Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

5555

Năm 1929, ngành giáo dục nước Mỹ đã có một sự kiện gây náo động dư luận. Giới trí thức từ khắp nơi đổ về Chicago để xem xét thực hư. Vài năm trước, một thanh niên trẻ tên là Robert Hutchins còn làm việc cho Đại học Yale với tư cách là một người phục vụ, thợ đốn gỗ, trợ giảng, và người bán dây phơi quần áo. Vậy mà giờ đây, chỉ sau 8 năm, anh ta đã được giữ chức Hiệu trưởng của một trong bốn trường đại học danh tiếng nhất Hoa Kỳ, Đại học Chicago.Tuổi của anh ta ư? Ba mươi. Nhưng không thể tin nổi! Các nhà giáo có thâm niên lắc đầu. Những lời phê phán đổ ập xuống đầu “kẻ gặp may” này như một trận đá lở. Anh ta thế này, anh ta thế nọ - quá trẻ, thiếu kinh nghiệm – những sáng kiến về giáo dục của anh ta thật ngớ ngẩn,v.v. Ngay cả báo chí cũng góp phần vào trận công kích.
Ngày Robert Hutchins được bổ nhiệm, cha anh đã nghe một người bạn của mình nói: “‘Sáng nay tôi đã bị sốc khi đọc bài báo viết về con trai anh”.
Và ông đã trả lời: “Vâng. Bài báo thật cay nghiệt, nhưng suy cho cùng thì không ai lại đi soi mói một kẻ tầm thường cả”.
Vâng, nếu một người càng quan trọng, người ta càng cảm thấy hả hê khi hạ bệ anh ta. Hoàng tử xứ Wales, sau này trở thành Vua Edward VIII, đã thấm thía hoàn cảnh ấy. Lúc đó, Hoàng tử khoảng 14 tuổi và đang theo học Trường Hải quân Dartmouth ở Devonshire. Một ngày nọ, một sĩ quan thấy câu đang ngồi khóc bèn lại gần hỏi thăm. Lúc đầu, cậu khăng khăng không chịu nói, nhưng cuối cùng đành thú thực: cậu đang bị những học viên khác bắt nạt. Vị Thiếu tướng lãnh đạo nhà trường liền tập trung tất cả học viên và giải thích rằng Hoàng tử đã không mách, nhưng ông muốn biết tại sao lại có lối đối xử thô lỗ ấy với Hoàng tử.
Sau một hồi ấp úng, cuối cùng những học viên cũng thú nhận rằng họ làm thế chỉ vì muốn sau này, khi đã là những chỉ huy và tướng lĩnh trong Hải quân của Hoàng gia, họ sẽ có thể khoe rằng hồi nhỏ mình từng đánh cả Nhà Vua!
Vậy đấy! Thế nên ngay cả khi bạn bị đả kích hay chỉ trích thậm tệ, hãy nhớ rằng thực ra đối phương đang muốn chứng tỏ mình là người quan trọng. Điều đó có nghĩa là bạn đang làm tốt công việc và gây sự chú ý. Nhiều người thường lấy làm hả hê vì đã trả thù được những người giỏi hơn và thành công hơn mình bằng cách gièm pha họ. Nhiều năm trước, Schopenhauer đã nói: “Những kẻ tầm thường lấy làm hả hạ trước những lỗi lầm và dại dột của các vĩ nhân”.
Mấy ai nghĩ một người đường đường là hiệu trưởng Đại học Yale lại có thể là kẻ bỉ ổi; nhưng đã từng có một vị hiệu trưởng của trường là Timothy Dwight thực sự cảm thấy thích thú với việc hạ nhục một ứng viên đang chạy đua cho chức tổng thống Hoa Kỳ. Vị hiệu trưởng này cảnh báo rằng nếu người đó đắc cử tổng thổng, “chúng ta có thể phải chứng kiến cảnh vợ và con gái mình trở thành nạn nhân của tệ mại dâm được hợp pháp hóa, của thói xúc phạm được núp đưới cái tên nhã nhặn; của sự ruồng bỏ đạo đức và phép tắc, sự nguyền rủa Chúa trời và loài người”.
Nghe như những lời lăng mạ dành cho Hitler? Nhưng không phải, đó là những lời lăng mạ Thomas Jefferson(55). Thomas Jefferson nào vậy? Chắc không phải là Thomas Jefferson vĩ đại, tác giả của Bản Tuyên ngôn độc lập, vị thánh bảo hộ nền dân chủ chứ? Nhưng, đúng là người đó!
Theo bạn, người Mỹ nào từng bị lăng mạ là “kẻ đạo đức giả”, “kẻ lừa đảo”, và “không hơn một tên giết người là mấy”? Một bức tranh biếm họa trên báo đã vẽ cảnh ông bị kề cổ trên máy chém, lưỡi dao lớn đang sẵn sàng chém xuống. Đám đông cười nhạo và huýt gió chê bai khi thấy ông cưỡi ngựa qua đường. Ông là ai? Là George Washington(55).
Đó là chuyện xảy ra rất lâu rồi. Nhưng có thể nói, bản tính của con người thời nào cũng vậy. Chúng ta hãy xem xét trường hợp của Đô đốc Peary – nhà thám hiểm đã làm cả thế giới giật mình sửng sốt khi đến được Bắc Cực trên xe do chó kéo vào ngày mùng 6 tháng 4 năm 1909 – một kỳ tích mà trong nhiều thế kỷ qua, biết bao con người can đảm đã phải chịu đựng cảnh đói khát thậm chí hy sinh mà vẫn chưa làm nổi. Bản thân Peary cũng suýt bỏ mạng vì lạnh và đói; tám ngón chân của ông đã bị đông cứng đến nỗi phải cắt bỏ. Ông phải chống chọi với vô số thảm họa tưởng chừng có thể khiến ông mất trí. Thế nhưng những vị chỉ huy của ông ở Washington lại vô cùng tức tối bởi Peary nhận được quá nhiều lời hoan nghênh ngưỡng mộ từ công chúng. Vì thế họ buộc tội ông lấy cớ đi thám hiểm để quyên góp tiền bạc, sau đó chỉ “nằm dài và rong chơi ở Bắc Cực”. Có lẽ chính họ cũng tin điều đó, bởi bạn không thể không tin điều bạn muốn tin. Quyết tâm hạ bệ và cản trở Peary của họ mạnh đến nỗi chỉ khi Tổng thống McKinley hạ lệnh, Peary mới có thể tiếp tục sự nghiệp của mình ở Bắc Cực.
Liệu Peary có bị lăng mạ nếu ông chỉ là một nhân viên bàn giấy quèn ở Bộ Hải quân? Không. Bởi khi đó, ông không đủ tầm quan trọng để bị ghen tức.
Tướng Grant thậm chí còn phải trải qua một chuyện còn tồi tệ hơn cả Đô đốc Peary. Năm 1962, Tướng Grant giành được thắng lợi quan trọng đầu tiên và có tính chất quyết định cho quân miền Bắc – một chiến thắng khiến Grant chỉ sau một đêm đã trở thành thần tượng của cả nước, một chiến thắng vang dội tới tận Châu Âu xa xôi, một chiến thắng khiến chuông nhà thờ reo vang và lửa mừng rực cháy suốt từ Maine nến dọc bờ sông Mississppi. Tuy nhiên, chỉ sáu tuần sau khi giành được thắng lợi to lớn đó, Grant – vị anh hùng của miền Bắc – đã bị bắt giam và tước quyền chỉ huy quân đội. Ông đã phát khóc vì bẽ bàng và thất vọng.
Tại sao Tướng U. S. Grant lại bị bắt giam ngay khi đang trong thế thắng lợi như chẻ tre? Nguyên nhân chủ yếu là do ông đã làm trỗi dậy nỗi ghen tỵ và căm tức từ những người chỉ huy cấp cao kiêu căng ngạo mạn.
Vì vậy, nếu bạn đang lo lắng vì bị chỉ trích bất công, hãy nghĩ đến Nguyên tắc 1 sau đây:
MỘT LỜI CHỈ TRÍCH BẤT CÔNG THƯỜNG LÀ NHỮNG LỜI CA NGỢI BỊ BIẾN HÌNH VÌ GHEN TỴ. HÃY NHỚ, KHÔNG AI THÈM SOI MÓI VÌ MỘT KẺ TẦM THƯỜNG
Tôi đã có lần phỏng vấn Thiếu tướng Smedley Butler – ông già “Mắt sắc như dao”, “Quỷ địa ngục” Butler – người nổi danh là một trong những vị tướng ngông nghênh nhất từng chỉ huy Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Ôn nói với tôi rằng hồi còn trẻ, ông vô cùng khao khát được nổi tiếng và luôn muốn tạo ấn tượng tốt với mọi người. Ngày đó, những lời phê bình nhẹ nhất cũng khiến ông đau nhói và day dứt. Nhưng ông thừa nhận rằng 30 năm quân ngũ đã tôi luyện ông thành một người cứng rắn. Ông nói: “Tôi từng bị nhiếc móc, xúc phạm và bị lăng mạ như một con chó, một con rắn, một con chồn hôi. Tôi bị các chuyên gia nguyền rủa, bị gọi bằng đủ các thứ tên và các từ chửi rủa không tiện nói ra. Chúng có khiến tôi phiền muộn không? Hừ! Bây giờ nếu thấy có ai đó chửu rủa mình, tôi còn chẳng thèm ngoái lại để xem họ là ai”.
Có thể ông già Butler “Mắt sắc như dao” là người thờ ơ hiếm có với những lời phê bình; nhưng có một điều chắc chắn là hầu hết chúng ta đều nghiêm trọng hóa những lời chế giễu và chỉ trích hướng về mình. Tôi nhớ có lần cách đây nhiều năm, một phóng viên của tạp chí Sun đã đến dự một buổi gặp mặt các học viên của tôi và viết một bài châm biếm chỉ trích tôi và công việc của tôi. Tôi có nổi giận không? Tôi coi đó là một hành động xúc phạm đến danh dự cá nhân và gọi cho Gil Hodges, Chủ tịch Hội đồng quản trị của tạp chí Sun, yêu cầu ông ta phải in bài báo nói lên sự thực – chứ không phải lời nhạo báng. Tôi quyết định sẽ trừng trị đích đáng kẻ đã viết bài báo đó.
Giờ đây tôi cảm thấy xấu hổ về cách cư xử của mình lúc ấy. Tôi nhận ra rằng một nửa số người mua tờ tạp chí không hề đọc bài báo đó. Một nửa số người đọc kỹ nó thì quên bẵng tất cả chỉ sau vài tuần.
Giờ đây tôi nhận ra rằng người ta chẳng mấy khi nghĩ về bạn hoặc tôi hay bận tâm đến những gì người khác nói về chúng ta. Họ chỉ nghĩ về bản thân họ mà thôi – trước bữa sáng, sau bữa sáng và ngay lúc sắp chìm vào giấc ngủ. Họ sẽ nghìn lần quan tâm về cơn đau đầu của họ hơn là thông tin về cái chết của bạn hay của tôi.
Ngay cả khi bạn và tôi bị 1/6 số bạn thân nhất lừa dối, nhạo bang, phản bội – thì cũng đừng bao giờ để mình chết chìm trong nỗi thương thân. Thay vào đó, hãy nhắc nhở bản thân rằng đó chính xác là những gì đã xảy ra với Chúa Jesus. Một trong 12 người bạn thân nhất của Ngài đã quay lưng phản bội Ngài vì một chút của hối lộ chỉ đáng 19 đô-la theo giá trị hiện nay. Một người bạn khác trong số 12 người đó đã bỏ mặc Ngài ngay khi Ngài gặp rắc rối và ba lần tuyên bố rằng hắn ta thậm chí còn không biết Jesus là ai – và còn thề nguyền khi nói thế. Một phần sáu! Đó là những gì đã xảy đến với Chúa. Tôi và bạn làm sao có thể mong đợi mình sẽ có một tỷ lệ nhỏ hơn?
Nhiều năm trước tôi nhận ra rằng tuy không thể ngăn được những lời nhận xét bất công của người khác, nhưng tôi có thể làm một việc quan trọng hơn rất nhiều: Tôi có thể quyết định việc có cho những lời chỉ trích không công bằng đó quấy rối mình hay không.
Xin bạn đừng hiểu lầm, tôi không hề ủng hộ việc bỏ ngoài tai mọi lời phê bình. Tôi đang đề cập đến việc bỏ qua những lời phê bình không công bằng. Có lần tôi đã hỏi Eleanor Roosevelt rằng bà đã làm cách nào để ứng phó với những lời chỉ trích không công bằng. Bởi trong số những phụ nữ từng sống trong Nhà Trắng, bà có lẽ là người có nhiều bạn tri kỷ và cũng có nhiều kẻ thù cay độc hơn cả.
Bà kể rằng hồi trẻ bà hầu như luôn sống trong tình trạng mệt mỏi vì e ngại, lo sợ người khác nói này nói nọ. Bà sợ những lời phê phán đến nỗi một ngày kia bà đến xin lời khuyên của cô mình là chị gái của Tổng thống Theodore Roosevelt. Bà nói: “Dì Bye à, cháu cũng muốn làm nhiều việc, nhưng lại sợ bị chỉ trích”.
Chị gái của Roosevelt đã nhìn vào mắt cô cháu Eleanor và bảo: “Đừng bao giờ để tâm đến những gì người khác nói nếu tận sâu trong tim, cháu biết mình làm đúng”. Eleanor Roosevelt cho tôi biết là nhiều năm sau, khi bà đã trở thành bà chủ Nhà Trắng lời khuyên đó vẫn là điểm tựa vững chắc cho bà. Theo Eleanor, để không bao giờ bị chỉ trích thì chỉ có cách duy nhất là không làm gì cả. Bà nói: “hãy làm những gì con tim mách bảo bạn là đúng và đừng lo ngại gì cả. Ví dù có làm hay không làm, bạn vẫn có thể bị chỉ trích”.
Khi Matthew C. Brush đang là Chủ tịch Tập đoàn American Titernational, tôi có hỏi ông đã từng phản ứng nhạy cảm với những lời phê bình chưa. Ông trả lời: “Hồi trước thì có. Ngày ấy tôi luôn muốn là một người hoàn hảo trong mắt tất cả nhân viên. Nếu không được thế, tôi sẽ lo lắng. Ngay khi ai đó lên tiếng phản đối, tôi vội vàng làm hài lòng anh ta, nhưng những gì tôi làm để dàn xếp ổn thỏa với anh ta lại khiến người khác bực mình. Cứ như thế, khi tôi cố gắng làm vui lòng người này, tôi lại chọc giận những người khác. Cuối cùng tôi nhận ra rằng càng cố gắng xoa dịu và né tránh sự chỉ trích bao nhiêu thì tôi lại càng dễ chuốc thêm kẻ thù bấy nhiêu. Vậy nên, tôi tự nhủ: “Nếu còn bận tâm đến những lời chê trách của người khác, mi sẽ càng bị chỉ trích. Tốt hơn là hãy quen dần với nó đi”. Suy nghĩ đó đã giúp tôi rất nhiều, Từ đó trở đi, tôi đề ra một quy tắc là hãy gắng sức làm điều tốt nhất có thể, sau đó chỉ việc bật chiếc dù lên để tránh bị con mưa phê bình, nhận xét làm ướt người”.
Deems taylor còn tiến xa hơn một bước: ông để cho cơn mưa phê bình chảy xuống cổ rồi cười vào nó – một cách công khai. Khi đang bình luận trong giờ nghỉ của buổi hòa nhạc trên sóng radia Chủ nhật của Dàn nhạc giao hưởng Philhar-monic-Symphony New York, ông nhận được lá thư từ một người phụ nữ, gọi ông là “một kẻ nói dối, tên phản bội, một con rắn, kẻ khốn kiếp”. Taylor viết trong quyển sách Of Men and Misic (Con người và Âm nhạc) của mình rằng: “Tôi ngờ là cô ta không hề quan tâm đến những gì mình nói. Vào tuần tiếp theo, Ngài Taylor đã đọc lá thư đó trên sóng phát thanh cho hàng triệu thính giả nghe đài. Vài ngày sau, người phụ nữ đó lại tiếp tục gửi một lá thư khác “thể hiện quan điểm kiên định không hề lay chuyển của cô ta rằng tôi vẫn là một kẻ nói dối, tên phản bội, một con rắn, kẻ khốn kiếp”. Dù sự thật thế nào, chúng ta vẫn không thể không ngưỡng mộ thái độ đón nhận những lời phê bình một cách thản nhiên, đường hoàng và hết sức hài hước như thế.
Khi Charles Schwab diến thuyết trước các sinh viên của trường Princeton, ông thừa nhận đã rút ra được một trong những bài học quan trọng nhất nhờ một ông già người Đức làm việc trong xưởng thép của mình. Ông này đã dính vào một vụ tranh cãi gay gắt với những công nhân khác và bị họ quẳng xuống sông. Ngài Schwad kể: “Khi thấy ông đến văn phòng của tôi, người ướt đẫm và dính đầy bùn đất, tôi hỏi ông đã nói gì với những người đã ném ông xuống sông. Ông trả lời. Tôi chỉ cười thôi”.
Ngài Schwab nói rằng ông đã lấy lời nói đó của ông già người Đức làm phương châm của mình : “Chỉ cười thôi”.
Phương châm đó đặc biệt hữu ích trong trường hợp bạn là nạn nhân của những lời nhận xét không công bằng. Người ta chỉ có thể vặn lại người đã đối đáp với mình, nhưng có thể nói gì với một người “chỉ cười thôi”?
Lincoln có thể đã bị suy sụp dưới áp lực căng thẳng của cuộc Nội chiến nếu ông không hiểu rằng thật là điên rồ khi cố gắng đáp lại mọi lời chỉ trích, châm chọc chua cay chĩa vào mình. Lời bộc bạch của ông về việc đối mặt với những lời chỉ trích đã trở thành một viên ngọc quý trong nghệ thuật đối nhân xử thế. Tướng McArthur đã đóng khung và treo đoạn văn đó trên bàn làm việc ở tổng hành dinh của mình, Winston Churchill cũng treo nó trên tường trong phòng làm việc ở Chartwell. Câu nói đó như sau: “Chỉ riêng việc đọc hết những lời công kích nhằm vào mình, chứ chưa tính đến chuyện trả lời, thì có lẽ tôi phải ngừng hết mọi công việc khác lại. Tôi làm điều tôi biết là tốt nhất, bằng tất cả khả năng của mình; và tôi sẽ vẫn tiếp tục làm thế cho đến cùng. Nếu kết cục chứng minh tôi hoàn toàn đúng, thì những lời phản đối sẽ chẳng còn nghĩa lý gì. Nếu kết cục chứng minh tôi sai, thì dẫu có mười thiên thần khăng khăng rằng tôi đúng cũng vô ích”
Vậy thì khi gặp phải những nhận xét không công bằng, chúng ta hãy nhớ Nguyên tắc 2:
LÀM TỐT NHẤT NHỮNG GÌ CÓ THỂ; RỒI BẬT CHIẾC DÙ CỦA BẠN LÊN ĐỂ CƠN MƯA NHẬN XÉT KHÔNG LÀM ƯỚT GÁY BẠN.
Trong tủ đựng tài liệu của tôi có một ngăn được dán nhãn “FTD” – từ viết tắt của “Fool Things I Have Done” (Những điều dại dột tôi từng làm). Tôi để trong đó những ghi chép về những việc dại dột mình đã làm. Đôi lúc, tôi đọc cho thư ký ghi vào sổ, nhưng có những lúc chúng xuẩn ngốc và riêng tư đến nỗi tôi quá xấu hổ và phải tự tay ghi lại tường tận chứ không dám nhờ ai chép hộ.
Khi mở ngăn “FTD” và đọc lại những lời tự nhận xét về bản thân, tôi đã dần giải quyết được vấn đề khó khăn nhất của mình: cách điều chỉnh bản thân của Dale Carnegie.
Trước kia tôi thường đổ lỗi cho người khác; nhưng bây giờ khi đã trưởng thành hơn – và hy vọng cũng khôn ngoan hơn – tôi nhận ra rằng chính mình phải chịu trách nhiệm cho hầu hết những điều không may xảy đến cho bản thân. Rất nhiều người nghiệm ra chân lý đó khi đã có tuổi. Napoleon từng nói tại St. Helena: “Không ai, ngoại trừ bản thân ta, phải chịu trách nhiệm với chính thất bại của mình. Ta là kẻ thù nguy hiểm nhất của chính mình – nguyên nhân tạo ra số phận bi thảm của chính ta”.
Tôi xin kể cho bạn về một người quen trước kia từng là một  họa sĩ, một ví dụ điển hình cho mẫu người biết tự nhận xét và điều chỉnh bản thân. Tên ông là H. P. Howell, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thương mại Quốc gia, Chủ tịch Công ty Trust, đồng thời là giám đốc của một vài tập đoàn lớn khác. Ông không được đi học nhiều, khởi nghiệp với nghề thư ký trong một cửa hàng ở nông thôn, rồi sau này trở thành giám đốc tín dụng của công ty Thép Hoa Kỳ - và bắt đầu sải bước trên con đường dẫn tới địa vị và quyền lực.
Khi tôi hỏi những nguyên nhân nào dẫn tới thành công của ông, Ngài Howell trả lời: “Từ nhiều năm nay, tôi luôn mang bên mình một quyển sổ ghi chép tất cả các cuộc hẹn trong ngày. Vợ con tôi không bao giờ nhờ tôi làm bất cứ việc gì vào tối thứ Bảy, bởi họ biết mỗi tối thứ Bảy, tôi luôn dành một khoảng thời gian để tự kiểm điểm, xem xét lại và đánh giá công việc trong tuần. Sau bữa tối, tôi đóng cửa lại, ngồi một mình trong phòng, mở quyển sổ ra và điểm lại tất cả những cuộc phỏng vấn, thảo luận và họp mặt đã diễn ra từ sáng thứ Hai. Tôi tự hỏi: “Lúc đó, mình có sai sót gì không?”, “Mình đã làm đúng những việc gì – và có cách nào làm tốt hơn không?”, “Mình rút ra được bài học gì từ chuyện đó?” … Đôi khi việc kiểm điểm hàng tuần này không hề vui vẻ gì. Có lúc tôi sửng sốt trước những sai lầm ngớ ngẩn của chính mình. Tất nhiên, cùng với thời gian, những sai lầm như thế cũng ít dần đi. Việc tự phân tích này cứ tiếp diễn hết năm này đến năm khác và đã giúp tôi nhiều hơn bất cứ phương cách nào khác mà tôi từng áp dụng”.
Có lẽ H. P. Howell đã mượn ý tưởng trên từ Benjamin Franklin. Chỉ có điều là Franklin không đợi đến tối thứ Bảy. Ông nghiêm khắc tự kiểm điểm mình mỗi tối. Ông phát hiện mình đã mắc phải 13 lỗi nghiêm trọng, và đây là 3 trong số đó: Lãng phí thời gian, để ý quá nhiều vào những chuyện vặt vãnh, tranh cãi và bác bỏ người khác. Benjamin Franklin, một con người khôn ngoan, đã nhận ra rằng nếu không loại bỏ được những khuyết điểm này, ông sẽ không thể tiến xa hơn. Vì thế, ngày nào ông cũng chiến đấu với nhược điểm của mình, và ghi lại xem ai đã chiến thắng trong mỗi trận đấu diễn ta hằng ngày. Đến tuần kế tiếp, ông lại chọn ra một thói quen xấu khác, đeo găng tay vào và khi tiếng chuông báo hết tuần ngân lên, ông lại bước ra khỏi cuộc chiến. Franklin đã duy trì cuộc chiến đấu với những nhược điểm của mình hàng tuần trong suốt hơn hai năm.
Chẳng thế mà ông trở thành một trong những người được yêu mến nhất và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ!
Elbert Hubbard nói: “Mỗi ngày, ai cũng có ít nhất năm phút làm điều dại dột. Những lúc như thế thường không có chỗ cho sự sáng suốt”.
Kẻ nhỏ mọn thường nổi xung với những lời phê bình nhẹ nhất, nhưng người khôn ngoan lại hào hứng học hỏi từ những kẻ đã quở trách, mắng mỏ và tranh cải với mình. Walt Whitman nói: “Đã bao giờ bạn học được gì từ những người ca tụng, nịnh vợ và luôn đồng tình với bạn chưa? Đã bao giờ bạn không học được những bài học lớn từ những người dốc sức phản đối, bác bỏ và tranh cãi với mình?”
Mặt khác, thay vì ngồi đợi kẻ thù chỉ trích, chúng ta hãy để họ không có cơ hội làm điều đó. Hãy là nhà phê bình nghiêm khắc nhất của chính mình. Hãy tìm và khắc phục tất cả những điểm yếu của bản thân trước khi kẻ thù có cơ hội lên tiếng. Đó chính là những gì Charles Darwin đã làm. Thực tế, ông đã bỏ ra 15 năm để tự phê bình – câu chuyện như sau: Khi hoàn tất bản thảo quyển sách bất hủ The Origin of Species (Nguồn gốc các loài), Darwin nhận ra rằng việc công khai quan điểm có tính chất cách mạng của mình về các loài sẽ làm sửng sốt cả thế giới khoa học và tôn giáo. Vì thế, ông đã tự phê bình bản thân và dành 15 năm nữa để kiểm tra lại toàn bộ số liệu, lập luận và kết luận của mình.
Giả như có ai đó gọi bạn là “một tên ngốc tệ hại”, bạn sẽ phản ứng thế nào? Nổi giận? Phẩn nộ? Dưới đây là những gì Lincoln đã làm: Edward M. Stanton, Bộ trưởng Bộ chiến tranh của Lincoln, đã có lần gọi ông là “một tên ngốc tệ hại”. Stanton phẩn nội bởi Lincoln đã can thiệp vào việc của ông ta. Thể theo yêu cầu của một chính khách ích kỷ, Lincoln đã ký lệnh chuyển giao một số trung đoàn nhưng Stanton không những bất tuân lệnh mà còn miệt thị Lincoln là một tên ngốc tệ hại khi ký vào những lệnh như thế. Điều gì xảy ta tiếp theo? Khi bị gọi như thế, Lincoln bình tĩnh trả lời: “Nếu Stanton gọi tôi là một tên ngốc tệ hại thì hẳn là như thế thật, bởi ông ấy hầu như luôn luôn đúng. Tôi sẽ đến gặp ông ấy xem sao”.
Lincoln đến gặp Stanton và được thuyết phục rằng mệnh lệnh đó là sai lầm, và ông đã rút lại lệnh đó. Lincoln sẵn sàng đón nhận lời phê bình khi ông biết đó là những lời chân thành, dựa trên hiểu biết và được đưa ra với tinh thần giúp đỡ.
Bạn và tôi cũng nên đón nhận những lời phê bình như thế, bởi chúng ta không thể mong đợi mình sẽ phán đoán và hành động đúng trong ¾ số tình huống xảy ra. Đó là tất cả những gì Theodore Roosevelt mong đợi khi đứng đầu Nhà Trắng. Einstein, nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử cũng thừa nhận rằng có tới 99% kết luận của ông là sai lầm!
La Rochefoucauld nói: “Kẻ thù thường nhận xét xác thực về bản thân chúng ta hơn chính chúng ta”.
Thế những tất cả chúng ta đều có xu hướng chống đối lại những lời phê bình và tự huyễn hoặc bản thân trong những lời ngợi ca, bất chấp việc phê bình hay ngợi ca đó có chính xác hay không. Chúng ta thường phản ứng theo cảm xúc chứ ít chịu nghe theo tiếng nói của lý trí. Khả năng suy xét logic của chúng ta chỉ giống như một chiếc thuyền độc mộc bị ném vào giữa cơn bão biển đen thẳm của cảm xúc.
Nếu có nghe ai đó nói xấu mình, đừng vộ tìm cách biện hộ. Tên ngốc nào cũng làm được như thế. Chúng ta hãy cư xử độc đáo bằng thái độ nhã nhặn và sáng suốt! Hãy khiến kẻ chỉ trích chúng ta phải bối rối bằng cách nói rằng: “Nếu biết tất cả những sai lầm khác của tôi, hẳn anh ta sẽ chỉ trách tôi thậm tệ hơn nữa ấy chứ”.
Khi tức giận vì cảm thấy mình đã bị chỉ trách một cách không công bằng, tại sao bạn không dừng lại và nói: “Hãy khoan … Mình đâu phải là một người hoàn hảo. Nếu Einstein thừa nhận rằng 99% kết luận của ông là sai lầm thì có lẽ mình cũng phải sai lầm đến ít nhất 80%. Có lẽ mình đáng bị chê trách như thế. Nếu đúng, mình phải biết cám ơn về điều đó và cố gắng rút ra bài học cho bản thân”.
Charles Luckman, nguyên giám đốc Tập đoàn Pepsodent, đã bỏ ra một triệu đô-la mỗi năm để đưa Bod Hope đến với đỉnh cao vinh quang. Ông không để tâm đến những lá thư ca ngợi chương trình, mà tập trung xem những lá thư phê bình bởi biết sẽ rút ra được nhiều điều bổ ích.
Công ty Ford cũng rất coi trọng việc tìm ta những khuyết điểm trong việc điều hành và tổ chức công ty nên thường thăm dò nhận xét của nhân viên và khuyến khích họ cho ý kiến phê bình.
Tôi có quen một người trước đây là nhân viên bán xà phòng vẫn thường yêu cầu được phê bình. Khi anh mới bắt đầu bán xà phòng cho hãng Colgate, các đơn đặt hàng đến rất lẻ tẻ khiến anh lo sợ mình sẽ mất việc. Do biết rõ là chẳng có vấn đề gì trong chất lượng cũng như giá cả sản phẩm, anh luận ra rằng vấn đề chắc chắn phải nằm ở chính bản thân anh. Những lúc không phải bán hàng, anh thường đi dạo quanh khu nhà, cố gắng tìm ra khuyết điểm của mình. Có phải anh đã không giải thích rõ ràng? Hay anh thiếu nhiệt tình? Đôi khi anh quay trở lại gặp người mua và nói: “Tôi không quay lại để bán xà phòng cho anh, mà tôi đến để nhận lời khuyên và những đánh giá phê bình của anh. Anh sẽ không phiền nếu cho tôi biết tôi đã làm gì chưa tốt khi bán hàng cho anh mấy phút trước đây chứ? Anh hẳn có nhiều kinh nghiệm và thành công hơn tôi. Làm ơn hãy cho tôi lời nhận xét của anh, một cách thẳng thắn. Đừng e ngại gì cả”.
Thái độ này đã khiến anh có thêm nhiều người bạn và những lời khuyên vô giá.
Bạn nghĩ anh sẽ nhận được điều gì? Anh gặt hái thành công và trở thành giám đốc Công ty Xà phòng Colgate-Palmolive-Peet – một trong những hãng sản xuất xà phòng lớn nhất thế giới. Tên anh là E. H. Little
Chỉ những người khôn ngoan mới làm được như H.P. Howell, Ben Franklin và E. H. Little. Bạn hãy nghĩ về bản thân, xem mình có thể đồng hành với những người như thế?
Để khỏi phải lo lắng vì những lời chê trách, hãy làm theo nguyên tắc 3:
GHI NHẬN VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN
Chắc bạn sẽ ngạc nhiên là tại sao tôi lại dành một Phần để nói về cách ngăn chặn sự mệt mỏi trong khi mục đích của quyển sách này là giúp bạn ngăn chặn nỗi lo lắng? Câu trả lời thật đơn giản: vì mệt mỏi thường tạo ra lo lắng, hoặc ít ra, nó khiến bạn dễ lâm vào trạng thái lo lắng. Bất cứ sinh viên y khoa nào cũng có thể cho bạn biết rằng mệt mỏi sẽ là giảm sút đề kháng của cơ thể với những bệnh cảm lạnh thông thường cùng hàng trăm căn bệnh khác; và bất cứ nhà tâm thần học nào cũng sẽ nói rằng nó còn làm giảm sức đề kháng của bạn với những cơn lo lắng và sợ hãi. Như vậy, ngăn chặn sự mệt mỏi có thể giúp ngăn chặn sự lo lắng.
Có phải tôi vừa nói: “có thể giúp ngăn chặn sự lo lắng”? Đó là một cách nói khiêm tốn. Bác sĩ Edmund Jacobson có thái độ quả quyết hơn nhiều. Là tác giả của hai quyển sách về tâm sinh lý, đồng thời là người đứng đầu trường Đại học thuộc viện thí nghiệm Bệnh tâm sinh lý Chicago, Bác sĩ Jacobson đã dành nhiều năm nghiên cứu và tuyên bố rằng bất cứ căn bệnh tinh thần nào cũng sẽ phải “lùi bước trước một trạng thái tinh thần hoàn toàn thư thái”. Đây chính là cách diễn đạt khác cho ý tưởng: Bạn không thể tiếp tục lo lắng nếu biết thư giãn.
Vì vậy, để ngăn chặn mệt mỏi và lo âu, quy tắc đầu tiên phải phải tuân theo là: Nghỉ ngơi thường xuyên. Nghỉ ngơi trước khi bạn bị mệt mỏi.
Tại sao điều này lại quan trọng? Bởi mệt mỏi có thể tích tụ với tốc độ nhanh đáng kinh ngạc. Qua nhiều lần thí nghiệm, quân đội Hoa kỳ đã phát hiện ra rằng đến những người trẻ tuổi và đã rắn rỏi sau quá trình rèn luyện nghiêm khắc trong quân ngũ cũng sẽ hành quân tốt hơn, đứng nghiêm lâu hơn nếu cứ mỗi giờ tập luyện lại được hạ ba lô xuống, nghỉ ngơi trong khoảng 10 phút. Trái tim mỗi ngày tim bơm đi khắp cơ thể đủ để đổ đầy môt toa chở hàng trên xe lửa. Mỗi ngày, nó tạo ra môt lực đủ sức nâng 20 tấn than đá lên một toa xe cao cả mét.  Và trái tim của chúng ta có thể tiến hành khối lượng cộng việc lớn đế khó tin này 50, 70 hoặc thậm chí 90 năm! Bằng cách nào? Bác sĩ Walter B. Cannor, giảng viên Trường Y Khoa Harvard cho biết: “Hầu hết mọi người đều cho rằng trái tim làm việc liên tục. Nhưng thực ra, sau mỗi lần co bóp, nó đều có một khoảng thời gian nghỉ ngơi nhất định. Ở nhịp đập trung bình 70 lần/phút, trái tim thực tế chỉ làm việc 9/24 giờ. Nghĩa là trong một ngày, nó có 15 giờ để nghỉ ngơi.
Trong Thế chiến thứ hai, Winston Churchill dù đã gần 70 tuổi những vẫn duy trì cường độ làm việc 16 tiếng/ngày trong nhiều năm liền. Đâu là bí quyết để ông tạo nên kỷ lục đó? Đây là lịch làm việc của ông: Từ sáng cho đến 11 giờ trưa, ông đọc báo cáo, phát lệnh, gọi điện thoại và điều hành các cuộc họp quan trong … trên giường. Sau khi dùng bữa trưa, ông chợp mắt trong khoảng một giờ. Đến tối, ông lại ngủ thêm 2 tiếng nữa trước khi đến giờ ăn vào lúc 8 giờ. Ông chưa bao giờ phải đi chữa chứng mệt mỏi. Ông đã ngăn chặn trước khi nó xảy ra. Nhờ biết nghỉ ngơi thường xuyên nên ông có thể làm việc đến nửa đêm mà vẫn tỉnh táo và khỏe mạnh.
John D. Rockfeller xuất chúng cũng lập ra hai kỷ lục phi thường. Ông gây dựng nên một gia tài lớn nhất trong lịch sử hiện đại, đồng thời cũng là người sống thọ đến 98 tuổi. Bằng cách nào? Tất nhiên, lý do chính là vì ông được thừa hưởng gien sống lâu. Và còn một lý do nữa là ông có thói quen ngủ trưa nửa giờ trong văn phòng của mình. Ông thường nằm dài trên chiếc đi văng – và khi John D. Rockefeller đã ngáy khò thì đến Tổng thống Hoa Kỳ cũng không thể khiến ông ngồi dậy nghe điện thoại!
Trong quyển sách xuất sắc Why Be Tired (Tại sao lại mệt mỏi). Daniel W. Josselyn viết: “Nghỉ ngơi không đơn thuần là trạng thái không làm gì hết. Điểm cốt lõi của nó là một quá trình để cơ thể tự phục hồi”. Một thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi cũng có khả năng phục hồi vô cùng kỳ diệu. Năm phút ngủ trưa cũng đủ giúp bạn loại bỏ phần lớn sự mệt mỏi! Connie Mack, người hùng một thời của môn bóng chày từng bảo tôi rằng nếu không được chớp mắt một chút trước trận đấu thì ông sẽ khó cầm cự hết lượt thứ năm. Nhưng nếu được ngủ, dẫu chỉ trong 5 phút thôi, ông có thể chơi hai trận liên tiếp mà không thấy mệt mỏi gì.
Khi được tôi hỏi làm thế nào để có thể đảm nhiệm một lịch trình công việc dày đặc như thế trong suốt 12 năm ở Nhà Trắng, Đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt cho biết trước khi phát biểu hoặc gặp mặt công chúng, bà đều dành khoảng 20 phút ngồi nhắm mắt, tựa lưng vào ghế để thư giãn.
Có lần tôi từng đến phỏng vấn Gene Autry trong phòng thay đồ tại khu liên hợp thể thao Madison Square Garden. Lúc ấy, ông đang là tâm điểm chú ý của giải vô địch cưỡi bò thế giới. Thấy tôi chú ý đến chiếc võng quân đội mắc trong phòng, Gene Autry giải thích: “Chiều nào tôi cũng nằm nghỉ trên đó và thường ngủ khoảng một giờ giữa các màn trình diễn”. Ông nói tiếp: “Khi quay phim ở Hollywood, tôi hay nằm nghỉ trên môt cái ghế rộng, thoải mái và cố chợp mắt 3 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 10 phút. Nhờ thế mà tôi luôn cảm thấy khỏe khoắn”.
Edison có được sức khỏe dẻo dai và khả năng làm việc bền bỉ cũng là nhờ thói quen có thể ngủ bất cứ khi nào mình muốn.
Tôi cũng có dịp được phỏng vấn Henry Ford không lâu trước lần sinh nhật thứ 80 của ông và thực sự ngạc nhiên trước phong thái khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực của con người này. Tôi liền hỏi ông về bí quyết và đã được trả lời rằng: “Tôi không bao giờ đứng trong khi có thể ngồi; và không bao giờ cố ngồi trong khi có thể nằm”.
Horace Mann, “cha đẻ của giáo dục hiện đại”, cũng làm như vậy khi về già. Hồi còn là Hiệu trưởng trường Cao đẳng Antioch, ông thường nằm trên đi-văng trong lúc đặt câu hỏi cho các sinh viên.
Tôi đã tìm cách thuyết phục một đạo diễn ở Hollywood thực hiện điều tương tự, và kết quả đạt được thật kỳ diệu. Ông chính là Jack Chertock, một trong những đạo diễn hàng đầu của kinh đô điện ảnh. Vài năm trước đây, khi đang là phụ trách phòng phim ngắn của M-G-M, ông đã đến gặp tôi trong trạng thái mệt mỏi và hoàn toàn kiệt sức. Ông đã thử nhiều phương cách: thuốc bổ, vitamin, thuốc đang chữa trị nhưng đều không có mất tác dụng. Tôi khuyên ông nên nghỉ ngơi mỗi ngày. Bằng cách nào? Bằng cách nằm thư giãn trong văn phòng khi đang điều hành các cuộc họp với khối biên dịch.
Hai năm sau, tôi lại gặp ông. Ông bảo: “Kết quả như một phép màu! Các bác sĩ của tôi đều nói vậy. Trước kia tôi thường ngồi trên ghế để thảo luận về các ý tưởng cho phim ngắn và luôn cảm thấy rất căng thẳng, bức bối. Bây giờ, nằm thoải mái trên đi-văng trong suốt buổi thảo luận, tôi chưa bao giờ cảm thấy khỏe khoắn như thế này trong suốt 20 năm. Dù phải làm việc nhiều hơn trước kia 2 giờ nhưng tôi hiếm khi thấy mệt mỏi”.
Liệu bạn có áp dụng được tất cả những điều kiện trên không? Nếu là một người viết tốc ký, hẳn bạn sẽ không thể ngủ trưa trong văn phòng như nhà khoa học Sdison hay nhà sản xuất phim Sam Goldwyn; và nếu là một nhân viên kế toán thì chắc chắn bạn không thể vừa nằm trên đi-văng vừa thảo luận với sếp về các báo cáo tài chính được. Tuy nhiên nếu sống trong một thành phố nhỏ và về nhà ăn trưa thì bạn có thể tranh thủ thủ mười phút sau khi ăn xong.
Đây chính là điều mà Tướng George C. Mardhal đã làm. Vào thời chiến, ông nhận thấy mình đang bị quá tải với nhiệm vụ chỉ huy quân đội Hoa Kỳ nên đã buộc bản thân phải nghỉ ngơi vào buổi trưa. Nếu bạn đã hơn 50 tuổi và cho rằng mình quá bận rộn đến mức không thực hiện được việc đó thì tốt nhất là hãy mua ngay mọi loại bảo hiểm nhân thọ có thể mua được. Ngày nay, các lễ tang khá tốn kém mà cái chết lại xảy ra rất đột ngột; biết đâu vị hôn phu hoặc hôn thê của bạn lại cần đến số tiền bảo hiểm ấy để cưới một người trẻ trung hơn thì sao!
Nếu không thể ngủ trưa thì ít nhất bạn cũng nên nằm nghỉ khoảng một giờ trước bữa tối. So với việc mua một ly cốc-tai để nhấm nháp trước bữa ăn thì cách làm này rẻ hơn nhiều mà xét về lâu dài lại có hiệu quả gấp ngàn lần. Nếu có thể ngủ khoảng 60 phút trong khoảng 17 đến 19 giờ thì mỗi ngày bạn sẽ góp thêm một giờ vào quỹ thời gian hoạt động của mình. Tại sai? Vì một giấc ngủ ngắn 1 giờ trước bữa tối cộng với 6 giờ ngủ ban đêm – tổng cộng 7 giờ - sẽ có lợi cho bạn hơn so với 8 tiếng ngủ li bì liên tục.
Một người lao động chân tay sẽ làm được nhiều việc hơn nếu có thêm thời gian nghỉ ngơi. Frederick Taylor đã chứng tỏ điều đó trong thời gian làm kỹ sư quản lý cho Công ty Thép Bethlehem. Ông quan sát thấy trung bình, mỗi công nhân chất được 12,5 tấn hàng lên xe là đã bị kiệt sức. Sau khi làm một nghiên cứu khoa học có tính đến tất cả các yếu tố gây mệt mỏi, ông nhận ra những công nhân này đáng lẽ phải chất được 47 tấn mỗi ngày chứ không phải 12,5 tấn! Nghĩa là họ sẽ tăng gần bốn lần công suất hiện tại mà vẫn không bị mệt mỏi.
Ông chứng mình bằng cách chọn một công nhân tên là Schmidt và yêu cầu anh này làm theo sự hướng dẫn của một người cầm chiếc đồng hồ bấm giờ đứng bên cạnh, nhắc nhở thời gian nghỉ ngơi giữa những lần Schmidt khiêng thép.
Kết quả ra sao? Schmidt vác được 47 tấn thép mỗi ngày, trong khi con số này ở những người khác chỉ là 12,5 tấn. Và suốt ba năm Frederick Taylor ở Bethlehem, Schmidt chưa bao giờ làm việc dưới công suất ấy. Người công nhân này có thể làm được thế là bởi anh đã nghỉ ngơi trước khi bị quá sức. Trong một giờ, anh làm việc khoảng 26 phút và dành 34 phút còn lại để nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ của anh còn nhiều hơn thời gian làm – nhưng khối lượng công việc đạt được lại gấp 4 lần người khác! Có phải đây chỉ là những lời đồn đại suông! Không hề, bạn có thể đọc kỹ câu chuyện này ở trang 41-62 trong quyển Principles of Scientific Management (Nguyên tắc quản lý khoa học)  của Frederick Winslow Taylor.
Cho phép tôi nhắc lại: Hãy làm theo nguyên tắc hoạt động của trái tim bạn – nghỉ ngơi điều đó, nghỉ ngơi trước khi bị quá sức. Và như thế, mỗi ngày bạn có thể góp thêm một giờ cho quỹ thời gian của mình
Nguyên tắc 1:
NGHỈ NGƠI ĐIỀU ĐỘ, NGHỈ NGƠI TRƯỚC KHI BỊ QUÁ SỨC
Tôi muốn bạn biết đến một thực tế có ý nghĩa quan trọng và rất đáng kinh ngạc: Chỉ riêng công việc trí óc thôi thì sẽ không thể khiến bạn mệt mỏi được. Nghe có vẻ phi lý. Nhưng cách đây nhiều năm, các nhà khoa học đã cố tìm hiểu xem não người có thể hoạt động trong bao lâu trước khi đạt tới “điểm suy giảm năng suất” – thuật ngữ chuyên môn chỉ trạng thái mệt mỏi. Và họ đã rất ngạc nhiên phát hiện ra rằng, khi não bộ hoạt động, máu chuyển đến não không hề cho thấy dấu hiệu mệt mỏi nào! Nếu bạn lấy máu của một người lao động chân tay khi anh ta đang làm việc, bạn sẽ thấy nó có chứa các “độc tố gây mệt mỏi”. Nhưng với những bộ não như Albert Einstein thì tìm cả ngày bạn cũng chẳng thấy dẫu chỉ một giọt máu chứa chất độc hại.
Như vậy, “sau 8 hay thậm chí 12 giờ làm việc thì bộ não vẫn có thể hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả như lúc mới bắt đầu”. Nó hoàn toàn không biết mệt … Vậy điều gì đã khiến bạn mệt mỏi?
Các nhà tâm thần học tuyên bố rằng hầu hết sự mệt mỏi của chúng ta đều bắt nguồn từ trạng thái tinh thần và cảm xúc. Một trong những nhà tâm thần học xuất sắc nhất của nước Anh,  J. A. Hadfield đã nói trong quyển The Psychology of Power (Tâm lý học về sức mạnh): “Phần lớn nỗi mệt nhọc của chúng ta đều bắt nguồn từ tinh thần; trong thực tế rất hiếm khi xảy ra tình trạng mệt mỏi vì nguyên nhân thể chất thuần túy”.
Nhà tâm thần học hàng đầu Hoa Kỳ, bác sĩ A. A. Brill thậm chí còn khẳng định chắc nịch: “100% hiện tượng mệt mỏi ở những người ngồi làm việc tại chỗ và có sức khỏe tốt đều xuất phát từ nguyên nhân tâm lý, hay còn gọi là các yếu tố xúc cảm”.
Những yếu tố xúc cảm nào có thể khiến những người ngồi làm việc tại chỗ cảm thấy mệt mỏi? Niềm vui sướng? Sự hài lòng chăng? Không! Không bao giờ! Chính sự buồn tẻ, bất mãn, cảm giác bị thiếu tôn trọng, cảm giác là người vô tích sự, lo lắng, bồn chồn – mới là những yếu tố khiến họ mệt mỏi, dễ nhiễm các bệnh cảm lạnh thông thường, làm việc kém hiệu quả và trở về nhà với những cơn đau đầu như búa bổ. Đúng vậy, cơ thể chúng ta thường mệt mỏi do phải chịu những căng thẳng về cảm xúc.
Điều này cũng được chỉ ra trong một tờ tuyên truyền của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Metropolitan nhằm chống lại chứng mệt mỏi: “Bản thân công việc dù nhiều và khó nhọc đến đâu cũng hiếm khi khiến người ta kiệt sức đến nỗi dẫu đã đi ngủ và nghỉ ngơi hợp lý mà vẫn còn mệt mỏi … Chính lo âu, căng thẳng và buồn phiền mới là ba nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng này. Chúng mới là thủ phạm chính trong phần lớn các trường  hợp, trái với sự nhầm tưởng cho rằng người hay mệt mỏi là do phải đảm nhận nhiều công việc thể chất và trí óc… Hãy thư thái! Dành sức cho những việc quan trọng”.
Hãy dừng lại, dù bạn đang làm gì đi chăng nữa, và thử lắng nghe cơ thể mình. Khi đọc những dòng này, bạn có đang nhíu mày lại không? Bạn có thấy nhức mắt không? Có ngồi thoải mái trên ghế không? Hay bạn đang gồng vai? Và cơ mặt thì căng lên? Trừ phi cơ thể bạn thả lỏng như một búp bê vải, nếu không thì có nghĩa là ngay tại giờ phút này, bạn cũng đang gây căng thẳng cho chính thể chất và tinh thần của mình. Bạn đang tự làm cho mình mệt mỏi vì những căng thẳng ấy!
Tại sao khi lao động trí óc, chúng ta lại tạo ra những căng thẳng không cần thiết ấy? Deniel W. Josselyn nói: “Tôi nhận thấy, trở ngại chủ yếu nằm ở chỗ hầu hết ai cũng tin rằng để thực hiện được khối lượng công việc lớn và khó khăn thì mỗi người phải tập cho mình khí thế nỗ lực, có thế mới đạt được hiệu quả cao”. Vậy là chúng ta gồng mình lên. Chúng ta lên gân lên cốt để cảm thấy bản thân đang nỗ lực. Trong khi điều đó thực ra chẳng giúp ích gì cho công việc của bộ não.
Đây là một sự thật gây choáng váng và đau lòng: trong khi không hề mong muốn phung phí tiền bạc thì hàng triệu người lại đang phung phí một tài sản còn quý giá hơn: đó là năng lượng. Chúng ta thường tiêu xài năng lượng một cách bạt mạng, dẫn tới sự căng thẳng và mệt mỏi triền miên.
Đâu là giải pháp cho những mệt mỏi tinh thần này? Thư giãn! Thư giãn! Học cách thư giãn ngay cả khi bạn đang làm việc!
Có dễ thực hiện không? Không hề. Có thể bạn sẽ phải đảo ngược thói quen cả đời của mình. Nhưng nó vẫn đáng để bạn cố gắng bởi nếu làm được, cuộc sống của bạn hẳn sẽ có một biến chuyển kỳ diệu! Trong tác phẩm The Gospel of Relaxation (kinh Tân ước về Thư giãn), William James viết: “Căng thẳng quá mức, cáu gắt, khó thở, cực đoan … là những thói quen xấu, không hơn không kém”. Căng thẳng là thói quen. Thư thái là thói quen. Thói quen xấu là thể loại bỏ được, thói quen tốt có thể hình thành được.
Bạn nên thư giãn bằng cách nào? Bắt đầu bằng việc thư giãn trí óc chăng? Không, bạn luôn phải bắt đầu với việc thư giãn cơ thể trước.
Hãy thực hành bằng cách nhắm mắt lại một chút xem kết quả ra sao nhé. Sau khi đọc hết đoạn này, bạn hãy ngả người ra phía sau, nhắm mắt lại và tự nhắc mình: “Thả lỏng nào. Thả lòng nào. Không căng mắt, nhíu mày gì nữa. Thả lòng nào. Thả lòng nào …”. Cứ nhắc đi nhắc lại như thế thật chậm rãi trong khoảng một phút.
Bạn có thể thấy ngay sau một vài giây, các cơ mắt đã bắt đầu nghe lời mình, tựa như có một bàn tay nào đó xua tan mọi căng thẳng. Nghe thật khó tin, nhưng đúng là trong một phút ấy, bạn đã làm chủ được chiếc chìa khóa bí mật của nghệ thuật thư giãn rồi đây. Bạn có thể làm tương tự với các cơ mặt, cổ, vai và toàn bộ cơ thể. Nhưng bộ phận quan trong nhất vẫn là đôi mắt. Tiến sĩ Edmund của trường Đại học Chicago thậm chí còn nói rằng nếu có thể khiến mắt thư giãn hoàn toàn thì bạn cũng có thể quên luôn mọi rắc rối của mình! Sở dĩ đôi mắt có vai trò quan trọng như vậy là bởi chúng tiêu tốn tới ¼ năng lượng dành cho các hoạt đông thần kinh của cơ thể. Đó cũng là lý do tại sao những người có thị lực rất tốt cũng có khi bị “nhức mắt”. Khi ấy, họ đang khiến cơ mắt phải làm việc quá nhiều.
Bạn có thể thư giãn ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ thời điểm rảnh rỗi nào. Nhưng đừng cố thư giãn cho bằng được.  Thư giãn là quá trình không có chỗ cho căng thẳng và gắng sức.  Hãy bắt đầu xoa dịu cơ mắt, cơ mặt bằng ý nghĩ: “Thả lỏng nào…thả lỏng…thả lỏng và thư giãn” và cứ lặp đi lặp lại như thế. Hãy cảm nhận nguồn năng lượng đang từ cơ mặt bạn chuyển dần về trung tâm cơ thể. Hãy nghĩ mình đang là một đứa trẻ, không vướng phải bất cứ sự căng thẳng nào.
Đó cũng chính là những gì mà Galli-Curci, nữ danh ca giọng cao nổi tiếng thường làm. Helen Jepson kể với tôi rằng cô thường thấy trước mỗi buổi biểu diễn, Galli-Curci ngỗi tĩnh lại trên ghế, cơ thể thả lỏng và hàm dưới hơi chùng xuống. Đó là bài tập giúp bà khỏi bị hồi hộp mỗi khi bước lên sân khấu; và cũng là bài tập giúp ngăn chặn lo lắng.
Dưới đây là bốn ý giúp bạn thư giãn:
1/ Thư giãn trong những phút rảnh rỗi. Hãy để cơ thể mềm mại như một chiếc tất cũ. Mỗi khi làm việc, tôi lại đặt lên bàn chiếc tất cũ màu hạt dẻ để nhắc mình phải biết thả lỏng cơ thể. Nếu bạn không có tất thì hãy tìm một chú mèo. Bạn đã từng ôm một chú mèo đang nằm sưởi nắng chưa? Hẳn bạn sẽ thấy cơ thể nó mềm dịu và hoàn toàn thả lòng trong đôi tay bạn. Những bậc thầy Yoga của Ấn Độ cũng khuyên rằng nếu bạn muốn làm chủ nghệ thuật thư giãn, hãy tìm hiểu về loài mèo. Tôi chưa hề thấy có chú mèo nào bị mệt mỏi, suy nhước thần kinh, mất ngủ, lo lắng hay loét dạ dày bao giờ. Có thể, bạn sẽ tránh được tất cả những căn bệnh này nếu học được cách thư giãn như loài mèo.
2/ Làm việc trong tư thế thoải mái nhất có thể. Hãy nhớ rằng những căng thẳng trong cơ thể dẫn đến chứng đau vai và mệt mỏi tinh thần.
3/ Lắng nghe cơ thể bốn đến năm lần mỗi ngày, và tự hỏi bản thân: “Có phải mình đang phung phí sức lực trên mức cần thiết không? Liệu mình có đang bắt một số bộ phận của cơ thể phải vận động dù chúng chẳng có mối liên quan gì với công việc đang làm không?”. Quá trình ấy sẽ giúp bạn hình thành thói quen thư giãn, và như bác sĩ David Harold Fink nói: “Đối với những người am hiểu tâm lý học thì thói quen là một nhân tố có tính chất quyết định đáng kể”.
4/ Cuối ngày, hãy khám sức khỏe cho bản thân bằng cách tự hỏi: “Mình mệt mỏi như thế nào? Nếu có mệt mỏi thì nguyên nhân cũng không xuất phát từ công việc trí óc mình thực hiện mà xuất phát từ cách mình thực hiện công việc ấy”. Daniel W. Josselun nói: “Tôi đánh giá thành quả của mình không dựa vào mức độ mệt mỏi, mà căn cứ trên mức độ không mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc… Nếu thấy mệt mỏi hoặc cáu gắt, tôi hiểu rằng mình đã có một ngày kém hiệu quả cả về chất và lượng”. Nếu mọi doanh nhân Hoa Kỳ đều hiểu được bài học này thì tỷ lệ tử vong vì căn bệnh “căng thẳng cực độ” sẽ giảm xuống chỉ sau một đêm. Và chúng ta sẽ không còn phải thấy cảnh các viện điều dưỡng đông nghịch những bệnh nhân mắc chứng mệt mỏi và lo âu.
Hãy nhớ Nguyên  tắc 2:
HỌC CÁCH THƯ GIÃN TRONG KHI ĐANG LÀM VIỆC

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #doc9218