Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

HỒI 4. Bỉ Ngạn Hoa.


Dưói cái lành lạnh của làn sương sớm, đám người canh mộ khẽ rung rẫy nghe thấp thỏm giọng nói ở phía xa vọng về, vang vang như từ âm ti địa ngục mà đến:
- Ối bà con ơi! Ối! Có nhà sinh tư, có nhà sinh tư!
Nghe thấy thế gần một nửa đám người canh mộ háo chuyện mà chạy theo hướng đám người bu đông nghẹt, riêng bà Linh lại thở dài ngao ngán, bà tồn tại ở cái xóm này quanh đi quảnh lại đã ngót nghét tám mươi năm trời bao nhiêu tội lỗi, ác nghiệp bà đều được chứng kiến từ thuở xưa, lần này huống chi có nhà sinh tư, chắc hẳn sẽ khó giữ mạng mấy đứa trẻ, từ xưa xóm Cấm Sơn luôn có một tục lệ ác nghiệp, nếu có nhà sinh đôi thì một trong hai đứa trẻ phải bị chôn sống, chôn sống để bớt gánh nặng, đồng thời cả hai đứa con sinh đôi đều mang điềm gở, phải giết một đứa thì điềm gỡ mới được hóa giải. Bà Linh lòm khòm ngồi dậy, phủi lớp đất bụi trên vạt áo rồi chậm chạp đi về phía đám người tụ tập.
Đến nơi, bà ta hốt hoảng trước cảnh tượng chua xót ấy, bà đã từng làm mẹ nên rất rõ nối lòng của cái Hoài, cái ta đang làm một việc vừa thất đức mà vừa thương, nó đang đào huyệt cho con mình cánh tay rung rẩy đào xuống lớp đất tanh tưởi quen thuộc, nó vừa đào vừa khóc nức nở:
- Tôi xin mấy người, tôi cầu xin mấy người!, làm ơn tha cho mẹ con tôi!, làm ơn đấy!, con tôi không có tội, con tôi không có tội!
Một kẻ trong đám đông tấp nập ngứa mồm mà  chửi mắng năm mẹ con:
- Mày im đi thứ đàn bà đẻ hư, đẻ bụi, mắc cái cớ gì mà mày đẻ tận bốn đứa thế này, mày có biết mày đang mang tới cái tai họa gì cho cái nơi này không hả?, mày phải giết sạch ba đứa, tốt hơn thì giết sạch hết! Nếu không... nếu không mày sẽ bị chúng tao giết thay bốn mạng người trước mặt mày đấy con đần...
Thằng Thuyết từ nhà đi ra, trên tay cầm bình rượu, lòng mắt đỏ ửng, rồi ngồi sụp xuống ba cái huyệt của con, bảo:
- Tục lệ này vốn ác nghiệp, u nó cứ tuân theo luật mà hành, người lãnh nghiệp e rằng là vợ chồng ta, nhưng kẻ chịu nghiệp nặng nhất lại là mấy con người đứng tại nơi đây... bà cứ theo lời tôi, con chúng ta sẽ không oai oán gì đâu... vì hai chúng ta là người bị hại cơ mà... sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này là một nghiệp chướng mà ta phải gánh... ắc chăng chôn sống con là cách mà ta trả nghiệp...
Con Hoài nghe chồng mình nói nó có vẻ ổn định hơn nhưng vẫn không bớt đi phần nào câm hận và len lói trong đó là tia sợ hãi trước đám người máu lạnh trước cổng nhà, bỗng đám người trong xóm ập lên hò reo:
- Chôn mau, chôn mau cho tụi tao nhờ!
Từng đứa trẻ được u nó đặt nhẹ xuống hố huyệt, tiếng khóc trẻ con hòa với tiếng khóc của bậc làm cha làm mẹ tăng thêm phần thê lương cho vùng đất này, nước mắt hòa với đất, chưa đến nửa canh giờ sau, ba đứa trẻ đã nằm xuống lớp đất vĩnh hằng, nghĩ tới cảnh từng hạt bụi, từng cục đất đè lên chân tay con mình, bậc cha mẹ nào cũng xót đến đứt ruột, đằng này còn do cái tục lệ ngu muội ấy làm cho con mình ra nông nỗi này lại càng khiến cho hai người thêm đau khổ...
Đám người dần tan ra, bà Linh lặng lẽ vào gian phòng hai vợ chồng nó, trong tâm bà chỉ muốn an ủi hai vợ chồng đôi phần cũng báo cho họ một tai họa, đến gian phòng ngủ của hai người ấy, bà khẽ ngồi xuống rồi nói với giọng điệu như cũng sắp khóc đến nơi:
- Bà biết hai vợ chồng bây thương con lắm, mà biết sao giờ đây?, may rằng đám người ấy còn khoan nhường, cho vợ chồng bây một đứa con để nuôi nấn.
Bà thở dài rồi tiếp lời:
- Ba đứa trẻ ấy sau này sẽ trở thành quỷ nhi, tụi con...tụi con..
Chưa để bà nói xong thì con Hoài hỏi dồn:
- Sao vậy bà... sao vậy cơ chứ?, con của con chết rồi cũng không yên sao?
Bà Linh đáp:
- Chính phải, chính phải, do oai oán quá nặng, nên ba đứa nhỏ dần hóa quỷ, không đầu thai siêu thoát... nghỉ lại số phận cũng giống con bà, thằng An con Sương cũng chẳng nổi đầu thai do quỷ ma sai khiến nên chôn đất xấu, trời không thương...mà này tụi nhỏ khi hóa quỷ, tụi con hãy nhớ khai mộ nó, thiêu xác bằng máu bạch sửu, để chúng nó hồn bay phách lạc, không phá hoại người dân... bà chỉ có cách này để bảo toàn sinh mạng cho người xóm ta, nếu xót con hai đứa tụi bây không làm cũng được, để cái xóm này chết hết, chết hết đi! Để trả nghiệp cho đời! Bà...bà... cũng hận đám người này lắm, có chết thì nên chết cho sạch!
Nói xong bà Linh mang nỗi câm hận xót xa ra về, để lại nhiều dòng suy tư cho cả hai vợ chồng vẫn còn rươm rướm lệ, đứa con trong lòng, miệng vẫn còn vươn sữa mẹ ấm áp, nó thật may mắn khi là người được chọn... nhắc đến hai vợ chồng nhà Thuyết, ai cũng biết hai người là thanh mai trúc mã, yêu thật lòng, sâu đậm, dính nhau như sam, nhiều lần cứ mỗi đầu năm các cặp đôi trong làng đều đến trước nhà hai vợ chồng mà xin vía yêu đương, mà ông trời thật trêu ngơi hai vợ chồng, con Hoài mắc chứng khó sinh lâu lâu mới đậu thai một lần mà toàn sảy, nó cẩn thận lắm nhưng bằng một cách kì lạ nào đó những cái thai trong bụng nó trước giờ đều bị sảy, tính qua tính lại ắc hẳng cũng trên dưới sáu bảy đứa trong vỏn vẹn mười năm, mà bây giờ nó hạ sinh tất thẩy bốn đứa, có lẽ lúc đầu trong thâm tâm hai vợ chồng nó vui lắm nhưng niềm  vui chẳng kéo dài bấy lâu khi cái tục lệ vô nhân đạo ấy lại chưa bị bãi bỏ, cái tục lệ ấy đã lấy đi ba sinh linh nhỏ bé khỏi trần thế, thật tàn nhẫn thay khi người giết ba sinh linh ấy lại là mẹ của chúng, người phụ nữ ấy chẳng có thể làm được gì khi bị dồn vào tình thế đó, cô phải chấp nhận sự thật rằng “ cô không thể bảo vệ con mình trong khi cô là người sinh ra chúng, một người mẹ thất bại”...
Trong ánh lửa vàng của đám nến trên đầu tủ, trong khoảng gian yên tĩnh chìm trong cơn gió vút mang theo từng cánh hoa bỉ ngạn lúc bay là là dưới đất, lúc vút tận lên cả mái hiên, có lúc nó nằm yên tại chỗ như tâm trạng của đôi uyên ương bị nghiệp chướng đầy đọa, âm thầm đón nhận nghiệp quả như mạch sống của mình, đúng hơn nghiệp là mạch đập của cả con xóm, quanh xóm bao phủ bởi lớp sương đỏ thẫm kèm với cơn bão bỉ ngạn như thể chắc chắn rằng “ nghiệp là thứ tồn tại song song cùng người trong xóm qua tất thế hệ”. Tiếng cánh hoa bỉ ngạn bay bổng va đập kèm những cú tát mạnh của ngọn gió vô vách nhà bằng lá tre khô xào xạc như thể linh hồn ba đứa con đang cào xé , than vãn với thầy u nó vậy, từ đâu đó một cánh bỉ ngạn to bằng ngón cái, dài như một đốt tre là là bay vào nhà, rồi làn gió như thể rẽ hướng đưa cánh hoa ấy bay  vào thẳng gian phòng rồi nhẹ nhàng đáp trên trán đứa con trời thương, trời cứu, thấy thế thằng Thuyết bảo với vợ nó:
- Cánh hoa này trông cứng cáp khỏe mạnh quá u nó nhỉ?, khó lắm nó mới bay vào được đây, có lẽ đây là một lời nhắn từ người cõi trên chăng? Hay đôi ta xem đây là một cái danh trời ban cho con mình, tên con ta sẽ liên quan đến hoa bỉ ngạn, u nó xem xem đặt tên gì cho hay nào?
Thuyết nói trong vẻ ân cần, hiền diệu, con Hoài cưới được anh chắc hẳng đã cưới được anh chắc phước lành nhiều lắm...
Nghe thấy chồng mình nói vậy, con Hoài nhẹ nhàng đặt tay lên trán con, tay kia cầm cánh hoa bỉ ngạn trên tay thầy nó, nhẹ nhà vùi vào tay đứa trẻ, rồi cất giọng ôn tồn bảo:
- Rồi rồi để tôi nghĩ xem nào...
Chưa đến một phút sau, con Hoài mỉm cười rồi nói:
- Con ta sẽ tên là Vũ Tam Ngạn, chữ Vũ là lấy từ thầy nó đấy!, còn Tam là ba anh em của con bé, mong ba thằng anh nó phù hộ, ăn mau chống lớn, rồi Chữ Ngạn đại diện cho cái danh trời ban, vốn dĩ hoa bỉ ngạn có ý nghĩa rất tệ, đấy là sự chia ly, nhưng cái tên này chắc hẳn là do ông trời chọn ắc hẳng sẽ có hàm ý sâu xa đây...
Nói xong hai vợ chồng cười tủm tỉm trong căn nhà nhỏ nhắn, xen với đó là ánh nến lập lòe lúc tỏ lúc mờ phát ra từ căng nhà dưới con bão bỉ ngạn đỏ dường như nỗi buồn trước đó đã được tạm phai trong lòng hai con người nhỏ bé... đứa trẻ trong vòng tay mẹ khẽ lắc lư, khuông miệng khẻ mĩm cười, bỗng cái Hoài cất giọng:
- Hay đôi ta ra ngoài sau nhà, thắp hương cho con, để con có cái ấm trước cảnh hàn buốt...
Thấy thế Thuyết khẽ gật đầu đồng ý, lọ mọ trong ánh vàng của đèn dầu cầm trong tay, đến gian phòng thờ, chạm nhẹ lên bó hương làm từ loại trầm hương tầm thường nhưng lúc này nó lại thơm diệu như thể loại dâng lên vua chúa, chắc hẳn tình cảm cha mẹ dành cho con mình làm cho hương thơm này trở nên đặc biệt và lưu luyến... lựa một hồi Thuyết lấy ra ba cây hương to nhất, có mùi thơm nhất rồi vào phòng khẽ gọi vợ ra sau vách nhà mà thấp hương cho ba đứa con.
Chốc lát sau, cả ba con người hai lớn một nhỏ đã đến nơi chôn cất thi hài của ba đứa trẻ chưa đầy vài tích tắc thì lại có quỷ sự... trên một nấm mồ nhỏ xuất hiện một con chim kì dị, mỏ đỏ, thân xanh, cánh huyết, một chân nó cầm cái đầu con chuột chết, còn mỏ nó lại mổ lấy mổ để cái thân con chuột đến mức máu con chuột chảy thành dòng nhuộm ướt cả phần đất tanh tưởi, bỗng nó bay vút lên đọt cây sát bên, ánh mắt nó hiện rõ lên luồng ánh sáng đỏ huyết quỷ dị mà nhìn cả gia đình, người âm... lẫn kẻ dương, rồi nó hét lên một tiếng oai oán kinh tởm, bỗng gió từ đâu thổi về hùn hụt các cánh hoa bỉ ngạn bay tứ phương, mang theo mùi hôi thối như xác chết, ngước lên cây cả hai vợ chồng chẳng thấy con chim kì lạ ấy đâu nữa chỉ còn lại chiếc đầu chuột lăn lông lốc xuống mặt đất, thân xác con chuột vẫn còn trên cây mà đung đưa theo gió... thấy quỷ sự vừa xảy ra, con Hoài bỗng ớn lạnh mà rung người, thằng Thuyết ôm chặt hai mẹ con rồi lẩm bẩm:
- Mau mau lên! Thắp hương cho con rồi vào nhà, gió lên rồi sắp mưa đấy mình à!
Thấy thế cái Hoài lần lượt cắm từng nén hương lên từng nấm mộ thì bỗng dưng gió ngừng đột ngột, hàng ngàn cánh hoa bỉ ngạn tơi lả tả xuống mặt đất, con Hoài ra vẻ hãnh diện rồi cất giọng:
- Con u là phải thế!, biết trời sắp đổ mưa mà hô trời hô đất làm trời tạnh hẳn đây này!, thôi cảm ơn ba đứa, thầy u vào nhà, tiện thì thầy u ra đây với tụi con tiếp!
Cứ thế cả gia đình ba người vào ngôi nhà ấm cúng ấy, họ trong nhà trò chuyện đôi phần an ủi lẫn nhau, có lúc lệ rơi, có lúc khẽ cười, có lúc lại rơi vào trầm tư, cứ như vậy cho đến chiều tối, làn sương đỏ cứ như thường lệ mà hóa hồng trong đêm tối, ánh trăng soi mói làm bừng lên những hạt sương long lanh, trong nhà bấy giờ chỉ còn đôi ba lát thịt trâu gác, thằng chồng lấy đôi ba lát ấy đặt lên chiếc giường chiếu tre, con Vợ lọ mọ trong bếp lấy bình rượu ra, cứ thế hai vợ chồng qua đêm trong ấm no, say nồng. Sáng hôm sau, trong lớp sương tờ mờ, có tiếng gọi thân thương:
- U nó ơi! Tôi ra ao kia câu vài ba con để trưa có cái mà ăn!
Con Hoài mạnh miệng đáp:
- Ông khoan hả đi!, đợi tôi đôi chút!
Lát sau, con Hoài bước ra từ căn nhà tre, trên tay cầm vò rượu kèm một lát thịt trâu đêm trước, rồi nói:
- Đây! Đây này!, rượu thịt có đủ, ông đi thượng lộ bình an đấy!
Nói xong nó véo má thằng Thuyết, rồi cười ngây ngô như thể hai đứa còn tuổi trăng tròn, song nó kết thúc bằng nụ hôn ngọt lên má thằng Thuyết, thằng Thuyết đỏ ửng cả mặt, giang cánh tay thô cứng một cách rộng nhất rồi ôm chầm lấy hai mẹ con, miệng cười tủm tỉm rồi hôn lại vào trán hai mẹ còn, nó vừa rời khỏi ngôi nhà của mình vừa vẫy tay nghịch ngợm, con Hoài cũng chẳng kém một tay ôm con, một tay thả nụ hôn gió đến thằng Thuyết, trông cả hai dù đã chạt ba mươi nhưng khoảnh khắc ấy, họ như trơt lại tuổi trăng tròn, ngây ngô, khờ dại...
Thời gian cứ trôi, cứ trôi, đã trưa rồi mà thằng Thuyết vẫn chưa về, thế là con Hoài sinh ra lo lắng, nó bừn bế đứa con vẫn còn ti sữa mà lọ mọ đi theo con đường mòn đến cái ao mà mấy tên ngư dân hay đến.
Trên đường đi cái Hoài còn rủ thêm bà Huê vợ ông Liễu, hai người cứ đi cứ đi, đi qua cả cái nơi chôn xác thằng An con Sương, mọi người vẫn còn canh mộ trong cảnh mệt mỏi, chắc tầm một đêm nữa mới có thể ngừng việc giữ hồn giữ xác hai đứa trẻ, bỗng bà Linh trong đám người canh mộ con mình có linh cảm lạ, dòng máu ấm chảy trong cơ thể bà bỗng dưng hàn lạnh, e rằng có chuyện không hay, thời gian trôi qua dòng máu bà bây giờ như thể hàn huyết, nó ngày càng lạnh dần thấy thế bà chạy lòm khòm ra gặp hai người phụ nữ rồi xin đi chung biện lí đi tìm người, thấy thế cả hai cô gái một trẻ một ngót nghét bốn mươi cũng vui vẻ gật đầu đồng ý, đi đường vắng mà còn là phụ nữ thì tốt nhất là đi càng nhiều, cứ thế mà bốn con người lang thang trong rừng trúc, trong cảnh u ám vốn có...
Chưa đến nhất thì sau, trước mặt bốn con người là chiếc ao sắc biếc rộng mênh mông, hoa sen bông súng nở rực cả mặt ao, xen vào đó là cánh hoa bỉ ngạn theo gió mà cuốn đến nơi đây, rồi hạ xuống làn nước trong veo, làm nên cảnh sắc "huyết hồ”. Cái Hoài ngước nhìn quanh, chẳng thấy bóng dáng thằng Thuyết đâu, nó lên giọng hỏi:
- Thuyết ơi!, ông đâu đấy?, tôi đến tìm ông đây!
Nó cứ gọi thế mãi, âm thanh hòa lẫn vào không gian lộng gió, vang rộng cả “huyết hồ”, tuyệt nhiên không một ai trả lời, khoảnh khắc  bỗng chốc yên ắng, chỉ có mỗi tiếng gió vút, xa xăm lại có tiếng chim lợn oai oán, đứa trẻ trong tay con Hoài, bắt đầu chìm vào cơn buồn ngủ, thấy thế con Hoài đưa cho bà Linh giữ hộ mà đi quanh cái ao tìm chồng. Hương thơm từ sen, từ súng xen lẫn mùi hăng của bỉ ngạn lan tỏa khắp cả ao, ở phía bà Linh, bất chợ ngửi thấy mùi đồng của máu, tanh tưởi và gớm ghiết, bà Huê đứng sát bên mà như thể sắp nôn, bà ta vừa kiềm chế vừa lớn giọng gọi cái Hoài cách đó không xa:
- Hoài ơi! Hoài!, mày lại xem có mùi gì như mùi huyết người thế này!, nhanh lên nhanh lên!
Cái Hoài cũng tò mò mà chạy thẳng đến chỗ bà Huê, bà Linh cũng chậm rãi ôm đứa bé đi đến, hai người lại đến nơi thì mùi tanh tưởi lại càng nồng nặc, khiến mũi mấy người như nghẹt cứng, bà Huê nôn tại chỗ, thấy thế con Hoài như thể cũng muốn nôn, bỗng dòng nước xuất hiện màu đỏ thẫm của máu, bà Linh vừa mới liếc mắt qua nhìn thì đã thé
- Ối giời ơi!, lại có tang rồi! C..có người chết ở ao rồi!, nhanh lên leo lên cái xuồng hoang đằng kia!, không..k..hông là sẽ có... thêm kẻ phải bỏ mạng nơi này đấy!, nhanh lên còn kịp!, qua một thì nữa thôi là hồn người này hóa ma hóa quỷ rồi lại hại người trong xóm mất!
Hai đứa kia nghe tiếng quát của bà thỉ hỗn loạn mà chạy tới chiếc xuồng hoang gần kia, kéo nó lại gần bờ rồi vội vàng ngồi lên. Khoảng giang yên tĩnh bị xé nát bởi tiếng náo loạn của ba người phụ nữ, người nôn ọe bởi mùi máu tanh, người hốt hoảng, người còn lại thì khóc nức nở... bốn con người cứ lênh đênh trên mặt ao, làn nước yên tĩnh lạ thường, không một gợn sóng, làm ai cũng nổi gai óc, nó êm đềm đến mức có thứ gì đó như thể ẩn nấp dưới làn nước, như hơn vạn linh hồn kéo giữ mặt nước lại vậy, từ xưa nơi đây có một quan niệm về ao hồ, đấy là việc ao nào yên ao nào động, ao yên thường sẽ có vong hồn, ngạ quỷ, ma da, hà bá, những thế lực ấy làm cho mặt nước yên ắng để dễ dàng quan sát mà kéo con mồi trên bờ xuống để thế mạng cho nó, những chiếc ao này người dân Cấm Sơn hay gọi là Thủy Hồn Địa Phủ. Đến giữa ao con Hoài hét lên đau đớn, hai người kia lẵng lặng nhìn con Hoài trách trời trách đất:
- Th...Thuyết... ph..phải... ông không?, ông bị sao thế này... ô..ông.. bỏ hai mẹ con tôi ư?, ai làm ông ra nông nổi này thế hả?...
Mới hôm qua, đã mất ba mạng con, hôm nay lại mất chồng, tâm trạng cái Hoài đã sụp đổ, mới hôm qua thôi... mới hôm qua thôi hai vợ chồng còn âu yếm, còn hanh phúc... mà bây giờ số con Hoài tựa như hoa bỉ ngạn, "có hoa mà chẳng có lá”, âm dương cách biệt... kể ra cái xác thằng Thuyết cũng thật thảm, cái đầu nó gần như lìa khỏi thân xác, thân thể nó bầm dậm máu tứa ra làn nước dụ dỗ mấy con vắt con đỉa lại hút máu, tấm lưng nó bị đĩa vắt bu lại mà hút máu, mắt nó trắng đục không hồn, trong tay còn cầm vò rượu hồi sáng, rượu vẫn còn nguyên chưa uống... con Hoài không ngại nước sâu mà nhảy xuống cái ao vạn hồn, tiếng nước bắn lên phá vỡ cái yên tĩnh của mặt hồ, từng đóa sen vây kịt nơi con Hoài nhảy xuống, cả bà Linh và bà Huê dường như không thấy dấu vết con Hoài đâu nữa, hốt hoảng quá, bà Huê cột sợi dây thuyền vào chân rồi nhảy xuống đám sen súng lềnh bềnh, vài phút sau bà Huê bơi hổn hển đến chiếc xuồng nhỏ trên lưng cổng theo cái Hoài và chồng nó, chẳng hiểu sao một người đàn bà lại có sức lực mạnh mẽ đến thế, đến cả ông Liễu cổng một người thôi đã đủ mệt, đằng này bà Huê lại vừa bơi vừa cổng một người một xác... bà Linh thấy thế bỏ đứa trẻ qua một bên rồi dùng hết sức lực kéo cái xác thằng Thuyết lên, rồi tới con Hoài, rồi tới bà Huê...
Nhất thì sau cái Hoài tỉnh dậy trên đám cỏ xanh, trước mắt là bà Huê, Linh rồi con của nó, kì lạ thay sau lưng bà Huê là một cái bóng đàn ông thê thảm, ẩn khuất ẩn hiện vô cùng mờ ảo, bà Linh cất giọng:
- M...may quá, mày còn sống, m..mày còn sống, nếu không thằng nhỏ này mồ côi rồi... ai nuôi cơ chứ?
Cái Hoài phất lờ niềm vui vẻ của bà Linh, Huê, nó bậc dậy rồi thét lên đau đớn:
- XÁC CHỒNG TÔI ĐÂU?
Nó vừa gào thét vừa quay qua quay lại tìm xác chồng mình, bỗng cái bóng người đàn ông ấy hiện lên trước mắt cái Hoài, rồi âm thanh từ đâu vọng về:
- Hoài ơi... Thuyết được chôn rồi, Hoài đừng lo, đừng lo...
Giọng nói vừa kết giọng, cái bóng trước mắt hiện lên rõ hơn, đấy là thằng thuyết, nó giang rộng cánh tay ra như thể chờ thứ gì đó, cái Hoài nghe được giọng nói ấy, hình dáng ấy trước mắt nó khóc nức nở rồi chạy lại mà ôm cái bóng, nó vừa ôm chặt cơ thể lạnh tanh ấy rồi nói:
- E...em.. buồn lắm... em..em không muốn mất người em thương đâu, anh...anh..
Cái bóng nhìn cái Hoài rồi mỉm cười, giọng nói hòa lẫn trong gió lại xuất hiện:
- Thật ra lúc con chim ăn dở con chuột mất đầu, là lúc điềm báo về cái chết của anh xuất hiện... số trời đã định thế rồi, chúng ta không thể bên nhau trọn kiếp được... đến cả anh còn không biết sao mình mất... có khi đây là nghiệp chúng ta phải trả... không sao đâu... không sao đâu!... kiếp sau ta sẽ gặp lại nhau mà... em đừng buồn..
Cái Hoài đáp lại:
- Anh chết bỏ lại mẹ con em thế này thì sống làm cái thái gì nữa... không bằng... không bằng việc em chết đi còn hơn... biét rằng đây là nghiệp... nhưng ông trời ông tàn nhẫn quá rồi đấy!, tôi có lỗi lầm gù mà phải đến nông nỗi này cơ chứ?
Nó vừa nói vừa khóc, nước mắt nước mũi tèm nhem, lúc sau nó trờ về hiện thực, Bà Linh thừa biết nó vừa gặp gì rồi lại gần nó , trên tay bế đứa trẻ, bã hất đầu ra vẻ đi theo... bà Huê lại gần rỗi khẽ vỗ vai an ủi người em của mình, rồi quay lưng đi về phía lối mòn...
Thế là bốn mạng người đi theo lối mòn ra khỏi cái ao quỷ quyệt, không khí thật khác lạ so với một canh giờ trước, tiếng gió vút cùng tiếng lá cây xà xạt xen kẽ là tiếng nức nở của cái Hoài làm nên cảm giác thê lương đau khổ, giữa đường đi cái Hoài cất giọng êm dềm:
- Tôi biết chúng tôi có nghiệp quả từ kiếp trước chưa trả... nhưng có thật là nghiệp quả chúng tôi lớn đến mức đó..h..hay chúng tôi cũng như con Sương Thằng An gánh nghiệp thay cái xóm này cơ chứ?, số đã khổ khó có con.. mà có thì lại bị giết hơn một nửa, còn hai vợ chồng với đứa nhỏ nhưng chồng lại chết một cách quá đáng, chưa đầy ba ngày mà đã đi tong bốn mạng người, giờ còn mỗi hai mẹ con tôi... yêu thương nhau mà sống.
Con Hoài bây giờ đã mang mác mẹ đơn thân, không chồng nương tựa, nỗi đau lấn chiếm thâm xác tâm hồn, làm người con gái hồn nhiên vui vẻ trở nên tiều tụy hơn bao giờ... bà Huê bỗng nhớ đến một chi tiết, rồi nói:
- Có lẽ điềm báo đã đến sớm mà tôi lại không nhận ra cơ chứ... chuyện là ông Liễu đi đào sâm mà lại đào được củ sâm không đầu, trên thân nó chi chít vết thương... tôi.. cảm giác mình có lỗi quá...
Cái Hoài tiếp lời:
- Chị không có lỗi, lỗi là do hai vợ chồng tôi được sinh ra trên cái đất ác nghiệt này, giết người là chuyện thường... mà sống lương thiện là chuyện hiếm... bây giờ tôi như con chim én mất chồng.. tôi muốn chết đi để được đoàn tụ với chồng con ở dưới kia... tôi nhớ anh ấy lắm, phúc ba đời mới lấy được người như anh... mà giờ lại ra nông nổi này , thật thảm hại mà... tôi cũng yêu anh ấy thật lòng mà giờ anh ấy chết đi tôi cũng chẳng muốn tái hợp với ai khác...
Bà Linh quát nhẹ cái Hoài:
- Thôi đi mày, mày nghỉ quẩn mà chết thì đứa con này ai nuôi, nó chết luôn là mày tạo nghiệp kiếp sau mày trả nặng hơn nữa, không bằng mày sống trọn kiếp này, kiếp sau trời thương còn có cơ hội gặp lại thằng Thuyết.
Không gian yên lắng lại, ba người cứ đi cứ đi cho đến khi thấy người trong xóm, bà Linh đãn cái Hoài đi đến cái mồ của chồng nó, nơi ấy người bu kín, ai cũng nhiều chuyện mà bàn tán, cái Hoài trong đám người xô đẩy mà lẻn vào, đến trước huyệt mộ, xác chưa chôn, nó chạy lại bên cái xác rồi nói:
- Ông... ra đi thanh thản.. tôi.. tôi sẽ gắng nuôi con, sống trọn kiếp này... kiếp sau chắc chắn ta gặp nhau... ông đợi tôi...ông đợi tôi nghe chưa?
Nó rưng rưng rồi hôn lên cái má lạnh toát của thằng Thuyết, đám người la lên:
- Tránh ra mau lên nước mắt mà rơi vào xác chết là không hên đâu con kia!
Đám người đá cái Hoài ra rồi bỏ cái xác vô hòm, đóng đinh chặt nắp rồi hạ huyệt, từng lớp đất tanh tưởi đè lên cái hòm mà làm cái Hoài đau xót, thấy thế nhiều người trong xóm bu lại cái Hoài mà an ủi nó... con người nơi đây đã lấy lại nhân tính rồi chăng?, trước giờ ít ai mà mở mồm an ủi nhau mà bây giờ xúm lại vỗ vai, ôm ấp...
Con Hoài nguyên ngày hôm ấy trông thật ảm đạm, nó chắc xót lắm mà làm được cái gì bây giờ, khoan hồn mà sống trọn kiếp này để có cơ hội gặp lại người mình thương...
Tối đến, trong gian phòng chỉ còn hai mẹ con ôm nhau mà ngủ cho qua ngày, bỗng có bàn tay ấm áp ôm qua eo làm cái Hoài rùng mình... nó ngước nhìn sau lưng thì lại đổ lệ:
- ... Th... Thuyết.. ư?, anh.. anh.. về đây thăm mẹ con em à...? Anh biết không? Từ khi anh mất em cứ nghĩ đến cái chết mãi... may mà nhờ bà Linh em mới có động lực sống tiếp... anh..anh ráng đợi em, đến khi em già.. em chết ta sẽ được đoàn tụ... kiếp em là kiếp của bỉ ngạn hoa, kiếp chia ly, kiếp đau khổ, mất chồng.. mất cả con... em buồn lắm...em...em
Thằng Thuyết cất giọng bảo:
- Em đừng khóc nữa, để sức mà nuôi con đi... chúng ta không thuộc về nhau rồi, chúng ta chẳng thể nào sống trọn vẹn kiếp này thì chăc rằng kiếp sau sẽ khác mà....
Thằng Thuyết dùng tay lau nước mắt vợ nó, cách biệt giữa âm và dương dường như không tồn tại ở giây phút này, một người một ma nói ra nỗi lòng của mình xuyên đêm, cuối cùng con Hoài ngủ ngon lành trong vòng tay của linh hồn thằng Thuyết...
Đôi uyên ương thật đẹp mà số phận cũng thật bi đát “ có hoa mà chẳng có lá”... “ có lá mà chẳng có hoa”... cái chết là cách kết thúc một cuộc tình nhanh nhất mà lại đau đớn, thê thảm hơn tất cả cách thức nào...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #ram12