Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Luôn Có Một Trái Tim Mềm Yếu

Có một bài hát ca dao mà tôi rất thích nghe, trong đó có một câu hát là "luôn có một nơi thật dịu dàng, khi bạn bất an, nó sẽ ôm lấy bạn". Đối với tôi mà nói, người ấy chính là nơi dịu dàng nhất trong trái tim tôi.

Kí ức về bà ngoại bắt đầu từ mỗi cuối tuần. Chúng tôi ở cùng một chỗ, bà ngoại ở tầng 2, còn tôi thì tầng 3, cách nhau rất gần. Ngày nhỏ cứ đến thứ 7 là tôi lại chạy qua nhà bà ngoại tìm chị họ chơi đùa, chúng tôi sẽ tập trung tại phòng bà ngoại rồi ngủ chung giường với bà, mọi người cùng đắp chung một chiếc chăn, nói chuyện rôm rả, vừa vui vẻ vừa náo nhiệt.

Trong ấn tượng của tôi, bà ngoại vẫn luôn là một lão thái thái bận bịu mà quy củ, sinh hoạt hàng ngày vô cùng khoẻ mạnh. Sau khi ông ngoại mất, nhà tôi đổi sang nơi ở mới, đón bà ngoại qua ở cùng. Bà ngoại tự mình nhận trách nhiệm đi chợ mua đồ ăn về làm cơm, món sở trường của bà chính là củ đậu hầm, rau cải trắng hầm và khoai tây chiên. Lúc đầu bà ngoại nấu ăn thường thích dùng nhiều loại đồ ăn khác nhau, ví dụ như dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc... chiên như thế thì màu rau chiên lên mới sáng bóng, mùi vị cũng vô cùng thơm, mỗi lần tôi đều phải chịu trách nhiệm ăn thật nhiều. Sau đó, bà ngoại đọc được những cuốn sách về sức khoẻ dưỡng sinh, nói rằng ăn quá nhiều dầu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ liền điều chỉnh lại từ đầu cách nấu ăn, chủ đạo là ăn những món ăn thanh đạm một chút. Bà ngoại rất thích ăn rau cải, còn thích ăn khoai tây luộc và cà luộc, đại khái là theo đuổi một loại mùi vị sinh thái. Có lúc bà sẽ hấp cà rốt lên như một món khai vị, còn chu đáo mà hỏi tôi "món này có vị của tự nhiên, con ăn có cảm nhận được không?". Nhẹ nhàng, tôi cũng cảm thấy đồ ăn sinh thái càng ăn càng ngon. Từ lúc ngày nào cũng xem chương trình phổ cập cuộc sống khoa học xong, bà yêu cầu cả nhà kiên quyết không ăn đồ thừa, bà luôn nói rằng đồ thừa để qua ngày thứ hai sẽ sản sinh ra độc tố, thế là mỗi ngày bà sẽ chỉ nấu lượng thức ăn vừa đủ, vừa không lãng phí lại không ảnh hưởng sức khoẻ.

Bà ngoại sắp xếp cuộc sống hằng ngày của bản thân vô cùng ổn thoả, tất cả đều được tiến hành một cách quy củ, cho dù gặp phải tình huống nào đặc thù cũng sẽ bình tĩnh ung dung. Mỗi ngày đúng 6 giờ sáng bà sẽ dậy, tập các động tác cơ bản trên giường, duỗi tay, duỗi chân, chú trọng bảo vệ sức khoẻ. Bà ngoại rất thích xem tivi, ngày còn đi làm bà vừa ăn sáng vừa xem một chương trình tên là <<Ánh Chiều Tà>>, thứ 7 hàng tuần sẽ chuyển kênh xem <<Tỉnh Tiền Đại Tỷ Phanh>> một tập cũng không bỏ sót. Bà ngoại tự làm gì cũng thập phần hăng hái, tràn đầy sức sống. Bà còn đặc biệt thích xem thi đấu thể thao, thuộc tên tất cả các ngôi sao thể thao và thành thục tất cả các cuộc thi, bà luôn nói với tôi tuổi trẻ nên tích cực liều mình mà tiến về phía trước.

Sau này tôi với bà ngoại thường xuyên nói về ông. Ông ngoại làm việc linh hoạt nhưng tính khí thì nóng nảy, tính cách không được tốt lắm. Tôi cứ hiếu kì mà hỏi "Bà ngoại tại sao không giận ông?", bà liền cười nói với tôi "Giận có thể khiến người ta tốt lên không? Đã là không thể thì việc gì phải khiến bản thân phiền lòng?". Tính bà ngoại thì dịu dàng, tôi chưa từng thấy khuôn mặt hà khắc của bà bao giờ. Cho dù có người nói gì khó nghe đi nữa bà cũng không vội phản bác lại người ta. Nhưng bà nội tôi lại thuộc kiểu phụ nữ đặc biệt cảm xúc, nói khóc liền có thể rơi nước mắt ngay, cái điệu bộ oan ức đó đáng yêu chết đi được. Sau đó bố mẹ cứ luôn trêu ghẹo tôi, nói tôi sẽ kế truyền diễn xuất của bà. Cho nên khi bà ngoại và bà nội ở cùng nhau, cứ thấy bà ngoại cười haha khi bà nội kể chuyện, thỉnh thoảng còn bồi thêm vài câu, nhìn vô cùng lạc quan yêu đời.

Bà ngoại đối với tôi mà nói là một loại chỗ dựa và an ủi. Lúc tôi buồn bà luôn có cách để bình ổn lại cảm xúc của tôi, cho tôi sức mạnh, an tâm, cổ vũ tôi. Trên người bà có mùi của kem bảo vệ da mà đến bây giờ tôi vẫn không quên được, ngọt ngào và ấm áp, có một loại cảm giác được an ủi tâm hồn. Sau này tôi được đi Thành Đô học, bà ngoại đặc biệt phản đối, không ngừng nói với bố mẹ: "Các con không thể để con gái mình đi chịu khổ thế được, làm gì có chuyện nhỏ như vậy mà sống ở bên ngoài một mình chứ". Sau khi tôi đi Thành Đô rồi, bà gần như ngày nào cũng nói với mẹ đón tôi bề, sự nhớ nhung của bà ngoại cũng biến thành động lực để tôi cố gắng học nghệ thuật.

Quay xong <<Cùng ngắm mưa sao băng>> hai năm tôi không nhận phim mới, mỗi ngày đều ở bên bà ngoại, còn nuôi hai chú chó Teddy, từ từ điều chỉnh trạng thái của bản thân, sức khoẻ cũng tốt lên không ít. Những ngày tháng đó thật nhẹ nhàng, thật mãn nguyện. Bà cứ luôn nói bên tai tôi rằng đừng có thức khuya, nghỉ ngơi sớm chút tôi cũng không thấy phiền. Ngữ khí trong lời nói của bà trước nay chưa từng quở trách mà là một loại ý vị thực sự đang quan tâm đến bạn.

Cho đến bây giờ tôi vẫn thường nói chuyện với bà về trạng thái và cách nghĩ của bản thân. Có thời gian tôi oán trách nói rằng làm diễn viên thật sạ rất mệt, còn hoài nghi bản thân rốt cuộc có hợp với giới giải trí hay không. "Chỉ có những người khác biệt mới có thể thay đổi thế giới. Có lúc sẽ khó khăn nhưng đó không phải là kết thúc mà là không thể bắt đầu." Bà ngoại vẫn luôn nói với tôi, bà luôn tin tưởng tôi là người khác biệt đó, cũng rất có niềm tin tôi có thể xử lí được tất cả mọi chuyện.

Thấm thoát tôi cũng đã học được từ bà ngoại rất nhiều điều, nhưng đáng tiếc là không kế thừa được khí chất bao dung, độ lượng, trầm ổn của bà. Có lẽ thêm mấy năm nữa, tôi sẽ bị cuộc sống này mài dũa liên tiếp đến độ trơn bóng mịn màng, làm cái gì cũng chai lì mà không kinh sợ, nhìn cái gì cũng mây tan gió nhẹ. Nhưng tôi của bây giờ cảm xúc có lúc lại như bị đứt cầu giao vậy, cứ luôn mất đi lực khống chế. Những đạo lý mà bà ngoại dùng để an ủi tôi đều hiểu hết, nhưng thật sự nghĩ cho thấu được thì không phải là chuyện dễ dàng. Sau khi bắt đầu quay phim lại từ đầu, vì để tìm lại trạng thái một cách nhanh nhất, thường luyện tập đến đêm, căn bản không có thời gian liên lạc với người thân, tôi sẽ cố gắng bớt chút thời gian gọi cho bà ngoại một cuộc điện thoại, nỗ lực duy trì trạng thái tốt để đáp lại sự quan tâm của mọi người. Lúc tâm tình không tốt sẽ giấu mình đi. Tôi hầu như dùng ánh mắt đầy nghi ngờ với sợ hãi để nhìn mọi thứ, rụt rè đặt sự quan tâm của bản thân vào lòng.

Năm 2014 khi quay <<Người Đàn Ông Bắt Được Cầu Vồng>>, mỗi một buổi sáng tôi đều mệt mỏi nằm trong phòng, nhìn lên những đường nét phức tạp trên trần nhà lâu thật lâu. Có một khoảng thời gian tôi rất nhớ mùi kem dưỡng da trên người bà, chắc là tôi quá cô đơn rồi. Cảm giác cô đơn không kiềm chế được này thường sẽ xuất hiện mỗi khi tôi ở trong đám đông, lúc ở một mình, hình như tôi đi đến đâu cũng sẽ bị một bàn tay trong suốt khổng lồ nắm chặt lấy, cách ly với thế giới một khoảng không xa cũng không gần. Tôi của lúc đó đã có tư cách đi tranh thủ một số tài nguyên rồi. Thế là tôi mua một căn nhà, đón bà ngoại và mẹ qua đó đoàn tụ. Bà ngoại vui lắm, đồng thời chăm sóc tôi lúc quay phim, còn kiên trì làm quen với cuộc sống mới. Mỗi ngày xem báo giấy và phim truyền hình xong còn làm một vài động tác tập thể dục, vừa làm vừa hô theo tiết tấu "1 2 3 4, 2 2 3 4", nghiêm túc đến đáng yêu.

Thời tiết trong lành rất nhanh đã kết thúc. Người lương thiện nhưng lại bất chợt bị cơn mưa làm cho ướt sũng. Giống như từ trước tới nay tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc bà ngoại đột nhiên bị lâm trọng bệnh, lạc quan và kiên cường tích cực đối diện với bệnh tật, đối diện giữa sống và chết chúng ta liền liều mình tranh giành nhưng hình như không có cách nào mà vượt qua được.

Tháng 7 năm 2016, tôi đang quay <<Hạ Chí Chưa Tới>> ở Hạ Môn. Lúc ấy vết thương trên eo của tôi lại tái phát nên tôi đã mời một bác sĩ trung y đến trị liệu cho tôi lúc tôi rảnh ở đoàn phim. Vẫn nhớ đang quay một cảnh nghệ thuật, tôi nhận được điện thoại của người thân nói bà ngoại bỗng nhiên không cử động được, đang cấp cứu trong phòng cấp cứu của bệnh viện. Thời khắc nghe được tin tức đó tôi như lặng người đi, mỗi một tế bào trên cơ thể như bị lấy đi một nửa. Để không ảnh hưởng đến chất lượng quay phim, tôi không thể không xin tạm dừng. Điều chỉnh lại cảm xúc, tôi chạy vội vào nhà vệ sinh mà nước mắt rơi ướt cả phục trang quay phim. Không ngừng tự nói với bản thân rằng phải trấn tĩnh, không được khóc. Nhưng cứ vừa nghĩ đến chuyện bà ngoại đang nguy hiểm tôi lại không khống chế được bản thân mình. Bà rõ ràng là một lão thái thái sống khoẻ mạnh hơn bất cứ ai, làm sao đột nhiên lại ngất đi được cơ chứ.

Sau khi hỏi han tình hình chỗ người nhà, tôi lập tức nhờ Sở Sở bác sĩ đang điều trị cho mình thay tôi bay về nhà chăm sóc cho bà ngoại. Cô ấy không nói gì liền tức khắc chuẩn bị những thiết bị cần thiết rồi nhanh chóng lên đường. Qua video được Sở Sở quay lại, tôi thấy bà chỉ sau moitj đêm mà đã gầy đi trông thấy, cả người mê man không tỉnh, vừa đau lòng vừa sợ, nhưng chỉ có thể đem tất cả sự sợ hãi giấu vào trong, mỗi ngày phải tốn rất nhiều thời gian để điều chỉnh trạng thái quay phim. Thời gian rảnh tôi chỉnh lý lại bệnh án và kết quả kiểm tra của bà ngoại rồi gửi cho tất cả những bác sĩ chuyên khoa mà mình có khả năng liên hệ. Không may là bà ngoại rất có khả năng sẽ mắc chứng mất ngôn ngữ, nghe xong kết quả này, tôi ở đoàn phim mất ngủ cả một đêm, thỉnh thoảng nhịn không được nói với nhân viên công tác "ngại quá... phiền bạn đợi tôi một lát.... xin lỗi..." Sau đó vào nhà vệ sinh khóc để điều chỉnh lại trạng thái.

Nghe chị nói, khát vọng sống của bà rất lớn. Cứ luôn đòi ăn cơm, uống thuốc, lại cứ sợ thiếu đi cái gì. Trong đợt điều trị vì để bổ sung i - ốt, bà ngoại liên tục ăn chuối và hồng, có mấy lần bị nghẹn đến nôn hết cả ra. Tôi nghe được tâm trạng liền khó chịu không nói thành lời, giống như bị một chiếc máy xúc ép đến tan chảy, không ngừng cầu xin ông trời có thể để cho con người dễ thương này thêm chút thời gian. Hy vọng bà vẫn có thể giống như những ngày trước đây, xem phim, đọc báo giấy, vào những chiều ấm áp cùng các lão thái thái trong viện nói chuyện cười đùa về nhân sinh đã qua.

Thời điểm phát bệnh bà được đưa đến bệnh viên lớn nhất Thẩm Dương, nhưng bệnh tình của bà chỉ tạm thời được khống chế, vẫn không có chuyển biển gì rõ rệt, tôi càng suy nghĩ đến việc đưa bà đến Thượng Hải để tự mình chăm sóc, nhưng người nhà ai ai cũng phản đối, dù tôi đã nói đi nói lại về những lợi ích khi chuyển viện nhưng vẫn không nhận được sự ủng hộ. Thuyết phục không có kết quả, tôi hạ quyết tâm ích kỉ một lần, tôi bí mật hành động.

Bây giờ nghĩ lại thì đó là một khoảng thời gian mệt mỏi và hỗn loạn. Lúc ấy trợ lý giúp tôi liên hệ với bệnh viện ở Thượng Hải, còn tôi thì tự mình nhờ vả các mối quan hệ giải quyết vấn đề đi lại và giường bệnh. Làm thủ tục chuyển viện cần rất nhiều văn bản chứng minh và con dấu, tôi giấu bố mẹ lên làm tất cả các thủ tục. Do bà ngoại vẫn còn trong thời gian không thể gặp phải va chạm nên tôi đặc biệt nhờ bạn bè giúp tôi thuê một chiếc máy bay tư nhân, lúc chuyển khoản giống như là đã đặt cược tất cả tài sản và tính mạng của bản thân mình vậy. Cái hôm chuẩn bị chuyển viện thế mà để bố mẹ biết được rồi, nhưng cũng coi như khá thuận lợi, họ thấu hiểu được nỗi khổ tâm của tôi, cũng cùng bà ngoại đáp chuyến bay xuống Thượng Hải.

Đến được Thượng Hải thì gặp sóng gió, bệnh viện Hoa Sơn căn bản không còn giường, cả hành lang đều bị lấp đầy người mà bác sĩ đã nói trước khi bà phát bệnh 15 ngày là thời điểm quan trọng, nhất định phải điều trị càng sớm càng tốt. Tôi lên mạng tìm hồ sơ của tất cả các bác sĩ bệnh viện Hoa Sơn, rồi không ngừng nhờ người tìm hỏi các mối quan hệ. 1 tuần liên tiếp sau đó tôi trừ lúc quay phim ra là cầm điện thoại trong tay tìm tất cả những người có thể liên hệ làm phiền họ 1 lượt. May là người trong tổ sản xuất phim giúp tôi tìm được một người tiếp nhận, giờ mới nằm lên được giường bệnh.

Sau khi nằm ở bệnh viện Hoa Sơn, bệnh tình của bà ngoại thật sự bắt đầu có chuyển biến tốt lên. Các nhân viên y tế vô cùng kính nghiệp. Mỗi ngày đều ghi lại tình trạng bệnh từ việc ăn uống, phương diện bài tiết, phân tích số liệu, điều chỉnh phương án điều trị. Bệnh viện ở Thẩm Dương lúc chuyền dịch cho bà đều dùng kim tiêm trực tiếp vào tay, nhiều lần như vậy nên tay bà chi chít vết tiêm, mạch máu nổi lên, da nhăn rúm lại khiến cho người khác đau lòng. Mà bệnh viện Thượng Hải lại rất chu đáo, bình thường chuyền dịch đều dùng kim mềm, sau khi dùng các loại thiết bị trị liệu còn giúp làm phục hồi. Cho nên tinh thần của bà rất nhanh đã hồi phục rồi. Sau mấy đợt điều trị bà đã bắt đầu mở miệng nói được. Mỗi ngày khi quay phim vào buổi tối tôi đều bớt chút thời gian xem video mà Sở Sở gửi đến. Nhìn thấy bà ngoại dần dần có chuyển biến tốt, trong lòng tôi mới từ từ ổn định lại. Tôi vui vì bản thân đã quả cảm và kiên quyết lúc đó, mang trong lòng một áp lực lớn để bà có thể giành lại được sự sống.

Mấy ngày mới nhập viện tôi đã đặc biệt xin đoàn làm phim nghỉ phép để đến bệnh viện chăm sóc bà, đáng tiếc là sau đó phải đi ngoại ô quay ngoại cảnh, chỉ có thể gấp gáp sắp xếp tất cả các việc riêng, dốc cả thể xác và tinh thần cho việc quay phim. Lần xin nghỉ tiếp sau đó bà đã tỉnh táo hơn nhiều rồi, nhưng vì các giường bệnh xung quanh tương đối ồn ào, người qua lại thăm bệnh, thêm việc cứ qua một đêm lại có người mất đi, tất cả đều khiến cảm xúc của bà ngoại sa sút liên tục. Tôi thử liên hệ với các khách sạn quanh bệnh viện, muốn xin bác sĩ buổi tối để bà đến khách sạn nghỉ ngơi cho khoẻ. Nhưng sau khi xem xét tình hình bệnh tình của bà, bác sĩ đã từ chối đề nghị của tôi, bà ngoại chỉ có thể tiếp tục tiếp nhận điều trị ở bệnh viện. 3 tuần sau, ở bệnh viện, dưới sự chăm sóc hết lòng của các y bác sĩ và Sở Sở, bà ngoại đã bình an vượt qua giai đoạn nguy hiểm. Tôi mất 3 ngày mới có thể liên hệ với một bệnh viện phục hồi có tiếng để tiếp tục điều trị. Nhưng sau khi chuyển đến bà ngoại vẫn mặt mày ủ rũ, ngày ngày đều nhắc đến các bộ phim trên đài Thẩm Dương, còn hay để tâm đến những chuyện lặt vặt mà than phiền rằng: "Bà sao đột nhiên lại bị bệnh cơ chứ?" Sau đó tôi tinh ý phát hiện ra bà ngoại nhớ nhà rồi, bà hoài niệm về một nơi quen thuộc, càng khao khát muốn cùng người thân ở đó. Ở bệnh viện phục hồi, tôi tìm đến một chung cư gia đình gần đoàn làm phim, giấu bà ngoại đón anh em tỷ muội còn có dì và các cậu cùng tới sum họp, bà ngoại mới vui vẻ hớn hở, tâm tình thoải mái hơn.

Xử lý trong các chuyện trước sau thì đã là tháng 10 rồi. Phim tôi quay cũng sắp đóng máy, lúc đó tôi đã chẳng còn đoàn đội mà giúp đỡ nọ kia, cho nên phải chạy qua chạy lại giữa đoàn phim và bệnh viện, mệt không chịu nổi. Thời khắc đứng giữa ranh giới sống và chết, tuy bị không ít người lừa gạt, bản thân cũng trải qua thất bại nhưng tôi trước nay vẫn luôn cẩn thận tìm kiếm các mối quan hệ có thể giúp đỡ, chỉ cần có bất cứ cơ hội nào có lợi cho bệnh tình của bà ngoại tôi đều phải nắm lấy. May thay vận mệnh có lúc vốn không giống như những mảnh vỡ pha lê vừa tàn khốc lại không có cách nào trở về nguyên vẹn. Mỗi người xứng đáng đến cuối cùng sẽ đem những vô vọng tiêu hao gần hết, còn thừa lại là vô số những ngôi sao bị bao phủ bởi một tấm màn che, từng cái từng cái mang theo may mắn.

Chúng ta không thường nhắc tới loạiđề tài nghe có vẻ nghiêm khắcnhư "vô thường", "sống chết". Có một số việc thường xảy ra xung quanh bạn, xem thì giống như bạn vô can, nhưng lại khiến cho bạn thương cảm. Chúng ta luôn đi qua bài văn "làm sao để thản nhiên đối diện với sống chết" dự đoán một đời người, suy nghĩ một đời người, cũng mãi mãi không có kết luận. Bà ngoại hay nói "sống vui vẻ cũng được, sống nghiêm túc cũng được, cái chết là chuyện nhất định sẽ đến, kiểu gì cũng không sai. Chỉ cần hôm sau tỉnh lại mình vẫn sống, chúng ta nên vui vẻ vì vẫn còn thời gian".

Đúng vậy! Thế sự vô thường. Nhưng vẫn may, bà ngoại vẫn còn, bây giờ chúng tôi vẫn luôn sống cùng nhau. Có bà như có cả quân đội của chính mình, không cần phải đơn độc chiến đấu, ở bên bà ngoại tôi luôn có thể được hưởng đặc quyền: bất kể là xảy ra chuyện gì, bà ngoại đều kiên định đứng về phía tôi, dù tôi có sai đi chăng nữa.

Con người nhất định phải có tín ngưỡng, tin vào cái gì vốn không quan trọng nhưng bạn phải nguyện ý tin tưởng mới có thể hiểu rõ được chuyện đó.

Chúng ta rồi sẽ già, mắt rồi cũng mờ đi, thần sắc sẽ uể oải, sau đó sẽ không còn nhớ gì, nghĩ được gì nữa.

Cho dù chúng ta có quên đi tất cả nhưng sẽ không quên đi tình yêu.

Có lẽ đến cuối cùng, đây chính là ý nghĩa của tất cả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro