Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

rui ro ck

Tháng 7 năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, là sự kiện quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới của nền kinh tế đất nước. Sau 10 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, được đánh giá là một trong hai thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Hiện nay, thị trường chứng khoán đã là điểm đến quen thuộc của giới đầu tư.

Khái niệm rủi ro chứng khoán:trong đầu tư chứng khoán, rủi ro chính là sự thay đổi liên tục của giá cả chứng khoán. Nói cách khác khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư khổng thể chắc chắn về lợi nhuận thu được

 Phân loại rủi ro:

1.Rủi ro hệ thống

            Rủi ro hệ thống do toàn bộ thị trường quyết định và người đầu tư không thể tác động lên rủi ro này. Nó bao gồm những rủi ro nằm ngoài công ty, không thể kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi. Nhưng thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội là nguồn của rủi hệ thống. Tác động cuả nó khiến cho đa số các loại cổ phiếu riêng lẻ dao động theo cùng một hướng

Một số rủi ro chính trong rủi ro hệ thống:

            - Rủi ro thị trường

            - Rủi ro lãi

            - Rủi ro về sức mua

2.Rủi ro không hệ thống

            Ngược lại với rủ ro hệ thống, những yếu tố nội tại có thể kiểm soát được và chỉ tác động đến một ngành hay một công ty như khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng hay những yếu tố khác gắn với thu nhập của công ty được gọi là rủi ro không hệ thống

Rủi ro không hệ thống bao gồm một số rủi ro chính như sau:

            - Rủi do kinh doanh

            -  Rủi ro tài chính

            - Rủi ro hoạt động phi pháp

Một số tiêu chí đánh giá rủi ro

1.Rủi ro trái phiếu

Bao gồm các chỉ số:                                           

+ Các hệ số về khả năng thanh toán – những hệ số về thu nhập của công ty trên chi phí cố định

+ Hệ số đòn bẩy – (hệ số nợ trên vốn cổ phần)

+ Các hệ số về khả năng lợi nhuận

+ Hệ số dòng tiện trên nợ

2.Rủi ro cổ phiếu:

-lợi nhuận kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến đổi.

-Ngoài ra chỉ số P/E cũng là một công cụ hiệu quả trong công việc đánh giá rủi ro cổ phiếu của một doanh nghiệp

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

1.Rủi ro thị trường: Cổ phiếu không bao giờ trụ mãi ở một mức giá mà sẽ luôn biến động. Điều này vừa tạo nên sức hấp dẫn cho thị trường chứng khoán nhưng cũng làm nảy sinh rủi ro. Hiện tại, diễn biến giá chứng khoán bị chi phối bởi nhiều yếu tố như kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tiền tệ), yếu tố bên ngoài (tình hình thế giới, thiên tai). Đặc biệt, rủi ro thị trường cũng biến động theo những kỳ vọng về khả năng sinh lời và tâm lý của nhà đầu tư. Do đó, rủi ro thị trường rất khó nắm bắt. Nhà đầu tư chỉ có thể tính toán và ước lượng rủi ro thị trường ở mức độ tương đối.

2.Rủi ro kinh doanh: Doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro khi sản phẩm, dịch vụ đã trở nên lỗi thời, không đáp ững được thị hiếu của người tiêu dùng. Hoặc công ty làm ăn sa sút vì chiến lược phát triển và đầu tư không phù hợp. Trong trường hợp đội ngũ quản trị của công ty non yếu, rủi ro kinh doanh càng cao.

3.Rủi ro thanh khoản: Đối với nhà đầu tư, thanh khoản là khả năng mua bán thuận lợi một cổ phiếu nào đó. Thanh khoản cổ phiếu thường phụ thuộc vào thanh khoản thị trường (lượng giao dịch trong ngày) và sự yêu thích dành cho cổ phiếu đó. Nhà đầu tư thường không mua bán khi thanh khoản trên thị trường kém. Họ cũng ít quan tâm đến những cổ phiếu có khối lượng niêm yết thấp.

4.Rủi ro đặc trưng: Khi đầu tư chúng khoán, nhà đầu tư sẽ phải chịu thêm rủi ro từ ngành. Chẳng hạn, từ giữa năm 2008, thị trường bất động sản và nguyên vật liệu bắt đầu lao dốc do bị tác động mạnh bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Kết quả là, giá các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành này cùng bị "vạ lây", giảm hơn 80% so với đầu năm 2008

 Những rủi ro tiềm ẩn trong đầu tư chứng khoán

-Nguy cơ đầu cơ và lũng đoạn thị trường chứng khoán:Mục tiêu mà các nhà đầu tư lớn và giới thiệu chuyên nghiệp là nhằm vào các cổ phiếu chuẩn bị lên sàn

- Nguy cơ “hiện tượng bong bóng”:Ở Việt Nam trong thời gian qua chúng ta cũng được nghe đến thuật ngữ “bong bóng”, dùng để cảnh báo về sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán hiện nay. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều chung nhận xét rằng tính chất “nóng nhanh, nguội sớm” của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay khiến họ còn phân vânm dè dặt khi đầu tư vào thị trường nhiều tiềm năng này.

               Đa số các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đều thực hiện quyết định đầu tư một cách cảm tính mà ko ứng dụng các mô hình phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật mang tính chuyên nghiệp.

Giải pháp:Xét cho cùng, ứng phó với rủi ro chính là việc cân nhắc giữa bảo vệ vốn với làm giàu. Cụ thể, nhà đầu tư cần cân nhắc giữa rủi ro với tiềm năng lợi nhuận thu về, khả năng đạt mục tiêu, đặc điểm thời kỳ đầu tư, khả năng tổn thất...Nhà đầu tư có thể sử dụng một số giải pháp sau:

-Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Để hạn chế rủi ro, nhà đầu tư nên đầu tư dàn trải. Chẳng hạn, nhà đầu tư có thể đầu tư vào trên dưới 5 cổ phiếu có các chỉ số cơ bản tốt và đang có thành tích cao trên thị trường. Đừng dồn toàn bộ vốn đầu tư vào một số cổ phiếu nào đó, cũng không nên chỉ tập trung đầu tư vào một ngành nghề.

-Phân tích thông tin: Điêu quan trọng giúp hạn chế rủi ro là thu thập nhiều thông tin, phát hiện “phần chìm" của "tảng băng". Những thông tin không chính thức có thể là cơ hội cho nhà đầu tư (nếu thông tin đó đúng sự thật), nhưng nhiều khi chi là "tin vịt". Do đó, nhà đầu tư cần phải biết "lọc" thông tin bằng cách kiểm tra lại, tìm hiểu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

+Ngoài ra, nhà đầu tư có thể xem xét yếu tố ngành nghề và điều tra xem liệu có tình trạng mua bán tay trong hay không. Các hệ số như P/E (giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu), EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu và ROE (lợi nhuận trên vốn) cũng là những căn cứ để nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: