Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

rimoto8

Thần Tiên Truyện (các bạn đọc giải trí)

« vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2008, 19:32:34 PM »

________________________________________

mình vừa dịch vừa đưa lên. có điều Thần Tiên truyện của Cát Hồng đời Tấn soạn dùng toàn ngôn ngữ cổ rất khó dịch. mình dịch chủ yếu để đọc giải trí thôi.

Thần Tiên Truyện

(Do Cát Hồng đời Tấn biên soạn)

Lời mở đầu

Cát Hồng soạn nội thiên. Bàn luận những chuyện thần tiên gồm có hai mươi quyển. Đệ tử Cát Hồng tên Đằng Thăng hỏi Cát Hồng rằng: " Tiên sanh nói thần tiên có thể đắc bất tử và ta có thể học từ thần tiên xưa là do nơi đâu?". Cát Hồng đáp: "Tích xưa đại phu nước Tần Nguyễn Thương đã ghi lại có cả trăm người, Lưu Hướng toàn soạn có bảy mươi mốt người. Chuyện thần tiên u ẩn theo nhân gian dị lưu, những gì thế gian nghe ngàn chuyện cũng không sánh bằng một chuyện. như chuyện Trữ Tử vào lửa cưỡi khói, Mã Hoàng đón bắt rồng, Phương Hồi nuốt đá Vân Mẫu, Xích Tương ăn hoa mà đi như gió. Quyên Tử uống nước mà soạn kinh sách, Khiếu Phu lửa mạnh dùng vô cùng, Vụ Quang dạo chơi Bô giới (hẹ khô?). Cừu Sanh khước lão (đẩy lùi sự già nua)bằng cách ăn cây tùng, Cung Sơ ăn đá mà luyện hình, Cần Cao cưỡi cá chép vọt lên không trung, Quế Phụ dùng Quy não (não rùa) để thay đổi nhan sắc, người nữ uống bảy mươi hoàn có thể làm tăng dung nhan, Lăng Dương nuốt Vô Chi mà bay lên cao, Thương Khâu nuốt cỏ xương bồ mà không chết, Vũ Sư dùng Lệ Phu luyện ngủ sắc. Tử Quang chế rồng ở Huyền Đô, Chu tấn cưỡi Tố Cầm (chim trắng) ở câu Thi. Hiên Viên khống chế Phi long ở Đình hồ, Cát Do sai khiến Mộc dương (dê gổ) ở Tuy sơn, Lục Thông đi quanh quẩn bao nhiêu kỷ (ngày xưa một kỷ 12 năm, ngày nay 100 năm) ở Hoàng Lư, Tiêu Sử cưỡi Phụng nhẹ bay lên, Đông Phương y (áo) bay phấp phới ở Kinh Đô, Độc Tử dùng luân thần mà linh hóa, Chủ Trụ phi hành nhờ Đan sa, Nguyễn Khâu trường tồn ở Tuy Lĩnh, Anh Thị cưỡi cá mà lên mây, Tu Dương lấp đá ở Tây Nhạc, Mã Đan dùng chớp mà về gió, Lộc ông leo trèo nơi hiểm trở mà làm suối chảy, Viên Khách ve sầu lột xác ở Ngủ hoa. Ta nay phục hồi sao lại tập tiên cổ này. Thấy tiên trãi qua phục thực ta đã cập nhật vào sách bách gia. Chuyện mà tiên sư đã giải thích, Nho gia đã luận bàn được làm thành mười quyển. Dùng truyện để biết chân tri thức. những kẻ sĩ ở xa những người mà thế tục không thấy biết được sư vi diệu thì không được đưa vào. Tức là cái hướng giải bài rất là giản yếu, không phải ghi ra để khen ngợi. Truyện tuy thâm diệu, kỳ dị nhưng vẫn không thể chuyên chở hết tất cả, chỉ bảo tồn cái đại thể, riêng nói cái hướng hơn. Đa phần các trường hợp đã không được đưa vào trong tập truyện này".

Cát Hồng soạn.

Quyển một:

Nghiễm Thành Tử

Nghiễm Thành Tử là cổ tiên nhân, cư tại núi Không Động, bên trong thạch thất (căn phòng đá). Hoàng Đế nghe vậy thốt nhiên hỏi rằng: " Dám hỏi tiên sanh cái yếu (chính yếu) của chí đạo là gì?" Nghiễm Thành Tử trả lời rằng: " Ông trị vì Thiên hạ, Mây kia không đợi khi nhiều mới bay, Thảo mộc kia không chờ vàng úa mới rụng, vậy dùng ngôn ngữ đủ để nói đến đạo hay sao?". Hoàng Đế lui ra sau đó nhà cư ba tháng rồi lại đến gặp Nghiễm Thành Tử. Ngiễm Thành Tử đầu nằm hướng hướng bắc, Hoàng đế quỳ xuống phía trước bái lại lần nữa để thỉnh hỏi cái đạo trị nhân. Nghiễm Thành Tử choàng dậy nói: "Lớn lắm thay! Điều con hỏi, cái tinh của chí đạo, yểu yểu minh minh (mờ mịt khôn lường), cùng cực của chí đạo hôn hôn mặc mặc (mờ mờ tĩnh tĩnh), không thể thấy, không thể nghe, bảo thần (ôm giữ lấy thần) thì tỉnh, hình dáng sẽ tự đoan chánh; tất tỉnh tất thanh, không bị lao nhọc hình thể, không lay động nhỏ thì có thể trường sinh. Cẩn thận bên trong, bế (đóng) bên ngoài, biết nhiều chỉ có hại mà thôi. Ta biết giữ cái nhất này, lấy cái hòa. Nên một ngàn hai trăm tuổi mà hình thể chưa suy vong. Đắc đạo của ta thì thượng vi hoàng (trên làm vua), hạ vi vương (dưới thì làm vương). Ta cùng với con đến nhanh nơi vô hà (nơi không có gì), nhập vào cửa vô cùng, du nơi vô cực như vậy sẽ cùng nhật nguyệt đồng quang, cùng thiên địa làm thường, người mạng chung sẽ chết, chỉ con được trường tồn vậy".

Nhược Sĩ

Nhược Sĩ là cổ thần tiên. Một người Lô ngao nước yên (không biết danh tính) vào thời Tần chu du đến Bắc hải, đã qua thái âm, nhập vào Huyền quan, đến núi Mông Cốc mà gặp Nhược Sĩ. Người này, mắt sâu nhưng đen huyền, vai như diều hâu mà cổ lại dài, phần thân trên trông tươi tốt, nhưng thân dưới nhìn suy kém. Đang hớn hở đón gió mĩm cười hứng khởi, ngoái lại trông thấy người Lô Ngao này vì trốn bên dưới tấm bia (đang co quắp như vỏ rùa mà ăn cua sò), Lô ngao ngước lên nhìn rồi nói: "tôi chỉ thích ngao du, đã bỏ bè bạn rời làng, quan sát cùng cực lục hợp bên ngoài. Lúc nhỏ ham chơi, lớn rồi không đi nữa. Đã đi vòng bốn cực, tìm những mặt còn thiếu xót, nay trọn thấy phu tử ở đây, lại sợ cùng ngao du làm bạn hữu hay sao"". Nhược Sĩ nghiễm nhiên (trang nghiêm) cười nói rằng " hi hi, con là dân trong châu, không nên đi xa đến đó, như ánh nhật nguyệt mà chở biết bao tinh tú, so với nơi không tên đó cũng thâm sâu như vậy. Xưa ta Nam du nhiều hang động bên ngoài, ở Bắc thì du đến quê hương của trầm mặc, ở Tây thì là yểu minh chi thất (căn phòng mờ mịt), ở Đông thì quán hống đổng chi quang (ánh sang mờ mịt không bờ bến). dưới nó không có địa, trên nó chẳng có thiên. Xem kỷ cũng không thể thấy, nghe cũng chẳng nghe được. bên ngoài kỳ lạ có dòng nước vọt ra, cái hành này nhất cử ngàn vạn dặm Ta tự trách chưa đủ khả năng. Nay con du bắt đầu đến đó thì mới nói là cùng cực của quan sát, há còn hẹp hay sao?. Con tự nhiên làm. Ta đã đổ mồ hôi đầy tràn trên vùng cửu cai (chổ đất bỏ hoang xa ngoài chín châu gọi là Cửu cai) mà không thể lấy cửu trụ". Nói rồi Nhược Sĩ giơ cánh tay lên, bay thỏa thích vào trong mây. Lô Ngao ngước lên thấy vậy, không nhìn mà chỉ than tiếc oán giận như có tang: "ta so với phu tử thì hơn chim Hồng chim Hộc so với loài trùng mềm. đã hành trọn ngày, không rời thước tất mà vẫn tự thấy là xa, chẳng phải tôi đây nói xằng nói bậy, thật buồn thay!".

Trầm văn Thái

Trầm văn thái là người Cửu Nghi, đắc Giang chúng thần đan thổ phù là cái đạo hoàn niên (trở lại tuổi xuan), uống nó thấy hữu hiệu. muốn ở núi Côn Lôn an nghĩ hơn hai ngàn năm nên lấy đạo lý dùng lời văn thâm sâu viết lại: "Thổ phù không pháp phục dược (uống thuốc), hành đạo vô ích". Văn thâm sâu lấy làm toại ý nên trao lại bí yếu này rồi thăng thiên. Nay lấy nhựa gốc trúc nấu đan hoàng thổ, đuổi tam thi, sẽ xuất nhị nhân vậy.

Truyền thuyết về Lão Tử

« Trả lời #1 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2008, 22:11:42 PM »

________________________________________

LÃO TỬ

Lão Tử, Đạo giáo gọi là "Thái Thượng Lão Quân", trong dân gian cho đến nhiều hý kịch, tiểu thuyết thời ấy gọi Ngài như thế. Căn cứ "Hỗn độn đồ"ghi chép , đầu thời Tam Hoàng xa xưa,Lão Tử hóa thân làm Vạn Pháp Thiên Sư, giữa thời Tam Hoàng làm Bàn Cổ Tiên Sinh, thời Phục Hy làm Úc Hoa Tử, thời Nữ Oa làm Úc Mật Tử, thời Thần Nông làm Thái Thành Tử, thời Hiên Viên làm Quảng Thành Tử, thời Thiếu Hao làm Tùy Úng Tử, thời Chuyên Đế làm Xích Tinh Tử, thời Đế Hạo làm Lục Đồ Tử, thời vua Nghiêu làm Vụ Thành Tử, thời vua Thuấn làm Y Thọ Tử, thời vua Vũ làm Chân Thành Tử, thời vua Thang làm Tích Tắc Tử. Tuy Lão Quân nhiều kiếp hóa thân, nhưng từ trước đến nay chưa người nào biết ngày sinh và lai lịch của Ông. Mãi đợi đến thời nhà Thương năm Dương áp ông mới bắt đầu phân thần hóa khí, gá thai nhục thể của Huyền Diệu Vương nữ nhi, mang thai 81 năm trời, sau đó mới ở tại Vũ Đình triều giờ Mão ngày 15 tháng 2 năm Canh Thìn. Giáng sinh tại nước Sở, huyện Khổ, thôn Lai, phố Khúc Nhân.

Đó là một ngày từ khi có sử tới nay là hiện tượng mang thai kỹ lạ, rất lâu không theo chánh lộ mà từ bắp tay trái chui ra và lại giáng sinh dưới gốc cây lý, lúc ấy Ông chỉ gốc cấy nói: "Đây là họ của Ta". Lão Tử theo họ Lý là từ truyền thuyết này.

Khi Lão Tử sanh ra tướng mạo rất đặc biệt, tóc bạc, mặt vàng, trên trán màu trắng và nhiều nếp nhăn, đầu nhô cao, trái trai dài, tròng mắt vuông. Kỳ quái nhất là Ông sinh ra đã có râu đầy cắm, dáng hoàn toàn giống một ông già có bộ râu mép đẹp, cũng có người nói bở cớ duyên như thế nên gọi Ông là Lão Tử.

Lão Tử vốn tên là Lý Nhĩ, tự Bá Dương, hiệu Lão Tử, lại hiệu Lão Đam. Châu Văn Vương lúc ấy làm ở Tây Bá từng mời ông ta làm quan (Thủ Tàng sử) giữ kho sử, quản lý kho sách của nội cung. Thời Châu Võ Vương ông ta đảm nhiệm trụ hạ sử, đây là một chức quan chưởng quản điển chương văn vật. Ông làm mãi cho đến thời Châu Thành Vương, sau đó truyền thuyết nói thời đại Chiêu Vương từ quan ở ẩn. Thời Chiêu Vương năm 23, ông đánh xe trâu đi về ải Hàm Cốc. Người giữ ải là Lệnh Y Hỷ cũng là người thích đạo thuật, lúc Lão Tử chưa đến ông trông thấy có một mống trời màu tím từ đông thẳng sang tây, lúc đó rất vui mừng ngẩng trông, nghĩ có thánh nhân đến, bèn đích thân vui mừng đón ông và hỏi đạo lý với Lão Tử. Nghe nói Lão Tử ở chốn này viết xong quyển Đạo đức Kinh 5000 chữ, đó là quyển sách nổi tiếng của ông. Lão Tử vì sao muốn vượt qua ải? Có người nói ông đã trông thấy triều Châu sắp có loạn, do đó muốn đi nơi xa khác để ẩn Nhưng cũng có người nói ông muống đến Tây Vực giáo hóa một vài tộc khác chưa có văn hóa, thậm chí có người còn nói ông ta đến Án Độ một vùng giáo đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni sau này. Có một vài đạo sỹ căn cứ theo đây gọi Lão Tử là thầy của Phật Tổ vì rát giống như thật, họ còn ngụy tạo ra một quyển "Lão Tử hóa hồ kinh" Đương nhiên, ở đây việc làm không đúng chuẩn mực, nhưng có một sự kiện tuy không tìm được chứng cứ vô cùng xác thực, so ra rất đáng tin, nghe nói thời Châu Kinh Vương năm thứ 17, Khổng Tử từng qua hỏi đạo với Lão Tử. Lão Tử khuyên bạn thanh niên này nên thu lại tài năng, muốn hiểu được đại trí đạo lý dường như ngu dại, thì phải giống như chủ tài sản lớn khéo dấu kín của cải vậy. Khổng Tử nghe lời dạy sau đó khen rằng:"Chim, ta biêt nó có thể bay, cá ta biết nó có thể lội, thú nó có thể chạy, đến như rồng lúc ản hiện ở trên mây, gió thì khó có thể lường được.Ta ngày nay đã trông thấy Lão Tử, ngài chẳng phải là một con Rồng sao?". Do đó có thể thấy trình độ tâm chiết của Khổng Tử đối với vị tiền bối náy, nhân đây nhân gian mãi lưu truyền "Khổng Tử vấn lễ đồ" vẽ bức tranh một học giả trẻ với một ông lão râu mày đều trắng phau khom lưng học hỏi, bên cạnh họ có xe cộ tùy tùng.Thanh niên ấy chính là Khổng Tử và ông già dĩ nhiên là Lão Tử rồi Đây là một lần đại tụ hội của Nho gia và Đạo gia,một hình ảnh rất đẹp đẽ, rất xúc động, ý vị, sâu xa.

Châu Noãn Vương năm thứ 9, Lão Tử đi ra khỏi cửa ải, bay lên núi Côn Lôn, cũng là núi của chư Thần Tiên, nghe nói lúc ở triều Tần, ông lại giáng sanh ở ven sông Hiệp Hà, hiệu là Hà Thượng Công, truyền đạo cho An Kỳ Sinh, sau này cũng thành Thần Tiên nổi tiếng. Thời Hán Văn Đế, lại hóa thành Quảng Thành Tử.Văn Đế luôn thích đọc Lão Tử, liền sai người mời ông hỏi đạo. Quảng Thành Tử nói: "Đạo đức là tối quý, tối tôn, cao đến vô thượng, đâu dám có thể nghe người sai bảo". Lúc ấy, Văn Đế bàn đích thân xa giá đến thăm. Nhưng trong lòng Văn Đế vẫn không vui, bèn nói"Thiên hạ rộng lớn đến đâu đều là lãnh thổ của trẫm, tiên sinh tuy có đạo, cuối cùng là thần dân của trẫm, không những không giữ lễ của thần tử, vì sao còn tự cao tự đại thế? Trẫm có năng lực khiến ngươi trong khoảng khắc biến thành nghèo hèn hay giàu sang!". Quảng Thành Tử nghe xong vửa vỗ tay vừa nhảy, chầm chậm bay lên giữa không trung, giống như một đám mây, cách mặt đất khoảng hơn 100 trượng, rồi dừng lại trong không trung yên lặng. Rất lâu mới cúi đầu xuống đáp lới với Văn Đế: "Tôi nay, trên không phải là trời, dưới không phải là đất,giữa không giống người, đâu dám là tử dân của ai hở? Bệ hạ, Ngài làm sao có thể khiến tôi giàu sang hay bần tiện được?". Văn Đế thấy cảnh kỳ lạ hiếm có này mới giác ngộ, vốn chính thật là thần tiên không phải người phàm, lúc đó vội vàng xuống xe, cúi đầu làm lễ, bày tỏ ý khiêm tốn.

Chuyện giống như thế, từ đời Hán đến đời nhà Đường ở nhân gian truyền tụng mãi không dứt.Tông thất triều đại Đường, bởi vì họ Lý, lúc đó bèn thờ cúng Lão Tử là "Huyền Nguyên Hoàng Đế". Đạo giáo cũng theo đó thành quốc giáo của nhà Đường, cực hưng thịnh một thời.

(Theo Thần Tiên truyện)

ĐÔNG VƯƠNG CÔNG

« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2008, 20:49:04 PM »

________________________________________

ĐÔNG VƯƠNG CÔNG

Đông Vương Công còn gọi là Mộc Công, vốn tên là Nghê, tự Quân Minh.

Lúc thế giới chưa có loài người trở về trước, ông đã hóa sanh ở trên Bích Hải (biển xanh) mênh mang hoang vắng. Tính tình ông trầm tĩnh, tâm linh thông suốt, tuy bề ngoài vô tác vô vi trên thực tế ngược lại có thể giúp đỡ tạo hóa, dẫn dắt vạn vật. Ông ta làm chủ dương khí ở trên thế gian, trấn ở phương đông do đó có hiệu là Đông Vương Công. Phàm tất cả nam nữ thành Tiên đắc đạo trên trời, trên đất đều trong sự quản lý của ông. Ông thường vào ngày Đinh Mão lên đài trông tình hình tu Tiên đắc đạo ở mọi nơi trong thế gian, phân định làm chín phẩm

Nhất phẩm là Cửu Thiên Chân Hoàng

Nhị phẩm là Tam Thiên Chân Hoàng

Tam phẩm là Thái Thượng Chân Nhân

Tứ phẩm là Phi Thiên Chân Nhân

Ngũ phẩm là Trung Linh Tiên

Lục phẩm là Chân Nhân

Thất phẩm là Linh Nhân

Bát phẩm là Phi Tiên

Cửu phẩm là Tiên Nhân.

Các vị Tiên này ngày thành đạo lên trời đều phải trước bái Đông Vương Công (Mộc Công), sau đó bái yết Tây Vương Mẫu (Kim Mẫu), lễ lạy xong rồi mới có thể thăng lên Cửu Thiên, vào Tam Thanh , tham lễ Thái Thượng Lão Quân mà gặp Nguyên Thủy Nguyên Quân.

Năm đầu triều Hán có một đám trẻ con trên đường vừa chơi vừa hát một bài đồng dao: "Mặc quần xanh lên cửa trời, chào Kim Mẫu, bái Mộc Công". Thời đấy chưa có người nghe hiểu được ý nghĩa của bài ấy, chỉ có Trương Lương nghe hiểu được bèn hướng về đám trẻ con lễ lạy, đồng thời bảo người bên cạnh nói: "Đám trẻ con này là Ngọc Đồng của Đông Vương Công".

TÂY VƯƠNG MẪU

« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2008, 21:44:03 PM »

________________________________________

TÂY VƯƠNG MẪU

Tây Vương Mẫu tức là Kim Mẫu bài trước đã đề cập đến. Bà từ Tây Thiên đến Diệu Chi Khí hóa sanh ở Y Xuyên, họ thông tục là Câu, (họ Hà hoặc họ Dương) tên Hồi, tự Uyển Linh, một tự nữ là Thái Hư. Bà quản lý phương Tây và cùng Đông Vương Công thổng quản hai luồng nguyên khí Đông Tây, tới hóa sanh trời đất, đào luyện vạn vật. Phàm con gái đã thành Tiên đắc đạo trên trời, trên đất đều do Bà cai trị, quản lý.

Tây Vương Mẫu trụ ở Huyền Phố trên đỉnh núi Côn Lôn (cũng là vườn hoa trên không trung) một ngôi kiệu là vườn hoa lãng phong. Tất cả có lầu ngọc chín tầng, quanh bên trái là Diêu Trì, vòng bên hữu là Thúy Thủy (nước xanh). Bà có năm cô gái hầu tên: Hoa Lâm, My Lan, Thanh Nga, Dao Phi, Ngọc Chi. Truyền thuyết Châu Mục Công đi xe tám tuấn mã khi tuần phía Tây, từng lấy được báu vật bạch khuê huyền bích, v.v... tới yết kiến Tây Vương Mẫu và còn cùng Tây Vương Mẫu ở trên Diêu Trì bày tiệc rượu. lúc ấy Tây Vương Mẫu đặc biệt vì Châu Mục Công hát một bài ca, lời bài hát:

"Bạch Vân tại thiên, Sơn Lăng tự xuất,

Đạo lý du viễn, sơn xuyên gian chi,

Tương tử vô tử, thượng năng phục lai".

Đại ý rằng: "Trên trời xanh có mây trắng, trên đất có Sơn Lăng, chúng ta khoảng cách xa, lại có núi sông ngăn cách, nhưng mong ngài có thể sống lâu không chết, (trường sanh bất tử) lại đến đây nữa!".

Triều Tây Hán hiệu Nguyên Phong năm đầu, Tây Vương Mẫu giáng lâm ở trên điện Võ Đế, và còn cho hoàng đế bảy trái đào tiên, tự mình ăn hai quả. Võ Đế muốn lưu giữ hạt đào, Tây Vương Mẫu nói: "Đào này ở thế gian không có, ba ngàn năm mới kết trái một lần!" Lúc ấy, Đông Phương Sóc ở ngoài cửa sổ nhìn trộm,Tây Vương Mẫu bèn chỉ ông ta nói: "Thằng nhỏ này đã tới trộm đào ba lần rồi".Ngày hôm đấy Tây Vương Mẫu chỉ thị nữ Đổng Song Thành thổi sáo, Vương Tử Đăng cầm đàn, Hứa Phi Man trống kèn, an pháp bài hát lên cao cùng chung vì trợ hứng chúc thọ Hán Võ Đế.

Đương nhiên đây là tiểu thuyết gia đời sau biện tạo ra câu chuyện thôi, thử nghĩ đem một vị tôn quý là Vương Mẫu nương nương làm sao có thể vì một vì một đế vương tục thế chúc thọ? Bài trước nói đến Quảng Thành Tử (Lão Tử) không chịu quỳ lạy Hán Văn Đế, ngược lại muốn Hán Văn Đế bái ông như thế so ra hợp lý, "Có thể", còn câu chuyện Tây Vương Mẫu xuống phàm chúc thọ, hoàn toàn do Hán Vũ Đế ham thích thần tiên, vui mừng công lớn, nịnh thần bề dưới làm trợ hứng mà biên tạo ra để làm vui cho vua. Trên thực tế, Hán Vũ Đế suốt đời anh minh, ông chê trách vọng cầu thần tiên. Về già ông giết nhầm thái tử suýt bị xẩy ra chính biến, không phải nói rõ cái hại của mê tín sao? Ông tự mình trước lúc chết cũng hối hận về điểm này. Chân đến cửa thần tiên tuyệt chẳng ham muốn kéo dài dục vọng, ngược lại chỉ ham muốn tịnh hóa và thăng hoa. Nhưng Hán Vũ Đế và Tần Thủy Hoàng cho tiên đạo là người ham muốn kéo dài mạng sống, triệt để đầy đủ thật là (Nam viên Bắc triệt) trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, trèo cây kiếm cá không những thần tiên cầu không được, cuối cùng còn mất mạng sống, mất tông miếu thậm chí còn mất cả thiên hạ bá tánh. Trật một ly sai đi ngàn dặm, thế mà rất nhiều người còn cho tu tiên là tu dục vọng (ham muốn). Cả đời chịu khổ tu hành sau đó lên trời hưởng phước, thật là mê mờ đáng thương, lầm người lầm chính mình. Có nhiều chuyện thần tiên rất hay, cơ bản của nó dụng ý khuyên làm lành, ở chỗ: "trừ bỏ lòng ham muốn của con người, bảo tồn lý lẽ tự nhiên". Có thể đủ khiến cho con người làm việc tốt, tiên hay chẳng tiên có quan hệ gì?

THƯỢNG NGUYÊN PHU NHÂN

« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2008, 10:16:16 AM »

________________________________________

THƯỢNG NGUYÊN PHU NHÂN

Hán Vũ Đế năm hiệu Nguyên Phong ngày mùng 7 tháng 7 năm đầu, Vương Mẫu Nương Nương cưỡi mây tía xa giá (lân vằn ngũ sắc) con lăn có vằn năm màu giáng lâm ở trong cung. Vũ Đế quỳ lạy hỏi thăm, Vương Mẫu lệnh cho vua ngồi, sau đó sai thị nữ nghinh đón Thượng Nguyên Phu Nhân, có truyền thoại nói:

"Lưu Triệt (tên vua Vũ Đế) ham thích đạo thuật, tôi vừa tới thăm ngài, phu nhân không mời mà đến có được chăng?"

Thị nữ trở về nói Thượng Nguyên Phu Nhân vui vẻ nhận lời và đã lên đường. Không bao lâu cách xa Ngân Hà, xuất hiện một vị tiên nữ đoan trang,dung nha dáng người ước chừng 50 tuổi.

Vũ Đế hỏi Thượng Nguyên Phu Nhân là thần thánh phương nào.Vương Mẫu Nương Nương bảo vua Bà là mẹ của Tam Thiên Chân Hoàng, thống quản sách sổ tiên đang có (nguyên quán của tiên đang có).

Không bao lâu, Thượng Nguyên Phu Nhân đã cưỡi kỳ lân giáng lâm. Bà mặc áo bào màu sương xanh, trên đầu chải thành ba búi tóc, tóc dư còn thả xuống tới lưng eo.Vũ Đế thấy bà nghiêng mình lễ bái, Thượng Nguyên Phu Nhân mở lời hỏi Vũ Đế:

"Ngài muốn cầu đạo chăng? Tánh ngài rất thô bạo, rất tham dâm, quá xa xỉ, quá tàn bạo, quá hiểm trá, năm cái hại này thường ở trong ngũ tạng của ngài,dù cho ham thích đạo thuật, cầu trường sanh,cũng chỉ cực nhọc uổng công."

Thượng Nguyên Phu Nhân không khách sáo phê bình xong rồi, sau đó đem mười hai điều giới luật khuyến tu truyền cho Vũ Đế, hy vọng ông ta có thể sửa đổi chuyển làm lành. Vũ Đế cung kính vâng lời dạy, sau đó bằng mắt tiễn đưa vị Thánh Mẫu chầm chậm bay đi.

Nếu như có chuyện "Vương Mẫu chúc thọ" là do nịnh thần biên soạn, chuyện "Thượng Nguyên huấn đế" có ra là từ ngọn bút của trung thần. Đế vương thời cổ đại (quyền sinh quyền sát, chí cao vô thượng) quyền sinh sát rất cao. Nhân đây muốn phê bình một vị đế vương, mọi việc chỉ có thể mượn lời thần tiên. Đạo gia cho là: "Đạo tỷ thế tôn" đây là trong hoàn cảnh chính trị chuyên chế độc quyền ít nhiều phát huy một vài tác dụng của chế độ nhận định (so sánh).

XÍCH TÙNG TỬ

« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2008, 16:38:39 PM »

________________________________________

XÍCH TÙNG TỬ

Xích Tùng Tử là Vũ Sư của thời Thần Nông. Ông từng dạy Thần Nông phép thuật vào lửa không cháy. Sau đó ông đến núi Côn Lôn thường ở trong nhà đá (thạch thất) của Tây Vương Mẫu, đồng thời thích rong chơi trong mưa gió. Con gái nhỏ của Viêm Đế theo ông ta cũng tu thành tiên. Hai người họ tuy đã tu thành tiên nhưng lại thường đến nhân gian để rong chơi. Mưu sĩ Trương Lương của triều Hán Lưu Bang, lúc phụ tá Cao Tổ bình định thiên hạ xong rồi bèn để lại một bức thư nói là theo Xích Tùng Tử vân du bốn biển học hỏi đạo lý tu tập.

HỒNG NHAI TIÊN SINH

« Trả lời #6 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2008, 08:25:28 AM »

________________________________________

HỒNG NHAI TIÊN SINH

Hồng Nhai tiên sinh nghe nói là quan nhạc Linh Luân của Hoàng Đế, sau đó tu đắc đạo thành tiên. Có người nói ông vào thời đại nhà Nghiêu đã ba ngàn tuổi rồi. Vệ Thúc Khanh là tiên nhơn của triều Hán, từng ở trên đỉnh núi rất cao và mấy người cùng nhau đánh cờ. Con trai của ông hỏi ông ta rằng: "Người cùng cha đánh cờ là ai vây?" Thúc Khanh đáp rằng: "Là Hồng Nhai tiên sinh đấy!".

Xích Tùng Tử và Hồng Nhai tiên sinh đều là tiên nhân nổi tiếng, thông thường xuất hiện trong thi văn các triều đại. Ví dụ như trong thơ Du tiên của Quách Phác triều Tấn nói: "Bên trái chào tay áo Phù Khưu, bên phải vỗ nhẹ vai Hồng Nhai". Trong thơ Lý Bạch cũng đề cập đến ông. Đại khái thi nhân so ra điều thoát tục, giàu ở sức tưởng tượng, do đó trên tinh thần, cùng tiên nhân đặc biệt thân thiết, hy vọng cùng họ vượt ra ngoài thế giới, rong chơi bốn phương.

Bài viết: 251

MÃ SƯ HOÀNG

« Trả lời #7 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2008, 20:37:57 PM »

________________________________________

MÃ SƯ HOÀNG

Mã Sư Hoàng là Hoàng đế thú y, chuyên môn sở trường về trị bệnh ngựa, hiểu biết rất nhanh về sinh lý và bệnh lý của ngựa, một khi trị tức liền hết bệnh.

Một hôm ông thấy một con rồng từ trên không trung xuống, hướng về ông ta rũ tai xuống há mồm ra. Sư Hoàng liền hiểu rõ, thì ra con rồng bị bệnh, đến nhờ ông chữa trị nó. Lúc ấy ông dùng phép châm cứu chích vào miệng con rồng, còn lấy cam thảo thuốc thang cho nó uống, không bao lâu thì con rồng quả nhiên được trị lành.

Vì muốn báo đáp ân của Sư Hoàng trị bệnh, rồng cuốn vị thần y này thành tiên bay đi.

Đương nhiên không ai thấy Mã Sư Hoàng đi đâu nhưng chuyện này ngược lại nói rõ về văn hóa Trung Quốc có tư tưởng đặc biệt "thiên nhân hợp nhân" . Con người không những đối với đồng loại nên hòa hảo sống với nhau, cho đến còn ra ăn ở với khác loại. Đây cũng là ý nghĩa chân thật (dân ngô đồng bào, vật ngô dữ dã!) dân là đồng bào ta, vật cùng với ta vậy!

Ngoài ý thuật của Sư Hoàng ra cũng có thể phát hiện Trung Quốc ở thời đại Hoàng Đế y học đã phát đạt rồi. Hiện nay một số người nói châm cứu là từ Trung Đông truyền vào Trung Quốc, sự thật có nhiều sách ghi chép bao gồm kinh điển của Đạo giáo đều có thể chứng minh lịch sử của châm cứu ít nhất có trên hai ngàn năm, lúc đó Trung Đông vẫn chưa thành vùng văn hóa. Do đó thuyết châm cứu xác thật là tinh túy quốc gia Trung Quốc.

VỤ QUANG

« Trả lời #8 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2008, 22:58:56 PM »

________________________________________

VỤ QUANG

Vu Quang người triều Hạ, lỗ tai của ông dài đến bảy tấc, thường ngày thích ăn rau hẹ, hương bồ.

Vua Thang nhà Thương thảo phạt vua Kiệt nhà Hạ thành công rồi, sau đó định nhường thiên hạ cho Vụ Quang. Vụ Quang từ chối không nhận, ông nói với vua Thang:

"Đoạt ngôi vua người ta là bất nghĩa, giết người là bất nhân, Người ta mạo hiểm gặp khó khăn mà tôi ngồi hưởng thụ thành công đó là không liêm khiết. Tôi làm sao có thể tiếp nhận ngôi vị vua của ngài!".

Nói xong, ông liền ôm cục đá to nhảy xuống sông trầm mình.

Nhưng nói cũng kỹ lạ, hơn 400 năm sau, đến thời nhà Đinh vua Vũ ông lại xuất hiện ở nhân gian. Nhà Đinh Vũ định mời ông làm Tể Tướng. Ông lại cự tuyệt kheó léo. Sau đó nghe nói ông đi đến Thượng Phụ Sơn du lịch, từ đây về sau không còn thấy ra khỏi núi.

Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều vị ẩn sĩ cao khiết, khi thay đổi triều đại thà chết cũng không chịu ra làm quan. Còn có một số người thậm chí lúc thái bình cũng muốn ẩn cư không chịu tìm công danh lợi lộc.Vụ Quang là một vị rất điển hình trong số đó, người đời sau nói ông thành tiên rồi, hoặc chính vì yêu mến nhân phẩm cao thượng của ông, không chấp nhận ông chết ở dưới ngọn sóng lớn chăng?! Ở đây giống như Tết Đoan ngọ tế Khuất Nguyên không khác.

MẠNH KỲ

« Trả lời #9 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2008, 23:00:19 PM »

________________________________________

MẠNH KỲ

Mạnh Kỳ người Thanh Hà, ông vì cầu thầy học đạo mà không quản gian nan hiểm trở. Thời Hán Vũ Đế nghe ông bàn về việc năm đầu của triều Chu rõ ràng như trước mắt. Ông từng nói thấy Chu Công ôm Thành Vương ở trong Châu miếu sáng sớm. Mạnh Kỳ lúc ấp đang hầu Chu Công trên đàn, từng lấy tay sờ thân của Thành Vương. Chu Công liền lấy một cái hốt cho Mạnh Kỳ. Mạnh Kỳ rất yêu quí cái hốt này, thường dùng nó phủi tay áo, do đó đến thời Vũ Đế cái hốt này chóng gãy.

Mạnh Kỳ thường ngày ở dưới triền Hoa Âm Sơn hái thuốc, ông nghe nói Hán Vũ Đế ham thích thần tiên bèn khoác áo cỏ lê lại hiện ở nhân gian.

Mạnh Kỳ cầm cái hốt là một cảnh rất thú vị trong bức quốc họa.Tiên nhân đều thành tiên vì sao còn cầm hốt? Là tâm phàm chưa diệt hết hay quyến luyến công danh chăng? Đương nhiên không đúng bởi vì cái hốt này là do Chu Công ban tặng mà Chu Công lại là bậc thánh nhân vĩ đại. Tiên nhân cầm hốt chính là một thứ nhớ nhung đối với tiên vương cổ thánh, và lại ám chỉ thần tiên tuy xuất thế gian nhưng hoàn toàn không phủ nhận giá trị của lễ, nhạc, mà việc làm của tiên là tiên, ắt cần phải bắt đầu tu dưỡng từ thánh hiền. Chuyện tiên nhân cầm hốt là khéo léo nói rõ ("Tiên thánh hiền hậu thế thần tiên") một trình độ thứ tự tu học của mà còn chỉ bảo người đời, tu học đạo không phải chạy trốn mà vượt qua.

BÀNH TỔ

« Trả lời #11 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2008, 09:43:05 AM »

________________________________________

BÀNH TỔ

Bành Tổ là cháu của Châu Húc, đến năm chót của thời đại nhà Ân ông đã 700 tuổi hơn mà thân thể không già yếu chút nào. Ông thường ngày thích yên tịnh, chuyên tâm tu đạo. Châu Mục Vương mến mộ cao danh của ông muốn mời ông nhận chức đại phu. Bành Tổ nói bệnh khéo chối từ. Ông bản tánh không thích chính trị, lại có thuật dưỡng sinh kéo dài tuổi thọ, thường dùng thạch anh, bột mi ca, sừng nai chế thành đơn dược để bổ dưỡng do đó dung nhanh hồng nhuận như thiếu niên không khác. Bành Tổ thường truyền thụ tánh dược cho Thái Nữ, Thái Nữ lại dạy cho Vương hầu đương thời, mà còn chứng minh xác thật (hữu hiệu) có hiệu quả. Bành Tổ biết rồi đành ẩn cư, 70 năm sau đệ tử của ông mới gặp ông ở Tây Vực, có người nói ông buồn nhà Châu suy yếu mới rong chơi bốn phương. Về già ông đến Tứ Xuyên. Do ông quá trường thọ, tất cả có 59 người vợ, 54 người con.

THANH ĐIỂU CÔNG

« Trả lời #12 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2008, 15:33:06 PM »

________________________________________

THANH ĐIỂU CÔNG

Thanh Điểu Công là đệ tử của Bành Tổ, ông được chân truyền của Bành Tổ, vì muốn nghiên cứu tinh thâm tiên đạo bèn đến trong Hoa Âm sơn chuyên tâm tu học. Ông học mãi 471 năm trải qua 10 lần thí nghiệm, có 3 lần chưa được thông qua, sau đó uống vàng nước (kim dịch) mới được bay lên trời. Thái Cực Đạo Quân, bởi vì ông có ba lần ghi chép thất bại, chỉ gọi ông là tiên nhân, chẳng gọi ông là chân nhân.

Tuy đạo hạnh của Thanh Điểu Công chưa đạt đến cảnh giới tối cao, nhưng ông có hệ thống học vấn ảnh hưởng đời sau rất lớn, đó là thuật địa lý phong thủy. Người Trung Quốc cho là phong thủy của mồ mả tổ tiên sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh đời sau của con cháu, quan niệm này nghe nói được truyền từ Thanh Điểu Công. Do đó chúng ta có thể nói Thanh Điểu Công là một tiên sinh địa lý đệ nhất của Trung Quốc. Các tiên sinh địa lý đời sau đều thờ ông là Tổ Sư, thuật phong thủy nhân đây được gọi là Thuật Thanh Ô.

LÃ THƯƠNG (KHƯƠNG TỬ NHA)

« Trả lời #13 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2008, 15:34:25 PM »

________________________________________

LÃ THƯƠNG (KHƯƠNG TỬ NHA)

Lã Thương là người Kỳ Châu, ông là người đại trí có thể biết được còn hay mất.Vì tránh sự bại chính của Trụ Vương nhà Thương, ẩn cư ở Liêu Đông đến năm 30. Sau đó lại ẩn cư ở Nam Sơn, ngày thường thích đến khe suối thả câu không có lưỡi cho nên 3 năm cũng chẳng câu được con cá nào. Mọi người đều khuyên ông không nên câu nữa, ông ta lại đáp: "nguyện giả thương câu" (người có nguyện vọng mới câu) đồng thời biểu thị đạo lý rất thâm sâu trong đó, người thường không hiểu nổi. Quả nhiên, không bao lâu sau ông câu được con cá chép lớn, trong bụng có có chứa binh thư rất cao sâu. Trong bảng Phong thần nói ông ta nhân đây được Châu Văn Vương dùng lễ mời làm Tể tướng của nhà Châu, dùng chiến thuật, chiến lược không lường trước được cạn sâu, để bàn chuyện bình định Thiên hạ, phò tá Vũ Vương, xây dựng triều Châu to lớn.

Người đời sau gọi ông là Khương Thái Công. Đương nhiên, cuối cùng ông cũng thành tiên, nhưng sự tích nổi tiếng của ông vẫn là triết học:"Khương Thái Công lâu ngư nguyện giả thương câu". Cho đến hơn 80 ông mới gặp Văn Vương ở bến sông Vị. Tài cao thành đạt muộn cho nên người đời sau khích lệ rất lớn. Trương Nhạc Quân tiên sinh nói: "Nhân sinh thất thập tài khai thỉ" (đời người 70 tuổi mới trổ tài). Trang Chí Nha Hoài và Thái Công co cái (diệu) khéo khúc điệu khác nhau mà diễn như nhau.

PHẠM LÃI

« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2008, 15:36:04 PM »

________________________________________

PHẠM LÃI

Phạm Lãi tự là Thiếu Bá, người xứ Từ. Ông từng hầu hạ Khương Thái Công, bình thường thích ăn quế, từng đảm nhiệm chức đại phu của nước Việt, phò tá Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô, đạt thành chí lớn rửa nhục phục quốc. Ông có nhiều việc nổi tiếng như lợi dụng Tây Thi làm mỹ nhân kế, giải trừ tinh thần vũ trang của vau Ngô Phù Sai, và còn lấy trộm quân cơ tình báo của nội cung. Phạm Lãi túc trí đa mưu mới có thể trừ Ngô phục Việt. Trong đại thần của Câu Tiễn, Phạm Lãi có công đứng đầu. Nhưng Phạm Lãi là người mưu tính sâu xa, khách quan bình tĩnh. Ông tuy giúp đỡ Câu Tiễn nhưng ngược lại cũng thừa biết chỉ cùng Câu Tiễn hoạn nạn khốn khổ, chớ không thể cùng an ổn vui vẻ. Vì vậy, nước Việt thắng lợi ông không một chút quyến luyến công danh lợi lộc, bèn mang Tây Thi cùng chiếc thuyền rong chơi bốn biển. Vì để né tránh tai mắt của người đời, ông thay tên đổi họ tự xưng là Xi Di Tử. Ông vừa du lịch vừa buôn bán, không bao lâu trở thành một ông triệu phú, người ta đều gọi ông là Đào Chu Công. Người đời sau thấy ông khéo bày mưu kế, mưu tính sâu xa cũng cho ông là (tiên nhân) tiên trong loài người.

Thi nhân, chính trị gia của Trung Quốc qua nhiều đời đều thích phong độ và tài trí của Phạm Lãi trong số đó có thể coi thi nhân chính trị gia Vương An Thạch là đại biểu. Ông rất khen ngợi hai câu thơ của Lý Trương Ẩn " Vĩnh ức giang hồ qui bạch phát, dục hồi thiên địa nhập phiếu chu" có nghĩa là nói tuy thân ở trong triều, lại mong lúc tuổi già đi giang hồ làm kinh thiên động địa, xoay chuyển đất trời, kết thúc sự nghiệp to lớn bằng chiếc thuyền rong chơi trong biển khơi. Đây là một tư tưởng cội nguồn của Đạo gia Lão Tử "công thành thân thối" đó là cách thức kỳ lạ trong cuộc đời của Phạm Lãi, biểu hiện không bị xua đuổi. Vương An Thạch rất hâm mộ ông, Lý Trương Ẩn ca vịnh ông, còn một số thi nhân, hý kịch, trong tác phẩm của họ đối với Xi DI Tử rất ý nghĩa. Người đời sau cũng tôn Đào Chu Công làm tổ sư: "anh hùng hồi thử tức thần tiên". Phãm Lãi thành tiên hay không đều công quan trọng, tinh thần và hình tượng của ông mãi mãi bất hủ.

LƯU VIỆT

« Trả lời #15 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2008, 15:37:40 PM »

________________________________________

LƯU VIỆT

Thời nhà Châu có Khang tiên sinh tên Tục, tu ở Nam Chương Sơn. Trong thời ông tu tập, thường có một thiếu niên đến thăm ông, lời lẽ kỳ vĩ, tiên sinh rất ngạc nhiên, bèn hỏi cậu bé rằng: "Trông phong thái cậu tốt như thế, dám hỏi tên họ là chi, phủ ở nơi nào?".

Thiếu niên đó đáp: "Tôi họ Lưu, tên Việt, ở phía bên trái ngọn núi này, dưới núi có hòn đá cao hơn hai trượng, ngài gõ nó tôi liền mở cửa, ngài có rãnh xin mời đến!".

Có một bữa Khang tiên sinh y như lời hẹn hôm trước, gõ hòn đá, quả nhiên tự động hai cánh cửa mở ra, một tiểu a hoàn đi ra tiếp đón ông, phía sau còn có hai thanh niên trẻ cầm bảo trướng màu hồng làm tiền đạo. Dần dần ông trông thấy một dãnh dinh lầu cao thấp không đồng, vàng ngọc sáng chói, còn có cả chim quý thú lạ, cây cỏ cũng khác bên ngoài động. Trong đó có một vị tiên nhân đội mũ ngọc, mặc hồng bào tới nghinh tiếp ông.Trong lòng Khanh tiên sinh rất muốn ở lại lâu, mới khởi niệm đã bị tiên nhân phát giác liền. Lúc đó, tiên nhân bảo ông rằng: "Âm đức của ngài chưa tròn đầy,sau này mới có cơ hội gặp mặt, ngày khác gặp nhau cũng không muộn nha!".

Tiên nhân mời Khang tiên sinh uống ba ly rượu ngọc, ngoài ra còn một bát thuốc hộ mạng kéo dài tuổi thọ, sau đó tiễn ông đi về, Khang tiên sinh ngoái đầu nhìn lại, hòn đá ông gõ vẫn nguyên như cũ. Qua mấy ngày sau ông lại đến gõ cửa động thăm hỏi, rốt cuộc không có phản ứng gì mãi cho đến sau này nghe nói hòn đá ấy vẫn còn trên núi, trên hòn đá có hai chữ lớn: "Lưu Tiên".

CÁT DO

Cát Do là người Tây Khương, thời Chu Thành Vương ông làm nghề khắc cây dương để sống. Có một hôm ông cưỡi dê đi Tứ Xuyên, người Vương Hầu Quý của Tứ Xuyên theo ông mãi cho đến Dao Sơn. Dao Sơn ở phía tây nam núi Nga My, đỉnh cao ngất trời. Người theo ông đều không thấy quay trở lại, nghe nói họ cùng Cát Do đắc đạo thành tiên. nhân đây, lời tục nói: "Nếu được nhìn thấy Dao Sơn, tuy không thành tiên cũng thành bậc hào kiệt.".

Trong văn tự Trung Quốc, tiên là chữ Sơn và chữ Nhân hợp lại thành do là họ vừa ở trong núi phần nhiều tu tiên. Ngày xưa, người dân đối với núi trong lòng kính sợ, lại thêm thần cách hóa do đó chữ tiên, chữ sơn dính lại không tách ra. Có thể thấy rằng, đây không phải là ngẫu nhiên. Qua núi còn trời, đây là trung gian bao hàm một thứ "tín ngưỡng hướng lên".BÀNH TÔNG

Bành Tông tự Pháp Tiên, người Bành Thành, năm 20 tuổi học đạo với Đỗ Xung, từng theo thầy hái thuốc, không cẩn thận té xuống hang sâu, lại không bị tổn thương chút nào. Thầy bảo ông đi hái thuốc bị rắn cắn cũng không để ý. Đỗ Xung thương xót ông, bèn truyền cho ông Đơn Kinh diệu đạo. Bành Tông nỗ lực tu hành, tiến bộ rất nhanh, thường có đèn thần chiếu soi, lại có mây ngũ sắc vây quanh phòng của ông. Ông có thể ba ngày một đêm liền đổi giọng nói, cũng có thể nằm dưới đáy nước cả ngày mới lên. Có khi cao hứng ông ngủ một giấc cả năm tròn, người ta cho ông là chết rồi, nhưng đợi ông tỉnh lại, khi sắc trái ngược lại còn tươi tắn hơn nữa. Có một thợ săn từng định nhục mạ ông, ngược lại bị ông dùng khí chặn đứng lại, không thể nhúc nhích. Bành Tông lại còn triệu u linh đến phạt anh ta, người xung quanh không thấy hình, chỉ nghe tiếng roi da đánh, đợi thợ săn ăn năn mởi thả ra. Bành Tông lúc 150 tuổi hơn, tháng giêng năm đó Thái Thượng Lão Quân phái tiên quan xuống Phàm nghinh đón ông và phong ông làm Thái Thanh Chân Nhân.VƯƠNG TỬ KIỀU

Vương Tử Kiều là thái tữ của Châu Linh Vương, tên tự là Tố Tuấn, ông rất thích thổi khèn, thổi nhạc thật hay, phát ra âm thanh lảnh lót rất giống tiếng phụng kêu. Ông từng đến Y Lạc một nơi vui chơi. Đạo nhân Phù Khưu Công đón ông lên núi rất cao. Hơn 30 năm sau, ông gặp Bách Lương bèn bảo với người bạn thân này rằng: "Có thể cho người nhà tôi biết, ngày 7 tháng 7 đi đến đầu núi Câu đợi tôi". Đến ngày đó, Vương Tử Kiều quả nhiên cưỡi hạc trắng xuất hiện giữa các đỉnh núi, có thể trông mà không có thể tiếp xúc đến, ông chỉ ở tại không trung hướng người nhà gật đầu liên tiếp thăm hỏi mà thôi. Hình bóng này liên tục mấy ngày mới đi, người đời sau vì ông mà lập một ngôi miếu tại Câu Thị Sơn để kỷ niệm.

Vương Tủ Kiều là một tiên nhân rất nổi tiếng của thời cổ đại. Ống khèn ông thổi và cưỡi hạc trắng đều là "đạo cụ" của tiên khí, đó là điều mà thi nhân rất thích miêu tả ông. Trong "Cổ thi tập cửu thủ" của triều Hán có một bài thơ rất nổi tiếng đề cập đến ông, bài thơ rằng:

"Sinh bình bất mãn bách, thường hoài thiên tuế ưu, trú đoản khổ dạ trường, hà bất bình chúc du, vi lạc đương cập thời hà năng đãi lai từ. Ngu giả ái tích phi, đãn vi hậu thế xi, tiên nhân Vương Tử Kiều, nan khả dĩ đằng kỳ".

Bài thơ này than thở đời người ngắn ngủi, lo lắng nhiều, ngày ngắn đêm dài, nên kịp thời tìm vui. Nhưng người ngủ không buông bỏ hưởng lạc được, chỉ đợi người đời sau tới chê cười, muốn biết bao như Vương Tử Kiều, là tiên nhân bất tử đó, rất khó hy vọng đạt hơn!

Đời người khổ nhiều vui ít mà còn ngắn ngủi vô thường, do đó rất dễ hứng khởi những tư tưởng hưởng lạc, đương nhiên là không lành mạnh, bởi vì vui quá sinh ra buồn, cuối cùng rốt cuộc tiêu tan (huyển diệt). Vì vậy, bèn hâm mộ trường sinh của tiên nhân, rất nhiều truyền thuyết thần tiên là thứ sản vật của tâm lý.Nhưng thi luận thì, đây chính là bài kiệt tác chưa từng có, đặc biệt là bốn câu trước sớm đã thành gia dụ hộ hiểu, cách ngôn truyền tụng muôn đời.

TRẦM NGHĨA

Trầm Nghĩa là người Ngô Quận, ở Tứ Xuyên học đạo, tinh thông y thuật, một lòng chỉ muốn cứu người, tâm thiện của ông cảm động trên trời. Châu Noãn Vương thứ mười, Thái Thượng Lão Quân sai sứ giả đến mời ông lên trời, và ban cho vợ con ông cùng đi, phong ông làm Bích Lạc Thị Lang, lúc đó ông ở giữa ban ngày bay thẳng lên trời. Ngày hôm đó ông còn đang cày ruộng, mọi người đều trông thấy bỗng nhiên có một trận sương mù lớn, sau khi sương mù tan Trầm Nghĩa cũng không thấy đâu nữa, chỉ còn con trâu thường ngày ông dắt ra đồng đang ăn cỏ.

Hán Thương Đế niên hiệu Dương Bình năm đầu, cách thời điểm Trầm Nghĩa thành tiên 412 năm, ông mới trở về quê, tìm được mười đời con cháu của mình, tên là Hoài Hỉ. Hoài Hỉ nhớ phảng phất nghe tổ tiên đời trước nói về một vị tổ tiên xa xưa lên trời. Trầm nghĩa nghe ra rất mừng bèn bảo Hoài Hỉ đầu năm nay lúc lên trời không gặp Thượng Đế, chỉ bái Thái Thượng Lão Quân, Lão Quân ở hướng đông, cung điện đẹp đẽ, mây ngũ sắc mờ mịt, trong sân đến nơi nào cũng là cây châu ngọc, người hầu có hơn 100, nam ít nữ nhiều, bốn vách bày đầy Đạo Kinh. Thái Thượng Lão Quân thân cao mấy trượng, thân thể có ánh sáng không thể nhìn thẳng. Lão Quân sai ngọc nữ cầm án vàng ly ngọc, thuốc khỏe ban cho Trầm Nghĩa nói: "Đây là thần đơn, uống rồi có thể không chết". Vợ chồng Trầm Nghĩa mỗi người uống một ly. Lão Quân lại ban cho hai quả táo lớn như trứng gà. Ngoài ra còn tặng tiễn ông một sợi bùa thần và phương hướng tiên, để họ về nhân gian cứu người bệnh khổ, nếu như muốn trở lên trời, thì lấy bùa thần tới đón. Lão Quân nói xong Trầm Nghĩa ngủ liền, không bao lâu tỉnh lại đã thấy thân nằm trên đất.

Nghe nói Đậu Thái hậu từng mời ông khám bệnh, thời An Đế còn thấy ông ở nhân gian, cuối cùng Trầm Nghĩa vẫn đi lên trời thành tiên.

Phần trước đã đề cập đến điều kiện tất yếu của việc làm lành tích đức là thành tiên đắc đạo, từ chuyện Trầm Nghĩa lại có được một cơ hội chứng minh.

CHÂU LƯỢNG

Châu Lượng tự là Thái Trịnh, người Thái Nguyên, mẹ của ông mỗi tối lúc ngủ thất mây ngũ sắc bao trùm trên trần nhà, do đây cảm ứng mà mang thai, trải qua 15 tháng mới sinh ra Châu Lượng. Châu Lượng lớn lên sau đó bái Diêu Thần làm thấy, học võ đạo thuật của Bát Tổ chân kinh, có thể sai khiến ma quái hiện thành hình. Vương Tử Kiều nghe đại danh của ông, bèn mời ông tương kiến, ban cho ông Cửu Quang thất minh chi. Châu Lượng ăn xong đầy đủ thần thông biến hóa. Ông có thể biến thành ông già răng rụng tóc bạc, một chút lại biến thành trẻ con, có dáng vóc như hoa. Có kẻ xấu đến làm nhục ông, lại không ngờ tự trói mình lại, còn đánh khảo mình đổ máu, cho đến khi van xin mới được Châu Lượng thả ra.

Châu Lượng hơn 190 tuổi, lúc ấy thời Châu Uy Liệt Vương thứ 24, Thượng Đế sai thiên quan xuống rước về và phong ông làm Thái Long Chân Nhân.

Khổng Tử nói: "Nhân giả vô địch", xem ra tiên nhân cũng là người vô địch, mà phương thức vô địch càng thú vị.

CANG THƯƠNG TỬ

Cang Thưởng Tử họ Cang Tang, tên Sở, người nước Tần. Ông có thể lĩnh ngộ diệu đạo của Lão Tử, ẩn cư trên ngọn núi Côn Lăng Mạnh, ông đã nói một lời rất chí lý:

"Luyện gân cốt thì được bảo toàn thân thể, khắc chế tình dục thì năng bảo toàn tinh thần, ít nói chuyện thì năng bảo toàn phước khí."

Đương nhiên, cuối cùng ông cũng đắc đạo lên trời.

Trang Tử thường đề cập đến người này, cũng cho ông là có đạo thuật. Xác thật, ở trong mắt một số người tiên đạo thần kỳ không lường do Cang Thương Tử nói ra lại rất bình dị gần gũi. Luyện tập thân thể, khắc chế tình dục, ít nói chuyện, mấy việc này ai làm không được? Chỉ đáng tiếc chúng ta đều không để ý, nếu như mọi người theo đâytìm cầu tự ngã, mỗi ngày tiến bộ, thành đạo thành tiên cũng không phải hoàn toàn không thể được!

CẦM CAO

Cầm cao người nước Triệu, sở trường trống và đàn cầm, ông tu tập đạo thuật có thể đi trên mặt nước.

Có một hôm ông muốn đến Trúc Thủy đi bắt rồng và có hẹn với đệ tử, một ngày nào đó trở về. Các đệ tử của ông trai giới tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị phẩm vật tế lễ đợi ở bên bờ sông. Đến ngày hẹn hôm đó Cầm Cao quả nhiên cưỡi cá chép trở về, một lúc người ta đổ xô tới náo nhiệt có hơn một vạn người. Cầm Cao ở nán lại một tuần lễ, sau đó lại trở về trong nước.

Trong chuyện Đạo Giáo, thần tiên thường cùng thú chạp chim bay, cho đến cá rồng trong nước phân biệt không ra, đây là một phương diện biểu hiện của thần tiên.

PHỤ CỤC TIÊN SINH

Phụ Cục tiên sinh khấu âm giống người khoảng thời đại nhà Yên, ông bình thường làm nghề mài gương, mỗi lần mài gương đều hỏi chủ nhân có bệnh hay không, nếu có thì cho tủ hoàn hồng dược viên uống xong liền hết bệnh. Có một lần ở một xứ bệnh dịch lan rộng, Phụ Cục tiên sinh phải cho thuốc lần lượt từng nhà.

Sau đó Phụ Cục tiên sinh đi đến sườn dốc núi đường cùng để ở, đời đời tặng biếu thuốc cho người. Ông nói: "Tôi định về Phùng Lai Sơn, vì quý vị ở đầu bến khai một dòng Thần thủy (nước thần).

Có một hôm hòn đá đầu dốc chảy ra một dòng nước trắng, người bị bệnh uống vào lập tức khỏe mạnh, người ở thôn đó vì Phụ Cục tiên sinh lập ra một miếu thờ để thờ phụng ông.

TRANG TỬ

Trang Tử tên là Chu, từng làm quan Tất Viên Lai (sơn vườn) ông là người cùng thời đại với Long Huệ Vương và Tề Tuyên Vương. Sở Uy Vương ngưỡng mộ tài học của ông phái sứ thần mang hậu lễ mời ông làm quan tể tướng. Trang Tử cười đáp: "Tôi nghe nói người nước Sở có con rùa thần, đã chết ba ngàn năm rồi, vua lấy hoàn gỗ bao lại để trong miếu. Thử hỏi con rùa này thà chết mà hưởng vinh hoa còn hơn thà sống làm kẻ kéo lên đuôi dưới sình lầy chăng?". Sứ giả trả lời: "Đương nhiên là thà chịu kéo lê đuôi dưới sình". Trang Tử nói: "Về đi, ta cũng muốn kéo lê đuôi dưới sình". Sau đó, Sở Vương lại mời ông lần thứ 2, Trang Tử đáp: "Ngài xem, con trâu làm vật hy sinh, mặc áo hoa ăn cỏ ngon, một ngày nọ lôi vào thái miếu giết, ngay cả con trâu đất đều không thể được". Trang Tử cả đời không làm quan, cuối cùng nghe nói cũng thành tiên, có một bộ sách Trang Tử lưu truyền ở đời.

LIỆT TỬ

Liệt Từ người nước Trịnh, tên là Liệt Hữu Ngự Quan. Ồng từng đối với Quan Y Tử cầu dạy đạo thuật, sau đó lại bái A Khâu Tử làm thầy, chín năm sau có thể ngự gió mà đi.

Ông ẩn cư ở nước Trịnh ngót 40 năm trường, chưa ai biết tài học của ông. Liệt Tử trong thời gian ẩn cư chuyên tâm chước thuật, vào khoảng đời nhà Đường niên hiệu Thiên Bảo ông được phong làm Xung Hư Chân Nhân. Sách của ông gọi là Xung Hư Chân Kinh. Triều Tống Cảnh Đức năm thứ tư, lại sắc phong thên hai chữ chí đức. Nhưng đến sau này, người ta quen gọi sách của ông là Liệt Tử, nhưng căn cứ khảo chánh, quyển sách này chắc không phải là do ông viết ra, mà người đời sau mạo danh của ông làm sách giả, lại có người nói Liệt Tử thật sự là Trang Tử, bởi vì tư tưởng của họ rất gần nhau. Trong sách,Trang Tử rất hâm mộ Liệt Tử có khả năng cưỡi gió bay đi, nhưng lại than làm như vậy vẫn còn dựa vào sức gió, chưa phải hoàn toàn tự do chân chánh.

ĐINH LINH UY

Đinh Linh Uy nguyên quán ở Liêu Đông, học đạo ở Linh Hư Sơn, học thành công rồi sau đó hóa thân làm một con Bạch Hạc bay về quê hương. Ông đứng ở trên một ngôi hoa biểu (thời xưa dùng bia lầu để kỷ niệm vua chúa), kêu từng tiếng một:

"Hữu điểu, hữu điểu Đinh Uy Linh

Khứ gia thiên tuế kim lai quy

Thành quách như cổ nhân đan phi

Hà tất học tiên chúng lụy lụy"

Tạm dich:

Có chim, có chim Đinh Linh Uy

Bỏ nhà ngàn năm nay trở về

Thành quách như xưa nhân dân chẳng

Sao chẳng hạc tiên mãi mãi đi

CHIẾT TƯỢNG

Chiết Tượng là người Quảng Hán, lúc nhỏ thích cái thuật Hoàng Lão, bái Đông Bình tiên sinh làm thầy. Nhà của Chiết Tượng giàu có, vậy mà ngược lại ông cho giàu có là nguy cơ, do đó bán hết tài sản để giúp đỡ kẻ nghèo khổ. Có người khuyên ông không nên làm như vậy, Chiết Lượng chỉ trả lời: "Tôi có người bạn là Đậu Tử Văn từng nói bố thí tài vật có thể tránh khỏi tai họa".

Chiết Tượng tự mình đoán được giờ trước lúc chết, có thể tưởng tượng công tu dưỡng của ông đến cảnh tượng nào.

TỐNG LUÂN

Tống Luân tự là Huyền Đức, người Lạc Dương, chuyên tâm tu đạo, sử dụng Hoàng tinh hơn 20 năm. Thời Châu Lịch Vương Thái Thượng Lão Quân đem thông chân Kinh truyền giao cho ông, và còn biếu cho ông đan phù. Tống Luân được đan kinh sau đó nỗ lực tu hành, liễu ngộ được đại đạo.

Bởi vì Tống Luân tu dưỡng cao siêu, có thể hiểu biết tốt xấu ở vị lai, tiên đoán không cần xét nghiệm. Ông còn bay phiêu phiêu trên bầu trời, cùng đi chơi với thần tiên. Có lúc một ngày ngày có thể đi 3000 dặm, thậm chí còn hóa thân thú rừng tới thử lòng thiện ác của người ta. Từng bị thợ săn đuổi theo, nhưng khoảng cách 50 bước hay 100 bước mà đuổi không kịp ông. Tìm tay thần xạ tiễn tới cũng bắn không trúng ông. Tống Luân lại cùng ngủ với người bệnh, ngủ rồi một giấc người bệnh tự nhiên khỏe mạnh.

Tuyên Vương năm thứ 32, Tống Luân hơn 90 tuổi, Thượng Đế sai tiên quan xuống cõi phàm đón ông lên trời, phong cho ông là Thái Thanh chân nhân, quản lý Trung Nhạc.

NGỌC TỬ

Ngọc Tử họ Chương tên Chấn, người Nam Quận, học đạo từ nhỏ, hiểu rộng các kinh. Châu U Vương muốn mời ông làm quan ông đều từ chối, ông cho là một số người tham giáu sang mà không biết tu tâm dưỡng tánh, một khi chết rồi tuy quý như Vương hầu, vàng ngọc như núi, có dùng được gì? Chỉ học đạo mới có thể vĩnh hằng.Ngọc Tử bái Trưởng Tam Tử làm thầy, học biết rất nhiều phép thuật, ví như ông có thể kêu gió gọi mưa, lại có thể lấy cỏ cây gạch ngói biến thành chuồng cọp thú dữ, ông có thể đi trên mặt nước, ngậm nước phun ra thành châu ngọc. Ông cũng có thể ói ra mây ngú sắc, dùng ngón tay chỉ chim đang bay thì liền rơi xuống. Ông có một cặp mắt ngàn dặm, có thể khiến cho đệ tử trong thấy sự vật ngoài ngàn dặm. Ông còn có thể lấy nước niệm chú trị bệnh, sau đó vào Không Động Sơn luyện đan, lúc đan đã thành, ban ngày ông bay lên trời.

Một vài pháp thuật kỳ lạ ít có của Ngọc Tử, nhưng có một bộ phận cảnh giới tìm cậu nghệ thuật, một bộ phận cảnh giới tìm cầu khoa học, đạo sỹ có thể nói là nhà khoa học cổ đại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: