bài 15-16-17
BÀI 15: TIÊU HOÁ
I. Khái niệm tiêu hoá
Là quá trình biến đỏi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn, sản phẩm này được hấp thụ ở ruột rồi cung cấp cho các TB
II. Tiêu hoá ở các nhóm đv
1. ĐV chưa có cơ quan tiêu hoá:
* trùng biến hình, trùng roi....:
- t/ăn nhận vào bằng hình thức thực bào→ các không bào tiêu hoá chứa thức ăn,
- các lyzoxom tới gắn vào không bào tiêu hoá nhờ có enzim thuỷ phân trong lyzoxom vào không bào tiêu hoá thuỷ phân các dd phức tạp thành chất dd đơn giản.
- các chất dd dơn giản được hấp thụ từ không bào → ra TBC . riêng phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi TB theo kiểu xuất bào
2. Ở động vật có túi tiêu hoá
- đv có túi tiêu hoá như ruột khoang → chủ yếu tiêu hoá ngoại bào,
- thức ăn được biến đổi trong khoang tiêu hoá nhờ có enzim của TB tuyến tiết ra → chất dd đơn giản → hấp thụ qua màng TB vào TB
3. Ở động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá:
- cơ quan tiêu hoá của giun đã phân hoá( ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá) → tuiêu hoá gồm 2 quá trình:
+ biến đổi cơ học : nhờ tác dụng của cơ quan nghiền và cơ thành dạ dày
+ Biến đổi hh : nhờ tác dụng của enzim từ tuyến tiêu hoá tiết rabiến dổi t/a → dd hấp thụ vào máu và bạch huyết rồi cung cấp cho TB.
Bài 16: TIÊU HOÁ (tiếp theo)
I. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT
1. Biến đổi cơ học
a. Ở động vật nhai lại:
Lúc ăn chúng chỉ nhai qua một lần rồi nuốt,sau đó ợ lên và nhai lại.
b. Ở động vật dạ dày đơn:
Tiêu hoá cơ học chủ yếu ở miệng, chúng nhai ở miệng kĩ hơn động vật nhai lại.
c. Gà và các loại chim ăn hạt:
Tiêu hoá cơ học chủ yếu ở dạ dày do lớp cơ của dạ dày chắc, khoẻ.
2. Biến đổi hoá học và biến đổi sinh học:
a. Ở động vật nhai lại:
- Dạ dày ở động vật nhai lại chia thành 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
- Thức ăn thức ăn được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ dày cỏ, khi dạ dày đã đầy thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
- Ở dạ dày cỏ vi sinh vật phát triển mạnh gây các biến đổi về mặt sinh học.
- Thức ăn được đưa đến dạ múi khế và ở đây dưới tác động của axit HCl và enzim dịch vị, vi sinh vật trở thành nguồn cung cấp prôtêin cho động vật.
- Như vậy quá trình tiêu hoá ở dạ dày bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học, tiếp đó là quá trình biến đổi hoá học.
b. Ở các động vật dạ dày đơn:
Quá trình biến đổi sinh học xãy ra ở ruột tịt.
Ruột tịt chứa một lượng lớn vi sinh vật.
c. Ở chim và gia cầm:
- Thức ăn được chuyển từ diều đến dạ dày tuyến và dạ dày cơ.
+ Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hoá.
+ Dạ dày cơ khoẻ và chắc nghiền nát các hạt thấm dịch tiêu hoá sẽ biến đổi một phần chuyển xuống ruột.
- Ở đáy ruột, thức ăn tiếp tục biến đổinhờ các enzim có trong dịch tiêu hoá tiết ra từ tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến mật.
· Thức ăn chủ yếu của động vật ăn thực vật chủ yếu là xenlulôzơ. Xenlulôzơ chụi sự biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật sống trong hệ tiêu hoá của động vật chủ.
· Vi sinh vật tiết ra enzim xenlulôza đẻ tiêu hoá xen lulôzơ, tạo nên các sản phẩm dùng làm nguyên liệu tổng hợp nên các chất sống của bản thân chúng.
- Chính vi sinh vật là nguồn bổ sung prô tê in cho cơ thể chủ.
Bài 17: HÔ HẤP
I. TRAO ĐỔI KHÍ GIỮA CƠ THỂ VỚI MÔI TRƯỜNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT
- Hoạt động của mọi sinh vật đều cần năng lượng do hô hấp tế bào cung cấp.
- Nhờ sự ô xi hoá các chất dinh dưỡngcó trong tế bào, chủ yếu là glucô với sự có mặt của ôxi.
- Sản phẩm của quá trình là CO2 và H2O được đưa ra khỏi tế bào.
- Sự cung cấp O2 cho tế bào được lấy từ môi trường ngoài thông qua màng tế bào hoặc cơ quan hô hấp đã được chuyên hoá tuỳ mức độ tổ chức của cơ thể.
1. Sự trao đổi khí qua bề mặt cơ thể
Sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể
( hình 17.2).
2. Sự trao đổi khí qua mang
- Sự trao đổi khí được thực hiện qua mang.
- Ô xi hoà tan trong nước khuếch tán vào máu, đồng thời CO2từ máu qua các lá mang, vào dòng nước chảy, nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp.
+ Ở cá là sự nâng hạ của xương nắp mang, phối hợp với sự mỡ đóng của miệng.
+ Ở tôm, cua là hoạt động của các tấm quạt nước.
3. Sự trao đổi khí qua hệ thống ống khí:
* Ở sâu bọ:
Sự lưu thông thông khí qua phổi là nhờ cơ hô hấp co giản ---> thay đổi thể tích của khoang thân.
· Ở chim phổi nằm sát vào hốc sườn ---> không thể thay đổi thể tích của khoang thân ---> sự lưu thông khí phổi được thực hiện nhờ sự co giản của hệ thống túi khí thông với phổi.
- Khi thể tích của khoang thân thay đổi theo sự co giản của cơ sườn hoặc sự nâng hạ của đôi cánh khi bay làm các túi khí phồng xẹp ---> không khí lưu thông qua các ống khí ở phổi diễn ra theo một chiều nhất định .
4. Trao đổi khí ở các phế nang
II. VẬN CHUYỂN O2 VÀ CO2TRONG CƠ THỂ VÀ TRAO ĐỔI KHÍ Ở TẾ BÀO (HÔ HẤP TRONG)
- Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp vào tế bào và CO2 từ tế bào vào cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
- Ô xi trong không khí hít vào phổi hay ống khí hoặc ô xi hoà tan trong nước khi qua mang sẽ được khuếch tán vào máu.
- Ô xi kết hợp với Hb hoặc hêmô xianin
Để tở thành máu động mạch vận chuyển tới tế bào.
- CO2 là sản phẩm của hô hấp tế bào được khuếch tán vào máu ---> mang hoặc phổi dưới dạng nat ribicacbônat, một phần nhỏ hoà tan trong huyết tương.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro