18 19 20
Bài 18: TUẦN HOÀN
I. TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN
1. Ở động vật chưa có hệ tuần hoàn
- Các tế bào ở cơ thể đơn bào hoặc đa bào bậc thấp trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài ( lấy thức ăn, thu nhận ô xi, thải các sản phẩm không cần thiết).
2. Ở động vật đã xuất hiện hệ tuần hoàn.
- Các tế bào cơ thể đa bào tiếp nhận chất cần thiết từ máu và dịch mô quanh tế bào.
- Chuyển sản phẩm cần loại thải đến cơ quan bài tiết để lọc thải ra môi trường ngoài nhờ hoạt động của tim và hệ mạch.
II. HỆ TUẦN HOÀN HỞ VÀ HỆ TUẦN HOÀN KÍN
- Thành phần quan trọng của hệ tuần hoàn gồm tim và mạch.
1. Hệ tuần hoàn hở:
a. Ở đa số thân mềm và chân khớp:
- Tim đơn giản, khi tim co bóp, máu với một áp lực thấp vào xoang cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện trao đổi chất, sau đó tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc các lỗ trên tim để trở về tim.
- Giữa các mạch từ tim đến (động mạch) và các mạch đến tĩnh mạch không có mạng nối hở đảm bảo cho dòng dịch chuyển dễ dàng mặc dầu với áp suất thấp.
b. Chức năng:
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất khí và sản phẩm hoạt động của tế bào.
- Ở sâu bọ vận chuyển các chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết, không vận chuyển khí trong hô hấp.
2. Hệ tuần hoàn kín
- Có ở giun đốt, bạch tuộc và động vật có xương sống.
- Máu được vận chuyển trong hệ thống kín: tim và hệ mạch. Các mạch xuất phất từ tim ( động mạch) được nối với các mạch đưa máu trở về tim (tĩnh mạch) bằng các mao mạch, máu không trực tiếp xúc với các tế bào mà thông qua dịch mô.
- Ở động vật có xương sống còn có mạch bạch huyết.
- Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim theo một chiều hướng nhất định nhờ các van tim.
* Mọi cơ thể sống đều cần cung cấp các chất dinh dưỡng và ôxi, đồng thời thải loại các sản phẩm giải không cần thiết.
- Các động vật đơn bào và đa bào có kích thước nhỏ trao đổi trực tiếp các c
Bài 19: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA TIM VÀ HỆ MẠCH
1. Hoạt động của tim và hệ mạch
a. Cơ tim hoạt động theo quy lật “tất cả hoặc không có gì”
- Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng ---> cơ tim hoàn toàn không co bóp.
- Khi kích thích ở cường độ ngưỡng ---> cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa.
- Khi kích thích cường độ trên ngưỡng ---> cơ tim không co mạnh nữa.
b. Cơ tim có khả năng hoạt động tự động
- Tim người, động vật khi cắt khỏi cơ thể vẫn có khả năng đập nhịp nhàng nếu được cung cấp đầy đủ ô xi và nhiệt độ thích hợp.
- Hoạt động của tim có tính tự động do trong thành của tim có hệ dẫn truyền.
* Hệ dẫn truyền tim:
+ Nút xoang nhĩ tự phát nhịp xung được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất
bó His mạng puôc- kin phân bố trong 2 tâm thất làm các tâm nhĩ, tâm thất co.
c. Tim hoạt động theo chu kỳ:
- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kỳ:
Pha co tâm nhĩ pha co tâm thất pha dãn chung, chu kỳ cứ thế diễn ra liên tục.
*Hoạt động của cơ tim
- Cơ tim hoạt động theo quy luật”tất cả hoặc không có gì”.
- Cơ tim hoạt động tự động.
- Cơ tim hoạt động theo chu kỳ.
*Hoạt động của cơ xương
- Cơ vân co phụ thuộc vào cường độ kích thích.
- Cơ vân hoạt động theo ý muốn.
- Cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích có thời kỳ trơ tuyệt đối.
2. Hoạt động của hệ mạch
a. Huyết áp:
Là áp lực của máu do tim co, tống vào các động mạch Huyết áp động mạch.
- Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ năng lượng của co tim.
- Huyết áp cực đại lúc co tim, h/áp cực tiểu ứng với lúc tim giản.
- Tim đạp nhanh và mạnh h/ áp tăng.
b. Điều hoà hoạt động của tim
- Do hệ dẫn truyền tự động của tim.
- Trung ương giao cảm làm tăng nhịp tim và sức co tim, dây đối giao cảm làm giảm nhịp tim.
c. Sự điều hoà hoạt động của hệ mạch
- Nhánh giao cảm co thắt mạch ở những nơi cần ít máu.
- Nhánh đối giao cảm giản nở mạch ở những nơi cần nhiều máu.
d. Phản xạ điều hoà hoạt động của tim mạch
Xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm áp lực và thụ quan hoá học nằm ở cung động mạch và xoang động mạch cổ đến sợi hướng tâm trung khu vận hành mạch trong hành tuỷ điều chỉnh áp lực và vận tốc máu.
Bài 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂN BẰNG NỘI MÔI
1. Khái niệm
Sự duy trì trạng thái cân bằng và ổn định bên trong cơ thể gọi là cân bằng nội môi.
2. Ý nghĩa
- Duy trì áp suất thẩm thấu.
- Huyết áp và độ pH môi trường bên trong ổn định.
- Đảm bảo sự tồn tại và thực hiện chức năng của các tế bào cơ thể.
II. CƠ CHẾ ĐẢM BẢO CÂN BẰNG
1. Cân bằng áp suất thẩm thấu
a. Vai trò của thận trong sự điều hoà nước và muối khoáng:
- Điều hoà lượng nước phụ thuộc vào 2 yếu tố: áp suất thẩm thấu và huyết áp.
- Điều hoà lượng nước lấy vào:
+ Ap suất thẩm thấu tăng, huyết áp trong cơ thể giảm, khối lượng nước trong cơ thể giảm, kích thích trung khu dưới đồi ---> gây cảm giác khát.
+ Khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp suất thẩm thấu và tăng huyết áp làm tăng bài tiết nước tiểu ---> giúp cân bằng nước trong cơ thể.
- Điều hoà muối khoáng:
+ Là điều hoà Na+ trong máu.
+ Khi hàm lượng Na+ trong máu giảm, Hooc môn Anđôstêron của vỏ tuyến trên thận sẽ tiết ra, có tác dụng tăng khả năng tái hấp thu Na+ vào ống thận.
+ Khi lượng NaCl được lấy vào quá nhiều ---> P thẩm thấu tăng sẽ gây khát.
b. Vai trò của gan trong sự chuyển hoá các chất
- vai trò: Điều hoà glucôzơ, prôtêin, huyết tương.
- Nếu rối loạn chức năng gan, prôtêin, huyết tương giảm ---> áp suất thẩm thấu giảm ---> nước bị ứ đọng trong các mô, gây phù nề.
2. Vai trò của hệ đệm trong sự điều hoà pH nội môi:
- Giữ thăng bằng axit - bazơ đảm bảo mọi hoạt động sống của tế bào.
- Chất đệm có khả năng lấy ion H+ và ion OH-, khi các ion này xuất hiện làm cho pH của môi trường trong thay đổi.
- Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu:
+ Hệ đệm bicacbonat
+ Hệ đệm phốt phát
+ Hệ đệm prôtêin
a. Hệ đệm bicacbonat:
Vai trò: Nồng độ của dịch nội bào và ngoại bào đều được điều chỉnh. Nồng độ của CO2 được điều chỉnh bởi phổi và nồng độ bicacbonat được điều chỉnh bởi thận.
b. Hệ đệm phốt phat: Có vai trò đệm quan trọng trong dịch ống thận.
c. Hệ đệm prôtêin: điều chỉnh cả độ toan hoặc kiềm.
3. Cân bằng nhiệt: Trời nóng thân nhiệt tăng toát mồ hôi điều hoà thân nhiệt.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro