Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Quy luật hình thành ĐCS.

3 Quy luật hình thành ĐCS. Vai trò của ĐCS đối với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

-         Khái niệm ĐCS: ĐCS là một tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.

-         Quy luật chung cho sự hình thành của ĐCS: ĐCS là sản phẩm của sự kết hợp giữa CN Mác và phong trào công nhân:

·        Ngay từ khi mới ra đời giai cấp công nhân đã đấu tranh chống giai cấp tư sản nhưng chỉ mang tính tự phát. Khi phong trào đấu tranh ngày càng phát triển cả về mục tiêu và hình thức muốn giành được thắng lợi phải chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Và muốn đấu tranh tự giác phải có lý luận tiên tiến khoa học dẫn đường. Lý luận đó chính là CN Mác.

·        CN Mác cũng có nhu cầu khách quan xâm nhập vào phong trào công nhân để kịp thời hướng dẫn lãnh đạo phong trào và kiểm nghiệm trên cơ sở đó và tiếp tục bổ sung cho hoàn thiện.

·        Những người theo CN Mác truyền bá vào phong trào công nhân thì có một bộ phận tiên tiến ưu tú của giai cấp công nhân nhận thức được học thuyết Mác, họ giác ngộ được quyền lợi giai cấp mình, lý tưởng giai cấp mình từ đó tiếp tục truyền bá CN Mác bằng cách họ thành lập ra 1 tổ chức chính trị để lãnh đạo phong trào đó là ĐCS.

-         Vai trò của ĐCS đối với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

·        ĐCS là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và quần chúng lao động:

+ Bởi vì Đảng được trang bị lý luận M – L nên Đảng có khả năng đề ra được đường lối phù hợp

+ Đảng là đại biểu cho lợi ích và nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do đó Đảng có khả năng tập hợp, thuyết phục tổ chức lãnh đạo CM.

·        ĐCS là bộ tham mưu chiến đấu:

+ ĐCS là người tổ chức chỉ huy CM trong từng giai đoạn

+ ĐCS là người đào tạo bồi dưỡng rèn luyện bố trí đội ngũ cán bộ

·        ĐCS là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động:

+ Bởi vì đội ngũ Đảng viên là những nguời ưu tú nhất, tiên tiến nhất trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động

+ Đảng viên là những người đầu tầu gương mẫu nhất để quần chúng noi theo.

-         Liên hệ với ĐCS VN:

·        ĐCS VN ra đời vào ngày 3/2/1930

·        Quy luật ra đời của ĐCS VN: ĐCS VN là sự kết hợp tất yếu của ba yếu tố: CN M – L, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

·        Từ khi ra đời ĐCS VN đã lãnh đạo CMVN giành được nhiều thắng lợi: giành thắng lợi trong CMT8/1945, lập ra nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở ĐNÁ, giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống TD Pháp, ĐQ Mỹ thống nhất tổ quốc, là người khởi xướng lãnh đạo thành công công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội làm cho nước ta ngày càng phát triển thế lực.

4 Những luận điểm của CN M – L về CM XHCN (không có liên hệ thực tiễn)

-         Khái niệm CM CNXH: CM CNXH là quá trình cải biến 1 cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng,… để xây dựng thành công CNXH và cuối cùng là CNCS.

-         Tính tất yếu của CM CNXH:

·        Nguyên nhân của CM CNXH: Nguyên nhân sâu xa của CM CNXH là do trong phương thức TBCN còn tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa lực lượng sản xuất phát triển ngày càng mang tính xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Biểu hiện ra ngoài xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt và sẽ dẫn đến sự chín muồi của CM XHCN.

·        Những điều kiện của CM CNXH:

+ Điều kiện khách quan:

       Chính sự phát triển của nền đại công nghiệp TBCN sẽ tạo ra giai cấp công nhân ngày càng tăng về số lượng  và chất lượng, tạo điều kiện cho họ không những nâng cao được trình độ KHKT để cải tạo thiên nhiên mà còn nâng cao trình độ về lý luận chính trị để cải tạo xã hội. Do đó họ có khả năng tiến hành 1 cuộc CM để xây dựng xã hội mới đó là XHCN.

       Do hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa do CNĐQ, CNTB gây lên làm nảy sinh mâu thuẫn trong thời đại mới và những mâu thuẫn đó đòi hỏi phải giải quyết những hoạt động chính trị bằng cuộc CM do giai cấp công nhân tiến hành.

       Do hậu quả tiêu cực của chính bản chất CNTB tạo ra: những cuộc chiến tranh xâm lược, tệ nạn xã hội, sự phân biệt giàu nghèo,… những tai họa đó không hề giảm đi mà ngày càng tăng lên. Đó là điều kiện cần và đủ để giai cấp công nhân tiến hành cuộc CM XHCN giành thắng lợi.

+ Điều kiện chủ quan:

       Sự trưởng thành của giai cấp công nhân phải thể hiện ở trình độ giác ngộ CM, ở việc nắm bắt KHKT, ở mức độ liên kết với các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội.

       Vai trò của ĐCS trong CM XHCN: Đảng phải đề ra được đường lối CM đúng đắn phù hợp; phải có khả năng vận động, thuyết phục tổ chức lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện thắng lợi đường lối đó, phải có trình độ nắm chắc tình thế CM và thời cơ CM để phát động CM.

-         Đặc điểm CM XHCN:

·        Là cuộc CM sâu sắc triệt để nhất trong lịch sử xã hội có giai cấp.

·        Đối với CM XHCN thì việc giành chính quyền Nhà nước mới chỉ là thắng lợi ban đầu giai cấp công nhân còn phải sử dụng chính quyền đó để tiến hành cải tạo xã hội cũ thàng xã hội mới

·        Là cuộc cách mạng khó khăn phức tạp lâu dài, đặc biệt là những nước chậm phát triển tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: