Chương 1: Anh em nhà họ Lang
Thôn Đông, làng Thị giữa nhưng năm tháng xã hội bắt đầu mở cửa cải cách, khắp làng trên xóm dưới lại rộ lên những lời đàm luận về một đám cưới kì lạ nhất của gia đình nhà ông Lang Huyền, anh con trai út nhà Lang lấy con gái ông hàng nước tên Thọ và sẽ chẳng có lí do gì để người ta phải bàn luận về cái hỉ sự ấy nếu như cậu út Lang chưa phải là người thiên cổ, nghĩa là đã ra ma. Đúng. Cái đám cưới ấy chính là minh hôn, cái tục mà chỉ có thời xưa ở Trung Quốc mới có, không ai ở vùng này biết rõ đám cưới ấy diễn ra như thế nào, chẳng ai biết rước dâu ra sao, và từ đấy một chuỗi những sự kiện kì lạ diễn ra quanh gia đình nhà ông Lang, khiến khắp làng trên xóm dưới đều xôn xao cả lên...
Nhiều người cũng tò mò hỏi thăm gia đình ông Lang, nhưng chỉ nhận được ánh mắt có phần thiếu thiện cảm từ họ...Việc qua lâu, cái sự hứng thú đối với câu chuyện kì lạ ấy của người làng cũng theo nỗi lo cái ăn cái mặc mà trôi đi hết, người ta quên đi câu chuyện ấy như nó chưa từng xảy ra, có chăng chỉ trong lúc trà dư tửu hậu, người ta nhắc truyện cô Liên cưới cậu út Lang như một câu chuyện lạ nhằm khơi lên cái hứng thú, cái tò mò cho người khách xứ lạ ...Trăm lời đồn đoán, mỗi người một câu chuyện riêng, lâu dần nó thành một giai thoại có cả trăm cái kết cục, nhưng sự thật thế nào chắc chỉ người trong cuộc mới biết được ...Thời gian trôi nhanh, câu chuyện ngày nào về đám cưới kì lạ cũng dần đi vào quên lãng, người ta không còn nhắc nhiều về nó nữa...
Nhà họ Lang vốn nổi tiếng là nhà buôn vàng mã lớn nhất lúc bấy giờ ở trong trấn Hoang Miên, đã ba đời buôn vàng mã, của cải trong nhà nhiều không kể xiết. Anh cả là Lang Thìn, đúng như tên người, cậu Thìn lớn lên cao to sáng sủa, tướng tá như rồng, bất kì ai nhìn thấy cậu lần đầu tiên sẽ nghĩ cậu là con nhà võ chính hiệu, mà kể cũng lạ, Thìn từ nhỏ vốn khỏe mạnh hơn người, sức cậu năm mười ba tuổi phải bằng hai người trai tráng mười bảy tuổi cộng lại. Còn nhớ hồi đấy trong làng, có nhà anh Tỉnh nuôi được con trâu trắng to lắm, phải gấp rưỡi trâu nhà người khác, anh Tỉnh lấy làm tự hào lắm, coi trâu như con, sáng sớm nào người làng cũng thấy anh dắt trâu mãi tận sang bãi bồi làng bên để kiếm loại cỏ tươi nhất, mãi đến trưa mới thấy anh Tỉnh dắt trâu về. Ngày hôm đấy cũng như mọi ngày, cậu cả nhà họ Lang cùng với cha sang làng bên bàn chuyện buôn bán, đang đi đến gần bờ đê thì một đám trẻ con chợt lao đến , mặt đứa nào đứa nấy trông cực kì hốt hoảng sợ hãi, ông Lang thấy chuyện liền níu một đứa lại hỏi chuyện. Thằng nhỏ vừa thở vừa khóc, phải mất một lúc mới hoàn hồn lại lắp bắp :
- Con ... con..on ...Trâu ... trâu ... trắng... trắng... húc chết người rồi....
Vừa lúc này một tiếng hít gió dài chợt vang lên ngay trước mặt. Một cái bóng trắng to lớn lao ầm ầm về phía 3 người, chẳng phải là con trâu trắng đó thì là gì... Thìn bỗng biến sắc mặt, trong lúc vô thức anh nhanh chân chắn trước mặt ông cụ Lang và đứa nhỏ đang hét lên trong sợ hãi. Con trâu nặng gần cả tấn, lao ầm vào người Lang Thìn, trong khoảnh khắc mọi người như chết lặng, ông Lang vô thức nuốt một ngụm nước bọt, hai mắt ông mở to nhìn cảnh tượng trước mặt. Lang Thìn đang nửa ngồi nửa quỳ gồng hết sức chặn con quái thú đang trong cơn cuồng dại, từng thớ thịt trên hai cánh tay màu đồng cổ của anh đang căng lên khẽ co rút sau mỗi lần anh dồn sức, gân sanh nổi lên chằng chịt, trước mặt anh là con trâu trắng khổng lồ, hai mắt đỏ ngầu nhìn tròng trọc vào sinh vật có phần nhỏ bé đang chặn đứng cú húc của nó... Nói thì dài nhưng sự việc chỉ xảy ra trong chớp mắt, trước sự kinh ngạc tột cùng của ông cụ Lang, mấy thằng nhỏ và vài người đi làm đồng về, Lang Thìn sau khi chặn được con trâu thì tùm chặt cặp sừng của nó rồi bẻ ngoặt sang hướng bờ sông, một người một thú cứ thế lao xuống bờ đê, ông Lang thấy con ngã xuống thì hốt hoảng chạy lại, người làng được tin từ lũ trẻ con chạy về báo lúc nãy cũng hấp tấp cầm theo gậy gộc cuốc thuổng, dây thừng chạy ra. Bấy giờ trên bờ đê đứng lố nhố khoảng hai chục người đứng đầu là ông cụ Lang, tất cả đều sững sờ nhìn cảnh tượng trước mắt, chỉ thấy Lang Thìn một tay ôm lấy cổ con trâu điên một tay thúc từng cú thật mạnh vào đầu nó, con trâu cố hết sức giãy dụa, nhưng không cách nào thoát khỏi vòng tay của anh, một người một trâu cứ thế vật nhau túi bụi, một lúc sau con trâu gục xuống thở yếu ớt, đôi mắt đã không còn cái sự điên cuồng như lúc đầu nữa, thay vào đó có một tia sợ hãi đang nhạt dần theo tia sinh mệnh cuối cùng đang trôi đi. Lang Thìn máu me đầy người nhưng vẫn đứng vững ngẩng đầu nhìn về phía cha mình, thấy ông cụ không sao, cậu chỉ khẽ thở phào rồi chạy lại gần, người làng bấy giờ vô thức nhường ra một con đường cho cha con họ. Tất cả còn chưa hết kinh ngạc thì bóng hai cha con đã khuất dần sau răng tre làng Thị, chỉ còn lại xác con trâu trắng vẫn còn nằm đó là bằng chứng duy nhất cho cái kì sự vừa xảy ra...
Từ hôm đấy, danh tiếng của cậu cả nhà họ Lang vang khắp cả một phủ, có người nói Lang Thìn có sức mạnh sánh ngang với Võ Tòng đánh hổ trong truyện ngày xưa,còn có người coi cậu là hóa thân của ma quỷ, dù sao hình ảnh chàng trai 17 tuổi người đầy máu me đánh chết cả một con trâu khổng lồ cũng quá kích thích thị giác của người khác nên người ta thấy khó hiểu, nghi kị, e sợ cũng là phải lẽ. Trái với những lời bàn tán bên ngoài, sau cái sự việc kì lạ ấy, cậu cả Lang lại sống một cuộc sống hết sức bình thường, sáng phụ ông Lang việc trong cửa hàng sau đó đạp xe đi giao hàng, người chưa biết mặt cậu bao giờ sẽ chỉ nghĩ cậu là một thanh niên bình thường, có chăng là vạm vỡ hơn một chút so với bạn bè cùng tuổi mà thôi... Năm cậu tròn 18 tuổi, ông cụ Lang cho cậu đi học ở trường trên huyện, từ ấy ít khi thấy cậu về nhà nữa, câu chuyện kì lạ dần dần cũng bị lãng quên...
Cậu út Tự Thành, kém cậu cả 3 tuổi, trai ngược với anh trai, từ nhỏ đã ốm yếu, thân hình mảnh khảnh và đặc biệt ngón tay ngón chân cực dài, khuôn mặt thì khá kì dị, không hẳn là xấu xí nhưng lại mang cho người nhìn cảm giác sợ hãi khó chịu, đôi mắt đen láy dường như luôn xoáy sâu vào người đối diện mỗi khi người ta nói chuyện với cậu, khác với anh trai được mọi người yêu mến,cưng chiều, Tự Thành từ nhỏ đã suốt ngày lủi thủi chơi một mình, những đứa trẻ trong làng cũng không ai muốn kết bạn với nó. Duy chỉ có anh trai Thìn là luôn yêu thương đùm bọc, có của ngon cũng để dành cho em, nhưng khi lớn dần, từ lúc Lang Thìn phụ giúp ông Lang việc cửa hàng vàng mã thì thời gian hai anh em ở cạnh nhau cũng ít dần, thành ra út Lang cứ thui thủi một mình, thêm bệnh tật quanh năm nên chỉ loanh quanh trong phòng...
Thường có câu ông trời lấy đi cái này thì sẽ bù cho cái khác, Lang Tự Thành không có được sự khỏe mạnh, rắn rỏi của người anh trai nhưng lại có được đôi bàn tay khéo léo và ánh mắt quan sát tỉ mỉ, chẳng vì thế mà mỗi chiếc áo giấy, hình nhân, đồ cúng v..v.. mà cậu làm ra đều tinh xảo đến mức kì lạ. Quan Tổng lúc bấy giờ là cụ Nguyễn Siêng là bạn thân thuở nhỏ của ông cụ Lang có dịp ghé chơi cửa hàng từng tấm tắc khen tài nghệ của cậu Út, ngoài một chữ Tinh ra thì thật khó có từ gì có thể hình dung, từng chỉ tiết đều cực kì tinh xảo, nhất là hình nhân do cậu làm ra càng khiến người ta kinh ngạc há hốc mồm vì từ mắt mũi miệng đều được mô phỏng rất sát với thực tế, có lẽ vì thế việc làm ăn càng làm càng lớn, khắp các cửa hàng vàng mã lơn nhỏ cả nước đều có sản phẩm của nhà họ Lang, nhất là hình nhân giấy do chính tay Út Lang làm ra lại càng là trân phẩm, nhà nào có được 1 mẫu hình nhân cũng coi như vật trấn tiệm cả, không bởi vì khoe mẽ, chỉ đơn giản là sự ngưỡng mộ với người tài giỏi trong nghề...
Lẽ dĩ nhiên, mỗi nhà bán vàng mã trong làng Thị đều xin được nhà họ Lang môt con hình nhân về treo trước cửa để thu hút khách hàng, cũng như lấy may. Đúng là việc buôn bán kể từ khi có hình nhân trở nên phát đạt hẳn, cả ngôi làng trở nên đông đúc, tấp nập trông thấy. Không chỉ người trong làng mà cả người ở tận bên Tàu cũng sang buôn bán nhập hàng. Điều kì lạ là, cứ để ở ngoài cửa phơi sương phơi gió thì không sao, hễ cứ mang vào đến cửa nhà là hình nhân tự bốc cháy, ban đầu, người làng thấy sự ấy cũng sợ,mang hình nhân đi tiêu hủy, nhưng theo thời gian những nhà có hình nhân càng ngày càng trở nên giàu có, còn ngược lại thì buôn bán ế ẩm dần. Chim chết vì ăn, người chết vì lợi, những người vốn e sợ cái sự lạ ấy dần dần hối hận, bằng mọi cách họ phải kiếm cho bằng được một hình nhân về đặt trước cửa... Thế nhưng cung không đủ cầu, họa thay, mùa đông năm ấy, người ta được tin cậu Út Lang bị mù, cái tin ấy đến bất ngờ, nhiều người xếp hàng chờ được mua một con hình nhân của cậu Út đành thất vọng ra về, năm ấy Út Lang 17 tuổi. Điều kì lạ là, dù không còn người thợ chính, nhưng mỗi món hàng được nhà họ Lang bán ra vẫn tinh xảo như trước duy chỉ có hình nhân là không bao giờ thấy xuất hiện thêm một con mới nào nữa.
Lang Tự Thành như biến mất khỏi thế gian, kể cả người trong nhà cũng ít khi nhắc tới cậu, những hình nhân vẫn đứng sừng sững trước cửa mỗi căn nhà như minh chứng cho sự tồn tại của cậu, người thợ tài hoa nhưng mệnh khổ...
Tết năm ấy, đêm mùng 2, người ta nghe một tiếng khóc xé trời của bà cụ Lang, hàng xóm đổ sang xem chỉ thấy mấy anh người làm mặt mũi khiếp sợ đang đỡ cậu Út LAng từ trên cây xà nhà xuống, cậu treo cổ chết đúng ngày Tết, bà cụ Lang thì đã ngất đi tự lúc nào nằm một bên, ông Lang Huyên thì khóc hết nước mắt đấm ngực thùm thụp, nghẹn không nói được một câu nào. Đám tang diễn ra trong không khí ảm đạm, trái ngược với sự vui vẻ ngày xuân... Thế nhưng cái cơn gia biến này chưa qua thì một tin động trời khác lại truyền về từ trên huyện, cậu Lang Thìn vốn đang học nghề Thuốc Tây, bị đột tử chết giữa đường. Tin dữ dồn dập kéo đến khiến gia đình họ Lang xáo trộn, bà cụ Lang từ khi mất cả hai đứa con trở nên điên điên dại dại, lúc tỉnh lúc lại lên cơn, nhặt đất nhặt sỏi ăn, còn ông cụ Lang như người mất hồn, cứ ra ra vào vào phòng 2 đứa con trai, không hề chú ý đến một ai khác hết, cửa hàng cũng vì thế mà đóng cửa, gia đình vốn giàu có nhất làng Thị năm ấy, bỗn chốc lụi bại sau cái chết đột ngột trong cùng một ngày của cả hai người con.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro