CHƯƠNG 1:KHOA HỌC THẦN KINH VỀ NIỀM TIN VÀ SỰ HOÀN HẢO
Giả sử rằng bạn muốn có một chú chó, và mặc dù bạn cảm thấy giống nào cũng được, thì vẫn có một giống mà bạn rất thích. Giả sử giống chó mà bạn thích là giống chó Corgi. Bạn dừng lại ở một trại chó địa phương và ở đó có một vài con mà bạn thích, một trong số đó là giống Corgi.Rõ ràng bạn sẽ phải nghiên cứu những giống chó khác nhau đó. Bạn sẽ gõ gì lên Google? Bạn có thể tìm kiếm những cụm từ như "chó Pitbull rất nguy hiểm" hay "chó Jack Russell năng động", trong khi đối với giống chó mà bạn thích thì bạn lại không đặt những câu hỏi tương tự. Thay vào đó, bạn gõ vào những thứ như là "chó Corgi có thân thiện với trẻ em không" hay "chó Corgi có dễ huấn luyện không". Rõ ràng là những câu hỏi khác nhau này sẽ đưa ra cho bạn những câu trả lời khác nhau. Mặc dù giống gió Jack Russell hay giống Pitbull bạn vừa thấy trong trại chó có thể là giống chó phù hợp nhất với bạn – chó Pitbull nguy hiểm chỉ là một giả thiết, và chó sục Jack Russell vẫn có thể là giống chó tốt cho gia đình – nhưng những kết quả mà bạn tìm thấy sẽ tích cực đưa bạn tới kết luận vốn bạn đã định đưa ra: chó Corgi. Bạn đãng hiên cứu, nhưng não bạn lại lựa chọn những thông tin dựa trên thiên kiến mà bạn đã ngầm có. Bạn cảm thấy mình như nạn nhân của một vấn đề quá đỗi "con người": chúng ta tin vào những thứ chúng ta muốn tin.
Đây không phải là một lựa chọn có ý thức. Não của chúng ta thường tạo ra những liên kết nơ-ron khiến chúng ta tin vào những thứ chúng ta muốn tin, bởi vì đây là những phản ứng thuộc về cảm xúc. Những phản ứng xúc cảm đã từng có ích khi con người phải chạy trốn khỏi những động
Não chúng ta hoạt động ở ba cấp độ: bộ "não người," bộ "não linh trưởng," và bộ "não bò sát". Điều này được biết tới như là "mô hình bộ não ba trong một" và được phát triển bởi nhà khoa học thần kinh PaulMacLean. Theo như mô hình, ba "bộ não" này sẽ phản ứng với mỗi phần của bộ não (vỏ não, hệ viền, và hạch nền), và sẽ hoạt động ở mức độ tương ứng khi chúng ta dần phát triển. Bộ "não người", hay tân vỏ não,phần tiến hóa muộn nhất trong quá trình tiến hóa, có thể bị điều khiển bởi những phần tiến hóa sớm hơn. Rất nhiều quá trình nhận thức của chúng ta, bao gồm những xúc cảm, thực sự xảy ra vô thức ở những phầnnão tiến hóa sớm hơn. Chúng được phát triển sớm trong quá trình tiến hóa bởi chúng giúp chúng ta đưa ra những quyết định nhanh, đây là điều rất quan trọng để sinh tồn khi chúng ta chưa phát triển được tư duy phứctạp. Ví dụ, nếu bạn ngửi thấy những hóa chất có mùi khó chịu, bạn đột nhiên sẽ không muốn ăn nó; điều này giúp bạn sống sót, và nó nhanh hơn,hiệu quả hơn việc đưa ra lý do tại sao bạn không nên hấp thụ những thứ bạn ngửi.3
Bộ não bò sát là phần tiến hóa sớm nhất trong ba bộ não. Nó được điều khiển bởi hạch nền, bộ phận nằm ở trung tâm não bộ con người và được tìm thấy ở mọi động vật, bao gồm cả bò sát và các loài chim. Những học giả cho rằng bộ não của loài bò sát và những loài động vật tiến-hóa-giai-đoạn-đầu được cấu tạo phần lớn bởi bộ phận này. Do đó, có học thuyết cho rằng hạch nền là bộ phận phát triển đầu tiên. Hạch nền điều khiển những hành vi tự vệ, điều cần thiết cho sự sinh tồn của động vật. Những hành vi này bao gồm ăn uống, chống lại những mối nguy hại, chạy trốn những nguy hiểm không thể chống đỡ, và sinh sản. Đằng sau những hành vi này là những hoạt động cơ bản khác như tự vệ, bảo vệ gia đình, giao tiếp, vai trò xã hội và bảo vệ lãnh thổ hoặc tài sản. MacLean gọi những hành vi này là những "hành vi điển hình của loài".
Mặc dù bộ não bò sát rõ ràng rất hữu dụng trong thế giới hoang dã, nó vẫn đem lại những lợi ích nhất định trong thế giới hiện đại. Mỗi lần chúng ta đối mặt với nguy hiểm, phản ứng "chiến đấu – thoát thân –đông cứng tạm thời" mà chúng ta gặp phải được điều khiển bởi chính bộ não bò sát. Nó cũng giúp chúng ta "đánh hơi" thấy hiểm nguy trước khi nó xảy ra; đây là cách con người có thể "cảm nhận" được một vụ đột nhập,một vụ cướp hay thậm chí là việc chạm trán một nhân vật nguy hiểm trước khi nó thực sự xảy ra. Nói ở một cấp độ cơ bản hơn, bộ phận này của não (hạch nền) là một phản ứng linh cảm về những cái quen thuộc so với những cái lạ lẫm. Đây chính là lý do tại sao một tình huống mới lạ có thể khiến chúng ta cảm thấy phấn khích và làm cho tim ta đập nhanh hơn, kể cả khi nó chỉ là một cuộc phiêu lưu thú vị và chẳng có gì nguy hiểm! Bộ não bò sát sẽ nghỉ ngơi khi ở xung quanh những thứ quen thuộc, nhưng khi đang ở một môi trường lạ lẫm, nó sẽ tiết ra adrenaline và một phản ứng cảnh giác tự động. Phản ứng này đứng sau những phản ứng mạnh mẽ như hồi tưởng và nỗi nhớ nhà. Những nhà quảng cáo thường đánh mạnh vào những cảm xúc này, và cố gắng gợi chúng ta nghĩ về những thứ quen thuộc để tạo ra sự liên kết và làm chúng ta thấy an tâm hơn về một sản phẩm.4
Hiểu được bộ não bò sát là rất quan trọng, bởi vì đó là xuất phát điểm của những "linh cảm" mà mọi người thường nhắc đến. Mặc dù những bản năng này giúp chúng ta sống sót trong những tình huống nguy hiểm,chúng cũng có thể làm chúng ta nhầm tưởng rằng mình đang an toàn,trong khi thực chất đang ở trong một tình huống không hề quen thuộc.Ví dụ, nếu bạn đang ở nước ngoài với nền văn hóa khác biệt và bạn không thể nói ngôn ngữ của họ, bộ não bò sát có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi mặc dù bạn không cần phải sợ. Nó có thể khiến bạn từ chối những ý tưởng không quen thuộc đơn giản chỉ vì nó mới mẻ đối với bạn.Bộ não bò sát là nguồn gốc của sự tiến hóa thành công của con người,nhưng nó cũng là nguồn gốc của nhiều hành động xấu xí nhất của nhân loại. Đó chính là lý do tại sao việc hiểu được khía cạnh này của cấu tạo thần kinh lại quan trọng đến thế.
Hoạt động của bộ não bò sát cũng liên quan đến điều kiện sống của chúng ta. Bạn có thể đã nghe về Tháp nhu cầu của Maslow. Học thuyết này được phát triển bởi Abraham Maslow và nó mô tả những nhu cầu cảm xúc của chúng ta dựa trên những tình huống trong cuộc sống. Chúng ta có những nhu cầu cơ bản như thức ăn và chỗ ở nhưng mọi người cũng cần thấy an toàn và được yêu thương. Cuối cùng khi các nhu cầu cảm xúc khác được đáp ứng, bạn sẽ hình thành lòng tự trọng, và sau này là thứ gọi là nhu cầu tự thể hiện bản thân. Nhu cầu tự thể hiện bản thân là giai đoạn khi chúng ta là phiên bản tốt nhất của chính mình, khi chúng ta được tự do khám phá tiềm năng của mình bởi vì chúng ta không có nhu cầu gì khác nữa. Cấu trúc thần kinh của chúng ta phần nào đã mô phỏng lại hệ thống tháp này, bởi những phần não có những nhu cầu cơ bản đã nhấn chìm những phần có "ít nhu cầu" hơn. Phần vỏ não, phần tiến hóa muộn nhất của não, quản lý nhu cầu tự thể hiện bản thân này. Hệ thống của Maslow không hề bất biến; bạn có thể ở trong vài thang nhu cầu cùng một lúc (ví dụ, bạn có thể đói nhưng vẫn yêu và cảm thấy được yêu thương).
Nó chỉ phản ánh những thứ đang diễn ra trong đầu khi chúng ta cần một thứ gì đó.5Não bộ chúng ta được tạo ra để biết tránh những hình phạt và tuyên dương những phần thưởng. Điều này phát triển để chúng ta có thể học cách tránh những thứ gây hại tới mình - chúng ta cảm thấy tồi tệ khi bị phạt, nhưng não sẽ tiết ra nhiều dopamine khi chúng ta được trao thưởng.Dopamine là một chất hóa học làm chúng ta cảm thấy vui vẻ; phát triển khả năng chịu đựng nó cũng có thể dẫn tới những chứng nghiện. Phản ứng tiến hóa này kích thích quá trình suy nghĩ của chúng ta để có thể tránh bị phạt và cố gắng được thưởng, mặc dù đây có thể không phải là quyết định chính xác.6Những nhu cầu con người có những ảnh hưởng khác nhau lên quá trình suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta cảm thấy một nhu cầu tâm lý sâu sắc đối với việc kiểm soát hành động và cuộc sống của chính mình, điều này thường được biểu hiện qua những sai sót phổ biến trong tư duy phản biện. Sự mê tín được sinh ra khi từ chính nhu cầu kiểm soát của con người, bởi vì nó tạo ra ảo tưởng rằng chúng ta kiểm soát được những thứ mà chúng ta không thể kiểm soát. Mặc chiếc áo đội bóng yêu thích hay đeo đá phong thủy sẽ không thực sự giúp đội của bạn thắng hay làm cho ngày của bạn tươi đẹp hơn, nhưng chúng làm cho bạn nghĩ rằng bạn có thể kiểm soát những thứ này. Mê tín cũng đem lại cho thế giới ngẫu nhiên của chúng ta một cảm giác về ý nghĩa và mục đích sống. Yếu tố mê tín cũng ảnh hưởng tới những nhu cầu tâm lý sâu sắc của con người về sự kết nối và ý nghĩa trong cuộc sống, yếu tố này cũng giải phóng dopamine vào não khi chúng ta tin rằng chúng có tồn tại. Để theo đuổi cảm xúc này, chúng ta thường rơi vào những quá trình suy nghĩ bị làm sai lệch bởi thiên kiến xác nhận và suy nghĩ viển vông.Con người cũng khao khát có được những lời giải thích đơn giản cho những vấn đề phức tạp bởi vì chúng giúp cho vấn đề đỡ nặng nề và dễ kiểm soát hơn. Mặc dù đơn giản hóa vấn đề có lẽ sẽ làm cho nó có vẻ dễ dàng hơn, nhưng thực chất nó lại cản trở chúng ta có những đánh giá phê bình. Điều quan trọng là bạn phải nhận ra và chia nhỏ sự phức tạp của vấn đề khi sử dụng tư duy phản biện. Tuy nhiên cũng không nên quá đơn giản hóa vấn đề vì sẽ dẫn đến sự cố chấp. Thực tế luôn phức tạp hơn những điều não muốn chúng ta tin vào. Con người chúng ta có một nhu cầu tâm lý sâu sắc cho ý nghĩa của cuộc sống. Nó cho ta một mục đích, một lý do để tồn tại, sinh sản và nhângiống. Mặc dù điều này rõ ràng là có lợi khi nhìn từ góc độ tiến hóa,nhưng thực chất nó lại dẫn đến thiên kiến xác nhận trong suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta nói rằng "mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó", và chúng ta cố áp đặt cái logic đó vào những sự kiện ngẫu nhiên, thậm chí kể cả với những việc vượt ngoài tầm kiểm soát.
Thuyết âm mưu là một ví dụ; mọi người chế ra những lời giải thích phi logic cho những tai nạn như những vụ ám sát và tấn công khủng bố bởi vì họ không thể chấp nhận suy nghĩ rằng một thứ tồi tệ như vậy lại có thể là một sự kiện ngẫu nhiên. Họ bám vào những suy nghĩ đó ngay cả khi chúng hoàn toàn phản logic. Ngoài ra, chúng ta cũng có nhu cầu được tôn trọng bởi cộng đồng, và cảm thấy tốt về bản thân. Chúng ta đã phát triển nhu cầu này thông qua ước muốn được hòa nhập vào một nhóm và được bảo vệ. Tuy nhiên,điều này cũng có thể gây ra những sai sót trong tư duy phản biện. Mọi người thường tìm những lý do khách quan khi mọi chuyện không được như ý thay vì tự kiểm điểm bản thân, hoặc tự thuyết phục rằng họ không thể tránh những sai lầm mà mình tự gây ra. Những cơ chế tự vệ này bảo vệ chúng ta khỏi sự xấu hổ hay ngại ngùng, nhưng chúng cũng làm lu mờ khả năng đánh giá rõ ràng và học tập từ lỗi sai của chính mình. Bản năng muốn làm hài lòng người khác của chúng ta cũng có nghĩa chúng ta sẽ cố tránh làm những thứ khiến họ cảm thấy tức giận hay buồn bã, và chúng ta có thể tự thuyết phục mình giữ vững quan điểm kể cả khi nó không hợp lý. Một nhược điểm logic thường thấy nữa là bất hòa nhận thức, hay khi chúng ta có hai quan điểm khác nhau cùng một lúc. Chúng ta thường không nhận ra điều này vì chúng ta có xu hướng củng cố lòng tự trọng của bản thân, nhưng đây là một trong những rào cản quan trọng nhất trong việc phát triển những kỹ năng tư duy phản biện. Nếu bạn nhận rarằng những niềm tin của bạn có sự mâu thuẫn, đây là dấu hiệu cho thấy bạn nên kiểm tra lại kiến thức của mình để tìm ra được thứ mà bạn cần điều tra. Tuy nhiên để làm được việc này, bạn cần đặc biệt cẩn thận để không hợp lý hóa những lỗi sai trong quá trình tiếp nhận những tri thức này. Bản năng con người chính là một vật cản lớn cho suy nghĩ lý trí!Hãy nghĩ về đạo đức của bạn. Dù tin hay không, đây cũng là một phần tiến hóa trong não bạn! Chúng ta, và những thành viên trong vương quốc động vật, cần một quy tắc đạo đức để những nhóm xã hội có thể hoạt động. Liệu bạn có mua một ngôi nhà mà một tên giết người đã từng sở hữu không? Chắc là không, phải không nào? Không có lời giải thích hợp lý, chính đáng nào cho việc bạn không nên làm thế cả - phần lớn mọi người sẽ nghĩ đến quả báo hay ma quỷ - nhưng bạn vẫn sẽ cảm thấy căn nhà có vẻ u ám. Chúng ta phát triển phản ứng này là có lý do. Đương nhiên bạn sẽ không muốn lại gần một kẻ giết người, bạn đã tiến hóa đểtránh xa mọi thứ có thể giết chết bạn!Sử dụng tư duy phản biện trong cuộc sống hằng ngày có thể khó khănhơn nhiều người nghĩ. Tôi chắc chắn sẽ không thể thay đổi suy nghĩ củabạn về ngôi nhà của kẻ giết người với những lập luận hợp lý. Thay đổinhững mê tín cổ xưa, đức tin và thói quen là rất khó! Tuy nhiên, áp lực ngang hàng có thể giúp chúng ta. Chúng ta có xu hướng điều chỉnh hànhvi cho phù hợp với những người xung quanh bởi vì chúng ta muốn là mộtphần của cộng đồng. Nên việc ở xung quanh những người có tư duyphản biện sẽ giúp bạn bắt chước sở thích của họ!Khi chúng ta nghĩ về "thông minh", chúng ta thường nghĩ về kỹ năng trítuệ hay khối lượng kiến thức mà họ biết. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, điều này không làm cho bạn trở thành một người có quyết định hoànhảo hay có tư duy phản biện. Có một loại thông minh khác gọi là "trí tuệxúc cảm". Đây là lúc bạn phải tự nhận thức được cảm xúc của mình,biết được chúng là gì, và có thể điều khiển chúng để chúng có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề. Điều này có nghĩa là bạn có thể điềuchỉnh cảm xúc của mình một cách lành mạnh và cảm thông với nhữngngười khác. Đến nay, những nhà tâm lý học vẫn chưa đưa ra được một hệ thống đo lường trí tuệ cảm xúc giống như cách đo trí tuệ thông thường. Điều này nghĩa là nhiều chuyên gia vẫn đang hoài nghi, nhưngđây là một khái niệm phổ biến trong giới kinh doanh, nơi mà những nhà tuyển dụng đã quyết định tạo ra những bài "kiểm tra" với hy vọng tìm được những nhân viên tốt hơn. Điều quan trọng cần ghi nhớ là không hề có sự liên kết nào giữa sự thành công trong công việc và trí tuệ xúc cảm.Tuy nhiên, nó có thể bù đắp cho sự thiếu tương quan giữa trí tuệ thông thường và những kỹ năng đưa ra quyết định.Hãy nghĩ về những tác phẩm ảo ảnh quang học mà bạn đã thấy trên mạng hoặc trong lớp mỹ thuật. Tại sao não có thể bị lừa rằng một thứ trong bộ phim 3D thực sự sẽ va vào bạn, hay một bức tranh vòng xoáy đang chuyển động trong khi nó đứng yên? Câu trả lời là bộ não chỉ có thể xử lý một lượng thông tin tiếp nhận nhất định. Ảo ảnh quang học lợidụng những bất thường trong quá trình hoạt động của não để đưa vào thông tin mâu thuẫn với thực tế. Những ảo thuật gia và những nhà tâm thần khai thác khía cạnh tương tự của cấu trúc não bộ; họ có thể lừa chúng ta bởi họ biết những mánh có thể lừa bộ não của chúng ta. Não bộ chúng ta cũng có thể tạo ra một nhận thức mới mà không bao gồm những dữ liệu não nhận được. Ví dụ, trong hiện tượng được biết đến như là hiệu ứng McGurk, khi một tiếng động được ghi đè lên hình ảnh chuyển động môi của một người đang tạo ra tiếng động khác, chúng ta thực sự sẽ nghe ra một tiếng động thứ ba, đặc biệt khi chất lượng âm thanh tệ.Điều này là do não chúng ta đang cố tổng hợp thông tin mâu thuẫn từ các giác quan.7
Tất cả những hiện tượng kể trên là ví dụ cho thấy thông tin cảm giác dễ bị đánh lừa ra sao. Não của chúng ta lọc và giải thích tất cả những dữliệu mà các giác quan cung cấp, theo những cách không thực sự chính xác.Hãy nghĩ trong một ngày bạn đã nghe nhầm bao nhiêu người mà xem!Mắt của bạn cũng có thể bị lừa; trong một nghiên cứu được gọi là bài kiểm tra về "con tinh tinh vô hình", những nhà nghiên cứu phát hiện rakhi mọi người được yêu cầu tập trung vào hình ảnh một người đang nảy bóng trong một video, họ hoàn toàn bỏ qua hình ảnh một người mặc bộ đồ tinh tinh đang đi qua trong khung hình. Thậm chí kể cả khi họ được bảo về con tinh tinh và nói rằng hình ảnh đó quá rõ và không đời nào họcó thể bỏ lỡ, thì sự thật là họ thực sự đã bỏ lỡ! Điều này cho thấy khibạn quá tập trung vào một thông tin nào đó, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều thôngtin khác. Điều này làm sai lệch nhận thức của chúng ta về thực tế. Thứmà chúng ta nhìn thấy hoặc nghe được chưa chắc đã thực sự xảy ra!Chúng ta thích nghĩ rằng mình là một người làm tốt nhiều việc cùng mộtlúc, đặc biệt là ở nơi làm việc căng thẳng ngày nay. Tuy nhiên, nghiêncứu đã cho thấy rằng, không ai có thể làm tốt nhiều việc cùng một lúc –đó không phải bản tính của con người! Thay vào đó, chúng ta chỉ đơngiản là chuyển sự tập trung từ thứ này sang thứ khác. Khả năng tập trungcủa não thường khiến chúng ta không chú ý đến những thay đổi ở xungquanh, như khi đèn bật tắt, hay một con sóc di chuyển trên cây. Nhữngthứ này là một phần của hiện thực, chỉ là chúng ta không thể nhìn thấynó! Hiện thực của chúng ta bịảnh hưởng bởi cách não chúng ta xử lýthông tin, và chúng ta cần phải nhận thức được điều đó như những ngườitư duy phản biện. Trăm nghe không bằng một thấy, và đây là lý do tại saokỹ năng tư duy phản biện lại quan trọng đến thế.
(?) Hãy tóm tắt lí do vì sao kỹ năng tư duy phản biện lại vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta._____________________
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro