Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

HUYẾT ÁP CAO

HUYẾT ÁP CAO

Áp Huyết Cao - Hypertension - High Blood Pressure.

A- Đại Cương

- Huyết áp cao là danh từ để chỉ trạng thái tăng áp lực của máu trong động mạch.

- Danh từ này do YHHĐ đặt ra căn cứ trên phát hiện của áp huyết kế (máy đo huyết áp).

- YHCT trước đây không có danh từ huyết áp cao nhưng có những tên gọi như Huyễn Vựng (Vậng), Can Dương Vượng... mà nội dung rất gần với các chứng trạng của bệnh Huyết áp cao.

- Huyết áp cao là bệnh có tỉ lệ mắc bệnh cao:

+ Châu Âu và Bắc Mỹ: 15 - 20 %.

+ Việt Nam: 6 - 12 %

( Theo thống kê của sách ‘ Bách Khoa Thư Bệnh Học 1990).

- Bệnh biến đổi thường xuyên:

+ Thay đổi trong ngày: (ban đêm ít (thấp) hơn ban ngày).

+ Theo tuổi: lớn tuổi bị nhiều hơn trẻ tuổi.

+ Theo giới: nam bị nhiều hơn nữ.

- Muốn biết rõ chính xác huyết áp cao cần phải dùng máy đo huyết áp (huyết áp kế).

- Khi đo huyết áp ta sẽ ghi nhận được 2 trị số:

+ Trị số HA tối đa (còn gọi là HA Tâm Thu): tượng trưng cho áp lực máu trong động mạch lúc tim co bóp.

+ Trị số HA tối thiểu (còn gọi là HA Tâm Trương): tượng trưng cho áp lực máu trong động mạch lúc tim dãn ra. Số tối thiểu này còn cho ta biết rõ về sức kháng của các động mạch nhỏ trong cơ thể.

Theo tổ chức Y Tế thế giới (OMS - WHO), một người được coi là huyết áp cao khi HA tối đa lớn hơn 140mmHg và HA tối thiểu lớn hơn 90mmhg. HA trung bình là 120/80 mmHg (theo OMS) và 110/70 (theo Viện Thống Kê Sinh Học Việt Nam ).

Tuy nghiên cũng cần lưu ý là đối với người lớn tuổi HA bình thường hơi tăng 1 ít do sức đàn hồi của mạch máu bị giảm. Một người bình thường trên 50 tuổi HA 160/90mmHg được coi là bình thường.

Ngoài ra, còn có loại HA cao sinh lý:

+ Buổi sáng HA hơi hạ, khi ăn no, có xúc cảm, sau buổi lao động, sau khi suy nghĩ căng thẳng...HA có hơi tăng một ít.

+ Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt, HA cũng hơi tăng.

B- Bệnh Danh

- YHHĐ trước đây gọi chung là HA cao, gần đây, dựa trên sinh lý học, các nhà nghiên cứu đè xuất nên gọi là HA tăng hoặc tăng HA.

- YHCT trước đây không có tên gọi là HA cao nhưng hiện nay giới YHCT cũng đã quen dần với tên gọi: HA cao, HA tăng.

C- Phân Loại

1- Theo YHHĐ.

Có nhiều cách phân loại khác nhau:

a- Dựa vào 2 trị số Tối Thiểu và Tối Đa, người ta chia ra làm 2 loại sau:

+ HA Cao Thể TÂM THU: khi chỉ có HA tối đa tăng cao, HA tối thiểu vẫn ở trong giới hạn bình thường. Thí dụ: 170/80mmHg, 195/80mmHg...

+ HA Cao Thể TÂM TRƯƠNG: khi cả 2 trị số HA tối đa và tối thiểu tăng cao hơn bình thường. Thí dụ: 180/95mmHg, 195/100mmHg...

Dựa vào sự tăng của HA tối thiểu, các nhà nghiên cứu có thể xếp loại mức độ nặng nhẹ trong bệnh HA tăng như sau:

* HA cao nhẹ (giai đoạn 1): HA tối thiểu 90 - 104mmHg

* HA cao trung bình (giai đoạn 2): HA tối thiểu 105 - 114mmHg

* HA cao nặng,trầm trọng (giai đoạn 3): HA tối thiểu 115mmHg.

Viện Dinh Dưỡng Việt Nam dựa trên cơ sở mức phân loại của Uỷ Ban Liên Kết Quốc Gia Về Tăng Huyết Áp Của Hoa Kỳ (1993) phân độ nặng của huyết áp cao thành 4 giai đoạn:

Bảng Phân Loại Độ Nặng Tăng Huyết Áp

Giai đoạn

Huyết Áp Tâm Thu (mmHg)

Huyết Áp Tâm Trương (mmHg)

1

2

3

4

140 ~ 159

160 ~ 179

180 ~209

± 210

90 ~99

100 ~ 109

110 ~ 119

± 120

b- Một số tác giả dựa vào tính chất nặng nhẹ, lành tính, ác tính mà chia ra như sau:

+ HA cao thường xuyên, có thể là lành tính và ác tính.

+ HA cao theo cơn: dựa trên cơ sở bình thường hoặc gần bình thường, có những cơn cao vọt.

+ HA dao động: trị số HA có lúc tăng lúc không.

c- Dựa vào nguyên nhân gây bệnh 1 số tác giả lại chia ra:

+ HA cao thứ phát: thường gặp ở người trẻ và trẻ em.

+ HA cao nguyên phát: thường gặp nơi người cao tuổi.

2- Theo YHCT.

YHCT chưa thống nhất về cách phân loại bệnh HA cao.

+ Nguyễn Như Lệ (VNam) trong ‘Tạp Chí Đông Y ‘ số 11\1967 phân loại HA cao theo Tạng: HA cao thể Can, Tâm, Thận, Tỳ...

+ Thịnh Quốc Vinh (T.Quốc) phân loại theo Aâm Dương và Tạng.

+ Vương Kiến Dân (T.Quốc) phân loại theo Hàn - Nhiệt, Hư - Thực và Khí - Huyết.

+ Sở Nghiên Cứu Nội Khoa Viện Nghiên Cứu Trung Y (T.Quốc) phân loại theo Âm Dương, Tạng, Hàn Nhiệt và tên bệnh.

+ Sở Nghiên Cứu HA Cao của Trung Y Học Viện Thượng Hải phân loại theo Aâm Dương.

Trong các cách phân loại trên mỗi cách đều có ưu khuyết điểm riêng, tuy nhiên để cho phù hợp với quan điểm của YHCT, các nhà nghiên cứu đề nghị dùng cách phân loại theo Âm Dương của Viện Trung Y Thượng Hải.

Theo cách phân loại này, ta có 5 loại sau:

* Dương Thịnh: Can dương thượng cang, Can nhiệt thượng xung.

* Dương Hư: Thận dương hư, Dương khí trong ngực hư.

* Âm Hư Dương Thịnh: Âm hư Can vượng, Thận suy Can vượng.

* Âm Hư : Can Thận lưỡng hư, Tâm huyết hư.

* Âm Dương đều hư.

So sánh với YHHĐ, Sở Nghiên Cứu Nội Khoa của Viện Nghiên Cứu Trung Y nhận xét như sau:

+ Thể Dương Thịnh: tương đương thời kỳ 1 giai đoạn 1 và thời kỳ 2 (giai đoạn HA cao chưa có xơ cứng động mạch).

+ Thể Âm Hư Dương Hư: Tương đương với thời kỳ I (giai đoạn có xơ cứng động mạch và triệu chứng về tim, thận, não...)

+ Thể Âm Dương Đều Hư: tương đương với giai đoạn II thời kỳ III là lúc đã mất sức lao động.

+ Thể Âm Hư Dương Thịnh: là thời kỳ chuyển tiếp giữa giai đoạn II và III.

D- Nguyên Nhân

a- Theo YHHĐ.

Theo TCYTế thế giới thì 1 số ít trường hợp HA cao đã có nguyên nhân được biết rõ nhưng phần lớn (trên 90% số trường hợp) cho đến nay người ta vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân. Đối với những trường hợp này y học gọi là HA vô căn ( HA không rõ nguyên nhân).

Theo TCYTế thế giới, một số nguyên nhân gây ra HA cao là:

1+ Yếu Tố Thần Kinh, Tâm Lý Xã Hội.

. Trong thời kỳ chiến tranh, HA cao nhiều hơn.

. Trạng thái căng thẳng thần kinh, không thoải mái, môi trường xã hội không thuận lợi: ở thành phố ồn ào, nhiều kích động hơn nông thôn...HA cũng cao hơn.

2+ Do Tăng Các Chất Nội Tiết.

Khi bị sợ hãi nhiều,cơ thể tiết ra chất Adrenalin và Noradrenalin làm mạch máu co lại gây ra HA cao.

3+ Yếu Tố Dinh Dưỡng

. Chế độ ăn uống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến HA: ăn thừa năng lượng (calori) dẫn đến thừa cân nặng ở cơ thể, thừa mỡ cũng gây nên bệnh HA cao và bệnh nhiễm mỡ xơ mạch. Giữa 2 bệnh này có sự thúc đẩy qua lại: sự phát triển của bệnh này làm bệnh kia tiến triển hơn.

- Ăn thừa muối (Nacl) có ảnh hưởng đến việc tăng HA.

4+ Yếu Tố Di Truyền.

Có gia đình cả nhà hoặc cả họ đều bị HA cao.

Ngoài ra, tổ chức y tế thế giới cũng lưu ý đến 3 nhóm nguyên nhân chính thường gặp:

1+ HA cao do dùng thuốc.

. Thuốc ngừa thai loại Hormon tổng hợp.

. Cam thảo và Carbenoxolone.

. ACTH và Corticoide.

2+ HA cao trong thai nghén.

Với 3 dấu hiệu kinh điển: HA cao + Protein Niệu + Phù.

3+ HA cao do 1 số bệnh thực thể.

. Hẹp động mạch chủ (tật bẩm sinh).

. Các bệnh của Thận (cầu thận, bể thận viêm...)

. Các bệnh của vỏ thượng thận: hội chứng Cushing, U thượng thận gây ra tăng Aldosteron...

. Các bệnh của thượng thận: u pheochromocytome...

Một số tác giả hiện nay phân loại nguyên nhân gây HA cao thành 2 nhóm chính, dựa theo trị số của HA tâm thu và HA tâm trương.

HA CAO TÂM THU HA CAO TÂM TRƯƠNG

Tăng năng tuyến giáp Tăng áp lực nội sọ và 1 số bệnh của hệ

TK trung ương

Động mạch chủ xơ cứng Hẹp động mạch chủ

Bệnh tăng hoạt động của thượng thận

Thông rò tĩnh mạch Bệnh của thận và động mạch thận

Sốt HA cao không rõ nguyên nhân.

b- Theo YHCT.

Theo Sở Nghiên Cứu Nội Khoa Viện Nghiên Cứu Trung Y Thượng Hải:

- Nguyên nhân chủ yếu của HA cao là Thất Tình (7 loại tình chí của YHCT: vui, buồn, giận...).

- Từ nguyên nhân thất tình dẫn đến 1 số yếu tố gây bệnh khác mà YHCT thường hay đề cập đến là Phong, Hỏa, Đờm, Hư.

Cụ thể là:

+ Lo buồn suy nghĩ, tinh thần căng thẳng đều có thể làm cho khí bị mất. Khí mất lâu sẽ hóa hỏa. Giận dữ (nộ) làm hại Can (Nội Kinh:”Nộ thương Can”), Can hỏa vượng lên gây ra nội phong.

+ Lo buồn,suy nghĩ làm hại Tỳ (Nội Kinh: “ Tư thương Tỳ”), Tỳ hư khí suy không chế ngự được Thận sẽ sinh ra đờm thấp. Đờm thấp có thể sinh ra nhiệt và nhiệt có thể sinh ra nội phong.

+ Tỳ hư ảnh hưởng đến việc dinh dưỡng kém sút, làm cho tinh hậu thiên của các tạng suy kém gây ra Hư, nhất là đối với Thận âm.

+ Thận âm hư làm cho Can huyết hư không nuôi dưỡng được Can, nhẹ thì gây ra chứng Âm hư Can vượng, nặng thì sinh ra Can mộc nội phong.

Các yếu tố này tuy bao gồm Phong, Hỏa, Đờm, Hư nhưng chủ yếu là do Nội Phong và Hỏa vượng.

So sánh với các yếu tố gây bệnh của YHHĐ và YHCT có thể nhận thấy:

+ Về nhận thức: YHHĐ và YHCT đều cho rằng hoạt động tinh thần là nguyên nhân gây bệnh.

+ Về các yếu tố gây bệnh:

* Phong Hỏa, cụ thể là Can Hỏa, Can phong rất gần với hội chứng Stress, tinh thần căng thẳng...

* Đờm tương ứng với chứng Cholesterol máu cao.

* Hư ở đây có thể hiểu là hiện tượng thoái hóa của cơ thể, động mạch xơ cứng...

E- Cơ Chế Sinh Bệnh

a- Theo YHHĐ.

Theo các tác giả Liên Xô, có 3 cơ quan góp phần vào cơ chế sinh ra HA cao:

1- Rối Loạn Thần Kinh Thể Dịch: được nêu ra từ năm 1942, theo đó, trong vỏ bán cầu đại não thường xuyên có kích thích, ở đó phát xung động xuống trung tâm điều hòa vận mạch làm mạch máu co lại và khi mạch máu bị co thắt sẽ làm HA tăng lên. Khi HA tăng lên lại gây rối loạn huyết, gây ra thiếu máu ở một số cơ quan, nhất là não, rồi lại trở lại vòng lẩn quẩn giữa não và mạch máu.

2- Tuyến Yên: chủ yếu là tiền yên nơi sản xuất ra ACTH, tiền yên kích thích thượng thận sản xuất ra Corticoid, muối và nước bị ứ lại, mạch máu bị co lại làm cho HA tăng lên.

3- Thận: chủ yếu là nhu mô Thận có men Prostaglandine có tác dụng kềm hãm Rénin do ống lượn điều tiết ra. Nếu bị thiếu máu thì men Prostaglandin bị ức chế không làm được nhiệm vụ kềm hãm Rénin, Rénin tăng trong máu làm cho HA tăng lên.

b- Theo YHCT.

Theo YHCT, cơ chế sinh bệnh HA cao chủ yếu dựa vào thuyết ‘Thượng Thực Hạ Hư’.

- Thượng Thực nghĩa là Can hỏa bốc lên trên, Can dương cũng bùng lên hợp với phong đờm làm rối loạn ở phần trên (thượng). Can dương bốc lên làm cho khí huyết bị kéo lên theo gây ra đầu váng, mắt hoa, đầu nặng, chân nhẹ, đầu đau, mắt đỏ, mặt đỏ, ngực bứt rứt...

- Hạ Hư nghĩa là Thận Thủy không đủ, không nuôi được Can Mộc. Can âm kém không chế ngự được Can dương làm cho Can dương bốc lên. Mộc sinh hỏa, Can dương vượng tức là hỏa vượng, hỏa vượng quá sinh phong gây ra rối loạn ở phần trên (thượng ).

- Âm hư sinh nội nhiệt, hư hỏa cũng bốc lên hợp với nội phong gây ra các chứng chân nhẹ đầu nặng, lưng đau mỏi, đầu đau, tim đập nhanh, ngực bứt rứt...

- Bệnh chủ yếu ở tạng Can nhất là Can hỏa, Can dương nhưng tạng Thận và Tâm cũng giữ vai trò quan trọng, vì vậy, trong các triệu chứng của bệnh HA cao có triệu chứng của:

+ Can: đầu đau, mắt hoa...

+ Tâm: tim đập nhanh, bồn chồn không yên...

+ Thận: lưng đau, tai ù...

So sánh với cơ chế sinh bệnh của YHHĐ, có thể thấy rõ là YHHĐ và YHCT đều có 1 quan điểm thống nhất là quan hệ giưã trên và dưới:

* Quan hệ trên dưới của YHHĐ là quan hệ giưã vỏ não và nội tạng. Công năng của vỏ não bị rối loạn gây ra trương lực mạch máu tăng, động mạch xơ cứng, thận bị thiếu máu (nội tạng - bên dưới). Nội tạng bên dưới lại tác động ngược lại làm cho công năng của vỏ não bị rối loạn... và cứ trong vòng lẩn quẩn đó bệnh tiếp tục phát triển làm tổn thương đến các cơ quan: tim, thận, não...

* Quan hệ trên dưới của YHCT dựa vào Thượng Thực Hạ Hư. Thượng Thực ở đây là Can dương, Can hỏa bốc lên trên. Hạ hư ở đây là Thận thủy ở dưới bị suy kém. Can hỏa càng thịnh càng làm hao tổn Thận thủy ở dưới. Thận thủy càng suy kém càng không nuôi dưỡng được Can mộc làm cho Can mộc vượng lên và cứ như vậy bệnh tiếp tục phát triển làm tổn thương đến các tạng Can, Thận, Tâm.

Giữa 2 quan điểm trên có thể nhận thấy:

YHCT YHHĐ

. Can dương hỏa bốc lên. Vỏ não bị rối loạn

. Hỏa vượng bốc lên trên. Rối loạn do căng thẳng gây nên

. Thận thủy suy. Trương lực mạch máu tăng cao, động mạch nhỏ bị xơ

cứng, thận thiếu máu.

(Vì Thận thủy thuộc âm, âm là vật thể (hữu hình) tương đương với mạch máu, thận... Còn suy kém ở đây tương đương với việc trương lực cao, xơ cứng của động mạch và thiếu máu của Thận².

F- Triệu Chứng Lâm Sàng

a- Theo YHHĐ

Tổ chức YTT.Giới phân bệnh HA cao làm 3 giai đoạn:

+ Giai Đoạn I: người bệnh ở trạng thái dễ bị kích thích, thường hay kêu đầu đau, đau về buổi sáng và sau khi làm việc căng thẳng, đau từng cơn, cơn ngắn vài giờ hoặc cả ngày, có thể có cơn đau vùng tim (30%), có triệu chứng này chứng tỏ có dấu hiệu co thắt của động mạch vành. Người bệnh mệt mỏi, hồi hộp mặt đỏ hoặc tái do co thắt mạch máu (HA tăng lên có người mặt đỏ có người mặt tái không nhất định). Sờ mạch tay quay thấy đập căng, mỏm tim đập mạnh, có tiếng thổi Tâm thu cơ năng, HA dao động, trường hợp này nên làm các nghiệm pháp xem HA có cao không:

1- Nghiệm pháp ngừng thở: gây hiện tượng thiếu oxy, gây co mạch, HA sẽ cao (ngưng chừng một phút sẽ đo).

2- Ngâm chân vào nước lạnh 40C chừng 2 - 3 phút, gặp lạnh mạch máu sẽ co lại, HA sẽ tăng lên (nếu đúng thì HA sẽ cao lên).

* Giai Đoạn 2: HA cao thường xuyên có cơn cao kịch phát, đầu đau dữ dội, thở khó, phù phổi cấp do thất trái suy cấp. HA tối đa có khi lên đến 220/100mmHg, có thể bị xuất huyết não, hôn mê.

. Dấu hiệu rối loạn tuần hoàn não: chóng mặt, tai ù, muốn ói, đầu nhức dữ dội, có khi phát âm không rõ, có khi có hơi thoáng liệt, có khi ngất lịm...

. Đối với võng mạc: thị lự c giảm, có dấu hiệu ruồi bay hoặc sương mù, soi đáy mắt thấy mao mạch ngoằn ngoèo, phù nề hoặc xuất huyết.

. Đối với tim: có tiếng thổi tâm thu, nghe được tiếng thứ 2 do động mạch xơ cứng. Có cơn đau thắt ngực, loạn dưỡng cơ tim, nhồi máu cơ tim.

. Đối với thận: bị thiếu máu nhẹ ở thận gây rối loạn chức năng thận,nước tiểu có hồng cầu hình trụ.

+Giai Đoạn 3: Triệu chứng lâm sàng giống giai đoạn II nhưng nặng hơn. HA cao cố định, nếu tụt xuống là nguy vì đã suy tuần hoàn nặng rồi.

Người bệnh thấy đầu đau, mất ngủ, trí nhớ giảm, mất khả năng lao động.

Cơn đau thắt tim tăng lên nhiều, suy tim độ 3,4, đe dọa nhồ máu cơ tim, xuất hiện phù nề, gan to, cổ trướng, tổn thương tuần hoàn não, muốn ói, co giật, bán hôn mê, xuất huyết não, không có đe dọa phù phổi cấp vì tuần hoàn đã giảm nhiều rồi.

. Mắt: tổn thương mắt nặng, có thể bị mù.

. Thận: tổn thương + thận viêm rõ, u rê huyết cao. Ở giai đoạn này (III) xuất huyết não và lượng đàm trong máu cao, người bệnh thường chết do nhồi máu cơ tim.

b- Triệu Chứng Lâm Sàng Của HA Cao Theo YHCT

Sách ‘Nội Khoa Học’ của Trung Y Thượng Hải và Thành Đô đều nêu ra 4 thể loại HA cao như sau:

1- Huyết Áp Cao Thể CAN DƯƠNG THƯỢNG CAN

a - Chứng: Chóng mặt, đầu đau mỗi khi căng thẳng, khi tức giận thì đau tăng, ngủ ít, hay mơ, dễ tức giận, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền.

b- Biện Chứng:

+ Chóng mặt, tai ù, đầu đau do Can dương bốc lên.

+ Mặt đỏ, dễ tức giận, ngủ ít, hay mơ, miệng đắng, lưỡi đỏ là biểu hiện của dương vượng.

+ Mạch Huyền là biểu tượng của Can.

c- Nguyên Nhân: Giận dữ làm hại Can, Can uất hóa hỏa, Can âm bị tổn thương, hao tổn, làm cho Can dương bùng lên gây ra bệnh.

d- ĐiềuTrị:

. Bình Can, tiềm dương, thanh hỏa, tức phong (T. Hải).

. Bình Can, tiềm dương, tư dưỡng Can Thận. (T. Đô).

+ Sách ‘Nội Khoa Học’ T. Hải và T. Đô cùng dùng bài: Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (Tạp Bệnh Chứng Trị Tân Nghĩa): Thiên ma 8g, Tang ký sinh 16g, Ngưu tất 12g, Chi tử 8g, Dạ giao đằng 16g, Đỗ trọng 16g, Câu đằng 12g, Ích mẫu 16g, Hoàng cầm 12g, Phục linh 12g, Thạch quyết minh 20g. Sắc uống.

(Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh để bình Can, tiềm dương ; Hoàng cầm, Chi tử để thanh Can hỏa; Tang ký sinh để bổ Can, Thận; Dạ giao đằng, Phục linh để dưỡng tâm an thần).

+ Sách ‘Thiên Gia Diệu Phương’ giới thiệu 3 bài thuốc sau:

Giáng Áp Hợp Teà (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Huyền sâm 16g, Hạ khô thảo 16g, Táo nhân (sao) 10g, Địa long 10g, Dạ giao đằng 16g, Câu đằng (cho vào sau) 16g. Sắc uống.

Trấn Can Tức Phong Thang Gia Giảm (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Bạch thược 40g, Nhân trần 24g, Mẫu lệ (sống) 40g, Huyền sâm 24g, Ngưu tất 40, Hoa hòe ( sống) 40g, Thiên môn 24g, Sinh địa 40g, Đại giả thạch 40g, Đan sâm 40g, Sung úy tử 24g, Dạ giao đằng 40g, Sắc uống.

Ích Âm Tiềm Dương Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng): Huyền sâm 12g, Cúc hoa 10g, Đại giả thạch 16g, Mạch môn 10g, Câu đằng 10g, Mẫu lệ (sống) 16g, Ngưu tất 10g, Phục linh 10g, Long cốt (sống) 16g, Thuyền thoái 6g, Viễn chí 6g. Sắc uống.

Tam Long Thang (Viện Nghiên Cứu Trung Y Trung Quốc): Long cốt (nấu trước) 30g, Long đởm thảo 10g, Tang chi 16g, Mẫu lệ (nấu trước) 16g, Linh từ thạch 30g, Tang diệp 10g, Địa long (khô) 16g. Sắc uống.

Thanh Huyễn Giáng Áp Thang (Y Viện Thiên Tân): Trúc nhự 10g, Long đởm thảo 10g, Xương bồ 10g, Phục linh 16g, Tang ký sinh 10g, Long cốt 12g, Thiên ma 10g, Hạ khô thảo 10g, Mẫu lệ 16g, Hoàng cầm 10g, Xuyên khung 6g, Chi tử 10g. Sắc uống.

Hạ Ký Cầm Thược Thang (Trung Y Viện Thường Xuân): Hạ khô thảo 30g, Hoàng cầm 16g, Mẫu lệ 50g, Tang ký sinh 20g, Bạch thược 24g, Câu đằng 16g, Ngưu tất 36g. Sắc uống.

Thanh Giáng Thang (Y Viện Giang Tô): Tang bạch bì 30g, Địa cốt bì 30g. Sắc uống.

Linh Dương Giác Thang (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Linh dương giác 4g, Quy bản 32g, Đơn bì 6g, Hạ khô thảo 6g, Sinh địa 24g, Sài hồ 4g, Thạch quyết minh 32g, Bạch thược 8g, Bạc hà 4g, Thuyền thoái 4g, Cúc hoa 8g, Táo 10 trái. Sắc uống.

Linh Giác Câu Đằng Thang (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Linh giác phiến 4g, Sinh địa 20g, Cúc hoa 12g, Tang diệp 8g, Câu đằng 12g, Bạch thược 12g, Bối mẫu 8g, Phục thần 12g, Trúc nhự 20g, Cam thảo 2,8g. Sắc uống.

Trấn Tĩnh Khí Phù Pháp (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Thanh long xỉ 6g, Đại giả thạch 6g, Bá tử nhân 12g, Mẫu lệ (sống) 24g, Ích trí nhân 12g, Phục thần 12g, Tuyền phúc hoa 12g. Sắc uống.

Tiềm Dương Tư Giáng Pháp (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Quy bản (nướng ) 18g, Nữ trinh tử 16g, Thục địa12g, Linh từ thạch 4g, Thuyền thoái 4g, Sinh địa 12g, Hắc đậu y 12g, Cúc hoa 12g, A giao 8g. Sắc uống.

Trị Can Phong Thượng Thoán Phương (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Sinh địa 24g, Câu đằng 12g, Bạch tật lê 12g, Bạch thược 12g, Cúc hoa 12g, Thiên ma 12g, Đơn bì 4g, Quất hồng 4g. Sắc uống.

Trị Nội Phong Thần Bất Mỵ An Phương (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Đan sâm 12g, Táo nhân 16g, Sinh địa 20g, Huyền sâm12g, Viễn chí 6g, Thiên môn 8g, Phục thần 16g, Xương bồ 32g, Mạch môn 8g, Cát cánh 4g, Chu sa 1,6g. Sắc uống.

Tiêu Dao Hạ Áp Thang (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học): Đơn bì, Chi tử, Hoàng cầm, Cúc hoa, Sài hồ, Bạch linh, Câu đằng, Hạ khô thảo, Đương quy, Bạc hà. Sắc uống.

2- Huyết Áp Cao Thể ĐỜM TRỌC TRUNG TRỞ

a- Chứng: Đầu choáng váng và nặng nề, hông bụng buồn đầy, muốn ói, ăn ít, ngủ li bì, lưỡi trắng, mạch Nhu Hoạt (T.Hải), Huyền Hoạt(T.Đô)

b- Biện Chứng:

. Đầu choáng, nặng nề: do đờm trọc ngăn trở thanh khí không đưa được lên đầu.

. Bụng đầy, muốn ói, ăn ít, ngủ li bì: do đờm trọc ngăn trở trung tiêu gây ra.

. Mạch Nhu biểu hiện của Thấp, mạch Hoạt biểu hiện của Đờm.

c- Nguyên Nhân : Do ăn nhiều các thức béo, bổ làm cho Tỳ Vị bị tổn thương khiến cho thanh dương không hóa thành tân dịch mà biến thành đờm thấp, khiến cho thanh dương không thăng lên được và trọc âm không giáng xuống được gây ra bệnh.

d- Điều Trị: + Táo thấp, tiêu đờm (T.Hải).

+ Táo thấp, bổ Tỳ, hóa đờm, khứ phong (T.Đô).

- Sách ‘ Nội Khoa Học’ T.Hải và T.Đô đều dùng bài: Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang (Y Học Tâm Ngộ): Bán hạ (chế) 6g, Câu đằng 16g, Cam thảo 6g, Ý dĩ 16g, Tang ký sinh 16g, Thiên ma 16g, Trần bì 6g, Bạch truật 12g, Ngưu tất 16g, Phục linh 12g. Sắc uống.

(Bán hạ, Phục linh, Trần bì, Cam thảo để hóa thấp, trừ đờm; Bạch truật kiện Tỳ; Thiên ma trị chóng mặt (huyễn vậng), Ngưu tất hạ áp; Tang ký sinh làm nhẹ đầu, hết chóng mặt).

Một Số Bài Thuốc Tham Khảo

Tức Phong Giáng Áp Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q. Thượng): Toàn phúc hoa 16g, Ngưu giác tai 20g, Ngô công 3 con, Trân châu mẫu 24g, Thiên ma 16g, Toàn yết 6g, Thạch quyết minh 40g, Câu đằng 16g, Ngưu tất 16g, Đại giả thạch 30g, Qua lâu 16g, Đởm tinh 10g. Sắc uống.

Bát Vị Giáng Áp Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q. Thượng): Câu đằng (song) 16g, Mã đâu linh 30g, Ngưu tất 16g, Thích tật lê 16g, Hạ khô thảo 30g, Đan sâm 30g, Đại giả thạch 30g, Đơn bì (phấn) 16g. Sắc uống.

Hoàng Tinh Tứ Thảo Thang (Y Viện Bắc Kinh): Hoàng tinh 20g, Ích mẫu thảo16g, Hy thiêm thảo 16g, Hạ khô thảo 16g, Xa tiền thảo 16g. Sắc uống.

* Phương Thuốc Đơn Giản

+ Theo Nội Khoa Học Thành Đô:

- Trạch tả 30g, Bạch truật 12g. Sắc uống.

- Trần bì 6g, Bán hạ 10g. Sắc uống.

- Phục linh 10g, Sinh khương 10g. Sắc uống.

3- Huyết Áp Cao Thể THẬN TINH BẤT TÚC

a- Chứng: Chóng mặt, mệt mỏi, hay quên, lưng gối đau yếu, tai ù, mất ngủ, di tinh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm,Tế. (Dương hư).

. Nếu thiên về âm hư: lòng bàn tay, chân và ngực nóng + bứt rứt (ngũ tâm phiền nhiệt), lưỡi đỏ, mạch Huyền, Tế (T.Hải) hoặc Huyền Tế Sác (T.Đô).

b- Biện Chứng:

+ Thận tàng tinh, sinh tủy, Thận hư yếu gây ra di tinh, Thận hư tủy không thông được lên não gây ra chóng mặt, hay quên.

+ Lưng đau: dấu hiệu Thận hư (Nội Kinh: Lưng là phủ của Thận).

+ Thận chủ xương, Thận hư làm cho xương đau.

+ Thận khai khiếu ra tai, Thận hư sinh ra tai ù.

+ Chân tay lạnh: dấu hiệu thiên về dương hư.(dương hư sinh ngoại hàn).

+ Mạch Trầm,Tế: Thận dương hư.

+ Lòng bàn tay, chân và ngực nóng, lưỡi đỏ, mạch Tế, Sác là dấu hiệu thiên về âm hư (âm hư sinh nội nhiệt).

c- Nguyên Nhân: Do tiên thiên suy yếu hoặc lao lực khó nhọc làm cho Thận tinh khô, Thận suy không sinh được tủy, tủy không thông được lên não gây ra bệnh.

d- Điều Trị:

+ Thiên về dương hư: bổ Thận, trợ dương, dùng bài Hữu Quy Hoàn.

+ Thiên về âm hư: bổ Thận, ích âm, dùng bài Tả Quy Hoàn.

Hữu Quy Hoàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Thục địa 320g, Phụ tử (chế) 80g, Nhục quế 80g, Sơn thù 120g, Câu kỷ tử 160g, Sơn dược 160g, Lộc giác giao 160g, Thỏ ty tử 180g, Đỗ trọng 160g, Đương quy 120g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 8 - 12g, với nước muối nhạt.

(Thục địa tư âm, bổ thận, thêm tinh, ích tủy, sinh huyết ; Sơn thù bổ Can Thận, thu sáp tinh khí ; Sơn dược kiện Tỳ ; Câu kỷ tư,û Thỏ ty tử, Đỗ trọng để ôn dương cho Can Thận; Đương quy, Lộc giác giao bổ sung tinh huyết ; Nhục quế, Phụ tử để bổ Thận dương (theo ý: ‘Khéo bổ dương tất phải trọng cầu âm’).

Tả Quy Hoàn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Thục địa 320g, Quy bản (cao) 160g, Sơn dược 160g, Sơn thù 160g, Lộc giác giao 160g, Ngưu tất 120g, Câu kỷ tử 160g, Thỏ ty tử 160g. Tán bột, làm hoàn, ngày uống 8 - 12g, với nước muối loãng.

(Thục địa tư âm, bổ Thận, thêm tinh, sinh huyết ; Sơn thù bổ Can, Thận, thu sáp tinh khí; Sơn dược kiện Tỳ ; Câu kỷ tử, Thỏ ty tử bổ ích Can, Thận ; Quy bản, Lộc giác giao bổ tinh huyết, Ngưu tất cường tráng gân cốt, dẫn hỏa xuống).

Một Số Bài Thuốc Tham Khảo

Thất Tử Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q. Thượng): Quyết minh tử 24g, Kim anh tử 16g, Câu kỷ tử 12g, Tang thầm tử 12g, Nữ trinh tử 16g, Sa uyển tử 12g, Thỏ ty tử 12g. Sắc uống.

Liên Thầm Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q. Thượng): Nữ trinh tử 12g, Hạn liên thảo 24g, Địa long 10g, Quy bản 24g, Mẫu lệ (sống) 24g, Hoài sơn 16g, Liên tu 12g, Tang thầm tử 12g, Câu đằng 10g, Ngưu tất 16g. Sắc uống.

Dưỡng Huyết Giáng Áp Thang (Y Viện Tứ Xuyên): Mẫu lệ (sống) 30g, Bạch thược 24g, Hoàng cầm 12g, Trân châu mẫu 30g, Địa phu tử 20g, Phòng kỷ12g, Tang thầm tử 30g, Tật lê 16g, Cúc hoa 12g. Sắc uống.

Cầm Trọng Giáng Áp Thang (Học Viện Trung Y TQ): Hoàng cầm 16g, Thạch quyết minh 10g, Phục thần 10g, Bá tử nhân 10g, Cam cúc hoa 10g, Sinh địa 16g, Câu đằng 10g, Phục linh 10g, Ngưu tất 12g, Sơn thù 10g, Đơn bì 8g, Đỗ trọng 16g, Sắc uống.

Dưỡng Âm Hòa Dương Pháp (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Bá tử nhân 8g, Phục thần 12g, Thiên môn 12g, Hắc chi ma 16g, Lỗ đậu y 12g, Sa sâm 12g, Hà thủ ô 20g. Sắc uống.

Tư Thủy Bình Mộc Pháp (Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương): Bạch tật lê 12g, Thiên môn 8g, Sinh địa 16g, Bá tử nhân 8g, Hà thủ ô 16g, Ngưu tất 12g, Nữ trinh tử 8g, Cúc hoa 12g, Hồ ma nhân 16g, Tang diệp 8g. Sắc uống.

* Các Phương Thuốc Đơn Giản.

. Hắc chi ma 120g, Tang thầm tử 120g, Hồ đào nhục 120g. Nấu cho thật nhừ, thêm Mật ong vào, quậy đều, chia làm 2 lần uống (Nội Khoa Học Thành Đô).

3B- Huyết Aùp Cao Thể CAN THẬN ÂM HƯ (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học)

Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, tai ù, đau nóng trong đầu, mặt đỏ, ngực tức, bứt rứt hoặc chân tay tê dại, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng đau, lưỡi thon đỏ, rêu mỏng, mạch Huyền, Tế, Sác.

Thường gặp trong trường hợp thể chất vốn có sẵn âm hư hoặc bị huyết áp cao thời gian dâì, dương thịnh làm tổn thương chân âm.

Biện chứng:

+ Thận tàng tinh, sinh tủy, Thận hư tủy không thông được lên não gây ra chóng mặt, hay quên.

+ Lưng đau: dấu hiệu Thận hư (Nội Kinh: Lưng là phủ của Thận).

+ Thận khai khiếu ra tai, Thận hư sinh ra tai ù.

+ Lòng bàn tay, chân và ngực nóng, lưỡi đỏ, mạch Tế, Sác là dấu hiệu thiên về âm hư (âm hư sinh nội nhiệt).

Điều trị: Tư âm, tiềm dương. Dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Thang gia vị (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học): Câu kỷ tử, Dã cúc hoa, Hoài sơn, Bạch linh, Đơn bì, Trạch tả, Địa cốt bì, Bạch mao căn đều 12g, Sinh địa, Hạ khô thảo đều 16g, Sơn thù, Câu đằng đều 10g, Thạch quyết minh 20g. Sắc uống).

4- Huyết Áp Cao Thể KHÍ HUYẾT ĐỀU HƯ (T.Hải)

TÂM TỲ LƯỠNG HƯ (T.Đô).

a- Chứng: Chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhạt, hồ hộp, mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, lưỡi nhạt, mạch Tế, Nhược.

b- Biện Chứng:

+ Chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt nhạt, lưỡi nhạt là do khí huyết hư.

+ Hồi hộp, mất ngủ do Tâm huyết suy.

+ Mệt mỏi, biếng ăn do Tỳ khí suy.

+ Mạch Tế, Nhược biểu hiện khí huyết suy.

c- Nguyên Nhân: Do bệnh lâu ngày không khỏi, khí huyết bị tổn hao hoặc sau khi mất máu, bệnh chưa hồi phục hoặc do Tỳ Vị hư yếu, không vận hóa được thức ăn để sinh ra khí huyết dẫn đến khí huyết bị hư. Khí hư thì dương bị suy, huyết hư thì não bị bệnh không nuôi dưỡng được, gây ra bệnh.

d- Điều Trị: + Bổ Dưỡng Khí huyết, kiện vận Tỳ Vị.

+ Bổ ích Tâm Tỳ.

Cả 2 trường phái trên đều dùng bài Quy Tỳ Thang (Tế Sinh phương): Đảng sâm 12g, Hoàng kỳ 12g, Toan táo nhân 12g, Phục thần 12g, Quế chi 8g, Viễn chí 4g, Chích thảo 2g, Bạch truật 12g, Đương quy 8g, Mộc hương 2g, Sinh khương 4g, Táo 3 trái. Sắc uống.

Một Số Bài Thuốc Tham Khảo

Nhân Sâm Dưỡng Vinh Thang (Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/ 1967): Nhân sâm 8g, Hoàng kỳ16g, Đương quy 16g, Bạch truật 12g, Bạch thược 12g, Ngũ vị tử 4g, Táo nhân 12g, Viễn chí 4g, Mộc hương 4g, Thục địa 20g, Đan sâm 20g, Chích thảo 8g, Nhãn nhục 12g, Trần bì 8g, Chi tử 4g, Sài hồ 8g, Phục linh 12g, Táo12g. Sắc uống.

Khô Thảo Sinh Địa Thang (Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/ 1967): Hạ khô thảo 40g, Tang diệp 20g, Thiên ma 12g, Sinh địa 12g, Đỗ trọng 12g, Cúc hoa 12g, Ngưu tất 12g. Sắc uống.

Tiên Quyết Giáng Áp Thang (Y Học Viện Tô Châu): Tang chi (tẩy rượu hoặc tẩm rượu ) 60g, Đương quy 16g, Cương tằm (sao) 16g, Đan sâm 16g, Quế chi 8g, Câu đằng (song) 30g, Ngưu tất 16g. Sắc uống.

* Phương Thuốc Đơn Giản.

+ Nội Khoa Học Thành Đô:

. Hoàng kỳ 30g, Đương quy 16g. Sắc uống.

. Đảng sâm 16g, Hoàng kỳ 16g, Chích thảo 6g, Nhục quế 6g. Sắc uống.

* MỘT SỐ NGHIỆM PHƯƠNG TRỊ HUYẾT ÁP CAO

+ Cao Huyết Aùp Nghiệm Phương: Khổ sâm 16g, Sung úy tử 16g, Ngũ vị tử 10g, Sơn tra 16g, Quyết minh tử 20g, Ngưu tất 16g, Hòe hoa 20g, Thiên trúc hoàng 16g, Từ thạch 16g. Sắc uống (Y Viện Liêu Tử).

+ Huyết Bình Thang: Câu đằng 12g, Đỗ trọng 8g, Ngưu tất 6g, Đương quy 12g, Tang ký sinh 8g, Hoàng cầm 8g, Chỉ thực 8g. Sắc uống (Cổ Phát Trai - Y Viện Hình Đài ).

+ Khô Thảo Thang: Bạch thược 12g, Hạ khô thảo 20g, Đỗ trọng 20g, Hoàng cầm8g. Ba vị trên sắc trước khoảng nửa giờ, cho thêm Hoàng cầm vào sắc tiếp khoảng 10 phút. Ngày uống 2 lần (Thường Nhất Sơn, Sơn Hải Trung Quốc).

+ Định Phong Bình Can Thang: Thiên ma 6g, Sung úy tử 20g, Hy thiêm thảo 20g, Quyết minh tử 40g, Hoàng cầm 8g, Xuyên khung 4g. Sắc uống (Trung Y Thượng Hải).

- Thông U Hạ Áp Cao: Bố chính sâm, Hoàng tinh, Ngưu tất, Thạch xương bồ, Hà thủ ô, Nga truật, Thổ phục linh, Binh lang, Đào nhân, Kim ngân hoa, Hồng hoa, Cam thảo, Mạn kinh tử, Tang chi, Sinh địa, Liên kiều, Tỳ giải, Trạch tả, Xích thược. Nấu thành cao. Ngày uống 30 - 60ml (Trần Chưởng - Tạp Chí Đông Y (Việt Nam), 1967 : 11).

+ Dẫn Hỏa Quy Nguyên Thang (Phương Bá Trà): Địa hoàng 16g, Sơn dược, Trạch tả, Phục linh, Táo bì, Ngưu tất đều 10g, Đơn bì 19g, Quan quế 4g.Sắc uống

-TD: Ích Thận, giáng hỏa, trị huyết áp cao thể Thận hư (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

+ Hạ Khô Thảo Thang Phức Phương: Hạ khô thảo, Cúc hoa đều 10g, Quyết minh tử, Câu đằng đều 16g. Sắc uống.

-Ghi Chú: Sau 1 tuần, chỉ dùng Quyết minh tử 30g, sắc, chia làm 2 lần uống trong ngày (Lưu Kỳ Hiệu - Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

+ Ôn Dương Ích Khí Thang: Phụ tử 4g, Phục linh 16g, Hán phòng kỷ12g, Nhục quế 6g, Hoàng kỳ20g, Xích tiểu đậu 20g, Quế chi 6g, Ngưu tất 20g, Bạch truật 12g. Sắc uống.

- TD: Ôn dương, ích khí, kiện Tỳ, thấm thấp, hoạt huyết, thông lạc (Sài Bái Nguyên - Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

+ Tam Thảo Thang: Hạ khô thảo 12g, Long đởm thảo 6g, Ích mẫu thảo 10g, Bạch thược 10g, Cam thảo 6g. Sắc uống.

- TD: Thanh nhiệt, bình Can, hạ áp (Lưu Độ Châu - Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

+ Thất Diệu Thang (Hà Thiệu Kỳ): Thạch quyết minh 30g, Kim ngân hoa 16g, Hạ khô thảo 12g, Thanh phòng phong 10g, Xích thược 10g, Tang chi 12g, Cam thảo 6g, Hoàng kỳ (sống) 30g, Đương quy 10g. Sắc uống.

- TD: Khu phong, thanh nhiệt, giáng áp. Trị huyết áp cao (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

+ Thất Vị Điều Đại Thang: Bạch tật lê 16g, Hạnh nhân 16g, Huyền sâm16g, Xa tiền tử 16g, Binh lang 6g, Hổ phách 1g, Đan sâm 16g. Sắc uống.

-TD: Khu phong, sơ Can, tư âm, giáng hỏa, hoạt huyết, an thần, giáng khí, lợi thấp.

-Ghi Chú: Thường phải uống 5 - 10 thang mới có hiệu quả, nhiều nhất là 15 thang (Trương Trung - Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

+ Tiêu Dao Hạ Áp Thang: Đơn bì, Hoàng cầm, Hạ khô thảo, Chi tử 16g, Phục linh 16g, Bạch thược 30g, Sài hồ 16g, Câu đằng 16g, Đương quy12g, Bạc hà 10g. Sắc uống.

-TD: Thanh Can, giải uất, bình Can, hạ áp (Trương Trung - Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

+ Tiên Linh Tỳ Hạ Áp Thang: Dùng phần thân và lá Tiên linh tỳ (phần trên mặt đất) nấu thành cao, dùng đường bọc ngoài làm viên. Ngày uống 30g. Một liệu trình là một tháng (Sở Nghiên Cứu Trung Y Triết Giang).

+ Trạch Tả Hạ Áp Thang: Trạch tả 60g, Thảo quyết minh 12g, Ích mẫu thảo 20g, Câu đằng 16g, Tang ký sinh 12g, Hạ khô thảo 12g, Đơn bì 12g, Xa tiền tử 12g, Sắc uống (Chu Văn Ngọc – Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

+ Viễn Cúc Nhị Tiên Tán Viễn chí (sống) 16g, Thiên ma 16g, Cúc hoa 6g, Thạch xương bồ 10g, Xuyên khung 16g, Sài hồ 10g, Thiên trúc hoàng 12g, Cương tằm10g. Tán bột, mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần, trước bữa ăn 30 phút.

TD: Bình Can, hóa đờm, an thần, định kinh (Vương Chí Ưu - Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

+ Hoàng tinh 2kg, Lá dâu già 3kg, Câu đằng 1,5kg, Cành dâu 2kg, Hạ khô thảo 1kg, Hoa hòe 1,5kg. Nấu thành cao, ngày uống 50ml (Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/1967).

+ Lạc tiên 12g, Thảo quyết minh 12g, Màn kinh 4g, Lá vông 12g, Dâu tằm (lá) 12g, Đỗ trọng 12g, Táo nhân 12g, Hòe hoa 12g, Cúc hoa12g. Sắc uống (Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/1967).

+ Sơn tra phấn 120g, Tiêu thạch phấn 24g, Minh thiên ma phấn 16g, Linh dương giác phấn 4g, Sinh minh phàn phấn 8g. Tán nhuyễn, trộn đều. Ngày uống 2 lần mỗi lần 4g ( Tân Tân Hữu Vị Đàm).

+ Đỗ trọng 12g, Hạ khô thảo 15g, Thổ ngưu tất 10g, Dã cúc hoa 9g. Sắc uống liên tục 10~15 ngày (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

+ Hạ khô thảo 15g, Xa tiền tử 15g, Đại kế 10g, sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

+ Tang diệp 10g, Hạ khô thảo 15g, Cúc hoa 9g. Sắc uống hàng ngày (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

+ Hy thiêm thảo 30g, Địa cốt bì 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

+ Lá trà 3g, Bạch cúc hoa 10g, Hoa mai khôi (hoa Hồng) 7 hoa. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

* Thuốc Ngoại Khoa Chữa HA Cao

- Thuốc Gối Đầu: (Cát Hòa Phổ, tỉnh Giang Tây): Cúc hoa, Đạm trúc diệp, Đông tang diệp, Thạch cao (sống), Bạch thược, Xuyên khung, Từ thạch, Mạn kinh tử, Mộc hương, Tằm sa. Cho tất cả vào 1 cái gối. Mỗi đêm gối ít nhất 6 giờ.

- Thuốc Đắp:

1- Tỳ ma nhân (nhân hạt Đu đủ tía) 60g, Ngô thù du 20g, Phụ tử 20g,. Tán bột. Lấy 200g Gừng sống giã nát, trộn với thuốc bột trên, thêm 10g Băng phiến, làm thành cao. Mỗi tối đắp vào lòng bàn chân (huyệt Dũng tuyền). Mỗi liệu trình là 7 ngày. Dùng liên tục 3-4 liệu trình (Lưu Thành Báo).

2- Ngô thù du, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 10 - 30g. Tối khi đi ngủ, lấy Dấm đun sôi, trộn thuốc bột trên cho sền sệt, đắp vào lòng bàn chân (huyệt Dũng tuyền), dùng vải (băng) quấn lại, để khoảng 12 giờ (Trung Dược Lâm Sàng).

3- Đào nhân, Hạnh nhân đều 12g, Chi tử 3g, Hồ tiêu 7 hột, Gạo tẻ 14 hột. Giã nát, trộn với 1 tròng trắng trứng gà cho sền sệt đắp vào huyệt Dũng tuyền dưới lòng bàn chân. Mỗi ngày một lần. Mỗi ngày đắp một bên chân, thay đổi đắp cả hai chân. 6 ngày là một liệu trình (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

* THUỐC NAM CHỮA HUYẾT ÁP CAO

+ Cá diếc tươi, rửa sạch, không mổ, không đánh vẩy, cho vào nước có pha ít muối chừng 20 phút cho cá quẫy và nhả dãi nhớt ra. Đem nấu sôi cho chín, gỡ lấy thịt nạc, bỏ ruột đi. Cho lá dâu vào nấu thành canh, ăn cả nước lẫn cái (Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/1967).

+ Dùng con Trai sống (tiên Bạng), đem nướng cho chảy nước ra, hứng lấy nước đó. Pha chung với sữa Đậu nành, uống.

TD: Bình Can tiềm dương, hạ áp rõ, các chứng đầu đau, mắt mờ giảm nhanh (Tiên Dược Liệu Trị).

+ Địa long (sống) 6 con, Thiên ma 6g, Câu đằng, Cúc hoa, Sinh địa đều 12g, Thạch quyết minh (rang) 20g, sắc uống. 15 ngày là một liệu trình.

Đã trị 34 ca, sau khi uống 2 liệu trình thuốc, kết quả: huyết áp hạ xuống 28, không kết quả 6 (Tiên Dược Liệu Trị).

+ Rau cần tươi 500g, Vỏ dưa hấu 500g. Giã nát, vắt lấy nước, mỗi lần uống 30ml, ngày 3 lần.

Đã trị 8 ca, sau 5 ngày, có 6 ca thấy triệu chứng giảm nhẹ, lượng nước tiểu tăng nhiều, huyết áp hạ xuống. 2 ca không có kết quả (Tiên Dược Liệu Trị).

+ Trà Sơn Tra: Mỗi ngày dùng 20g Sơn tra nấu uống thay trà. Mới uống 2 - 3 ngày đầu, HA có thể xuống nhanh, ngày thứ tư trở đi tốc độ xuống sẽ giảm dần. Khi HA trở lại bình thường thì ngưng uống (Tân Tân Hữu Vị Đàm).

+ Trư Yêu Đỗ Trọng Thang: Đỗ trọng 24g, thận heo 2 cái, nấu nhừ, ăn còn nước thì uống ( Tân Tân Hữu Vị Đàm).

+ Hoa Hồng 15g, sắc uống hàng ngày.

Tại Bắc Kinh người ta thử dùng trà Hoa hồng trị cho 62 ca huyết áp cao, kèm Cholesterol cao. Mỗi ngày cho uống 15g trà Hoa hồng, sau 6 tháng, hiện tượng tê mỏi chân tay do cao huyết áp và lượng Cholesterol trong máu dần dần hết. Chỉ cá biệt có người bị khô miệng (Ẩm Thực Liệu Pháp).

+ Cúc hoa 24g, Kim ngân hoa 24g. trộn đều, chia làm 4 phần, mỗi lần lấy 1 phần, đổ nước sôi vào hãm uống, ngày 2 lần. Báo cáo của bệnh viện Long Hoa (Thượng Hải) cho thấy dùng bài thuốc này trị 46 người huyết áp cao thể Can dương thượng cang, uống liên tục 1 tuần. Kết quả 35 người huyết áp trở lại bình thường, 9 ca có chuyển biến tốt.

+ Củ cải sống ½ kg, nghiền nát, ép lấy nước cốt, them 2 thìa cà phê Mật ong, quấy đều uống (Trung Hoa Ẩm Thực Liệu Pháp).

+ Tỏi, cắt thành từng miếng, ngâm vào dấm, thêm ít đường hoặc mật ong trong 5-7 ngày. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 2-4g, ngày 2 lần.liên tục 10-15 ngày, huyết áp hạ và giữ được độ ổn định (Trung Hoa Ẩm Thực Liệu Pháp).

+ Bẹ thân cây chuối hoặc quả chuối xanh (còn non) 50g, nấu lấy nước uống hàng ngày (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

* CHÂM CỨU TRỊ HUYẾT ÁP CAO

- Bình Can, tiềm dương là chính.

+ Huyệt Chính: Phong trì, Khúc trì, Túc tam lý, Thái xung.

. Can dương vượng: thêm Hành gian, Dương lăng tuyền, Thái dương, Ế Phong.

. Đờm thấp ủng thịnh: thêm Nội quan, Phong long, Âm lăng tuyền.

. Thận hư, Âm suy: thêm Thái khê, Tam âm giao, Thần môn, An miên 2.

+ Giải Thích: Phong trì là huyệt Hội của mạch Dương Duy và kinh túc Thiếu dương Đởm có tác dụng làm cho dương không bốc lên ; Khúc trì + Túc tam lý đều thuộc kinh dương minh là đường kinh nhiều huyết, nhiều khí, dùng để tiết dương tà; Thái xung thuộc kinh túc quyết âm Can để bình Can tức phong ; Thái dương + Ế phong trị phong dương quá nhiều ; Hành gian + Dương lăng tuyền để thanh Can, Đởm; Nội quan + Phong long để hóa đờm, hòa trung ; Âm lăng tuyền để kiện Tỳ, giáng trọc; Thái khê để bổ gốc Thận; Tam âm giao để bổ tam âm; Thần môn + An miên 2 để an thần.

Thận dương hư cứu Khí hải, Quan nguyên để bổ khí dương (Châm Cứu Học Thượng Hải).

- Huyệt chính: Đầu duy, Suất cốc, Phong trì, Bá hội, Aán đường, Thái dương.

. Can dương vượng: thêm Hành gian.

. Âm dương đều hư: thêm Can du, Thận du, Túc tam lý, Khí hải, Thần môn, Tam âm giao (Châm Cứu Học Việt Nam).

- Trung quản, Khúc trì, Nhân nghinh, Túc tam lý, Thái xung, Aán đường, Tiền hậu ẩn châu, Huyết áp điểm, Lạc linh ngũ (Châm Cứu Học HongKong).

- Khúc trì, Nhân nghinh, Túc tam lý (Khoái Tốc Châm Thích Liệu Pháp).

- Túc tam lý, Khúc trì, Nội quan, Tam âm giao (Châm Cứu Học Giản Biên).

- Huyệt chính: Phong trì, Khúc trì, Túc tam lý, Thái xung.

. Can hỏa thịnh : thêm Hành gian, Thái dương.

. Âm hư hỏa vượng: thêm Thái khê, Tam âm giao, Thần môn.

. Đờm thấp ngăn trở: thêm Nội quan, Phong long.

. Âm dương đều hư: thêm Khí hải, Quan nguyên (cứu) (Tân Biên Trung Quốc Châm Cứu Học).

- Túc tam lý, Nội quan, Tam âm giao, Bá hội, Hiệp cốc, Hành gian (Trung Y Tạp Chí 1986: 44).

- Huyệt chính: Thái xung, Khâu khư.

. Huyệt phụ: Hành gian, Phong trì (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí số 44/1986).

- Phong trì, Thái xung.

. Thêm Thái dương (nếu đầu đau, mắt sưng đỏ).

. Thêm Hợp cốc (nếu có sốt cao, mặt đỏ) (Thiên Tân Trung Y Tạp Chí).

+. Can hỏa bốc lên: Khúc trì, Phong trì. Đầu đau thêm Bá hội, Thái dương.

. Đờm hỏa nội thịnh: Phong long, Khúc trì. Chóng mặt thêm Bá hội.

. Âm dương vượng: Thận du, Phong trì. Thêm Bá hội, Thượng tinh.

. Âm dương đều hư : Can du, Thận du. Thêm Thần môn, An miên 2 (Thượng Hải Châm Cứu Tạp Chí số 4/1986).

+ Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/1967 giới thiệu 2 phác đồ:

1- Can du, Phong trì đều châm tả, Tâm du, Phục lưu đều châm bổ.

2- Bá hội, Phong trì, Thần môn, Khúc trì, Hiệp cốc, Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao, Hiệp khê.

+ Châm huyệt Đầu duy, cán kim hướng ra phía trước, mũi kim xiên góc 30o, mũi kim ở giữa khoảng da và màng sọ, hướng ra phía sau đâm sâu 2-3 thốn. Vê kim liên tục 3-5 phút, lưu kim. Ngừng vê kim. Khi huyết áp hạ xuống, lưu kim thêm 20-30 phút (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

+ Châm Cách du, lưu kim trong da, băng cố định lại, để 3-7 ngày (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

+ Châm huyệt Khúc trì xuyên đến Thiếu hải. Khi đắc khí, dùng thủ pháp vê, xoay, đề tháp để dẫn cảm giác lan lên vai và xuống cổ tay. Khi thấy cảm giác tê mỏi là được. Lưu kim 1 giờ. Cứ 10 phút lại kích thích một lần (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

+ Dùng kim tam lăng châm vào tĩnh mạch ở Rãnh hạ áp sau tai cho ra ít máu. Cách một ngày làm một lần, 3 lần là một liệu trình (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

* NHĨ CHÂM

- Dưới vỏ não, Rãnh hạ áp, Thần môn, Tâm, Giao cảm.

Châm, lưu kim 1 - 2 giờ (Châm Cứu Học Thượng Hải).

- Rãnh hạ áp, Thượng Thận, Dưới vỏ não, Can, Thận, Giao cảm.

Mỗi lần châm vài huyệt, kích thích vừa rồi rút kim ngay. Bệnh giảm thì có thể cách ngày châm 1 lần (Châm Cứu Học Việt Nam).

-Rãnh hạ áp, Giao cảm, Thần môn, Tâm (Châm Cứu Học HongKong).

- Thượng Thận, Rãnh hạ áp, Luân tai, Thần môn, Nội tiết, Trán, Thái dương, Can, Thận (Nhĩ Châm Liệu Pháp Tuyển Biên).

PHÒNG CAO HUYẾT ÁP

Việc ăn uống để tránh làm cho huyết áp tăng, là điều mà cả thế giới cùng tập trung nghiên cứu để giúp ngăn ngừa lượng người bị cao huyết áp ngày càng tăng.

Chế độ này còn được gọilà ‘Chế Độ Tiết Thực ‘DASH’ (viết tắt của Dietary Approaches to Stop Hypertension), có nghĩa là ‘Các Cách Tiếp Cận Bằng Chế Độ Ăn Để Chặn Đứng Cao Huyết Áp’. Đây là chế độ ăn do Viện quốc gia về tim phổi và máu (Hoa Kỳ) tài trợ từ năm 1997, sau một thời gian nghiên cứu thử nghiệm đã chứng minh là có hiệu quả làm giảm huyết áp, có thể giúp ích trong việc phòng ngừa và kiểm soát chứng cao huyết áp. Nét chính của phương pháp này chế độ ăn dồi dào trái cây, rau và những sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp. Tuy nhiên so với Việt Nam, hàm lượng mức chất béo và chất đạm theo phương thức này hơi cao (dù với người Mỹ là thấp).Vì vậy, Viện Dinh Dưỡng Việt Nam đưa ra thực đơn khuyến cáo có chỉ tiêu dinh dưỡng như sau (năm 1997):

. Năng lượng cung cấp: 1800 ~ 1900kcalo.

. Phân phối Calo giữa đạm, chất béo, bột đườnh là 14, 13, 73.

. Chất xơ: 30~40g.

. Ít Natri, giầu Kali bằng cách hạn chế muối ăn và bột ngọt: dưới 2~4g. Ăn nhiều rau trái đem lại nhiều Kali.

. Hạn chế các thức uống kích thích như rượu, cà phê, trà đậm.

. Tăng sử dụng các thức ăn uống có tính an thần, hạ áp, thông tiểu như lá Vông, Tim sen, Ngó sen, Hoa hoè, nước Râu bắp, nước bắp luộc…

. Giảm muối và Natri. Lượng mắm muối được dùng là 1 thìa cà phê muối hoặc 4 thìa cà phê nước mắm/ngày.

CÁC Y ÁN CHỮA HUYẾT ÁP CAO

- Y Án Huyết Áp Cao Thể Can, Tỳ, Thận

(Trích trong Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/1967)

“Lê Trung Ch...65 tuổi, trước đây vẫn khỏe mạnh, năm 1958 bắt đầu thấy đau vùng Thận. Khám thấy Thận có sỏi và HA cao. Đã điều trị Đông Tây Y nhưng bệnh chỉ tạm bớt rồi lại tái phát. HA dao động không nhất định, có khi 195/120mmHg, có khi 160/100mmHg. Khi HA lên cao thì hoa mắt, tai ù và ói mửa, lưng thường đau. Khi đau nhiều, ngồi xuống đứng lên khó khăn, nước tiểu thường đục, chân bên phải bị tê từ năm 1959.

Khám thấy người gầy, da hơi xanh, mặt có khi bị ửng đỏ, hình thái yếu đuối, mệt mỏi, rêu lưỡi thường, chất lưỡi hơi nhạt, tiếng nói yếu, ngủ kém, mạch 88 lần\ phút, 6 bộ mạch đều Huyền, hơi Sác.

Chẩn đoán là Huyết áp cao liên hệ với Can, Thận và Tỳ.

Điều Trị: Kiện Tỳ, trừ thấp, bình Can, Thận và Tỳ.

Xử Phương: Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang Gia Giảm: Bán hạ 12g, Khiếm thực 20g, Tang ký sinh 12g, Đỗ trọng 12g, Thiên ma 12g, Bạch truật 12g, Mộc qua 12g, Phục linh 12g, Bạch thược 12g, Ngưu tất 12g, Trần bì 8g, Tỳ giải 20g, Cam thảo 4g, Ý dĩ 24g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kết quả: Uống 20 thang, các chứng đầu đau, chóng mặt, tai ù, lưng đau đều hết, chỉ còn chứng hoa mắt mới giảm ít. Dùng phương cũ thêm Cúc hoa 12g để thanh Can, minh mục.

Uống thêm 8 thang nữa các chứng đều đỡ dần. Vì trời mưa nhiều nên chân bên phải lại đau. Dùng nguyên phương thêm Độc hoạt 12g, uống thêm 16 thang thì các chứng đều bớt, người thoải mái dễ chịu, HA xuống còn 150/90mmHg, tiểu bớt đục. Uống thêm 24 thang các chứng đều hết, HA duy trì 150/80mmHg”.

Y Án HA Cao Thể Tâm Thu - Can Dương Vượng

(Trích trong Tạp Chí Đông Y Việt Nam số 11/1967)

“ Phạm Thiên L. 48 tuổi, HA cao đã 15 năm khi khám tại bịnh viện nhưng các triệu chứng lâm sàng chưa rõ, dần dần xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, đầu đau, đã điều trị nhiều nơi nhưng HA chỉ ổn định 1-2 tháng rồi lại tái lại. HA thường 220/80mmHg.

Khám thấy đầu đau, mắt hoa, chóng mặt, muốn ói, mất ngủ, trí nhớ kém, thỉnh thoảng bị ngất, HA đo lúc đó là 225/80mmHg, mạch 100 lần /phút.

Ngày 15/05/1966 : châm bổ Thận du, Phục lưu, Tâm du, Nội quan. Châm tả Can du, Phong trì, lưu kim 15 phút.

Đêm hôm đó người bệnh cảm thấy ngủ ngon.

Ngày 16.05.1966 HA đo được 180/80mmHg. Tiếp tục châm theo phác đồ trên.

Sau 17 ngày châm cứu, các triệu chứng như đầu đau, mất ngủ, muốn ói đều hết.

Ngày 25.6.1966 kiểm tra lại, HA vẫn 120/80mmHg.

Ngày 15.8.1966 kiểm tra lại, HA vẫn như trên.

Ngày 15.12.1966 kiểm tra lại thấy ổn định “.

Y Án HA Cao Do Can Kinh Nhiệt Thịnh + Đờm Trọc Trung Trở

(Trích Trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)

Trần X. nam, 53 tuổi, đã phát hiện tăng HA từ hơn 5 năm. Đầu váng, tai ù, nhìn mờ, có cảm giác trống rỗng trong tim, chân tay có lúc run rẩy mà không biết, khớp tay bên phải và 2 bên gót chân đau. Vọng chẩn thấy mặt xám, trong mắt có quầng của người cao tuổi, môi hơi tím tái, rêu lưỡi vàng mỏng, lưỡi đỏ, miệng hôi, ăn uống được những sau khi ăn no thì ợ hơi, bụng trên đau âm ỉ, đêm nằm mơ vẩn vơ. Mạch bên trái Trầm Tế mà Sác, bên phải Hồng Đại mà Sác. HA đo được 200/132mmHg.

Chẩn Đoán: HA cao do Can kinh nhiệt thịnh, đờm trọc trung trở.

Điều Trị: Thanh Can, tức phong, hoạt huyết, tán ứ.

Xử phương: Bát Vị Giáng Áp Thang: Tử đan sâm 30g, Phấn Đơn bì 16g, Thích tật lê 16g, Hoài ngưu tất 16g, Mã đâu linh 16g, Đại giả thạch 30g, Hạ khô thảo 30g, Song câu đằng 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Uống 8 thang thì HA hạ xuống còn 180/120mmHg.

Bao tử hết bệnh, có cảm giác đói, tuy nhiên mồ hôi trán ra khá nhiều. Như vậy người bệnh thuộc thể hư, lại thêm huyết ứ bế tắc, uất trệ đã lâu, lạc mạch không thông suốt được.

Dùng bài thuốc trên bỏ Đan sâm, Mã đâu linh để tránh khổ (đắng) lạnh (hàn) làm hại sinh khí của Tỳ Vị. Dùng tiếp 6 thang, tất cả các triệu chứng đều chuyển biến tốt và rõ rệt. HA hạ xuống còn 180/140mmHg.

Uống 46 thang, HA hạ xuống còn 169/90mmHg.”

Y Án HA Cao Do Phong Đờm Thượng Nghịch

(Trích Trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng).

“ Trương X. nam, 48 tuổi, phát hiện tăng HA đã 2 năm. Thường thấy đầu đau dữ dội, mất ngủ, hoa mắt, tay chân tê dại, có lúc nói khó, phản ứng chậm chạp. Đã từng dùng các loại thuốc hạ áp như Reserpin đều ít hiệu quả. Chất lưỡi đỏ, rêu trắng bẩn, mạch Huyền Hoạt.

-Chẩn Đoàn: HA cao do phong đờm ngược lên gây ra bệnh.

-Điều Trị: Trấn Can, tức phong, thanh nhiệt, hóa đàm.

-Xử Phương: dùng bài Tức Phong Giáng Áp Thang: Toàn phúc hoa 16g, Thiên ma 16g, Đởm tinh 10g, Trân châu mẫu 24g, Bán hạ10g, Ngô công 3 con, Thạch quyết minh 40g, Câu đằng 16g, Toàn yết 4g, Đại giả thạch 30g, Qua lâu 16g, Ngưu tất 16g, Ngưu giác ty 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

Uống 18 thang các triệu chứng hoàn toàn mất hết, HA hạ xuống còn 140/95mmHg.

Dùng nguyên phương bỏ Thiên ma, Đởm tinh, Ngô công, Toàn yết, thêm Sa sâm 16g, Bách hợp 30g, Đương quy 30g. Uống liền 6 thang nữa, HA hạ xuống còn 138/85mmHg. Hai tháng sau, hỏi lại, tình trạng tốt đẹp, chưa thấy HA lên cao”.

- Y Án Huyết Áp Cao Do Thận Hư.

(Trích trong ‘ Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)

“ Dư X... nữ, 51 tuổi, bị tăng HA đã hơn 5 năm, HA thường ở mức 210/110 và 180/100mmHg. Thường chóng mặt, đầu đau, hay cáu gắt, mất ngủ, hay mơ, lưng gối đau, tay chân tê, sắc mặt đỏ hồng, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch Huyền,Tế, Sác.

Chẩn Đoán: HA cao do Can, Thận âm hư.

Điều trị: tư bổ Can, Thận, giáng áp, tức phong.

Xử phương: dùng bài Thất Tử Thang (Quyết minh tử 24g, Câu kỷ tử 12g, Thỏ ty tử 12g, Nữ trinh tử 16g, Kim anh tử 10g, Tang thầm tử 12g, Sa uyển tử 12g.Thêm Câu đằng 12g, Bạch thược 10g, Tang ký sinh 12g. Ngày uống 1 thang. Uống được 6 thang thì các triệu chứng chuyển biến tốt, HA giảm1 ít còn175/95mmHg. Uống tiếp 15 thang nữa, các triệu chứng về cơ bản đã hết. HA ổn định ở 150 - 140 / 90mmHg. Uống thêm 1 tháng nữa để củng cố. Sau hơn 1 năm chưa thấy HA tăng lại “.

Y Án Huyết Cao Do Can - Đờm

(Trích trong ‘ Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn).

“ Phan X. nam, 48 tuổi, bị HA cao đã hơn 10 năm, gần đây hơn 1 tháng, đầu bị đau, chóng mặt, chi dưới phù, hoạt động khó khăn, nửa lưng bên phải đau, hồi hộp, lo sợ, phiền táo, mất ngủ, hay mơ, tiểu không thông, HA 226/133mmHg, lưỡi trắng dầy, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Huyền Hoạt hơi Sác.

Cho dùng bài: Hoàng Tinh Tứ Thảo Thang: Hoàng tinh 20g, Hạ khô thảo 16g, Ích mẫu thảo 16g, Xa tiền thảo 16g, Hy thiêm thảo 16g. Sắc uống. Uống 7 thang chứng chóng mặt giảm nhẹ, chi dưới bớt phù. Điều trị hơn một tháng, chóng mặt và phù tiêu hết, HA bình thường.”

Y Án HA Cao Do Thận Hư

(Trích trong ‘ Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn).

“ Trần X... nam, 53 tuổi, bị HA cao đã hơn 10 năm, HA đo là 253/159mmHg, tai ù nghe không rõ, trong tai như có ứ nước, tay chân tê, hoạt động khó khăn.

Dùng Tam Long Thang: Long cốt 30g, Long đởm thảo 6g, Địa long (khô) 16g, Từ thạch 30g, Tang chi 16g, Tang diệp 10g, Mẫu lệ 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Uống hơn một tháng HA trở lại bình thường, tai hết kêu, ù...”

Y Án HA Cao Do Can Dương Vượng.

(Trích trong ‘ Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn).

“Kim X... 59 tuổi,nam, bị HA cao đã hơn 2 năm, nửa đầu đau, căng, chóng mặt, gáy cứng, mắt hoa, đi đứng khó khăn, tâm phiền, hay giận dữ, miệng khô, lòng bàn tay chân và ngực nóng, táo bón, nước tiểu đỏ, mặt đỏ như uống rượu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Huyền Tế Sác. HA 279/159mmHg.

Cho uống Hạ Ký Cầm Thược Thang: Hạ khô thảo 30g, Tang ký sinh 20g, Hoàng cầm 16g, Bạch thược 24g, Ngưu tất 36g, Mẫu lệ 50g, Câu đằng 16g. Thêm Thạch quyết minh 20g, Thiên ma 10g, Quy bản 20g, Xuyên luyện tử 10g, Sinh địa 20g, Địa long 16g, Nguyên sâm 16g.

Sắc uống ngày 1 thang. Uống 4 thang, các triệu chứng giảm nhẹ, HA còn 239/141mmHg. Uống thêm 4 thang nữa, các triệu chứng giảm nhiều, HA còn 226/125mmHg. Thêm 4 thang nữa, các triệu chứng đều hết. HA trở lại bình thường “.

Y Án Huyết Áp Cao

(Trích trong ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’)

Bệnh nhân Mạnh, nữ, 44 tuổi, giáo viên, nhập điều trị ngoại trú ngày 03/03/ 1979.

Bị cao huyết áp đã 3 năm, áp huyết tăng trong khoảng 180/120 mmhg, chóng mặt, khó ngủ, kích động, ngón tay chân tê, cảm giác tức và nặng trên đỉnh đầu, ấn vào thì đỡ.

Thăm khám: Cơ thể gầy yếu, có vẻ đau đớn, áp huyết cao 180/130 mmhg.

Chẩn đoán tăng huyết áp.

Điều trị: Châm Bách hội và Thượng tinh châm xiên, sâu 0.5- 1 thốn, lưu kim khoảng 1- 2 giờ.

Khám lần thứ hai vào ngày 5/3/1979 thấy áp huyết còn 160/100 mmHg, ngủ nhiều hơn, chóng mặt đã giảm. Châm như cũ.

Khám lần thứ ba vào ngày 10/03/1979: áp huyết 130/80 mmhg. Hết hẳn chóng mặt, đỉnh đầu hết căng tức, những triệu chứng khác cũng đỡ nhiều. Châm các huyệt Bách hội (XIII 20), An miên II và Nội quan (IX 6), vê và lưu kim 30 phút.

3 ngày châm một lần. Châm như trên tổng cộng 5 lần để củng cố hiệu quả trị liệu.

Y Án Huyết Áp Cao

(Trích trong ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’).

Gia X, nữ, 45 tuổi, giáo viên. Khám lần đầu ngày l0/06/1979.

Bệnh nhân bị chóng mặt, mờ mắt và không thể đứng dậy được. Khám thấy cô ta béo phì, mặt hơi đỏ, tiếng nói chói tai và mạnh, áp huyết 190/130 mmhg, mạch Huyền Sác.

Chẩn đoán: Tăng huyết áp.

Điều trị: Châm hai bên cột sống phía sau cổ bằng hai kim, xoay kim không định hướng mỗi 10 phút một lần, lưu kim 30 phút. Bệnh nhân cảm thấy giảm chóng mặt một cách đáng kể ngay sau khi rút kim và áp huyết giảm còn 180/125 mmHg.

Sau 5 lần châm áp huyết giảm còn 135/90 mmHg và các triệu chứng mất hẳn. Một năm sau bệnh nhân trở lại để kiểm tra: nhận thấy áp huyết giữ ở mức 130 - 140/90 - 100 mmHg.

Bệnh Án Huyết Áp Cao

(Trích trong ‘Tiên Dược Liệu Trị’)

Bệnh nhân nam 68 tuổi. Tháng 3-1992, sốt cao, đau đầu, tinh thần mê mệt, nói sảng, thân nhiệt 4002C, huyết áp 240/167mmHg. Trong thang thuốc Bình Can Tức Phong, cho thêm 50ml nước Trai sống và sữa đậu nàh vào uống. Sau khi uống thuốc 3 ngày, thân nhiệt hạ xuống, đầu hầu như hết đau, tinh thần tỉnh lại, huyết áp hạ xuống dần, đến ngày thứ 8, huyết áp hạ xuống 200/133mmHg, bệnh giảm, cho xuất viện về nhà tiếp tục điều trị như trên.

Bệnh Án Huyết Áp Cao

(Trích trong ‘Tiên Dược Liệu Trị’)

Một bà chủ tiệm trà hơn 50 tuổi bị cao huyết áp, đau đầu, chóng mặt, mắt và miệng co giật. Trung y gọi là Can dương hoá phong và hoả. Mỗi ngày bà lấy 1 bát nước Trai sống (đêm con Trai hơ lửa cho nước trong con Trai chảy ra, hứng lấy nước này), nấu với sữa đậu nành uống thay thức ăn. Sau khi uống thuốc vài tháng, các triệu chứng khỏi hẳn, huyết áp trở lại bình thường. Sau mười mấy năm, mỗi ngày bà đều dùng liên tục nước Trai + sữa đậu nành, cơ thể bà khoẻ mạnh.

* Nhận Xét

+ Việc điều trị HA cao là công việc khó, dài ngày.

. Khó vì nguyên nhân gây bệnh phức tạp, phải tìm cho được nguyên nhân gây bệnh mới hy vọng trị cho dứt được.

. Dài ngày vì thường người bệnh tìm đến với YHCT sau khi đã dùng nhiều loại thuốc Tây mà không giảm... do đó, cần kiên trì chữa trị mới có kết quả.

+ Khi điều trị, thường có 2 vấn đề:

1- Hạ cơn (nhất là trong trường hợp cơn HA đang lên cao).

2- Ổn định HA (sau khi đã làm cho HA hạ xuống), duy trì kết quả điều trị.

- Để ổn định HA về lâu về dài, dùng thuốc theo biện chứng lý luận của YHCT là phương pháp hay nhất. Châm và bấm không hiệu quả mấy.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm lâm sàng cho thấy, phương pháp tập luyện Dưỡng Sinh mới chính là phương pháp điều chỉnh toàn diện và hay nhất (vừa dễ thực hiện vừa không phải lệ thuộc vào thuốc và các biến chứng phụ do thuốc gây ra (dù là thuốc YHCT

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #tung