánh sự có mặt thực tế của sản phẩm bảo hiển, giúp người mua tìm đến doanh nghiệp để mua sản phẩm và phân biệt sản phẩm ở DNBH này với DNBH khác
Cấp độ thứ 3 là thành phần gia tăng gồm các yếu tố về dich vụ trong và sau khi bán như thái độ phục vụ, phương thức thanh toán, uy tín của sản phẩm...
Đặc điểm:
a. Tính vô hình:
Khi BH, mặc dù khách hàng nhận được các yếu tố hữu hình đó là những giấy tờ trên đó có in biểu tượng của DN, in tên gọi của sản phẩm, in những nội dung thỏa thuận… Nhưng khách hàng không chỉ ra được màu
sắc, kích thước, hình dáng hay mùi vị của sản phẩm. Nói cách khác SPBH là sản phẩm vô hình-người mua không thể cảm nhận SPBH thông qua các giác quan của mình.
Tính vô hình của SPBH làm cho việc giới thiệu, chào bán trở nên khó khăn hơn. Nếu đa số sp hữu hình có thể được trưng bày trong các cửa hàng, được vẽ trên các biển hiệu hay tờ rơi quảng cáo… do đó các sp này có tác dụng đến các giác quan của Khách hàng, mang đến cho khách hàng “cảm giác vật chất” khách hàng dễ dàng nhận được sự tồn tại của sản phẩm.
Nhưng các SPBH thì không như vậy, khi mua SPBH người mua chỉ nhận được những lời hứa, lời cam kết về những đảm bảo vật chất trước các rủi ro
Tính vô hình của SPBH còn làm cho KH khó nhận thấy sự khác nhau giữa các sản phẩm của các DNBH. Việc “kiểm nghiệm” chất lượng thực sự của SPBH chỉ xảy ra khi có các sự kiện BH làm phát sinh trách nhiệm bồi thường hay chi trả của các công ty BH. Chỉ đến lúc đó, KHmới có thể so sánh chất lượng các SPBH mà các DN cung cấp.
b. Tính không thể tách rời và không thể cất trữ:
SPBH không thể tách rời- tức là việc tạo ra Sản phẩm dịch vụ Bảo hiểm trùng với việc tiêu dùng Sản phẩm đó (quá trình cung ứng và quá trình tiêu thụ là một thể thống nhất). Thêm vào đó SPBH cũng không thể cất trữ được- có nghĩa là khả năng thực hiện dịch vụ Bảo hiểm vào một thời điểm nào đó sẽ không thể cất vào kho dự trữ để sử dụng vào một thời điểm khác trong tương lai. Điều này hoàn toàn khác biệt với Sản phẩm hữu hình.
Tính không thể tách rời và không thể cất trữ được đòi hỏi DNBH phải chú trọng đến lượng thời gian dành cho bán hàng và cần nâng cao năng lực của các bộ phận cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, DNBH cần phải cố gắng cân bằng nhu cầu của Kh với khả năng xét nhận BH, khả năng quản lý khiếu nại, khả năng cung cấp các dịch vụ Khách hàng… Nếu DN có dư thừa năng lực phục vụ sẽ chịu sự lãng phí do nguồn lực không sử dụng hết. Ngược lại, nếu Doanh nghiệp không có đủ năng lực phục vụ, sẽ phải trì hoãn việc cung cấp các dịch vụ và có thể sẽ bị mất Khách hàng.
c. Tính không đồng nhất:
Dịch vụ Bảo hiểm, cũng như các dịch vụ khác, chủ yếu được thực hiện bởi con người. Nhưng cho dù là người có kỹ năng đến đâu đi chăng nữa thì dịch vụ họ thực hiện không phải lúc nào cũng nhất quán.
Nhìn chung chất lượng phục vụ của một cá nhân nào đó tại một thời điểm khác nhau, với các khách hàng khác nhau. Chất lượng phục vụ này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, các yếu tố xung quanh. Ngoài ra, giữa các cá nhân khác nhau, chất lượng phục vụ cũng khác nhau.
Do vậy, để nâng cao chất lượng phục vụ, giảm sự không ổn định về chất lượng, các DNBHcần chú trọng đến công tác tuyển chọn, đào tạo và khuyến khích những người trực tiếp bán hàng. Lý do là khi mua một sản phẩm hữu hình, để đánh giá về sản phẩm, người tiêu dùng thường xem xét sản phẩm có đáp ứng được sự trông đợi của họ hay không. Còn khi mua và sử dụng một sản phẩm dịch vụ, người tiêu dùng thường căn cứ vào thái độ của nhân viên hoặc đại lý cung cấp dịch vụ đó để đánh giá sản phẩm.
d. Tính không được bảo hộ bản quyền:
Mặc dù trước khi tung một sản phẩm nào đó ra thị trường, các DNBH thường phải đăng ký sản phẩm để nhận được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý Nhà nước vềKDBH. Tuy nhiên việc phê chuẩn chỉ mang tính nghiệp vụ kỹ thuật chứ không mang tính bảo hộ bản quyền. Do đó các DNBH cạnh tranh có thể bán một cách hợp pháp các SPBH là bản sao của các HĐBH của các Doanh nghiệp khác. Vì vậy, muốn nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường các Doanh nghiệp phải làm chủ việc định phí Bảo hiểm để có thể đưa ra sản phẩm “tương tự” nhưng với mức giá cạnh tranh hơn.
* Đặc điểm riêng của SPBH:
SPBH là sản phẩm không mong đợi
Đối với mua sản phẩm bảo hiểm đều không mong đợi rro xảy ra để nhân bồi thường hay trả tiền của DNBH vì thiệt hại của rủi ro mang lại thường lớn hơn số tiền được bảo hiểm
Nói như vậy không có nghĩa là SPBH không đươc triển khai vì rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào nên nếu chọn đúng thời điểm để khai thác bảo hiểm thì vẫn thành công.
SPBH là sản phẩm có chu trình hoạch toán đảo ngược
Vì việc dựa vào viêc dựa vao các số liệu thống kê trong quá khứ để xác định giá cả bảo hiểm trong tương lai đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ nhằm giúp doanh nghiệp có thể bù đắp chi phí phat sinh và thu được lợi nhuận.
SPBH là sản phẩm có hiệu quả xê dịch
Điều này đúng với cả doanh nghiệp và khách hàng. Đối với doanh nghiệp lợi nhuận kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vao xác đinh mức phí bảo hiểm và số vụ rủi ro xảy ra cũng như quy mô của nó. Đối với khách hàng thì điều này phụ thuộc vào rủi ro có xảy ra hay không va mức độ nghiêm trọng.
câu 2.Thế nào là sản phẩm bảo hiểm mới? Quy trình phát triển sản phẩm bảo hiểm mới?
Trả lời:
KN:
Sản phẩm mới là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của công ty. Do liên tục phải đối mặt với thị trường cạnh tranh gay gắt, với nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách hàng và với những tiến bộ trong công nghệ nên một công ty phải có chiến lược tung ra sản phẩm mới cũng như cải tiến những sản phẩm hiện tại để ổn định doanh thu.
Khi đề cập tới vấn đề thiết kế sản phẩm mới, người ta thường nghĩ ngay đến thiết kế sản phẩm hoàn toàn mới mà chưa được doanh nghiệp nào triển khai. Nhưng thực tế thì việc phát triển sản phẩm mới bao gồm :
Sản phẩm mới tương đối với công ty: (mặc dù sản phẩm đó đã được công ty khác đưa ra)
SPBH mới là SP lần đầu được doanh nghiệp bán trên thị trường 1 quốc gia nào đó.
Sản phẩm mới trên cơ sở sửa đổi bổ sung các sản phẩm hiện có (kể cả việc đơn thuần thay đổi tên gọi của sản phẩm )
Sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường, nhưng không mới đối với doanh nghiệp khác và đối với thị trường. Chúng cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho những cơ hội kinh doanh mới. Chi phí đề phát triển loại sản phẩm này thường thấp, nhưng khó định vị sản phẩm trên thị trường vì người tiêu dùng vẫn có thể thích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn.
Sản phẩm mới tuyệt đối: Đó là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và đối với cả thị trường. Doanh nghiệp giống như "người tiên phong" đi đầu trong việc sản xuất sản phẩm này. Sản phẩm này ra mắt thị trường lần đầu tiên. Đây là một quá trình tương đối phức tạp và khó khăn. Chi phí dành cho nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thử và thử nghiệm trên thị trường thường rất cao.
Vậy liệu một sản phẩm có được coi là mới hay không phụ thuộc vào cách thị trường mục tiêu nhận thức về nó. Nếu người mua cho rằng một sản phẩm khác đáng kể so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất (hình thức bên ngoài hay chất lượng), thì cái sản phẩm đó sẽ được coi là một sản phẩm mới.
Việc phát triển và tung sản phẩm mới ra thị trường vốn vô cùng tốn kém và không phải sản phẩm nào cũng có khả năng bám trụ được nhưng đó là điều cần thiết để bù đắp tổn thất doanh thu từ các sản phẩm hiện hữu trong suốt giai đoạn suy tàn của một vòng đời sản phẩm. Các công ty có thể trì hoãn những tổn thất này bằng cách liên tục cải thiện sản phẩm họ đang cung cấp cho khách hàng. . Như Patrick Barwise và Sean Meehan viết trong cuốn Simply Better: "Đổi mới chỉ vì lợi ích của sự đổi mới là vô nghĩa, nhưng đổi mới không ngừng để cải thiện hiệu suất dựa trên những ích lợi chung là yếu tố cần thiết để duy trì sự thành công trong kinh doanh".
Quy trình:
VìSPBH là sp dễ bắt chước, ko dc bảo hộ bản quyền nên để có dc sp mới, DNBH có thể tìm kiếm, sao chép, vận dụng từ các đối thủ cạnh tranh khác. Đây là cách thức khá tiết kiệm chi phí nhưng DN có thể ko thu dc lợi nhuân cao do ko phải là người đi đầu trong việc triển khai sp. Vì vậy DN nên tự thành lập bộ phận nghiên cứu, thiết kế.
Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng, sp, hệ thống phân phối, nguồn lực, kinh nghiệm…mà mỗi DNBH có 1 quy trình ptrien spham mới riêng, phù hợp với DN của mình. Tuy nhiên quy trình pt sp mới ở các DNBH thường gồm 5 giai đoạn :
Hình thành và sàng lọc ý tưởng sp mới.
Đánh giá thị trường tiềm năng( Phân tích kinh doanh tổng thể )
Thiết kế kĩ thuật
Xin giấy phép và bán thử nghiệm sp
Theo dõi, đánh giá và hoàn thiện sp
Tuy vậy DNBH co thể từ bỏ ý tưởng sp ở bất kì gdoan nào, ở cuối mỗi gdoan người chịu trách nhiệm ptrien sp sẽ ra quyết định về việc:
Có nên dừng lại ở gdoan này để xem xét thêm ý tưởng sp hay chuyển nó sang gdoan tiếp theo
Từ bỏ ý tưởng sp
Yeu cầu cung cấp thêm thong tin trước khi chuyển sang gdoan mới hoặc bắt đầu xem xét lại từ gdoan hình thành ý tưởng.
Cụ thể các giai đoạn pt :
hình thành và sàng lọc ý tưởng sp
Hình thành và sàng lọc ý tưởng sp là nền tảng cho quá trình pt sp. Bộ phân nghiên cứu, thiết kế sp sẽ xem xet lại chiến lược
phát triển sp tổng thể của công ty từ đó đề
xuất việc pt sp hoàn toàn mới hay sửa đổi, hoàn thiện các sp hiện thời.
Hình thành, sàg lọc ý tưởng:
Hình thành:
Giai đoạn này nhằm tìm kiếm ý tưởng sp mới phù hợp với mục tiêu tổng thể của công ty và nhu cầu của thị trường mục tiêu. Ý tưởng sp có thể dc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bên trong như : bộ phận định phí BH, bộ phận marketing; từ các nhân viên, các đại lý, môi giới, nhà phân phối…và bên ngoài công ty như : từ các hội đồng tư vấn, từ hdong phân tích môi trường marketing hay từ sp của đối thủ cạnh tranh hoặc từ khách hàng….
Ý tưởng về sp mới có thể dc hình thành rât ngẫu nhiên nhưng thông thường các DN phải chủ động giao cho nhân viên chịu tránh nhiệm hình thành ý tưởng dựa trên quá trình điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường, phản ứng của khách hang, hành động của đối thủ cạnh tranh…để chủ động có dc các ý tưởng sp mới. Đó cũng là 1 qui trình chính quy, lien tục để xác định phương thức mới
hoặc phương thức tốt hơn để phục vụ nhu cầu thị trường. DN cũng nên có cơ chế khen thưởng cho những ý tưởng hay để khuyến khích.
sàng lọc ý tưởng
Đây là quá trình nhằm dánh giá nhanh về nội dung và tính khả thi của từng ý tưởng theo cách ít tốn kém chi phí, từ đó qdinh xem ý tưởng nào cần dc khám phá sâu hơn, tránh sai lầm khi phản đối 1 ý tưởng hay, hay chấp nhận 1 ý tưởng nghèo nàn do chưa đánh giá kĩ.
Để dễ đàn hơn trong việc đánh giá, DN xây dựng “ Bảng danh mục các tiêu chí sàng lọc ý tưởng sp mới” . 1 số tiêu chí trong đó như: ý tưởng có phù hợp với mục tiêu và chiến lược của DN? Sp có thực sự giúp ích cho DN, duy trì hay cải thiện vị trí, tăng doanh số bán…?
Ngoài ra trong quá trình sàng lọc DN còn phải thực hiện việc đánh giá nhận thức. Đây là 1 kĩ thuật nghiên cứu marketing nhằm đo lường khả năng chấp nhận ý tưởng sp mới, trc khi DN thực sự đầu tư vào nó. Khi đánh giá DN sẽ mô tả về ý tưởng sp mới với khách hang hoặc nhà phân phối xem: họ so sánh ý tưởng sp mới với sp hiện hành ntn; họ ưa thích đặc tính hoặc lợi ích nào của sp mới; ý tưởng sp mới nào dc đưa vào thị trường mục tiêu nào ?
Đánh giá thị trường tiềm năng của sp (Phân tích kinh doanh tổng thể )
Ý tưởng sp qua quá trình sàng lọc sẽ dc chuyển qua giai đoạn đánh giá thị trường tiềm năng của sp. Tùy theo cấp độ đổi mới của sp mà só lươngj các nghieen cứu thực hiện trong gdoan này sẽ nhiều hay ít. Với 1 sp hoàn toàn mới với DN và ngành BH thì việc xây dựng đề án thiết kế phải thực hiện theo 5 bước :
Bước 1 : Thực hiện việc nghiên cứu, phân tích về thị trường.
Quá trình này nghien cứu tất cả các yếu tố thuộc về môi trường có tác động đến doanh số bán của sp như: bản chất, quy mô của thị trường mục tiêu, nhu cầu của khách hang, hành động của đối thủ cạnh tranh, hệ thống phân phối… Có thể nghiên cứu qua các tài liệu, kết quả nghiên cứu hay tiến hành điều tra thị trường.
Bước 2: Xác định các mục tiêu thiết kế sp
Mục tiêu thiết kế sp sẽ chỉ ra các đặc điểm cơ bản của sp. VD: đặc điểm của sp BH nhân thọ sẽ là, người dc BH là ai, quyền lợi trong trường hợp tử vong tn, có dc chia lãi, chuyển đổi hay ko, phương thức đóng phí….
Bước 3: thực hiện nghiên cứu sâu về tính khả thi của sp
xem xét các vấn đề tương tự như ở quá trình nhận thức nhưng đi sâu hơn
Bước 4: xây dựng kế hoạch marketing cho sp mới
Xác định thực trạng kinh doanh cho sp mới và chỉ ra mục tiêu marketing, các chương trình mar phù hợp về chính sách giá,c/s truyền thông,phân phối…
Bước 5: Dự đoán về doanh số bán và các kết quả tài chính
Các gdoan này sẽ phục vụ cho gdoan tiếp theo là thiết kế kỹ thuật
Quá trình phân tích tổng thể chỉ ra sp có 1 thị trường tiềm năng dồi dào thì sẽ tiếp tục dc xem xét ở gdoan tiếp theo
thiết kế kỹ thuật
Gdoan này thiết kế các đặc trưng cơ bản cua sp, đưa ra các giả định tính phí, công thức tính phí, phương pháp và công thức xác định các quỹ dự phòng…DN cũng xây dựng các nội dung cụ thể của từng SPBH như điều khoản, biểu phí. Điều khoản BH cần phải thỏa mãn những điều kiện như: phù hợp với quy định pháp luật, tập quán BH trên thế giới, chặt chẽ và đầy đủ…
VD: điều khoản BH của 1 sp nhân thọ bao gồm các nội dung cơ bản: sách giáo trình tr 98…
Giai đoạn này đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau như: bp marketing, bp đầu tư, bp pháp chế…
Gdoan này công ty cũng phải xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí cho gdoan thực hiện
Quá trình xây dựng kế hoạch gồm:
Phân bổ nguồn nhân lực, tài chính, thong tin cho bộ phận cần thiết nhằm thực hiện thiết kế sp
Xây dựng chương trình chỉ rõ tgian cần hoàn thành từng loại công việc và mối lien hệ giữa các bộ phận với nhau.
Việc dự trù kinh phí nhằm chỉ rõ chi phí cho từng loại công việc nhằm ptrien sp, doanh thu dự tính từ sp mới…
d. Xin giấy phép và bán thử nghiệm sản phẩm:
- Đệ trình SPBH lên cơ quan quản lí nhằm lấy giấy phép bán sản phẩm.
Tờ trình xin giấy phép triển khai sản phẩm gồm: Giải trình tóm tắt về sự cần thiết của sản phẩm; tên gọi, mã hiệu, đặc trưng sản phẩm; biểu phí, cơ sở xác đinh phí; dự trữ nghiệp vụ.
Đồng thời DNBH cũng cho xây dựng chương trình truyền thông, tài liệu tập huấn, chuẩn bị cơ sở vật chất, chương trình tin học quản lý... nhằm đưa SPBH ra thị trường cà quản lý sản phẩm.
- Đưa SPBH ra bán thử nghiệm trên thị
trường sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn. DNBH sẽ thực hiện việc quảng cáo trên thông tin đại chúng, tổ chúc hội thảo giới thiệu sản phẩm mới với khách hàng, môi giới và các kênh phân phối...
Theo dõi đánh giá và hoàn thiện sản phẩm:
DNBH cần theo dõi sản phẩm vừa tung ra thị trường nhằm xác định mức độ đáp ứng của SPBH mới trước nhu cầu thị trường, ảnh hưởng tới các sản phẩm cũ ra sao. Việc theo dõi được thực hiện thông qua :
Kết quả triển khai sản phẩm từng giai đoạn, đối tượng tham gia chủ yếu theo ngành nghề, lứa tuổi, thu nhập ..
Ý kiến trực tiếp của khách hàng qua hình thức phỏng vấn hoặc điểu tra nhằm xác định khả năng sản phẩm trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng, khiếm khuyết của sản phẩm cần hoàn thiên bổ sung.
Ý kiến của hệ thống phân phối sản phẩm : bản thân nhân viên khai thác đưa ra ý kiến về khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm, mức hoa hồng rtrả cho đại lý, những khiếm khuyết thu nhận được từ sự phản ánh của khách hàng về SPBH.
Dư luận của báo chí công chúng.
Phản ứng của đối thủ cạnh tranh.
Từ thông tin thu thập được, DNBH tiến hành đánh giá, sửa đổi hoàn thiện sản phẩm trước khi tung ra bán đại trà. Ngoài ra DNBH cần xem xét lại quá trình phát triển sản phẩm, doanh số, lịch trình có được như lịch trình không, chiến lược marketing có hoạt động hiệu quả không..
câu 3. Nhãn hiệu của sp. Các yêu cầu đối với tên gọi của sản phẩm bảo hiểm? Cho nhận xét về cách đặt tên sản phẩm bảo hiểm của các DNBH nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay?
Trả lời:Nhãn hiệu SPBH:
Ý nghĩa
Nhãn hiệu SPBH là tên gọi thuật ngữ, biểu tượng hay hình dáng hoặc một sự kết hợp các yếu tố nhằm nhằm xác định hàng hóa hay dịch vụ của một doanh nghiệp nhằm phân biệt chúng với những hàng hóa và dịch vụ của đối tượng cạnh tranh
Ý nghĩa:
Làm cho sản phẩm trở nên hữu hình hơn
Nhờ nhãn hiệu khách hàng có thể xác định được xuất xứ , phân biệt với sản phẩm khác...
Sản phẩm bảo hiểm ngày càng phức tạp hơn nên một tên goi có the giupa khách hàng nhận biêt sản phẩm và có tác dung xuc tiến bán hàng
Tạo dựng hình ảnh riêng cho doanh nghiệp.
Đặt tên cho SPBH
Đây là một quyết định quan trọng đối với doanh nghiệp bán hàng vì sản phẩm có dặc tính vô hình, không mong dợi, không được bảo hộ bản quyền.
Các dn có thể lựa chọn cách đặt tên nhãn hiệu riêg biệt cho từg sp , tên nhãn hiệu cho 1 nhóm các sp hoặc gắn tên dn vào tên sp.
Khi đặt tên cho sản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu:
Tên phải dễ nhớ, dễ đọc
Tên phải gợi đến sản phẩm và sự thỏa mãn nhu cầu liên quan
Tên phải đáp ứng nhu cáo mục dích đã định
Tên phải dễ nhớ cho trao đổi thông tin
Vai trò và nội dung của công tác dịch vụ khách hàng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm?
Trả lời:
Vai trò:
Làm tốt côg tác dvụ kh trc hết giữ đc kh, nhất là n~ kh truyền thốg, có stbh lớn. Điều này có lợi hơn n' so với việc khai thác đc 1 kh mới do tkiệm đc chi fí khai thác ban đầu, kinh ngh fòg tránh rro, kh cũ có khả năg lôi kéo đc kh mới.
Tạo ra sự kh biệt so vs các đối thủ cạnh tranh (nhất là trog giao tiếp, csóc và dẫn dụ kh), từ đó, n' kh sẽ “chug thuỷ” hơn đvs dn, đồg thời tạo cảm giác về n~ quyền lợi mà họ đc hưởg k chỉ có ở gtrị của spbh mà còn ở clg pvụ.
Góp fần cải thiện môi tr làm việc, nâg cao uy tín cho dnbh. Từ đó, làm bộ fận khai thác cũg dễ dàg hơn, góp fần nâg cao năg suất lđ cho cả tập thể dnbh.
Tăg dthu và lợi nhuận cho dnbh, tkiệm đc n' khoản chi cho khai thác, chi hoa hồg đlý, chi fát hành hdồg, chi quảg cáo..., làm gia tăg mức lợi nhuận mà dn thu đc. Hơn nữa, chi fí cho việc schữa n~ sai sót do thiếu hoặc k làm tốt ctác dvụ kh sẽ rất cao và đôi khi k lườg trc đc.
ND:
D vụ csóc kh:
Đc thực hiện sau khi giao kết hđ bh, thôg qua n~ lời thăm hỏi, tặg quà n~ dịp lễ tế, sinh nhật, trog tư vấn đề fòg và hạn chế tổn thất... có vtrò rất quan trọg góp fần làm cho mối qhệ giữa kh và dnbh gắn bó và thân
thiết hơn. Sự hài lòg của họ làm tăg uy tín cho dnbh, giúp dn lôi kéo kh mới, mạnh dạn và cởi mở hơn trog việc góp ý vs dnbh về nhu cầu, n mặt hạn chế của các loại sp và dvụ...
Dvụ hỗ trợ kh:
Hỗ trợ chi fí khám chữa bệnh.
Tặng các suất học bổg cho các tr học có tỷ lệ hsinh tgia bh cao và liên tục.
Tổ chức đkì khám bệnh miễn fí cho n~ ng tgia bh bệnh hiểm nghèo.
Tổ chức hội nghị kh để tiếp thu ý kiến phản hồi về các loại spbh và nhu cầu của họ, hướg dẫn và giải đáp thắc mắc của họ.
Giảm fí bh cho n~ kh tái tục n' lần và ít xảy ra tổn thất.
Cho vay trên hđbh
Cug cấp thôg tin và tư vấn cho kh về các lĩnh vực đầu tư, tchính, thị tr chứg khoán.
Dvụ kh dành cho đlý:
Dnbh ngoài việc đào tạo cho đlý 1 cách kĩ lưỡg về spbh, mar bh, cách nắm bắt thôg tin và mời chào bán hagf, còn fải trag bị cho họ n~ kiến thức giao tiếp liên quan đến dvụ kh, phân cấp cho họ đc làm n~ loại dvụ kh nào, thanh toán và trả hoa hồg cho họ 1 cách thoả đág, hỗ trợ trog khâu bán hàg thôg qua hđ tuyên truyền, quảg cáo và cải tiến sp.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro