Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

quy luat gia tri

Câu hỏi dài 3:Phân tích quy luật giá trị và liên hệ sự biểu hiện hoạt động của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

* Phân tích quy luật giá trị

- Trong nền kinh tế hàng hóa (kinh tế thị trường) chịu ảnh hưởng bởi nhiều quy luật khác nhau: quy luật quan hệ sản xuất, quy luật giá trị... Nhưng vai trò cơ sở cho sự chi phối nền sản xuất hàng hóa thuộc về quy luật giá trị.

- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát triển tác dụng của quy luật giá trị.

- Quy luật giá trị là quy luật đc ví là viên tướng chỉ huy trên chiến trươngf của cơ chế thị trường tự điều chỉnh.

( Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết các hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân thủ theo yêu cầu các quy luật kinh tế: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ)

- Quy luật giá trị có yêu cầu nghiêm ngặt là đồi hỏi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở lao động xã hội cần thiết (giá trị xã hội).

+ Cụ thể là có 2 yêu cầu: 1 là yêu cầu đối với hoạt động sản xuất hàng hóa, các chủ thêr sản xuất hàng hóa hoàn toàn có 1 quyền tự do tự chủ và năng động để bỏ hao phí lao động các biệt sao cho phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết để bù đắp đc chi phí sản xuất và có lãi, đáp ứng đc yêu cầu là phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. 2 là với hoạt động trao đổi (lưu thông hàng hóa): trên thị trường theo tâm lí xã hội chung thì người bán muốn bán đắt để tối đa hóa lợi nhuận, còn người mua muốn mua rẻ để tối đa hóa lợi ích tiêu dùng. Song theo yêu cầu khách quan của quy luật giá trị trong trao đổi phải tuân thủ theo quy tắc ngang giá tức giá cả = giá trị hàng hóa - những hàng hóa có lượng giá trị = nhau thì trao đổi đc bới nhau.

- Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị đc biểu hiện thông qua sự vận động của giá cả trên thị thường với 3 trường hợp: giá cả > giá trị, giá cả < giá trị, giá cả = giá trị hàng hóa; xét trên phạm vi toàn xã hội thì tổng giá cả luôn = tổng giá trị hàng hóa, giá cả ko thể thoát li khỏi trục giá trị.

- 3 tác động của quy luật giá trị:

+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:

     Điều tiết sản xuất hàng hóa: các chủ thể sản xuất hàng hóa dựa vào sự biến động giá cả thị trường để tư do tự chủ quyết định việc di chuyển sức lao động và tư liệu sản xuất từ ngành có giá cả hàng hóa thấp, hàng hóa ế thừa (bán chậm và lợi nhuận thấp) sang ngành có giá cả hàng hóa cao đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của ng' tiêu dùng ( bán chạy và lợi nhuận cao). Điều đó dẫn đến tình hình có ngành đc mở rộng và ngành thu hẹp lại hình thành tỉ lệ cân đối tạm thời giữa các ngành để sản xuất gắn với nhu cầu tiêu dùng. Như vậy quy luật giá trị có vai trò quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực sản xuất 1 cách tự động, linh hoạt vào các ngành khác nhau, tuy nhiên mang tính tạm thời

     Điều tiết lưu thông hàng hóa: theo yêu cầu khách quan của quy luật giá trị thì hàng hóa đc chuyển thông qua hoạt động thương nghiệp gồm có nội thương và ngoại thương từ nơi giá cả hàng hóa thấp đến nới giá cả hàng hóa cao, làm khơi thông các nguồn hàng từ nới thừa đến nơi thiếu, mở rộng thị trường, cho phép khai thác các lợi thế so sánh giữa các ngành, các vùng và các quốc gia, đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của xã hội.

+ Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy lực lượng sản xuất XH phát triển. Các chủ thể sản xuất hàng hóa tìm mọi cách cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động, thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học hợp lí, tích cực triển khai ứng dụng các thành tựu KHCN mới tiên tiến hiện đại, tiết kiệm chi phí sản xuất... => thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh đặc biệt góp phần thúc đẩy trình độ lực lượng sản xuất trung bình  của xã hội đi lên => làm cho sản xuất hàng hóa nhanh - nhiều - tốt - rẻ - đẹp.

+ Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành người giàu và người nghèo: với yêu cầu khách quan của quy luật giá trị 1 mặt nó lựa chọn các nhân tố tích cực, tiến bộ, thích ứng với yêu cầu của quy luật giá trị, của cơ chế thị trường. Mặt khác thì nó đào thải những nhân tố lạc hậu, yêu kém chậm phát triển, không thích ứng với yêu cầu quy luật giá trị, cơ chế thị trường. Tác động tiêu cực của quy luật giá trị là làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành người giàu và người nghèo, tự phát hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

* Liên hệ sự biểu hiện hoạt động của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

- Từ sau năm 1986, Đảng và nhà nước ta quyết định chính sách cải tổ, đưa nước ta bước vào thời kì đổi mới - quá độ lên CNXH trong mọi hoạt động sản xuất, đặc biệt là tỏng khoạt động kinh tế. Đến năm 2001 đất nước đổi mới hoàn thiện 1 mô hình kinh tế tổng quát - nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tức là các chủ thể kinh tế có quyền độc lập, tự chủ trong quá trình sản xuất, kinh doanh, giá cả do thị trường quyết định, có sự điều tiết của nhà nước thông qua pháp luật, chính sách kinh tế, đc dẫn dắt và chi phối bởi nguyên tắc và bản chất cảu XHCN, nó mang tính chất của quy luật giá trị. Chúng ta thừa nhận và tôn trọng quy luật giá trịhoatj động, và kahwngr định giá cả hàng hóa đc hình thành dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.

     Áp dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta thấy đc những thế mạnh của nó khi tác động vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của nước ta. Đó là:

- Quy luật giá trị góp phần điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đứng trước tác động của quy luật giá trị trong điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa nên nhà nước ta đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế từ mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang nền kinh tế có sự kết hợp chiều rộng và chiều sâu, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, lựa chọn những ngành then chốt, có thị trường đầu ra tốt. Thực hiện tự do hóa thương mại trong khuôn khổ của pháp luật, tạo sự dân chủ lành mạnh hóa. Năm 2007 VN ra nhập WTO, đây chính là 1 cơ hội tốt cho VN nhưng cũng còn nhiều thách thức mới. VN sẽ có nhiều quyền lợi hơn trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giúp nước ta vượt ra khỏi thị trường trong nước gắn với thị trường nước ngoài.

- Quy luật giá trị kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

+ Điều này kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, cải tiến tổ chức quản lí, thực hiện tiết kiệm... Trong thực tiễn, chúng ta đã cải tiến không ngừng trong các khâu thực hiện:

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: đây là nhiệm vụ trọng tâm suốt thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. Vì vậy, chúng ta cần phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH - KT, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành, khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt.

+ Huy động nguồn vốn và sử dụng chúng có hiệu quả.

+ Đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chát lượng của sản phẩm.

- Quy luật giá trị đã thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành người giàu và người nghèo.

     Nền kinh tế mà VN lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Định hướng này đòi hỏi phải kiềm chế sự gia tăng bấy hợp lí của chênh lệch giàu nghèo. Đứng trước tình hình này nhà nước ta đã có nhứng đường lối chính sách giao khoán đến tay người sản xuất, từng cơ quan, xí nghiệp, nhà máy. Ngoài ra nhà nước còn có chính sách vay vốn , khuyến nông, giảm hay miễn thuế cho 1 số lĩnh vực hàng hóa , dịch vụ, sản xuất. Đào tạo nghề cho người nông dân, cho những người tham gia xuất khẩu lao động.

     Nhìn chung sự biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay cũng có nhiều tác động tích cực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Song bên cạnh đó nó vẫn còn có nhiều hạn chế nhất định:

- Vẫn tạo ra sự phân hóa xã hội giàu - nghèo

- Vấn nạn ô nhiễm môi trường

- Cạn kiệt nguồn tài nguyên

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: