Phần 10
Kinh Vô Lượng Thọ có nói: "Ái bảo tham trọng, tâm lao thân khổ" (Tham ái sâu nặng, tâm mệt nhọc, thân khổ sở). Chữ "Ái" ở đây là tham ái. Chúng ta tham ái vàng bạc, tiền tài, của cải thế gian, tâm tham lam rất sâu nặng, luôn tưởng rằng có thể giữ lấy, giữ chặt, thật ra cái gì cũng không có được, đó chỉ là khởi vọng tưởng mà thôi. Người thế gian thường nói: "Sanh chẳng đem đến, chết chẳng mang theo", vì chúng ta chưa chết nên vẫn còn muốn giữ chặt. Thật ra mỗi người chúng ta, mỗi buổi tối đều phải chết một lần. Khi ngủ say, cái thân này có bị khiêng đi, chúng ta đều chẳng biết, huống chi còn muốn giữ lấy vàng, bạc, châu báu. Thế gian không có một thứ chi là của mình, vì thế, không có một thứ chi có được, bao gồm cả thân thể chính mình đều không có được. Ngay cả thân thể còn không có được, huống chi vật ngoài thân!.
Do vậy chúng ta phải giác ngộ, nhất định phải mở rộng tầm nhìn, phải nhìn thấu, khi chúng ta thật sự buông xuống sẽ được "Đại tự tại", đó mới hạnh phúc khoái lạc thật sự.
Vì thế, buông xuống là lẽ đương nhiên, phải buông xuống, vì sao?. Chẳng thể có được thứ gì. Nếu đã là thứ gì cũng đều không thể được, vì sao không chịu buông xuống?. Nếu có được, dù ta không buông xuống đi nữa, Phật cũng vẫn gật đầu, vẫn tán thành, nhưng dù chúng ta có nghĩ tưởng như thế nào đi nữa, tất cả đều là không, đều chẳng thể được, đều là trống rỗng!. Vì thế, Phật dạy chúng ta buông xuống, tuyệt đối là đúng đắn.
Vì sao Ngài dạy chúng ta buông xuống?. Vì thật sự chúng ta không thể nào có được. Do vậy, người mê hoặc rất tội nghiệp, "tâm nhọc nhằn, thân khổ sở", Những thứ chúng ta không thể có lại muốn có cho được, cho nên mới khổ. Thân lẫn tâm đều khổ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro