HỒI 3. Khung Thêu, Vẫn còn sống.
Tiếng la hét toán loạn cứ như làm ngôi làng sôi nổi hơn trước, trong làn sương mờ đỏ mùi hôi tanh phát ra từ phía chân xóm, mùi hôi quỷ dị kinh tởm làm không khí trong xóm như thể ở địa ngục máu. Ông trưởng xóm nghe được tin hay ho ấy liền trở máu nhiều chuyện, không nói không rằng ông bỏ mặt nhà cửa mà chạy về hướng có án mạng, đến nơi cảnh tượng như muốn chọc mù đôi mắt ông ấy, cảnh tượng kinh tởm như cách mà người xóm đối xử với nhau trước giờ, đồng thời ông Liễu cũng đến vì nghe có án mạng mà ông lại là người đàn ông có sức khỏe nhất trong khu xóm nên lại xem có giúp được gì mà không, nhưng cảnh tượng trước mắt ông khiến ông giảm đi phần mạnh mẽ của bản thân... trên mảnh đất cuối xóm, ai đó đã dựng một cái giá to bằng ba thằng đàn ông, trên đó đặt một khung thêu bằng gỗ, bên trong là tấm da bò đan chi chít lên nhau, ở giữa là ... hai đứa bé một nam một nữ, lúc này bà đồng đâu đó chạy lại và hét một cách đau khổ:
- Ôi trời ơi... ôi trời!! Hai đứa con tôi, hai đứa nhà tôi, bà con ơi, con tôi, con tôi...
Lúc này cả xóm mới nhận ra cái xác trên khung thêu đó là xác của thằng An với con Sương, hai đứa con nuôi của bà đồng, vốn dĩ nghề đồng kiên kị yêu đương, bà xin lắm người khác mới cho bà hai đứa con, mà bây giờ... mà bây giờ lại mất cả đôi, nhìn bà người trong xóm cũng xót lắm,dường như sự thâm độc của con người nơi đây đã biến mất khi chưnag kiến cảnh người mẹ hai con mà giờ đã đơn côi một mình, bà đồng liên tục khóc lóc nói những lời trải lòng của mình trước xác của hai con:
- Trời ơi... các con có nghiệp gì mà bỏ u đi thế này, các con ơi, hay u.. hay u là ngươi mang nghiệp tới các con, u xin lỗi... u xin lỗi...
Tiếng khóc nấc vẫn vang lên trong không gian đỏ, hai cái xác bị khâu với nhau máu me thấm cả lớp da bò, từng sợi chỉ thêu càng làm khung cảnh thêm ám ảnh, sợi thì thêu xuyên mắt, xuyên ngón tay, thậm chí là qua tim, hai đứa trẻ mới 13 14 đã phải chịu cảnh này, thật quá tàn nhẫn, bỗng dưng một phụ nữ trong làng cất lên:
- Ối ối!, hai tụi nó còn thở, còn sống, còn sống, mau lên mau lên, lên dỡ hai đứa nó xuống, nhanh lên không là không kịp!
Nghe thế đám trai trong xóm gồm cả ông Liễu ráng gượng lại sự buồn nôn, kinh hãi của mình mà lên gỡ hai đứa trẻ xuống, càng gỡ, sợi chỉ càng cứa vào da thịt làm thân xác thêm đau đớn, nhưng không ai trong xóm gỡ nổi kể cả ông Liễu cảnh tượng càng thêm kinh tởm máu me da thịt hai đứa trẻ như miếng thịt trâu dập nát để làm món trâu gác bếp, đến nỗi bà đồng còn nôn tại chỗ, cuối cùng, thằng An chết, chỉ còn con Sương, đám trai xuống và nói lời chia buồn với mụ Linh:
- Chia buồn cùng bà, sợi chỉ ấy có lẽ đã thắt đứt trái tim thằng bé An rồi, miệng thằng bé nôn ra cả lít máu tươi, mong bà.. mong bà đừng buồn, chắc là do duyên số...
Bà đồng trả lời một cách gắt gỏng kèm lân lẫn sự buốn rầu:
- Duyên số cái nỗi gì cơ chứ?, do cái xóm này là do cái xóm này sống ác báo, nghiệp đầy trời, nay con tôi phải thay các người trả nghiệp, các người vừa lòng chưa, vừa lòng chưa hả?, từ xưa đến giờ, từ xưa... đến giờ mấy người giết người dân trong xóm bấy nhiêu mạng? Hả! Hả!, lại chơi bùa, phản Phật, phản Thần, các người... các người tích nghiệp rồi đầy cho con tôi đấy à? Tôi... tôi không chấp nhận được con người ở cái xóm quỷ quyệt này. Bà ta vừa nói vừa khóc, tay đập đất nắm đất chọi như đứa trẻ con.
Câu nói của bà đồng làm cho cả xóm như tỉnh ngộ, ai cũng lặng thinh nghe bà trách, mấy kẻ thấy nhột thì âm thầm bỏ về, cho đến khi đám trai còn lại lấy được con Sương xuống, may thay con bé chỉ bị khâu tay khâu chân, tệ thì chỉ có khâu ngay miệng, bà đồng thấy con bé thì liền cất giọng với điệu biết ơn:
- Tạ trời, tạ trời... con tôi... con gái tôi nó vẫn sống, tạ ơn tạ ơn... mau đưa con bé lại nhà thầy Yết mau lẹ lên, lẹ lên! Không con bé mất, nhanh lên, còn thằng An mấy người lo mà quấn xác khâm liệm nó đi, nó chịu nghiệp thay mấy người đó! Mấy cô mấy chú nên biết ơn nó lần này, thằng bé chẳng có tội gì mà cũng bị nghiệp chết...
Nói xong bà đồng chạy theo đám đưa con gái mình đến chỗ thầy thuốc, đến nơi, tên thầy lang đó đuổi tất mọi người ra khỏi gian phòng chữa bệnh, trong lòng bà Linh bỗng thấy bất an, vốn dĩ ông Yết là kẻ dê dâm, lòng dạ tàn ác như loài bọ cạp, nên người trong xóm gọi ông là Yết, ngoài ra mấy đời nhà ông ta làm thầy thuốc đặc biệt là độc dược, nên người ta hay gọi ông với một biệt danh giễu cợt khác là thầy Yết, linh cảm của một người phụ nữ là thứ gì đó bí ẩn nhất, đằng này bà Linh còn làm nghề bói toán, hầu đồng nên linh tính bà ta càng thêm mạnh mẽ, sự bất an cứ tuông trào nên bà đành khều tay con Quyến kế bên lén vào gian phòng nhìn xem ông Yết đang làm gì, con Quyến hình như cũng có linh tính giống bà nên cũng lén vào xem, đi được đến trước cửa phòng, con Quyến nó thấy một điều mà nó không nên thấy, ông Yết đang dê con Sương, nó giật người hoảng sợ, bỗng ông Yết ngước lên nhìn nó với nụ cười quỷ dị rồi tiếp tục làm trò đồ bại với con Sương, đúng hơn là cái xác con Sương, nó đã tắt thở... kế bên ông ta là lọ độc dược của ông ấy, có lẽ con Sương bị ông bỏ độc đến chết rồi làm chuyện đồ bại đây mà... khoảng một khoảng sau bà đồng không thấy con Quyến đâu nữa, bà liền lo hơn, lúc này ông Yết lên cái xác con Sương ra và thông báo:
- Kính thưa các ông các bà, đặc biệt là u nó đây, con bé đã vong mạng... vết thương khiến con bé chảy máu đến chết, tôi đã cố gắng mà phận nó vậy rồi, tôi không giúp được nữa, mong bà thông cảm...
Nghe được câu ấy bà Linh như rớt thẳng xuống nơi tận sâu đáy lòng, bà cất giọng thẫn thờ:
- Đúng là bất công... bất công quá mà.. haha... kẻ thiện lại phải chịu nghiệp thay cho người ác, thôi yên nghỉ con nhé, em con đang đợi con đó, cuộc đời vốn dĩ không công bằng mà con, không sao, không sao... mà con Quyến đâu?
Ông Yết sững người mà trả lời:
- Nó đi về từ cửa sau nhà tôi rồi, nó bảo có chuyện gấp, nhà nó có chuyện nên về trước...
Bà Linh vẫn tiếp tục lẩm bẩm với cái xác bị khâu miệng tay chân của con, máu ứa ra sàn làm bất kì ai nhìn vào cũng tởn rợn, thế là kiếp làm mẹ của bà đã hết, bà đưa xác con gái ra cái phiên chợ đó, đặt kế bên xác thằng An, rồi đóng hòm an tán, tâm trạng bà lúc này buồn nẫu nề, suy sụp hoàn toàn, quả thật tình mẫu tử, dù không máu mủ ruột thịt nhưng khi thấy cái chết con mình quá thảm, bà như muốn chết cùng con, mất hết con rồi bà còn sống làm gì nữa, hai đứa đã chịu thiệt thòi khi chẳng có bố, lại thiệt thòi hơn khi mẹ già mà lại làm nghề đồng, thiếu xót cùng cực, thua con người ta mấy lần... bỗng bà hét lớn:
- Mấy người thấy cái giá của nghiệp ác của mấy người chưa hả? Con tôi nó vô tội, mấy người là kẻ giết chúng, mấy người còn lời nào nói không, quả thật không còn từ gì miêu tả cách sống của mấy người mà!
Đám người tham gia tang lễ võn vẹn đôi mươi người, ai đó cũng lặng trầm nghe bà mắng , không biết họ có thấm thía gì không nhưng có lẽ họ cũng dần nhận ra nghiệp là có thật...
Đám tang hai đứa con của bà chẳng có gì ngoài nén hương nghi ngút, chẳng bánh trái, thịt quay, làm qua loa, người thân duy nhất xủa hai đứa trẻ là bà già 80 , nhìn cảnh tan gia như vậy ai cũng xót xa, người trong xóm ít khi biểu lộ cảm xúc thế này, mà hôm nay trong đám tang hai đứa trẻ vô tội, vẹn đôi mươi người đều khóc sước mước, có lẽ nhân tính con người nơi đây đã dần trở lại sau cái chết này, xong lễ, đám người đem hai cái hòm tre xơ xác chứa một xác liệm và một xác chưa, nhìn qua khe hở thấy cả mắt con Sương nó trừng lên đầy vẻ hận, ai ai cũng không dám nhìn vô khe hở đó, riêng bà Linh lại ráng chèn bàn tay nhăn như da mèo của mình vào khe hở mà vuốt mắt con mình, lần một không nhắm, lần hai cũng không... đến đâu đó tám chín lần con Sương vẫn không nhắm, bà thầm nói:” Sương à u biết mày hận lắm, biết sao giờ con ơi, nhắm mắt cho thanh thản đi, chứ cái xóm này nó dồn nghiệp và con với em hết rồi, coi như con đã là người hùng đi, con đã gánh nạn bớt cho cái xóm quỷ này, nhắm đi con...” nói xong vuốt thêm tầm đôi lần con Sương cũng chịu nhắm mắt. Đến bãi tha ma, chuyện lạ lại xuất hiện, lúc đào huyệt, cả đám người chung sức đào nhưng lại không đào nổi, phần đất ấy như thể có thứ gì đó kì bí nấp sâu ở dưới vậy, đào cùng lắm là được hai ba gang tay, đào tiếp thì như thể có thứ gì đó vun đất lên mãi khiến phần huyệt càng thêm to dần lên như một ụ mối, bà Linh đã nhận ra điều gì đó lạ lẫm ở đây, bà tiến gần đến ụ đất ấy, cầm trên tay vài lá trầu đã ở trong túi từ bao giờ, bà khẽ giọng hỏi:
- Khấn thần thổ địa nơi đây, con của con có tội gì mà người lại đối xử với con con như thế?, nếu không được chôn cất ở đây mong người hãy ra hiệu cho con thông qua ba lá trầu, nếu hai lá bay một lá ở là hai đứa con con được ở, ở một vị trí khác ở bãi tha ma này, nếu hai lá ở , một lá bay tức là hai đứa con con không được chôn cất nơi này, mong người hiển linh...
Người trong xóm quanh quanh lặng im nghe bà khấn, một lát sau cảnh tượng khiến hai mươi con người xung quanh gợn óc, bỗng có làn gió liu hiu thổi từ nơi nào đó hất bay một lá trầu, hai lá còn lại vẫn nằm y nguyên tại chỗ, không một rung chuyển, thấy vậy bà Linh lẩm bẩm:
- Nếu vậy người cho con biết nơi để chôn cất con con ở đâu đây?
Nhẹ nhà làn gió liu hiu ấy lại đến, hai lá trầu còn lại được nhất bổng, nó nhẹ nhà bay về phía gốc cây cổ , bà Linh hét:
- Chạy theo! chạy theo!
Thấy thế mấy người xung quanh cũng chạy theo hai lá trầu bay lơ lững, cảnh tượng trông thật quỷ dị, hai chiếc lá vẫn bay dù làn gió lúc nãy đã ngừng, đến được khoảng đất trống cạnh bụi tre đỏ đặc trưng của vùng thì hai chiếc lá dừng lại mỗi lá ở hai bên, bỗng lá trầu còn lại từ đâu bay tới, nó quay quẩn, quay quẩn rồi đáp ở giữa hai chiếc lá kia, không quan tâm chiếc lá còn lại, bà Linh kêu to:
- Đây... đây... đào hai huyệt hai bên, thần linh đã bảo thì không thể đổi, mau lên!
Đám người trong xóm đào một cách ngon ơ, phút chóc đã xong hai cái huyệt. Đến giờ hạ huyệt bỗng bà Linh giật người, bà bỗng phát hiện địa thế nơi này không phù hợp để chôn cất, nơi này quá hoang vu, lạnh lẽo, người chết khi chôn nơi đây dễ hóa thành oan hồn, ngạ quỷ, dững dưng một dòng suy nghĩ khác xuyên tạc đầu bà tại sao thần linh lại xui khiến người phàm làm những chuyện phạm luật thiên như thế cơ chứ?, có lẽ nãy không phải là thổ địa mà... là... quỷ?, chỉ có quỷ mới sai khiến những việc như thế, lúc bà nhận ra thì đã không kịp, cả hai cái hòm đã được lắp đất, cũng không thể đào huyệt lên lấy lại được, bà lúc này hối hận lắm, con mình sống đã thua thiệc, rồi chết cũng không yên khiến bà sầu não vô cùng, bà vừa xót hai đứa, vừa hận bản thân, “tại sao một người đồng bói như ta lại không lần được việc này chứ?”, bà thở dài não nề. Phút chốc, trời đã nhá nhem, người đã về hết còn mỗi bà với hai ba người ở lại để phụ giúp canh mộ, vốn dĩ con xóm này nhiều bùa ngải, có cả thuật thiêng linh cái tà ma, nên phải ở lại canh mộ đến tận năm sáu ngày, bỗng dưng từ bụi tre đỏ, có một con chim mỏ đỏ thân xanh cánh đỏ huyết bay xà xuống trên phần mộ của hai đứa con, mỗi giây nó nhảy qua lại, bà Linh thấy và biết ngay đây là thần trùng, con bà chôn đất xấu nên thần ta lại kéo mạng người thân đây mà, nhưng người thân của hai đứa trẻ giờ còn mỗi bà, bà thấy vậy cũng chẳng muốn xua đuổi thần ta, bà muốn chết cùng các con lắm, sống ở trên đời mà cô đơn thì sống làm gì nữa, nhất là người già như bà, bỗng thần trùng bay vụt đi làm bà giật mình, đám người kia ngủ hết, bà khẽ lây một người phụ nữ dậy, bà nói:
- Này Pôm à, bà sắp mất luôn rồi, thần trùng sẽ kéo bà nên bà muốn nói với cháu điều này...
Nàng Pôm nghe tin thần trùng, nàng ta xanh cả mặt, hỏi dồn:
- Bà thấy thần trùng thật...thật ạ...?
- Thế...thế.. có ảnh hưởng tới cháu không?
Bà Linh khẽ lắc đầu cười điềm đạm rồi nói:
- Không, cháu đừng lo, có chết thì bà chết, bà từng tuổi này chết được rồi cháu ạ, mà bà muốn nói điều này, như cháu đã biết, xưa giờ làng ta nhiều nghiệp ác, bà đây cũng không ngoại lệ, mà nghiệp đang đến dần chắc chắn xóm ta sẽ có đại nạn, cháu hãy nhớ mà thông báo cho người trong xóm biết điều này: nghiệp chướng đang đến, khó lòng tránh khỏi, bằng lòng mà làm việc thiện, sống tốt cá rằng nghiệp sẽ giảm nhẹ....
Nghe xong Pôm lặng lẽ gật đầu và nhắc bà rằng:
- Khuya rồi bà ngủ đi, cháu đây canh mộ cho ạ.
Nghe thế bà Linh khẽ dựa đầu vào mộ con mà ngủ.
Đến hôm sau, chuyện mới lại đến...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro