rủi ro phương thức L/C
1. Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hoá
Biện pháp:
- Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng
- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu
- Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ
- Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng
-Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu
2.Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ
Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý "lừa đảo" rất có thể doanh nghiệp sẽ bị lừa bởi những giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũng là rất quan trong, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ.
Biện pháp phòng tránh:
- Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung.
- Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp
- Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn)
- Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu
- Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng
Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular's invoice)
- Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu
- Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại.
- Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection)
3. Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định
Đây là bài học lớn cho nhiều doanh nghiệp. Phương thức L/C luôn có thể phát sinh nhiều rủi ro kèm theo.
Do đó các doanh nghiệp cần có những biện pháp tránh rủi ro như:
- Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F)
- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá
- Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed..
* Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C :
Ngân hàng này không đảm bảo khả năng thanh toán
Giải pháp :
- Yêu cầu mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi
- Ngân hàng xác nhận được chỉ đích danh hay là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành L/C tại nước xuất khẩu
* Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu :
-Không cung cấp hàng hóa theo đúng quy định của L/C mặc dù nhà nhập khẩu đã mở L/C đã thực hiện ký quỹ ở ngân hàng
Giải pháp:
+ Tìm hiểu kỹ bạn hàng
+ Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác
+ Quy định rõ ràng điều khoản phạt trong hợp đồng ngọai thương nếu không thực hiện hợp đồng
+ Hai bên ký quỹ tại ngân hàng
+ Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như : Thư tín dụng dự phòng, Performance bond, Bank guarantee...
* Nhà xuất khẩu không thực hiện đúng những quy định trong L/C:
- Chậm giao hàng do không thu gom và chuẩn bị kịp
Giải pháp:
+ Ước luợng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng
+ Thời gian đưa hàng lên tàu
+ Thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy không thực hiện được
* Chuyên chở hàng hóa hóa không đúng quy định của L/C dẫn tới :
- Chuyển tải hàng hóa:
Giải pháp:
+ Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng
+ Thuê tàu chuyến nếu hàng nhiều
+ Chọn hãng tàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó
+ Tu chỉnh L/C nếu cần
- Trường hợp giao hàng từng phần :
Trước hết phải đọc kỹ để nắm vững y/c của L/C
+ Cho phép giao hàng làm mấy lần
+ Thời gian giao hàng mấy lần
+ Khối luợng hàng giao mấy lần
* Chuẩn bị hàng hóa không đúng yêu cầu của hợp đồng:
Giải pháp :
+ Đọc kỹ, mua và chuẩn bị hàng đúng yêu cầu của hợp đồng
+ Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần
4 Rủi ro trong thanh toán
*Do không xuất trình đuợc bộ chứng từ theo đúng quy định L/C:
Giải pháp:
+ Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ
+ Làm ăn với đối tác có thiện chí
+ Thỏa thuận ngay với nhà nhập khẩu những chứng từ cần xuất trình ngay khi ký hợp đồng ngoại thuơng
+ Nghiên cứu kỹ những rủi ro sai sót thuờng gặp đối với từng chứng từ
+ Đọc, nghiên cứu kỹ những quy định của L/C đối với bộ chứng từ
+ Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần
*Tính pháp lý của bộ chứng từ thanh toán: Chứng từ giả, không trung thực, nội dung hàng hóa không phù hợp với chứng từ
Giải pháp:
+ Yêu cầu về nội dung và hình thức của chứng từ phải rõ ràng, không chung chung
+ Chứng từ phải do các người có thẩm quyền cấp, C/O, I/P, C/Q, Test Report ...
+ Vận đơn do hãng tàu đứng ra lập và khi xếp hàng hóa có đại diện nhà nhập khẩu kiểm tra giám sát sự phù hợp lịch chạy tàu và vận đơn, B/L phải ghi rõ hàng đã xếp lên tàu.
+ Đề nghị nhà nhập khẩu gửi ngay 1/3 bộ vận đơn gốc thẳng tới nhà nhập khẩu để kiểm tra, đối chiếu với L/C và hợp đồng
+ Chứng chỉ chất luợng do các cơ quan uy tín của NXK hay quốc tế cấp và có sự giám sát,kiểm tra và ký xác nhận của đại diện nhập khẩu
+ Chứng nhận số luợng có sự kiểm tra của đại diện nhà nhập khẩu hoặc đại diện thuơng mại của Việt
5. Rủi ro do hãng tàu không tin cậy, do hư hỏng mất mát khi vận chuyển
Giải pháp:
+ Giành quyền chủ động thuê tàu
+ Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng đại diện tại nước nhà nhập khẩu
+ Mua bảo hiểm hàng hóa
Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu
Khi tham gia phương thức thanh toán TDCT, nhà XK hay gặp những rủi ro sau:
1.Khi nhận được L/C từ NH thông báo, nếu nhà XK kiểm tra các điều kiện chứng từ không kĩ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà XK không thể đáp ứng được trong khâu lập chứng từ sau này. Khi các yêu cầu đó không được thoả mãn, NH phát hành từ chối bộ chứng từ và không thanh toán. Lúc đó, nhà NK sẽ có lợi thế để thương lượng lại về giá cả nằm ngoài các điều khoản của L/C và nhà XK sẽ gặp bất lợi.
2.Trong thanh toán TDCT, ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết thanh toán cho người XK khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C, NH chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C. Phương thức thanh toán TDCT đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà XK cũng có thể bị NH mở L/C và người mua bắt lỗi, từ chối thanh toán. Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đối với nhà XK.
Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu cầu sau :
-Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại mà hai nước người mua và người bán đang áp dụng và được dẫn chiếu trong L/C.
-Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán phải được lập theo đúng yêu cầu đề ra trong L/C.
-Những nội dung và các số liệu có liên quan giữa các chứng từ không được mâu thuẫn với nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ mà từ đó người ta không thể xác định một cách rõ ràng, thống nhất nội dung thuộc về tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, tên của người hưởng lợi…thì các chứng từ đó sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán vì bộ chứng từ đó mâu thuẫn với nhau.
-Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm qui định trong L/C và trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ, thường gặp vẫn là:
-Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, của hãng vận tải
-Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng.
-Các sai sót trên bề mặt chứng từ : số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị của L/C; các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc; các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung của L/C về số lượng, trọng lượng, mô tả hàng hoá…; các chứng từ không tuân theo quy định của L/C về cảng bốc dỡ hàng, về hãng vận tải, về phương thức vận chuyển hàng hóa…
Tất cả những sai sót trên đều là những nguyên nhân gây nên rủi ro cho nhà XK khi lập bộ chứng từ thanh toán.
Ngoài ra, do sự khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi nước cho nên dễ dẫn đến những sai sót khi nhà XK hoàn tất bộ chứng từ hàng hoá để gửi NH xin thanh toán.
3.Nếu nhà XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán hay chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà XK phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng về quay về nước. Đồng thời, nhà XK phải chịu những chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho… trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà NK là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.
4. Nếu NH phát hành mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán.
5. Thư tín dụng có thể huỷ ngang có thể được NH phát hành sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ bất cứ lúc nào trước khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ mà không cần sự đồng ý của nhà XK.
Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu
-Trong thanh toán TDCT, việc thanh toán của NH cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. NH chỉ kiểm tra tính chân thật bề ngoài của chứng từ, mà không chịu trách nhiệm về tính chất bên trong của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hoá. Như vậy sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà NK rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không. Nhà NK có thể nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị hư hại trong quá trình vận chuyển mà vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền thanh toán cho NH phát hành.
-Khi nhà NK chấp nhận bộ chứng từ hàng hoá sẽ có nguy cơ gặp rủi ro. Bộ chứng từ là cơ sở pháp lý đầu tiên về tính đúng đắn của hàng hoá. Nếu nhà NK không chú ý kiểm tra kỹ bộ chứng từ (từ lỗi, câu chữ, số lượng các loại chứng từ, cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận…) mà chấp nhận bộ chứng từ có lỗi sẽ bị thiệt hại và gặp khó khăn trong việc khiếu nại sau này.
-Một rủi ro mà nhà NK hay gặp là hàng đến trước bộ chứng từ, nhà NK chưa nhận được bộ chứng từ mà hàng đã cập cảng. Bộ chứng từ bao gồm vận đơn, mà vận đơn lại là chứng từ sở hữu hàng hoá nên thiếu vận đơn thì hàng hoá không được giải toả. Nếu nhà NK cần gấp ngay hàng hoá thì phải thu xếp để NH phát hành phát hành một thư bảo lãnh gửi hãng tàu để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà NK phải trả thêm một khoản phí cho NH. Hơn nữa, nếu nhà NK không nhận hàng theo qui định thì tiền bồi thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro