Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Quoc Trinh Pro

1. Quan điểm HCM về tính tất yếu của CNXH

1.1. CNXH là quy luật khách quan, phổ biến trong quá trình phát triển của xã hội loài người

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã giải quyết triệt để vấn đề này, HCM vẫn có cách tiếp cận riêng ở chỗ:

Sự ra đời CNXH là do sức SX của XH quy định, do sự phát triển kinh tế kỹ thuật mà XH phát triển từ CSNT > NL > PK> TB> CS. Đây là cách tiếp cận của CN Mac.

Sự ra đời CNXH là do nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để. Được nhìn nhận dưới 3 góc độ: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng từng cá nhân con người để hình thành liên hiệp các nhân cách phát triển tự do.

Sự ra đời CNXH là một tất yếu đạo đức: theo quy luật cái chân cái thiện cái mỹ, tất yếu phải chiến thắng cái giả dối, cái ác, cái xấu, cái thấp hèn. HCM đồng nhất CNXH với một XH đạo đức, văn minh. Chiều sâu CNXH thực chất là vấn đề đạo đức XH.

Sự ra đời CNXH là một tất yếu văn hóa. CNXH là một thước đo trình độ phát triển cao của nền văn minh. Văn hoá ở đây được hiểu là trình độ người của các quan hệ XH, là hệ thống các quá trình bền vững XH. Sự ra đời CNXH theo HCM là tổng hợp nhiều yếu tố, HCM đi đến nhận định các dân tộc thế giới chắc chắn cuối cùng sẽ đi lên CNXH. Đó là quy luật mà không ai có thể cưỡng lại được, không lực lượng nào có thể ngăn được mặt trời mọc, ngăn được loài người tiến lên CNXH.

1.2. Khả năng tiến lên CNXH của những nước châu Á

CNXH là quy luật chung, nó tác động vào nước nào còn chịu sự chi phối của đặc điểm riêng của những nước đó.

Đầu thế kỷ 20 nổi lên vấn đề bức xúc là liệu CNXH có thể ra đời ở những nước châu Á không?

Có 3 phương án:

Phương án 1: Lê Nin nói: hiện thời CNXH đã thắng lợi ở phương Tây, nhưng sau này CNXH có thể phát triển tràn sang châu Á.

Phương án 2: Các nhà cách mạng châu Á kể cả Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh điều phủ nhận khả năng thắng lợi của CNXH ở phương Đông, vì phương Đông không có điều kiện, tiền đề tiếp cận CNXH.

Phương án 3: HCM trả lời: CNCS không những thích ứng được ở châu Á mà còn thích ứng dể hơn ở châu Âu (1921), theo người có 3 cơ sở khách quan sau:

- Những mầm mống tư tưởng XHCN ở châu Á đã xuất hiện rất sớm, đó là các quan điểm sau:

Quan điểm lấy dân làm gốc

Quan điểm về công bằng, bình đẳng tài sản giữa những người lao động với nhau

Tư tưởng về tình yêu thương hữu ái giữa người và người, nhất là những người lao khổ.

Quan điểm về một xã hội đại đồng, một xã hội có những đặc điểm tư tưởng: thiên hạ vi công (thiên hạ là của chung mọi người kể cả kẻ nghèo người giàu), tuyển hiền nhiệt năng (tuyển người hiền tài người giỏi), các tàn kỳ năng (làm hết năng lực), các đắc kỳ sở (hưởng theo nhu cầu), giảm tính thư mục (coi trọng chữ tín chăm lo sự hóa đồng xă hội)

Văn hoá như dòng chảy liên tục và CNXH có thể ra đời ở châu Á.

- Tiền đề kinh tế xă hội ở châu Á làm xuất hiện tư tưởng CNXH từ sớm:

Do sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, từ sớm đòi hỏi nhu cầu liên kết, hợp tác sản xuất giữa người và người.

Phương đông xuất hiện chế độ công điền, công thổ (20% ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước), cơ sở công hữu XHCN sau này.

Ở các nước châu Á, tồn tại chế độ Công xã nông thôn, tạo ra sự cố liên kết cộng đồng mang tính tự quản rất cao ở từng làng xã, đây là hình thức sơ khai của dân chủ trực tiếp (vào những năm 80 của thế kỷ 19 khi nghiên cứu KT - XH nước Nga thì Anghen đă viết, với sự giúp đỡ của những người Cộng sản châu Âu, nước Nga có thể từ chế độ Công xă Nông thôn tiến lên chủ nghĩa Cộng sản) Bác Hồ cũng kết luận như thế!

- Dựa vào sự tàn bạo của CNTB ở các nước thuộc địa châu Á.

Vào những năm 20 của thế kỷ 20 hầu hết các nước châu á trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương tây, CNTB đã để lại những hệ quả sau:

Những tư tưởng cách mạng tiến bộ ban đầu, đó là tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của CM TS, tư tưởng tiến bộ này vào các nước thuộc địa, được tầng lớp tri thức tiếp thu phát triển ra dân chúng. Nếu có tư tưởng lý luận cách mạng, thì nhất định sẽ có phong trào cách mạng trong hiện thực.

Xâm lược thuộc địa, CNTB tạo ra quá trình công nghiệp hoá cưỡng bức, hình thành cơ cấu giai cấp xã hội mới, trong đó có giai cấp công nhân thuộc địa - lực lượng vật chất của CMVS

Giai cấp Tư sản thiết lập ở các nước thuộc địa sự thống trị dã man tàn bạo nhất, đẩy đa số quần chúng, nhất là nông dân vào con đường cùng, dẫn đến phản ứng tự do của họ với chế độ độc tài đó (không, người Đông dương không chết, người Đông dương sống mãi mãi, bên cạnh sự phục tùng tự phát, họ sẽ bùng nổ mãnh liệt khi thời cơ đến)

CNTB tạo ra những điều kiện tiền đề cho các nước thuộc địa, lựa chọn hợp lý con đường đi lên của mình, không nhất thiết lặp lại con đường mà CNTB đã trải qua (sự tàn bạo của CN thực dân đã chuẩn bị chấm đất rồi, CNXH chỉ cần phải làm cái việc gieo hạt giống của công cuộc giải phóng mà thôi)

1.3. CNXH là kết quả tất yếu của quá trình CMVN: Có 2 cơ sở

Cơ sở lý luận: đó là lý luận CM không ngừng của CN Mác-Lê Nin, CMVN chuyển từ cách mạng Tư sản Dân quyền lên CNXH bỏ qua chế độ CNTB.

Cơ sở thực tiễn: vận dụng lý luận vào thực tiễn Việt Nam, phân tích thực trạng KT - XH, CT, VH. HCM đã rút ra những mâu thuẫn cơ bản, thấy nhu cầu phát triển của dân tộc.

Người rút ra những bài học thất bại của phong trào yêu nước trong khuôn khổ ý thức hệ PK, TS và kết luận: CM muốn thành công thì phải đi theo ý thức hệ mới, ý thức hệ Vô sản.

Trong các cuộc cách mạng thế giới Người nói đến CM tháng 10 và tác động của nó với con đường đi lên CNXH ở nước ta. Trước CM tháng 10 nếu các nước thuộc địa được giải phóng thì chỉ có một sự lựa chọn là con đường TBCN, sau CM tháng 10 có thêm sự lựa chọn mới (vào những năm 20 thế kỷ 20 Hồ Chí Minh đứng giữa ngã ba đường nếu tiến theo con đường CNTB thì không cần làm cuộc cách mạng, nhân dân ta vẫn bi áp bức bóc lột, là một nước tư bản phát triển muộn sẽ bị lệ thuộc vào những nước tư bản lớn, nếu có độc lập thì chỉ là hình thức.

Ở những nước tiền TB, giai cấp CN chủ động tham gia CMTS do giai cấp TS lãnh đạo để lật đổ phong kiến, nhưng phải ý thức về sứ mệnh của mình là xoá bỏ CNTB xây dựng CNXH, CNCS khi có điều kiện phải giành lấy sự lãnh đạo đối với cuộc Cách mang, chuyển từ cách mạng Tư sản thành cách mạng XHCN. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Chủ nghĩa Tư bản tỏ ra lỗi thời. Cách mạng tháng 10 thành công, mở ra thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH.

Đảng ta kết luận. Sự lựa chọn năm 1920 của HCM về độc lập dân tộc CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn.

- Năm 1960 báo ASAHI đăng bài: Điều làm cho Hồ Chí Minh trở thành lãnh tụ thiên tài là ở chỗ, Người đã kết hợp đưa giải phóng dân tộc với CNXH, cách mạng giải phóng dân tộc với CMXHCN.

- Tháng 2/2002 tạp chí thời đại (Mỹ) viết: Thế kỷ 20 có 20 vĩ nhân, HCM đứng thứ 4, là lãnh tụ duy nhất ở châu Á kết hợp thành công

Chủ nghĩa Dân tộc với CNCS. Làm cho đất nước Người có diện mạo như ngày nay.

Trong các thời điểm khác nhau gắn với các sự kiện khác nhau, HCM đưa ra những kết luận có tính tổng kết về con người đi lên CNXH ở VN như sau:

Năm 1929: Chỉ có Chủ nghĩa Cộng sản mới cứu được nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng bác ái, đoàn kết ấm no. Chỉ có CNXH mới tạo được giá trị phát triển của nhân loại.

Chỉ có giải phóng Giai cấp Vô sản thì mới giải phóng được các dân tộc, cả hai cuộc giải phóng đó chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của cách mạng thế giới

Muốn cứu giải phóng dân tộc không có con đường Cách mạng vô sản.

Chỉ có CNVS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và quần chúng lao động khỏi áp bức nô lệ.

Tháng 6/69: CM giải phóng dân tộc phải phát triển thành CM XHCN mới giành thắng lợi hoàn toàn triệt để cho CM nước ta. Đây là sự lựa chọn của cả dân tộc chứ không phải là sự lưa chọn riêng của HCM

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #trinh