CHƯƠNG 4: NHỮNG LẬP LUẬN VÀ NHỮNG NGỤY BIỆN LOGIC
Những chương trước đã mô tả những lỗi sai mà não mắc phải vì bản chất của chúng. Tuy nhiên, có một vài công cụ chúng ta có thể dùng để tránh những lỗi sai này. Thùy trán, phát triển khi chúng ta lớn lên, giúp chúng ta đưa ra những quyết định hợp lý (đây là lý do tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên nổi tiếng là bốc đồng). Phần này của não giúp tạo ra những tranh luận logic, cũng như những lỗi sai thường gặp trong logic được gọi là ngụy biện, chương này sẽ làm rõ những nội dung này.
Những lập luận vững chắc sẽ giúp bạn chứng minh được luận điểm của mình, đồng thời giúp bạn giao tiếp tốt hơn với người khác. Hãy nhớ rằng, tư duy phản biện không xoay quanh việc giành chiến thắng – nó xoay quanh việc theo sát quá trình phát triển luận điểm để đi đến kết luận. Với những kỹ năng tranh biện hiệu quả, bạn sẽ có thể xác định kết luận nào là đúng, cũng như những điểm hợp lý trong luận điểm của người khác. Tranh luận lành mạnh sẽ giúp bạn học hỏi, và từ đó trau chuốt những đức tin và ý tưởng của bạn.Những kỹ năng tranh luận cũng sẽ giúp bạn quen với việc lý luận những ý tưởng của mình, thay vì hợp lý hóa chúng. Hãy nghĩ về hợp lý hóa như là thứ tạo ra thiên kiến xác nhận; đây thường là lúc bạn đưa ra kết luận trước, sau đó mới đưa ra luận điểm để biện hộ cho kết luận đó. Trong khi quá trình lý luận lại hoàn toàn khác. Quá trình lý luận đòi hỏi chúng ta phải thu thập dữ liệu, quan sát và có đủ chứng cứ để đưa ra kết luận.
Trùng hợp thay, đây cũng là cách các học giả trong mọi ngành tạo ra công trình học thuật của mình, hoặc ít ra là nên như thế. Từ bỏ việc hợp lý hóa rất khó, bởi vì chúng giúp chúng ta giải thích những quyết định mà chúng ta đã đưa ra (khi không nghĩ kỹ), điều này thường khiến chúng ta yên lòng. Não không thích bị sai, và mỗi lần ta hợp lý hóa, phần nhận thưởng trong não được truyền cho một liều dopamine để có thể hợp lệ hóa "tính chính xác" của não. Tuy nhiên, việc cởi mở với tiềm năng của tư duy phản biện và tranh luận logic sẽ giúp giải quyết bất cứ sự khó chịu mà não cảm thấy khi nhận ra nó đã sai. Một khi xây dựng được quá trình đánh giá lại những luận điểm, bộ não sẽ trở nên thoải mái hơn với tiềm năng thay đổi quan điểm.
CÁCH XÂY DỰNG MỘT LUẬN ĐIỂM
Theo góc nhìn logic, luận điểm là một chuỗi những khẳng định bạn dùng để bổ trợ cho kết luận của bạn. Việc nói rằng một thứ gì đó là chính xác,hoặc giải thích tại sao nó đúng, không thể cấu tạo nên một luận điểm.
Khi chúng ta xây dựng luận điểm, chúng ta phải bắt đầu với những tiền đề cụ thể có thể giúp chúng ta đi đến kết luận. Chúng ta coi những tiền đề đó là đúng; những tiền đề này có thể là một sự thật hoặc là nhận định. Giả sử, khi kiểm tra những tiền đề, chúng ta phát hiện ra một tiền đề là sai, chúng ta có thể kết luận rằng luận điểm đó là không hợp lý. Tìm ra những tiền đề này là một trong những khía cạnh khó nhất của việc đánh giá một luận điểm, nhưng đây là một việc rất quan trọng. Khi mọi người không đồng ý với bạn, đó thường là do họ đang có những tiền đề khác, và trừ khi họ tìm được tiền đề phù hợp, nếu không sẽ rất khó để hòa giải sự bất đồng của hai bên.
Nếu bạn dùng những nhận định làm tiền đề cũng không sao cả; điều quan trọng là bạn nhận ra rằng nhận định không phải là sự thật. Điều này không có nghĩa là chúng sai, chỉ là chúng không phải lúc nào cũng chính xác. Chúng có thể sẽ không hoàn chỉnh hoặc thống nhất về mặt logic. Do đó, bạn không nên mặc nhiên dùng nhận định khi đang tranh luận, bởi vì chúng có xu hướng làm yếu luận điểm của bạn và dẫn đến những kết luận không chính xác. Hãy luôn cố gắng sử dụng nhiều dẫn chứng nhất có thể.
Khi mọi người bất đồng về những dẫn chứng, một trong những số đó phải có người sai. Điều này cũng đúng với những kết luận. Nếu bạn bất đồng quan điểm với người khác về một điều mà hai bạn đều coi là sự thật, phản ứng của bạn không nên tập trung vào việc bảo vệ luận điểm"của bạn". Thay vào đó, bạn nên chuẩn bị để mổ xẻ luận điểm của cả hai bên để tìm được gốc rễ của sự bất đồng.
Một trong hai bên đang có tư duy sai lệch. Nếu hai bên có thể làm việc cùng nhau để tìm ra lỗi sai, thì cuối cùng các bạn sẽ có được kết luận chính xác (mà có thể cả hai không hề nghĩ tới). Giải quyết theo hướng này sẽ tạo ra năng suất và tốt cho mối quan hệ của hai người hơn là bảo vệ luận điểm của bạn đến cùng.
Mặc dù việc tìm ra sự thật có vẻ là mục tiêu để xây dựng luận điểm, đôi khi những luận điểm cũng có thể không chính xác. Những kết luận có thể đúng hoặc sai, nhưng vì chúng ta không thể biết được sự thật tuyệt đối, chúng ta coi nó là "đúng" khi chúng ta có đủ bằng chứng để chứng minh nó là một sự thật. Tuy nhiên, những sự thật luôn là đối tượng để tái kiểm tra và đó là cách xã hội tiến triển.
Chúng ta sử dụng từ "hợp lệ" thay vì "chính xác" với logic, vì một thứ có thể hợp lý một cách logic mà không cần phải "chính xác". Nếu một trong những tiền đề của bạn là sai nhưng logic của bạn vẫn đúng, thì luận điểm hoặc lý luận logic của bạn vẫn hợp lệ. Nếu tiền đề của bạn đúng và luận điểm của bạn hợp lệ, thì kết luận của bạn là đúng.
Trong trường hợp này, luận điểm của bạn là hợp lý. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi một luận điểm không hợp lý, nó vẫn có thể đúng, hoặc sai.Ví dụ, bạn có thể nói rằng trời lạnh vì mặt trời ít khi ló dạng hơn. Cả hai điều này sẽ đúng khi chúng đứng độc lập, nhưng chúng không có quan hệ nguyên nhân – kết quả. Do đó, kết luận của bạn đã đúng tuy sai về mặt logic.
LOGIC DIỄN DỊCH
Một trong những loại logic phổ biến nhất là logic diễn dịch, một loại logic kết hợp các tiền đề với nhau để tạo ra kết luận. Nếu bạn bắt đầu với một tiền đề như tất cả cây đều có gỗ và sàn nhà của bạn làm bằng gỗ, bạn sẽ suy được rằng sàn nhà của bạn làm từ cây. Bởi vì cả hai tiền đề đều đúng, kết luận của bạn cũng sẽ đúng và logic của bạn là hợp lý. Những kết luận này được gọi là những "khẳng định tích cực", có nghĩa là chúng đang nói về một thứ là gì, thay vì nó không phải là gì.
Mặc dù những luận điểm được suy luận logic, nếu hợp lý thường đúng, điều đó không có nghĩa chúng là những đánh giá đúng về giá trị hay tính thẩm mỹ. Bạn và một người bạn có thể bất đồng với nhau về việc vở nhạc kịch có thú vị hay không, hay sử dụng cây cảnh có phải là một cách trang trí tốt hay không. Những đánh giá này là chủ quan, và không có câu trả lời "đúng" cho câu hỏi về bản chất của chúng. Sự thất bại trong việc nhận ra điều này – nói cách khác, hiểu nhầm quan điểm của bạn là một sự thật chủ quan – là gốc rễ của phần lớn luận điểm và sự bất đồng của con người. Khi chúng ta nhận thức được việc này, chúng ta có thể "đồng ý về việc bất đồng quan điểm" và chấp nhận rằng mỗi người có đánh giá giá trị và thẩm mỹ khác nhau, không liên quan đến những sự thật hợp lý.
LOGIC QUY NẠP
Logic quy nạp ngược lại hoàn toàn với logic diễn dịch. Điều này có nghĩa nó quyết định một thứ gì đó là đúng dựa trên sự quan sát, và do đó là một cách tốt nhất để xây dựng học thuyết thay vì những dẫn chứng. Lập luận quy nạp cũng giống với những lập luận được sử dụng trong phương pháp khoa học. Việc phát minh ra penicillin xuất phát từ những ghi chép của một nhà khoa học rằng những nấm mốc, penicillin, đã phát triển trên một đĩa petri trong phòng thí nghiệm của ông và đã giết hết vi khuẩn ông đang nghiên cứu. Từ góc nhìn này và sự lặp lại của điều kiện, ông dùng lập luận quy nạp để kết luận rằng penicillin là một loại kháng sinh. Penicillin vẫn là một loại kháng sinh phổ biến nhất ngày nay bởi không có bằng chứng nào có thể bác bỏ tính hữu dụng của nó, nhưng nếu có, mọi người sẽ thay đổi suy nghĩ và không dùng nó để chữa bệnh nữa. Những kết luận dựa trên lập luận quy nạp luôn là căn cứ để kiểm tra nếu như có những quan sát mới; ví dụ ở trên chỉ tình cờ là một trong những khẳng định dựa trên chứng cứ đặc biệt vững chắc.
NHỮNG LOGIC KHÔNG HỢP LỆ HOẶC SAI (NON SEQUITUR)
Hãy nghĩ về tính logic của khẳng định sau: Tất cả A là B.
B là A.
Do đó, C là B.
Đây là một lập luận hoàn toàn vô lý, nhưng tại sao? Nếu hai tiền đề đầu là đúng, thì bất kỳ thứ gì là A sẽ là B, và bất kỳ thứ gì là B sẽ là A. Nhưng không có tiền đề nào có C cả. Vì vậy dựa trên những kết luận trước đó, C không thể là B và luận điểm này hoàn toàn vô lý. Đây là một ví dụ về một ngụy biện logic, bởi vì nó không phải là một kết luận hợp lý bắt nguồn từ quá trình suy luận logic. Có rất nhiều loại ngụy biện, và đây được gọi là lý lẽ không hợp lệ (non sequitur ). "non sequitur" trong tiếng Latin có nghĩa là "không tuân theo" và nó đúng như tên gọi – khi một kết luận không tuân theo những tiền đề. Một vài loại ngụy biện logic khác sẽ được giải thích phía dưới.
NHỮNG LOẠI NGỤY BIỆN LOGIC
Ngụy biện "người có thẩm quyền luôn đúng"
Những ngụy biện "người có thẩm quyền luôn đúng" là những câu như "bởi vì tôi nói thế", bởi vì tôi là người đứng đầu, nên tôi luôn đúng. Loại ngụy biện này áp dụng cho những người có vẻ đáng tin chỉ vì họ có những đặc điểm được coi là tích cực; ví dụ, "Shelly tình nguyện ở một trại mồ côi và là một người tốt, cho nên việc cô ấy tin vào thực phẩm hữu cơ là đúng". Điều tệ nhất của ngụy biện này là nó thường được tìm thấy trong những giáo phái, nơi mọi người thường tin tưởng những người đứng đầu lôi cuốn. Con người trong quá trình tiến hóa đã muốn được tồn tại trong các nhóm xã hội gắn kết, nơi họ có thể đi theo người dẫn đầu. Sự tôn trọng này giúp giữ cho cộng đồng liên kết, nhưng không thể suy nghĩ lý trí.
Ngụy biện "người có thẩm quyền luôn đúng" là một ngụy biện rất dễ mắc phải bởi nhu cầu tiến hóa của chúng ta là đi theo một người lãnh đạo. Tuy nhiên, những ngụy biện khác bắt nguồn từ những động lực khác nhau. Chúng cho phép chúng ta hợp lý hóa một thứ không đúng, bằng cách dùng những nhận định hoặc tiền đề sai, hoặc bằng cách đi theo những logic không hợp lệ. Ngụy biện là cơ chế tự vệ của não khi não muốn cảm thấy những kết luận của mình là đúng và hợp lệ.
Ngụy biện "người có thẩm quyền luôn đúng" cũng là một phản biện thường thấy; rất nhiều luận điểm tốt, như luận điểm của Galileo rằng Hệ Mặt Trời xoay quanh Mặt trời, đã bị bác bỏ bởi những luận điểm từ chính quyền. Đương nhiên, chỉ vì một người có thẩm quyền đưa ra luận điểm không có nghĩa là luận điểm đó là sai. Những chuyên gia không cần phải mù quáng tuân theo, nhưng nếu có những bằng chứng xác thực, cân nhắc luận điểm của những người có quyền là một cách khôn ngoan. Đây là lý do tại sao những phương pháp khoa học và bình duyệt ngang hàng tồn tại: để đạt được sự đồng thuận gần với sự thật nhất có thể. Do đó,mọi người phải cẩn thận khi khẳng định luận điểm từ người có quyền; những người có thẩm quyền như những chuyên gia khoa học thường được tin tưởng hơn những người chỉ ở vị trí đứng đầu.
NGUY BIỆN NHÂN QUẢ
Đặc trưng của ngụy biện nhân quả là nhân và quả được gộp lại với nhau– sự ngụy biện này bắt đầu với một kết quả có thể kiểm chứng và nguyên nhân dẫn tới sự kiện đó sẽ được giả định. Nó thường xuất hiện với những luận điểm như, "Kết luận này là không đúng, bởi vì tôi không thích điều mà nó ám chỉ," hay "Kết luận này là đúng, bởi vì nó ủng hộ quan điểm tôi thích". Những người theo thuyết tiến hóa hữu thần*thường sử dụng những ngụy biện như thế này để chứng minh đức tin của họ rằng tiến hóa không có thật, bằng cách đưa ra luận điểm rằng con người không thể tiến hóa từ loài động vật bậc thấp hơn mình. Đó là bởi vì những loài động vật cấp thấp đó không có "đạo đức", vì vậy chúng ta không thể phát triển đạo đức qua tiến hóa được. Tuy nhiên, một người có tư duy phản biện có thể dễ dàng phản biện lại điều này bằng cách nói rằng, chỉ bởi vì động vật không có đạo đức như con người không có nghĩa là chúng ta không tiến hóa từ chúng. Những luận điểm này cũng là những luận điểm theo thuyết mục đích luận, một cách nói khác của những kết luận được đưa ra thông qua những nguyên nhân được xác định dựa trên sự kiện. Đây thường là một cách suy nghĩ được sử dụng bởi những nhà sử học để cố gắng giải thích thế giới hiện đại, nhưng nó không phải là một phương thức chắc chắn cho suy nghĩ khoa học.
* Từ gốc: Creationists: những người tin rằng Chúa sáng tạo ra mọi thứ.(ND)
Những người tin vào thuyết âm mưu cũng có xu hướng sử dụng những ngụy biện nhân quả. Họ thích nghĩ về những sự kiện thế giới theo hướng những người khác sẽ được lợi gì, hay qui bono. Đây là lý do họ tranh luận rằng việc đặt chân lên mặt trăng là dàn dựng; Hoa Kỳ cần cho một người lên Mặt trăng để đi đầu trong cuộc đua vũ trụ, và công nghệ lúc đó chưa đủ thời gian để phát triển, nên chính phủ phải giả mạo nó. Đương nhiên, lúc nào cũng sẽ có người được lợi từ những sự kiện lịch sử, và trong trường hợp này là Hoa Kỳ. Tuy nhiên, họ đã có thể hoàn toàn bại trận nếu như nhiệm vụ đi sai hướng, và họ đã mất đi một vài phi hành gia bởi những vụ tai nạn trong quá trình phát triển công nghệ. Việc đặt chân lên Mặt trăng là một chiến tích đáng nhớ, nhưng không có nghĩa nó phải là giả. Đưa ra kết luận như vậy là bằng chứng của lỗi sai logic.
NGUY BIỆN POST HOC
" hoc ergo propter hoc" có nghĩa là "sau điều đó, vì điều đó" trong tiếng Latin, và lỗi ngụy biện này có ý nghĩa đúng như cái tên của nó. Chỉ bởi vì X xảy ra sau Y, không có nghĩa Y gây ra X. Lỗi ngụy biện này đặc biệt có hữu ích khi mọi người không biết rõ về sự phức tạp của xác suất ra thống kê. Ví dụ, một nhà xã hội học đã có thể kết luận rằng tỉ lệ tội phạm ở một thành phố giảm khi những hình vẽ graffiti được dọn dẹp, và cho rằng việc dọn dẹp những hình vẽ graffiti là cái dẫn tới kết quả. Tuy nhiên, nó có thể do những yếu tố khác như thời tiết, cuộc đột kích của một băng đảng ma túy, hoặc một thứ gì khác.
"Post hoc ergo propter hoc" cũng khá hấp dẫn bởi vì là con người, bản năng của chúng ta là tìm ra ý nghĩa cho những sự kiện chúng ta nhìn thấy.Tuy nhiên, chỉ bởi vì chúng xảy ra theo một thứ tự nhất định, không có nghĩa mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ nhân quả. Mọi người thường nhầm lẫn giữa mối quan hệ tương quan với mối quan hệ nhân quả, nhưng khi kiểm tra tính logic đằng sau lỗi ngụy biện này, rõ ràng đây không phải là một dòng suy nghĩ logic hợp lý. Ví dụ, tưởng tượng rằng X xảy ra sau Y, như đã nói ở đoạn trước. Có thể Y gây ra X, nhưng nó cũng có thể là do một sự kiện khác, Z, gây ra X, hoặc cả X và Y.Thậm chí còn không cần đến sự tương quan, tất cả những sự xảy ra của những sự kiện này có thể đơn thuần là trùng hợp. Có rất nhiều khả năng cho nguyên nhân gây ra X, và tất cả những nguyên nhân đó (những trường hợp tương quan, và trùng hợp) cần được kiểm tra trước khi xác định mối quan hệ nhân quả. Ví dụ, tiền vệ cánh phải Andrew Schlafly đã tuyên bố một điều về phá thai: "Ở Rome, phá thai là bất hợp pháp trong hai thập kỷ cai trị của nhà độc tài cộng sản Nicolae Ceausescu, và đất nước được hưởng một trong những tỉ lệ ung thư vú thấp nhất thế giới, thấp hơn cả những nước phương Tây."
Không có bằng chứng chính xác và đáng tin cậy nào nói rằng tỉ lệ phá thai thấp có liên hệ trực tiếp tới nguy cơ ung thư vú thấp. Loại tương quan này không phải là bằng chứng của mối quan hệ nhân quả. Một nghiên cứu dịch tễ học nên xem xét những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp lên nguy cơ gây ra ung thư vú. Có thể tỉ lệ hút thuốc giảm hoặc thói quen ăn uống đã thay đổi. Lý do có thể là bất cứ điều gì.
Rất dễ để nhận ra ngụy biện Post hoc vì chúng hiếm khi có được một bằng chứng đáng tin cậy để ủng hộ. Có thể sẽ có sự hiện diện của sự tương quan, nhưng nó không phải là mối quan hệ nhân quả. Để tìm ra mối quan hệ nhân quả, tất cả những yếu tố gây nhiễu phải được loại bỏ– môi trường, xã hội, hoàn cảnh – và một thí nghiệm phải được tiến hành cẩn thận. Đây là lý do tại sao phương pháp khoa học là rất quan trọng; những trường hợp khoa học tệ hại, như thí nghiệm xã hội học được mô tả ở trên, chính là kết quả của lỗi sai này.
NGUY BIỆN PHI THỂ THỨC (Ad hoc) HAY LÝ LẼ POST HOC
Lỗi ngụy biện này xảy ra khi mọi người thêm lý lẽ sai vào những họcthuyết của họ để giải thích bản chất của bằng chứng họ tìm được. Lý lẽ này không tự nó sai; mà cái sai nằm ở cách áp dụng nó.
Những người tin vào tính xác thực khoa học của ESP (ngoại cảm) cũngtin rằng sự nghi ngờ đã ngăn ngoại cảm phát huy tác dụng. Những ngườitin vào điều này, đương nhiên, tạo ra các lý do phi thể thức để giải thíchtại sao ngoại cảm không hoạt động trong những thí nghiệm được thựchiện một cách khoa học. Một người tiên phong không có lý do gì để tinrằng sự hoài nghi sẽ ngăn chặn ESP cho đến khi có vấn đề xảy ra, đâycũng là một cách nhận biết chính của ngụy biện phi thể thức.
Ngụy biện phi thể thức giúp mọi người công thức hóa những học thuyết,nhưng nó không thể được dùng như một tiền đề. Có hàng tá thứ khôngchính xác sẽ trở nên đúng nếu một tiền đề là thật, nhưng tạo ra nhữngtiền đề như thế sẽ là thiếu logic.Những người tin vào thuyết âm mưu cũng thích ngụy biện phi thể thứcbởi vì nó cho phép họ phát minh ra lời giải thích cho những học thuyết đã được phát triển sẵn. Ví dụ, người theo chủ nghĩa âm mưu về ngườingoài hành tinh, Billy Meier, khẳng định rằng những bức ảnh tài liệu củaông ta là kết quả của sự ăn may sau khi chúng bị nghi vấn là một trò chơikhăm. Mỗi khi có người tìm ra được một yếu tố sai trong bằng chứngcủa ông ta, ông ta đều có lời giải thích. Những lời giải thích này thườngrất lố bịch, như lời khẳng định của ông ta rằng người ngoài hành tinh đãdi chuyển một cái cây trên sân của ông ta để che giấu danh tính của họsau khi một bức ảnh của UFO được xác định là có xuất hiện cái câykhông có trên sân của ông ta. Đây là một ví dụ điển hình của việc mộtngười tự tạo chứng cứ để hỗ trợ học thuyết của họ, nhưng nói chung ngụy biện phi thể thức cũng theo nguyên tắc tương tự.
Ngụy biện tấn công cá nhân (Ad hominem)Ngụy biện tấn công cá nhân xảy ra ở trong những cuộc tranh luận hướngtrực tiếp đến những người có luận điểm đối lập, thay vì những yếu tố chính của cuộc tranh luận. Đây là đồng minh với lỗi luận điểm từ người có quyền, bởi vì nó chối bỏ những luận điểm dựa trên những điểm xấucủa người đưa ra nó hơn là chấp nhận chúng dựa trên những điểm tốt của người tranh luận. Mọi người cũng thường đối đáp với những người hay hoài nghi bằng những ngụy biện công kích cá nhân, nói rằng họ bảo thủ hoặc không có đầu óc cởi mở. Tuy nhiên, điều này không bao gồm việc chấp nhận những luận điểm tốt, và bỏ qua việc những người hoàinghi có thể có một quá trình lý luận đúng đắn. Thực chất, người "bảothủ" có thể khá cởi mở, và chỉ phản đối những lời khẳng định thiếu logichoặc không có bằng chứng hỗ trợ. Vì vậy, những công kích cá nhânthường bịt miệng những người có tư duy phản biện tốt nhất.
Ngụy biện công kích cá nhân cũng xảy ra khi mọi người từ chối nhữngluận điểm dựa trên sở ghét của họ hay ấn tượng về ai đó, ví dụ như quanđiểm rằng một nhà khoa học thường kiêu ngạo. Mọi người cũng thườngchối bỏ những bằng chứng chắc chắn đối với những thứ như biến đổikhí hậu dựa trên lý do rằng những nhà khoa học là "những người theochủ nghĩa quý tộc". Tương tự, mọi người cũng thường ngụy biện rằngnhững người họ bất đồng quan điểm là những người được chống lưngbởi các tập đoàn lớn, hoặc một vài phe phái mờ ám của chính phủ. Tấtnhiên, mọi người ai cũng có bất đồng quan điểm, nhưng việc giả sửthường dẫn đến tình trạng ngụy biện tấn công cá nhân, và tệ nhất lànhững thuyết âm mưu nguy hiểm và điên rồ.
Công kích một người không phải là ví dụ của ngụy biện tấn công cánhân. Thay vào dó, sự chỉ trích cá nhân phải được sử dụng để làm vôhiệu bằng chứng mới được gọi là ngụy biện tấn công cá nhân. Mọingười mắc lỗi và đều có những khuyết điểm cá nhân, nhưng điều nàykhông có nghĩa là bằng chứng của họ không đúng.
Một khía cạnh liên quan của lỗi ngụy biện này được gọi là đầu độc, khi mọi người cố "đầu độc" một luận điểm của người khác bằng cách liên kết chúng với một khái niệm không phổ biến. "Luật Godwin" là một vídụ – đó là ý tưởng rằng một luận điểm càng tồn tại lâu trên Internet, thìcàng có nhiều cơ hội nó sẽ được so sánh với Hitler hoặc Chủ nghĩa quốcxã. Những người chống lại vaccine thường so sánh những người ủng hộ vaccine với thuyết ưu sinh của Đức quốc xã trong những bình luận trênmạng của họ, đây là ví dụ rõ ràng nhất của hiện tượng này.
Đương nhiên, chỉ ra những lỗi sai của người khác có thể là một cách hayđể vô hiệu luận điểm của họ; ví dụ, nếu người đó khẳng định mìnhkhông phân biệt chủng tộc nhưng hóa ra họủng hộ những nhà hùng biệnphân biệt chủng tộc, vị trí của họ như là một người không phân biệtchủng tộc là hoàn toàn lừa dối. Trong một ví dụ khác, nếu một người đãtừng lừa đảo trước đó, sẽ là công bằng nếu chúng ta từ chối đầu tư vàocông ty mới của họ; đây không phải là "đầu độc" mà là một quá trình suy nghĩ hợp lý dựa trên những bằng chứng có thật.
Ngụy biện bất khả tri (Argumentum ad ignorantiam)
Ngụy biện bất khả tri là hoạt động tạo ra những bằng chứng cho một kết luận dựa trên sự thiếu kiến thức. Ví dụ, những người theo thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh sẽ thường khẳng định là người ngoài hành tinh đã tạo ra những vòng tròn trên ruộng vì họ không biết đó có phải do con người làm hay không. Bởi vì không hề có yếu tố con người cụ thể,họ ngay lập tức kết luận rằng người ngoài hành tinh đã gây ra hiện tượng đó thay vì cân nhắc những khả năng khác hoặc chấp nhận là không rõ nguyên nhân. Những người theo chủ nghĩa tiến hóa hữu thần cũngthường mắc phải lỗi ngụy biện này. Họ tin rằng bởi vì những nhà khoahọc không có bằng chứng của sự "thiếu liên kết", nên "người kiến tạoxuất sắc" (thường là Chúa) chắc hẳn đã tạo ra con người. Lời giải thíchnày lấp đầy lỗ hổng trong kiến thức của họ; tuy nhiên, nó không phải làbằng chứng thực sự, bởi vì cũng không có bằng chứng chắc chắn nào cho quá trình kiến tạo xuất sắc cả.
Hơn nữa, lỗi ngụy biện này là một yếu tố đặc trưng của các thuyết âm mưu. Mọi người bị thu hút bởi những thuyết âm mưu vì chúng có thể lấp đầy những lỗ hổng kiến thức của họ, như là tại sao Tổng thống John F.Kennedy bị ám sát hay tại sao cảnh sát lại hủy chứng cứ trong những nămsau vụ ám sát của Tổng thống Robert F. Kennedy. Mọi người thường tìm kiếm những thứ có vẻ không phù hợp với thời gian xảy ra sự kiện và sauđó lấp đầy những lỗ hổng với những học thuyết của riêng họ. Có rất ít vaccine với thuyết ưu sinh của Đức quốc xã trong những bình luận trênmạng của họ, đây là ví dụ rõ ràng nhất của hiện tượng này.30
Đương nhiên, chỉ ra những lỗi sai của người khác có thể là một cách hayđể vô hiệu luận điểm của họ; ví dụ, nếu người đó khẳng định mìnhkhông phân biệt chủng tộc nhưng hóa ra họủng hộ những nhà hùng biện phân biệt chủng tộc, vị trí của họ như là một người không phân biệt chủng tộc là hoàn toàn lừa dối. Trong một ví dụ khác, nếu một người đã từng lừa đảo trước đó, sẽ là công bằng nếu chúng ta từ chối đầu tư vào công ty mới của họ; đây không phải là "đầu độc" mà là một quá trình suy nghĩ hợp lý dựa trên những bằng chứng có thật.
Ngụy biện bất khả tri (Argumentum ad ignorantiam)
Ngụy biện bất khả tri là hoạt động tạo ra những bằng chứng cho một kết luận dựa trên sự thiếu kiến thức. Ví dụ, những người theo thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh sẽ thường khẳng định là người ngoài hành tinh đã tạo ra những vòng tròn trên ruộng vì họ không biết đó có phải do con người làm hay không. Bởi vì không hề có yếu tố con người cụ thể,họ ngay lập tức kết luận rằng người ngoài hành tinh đã gây ra hiệntượng đó thay vì cân nhắc những khả năng khác hoặc chấp nhận là không rõ nguyên nhân. Những người theo chủ nghĩa tiến hóa hữu thần cũng thường mắc phải lỗi ngụy biện này. Họ tin rằng bởi vì những nhà khoahọc không có bằng chứng của sự "thiếu liên kết", nên "người kiến tạoxuất sắc" (thường là Chúa) chắc hẳn đã tạo ra con người. Lời giải thíchnày lấp đầy lỗ hổng trong kiến thức của họ; tuy nhiên, nó không phải là bằng chứng thực sự, bởi vì cũng không có bằng chứng chắc chắn nào cho quá trình kiến tạo xuất sắc cả.
Hơn nữa, lỗi ngụy biện này là một yếu tố đặc trưng của các thuyết âm mưu. Mọi người bị thu hút bởi những thuyết âm mưu vì chúng có thể lấpđầy những lỗ hổng kiến thức của họ, như là tại sao Tổng thống John F.Kennedy bị ám sát hay tại sao cảnh sát lại hủy chứng cứ trong những năm sau vụ ám sát của Tổng thống Robert F. Kennedy. Mọi người thường tìm kiếm những thứ có vẻ không phù hợp với thời gian xảy ra sự kiện và sau đó lấp đầy những lỗ hổng với những học thuyết của riêng họ. Có rất ít hoặc không có bằng chứng nào cho những học thuyết của họ, và đó là là lý do tại sao những học thuyết này lại được tạo ra ngay từ đầu. Sự thiếu bằng chứng chính là yếu tố làm cho một luận điểm bị mắc phải lỗi ngụy biện này.
Ngụy biện "nhị nguyên luận" (False dichotomy)
Hãy tưởng tượng bạn đang cố xác định xem tại sao món súp bạn nấu lạikhông ngon. Bạn đoán là do bạn không nêm đủ muối, hoặc là bạn chưađun nó đủ lâu, và bạn thử cả hai cách để xem nó có giải quyết được vấnđề không. Tuy nhiên, cả hai phương án đều không làm cho món súp ngonhơn. Vấn đề không thể được giải quyết bằng cách này bởi vì nó đượcsuy luận bởi nhị nguyên luận, hay ý tưởng chỉ có hai lựa chọn cho mộtcâu trả lời trong khi thực chất có thể có nhiều lựa chọn hơn. Mọi người thường rơi vào cái bẫy này trong các cuộc tranh luận phổ biến về nhữngvấn đề như "tự nhiên hay nhân tạo", hay gen di truyền hay sự dưỡng dụcsẽảnh hưởng đến tính cách nhiều hơn. Di truyền học là một lĩnh vựcđang phát triển nhanh chóng, nó gợi ý một câu trả lời thứ ba rằng đó là do sự kết hợp của cả hai và làm rõ rằng những cuộc tranh luận này bắt nguồn từ lỗi nhị nguyên luận.
Ngụy biện "nhị nguyên luận" rất nguy hiểm vì nó có thể làm giảm sốcâu trả lời cho một câu hỏi xuống thành hai câu trả lời tách biệt. Khi nói đến vấn đề giới tính chẳng hạn, mọi người mới chỉ nhận ra gần đâyrằng có nhiều giới tính hơn là đồng tính hay dị tính. Thật ra, phần lớn mọi người đều nằm đâu đó trên thang giới tính, và đôi lúc đã bị hấp dẫnbởi nhiều giới tính hoặc không giới tính nào cả. Cũng có một lỗi ngụybiện gọi là lỗi sai liên tục, ngược lại hoàn toàn với loại ngụy biện "nhị nguyên luận"; chỉ bởi vì có sự liên tục không có nghĩa là sự bất thườngkhông tồn tại. Có một vài người chỉ thích người cùng giới, và một vàingười chỉ thích người khác giới. Tuy nhiên, đây không phải là hai loạigiới tính duy nhất trên thế giới.
Nhị nguyên luận rất cám dỗ vì chúng phù hợp với mong muốn tìm ra sự rõ ràng và đơn giản trong thế giới quan của con người. Do đó, để nhớ được và không bao giờ giới hạn khả năng trả lời xuống còn hai lựa chọn là điều vô cùng quan trọng. Thói quen này có thể loại bỏ rất nhiều ý tưởng hay ho.
ĐỔI MỤC TIÊU
"Di chuyển mục tiêu" không phải là một ngụy biện logic chính thức như ngụy biện công kích cá nhân, nhưng cần phải chú ý để không mắc phảilỗi này. Lỗi ngụy biện này xảy ra khi các luận cứ để tạo ra một luậnđiểm bị thay đổi sau khi kết luận được đưa ra mà chẳng vì lý do gì. Những người coi việc bàn luận giống như một cuộc thi thường sẽ dùng chiến thuật này để cố "chiến thắng" hoặc ít ra là không bị "thua". "Những mục tiêu" có thể được thay đổi khác đến nỗi cuối cùng sẽ khôngđi đúng trọng tâm của cuộc tranh luận. Đáng chú ý hơn, đây cũng từng làvấn đề với những thuyết âm mưu của phe cánh hữu về Tổng thống Barack Obama. Khi những người theo chủ nghĩa âm mưu yêu cầu xem giấy khai sinh của Tổng thống Obama, ông đã công bố nó. Khi họ phàn nàn rằng đó không phải là giấy khai sinh đầy đủ, Obama đã đến tiểu bang Hawaii và đã công bố bản đầy đủ. Sau khi phải đối mặt với những bằng chứng không thể chối cãi này, những người theo chủ nghĩa âm mưu đó đã đòi hỏi nhiều hơn về hồ sơ của Obama từ thời trung học, đại họcvà thậm chí là cả đời tư của mẹ ông. Nhiều người theo chủ nghĩa âm mưu cũng sử dụng chiến thuật tương tự, như những người nghi ngờ vềviệc du hành Mặt trăng luôn đòi hỏi những bằng chứng hình ảnh có độ phân giải cao hơn khi NASA công bố thêm ảnh chụp.May mắn là lỗi ngụy biện này rất dễ để phát hiện. Mặc dù tìm thêmbằng chứng là tốt, nhưng việc "đổi mục tiêu" lại nằm trong một danh mục khác và mục đích của việc "đổi mục tiêu" là làm mất uy tín của đối thủ đến mức họ không thể đáp ứng được tiêu chuẩn của những yêu cầusau đó. Cách tốt nhất để đối phó với chiến lược này là hãy mặc kệ và đểnhững bằng chứng tự giải thích. Lỗi sai này thường là dấu hiệu của sựtuyệt vọng.
NGUY BIỆN RƠM
Lỗi ngụy biện cuối cùng được bàn tới trong chương này cũng là một lỗiđược sử dụng phổ biến trên mạng – ngụy biện rơm. Đây là chiến thuậtkhi một người sẽ phản ứng với một phần trong luận điểm của đối thủmà họ đã thay đổi theo ý mình. Ý tưởng của họ là phiên bản mới này sẽ dễ để đánh bại hơn, như một con bù nhìn rơm khi đối mặt với một người lính thực thụ. Đây là một chiến lược khác mà mọi người dùng khi họ tranh luận để chiến thắng, thay vì để học hỏi. Ví dụ, trong một cuộc tranh luận chính trị, những người ủng hộ cải cách tư pháp hình sự, như giảm mức phạt cho tội liên quan đến ma túy, thường sẽ phải đối mặt với người rơm, "Vậy ông muốn đường phố tràn ngập ma túy và tội phạm à?". Đây không phải là vấn đề mà những người ủng hộ cải cách tư pháp đang tranh luận, nhưng luận điểm này dễ đánh bại hơn. Một ví dụ khác, nếu hội đồng trường đề xuất một quỹ mới để thay thế những cửa sổ hút gió, những đối thủ sử dụng ngụy biện rơm sẽ phản ứng lại, "Thế ông không muốn đầu tư vào các phương pháp bảo vệ tốt hơn để giữ chotrường an toàn hơn à?"Lỗi ngụy biện người rơm có thể rất hay được sử dụng trong những tìnhhuống cảm xúc lấn át. Tuy nhiên, việc nhận ra rằng tranh luận là để tìm ra giải pháp, không phải để thắng là rất quan trọng. Nếu bạn thấy mình tranh luận với người khác sử dụng những thứ họ chưa bao giờ nói là họ tin, bạn đang hướng tới chiến thuật người rơm, và có lẽ bạn nên cânnhắc lại luận điểm của mình.
KẾT LUẬN
Tranh luận là rất hữu ích vì chúng cho phép con người liên kết nhữngquan điểm khác nhau và giải quyết chúng. Mục tiêu của một cuộc tranh luận nên là tìm ra những lỗi ngụy biện hoặc những tiền đề sai, chứ không phải là tiêu diệt bên kia. Hãy nhớ rằng, niềm tin có thể thay đổi với những bằng chứng thích hợp, và điều đó bao gồm niềm tin của bạn. Hãy xem xét những luận điểm của bạn và xem bạn có mắc bất kỳ lỗi sai nào được mô tảở trên hay không như một bài tự đánh giá và tự hoàn thiện. Điều này cũng giúp tăng kỹ năng tư duy phản biện của bạn, và cuối cùng là giúp bạn đi đến những kết luận hợp lý và được hỗ trợ bởi bằng chứng.
(?) Bạn có mắc lỗi ngụy biện logic nào trong số những lỗi ngụy biệnlogic được nêu trong chương này không? Hãy thử xác định và viết ramột bản đánh giá.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro