Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

rock 4

“Yêu Rock không vì bất cứ lý do nào”

“Yêu Rock không vì bất cứ lý do nào”. Đó là lời khẳng định chắc nịch của nhóm Trưởng Minh Ngọc khi nói về tình yêu dành cho Rock. Lazee Dolls nhóm nữ duy nhất của Việt Nam được nối kết với nhau tất cả chỉ bằng một tình yêu như thế. Và với Rock, giờ đây đã manh nha màu sắc nữ quyền luôn muốn bức phá và chứng tỏ chính bản thân mình.

Bốn cô gái mỗi người một vẻ khác nhau, Minh Ngọc rất nữ tính nhưng Ngọc tự nhận bên trong con người mình lại có một slogan rất lạ “chỉ khóc khi bóc hành”, Phượng Hà rất cá tính, thích thể hiện mình, Minh thảo luôn tinh nghịch và nhí nhảnh, cuối cùng là Thanh Tâm hiền dịu, dễ thương. Có thể nói mỗi người đều mang lại một nét tươi mới cho chính cái tên Lazee Dolls. Niềm tự hào nhất của nhóm chính là khả năng tự chơi nhạc cụ, tự sáng tác những ca khúc mình thể hiện bằng hai thứ tiếng Việt- Anh như Vết sẹo (Not that bad), Quên (Forget), Gửi bạn (To the muzic)…

Khi đến với Rock các bạn nghĩ gì về nó?

Bọn mình không tìm đến với Rock mà chính Rock đã chọn bọn mình. Dù có cố theo đuổi một dòng nhạc nào đó thì cuối cùng bọn mình vẫn cảm thấy Rock mới đem lại nhiềm cảm hứng nhất. Và hơn hết ,với rock, không có bất cứ lý do nào để giải thích cho tình yêu đó.

Các bạn có tự hào mình là nhóm nhạc nữ đầu tiên dám đọ sức với Rock không?

Tự hào ư? không đâu, bọn mình chưa hề nghĩ như vậy. Vì thật sự bọn mình xem Rock như một sân chơi vì hiện tại tất cả bọn mình đều còn ngồi trên ghế nhà trường. Chỉ bằng một niềm đam mê, bọn mình đã thực sự xem Rock như một người bạn. Thế đã là một niềm hạnh phúc lớn lao.

Có sự khác nhau nào không giữa việc một nhóm nhạc nữ và nhóm nam chơi Rock?

Chắn chắn là không có sự phân biệt nào rồi, vì đến với âm nhạc của Rock, mọi “tính đồ” đều giống nhau cả. Cái khác duy nhất được thể hiện ở việc chơi nhạc cụ thế nào cho thật hay, điêu luyện và thể hiện được bản chất của Rock máu lửa và cuồng nhiệt nhất.

Khó khăn của các bạn khi chơi Rock là gì?

Rock thiếu trầm trọng những sân chơi lớn, nhưng những sân chơi nhỏ như tại các tụ điểm tại các trường đại học thì rất nhiều. Đôi khi nhiều sân chơi thiếu hẳn không khí của Rock, bọn mình đành phải từ chối. Một phần cũng do bận bịu việc học tập nữa, vì vậy bọn mình chỉ rảnh vào mùa hè để có thể tập luyện và biểu diễn mà thôi. Bên cạnh đó bọ mình còn thiếu rất nhiều về kinh nghiệm cuộc sống vì tuổi đời của bọn mình còn rất trẻ chỉ dám thể hiện những gì mình đang có và nhóm đang từng bước khắc phục nhược điểm này.

Khi khán giả biết các bạn là nhóm nhạc nữ chơi Rock duy nhất tại Việt Nam. Các bạn có nghĩ rằng sự hiếu kỳ, tò mò mới là yếu tố thu hút mọi người xem các bạn diễn?

Bọn mình thật sự mong muốn khi đến với Rock khán giả hãy cảm nhận và lắng nghe những gì rock muốn truyền tải, và chỉ cần chú ý đến những nỗ lực mà bọn mình tâm huyết khi thể hiện thể hiện ca khúc đó. Chính sự tò mò đó đôi khi làm cả nhóm phân tâm, không tập trung thật tốt vai trò của mình được.

Vậy khi đứng trên sân khấu, các cô gái xinh đẹp của Lazee Dolls có “máu lửa” như các Rocker khác không?

Dĩ nhiên khi đã sống và hòa mình vào cùng với âm nhạc thì bọn mình cũng giống như các Rocker nam khác thôi. Rock rất cần độ “phiêu”, thậm chí quên hết những gì diễn ra xung quanh mình và đôi khi có những hành động rất kỳ cục mà ở đời thường không thể nào có. Nhưng Lazee Dolls đặc thù là một ban nhạc nữ nên cũng rất hạn chế sự quá khích đó để không gây ra những hậu quả đáng tiếc nào.

Vì những hạn chế đó, Lazee Dolls có nghĩ rằng việc thể hiện “nữ quyền” đối với Rock chưa thật sự mạnh mẽ?

Trong thời gian 1, 2 năm trở lại đây, Rock đã thật sự phát triển theo một con đường rộng mở hơn. Chính điều đó đã khích lệ cho các tín đồ Rock nói chung và cả RockFan nữ nói riêng. Khi nhìn bọn mìnhh đến với Rock, rất muốn các Rockfan nữ nhìn vào đấy và có nhận định “Ồ các cô gái cũng có thể hát Rock đó chứ”. Nhóm tin rằng Lazze Dolls có thể là nhóm nữ đầu tiên nhưng không bao giờ là cuối cùng hát rock, vì do nữ giới vẫn chưa dám bộc lộ và thể hiện mình nhiều mà thôi.

Còn đi học, vậy với gia đình các bạn có nhận được sự ủng hộ?

Ban đầu thì không dễ dàng gì để thuyết phục ba mẹ cho hát Rock đâu vì gia đình mỗi thành viên đều rất khó. Nhưng khi thấy bọn mình đam mê rock nhưng kkhông lơ là chuyện học tập nên ba mẹ mới đồng ý cho bọn mình tiếp tục đến với Rock đấy.(Cười)

Lazee Dolls có những dự định gì trong tương lai không?

Hiện tại bọn mình đang tập trung vào chuyên môn, để nâng cao thêm trình độ và cả cách biểu diễn sao cho chuyên nghiệp hơn. Mặc khác việc ra mắt một Album là đích đến cuối cùng của Lazee Dolls và chỉ khi đủ tự tin về kỹ thuật cá nhân, bọn mình mới dám bước vào phòng thu.

Cám ơn Lazze Dolls, chúc cho con đường đầy chông gai bằng một tình yêu dành cho rock các cô gái sẽ ngày càng vững tin với những gì mình đã lựa chọn!

Một nàng công chúa xinh đẹp bị con rồng hung bạo bắt cóc và giam giữ trong một toà lâu đài nằm sâu trong rừng. Một chàng hiệp sỹ không quản ngại hiểm nguy đến giải cứu nàng.... Dưới đây là những kết cục khác nhau của câu chuyện tuỳ theo chàng hiệp sỹ là dạng metalhead/rocker nào:

* POWER METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi cưỡi trên lưng một con kỳ lân trắng, thoát khỏi nanh vuốt và lửa của con rồng, lừa nó đi chỗ khác, cứu công chúa sau đó ân ái với nàng trong một cánh rừng tuyệt đẹp.

* THRASH METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi không thèm nói năng gì, hùng hục chiến đấu và giết chết con rồng, cứu công chúa sau đó hùng hục *** nàng.

* HEAVY METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi trên một con Harley Davidson, giết chết con rồng, làm vài vại bia trước khi *** công chúa.

* FOLK METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi cùng vài người bạn, họ mang theo các nhạc cụ như acordion, violin, flute và vô số thể loại kì cục khác, ca hát và nhảy múa trước mặt con rồng cho đến khi nó chán quá lăn ra ngủ. Sau đó bỏ đi mà không thèm ngó ngàng gì đến công chúa.

* VIKING METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi trên một con tàu cướp biển, xả thịt con rồng bằng lưỡi rìu sắc bén và xơi tái nó, sau đó *** công chúa một cách hung bạo, lấy đi toàn bộ tài sản của nàng và không quên đốt trụi toà lâu đài trước khi bỏ đi.

* DEATH METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi, giết con rồng, *** công chúa sau đó giết nàng rồi bỏ đi.

* BLACK METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi lúc nửa đêm, giết con rồng và phanh thây nó trước cửa lâu đài. Sau đó chàng cưỡng ép công chúa phải anal ***, cắt cổ uống máu theo nghi lễ trước khi giết nàng. Sau đó chàng phanh thây công chúa cạnh con rồng.

* GORE METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi, giết con rồng, mổ bụng moi ruột nó ra vứt lung tung trước cửa lâu đài, *** công chúa sau đó giết nàng. Chưa thoả, chàng *** xác chết của công chúa thêm lần nữa, rạch bụng nàng và ăn bằng hết nội tạng. Chưa hết, chàng đốt cái xác cháy thành than và *** thêm lần cuối trước khi biến.

* GRIND METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi, đứng trước cửa lâu đài gào rú một hồi những thứ không ai hiểu nổi trong vòng 1''99 sau đó bỏ đi.

* DOOM METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi, nhìn thấy con rồng to lớn hung dữ, chàng ngay lập tức nghĩ rằng mình không thể nào đánh bại được nó, điều này ám ảnh chàng đến mức chàng phải tự sát. Con rồng sau đó ăn thịt cả chàng lẫn công chúa. Thật là một kết cục buồn thảm.

* GOTHIC METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi nhìn thấy nàng công chúa mặc áo gấm đang hát giọng soprano. Chàng phụ hoạ theo và họ trở thành một cặp song ca hoàn mỹ, con rồng đệm nhạc cho họ hát bằng sáo flute... Bất thình lình nó nuốt phải cây sáo và vô tình khạc lửa thiêu đôi trai tài gái sắc ra tro. Linh hồn của họ bị đày xuống hoả ngục vĩnh viễn.

* PROGRESSIVE METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi với cây Ibanez và chơi một đoạn solo dài 26 phút. Con rồng tức điên vì quá sốt ruột, nó tự vò đầu cắn lưỡi mà chết. Chàng hiệp sỹ sau đó mò đến chỗ nàng công chúa và biểu diễn thêm một màn solo cực kì kỹ thuật và phức tạp với tất cả những gì chàng học được sau hàng chục năm đóng cửa tu luyện. Nàng công chúa bỏ đi theo tiếng gọi của chàng hiệp sỹ HEAVY METAL.

* INDUSTRIAL METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi trong bộ đồ da bó sát và đủ thứ phụ tùng lỉnh kỉnh, chàng khiêu khích con rồng bằng những điệu bộ cử chỉ tục tĩu và sau đó bị trục xuất khỏi lâu đài cổ tích bởi những người lính gác.

* SPEED METAL

Ngoằng một cái, con rồng không kịp phản ứng, một ai đó xâm nhập toà lâu đài và gào thét những gì không rõ, nàng công chúa nhận ra mình đã bị ***... Sau vài phút choáng váng cả hai vẫn không thể hiểu nổi ai đã làm những việc đó.

* CHRISTIAN METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi trên đường trở về từ nhà thờ, chàng hát cho con rồng nghe một bản ballad mùi mẫn, lý giải cho nó Jesus yêu quý nó và muốn nó đến với Người như thế nào. Con rồng cải sang đạo Thiên Chúa ngay lập tức, và khi nàng công chúa ngỏ ý muốn ân ái với hiệp sỹ, chàng trả lời ''Rất tiếc tôi không muốn quan hệ tình dục trước hôn nhân''.

* GLAM METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi với đủ thứ phụ tùng vòng xích lỉnh kỉnh trên người, con rồng cười sặc sụa trước bộ dạng của chàng và ngay lập tức nó mời chàng vào lâu đài chơi. Hiệp sỹ sau đó ăn cắp đồ trang điểm của công chúa và cố gắng sơn lại lâu đài với toàn màu hồng.

* BATTLE METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi với một đạo quân gồm hàng trăm lính bộ binh, ngựa chiến và cung thủ. Theo đúng chiến thuật hãm thành, họ bủa vây toà lâu đài và con rồng trong 6 tháng. Cả con rồng và công chúa đều chết đói trong lâu đài.

* NU METAL

Chàng hiệp sỹ đến nơi trong bộ quần áo nửa hip hop nửa bảo hộ lao động rộng thùng thình và cưỡi trên một con Honda Civic cực kỳ sành điệu. Tuy nhiên chưa kịp đánh đấm gì thì quần áo của chàng đã bắt lửa khạc ra từ họng con rồng. Hiệp sỹ bị thiêu ra tro.

* EMO

Chàng hiệp sỹ đến nơi và thay vì đánh nhau với con rồng, chàng chỉ than thở ỉ ôi với nó rằng cưa công chúa sao mà khó thế, tất nhiên con rồng không thể bỏ qua bữa tối hấp dẫn này. Nàng công chúa cũng không lấy làm rầu lòng vì dưới con mắt nàng chàng hiệp sỹ chỉ là hạng ẽo ợt mít ướt.

* GRUNGE

Con rồng không thể xơi được hiệp sỹ vì chàng quá bẩn thỉu sau nhiều tháng giời không thèm tắm gội. Tất nhiên không nàng công chúa kiều diễm nào muốn lên giường với một kẻ như vậy. Chàng hiệp sỹ cuối cùng chết dưới hầm của lâu đài vì chích heroin quá liều.

* POP-PUNK

Con rồng không thể tóm được hiệp sỹ vì chàng nhảy nhót lung tung như con choi choi. Bản thân công chúa cũng không muốn *** với hiệp sỹ vì nàng không thích nhạc ska.

Another version

*Annamese Metal :

Chàng hiệp sĩ hùng dũng cầm theo chai Lúa mới đi vào lâu đài, chàng trổ hết họi chiêu thức học được từ các hiệp sĩ khác, nhưng do học mót không đến đầu đến đũa nên chẳng ăn thua gì. Chàng bỗng này ra sáng kiến kết hợp thêm hô khẩu hiệu, sau khi hô xong câu "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết" thì rồng quá xúc động và quyết định không giữ công chúa làm của riêng nữa. Chàng hiệp sĩ vừa **** công chúa vừa âu yếm nói: " Em thân yêu, anh rất xin lỗi là vì bị giữ lại tại PA25 đêm qua nên anh không thể đến cứu em sớm hơn"

Một tuần sau công chúa quyết định là không cần hiệp sĩ cũng được, nàng sẽ đi theo bất kỳ một tên dui què mẻ sứt nào đến giải thoát nàng

*Jazz Metal: Chàng hiệp sĩ (béo ục ịch, da trắng ủng vì suốt ngày đóng cửa luyện guitar) lồm cồm bò vào trong lâu đài rồng. Khi rồng ta còn chưa kịp hoàn hồn, chàng lập tức chơi hợp âm A#maj13+5, rồi chuyển ngay sang một đoạn solo trong C Locrian 4 vo''i nhịp 64/93. Quá sỉ nhục vì vốn kiến thức nông cạn của mình, rồng buồn rầu, tự nhốt mình vào ngục tối để tập luyện guitar. Chàng giải thoát cho công chúa và 2 người cưới nhau. Nhưng số tiền bán album của chàng ko đủ để nuôi cả 2. Cuối cùng chàng phải bán con fretless PRS và nàng bỏ đi theo hiệp sĩ Hair Metal.

*Psychedelic Rock: Chàng hiệp sĩ hippie trong trang phục jean "trên bó dưới loe" cuốc bộ đến lâu đài trong tình trạng phê cần sa. Đến nơi, chàng ngồi xếp bằng dưới đất và đòi gặp công chúa. Chàng doạ con rồng nếu không giao công chúa thì chàng sẽ...tuyệt thực trước cổng lâu đài như một hình thức đấu tranh bất bạo động. Còn nếu con rồng giao nàng công chúa, chàng sẽ đồng ý đánh đổi hai thứ quí nhất mà chàng có được là vé xem Woodstock có chữ kí của Jimi Hendrix và số cần sa mà chàng tích cóp được. Con rồng mang công chúa ra khỏi lâu đài. Chàng hiệp sĩ hippie vội vớ lấy cây sitar và bắt đầu một bài thuyết giảng về hoà bình, đạo hindu, đạo Phật , về chúa Jesus và cả những thứ phức tạp khác như chủ nghĩa Mác xít Lênin nít đồng thời mời con rồng và công chúa thử một ít marijuana để tỏ thiện chí. Con rồng cóc hiểu những gì chàng hippie nói nhưng thứ cần sa thì nó có vẻ khoái. Khi cả ba đều lên tiên, chàng hiệp sĩ, con rồng và công chúa quay sang XXX nhau rồi cãi nhau ỏm tỏi. Con rồng, dưới tác dụng của chất ma tuý trong một lúc nóng giận phun lữa thiêu chết cả chàng hiệp sĩ lẫn công chúa. Khi tỉnh lại, nó hối hận quyết tâm trở thành một con rồng đấu tranh vì hoà bình trên thế giới giữa loài rồng và loài người. Nó đã khá thành công trong việc thuyết phục các con rồng khác thả những nàng công chúa bắt được ra và ăn cỏ thay cho ăn thịt. Nghe đâu, con rồng này vừa mới chết do sử dụng ma tuý quá liều!

*Blues rock: Chàng nô lệ da đen với tiếng đàn ai oán và giọng ca sầu não được nhà vua ra lệnh cứu công chúa về. Mặc dù không muốn đi, nhưng thân phận nô lệ khiến chàng không dám cãi. Chàng vừa thất thểu lê tấm thân đầy vết roi vọt của mình đến hang rồng vừa hát lên những khúc ca khóc số kiếp hẩm hiu. Đến nơi, chàng lăn xả vào "thí mạng cùi" với con rồng, vừa đánh vừa cầu chúa che chở. Kết quả con rồng bị giết chết, nhưng đôi mắt chàng cũng bị mù (nhưng điều đó chẳng hề gì vì các nghệ sĩ nhạc blues tên tuổi phần lớn đều bị mù). Nàng công chúa sau khi thấy người cứu mình là một tên nô lệ da đen tật nguyền xấu xí nên bỏ đi một nước không thèm cám ơn một câu cho phải đạo chứ đừng nói đến XXX. Chàng đau khổ viết một mạch 12 bài nhạc blues nỉ non sau này trở thành cảm hứng của nhiều rocker dòng hardrock và metal.

*Country Rock: Chàng hiệp sĩ kiêm cowboy vừa thô lỗ vừa mê tín cưỡi con nghẽo lên đường cứu công chúa, không quên mang theo chai whiskey và cuốn Kinh Thánh. Vốn mang trong mình dòng máu Yankee thực dụng, trên đường đi chàng đã nghĩ đến những món lợi nếu chàng mang được công chúa và con rồng về. "Công chúa sẽ là vợ ta, sẽ cùng ta làm việc đầu tắt mặt tối trong nông trại. Nàng sẽ sinh cho ta một lũ con, một nguồn lao động đáng kể. Như thế ta khỏi bỏ tiền mua nô lệ, vừa tốn kém, vừa mang tiếng bất nhân. Còn con rồng thì ta sẽ không giết mà mang về nuôi trong trang trại. Ta sẽ dần dần chuyển sang nuôi rồng chứ không thèm nuôi bò nữa vì nuôi rồng sinh lợi hơn nhiều." Trong lúc cao hứng, chàng ứng tác luông một bài ca về những điều vừa nghĩ. Đến hang rồng, chàng nhà quê cất cao cái giọng hát đã khê đặc vì rượu và thuốc lá lên để hát dụ con rồng và công chúa. Nghe xong, công chúa bĩu môi xì một tiếng rõ to rồi ra lệnh cho con rồng phun lửa đốt chàng cowboy suýt chết. Dù gì thì ở chung với con rồng, nàng cũng không phải làm việc cực nhọc và sinh con đẻ cái đến hư cả dáng supermodel. Chàng cowboy bị bỏng cấp độ ba thất thỉu quay về miền viễn tây vừa hát: "Tôi là một chàng cao bồi cô đơn....!!" vừa nghĩ đến số tiền cá cược sắp thua vì đã trót huyên hoang với các tay cao bồi khác rằng sẽ xỏ mũi con rồng và công chúa dẫn về.

*British Rock: Các chàng hiệp sĩ Anh Quốc kéo đến thành từng đợt như những làn sóng và không chỉ một lần mà những ba lần. Lần đầu tiên, các chàng ăn vận chỉnh tề, tóc chải cúp như cái nấm, với một phong cách rất ư gentleman nhân danh chúa và nữ hoàng yêu cầu con rồng trả tự do cho công chúa. Con rồng không thèm đếm xỉa khiến các chàng gentleman buồn bã quay về sau khi đập vỡ những cây đàn đắt tiền của mình trước cửa hang rồng. Lần thứ hai, các chàng đến với bộ dạng hung hãn hơn, lớn tiếng đòi con rồng thả công chúa. Khi con rồng vừa ló đầu ra khỏi cổng lâu đài, một chàng dũng cảm nhất trong đám nhảy phắt đến cắn cổ rồng. Tuy nhiên cổ rồng không dễ cắn như cổ dơi hay cổ bồ câu nên chàng hiệp sĩ gãy cả hai hàm răng. Lần thứ ba, cả bọn lại kéo đến trong trang phục da bó sát gắn đầy sên xích và nhân danh Satan đến nói chuyện phải trái với con rồng. Con rồng bị các chàng hiệp sĩ đánh bai bằng thứ âm thanh dữ dội của hai cây guitar solo và bị buộc cải sang đạo Satan. Nghe đâu sau đó, con rồng kết hôn với một chàng hiệp sĩ đồng tính theo đúng những nghi lễ của Satan giáo. Còn công chúa không nghe nhắc đến. Có lẽ nàng bị làm thịt trong lễ cưới của con rồng và chàng hiệp sĩ gay.

Phổ biến kiến thức về nhạc Rock

Định nghĩa: Nhạc Rock là nhạc thời tiền sử, con người ta dùng các nhạc cụ bằng đá, gõ vào nhau tạo ra tiếng động, quê hương của nhạc Rock là ở khu vực Hoà Bình - Bắc Sơn.

Phân loại rock:

Metal là loại nhạc được con người chơi khi đã biết dùng nhạc cụ bằng kim loại, điển hình như trống đồng Đông Sơn.

Heavy Metal là một nhánh con của Metal, đặc trưng của thể loại này là người chơi dùng những nhạc cụ bằng kim loại rất lớn và nặng như kèn đồng, trống đồng cỡ to. Một số trường hợp ca sỹ bị nhạc cụ đè chết đã được ghi nhận trong lịch sử.

Black là thể loại nhạc thường được chơi vào lúc trời tối, phát trên chương trình nghe nhạc đêm khuya, trên sóng FM, tần số .. tự mò.

Death là nhạc được chơi khi có người chết, còn được gọi với tên khác là nhạc đám ma.

Hard Rock là phân nhóm rock sử dụng các nhạc cụ cứng như ống tre, ống nứa, búa, rìu để chơi nhạc. Các ca sỹ chơi Hard Rock thường có xu hướng dùng cơ thể khán giả để thử nghiệm độ cứng của nhạc cụ.

Soft Rock lại là phân nhánh đối ngược với Hard Rock. Người chơi Soft Rock sử dụng các bộ phận mềm để chơi nhạc, điển hình là kèn môi, vỗ tay, vỗ bụng giậm chân, gãi đầu gãi tai, huýt sáo.

Punk Rock là loại nhạc được giới trẻ chăn trâu ưa thích, bắt nguồn từ phong trào ném đá đường tàu.

Folk Rock là nhạc đồng quê sử dụng các nhạc cụ bằng đá (VD đàn đá Tây Nguyên)

Progressive Rock là thể loại nhạc rock được biểu diễn phục vụ người dân chơi tú tấn, tú tiến lên. Loại nhạc này bị mai một khi phong trào tiến lên bị xẹp xuống và phong trào xóc đĩa, phỏm, ba cây nổi lên.

Psychedelic Rock là loại nhạc Rock diễn tả tâm trạng của các chú đang phê thuốc lá, thuốc lào, thuốc ho, thuốc giun,... Xu hướng của người chơi Psychedelic Rock là càng chơi, họ càng nốc nhiều thuốc, điển hình là đồng chí William Cường, vừa chơi nhạc vừa nốc Bécberin, vừa chạy ra nhà xí. Quả chiến công này của chú William Cường đã khiến người ta lấy tên của chú đặt cho tất cả các loại nhà xí trên thế giới (WC).

Alternative Rock là thể loại Rock kết hợp với nhiều loại nhạc khác như dân ca- nhạc cổ truyền, nhạc thiếu nhi, ca trù, cải lương, quan họ, nhạc cung đình Huế.

Tạm thời thế này đã, hy vọng các chú tự xưng là Rocker nhà mình mở mang chút kiến thức xã hội. Ah nhân tiện cũng nói luôn, Rocker, dịch sang tiếng việt có nghĩa là "kẻ ném đá dấu tay"

Định Nghĩa vui về các thể loại của rock ^^!

Định nghĩa: Nhạc rock là nhạc thời tiền sử, con người ta dùng các nhạc cụ bằng đá, gõ vào nhau tạo ra tiếng động, quê hương của nhạc rock là ở khu vực Hoà Bình - Bắc Sơn. 

Phân loại rock: 

Metal là loại nhạc được con người chơi khi đã biết dùng nhạc cụ bằng kim loại, điển hình như trống đồng Đông Sơn. 

Heavy metal là một nhánh con của metal, đặc trưng của thể loại này là người chơi dùng những nhạc cụ bằng kim loại rất lớn và nặng như kèn đồng, trống đồng cỡ to. Một số trường hợp ca sỹ bị nhạc cụ đè chết đã được ghi nhận trong lịch sử. 

Black là thể loại nhạc thường được chơi vào lúc trời tối, phát trên chương trình nghe nhạc đêm khuya, trên sóng FM, tần số .. tự mò. 

Death là nhạc được chơi khi có người chết, còn được gọi với tên khác là nhạc đám ma. 

Hard rock là phân nhóm rock sử dụng các nhạc cụ cứng như ống tre, ống nứa, búa, rìu để chơi nhạc. Các ca sỹ chơi hard rock thường có xu hướng dùng cơ thể khán giả để thử nghiệm độ cứng của nhạc cụ. 

Soft rock lại là phân nhánh đối ngược với hard rock. Người chơi soft rock sử dụng các bộ phận mềm để chơi nhạc, điển hình là kèn môi, vỗ tay, vỗ bụng giậm chân, gãi đầu gãi tai, huýt sáo. 

Punk rock là loại nhạc được giới trẻ chăn trâu ưa thích, bắt nguồn từ phong trào ném đá đường tàu. 

Folk rock là nhạc đồng quê sử dụng các nhạc cụ bằng đá (VD đàn đá Tây Nguyên) 

Progressive rock là thể loại nhạc rock được biểu diễn phục vụ người dân chơi tú tấn, tú tiến lên. Loại nhạc này bị mai một khi phong trào tiến lên bị xẹp xuống và phong trào xóc đĩa, phỏm, ba cây nổi lên. 

Psychedelic rock là loại nhạc rock diễn tả tâm trạng của các chú đang phê thuốc lá, thuốc lào, thuốc ho, thuốc giun,... Xu hướng của người chơi Psychedelic Rock là càng chơi, họ càng nốc nhiều thuốc, điển hình là đồng chí William Cường, vừa chơi nhạc vừa nốc bécberin, vừa chạy ra nhà xí. Quả chiến công này của chú William Cường đã khiến người ta lấy tên của chú đặt cho tất cả các loại nhà xí trên thế giới (WC). 

Alternative rock là thể loại rock kết hợp với nhiều loại nhạc khác như giân ca- nhạc cổ truyền, nhạc thiếu nhi, ca trù, cài lương, quan họ, nhạc cung đình Huế.

Phân loại con gái theo nhạc ROCK!

Hehe, cái nỳ mình câu trên rockpassion.vn về cho a e xem đối tượng loại j rồi tính kế để cưa. Tài liệu chỉ có tính chất tham khảo, a e nên cập nhật thêm vì con gái thời nay hay thay đổi lém! 

1. Anti-rock girls:

+ Là những nàng không thích rock, hoặc có ác cảm từ ít đến nhiều với rock, ghét thứ nhạc giật đùng đùng, ghét kiểu thời trang bụi bặm, hoặc ghét phong cách của anh em Rock fan nhà ta.

+ Thể loại ưa chuộng: thường là R&B, hip hop, pop các loại…Cũng có lẫn vào một số tín đồ của classic, Trịnh…

+ Số lượng: Nhiều không đếm xuể

+ Ưu điểm: 

- Nhìn chung ngoại hình từ thượng vàng đến hạ cám, kiều nào cũng có. Tuy nhiên, cần lưu ý phần lớn hot girls, cute girls đều nằm trong số này, không chệch đi đâu được. 

- Về tính cách, các nàng anti-rock sẳn sàng mang đến cho anh em cảm giác ‘sung sướng’ bởi nàng dễ yêu, dễ bảo, biết chiều bạn trai, biết đọc cẩm nang teen tìm hiểu cách giữ ‘chồng’, biết nghiên cứu tạp chí thời trang, làm đẹp để tha hồ làm ta “mòn con mắt”. 

- Yêu các nàng anti-rock, anh em được tận hưởng hương vị của một Xmen, trở thành bờ vai vững chắc cho nàng tựa vào, cho nàng thút thít, những khi nàng bị mẹ mắng, điểm kém, tăng cân hay khi con gấu bông của nàng đột nhiên trông … “buồn làm sao ấy”!

+ Nhược điểm: 

Sở thích, tính cách, quan niệm sống đụng nhau chan chát! Thật mất hứng khi ta giật giũ với Cannibal Corpse trong khi nàng chìm đắm trong những “công chúa xà phòng” hay “kem dâu tình iu”. Thật lực bất tòng tâm khi nghe nàng huyên thuyên tình hình showbiz Việt, trong khi ta chỉ biết những chuyện đại loại như chừng nào ETOS ra album mới. Thật vô lí khi nàng một mực bắt ta bỏ thuốc, bỏ rượu, bỏ rock…Thật điên tiết khi phải thường xuyên chịu đựng những cơn giận hờn dai dẳng kiểu con nít của nàng…Nói chung, đồng sàng dị mộng!

2. Rock girls

+ Là những nàng tự hào tuyên bố mình nghe rock, yêu rock, sẵn sàng chết cho … alternative rock hoặc pop punk!

+ Thể loại ưa chuộng: như đã kể trên, bonus thêm một số artist: Jonas Brother, Simple Plan, Hananh Montana, Avrile, Microwave …[Lưu ý: các band chỉ mang tính chất minh hoạ]

+ Số lượng: Không nhiều bằng loại 1, nhưng hiện nay cũng nhiều.

+ Ưu điểm: Gần giống loại 1, nhưng nhiều lúc chơi đồ bụi, nhìn đỡ nhàm chán.

+ Nhược điểm: 

Sở thích, tính cách, quan niệm cũng đụng nhau chan chát, nhưng loại này thường bị mấy anh già già bảo thủ kịch liệt chỉ trích. Biết vậy thôi, bàn rộng ra lại dính líu đến vấn đề True & Fake thì tốn thêm ít nhất vài entry nữa mới đủ. Nàng cũng có những thần tượng “dốc” đẹp trai, chẳng khác nào mấy em Vpop, nhưng lại chuộng màn rạch tay rạch chân phản cảm. Một nhược điểm khác, luận rock với nàng gần như vô phương và vô ích, dù nàng là “rock fan”.

3. Metalhead girls

+ Là những “nường” chuyên nghe metal, từ gothic đến heavy, death, black ….và thường ít trực diện bày tỏ tình yêu với rock.

+ Thể loại ưa chuộng: đa phần là gothic. Nhưng cũng không thiếu những chị chuyên trị các món khoái khẩu của cánh con trai.

+ Số lượng: Ít nhưng không hiếm.

+ Ưu điểm: 

- Cá tính là chắc chắn nhưng không phô trương như loại 2. Tư tưởng thoáng, thoải mái, không bắt ta bỏ những thứ ta thích [nhiều lúc còn nhậu, hút cùng ta].

- Ta tha hồ nhìn ngắm nàng khác mà không phải lăn tăn vì sợ vợ ghen, ta vui sướng dắt nàng đi show, cùng giật cùng lắc, ta thích thú luận rock cùng nàng suốt cả ngày mà không phải giải thích sự khác nhau giữa metal với rock. Nói chung, có lợi về lâu dài!

+ Nhược điểm: 

- Tính tình “dễ thương” thế, bù lại đa phần trông hơi “dễ sợ”. Cá tính mạnh nên nhiều lúc khiến ta hoài nghi về mức độ “đàn ông đích thực” của mình. 

- Chưa kể các chị em metalhead mà Ju biết, hầu như ai cũng bướng và gan lì [nói giảm nói tránh của “khó dạy dỗ”] Nàng không sợ bloodrunk, Overkill hay Dismember… thì ta là cái củ tỏi gì mà nàng phải sợ cơ chứ!

4. Mixed-type girls 

+ Nghe đủ loại, từ Vpop, Kpop, Jpop qua Hip hop, Rapcore đến Nu, Alternative rồi sang Gothic, Doom, Progressive, Death, Black…

+ Thể loại ưa chuộng: Mọi thứ khác đồng hạng, cái nào hay thì nghe.

+ Số lượng: Ít nhất trong 4 loại

+ Ưu điểm: Kết tinh của cả 3 loại trên nhé!

+ Nhược điểm: 3 loại trên mỗi thứ lấy một ít, sao cho tác dụng vừa đủ là được. 

Hihi, mình thuộc loại 4 (hàng hiếm), nghe mỗi thứ 1 ít.

Nhóm 1: Nhạc Trịnh (nghe từ...trong nôi :P), nhạc giao hường, Eminem, Adele,...

Nhóm 2: Linkin Park, Green Day, Coldplay,...

Nhóm 3: Disturbed

Ko bit Kyo ở nhóm nào nhỉ?

Chủ đề tương tự:Chắc mọi người nghe nhạc cũng muốn biết về dòng nhạc mà mình đang nghe, dòng nhạc nào mình thích, hãy đọc bài này và cảm nhận nhé

__Thrash Metal : đặc điểm nổi bật của thể loại này là giọng vocal như đang gầm gừ, những đoạn riff rất phức tạp, nhanh và mạnh, kết hợp cùng tiếng trống “khủng bố” ( dàn trống có 2 bàn đạp) thực sự tạo nên những âm thanh hết sức “hung bạo” 

Có lẽ ai cũng biết Tứ Bất Tử của dòng này là Metallica, Megadeth, Slayer và Anthrax . Anthrax đánh đoạn riff tới tấp, là band ảnh hưởng nhiều nhất đến dòng Rap Metal sau này. Slayer là band mạnh mẽ nhất với những cú riff xoáy riết, có album Reign In Blood (năm 86) được rất nhiều rockfan cho rằng đó là 1 trong những đĩa Thrash tàn khốc nhất. Megadeth sáng tạo ra lối đánh Techno-Thrash với nhịp điệu luôn thay đổi..... (Metallica chắc không cần nhắc đến nữa )

__Power Metal : đây là một thể loại dựa trên "tốc độ nhanh" và "âm thanh mạnh bạo" kết hợp với những bài nhạc mang chủ đề có tính chất anh hùng ca (epic). Nội dung thường kể về Truyền thuyết các vị Vua, những hiệp sĩ oai phong lẫm liệt, những chiến binh “sắt” ,“thép” cực kì dũng cảm, các cuộc Thập tự chinh, cuộc chiến tranh vĩ đại, ca ngợi các tướng sĩ quả cảm anh hùng , đề cao tuyệt đối POWER....

Đặc trưng của dòng này là giọng tenor (thậm chí là soprano như của Nightwish) cao ngất sục sôi, trống được đánh với nhịp độ dồn dập, độc lập với tiếng guitar liên tục lên tới những thang âm rất cao rồi bỗng rơi xuống những âm vực cực thấp rất nhanh chóng ;các đoạn solo tuyệt vời đầy nghệ thuật cùng những giai điệu luôn được trau chuốt tạo nên sự hưng phấn, kích thích người nghe mạnh mẽ, như ngọn lửa hừng hực thúc giục mọi người ra chiến trường 

Nói đến Power không thể không nhắc đến những cái tên như Hammer Fall, Blind Guardian, Armory, Metal Church, Kamelot, Rage, Jag Panzer, Avantasia, Nightwish hay Manowar (King of Metal ??? He he ) 

Nhưng 3 band này đáng xếp vào top “giành huy chương” : Helloween, Stratovarius và Rhapsody . Cách đây 15 năm, Helloween với “Keeper of the seven keys” bán được trên 1 triệu bản đã phổ biến rộng rãi Power Metal trên toàn toàn thế giới. Stratovarius kết hợp rất nhuần nhuyễn phong cách Power Metal sôi nổi đầy nhiệt huyết với chất neo-classical trí tuệ phức tạp. Cùng với 10 album của Helloween, những album của Stratovarius như Episode, Visions, Destiny, Infinite... thực sự là nền móng vững chắc của đế chế Power. Sau đó, Rhapsody đã mang đến 1 hơi thở mới cho Power Metal với hơi hướng Progressive. Họ đã chơi 1 thứ nhạc đầy nghệ thuật, có 1 cốt truyện đầy li kì hấp dẫn về thanh gươm ngọc lục bảo xuyên suốt 4 album của mình.

Death Metal : đây là thể loại nhạc khốc liệt nhất của Metal nói chung và Rock nói riêng. Tiếng trống 2 bàn đạp mạnh như vũ bão ; tiếng guitar nặng nề với cường độ mãnh liệt, nhịp điệu thay đổi từ tốc độ rất nhanh đến rất chậm nhưng không dừng hẳn lại ; giọng hát chính khi thì khàn đục như ma quỷ, khi lại lanh lảnh như muốn làm thủng màng nhĩ người nghe. Lời ca của Death metal chủ yếu chống đối lại những bất công, sự suy đồi đạo đức của xã hội, chống chiến tranh... 

Có nhiều người không thích nghe thể loại này vì cho rằng nó ma quái, đen tối. Nhưng đây là 1 định kiến sai lầm. Death không chỉ toàn máu me, chết chóc, đập phá nổi loạn mà còn có nhiều giai điệu rất đẹp, các đoạn solo đầy lãng mạn... Đơn cử như Melodic Death với những giai điệu guitar mạnh mẽ kết hợp với tiếng Keyboards hay violon, cello du dương ... đã làm “ thi vị hóa” dòng nhạc Death 

Các dòng Death tiêu biểu:

Grindcore Death metal: Dòng nhạc thường đánh hỗn loạn, các câu guitar thường đứt đoạn và bị ngắt đột ngột và bài hát khá ngắn và nhạc thì luôn bị đẩy lên với cường độ rất cao. Khi nghe thể loại này có lẽ bạn nên chuẩn bị một thần kinh vững chắc.

Những ban nhạc tiêu biểu: Brutal Truth(Mỹ), Sepultura(Brazil), Napalm Death(Anh), General Surgery(Thuỵ điển), Cryptopsy(Canada) 

- Hardcore Death metal: đây là sự kết hợp tuyệt vời của thể loại nhạc Hardcore và Death metal. Các ban nhạc chơi thể loại này thường chơi guitar khá trau truốt ngược hẳn với Grincore.

Những ban nhạc tiêu biểu: Carcass(Anh), Satariel (Thuỵ điển) 

- Satanic Death metal: Thể loại này có đặc trưng là ca từ chỉ duy nhất một mục đích là báng bổ tôn giáo và tôn thờ quỷ Satan.

Những ban nhạc tiêu biểu: Deicide(Mỹ), Immolation(Mỹ), Blood of Christ(Mỹ) 

- Melodic Death metal: Đặc trưng của dòng nhạc này là những giai điệu guitar mạnh mẽ kết hợp với tiếng Keyboards hay violon, cello... du dương trên nền nhạc dữ dội của Death metal, ca từ cũng được trau truốt kĩ và biểu cảm hơn. Cái nôi của Melodic Death metal chính là ở Bắc Âu đặc biệt là Thuỵ điển. Nhóm tiên phong đầu tiên cho thể loại này là Ceremonial Oath(Thuỵ điển) với album đầu tay "The book of truth" năm 1992. Hiện nay nhiều nước trên thế giới có nhiều ban nhạc ra đời và chịu nh hưởng rõ nét của Swedish Melodic Death metal (Nước Nga có nhóm Absurd, Đức có Mourning Caress)

Những ban nhạc tiêu biểu: Gardenian(Thuỵ điển), Dark Tranquility(Thụy điển), In Flames(Thuỵ điển), Ebony Tears(Thuỵ điển), Sentenced(Phần lan), Children of Bodom(Phần lan), Caledonian(Phần lan) 

- Gothic Death metal: Đây cũng là một dòng nhạc không kém phần du dương so với Melodic Death metal. Có thể nói 95% các ban nhạc Gothic sử dụng giọng nữ cao trong âm nhạc của mình. Lời ca của thể loại này khá là sâu xa, huyền bí. Nhạc của Gothic Death metal thường chậm và buồn hơn dòng Melodic và một điểm khác nữa là không như Melodic, Gothic luôn sử dụng nhạc cụ chủ đạo là Keyboards. Nó rất hay bị nhầm lẫn với thể loại Doom một phần nguyên nhân là có rất nhiều nhóm kết hợp gothic với doom metal (Trail of Tears của Nauy, Godgory...)

Những ban nhạc tiêu biểu: Crematory(Đức), Paradise Lost(Anh), Dark, Tristiana(Nauy)

- Industrial/Techno Death metal: Dòng này mang đậm chất công nghiệp kết hợp với một chút nhạc điện tử. Thể loại này bắt nguồn từ Mỹ, nơi mà nền công nghiệp rất phát triển và cũng đầy sự áp bức bóc lột. Thể loại nhạc này tôi rất thích Fear Factory nhưng chỉ tiếc là sau này ban nhạc chuyển sang chi Nu metal.

Những ban nhạc tiêu biểu: Fear Factory(Mỹ), Distant Sun(Canada), Deathstars(Thuỵ điển), Godflesh(Anh) 

- Progressive Death metal: Thể loại nhạc này rất khó nhận biết rõ được, có lẽ đặc điểm của Progressive Death metal là bài hát thường rất dài, vượt ra khỏi khuôn mẫu truyền thống, phá bỏ cấu trúc âm nhạc truyền thống. Nhạc cụ của họ cũng không bị bó buộc bởi những nhạc cụ chủ chốt, thậm chí tư tưởng của họ còn chịu ảnh hưởng của thể loại nhạc cổ điển. Lời nhạc thường có cốt truyện với một ý tưởng to lớn, đầy trí tuệ và nghệ thuật. Với dòng nhạc này tôi cực khoái Haggard, bạn nên mua ngay nhóm này về khi có thể và sẽ mê mệt ngay nhóm này cho dù bạn không phải là fan của Death metal.

Những ban nhạc tiêu biểu: Opeth(Thuỵ điển), Cynic(Mỹ), Haggard(Đức)

- Death/Black metal: Những nhóm chơi dòng nhạc này thường thể hiện loại nhạc là death nhưng mang tư tưởng của Black metal hoặc là lúc thì chi Death lúc chuyển sang chi Black (Vd như Hypocrisy). Đây là bằng chứng cho thấy Death và Black rất gần gũi với nhau và càng ngày càng kết hợp với nhau.

Những ban nhạc tiêu biểu: Behemoth(Balan), Hypocrisy(Thuỵ điển), Daemusinem(Italia), Dissection(Thuỵ điển), Mortal Intention(Đức), Miasma(áo), Angel Corpse(Mỹ) 

- Thrash/Death metal: Luôn thể hiện một lối đánh cực nhanh, tiếng trống "giã" rất dồn dập và dữ dội. Còn vocals thì hát nhanh như gió cuốn. Đó là phẩm chất dễ thấy nhất của thể loại Thrash/Death, một sự kết hợp có từ thủa sơ khai của Death metal.

Những ban nhạc tiêu biểu: Opprobrium(Brazil), Massacra(Pháp), Evil Dead(Mỹ), At the Gates(Thuỵ điển), Agressor(Pháp), Carnal Forge(Thuỵ điển), Enter My Silence, Destruction(Đức)

- Dark metal: Một thể loại rất khó phân biệt nó thuộc Death hay Black nữa (Tạm xếp vào Death metal vậy, vì tôi trót lấy lời của Rotting Christ làm minh hoạ mất rồi). Lời ca của Dark metal rất u ám nhưng cũng rất lãng mạn và đậm nét sử thi và triết học. Không chỉ như thế nó còn nói đến cái chết, những mối tình tội lỗi và ca ngợi những vị chúa tể của bóng đêm (Nói chung là ca từ khó hiểu lắm). Rất nhiều người đánh đồng dòng này với Black metal. Nhưng tôi thiết nghĩ nó chưa chắc đó là Black metal bởi vì tư tưởng của họ cũng không có gì đen tối cho lắm.

Những ban nhạc tiêu biểu: Rotting Christ(Hy lạp), Ancient Ceremony(Đức), Autumn Tears(Mỹ), Decameron(Thuỵ điển với các thành viên của Dissection)

 Doom/Death metal: Lại một sự kết hợp nữa, lần này là Death metal với Doom metal. Với âm nhạc nặng nề , tâm trạng u sầu cộng với giai điệu chậm rãi, tiếng trống lê nhịp không hung hãn như vốn có của phong cách Death metal. 

Những ban nhạc tiêu biểu: Carpathian Full Moon(Nauy), Dies Irae(Mexico), Diabolique(Thuỵ điển với các thành viên của nhóm At the Gates), Gardens Of Gehenna(Đức), Nightfall(Hy lạp), Thalarion(Slovakia) 

- Brutal Death metal: Trong các dòng nhạc của Death metal, Brutal Death metal được xem là dòng nhạc nặng nhất, tàn khốc nhất, điên loạn nhất hành tinh đúng như cái tên gọi của nó. Với đặc trưng là Drummer chi cực kì tốc độ nghe như tiếng súng máy cùng với giọng additional vocals thỉnh thong lại gào thét rùng rợn. Hiện nay nhiều rockfan nhầm lẫn Brutal với Grindcore, có lẽ là do 2 dòng nhạc này cùng đưa âm thanh lên cực điểm và có một số nhóm chi kết hợp cả hai dòng nhạc này(Brutal/Grincore Death metal) như Obliterate (Slovakia), Abaddon Incarnate(Ailen). Nhóm tiên phong thử nghiệm Brutal là ban nhạc Mind Snare(Italia) với bản Demo đầu tiên: "Satan's Slaughter"(1990), đội hình nguyên thuỷ lúc đó gồm hai thành viên là Gigi Casini(bass/vocals) và Chris Benso(Guitar). Tuy nhiên không hiểu lý do gì mà nhóm này mãi tới năm 2000 mới ra album đầu tiên. Nhưng người đặt dấu ấn lớn nhất cho Brutal Death metal đó là nhóm Broken Hope(Mỹ) với album đầu tiên năm 1992: "Swamped in Gore" làm cả thế giới phải kinh ngạc vì cường độ âm thanh khủng khiếp của nó.

Những ban nhạc tiêu biểu:Broken Hope(Mỹ), Hate Enternal(Mỹ), Sinister(Mỹ), Vile(Mỹ), Goratory(Mỹ), Origin(Mỹ), Impurity(Mỹ), God Dethroned(Hà Lan), T666, War Corpse(Mỹ), Krisiun(Barzil) 

__Black Metal : Tuy đứng riêng ở 1 nhánh, nhưng Black vẫn hay được các rockfan gọi là người anh em song sinh của Death. Theo nghĩa rộng, có thể hiểu Black là hình ảnh của Satan. Đặc điểm của thể loại này : Nhịp phách của trống như “điên loạn” và “hoang dại”, lời nhạc ma quái, tiếng hát của vocalist như tiếng than vang lên từ lòng đất, tiếng keyboard thánh thót đi kèm với tiếng guitar điện hay bị “ méo mó” và vô cùng “ngược tông” khiến người nghe luôn có cảm giác bị kìm nén như không có lối thoát. Ca từ đề cập đến hình tượng huyền bí của quỷ Satan, những cuộc chém giết đẫm máu, phỉ báng thần thánh, đập phá nhà thờ., tán dương những học thuyết hư vô kì bí hay những câu truyện thần thoại ở bán đảo Scandinavi.... 

Dòng nhạc này bắt đầu vào những năm đầu thập kỉ 80 với band Bathory và 1 phần nào đó là Venom, Samael . Cuối những năm 80, Mayhem đã đánh bóng hình ảnh của Black Metal, kéo theo 1 loạt các band của Nauy như Dark Throne, Immortal, Burzum.... Thập kỉ 90 đã đánh dấu 1 phong cách mới cho Black như việc mang theo âm hưởng của dân ca xứ Scandinavi và tiếng keyboard điện tử hoà âm đầy nghệ thuật của các band Cradle Of Filth, Dark Funeral, Satyricon, Borkanagar, Emperor...

Doom Metal và Gothic Metal : lối đánh chậm chạp, nặng nề, nền nhạc u buồn tang tóc là đặc trưng cơ bản nói chung của 2 thể loại này (nếu như Death đánh càng nhanh càng tốt thì Doom/Gothic ngược lại, càng chậm càng hay). Doom chú trọng nhiều đến guitar và trống, còn Gothic quan tâm đến giọng nữ soprano với tiếng keyboard . 

Band nhạc vốn chơi Heavy Metal những năm 70 Black Sabbath đã đặt nền móng cho Doom ngày nay với những âm thanh u sầu ảm đạm trong các album “"Paranoid" và "Master of Reality". Trouble, Angel Witch, Saint Vitus, Candelmass... là các band mở đầu và mở đường cho Doom. 

Vào đầu thập niên 80, Christian Death là band nhạc tiên phong của dòng Gothic. Thể loại này có vào tiếng keyboard réo rắt trải dài, tổng hợp các loại âm thanh tuôn tràn ào ạt như sóng dữ . Giọng nam trầm khàn đục, thỉnh thoảng gào thét chói tai như Death kết hợp với giọng nữ cao lanh lảnh như Opera nghe u ám và kì dị. 

Gần đây, Doom ngày càng mang đậm chất Gothic và ngược lại. Thể loại Doom/Gothic (hay là Doom-Death) ngày càng được nhiều band đánh: Trail Of Tears, Moonspell, Dawn Of Dreams ,Tristania , Theatre Of Tragedy, Crematory, Tiamat, Lake of Tears, Katatonia, Opthalama , 3 band nổi tiếng của Anh Paradise Lost , Anathema và My Dying Bride. ... 

Thuyết tương đối của Albert Einstein không chỉ đúng với vận tốc và thời gian. Nó còn đúng với Rock nữa 

Mọi định nghĩa và tính chất của các dòng Rock chỉ mang tính tương đối. Chính những band nhạc huyền thoại, bằng thiên tài của mình, đã sáng tạo, định hình và phát triển các thể loại của Rock chứ hoàn toàn không phải ngược lại. Vì vậy, đừng nên quá cố gắng tìm hiểu và phân biệt band này thuộc dòng gì, bài kia chơi với phong cách nào....

Heavy Metal

Miêu tả: Được biết như là thể loại ‘kinh điển’ hay ‘thuần khiết’ của nhạc metal. Heavy metal đã sinh ra tất cả những gì thuộc về nhạc metal và tất cả những thể loại metal được miêu tả dưới đây. Có lẽ ban nhạc đầu tiên chơi heavy metal là Black Sabbath, họ chính là nguồn cảm hứng cho trào lưu New Wave Of British Heavy Metal (NWOBHM), làn sóng mới của nhạc heavy metal nước Anh, kéo theo những ban nhạc như Iron Maiden, Saxon, Judas Priest, Motor Head và rất nhiều ban nhạc nữa mà ngày nay đã bị quên lãng.(Càng nói càng thấy vóc dáng khổng lồ của Black Sabbath) Trào lưu NWOBHM đã có 1 cuộc sống ngắn ngủi và biến mất vào giữa những năm 80 với sự xuất hiện của Thrash metal. Tuy nhiên, Heavy metal vẫn rất phổ biến trong những năm 80 cho đến tận bây giờ. Một VD sinh động là Iron Maiden, họ vẫn đang chơi rất hay với những âm thanh heavy truyền thống. Hiện nay dòng này đã xuất hiện những biến thể mới. Đó là Heavy metal mới như Nevermore, Disturbed, Pantera,.. 

Những ban chơi theo thể loại này:Black Sabbath, Iron Maiden, Judas Priest, Motorhead, Ozzy Osbourne (những cái tên kinh điển !!&#33....

Glam/Hair metal

Là những gì mà metal tạo ra cho MTV vào giữa những năm 80 nhờ vào Bon Jovi, Poison, Def Leppard và nhiều ban nhạc khác mà hình ảnh của họ thường quan trọng hơn âm nhạc của họ.Ở 1 khía cạnh nào đó, nó cũng giống như trào lưu boysband, nu metal ngày nay: 1 ban nhạc trở nên nổi tiếng và những nhà sản xuất đã nhanh chóng tạo ra hàng tá những bản sao (trên thực tế có 1 số ban rất hay và thực sự có tài).Tuy nhiên, ‘cái chợ âm nhạc’ này nhanh chóng đầy * những ban pop metal (còn tệ hơn cả hair metal) và hair metal biến khỏi MTV cũng như trên sóng radio cũng nhanh như khi nó xuất hiện. Đặc điểm chung của thể loại này là các thành viên trong ban nhạc thường ăn mặc khá lập dị, diêm dúa với những bộ đồ loè loẹt, cầu kỳ, có vẻ rách rưới: quần thì bó sát còn áo xùm xoè như những mớ rẻ rách trên người, đầu tóc thì bù xù. Về âm nhạc thì phần guitar khá nghèo nàn, phối khí đơn giản, trong ban nhạc thường chỉ có 1 lead guitar. Hồi mới nghe rock, ban nhạc tôi thích nhất chính là Bon Jovi, tôi nhận ra 1 đặc điểm của Bon là các bài hát thường mở đầu với 1 câu trống, lúc đó tôi cảm thấy rất thú vị và cho rằng nhạc của Bon rất mạnh mẽ. Thế nhưng sau này khi đã hiểu biết hơn tôi mới thấy đó là do nhạc của Bon Jovi rất nghèo nàn, phối khí đơn giản, phải dùng trống để bù vào (tôi cho là tay trống của Bon, Ticco Torres, rất hay), tệ hơn nữa là chẳng biết đoạn guitar solo ở đâu!!? Def leppard cũng giống y như vậy tuy phần guitar có khá hơn vì có đến 2 cây guitar trong đội hình.(Theo tôi thì chỉ nên gọi nhạc của Bon là hard rock thôi, bởi chẳng thấy câu riff đâu cả) Tôi rất buồn khi thấy Skid Row trong danh sách này nhưng công bằng mà nói, ngoài mấy bản ballad đặc sắc với chất giọng của Bach thì nhạc của Skid khá là nhạt. Và hình ảnh của Bach quan trọng đến nỗi người ta chỉ biết đến Skid khi có Bach còn hiện nay Skid chẳng khác gì 1 bọn vô danh mặc dù vẫn đang hoạt động!!! Tuy nhiên, Glam metal cũng có những gương mặt xuất sắc mà không chỉ có tôi rất thích như Motley Crue, Cinderella.

Điển hình: Motley Crue, Cinderella,Europe, Poison, Skid Row,Bon Jovi...

Progressive metal :Được khai sáng bởi các ban nhạc progressive rock như Rush hay ELP, progressive metal được sinh ra như là sự pha trộn giữa prog rock, rất thịnh hành trong những năm 70, và heavy metal của những năm 80. Những ban đầu tiên chơi thể loại này là Queensryche và Fates Warning nhưng khái niệm progressive metal chỉ được sử dụng rộng rãi sau khi ban nhạc progressive metal nổi tiếng nhất, Dream Theater, xuất hiện vào đầu những năm 90. Bài hát dài với cấu trúc phức tạp, và những đoạn phối khí ở trình độ cao, những album mang tính khái niệm và phần lời đầy trí tuệ, đó là những đặc điểm của progressive metal. Ở Việt Nam, ban nhạc chơi progressive metal được yêu quý nhất chắc là Savatage. Đặc biệt là chị em phụ nữ rất kết ban này. Cũng phải thôi bởi Savatage có phong cách rất đứng đắn (không văng tục hay làm trò kích động như những ban khác) nam tính (nhất là chất giọng của cha Zak Steven, tiếc là anh đã rời ban) mạnh mẽ (nghe nhạc của họ thì rõ) còn lời ca thì quá là triết lý và sâu sắc đến mức khó hiểu (mấy ai dám nhận là đã hiểu hết Believe nào). Có thể nói Savatage như một người đàn ông đứng đắn, mạnh mẽ, sâu sắc, trí tuệ và tràn đầy tình cảm. Phụ nữ còn mong gì hơn thế nữa? 

Pha trộn: Progressive power metal, symphonic progressive metal, symphonic progressive power metal (Savatage)

Điển hình: Dream Theater, Fates Warning, Evergrey, Ivory Tower, Symphony X.

Stoner metal

Stoner metal đơn giản là hard rock có nhiều chất metal hơn, chịu ảnh hưởng theo kiểu Black Sabbath (lại Black Sabbath), xuất hiện đầu những năm 90. Những cú riff chậm, nặng, ‘ đặc quánh’ (do đó nó còn có tên là Sludge metal)chiếm vai trò chủ đạo trong thể loại này. Lý do mà nó được coi là 1 phân nhánh của metal là những yếu tố của hard rock thường xuyên được hoà trộn với những yếu tố của metal như giai điệu của doom metal hay giọng hát của death metal. Những nét đặc trưng khác của thể loại này là lời nhạc và thái độ của các nghệ sĩ: tất cả đều nói về trạng thái ‘phê’ sau khi sử dụng chất kích thích.(chính vì vậy mà nó được gọi là ‘stoner’, lấy từ cụm từ ‘being stoned’-say thuốc).Ban đầu tiên chơi thể loại này có lẽ là Corrosion Of Conformity.

Điển hình: Monster Magnet, Queens Of The Stone Age, Spiritual Beggars, Electric Wizard, EyeHateGod

Symphonic metal

Symphonic metal khó có thể gọi là 1 thể loại riêng biệt bởi nó thường chỉ là yếu tố thêm vào cho các thể loại khác,chủ yếu là Gothic metal và power metal. Như tên gọi của nó (symphonic – giao hưởng), symphonic metal đặc trưng bởi những âm thanh thực sự của dàn nhạc giao hưởng hoặc những âm thanh của dàn nhạc giao hưởng được tạo ra bởi keyboard và rất nhiều ban nhạc sử dụng giọng hát nữ (thực sự rất thích hợp).Những ban nhạc kiểu nay thường có 1 keyboard trong đội hình.

Pha trộn: Symphonic power metal (Helloween, Manowar, Stratovarius...nhiều nhất), symphonic power progressive metal, symphonic gothic metal, symphonic black metal 

Điển hình: Rhapsody, Nightwish, Therion, Symphony X, Within Temptation

Nu metal

Thể loại này có lẽ sẽ thắng trong mọi cuộc bầu chọn “thể loại metal bị căm ghét nhất”. (tôi cũng ghét nu metal vô cùng&#33 Những người nghe metal truyền thống thậmchí còn không coi đó là 1 thể loại trong dòng metal. Nu metal sinh ra cùng với Korn vào giữa những năm 90 và đến nay đã trở thành thể loại metal thịnh hành nhất. Nu metal là sự pha trộn giữa những cú riff guitar nặng,dữ dằn,sơ sài với rap, hiphop, industrial, hardcore, alternative... và những thứ có trời mới biết!!! Nu metal ban đầu chỉ có hàng Mỹ nhưng gần đây đã rất thịnh hành, ở chấu Âu và châu Á cũng đã có những ban nu metal (bọn Thái cũng có, Việt Nam cũng có) 

Biến thể:Rap metal, metalcore 

Pha trộn: Industrial nu metal (củ chuối trộn với củ chuối=nải chuối)

Điển hình: Korn, Slipknot, Deftones, System of a Down, Linkin Park

Nếu người Anh có công phát hiện ra Black metal thì người Nauy đã làm cho dòng nhạc này phát triển một cách rực rỡ. Với Black metal, Âm nhạc của Venom chỉ dừng lại ở mức độ giải trí. Nhưng khi Black metal vượt biên giới nước Anh sang bán đảo Scandinavi (Ðặc biệt là Nauy) thì Black metal không còn mang tính chất giải trí nữa mà bị hướng sang một hướng khác mang đậm tính tôn giáo và sặc mùi bạo lực. Black metal Nauy là sự kết hợp giữa Thrash/Speed metal với sự khát máu đến tàn bạo của người Viking. 

Mayhem là cánh chim đầu đàn của thế hệ cuồng loạn này. Ban nhạc thành lập năm 1984 tại thủ đô Oslo của Nauy, các thành viên nguyên thuỷ của ban nhạc gồm có Jorn (Nectrobutcher), Kjetil (Manheim) và thủ lĩnh tinh thần của ban nhạc: Oystein (Euronymous, theo tiếng Hylạp có nghĩa là hoàng tử của cái chết). Với bản Demo đầu tiên Voice Of A Tortured Skull (1986) của họ đã hứa hẹn cho một tài năng mới của thế giới Black metal. Ba năm sau nhóm ra album LP đầu tiên "Death Crush" dưới sự phát hành của hãng đĩa Deathlike Silence Productions (Hãng đĩa của Euronymous). Chính album này đã đưa Mayhem trở thành một trong những ban nhạc xuất sắc nhất của Norwegian Black Metal, đánh dấu một kỉ nguyên mới của Black, một kỉ nguyên đầy hỗn loạn và quá khích của Black metal. Thế hệ hoàng kim của Norwegian Black Metal không chỉ có Mayhem, bên cạnh họ còn có những tên tuổi không hề kém cạnh như: Emperor, Immortal, Burzum, Old Mans Child, Enslaved, Satyricon, Dimmu Borgir, DarkThrone, Borknagar, Carpathian Forest... 

Những cái tên này đã làm mưa làm gió trong thế giới ngầm của Black metal, âm nhạc của họ được coi như là một chân lý để các nhóm Black metal sau này noi theo. 

Song song theo trào lưu phát triển mạnh mẽ của Norwegian Black Metal là những làn sóng bạo lực. Cả đất nước Nauy đã náo loạn trong một thời gian dài bởi những tư tưởng cực đoan và phát xít của các tín đồ Black metal. Hơn 22 nhà thờ cổ của Nauy đã bị đốt trụi và cả âm mưu khủng bố thế vận hội Olympic mùa đông Lillehammer không thành. 

Trong lúc Black Metal Nauy thập niên 90 mang nhiều màu sắc quá khích và cực đoan thì có một ban nhạc đã thổi một luồng sinh khí mới vào Black metal Nauy với các album "Soria Moria Slott" (1996), "Autumn Leaves - The Rebellion Of Tides" (1997) đó là Dismal Euphony. Họ đã thành công khi hoà quyện những nét đẹp của gothic, symphonic với tính chất hung hãn, dữ dằn của Black metal. Norwegian Black Metal từ đây đã bớt hung hãn hơn, mang nhiều màu sắc nghệ thuật hơn. Dismal Euphony được các nhà phê bình coi là Avant-garde cho một hình thái khác của Black Metal Nauy

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: