DẠ DÀY TÁ TRÀNG LOÉT
DẠ DÀY TÁ TRÀNG LOÉT
(Ulcère Gastrique, Duodenal - Gastroduodenal Ulcer)
Đại Cương
+ Là một bệnh phổ biến thường xảy ra cho nam giới nhiều hơn là nữ giới, nhất là từ 20 - 60 tuổi (5o /oo vào năm 1977 tại Pháp).
+ Người dân thành thị bị nhiều hơn là ở thôn quê.
+ Sách 'Nội Khoa Toàn Thư'ghi: loét dạ dày và loét tá tràng tên gọi khác nhau nhưng nguồn gốc gây bệnh và chữa trị giống nhau.
Bệnh Danh
- Một vài sách giáo khoa của YHHĐ (Harrison) còn gọi là bệnh loét Cruveilhier.
- Các sách kinh điển của YHCT gọi chung là Vị Quản Thống, Vị Thống, Can Vị Khí Thống (TQYHĐT Điển).
- Qua đầu thế kỷ 20, các sách giáo khoa YHCT mới ghi rõ bệnh danh: Vị Thập Nhị Chỉ Tràng Hội Dương (Thương).
Phân Loại
YHHĐ với những phương tiện cận lâm sàng tối tân (Chụp X quang, nội soi...) đã phân định rõ được các thể loét ở dạ dày tá tràng (Theo Bịnh Học Nội Khoa của Đại Học Y Dược TP/HCM):
1. Loét Tâm Vị : Đau vùng Thượng Vị dữ dội, lan lên ngực, thường đau liền sau khi ăn.
2. Loét bờ cong lớn: Đau vùng Thượng Vị, lan ra hạ sườn trái (thường gặp nơi người già - lớn tuổi).
3. Loét mặt trước: Đau lan cả vùng Thượng Vị, thường muốn ói thức ăn hoặc dịch vị.
4. Loét mặt sau: Đau vùng Thượng Vị lan ra sau lưng, có lúc chỉ đau cột sống, cơn đau có chu kỳ.
5. Loét ống Môn Vị: Đau vùng Thượng Vị dữ dội, xảyra từ 2 - 4 giờ sau khi ăn, kèm theo ói thức ăn hoặc dịch vị.
6. Loét Hành tá tràng: Ợ chua nhiều, Có chu kỳ, Ấn vùng trên rốn và bên phải, trong cơn đau bệnh nhân rất đau.
Nguyên Nhân Gây Bệnh
1. Theo YHHĐ:
- Do thức ăn chua, cay, rượu, thuốc lá...
- Do một số loại thuốc: Aspirin, Corticoide, Reserpine, Phenyl Butazone...
- Ảnh hưởng của thần kinh: lo lắng, sợ sệt.
2. Theo YHCT:
- Do tình chí bị kích thích, làm cho Can khí bị uất kết, mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của Tỳ Vị.
- Do ăn uống thất thường làm Tỳ Vị bị tổn thương, mất khả năng kiện vận, hàn tà nhân đó xâm nhập vào gây ra khí trệ, huyết ứ.
Triệu Chứng Lâm Sàng Của Loét Dạ dày Tá Tràng
+ Theo Y Học Hiện Đại:
· Biểu hiện rõ nhất là cơn đau.
· Điểm đau rõ trên đường rốn, mõm ức, lệch sang phải độ 2cm, cảm giác nặng bụng, nóng buốt.
· Ăn uống hoặc uống loại thuốc kiềm làm giảm được đau. Tư thế nằm ngồi cũng làm tăng hoặc giảm đau.
· Xuất hiện đau sớm, thường xảy ra 1 - 2 giờ sau khi ăn. Cũng có khi đau vào khuya, khoảng 1 - 2 giờ sáng.
· Cơn đau nối tiếp trong nhiều ngày, trung bình từ 20 - 30 ngày hoặc nhiều hơn nữa nhưng ít khi ngắn dưới 10 ngày.
· Mang tính chất mùa, xuất hiện và biến đi không có báo hiệu Giữa các đợt đau, người bệnh ăn uống bình thường, có khi tưởng đã khỏi hẳn vì ăn uống quá mức hoặc ẩu mà củng không thấy đau. Cho đến khi bước vào mùa Xuân hoặc Thu, cơn đau trở lại. Hiện tượng trên lập đi lập lại nhiều trên nhiều năm, có tính chu kỳ.
· Đối với loét dạ dày tá tràng mạn tính, cơn đau có thay đổi: Đợt đau kéo dài hơn, thời gian đau trong ngày không rõ nữa, khoảng nghỉ đau trong năm cũng ngắn lại hoặc mất đi. Người bệnh đau âm ỉ, liên tục. Giữa các cơn đau và cơn đau có vẻ nhẹ hơn và mất nhạy cảm dần với thuốc.
Theo sách " Bách Khoa Thư Bệnh Học " thì triệu chứng lâm sàng của loét dạ dày rất nghèo, chỉ có nội soi và X quang mới xác định được.
+ Theo YHCT
Dựa vào biện chứng YHCT, trên lâm sàng thường gặp 2 loại chính là: Can Khí Phạm Vị và Tỳ Vị hư hàn.
I. CAN KHÍ PHẠM VỊ
(Cũng gọi là Can Vị bất hoà, Can khắc Tỳ, Can mộc khắc Tỳ thổ). Trên lâm sàng có thể gặp dưới 3 dạng sau:
a) KHÍ TRỆ ( UẤT)
- Chứng: Đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra 2 bên sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy trướng ấn vào thấy đau, ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch Huyền.
- Điều trị: Hòa Can lý khí (Sơ Can giải uất, sơ Can hòa Vị) dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán (T. Hải + T. Đô) ('Cảnh Nhạc Toàn Thư '): Sài Hồ 8g, Bạch thược 12g, Chích Thảo 4g, Chỉ Xác 8g, Hương Phụ 8g, Xuyên Khung 8g. Sắc ngày uống 1 thang.
(Đây là bài Tứ Nghịch Tán của sách Thương Hàn Luận thêm Xuyên Khung, Hương Phụ (Trần Bì). Sài Hồ sơ Can, lý khí, thêm Hương Phụ để tăng tác dụng của Sài Hồ, phối hợp thêm Chỉ Xác (thực) để thăng thanh giáng trọc, Thược dược ích âm hòa lý, phối hợp với Chỉ Xác có tác dụng sơ thông khí trệ, Chích Thảo điều hòa trung khí, cùng với Thược Dược có tác dụng thư cân, hòa Can, Xuyên Khung để hành khí, giúp tăng tác dụng giải uất của Sài Hồ và Hương Phụ).
- Sách TBTYKN Phương: Dùng bài Hội Dương Bịnh Hợp Tễ: Nhũ Hương (chế) 8g, Hương Phụ 12g, Ngô Thù 2g, Ô Dược 8g, Hoàng Liên 4g, Mộc Hương 6g, Hải Phiêu Tiêu 16g, Một Dược (chế) 8g, Sa Nhân 6g, Xuyên Luyện Tử 12g, Diên Hồ Sách 8g.
(Hoàng Liên + Ngô Thù tức là bài Tả Kim Hoàn trị Can hỏa quá vượng, ợ chua, ói chua, Xuyên Luyện Tử + Diên Hồ Sách tứ c là bài Kim Linh Tử Tán có tác dụng tả Can hỏa trị dạ dày đau, Mộc Hương + Sa Nhân để sơ Can tỉnh Vị, tiêu thực, cầm ói, Hương Phụ + Ô dược sơ khí, giảm đau, trị bỉ mãn, Nhũ Hương + Một Dược để hoạt huyết, điều khí, sinh cơ, giảm đau, Hải Phiêu Tiêu hòa huyết, trừ thấp, ức chế chất chua, trị dạ dày dư chất chua, hoặc dạ dày lở loét).
- Tả Kim Hoàn Phức Phương (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Xuyên Luyện 4g, Xích Thược 10g, Ngô Thù 2g, Bạch Thược 10g, Bán Hạ 10g, Mộc Hương 10g, Đại Hoàng ( chế) 6g, Ngọa Lăng Tử 30g. Thêm Thất Tiếu Tán (Bồ Hoàng + Ngũ Linh Chi) 12g, bọc vào bịch vải, sắc chung với thuốc trên.
- Tam Hương Thang Gia Vị (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Hương phụ 25g, Mộc hương 5g, Hương phụ, Trần bì, Phật thủ đều 15g, Tam tiên 45g, Lai phục tử 40-50g, Binh lang phiến, Cam thảo đều 10g. Sắc uống.
TD: Sơ Can, lý khí, hoà Vị, tiêu thực. Trị dạ dày tá tràng viêm loét mạn tính.
- Vị Thống Tán (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Bạch truật (sao), Bạch thược (sao) đều 30g, Cam thảo (thuỷ chích) 6g, Triết bối mẫu 30g, Hương phụ (chế) 20g, Chỉ xác (sao), Sa nhân đều 15g, Xuyên luyện tử, Thực diêm đều 30g, Phượng nhãn y 9g. Tán bột. Mỗi lần dùng 1 thìa thuốc 4-6g, uống ngày 2 lần.
TD: Nhu Can, kiện Tỳ, lý khí, chỉ thống. Trị dạ dày loét, đau.
- Nhị Bạch Kiện Vị Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bạch truật 10g, Bạch thược, Bách hợp, Bồ công anh đều 15g, Sơn dược 12g, Phục linh 10g, Trần bì 6g, Uất kim 10g, Sa sâm 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
TD: Ích khí, kiện Vị, điều Can, lý trệ. Trị dạ dày tá tràng loét.
- Bình Can Hoà Vị Ẩm (Quảng Tây Trung Y Dược 1980, 2): Đại giả thạch 15g, Tuyền phúc hoa (cho vào bao) 9g, Bán hạ (chế), Xuyên hoàng liên đều 3g, Ngô thù du 1g, Đan sâm 15g, Thanh mộc hương 6g, Mạch nhan 9g, Cam thảo 2,5g. Sắc uống.
TD: Bình Can, giáng nghịch, sơ Can, lý khí, kiện Tỳ hoà Vị. Trị dạ dày đau thể Can khí phạm Vị.
- Phục Phương Thược Dược Cam Thảo Thang (Tân Trung Y Tạp Chí 1979, 6): Bạch thược 12g, Cam thảo 4,5g, Đảng sâm, Xuyên luyện tử, Ô dược đều 12g, Phật thủ 6g, Ngô thù du, Hoàng liên đều 3g (có thể dùng Khổ sâm 6g thay Hoàng liên). Sắc uống.
TD: Hàn nhiệt bình điều, Nhu Can, hoà Vị, lý khí, chỉ thống. Trị dạ dày đau, dạ dày viêm mạn.
(Thược dược, Cam thảo nhu Can, hoãn cấp, chỉ thống; Đảng sâm bổ ích cho trung khí đang bị hư yếu; Xuyên luyện tử, Ô dược một vị hàn, một vị ôn để điều lý hàn nhiệt, chỉ thống; Ngô thù du, Hoàng liên tức là bài Tả Kim Hoàn để trị can uất, uất hoả, hông sườn đau, nôn chua.
- Bách Hợp Lệ Luyện Dược Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương):Bách hợp (sống) 40g, Xuyên luyện tử 20g, Lệ chi hạch, Ô dược đều 15g. Ngâm nước 30 phút rồi đun sôi 30 phút nữa, uống.
TD: Tư âm, dưỡng Vị, hành khí, chỉ thống. Trị dạ dày đau (âm hư, khí trệ).
(Bách hợp nhuận Phế, dưỡng âm, trị chứng 'tà khí phúc trướng tâm thống' (theo sách Bản Kinh); Tỳ Phế khí giáng thì khí sẽ giáng; Xuyên luyện tử sơ Can, hành khí; Ô dược lý khí, chỉ thống; Lệ chi hạch trừ hàn, tán trệ, hàn khí, chỉ thống).
- Tô Ngạnh Hoà Trung Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Tô ngạnh 15g, Bạch khấu nhân 4,5g, Phật thủ, Hương phụ đều 9g, Đại phúc bì 12g, Thần khúc, Mạch nha (sao), Hương duyên bì đều 9g, Cam thảo 6g. Sắc uống.
TD: Thư Can, hoà Vị, lý khí, chỉ thống. Trị dạ dày đau (Can Vị bất hoà), ăn xong bụng trướng đau.
- Lý Khí An Vị Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bạch thược (tẩm rượu) 15g, Hương phụ (tẩm rượu), Đan sâm 12g, Bạch đàn hương 7g, Cam thảo (chích), 4g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 trái. Sắc uống.
TD: Lý khí, hoạt huyết, hoãn cấp chỉ thống. Trị dạ dày đau thể khí trệ.
CHÂM CỨU
- Sách CCTL Học: Kiến Lý + Triển Cơ (đều tả) + Công Tôn + Tỳ Du (đều bổ)
- Sách YHCTD Tộc: Dùng Atropin, Novocain, Vitamin B12, chích vào các huyệt Trung Quản + Thiên Xu + Can Du + Tỳ Du + Vị Du + Túc Tam Lý + Tam Âm Giao và châm Thái Xung.
- Sách LSĐKTHTL Học: Nội Quan + Túc Tam Lý + Thượng Quản + Thiên Song + Vị Du + Tỳ Du.
b). THỂ HỎA UẤT
- Chứng: Vùng Thượng Vị đau nhiều, đau rát, ấn vào đau, miệng khô, đắng, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác.
- Điều trị: Sơ Can, tiết nhiệt (Thanh Can, hòa Vị)
DƯỢC:
- Sách Chứng Nhân Mạch Trị dùng bài THANH CAN ẨM: Sinh Địa 12g, Trạch Tả 8g, Sơn Thù 8g, Đan Bì 8g, Phục Linh 8g, Đương Quy 8g, Hoài sơn 12g, Chi Tử 8g, Sài Hồ 12g, Bạch Thược 12g, Đại Táo 12g.
- Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng các bài:
1. Sài Hồ Thang gia giảm: Sài Hồ 12g, Đại Hoàng 6g, Hoàng Cầm 10g, Bạch Thược 10g, Bán Hạ 10g, Chỉ Thực 6g, Sinh Khương 12g, Đại Táo 4 quả,
2. Bình Vị Tán Gia Vị: Thương Truật (sao) 10g, Hậu Phác 10g, Bồ Hoàng (sống) 10g, Trần Bì 10g, Ngũ Linh Chi 10g, Cam Thảo 8g, Ngọa Lăng Tử 16g, Mộc Hương 10g, Ý Dĩ mễ 16g, Đan Sâm 16g, Sơn Dược 16g, Quy vĩ 12g, Tử Thảo 12g.
3. Thược Dược Cam Thảo Thang Gia Vị: Bạch Thược 30g, Địa Du 30g, Cam Thảo 16g, Hoàng Liên 6g. Đây là bài Thược Dược Cam Thảo Thang (TH Luận) thêm Địa Du + Hoàng Liên.
- Sách TQĐĐDYNPĐ Toàn dùng các bài:
1. Dưỡng Vị Thang: Thạch Hộc 12g, Xuyên Luyện Tử 10g, Bạch Thược 10g, Thái Tử Sâm 16g, Xuyên Liên 4g, Ngọa Lăng Tử 18g, Ngô Thù 2g, Nguyên Hồ 10g, Phật Thủ 10g, Cam Thảo 6g, Mạch Nha 12g, Cốc Nha 12g.
2. Hội Dương Tán: Ô Tặc Cốt 120g, Địa Cốt Bì 120g, Triết Bối Mẫu 120g, Tử Hà Xa (tươi) 1 cái, Phấn Cam Thảo 90g. Tử Hà Xa rửa sạch máu, sấy khô, hòa với thuốc, tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g.
3. Hội Dương Cao: Cam Thảo sống 300g, Hạnh Nhân 100g, Xuyên Bối Mẫu 100g, Bạch Cập 150g, Điền Tam Thất 100g, Hoàng Liên 90g, Hắc Địa Du 50g, Uất Kim 80g, Ngô Thù 50g, Mộc Hương 100g, Mật Ong 2,5kg. Nấu Mật Ong với thuốc (đã tán ) thành cao. ngày uống 2 lần, sáng sớm và tối, mỗi lần 2 thìa canh (20ml).
- Sách LSĐKTHTL Học dùng:
+ Thanh Uất Nhị Trần Thang: Bán Hạ 6g, Cam Thảo 2g, Phục Linh 12g, Hương Phụ 2g, Quất Bì 8g, Hoàng Liên 3,2g, Chỉ Thực 4g, Thần Khúc 12g, Bạch Thược 12g, Chi Tử 12g, Thương Truật 8g, Xuyên Khung 2g, Thược Dược 8g.
+ Tuyền Phúc Hoa Giả Thạch Thang: Đại Giả Thạch 12g, Phục Linh 12g, Tuyền Phúc Hoa 6g, Trần Bì 8g, Bạch Thược 12g, Sa Sâm 8g, Bán Hạ (chế) 8g.
- Sách TQĐĐDYNPĐ Toàn dùng bài:
+ Dưỡng Vị Hòa Trung Thang: Sa Sâm 10g, Bồ Công Anh 12g, Mạch Môn10g, Bán Hạ (chế) 4g, Thạch Hộc 12g, Bạch Tàn Hoa 4g, Cam Thảo 4g, Bạch Thược 10g, Trần Bì 4g, Cốc Nha 16g.
+ Kiêïn Tỳ Ích Vị Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hoàng kỳ, Phục linh, Ô tặc cốt đều 15g, Bạch truật, Uất kim, Diên hồ sách, Cam thảo đều 10g. Sắc uống.
TD: Kiện Tỳ, hoà Vị, hành khí, giải uất, ích khí, dưỡng âm. Trị dạ dày tá tràng loét.
+ Thanh Trung Thang (Tân Trung Y Tạp Chí 1987, 11): Hoàng liên, Bán hạ (chế) đều 7g, Trần bì 10g, Chi tử (sao), Phục linh, Xuyên luyện tử, Bạch thược đều 12g, Thảo khấu nhân 5g, Cam thảo 3g, Sinh khương 3 lát. Sắc uống.
TD: Thanh tiết uất hoả, hoà Vị, giáng nghịch. Trị dạ dày viêm cấp (thể uất hoả).
(Bài này vốn là bài 'Sơ Chỉ Phương' dùng trị trong dạ dày quá nóng gây nên đau. Dùng Hoàng liên, Chi tử vị đắng, tính hàn để thanh hoả; Trần bì lý khí; Bán hạ, Thảo đậu khấu, Sinh khương lấy vị cay, tính ấm để tán tà, kèm giáng nghịch).
+ Thanh Tâm Dương Vị Thang (Tống Hỷ An Phương): Sa sâm (Bắc), Ngọc trúc, Thạch hộc đều 15g, Sinh địa, Thông thảo đều 9g, Biển đạu, Liên tử đều 15g, Chi tử (sao đen) đều 9g, Phục linh 15g, Hoạt thạch 12g, Cam thảo, Trúc diệp đều 6g, Đăng tâm 1,5g. Sắc uống.
TD: Giáng Tâm hoả, phục Vị âm. Trị dạ dày viêm co rút thể mạn tính.
Đã trị 100 ca, uống 20 thang, khỏi hoàn toàn 95, theo dõi 1 năm không thấy bị lại 80%, sau một năm có 15% bị tái phát, lại dùng bài trên trị khỏi.
CHÂM CỨU
- Sách CCTL Học: Nội Quan + Hãm Cốc + Lệ Đoài (đều tả).
- Sách YHCTD Tộc: Nội Quan + Hiệp Cốc + Nội Đình (đều tả)
- Sách LSĐKTHTL Học: Nội Quan + Túc Tam Lý + Can Du + Tỳ Du + Vị Du +Thận Du + Tam Tiêu Du + Đại Trường Du + Hành Gian + Kiên Trung.
- Sách Thường Dụng Tân Y Liệu Pháp Thủ Sách: Vị lạc châm sâu 0,7 - 1 thốn, kích thích mạnh, rút kim nhanh.
- Sách CCHT Điển: Thủ Tam Lý + Trung Quản + Túc Tam Lý.
c- THỂ HUYẾT Ứ
- Chứng: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định ở vùng Thượng Vị, ấn vào đau tăng.
Trên lâm sàng, có thể chia làm 2 loại:
· c.1 Thực chứng: Ói ra máu, ỉa ra phân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền sác.
· c.2 Hư chứng: Sắc mặt xanh nhạt, người mệt mỏi, tay chân lạnh, môi nhạt, chất lưỡi bệu, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch Hư, Đợi hoặc Tế, Sáp.
- Điều trị:
+ Thực chứng: Thông lạc, hoạt huyết hoặc lương huyết, chỉ huyết.
+ Hư chứng: Bổ huyết, chỉ huyết.
Xử phương:
- NKH Thượng Hải dùng Cách Hạ Trục Ứ Thang (Y Lâm Cải Thác) gia giảm: Ngũ Linh Chi 12g, Ô Dược 8g, Đương Quy 12g, Huyền Hồ 4g, Xuyên Khung 12g, Cam Thảo 12g, Đào Nhân 12g, Hương Phụ 6g, Đan Bì 8g, Hồng Hoa 12g, Xích Thược 8g, Chỉ Xác 6g. Sắc uống.
(Đương Quy + Xuyên Khung +Đào Nhân + Hồng Hoa + Đan Bì + Xích Thược để hoạt huyết. Ngũ Linh Chi + Huyền (Diên) Hồ để hóa ứ, Hương Phụ + Chỉ Xác + Ô Dược để lý khí. Cam Thảo dùng lượng cao để hoãn bớt tính mạnh của các vị thuốc).
- NKH T. Đô dùng Thất Tiếu Tán (Cục Phương): Ngũ Linh Chi 240g, Bồ Hoàng 160g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8 - 12g, dùng bao vải bọc thuốc rồi sắc với nước, phân làm 2 lần uống, hoặc hòa với giấm uống.
(Ngũ Linh Chi tán huyết, Bồ Hoàng hành huyết).
Phương đơn giản (NKHT. Đô):
·Đương Quy 12g + Đan Sâm 12g + Nhũ Hương 12g + Một Dược 12g. Sắc chia 3 lần uống.
·Diên Hồ Sách 8g + Ô Tặc Cốt 16g + Bạch Cập 20g + Địa Du 32g. Sắc chia 3 lần uống.
- Sách TQĐĐDYNPĐ Toàn dùng Cam Thược Thang Gia Vị: Tửu Bạch Thược 6g, Đan Sâm 2g, Tửu Hương Phụ 10g, Bạch Đàn Hương 8g, Chích Thảo 6g. Thêm Sinh Khương 3 lát, Táo 3 trái. Sắc uống.
- Sách TGD Phương dùng bài Hội Dương Tán: Ô Tặc Cốt 60g, Nguyên Hồ 30g, Cam Thảo (sống ) 30g, Đản Hoàng Phấn 100g, Bối Mẫu 30g, Bạch Cập 60g. Tán bột, trộn với đường. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g, uống lúc đói, trước bữa ăn.
(Uống 1 đợt có tác dụng ổn định bịnh 3 - 6 tháng.
//2 -------//-------- 8 tháng đến 1 năm.
//3 đợt đa số khỏi hẳn).
+ Tô Ngạnh Thược Cam Thang (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Tô ngạnh 9g, Bạch thược 15g, Xuyên luyện tử 9g, Cam thảo (chích) 9-30g, Hương phụ (chế) 6g, Đương quy (toàn bộ) 9g, Xuyên bối mẫu 8g, Tuyền phúc hoa 9g, Ngoạ lăng tử 15g, Bán hạ 9g. Sắc uống.
TD: Lý khí hoãn cấp, hóa đờm giáng nghịch, hoạt huyết thông lạc. Trị dạ dày tá tràng loét.
+ Thúc Hiệu Tam Bạch Vị Thống Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Bạch phàn (sống) 10g, Bạch bách hợp, Bạch thược đều 30g, Ngũ linh chi, Đan sâm, Ô dược, Cam thảo đều 12g. Sắc uống.
TD: Hoãn cấp chỉ thống, tiêu đờm, hoạt huyết. Trị dạ dày đau nơi người trung niên (bất kể là hàn nhiệt hoặc hư thực).
(Bạch phàn là cị thuốc đặc hiệu trị dạ dày đau (trong nữ khoa dù nội ngoại đều dùng được). Bạch phàn có rtác dụng khứ đờm, thu liễm, tiêu viêm, chỉ huyết, có khả năng giáng thấp trọc ở Vị trường. Qua nhiều năm theo dõi, thấy có tác dụng tốt).
CHÂM CỨU
- Sách CCTL Học: Cách Du + Tam Âm Giao (đều Tả) + Chương Môn (cứu).
II. TỲ VỊ HƯ HÀN
a) Chứng: Đau vùng Thượng vị liên miên, ói nhiề, mệt mỏi, thíchxoa bóp và chườm nóng, bụng đầy ói ra nước trong, sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân nát hoặc bón, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch Hư Tế.
b) Điều trị: Ôn trung, kiện tỳ (ôn bổ Tỳ Vị, hoân Vị, Kiện Trung)
c) Xử phương:
. NKHTYH. Hải dùng bài 'Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang Gia Vị ': Quế chi 12g, Mộc hương 4g, Thược dược 24g, Đại táo 2 trái, Hoàng Kỳ 24g, Bào khương 8g, Chích thảo 4g. Sắc xong, cho ít Mạch Nha vào, quấy đều uống.
(Đây là bài Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang (KQYL) thêm Mộc Hương, thay Sinh Khương bằng Bào khương. Quế chi tán biểu, Thược Dược bình Can, Bào Khương, Hoàng Kỳ, Chích Thảo để ôn trung kiện Tỳ, Mộc Hương lý khí giảm đau, Đại táo điều hòa vinh vệ).
- NKHTYH. Đô dùng bài 'Đinh Thù Lý Trung Thang '(Thương Hàn Toàn Sinh Tập): Đinh Hương, Quan Quế, Can Khương, Phụ Tử, Ngô Thù Du, Cam Thảo, Bạch Truật, Sa Nhân, Nhân Sâm, Trần bì. Sắc uống với ít Mộc Hương đã mài.
- Ôn Vị Chỉ Thống Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Thương): Quế chi 5g, Bạch thược 9g, Ngô thù du 6g, Đinh hương 3g, Phục linh 9g, Sa nhân, Bào khương đều 5g, Nguyên hồ 9g, Bạch truật 12g, Hồng táo 3 trái. Sắc uống.
TD: Ôn trung, tán hàn, lý khí, chỉ thống. Trị dạ dày viêm mạn (Tỳ Vị hư hàn).
Phương đơn giản (NKHTYT. Đô).
+ Xuyên Tiêu 4g, Lương Khương 12g, Cam Thảo 8g. Sắc, chia làm 3 lần uống.
+ Xuyên tiêu 4g, Can Khương 8g, Đinh Hương 4g. Sắc uống.
- Sách 'Tân Biên Trung Y Kinh Nghiệm Phương' dùng Trị Vị Hội Dương Phương: Sơn Dược 40g, Phục Linh 20g, Cam Thảo 8g, Bạch Thược 16g, Ô Tặc Cốt 12g, Ý Dĩ Nhân 20g, Ngọa Lăng Tử 16g, Bối Mẫu 4g, A Giao 16g, Tiên Hạc Thảo 16g.
- Sách Thiên Gia Diệu Phương dùng các bài:
1. Hộ Vệ Ích Khí Thang: Hoàng Kỳ (Sống) 12g, Bạch Thược 10g, Tây Đảng Sâm 10g, Quy Thân 10g, Bạch Truật (Sao) 10g, Quế Chi 6g, Trần Bì 6g,Chích Thảo 6g. Thêm Sinh Khương 3 lát, Đạo táo 3 quả. Sắc uống.
(Đây là bài Bổ Trung Ích Khí Thang bỏ Thăng Ma, Sài Hồ thêm Quế Chi, Bạch Thược).
2. Hoàng Kỳ Kiến Trung Thang (KQY Lược): Hoàng Kỳ 16 - 30g, Quế Chi 6 - 10g, Mạch Nha 30g, Đại Táo 5 - 7 trái, Bạch Thược 10 - 18g, Chích Thảo 6 - 10g, Sinh Khương 10g. Sắc thuốc xong, quấy Mạch Nha vào uống.
- Sách TQĐĐDYNPĐ Toàn dùng bài Hội Dương Tán (Của Trung Y Viện Bắc Kinh): Hoàng Kỳ 4g, Xuyên Luyện Tử 4g, Nguyên Hồ 8g, Đảng Sâm 4g, Ngọa Lăng Tử 4g, Bạch Cập 2g, Tam Thất 2g, Bạch Thược 4g, Bối Mẫu 4g, Cam Thảo 2g. Tán bột, ngày uống 3 lần mỗi lần 6g với nước nóng.
- Kỳ Nhũ Linh Du Thang (Trung Quốc Trung Y Bí Phương Đại Toàn): Hoàng kỳ (chích) 12-18g, Đảng sâm (sao) 9g, Cam thảo (chích) 15g, Phục linh 12g, Nhũ hương 4,5g, Đại thanh diệp 15g, Bồ hoàng (tro) 9g, Địa du (tro) 12g, Vân Nam Bạch Dược 1,2g (chia làm 4 lần, hoà vào thuốc, 3 giờ uống một lần). Sắc uống.
TD: Chỉ thống, chỉ huyết, đại bổ khí huyết. Trị dạ dày tá tràng loét, xuất huyết.
CHÂM CỨU
- CCHT Hải: Trung Quản + Quan Nguyên + Túc Tam Lý (Đều Cứu) + Vị Du (Tả)
- LSĐKTHTL Học: Cứu Can Du + Cách Du + Tỳ Du + Thiên Xu + Quan Nguyên + Bất Dung + Thừa Mãn + Thông Cốc + Túc Tam Lý
Phương đơn giản
- Sách 'Tân Tân Hữu Vị Đàm ' giới thiệu:
1. Ô Tặc Cốt - Hạnh Nhân Tán: Bột Ô Tặc Cốt 120g, Bột Hạnh Nhân 40g. Trộn đều, lúc sáng sớm dùng 12 - 16g, hòa với nước sôi thành dạng hồ đặc, ăn trước khi ăn sáng 10 - 20 phút.
2. Cam Thảo Ô Tặc Cốt Tán: Bột Cam thảo 260g, Bột Ô Tặc Cốt 140g. Trộn đều dùng Cam Thảo 80g, sắc với 2 chén (400ml) nước, còn gần 1 chén (180ml), lọc lấy nước trong, chia làm 3 lần 1 ngày. Mỗi lần dùng 12g thuốcbột, uống với nước sắc Cam Thảo. Ngày 3 lần.
3. Dạ dày heo, sấy khô, tán nhuyễn. Mỗi sáng sớm, dùng khoảng 4 - 6 g uống với nước nóng.
- Sách " Thực phẩm trị bệnh " của Nhật Bản:
+ Gừng sống 4g, Dạ dày heo 16g. Gừng sống cho vào trong dạ dày heo, đổ ngập nước, nấu thật nhừ, ăn - rất hiệu qủa.
+ Trái Vải lúc đau ăn 5 - 6 trái vải khô, thấy dễ chịu ngay. Nếu đau quá, lấy 10 trái vải khô, 1 lát gừng sống, ít đường, nấu chung, lấy nước uống.
- Sách NCTVTVNam giới thiệu 1 số bài thuốc theo kinh nghiệm của nhân dân trong các tạp chí y học thực hành:
1- Mai Mực 40g, Cam Thảo 24g, Thổ Bối Mẫu 12g. Tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.
2- Lá Loét Mồm 16g, Mật Ong 2,5 kg. Lá Loét Mồm cho vào thùng, đổ 30 lít nước nấu đặc lại còn 6 lít. Cho Mật Ong vào quậy đều, đóng vào lọ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 300ml sau bữa ăn.
3- Rau Má 16g, Lá Khôi 16g, Chỉ Xác (sao) 12g, Khổ Sâm 12g, Thanh Bì 12g, Củ Gấu (sao) 12g,
Ngải Cứu 8g, Bồ Công Anh 12g. Sắc uống trước cơn đau.
4- Mật ong 10g, Cam Thảo 10g, Trần Bì 6g, Nước 400ml. Sắc Cam Thảo và Trần Bì trước với nước, cô cạn còn 200ml, bỏ bã, lọc nước, thêm đường hoặc mật ong vào chia làm 2 lần uống.
- Tạp chí Đông Y số 149 giới thiệu bài thuốc sau:
Lá Rau Muối ( 1 loại thường mọc hoang ở ruộng sau khi gặt xong), dùng 20g, thái nhỏ.
Gà Giò 1 con, mổ, bỏ mề và gan ra, rửa sạch.
Lấy lá Rau Muối cho vào bụng Gà, khâu lại, nêm gia vị cho vừa đủ ăn.
· Bệnh nhân thuộc hàn: đổ rượu ngập gà.
· Bệnh nhân thuộc nhiệt: không cho rượu.
Chưng cách thủy cho chín ăn cả nuớc lẫn cái. Mỗi tuần ăn 3- 4 con, cách 1 tuần ăn 1 lần. Kết qủa thường ở 4-6 lần.
- Theo giáo sư Khamian (Aán Độ) thì những người bị loét dạ dày được điều trị bằng chuối xanh đã cho kết qủa khả quan, Chuối Xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhầy lót bên trong dạ dày, không những làm cho màng nhầy dầy lên đúng mức mà còn làm cho lớp màng dầy lên đến mức có thể hàn gắn nhanh chóng bất cứ chỗ loét nào hiện có.
- Kinh nghiệm dân gian dùng mật ong trộn với bột Nghệ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh (20ml) có hiệu qủa khá tốt trên lâm sàng.
Kinh nghiệm điều trị của Nhật Bản (Theo 'Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Agging').
+ Bán Hạ Tả Tâm Thang: Bài thuốc tiêu biểu dùng cho loét dạ dày tá tràng. Có thể dùng dài ngày sau khi tình trạng người bệnh được cải thiện, nhằm mục đích phòng và tránh tái phát.
+ Thanh Nhiệt Giải Uất Thang: Thích hợp cho loét dạ dày tá tràng do căng thẳng và mất cân bằng hệ thần kinh thực vật nơi người thể lực trung bình.
+ An Trung Tán: thích hợp với chứng trạng ngược với bài Thanh Nhiệt Giải Uất Thang.
+ Sài Hồ Quế Chi Thang: Dùng để phòng và trị loét dạ dày tá tràng, tốt trong trường hợp căng thẳng.
+ Hoàng Liên Giải Độc Thang: rất tốt đối với loét dạ dày tá tràng kèm mất một lượng máu lớn hoặc ra máu sau khi uống rượu.
+ Khung Quy Giao Ngải Thang: Dùng trong loét, lủng dạ dày tá tràng kèm mất máu nhiều.
+ Quy Tỳ Thang: dùng trong xuất huyết tiêu hoá tiềm tàng, khó phát hiện.
+ Cam Liên Chi Tử Thang: thích hợp dạ dày đau xuất hiện đột ngột và đau nặng.
+ Giải Hãm Thục Tiêu Thang dùng trong dạ dày và ruột đau mạn (Đây là bài Đại Kiến Trung Thang thêm Phụ tử, Nghạnh mễ).
+ Nhân Sâm Thang hợp với Lục Quân Tử Thang có tác dụng cho những trường hợp loét, cũng như phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ 75% dạ dày, gây suy kiệt Pepsin. Trong những trường hợp này cả hai loại loét đều khỏi một cách dễ dàng.
CHÂM CỨU TRỊ DẠ DÀY LOÉT
Theo 'Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu trị Liệu':
1- Châm huyệt Ấn Đường xiên 0,3-0,5 thốn, nâng, vê kim, đầu mũi thấy căng, nặng là được. Lưu kim 30 phút, cứ 10 phút lại vê kim một lần. 10 lần là một liệu trình, nghỉ 5-7 ngày lại tiếp tục.
2- Người bệnh nằm sấp hay nằm nghiêng, ngón chân duỗi thẳng xuống, châm huyệt Căn Kiện (chính giữa chỗ lõm ở gân gót), châm xiên hướng lên trên, sâu 0,5 - 1 thốn, đắc khí rồi thì lưu kim 5 - 15 phút. Mỗi ngày châm 1 lần.
3- Lấy huyệt ở hai bên mé ngoài khoảng xương sườn số 6 đến 12, cách 1,5 - 2cm, đè xuống nơi nào đau rõ nhất là huyệt. Nếu trong khoảng xương sườn số 6 - 12 đè xuống không có điểm đau thì phải tìm ngược từ xương sườn số 6 trở lên để tìm điểm ấn đau. Châm bổ, lưu kim 10 - 20 phút. Cũng có thể dùng phép bổ 'Thiêu Sơn Hoả'. Mười lần là một đợt điều trị. Kim châm vào rồi đầu kim hướng mé trong xương sống, châm theo góc xiên 750, còn độ sâu thì tùy người bệnh béo hoặc gầy. Người bình thường sâu 3 - 4 cm. Vê kim xen kẽ với rung kim, kích thích mạnh liên tục.
4- Từ mép trên của xương chậu lần xuống 3 - 4cm, đè thấy điểm đau là huyệt.
Cách châm: Châm bổ, lưu kim 10 - 20 phút, cũng có thể dùng phép bổ 'Thiêu Sơn Hỏa'. Mười lần là một đợt điều trị. Bình thường châm kim sâu 3 - 4cm, xoay vê kim đi kèm rung kim thay đổi xen kẽ, kích thích mạnh liên tục.
5- Châm huyệt Túc Tam Lý sâu 0,5 thốn. Khi đắc khí, dẫn khí truyền cảm giác về phía bụng. Lưu kim 30 phút, mỗi ngày châm một lần, 12 lần là một đợt điều trị.
Y ÁN DẠ DÀY - TÁ TRÀNG LOÉT. BỜ CONG NHỎ DẠ DÀY LOÉT
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương)
" Hoa X, nam 42 tuổi. Đã hơn 10 năm nay thường xuyên bị đau vùng dạ dày. Chụp X. quang chẩn đoán là bờ cong nhỏ dạ dày bị loét. Đã 2 lần bị xuất huyết dạ dày với lượng huyết ra nhiều, 10 ngày trước đây lại bị ói ra máu. Sau khi điều trị không còn xuất huyết nữa, nhưng vùng dạ dày vẫn đau âm ỉ, ợ chua nhiều, miệng đắng, chua, khô và hôi. Nửa phía trước lưỡi có rêu vàng, bẩn, gốc lưỡi sắc đen, chất lưỡi bệu, xanh, tím, mạch Huyền Tế.
Chẩn đoán: Can Vị đồng bệnh,thấp nhiệt hợp với ứ cùng gây trở ngại lẫn nhau không những khí cơ uất trệ thấp nhiệt hun đốt mà còn dấu hiệu ứ trệ.
Điều trị: Tân khai khổ tiết, hoá ứ chỉ thống.
Xử phương: Tả Kim Hoàn Phúc Phương: Xuyên Liên 4g, Bán Hạ 10g, Đại Hoàng (Chế) 6g, Ngô Thù 2g, Mộc Hương 10g, Ngọa Lăng Tử 30g, Xích Thược 10g, Bạch Thược 10g, Thất Tiếu Tán 12g (Thất Tiếu Tán: Bồ Hoàng + Ngũ Linh Chi - cho vào bao). Sắc uống ngày 1 thang.
Uống 3 thang, các triệu chứng đau trướng ở dạ dày, ợ chua, miệng khát, đã giảm, miệng cũng hết hôi. 2 ngày qua ngủ ngon, gần hết rêu dầy đen, bẩn, mạch vẫn còn Huyền Tế.
Vẫn dùng bài thuốc trên, thêm Phật thủ 10g, Trần Bì 10g. Uống tiếp 4 thang: rêu lưỡi đen bẩn đã sạch, các chứng đã gần hết. Mạch bình thường. Cho dùng tiếp 3 thang Tả Kim Hoàn Phúc Phương để củng cố kết qủa điều trị.
Bệnh án Dạ DàyTá Tràng Viêm Loét
(Trích trong Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn)
" Thạch X...nam 50 tuổi, bị bệnh dạ dày hơn 10 năm, do tinh thần bị uất ức, hay uống rượu, ăn uống không đều gây ra bệnh. Mới phát đau dạ dày, phiền muộn, ợ chua, ợ hơi, đau nhiều. Việc ăn uống thì lúc thích lúc không. Chụp X. Quang thấy có vết lõm... Chẩn đoán là Dạ dày viêm mạn.
Hiện nay: tinh thần không thoải mái, sắc mặt không tươi, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi bệu, mạch Huyền Tế, hơi Trầm.
Dùng bài An Vị Tán: Thương Truật 20g, Nguyên Hồ 20g, Bạch Cập 30g, Hậu Phác 20g, Bán Hạ (chế ) 20g, Sơn Dược 30g, Trần Bì20g, Tam Thất 20g, Trân Châu 4g, Mộc Hương 20g. Thêm Ô Tặc Cốt 12g Và Ngọa Lăng Tử 12g.
Đổi dạng tán thành thuốc thang sắc uống. Ngày 1 thang. Uống hết 2 thang, các chứng trạng bớt. Dùng bài thuốc trên uống đến 1 tháng, cảm thấy dễ chịu. Chụp X.Quang kiểm tra dạ dày thấy rằng trừ vùng loét của dạ dày có sức giảm bớt, bên ngoài vẫn còn viêm, thấy có đường ngoằn nghèo như rắn bò.
Dùng bài trên cho uống tiếp tháng nữa, khỏi hẳn. Theo dõi 5 năm không thấy tái phát.
Bệnh án Loét Dạ dày
(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)
" Lý X, nam, 45 tuổi, cán bộ, bị đau dạ dày đã gần 5 năm khi đói và lúc no đều đau, thường hay ợ nước chua, đại tiện ra phân mầu nâu tím, đôi khi ra phân đen. Xét nghiệm thường thấy có máu. Qua xét nghiệm và khám, chẩn đoán là loét dạ dày.
Chẩn đoán là Tỳ thấp Vị nhiệt, nhiệt làm tổn thương huyết lạc.
Điều trị: Táo thấp hóa nhiệt, dưỡng huyết kiện Tỳ, lý khí
Xử phương: cho dùng bài Bình Vị Tán Gia Vị: Bồ Hoàng (sống) 10g, Hậu Phác 10g, Sơn Dược 16g, Thương Truật (sao) 10g, Trần Bì 10g, Ý Dĩ Mễ 16g, Ngũ Linh Chi 10g, Cam Thảo 8g, Tử Thảo 12g, Đoạn Ngọa Lăng 16g, Đan Sâm 16g, Quy Vĩ 12g, Quảng Mộc Hương 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Uống được 3 tuần, các chứng đều hết, ăn tốt hơn, thử phân không thấy có máu nữa.
Sau đó cho dùng bài thuốc hoàn sau: Đương Quy 120g, Sa Uyển Tử 120g, Thục Địa 120g, Quảng Hương 100g, Ô Tặc Cốt 120g, Cam Thảo 100g, Huyền Hồ 90g, Đảng Sâm 120g, Câu Kỷ 120g, Bạch Truật 100g, Đan Sâm 160g, Sa Nhân 70g, Phục Linh 160g. Tán bột, trộn với 1600g mật, làm hoàn. Mỗi lần 10-16g, ngày 2 lần, uống với nước gừng vào 2 buổi sáng tối.
Uống hết 1 đợt, theo dõi hơn 2 năm không thấy tái phát.
Bệnh án Tá Tràng Loét
(Trích trong Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn)
" Lưu X, nam, 52 tuổi, tiền sử bị loét tá tràng và dạ dày bị viêm. Gần 2 tháng nay, vùng thượng vị đau, ăn nhiều thì bụng trướng, về đêm đau hơn, ợ hơi, miệng khô, ngủ hay mơ, tiêu tiểu khó, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Tế Huyền.
Chẩn đoán: Tá Tràng loét do Can Khí Phạm Vị
Điều trị: Sơ Can Hòa Vị, lý khí, chỉ thống.
Xử phương: dùng bài Vị Quản Thống Phương: Bạch giới tử 6g, Xuyên Mộc hương 4g, Qua lâu nhân 18g, Đương quy vĩ 6g, Đan sâm 10g, Xuyên luyện tử 10g, Chế Bán hạ 6g, Một dược 6g, Sa nhân 2,8g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 6 thang, khỏi hẳn.
Bài thuốc này là sự kết hợp giữa 2 bài: Qua Lâu Giới Bạch Thang của sách Kim Quỹ Yếu Lược và bài Đan Sâm Aåm của sách Y Tông Kim Giám, cùng có tác dụng tuyên dương, tán kết, thông ứ chỉ thống, lý khí sơ Can. Trong bài: Qua Lâu + Bán Hạ làm hết đau, đầy, Đan Sâm hoạt huyết thông lạc, Sa nhân hành khí, điều trung, ích Tỳ, tiêu thực, Mộc Hương hóa khí, khai uất, hòa Vị, kiện TỲ, Quy Vĩ thay huyết cũ, Xuyên Luyện Tử sơ Can.
Bệnh án DẠ DÀY TÁ TRÀNG LOÉT
(Trích trong Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn)
" Vương X, nam, 40 tuổi, bị đau dạ dày đã hơn 1 năm, mỗi lần ăn xong khoảng 2 tiếng sau là phát đau, thường ói ra nước chua, ợ hơi, người gầy ốm. Chụp X. Quang chẩn đoán là bờ cong nhỏ dạ dày và Tá Tràng bị loét..
Cho dùng Hội Dương Tán: Nhau thai nhi 1 cái, Ô tặc cốt 120g, Triết Bối mẫu 120g, Địa cốt bì 120g. Nhau thai nhi, rửa sạch máu, sấy khô, tán bột, trộn với các vị thuốc kia thật nhuyễn. Ngày uống 3 lần mỗi lần 10g với nước ấm. Uống hơn 2 tháng, chứng đau đã hết.
Dùng bài thuốc trên hơn 1 tháng nữa, các vết loét đều khỏi.
Trong bài dùng Ô tặc cốt thu liễm, chỉ huyết, chế toan (ức chế chất chua), giảm đau; Triết bối mẫu thanh nhiệt, tán kết, trị nhọt lở sưng đau; Địa cốt bì trị ói ra máu, bịnh ở phần trên hoành cách mô, thanh hư nhiệt, trị mụn nhọt; Nhau thai nhi đại bổ khí huyết; Cam thảo bổ trung ích khí, giảm đau.
Bệnh án DẠ DÀY TÁ TRÀNG VIÊM LOÉT
(Trích trong 'Trung Quốc Đương Đại Danh Y Nghiệm Phương Đại Toàn')
" Phòng X, nam, 44 tuổi, đến khám ngày 6/10/1970, bị đau boa tử đã hơn 10 năm. Lúc bụng đói thì đau, ăn vào thì dễ chịu, thích ấm, thích xoa bóp, xót xa, ợ chua, đại tiện lúc đầu khó, về sau phân nát, hay thở dài, dạ dày trướng nước, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm, Tế. X.Quang chẩn đoán là Dạ dày Tá Tràng loét.
Dùng bài Kiến Trung Điều Vị Thang Gia Giảm: Đảng sâm 16g, Giáng hương 16g, Công đinh hương 8g, Bạch truật 16g, Cam thảo 10g, Khương bán hạ 10g. Thêm Trần bì 10g, Phật thủ 10g, Phục linh 20g, Sinh khương 10g.
Uống 3 thang dạ dày hết đau.
Dùng nguyên bài trên trị liệu trên 1 tháng, chụp hình lại, bệnh khỏi.
Sâm,Truật ích khí bổ trung, Bán Hạ giáng khí, hòa trung, Cam thảo để hoãn trung, giảm đau. Đinh Hương tán hàn, giáng nghịch, Giáng Hương cầm máu, hết đau, tiêu thủng, sinh cơ.
PHỤ LỤC
QUAN ĐIỂM KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y TRONG BỆNH DẠ DÀY - TÁ TRÀNG LOÉT
Loét dạ dày tá tràng là danh từ mới xuất hiện, không thấy có trong các sách kinh điển, tuy cách diễn tả có hơi khác, nhưng nội dung có một số điểm tương ứng. Vì vậy trong phần này, chúng tôi tạm đưa ra sự so sánh giữa 2 nền Y Học CT và HĐ để tiện việc nghiên cứu và tham khảo (có thể tham khảo thêm tạp chí Đông Y số 159/ 1979 trang 10)
1_ Thể Khí Trệ so với YHHĐ có thể là giai đoạn đầu của loét có kèm theo viêm niêm mạc dạ dày, tăng cường tính của thành dạ dày, gây tăng áp lực trong dạ dày, sinh ra ợ hơi, đau,đầy trướng vùng Thượng Vị, chóng mặt.
2_ Thể Hỏa Uất so với YHHĐ có thể là giai đoạn tăng tiết dịch theo sinh lý bịnh: Lo lắng, tức giận... làm sung huyết niêm mạc dạ dày, làm cho chất chua tăng, các chất dịch vị tăng kèm theo Acid Chlohydric tăng, kích thích lên dây thần kinh gây đau.
3_ Thể Huyết Ứ so với YHHĐ có thể là giai đoạn đau nhất: Phù nề trong ổ loét, dạ dày tăng co bóp, lôi kéo dây thần kinh gây đau. Hoặc do các chất hóa học của dịch vị và chất độc của tế bào bị loét, hủy hoại, kích thích lên dây thần kinh gây đau.
Cũng có thể tương ứng với thể Dạ dày tá tràng bị loét có biến chứng chảy máu, gây ra ói ra máu, ỉa ra máu...
4_ Thể Tỳ Vị Hư Hàn, so với YHHĐ có thể là loại dạ dày đau nơi người bị suy nhược, niêm mạc dạ dày bị teo, làm cho độ chua trong dịch vị giảm lượng Acid Chlohyric không đủ để diệt vi khuẩn kèm theo giảm men tiêu hóa (pepsin), độ co bóp của thành dạ dày giảm làm cho thức ăn khó tiêu hóa, dễ lên men và gây chướng hơi.
Việc phân chia và so sánh này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chọn dùng thuốc trong điều trị để thích hợp.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro