Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 3

Tôi tự hỏi không hiểu cuộc đời tôi sẽ ra sao nếu bà Van Hopper không phải là người chuộng mốt thời trang.

Thật là hài hước nghĩ rằng số phận đời tôi bị treo ở một đầu dây, đầu kia buộc vào đặc tính ấy của bà! Tính thóc mách của bà thật là kỳ cục. Lúc đầu tôi rất khó chịu và lúng túng. Tôi có thứ cảm giác kinh hoàng của người hầu hoàng tử lúc bị ông chủ buộc phải chịu cực hình, khi tôi trông thấy mọi người cười sau lưng bà và phải vội vàng rời khỏi căn phòng mà bà bước vào, hoặc biến mất trong hành lang đằng sau cửa.

Bà đã đến khách sạn Côte d'Azur từ nhiều năm nay và ngoài việc chơi bài bridge, món giải trí độc nhất của bà hiện đang thịnh hành ở Monte Carlo này, bà còn hay phô trương tình hữu nghị với bà của những người khách du lịch có cỡ, mặc dù bà mới chỉ trông thấy họ có một lần ở đầu bên kia bàn giấy bưu điện. Bà thu xếp để được gặp họ, và trước khi nạn nhân có thể trách được nguy cơ, bà đã dồn đạp mời mọc họ. Phương thức tấn công của bà là trực tiếp và đột ngột, khó mà tránh được. Tại khách sạn, bà đã chọn như lãnh địa của mình một chiếc đi văng ngoài hàng hiên. Bà dùng café ở đấy và tất cả mọi người đều phải đi qua trước mặt bà. Đôi khi bà còn dùng tôi như một thứ lưỡi câu để tóm mồi và buộc lòng tôi phải đi qua hành lang để mang thư từ, sách báo đến một cửa hàng hoặc đi tìm một người bạn. Bà rất muồn được danh tiếng và ưa chuộng những người có danh tiếng mà bà đọc tên hoặc xem ảnh trong các họa báo, các cửa hiệu – tác giả, nghệ sĩ, diễn viên...

Tôi lại trông thấy bà như vừa mới hôm qua trong một buổi trưa không thể quên, bà ngồi trên chiếc đi văng quen thuộc và ngẫm nghĩ cách tấn công. Bà đã từ chối món ăn phụ và nuốt vội vàng món hao quả để có thể rời bàn ăn trước ông khách mới và đã ngồi ở hành lang lúc ông đi qua.

Bà bảo tôi:

- Chạy nhanh lên buồng tìm cho tôi bức thư của cháu tôi về cuộc đi chơi tuần trăng mật, cùng với các bức ảnh. Mang xuống đây ngay nhé!

Tôi hiểu là kế hoạch của bà đã được quyết định và cháu bà là kẻ mão đề. Còn tôi, dù thích hay không, tôi phải đóng vai phú tá diễn viên để đưa đồ nghề và lặng lẽ nhìn trò diễn. Tôi chắc chắn là ông khách mới sẽ chẳng chút quan tâm. Mặc dù tôi biết rất ít về ông qua bữa điểm tâm, và mặc dù tôi còn rất trẻ và ngu dốt sự đời, tôi cũng hiểu được cuộc làm quen đột ngột ấy chỉ tổ làm ông khó chịu.

Tôi rất muốn có can đảm đi xuống bằng cầu thang phụ, ra phòng ăn báo cho ông ấy biết trước âm mưu. Nhưng lại sợ như thế là khiếm nhã, tôi không dám thực hiện, và tôi cũng chẳng hiểu nên đề cập đến vấn đề như thế nào. Do đó tôi chỉ còn cách ngồi xuống bên cạnh bà Van Hopper trong lúc bà như một con nhện khổng lồ thoả mãn chăng lưới xung quanh người khách lạ.

Lúc tôi trở về hành lang, tôi thấy ông khách không còn ở buồng ăn, còn bà, vì lo sợ mất ông, không đợi bức thư, đã trắng trợn tấn công. Ông lại còn ngồi xuống đi văng cùng với bà. Tôi đi đến chỗ hai người và trao bức thư cho bà Van Hopper. Thấy tôi, ông vội vã đứng lên, còn bà, bà đang bị kích động về sự thành công của mình, bà phác một cử chỉ mơ hồ về phía tôi và thì thào gọi tên tôi:

- Ông Winter đây dùng café cùng với chúng ta, yêu cầu cô đi đặt thêm một tách nữa.

Bà bảo vơi tôi như thế với một giọng cố tình làm cho ông hiểu được địa vị của tôi. Như vậy có nghĩa tôi là một hạng người không quan trọng và không cần phải giữ gìn đối với tôi trong câu chuyện. Bà dùng giọng đó để đề phòng vì có lần người ta đã tưởng tôi là con gái bà, làm cả hai chúng tôi đều lúng túng. Kiểu giới thiệu đó làm cho mọi người thấy không cần phải chú ý đến tôi. Các bà khẽ tỏ dấu hiệu chào tôi, còn các ông vui lòng thấy mình có thể ngồi sâu vào trong ghế bành mà không sợ kém lịch sự.

Tuy vậy, ngạc nhiên thay, ông khách mới lại đứng nguyên tại chỗ rồi ra hiệu cho người phục vụ. Ông nói:

- Thưa bà, xin lỗi phải nói trái ý bà! Chính tôi là người mời hai vị dùng café với tôi.

Và trước khi tôi hiểu được điều gì xảy ra, ông ấy đã ngồi xuống chiếc ghế cứng đã dành riêng cho tôi, còn tôi xuống chiếc đi văng bên cạnh bà Van Hopper. Lúc đầu bà có vẻ không hài lòng, đó là điều bà không ngờ, bà trẫn tĩnh được ngay, và nghiêng thân hình rộng lớn về phía ông khách rồi giơ bức thư lên sôi nổi nói:

- Tôi nhận ra ngay ông lúc ông mới bước vào phòng ăn này và tôi tự nhủ: Đó là ông Winter, bạn thân của Billy, mình cẩn phải đưa cho ông ấy xem những bức ảnh của Billy và vợ chụp trong chuyến đi chơi trăng mật. Và họ đây, Dora đây, có đáng yêu không? Thân hình mảnh mai này, cặp mắt bao la này! Đay hai vợ chồng đang tắm nắng ở Palm Beach. Ông cũng biết là Billy say mê vợ lắm. Anh ta còn chưa biết chị ta hồi có tổ chức cuộc dạ hội lớn ở Claridge mà tôi đã gặp ông. Nhưng chắc ông chả còn nhớ gì đến một mụ già như tôi.

Câu nói đó còn được kèm theo một khóe mắt và một nụ cười khiêu khích.

- Trái lại tôi còn nhớ lắm chứ! Ông nói và để đề phòng khỏi bị lôi cuốn vào những ký ức của cuộc gặp gỡ đầu tiên, ông liền đưa ra túi thuốc lá mời bà và bà đã im để đốt điếu thuốc, ông tắt que diêm rồi nói tiếp:

- Tôi không thích Palm Beach lắm!

Tôi nhìn ông nghĩ rằng cảnh vật ở Floride quả là không hợp với ông. Ông gợi lên hình ảnh kiên cố của một thị trấn hồi thế kỷ XV. Bộ mặt ông trông cũng có duyên, đa cảm, có dáng thời trung cổ làm tôi nhớ đến một bức chân dung đã được xem trong một viện bảo tàng, một nhà quý tộc nào đó...một quá khứ mà ban đêm những người đàn ông đi ra ngoài đeo mặt nạ và núp trong bóng tối, những thanh gươm sáng loé, những cổng cổ, một quá khứ những cầu thang hẹp, những lều canh tối tăm, những tiếng thầm thì trong bóng tối của phép lịch sự thanh tao.

Trong khi đó tôi đứt mất dòng câu chuyện. Tiếng ông nói:

- Không, đã hai mươi năm rồi! Loại vấn đề đó chẳng bao giờ tôi thích cả.

Tôi nghe thấy tiếng cười mặn mà và ân cần của bà Van Hopper.

- Nếu Billy có một tòa nhà như Manderley, chắc hắn ta cũng chả thích đến Palm Beach làm gì! Đấy mới thật là cảnh thần tiên.

Bà ngừng nói và mong đợi một nụ cười, nhưng ông tiếp tục hút thuốc và tôi nhận thấy một nét nghiêm nghị trên cặp lông mày ông. Bà Van Hopper nói tiếp:

- Tất nhiên tôi đã được xem những bức ảnh. Tôi tự hỏi làm sao ông có thể bỏ nó mà đi được.

Sự im lặng của ông trở lên nặng nề và bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy thế, nhưng bà ta cứ tấn bước như một con dê cái vụng về xéo lên mảnh đất cấm, và tôi cảm thấy xấu hổ phải chia sẻ một điều xỉ nhục mà bà ta lại không nhận thấy.

Có lẽ ông ấy nhận thấy tình thế khó xử của tôi bởi vì ông nghiêng mình về phía tôi dịu dàng hỏi tôi có cần café nữa không. Tôi lắc đầu từ chối và cảm thấy cặp mắt ông nhìn tôi suy nghĩ và dò hỏi.

- Cô nghĩ thế nào về Monte Carlo?

Cậu gợi chuyện ấy của ông làm tôi nhớ về thời tồi tệ của đời tôi, khi còn là một đứa học trò khuỷu tay áo đỏ, tóc vàng hoe, và tôi đã trả lời câu gì nhạt nhẽo, ngốc nghếch và không tự nhiên về nơi đó làm bà Van Hopper phải ngắt lời tôi, nói:

- Thưa ông Winter, vấn đề là thế đấy! Đối với tôi, tôi trung thành với Monte Carlo. Mùa đông nước Anh làm tôi khó chịu. Còn ông tội gì ông đến đây? Ông không quen được đâu. Ông có thích chơi gol không?

- Tôi cũng chẳng biết nữa. Tôi ra đi hơi vội vàng.

Nó câu ấy xong mặt ông lại sa sầm xuống và ông khẽ chau mày. Bà Van Hopper lại tiếp tục và không nhận thấy gì:

"Tất nhiên ông luyến tiếc sương mù ở Manderley. Điều đó lại khác. Vào mùa xuân, miền Tây thật tuyệt diệu"

Ông gạt điếu thuốc lá vào gạt tàn và tôi nhận thấy một màu sắc khác trong cặp mắt ông, một vẻ khó tả, quanh quẩn một lúc, và tôi cảm thấy tôi bắt gặp một thứ gì có tính cách cá nhân ông, không can hệ gì đến tôi.

- Vâng, - ông trả lời một cách nhạt nhẽo, - Manderley đẹp hơn bao giờ hết!

Rồi chúng tôi lại yên lặng, một thứ yên lặng đầy khó chịu. Và liếc nhìn ông, tôi cố gắng nhớ lại một nhà quý tộc lạ mặt khép kín trong áo măng tô đứng trong góc hành lang ban đêm. Giọng nói của bà Van Hopper làm tôi thức tỉnh cơn mơ như bị tiếng chuông điện.

- Ông nên làm quen với một thế giới điên rồ ở đây, mặc dù cần phải nói rằng mùa đông này Monte Carlo rất tẻ nhạt. Rất ít bộ mặt quen biết.

Rồi bà tuôn ra một tràng những chuyện ba láp mà không biết rằng ông chẳng biết gì đến những tên mà bà nêu lên và ông trở nên mỗi lúc một lạnh lùng và im lặng hơn. Cuối cùng có một người đến giải thoát cho ông. Đó là cậu bé coi thang máy, cậu nói với bà Van Hopper có chị thợ may đang đợi bà trên buồng.

Lập tức ông đứng lên đẩy ghế và nói:

- Tôi không dám giữ bà ở lại. Mốt thời trang thay đổi rất nhanh hiện nay. Bà nên lên ngay đi!

Câu thúc giục đó không làm bà thắc mắc, bà chỉ coi đó là một câu nói đùa.

- Thưa ông Winter, may mắn làm sao lại được gặp ông- Bà nói và còn chậm lại ở chân cầu thang – Bây giờ tôi có đủ can đảm để phá tan băng giá. Mong rằng sẽ được gặp ông luôn. Ông cần phải uống một cốc trong buồng tôi. Tối mai tôi có thể có vài người bạn, ông có muốn cùng tham dự không?

Ông quay mặt đi làm tôi không quan sát được, ông tìm lý do:

- Rất tiếc, có thể ngày mai tôi sẽ đi Sospel, không hiểu đến mấy giờ tôi mới về được.

Và không đợi câu trả lời, ông dừng lại ở đó.

- Lạ lùng thật! – Và Van Hopper vừa nói vừa bước vào thang máy – Ông không thấy là một cuộc ra đi đột ngột như thế là một trò hài hước hay sao? Đàn ông các ông đến lạ. Tôi nhớ có một nhà văn danh tiếng đã lao đến cầu thang lúc trông thấy tôi. Tôi tưởng ông ta có cảm tình với tôi và lo ông ta bộc lộ ra. Thật, quả hồi đó tôi trẻ hơn bây giờ nhiều.

Thang máy dừng lại ở tầng chúng tôi, cửa cầu thang mở ra. Trong hành lang bà bảo tôi:

- Nói thật cô đừng giận tôi nhé! Lúc nãy cô đi hơi quá bước đấy. Cô đã cố gắng để được độc quyền nói chuyện làm tôi chẳng hài lòng chút nào, tất nhiên cả ông ta cũng vậy. Bọn đàn ông người ta rất ghê tởm điều ấy đấy! – Tôi không trả lời, biết trả lời sao? Bà lại nhún vai cười nói tiếp – Thôi đừng phụng phịu nữa. Dù sao tôi cũng chịu trách nhiệm về cô, và cô nên tiếp thu những lời khuyên của một người đàn bà đáng tuổi mẹ cô... Blaize, tôi về đây, về đây...

Và bà ngân nga hát, bước vào buồng riêng có chị thợ may đang đợi. Tôi đến cửa sổ nhìn ra ngoài. Mặt trời còn rất sáng và gió thổi mạnh. Trong nửa giờ nữa chúng tôi sẽ ngồi vào chơi bài, các của sổ đều đóng kỹ, và lò sưởi mở hết cỡ. Tôi nghĩ đến chiếc gạt tàn thuốc lá mà tôi phải đem đổ những mẩu thuốc dính sáp môi lẫn với những mảnh giấy gói kẹo sôcôla. Bài bridge không phải là môn dễ chơi trong gia đình. Vả lại tôi chơi chỉ làm buồn các bạn bà.

Tôi cảm thấy sự có mặt non trẻ của tôi chỉ làm nặng nề câu chuyện của họ. Họ không dám thả cửa nói bốc đồng và bóng gió. Đàn ông thì hay phô trương một thứ tình hữu nghị giả tạo và toàn hỏi tôi những câu giễu cợt về lịch sử và hội họa với ý nghĩ là tôi vừa mới rời khỏi ghế nhà trường thì biết gì về những câu chuyện khác.

Tôi thở dài và rời khỏi cửa sổ. Mặt trời đầy hứa hẹn và mặt biển sóng nhấp nhô. Tôi nghĩ đến Monaco mà trước đây tôi đã đến vài ngày, ở đó có một ngôi nhà đổ nát bao trùm một sân nhỏ gạch lát đã hỏng. Trên cao, dưới mái nhà đầy rêu, mở ra một cửa sổ nhỏ. Nó có thể đóng khung một nhân vật thời trung cổ. Tôi lấy giấy bút để trên bàn và nghệch ngoạc một bộ mặt có nét nghiêng cong, mắt sâu, mũi cao, cặp môi khinh khỉnh. Tôi thêm vào một bộ râu nhọn, cổ áo viền đăng ten theo kiểu những bức tranh cổ.

Có tiếng gõ cửa, cậu bé coi thang máy bước vào và đưa ra một bức thư. Tôi nói:

- Bà ở trong buồng.

Cậu bé lắc đầu và nói phong bì đề gửi cho tôi. Tôi bóc ra thấy trong có một tờ giấy với một hàng chữ lạ: "Hãy tha lỗi cho tôi, lúc nãy tôi đã vô lễ"

Chỉ có thế thôi, không có ký tên, không có "Thưa cô", nhưng tên tôi đề rõ ngoài phong bì với một ngữ pháp chuẩn xác.

- Có thư trả lời không? - Cậu bé hỏi.

- Không. – tôi đáp – không có thư trả lời.

Lúc cậu bé đi rồi, tôi bỏ bức thư vào túi và lại tiếp tục vẽ, những không còn hứng thú nữa, tôi thấy bộ mặt cứng đơ và không có phần hồn, cổ áo và bộ râu có vẻ như hóa trang của rạp xiếc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro