Quy luật lượng chất
1. Vị trí của quy luật
- Là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Quy luật chỉ ra cách thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
2. Một số khái niệm
- Chất là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, nói lên nó là cái gì, dùng để phân biệt nó với cái khác.
- Lượng là khái niệm biểu thị những con số của các yếu tố, các thuộc tính cấu thành nó như: qui mô (to- nhỏ), trình độ (cao-thấp), tốc độ, màu sắc. Lượng là cái vốn có khách quan của sự vật.
- Độ là giới hạn mà ở đó có sự thay đổi về lượng nhưng chưa có sự thay đổi về chất.
- Điểm nút là thời điểm mà đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng và tại đó diễn ra "bước nhảy"
- Bước nhảy là quá trình làm thay đổi căn bản về chất, làm cho sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất::
- Sự vật bao giờ cũng là thể thống nhất giữa hai mặt lượng chất. Sự thống nhất này được biểu hiện trong một giới hạn nhất định gọi là "độ". Trong đó chất là mặt tương đối ổn định còn lượng là mặt thường xuyên biến đổi.
- Sự vận động biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi dần dần của lượng, Khi lượng biến đổi đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới bước nhảy.
- Bước nhảy là bước ngoặt căn bản để kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng, làm thay đổi chất (cũ->mới).
- Lượng biến đổi thành chất phải có điều kiện nhất định.
- Chất mới ra đời lại quy định một lượng mới.
4. Ý nghĩa:
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, muốn thay đổi C thì phải không ngừng tích lũy về lượng. phải khắc phục được cả 2 khuynh hướng:tả khuynh và hữu khuynh.
- tả khuynh là tư tưởng nôn nóng, vội vàng, thường không chú ý tích lũy về lượng, trong hoạt động thực tiễn dễ chủ quan, duy ý chí, cho rằng sự phát triển chỉ là những bước nhảy liên tục, phủ nhận sự tích lũy về lượng.
- Hữu khuynh: tư tưởng ngại khó, ngại khổ, sợ sệt không dám thực hiện các bước nhảy, kể cả khi đã có đủ điều kiện. họ cho phát triển chỉ đơn thuần là sự biến đổi của lượng. trong thực tiễn người hữu khuynh thường bảo thủ, trì trệ vì vậy thường hay đi đến thỏa hiệp, dung hòa, cải lương.
Thực hiện các bước nhảy trong lĩnh vực đời sống xã hội cần chú ý cả về điều kiện khách quan lẫn chủ quan, xác định rõ quy mô nhịp điệu của bước nhảy một cách khoa học.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro