Quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và phân tích các yếu tố đó
Quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và phân tích các yếu tố đó
- Nhắc lại quy luật ra đời của các ĐCS trên thế giới theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lenin: Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác - Lenin và phong trào công nhân.
- Nêu lên quy luật ra đời của Đảng cộng sản VN theo quan điểm của HCM:
ĐCSVN = Chủ nghĩa Mác - Lenin + Phong trào công nhân + Phong trào yêu nước VN
- Phân tích các yếu tố đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
1.Chủ nghĩa Mác-Lênin :
- Những tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đã thức tỉnh những người Việt Nam hướng theo con đường cách mạng đúng đắn đó là con đường cách mạng vô sản;
- Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng chủ nghĩa xã hội xác định đúng vấn đề động lực cách mạng liên minh giai cấp vị trí of cách mạng thuộc địa.
=> Đó là cơ sở lí luận cho cương lĩnh cách mạng của Đảng sau này. Nhờ có chủ nghĩa Mác-Lênin mà phong trào công nhân đã chuyển từ "tự phát" sang "tự giác".
2. Phong trào công nhân
- Từ đầu thế kỉ XX, cùng với sự phát triển của phong trào dân tộc trên lập trường tư sản, phong trào công nhân chống lại sự áp bức, bóc lột của tư sản, thực dân cũng diễn ra từ rất sớm.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào công nhân chưa trở thành lực lượng riêng biệt còn hoà lẫn với phong trào yêu nước.
Sự phát triển của phong trào công nhân trong nước đã khẳng định sự lớn lên trong nhận thức tư tưởng của GCCN về cách mạng giải phóng dân tộc VN.
Như vậy phong trào công nhân ngày 1 trưởng thành là 1 trong những điều kiện tất yếu dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản VN.
3. Phong trào yêu nước
- Việt Nam là một quốc gia dân tộc được hình thành từ rất sớm, có nền văn hiến lâu đời, trong đó yêu nước là truyền thống quý báu và đặc sắc, là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc VN.
- Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta (năm 1858), nhân dân cả nước đã vùng lên chống thực dân Pháp xâm lược
- Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử (Ví dụ một số phong trào)
* Phân tích yếu tố riêng biệt trong quy luật ra đời của ĐCSVN
- Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc:
+ Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của nước ta.
+ Phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân
- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối liên hệ chặt chẽ:
+ Hầu hết công nhân đều xuất thân từ nông dân
+ Có chung kẻ thù: Bọn thực dân Pháp và phong kiến tay sai
- Phong trào yêu nước có tác động đến việc truyền bá Chủ nghĩa Mac-lenin và sự phát triển của phong trào công nhân: Bản thân Nguyễn Ái Quốc cũng xuất phát từ tinh thần yêu nước đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc, Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin
à Năm 1930 ở VN có 3 yếu tố : chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước đã được kết hợp chặt chẽ với nhau. Sự kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn đó đã đặt ra yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi để Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước đã giúp Đảng ta ngay từ khi mới ra đời phát huy được truyền thống yêu nước, đoàn kết được các lực lượng cách mạng và nhờ đó giữ được quyền lãnh đạo cách mạng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro