Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

quan tri tntmqt_kid2404

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

Tr­êng ®¹i häc th­¬ng m¹i

Khoa th­¬ng m¹i quèc tÕ

.............›š..........

 

 

 

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Học phần: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế 1.2

 

 

 

 

            Giáo viên thực hiện: Phan Thu Trang

                                                 BM Quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế

                                                 Khoa thương mại quốc tế

 

 

 

 

HÀ NỘI 05/2009

 

CHƯƠNG I

CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

 

1.1. GIAO DỊCH TRỰC TIẾP

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm

1.1.2. Kỹ thuật tiến hành

1.1.3. Vấn đề cần lưu ý khi áp dụng

1.2. GIAO DỊCH QUA TRUNG GIAN

1.2.1. Khái niệm

1.2.2. Các loại trung gian thương mại:

1.2.3. Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng giao dịch qua trung gian:

1.3. MUA BÁN ĐỐI LƯU ( COUNTER - TRADER)

1.3.1. Khái niệm và đặc điểm:

1.3.2. Yêu cầu cân bằng trong mua bán đối lưu

1.3.3. Các hình thức mua bán đối lưu:

1.4. GIA CÔNG QUỐC TẾ

1.4.1. Khái niệm và đặc điểm

1.4.2. Vai trò của gia công quốc tế

1.4.3. Các loại hình gia công quốc tế

1.4.4. Những vấn đề cần chú ý khi áp dụng phương thức gia công quốc tế

1.5. GIAO DỊCH TÁI XUẤT

1.5.1 Khái niệm và đặc điểm của giao dịch tái xuât

1.5.2 Các loại hình giao dịch tái xuất

1.6. ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ

1.6.1 Khái niệm và đặc điểm của đấu giá quốc tế

1.6.2 Các loại hình bán đấu giá

1.6.3 Các phương pháp ra giá của đấu giá quốc tế

1.6.4 Quy trình đấu giá quốc tế

1.7. ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

1.7.1.Khái niệm và đặc điểm:

1.7.2.Các loại hình đấu thầu quốc tế:

1.7.3. Quy trình đấu thầu  quốc tế:

1.8. GIAO DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

1.8.1. Khái niệm  và đặc điểm

1.8.2. Tác dụng của giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa

1.8.3 Các loại giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa

1.8.4 Quy trình giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1. GIAO DỊCH TRỰC TIẾP

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm:

Khái niệm:

            Giao dịch trực tiếp là phương thức giao dịch trong đó người bán và người mua trực tiếp gặp gỡ hoặc thông qua các phương tiện thông tin để bàn bạc và thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch (hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán...)

Đặc điểm:

- Được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trên cơ sở tự nguyện của các bên về các nội dung thỏa thuận.

- Không có sự ràng buộc giữa việc mua và việc bán, cũng như không có sự phụ thuộc vào lần giao dịch trước.

1.1.2.Kỹ thuật tiến hành

Bao gồm 4 bước:

- Người mua hỏi giá: đề nghị người bán báo cho mình biết giá cả và các điều kiện mua hàng (có thể là lời đề nghị ký kết hợp đồng của người mua dưới hình thức đặt hàng)

- Người bán phát giá (chào hàng): người bán thể hiện rõ ý định bán hàng của mình thưo những điều kiện nhất định (giá cả, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán)

- Hai bên hoàn giá: Người mua và người bán mặc cả với nhau về giá cả và các điều kiện giao dịch khác

- Chấp nhận: là sự đồng ý hoàn toàn mọi điều kiện của chào hàng ->hợp đồng được thành lập

1.1.3. Vấn đề cần lưu ý khi áp dụng

Ưu điểm:

- Giảm chi phí trung gian -> giúp doanh nghiệp không phải chia sẻ lợi nhuận nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

- Ít xảy ra hiểu nhầm, sai sót đáng tiếc, dễ đi đến thống nhất -> nâng cao hiệu quả của đàm phán giao dịch

- Cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả để người bán thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường để từ đó xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp.

Hạn chế và một số điều cần lưu ý:

            - Đối với mặt hàng mới, thị trường mới thường khó khăn trong giao dịch vì còn bỡ ngỡ -> dễ bị ép giá và dễ sai lầm -> rủi ro lớn.

            - Chi phí cho giao dịch trực tiếp là rất lớn (giấy tờ, đi lại, khảo sát thị trường...) -> khối lượng hàng hóa giao dịch phải rất lớn mới có thể bù đắp được.

            - Không phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, lần đầu tiên tham gia thị trường quốc tế, lần đầu tiên tiếp cận thị trường mới và mặt hàng mới.

1.2. GIAO DỊCH QUA TRUNG GIAN

1.2.1. Khái niệm

            Là phương thức giao dịch trong đó mọi sự thương lượng, giao dịch giữa người mua và người bán đều phải thông qua một người trung gian thứ ba gọi là trung gian thương mại

1.2.2. Các loại trung gian thương mại:

Đại lý

Khái niệm:

            Đại lý là một thương nhân (có thể là 1 pháp nhân, có thể là cá nhân) được người khác (người ủy thác) giao cho thực hiện một hoặc một số hành vi pháp lý nhất định trong hoạt động thương mại

Phân loại đại lý:

- Căn cứ vào mối quan hệ với người ủy thác thì chia đại lý làm 3 loại:

            + Đại lý thụ ủy (Mandatory): là đại lý hoạt động với danh nghĩa và chi phí là của người ủy thác. Đại lý được hưởng 1 khoản thù lao nhất định (% tính trên kim ngạch công việc).

            + Đại lý hoa hồng (Commission agent): là đại lý hoạt động với danh nghĩa của chính mình và chi phí của người ủy thác và cũng được hưởng một khoản thù lao nhất định.

            + Đại lý kinh tiêu (Merchant agent): là đại lý hoạt động với danh nghĩa và chi phí của chính mình, thù lao với đại lý kinh tiêu là khoản chênh lệch giữa giá bán với giá mua (đại lý vẫn phụ thuộc vào người ủy thác về nguồn hàng và giá bán).

- Căn cứ vào phạm vi quyền hạn được ủy thác thì chia đại lý làm 3 loại:

            + Đại lý toàn quyền (Universal agent): là đại lý được phép thay mặt người ủy thác thực hiện  mọi công việc mà người ủy thác làm

            + Tổng đại lý (General agent): là đại lý được phép thực hiện một phần công việc của người ủy thác và đó là đại lý duy nhất của người ủy thác về phần công việc đó trên một vùng lãnh thổ nhất định

            + Đại lý đặc biệt: (Special agent): là đại lý được người ủy thác giao thực hiện một công việc cụ thể xác định.

- Căn cứ vào số đại lý cùng được giao thực hiện một công việc trên cùng một khu vực:

            + Đại lý độc quyền (Sole agent): là đại lý duy nhất được giao thực hiện một công việc nào đó trên một vùng lãnh thổ nhất định.

            + Đại lý phổ thông: là trong cùng một khu vực đại lý, người ủy thác đồng thời sử dụng nhiều đại lý khác nhau để cùng thực hiện một hành vi nào đó.

            Ngoài ra, tùy theo cách phân loại, có thể gặp những tên gọi đại lý khác nhau mà chức năng và nhiềm vụ được ủy thác ngoài những điểm tương tự những đại lý trên còn có những điểm khác biệt như:

            + Đại lý kí gửi: thực chất là phương thức buôn bán ủy thác thay mặt bán. Người ký gửi vận chuyển hàng đến nới gửi bán sau đó tiêu thụ hàng thông qua đại lý gửi bán.

            + Distributor: là đại lý bán hàng phân phối, tự mình chịu chi phí và mọi nghiệp vụ thanh toán, giao dịch nhận hàng của hãng sản xuất về nhập kho và bán cho người tiêu dung

            + Factor: là đại lý được giao quyền chiếm hữu hàng hóa hoặc chứng từ sở hữu hàng hóa, được phép đứng tên mình bán hàng hóa với giá cả có lợi nhất cho người ủy thác trực tiếp nhận tiền hàng từ người mua

+ Đại lý đảm bảo thanh toán ( Del credere agent): đại lý đứng ra đảm bảo sẽ bồi thường cho người ủy thác nếu người mua hàng ký hợp đồng với mình không thanh toán tiền hàng

Hợp đồng đại lý:

- Đây là 1 văn bản pháp luật được sử dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người ủy nhiệm và đại lý và hợp đồng thường có thời hạn nhất định

- Về mặt nội dung:

            + Các bên tham gia ký kết: Tên, địa chỉ người thay mặt để ký hợp đồng

            + Xác định loại hình đại lý: liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau này

            + Mặt hàng đại lý: ghi rõ tên hàng, số lượng, chất lượng...

            + Khu vực hoạt động của đại lý: xác định khu vực đại lý mà đại lý có quyền triển khai.

            + Quyền quyết định về giá: thường thuộc vè người ủy thác và được xác định theo khoảng chứ không theo giá cố định

            + Nhiệm vụ cơ bản của đại lý và người ủy thác

            + Phải xác định cụ thể mức thù lao mà đại lý được hưởng cũng như mức chi phí mà người ủy thác sẽ chịu trách nhiệm với đại lý.

            + Thời hạn hiệu lực của hợp đồng và thể thức gia hạn và hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn

Tìm hiểu hình thức đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài và thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài từ điều 21 đến điều 28 của Chi tiết thi hành Luật thương mại Việt Nam có hiệu lực từ 01/01/2006

Môi giới

Khái niệm:

            Là thương nhân thay mặt người mua để giao dịch đàm phán với người bán rồi thay mặt người bán giao dịch đàm phán với người mua để đi đến việc người bán và người mua thiết lập mối quan hệ mua bán

Chú ý:

-Quan hệ giữa người môi giới và người ủy thác được thông qua hoạt động ủy thác và hoạt động này là hoạt động ủy thác theo từng thương vụ

-Khi hoạt động giữa người mua và người bán được thiết lập thì người môi giới không được đứng tên trong hợp đồng vì vậy về mặt pháp lý người môi giới sẽ không chịu trách nhiệm về những hậu quả có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

-Người môi giới không được phép chiếm giữ hàng hóa của hoạt động mua bán

-Người môi giới có quyền đòi hỏi từ cả người bán và người mua

Hiện nay vận tải biển rất phát triển

1.2.3. Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng giao dịch qua trung gian:

Ưu điểm:

            - Thông qua giao dịch này các thương nhân có thể giảm thiểu được rủi ro không đáng có trong hoạt động kinh doanh vì người trung gian thường hiểu biết, nắm vững tình hình thị trường, pháp luật và tập quán tiêu dùng.

            - Thông qua trung gian các thương nhân có thể tận dụng được một số cơ sở vật chất sẵn có của trung gian như hệ thống phân phối, kho tang -> tránh được khoản đầu tư trực tiếp đáng kể.

            - Nhờ sự hiểu biết về thị trường và tập quán tiêu dùng -> thông qua trung gian công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến bán có thể tiến hành 1 cách hiệu quả và hợp lý hơn -> hình thành mạng lưới buôn bán tiêu thụ rộng khắp -> tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh mở rộng thị trường.

            - Thông qua trung gian việc vận chuyển sẽ tiết kiệm hơn, kịp thời hơn và hợp lý hóa hơn nhờ dịch vụ của trung gian trong việc đóng gói và phân loại.

            - Phương châm của họ là quay vòng vốn nhanh -> thông qua trung gian có thể bán với giá phải chăng và mua với giá hợp lý hơn. Trong trường hợp trung gian có tiềm lực tài chính lớn, họ còn là người cung cấp tín dụng cho người ủy thác.

Hạn chế:

            - Thông qua trung gian nhà kinh doanh sẽ bị tách rời khỏi thị trường của mình

            - Một phần lợi nhuận bị chia sẻ

            - Trong nhiều trường hợp hoàn toàn phụ thuộc vào trung gian thì họ sẽ đòi hỏi nhiều yêu sách, khó chấp nhận.

            - Phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất của trung gian -> đôi khi gánh chịu rủi ro.

Những điều cần lưu ý khi các doanh nghiệp Việt Nam làm đại lý hàng hóa cho thương nhân nước ngoài:

Thứ nhất, chỉ được thực hiện làm đại lý đối với những mặt hàng có đăng ký kinh doanh ghi trong giấy phép.

Thứ hai, khi làm đại lý bán hàng cho nước ngoài, thương nhân Việt Nam phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng để thanh toán tiền bán hàng đại lý thep hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, thương nhân có thể thanh toán bằng hàng hóa không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu có điều kiện. Trường hợp thanh toán bằng hàng thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba, hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thứ tư, hàng hóa thuộc hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài khi xuất khẩu, nhập khẩu do thương nhân Việt Nam làm thủ tục như đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khác.

Thứ năm, hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại Việt Nam do thương nhân nước ngoài phải tái xuất khẩu nếu không tiêu thụ được ở Việt Nam sẽ được hoàn thuế

1.3. MUA BÁN ĐỐI LƯU ( COUNTER - TRADER)

1.3.1. Khái niệm và đặc điểm:

Khái niệm

            Là phương thức giao dịch trong đó việc nhập khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán đồng thời cũng là người mua, tổng giá trị hàng hóa trao đổi thường có giá trị tương đương nhau.

Đặc điểm:

-Việc XK sẽ làm tiền đề cho việc nhập khẩu hoặc ngược lại hay xuất nhập khẩu đi liền với nhau.

- Vai trò của tiền tệ trong phương thức này bị hạn chế về chức năng, vì mục đích chính của trao đổi trong mua bán đối lưu không phải là nhằm thu ngoại tệ về, chức năng chính của tiền ở đây chỉ là ghi chép và tính toán. (theo kinh tế học hiện đại: chức năng của tiền tính toán (thước đo giá trị),mua hang,cất trữ giá trị,thanh toan

- Mục đích chính của tiền là thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương.

1.3.2. Yêu cầu cân bằng trong mua bán đối lưu

            - Cân bằng về mặt hàng: theo nguyên tắc là những hàng hóa thiết yếu, hàng hóa quan trọng sẽ đổi lấy hàng hóa tương tự

            - Cân bằng về giá cả: theo nguyên tắc khi xuất cao hơn giá thị trường thì khi nhập cũng phải nhập cao hơn giá thị trường tương ứng.

            - Cân bằng về tổng giá trị trao đổi theo nguyên tắc tổng giá trị hàng hóa trao đổi phải đảm bảo tương đương nhau.

            - Cân bằng về điều kiện cơ sở giao hàng theo nguyên tắc xuất theo điều kiện nào thì nhập theo điều kiện đó

1.3.3. Các hình thức mua bán đối lưu:

Hàng đổi hàng (barter):

            Hai bên trao đổi với nhau những hàng hóa có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời.

            Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng cổ điển trước đây chỉ có 2 bên tham gia nhưng ngày nay có thể có 3,4 bên tham gia

            Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam muốn đổi café lấy nhôm theo tỷ lệ 2kg café = 1kg thép với thương gia người Nhật Bản,nhưng thương gia người Nhật chỉ có xe hơi mà không có nhôm, thương gia Nhật đổi xe hơi với một công ty của Nga để lấy nhôm giao cho công ty A của Việt Nam để lấy café

Trao đổi bù trừ (Compensation)

            Phương thức này  áp dụng cho hoạt động buôn bán đối lưu có thời hạn tương đối dài và hàng được giao nhiều lần. Mỗi khi xuất, nhập sẽ mở tài khoản ghi chép theo dõi. Sau một khoảng thời gian nhất định 2 bên sẽ quyết toán bù trừ cho nhau. Nếu có phát sinh chênh lệch thì khoản tiền này sẽ được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ về những khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ

            Ví dụ: Trong 5 công ty A ở Việt Nam có 2 giao dịch mua bán đối lưu với công ty B ở Đài Loan

                        Lần 1: Công ty A giao cho công ty B lô hàng trị giá 1triệu USD, công ty B giao lại cho công ty A lô hàng trị giá 600.000 USD

                        Lần 2: Công ty A giao cho công ty B lô hàng trị giá 700.000 USD, công ty B giao lại cho công ty A lô hàng trị giá 800.000 USD

                        Số tiền chênh lệch là 300.000 USD công ty B sẽ trả bằng tiền hoặc giao bổ sung bằng hàng hóa theo yêu cầu của công ty A

Mua đối lưu ( Counter - Purchase)

            Trong phương thức này nước xuất khẩu trước sẽ cam kết dùng tiền đó để mua lại hàng hóa của nước nhập khẩu trước nhưng phải sau một khoảng thời gian nhất định ( thường thì nước xuất khẩu trước là nước phát triển và nước nhập khẩu trước là nước đang phát triển)

            Lưu ý:

- Đối với nước NK trước, có thể lợi dụng mua đối lưu để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của mình. Song không những bất lợi về vốn mà còn phải trả trước một số tiền. Hơn nữa do mua bán đối lưu là cam kết của bên XK trước về việc sau này sẽ làm nên bên NK trước phải đối đầu với rủi ro của việc cam kết này không được thực hiện

- Đối với nước XK trước có thể lợi dụng vốn của đối phương trong thời gian từ khi nhận được tiền hàng cho đến lúc thanh toán tiền hàng và ngược lại, tạo được vị thế cao hơn trong các cuộc đàm phán sau này

1.4. GIA CÔNG QUỐC TẾ

1.4.1. Khái niệm và đặc điểm

Khái niệm

      Là phương thức giao dịch trong đó trong đó bên đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công và nhận một khoản thù lao gọi là phí gia công.

Tổ chức quá trình sản xuất

Bên nhận gia công

(Trong nước)

Bên đặt gia công

(Nước ngoài)

                          Tiền công gia công

                                                                                                  

                                                                                                                                                                        

         

                                   Trả sản phẩm hoàn chỉnh

Đặc điểm của gia công quốc tế

- Gia công quốc tế là một phương thức ủy thác gia công, trong đó hoạt động XNK gắn liền với hoạt động sản xuất.

- Trong quá trình gia công, người nhận gia công trong nước bỏ ra lao động, tiền chi phí gia công là thù lao lao động. Do đó, có thể nói gia công quốc tế là một hình thức mậu dịch lao động, một hình thức XK lao động tại chỗ qua hàng hóa.

- Gia công quốc tế là một phương thức buôn bán gia công "Hai đầu ở ngoài", nghĩa là thị trường nước ngoài là nơi cung cấp nguyên vật liệu, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm đó.

Nghiệp vụ GCQT khác với nghiệp vụ NK nguyên liệu để gia công và XK thành phẩm (mua đứt bán đoạn). Tuy nó cùng thuộc về phương thức buôn bán gia công "Hai đầu ở ngoài" nhưng nó có điểm khác biệt rõ rệt với gia công quốc tế ở chỗ:

Gia công quốc tế

NK nguyên liệu và XK thành phẩm

- Vì nghiệp vụ GCQT thuộc về ủy thác gia công, do đó, người cung ứng nguyên liệu lại chính là người tiếp nhận thành phẩm. Không có chuyển dịch quyền sở hữu, hoặc nếu có chuyển dịch quyền sở hữu trong nhập nguyên liệu nhưng chúng đều thuộc một cuộc giao dịch, các việc có liên quan đều được quy định trong cùng một hợp đồng

- Chỉ nhận được thù lao sức lao động, không nhận được giá trị chênh lệch do đó lợi nhuận thu được không cao, nhưng không phải chịu rủi ro

- Là hai vụ giao dịch khác nhau, đều có xảy ra chuyển dịch quyền sở hữu, người cung ứng nguyên liệu và người mua thành phẩm không có liên hệ chắc chắn nào

-Có kiếm được giá trị chênh lệch từ nguyên liệu đến thành phẩm nhưng phải chịu rủi ro khi tiêu thụ ở thị trường nước ngoài

 

1.4.2. Vai trò của gia công quốc tế

Vai trò đối với bên đặt gia công

- Tận dụng được giá nhân công tương đối thấp ở nước nhận gia công để hạ thấp giá thành sản phẩm, do đó có thể tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế của sản phẩm.

- Là cơ sở cho nước đặt gia công điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, thông qua phương thức GCQT, chuyển một số loại hình sản xuất dùng nhiều lao động sang các nước đang phát triển.

Vai trò đối với bên nhận gia công

- Khắc phục được mâu thuẫn giữa thừa sức sản xuất mà thiếu nguyên liệu của nước mình, tăng thu nhập ngoại tệ cho nước mình.

- Phát triển nguồn lao động, tăng thêm cơ hội tạo việc làm và làm kinh tế phát triển.

- Giúp thu hút các kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, thúc đẩy kinh tế hướng XK phát triển.

- Thông qua GCQT có thể xuất khẩu tại chỗ một số loại nguyên phụ liệu có sẵn trong nước

Nhược điểm của hình thức gia công quốc tế

            - Tính bị động cao, với những doanh nghiệp sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm tốt sẽ khó có điều kiện phát triển mạnh ra thị trường thế giới do phụ thuộc về phía đặt gia công về thị trường, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhẵn hiệu sản phẩm

            - Nhiều trường hợp bên đặt gia công đưa máy móc trang thiết bị cũ, lạc hậu về công nghệ sang nước nhận gia công dẫn tới công nhân làm việc nặng nhóc, môi trường ô nhiễm

            - Tình hình cạnh tranh trong gia công và nội địa ngày càng gay gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm dẫn đến hiệu quả kinh doanh gia công thấp, thu nhập của công nhân ngày càng giảm sút

1.4.3. Các loại hình gia công quốc tế

Phân theo quyền sở hữu nguyên liệu trong qúa trình gia công:

- Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công.

- Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo, sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này, quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công.

- Ngoài ra, người ta còn có thể áp dụng một hình thức kết hợp, trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp nguyên vật liệu phụ.

Phân theo giá cả gia công, có hai hình thức sau:

- Gia công theo giá thực tế trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.

- Hợp đồng khoán, trong đó người ta xác định một giá định mức (Target price) cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó.

Phân theo số bên tham gia quan hệ gia công, có hai loại gia công sau đây:

- Gia công hai bên, trong đó chỉ có bên đặt gia công và bên nhận gia công. (áp dụng cho gia công sản phẩm đơn giản)

- Gia công nhiều bên, còn gọi là gia công chuyển tiếp, trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp chịu trách nhiệm một phần trong toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm đó, còn bên đặt gia công vẫn chỉ là một. (áp dụng cho gia công sản phẩm phức tạp)

1.4.4. Những vấn đề cần chú ý khi áp dụng phương thức gia công quốc tế

- Xác định hợp lý chi phí lao động: khi quyết định mức chi phí lao động, phải xem xét xem có hợp lý hay không, đồng thời phải tham khảo mức chi phí lao động của thị trường nước ngoài để hạch toán, cân nhắc hiệu quả, để cho tiêu chuẩn chi phí của mình vừa có sức cạnh tranh, lại thu về nhiều ngoại tệ cho nước mình, tránh sự cạnh tranh với các đơn vị gia công khác trong nước, tự ý hạ thấp mức chi phí lao động.

- Dần dần mở rộng tỷ trọng sử dụng nguyên liệu, linh kiện nước mình sản xuất: tranh thủ nâng cao tỷ trọng ở mặt này, dần dần quá độ sang tự kinh doanh XK.

- Nâng cao năng lực của doanh nghiệp: Nỗ lực nâng cao năng lực của doanh nghiệp về mọi mặt. Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh về mặt chất lượng. Những đơn vị có điều kiện cần có kế hoạch dần dần nâng cao trình độ kỹ thuật của nghiệp vụ gia công. Từ gia công nhiều sức lao động quá độ sang gia công tập trung kỹ thuật, tập trung vốn. 

Tham khảo:

- Chương VI nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài . Cụ thể:

+ Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư được quy định ở điều 31 Nghị định 12/2006/NĐ-CP

+ Về thuê, mượn, nhập khẩu máy móc thiết bị bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công quy định ở Điều 32 Nghị định 12/2006/NĐ-CP

+ Về quyền và nghĩa vụ của bên đặt và bên nhận gia công quy định ở điều 33 Nghị định 12/2006/NĐ-CP

+ Về quy chế thủ tục hải quan đối với hàng gia công khi xuất khẩu, nhập khẩu, về vấn đề gia công chuyển tiếp, thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công quy định ở điều 34, 35, 36 Nghị định 12/2006/NĐ-CP

+ Mục 2 điều 37, 38 của Nghị định 12/2006/NĐ-CP cho phép thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền đặt gia công ở nước ngoài các loại hàng hóa đã được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam, và quy định quy chế đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài

- Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 quy định chi tiết thủ tục Hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài. Trong đó quy định rõ chi tiết về hợp đồng gia công, các hình thức hợp đồng gia công và nội dung chi tiết cần có của 1 hợp đồng gia công. Bên cạnh đó thông tư cũng quy định chi tiết về nơi làm thủ tục Hải quan, trách nhiệm khai báo của doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của cơ quan Hải quan. Các quy định về thanh lý nguyên liệu gia công, thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công cũng được quy định chi tiết trong thông tư này.

- Quyết định 1179/QĐ-TCHQ ngày 17/6/2009 về việc ban hành quy trình quản lý hải quan đối với hàng hoá gia công cho thương nhân nước ngoài

1.5. GIAO DỊCH TÁI XUẤT

1.5.1 Khái niệm và đặc điểm của giao dịch tái xuât

Khái niệm

Tái xuất là lại XK trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã NK, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.

Đặc điểm

Giao dịch tái xuất bao gồm NK và XK với mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu.

Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước: Nước XK, nước tái xuất và nước NK. Vì vậy, người ta còn gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác (Triangular transaction).

1.5.2 Các loại hình giao dịch tái xuất

Giao dịch tái xuất có thể được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:

Tái xuất đơn thuần

Tái xuất theo thực nghĩa còn được gọi là tạm nhập tái xuất. Đây là giao dịch mà hàng hóa đi từ nước XK đến nước tái xuất, rồi lại được XK từ nước tái xuất sang nước NK. Ngược chiều với sự vận động của hàng hóa là sự vận động của đồng tiền: Nước tái xuất trả tiền nước XK và thu tiền của nước NK. Đường đi của hàng hoá và đồng tiền trong tái xuất đúng nghĩa được mô tả trong sơ đồ sau:

Nước XK

 

Nước NK

Nước tái xuất

 

Ký hiệu:

                   Hàng hóa           

                    Tiền thanh toán

Theo điều 29 Luật Thương mại Việt Nam 2005:

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

            Thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất được thực hiện như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại quy định tại Mục 1, Chương II Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

            Về thời hạn đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất: quy định tại Khoản 2, Điều 12, Chương III Nghị định số 12/2006/NĐ-CP  ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. "Hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn thương nhân có văn bản gửi Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá ba mươi ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất.". Sau thời hạn quy định nêu trên mà doanh nghiệp chưa tái xuất hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và buộc tái xuất

            Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu sẽ không phải nộp thuế nhập khẩu nếu đã thực tái xuất khẩu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn). Tham khảo thông tư 113/2005/TT-BTC

            Tham khảo:  Điều 12, điều 13, điều 14 Nghị định 12/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài

 

 

Chuyển khẩu

            Tham khảo:  Điều 15 Nghị định 12/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài

 Trong nghiệp vụ chuyển khẩu, hàng hóa sẽ đi thẳng từ nước XK sang nước NK. Nước tái xuất trả tiền cho nước XK và thu tiền của nước NK. Đường đi của hàng hoá và đồng tiền trong chuyển khẩu được mô tả trong sơ đồ sau:

Nước XK

 

Nước NK

Nước tái xuất

 

Ký hiệu:

                 Hàng hóa

                 Tiền thanh toán

Quy chế về kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu của Việt Nam quy định: "Chuyển khẩu là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác mà không làm thủ tục NK vào Việt Nam và không làm thủ tục XK ra khỏi Việt Nam". - Điều 30 Luật Thương mại 2005

Hình thức chuyển khẩu được thể hiện dưới ba dạng sau:

+ Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước XK đến nước NK không qua cửa khẩu Việt Nam.

+ Hàng hóa được chuyển từ nước XK đến nước NK có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục NK vào Việt Nam và không làm thủ tục XK ra khỏi Việt Nam.

+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam

Lưu ý: Cần phân biết giữa giao dịch tái xuất và kinh doanh dịch vụ quá cảnh. Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là cho phép hàng hóa của thương nhân nước ngoài qua nước mình và thu lệ phí. Có thể tham khảo Thông tư số 22/2009/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hóa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.6. ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ

1.6.1 Khái niệm và đặc điểm của đấu giá quốc tế

Khái niệm

Đấu giá (Auction) trong TMQT là một phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai tại thời gian và địa điểm nhất định, ở đó sau khi xem trước hàng hóa, những người đến mua tự do cạnh tranh giá cả và cuối cùng hàng hóa sẽ được bán cho người nào trả giá cao nhất.

Đặc điểm của đấu giá quốc tế

Phương thức bán đấu giá hàng hóa quốc tế có các đặc điểm sau:

- Về thời gian địa điểm: Đấu giá được tiến hành có tổ chức tại một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định.

- Chủ thể tham gia: Tại cuộc đấu giá có 1 người bán và rất nhiều người mua. Khi đấu giá bắt đầu, người mua ra giá tại chỗ công khai cạnh tranh mua, do người chủ trì đấu giá thay mặt chủ hàng lựa chọn đối tượng giao dịch. Như vậy, đấu giá sẽ là thị trường độc quyền bán, nên mức giá hình thành ở đây là mức giá cao nhất (giá trần) và do đó có lợi nhất cho người bán.

- Đối tượng mua bán là hàng hóa bằng hiện vật để người mua có thể xem, kiểm tra hàng trước khi đấu giá bắt đầu.

- Các điều kiện mua bán (ngoại trừ giá cả) đều được quy định sẵn trong điều lệ mua bán đấu giá.

1.6.2 Các loại hình bán đấu giá

Đấu giá có hai loại hình chính:

- Đấu giá thương nghiệp: Trong đó hàng hóa được phân lô, phân loại, có thể được sơ chế, đại bộ phận người tham dự đấu giá là nhà buôn, họ mua hàng về để bán chứ không phải để sử dụng.

- Đấu giá phi thương nghiệp: Trong đó hàng hóa có sao bán vậy, đại bộ phận người dự là người tiêu dùng. Đấu giá này có thể nhằm những mục đích như: thanh lý vật vô thừa nhận, giải quyết hàng tồn kho, thanh lý công ty phá sản...

1.6.3 Các phương pháp ra giá của đấu giá quốc tế

Có ba phương pháp ra giá của đấu giá quốc tế:

Đấu giá tăng giá

            Nó là một phương thức đấu giá hay dùng nhất. Khi đấu giá, nhân viên đấu giá (Auctioneer) đưa ra một lô hàng, tuyên bố giá khởi điểm thấp nhất dự định, sau đó người tranh mua (Bidder) lần lượt rao giá, cạnh tranh tăng giá. Việc nâng giá có thể bằng phát ngôn, có thể bằng cách làm dấu hiệu cho tới khi nhân viên đấu giá cho rằng không ai trả giá cao hơn nữa thì dùng búa gõ tỏ ý kết thúc cạnh tranh mua, lô hàng đó sẽ bán cho người trả giá cao nhất.

Đấu giá giảm giá

Đấu giá giảm giá còn gọi là đấu giá kiểu Hà Lan (Dutch auction). Cái tên Đấu giá kiểu Hà Lan được đặt sau những vụ đấu giá củ hoa tuylip nổi tiếng ở Hà Lan vào thế kỉ thứ 17. Đấu giá kiểu Hà Lan dựa trên hệ thống định giá đưa ra bởi nhà kinh tế đoạt giải Nobel William Vickrey.

Ở phương pháp này, đầu tiên nhân viên đấu giá đưa ra giá cả cao nhất, sau đó dần dần giảm giá, cho tới khi một người cạnh tranh mua nào đó cho rằng đã thấp tới mức có thể chấp nhận, hoặc chạm đến mức giá sàn dự định bán ra thì thôi.

Đấu giá đưa giá kín

Đấu giá đưa giá kín (Closed bids) còn gọi là đấu giá kiểu gọi thầu. Khi áp dụng phương pháp này, trước hết người đấu giá công bố tình hình cụ thể của từng lô hàng và điều kiện đấu giá, sau đó bên mua đưa giá của mình nộp kín cho người đấu giá trong thời gian quy định để người đấu giá tiến hành thẩm tra so sánh, quyết định bán hàng cho người mua nào. Phương pháp này không phải là cạnh tranh mua công khai, người đấu giá đôi khi phải xem xét tới các nhân tố khác nữa ngoài giá cả ra. Chính phủ hoặc Hải quan một số nước khi xử lý vật tư tồn kho hoặc hàng hóa tịch thu thường hay áp dụng phương pháp đấu giá này.

1.6.4 Quy trình đấu giá quốc tế

Kỹ thuật để tiến hành nghiệp vụ đấu giá quốc tế thường được chia làm ba giai đoạn gồm giai đoạn chuẩn bị đấu giá, tiến hành đấu giá, ký kết hợp đồng và giao hàng.

(III)

Ký kết hợp đồng và giao hàng

-Người thắng cuộc sẽ ký kết hợp đồng với người bán và trả một phần tiền hàng và sau khoảng thời gian nhất định (3 đến 14 ngày) sẽ đến nhận hàng và thanh toán nốt và nhận hàng

- Sau khi kết thúc cuộc đấu giá, trung tâm đấu giá công bố phiếu đấu giá, nội dung gồm: thuyết minh hàng hóa bán ra, giá ký kết, so sánh giữa giá cơ bản công bố trước đó và giá ký kết. Kết quả đấu giá được công khai trên bán chí

(V)

Đấu giá chính thức:

- Đến ngày giờ đã định thì phiên đấu giá chính thức được khai mạc tại địa điểm quy định và việc đấu giá được tiến hành theo 3 phương pháp đấu giá: đấu giá tăng, đấu giá giảm và bỏ giá kín.

- Thực tế, đấu giá quốc tế phần lớn dùng phương pháp đấu giá tăng giá. Về mặt luật pháp, trong quá trình đấu giá cũng bao gồm hai khâu là trả giá và chấp nhận. Bên mua rao giá tương đương với trả giá, người chủ trì gõ búa thì thuộc về chấp nhận.

 

(I)

Chuẩn bị đấu giá:

Người bán tiến hành:

- Phân loại , sơ chế, sửa chữa hàng hóa đối với đấu giá thương mại

- Xây dựng thể lệ đấu giá (danh mục hàng hóa, đồng tiền sử dụng, quy định mức mặc cả trong đấu giá, số tiền ký quỹ phải nộp, thời gian địa điểm và trách nhiệm của người tham dự với việc xem hàng, và các điều kiện thương mại khác)

- Trưng bày hàng hóa để người muốn mua có thể xem hàng: Nếu trong thời gian này người mua không xem hàng thì sau này cũng mất quyền khiếu nại về chất lượng hàng.

- Thông báo mục đích và ngày giờ đấu giá



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý: Nếu giá cao nhất mà người cạnh tranh mua vẫn thấp hơn giá thấp nhất có thể chấp nhận mà chủ hàng dự định, chủ hàng không thể chấp nhận, anh ta có thể yêu cầu người chủ trì không gõ búa, rút lại hàng. Đây thuộc về phương thức đấu giá có bảo lưu (Subject to a reserve or upset price). Còn nếu trước đó chủ hàng thông báo cho người chủ trì là áp dụng phương thức không bảo lưu (Without a reserve) để bán ra, thì do người chủ trì chọn người ra giá cao nhất.

Tham khảo: Nghị định 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 1 năm 2005 quy định về nguyên tắc, thủ tục bán đấu giá tài sản, người bán đấu giá tài sản và quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản.

Điều 7 nghị định 05/2005/NĐ-CP quy định Hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản

1. Việc bán đấu giá tài sản được thực hiện theo hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:

a. Họ, tên, địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá; tên, địa chỉ của người bán đấu giá tài sản;

b. Thời hạn, địa điểm bán đấu giá tài sản;

c. Liệt kê, mô tả tài sản bán đấu giá;

d. Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;

đ. Thời hạn, địa điểm, phương thức giao tài sản để bán đấu giá;

e. Việc thanh toán tiền bán tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành;

g. Các chi phí thực tế, hợp lý cho việc bán đấu giá tài sản;

h. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

i. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

k. Các thoả thuận khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ví dụ về hợp đồng ủy quyền đấu giá:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
**************

HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Số: /HĐ-BĐG

- Căn cứ Bộ luật Dân sự của  nước CHXHCN Việt Nam ngày 01/01/2006
- Căn cứ Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

Hôm nay, ngày tháng năm 200..., tại ....

Chúng tôi gồm có:

1. Bên ủy quyền bán đấu giá tài sản: (Gọi tắt là Bên A)

Đơn vị: ...................................................................................................

Địa chỉ: ...................................................................................................

Điện thoại: .......................................... Fax:.......................................

Số tài khoản: .......................................................................................

Mã số thuế: ..........................................................................................

Đại diện: ................................................... Chức vụ: ........................

2. Bên được ủy quyền bán đấu giá: (Gọi tắt là Bên B)

CHI NHÁNH CÔNG TY CP ĐẤU GIÁ BẮC TRUNG NAM 

Địa chỉ: 127 Lý Chính Thắng - F7 - Q3 - TPHCM

Điện thoại: 08.2928474                 Fax: 08. 5262748

Số tài khoản:

Mã số thuế: ..........................................................................................

Đại diện:  Ông Lê Anh Linh    Chức vụ: Giám đốc

Hai bên nhất trí thỏa thuận như sau:

Điều 1. Tài sản bán đấu giá

Bên A uỷ quyền cho Bên B thực hiện việc bán đấu giá tài sản là: ...............

Điều 2. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá

Điều 3. Thời gian, hình thức và địa điểm bán đấu giá tài sản

1. Thời gian thông báo đấu giá công khai: 

2. Thời gian xem hàng:

3. Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ tham gia đấu giá:

4. Thời gian và địa điểm mở thầu.

5. Hình thức bán đấu giá:

6. Địa điểm bán đấu giá:

Điều 4: Thời hạn, phương thức, địa điểm giao tài sản để bán đấu giá

1. Thời hạn giao tài sản để bán đấu giá:

2. Địa điểm:

Điều 5: Thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán tiền bán tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành.

Điều 6. Chi phí bán đấu giá và chi phí dịch vụ:

- Căn cứ vào Nghị định số 05/2005-CP ngày 18/01/2005

- Căn cứ vào thông tư số 96/2006-TT-BTC ngày 16/10/2006

1. Phí bán đấu giá: Trường hợp tài sản bán đấu giá thành, Công ty khấu trừ phí bán đấu giá trong số tiền bán tài sản để nộp ngân sách theo mức thu cụ thể như sau:

Đối với việc bán đấu giá tài sản theo quy định tại Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18- 01- 2005 của Chính phủ:

- Mức thu phí đấu giá đối với người có tài sản bán đấu giá:

Trường hợp bán được tài sản bán đấu giá thì mức thu phí được tính trên giá trị tài sản bán được, như sau:

Giá trị tài sản bán được

Mức thu

Từ 1.000.000 đồng trở xuống

50.000 đồng

Từ trên 1 triệu đồng đến 100 triệu đồng

5% giá trị tài sản bán được

Từ trên 100 triệu đồng đến  1 tỷ đồng

5 triệu đồng + 1,5 % của phần giá trị tài sản bán được vượt quá 100 triệu đồng

Trên 1 tỷ đồng

18,5 triệu đồng + 0,2% của phần giá trị tài sản bán được vượt quá 1 tỷ đồng

Trường hợp bán đấu giá tài sản không thành thì người có tài sản bán đấu giá thanh toán cho đơn vị bán đấu giá các chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 - 01 - 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

2. Chi phí tổ chức bán đấu giá: Chi cho cuộc bán đấu giá tài sản, chi cho việc bàn giao tài sản, tổng các mức chi không quá 1.000.000 đồng.

Điều 7. Thời hạn, địa điểm, phương thức giao tài sản bán đấu giá cho người mua được tài sản 

1. Thời hạn giao tài sản: Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày người trúng đấu giá nộp đủ tiền mua tài sản.

2. Địa điểm giao tài sản: Tại nơi có tài sản bán đấu giá

3. Phương thức giao tài sản và xuất hoá đơn bán hàng:

- Bên được uỷ quyền phối hợp với Bên uỷ quyền giao tài sản cho người mua.

- Bên uỷ quyền xuất hoá đơn bán tài sản cho người trúng đấu giá.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của các bên:

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên ủy quyền:

a. Bên ủy quyền có nghĩa vụ:

- Cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết để Bên được ủy quyền thực hiện việc bán đấu giá

- Bảo quản, giữ gìn tài sản bán đấu giá đến khi người mua trúng đấu giá nhận tài sản;

- Chịu trách nhiệm thực hiện các cam kết trong phạm vi ủy quyền;

- Trả chi phí bán đấu giá tài sản theo Điều 4 của Hợp đồng này;

b. Bên ủy quyền có quyền:

- Yêu cầu Bên được ủy quyền thông báo kịp thời, đầy đủ các thông tin về việc thực hiện công việc đã ủy quyền;

- Yêu cầu Bên được ủy quyền thanh toán tiền bán tài sản hoặc trả lại tài sản trong trường hợp không bán được tài sản theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật;

2. Quyền và nghĩa vụ của Bên được ủy quyền:

a. Bên được ủy quyền có nghĩa vụ:

- Thực hiện công việc được ủy quyền theo đúng quy định pháp luật và báo cho Bên ủy quyền biết về việc thực hiện công việc đó bằng văn bản;

- Bảo quản, giữ gìn tài liệu được giao theo thỏa thuận để thực hiện công việc được ủy quyền;

- Thanh toán tiền bán tài sản theo thỏa thuận;

b. Bên được ủy quyền có quyền:

- Yêu cầu Bên ủy quyền cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết nhằm thực hiện công việc được ủy quyền;

- Được thanh toán chi phí bán đấu giá;

Điều 11. Các thỏa thuận khác:

1. Bên ủy quyền chịu trách nhiệm về tính chất pháp lý của tài sản ủy quyền bán đấu giá, tài sản bán đấu giá không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng.

2.Bên ủy quyền không được đơn phương đình chỉ việc thực hiện hợp đồng khi Bên được ủy quyền đã thông báo công khai về việc bán đấu giá đối với tài sản được ủy quyền bán đấu giá.

3.Bên được ủy quyền chịu toàn bộ chi phí trong trường hợp không bán được tài sản. Bên ủy quyền chịu các chi phí theo quy định trong trường hợp bán được tài sản (có bảng kê chi phí kèm theo chứng từ).

Điều 12. Điều khoản thi hành:

1.Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày giao kết đến ngày...tháng...năm...

Trường hợp hết thời hạn đăng ký mua đấu giá mà không có người đăng ký mua tài sản nhưng còn thời hạn thực hiện hợp đồng uỷ quyền thì Bên được uỷ quyền tiếp tục bán tài sản (nếu sau đó có người đăng ký mua tài sản) hoặc thông báo bằng văn bản về tình hình thực hiện hợp đồng cho Bên uỷ quyền biết để có hướng giải quyết tiếp theo.

2.Việc thanh lý hợp đồng này sẽ được thực hiện bằng Biên bản thanh lý hợp đồng.

Hai bên cam kết thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận trên, hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản được lập thành 07 bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 04 bản gốc, Bên B giữ 03 bản gốc.

BÊN UỶ QUYỀN                                                        BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN

     (Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)                                       (Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

1.7. ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

1.7.1.Khái niệm và đặc điểm:

Khái niệm

Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó bên mua hay còn gọi là bên mời thầu (chủ dự án, chủ công trình) công bố trước các điều kiện mua hàng để cho bên bán hay còn gọi là các nhà thầu (người cung ứng hàng hóa, dịch vụ, xây dựng công trình) báo giá và các điều kiện giao dịch, sau đó bên mời thầu sẽ chọn mua của nhà thầu nào đáp ứng tốt nhất các điều kiện đề ra (giá rẻ nhất, chất lượng đảm bảo, thời gian hoàn  thành kịp tiến độ, điều kiện tín dụng...). Các bên tham gia đấu thầu quốc tế là những nhà thầu có quốc tịch khác nhau.

Đặc điểm của đấu thầu quốc tế:

Đấu thầu quốc tế mang đặc điểm chung của đấu thầu:

Thứ nhất, đây là phương thức giao dịch đặc biệt, chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian và địa điểm xác định trước và được nêu rõ trong các thong báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh hay trong thư mời thầu.

Thứ hai, đối tượng hang hóa được mua sắm thong qua đấu thầu quốc tế không nhất thiết là hang hóa có sẵn mà mua bán dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật, không nhất thiết là hang hóa hữu hình mà còn bao gồm cả dịch vụ..

Thứ ba, trong đấu thầu quốc tế chỉ có một người mua nhưng có nhiều người bán. Đây được coi là đặc điểm nổi bật nhất của đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tế thực sự đem lại lợi ích cho người mua bởi nó tạo ra một môi trường cạnh tranh quyết liệt và công khai giữa các nhà thầu có năng lực. Các nhà thầu nếu quyết tâm giành thắng lợi để được cung cấp đối tượng đấu thầu thì phải đưa ra mức giá thấp và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của người mua.

Thứ tư, mọi điều kiện giao dịch đều được quy định sẵn trừ giá cả. Trong bất cứ một thư mời thầu thì các điều kiện về mặt hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất, thời gian giao hang và ngay cả một hợp đồng kinh tế cũng đã được nêu trước bởi bên mời thầu. Tuy nhiên vì giá cả là một trong những điều kiện quan trọng nhất để lựa chọn người thắng thầu cho nên giá cả sẽ được quyết định sau cùng.

Thứ năm, đấu thầu quốc tế thường bị chi phối bởi các thủ thục pháp lý và các cơ quan quản lý nguồn vốn

1.7.2.Các loại hình đấu thầu quốc tế:

a) Căn cứ vào số nhà thầu tham dự:

- Đấu thầu mở rộng: (Open tender)

Là cuộc đấu thầu mà mọi nhà thầu khi đăng ký tham dự đều được tham gia chính thức (miễn là báo giá được lập theo đúng thể lệ quy định, có kèm theo lệ phí và tiền ký quỹ.Mục tiêu cơ bản của phương thức này là đưa ra cơ hội cho tất cả các nhà thầu có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà thầu. Hình thức đấu thầu này chủ yếu là để mua sắm hành hóa, thiết bị đơn giản, giá trị nhỏ.

Các lợi thế của hình thức đấu thầu mở rộng:

+ Đảm bảo sự tham gia tối đa, cạnh tranh tối đa, từ đó sẽ cho giá và các điều kiện hợp đồng tốt hơn.

            + Gắn liền với các nguyên tắc và quy chế cớ sẵn bảo đảm cho việc mua bán công bằng, không có sự ưu ái, cơ hội là tương đương đối với tất cả các nhà cung cấp tiềm năng.

Một số bất lợi:

            + Hình thức này có liên quan tới nhiều quá trình nên tiêu tốn nhiều thời gian và trong tình hình thị trường tăng giá sẽ không đảm bảo cho một sự mua sắm tốy nhất

            + Không bảo đảm giá hợp lý nhất ở một thị trường độc quyền với khả năng giá cao và hoặc đấu thầu thông đồng.

- Đấu thầu hạn chế: (Limited international bidding)

Đây là cuộc đấu thầu mà chỉ một số nhà thầu có tiềm năng mới được tham dự mục đích là loại bỏ các hố sơ dự thầu không đáp ứng điều kiện (Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu như: Số liệu về kết quả hoạt động trước đó, Năng lực của nhân công có kỹ thuật, Năng lực quản lý, Khả năng tài chính...) Hình thức đấu thầu này chủ yếu là đẻ mua sắm hang hóa thiết bị phức tạp giá trị lớn hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ chuyên ngành.

Hai hình thức đấu thầu chúng ta vừa nghiên cứu thuộc loại hình đấu thầu cạnh tranh quốc tế (International Competitive Bidding - ICB)

b) Căn cứ vào đối tượng hàng hóa của đấu thầu:

-Đấu thầu mua sắm (Procurement tender): mục đích là mua sắm 1 hàng hóa, thiết bị, máy móc nào đó. Theo kinh nghiệm hiện nay đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa thì, trong TH các đơn vị, tổ chức của VN là bên mời thầu thì thường là họ áp dụng đấu thầu theo giá CIF để đảm bảo lời ích của QG

- Đấu thầu dịch vụ (Services tender): mục đích là mua 1 dịch vụ nào đó. Phổ biến hiện nay là dịch vj xây dựng, dịch vụ tư vấn.

- Đấu thầu quản lý (Management tender): để lựa chọn ra 1 phương án quản lý khai thác quá trình nào đó tối ưu nhất. Trong đấu thầu quản lý gần giống đấu giá: người đấu thầu nêu ra 1 đích thu nào đó và nhà thầu đưa ra quản lý khai thác hiệu quả nhất thì được lựa chọn

c)Căn cứ vào thủ tục thẩm định đối với người dự thầu:

-Đấu thầu không sơ tuyển: tất cả người đăng ký tham dự đều được tham gia chính thức.

- Đấu thầu có sơ tuyển: có 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn sơ tuyển: Người ta cung cấp cho nhà thầu mẫu biểu nhất định và đề nghị các nhà thầu kê khai những thong tin của mình theo mẫu đó. Thông qua thong tin thu thập được qua các mẫu biểu và các nguồn tin khác người ta sẽ tiến hành xét tuyển để lựa chọn ra các nhà thầu đủ điều kiện. Mục đích là làm đấu thầu có sự tập trung nhất định.

      + Đấu thầu chính thức:

d)Căn cứ vào thủ tục hồ sơ dự thầu:

-Đấu thầu 1 túi hồ sơ (One evelopes):

Khi dự thầu theo hình thức này, nhà thầu cần nộp hồ sơ dự thầu gồm có đề xuất kỹ thuật, đề xuất tài chính, giấy bảo lãnh...trong một phong bì dán kín, có niêm phong. Khi mở thầu và đánh giá đơn chào hàng, bên mời thầu sẽ xem xét cùng một lúc. Thường áp dụng khi đấu thầu mua sắm các thiết bị riêng lẻ, không quá phức tạp, các thông số kỹ thuật rõ ràng.

- Đấu thầu hai túi hồ sơ: (Two evelopes)

Theo hình thức này nhà thầu đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng biệt nhưng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước và xếp hạng nhà thầu. Nhà thầu nào có số điểm cao nhất về kỹ thuật sẽ được xem xét tiếp túi hồ sơ đề xuất tài chính. Trường hợp các nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu tài chính và các điều kiện của hợp đồng thì bên mời thầu sẽ xem xét, xin ý kiến của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư để mời nhà thầu tiếp theo. Thường đấu thầu với các dây truyền sản xuất kỹ thuật phức tạp cần phải xác định kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật

e) Căn cứ vào thể thức mở thầu:

- Đấu thầu một giai đoạn (One stage bid): chỉ xét thầu một lần

- Đấu thầu hai giai đoạn (Two stage bid):

Phương thức này áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc dự án chìa khóa trao tay.

+ Giai đoạn thứ nhất: Các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính sơ bộ (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn để nhà thầu chính thức chuẩn bị và nộp đề xuất kỹ thuật của mình.

+ Giai đoạn thứ hai: Các nhà thầu tham gia giai đoạn thứ nhất nộp đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất đầy đủ các điều kiện tài chính, tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá hợp đồng, giá hợp đồng để đánh giá và xếp hạng.

Ngoài ra còn có thể có loại hình đấu thầu đàm phán (Negotiated bidding). Đây là loại hình đấu thầu không công khai, không có tính cạnh tranh. Kiểu đấu thầu này do người gọi thầu chọn một vài khách hang tiến hành đàm phán hợp đồng trực tiếp, đàm phán thành công, đi đến ký kết giao dịch. Đây không thuộc loại hình đấu thầu có ý nghĩa chặt chẽ, và đầy đủ, nên ít được áp dụng. Thường loại hình đấu thầu này áp dụng ở 1 số dự án ODA )

Nguyên tắc và phương châm tiến hành

Nguyên tắc:

Nguyên tắc ABD là nguyên tắc phổ biến trong đấu thầu do Ngân hàng Châu Á đưa ra:

-Nguồn gốc đấu thầu phải rõ ràng: đối với nhà thầu thì phải rõ ràng về vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật. Với người gọi thầu thì phải rõ ràng về vốn           

- Đấu thầu phải đảm bảo tính hiệu quả: về thời gian, về chất lượng

- Đấu thầu phải đảm bảo sự bình đẳng và phải đảm bảo tạo cơ hội cho mọi người.

Phương châm trong đấu thầu:

Phổ biến là phương châm do Ngân hang thế giới đưa ra:

- Gọi thầu phải thích hợp: Tạo cơ hội cho nhiều người tham dự được

- Thông báo sớm: Mục đích cho các nhà thầu biết và có thời gian chuẩn bị

- Có thể tiếp cận được về Kỹ thuật và công nghệ và chính trị

- Không phần biệt đối xử

- Phương châm đảm bảo tính trung lập

- Tính hình thức: về thủ tục và đảm bảo tính khách quan

- Tính bí mật trong hồ sơ thầu

1.7.3. Quy trình đấu thầu  quốc tế:

Tham khảo: Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội và nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2008 về việc hướng dẫn thi hành luật đấu thầu 2005 và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật đấu thầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(III)

Bên mời thầu giúp các nhà thầu tìm hiểu về thể lệ và điều kiện đấu thầu

-Phát điều lệ đấu thầu

- Giải đáp thắc mắc của người dự thầu

(I)

Chuẩn bị đấu thầu:

Chủ đầu tư/bên mời thầu tiến hành:

-Phân chia đối tượng đấu thấu ra thành  các gói thầu thích hợp

- Xây dựng thể lệ đấu thầu (nêu rõ mặt hàng và dịch vụ là đối tượng đấu thầu, các tiêu chuẩn kỹ thuật, việc giải quyết tranh chấp..)

- Thông báo cho các nhà thầu biết mục đích và ngày giờ đấu thầu

(II)

Sơ tuyển người dự thầu

Chủ đầu tư/bên mời thầu tiến hành:

-Cung cấp cho nhà thầu mẫu biểu tài liệu cần thiết để nhà thầu kê khai thong tin của họ

- Thông qua thông tin thu thập được tiến hành xem xét đánh giá để chọn ra các nhà thầu đủ điều kiện

(V)

Khai mạc đấu thầu và lựa chọn người cung cấp:

- Đến ngày giờ đã định thì cuộc đấu thầu sẽ được khai mạc chính thức trước sự chứng kiến của các nhà thầu và các cơ quan hữu quan khác.

- Sau khi khai mạc chính thức người ta sẽ công khai mở tất cả các hồ sơ dự thầu và trình bày tóm tắt các hồ sơ này.

- Sauk hi bế mạc đấu thầu, Ban tổ chức mới thông báo sự lựa chọn người thắng cuộc

- Phải đảm bảo nguyên tắc chuẩn xác, bảo mật và công khai

 

(IV)

Bên mời thầu nhận báo giá, nhận hồ sơ dự thầu

-Khi bàn giao hồ sơ dự thầu cần đảm bảo sự bí mật về thông tin trong báo giá hay trong hồ sơ dự thầu

- Bên mời thầu quy định hình thức, điều kiện ký quỹ và ngân hàng nhận lý quỹ. Bên dự thầu không được nhận lại tiền ký quỹ trong trường hợp trúng thầu nhưng không ký hợp đồng, từ chối thực hiện hợp đồng hoặc rút đơn dự thầu sau thời điểm đóng dấu

- Cần phải có sự quy định cụ thể về thời gian chậm nhất mà hồ sơ dự thầu được chuyển đến được coi là hợp lệ.

(VI)

Ký kết hợp đồng

Chủ đầu tư:

- Ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.

Nội dung hợp đồng quy định trong chương III của Luật Đâu thầu 2005

 

 

 

 

 

 

 

 

1.8. GIAO DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

1.8.1. Khái niệm  và đặc điểm

Khái niệm

Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt, tại đó, thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất đồng loại, có phẩm chất có thể thay thế được với nhau và đại bộ phận những việc mua bán đó là mua khống, bán khống nhằm đầu cơ để hưởng chênh lệch giá.

Đặc điểm

- Về thời gian và địa điểm giao dịch: Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa chỉ diễn ra ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định.

- Về đối tượng mua bán: Là những hàng hóa phải được tiêu chuẩn hóa cao, giá cả biến động lớn, phức tạp và hàng hóa thường có lượng cung cầu lớn

- Về mục đích của giao dịch: Mục đích tiến hành giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa của những người tham gia khác nhau thì khác nhau, có người là để phối hợp với giao dịch thông thường, lợi dụng giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa để chuyển dịch rủi ro biến động giá cả, có người là để thu lợi nhuận trên thị trường sở giao dịch hàng hóa, có người chuyên đầu cơ hưởng chênh lệch giá. Song, phần lớn mục đích giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa là đầu cơ để hưởng chênh lệch giá.

- Về các điều kiện giao dịch: đã được quy định sẵn theo hợp đồng mẫu của sở giao dịch. Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa đi đến thỏa thuận qua phương thức rao giá hoặc cạnh tranh giá trên thị trường công khai nhiều bên. Điều khoản hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, hơn nữa các thông tin của giao dịch, bao gồm cả giá cả đều được công bố ra ngoài.

- Về quan hệ luật pháp của hai bên giao dịch: Tất cả việc mua bán đều thông qua môi giới. Sau khi thỏa thuận giao dịch, hai bên giao dịch không thiết lập quan hệ luật pháp trực tiếp.

- Về phương thức thực hiện hợp đồng: Hợp đồng hai bên ký kết phần lớn là hợp đồng giao dịch kỳ hạn. Bên bán có thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng thực tế theo quy định của hợp đồng giao dịch kỳ hạn, bên mua cũng có thể tiếp nhận hàng thực tế theo quy định của hợp đồng đó. Nhưng phần lớn là mua khống, bán khống chứ không phải mua giao hàng và nhận hàng thực tế.

 1.8.2. Tác dụng của giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa

- Giá công bố tại sở giao dịch có thể được coi là một tài liệu tham khảo trong việc xác định giá quốc tế.

- Nhờ mua khống, bán khống mà việc mua bán tại sở giao dịch diễn ra rất nhanh, tiết kiệm được chi phí lưu thông.

- Các thương gia có thể sử dụng sở giao dịch để làm nơi tiếp xúc, trao đổi, tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến việc buôn bán của mình.

1.8.3 Các loại giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa

Tham khảo: Nghị định số 158/2006/NĐ - CP của Thủ tướng chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa

- Chương III quy định các thành viên của sở giao dịch hàng hóa

- Chương IV quy định về trung tâm thanh toàn và trung tâm giao nhận hàng hóa

- Chương V quy định các hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

Giao dịch giao ngay (Spot transaction)

Là giao dịch trong đó hàng hóa được giao ngay và trả tiền ngay vào lúc ký kết hợp đồng. Hợp đồng giao ngay được ký trên cơ sở hợp đồng mẫu của sở giao dịch Giá cả mua bán ở đây gọi là giá giao ngay (Spot price hoặc Spot quotation).

Giao dịch kỳ hạn (Forward transaction)

Là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều được tiến hành sau một kỳ hạn nhất định, nhằm mục đích thu lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng và lúc giao hàng.

Trong giao dịch kỳ hạn, căn cứ vào cơ chế đầu cơ, người ta chia thành hai loại người đầu cơ:

- Người đầu cơ giá xuống: Thuật ngữ chuyên môn gọi người đầu cơ này là "Gấu" (Bear). Người đầu cơ giá xuống, dự đoán giá sẽ xuống nên đã ký hợp đồng bán ra.

Ví dụ: Một người dự đoán giá dầu thô sau 4 tháng sẽ hạ đi nên dù không có hàng, đã ký hợp đồng bán dầu thô theo giá 75USD / thùng với hạn giao sau 4 tháng. Sau 4 tháng, đến hạn giao, giả dụ giá hạ xuống còn 72USD / thùng thì người này hưởng chênh lệch giá là 3USD/ thùng. Nếu hợp đồng ký 10.000 thùng, người này sẽ hưởng chênh lệch giá là: 10.000 thùng x 3 USD = 30.000 USD. Nếu sau 4 tháng, trong trường hợp giá cả biến động không đúng như dự đoán của mình, thì bên bán có thể đề nghị bên mua hoãn ngày thanh toán đến kỳ hạn sau và trả cho bên mua một khoản tiền bù, khoản tiền bù mà bên bán phải trả cho bên mua gọi là "bù hoãn bán". Thời gian hoãn bán được ghi trong hợp đồng.

- Người đầu cơ giá lên: Thuật ngữ chuyên môn gọi người đầu cơ này là "Bò đực" (Bull). Người đầu cơ giá lên, dự đoán giá sẽ lên nên ký hợp đồng mua vào.

Ví dụ: Một người dự đoán giá dầu thô sau 3 tháng sẽ tăng lên, nên dù không có nhu cầu đã ký hợp đồng mua dầu thô theo giá 72 USD/thùng. Với hạn 3 tháng sau sẽ nhận hàng. Nếu 3 tháng sau, đến hạn nhận hàng, giả dụ giá tăng lên là 75USD/thùng, thì người này sẽ được hưởng chênh lệch giá là 3 USD/thùng. Nếu hợp đồng ký là 10.000 MT, thì người này sẽ hưởng chênh lệch giá là 10.000MT x 3USD = 30.000 USD. Nếu sau 3 tháng, trong trường hợp giá cả biến động không đúng như dự đoán của mình thì bên mua có thể đề nghị bên bán hoãn ngày thanh toán đến kỳ hạn sau và trả cho bên bán một khoản tiền bù. Khoản tiền bù mà bên mua phải trả cho bên bán gọi là "bù hoãn mua". Thời gian hoãn mua được ghi trong hợp đồng.

Nghiệp vụ tự bảo hiểm (hedging)

Bên cạnh việc bán ra trong thực tế thì mua vào ở sở giao dịch và ngược lại bên cạnh việc mua vào trong thực tế thì bán ra trong sở giao dịch nhằm chuyển dịch những sóng gió rủi ro về giá cả của giao dịch trong thực tế, tránh hoặc giảm các tổn thất do biến động giá cả gây nên. Vì tiến hành song song như vậy nên còn gọi là nghiệp vụ bảo hiểm song trùng.

Ví dụ: Một thương nhân mua 1000 thùng dầu thô thực tế trên thị trường vào tháng 1 với giá 51 USD/ thùng, dự tính sau đó 4 tháng sẽ bán lại để thu một số lãi bình thường trong kinh doanh (chứ không phải nhằm đầu cơ giá cả).

Sợ rằng đến tháng 5, giá dầu thô hạ xuống thì sẽ bị lỗ, cho nên ngay từ tháng 1, khi mua vào thực tế trên thị trường, thương nhân đó cũng đến sở giao dịch để bán khống 1000 thùng dầu thô với giá 51 USD/thùng và hạn giao cũng vào tháng 5. Đến tháng 5, thương nhân bán 1000 thùng dầu thô thực tế trên thị trường theo giá thị trường lúc đó, thì đồng thời cũng đến sở giao dịch thanh toán chênh lệch giá của hợp đồng bán khống.

Nếu giá dầu thô ở tháng 5 hạ hơn giá tháng 1 (giả sử là 49 USD/ thùng) thì thương nhân này bị lỗ 2 USD/thùng x 1000 = 2000 USD trong giao dịch hiện vật trên thị trường, nhưng lại được lãi 2000 USD trong giao dịch khống tại sở giao dịch.

Ngược lại, Nếu giá dầu thô ở tháng 5 tăng hơn giá tháng 1 (giả sử là 55 USD/ thùng) thì thương nhân này lãi  4 USD/thùng x 1000 = 4000 USD trong giao dịch hiện vật trên thị trường, nhưng lại được lỗ 4000 USD trong giao dịch khống tại sở giao dịch.

Lãi của hợp đồng này bù cho lỗ của hợp đồng kia làm cho thương nhân này không bị tác động của biến động giá cả và lãi dự tính trong kinh doanh vẫn được giữ ổn định.

Tuy nhiên, mức độ biến động giá cả trong giao dịch hiện vật trên thị trường và trong giao dịch khống tại sở giao dịch không phải hoàn toàn như nhau, hoặc mức độ biến động giá nguyên liệu và giá thành phẩm nhiều khi cũng khác nhau, hoặc hàng hóa có phẩm cấp khác nhau, giá cả biến động cũng ở mức độ khác nhau...

Do đó, các nhà buôn, các nhà kinh doanh công thương cũng không thể hoàn toàn tránh khỏi những rủi ro về biến động giá cả trong việc áp dụng nghiệp vụ tự bảo hiểm.

1.8.4 Quy trình giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa

Việc tiến hành giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá thường diễn ra qua các bước sau:

- Khách hàng ủy nhiệm mua hoặc bán hộ mình và nộp tiền bảo đảm ban đầu.

- Người môi giới tiến hành giao dịch

- Người môi giới trao hợp đồng cho khách hàng. Khách hàng ký vào phần cuống và trả phần cuống ấy cho người môi giới, còn mình giữ lấy hợp đồng.

- Tới thời hạn, khách hàng lại trao hợp đồng cho người môi giới để người này đến thanh toán tại sở thanh toán bù trừ (Clearing house).

 

 

 

 

 

CHƯƠNG II

CÁC ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

 

2.1. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ GIAO HÀNG

2.1.1. Giới thiệu chung về điều kiện cơ sở giao hàng

2.1.2.Nội dung các điều kiện cơ sở giao hàng theo INCOTERMS 2000

2.1.3. Những biến thể của INCOTERMS

2.2. ĐIỀU KIỆN TÊN HÀNG

2.2.1. Ý nghĩa của việc diễn đạt chính xác tên hàng

2.2.2. Nội dung của điều kiện tên hàng

2.2.3. Những điểm cần lưu ý trong quy định điều khoản tên hàng

2.3. ĐIỀU KIỆN CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA

2.3.1. Ý nghĩa và yêu cầu với chất lượng hàng hóa

2.3.2. Các phương pháp quy định chất lượng hàng hóa

2.3.3. Những điểm cần chú ý khi quy định điều khoản chất lượng

2.4. ĐIỀU KIỆN SỐ LƯỢNG HÀNG HÓA

2.4.1. Đơn vị tính

2.4.2. Phương pháp quy định số lượng:

2.4.3 Phương pháp xác định trọng lượng

2.4.4 Những điểm cần chú ý trong quy định điều khoản số lượng

2.5 ĐIỀU KIỆN BAO BÌ HÀNG HÓA

2.5.1 Phân loại và yêu cầu đối với bao bì hàng hóa

2.5.2 Nội dung của điều khoản bao bì hàng hóa

2.6. ĐIỀU KIỆN GIÁ CẢ HÀNG HÓA

2.6.1 Mức giá

2.6.2 Đồng tiền tính giá

2.6.3 Phương pháp quy định giá

2.6.4. Giảm giá

2.7. ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN TRẢ TIỀN

2.7.1 Đồng tiền thanh toán

2.7.2 Địa điểm thanh toán

2.7.3 Thời hạn thanh toán

2.7.4 Phương thức thanh toán (Mode of payment)

2.8. ĐIỀU KIỆN KIỂM NGHIỆM HÀNG HÓA

2.8.1 Ý nghĩa của kiểm nghiệm hàng hóa

2.8.2 Nội dung chủ yếu của điều khoản kiểm nghiệm hàng hóa

2.9 ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG

2.9.1 Thời hạn giao hàng

2.9.2 Địa điểm giao hàng

2.9.3 Phương thức giao hàng

2.9.4 Thông báo giao hàng

2.9.5 Những quy định khác về việc giao hàng

2.10 ĐIỀU KIỆN KHIẾU NẠI

2.10.1 Khái niệm

2.10.2 Điều khoản khiếu nại trong hợp đồng TMQT

2.11 ĐIỀU KIỆN BẢO HÀNH

2.11.1. Phạm vi bảo đảm của người bán

2.11.2. Thời hạn bảo hành

2.11.3. Trách nhiệm của ngưởi bán trong thời hạn bảo hành

2.12 ĐIỀU KIỆN VỀ TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG

2.12.1 Khái niệm

2.12.2. Quy định về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

2.12.3. Những vấn đề cần lưu ý:

2.13 ĐIỀU KIỆN TRỌNG TÀI

2.13.1 Khái niệm

2.13.2 Nội dung của điều khoản trọng tài trong hợp đồng TMQT

 

 

 

 

 

 

 

2.1. ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ GIAO HÀNG

2.1.1. Giới thiệu chung về điều kiện cơ sở giao hàng

            Điều kiện cơ sở giao hàng là điều kiện quy định những cơ sở có tính nguyên tắc chủ yếu liên quan đến vấn đề giao nhận giữa người mua và người bán trong quá trình thực hiện giao hàng. Theo đó:

                                                        

                                                     Phân chia trách nhiệm công việc trong giao nhận hàng hóa (thuê phương tiện vận tải, bốc dỡ hàng hóa, mua bảo hiểm, nộp thuế, giải quyết các thủ tục hành chính, hải quan...)

Quy định về                                         Phân chia các khoản chi phí liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (thuê phương tiện vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, mua bảo hiểm, khai hải quan, nộp thuế XK or NK...)

                                                                 

                                                          Sự chuyển dịch rủi ro về hàng hóa từ Seller sang Buyer

                                                               

2.1.2.Nội dung các điều kiện cơ sở giao hàng theo INCOTERMS 2000

2.1.2.1. Giới thiệu chung về INCOTERMS

            Mục đích

            Nhằm cung cấp 1 bộ quy tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong hoạt động thương mại quốc tế

            Phạm vi điều chỉnh:

            - Phạm vi điều chỉnh của INCOTERMS được giới hạn trong những vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng liên quan đến việc giao nhận hàng hóa hữu hình.

            - Trong thương mại quốc tế, ngoài hợp đồng mua bán hàng hóa mà còn cần các hợp đồng khác như hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm... nhưng INCOTERMS chỉ giải quyết mối quan hệ giữa người bán và người mua theo hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, một khi các bên đã thỏa thuận áp dụng một ấn bản INCOTERMS nào đó thì họ cũng đã ngầm thỏa thuận áp dụng ấn bản đó cho các hợp đồng có liên quan đến giao dịch

            Ví dụ: Người bán đồng ý hợp đồng áp dụng theo điều kiện CIF thì không thể dùng phương tiện vận tải nào khác ngoài chuyên chở bằng đường biển, vì theo điều kiên CIF người bán phải xuất trình vận đơn đường biển hoặc các chứng từ vận tải đường biển khác

            - INCOTERMS chỉ đề cập đến những nghĩa vụ chủ yếu có liên quan đến mua bán hàng hóa như: giao nhận hàng, nghĩa vụ về vận tải hàng hóa, về chuyển và nhận các chứng từ, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển rủi ro về hàng hóa. Cho nên INCOTERMS không thể thay thế cho hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ngoại thương còn chứa đựng các điều khoản khác nữa.

- INCOTERMS không phải là văn bản luật mà chỉ là những tập quán thương mại được tập hợp trình bày khoa học và hệ thống, là văn bản có tính khuyên nhủ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng. Mặc dù INCOTERMS do phòng thương mại quốc tế ICC phát hành và hai bên tự nguyện áp dụng và dẫ chiếu rõ ràng trong hợp đồng ngoại thương, nhưng không có nghĩa là ICC mặc nhiên làm trọng tài phân xử tranh chấp, nếu không ghi rõ điều này trong hợp đồng ngoại thương

Từ khi ra đời 1936 (giải thích cho 7 điều kiện), đến nay INCOTERMS đã qua 6 lần chỉnh sửa

             - 1953 giải thích 9 điều kiện

             - 1967 giải thích 11 điều kiện

             - 1976 giải thích 12 điều kiện

             - 1980 giải thích 14 điều kiện

             - 1990  giải thích 13 điều kiện    

             - 2000  giải thích 13 điều kiện

Incoterms 2000 gồm 13 điều kiện được chia thành 4 nhóm như sau

Nhóm E: EXW

-  Người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người Mua ngay tại xưởng của mình

Nhóm F: FCA, FAS, FOB

- Người bán giao hàng cho người chuyên chở do người Mua chỉ định, tại địa điểm đi.

Nhóm C: CFR, CIF, CPT, CIP

- Người bán phải thuê phương tiên vận tải để đưa hàng tới địa điểm đến quy định, nhưng không chịu rủi ro về mất mát, hư hỏng, hoặc những chi phí phát sinh sau khi đã giao hàng cho người vận tải tại địa điểm đi.

Nhóm D: DAF, DES, DEQ, DDU, DDP

Người bán phải chịu mọi phí tổn, mọi rủi ro, mọi thủ tục về mặt hành chính để vận chuyển hàng đến địa điểm đích quy định

Ngoài ra, các điều kiện thương mại của Incoterms 2000 có thể phân loại theo loại hình phương tiện vận tải sử dụng:

Loại hình phương tiện vận tải

Điều kiện thương mại

Bất cứ loại hình phương tiện vận tải: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không và vận tải đa phương thức

- EXW

- FCA

- CPT, CIP

- DAF, DDU, DDP

Chỉ áp dụng với phương tiện vận tải đường biển, đường thủy nội địa

- FAS, FOB

- CFR, CIF

- DES, DEQ

Trong từng điều kiện thương mại của Incoterms 2000: "các nghĩa vụ của người bán" và "nghĩa vụ của người mua" được trình bày đối ứng trong 10 nhóm nghĩa vụ với cách đánh số như sau:

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1   Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2   Giấy phép và các thủ tục

B2  Giấy phép và các thủ tục

A3   Các hợp đồng vận tải và bảo hiểm

B3  Các hợp đồng vận tải và bảo hiểm

A4   Giao hàng

B4  Tiếp nhận hàng

A5   Chuyển rủi ro

B5  Chuyển rủi ro

A6   Phân chia chi phí

B6  Phân chia chi phí

A7   Thông báo cho người mua

B7 Thông báo cho người bán

A8   Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hay dữ liệu tin học tương đương

B8 Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hay các dữ liệu tin học tương đương

A9   Kiểm tra - bao bì - kẻ ký mã hiệu

B9  Kiểm tra hàng

A10  Các nghĩa vụ khác

B10 Các nghĩa vụ khác

- Việc trình bày đối ứng như trên cho phép thấy rõ: Nếu bên này có nghĩa vụ thì đối tác không có nghĩa vụ tương ứng.

- Sở dĩ có mục A10 và B10 là vì có những nghĩa vụ không phải áp dụng cho mọi điều kiện của INCOTERMS

*) Một số khác biệt Incoterms 1990 và 2000:

- Điều kiện FCA thì 2000 quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ giao hàng của Seller

- Điều kiện FAS thì 2000 quy định Seller phải làm thủ tục thông quan XK cho hàng hóa

- Điều kiện DES thì 2000 quy định Buyer phải làm thủ tục thông quan cho NK hàng hóa

Lưu ý

- Incoterms là sản phẩm của ICC, là quy phạm không mang tính bắt buộc mà mang tính khuyên nhủ nên không mặc nhiên áp dụng. Nếu muốn áp dụng cần thỏa thuận với đối tác và ghi rõ điều đó vào trong hợp đồng.

- Incoterms được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, lần sau hoàn thiện hơn lần trước, nhưng không phủ định lần trước, nên trong hợp đồng người ta có quyền lựa chọn Incoterms tùy theo ý muốn của mình và cần phải ghi thật rõ ràng vào trong hợp đồng, ví dụ muốn sử dụng Incoterms 2000 thì cần ghi vào hợp đồng được điều chỉnh bởi Incoterms 2000.

EXW (Ex work): Giao tại xưởng

Người bán giao hàng cho người vận tải do người mua chỉ định ngay tại cơ sở của mình

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1  Cung cấp hàng đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2  Không làm thủ tục thông quan xuất khẩu

B2  Làm thủ tục thông quan xuất, nhập khẩu

A3  Không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

B3 Có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải nhưng không có nghĩa vụ mua bảo hiểm

A4  Đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở của mình nhưng không bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định.

B4  Nhận hàng theo quy định tại điều A4

A5  Chịu mọi rủi ro về hàng hóa cho đến khi hàng được giao theo đúng điều A4

B5  Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao theo đúng điều A4

A6  Chịu mọi chi phí đến khi hàng được giao theo điều A4

B6  Chịu mọi chi phí kể từ khi nhận hàng, chi phí do phương tiện vận tải không đến nhận hàng

A7  Thông báo đầy đủ cho người mua về việc giao hàng

B7  Thông báo đầy đủ cho người bán về địa điểm và thời gian cụ thể nhận hàng (nếu có quyền định đoạt)

A8  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người mua

B8  Chấp nhận các chứng từ như đã quy định ở điều A8

A9   Trả chi phí kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu

B9  Chịu chi phí giám định trước khi gửi hàng

A10 Giúp đỡ người mua hoàn tất các thủ tục

B10 Người mua phải trả mọi chi phí phát sinh như quy định ở điều A10

Chúng ta thấy ở điều kiện này thì nghĩa vụ của người bán ở phạm vi tối thiểu và người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán.

 

 

 

 

 

 

FCA (Free carrier): Giao cho người vận tải

Người bán giao hàng cho người vận tải do người mua chỉ định tại địa điểm quy định, đã làm thủ tục thông quan xuất khẩu

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1  Cung cấp hàng đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2  Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

B2  Làm thủ tục thông quan nhập khẩu

A3  Không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

B3 Có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải nhưng không có nghĩa vụ mua bảo hiểm

A4  Đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại địa điểm và trong thời gian giao hàng quy định

        - Nếu địa điểm giao hàng là tại cơ sở của người bán thì người bán phải bốc hàng lên phương tiện vận tải

        - Nếu địa điểm giao hàng là trạm trung chuyển thì người bán có trách nhiệm vận chuyển hàng đến chạm trung chuyển và hoàn thành việc giao hàng khi hàng hóa vẫn chưa được dỡ khỏi phương tiện chuyên chở của người bán

B4  Nhận hàng theo quy định tại điều A4

A5  Chịu mọi rủi ro về hàng hóa cho đến khi hàng được giao theo đúng điều A4

B5  Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao theo đúng điều A4

A6  Chịu mọi chi phí đến khi hàng được giao theo điều A4

B6  Chịu mọi chi phí kể từ khi nhận hàng, chi phí do phương tiện vận tải không đến nhận hàng

A7  Thông báo đầy đủ cho người mua về việc giao hàng

B7  Thông báo đầy đủ cho người bán về phương tiện vận tải nhận hàng, địa điểm và thời gian cụ thể

A8  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người mua

B8  Chấp nhận các chứng từ như đã quy định ở điều A8

A9   Trả chi phí kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu

B9  Chịu chi phí giám định trước khi gửi hàng

A10 Giúp đỡ người mua hoàn tất các thủ tục

B10 Người mua phải trả mọi chi phí phát sinh như quy định ở điều A10

Lưu ý rằng FCA áp dụng với mọi loại phương tiện vận tải kể cả phương tiện vận tải đa phương thức. Nếu sử dụng vận tải đa phương thức thì rủi ro được chuyển sang cho người mua sau khi đã giao hàng xong cho người vận tải đầu tiên

è FCA = EXW + chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải

 

FAS (Free Alongside Ship): Giao dọc mạng tàu

Người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua dọc mạn tầu tại cảng đi quy định, đã làm thủ tục thông quan xuất khẩu

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1  Cung cấp hàng đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2  Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

B2  Làm thủ tục thông quan nhập khẩu

A3  Không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

B3 Có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải nhưng không có nghĩa vụ mua bảo hiểm

A4  Giao hàng dọc mạn tầu do người mua chỉ định

B4  Nhận hàng theo quy định tại điều A4

A5  Rủi ro di chuyển dọc mạn tầu sau khi hoàn thành việc giao hàng

B5  Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao dọc mạn tầu hoặc từ ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc nhận hàng

A6  Chịu mọi chi phí đến khi hàng được giao qua lan can tầu

B6  Chịu mọi chi phí kể từ khi nhận hàng, chi phí do phương tiện vận tải không đến nhận hàng

A7  Thông báo đầy đủ cho người mua về việc giao hàng

B7  Thông báo đầy đủ cho người bán về phương tiện vận tải nhận hàng, địa điểm và thời gian cụ thể

A8  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người mua

B8  Chấp nhận các chứng từ như đã quy định ở điều A8

A9   Trả chi phí kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu

B9  Chịu chi phí giám định trước khi gửi hàng

A10 Giúp đỡ người mua hoàn tất các thủ tục

B10 Người mua phải trả mọi chi phí phát sinh như quy định ở điều A10

 

FOB (Free On Board): Giao lên tầu

Người bán giao hàng cho người mua qua hẳn lan can tầu tại cảng đi, đã làm thủ tục thông quan xuất khẩu

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1  Cung cấp hàng đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2  Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

B2  Làm thủ tục thông quan nhập khẩu

A3  Không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

B3 Có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải nhưng không có nghĩa vụ mua bảo hiểm

A4  Giao hàng lên tầu do người mua chỉ định

Chú ý khi giao hàng:

   -> Qua hẳn lan can con tầu

   -> Chỉ giao hàng khi tầu được coi là đã đến nghĩa là:

          + Phải cập tại cầu cảng mà người ta dùng để bốc hàng đó

          + Tầu hoàn thành về mặt kỹ thuật để sẵn sàng nhận hàng

          + Tầu đã hoàn tất thủ tục nhập cảnh

          +Tầu đã có thông báo và văn bản cho cơ quan bốc xếp là sẵn sàng nhận hàng.

- Trong trường hợp phải lõng hàng (lighterage) thì người bán phải thông báo ngay cho người mua biết và người bán chịu trách nhiệm tổ chức việc lõng hàng nhưng chi phí do người mua chịu

B4  Nhận hàng theo quy định tại điều A4

A5  Rủi ro di chuyển là lan can tầu

B5  Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao qua lan can tầu hoặc từ ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc nhận hàng

A6  Chịu mọi chi phí đến khi hàng được giao qua lan can tầu

B6  Chịu mọi chi phí kể từ khi nhận hàng, chi phí do phương tiện vận tải không đến nhận hàng

A7  Thông báo đầy đủ cho người mua về việc giao hàng

B7  Thông báo đầy đủ cho người bán về phương tiện vận tải nhận hàng( tên tầu), địa điểm và thời gian cụ thể

A8  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người mua

B8  Chấp nhận các chứng từ như đã quy định ở điều A8

A9   Trả chi phí kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu

B9  Chịu chi phí giám định trước khi gửi hàng

A10 Giúp đỡ người mua hoàn tất các thủ tục

B10 Người mua phải trả mọi chi phí phát sinh như quy định ở điều A10

Lưu ý:

- Điều kiện FOB theo Incoterms 2000 chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy.

- Khi lan can tàu không đóng vai trò phân định chuyển rủi ro trên thực tế như trong trường hợp vận tải bằng tàu roll-on/roll off hoặc tàu chuyên chở container nên áp dụng điều kiện FCA.

 

CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và cước

Người bán giao hàng cho người mua qua lan can tầu tại cảng đi, đã trả chi phí thông quan và chi phí vận tải đến cảng đích

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1  Cung cấp hàng đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2  Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

B2  Làm thủ tục thông quan nhập khẩu

A3  Có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải nhưng không phải mua bảo hiểm

B3  Không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

A4  Giao hàng lên tầu do người mua chỉ định

B4  Nhận hàng theo quy định tại điều A4

A5  Rủi ro di chuyển là lan can tầu

B5  Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao qua lan can tầu hoặc từ ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc nhận hàng

A6  Chịu mọi chi phí đến khi hàng được giao qua lan can tầu

B6  Chịu mọi chi phí kể từ khi nhận hàng,

A7  Thông báo đầy đủ cho người mua về việc giao hàng

B7 Thông báo đầy đủ cho người bán về phương tiện vận tải nhận hàng, địa điểm và thời gian cụ thể (với trường hợp trong hợp đồng mua bán người mua được quyền quyết định về thời gian địa điểm giao hàng)

A8  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người mua

B8  Chấp nhận các chứng từ như đã quy định ở điều A8

A9   Trả chi phí kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu

B9  Chịu chi phí giám định trước khi gửi hàng

A10 Giúp đỡ người mua hoàn tất các thủ tục

B10 Người mua phải trả mọi chi phí phát sinh như quy định ở điều A10

Nhận xét: So sánh điều kiện CFR và FOB

Giống nhau:

- Trách nhiệm và chi phí mà người bán phải chịu (A1, A2, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10) và người mua phải chịu (B1, B2, B4, B6, B7, B8, B9, B10)

- Địa điểm giao nhận hàng (Điều A4, A5 và B4, B5)

- Địa điểm chuyển giao rủi ro về hàng hóa từ người bán sang người mua (Điều A5, A6 và B5, B6)

Khác nhau:

- Trách nhiệm và chi phí người bán và người mua phải chịu được quy định ở điều A3 và B3

-> CFR = FOB + F

E - CIF (Cost, Insurance and Freight): Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước.

Người bán giao hàng cho người mua qua lan can tầu tại cảng đi, đã trả chi phí thông quan, chi phí vận tải và bảo hiểm đến cảng đích

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1  Cung cấp hàng đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2  Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

B2  Làm thủ tục thông quan nhập khẩu

A3  Có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm (Mua bảo hiểm với trị giá bằng giá CIF + 10% CIF)

B3  Không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

A4  Giao hàng lên tầu do người mua chỉ định

B4  Nhận hàng theo quy định tại điều A4

A5  Rủi ro di chuyển là lan can tầu

B5  Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao qua lan can tầu hoặc từ ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc nhận hàng

A6  Chịu mọi chi phí đến khi hàng được giao qua lan can tầu

B6  Chịu mọi chi phí kể từ khi nhận hàng

A7  Thông báo đầy đủ cho người mua về việc giao hàng

B7  Thông báo đầy đủ cho người bán về phương tiện vận tải nhận hàng, địa điểm và thời gian cụ thể (với trường hợp trong hợp đồng mua bán người mua được quyền quyết định về thời gian địa điểm giao hàng)

A8  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người mua

B8  Chấp nhận các chứng từ như đã quy định ở điều A8

A9   Trả chi phí kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu

B9  Chịu chi phí giám định trước khi gửi hàng

A10 Giúp đỡ người mua hoàn tất các thủ tục

B10 Người mua phải trả mọi chi phí phát sinh như quy định ở điều A10

Chúng ta thấy với điều kiện này, nghĩa vụ của người bán và người mua tương tự như điều kiện CFR, nhưng có những điểm khác nhau sau đây:

- Người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa để phân tán rủi ro cho người mua. Nếu trong hợp đồng ngoại thương không quy định về bảo hiểm thì người bán chỉ phải mua bảo hiểm ở mức tối thiểu (điều kiện C)

- Người bán phải cung cấp cho người mua chứng từ bảo hiểm (Insurance policy hoặc Insurance Cerfiticate)

-> CIF = CFR + I = FOB + I + F

                       = FOB + (CIF + 0,1CIF)xR + F

                       = FOB + 1,1 CIFxR + F

è CIF = (FOB + F)/( 1-1,1R )

                   = CFR/ (1 - 1,1R)

 

CPT (Carrige paid to...): Cước phí trả tới đích

Người bán giao hàng cho người vận tải đầu tiên do người bán chỉ định và trả chi phí vận tải đến địa điểm đích, đã làm thủ tục thông quan xuất khẩu

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1  Cung cấp hàng đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2  Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

B2  Làm thủ tục thông quan nhập khẩu

A3  Có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải vận chuyển hàng đến đích quy định nhưng không có nghĩa vụ mua bảo hiểm

B3 Không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và nghĩa vụ mua bảo hiểm

A4  Giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên do người mua chỉ định để vận chuyển hàng đến điểm đích

B4  Nhận hàng theo quy định tại điều A4

A5  Chịu mọi rủi ro về hàng hóa cho đến khi hàng được giao theo đúng điều A4

B5  Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao theo đúng điều A4

A6  Chịu mọi chi phí đến khi hàng được giao theo điều A4

B6  Chịu mọi chi phí kể từ khi nhận hàng, chi phí do phương tiện vận tải không đến nhận hàng

A7  Thông báo đầy đủ cho người mua về việc giao hàng

B7  Thông báo đầy đủ cho người bán về phương tiện vận tải nhận hàng, địa điểm và thời gian cụ thể

A8  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người mua

B8  Chấp nhận các chứng từ như đã quy định ở điều A8

A9   Trả chi phí kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu

B9  Chịu chi phí giám định trước khi gửi hàng

A10 Giúp đỡ người mua hoàn tất các thủ tục

B10 Người mua phải trả mọi chi phí phát sinh như quy định ở điều A10

Với điều kiện này, có thể thấy nghĩa vụ của người bán và người mua tương tự như điều kiện FCA, nhưng ở điều kiện CPT có những điểm khác là người bán còn có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và trả cước phí để chuyên chở hàng tới địa điểm đích quy định

 

CIP (Cost, Insurance and Paid to...): Cước và bảo hiểm trả tới đích

Người bán giao hàng cho người vận tải đầu tiên do người bán chỉ định và trả chi phí vận tải và bảo hiểm đến địa điểm đích, đã làm thủ tục thông quan xuất khẩu

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1  Cung cấp hàng đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2  Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

B2  Làm thủ tục thông quan nhập khẩu

A3  Có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải vận chuyển hàng đến đích quy định và mua bảo hiểm

B3 Không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và nghĩa vụ mua bảo hiểm

A4  Giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên do người mua chỉ định để vận chuyển hàng đến điểm đích

B4  Nhận hàng theo quy định tại điều A4

A5  Chịu mọi rủi ro về hàng hóa cho đến khi hàng được giao theo đúng điều A4

B5  Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao theo đúng điều A4

A6  Chịu mọi chi phí đến khi hàng được giao theo điều A4

B6  Chịu mọi chi phí kể từ khi nhận hàng, chi phí do phương tiện vận tải không đến nhận hàng

A7  Thông báo đầy đủ cho người mua về việc giao hàng

B7  Thông báo đầy đủ cho người bán về phương tiện vận tải nhận hàng, địa điểm và thời gian cụ thể

A8  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người mua

B8  Chấp nhận các chứng từ như đã quy định ở điều A8

A9   Trả chi phí kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu

B9  Chịu chi phí giám định trước khi gửi hàng

A10 Giúp đỡ người mua hoàn tất các thủ tục

B10 Người mua phải trả mọi chi phí phát sinh như quy định ở điều A10

Với điều kiện này, nghĩa vụ của người bán và người mua tương tự như điều kiện CPT nhưng ở điều kiện CIP người bán còn có thêm hai nghĩa vụ chính như sau:

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa để bảo vệ cho người mua trước những rủi ro và mất mát hàng hóa trong quá trình chuyên chở. Nếu trong hợp đồng ngoại thương không quy định về bảo hiểm thì người bán chỉ có nghĩa vụ mua bảo hiểm ở mức tối thiểu

- Giao cho người mua các chứng từ bào hiểm (Insurance Policy hoặc Insurance Cerfiticate)

 

DAF (Delivered at frontier): Giao tại biên giới.

 

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1  Cung cấp hàng đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2  Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

B2  Làm thủ tục thông quan nhập khẩu

A3  Có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải vận chuyển hàng đến đích quy định ở biên giới, nhưng không có nghĩa vụ mua bảo hiểm

B3 Không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và nghĩa vụ mua bảo hiểm

A4  Đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện tải (không dỡ hàng) tại nơi giao hàng quy định ở biên giới vào thời hạn quy định

B4  Nhận hàng theo quy định tại điều A4

A5  Chịu mọi rủi ro về hàng hóa cho đến khi hàng được giao theo đúng điều A4

B5  Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao theo đúng điều A4

A6  Chịu mọi chi phí đến khi hàng được giao theo điều A4

B6  Chịu mọi chi phí kể từ khi nhận hàng, chi phí do phương tiện vận tải không đến nhận hàng

A7  Thông báo đầy đủ cho người mua về việc giao hàng

B7  Thông báo đầy đủ cho người bán về phương tiện vận tải nhận hàng, địa điểm và thời gian cụ thể

A8  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người mua

B8  Chấp nhận các chứng từ như đã quy định ở điều A8

A9   Trả chi phí kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu

B9  Chịu chi phí giám định trước khi gửi hàng

A10 Giúp đỡ người mua hoàn tất các thủ tục

B10 Người mua phải trả mọi chi phí phát sinh như quy định ở điều A10

Lưu ý:

- Điều kiện DAF quy định người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận chuyển mà không có nghĩa vụ dỡ hàng khỏi phương tiện đó

- Điều kiện DAF thường được áp dụng với phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ hoặc vận tải đa phương thức

- Điều kiện DAF thường áp dụng trong buôn bán mậu dịch giữa các nước có chung đường biên giới

DES (Delivered ex Ship): Giao tại tầu.

Người bán đặt hàng hóa dưới dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tầu tại cảng đích, chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1  Cung cấp hàng đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2  Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

B2  Làm thủ tục thông quan nhập khẩu

A3  Có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải nhưng không phải mua bảo hiểm

B3  Không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

A4  Đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua trên boong tầu tại cảng đến và trong thời gian quy định

B4  Nhận hàng theo quy định tại điều A4

A5  Rủi ro di chuyển là trên boong tầu tại cảng đến

B5  Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao trên boong tầu tại cảng đích hoặc từ ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc nhận hàng

A6  Chịu mọi chi phí đến khi hàng được giao cho người mua trên boong tầu tại cảng đích

B6  Chịu mọi chi phí kể từ khi nhận hàng

A7  Thông báo đầy đủ cho người mua về việc giao hàng

B7  Thông báo đầy đủ cho người bán về phương tiện vận tải nhận hàng, địa điểm và thời gian cụ thể (với trường hợp trong hợp đồng mua bán người mua được quyền quyết định về thời gian địa điểm giao hàng)

A8  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người mua

B8  Chấp nhận các chứng từ như đã quy định ở điều A8

A9   Trả chi phí kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu

B9  Chịu chi phí giám định trước khi gửi hàng

A10 Giúp đỡ người mua hoàn tất các thủ tục

B10 Người mua phải trả mọi chi phí phát sinh như quy định ở điều A10

Điều kiện này chỉ có thể được sử dụng khi hàng hóa được giao bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa hoặc bằng vận tải đa phương thức trên một tàu ở cảng đến.

 

DEQ (Delivered ex Quay): Giao trên cầu cảng

Người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua trên cầu tầu ở cảng đích quy định, chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1  Cung cấp hàng đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2  Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

B2  Làm thủ tục thông quan nhập khẩu

A3  Có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải nhưng không phải mua bảo hiểm

B3  Không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

A4  Đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua trên cầu cảng tại cảng đến và trong thời gian quy định

B4  Nhận hàng theo quy định tại điều A4

A5  Rủi ro di chuyển là cầu cảng tại cảng đến

B5  Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao trên cầu cảng tại cảng đích hoặc từ ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc nhận hàng

A6  Chịu mọi chi phí đến khi hàng được giao cho người mua trên boong tầu tại cảng đích

B6  Chịu mọi chi phí kể từ khi nhận hàng

A7  Thông báo đầy đủ cho người mua về việc giao hàng

B7  Thông báo đầy đủ cho người bán về phương tiện vận tải nhận hàng, địa điểm và thời gian cụ thể (với trường hợp trong hợp đồng mua bán người mua được quyền quyết định về thời gian địa điểm giao hàng)

A8  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người mua

B8  Chấp nhận các chứng từ như đã quy định ở điều A8

A9   Trả chi phí kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu

B9  Chịu chi phí giám định trước khi gửi hàng

A10 Giúp đỡ người mua hoàn tất các thủ tục

B10 Người mua phải trả mọi chi phí phát sinh như quy định ở điều A10

Nhận xét:

Với điều kiện này, nghĩa vụ của người bán và người mua tương tự như điều kiện DES, nhưng ở điều kiện DEQ người bán còn có thêm những nghĩa vụ sau đây:

- Chịu chi phí dỡ hàng xuống tàu

- Địa điểm chuyển rủi ro sau khi hàng hóa đã đặt an toàn trên cầu cảng tại cảng đích quy định.

Điều kiện này chỉ có thể được sử dụng khi hàng hóa được giao bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa hoặc bằng vận tải đa phương thức khi dỡ hàng khỏi tàu lên cầu tàu tại cảng đến quy định.

DDU (Delivered duty impaid): Giao tại đích chưa thuế

Người bán giao hàng cho người mua tại địa điểm đích quy định, chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1  Cung cấp hàng đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2  Làm thủ tục thông quan xuất khẩu

B2  Làm thủ tục thông quan nhập khẩu

A3  Có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

B3  Không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và nghĩa vụ mua bảo hiểm

A4  Giao hàng tại địa điểm đích quy định nhưng chưa dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải

B4  Nhận hàng theo quy định tại điều A4

A5  Chịu mọi rủi ro về hàng hóa cho đến khi hàng được giao theo đúng điều A4

B5  Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao theo đúng điều A4

A6  Chịu mọi chi phí đến khi hàng được giao theo điều A4

B6  Chịu mọi chi phí kể từ khi nhận hàng, chi phí do phương tiện vận tải không đến nhận hàng

A7  Thông báo đầy đủ cho người mua về việc giao hàng

B7  Thông báo đầy đủ cho người bán về phương tiện vận tải nhận hàng, địa điểm và thời gian cụ thể

A8  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người mua

B8  Chấp nhận các chứng từ như đã quy định ở điều A8

A9   Trả chi phí kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu

B9  Chịu chi phí giám định trước khi gửi hàng

A10 Giúp đỡ người mua hoàn tất các thủ tục

B10 Người mua phải trả mọi chi phí phát sinh như quy định ở điều A10

 

 

DDP (Delivered duty paid): Giao tại đích đã nộp thuế

Người bán giao hàng cho người mua tại địa điểm đích quy định, đã làm thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

A1  Cung cấp hàng đúng hợp đồng

B1  Trả tiền hàng

A2  Làm thủ tục thông quan xuất, nhập khẩu

B2  Không có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan NK

A3  Có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

B3  Không có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và nghĩa vụ mua bảo hiểm

A4  Giao hàng tại địa điểm đích quy định nhưng chưa dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải

B4  Nhận hàng theo quy định tại điều A4

A5  Chịu mọi rủi ro về hàng hóa cho đến khi hàng được giao theo đúng điều A4

B5  Chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao theo đúng điều A4

A6  Chịu mọi chi phí đến khi hàng được giao theo điều A4

B6  Chịu mọi chi phí kể từ khi nhận hàng, chi phí do phương tiện vận tải không đến nhận hàng

A7  Thông báo đầy đủ cho người mua về việc giao hàng

B7  Thông báo đầy đủ cho người bán về phương tiện vận tải nhận hàng, địa điểm và thời gian cụ thể

A8  Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người mua

B8  Chấp nhận các chứng từ như đã quy định ở điều A8

A9   Trả chi phí kiểm tra, đóng gói, ký mã hiệu

B9  Chịu chi phí giám định trước khi gửi hàng

A10 Giúp đỡ người mua hoàn tất các thủ tục

B10 Người mua phải trả mọi chi phí phát sinh như quy định ở điều A10

Điều kiện DDP đồng nghĩa với việc người bán giao hàng cho người mua tại đại điểm đến quy định, hàng đã làm xong thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải chở đến. Người bán không những phải chịu mọi phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tới nơi đến quy định mà còn phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào liên quan đến việc nhập khẩu ở nước hàng đến. (Không nến sử dụng điều kiện này nếu người bán không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm được thủ tục nhập khẩu).

Điều kiện này có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, nhưng nếu việc giao hàng tại cảng đến diễn ra trên boong tàu hoặc trên cầu cảng thì nên áp dụng điều kiện DES hoặc DEQ.

Lưu ý khi sử dụng Incoterms:

- Incoterms chỉ quy định những vấn đề chung nhất trong thực tiễn mua bán quốc tế. Những vấn đề riêng biệt được giải quyết theo tạp quán ngành và tập quán cảng

- Incoterms chỉ là tập quán thương mại nên không có giá trị bắt buộc với các bên

- Các bên có quyền tăng hoặc giảm nghĩa vụ nhưng không được làm thay đổi bản chất của điều kiện cơ sở giao hàng

- Incoterms được sửa đổi bổ sung nhiều lần, lần sau không phủ định lần trước

Các biến thể của Incoterms

            Ngoài 13 điều kiện cơ bản, trong thực tế người mua và người bán có thể thỏa thuận thêm một số nội dung nào đó vào điều kiện này để làm rõ các quy định của điều kiện này ( là biến thể của Incoterms 2000):

            - EXW người bán có trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện vận tải

            - FOB san xếp hàng: người bán nhận thêm trách nhiệm xếp hàng trong khoang hầm tầu. Nếu hợp đồng không quy định gì khác thì rủi ro tổn thất hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi việc xếp hoặc san hàng đã được thực hiện xong

            - FOB chở hàng đến: Người bán nhận thêm trách nhiệm thuê tầu giúo người mua để chở hàng đến cảng đích quy định với rủi ro và chi phí thuê tầu là do người mua phải chịu

            - FOB tầu chợ

            - CIF dỡ hàng lên bờ

            - CIF hàng nổi

            - CIF dưới cần cẩu

2.2. ĐIỀU KIỆN TÊN HÀNG

2.2.1. Ý nghĩa của việc diễn đạt chính xác tên hàng

            Đây là điều kiện không thể thiếu phản ánh đối tượng mua bán trong hợp đồng mua bán

            Đây là căn cứ cơ bản để hai bên giao nhận hàng. Ngoài ra việc diễn đạt chính xác, rõ ràng tên cụ thể của hàng có ý nghĩa luật pháp trong trường hợp người bán không giao hàng phù hợp với tên hàng hoặc thuyểt minh hàng đã thỏa thuận

2.2.2. Nội dung của điều kiện tên hàng

Khi thể hiện tên hàng trong hợp đồng, thường có các cách diễn đạt sau:

            - Ghi tên thương mại kèm theo tên thông thường và tên khoa học

            - Ghi tên hàng kèm theo một trong số các nội dung sau:

                        + Tên địa phương sản xuất ( Rượu vang Bordeaux )

                        + Tên hãng sản xuất ( Tivi Sony)

                        + Nhãn hiệu của sản phẩm ( dầu gội Clear)

                        + Công dụng của hàng hóa (đặc biệt dùng cho nguyên liệu sản xuất)

2.2.3. Những điểm cần lưu ý trong quy định điều khoản tên hàng

            - Quy định rõ ràng, cụ thể để phản ánh chính xác đặc điểm hàng hóa giao dịch

            - Cố gắng sử dụng tên gọi thông dụng trên thị trường thế giới. Nếu sử dụng tên gọi địa phương, hai bên cần có những nhận thức chung về khái niệm của hàng hóa đó.

            - Chú ý chọn và mô tả tên hàng sao cho chính xác và phù hợp với danh mục quy định.

            - Ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp mô tả điều khoản tên hàng rất sơ sài với nhiều lý do như thiếu hiểu biết, cố ý lợi dụng sơ hở của biểu thuế để trốn thuế hậu quả là nhiều thương vụ khi xuất khẩu bị người mua từ chối nhận hàng

            Ví dụ: Trong hợp đồng xuất khẩu gạo trong điều khoản tên hàng có thể ghi

            Điều 1: Tên hàng hóa: Gạo trắng hạt dài của Việt Nam vụ mùa 2005

 

2.3. ĐIỀU KIỆN CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA

2.3.1. Ý nghĩa và yêu cầu với chất lượng hàng hóa

            - Chất lượng hàng xuất khẩu làm tăng sức cạnh tranh , mở rộng thị phấn, nâng cao giá bán. Nâng cao uy tín hàng xuất khẩu, phản ánh trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế của nước xuất khẩu.

            - Đối với nhập khẩu, chất lượng hàng hóa là vấn đề quan trọng bảo vệ lợi ích quốc gia, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

            - Khi ký kết hợp đồng cần quy định rõ ràng về điều kiện chất lượng vì có nhiều trường hợp cùng một chủng loại hàng hóa nhưng về mặt chất lượng vẫn có sự khác biệt.

            - Điều kiện chất lượng hàng trong hợp đồng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong thuyết minh hàng, là cơ sở để hai bên mua bán giao nhận hàng. 

2.3.2. Các phương pháp quy định chất lượng hàng hóa

Dựa vào xem hàng trước ( inspected - approved)

Hàng hóa được người mua xem trước, nếu đồng ý thì người mua xem và trả tiền. Hai bên căn cứ vào chất lượng thực tế của hàng hóa thỏa thuận để tiến hành giao dịch.Trong trường hợp này người mua sẽ không khiếu nại gì về chất lượng hàng hóa

Trong TMQT, do hai bên giao dịch cách nhau rất xa, do vậy, rất ít khi sử dụng phương pháp xem hàng trước để mua bán.

Dựa vào hàng mẫu (Sale by Sample)

Theo phương pháp này, chất lượng hàng hóa giao nhận sẽ được căn cứ theo chất lượng của mẫu hàng thử nào đó

Trong TMQT, căn cứ vào sự khác nhau của bên cung cấp hàng mẫu, có thể phân thành mấy loại sau:

- Hàng mẫu của bên bán (Seller's Sample): Bên bán đưa ra mẫu hàng cho bên mua và việc mua bán lấy mẫu đó làm căn cứ chất lượng.

- Hàng mẫu của bên mua (Buyer's Sample): Bên mua cung cấp hàng mẫu để bên bán sản xuất theo đó. Sau này, chất lượng của toàn bộ lô hàng mà bên bán giao đều phải phù hợp với hàng mẫu của bên mua.

- Mẫu đối (Counter Sample): Bên bán căn cứ hàng mẫu bên mua cung cấp để gia công hàng mẫu giống như vậy giao cho bên mua xác nhận, hàng mẫu sau khi được xác nhận gọi là "mẫu đối", cũng có khi gọi là "hàng mẫu xác nhận" (Confirming Sample) thì chất lượng hàng bên bán giao sau này phải lấy mẫu đối làm chuẩn.

Dựa vào phẩm cấp (Category) hoặc tiêu chuẩn (Standard)

Tiêu chuẩn là những quy định về sự đánh giá chất lượng (các chỉ tiêu phẩm chất), về phương pháp sản xuất, chế biến, đóng gói, kiểm tra hàng hóa... Phương pháp biểu thị chất lượng này có tác dụng nhất định đối với việc đơn giản hóa thủ tục, thúc đẩy ký kết và đàm phán giá theo chất lượng.

Lưu ý:

+ Khi ký hợp đồng mà chất lượng xác định theo phương pháp này, hai bên phải ghi chính xác ký hiệu tiêu chuẩn bao gồm: Tên tiêu chuẩn, ký hiệu cấp tiêu chuẩn, số đăng ký và năm ban hành tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp đó.

+ Khi đã xác định chất lượng qua qua tiêu chuẩn thì không nên ghi them bất cứ nội dung gì về chất lượng nếu thực sự không cần thiết

Dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng

Thường sử dụng cho mặt hàng mà chất lượng của chúng thay đổi nhiều và khó tiêu chuẩn hóa như hàng nông sản và nguyên liệu. Một số chỉ tiêu phỏng chừng thường dùng là FAQ, GMQ... để biểu thị chất lượng.

FAQ là từ viết tắt của câu tiếng Anh (Fair Average Quality) có ý nghĩa là: Phẩm chất bình quân khá.

GMQ là từ viết tắt của câu tiếng Anh (Good Merchantable Quality) có nghĩa là: Phẩm chất tiêu thụ tốt.

Dựa vào quy cách của hàng hóa

Quy cách (Specification) là những chỉ tiêu chất lượng đặc trưng cho tính năng vận hành và sử dụng cơ bản của hàng hóa như: Công suất, kích cỡ, tốc độ, tải trọng v.v... Phương pháp biểu thị chất lượng hàng hóa dựa vào quy cách thường được áp dụng trong việc mua bán các thiết bị, máy móc, công cụ vận tải...

Dựa vào hàm lượng của chất chủ yếu trong hàng hóa

Theo phương pháp này, người ta quy định tỷ lệ phần trăm của thành phần chất chủ yếu chiếm trong hàng hóa. Ví dụ: Hàm lượng ta-nanh là 14% trong vỏ xú. Phương pháp này thường dùng trong mua bán nguyên liệu, lương thực, thực phẩm.

Dựa vào tài liệu kỹ thuật

Áp dụng cho sản phẩm kỹ thuật cao như máy móc, thiết bị, hàng công nghiệp tiêu dùng lâu bền như hàng điện máy, các thiết bị và dụng cụ đo lường... có kết cấu phức tạp, yêu cầu nghiêm ngặt về thiết kế và nguyên liệu.. Đi kèm với hợp đồng thương có các phụ kiện hợp đồng như bảng thuyết minh, catalogue, chỉ dẫn lắp đặt và hướng dẫn vận hành Trong trường hợp này, người ta còn ký hoặc đóng dấu vào tài liệu kỹ thuật và quy định rằng tài liệu đó là bộ phận không tách rời hợp đồng.

Dựa vào số lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa đó

Theo phương pháp này, người ta quy định số lượng thành phẩm được sản xuất ra từ hàng hóa mua bán. Ví dụ, số lượng dầu lấy được từ hạt có dầu (như đỗ tương, vừng, lạc, thầu dầu...), số lượng len lấy được từ lông cừu, số lượng đường kính lấy được từ đường thô... Phương pháp này thường dùng trong mua bán nguyên liệu hoặc bán thành phẩm.

Dựa vào hiện trạng hàng hóa (Tale quale)

Thường chỉ được dùng cho hàng nông sản và khoáng sản. Đây là phương pháp mô tả chất lượng hàng hóa "có sao bán vậy" hoặc người bán không trách nhiệm về chất lượng hàng giao. Trong hợp đồng cách mô tả này được ghi bằng Tiếng Anh là "as it is", "as it sale", "to arrived sale".

Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu là tên mà các hãng đặt cho hàng của mình sản xuất hoặc bán ra, dùng để phân biệt với các sản phẩm cùng loại của các hãng khác. Một nhãn hiệu có thể dùng cho một sản phẩm, cũng có thể dùng cho mọi sản phẩm của một hãng.

Nếu hàng cùng một nhãn hiệu đồng thời có nhiều mẫu mã, quy cách khác nhau, để xác định chính xác hơn, cần phải quy định rõ mẫu mã quy cách hoặc ghi rõ năm sản xuất (Year of production) và serie sản xuất của loại hàng có nhãn hiệu đó.

Dựa vào dung trọng hàng hóa

Dung trọng hàng hóa là trọng lượng tự nhiên của một đơn vị dung tích hàng hóa. Nó phản ánh tính chất vật lý như hình dạng, kích cỡ, trọng lượng... và tỷ trọng tạp chất của hàng hóa. Phương pháp xác định phẩm chất dựa vào dung trọng hàng hóa là phương pháp khá phổ biến trong buôn bán ngũ cốc. Tuy nhiên, người ta thường sử dụng phương pháp này kết hợp với phương pháp mô tả.

Dựa vào mô tả hàng hóa

mTheo phương pháp này, trên hợp đồng, người ta nêu lên những đặc điểm về màu sắc, hình dáng, kích thước, tính năng... và các chỉ tiêu khác về phẩm chất hàng hóa. Phương pháp này được dùng rộng rãi và thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác.

Dựa vào tên của nơi sản xuất

Trong mua bán hàng hóa quốc tế, một số sản phẩm do ảnh hưởng của các nhân tố như điều kiện tự nhiên, công nghệ gia công truyền thống nên có phong cách và đặc điểm độc đáo mà sản phẩm các nơi khác không có được, đối với loại sản phẩm này thường có thể dùng tên nơi sản xuất (Name of origin) để biểu thị chất lượng.

2.3.3 Những điểm cần chú ý khi quy định điều khoản chất lượng

Vận dụng chính xác các phương pháp biểu thị chất lượng

- Sử dụng phương pháp biểu thị chất lượng nào thì cần dựa vào đặc tính hàng hóa để quyết định.

- Cần lựa chọn những phương pháp biểu thị chất lượng hợp lý. Ngoài ra, nếu là loại có thể dùng một phương pháp để biểu thị chất lượng thì không nên dùng hai hoặc nhiều phương pháp để biểu thị.

Quy định điều kiện chất lượng cần khoa học và hợp lý

- Cần xuất phát từ thực tế sản xuất, tiêu thụ, tránh điều kiện chất lượng quá cao hoặc quá thấp.

- Khi xác định điều kiện chất lượng hàng XK, vừa phải xem xét tới nhu cầu thực tế của thị trường ngoài nước, vừa phải xem xét khả năng cung cấp hàng của các ngành sản xuất trong nước.

- Khi xác định điều kiện chất lượng hàng hóa NK cần xuất phát từ nhu cầu thực tế nước mình.

- Trong điều khoản chất lượng cần quy định một cách có chọn lựa các chỉ tiêu chất lượng.

- Khi quy định điều kiện chất lượng cần xem xét toàn diện, chú ý tới trọng số của mỗi chỉ tiêu cũng như tính thống nhất giữa chúng

- Điều kiện chất lượng nên rõ ràng, cụ thể, không nên sử dụng những từ ngữ mơ hồ như "ước khoảng", "trên dưới", "sai số hợp lý", để tránh dẫn đến tranh chấp do vấn đề chất lượng hàng giao gây nên.

Có thể quy định độ cơ động nhất định về chất lượng đối với một số loại hàng hóa

Nhằm bảo đảm thực hiện thuận lợi hợp đồng, có thể đưa ra một số quy định mềm dẻo, linh hoạt trong điều khoản chất lượng hợp đồng. Các phương pháp quy định linh hoạt thường thấy là:

- Chất lượng giao hàng đại thể tương đương hoặc gần như hàng mẫu. (Quality to be considered and being about equal to the sample).

- Sai số chất lượng cho phép (Quality tolerance). Sai số chất lượng cho phép là chỉ độ xê dịch chất lượng hàng được công nhận trên thị trường quốc tế.

- Xác định độ cơ động chất lượng nhất định: sử dụng khi sản phẩm có chất lượng không ổn định lắm (như nông sản phẩm sơ chế...) Về độ cơ động chất lượng có mấy cách đặt sau:

 + Quy định phạm vi nhất định. Quy định đối với chỉ tiêu chất lượng cho phép có một phạm vi xê xích nhất định. Ví dụ: Vải, khổ rộng 35/36 inch

 + Quy định giới hạn nhất định. Quy cách chất lượng đối với hàng được giao quy định theo giới hạn, tức lớn nhất, cao nhất, nhiều nhất là bao nhiêu; nhỏ nhất, thấp nhất, ít nhất là bao nhiêu.

Ví dụ: Trong hợp đồng xuất khảu gạo trắng Việt Nam, điều khoản phẩm chất có thể quy định như sau:

     Tấm : tối đa 35%

     Tạp chất: tối đa 0,4%

     Thủy phần: tối đa 14%

     Gạo mùa vụ: 2008      

2.4. ĐIỀU KIỆN SỐ LƯỢNG HÀNG HÓA

            Điều khoản này phản ánh số lượng hàng hóa được giao dịch gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng hoặc trọng lượng, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng

2.4.1. Đơn vị tính

Một số đơn vị đo lường theo tập quán buôn bán quốc tế:

            1MT = 1000kg

            1 tấn Mỹ ( 1 ST - short-ton) = 907,187 kg

            1 tấn Anh ( 1 LT - long-ton) = 1.016,047 kg

            1 pound = 0,454 kg

            1 ounce (với hàng hóa thông thường ) = 31,1035 kg

            1 ounce (với vàng bạc ) = 28,35 kg

Khi mua bán dầu mỏ, thường dùng các đơn vị đo lường sau:

            1 MT = 1000kg

            1 gallon Anh (1 UK gallon ) = 4,546 lít

            1 gallon Mỹ ( 1 US gallon) = 3,527 lít

            1 barrel dầu mỏ = 159 lít = 35 UK gallon = 42 US gallon

Khi mua bán vải, thường dùng các đơn vị:

            1m = 1,0936 yard

            1 yard = 0,936m

            1 feet = 0,3048 m

            1m = 3,281 feet

Khi  mua bán café, người ta thường dùng đơn vị bao (bag)

            1 bag Columbia = 72 kg

            1 bag Anh = 60 kg

            1 bag Singapore = 69 kg

            1 bag quốc tế = 50 kg

2.4.2. Phương pháp quy định số lượng:

- Phương pháp quy định chính xác: Phương pháp này thường được dùng với những hàng tính bằng cái, chiếc.

- Phương pháp quy định phỏng chừng :Khi thực hiện hợp đồng, các bên có thể giao nhận theo một số lượng cao hoặc thấp hơn số lượng quy định trong hợp đồng gọi là dung sai về số lượng. Phương pháp này thường áp dụng với những hàng hóa có đơn vị tính là mét, M3, M2, tấn, kg, lít..

Lưu ý:

- Trường hợp dung sai không được xác định và ghi trong hợp đồng thì phạm vi dung sai được hiểu theo tập quán buôn bán hiện hành đối với mặt hàng có liên quan. Ví dụ, trong tập quán buôn bán hàng ngũ cốc dung sai là ± 5%, hàng cà phê là ± 3%, cao su là ± 2,5%, gỗ là ± 10%; máy và thiết bị là ± 5% về trọng lượng hàng giao.

- Nếu trong hợp đồng  quy định về dung sai , thì thường quy định thêm phần dung sai đó do người mua, người bán hay người thứ 3 chọn ( Thường thì việc lựa chọn này dành cho người thuê phương tiện vận tải, ví dụ FOB - Buyer's option, CFR,CIF - Seller's option)

- Trong trường hợp đối tượng mua bán là hàng hóa thường xuyên biến động về giá cả, nếu cần nên có sự thỏa thuận cụ thể cách tính giá đối với dung sai để đề phòng một trong hai bên có thể lợi dụng bất chính về sự biến động giá cả

- Khi dùng các từ như "about", "approximately" thì trong phương thức thanh toán bằng L/C sẽ cho phép dung sai khối lượng và giá trị là 10%

2.4.3 Phương pháp xác định trọng lượng

- Trọng lượng cả bì (Gross weight - GW): Gross weight = Net weight + Tare. Phương pháp này thường áp dụng khi hàng hóa bên trong và bao bì bên ngoài cùng loại , cùng tính chất như nhau, hoặc khi hàng hóa bên trong thuộc hàng giá trị thấp và đơn giá của nó không cao hơn đơn giá bao bì (thức ăn gia súc)

- Trọng lượng tịnh (Net weight - NW): Đó là trọng lượng thực tế của bản thân hàng hóa. Nó bằng trọng lượng cả bì trừ đi trọng lượng của bao bì.

Pháp tính trọng lượng bì:

+ Theo trọng lượng bì thực tế (Actual tare)

+ Theo trọng lượng bì trung bình (Average tare)

+ Trọng lượng bì quen dùng (Customary tare)

+ Theo trọng lượng bì ước tính (Estimated tare)

+ Theo trọng lượng bì ghi trên hóa đơn (Invoiced tare).

- Trọng lượng thương mại: Đây là phương pháp áp dụng trong buôn bán những mặt hàng dễ hút ẩm, có độ ẩm không ổn định và có giá trị kinh tế tương đối cao như: tơ tằm, lông cừu, bông, len... Trọng lượng thương mại là trọng lượng của hàng hóa có độ ẩm tiêu chuẩn. Trọng lượng thương mại thường được xác định bằng công thức:

GTM = GTT (1+ WTC)/ (1+ WTT)

Trong đó: GTM là trọng lượng thương mại của hàng hóa

GTT là trọng lượng thực tế của hàng hoá ở điều kiện độ ẩm thực tế tương ứng;

WTC là độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hoá

 WTT là độ ẩm thực tế của hàng hoá.

Ví dụ tính toán: 1 tấn bông có độ ẩm 15% sẽ tương đương với bao nhiêu tấn bông có độ ẩm 14%, ta triển khai công thức trên:

                        GTM 14% = 1x (1+ 0.14)/(1+0.15) = 0,9913 (tấn)

- Trọng lượng lý thuyết: Trọng lượng thực tế được xác định đơn thuần bằng tính toán theo lý thuyết chứ không dựa vào thực tế cân, đong, đo đếm. Phương pháp này áp dụng cho hàng hóa có trọng lượng riêng không đổi như mặt hàng kim loại

2.4.4 Những điểm cần chú ý trong quy định điều khoản số lượng

Nắm chính xác số lượng ký kết

- Khi đàm phán giao dịch, cần nắm chính xác số lượng hàng hóa XK ký kết, khi đặt số lượng cụ thể cần xem xét mấy nhân tố dưới đây:

+ Tình hình cung cầu của thị trường ngoài nước.

+ Tình hình cung ứng nguồn hàng trong nước. Xác định số lượng ký kết hàng hóa XK cần thích hợp với năng lực sản xuất và tình hình cung ứng nguồn hàng trong nước.

+ Khi xác định số lượng ký kết hàng hóa XK, cần xem xét động thái giá cả thị trường của hàng hóa đó.

+ Số lượng hàng XK ký kết cần phù hợp với tình hình tài chính và năng lực của khách hàng nưóc ngoài

- Nắm vững số lượng hàng hóa NK. Để xác định hợp lý số lượng hàng hóa NK ký kết, thông thường phải xem xét những nhân tố sau:

+ Nhu cầu thực tế trong nước để xác định một số lượng ký kết, tránh NK một cách bừa bãi, bất hợp lý.

+ Xác định số lượng hàng hóa NK cần thích hợp với khả năng thanh toán trong nước, tránh lãng phí ngoại tệ và xuất hiện tình trạng nhập siêu bất hợp lý.

+ Khi đàm phán mua hàng NK còn cần căn cứ vào tình trạng thay đổi của tình hình thị trường quốc tế để xác định số lượng ký kết

Điều khoản số lượng cần cụ thể, rõ ràng

Để thuận tiện cho việc thực hiện hợp đồng và tránh gây ra tranh chấp, điều khoản số lượng trong hợp đồng cần phải cụ thể, rõ ràng. Ví dụ, khi quy định số lượng hàng hóa ký kết, cần đồng thời quy định đơn vị tính số lượng của hàng hóa này và địa điểm xác định số lượng.

2.5 ĐIỀU KIỆN BAO BÌ HÀNG HÓA

2.5.1 Phân loại và yêu cầu đối với bao bì hàng hóa

Phân loại bao bì hàng hóa

Căn cứ vào vai trò khác nhau của bao bì trong quá trình lưu thông, có thể chia thành hai loại hình là: bao bì vận chuyển và bao bì thực tế

- Bao bì vận chuyển: Phương thức đóng gói và tạo dáng của bao bì không giống nhau, trình độ bao bì cũng có sự khác biệt, điều này tạo nên tính đa dạng của bao bì vận chuyển. Bao bì vận chuyển chỉ dùng trong vận tải, không đi theo hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Người ta thường phân loại bao bì vận chuyển theo các dấu hiệu sau:

+ Căn cứ vào phương thức đóng gói, có thể phân thành hai loại: Bao bì vận chuyển đơn và Bao bì vận chuyển tập hợp

+ Căn cứ vào hình dáng bao bì, có thể phân thành các loại bao bì với hình dạng khác nhau như hòm, túi, bao, thùng và bó v.v...

+ Căn cứ vào vật liệu bao bì, có thể phân thành bao bì giấy, bao bì kim loại, bao bì gỗ, bao bì nhựa, bao bì đay, bao bì tre, rơm, bao bì thủy tinh và bao bì sứ v.v...

+ Căn cứ vào tính chất bao bì, có bao bì mềm, bao bì nửa cứng và bao bì cứng

+ Căn cứ vào mức độ đóng gói có thể phân thành hai loại là: Đóng gói toàn bộ (Full packed) và đóng gói cục bộ (Part packed).

- Bao bì tiêu thụ: Bao bì tiêu thụ còn gọi là bao bì trong, nó là bao bì tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa và cùng hàng hóa đi vào mạng lưới tiêu thụ, trực tiếp đối mặt với người tiêu dùng. Bao bì tiêu thụ thường có các loại sau:

+ Bao bì kiểu treo: là những bao bì có móc treo, dây móc, lỗ treo

+ Bao bì kiểu chồng xếp: là loại bao bì có tính vững chắc khi chồng xếp (như hộp) được gọi là kiểu chồng xếp.

+ Bao bì kiểu mang xách: Loại bao bì trên đó có bộ phận xách tay

+ Bao bì dễ mở: Đối với bao bì tiêu thụ đòi hỏi đóng kín có bộ phận mở đặc biệt, dễ mở miệng bao, ưu điểm của nó là sử dụng tiện lợi.

+ Bao bì phun: Bản thân bao bì của hàng hóa dạng lỏng có bộ phận phun tự động, nó giống như bình phun, sử dụng khá tiện lợi.

+ Bao bì đồng bộ: Đối với những hàng hóa cần liên kết lại với nhau, thường sử dụng bao bì đồng bộ

+ Bao bì tặng phẩm: Với những loại hàng hóa đem tặng, thường sử dụng loại bao bì chuyên dùng cho việc tặng quà.

+ Bao bì phức dụng: Loại bao bì này dùng để đóng gói hàng hóa bán ra, còn có thể dùng để đựng các hàng hóa khác hoặc để mọi người thưởng thức, nó có nhiều tác dụng.

Yêu cầu đối với bao bì hàng hóa

Yêu cầu đối với bao bì vận chuyển

- Phải phù hợp với đặc tính của hàng hóa. Ví dụ xi măng kỵ ẩm, hàng thủy tinh dễ vỡ, điều này đòi hỏi bao bì vận chuyển phải có tính năng chống ẩm, chống chấn động

- Phải phù hợp với nhu cầu của các phương thức vận chuyển khác nhau. Ví dụ bao bì vận chuyển đường biển cần chắc chắn, đồng thời có chức năng chống bẹp và va chạm

- Phải phù hợp quy định luật pháp của một số nước liên quan và yêu cầu của khách hàng.

- Phải thuận tiện cho việc thao tác của các nhân viên hữu quan vì bao bì vận chuyển cần phải qua bốc dỡ, dịch chuyển, lưu giữ, bảo quản, kiểm kê và kiểm nghiệm.

- Cần tiết kiệm chi phí với điều kiện bảo đảm bao bì chắc chắn.

Yêu cầu đối với bao bì tiêu thụ:

- Tiện cho bày bán: hình dáng kết cấu của hàng hóa và bao bì cần phải thích hợp với việc bày bán, triển lãm nhằm thu hút khách hàng và cung cấp cho người tiêu thụ chọn.

- Tiện cho nhận biết hàng hóa: Nên chọn dùng những bao bì bằng vật liệu trong suốt, hoặc phụ thêm các hình vẽ, hoặc chú thích bằng chữ viết trên bao bì tiêu thụ, làm cho dễ nhìn dễ hiểu, tiện cho nhận biết hàng hóa.

- Tiện cho mang xách và sử dụng

- Các thuyết minh, trang trí, ký mã hiệu và nhãn mác trên bao bì tiêu thụ cần vừa đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, vừa khoa học, rõ ràng và phù hợp với tập quán tiêu dùng và luật pháp quy định của từng thị trường nhằm thúc đẩy tiêu thụ.

2.5.2 Nội dung của điều khoản bao bì hàng hóa

Điều khoản bao bì hàng hóa trong hợp đồng TMQT thường bao gồm những nội dung về: Yêu cầu chất lượng của bao bì, phương thức cung ứng bao bì và giá cả của bao bì.

Phương pháp quy định chất lượng của bao bì

Để quy định chất lượng của bao bì, người ta có thể dùng một trong hai phương pháp sau đây:

- Quy định chung chất lượng bao bì phải phù hợp với một phương thức vận tải nào đó. Ví dụ: Bao bì đường biển thường có hình dạng là hình hộp, có độ bền khá đủ để chịu đựng sức ép của những hàng hóa khác chất xếp trong cùng hầm tàu trong khi chuyên chở,

- Quy định cụ thể về yêu cầu chất lượng đối với từng loại bao bì ngoài cũng như bao bì trong của hàng hóa

+ Yêu cầu về vật liệu làm bao bì

+ Yêu cầu về hình thức của bao bì

+ Yêu cầu về kích cỡ của bao bìv...

+ Yêu cầu về số lớp bao bì và cách thức cấu tạo mỗi lớp đó

+ Yêu cầu về đai nẹp của bao bì

+ Yêu cầu về trang trí, nhãn hiệu, ký mã hóa trên bao bì...

Phương thức cung ứng bao bì

Tùy theo sự thỏa thuận của các bên giao dịch, phương thức cung ứng bao bì thường có 3 cách sau:

- Do bên bán cung ứng bao bì, bao bì liền cùng hàng hóa giao cho bên mua. Đây là phương thức thông thường và phổ biến nhất trong TMQT.

- Do bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hóa, nhưng sau khi giao hàng, bên bán thu lại bao bì để tiếp tục sử dụng.

- Do bên bán yêu cầu bên mua cung ứng bao bì hoặc vật liệu bao bì trước để đóng gói, sau đó mới giao hàng.

Phương thức xác định giá cả bao bì hàng hóa

Việc tính giá của bao bì có thể có 3 trường hợp sau:

- Giá của bao bì được tính vào giá cả của hàng hóa, không tính riêng (Packing charges included).

- Giá cả của bao bì do bên mua trả riêng.

- Giá cả của bao bì được tính như giá cả của hàng hóa. Đây là trường hợp các bên thỏa thuận áp dụng điều khoản "cả bì coi như tịnh", nghĩa là giá cả của bao bì được tính như giá cả của bản thân hàng hóa và cả hai yếu tố này đều tính theo trọng lượng.

Ví dụ: Trong điều khoản bao bì có thể quy định như sau:

            1. §ãng gãi: Theo tiªu chuÈn ®ãng gãi xuÊt khÈu

            §ãng gãi: 2 thïng b»ng gç, mét thïng chøa 3.000 mÐt vµ mét thïng chøa 2.071 mÐt

            2. Ký m· hiÖu giao hµng:

                        Hîp ®ång sè: No. 0204/ VT-HS

                        Thïng sè:...

                        Träng l­îng tÞnh:...

                        Tæng träng l­îng:...

                        M« t¶ hµng ho¸: ...

2.6. ĐIỀU KIỆN GIÁ CẢ HÀNG HÓA

Trong hợp đồng TMQT, điều khoản giá cả thường bao gồm những nội dung như:

- Mức giá

- Đồng tiền tính giá

- Phương pháp quy định giá

- Sử dụng các loại giảm giá (chiết khấu).

2.6.1 Mức giá

Để xác định chính xác mức giá cần phải xem xét đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả, đồng thời định rõ điều kiện cơ sở giao hàng liên quan tới giá đó.

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả:

- Chất lượng của hàng hóa và bao bì của chúng

- Khoảng cách vận chuyển

 - Số lượng ký kết

- Điều kiện thanh toán và rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái

 Ngoài ra, còn có các nhân tố như độ dài ngắn của thời gian giao hàng, tập quán tiêu thụ thị trường, thị hiếu người tiêu dùng... cũng có những ảnh hưởng khác nhau tới việc xác định mức giá

- Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan tới giá cả: khi xác định giá cả, người ta luôn định rõ điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan tới giá đó.

2.6.2 Đồng tiền tính giá

Trên thực tế người ta hay dùng 1 số đồng tiền nhất định và đồng tiền này có vị trí quan trọng trong thị trường tiền tệ thế giới

Việc chọn đồng tiền cụ thể làm đồng tiền tính giá thường liên quan đến 2 vấn đề:

+ Vị thế người mua và người bán trong giao dịch mua bán.

+ Tập quán của một số ngành nhất định

Ví dụ, mua bán cao su, thiếc và một số kim loại màu khác thường thanh toán bằng bảng Anh; dầu lửa bằng đô la Mỹ ....

2.6.3 Phương pháp quy định giá

Trong TMQT, tùy theo từng trường hợp người ta có thể áp dụng các phương pháp quy định giá như sau: Giá cố định, giá quy định sau, giá linh hoạt và giá di động.

Giá cố định (Fixed price)

Là giá cả được qui định vào lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có sự thỏa thuận khác.

Ưu điểm:

Là phương pháp rõ ràng, cụ thể, chắc chắn và tiện tính toán.

Nhược điểm:

Giá cả quy định cố định trong hợp đồng, hai bên mua bán phải gánh chịu mọi rủi ro biến động giá cả từ lúc ký kết đến giao hàng, thanh toán và chuyển bán.

Phương pháp quy định giá không cố định

Giá quy định sau (usance price)

Là giá cả không được quy định ngay khi ký kết hợp đồng mua bán, mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Phương pháp này thường chỉ dùng cho hợp đồng của hai bên có mối quan hệ lâu dài vì cách quy định giá cả này dễ xảy ra việc hai bên có thể khó thỏa thuận giá cả do thiếu tiêu chuẩn làm giá rõ ràng.

Giá linh hoạt (Flexible price)

Giá linh hoạt còn được gọi là giá có thể chỉnh lại (Revisable price) là giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại sau này, vào lúc giao hàng nếu giá thị trường của hàng hóa đó có sự biến động tới một mức nhất định.

Tác dụng khi áp dụng phương pháp quy định giá không cố định:

- Giúp giải quyết tạm thời bất đồng giá cả hai bên, để đi đến thỏa thuận các điều khoản khác trước, sớm ký kết hợp đồng.

- Giải tỏa sự lo lắng về rủi ro giá cả cho khách hàng.

- Đối với nhà XK, có thể làm ăn đúng thời cơ; đối với nhà NK, có thể bảo đảm lợi nhuận chuyển bán nhất định.

Giá trượt  (Sliding scale price)

Theo phương pháp này giá cả cũng được xác định tại thời điểm ký hợp đồng nhưng mức giá này chỉ là giá tạm tính ban đầu còn giá thanh toán cuối cùng sẽ được xác định bằng cách là căn cứ vào giá tạm tính ban đầu kết hợp với sự biến động của yếu tố cấu thành nên mức giá.

Công thức tính: 

            

P1 = P0 (A + B + C )

Trong đó:  

P1 là giá cuối cùng, dùng để thanh toán;

P0 là giá cơ sở được quy định khi ký kết hợp đồng;

A, B, C thể hiện cơ cấu giá cả bằng mức % của các yếu tố mà tổng số là 1;

A là tỷ trọng của chi phí cố định;

B là tỷ trọng của các chi phí về nguyên vật liệu;

C là tỷ trọng của các chi phí về nhân công;

b1 là giá của nguyên vật liệu ở thời điểm xác định cuối cùng;

b0 là giá của nguyên vật liệu ở thời kỳ ký kết hợp đồng;

c1 là tiền lương hoặc chỉ số tiền lương ở thời điểm xác định cuối cùng;

c0 là tiền lương hoặc chỉ số tiền lương ở thời kỳ ký kết hợp đồng.

Khi không có sự biến động giữa hai thời điểm ký hợp đồng và thanh toán cuối cùng thì P1 = P0. Khi có sự biến động của các yếu tố thì sẽ làm giá thay đổi.

2.6.4. Giảm giá (chiết khấu)

Giảm giá hay còn gọi là chiết khấu là chỉ khoản cắt giảm phần trăm nhất định cho bên mua theo nguyên giá của bên bán, tức ưu đãi thích đáng về giá cả.

- Phân theo nguyên nhân giảm giá, có các loại giảm giá như:

+ Giảm giá do trả tiền sớm

+ Giảm giá thời vụ

+ Giảm giá đổi hàng cũ để mua hàng mới (trade - in)

+ Giảm giá đối với những thiết bị đã dùng rồi đôi khi đạt tới 50% so với giá thiết bị đó lúc còn mới..

+ Giảm giá do mua với số lượng lớn

- Phân theo cách tính các loại giảm giá, có các loại giảm giá như:

+ Giảm giá đơn

+ Giảm giá kép

+ Giảm giá tặng thưởng

Trong TMQT, khi quy định điều khoản giá cả, giảm giá thường được dùng chữ viết để biểu thị rõ ràng.

Ví dụ: CIF Singaporere 500 USD/MT, giảm giá 2%.

Hoặc có thể dùng con số tuyệt đối để biểu thị, ví dụ: "Mỗi tấn giảm giá 8 USD".

Ví dụ : Trong điều khoản thanh toán của hợp đồng có thể quy định như sau:

     - Đơn vị giá: 850USD/MT FOB HCM - Incoterms 2000

- Tổng giá trị:...

- hiết khấu 3% do mua trên 200MT

- Chi phí bao bì được tính trong giá hàng  ( hoặc chi phí bao bì bằng 0,2% giá hàng)

2.7. ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN TRẢ TIỀN

            Tham khảo:

            - UCP 600

            - Thanh toán và tín dụng xuất nhập khẩu - PGS.TS Lê Văn Tề

     Các điều kiện thanh toán quy định trong hợp đồng TMQT bao gồm:

     - Đồng tiền thanh toán

     - Địa điểm thanh toán

     - Thời hạn thanh toán

     - Phương thức thanh toán và điều kiện đảm bảo hối đoái.

2.7.1 Đồng tiền thanh toán

     Đồng tiền dùng vào việc thanh toán gọi là đồng tiền thanh toán (Money of payment). Đồng tiền thanh toán có thể bằng đồng tiền của nước XK hoặc bằng đồng tiền của nước NK hoặc bằng đồng tiền của nước thứ ba.

     Khi đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá là hai đồng tiền khác nhau, người ta phải xác định tỷ giá để quy đổi hai đồng tiền đó. Trong đó, đặc biệt người ta lựa chọn:

     - Đó là tỷ giá chính thức hay tỷ giá thị trường;

     - Đó là tỷ giá thị trường tiền tệ nào (ở nước XK, ở nước NK hay ở nước thứ ba).

     - Đó là tỷ giá mua vào hay tỷ giá bán ra.v.v...

2.7.2 Địa điểm thanh toán

     Địa điểm thanh toán trong TMQT có thể ở nước người NK, hoặc ở nước người XK hoặc ở nước thứ ba. Nhưng trong thực tế, địa điểm thanh toán thường là ở nước có đồng tiền được sử dụng để thanh toán.

2.7.3 Thời hạn thanh toán

     Về thời hạn thanh toán, thường có ba cách quy định sau: Trả tiền trước, trả tiền ngay hoặc trả tiền sau.

Trả tiền trước

     Là việc nhà nhập khẩu cam kết với nhà xuất khẩu vào một thời điểm trước khi giao hàng sẽ trả toàn bộ trị giá tiền hàng (trả trước), hoặc trả một phần trị giá tiền hàng (đặt cọc) trước khi người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua hoặc trước khi người bán thực hiện đơn hàng của người mua.

Ví dụ về trả trước tiền hàng:

     Công ty A (nhà nhập khẩu) mua một máy của công ty B (nhà xuất khẩu) ở Đài Loan. Trị giá hợp đồng là 100.000 USD. Công ty B yêu cầu trả trước 100% trị giá tiền hàng, điều đó có nghĩa là công ty A phải trả cho công ty B 100.000 USD mà không có được một sự đảm bảo liệu công ty A có giao máy hay không

     Rủi ro đối với điều kiện trả trước

Nhà nhập khẩu

Nhà xuất khẩu

- Chịu rủi ro lớn nhất không có một sự đảm bảo an tòan cho số tiền đã trả

- Về nguyên tắc, điều kiện thanh toán này chỉ áp dụng khi nhà xuất khẩu đáng tin cậy, khi hàng hóa thật cần thiết và chỉ khi không thể mua được loại hàng hóa nào tương tự ở nơi khác

- Không có rủi ro

     Ví dụ về đặt cọc tiền hàng:

     Công ty A (nhà nhập khẩu) mua một chiếc máy của công ty B (nhà xuất khẩu) ở Đài Loan. Trị giá hợp đồng 100.000 USD. Công ty B yêu cầu trả trước 10% trị giá tiền hàng, điều đó có nghĩa là công ty A phải đặt cọc trước cho công B 10.000 USD

     Khi công ty A không yêu cầu một sự đảm bảo nào cho khoản tiền đặt cọc (như bảo lãnh tiền đặt cọc bởi ngân hàng của công ty B) thì rủi ro có thể xảy ra với công ty A như việc giao máy không được thực hiện và tiền đặt cọc sẽ không được công ty B trả lại cho công ty A. Trong trường hợp này, hợp đồng thương mại phải quy định rõ khi nào 90% còn lại của trị giá hàng hóa sẽ được công ty A trả cho công ty B

     Rủi ro đối với điều kiện trả trước

Nhà nhập khẩu

Nhà xuất khẩu

- Chịu rủi ro lớn nhất không có một sự đảm bảo an tòn cho số tiền đã trả

- Việc đặt cọc được áp dụng nhiều trong lĩnh vực mua bán hàng hóa.Để giảm sự rủi ro đối với nhà nhập khẩu ở mức tối thiểu, cần phải có bảo lãnh tiền đặt cọc của ngân hàng nhà xuất khẩu

- Không có rủi ro

 

 

 

Trả tiền ngay

     Trong TMQT, trả tiền ngay là việc thanh toán vào trước lúc hoặc trong lúc người XK đặt chứng từ hàng hóa hoặc đặt bản thân hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua. Việc trả tiền ngay có thể được tiến hành bằng cách trả toàn bộ tiền hàng ngay một lúc, hoặc bằng cách trả từng phần.

     Việc trả toàn bộ tiền hàng ngay một lúc đòi hỏi người mua phải trả toàn bộ trị giá hàng theo một trong các điều kiện sau đây:

     - Khi nhận được điện báo của người XK về việc đã sẵn sàng để gửi hàng

     - Khi nhận được điện báo của người chuyên chở về việc đã hoàn thành việc bốc hàng ở địa điểm đã gửi hàng

     - Khi toàn bộ chứng từ quy định trong hợp đồng được trao cho người mua; sau một số ngày hoặc một số giờ ưu huệ nhất định kể từ khi toàn bộ chứng từ quy định được trao cho người mua.

     Việc trả ngay từng phần căn cứ vào điều kiện giao hàng có thể được quy định như sau: Người mua phải trả cho người bán một phần chủ yếu (80 - 90%) của tiền hàng khi người bán đã gửi hàng hoặc đã gửi chứng từ hàng hóa; phần còn lại (từ 5 - 20%) sẽ được trả khi người mua đã nhận hàng hoặc khi chấm dứt thời hạn bảo hành.

Trả tiền sau

     Người bán đã giao và người mua đã nhận hàng nhưng người mua chưa trả tiền. Thực chất đó chính là việc người bán cung cấp cho người mua 1 khoản tín dụng trong một thời hạn nhất định

     Công thức tính giá

     Pngay = Ptd / (1 + t.i)

     t là thời hạn tín dụng trung bình. t = (x1%.t1 + ... + xn%.tn)/ (x1%+...+ xn%)

     Khi người Mua phải trả trước: t mang dấu âm (-)

     Khi người Mua thanh toán ngay, t = 0

     Khi người Mua thanh toán sau, t mang dấu dương (+)

Ví dụ:

     Công ty A của Việt Nam nhận được hai chào hàng bán hàng X:

     Chào hàng 1: bán X với giá P1 = 300 $/MT. 30% thanh toán 3 tháng trước giao hàng, 50% thanh toán ngay, 20 % thanh toán 5 tháng sau khi giao hàng.

     Chào hàng 2: bán X với giá P2 = 280$/MT. 40% thanh toán 2 tháng trước giao hàng; 50% thanh toán ngay; 10% thanh toán 4 tháng sau giao hàng.

     Lãi suất 0,6%/tháng.Công ty A lựa chọn chào hàng nào

 

Hướng dẫn:

     Công ty A sẽ lựa chọn chào hàng nào có giá rẻ hơn. Để so sánh lựa chọn chào hàng nào có giá rẻ hơn, côngty A cần tính toán giá của X theo các chào hàng ở cùng điều kiện thanh toán ngay. Vì vậy áp dụng công thức trên để tính giá thanh toán ngay của P1 và của P2.

     P1ngay = 300/ (1+t1.i)

     t1 = 0,3(-3) + 0,5.0 + 0,2.5 = 0,1 tháng

     vì vậy, P1ngay = ... (thay số tính toán)

     Tương tự, tính P2ngay

     So sánh P1ngay và P2 ngay để lựa chọn.

2.7.4 Phương thức thanh toán (Mode of payment)

Phương thức trả tiền mặt (Cash payment)

     - Người mua thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi ký hợp đồng hoặc đặt hàng (CWD - Cash with order)

     - Thanh toán trước khi người bán giao hàng (CBD - Cash before delivery)

     - Thanh toán khi người bán giao hàng (COD - Cash on delivery)

     - Thanh toán khi người bán xuất trình chứng từ (CAD - Cash against documents)

     CAD (Cash Against Documents) hay COD (Cash On Delivery) là phương thức thanh toán trong đó tổ chức nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng ngọai thương sẽ yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo thỏa thuận.

                                                Hợp đồng thương mại

Nhà xuất khẩu

Nhà nhập khẩu

                                                                (3)

                      (5)     (4)    (2)                                                     (6)    (1)

Ngân hàng

 

Quy trình thanh toán:

Bước 1: Nhà nhập khẩu sẽ ký với ngân hàng một bản ghi nhớ (Memorandum) gồm 2 phần:

     + Mở một khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua cho người bán hưởng lợi, nhà nhập khẩu sẽ chuyển tiền vào tài khoản tín chấp, số dư tài khoản bằng 100% trị giá hợp đồng và được dùng để thanh toán cho nhà xuất khẩu

     +Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng.

Bước 2: Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu về việc tài khoản tín chấp đã được mở.

Bước 3: Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng với sự giám sát của đại diện nhà nhập khẩu.

Bước 4: Nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng

Bước 5: Ngân hàng kiểm tra chứng từ , đối chiếu với bản ghi nhớ ,nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu.

Bước 6: Ngân hàng sẽ chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhận hàng và tất toán tài khoản tín thác.

Ưu điểm:

- Thủ tục thanh toán cho bên xuất khẩu là rất nhanh chóng và đơn giản. Nhà xuất  rất có lợi vì giao hàng xong đã được thanh toán tiền luôn

Nhược điểm:

- Nhà nhập khẩu cần phải có văn phòng đại diện ở bên nước xuất khẩu vì trong bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu xuất trình có giấy chứng nhận của đại diện người mua về việc giao hàng hóa

- Nhà nhập khẩu phải kí quỹ để thực hiện phương thức này nên sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn ở ngân hàng.

- Nếu nhà xuất khẩu không giao hàng thì tiền kí quỹ sẽ không được hưởng lãi suất.

Phương thức chuyển tiền (Transfer)

Là phương thức thanh toán, trong đó người NK yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi người XK ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.

Quá trình tiến hành:

Ngân hàng chuyển tiền

Ngân hàng đại lý

 

 

                                                                     (4)

                             (3)         (2)                                                    (5)

                                                              

Người NK

Người XK

                                             

                                                                      (1)

Bước 1: Người XK giao hàng hóa và chứng từ cho người NK

Bước 2: Sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn, nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình. Trong đó phải ghi rõ ràng đầy đủ những nội dung như sau:

     - Tên và địa chỉ người xin chuyển tiền

     - Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản

     - Số tiền xin chuyển

     - Tên và địa chỉ người thụ hưởng, số tài khoản Ngân hàng của người thụ hưởng

     - Lý do chuyển tiền

     - Đồng thời kèm theo các chứng từ liên quan: giấy phép nhập khẩu, hợp đồng thương mại, tờ khai hải quan.

Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và người NK có đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người NK để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người NK.

Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người XK.

Việc chuyển tiền có thể được thực hiện bằng các hình thức sau:

+ Bằng thư (gọi là thư hối - Mail transfer - M.T., M/T): Ngân hàng chuyển tiền viết thư (có thể là lệnh trả tiền - Payment order, hoặc là giấy báo ghi có Avis credit) ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận.

+ Bằng điện báo (gọi là điện hối - Telegraphic transfer - T.T; T/T): Ngân hàng chuyển tiền điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận. Ngoài ra, còn có thể bằng phiếu (D/T; D.T. - Draft transfer...).

 Bước 5: Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người XK và gửi giấy báo có cho đơn vị đó.   

Nhận xét:

- Về vai trò của ngân hàng: Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràn buộc gì cả.

- Đây là phương thức đơn giản về thủ tục và thanh toán nhanh, nhưng việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, do đó nếu dùng phương thức này, quyền lợi của nhà xuất khẩu không đảm bảo, vì vậy ít được sử dụng.

- Người ta thường áp dụng phương thức thanh toán này trong thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu: chi phí vận chuyển, bảo hiểm, bồi thường thiệt hại hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước.

Phương thức ghi sổ (Open account)

Là phương thức thanh toán trong đó người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua. Sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó, đến thời hạn quy định (tháng, quý, năm...) người mua sẽ trả tiền cho người bán.

 

- Quá trình nghiệp vụ:

Ngân hàng bên mua

Ngân hàng bên bán

                                                                       (3)

                                   (3)                                                               (3)

                                                            

Người mua

Người bán

 

 

 

                                                                      (1)

                                                                                                                              

                                                                  (2)

(1): Người bán giao hàng và gửi chứng từ cho người mua.

(2): Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua.

(3): Đến kỳ hạn, người mua chuyển tiền thanh toán cho người Bán theo phương thức chuyển tiền.

Phương thức nhờ thu (Collection)

Là phương thức thanh toán trong đó, người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, ủy thác cho ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó.

Theo quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu, bản sửa đổi 1995, số xuất bản 552 do Phòng Thương mại quốc tế ấn hành, nghiệp vụ nhờ thu được định nghĩa như sau: " Nhờ thu là nghiệp vụ xử lý của ngân hàng đối với các chứng từ, theo đúng chỉ thị nhận được nhằm cho các chứng từ đó được thanh toán hoặc được chấp nhận, hoặc chuyển giao khi chứng từ được thanh toán hoặc được chấp nhận, hoặc chuyển giao chứng từ theo đúng các điều khoản và điều kiện khác"

Quá trình nghiệp vụ:

Người trả tiền

(Người NK)

Người ủy nhiệm

(Người XK)

 

                       

                            (6)           (1)                                           (3)             (4)

Ngân hàng B

Ngân hàng A

                                                                  (2)

                                                                   (5)

Bước 1,2,3: Chuyển chứng từ và chỉ thị nhờ thu

Bước 4: Người trả tiền trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

Bước 5: Ngân hàng B thanh toán hoặc gửi hối phiếu đã chấp nhận

Bước 6: Ngân hàng A thanh toán hoặc gửi hối phiếu đã chấp nhận

Các phương thức nhờ thu:

+ Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection): Là phương thức thanh toán mà người bán nhờ ngân hàng căn cứ vào hối phiếu mà mình lập ra để đòi tiền nhà nhập khẩu, còn chứng từ hàng hóa thì gửi thẳng cho người nhập khẩu, không gửi cho ngân hàng nắm giữ

Nhà xuất khẩu

Nhà nhập khẩu

 

                                               (1)

             (5)              (4)                                     (7)          (2)

Ngân hàng được ủy nhiệm nhờ thu

Ngân hàng nhận nhờ thu

 

                                                (3)

                                                (6)

Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu

Bước 2: Người xuất khẩu lập hối phiếu và uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu

Bước 3: Ngân hàng nhận nhờ thu chuyển hối phiếu cho ngân hàng được ủy nhiệm nhờ thu để thông báo cho người nhập khẩu biết

Bước 4: Ngân hàng thông báo chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp nhận hay thanh toán.

Bước 5: Người xuất khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán

Bước 6: Ngân hàng được ủy nhiệm nhờ thu trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sang ngân hàng nhận nhờ thu để ghi có cho người xuất khẩu trong trường hợp người nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho ngân hàng uỷ thác thu biết trong trường hợp người nhập khẩu từ chối trả tiền.

Bước 7: Ngân hàng nhận nhờ thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền.

Nhận xét:

Trong phương thức nhờ thu hối phiếu trơn ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hoá đã giao cho người nhập khẩu nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu được. Ngân hàng chỉ làm trung gian đơn thuần thu được tiền hay không Ngân hàng cũng thu phí, Ngân hàng không chiụ trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán .

Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên bán, vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chiụ trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán .

Nhà nhập khẩu cũng có thể gặp bất lợi trong trường hợp  hối phiếu đòi tiền đi quá nhanh, buộc họ phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền trong khi đó có thể hàng hóa đến chậm, và khi hàng hóa đến có thể không đủ về số lượng và không phù hợp về chất lượng

       Vì vậy nếu chỉ nên sử dụng phương thức này trong những trường hợp hai bên  hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau, giá trị hàng hóa nhỏ , thăm dò thị trường , hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ

+ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán (hối phiếu và chứng từ gửi hàng) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu đó với điều kiện là người mua phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng để họ đi nhận hàng.

Tùy theo thời hạn trả tiền, phương thức nhờ thu kèm chứng từ được chia thành hai loại:

* D/P - Documentary against payment - Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ, gọi tắt là nhờ thu trả tiền ngay.

* D/A - Documentary against acceptance - Nhờ thu chấp nhận trả tiền để đổi chứng từ, gọi tắt là nhờ thu trả chậm.

Nhà xuất khẩu

Nhà nhập khẩu

 

                                               (1)

    (6)           (5)       (4)                                     (8)          (2)

Ngân hàng được ủy nhiệm nhờ thu

Ngân hàng nhận nhờ thu

 

                                                (3)

                                                (7)

Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hoá

Bước 2: Người xuất khẩu gửi hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá đến ngân hàng nhận nhờ thu để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu

Bước 3: Ngân hàng nhận nhờ thu chuyển hối phiếu và bộ chứng từ sang ngân hàng được ủy nhiệm nhờ thu để thông báo cho người nhập khẩu

Bước 4: Ngân hàng được ủy nhiệm nhờ thu thông báo đã nhận được bộ chứng từ và chuyển hối phiếu đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

Bước 5: Người nhập khẩu chuyển lệnh thanh toán (đối với phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ D/P) hoặc ký chấp nhận thanh toán (đối với phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ D/A)

Bước 6: Ngân hàng được ủy nhiệm nhờ thu chuyển giao chứng từ hàng hóa

Bước 7: Ngân hàng được ủy nhiệm nhờ thu trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang cho ngân hàng nhận nhờ thu (đối với phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ D/P), hoặc chuyển giao hối phiếu đã chấp nhận (đối với phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ D/A)

Bước 8: Ngân hàng nhận nhờ thu báo có cho người xuất khẩu (đối với phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ D/P), hoặc chuyển hối phiếu đã chấp nhận (đối với phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ D/A)

Nhận xét:

- Trong phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ, người xuất khẩu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này dảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn. Đã có sự ràng buộc chặc chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc bên mua có nhận hàng và thanh toán hay không vẫn tuỳ thuộc vào thiện chí của người mua, như vậy quyền lợi của bên bán vẫn chưa được bảo đảm

- Những hạn chế khi sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ

     * Người mua có trách nhiệm thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán khi nhận được bộ chứng từ mà không có sự kiểm tra hàng hóa trước.

     * Trong phương thức này, ngân hàng hoàn toàn không chịu trách nhiệm thanh toán nên người xuất khẩu cũng gặp phải rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán này. Với phương thức nhờ thu kèm chứng từ D/P khi người xuất khẩu đã giao hàng mà người nhập khẩu từ chối bộ chứng từ hàng hóa thì người xuất khẩu phải chịu rủi ro vận chuyển hàng hóa ngược trở lại. Với phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ D/A thì người xuất khẩu gặp rủi ro trong thanh toán hối phiếu vì quyền sở hữu hàng hóa của người bán chấm dứt ngay khi người mua chấp nhận bộ chứng từ nhờ thu

- Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng phương thức thanh toán nhờ thu :

+ Khi áp dụng phương thức thanh toán này các bên liên quan sẽ tuân theo qui tắc thống nhất về nhờ thu URC (Uniform Rule for Collection) Theo URC 522 để tiến hành phương thức thanh tóan nhờ thu bên bán phải lập chỉ thị nhờ thu ( Collection Instruction ) gửi cho ngân hàng uỷ thác.

+ Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ nhờ thu chỉ được thực hiện theo đúng chỉ thị, với nội dung phù hợp qui định URC được dẫn chiếu. Chỉ thị nhờ thu là văn bản pháp ly điều chỉnh quan hệ giữa Ngân hàng với bên nhờ thu .

 

Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit)

Trong TMQT, các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ bao gồm:

- Người xin mở thư tín dụng: Là người mua, người NK hàng hoá.

- Ngân hàng mở thư tín dụng: Là ngân hàng đại diện cho người NK, nó cung cấp tín dụng cho người NK.

- Người hưởng lợi thư tín dụng: Là người Bán, người XK hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thỏa thuận mà trong đó ngân hàng đại diện cho người NK theo yêu cầu của người NK cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người XK hoặc chấp nhận hối phiếu do người XK ký phát trong phạm vị số tiền đó, khi người XK này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong một văn bản gọi là thư tín dụng (Letter of credit), viết tắt là L/C.

- Quá trình nghiệp vụ:

Ngân hàng thông báo L/C

 

Ngân hàng mở L/C

                                                                                        (2)

                                                                                        (5)

                                                                                        (6)

       

                                              (3)      (5)     (6)                                                (8)       (7)       (1)

 

Người bán

 

Người mua

 

                                                                                         (4)

 (1): Người mua làm đơn xin mở L/C và gửi cho ngân hàng mở L/C, yêu cầu mở L/C cho người bán hưởng.

        (2): Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người bán thông báo về việc mở L/C và chuyển L/C đến người bán.

(3): Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người bán toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C, và khi nhận được bản gốc L/C thì chuyển ngay cho người bán

(4): Người bán nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị người mua và ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng, đến khi chấp nhận mới giao hàng.

(5): Sau khi giao hàng, người bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C xuất trình cho ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo để đòi tiền.

(6): Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì trả tiền cho người bán. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người bán.

(7): Ngân hàng mở L/C đòi tiền người mua và chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

(8): Người mua kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền lại cho ngân hàng mở L/C, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.

- Tín dụng thư hoạt động theo hai nguyên tắc: Độc lập và tuân thủ nghiêm ngặt.

Độc lập: Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.

Tuân thủ nghiêm ngặt: Ngân hàng chỉ thanh toán nếu các chứng từ giao hàng hoàn toàn phù hợp với L/C, đúng với các chỉ dẫn của người mua.

- Các loại thư tín dụng:

Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của bên mua cam kết trả cho bên bán hoặc bất kỳ người nào theo lệnh của bên bán một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định khi bên bán xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định trong bức thư đó.

L/C là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Tín dụng thư hoạt động theo hai nguyên tắc: Độc lập và tuân thủ nghiêm ngặt.

Độc lập: Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó được hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, nhưng sau khi được thiết lập, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Điều này có nghĩa là ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán khi người bán xuất trình đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của L/C. Ngân hàng hoàn toàn không quan tâm đến hợp đồng và cũng không quan tâm đến hàng hóa thực.                                    

Tuân thủ nghiêm ngặt: Ngân hàng chỉ thanh toán nếu các chứng từ giao hàng hoàn toàn phù hợp với L/C, đúng với các chỉ dẫn của người mua. Theo nguyên tắc này, ngân hàng sẽ kiểm tra kỹ lưỡng và máy móc toàn bộ chứng từ người bán xuất trình. Nếu ngân hàng không phát hiện ra những sai biệt, thanh toán nhầm thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm.

 Trong thanh toán quốc tế, có nhiều loại thư tín dụng được sử dụng. Trong đó, có hai loại thư tín dụng chính là: Thư tín dụng hủy ngang và thư tín dụng không hủy ngang.

+ Thư tín dụng hủy ngang (Revocable letter of credit): Là loại L/C mà ngân hàng mở L/C và người NK có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có thể hủy bỏ vào bất cứ lúc nào mà không cần sự chấp thuận của người hưởng lợi L/C (bên bán, người XK). Trong thanh toán quốc tế, ít dùng loại L/C này vì L/C hủy ngang thực chất chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết trả tiền chắc chắn.

+ Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable letter of credit): Là loại thư tín dụng mà trong thời hạn hiệu lực của nó, ngân hàng không có quyền hủy bỏ hay sửa đổi nội dung thư tín dụng nếu không được sự đồng ý của người hưởng ngay cả khi người yêu cầu mở thư tín dụng (bên mua) ra lệnh hủy bỏ hay sửa đổi thư tín dụng đó. Như vậy, thư tín dụng không hủy ngang là cam kết chắc chắn đối với người bán trong việc thanh toán tiền hàng. Nên L/C không hủy ngang được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế, đó là loại L/C cơ bản nhất.

Theo UCP 600 thì nếu khi mở L/C mà không ghi rõ loại L/C nào thì được coi là L/C không thể hủy ngang. Thư tín dụng không hủy ngang lại có thể có:

* Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C): Là loại L/C không hủy ngang có thêm một yêu cầu được một ngân hàng khác xác nhận sẽ tả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Thông thường, ngân hàng xác nhận là ngân hàng thông báo thư tín dụng tại nước người bán.

     - Theo quy định của UCP 600 thì trách nhiệm pháp lý của ngân hàng xác nhận đối với người hưởng thụ cũng tương tự như ngân hàng mở L/C, nếu người thụ hưởng hoàn thành các điều khoản trong thư tín dụng

     - Áp dụng loại L/C này:

     + Người bán có sự tin tưởng chắc chắn trong thanh toán  vì cả hai ngân hàng: Ngân hàng phát hành L/C và ngân hàng xác nhận đều cam kết thanh toán

     + Về nguyên tắc thì người mua phải trả phí xác nhận nhưng trong thực tế người thụ hưởng phải trả phí xác nhận này.

     Do vậy việc áp dụng hay không áp dụng loại L/C này tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính của người bán đối với ngân hàng mở L/C

* Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recource L/C): Là loại L/C mà sau khi người XK đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại từ người XK trong bất cứ trường hợp nào.

Khi dùng loại L/C này, người XK khi ký phát hối phiếu phải ghi câu "without recource to drawers" (miễn truy đòi lại người ký phát) và trong L/C cũng phải ghi như vậy. Loại L/C không hủy ngang, miễn truy đòi cũng được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.

Xét về mặt thực hiện, thư tín dụng có thể là trả tiền ngay (At sight) hoặc trả tiền sau (With deferred payment) hoặc có thể chuyển nhượng được (Transferable) cho người thứ ba

Ngoài ra còn có thư tín dụng đối ứng (sử dụng trong mua bán đối lưu), thư tín dụng giáp lưng (sử dụng trong giao dịch tái xuất) (tham khảo trong "thanh toán và tín dụng quốc tế" - PGS.TS Lê Văn Tề)

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm hơn so với phương thức nhờ thu. Đối với người bán, nó đảm bảo chắc chắn thu được tiền hàng. Đối với người mua, nó đảm bảo rằng việc trả tiền cho người bán chỉ được thực hiện một khi người bán đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ và ngân hàng đã kiểm tra bộ chứng từ đó.

     Ví dụ về nội dung ghi trong điều khoản thanh toán: Trong điều khoản thanh toán có thể quy định như sau

            Thanh toán được thực hiện bằng đồng USD qua một thư tín dụng không huỷ ngang được mở bởi người Mua trong vòng 3 ngày sau ngày ký hợp đồng tại ngân hàng của người Mua, có giá trị hiệu lực trong vòng 45 ngày cho người Bán hưởng lợi, trả tiền ngay 100% trị giá hoá đơn khi người Bán xuất trình cho Ngân hàng phát hành bộ chứng từ trong vòng 7 ngày làm việc sau ngày giao hàng, bao gồm:

            + Bộ đầy đủ 3 vận đơn đường biển gốc, sạch, đã xếp hàng lên tầu, cước trả trước, theo lệnh của Ngân hàng phát hành

            + Ba bản gốc hoá đơn thương mại

            + Ba bản sao phiếu đóng gói

            + Giấy chứng nhận xuất xứ do phòng thương mại và công nghiệp Trung Quốc cấp

            + Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng

            + Hợp đồng bảo hiểm (bán CIF hoặc CIP)

 

Bài tập:

            Một hợp đồng xuất khẩu gạo có ghi

   - Tên hàng: gạo Việt nam.

- Phẩm chất: loại tốt

   - Giá cả: Giá FOB 470 đô la/tấn,

   - Giao hàng: Quý.

   - Bao bì: 50kg/ bao

   - Số lượng: 20.000 tấn

   - Thanh toán: Bằng L/C không hủy ngang.

   Hãy phân tích các điều khoản trên và nếu cần hãy viết lại các điều khoản đó cho chặt chẽ và đầy đủ hơn.

Hướng dẫn:

1. TÊN HÀNG: Gạo trắng Việt Nam

2. QUY CÁCH PHẨM CHẤT HÀNG HÓA:

Tấm : tối đa 35%

            Tạp chất: tối đa 0,4%

            Thủy phần: tối đa 14%

            Gạo mùa vụ: 2008      

3. SỐ LƯỢNG: 8.000 MT, dung sai 5% theo lựa chọn của người bán

4. GIÁ CẢ:

          Giá FOB Hải Phòng 470 USD/MT (giá được tính theo điều kiện FOB Haiphong được hiểu theo Incoterms 2000)

                   Thành tiền: 20.000 MT x 470 USD/MT = 9.400.000 USD

                  (Chín triệu bốn trăm USD)

5. THANH TOÁN:

            Đồng tiền thanh toán: USD

            Phương thức thanh toán: thư tín dụng không huỷ ngang được mở bởi người Mua trong vòng 3 ngày sau ngày ký hợp đồng tại ngân hàng của người Mua, có giá trị hiệu lực trong vòng 45 ngày cho người Bán hưởng lợi, trả tiền ngay 100% trị giá hoá đơn khi người Bán xuất trình cho Ngân hàng phát hành bộ chứng từ trong vòng 7 ngày làm việc sau ngày giao hàng, bao gồm:

            + Bộ đầy đủ 3 vận đơn đường biển gốc, sạch, đã xếp hàng lên tầu, cước trả trước, theo lệnh của Ngân hàng phát hành

            + Ba bản gốc hoá đơn thương mại; ba bản sao phiếu đóng gói

            + Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng do người giám sát độc lập phát hành.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin - C/O)

+ Giấy chứng nhận khử trùng cho hàng hóa.

6. ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG:

          Cảng giao hàng: đến cảng Victoria - HongKong

            Thời gian giao hàng: 20-25 ngày sau ngày mở L/C

            Giao từng phần: không được phép

            Chuyển tải: không được phép

            Thông báo trước giao hàng:  trong vòng 15 ngày trước ngày giao hàng, người Bán cần thông báo cho người Mua về tính sẵn có của hàng hoá, trị giá lô hàng.

            Thông báo đã giao hàng: trong vòng 48 giờ sau khi giao hàng, người Bán phải thông báo cho người Mua chi tiết về việc đã giao hàng, ngày giờ đã giao, số lượng và trị giá hàng, tên tầu chở hàng, số vận đơn và thời gian dự kiến tầu đến (ETA - Estimated Time of Arrival).

            - Thời gian xếp hàng(laytime) bắt đầu tính từ 13h nếu NOR (thông báo sẵn sàng) được trao trước buổi trưa và từ 8h sáng của ngày làm việc tiếp theo nếu như NOR được trao vào buổi chiều trong giờ làm việc. Trong trường hợp tàu đợi để thả neo vì cảng tắc nghẽn thì thời gian xếp hàng được tính sau 72h kể từ khi trao NOR

- Những vật chèn lót do người mua hoặc chủ tàu cung cấp và chịu phí tổn.

- Việc kiểm kiện trên bờ sẽ do người bán thực hiện và chịu phí tổn, việc kiểm kiện trên tàu sẽ do người mua hay chủ tàu chịu trách nhiệm và phí tổn.

- Mọi dạng thuế tại cảng giao hàng đều do người bán chịu.

- Thưởng phạt do thời gian xếp hàng sẽ được quy định trong hợp đồng thuê tàu.

- Tất cả những điều khoản khác sẽ theo hợp đồng thuê tàu .

7. ĐIỀU KIỆN BAO BÌ:

Gạo phải được đóng gói trong bao đay đơn, mới, trọng lượng tịnh mỗi bao 50kg, khoảng 50,6 kg cả bì, khâu tay ở miệng bằng chỉ đay xe đôi thích hợp cho việc bốc vác và vận tải đường biển; người bán sẽ cung cấp 0,2% bao đay mới miễn phí ngoài tổng số bao được xếp lên tầu.

2.8. ĐIỀU KIỆN KIỂM NGHIỆM HÀNG HÓA

2.8.1 Ý nghĩa của kiểm nghiệm hàng hóa

Kiểm nghiệm hàng hóa là một khâu quan trọng trong mua bán hàng hóa và là một nội dung không thể thiếu được trong hợp đồng TMQT.

Bất kể là luật pháp của một nước hay công ước quốc tế, đều thừa nhận và quy định bên mua có quyền tiến hành kiểm nghiệm hàng hóa mà mình đã mua, trừ trường hợp hai bên có những quy định khác.

2.8.2 Nội dung chủ yếu của điều khoản kiểm nghiệm hàng hóa

Điều khoản kiểm nghiệm trong hợp đồng TMQT quốc tế chủ yếu bao gồm:

- Thời gian, địa điểm kiểm nghiệm

- Cơ quan kiểm nghiệm, chứng nhận kiểm nghiệm

- Căn cứ kiểm nghiệm, phương pháp kiểm nghiệm.

Thời gian và địa điểm kiểm nghiệm

Thời gian, địa điểm kiểm nghiệm thường có quan hệ mật thiết với:

- Điều kiện cơ sở giao hàng sử dụng trong hợp đồng

- Hàng hóa và tính chất bao bì của chúng

- Tập quán buôn bán chuyên ngành, pháp lệnh Nhà nước....

+ Kiểm nghiệm ở nhà máy:

+ Kiểm nghiệm tại cảng bốc xếp trước khi bốc xếp hoặc khi bốc

+ Kiểm nghiệm ở cảng đích nước NK:

+ Kiểm nghiệm tại cảng bốc xếp nước XK, kiểm nghiệm tại cảng đích nước NK

+ Kiểm nghiệm trọng lượng tại cảng bốc xếp, kiểm nghiệm chất lượng tại cảng đích

Cơ quan kiểm nghiệm và chứng nhận kiểm nghiệm

- Cơ quan kiểm nghiệm trong TMQT là do ngành hoặc cơ quan chuyên nghiệp tiến hành, tên gọi của chúng có nhiều, thường gọi chung là cơ quan giám định, hoặc có khi do hai bên mua bán tự kiểm nghiệm hàng hóa.

- Giấy chứng nhận kiểm nghiệm là văn bản do cơ quan kiểm nghiệm cấp sau khi đã kiểm nghiệm, giám định hàng hóa XNK. Phạm vị sử dụng của giấy chứng nhận kiểm nghiệm khá rộng, vai trò của nó cũng rõ rệt, trong một cuộc giao dịch cụ thể, vai trò luật pháp của nó như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ý nguyện của hai bên mua bán, quy định pháp luật của các nước, thời gian, địa điểm kiểm nghiệm.... Do đó, để phân rõ trách nhiệm cần ghi rõ loại giấy chứng nhận cần thiết vào trong điều khoản kiểm nghiệm của hợp đồng.

Căn cứ để kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm

            Căn cứ để kiểm nghiệm:

Trong nghiệp vụ XNK, căn cứ để kiểm nghiệm chất lượng là hàng mẫu, tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật... (như trong điều kiện chất lượng đã trình bày ở trên).

Căn cứ để kiểm nghiệm số lượng là vận đơn đường biển, hóa đơn vận chuyển...

Các căn cứ này đều được ghi trong hợp đồng, thư tín dụng.

Về phương pháp kiểm nghiệm:

Phương pháp kiểm nghiệm chất lượng có thể là phương pháp cảm quan hay thí nghiệm, kiểm nghiệm số lượng bằng cách cân, đong, đo, đếm...

Tất cả những giao dịch ký kết theo hàng mẫu, trong hợp đồng cần đưa ra quy định về phương pháp lấy mẫu kiểm nghiệm bao gồm cách lấy mẫu, tỷ lệ mẫu, bảo quản mẫu....

Ví dụ: Trong điều khoản kiểm nghiệm hàng hóa có thể quy định như sau:

Cách 1: Hàng hoá cần được kiểm tra về chất lượng, số lượng và bao bì trước khi giao hàng/ trước x ngày so với ngày giao hàng thực tế bởi Vinacontrol ở cảng bốc hàng, kết qủa kiểm tra có tính chung them,  chi phí kiểm tra do người Bán chịu.

Cách 2: Hàng hoá cần được kiểm tra về chất lượng, số lượng, bao bì bởi SGS ở cảng đi trước khi xếp hàng lên tầu và bởi Vinacontrol ở cảng đến. Nếu có khác biệt thì lấy kết quả kiểm tra ở cảng đích là chung thẩm và ràng buộc cả hai bên.

 

 

 

2.9 ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG

Điều khoản giao hàng của hợp đồng phải quy định một cách cụ thể các nội dung cơ bản là:

- Thời hạn giao hàng

- Địa điểm giao hàng

- Phương thức giao hàng

- Thông báo giao hàng

 

2.9.1 Thời hạn giao hàng

Các phương pháp quy định thời hạn giao hàng

- Thời hạn giao hàng có định kỳ:

+ Giao hàng vào một ngày cố định, ví dụ: vào ngày 30/12/1999.

+ Giao hàng vào một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng

+ Giao hàng bằng một khoảng thời gian như:

+ Giao hàng bằng một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của một trong hai bên

- Thời hạn giao hàng ngay: Các bên giao dịch có thể thỏa  thuận giao nhanh (Prompt); giao ngay lập tức (Immediately); giao càng sớm càng tốt (As soon as possible) v.v... Ví dụ: ở Mỹ, người ta giải thích "giao ngay" là giao trong vòng 5 ngày sau khi ký hợp đồng, "giao gấp" là giao trong vòng 5 ngày đến 10 ngày sau khi ký hợp đồng.

- Thời hạn giao hàng không định kỳ:

+ Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (Shipment by first available steamer).

+ Giao hàng khi nào có khoang tàu (Subject to shipping space available).

+ Giao hàng sau khi nhận được L/C (Subject to the opening of L/C). Phương pháp quy định này chủ yếu dùng cho các trường hợp như:

+ Giao hàng khi nào xin được giấy phép XK (Subject to export license) v.v...

2.9.2 Địa điểm giao hàng

Việc lựa chọn địa điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức chuyên chở hàng hóa và đến điều kiện cơ sở giao hàng. Ví dụ khi thỏa thuận giao hàng theo điều kiện FOB Marseille, FOB Liverpool thì địa điểm giao hàng đã được quy định rồi.

            Trường hợp hai bên muốn quy định rõ ràng địa điểm giao hàng, có thể thỏa thuận theo các phương pháp sau

- Quy định cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến, cảng (ga) thông quan.

- Quy định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga)

- Quy định cảng (ga) khẳng định và cảng (ga) lựa chọn

2.9.3 Phương thức giao hàng

            Quy định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó:

- Giao nhận sơ bộ là việc giao nhận trong đó bước đầu xem xét hàng hóa, xác định sự phù hợp về chất lượng và số lượng hàng so với quy định trong hợp đồng. Trong khi giao nhận sơ bộ, người mua có quyền đòi hỏi khắc phục khuyết điểm hàng hóa trước khi giao hàng. Giao nhận sơ bộ thường tiến hành  ở ngay địa điểm sản xuất hàng hóa hoặc ở nơi gửi hàng

- Giao nhận cuối cùng có mục đích xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng về các mặt chất lượng, số lượng hàng, thời gian giao hàng.

Quy định việc giao nhận về số lượng và chất lượng hàng hóa:

- Giao nhận về số lượng là xác định số lượng thực tế của hàng được giao bằng các phương pháp cân, đo, đếm...

- Giao nhận về chất lượng là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu suất, kích thước, hình dáng và các chỉ tiêu khác của hàng đó để xác định sự phù hợp giữa chúng với quy định của hợp đồng.

2.9.4 Thông báo giao hàng

- Thông báo trước khi giao hàng

- Thông báo sau khi giao hàng

2.9.5 Những quy định khác về việc giao hàng

- Đối với những hàng hóa có khối lượng lớn, người ta có thể quy định "cho phép giao hàng từng đợt" (Partial shipment allowed) hoặc buộc phải giao "giao một lần" (Total shipment).

- Nếu trên dọc đường đi cần phải thay đổi phương tiện vận chuyển, người ta có thể quy định "cho phép chuyển tải" (Transhipment allowed).

- Nếu cảng gửi hàng ở gần cảng đến, khi hành trình của giấy tờ lại chậm hơn hành trình hàng hóa, người ta có thể quy định "vận đơn đến chậm được chấp nhận" (Stale bill of lading acceptable).

- Nếu người bán ủy nhiệm cho một người thứ ba thay mặt mình đứng ra giao hàng, người ta có thể quy định "vận đơn người thứ ba được chấp nhận" (Third party B/L acceptable).

Ví dụ: Trong điều khoản giao hàng có thể quy định:

            - Thêi gian giao hµng: trong vßng 2 tuÇn kÓ tõ ngµy nhËn ®­îc toµn bé trÞ gi¸ hîp ®ång

            - N¬i ®Õn: c¶ng HOCHIMINH

            - C¶ng giao hµng: c¶ng HANQUOC

            - Giao tõng phÇn: kh«ng ®­îc phÐp

            - ChuyÓn t¶i: kh«ng ®­îc phÐp

            - Th«ng b¸o giao hµng: trong vßng 48 giê sau khi hµng ho¸ ®­îc giao lªn tÇu, ng­êi B¸n ph¶i th«ng b¸o cho ng­êi Mua nh÷ng néi dung sau: Sè hîp ®ång, tªn hµng ho¸, sè l­îng. bao gãi, trÞ gi¸ hµng, tªn tÇu chë hµng, c¶ng bèc hµng, c¶ng ®Õn, sè hiÖu vËn ®¬n, ngµy bèc hµng vµ thêi gian dù kiÕn tÇu ®Õn (ETA - Estimated Time of Arrival).

2.10 ĐIỀU KIỆN KHIẾU NẠI

2.10.1 Khái niệm

Khiếu nại là việc một bên yêu cầu bên kia giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia đã gây ra, hoặc về những sự vi phạm điều đã được cam kết giữa hai bên.

2.10.2 Điều khoản khiếu nại trong hợp đồng TMQT

Thể thức khiếu nại

Trong TMQT, khiếu nại phải làm bằng văn bản và gồm những chi tiết sau: Tên của hàng hóa bị khiếu nại, số lượng/trọng lượng hàng, lý do khiếu nại, yêu cầu cụ thể của người mua về việc giải quyết khiếu nại.

Đơn khiếu nại thường phải được gửi bằng thư bảo đảm kèm theo tất cả những điều kiện cần thiết để chứng minh sự kiện như: Biên bản giám định, biên bản của cơ quan bảo hiểm, vận đơn, bảng kê chi tiết, giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa, phiếu đóng gói... Tất cả những chứng từ này đều phải dẫn chiếu đến số hiệu của hợp đồng và số hiệu của chứng từ vận tải có liên quan.

Ngày khiếu nại được tính từ ngày mà bưu điện nơi gửi đóng dấu lên thư bảo đảm.

Thời hạn khiếu nại

Là chỉ thời hạn hữu hiệu để bên khiếu nại đưa ra yêu cầu khiếu nại đối với bên vi phạm hợp đồng. Thời hạn khiếu nại phụ thuộc vào 2 yếu tố:

- Ưu thế của bên mua và bên bán. Nếu thị trường ở phía bên người mua thì thời hạn khiếu nại sẽ kéo dài hơn

- Phụ thuộc vào hoàn cảnh cơ lý hóa của hàng hóa giao dịch. Ví dụ:Thời hạn khiếu nại đối với hàng tươi sống thường ngắn hơn so với hàng thông thường, thời hạn đối với hàng tiêu dùng ngắn hơn so với thời hạn khiếu nại về thiết bị máy móc...

Khi quy định thời hạn khiếu nại, cần đưa ra quy định cụ thể thời gian bắt đầu tính của thời hạn khiếu nại, thông thường có các phương pháp bắt đầu tính của thời hạn khiếu nại sau:

- Bắt đầu tính một số ngày sau khi hàng tới cảng đích.

- Bắt đầu tính một số ngày sau khi hàng tới cảng đích bốc rời tàu.

- Bắt đầu tính một số ngày sau khi hàng tới trụ sở kinh doanh của bên mua hoặc nơi sử dụng.

- Bắt đầu tính một số ngày sau khi hàng hóa được kiểm nghiệm.

Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan

Nếu người mua có khiếu nại, người ta còn quy định nghĩa vụ của người mua phải:

- Để nguyên trạng hàng hóa, có sự bảo quản cẩn thận, đồng thời báo cho người bán biết về nơi để hàng và về thời hạn hàng đó sẵn sàng để kiểm tra lại.

- Lập biên bản giám định về tất cả những khuyết tật đã được phát hiện, theo những nguyên tắc hiện hành ở nước người mua.

- Gửi cho người bán đơn khiếu nại lập đúng theo thủ tục và đúng trong thời hạn đã được thỏa thuận.

Cách thức giải quyết khiếu nại

- Giao tiếp những hàng hóa bị thiếu hụt hoặc bằng những đợt giao hàng riêng, hoặc bằng cách giao thêm trong đợt giao hàng sau;

- Chuyên chở trở lại những hàng đã bị khiếu nại và hoàn lại tiền cho người mua;

- Sửa chữa khuyết tật của hàng hóa đã khiếu nại với phí tổn do người bán chịu;

- Thay thế những hàng đã bị khiếu nại bằng hàng hóa khác phù hợp với điều kiện kinh tế - kỹ thuật đã được thỏa thuận với mọi chi phí thay thế hàng đều do người bán chịu;

- Giảm giá đối với số hàng đã bị khiếu nại hoặc đánh sụt giá toàn bộ lô hàng theo tỷ lệ thuận với mức khuyết tật;

- Khấu trừ một số tiền nhất định về hàng hóa bị khiếu nại trong khi thanh toán lô hàng sau của cùng một hợp đồng hoặc của một hợp đồng khác.

Ví dụ: Trong điều khoản khiếu nại và giải quyết khiếu nại có thể quy định như sau:

- Trong trường hợp chất lượng hoặc số lượng của hàng hoá không phù hợp hợp đồng mua bán Quốc tế, người Mua được quyền khiếu nại người Bán trong vòng 3 tháng (đối với khiếu nại số lượng) hoặc 6 tháng (đối với khiếu nại chất lượng).

- Khiếu nại cần được làm bằng văn bản (đơn thư khiếu nại) và được gửi cho người Bán kèm các chứng từ cần thiết liên quan: bản sao hợp đồng mua bán, những chứng từ kiểm nghiệm số/ trọng lượng và chất lượng, hoá đơn thương mại.

- Người Bán sẽ phải trả lời khiếu nại của người Mua chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn thư khiếu nại. Người Bán sẽ cử chuyên gia sửa chữa hoặc chịu chi phí sửa chữa hoặc giao hàng bù hoặc giao hàng thay thế hoặc giảm giá hàng bán.

2.11 ĐIỀU KIỆN BẢO HÀNH

Bảo hành là sự bảo đảm của người bán về chất lượng hàng hóa trong một thời gian nhất định. Thời hạn này gọi là thời hạn bảo hành. Thời hạn này được coi là thời hạn giành cho người mua phát hiện những khuyết tật của hàng hóa.

Trong điều kiện bảo hành, người ta thường thỏa thuận về:

- Phạm vi bảo đảm của hàng hóa

- Thời hạn bảo hành

- Trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành.

Ví dụ: Đối với điều khoản bảo hành có thể quy định như sau:

Người Bán bảo đảm rằng hàng hoá được làm từ nguyên liệu tốt nhất với tay nghề lao động có trình độ hạng nhất, nhãn hiệu mới (sản xuất năm 2004) và chưa sử dụng, và bao gồm tất cả các chi tiết với quy cách phẩm chất phù hợp các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế liên quan.

Người Bán sẽ bảo hành miễn phí đối với mọi khiếm khuyết về nguyên vật liệu và tay nghề lao động trong vòng một năm kể từ ngày giao hàng. Tuy nhiên, việc bảo hành này không mở rộng cho trường hợp sử dụng sai hướng dẫn, tai nạn hay lạm dụng; sửa chữa hay thay thế không đúng quy định trong bất kể hoàn cảnh nào.

Trong vòng 90 ngày sau khi hàng đến cảng đến, quy cách phẩm chất của hàng hoá cần được kiểm tra để phát hiện sự không phù hợp với những quy định trong hợp đồng, trừ khi những khiếu nại về chất lượng đó do người bảo hiểm hoặc người chuyên chở chịu trách nhiệm. Người Mua, với chứng nhận kiểm nghiệm của tổ chức kiểm nghiệm được chỉ định (VINACONTROL), có quyền yêu cầu người Bán (tên người Bán) thay thế hàng hoá mới, hoặc bồi thường và chi trả (chẳng hạn phí kiểm nghiệm, phí lắp đặt, cước vận chuyển hàng trả về và hàng thay thế, phí bảo hiểm, phí lưu kho, phí bỗc dỡ hàng, v.v.)

Nếu cần thiết, người Bán sẽ yêu cầu bên thứ ba tiến hành kiểm nghiệm lại hàng hoá.

Người Bán sẽ giải quyết bất kể khiếu nại nào của người Mua trong vong 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn thư khiếu nại.

2.12 ĐIỀU KIỆN VỀ TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG

2.12.1 Khái niệm

            Bất khả kháng là trường hợp  những nhân tố khách quan tác động làm cho hợp đồng không thể thực hiện được và trong những trường hợp này không ai bị coi là phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

2.12.2. Quy định về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

            Để giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra sau này, trong điều khoản bất khả kháng phải nêu đầy đủ 3 điều khoản sau:

            - Các sự kiện nào được xem là bất khả kháng:

            + Sự kiện không thể lường trước được, mang tính bất ngờ

            + Sự kiện mà người mua, người bán không thể vượt qua được

            + Sự kiện đó phải xảy ra từ phía bên ngoài, mang tính khách quan

            - Thủ tục ghi nhận sự kiện bất khả kháng và thông báo về bất khả kháng

            - Cách giải quyết hậu quả của trường hợp bất khả kháng

2.12.3. Những vấn đề cần lưu ý:

            - Thường chỉ các hợp đồng  giá trị lớn, thời hạn thực hiện dài

            - Theo quy định của ICC về nghĩa vụ thông báo thì bên gặp trường hợp bất khả kháng phải có nghĩa vụ thông báo trong khoảng thời gian sớm nhất, ngay sau khi biết trường hợp bất khả kháng xảy ra, nếu không thể gửi thông báo về sự cố, các bên sẽ không được  miễn trách về những thiệt hại và tổn thất gây ra

            Ví dụ: Một hợp đồng quy định điều khoản bất khả kháng như sau:

Nếu một trong hai bên bị ngăn cản hoặc bị chậm trễ trong việc thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào của hợp đồng này bởi các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát hợp lý của mình thì sự kiện này sẽ được coi là bất khả kháng, và bên này sẽ không được coi là có lỗi và không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào với bên kia theo hợp đồng này.

Các sự kiện bất khả kháng bao gồm nhưng không hạn chế ở: chiến tranh (cho dù có tuyên bố hay không), bạo động, khởi nghĩa, các hành động tẩy chay hoặc tương tự, đình công, các dự luật mới hoặc sự điều chỉnh của Chính phủ, chậm trễ do việc hành động hoặc không hành động của Chính phủ hoặc bất kỳ hành động của bất kỳ công ty giám định nào; cháy, nổ, hoặc các tai nạn không thể tránh khỏi; lũ lụt, bão, động đất, hoặc các hoàn cảnh tự nhiên không bình thường khác.

2.13 ĐIỀU KIỆN TRỌNG TÀI

2.13.1 Khái niệm

Khi tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, cần áp dụng biện pháp thích đáng, giải quyết chính xác các tranh chấp. Trọng tài là một biện pháp xử lý thích hợp các tranh chấp đó.

 Biện pháp trọng tài là chỉ biện pháp hai bên mua bán thỏa thuận bằng văn bản trước khi xảy ra hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, tự nguyện giao tranh chấp cho người thứ ba là trọng tài mà hai bên đồng ý để phán quyết, nhằm giải quyết tranh chấp.

Do trọng tài phán quyết tranh chấp theo trình tự trọng tài mà pháp luật cho phép, nên sự phán quyết đó có sự ràng buộc về pháp luật, hai bên đương sự phải tuân thủ chấp hành.

2.13.2 Nội dung của điều khoản trọng tài trong hợp đồng TMQT

Khi các bên giao dịch thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì họ phải xác định một loại hình trọng tài.

- Nếu đó là trọng tài quy chế tức là trọng tài hoạt động thường xuyên theo một quy chế định sẵn, thì họ phải tuân theo quy chế đó.

- Nếu là trọng tài vụ việc thì họ phải quy định tất cả những gì liên quan đến việc thành lập và cách hoạt động của Ban trọng tài đó. Trong trường hợp này, những vấn đề thường được các bên quy định là:

+ Địa điểm trọng tài

+ Trình tự tiến hành trọng tài

+ Luật áp dụng vào xét xử

+ Việc chấp hành tài quyết.

Địa điểm trọng tài

Trình tự tiến hành trọng tài

Nhìn chung, có những bước sau:

Thỏa hiệp trọng tài:

Đơn xin trọng tài thường bao gồm các nội dung:

- Tên, địa chỉ người khiếu nại; người bị khiếu nại.

- Thỏa thuận trọng tài mà người khiếu nại dựa vào.

- Yêu cầu của người khiếu nại và sự thực, chứng cứ dựa vào.

Tổ chức ủy ban trọng tài

Ủy ban trọng tài có thể được thành lập bằng một trong hai cách sau:

- Mỗi bên chọn một trọng tài viên trong danh sách của cơ quan trọng tài, các trọng tài viên chọn ra một trọng tài viên thứ ba (Third arbitrator). Trọng tài viên thứ ba có thể làm chủ tịch ủy ban trọng tài. Hoặc có thể do chủ tịch cơ quan trọng tài chỉ định tịch ủy ban trọng tài để xét xử.

- Hai bên cùng chọn hoặc nhờ chủ tịch cơ quan trọng tài chỉ định một trọng tài viên để xét xử.

Tiến hành xét xử

Sau khi được tổ chức xong, ủy ban trọng tài xác định ngày, giờ xét xử và thông báo cho các bên liên quan biết.

Hòa giải

Căn cứ vào quy tắc trọng tài, cơ quan trọng tài và ủy ban trọng tài có thể tiến hành hòa giải đối với vụ việc mà mình thụ lý.

Thu thập chứng cứ

Để hiểu rõ vụ việc khi xét xử, các đương sự cần đưa ra chứng cứ về sự thực mà anh ta dựa vào để khiếu nại hoặc liên hệ, ban trọng tài có thể tự mình điều tra khi thấy cần thiết để thu thập chứng cứ.

Tài quyết

Tài quyết là khâu cuối cùng trong trình tự trọng tài. Sau khi phán quyết của ủy ban trọng tài được đưa ra trình tự trọng tài của vụ việc tự kết thúc, quyết định của ủy ban trọng tài (được thành lập theo cách thứ nhất) phải được thông qua bằng đa số. Vì việc áp dụng của trọng tài là lấy sự tự nguyện của hai bên đương sự làm cơ sở, do đó họ phải thừa nhận và chấp hành phán quyết của trọng tài.

Chi phí trọng tài

Theo tập quán của nhiều nước, mọi chi phí trọng tài đều do bên thua kiện chịu. Tuy nhiên, tốt nhất là các bên thỏa thuận cụ thể vấn đề này trong điều khoản trọng tài.

Luật dùng để xét xử

Hoặc được hai bên thỏa thuận quy định trước hoặc do ủy ban trọng tài lựa chọn, hoặc được chọn căn cứ vào địa điểm trọng tài, nếu các bên không thỏa thuận trước.

Chấp hành tài quyết

Hai bên cũng cần thỏa thuận quy định trước việc chấp hành tài quyết nhằm đảm bảo cho tài quyết được thực hiện đầy đủ.

Ví dụ: Một hợp đồng quy định điều khoản trọng tài

Trong trường hợp có sự khác biệt về quan điểm, tranh chấp giữa hai bên Bán và Mua liên quan hợp đồng này mà không thể tự giải quyết bằng thoả thuận hiệp thương giữa các bên thì được giải quyết bởi Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cạnh phòng Thưong mại và Công nghiệp VIệt Nam theo những quy tắc của trung tâm trọng tài này. Phán quyết của trọng tài có giá trị cuối cùng và ràng buộc các bên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG III

QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO DỊCH ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG  MẠI QUỐC TẾ

 

3.1. QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO DỊCH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3.1.1 Các hình thức giao dịch trong thương mại quốc tế:

3.1.2.Quản trị quá trình giao dịch trong thương mại quốc tế

3.2. QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3.2.1 . Khái niệm, phân loại, đặc điểm và nguyên tắc đàm phán

3.2.2. Các hình thức đàm phán và phương pháp tiếp cận

3.2.3. Các kỹ thuật và chiến thuật đàm phán.

3.2.4. Văn hoá với phong cách đàm phán

3.2.5. Quy trình đàm phán thương mại quốc tế

3.3.HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3.3.1. Khái niệm, bản chất và phân loại hợp đồng thương mại quốc tế

3.3.2. Nội dung cơ bản của một hợp đồng

3.3.3. Một số chú ý khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1. QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO DỊCH TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3.1.1 Các hình thức giao dịch trong thương mại quốc tế:

Hỏi giá:

- Hỏi giá là việc người mua đề nghị người bán cho biết giá cả và các điều kiện thương mại cần thiết để mua hàng.  Mục đích là để tìm kiểm thông tin và nhận được các báo giá với thông tin đầy đủ nhất.

- Hỏi giá phải có trọng tâm, thông thường một thư hỏi giá thường có các nội dung sau:  Tên hàng, quy cách phẩm chất, chất lượng bao bì, điều kiện giao hàng, điều kiện thương mại khác...

7 nội dung cơ bản của thư thương mại

- Người gửi

- Người nhận

- Ngày tháng năm

- Mở đầu thư

- Nội dung chính

- Kết thúc thư

- Chữ ký

Cách viết thư hỏi hàng:

            + Phần mở đầu: Có 2 trường hợp

            * Nếu người mua và người bán chưa biết nhau thì người mua nên có những câu nghi lễ để mở đầu nêu rõ lý do gởi thư hỏi hàng đến  người bán

            * Nếu người mua và người bán là khách hàng quen thuộc thì trong thư nên bỏ bớt những câu nghi lễ, trình bày ngay đến vấn đề người mua có yêu cầu

            + Phần thân thư: Người mua nêu rõ:

            * Tên và quy cách hàng muốn mua

            * Đề nghị người bán cung cấp đơn giá, catalogue hoặc thiết kế sản phẩm, cung cấp các thông tin khác có liên quan đến lô hàng như: khả năng cung cấp, thời gian cung cấp, cách thức và thời hạn thanh toán.

            + Phần kết của thư: Người mua tỏ ý mong muốn người bán phúc đáp các yêu cầu của thư

Một số lưu ý khi viết thư hỏi hàng:

            - Để lựa chọn được người cung cấp tốt, người mua nên gửi nhiều thư qua email hoặc fax cho nhiều người bán. Tuy nhiên nên tránh gửi quá nhiều dẫn tới cầu giả tạo khiến người bán có tâm lý chờ đợi hoặc phát giá cao bất lợi cho người mua.

            - Trong thư người mua không nên bộc lộ rõ giá mà mình mong muốn. Nhưng để tránh phải giao dịch nhiều, trong thư hỏi hàng người mua nên nêu các thông tin để người bán phát giá cho sát như: mua nhiều hay ít? Cần giao hàng gấp hay không? Điều kiện thương mại mong muốn lựa chọn? phương thức thanh toán...

Ví dụ: Công ty SUNIMEX ở Việt Nam (Địa chỉ:71-79 Đồng Khởi - Q1 - TPHCM có ý định hợp tác với nhà cung cấp Swiss Singapore Overseas Enterprises PTE.LTD (Đia chỉ: 3 Shenton Way, 14-01 Shenton House, Singapore). Thông qua mẫu tin trên mạng, công ty biết rằng công ty Swiss Singapore Overseas Enterprises PTE.LTD là công ty xuất khẩu hạt điều thô có uy tín. Công ty cần thu thập thông tin chung về hàng hóa

Thư cần lưu ý nội dung gì. Để nhận được chào hàng có lợi nên lưu ý nội dung gì

Viết thư hỏi hàng

                                                                         SUNIMEX

                                                                         71-79 Đồng Khởi, Q1, TPHCM,

                                                                         Việt Nam

     Giám đốc kinh doanh

     SWISS SINGAPORE OVERSEAS ENTERPRISES PTE.LTD

     3 Shenton Way, 14-01 Shenton House,

     Singapore

                                                                                             Ngày 14/1/2008

     Kính thưa quý ông,

     Chúng tôi đã đọc được một mẫu tin trên mạng Internet về mặt hàng HẠT ĐIỀU THÔ của quý công ty

     Chúng tôi rất quan tâm đến việc chế biến hạt điều thô thành nhiều loại sản phẩm điều xuất khẩu khác nhau, đặc biệt là loại hạt điều thô có tối đa 220 hạt/kg (vụ mùa mới 2007)

     Hãy gửi cho chúng tôi hàng mẫu và bảng báo giá theo giá CIF cảng TPHCM nếu có thể. Chúng tôi sẽ rất biết ơn nếu quý ông có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về loại hàng này.

     Chúng tôi mong nhận được tin quý ông

     Trân trọng

     Giám đốc kinh doanh

 

Chào hàng, báo giá (offer):

- Chào hàng (offer) là một đề nghị ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa được chuyển cho một hay nhiều người xác định

- Chào hàng có thể do người mua đưa ra (chào mua hàng) hoặc người bán đưa ra (chào bán hàng) à đa phần đều là do người bán đưa ra.

Các loại chào hàng:

- Phân theo mức độ chủ động của người chào hàng:

+ Chào hàng chủ động: là việc người xuất khẩu chủ động chào hàng khi chưa có thư hỏi hàng của người nhập khẩu.

            Cách viết thư chào hàng chủ động:

            + Phần đầu thư: giới thiệu về công ty của mình và nêu lý do gửi thư chào hàng đến khách

            + Phần chính của thư: Giới thiệu về sản phẩm, tính ưu việt của sản phẩm so sánh với các loại sản phẩm khác, khả năng cung cấp, điều kiện thanh toán, cách thức bán hàng...

            + Phần cuối thư: thể hiện sự mong muốn được phục vụ khách hàng

            Ví dụ: Công ty Vinalimex gửi thư chào hàng chủ động cho công ty Alied Agro LTD

                                                            VINALIMEX

                                                            27-28 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TPHCM,

                                                           Việt Nam

     Giám đốc kinh doanh

     Allied Agro Ltd.

     Flat 3, The Terraces, 12 Queen's Terraces, London, NW8 6DF,England

                                                                                             Ngày 4/5/2008

     Kính thưa quý ông,

     Qua phòng Thương mại và công nghiệp ở thành phố, chúng tôi được biết quý ông có kinh doanh các sản phẩm cà phê đã qua chế biến.

     Chúng tôi xin tự giới thiệu mình là nhà sản xuất cà phê đã qua chế biến có nhiều kinh nghiệm trong mua bán ngoại thương và chúng tôi đang quan tâm đến việc phát triển thị trường của mình sang các nước Châu Âu. Chúng tôi xin đính kèm theo thư này bản chào hàng và tập san hàng hóa của mình, nếu quý ông cần biết thêm thông tin, xin hãy lien hệ với chúng tôi.

     Chúng tôi mong nhận tin từ quý ông trong thời gian gần

     Trân trọng

     Giám đốc kinh doanh

+ Chào hàng bị động: người bán nhận được thư hỏi giá của người mua và trả lời

            Cách viết thư chào hàng bị động:

            + Mở đầu thư: Cảm ơn khách hàng đã quan tâm gửi thư đến công ty mình

            + Phần nội dung chính của thư:

            *Nếu người bán đang sẵn có hàng hóa mà người mua quan tâm thì cung cấp ngay những thông tin: giá cả, khả năng cung cấp, thời hạn có thể giao hàng, điều kiện giảm giá...và gửi kèm theo catalogue, hàng mẫu (nếu có)

            *Nếu người mua chưa sẵn có hàng trong thời hạn người mua mong muốn thì tỏ ý tiếc và qua thư có thể quảng cáo giới thiệu những sản phẩm khác mà công ty đang có

            + Phần cuối thư: Tỏ ý mong muốn phục vụ các nhu cầu của khách hàng

Ví dụ: Công ty Swiss Singapore Overseas Enterprises PTE.LTD. sau khi nhận được thư hỏi hàng, gửi thư chào hàng bị động cho công ty SUNIMEX

                                                SWISS SINGAPORE OVERSEAS ENTERPRISES PTE.LTD

                                                3 Shenton Way, 14-01 Shenton House,

                                                Singapore

     Giám đốc kinh doanh

     SUNIMEX

     71-79 Đồng Khởi, Q1, TPHCM

     Việt Nam

                                                                                             Ngày 21/1/2207

     Kính thưa quý ông,

     Chúng tôi cảm ơn thư của quý ông ngày 14/1/2007 đã gửi hỏi về hạt điều thô của chúng tôi

     Chúng tôi xin đính kèm theo thư này bản báo giá mới nhất của chúng tôi cùng với nhiều loại hàng mẫu khác nhau. Tất cả giá được báo theo điều kiện cơ sở giao hàng là FOB cảng TPHCM như quý ông đã yêu cầu

     Chúng tôi mong nhận được thư đặt hàng của quý ông. Nếu quý ông còn muốn biết thêm thông tin nào nữa, xin hãy cho chúng tôi biết .

     Trân trọng

     Sales Manager

- Phân loại chào hàng căn cứ vào mức độ ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng với nội dung chào hàng:

+ Chào hàng cố định (Firm Offer): chào bán 01 lô hàng nhất định cho 01 người mua  xác định và trong chào hàng cố định thường nêu rõ thời gian mà người đưa chào hàng sẽ bị ràng buộc trách nhiệm. Thời gian này gọi là thời gian hiệu lực của chào hàng hay thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng. Trong thời gian hiệu lực, nếu chào hàng được chấp nhận hoàn toàn bởi người nhận chào hàng thì coi như hợp đồng được ký kết. Hợp đồng này gọi là hợp đồng mặc nhiên hay hợp đồng nhiều văn bản (bao gồm chào hàng cố định và chấp nhận chào hàng)  Vì vậy về mặt pháp lý nội dung của chào hàng cố định phải đảm bảo những điều khoản trọng nhất của hợp đồng.

            Ví dụ: Công ty Vinalimex gửi thư chào hàng bán hạt điều thô cho công ty Alied Agro LTD

                                                            VINALIMEX

                                                            27-28 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TPHCM,

                                                            Việt Nam

     Giám đốc kinh doanh

     Allied Agro Ltd.

     Flat 3, The Terraces, 12 Queen's Terraces,

     London, NW8 6DF,England

                                                                                             Ngày 20/6/2008

     Kính thưa quý ông,

     Sau đây là bảng báo giá của chúng tôi về các loại hạt điều thô:

     1. Hàng hóa: Hạt điều thô (vụ mới năm 2008)

     2. Chất lượng: Như tiêu chuẩn hạt điều của Việt Nam

     3. Giá cả: Theo điều kiện FOB cảng thành phố Hồ Chí Minh

          - Số hạt: tối đa 200 hạt/kg                    865 USD /MT

          - Số hạt: tối đa 210 hạt/kg                    863 USD /MT

          - Số hạt: tối đa 220 hạt/kg                    860 USD /MT

          - Số hạt: tối đa 230 hạt/kg                    855 USD /MT

     4. Số lượng: Chúng tôi có sẵn hàng trong kho có thể đáp ứng đơn đặt hàng lên tới 1000 tấn cho mỗi loại

     5. Giao hàng: sẽ được thực hiện bằng container 15 ngày sau khi chúng tôi nhận được L/C của quý ông

     6. Đóng gói: Trong bao đơn bằng PP với trọng lượng tịnh là 50kg/ bao

     7. Thanh toán: Bằng thư tín dụng trả ngay, không hủy ngang, có xác nhận tại ngân hàng loại hàng đầu thế giới

     8. Hiệu lực của chào hàng : đến ngày 15/7/2008

     Chúng tôi mong nhận được đơn đặt hàng của các ông sớm nhất có thể

     Trân trọng

     Giám đốc kinh doanh

+ Chào hàng tự do (Free Offer): là loại chào hàng không bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người chào hàng với nội dung chào hàng. Cùng một lúc với cùng một lô hàng, người bán có thể chào hàng tự do cho nhiều khách hàng. Chào hàng tự do chỉ có thể trở thành hợp đồng mua bán khi đã có xác nhận lại của người bán

Ví dụ:

                                                       MEKO FOOD CAN THO

                                            FOOD COMPANY OF CANTHO PROVINCE

HEAD OFFICE: 90 Ly Tu Trong St., Can Tho City                    Tel: 84.71.31984-34371          Fax: 84.71.33066

REP. OFFICE: 174/4 Le Lai St., Dist. 1, HCM City                    Tel: 84.71.31984-34371          Fax: 84.71.33066

 

TO: TRANSPACIFIC INTERNATIONAL INC. (U.S.A)

        Fax: (371) 239 3445

                                                                                                       Ngày 15/5/2008

                                                        THƯ CHÀO HÀNG

     Sau đây là bản báo giá của chúng tôi về các loại Gạo trắng hạt dài của Việt Nam

     1. Hàng hóa: Gạo trắng hạt dài của Việt Nam vụ mùa 2007

     2. Chất lượng: theo tiêu chuẩn của Việt Nam

     3. Price: FOB cảng thành phố Hồ Chí Minh (INCOTERMS 2000)

          - Gạo trắng hạt dài 5% hạt bể                       450 USD/MT

          - Gạo trắng hạt dài 10% hạt bể                     437 USD/MT

          - Gạo trắng hạt dài 20% hạt bể                     420 USD/MT

     4. Số lượng: 10,000 tấn mỗi loại. Tổng cộng là 40,000 tấn

     5. Giao hàng: Thực hiện 20 ngày sau khi nhận được L/C đối với các đơn đặt hàng trong năm 2008. Có thể giao hàng mỗi tháng

     6. Tốc độ bốc hàng: 1,000 tấn cho mỗi ngày làm việc thời tiết tốt

     7. Đóng gói: Trong bao đơn mới bằng PP, trọng lượng tịnh 50kg/bao

     8. Thanh toán: Bằng L/C trả ngay, không hủy ngang, có xác nhận được mở tại ngân hàng hàng đầu thế giới

     9. Hiệu lực chào hàng: đến ngày 15/7/2008

     Trân trọng

                                                                  FOOD COMPANY OF CANTHO PROVINCE

                                                                                                    Giám đốc ký tên

Lưu ý:

- Thời gian hiệu lực của chào hàng:

            + Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng

            + Chào hàng dù là loại chào hàng cố định, vẫn có thể bị hủy nếu như thông bào về việc hủy chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng

            + Chào hàng dù là cố định sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng

-Thu hồi chào hàng:

            + Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể thu hồi chào hàng, nếu như thông bào về việc thu hồi đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.

            + Tuy nhiên chào hàng không thể bị thu hồi trong trường hợp:

                        * Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay chỉ rõ nó không thể bị thu hồi

                        * Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thê thu hồi được và đã hành động theo chiều hướng đó

 Đặt hàng (Oder):

Đặt hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng của người mua trong đó nêu rõ thời hạn hiệu lực của đơn hàng.

Trong thực tế người ta chỉ đặt hàng với những khách hàng có quan hệ thường xuyên, hoặc sau khi nhận được báo giá của người bán, đặt hàng thường được gọi là đơn đặt hàng.

Vấn đề chủ yếu mà cả bên bán về bên mua quan tâm đó là số lượng hàng hóa trong đơn đặt hàng sao cho phù hợp nhất. Vì nếu kích thước lô hàng đặt hàng nhỏ số lần đặt hàng tăng và sẽ tăng tổng chi phí đặt hàng, nhưng nếu tăng kích thước lô hàng để giảm số lần đặt hàng thì khối lượng dự trữ bình quân sẽ tăng lên làm chi phí bảo quản lưu kho tăng.

Cách viết đơn đặt hàng:

+ Phần mở đầu: Nêu cơ sở hàng mẫu do mình đưa ra hoặc catalogue, hàng mẫu, biểu giá do bên bán đưa ra để lập đơn đặt hàng.

+ Phần nội dung chính: Nêu rõ những điều kiện mình đề nghị về chất lượng, bao bì, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, phương thức vận chuyển hàng hóa..

+ Phần kết: đề nghị bên bán chấp nhận đơn đặt hàng của mình

Ví dụ:

CHIEN FURNITURE MFG.CO.LTD

SHENG HIS INDUSTRIAL CORPORATION

3rd FL., NO. 223 CHUNG HUA 1st ROAD, KAOHSIUNG R.O.C.

                                                                ĐƠN ĐẶT HÀNG

                                                                                                                                         Số : 200 XT/00

                                                                                                Ngày: 14/4/2006

     Gửi tới : HOCHIMINH CITY'S VOLUNTARY YOUTH'S CORPORATION

                       922 NGUYEN TRAI ST., DIST, 5, HOCHIMINH CITY

     Gởi cho ông Tổng giám đốc

     Kính thưa quý ông

     Chúng tôi xin đặt hàng SẢN PHẨM GỖ CAO SU theo các quy cách và giá cả như sau:    

MẶT

HÀNG

 SỐ

 

MÔ TẢ HÀNG HÓA

SỐ LƯỢNG

(Cái)

ĐƠN GIÁ

USD/CÁI

THÀNH TIỀN

USD

FOB CẢNG TPHCM (INCOTERMS 2000)

SẢN PHẨM GỖ CAO SU: TRỤC TRÒN LÀM GHẾ

1

D.34mm   L.450mm

20,040

0.1991

3,989.96

2

D.34mm   L.450mm

8,760

0.3318

2,906.57

3

D.23mm   L.450mm

11,500

0.0762

876.30

4

D.21mm   L.450mm

14,400

0.0491

707.04

5

D.15mm   L.450mm

14,700

0.0187

274.89

6

D.15mm   L.450mm

11,000

0.0206

226.60

TỔNG CỘNG

80,400

 

8,981.36

    BẰNG CHỮ: TÁM NGÀN CHÍN TRĂM TÁM MƯƠI MỐT ĐÔ-LA VÀ BA MƯƠI SÁU XU

     CHẤT LƯỢNG: Sản phẩm đã qua quá trình sản xuất, đã được xử lý bằng hóa chất dưới áp suất chân không, đã được sấy khô tối đa 14% M.C.., được bào nhẵn và tạo dáng tỷ mỉ

     GIAO HÀNG:  Ngày giao hàng sớm nhất không trễ hơn ngày 7/7/2008

                              Cho phép giao hàng từng phần

     THANH TOÁN: Bằng phương thức chuyển tiền qua Vietcombank Chi nhánh TPHCM sau khi nhận được vận đơn đường biển

                                                                                                                  Trân trọng

Chúng tôi chấp nhận bán hàng hóa

nói trên theo giá cả và quy cách

như đơn đặt hàng này

               CÔNG TY V.Y.C.

         Phó Tổng Giám Đốc

Hoàn giá (Counter-offer)

- Là việc khi nhận được thư chào hàng hoặc đơn đặt hàng mà một bên không đồng ý hoàn toàn với nội dung nào đó và đề nghị có sự sửa đổi thì lời đề nghị sửa đổi được coi là một lần hoàn giá.

- Khi đã có hoàn giá thì thư chào hàng (hoặc đơn đặt hàng trước đó) coi như hết hiệu lực đối với người được chào

- Đối với những khách hàng chưa thực sự quen biết trong mua bán hoặc khi thanh toán đã có biến động nhất định thì trong giao dịch bước hoàn giá này có thể lặp đi lặp lại vài lần.

Cách viết thư trả giá của bên mua:

+ Phần mở đầu: Cảm ơn bên bán đã báo giá cho công ty mình

+ Phần nội dung chính: Trình bày các điều kiện không phù hợp với công ty mình và để xuất các điều kiện theo ý mình

+ Phần kết thúc: Mong nhận được hồi âm của bên bán

 

 

 

 

 

 

Ví dụ: Công ty Allied Agro LTD gửi thư trả giá đến Vinalimex

                                                            ALLIED ARGO LTD.

                                                            Flat 3, The Terraces, 12 Queen's Terraces,

                                                            London, NW8 6DF,England

     Giám đốc kinh doanh

     VINALIMEX

     27-28 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TPHCM, Vietnam

                                                                                                  Ngày 20/6/2008

     Kính thưa bà NTPL,

     Xin cảm ơn về bản chào hàng của quí bà để ngày 20/6/2008, qua đó thể hiện sự chào giá của quí bà về các loại hạt điều thô. Mặc dù chúng tôi đặc biệt quan tâm đến loại hạt điều thô có số hạt tối đa 220 hạt/kg, nhưng chúng tôi vẫn phải thú nhận rằng giá 860USD/MT FOB Cảng TPHCM là quá cao. Hạt điều thô của Ấn Độ có cùng một chất lượng như vậy có giá rẻ hơn nhiều.

     Liệu quí bà có thể giảm giá xuống còn 855USD/MT FOB Cảng TPHCM không. Nếu quí bà chấp nhận như vậy, chúng tôi có thể đặt hàng 1000 tấn. Chúng tôi rất trân trọng nếu quí bà quan tâm xem xét vấn đề này và có trả lời sớm cho chúng tôi

     Trân trọng

     Giám đốc kinh doanh

 Cách viết thư hoàn của bên bán:

+ Phần mở đầu: Cảm ơn bên mua đã có ý mua hàng và đã gửi đơn đặt hàng cho mình

+ Phần nội dung chính: Trình bày các điều kiện không thể đáp ứng để có thể cung cấp hàng cho bên mua và đề xuất các điều kiện mong muốn của mình

+ Phần kết thúc: Mong nhận được sự trả lời của bên mua

 

 

 

 

 

 

 

 

Ví dụ: Công ty Vinalimex gửi thư hoàn giá cho công ty Alied Agro LTD

                                                            VINALIMEX.

                                                            27-28 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TPHCM

                                                            Việt Nam

     Giám đốc kinh doanh

     Allied Argo Ltd.

     Flat 3, The Terraces, 12 Queen's Terraces,

     London, NW8 6DF,England

    

                                                                                                  Ngày 30/6/2008

     Kính thưa ông Smith

     Chúng tôi đã nhận được thư đề ngày 20/6/2008 của quí ông, trong đó quí ông đề nghị mức giá 855USD/MT FOB Cảng TPHCM cho một tấn hạt hạt điều thô có số hạt tối đa 220/kg.

     Chúng tôi rất tiếc là không thể chấp nhận giá đề nghị này vì chất lượng hạt điều của chúng tôi cao hơn nhiều so với hạt điều của Ấn Độ. Tuy nhiên, chúng tôi xét thấy có thể giảm giá xuống còn 857USD/MT theo điều kiện FOB Cảng TPHCM vì quí ông đặt hàng với số lượng lớn là 1000 tấn.

     Chúng tôi rất mong đạt được đơn đặt hàng và được đặt quan hệ mua bán với quí ông.

     Trân trọng

     Giám đốc kinh doanh

 

Chấp nhận (Acceptance)

- Là việc đồng ý hoàn toàn vô điều kiện mọi nội dung của chào hàng hoặc đặt hàng nào đó. Với chào hàng cố định nếu chấp nhận này được đưa ra trong thời hạn hiệu lực thì hợp đồng coi như được ký kết.

- Điều kiện hiệu lực của chấp nhận hợp lệ về pháp lý nếu thỏa mãn 4 điều kiện:

+ Phải đồng ý hoàn toàn vô điều kiện mọi nội dung của chào hàng, đặt hàng nào đó

+ Chấp nhận này phải được đưa ra trong thời hạn hiệu lực

+ Chấp nhận này phải được chính người chào hàng đưa ra

+ Chấp nhận này phải được chuyển đến cho người đưa ra chào hàng hoặc người đưa ra đặt hàng

- Việc xác định thời gian và địa điểm thiết lập hợp đồng trong trường hợp có 1 chào hàng cố định kết hợp với một chấp nhận, hiện có hai quan điểm:

+ Quan điểm 1: cho rằng thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng sẽ được xác định tại thời điểm và địa điểm mà chấp nhận đó được chuyển đi

+ Quan điểm 2: thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng sẽ được xác định tại thời điểm và địa điểm mà chấp nhận đó được chuyển đến nơi. Đa phần các nước Châu Á theo quan điểm này.

Nếu ngày hiện lực cuối cùng trùng với ngày lễ, ngày nghỉ thì sẽ được kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo đầu tiên.

Lưu ý:

- Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành hoàn giá

- Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng ( Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết các tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng) thì được coi là chấp nhận chào hàng. Nếu người chào hàng không ngay lập tức biểu hiện bằng miệng để phản đối những sửa đổi đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được báo giá thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sửa đổi nếu trong chấp nhận chào hàng

- Thời hạn để chấp nhận chào hàng:

            + Chào hàng do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư: Thời hạn đề chấp nhận chào hàng bắt đầu tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày gửi trên thư, nếu ngày đó không có thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư

            + Chào hàng do người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex, hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc khác: Thời hạn để chấp nhận chào hàng bắt đầu tính từ thời điểm chào hàng đến với người được chào hàng

Cách viết thư chấp nhận (bên mua viết cho bên bán):

+ Phần mở đầu: Người mua nêu rõ mình chấp thuận các điều kiện do bên bán đưa ra, cũng cần nhắc lại nếu đã fax hoặc telex chấp thuận cho bên bán trước đó.

+ Phần nội dung chính: Thông báo mình gửi phiếu xác nhận mua hàng và đơn đặt hàng cho bên bán, đồng thời báo cho bên bán biết mình đã chuẩn bị mở L/C cho họ nếu thanh thóa bằng phương thức thư tín dụng chứng từ.

+ Phần kết: Mong muốn bên bán qua tâm đến đơn đặt hàng của mình

Cách viết thư chấp nhận (bên bán viết cho bên mua):

+ Phần mở đầu: Nêu rõ mình chấp nhận các điều kiện do bên mua đưa ra và nếu trước đó đã có gửi điều chấp nhận cho người mua thì cũng nên xác nhận lại trong thư một lần nữa

+ Phần nội dung chính: Nói rõ về phiếu xác nhận bán và bản xác nhận hợp đồng gửi kèm theo thư cho bên mua, yêu cầu bên mua mở tín dụng cho mình nếu thanh toán bằng phương thức L/C.

+ Phần kết: Cảm ơn về đơn đặt hàng của người mua và bảo đảm sẽ thực hiện tốt nhất hợp đồng được ký giữa hai bên

Ví dụ: Công ty Allied Agro LTD gửi thư chấp nhận mua hàng cho công ty Vinalimex

                                                            ALLIED ARGO LTD.

                                                            Flat 3, The Terraces, 12 Queen's Terraces,

                                                            London, NW8 6DF,England

     Giám đốc kinh doanh

     VINALIMEX.

     27-28 Tôn Đức Thắng, Quân 1, TPHCM, Việt Nam

                                                                                                  Ngày 23/7/2008

     Kính thưa bà NTPL

     Chúng tôi rất hân hạnh chấp nhận giá mà quí bà đã đề nghị trong thư đề ngày 30/6/2008.

     Chúng tôi xon đính kèm theo đây bản xác nhận mua bán số 11/03 để xác nhận việc mua bán này. Để thanh toán số tiền mua hàng này, chúng tôi đã làm việc với ngân hàng của chúng tôi để mở một thư tín dụng không hủy ngang trị giá 857,000 USD cho quí bà hưởng

     Chúng tôi sẽ rất biết ơn nếu quí bà thực hiện sớm đơn đặt hàng này

     Trân trọng

     Giám đốc kinh doanh

 

Xác nhận (Confirmation)

Sau khi thống nhất với nhau các điều kiện giao dịch hai bên ghi lại các kết quả đã đạt được rồi trao cho nhau (thường là dự thảo hợp đồng), đó là xác nhận. Xác nhận thường được lập thành hai bản, được hai bên ký kết và mỗi bên giữ một bản.

Cách viết thư xác nhận:

Xác nhận mua bán có hình thức trình bày tương tự như một bản hợp đồng có đủ chữ ký của hai bên. Trong thực tế, có trường hợp giấy xác nhận mua bán cũng được sử dụng có giá trị như một bản hợp đồng mua bán ngoại thương.

Ví dụ:

GIẤY XÁC NHẬN MUA BÁN

Số: 11/05 ngày 03/07/ 2008

     Bên mua: ALLIED AGRO LTD

                     Flat3, The Terraces, 12 Queen's Terraces

                     London, NW8 6DF, England

                     Tel: 0171-7221511      Fax: 0171-4832929

                     Email: [email protected]

                     Đại diện: Ông John Smith - Giám đốc kinh doanh

     Bên bán: VINALIMEX

                    27-28 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TPHCM, Việt Nam

                   Tel: 84-8-297789      Fax: 84-8-297791

                   Email: [email protected]

                   Đại diện: Bà N.T.P.L - Trưởng phòng kinh doanh

     Người mua và người bán ký tên dưới đây đã thỏa thuận mua bán theo những điều kiện được nêu như sau:

     1. Hàng hóa: Hạt điều thô (vụ mùa mới 2007)

     2. Chất lượng: như tiêu chuẩn hạt điều của Việt Nam và số hạt tối đa là 220 hạt/kg

     3. Số lượng: 1,000 tấn (hơn kém 5% tùy theo người mua)

     4. Giá cả: 857 USD/tấn theo điều kiện  FOB cảng thành phố Hồ Chí Minh, VIETNAM

     5. Số tiền: 857,000 USD (hơn kém 5%)

     6. Đóng gói: trong bao đơn mới PP với trọng lượng tịnh là 50 kg/bao

     7. Ngày giao hàng muộn nhầt: không trễ hơn 30/7/2008

     8. Bảo hiểm: do người mua chịu

     9. Phương thức thanh toán: Bằng thư tín dụng trả ngay, không hủy ngang được mở tại Ngân hàng Standard Chartered, chi nhánh London và được xác nhận tại Ngân hàng Ngoại thương, chi nhánh TPHCM

                       BÊN BÁN                                                             BÊN MUA

               Giám đốc kinh doanh                                         Giám đốc kinh doanh

3.1.2.Quản trị quá trình giao dịch trong thương mại quốc tế

Hỏi giá

 

 

Chào hàng, báo gía

 

           

Đánh giá chào hàng

 

Chấp nhận

Hoàn giá

 

Đặt hàng, dự thảo hợp đồng

 

Để quá trình giao dịch đạt hiệu quả, người quản trị phải quản trị được nội dung và quá trình giao dịch

- Hỏi giá:

            Khởi đầu của quá trình giao dịch có thể là việc người mua gửi thư hỏi giá đến người bán. Để hỏi giá người quản trị phải có các quyết định quản trị sau:

+ Quyết định về nội dung của hỏi giá: Tuỳ vào các điều kiện của giao dịch  và mục đích tìm kiếm thông tin từ người bán mà nội dung hỏi giá được thiết kế cụ thể cho phù hợp để thông qua nội dung của hỏi giá người bán sẽ báo giá với nội dung cần thiết cho mình. (Tham khảo thư hỏi giá phần 3.1.1.)

 + Quyết định số lượng các hỏi giá: Để mua một lô hàng có thể phát nhiều hỏi giá. Tuy nhiên khi gửi hỏi giá, không nên gửi quá ít, vì như thế thiếu tính cạnh tranh, nhưng không nên gửi quá nhiều vì như thế tạo nên nhu cầu ảo trên thị trường và khó khăn trong quá trình đánh giá các báo giá.Nên căn cứ vào tính chất, giá trị của thương vụ và đặc điểm của mặt hàng và nguồn hàng để quyết định hỏi giá cho thích hợp.

+ Quyết định đối tượng gửi hỏi giá: Người quản trị phải tiến hành đánh giá các nguồn cung cấp. Tuỳ thuộc là nguồn cung cấp hiện tại hay nguồn cung cấp mới mà sử dụng các phương pháp đánh giá cho phù hợp để chọn ra các nhà cung cấp có uy tín, có khả năng để gửi các hỏi giá.

+ Sau khi phát các hỏi hàng phải tiến hành giám sát các báo giá, tiếp nhận các báo giá, đánh giá các báo giá, để có thể đưa ra quyết định chấp nhận báo giá hay tiến hành hoàn giá.

Khi nhận được hỏi giá thì đối tượng nhận hỏi giá phải tiến hành đánh giá các hỏi giá để lựa chọn hỏi giá phù hợp

VÍ dụ:

Công ty A của Việt Nam nhận được 2 hỏi giá mua hàng X với các nội dung như sau:

Hỏi giá 1: Mua X có độ ẩm 10%, giá FOB Hải phòng 250 USD/ MT. Bao bì bằng 0,3% giá. Trả tiền 10% ba tháng trước khi giao hàng, 70% trả ngay, 20% bốn tháng sau giao hàng.

Hỏi giá 2: Mua hàng X có độ ẩm 12%, giá CIF Tokyo 270USD/ MT bao gồm cả chi phí bao bì. Trả tiền 30% hai thán trước khi giao hàng, 70% bốn tháng sau khi giao hàng.

Biết cước vận tải từ Hải phòng đến Tokyo là 35 USD/ MT; suất phí bảo hiểm 0,3%. Hỏi giá 2 được giảm 3% do mua lần đầu. Hàng X tại Việt Nam có độ ẩm 10% có giá giao tại xưởng là 170 USD/ MT (trả tiền ngay); chi phí vận chuyển từ xưởng đến cảng Hải phòng và bốc lên tầu là 5 USD/ MT; thuế xuất khẩu 5% giá FOB, các chi phí khác 1% giá FOB, lãi dự tính 10% giá FOB, lãi suất ngân hàng 0,5%/ tháng.

Công ty A có thể xuất khẩu được không, nếu được thì chọn hỏi giá nào?

Hướng dẫn giải

-          Giả sử điều kiện mua bán. (hoặc là giả sử bán theo giá FOB HP hoặc bán theo giá CIF Tokyo; nên giả sử bán hàng X có độ ẩm 10% giống độ ẩm của hàng X trong nước)

-          Xét giá xuất khẩu từ giá mua hàng trong nước

-          Xét hỏi giá 1

-          Xét hỏi giá 2

-          So sánh giá của hỏi giá 1, hỏi giá 2 và giá có thể xuất khẩu từ điều kiện mua hàng trong nước để kết luận

Cách 1:

*/ Giả sử công ty A bán hàng X độ ẩm 10%, giá FOBHP,bì,ngay

*/ Tính giá xuất khẩu từ giá mua trong nước:

EXW10% HN,bì,ngay -> giá FOB10% HP,bì,ngay

Tính giá giá FOB10% HP,bì,ngay = EXW10% HN,bì,ngay + cp vận chuyển từ xưởng ra cảng HP và bốc lên tầu + thuế XK + cp khác + lãi dự tính

= 170 + 5 + 5% giá FOB10% HP,bì,ngay + 1% giá FOB10% HP,bì,ngay + 10% giá FOB10% HP,bì,ngay

Do vậy, giá FOB10% HP,bì,ngay = 175/ (1 - 5% - 1% - 10%) = 175/ 0,84 = 208,333 USD/MT

*/ Xét Hỏi giá 1:

FOB10% HP  -> FOB10% HP,bì, -> FOB10% HP,bì,ngay (1)

*/ Xét Hỏi giá 2;

CIF 12%tokyo,bì, -> CIF 12%tokyo,bì,ngay -> FOB12% HP,bì,ngay -> FOB10% HP,bì,ngay (2)

(chỉ thực hiện quy dẫn giá sau khi đã tìm được giá thanh toán ngay; sau khi quy dẫn giá thì tìm giá của hàng ở điều kiện độ ẩm tiêu chuẩn)

*/ So sánh (1) và (2) với 208,333 USD/ MT để kết luận

 

Cách 2:

*/ Giả sử công ty A bán hàng X độ ẩm 10%, giá CIF 10%tokyo,bì,ngay

*/ Tính giá xuất khẩu

 EXW10% HN,bì,ngay -> giá FOB10% HP,bì,ngay -> CIF 10%tokyo,bì,ngay

Giá FOB10% HP,bì,ngay được tính tương tự như cách 1.

Giá CIF 10%tokyo,bì,ngay ­ = (FOB10% HP,bì,ngay+F)/ (1- 1,1R) (1)

*/ Xét hỏi giá 1:

FOB10% HP  -> FOB10% HP,bì, -> FOB10% HP,bì,ngay -> CIF 10%tokyo,bì,ngay (2)

*/ Xét hỏi giá 2:

CIF 12%tokyo,bì, -> CIF 12%tokyo,bì,ngay -> CIF 10%tokyo,bì,ngay  (3)

*/ So sánh (2) và (3) với (1) để kết luận

 

- Chào hàng, phát giá :

            Khi nhận được hỏi giá, người bán có thể báo giá, hoặc không nhận được báo giá nhưng người bán vẫn tiến hành chào hàng. Để chào hàng người chào hàng phải quyết định:

+ Quyết định loại chào: Vì vậy tuỳ thuộc vào mục đích chào hàng, mối quan hệ giữa người chào hàng và người nhận chào hàng, đặc điểm của hàng hoá, mối quan hệ cung cầu trên thị trường và một số đặc điểm khác để người quản trị đưa ra quyết định chào hàng cố định hay chào hàng tự do.

            Chào hàng tự do không có thời gian hiệu lực, không ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng với nội dung của chào hàng, để bán một lô hàng có thể gửi đi nhiều chào hàng. Nếu người nhận chào hàng chấp nhận các nội dung của chào hàng thì hợp đồng chưa chắc đã được ký kết, người chào hàng có thể thay đổi ý định của mình nếu các điều kiện thương mại trong chào hàng tại thời điểm chấp nhận gây bất lợi cho họ, như vậy có thể hạn chế được rủi ro. Nhưng chào hàng tự do ít được người nhận chào hàng quan tâm hơn vì nó chưa thể hiện ý chí sẵn sàng ký kết hợp đồng của người chào hàng.

Chào hàng cố định có thời gian hiệu lực và người chào hàng phải ràng buộc trách nhiệm pháp lý của mình với nội dung của chào hàng trong thời gian hiệu lực của chào hàng. Như vậy chào hàng cố định thể hiện rõ ý định sẵn sàng ký hợp đồng mua bán hàng hoá của người chào hàng.

      + Quyết định nội dung của chào: Tuỳ thuộc là chào hàng cố định hay chào hàng tự do mà nội dung chào hàng sẽ khác nhau. Đối với chào hàng cố định cần cân nhắc các điều kiện thương mại vì khi người nhận chào hàng chấp nhận nó sẽ trở thành nội dung của hợp đồng. Đối với chào hàng tự do tuỳ thuộc vào mục đích chào hàng( chào để tìm kiếm thông tin hay lựa chọn khách hàng...) mà thiết kế nội dung cho thích hợp.

      + Quyết định thời gian hiệu lực của chào hàng (đối với chào hàng cố định). Tuỳ thuộc vào đặc điểm của thương vụ, của đối tác và đặc biệt là của hàng hoá mà đưa ra thời gian hiệu lực của chào hàng cho thích hợp : đối với những hàng hoá nhạy cảm giá cả thường xuyên biến đổi trên thị trường thì đưa ra thời gian hiệu lực của chào hàng ngắn, để hạn chế rủi ro. Còn đối với với các hàng hoá giá cả ít biến động trên thị trường thì có thể đưa ra thời gian hiệu lực của chào hàng dài hơn.

      + Quyết định đối tượng gửi chào hàng: Đối với chào hàng cố định cần gửi đến những khách hàng tiềm năng nhất được xác định là thực sự có nhu cầu muốn ký kết hợp động với mình. Còn đối với chào hàng tự do có thế được gửi đến các khách hàng hiện tại và cả các khách hàng mới. Người chào hàng cần xác định rõ số lượng chào hàng gửi đi và trên cơ sở đánh giá các khách hàng để quyết định lựa chọn các khách hàng tốt nhất để gửi các chào hàng.

Đánh giá các chào hàng :

            Khi có phát giá hoặc chào hàng, đối với người nhận chào hàng, cùng một mặt hàng có thể nhận được nhiều chào hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Nhiệm vụ cơ bản của người nhận chào hàng là phân tích đánh giá, lựa chọn chào hàng tối ưu phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhất làm cơ sở để hoàn giá hoặc chấp nhận chào hàng..

Ví dụ:

Một công ty A của Việt Nam có nhu cầu mua hàng X và nhận được hai chào hàng với các điều kiện như sau:

Chào hàng 1: Hàng X độ ẩm 14%, giá FOB (cảng nước ngoài) 380 USD/ MT (bao gồm cả bao bì). Trả tiền 30% một tháng trước giao hàng, 70% khi giao hàng, được giảm giá 1% do mua lần đầu.

Chào hàng 2: Hàng X độ ẩm 15%, giá CIF Hải phòng 398 USD/ MT, bao bì bằng 0,2% giá. Thanh toán 50% hai tháng trước khi giao hàng, 50% ba tháng sau giao hàng.

Biết chi phí vận chuyển từ cảng nước ngoài về cảng Hải phòng là 35 USD/ MT, suất phí bảo hiểm 0,3%, lãi suất ngân hàng 0,6%/tháng. Hàng X tại Việt Nam có độ ẩm 14%, giá 8triệu VND/ MT. Chi phí dỡ hàng và vận chuyển về địa điểm bán hàng là 80.000 VND/ MT. Thuế NK 10% tính trên giá CIF. Tỷ giá 1USD = 16000 VNĐ.

Đánh giá và lựa chọn chào hàng nào?

Hướng dẫn giải

Nên tìm các điều kiện có sự khác biệt giữa các chào hàng trước khi giả sử điều kiện mua bán. Ví dụ, sự khác nhau về độ ẩm, điều kiện cơ sở giao hàng, chi phí bao bì, điều kiện thanh toán thì nên giả sử mua hàng có độ ẩm nào, theo điều kiện cơ sở giao hàng nào, giá bao gồm có chi phí bao bì và thanh toán ngay. Đối với bài tập này, do phải tính giá thành hàng nhập bao gồm thuế nhập khẩu, mà thuế nhập khẩu tính theo giá CIF; vì vậy chúng ta nên giả sử mua hàng theo điều kiện CIF.

Khi làm bài, cần nắm nguyên tắc: chỉ quy dẫn giá khi đã tìm được giá ở điều kiện thanh toán ngay; tính giá của hàng ở điều kiện độ ẩm tiêu chuẩn sau khi tính được giá thanh toán ngay hoặc sau khi quy dẫn giá. Giá sau khi được chiết khấu hay gía bao gồm cả chi phí bao bì được tính từ đầu trước khi tìm giá thanh toán ngay.

*/ Giả sử công ty A nhập khẩu hàng X có độ ẩm 14 %, giá CIFHP, bì,ngay 

*/ Xét điều kiện mua bán trong nước:

Giá của hàng X có độ ẩm 14% được mua ở trong nước là:

P14% = 8.000.000 VND = 8.000.000/ 16.000 = 500 USD/ MT

Vì vậy, công ty A chỉ nhập khẩu khi chi phí nhập khẩu hàng X độ ẩm 14% nhỏ hơn hoặc bằng 500 USD/ MT

*/ Xét chào hàng 1:

FOB 14%nn,bì  -> FOB 14%nn,bì,giảm giá -> FOB 14%nn,bì,ngay  -> CIF 14%HP,bì,ngay-> P1

Tính  FOB 14%nn,bì,giảm giá = FOB 14%nn,bì  - giảm giá

                                          = 380 - 1%x380 = 380x0,99

Tính FOB 14%nn,bì,ngay      = FOB 14%nn,bì,giảm giá / (1 + t.i)

Tính CIF 14%HP,bì,ngay      = (FOB 14%nn,bì,ngay  - F)/ (1- 1,1R)

Tính P1    = CIF 14%HP,bì,ngay +cp dỡ và vận chuyển về địa điểm bán hàng + thuế NK

                  = CIF 14%HP,bì,ngay + 80.000/ 16.000 + 10%x CIF 14%HP,bì,ngay

*/ Xét chào hàng 2:

CIF 15%HP, -> CIF 15%HP,bì, -> CIF 15%HP,bì,ngay-> CIF 14%HP,bì,ngay-> P2

Trong đó CIF 14%HP,bì,ngay = CIF 15%HP,bì,ngay/ GTM

                                    GTM­ =  (1 + Wtc)/ (1 + Wtt) = (1 + 0,14)/ (1 + 0,15)

P2   = CIF 14%HP,bì,ngay +cp dỡ và vận chuyển về địa điểm bán hàng + thuế NK

- Hoàn gía :

            Trên cơ sở phân tích đánh giá các báo giá, chào hàng người nhận chào hàng có thể đưa ra quyết định chấp nhận chào hàng, đặt hàng  hay hoàn giá.

            Nếu các chào hàng không đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh của người nhận chào hàng thì người nhận chào hàng có thể đưa ra các điều kiện thương mại mới và thực hiện quá trình hoàn giá. Bản chất của hoàn giá là một chào hàng mới. Người quản trị phải nghiên cứu phân tích nội dung của các chào hàng, phân tích điều kiện môi trường kinh doanh, đặc điểm kinh doanh của cả hai bên, từ đó phát hiện ra ý đồ, chiến lược của đối tác để đưa ra các điều kiện thương mại cho phù hợp cho hoàn giá để cho đối tác có thể chấp nhận được nhằm đi đến thống nhất, ký kết các hợp đồng thương mại.

- Chấp nhận chào hàng, đặt hàng, ký hợp đồng

            Nếu các chào hàng đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh thì người nhận chào hàng chấp nhận chào hàng, thực hiện quá trình đặt hàng hoặc ký kết các hợp đồng mua bán.

3.2. QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3.2.1 . Khái niệm, phân loại, đặc điểm và nguyên tắc đàm phán

Khái niệm

Theo sách hướng dẫn đối với các nhân viên mãi vụ của không quân Mỹ "Đàm phán thương mại quốc tế là một nghệ thuật đi đến sự hiểu biết chung thông qua mặc cả dựa trên các yếu tố thiết yếu của một hợp đồng chẳng hạn như giao hàng, quy cách phẩm chất, giá cả và các điều khoản khác"

Một khái niệm được nhiều người chấp nhận là: "Đàm phán thương mại quốc tế là một quá trình mà các bên đàm phán  có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau tiến hành thảo luận, thương lượng nhằm thống nhất các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để đi tới một hợp đồng  thương mại".

Đặc điểm

- Các bên tham gia đàm phán có ít nhất hai bên có quốc tịch khác nhau. Trong quá trình đàm phán không những vì lợi ích của doanh nghiệp mà còn cả vì lợi ích quốc gia.

- Các bên tham gia đàm phán thương mại quốc tế có các quốc tịch khác và thường sử dụng ngôn ngữ phổ thông khác nhau. Điều này sẽ gây khó khăn cho người đàm phán trong quá trình tiếp nhận, truyền đạt các thông tin và ý tưởng của mình cho đối tác

- Các bên tham gia đàm phán thương mại quốc tế , có thể khác nhau về thể chế chính trị , và khi khác nhau về thể chế chính trị. Trong quá trình đàm phán các bên khó hoà hợp, ít thiện cảm, phòng thủ lẫn nhau,  dễ gây ra các xung đột trong quá trình đàm phán.

- Trong quá trình đàm phán có sự gặp gỡ của các hệ thống pháp luật khác nhau, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện hợp đồng sau này, dễ dàng tạo ra các rủi ro cho hoạt động kinh doanh.

- Trong đàm phán thương mại quốc tế có sự gặp gỡ giữa các nền văn hoá, phong tục tập quán khác nhau.

Phân loại đàm phán thương mại quốc tế.

Căn cứ theo đối tượng kinh doanh , đàm phán được chia thành:

- Đàm phán để xuất nhập khẩu hàng hoá 

- Đàm phán để xuất nhập khẩu các dịch vụ

- Đàm phán vể đầu tư 

- Đàm phán để mua bán chuyển nhượng bản quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hoá , phát minh sáng chế...

Căn cứ theo số bên tham gia được chia thành 2loại:

- Đàm phán song phương

- Đàm phán đa phương

Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh , đàm phán được chia thành:

- Đàm phán để nhập khẩu

- Đàm phán để xuất khẩu

- Đàm phán để gia công

- Đàm phán để tái xuất khẩu

- Đàm phán để đổi hàng

Căn cứ vào thời gian đàm phán , người ta chia đàm phán thành:

- Đàm phán nhiều lần

- Đàm phán một lần

Căn cứ vào nội dung đàm phán , người ta chia thành:

- Đàm phán về tên hàng.

- Đàm phán về số lượng.

- Đàm phán về chất lượng

- Đàm phán về giá, thanh toán.

- Đàm phán về giao hàng.......

Căn cứ vào phạm vi thoả thuận, đàm phán được chia thành:

- Đàm phán trọn gói

- Đàm phán từng phần

Những nguyên tắc của đàm phán thương mại quốc tế.

- Chỉ đàm phán khi xuất hiện vùng thoả thuận  đàm phán : Thực chất trong kinh doanh thương mại , người ta chỉ tiến hành đàm phán khi các bên chưa thống nhất với nhau về các điều kiện thương mại . Nhưng các bên phải có vùng thoả thuận trong các mâu thuẫn còn tồn tại. Vùng thoả thuận là vùng mà kết quả các bên có thể chấp nhận được, đồng thời chồng chéo lên nhau.

Ví dụ: Vùng thoả thuận trong đàm phán giá : Giả sử hai bên đang đàm phán về giá gạo mà mỗi bên đều đặt ra một giá khống chế . Người bán có giá (điểm S) khống chế là 450 USD/MT, tức là mức tối thiểu mà người đó có thể chấp  được. Nếu giá thoả thuận cuối cùng (điểm X) thấp hơn 450 USD/MT đều không được người bán chấp nhận. Nếu giá thỏa thuận cao hơn 450 USD/MT người bán sẽ có một số tiền dư. Hiển nhiên là người bán muốn số tiền dư đó càng lớn càng tốt, miễn là vẫn giữa được mối quan hệ tốt với người mua, và trong quá trình đàm phán người bán có xu hướng muốn đẩy điểm X sang phía cao hơn (phía tay phải).

Tương tự như vậy, người mua cũng có một giá khống chế là B (470 USD/MT) là giá tối đa mà người mua có thể chấp nhận được. Mội thoả thuận mà để X> 470 USD đều không được người mua chấp nhận. Với mội giá trị X< 470 USD/MT thì người mua sẽ được một số tiền dư.

Như vậy nếu giá khống chế của người bán thấp hơn giá khống chế của người mua, tức là S<B thì sẽ tồn tại vùng thoả thuận( Khoảng cách giữa S và B là vùng thoả thuận) và giá cuối cùng sẽ được xác định qua đàm phán và nằm trong vùng thoả thuận.

Còn nếu giá khống chế của người bán  S cao hơn giá khống chế của người mua B (S>B) thì sẽ không tồn tại vùng thoả thuận và đàm phán sẽ không diễn ra thành công được.

                                            Vùng thoả thuận

                Số dư của                                 Số dư của

                người bán                                người mua                                

     

                                                                                                                     USD

           S                                     X                                            B

Giá khống chế                     Giá hợp đồng                        Giá khống chế

của người bán                       cuối cùng                            của người mua

- Đảm bảo lợi ích của các bên tham gia đàm phán : Đàm phán là quá trình thoả hiệp về lợi ích và thống nhất giữa các mặt đối lập. Thông thường các bên tham gia vào quá trình đàm phán thương mại có lợi ích đối lập nhau, do đó xuất hiện nhiều mặt đối lập. Người đàm phán phẩi biết cách thoả hiệp các lợi ích để thống nhất các mặt đối lập thì đàm phán mới thành công và lợi ích của mình mới thực sự được đảm bảo.

   - Kết hợp tính khoa học và tính nghệ thuật trong đàm phán : Trong đàm phán cần  phải tiến hành một cách khoa học, từ nghiên cứu, phân tích, lập phương án và tiến hành đàm phán theo một quy trình chặt chẽ, với những đối sách thích hợp. Đồng thời trong đàm phán người đàm phán phải biết ứng xử  linh hoạt và sử dụng các kỹ năng, kỹ xảo để nâng đàm phán trở thành một nghệ thuật, có như thế mới nâng cao hiểu quả của hoạt động đàm phán .

- Trong đàm phán phải tập trung vào quyền lợi chứ không phải lập trường quan điểm: Vì con người tham gia vào quá trình đàm phán thường dễ có xúc cảm, dẫn đến việc trình bày và đánh giá các vấn đề thương lượng không được khách quan, hay giữ lập trường quan điểm riêng của mình,  nhiều khi quá giữ lập trường  mà ít quan tâm đến quyền lợi, chẳng hạn như lập trường là phải đưa vào hợp đồng điều khoản phạt thật nặng trong trường hợp gửi hàng chậm, nhưng quyền lợi là phải duy trì dòng nguyên liệu không bị phá vỡ. Trong quá trình đàm phán phải biết tách các cảm xúc ra khỏi vấn đề đàm phán chú trọng đến quyền lợi mà ít tập trung vào lập trường, để đảm bảo quyền lợi có thể ứng xử nhiều quan điểm khác nhau.Những vấn đề này nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố văn hoá, phong cách, tính cách của người đàm phán .

- Kiên quyết bảo vệ các tiêu chuẩn khách quan: Một nguyên tắc rất cơ bản là trong quá trình đàm phán phải đảm bảo được tiêu chuẩn khách quan công bằng, đặc biệt khi đàm phán với những người chỉ bảo vệ những lập trường riêng của mình, thì tốt nhấtlà kiên quyết đảm bảo các thoả thuận phải phản ánh các tiêu chuẩn khách quan công bằng, không phụ thuộc vào lập trường của bên nào. Từ đó chấp nhận một giải pháp công bằng cho cả hai bên. Các tiêu chuẩn khách quan có thể là:Các tiêu chuẩn quốc tế , giá của sở giao dịch, của thị trường chính, tập quán buân bán của quốc tế , của nghành hàng...

3.2.2. Các hình thức và phương pháp tiếp cận trong đàm phán thương mại quốc tế

         Các hình thức đàm phán trong thương mại quốc tế .

         - Đàm phán trực tiếp

- Đàm phán qua thư tín

- Đàm phán qua điện thoại

Phương pháp tiếp cận trong đàm phán .

- Phương pháp tiếp cận  Thắng - Thua ( Win- Lose negotiation).

Đàm phán Thắng - Thua là kiểu đàm phán được xây dựng trên cơ sở triết lý, xem thương lượng là một sự cạnh tranh giữa các bên. Bản chất của cuộc đàm phán là bên thắng lấy của bên thua, do đó các nhà đàm phán tiếp cận cuộc đàm phán như một cuộc canh tranh.

- Phương pháp tiếp cận Thắng- Thắng (Win- Win).

Đàm phán là để mang lại các lợi ích, trong kinh doanh hiện đại các nhà đàm phán mong muấn khai thác triệt để lợi ích vốn có của cả các bên để đem lại nhiều lợi ích nhất. Đàm phán Thắng- Thắng là kiểu đàm phán với tinh thần hợp tác chứ không cạnh tranh, cộng tác chứ không đối lập quyền lợi.

3.2.3. Các kỹ thuật và chiến thuật đàm phán.

         Một số kỹ thuật đàm phán cơ bản.

- Kỹ thuật mở đầu đàm phán .

Thường mở đầu đàm phán có hai cách: mở đầu đàm phán trực tiếp và mở đầu đàm phán gián tiếp.

- Kỹ thuật truyền đạt và thu nhận thông tin.

Những kỹ thuật cơ bản để truyền đạt và thu nhận thông tin trong đàm phán là: - Kỹ thuật đặt câu hỏi -Kỹ thuật nghe.- Kỹ thuật trả lời câu hỏi.

- Kỹ thuật lập luận trong đàm phán .

Có thể sử dụng nhiều phương pháp lập luận khác nhau như lập luận chứng minh, lập luận bác bỏ ...và lập luận đòi hỏi phải dựa trên những cơ sở suy luận lô gíc, phải được chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung các vấn đề cần lập luận,và trình bày vấn đề một cách rõ ràng, chặt chẽ..

Một số chiến thuật đàm phán cơ bản.

- Chiến thuật đàm phán cứng rắn.

Đây là chiến lược đàm phán trong đó nhà đàm phán chỉ theo đuổi lợi ích của mình mà không quan tâm nhièu đến lợi ích của bên kia, họ sử dụng các phương pháp và thái độ cứng rắn để gây sức ép buộc đối phương nhượng bộ

- Chiến thuật đàm phán mềm dẻo.

Trong chiến lược này người đàm phán chú trọng đến việc xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa hai bên. Bởi vậy họ thường tỏ ra tin cậy đối tác, tránh đối lập mà chịu nhân nhượng, đề xuất những kiến nghị hợp tình hợp lý.

- Chiến thuật đàm phán hợp tác.

Chiến lược đàm phán hợp tác vừa chú ý lợi ích bản thân vừa chú ý đến lợi ích của đối tác. Sử dụng chiến lược này phải tôn trọng quyền bình đẳng , hợp tác cùng có lợi và luân đưa ra phương án hai bên cùng có lợi.

3.2.4. Văn hoá với phong cách đàm phán

Các thành tố chính của một nền văn hoá đều ảnh hưởng đến phong cách đến hành vi ứng xử của các thành viên trong nền văn hoá đó. Nó tác động bằng nhiều cách đến các quá trình đàm phán  đến những đặc tính phong cách của người đàm phán đến chiến lược thương lượng được sử dụng trong đàm phán.

Trên thế giới mỗi khu vực, mỗi quốc gia đều có nền văn hoá riêng và hình thành nên phong cách đàm phán. Thể hiện rõ nhất là phong cách Á đông và phong cách Âu, Mỹ.

3.2.5. Quy trình đàm phán thương mại quốc tế

Lập kế hoach đàm phán

- Diễn giải sơ lược tình thế đàm phán.

- Xác định mục đích và mục tiêu đàm phán.

- Lập kế hoạch hành động

- Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch gồm các bước:

+ Phân tích tình huống đàm phán

+ Kiểm tra tính hợp lý của kế hoạch, xác định những nội dung bất hợp lý cần điều chỉnh

+ Xác định nguyên nhân

+ Xác định mức độ điều chỉnh

+ Điều chỉnh kế hoạch cho hợp lý với điều kiện cụ thể.

Tổ chức đàm phán

Chuẩn bị đàm phán

- Chuẩn bị thông tin phục vụ đàm phán

- Chuẩn bị nội dung đàm phán

+ Xác định nội dung cần đàm phán

+ Lựa chọn phương án đàm phán

+ Xác định trình tự đàm phán các nội dung

- Chuẩn bị nhân sự

- Chuẩn bị địa điểm

- Chuẩn bị chương trình làm việc

Tiến hành đàm phán

Quá trình tiến hành đàm phán bao gồm 5 giai đoạn:

- Giai đoạn tiếp cận

- Giai đoạn trao đổi thông tin

- Giai đoạn thuyết phục

- Giai đoạn nhượng bộ và thoả thuận

- Kết thúc đàm phán.

Kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm

Sau mỗi một làn đàm phán phải kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm để xem xét kết quả của cuộc đàm phán so với mục tiêu đề ra, từ đó phân tích những ưu điểm tồn tại và rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần đàm phán tiếp theo.

3.3.HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Tham khảo:

-Luật Thương Mại 2005

- Nghị định12/2006/NĐ - CP ban hành ngày 23/1/2006 về việc hướng dẫn thi hành luật Thương mại 2005

- Công ước Vien 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

3.3.1. Khái niệm, bản chất và phân loại hợp đồng thương mại quốc tế

Khái niệm

Hợp đồng TMQT là sự thoả thuận về thương mại giữa hai bên mua và bên bán có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.

Đây có thể là các hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng xuất nhập khẩu) ; hợp đồng gia công ; hợp đồng đại lý, môi giới ; hợp đồng uỷ thác

Theo Công ước Lahaye 1964 và Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng ngoại thương có các đặc điểm sau:

- Chủ thể của hợp đồng có đăng ký kinh doanh ở hai quốc gia khác nhau.

Lưu ý: Yếu tố quốc tịch không phải là tiêu chí để xác định tính quốc tế của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ví dụ, người bán có trụ sở thương mại trên lãnh thổ của Việt Nam giao hàng cho người mua có trụ sở thương mại trên lãnh thổ của Thái Lan theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, khi hàng hóa đã nằm trên lãnh thổ của Thái Lan, vì một lý do nào đó người mua từ chối nhận hàng và khi đó người bán buộc phải sang Thái Lan để bán số hàng này cho người mua khác có trụ sở thương mại cũng nằm trên lãnh thổ Thái Lan. Như vậy tất cả các hoạt động liên quan đến việc mua bán lần thứ hai đều diễn ra trên lãnh thổ của Thái Lan: Hàng hóa đã nằm tại Thái Lan, các hành vi chào hàng và chấp nhận chào hàng cũng như việc giao hàng được thực hiện ngay trên lãnh thổ của Thái Lan-- không thoả mãn điều kiện thứ nhất. Như vậy thì hợp đồng này không thể được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá (Goods) phải được chuyển ra khỏi nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc  giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể thiết lập ở các quốc gia khác nhau

- Đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong quan hệ hợp đồng

Công ước Viên năm 1980 quy định hợp đồng ngoại thương có thể tồn tại dưới hình thức văn bản, hình thức miệng và hình thức mặc nhiên. Tuy nhiên theo Điều 27 Luật Thương Mại 2005 thì mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản như điện, telex, email...

 

Bản chất

     Bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng hoá và dịch vụ, là sự thoả thuận của các bên ký kết hợp đồng.

Hợp đồng phải thể hiện ý chí thực sự thoả thuận không được cưỡng bức, lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được.

Hợp đồng TMQT xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thoả thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó, nó xác nhận quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quá trình giao dịch thương mại .

Hợp đồng là cơ sở để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện các nghĩa vụ của họ.

 

Phân loại

- Theo thời gian thực hiện HĐ: có hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn

- Theo nội dung quan hệ kinh doanh: hợp đồng XK, hợp đồng NK

- Theo nội dung mua bán: hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán dịch vụ, hợp đồng thuê tư vấn, hợp đồng gia công, hợp đồng đại lý...

- Xét theo hình thức thành lập thì có hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng miệng (Việt Nam không chấp nhận hình thức hợp đồng miệng)

- Theo cách thành lập hợp đồng thì có hợp đồng một văn bản và hợp đồng nhiều văn bản:

+ Hợp đồng một văn bản là hợp đồng trong đó ghi rõ nội dung mua bán, các điều kiện giao dịch đã thoả thuận và có chữ ký của hai bên.

+ Hợp đồng gồm nhiều văn bản như:

(1)   Đơn chào hàng cố định của người bán và chấp nhận của người mua

(2)    Đơn đặt hàng của người mua và chấp nhận của người bán

(3)    Đơn chào hàng tự do của người bán, chấp nhận của người mua và xác nhận của người bán

(4)    Hỏi giá của người mua, chào hàng cố định của người bán và chấp nhận của người mua.

3.3.2. Nội dung cơ bản của một hợp đồng

Phần mở đầu:

Tiêu đề hợp đồng: thường là "Contract", "Sales Contract"; tuy nhiên cũng có những tên khác "Sales Confirmation",...

Số và ký hiệu hợp đồng: hợp đồng ngoại thương thường mang số và ký hiệu do bên lập hợp đồng cho, ví dụ: Hợp đồng nhập khẩu do bên Tổng công ty Bến Thành (Sunimex) lập và ký kết nhập hàng từ nước ngoài trong năm 2005 thường có số và ký hiệu như (số)/SUIM-05.

Thời gian ký kết hợp đồng chính là ngày hợp đồng có đủ chữ ký của cả hai bên xuất nhập khẩu và được cho số, ký hiệu đầy đủ

Phần thông tin về chủ thể hợp đồng

Mỗi bên chủ thể hợp đồng phải được nêu đầy đủ các nội dung như sau:

Tên đơn vị: nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có), ví dụ như Tổng công ty Bến Thành (Sunimex) có tên giao dịch nước ngoài là BEN THANH INCORPORATION (SUNIMEX)

Địa chỉ đơn vị: nêu đầy đủ số nhà, tên đường, thành phố và tên quốc gia

Các số máy fax, telex, điện thoại và địa chỉ email nếu có

Số tài khoản và tên ngân hàng đơn vị có tài khoản giao dịch thường xuyên

Người đại diện ký kết hợp đồng: cần nêu rõ họ tên và chức vụ của người đại diện trong đơn vị

Phần nội dung trong hợp đồng ngoại thương:

Thông thường nội dung trong một hợp đồng ngoại thương có thể bao gồm 14 điều khoản sau:

Article 1: Commodity: Tên hàng và mô tả hàng hóa

Article 2: Quality: mô tả chất lượng hàng hóa

Article 3: Quantity: số lượng hoặc trong lượng hàng hóa tùy theo đơn vị tính toán

Article 4: Price: ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại lựa chọn và tổng số tiền thanh toán của hợp đồng

Article 5: Shipment: thời hạn và địa điểm giao hàng, cần ghi rõ việc giao hàng từng phẩn và chuyển tải hàng hóa có được phép hay không

Article 6: Payment: phương thức thanh toán quốc tế lựa chọn

Article 7: Packing and marking: quy cách đóng gói bao bì và nhãn hiệu hàng hóa

Article 8: Warranty: nêu nội dung bảo hành hàng hóa (nếu có)

Article 9: Penalty: Những quy định về phạt và bồi thường trong trường hợp có một bên vi phạm hợp đồng

Article 10: Insurance: Bảo hiểm hàng hóa do bên nào mua và mua theo điều kiện nào? Nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm

Article 11: Force majeur: nêu các sự kiện được xem là bất khả kháng không thể thực hiện hợp đồng được

Article 12: Claim: nêu các quy định cần thực hiện trong trường hợp một bên trong hợp đồng muốn khiếu nại bên kia

Article 13: Arbitration: quy định luật và ai là người đứng ra phân xử trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm

Article 14: Other terms and conditions: ghi những quy định khác ngoài những điều khoản kể trên

Lưu ý trong các điều khoản nêu trên thì điều khoản từ 1 đến 6 bao gồm tên hàng, chất lượng, số lượng, đơn giá, thời gian, địa điểm giao hàng và phương thức thanh toán được xem là các điều khoản chủ yếu, không thể thiếu trong một hợp đồng ngoại thương hợp pháp theo quy định của Luật Thương mại.

Phần cuối cùng trong một hợp đồng ngoại thương:

Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản? Mỗi bên giữ mấy bản?

Hợp đồng thuộc hình thức nào? (văn bản, viết ta, bản fax, telex...)

Ngôn ngữ hợp đồng sử dụng

Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm nào?

Trường hợp có sự bổ sung hay sửa đổi thì phải làm thế nào?

Chữ ký, tên, chức vụ người đại diện của mỗi bên; đối với bên Việt Nam chữ ký còn phải được đóng dấu tròn mới có giá trị

Nội dung một số hợp đồng thường gặp

Hợp đồng mua bán đối lưu

            Hình thức:

            - Một hợp đồng với 2 danh mục hàng hóa: hàng giao đi và hàng nhận về

            - Hai hợp đồng: một hợp đồng mua và một hợp đồng bán. Hai hợp đồng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

            - Một văn bản quy định những nguyên tắc chung của việc trao đổi hàng hóa

            Nội dung gồm:

            - Danh mục hàng hóa trao đổi

            - Tỷ lệ trao đổi

            - Giá cả và cơ sở xác định giá cả

            - Các điều kiện giao hàng

            - Điều kiện thanh toán

            Biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng:

            - Hai bên thỏa thuận sử dụng thư tín dụng đối khai (đối ứng) để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng. L/C đối khai là L/C chỉ có hiệu lực khi người được hưởng mở 1 L/C khác có giá trị tương đương.

            - Hai bên thỏa thuận thống nhất chọn người thứ 3 làm người không chế bộ chứng từ hàng hóa (thường là ngân hàng). Khi đó ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhận để đi nhận hàng khi người này đổi lại một bộ chứng từ hàng hóa khác có giá trị tương đương

            - Hai bên thỏa thuận dùng tiền đặt cọc hoặc quy định những điều khoản phạt khi 1 bên không thực hiện hợp đồng

Hợp đồng gia công

Tham khảo: Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 quy định chi tiết thủ tục Hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài. Trong đó quy định rõ chi tiết về hợp đồng gia công, các hình thức hợp đồng gia công và nội dung chi tiết cần có của 1 hợp đồng gia công. Bên cạnh đó thông tư cũng quy định chi tiết về nơi làm thủ tục Hải quan, trách nhiệm khai báo của doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của cơ quan Hải quan. Các quy định về thanh lý nguyên liệu gia công, thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công cũng được quy định chi tiết trong thông tư này.

Khái niệm:

Là sự thỏa thuận giữa hai bên đặt gia công và nhận gia công. Trong đó bên đặt gia công là một cá nhân hay một tổ chức kinh doanh ở nước ngoài. Còn bên nhận gia công theo điều 9 Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 về chi tiết thi hành Luật Thương mại 2005 nêu rõ "Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia công cho các thương nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng loại hàng gia công"

Nội dung:

       Theo điều 30 Nghị định 12/2006/NĐ-CP hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản, bao gồm 10 nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng

- Tên, số lượng sản phẩm gia công

- Giá gia công

- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán

- Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công. Định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu trong gia công

- Danh mục và giá trị máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng để phục vụ gia công (nếu có)

- Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên phụ liệu dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công

- Địa điểm và thời gian giao hàng

- Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa

- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

Quy định phụ lục hợp đồng gia công: ( Theo quy định của thông tư 116/2008/TT-BTC)

       Phụ lục hợp đồng gia công là một bộ phận không tách rời của hợp đồng gia công:

       - Mọi sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia công đều phải thể hiện bằng Phụ lục hợp đồng và đăng ký các phụ lục này với cơ quan hải quan trước hoặc cùng thời điểm doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng đầu tiên theo phụ lục hợp đồng đó. Riêng trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công thì chấp nhận trị giá ghi trên hóa đơn thương mại của hồ sơ nhập khẩu, không bắt buộc phải mở phụ lục điều chỉnh.

       - Nếu hợp đồng gia công có thời hạn hiệu lực trên một năm thì có thể tách hợp đồng thành nhiều phụ lục để thực hiện. Thời gian thực hiện của mỗi phụ lục không quá 1 năm. Trường hợp đặc biệt thời gian gia công 1 sản phẩm vượt quá một năm (như gia công sửa chữa tàu biển) thì hợp đồng gia công/ phụ lục hợp đồng gia công thực hiện thưo từng sản phẩm.

Thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công: ( Theo quy định của thông tư 116/2008/TT-BTC)

       - Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký hợp đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan

       - Đối với các hợp đồng gia công có thời hạn trên 1 năm thì hàng năm, bên nhận gia công phải thanh khoản hợp đồng với cơ quan hải quan.

       - Căn cứ để thanh lý và thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận tại hợp đồng gia công.

       - Sau khi kết thúc hợp đồng gia công, máy móc thiết bị thuê, mượn theo hợp đồng, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa , phế phẩm, phế liệu được xử lý theo thỏa thuận của hợp đồng gia công và phải được Bộ công thương chấp nhận

       - Việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm( (nếu có) phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất cho bên đặt gia công.

       - Việc tặng máy móc thiết bị, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm được quy định như sau:

       + Bên đặt gia công phải có văn bản tặng

       + Bên được tặng phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định về xuất nhập khẩu, phải nộp thuế nhập khẩu (néu có) và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành

       + Được bộ Thương Mại chấp nhận

 

3.3.3. Một số chú ý khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế

             Khi ký kết hợp đồng cần chú ý một số vấn đề sau:

      - Các bên cần thoả thuận với nhau tất cả các điều kiện thương mại cần thiết và đưa thành các điều khoản của hợp đồng.

                   - Các doanh nghiệp cần phải xem xét thận trọng từng điều khoản của hợp đồng, tránh trường hợp đối tác khéo léo đưa vào hợp đồng những nội dung chưa được hai bên thoả thuận, hoặc không đưa vào các nội dung đã được thoả thuận gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt nam.

- Hợp đồng cần được trình bày theo đúng quy cách, sử dụng văn phong sáng sủa dễ hiểu phản ánh được những nội dung đã được thoả thuận.

Bài tập:

Bài 1:

Công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội (VINAFOOD HANOI)

Địa chỉ 40 Hai Bà Trưng - Hà Nội

Tel: 2.56771, Telex: 411526 - VNF VT

Thỏa thuận bán gạo cho công ty:

Công ty GALLUCK LIMITED

Địa chỉ Phòng A. 3/F, Causeway Vịnh Causeway - HONGKONG

Tel: 8153084, 8955992;  Fax: 5764980

Telex: 61355 WSGTC HK

Bản dự thảo hợp đồng như sau:

   - Tên hàng: Gạo trắng Việt Nam

   - Phẩm chất: Tấm : tối đa 35%

                        Tạp chất: tối đa 0,4%

                        Thủy phần: tối đa 14%

                        Gạo mùa vụ: 2008                  

   - Số lượng: 20.000 MT, dung sai 5% theo lựa chọn của người bán

   - Giá cả: Giá FOB Hải Phòng 470 USD/MT

   - Thanh toán: Bằng L/C trả ngay không hủy ngang

   - Điều kiện giao hàng: Địa điểm giao hàng: đến cảng Victoria - HongKong

                                       Thời gian giao hàng: 20-25 ngày sau ngày mở L/C

   - Trường hợp bất khả kháng: Khi xảy ra bất khả kháng thì đương sự được miễn trách nhiệm.

   - Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam.

Hãy soạn thảo một hợp đồng bán gạo sao cho đầy đủ và chặt chẽ.

Mẫu hợp đồng:

HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GẠO

Số: 018/VNF-GL2009

Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 2009

Chúng tôi gồm có:

Bên bán: Công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội (VINAFOOD HANOI)

Địa chỉ 40 Hai Bà Trưng - Hà Nội

Tel: 2.56771, Telex: 411526 - VNF VT

Bên mua: Công ty GALLUCK LIMITED

Địa chỉ Phòng A. 3/F, Causeway Vịnh Causeway - HONGKONG

Tel: 8153084, 8955992;  Fax: 5764980

Telex: 61355 WSGTC HK

Hai bên cùng đồng ý về hợp đồng mua bán gạo với cá điều kiện như sau:

1. TÊN HÀNG: Gạo trắng Việt Nam

2. QUY CÁCH PHẨM CHẤT HÀNG HÓA:

Tấm : tối đa 35%

            Tạp chất: tối đa 0,4%

            Thủy phần: tối đa 14%

            Gạo mùa vụ: 2008      

3. SỐ LƯỢNG: 20.000 MT, dung sai 5% theo lựa chọn của người bán

4. GIÁ CẢ: Giá FOB Hải Phòng 470 USD/MT

5. THANH TOÁN: Thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay không hủy ngang

Người mua sẽ mở 1 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang vào tài khoản của Ngân hàng ..... và yêu cầu những chứng từ chuyển nhượng sau đây để thanh toán.

- Chứng từ cơ bản:

+ Trọn bộ hóa đơn thương mại ( Invoice)

+ Trọn bộ vận đơn sạch hàng đã chất lên tàu (B/L)

+ Phiếu đóng gói hàng (Packing list)

- Chứng từ khác:

+ Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng do người giám sát độc lập phát hành.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin - C/O)

+ Giấy chứng nhận khử trùng cho hàng hóa.

6. ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG: Địa điểm giao hàng: đến cảng Victoria - HongKong

                                            Thời gian giao hàng: 20-25 ngày sau ngày mở L/C

            - Người mua sẽ thông báo ETA- extimated time of arrival (dự kiến thời gian tàu đến cảng xếp hàng) và các chi tiết của nó 15 ngày sau khi tầu nhổ neo. Thuyền trưởng sẽ thông báo ETA của tầu, khối lượng sẽ được xếp lên tầu và những thông tin cần thiết khác 48 giờ trước khi tầu đến cảng xếp hàng

            - Thời gian xếp hàng(laytime) bắt đầu tính từ 13h nếu NOR (thông báo sẵn sàng) được trao trước buổi trưa và từ 8h sáng của ngày làm việc tiếp theo nếu như NOR được trao vào buổi chiều trong giờ làm việc. Trong trường hợp tàu đợi để thả neo vì cảng tắc nghẽn thì thời gian xếp hàng được tính sau 72h kể từ khi trao NOR

- Những vật chèn lót do người mua hoặc chủ tàu cung cấp và chịu phí tổn.luật sư

- Việc kiểm kiện trên bờ sẽ do người bán thực hiện và chịu phí tổn, việc kiểm kiện trên tàu sẽ do người mua hay chủ tàu chịu trách nhiệm và phí tổn.

- Mọi dạng thuế tại cảng giao hàng đều do người bán chịu.

- Thưởng phạt do thời gian xếp hàng sẽ được quy định trong hợp đồng thuê tàu.

- Tất cả những điều khoản khác sẽ theo hợp đồng thuê tàu .

7. ĐIỀU KIỆN BAO BÌ:

Gạo phải được đóng gói trong bao đay đơn, mới, trọng lượng tịnh mỗi bao 50kg, khoảng 50,6 kg cả bì, khâu tay ở miệng bằng chỉ đay xe đôi thích hợp cho việc bốc vác và vận tải đường biển; người bán sẽ cung cấp 0,2% bao đay mới miễn phí ngoài tổng số bao được xếp lên tầu.

8. KIỂM ĐỊNH TRƯỚC KHI GIAO HÀNG:

                Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do Vinacontrol cấo ở cảng xếp hàng có tính chung thẩm và chi phí do người bán chịu

10. TRỌNG TÀI:

            Bất kỳ tranh cãi, bất hòa hay khiếu nại nào phát sinh từ/ liên quan đến hợp đồng này hay vi phạm hơp đồng này mà hai bên mua bán không thể hòa giải, thương lượng được, cuối cùng sẽ được đưa ra giải quyết bởi trọng tài Việt Nam

13. ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG:

                Hợp đồng này áp dụng những điều bất khả kháng trong Điều 01 của ấn bản số 412 do Phòng Thương mại quốc tế phát hành.

14. CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

                Bất cứ sự sửa đổi điều khoản và điệu kiện nào của hợp đồng này phải được hai bên thỏa thuận bằng văn bản

            Hợp đồng này lập thành 6 (sáu) bản gốc bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 3 (ba) bản.

            Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký

Đại diện bên bán

Giám đốc

( Ký, đóng dấu)

Đại diện bên mua

Giám đốc

(Ký, đóng dấu)

Bài 2: Công ty A (Việt Nam) dự kiến bán cho công ty B (Nhật Bản) 60.000MT than đá (Quảng Ninh), phẩm chất loại tốt nhiệt lượng 7500 kcal/kg, độ bốc và độ tro trung bình, với giá là 40 USD/MT CIF Tokyo (Incoterms 2000). Giao hàng làm 5 chuyến từ ngày 1/3/2007 đến 30/6/2007. Thanh toán bằng L/C không huỷ ngang, tuần hoàn, trả ngay cho từng chuyến hàng được mở qua ngân hàng M (Nhật bản), ngân hàng thông báo là Vietcombank Hà Nội. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, nếu các bên không thoả thuận được phương pháp giải quyết trong vòng 60 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố, tranh chấp này sẽ được chuyển đến trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Thay mặt công ty A, anh (chị) hãy soạn thảo hợp đồng với ít nhất các điều khoản sau: Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán, giao hàng và trọng tài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG IV

QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

 

4.1.Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

4.2. QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

4.2.1. Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng

4.2.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng

4.2.3 Giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng TMQT. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1.Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

            Trước tiên chúng ta cần nắm rõ quản trị là gì. Theo James Stoner và Stephen Robbín: Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Từ quá trình nghiên cứu thị trường cho đến quá trình đàm phán ký kết hợp đồng chỉ được đánh giá là có kết quả theo đúng ý của nó khi thực hiện hợp đồng TMQT có hiệu quả.

- Quản trị quá trình thực hiện hợp đồng là để công việc, các tác nghiệp được diễn ra theo đúng nội dung, thời gian và đặt hiệu quả công việc cao nhất. Như vậy để tổ chức thực hiện tốt hợp đồng là trên cơ cơ sở tổ chức thực hiện tốt từng mắt xích công việc theo một hợp đồng, theo một trình tự lôgíc kế tiếp nhau.

Ví dụ: Một sự chuẩn bị hàng XK tốt không những tạo điều kiện giao hàng đúng thời hạn và giao hàng đúng chất lượng, số lượng, bao bì... mà còn tạo điều kiện cho bên đối tác thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.

- Mỗi bên thực hiện tốt từng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng TMQT tạo điều kiện cho bên khác thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình. Khi thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong hợp đồng còn làm cơ sở để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.

- Quản trị quá trình thực hiện hợp đồng là phải thực hiện quá trình điều hành để giải quyết các tình huống phát sinh, hạn chế các chi phí và tổn thất nhằm thực hiện hợp đồng có hiệu quả nhất.

- Quản trị quá trình thực hiện hợp đồng TMQT là một quá trình phức tạp các bên đều phải có kế hoạch tổ chức thực hiện, đặc biệt là hệ thống giám sát, điều hành chặt chẽ để tối ưu hoá quá trình thực hiện.

Quản trị quá trình thực hiện hợp đồng TMQT

 

LẬP KẾ HOẠCH:

 

- Định rõ nội dung công việc, yêu cầu thời điểm tiến hành, kết thúc, cách thức tiến hành làm cho những người thực hiện nắm vững được các công việc của mình

THỰC HIỆN:

 

- Chuẩn bị hàng

- Kiểm tra hàng

- Thuê phương tiện vận tải

- Mua bảo hiểm

- Thông quan

- Giao nhận

- Thanh toán

- Khiếu nại

GIÁM SÁT:

 

- Việc hoàn thành các nghĩa vụ và trách nhiệm nêu trong hợp đồng

- Kiểm tra hàng

- Thuê phương tiện vận tải

- Mua bảo hiểm

- Thông quan

- Giao nhận

- Thanh toán

- Khiếu nại

ĐIỀU HÀNH

 

- Điều chỉnh, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng

 

 

 

 

 

 

4.2. QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

4.2.1. Lập kế hoạch thực hiện hợp đồng

Ý nghĩa của lập kế hoạch thực hiện hợp đồng.

- Lập kế hoạch đầy đủ, khoa học, xác định mục tiêu rõ ràng, chính xác và hợp lý có tác dụng định hướng cho tất cả các hoạt động trong quá trình thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp.

- Việc lập kế hoạch đã định rõ nội dung công việc, yêu cầu thời điểm tiến hành, kết thúc, cách thức tiến hành làm cho những người thực hiện nắm vững được các công việc của mình, chủ động và có khả năng kiểm soát, điều khiển được quá trình thực hiện, tạo một môi trường ra quyết định an toàn hơn trong quá trình thực hiện.

- Lập kế hoạch có tác dụng phối hợp các nguồn lực và các nỗ lực trong từng khâu của quá trình thực hiện hợp đồng, làm cho các bước thực hiện hợp đồng diễn ra theo một trình tự khoa học, được quản trị chặt chẽ và đạt hiệu quả cao.

- Việc lập kế hoạch còn giúp các nhà quản trị triển khai các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho quá trình thực hiện các hợp đồng sau.

Căn cứ để lập kế hoạch thực hiện hợp đồng.

- Căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký kết : Để thực hiện hợp đồng người bán có thể phải thực hiện các công việc như chuẩn bị hàng, kiểm tra hàng, thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hoá, làm thủ tục hải quan, giao hàng, thanh toán. Căn cứ vào đó, người bán, người mua lập kế hoạch cụ thể để thực hiện có hiệu quả hợp đồng xuất nhập khẩu đó.

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp : Khi lập kế hoạch phải căn cứ vào kế hoạch kinh doanh chung của doanh nghiệp, vào khả năng sản xuất, kinh doanh, nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác của doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế, phát huy được các nguồn lực của doanh nghiệp,

Trình tự lập kế hoạch.

Chuẩn bị lập kế hoạch .

- Thu thập các thông tin, phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô (quy định chính sách của nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu, các quy định về thủ tục hải quan, về cấp phép, về kiểm tra chất lượng, kiểm dịch theo quy định của nhà nước, các quy định của ngân hàng trong quá trình thanh toán..) ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện hợp đồng

- Phân tích các yếu tố thuộc về doanh nghiệp như khả năng sản xuất, kinh doanh, các nguồn lực thuộc về doanh nghiệp, các yếu tố thuộc về đối tác.

- Nghiên cứu và phân tích các nội dung của hợp đồng xuất nhập khẩu.

Tiến hành lập kế hoạch

Sau khi nghiên cứu, phân tích dữ liệu trong khâu chuẩn bị kế hoạch, người lập kế hoạch phải xác định các chỉ tiêu cần đạt được, các nội dung công việc và lập kế hoạch cho từng nội dung công việc, tính toán thời điểm tiến hành, kết thúc, phân bổ các nguồn lực và xác định cách thức tiến hành các công việc đó.

Trình duyệt kế hoạch

Kế hoạch sau khi được lập phải được trình và bảo vệ trước ban lãnh đạo và các phòng ban của doanh nghiệp. Sau khi kế hoạch được góp ý, bổ sung, chỉnh sửa, được phê duyệt và chính thức đi vào giai đoạn thực hiện.

Nội dung của kế hoạch

Kế hoạch thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm :

- Kế hoạch chuẩn bị hàng

- Kế hoạch kiểm tra hàng

- Kế hoạch thuê phương tiện vận tải

- Kế hoạch mua bảo hiểm

- Kế hoạch làm thủ tục hải quan

- Kế hoạch giao hàng và thanh toán.

Kế hoạch thực hiện hợp đồng nhập khẩu gồm :

- Kế hoạch thuê phương tiện vận tải

- Kế hoạch mua bảo hiểm

- Kế hoạch làm thủ tục hải quan

- Kế hoạch nhận hàng

- Kế hoạch kiểm tra hàng và thanh toán.

 

4.2.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng

Xin giấy phép xuất khẩu (Nếu có)

Sơ đồ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU

 

 

Thuê phương tiện vận tải khi xuất khẩu theo điều kiện C, D: thuê tầu chuyến hoặc tầu chợ

Giục người mua làm thủ tục thanh toán ban đầu

Chuẩn bị hàng hóa, đóng gói, ký mã hiệu

Mua bảo hiểm khi xuất khẩu CIF, CIP và D

 

 

 

 

 

 

 

Xin C/O xuất khẩu

Giám định số lượng và chất lượng hàng xuất khẩu

Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

 

 

 

 

 

Thông báo cho người mua

Làm bộ chứng từ thanh toán

Giao hàng xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xin giấy phép nhập khẩu (Nếu có)

Sơ đồ: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

 

 

Làm thủ tục thanh toán ban đầu

 

 

 

Thúc giục người bán hàng giao hàng

Mua bảo hiểm cho hàng hóa khi nhập khẩu theo điều kiện E, F, CFR, CPT

Thuê phương tiện vận tải nếu nhập khẩu theo điều kiện E, F

 

 

 

 

 

 

Phối hợp với ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ

 

 

 

 

 

 

Khiếu nại và đòi bồi thường khi hàng hóa có tổn thất

Giám định số lượng và chất lượng hàng hóa

Nhận hàng từ người vận tải

Thanh toán, nhận bộ chứng từ

Làm thủ tục hải quan nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuẩn bị hàng XK

Chuẩn bị hàng hoá XK là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng, số lượng, phù hợp với chất lượng, bao bì, ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng TMQT.

Quá trình chuẩn bị hàng XK bao gồm các nội dung:

- Tập trung  hàng XK và tạo nguồn hàng

- Bao bì đóng gói

- Kẻ ký mã hiệu hàng hoá.

Tập trung hàng XK và tạo nguồn hàng

Tập trung hàng xuất khẩu là tập trung thành lô hàng đủ về số lượng phù hợp về chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hoá được chi phí.

Tạo nguồn hàng là toàn bộ các biện pháp, cách thức tác động đến nguồn hàng để tạo ra các nguồn hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ, kịp thời hàng hoá cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu

Để tập trung hàng XK, căn cứ vào vào yêu cầu về hàng XK được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải lập kế hoạch sản xuất : chuẩn bị nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc để tiến hành sản xuất, đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng, chủng loại và thời hạn giao hàng để tiến hành giao hàng cho người mua.

Đối với doanh nghiệp  xuất khẩu

Các doanh nghiệp XK thường không tự sản xuất hàng xuất khẩu mà tập trung hàng từ các nguồn hàng XK. Quá trình tập trung hàng XK có thể mô tả như trong sơ đồ sau

Xác định nhu cầu hàng XK

 

Nhận dạng và phân loại nguồn hàng XK

 

Nghiên cứu và lựa chọn nguồn hàng XK

 

Lựa chọn  hình thức giao dịch

 

Tổ chức hệ thống tập trung hàng XK

 

 

 

Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu

Kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu là kiểm tra mức độ phù hợp của hàng hoá xuất nhập khẩu  so với yêu cầu đã đề ra trong hợp đồng TMQT. Sự phù hợp ở đây là phù hợp về chất lượng, bao bì, số lượng...

a. Kiểm tra hàng hoá XK

Việc kiểm tra hàng hoá XK thực hiện ở hai cấp:

- Ở cơ sở nội dung kiểm tra thường là:

+ Kiểm tra về chất lượng

+ Kiểm tra số lượng và trọng lượng

- Ở các cửa khẩu:

Trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải, người xuất khẩu phải kiểm tra lại hàng hóa. Việc kiểm tra hàng hóa có thể do các lý do sau:

            + Thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở.

            + Giấy chứng nhận chất lượng là chứng từ bắt buộc khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa . Hàng hóa phải có chất lượng đạt tiêu chuẩn  mới được phép xuất khẩu.

            + Hoặc theo yêu cầu của người Mua (đã được quy định trong hợp đồng) người xuất khẩu phải mời các cơ quan giám định

            Khi đó người quản lý phải xác định:

1.      Cơ quan giám định

2.      Nội dung giám định: số lượng, chủng loại, bao bì, chất lượng ...

3.      Thời gian , địa điểm giám định

Căn cứ để giám định là hợp đồng xuất nhập khẩu và L/C. Để giám định hàng hóa , người XK phải làm đơn xin giám định hàng hoá.

Cơ quan giám định căn cứ vào đơn và L/C để giám định hàng hoá. Kiểm tra thực tế về số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu, chất lượng hàng hoá và cấp các chứng thư. Chứng thư là một trong những chứng từ quan trọng trong việc thanh toán và giải quyết các tranh chấp sau này.

b. Kiểm tra hàng nhập khẩu

Nội dung cần kiểm tra là:

- Kiểm tra về số lượng: Số lượng hàng thiếu, số lượng hàng đổ vỡ và nguyên nhân.

- Kiểm tra về chất lượng:

+ Số lượng hàng hoá sai về chủng loại, kích thước, nhãn hiệu, quy cách, màu sắc....

+ Số lượng hàng hoá bị suy giảm về chất lượng, mức độ suy giảm, nguyên nhân suy giảm....

- Kiểm tra bao bì: Sự phù hợp của bao bì sơ với yêu cầu được quy định trong hợp đồng.

- Kiểm dịch thực vật nếu hàng hoá là thực vật.

- Kiểm dịch động vật nếu hàng hoá là động vật.

Thuê phương tiện vận tải

Khi đi thuê phương tiện vận tải người quản trị phải quyết định : loại phương tiện đó như thế nào ; hình thức thuê ;  thuê của hãng vận tải nào ; thời điểm thuê...

a. Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải

            - Căn cứ vào hợp đồng TMQT như điều kiện cơ sở giao hàng, những quy định về đặc điểm của phương tiện vận tải, quy định về  mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ...

- Căn cứ vào khối lượng hàng hoá và đặc điểm hàng hoá

- Căn cứ vào điều kiện vận tải

b.Tổ chức  thuê phương tiện vận tải( tầu biển)

Khi thuê phương tiện vận tải cần phải tiến hành nghiên cứu, phân tích để có quyết định thuê tầu cho thích hợp, đảm bảo thực hiện tốt được hợp đồng và hạn chế được rủi ro.

Để thuê tầu, doanh nghiệp cần có đầy đủ thông tin về các hãng tầu trên thế giới, về giá cước vận tải, các loại hợp đồng vận tải, các Công ước và Luật lệ quốc tế và quốc gia về vận tải....

Tuỳ theo vào các trường hợp cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương thức thuê tầu chợ hay thuê tầu chuyến

Quá trình thuê tầu chợ được tiến hành theo các bước cơ bản sau:

- Xác định số lượng hàng cần chuyên chở, đặc điểm hàng cần chuyên chở, tuyến đường chuyên chở, thời điểm giao hàng

- Nghiên cứu các hãng tầu: Đặc điểm của tầu có phù hợp với đặc điểm hàng hoá cần vận chuyển không, Lịch trình tầu chạy, cước phí, uy tín của hãng và các quy định khác.

- Lựa chọn hãng tầu vận tải thích hợp

 - Lập bảng kê khai hàng (Cargo list) và ký đơn xin lưu khoang (Booking note), đồng thời trả trước phí vận chuyển.

- Tập kết hàng để giao cho tầu và nhận vận đơn.

Quá trình thuê tầu chuyến bao gồm các nội dung sau:

- Xác định nhu cầu vận tải gồm: Lượng hàng hoá cần vận chuyển, đặc điểm của hàng hoá, hành trình, lịch trình của tầu, tải trọng cần thiết của tầu, chất lượng tầu, đặc điểm của tầu.

- Xác định hình thức thuê tầu.

+ Thuê 1 chuyến (Single Voyage)

+ Thuê khứ hồi (Round Voyage)

+ Thuê nhiều chuyến  (Consecurive Voyage)

+ Thuê bao cả tầu (Lumpsum)

- Nghiên cứu các hãng tầu trên các nội dung: Chất lượng tầu, chất lượng và điều kiện phục vụ, mức độ đáp ứng nhu cầu về vận tải, giá cước, uy tín... để lựa chọn những hãng tầu có tiềm năng nhất.

- Đàm phán và ký hợp đồng thuê tầu với hãng tầu.

Mua bảo hiểm cho hàng hoá

      Trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá thường phải vận chuyển đi xa, trong những điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng hoá dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy những người kinh doanh xuất nhập khẩu  thường mua bảo hiểm cho hàng hoá để giảm bớt các rủi ro có thể xẩy ra.

            Người quản lý phải đưa ra các quyết định: 1. Có mua bảo hiểm hay không; 2. Nếu mua thì mua điều kiện bảo hiểm nào, trị giá bảo hiểm là bao nhiêu; 3. Hình thức mua; 4. Mua ở hãng bảo hiểm nào; 5. Mua khi nào.

a. Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hoá

- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng TMQT

- Căn cứ vào hàng hoá vận chuyển

- Căn cứ vào điều kiện vận chuyển

b. Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hoá

Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hoá, doanh nghiệp TMQT cần tiến hành theo các bước sau:

- Xác định nhu cầu bảo hiểm:

+ Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng, bao gồm giá hàng hoá, cước phí chuyên chở, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác. Như vậy giá trị bảo hiểm thường là giá hàng hoá ở điều kiện CIF

+ Có nhiều điều kiện bảo hiểm khác nhau. Trên thế giới và Việt Nam hiện nay thường áp dụng ba điều kiện bảo hiểm chính sau: Điều kiện bảo hiểm C, điều kiện bảo hiểm B, điều kiện bảo hiểm A (Tham khảo SGK)

- Xác  định loại hình bảo hiểm

+ Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy

+ Hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy)

- Lựa chọn công ty bảo hiểm

      - Đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm (I) nhận đơn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate).

Làm thủ tục hải quan

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hoá khi đi qua cửa khẩu Việt Nam (XK hoặc nhập khẩu ) đều phải làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu  theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính sau đây:

- Khai và nộp tờ khai hải quan

- Xuất trình hàng hoá

- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính

Tham khảo: Thông tư 79/2009/TT-BTC được ban hành ngày 7/4/2009, có hiệu lực từ ngày 4/6/2009 là văn bản pháp lý quan trọng, hướng dẫn thống nhất, cụ thể về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong thông thư 79 thủ tục hải quan có nhiều điểm mới

- Về hồ sơ hải quan, đã bổ sung một số loại chứng từ phải nộp thêm nhưng giảm về số bản phải nộp (từ 2 bản xuống 1 bản).

Cụ thể, với chứng từ phải nộp:

- Đối với hàng xuất khẩu:  có quy định bổ sung thêm: hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng; hợp đồng uỷ thác XK (nếu XK uỷ thác); hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch; và hồ sơ đối với trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế XK.

- Đối với hàng nhập khẩu đã quy định bổ sung: hợp đồng uỷ thác NK (nếu NK uỷ thác); hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt; hướng dẫn cụ thể, đối với hàng hoá NK qua bưu điện quốc tế nếu không có vận tải đơn thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải quan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập. Đối với hàng hóa NK phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá thay cho vận tải đơn.

Ngoài ra, còn bổ sung thêm một số trường hợp phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Cụ thể phải nộp 1 C/O bản gốc trong các trường hợp như: Hàng hoá có xuất xứ từ nước thành viên FTAs (trong đó có VN), trừ hàng hoá NK có trị giá FOB không vượt quá 200 USD, nếu người NK muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó; Hàng hoá NK được thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát; Hàng hoá NK từ các nước đang ở trong thời điểm VN áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng; Hàng hoá NK phải tuân thủ các chế độ quản lý NK theo quy định của pháp luật VN hoặc các Điều ước quốc tế mà VN là thành viên. C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được sửa chữa nội dung hoặc thay thế, trừ trường hợp do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật.

Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải

a. Giao hàng XK

a.1. Giao hàng với tầu biển

Doanh nghiệp XK phải tiến hành theo các bước sau:

- Căn cứ vào các chi tiết hàng XK, lập bảng kê hàng hoá chuyên chở (Cargo list) cho người vận tải để đổi lấy sơ đồ xếp hàng (Cargo plan, stowage plan).

- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững kế hoạch giao hàng.

- Lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng vào cảng.

- Bốc hàng lên tầu: Trong quá trình bốc hàng lên tầu phải thường xuyên giám sát theo dõi để nắm chắc số lượng hàng giao và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh.

- Sau khi giao nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó (Mate's receipt) để xác nhận hàng đã giao nhận xong trong đó xác nhận: Số lượng hàng hoá , tình trạng hàng hoá, cảng đến...

- Trên cơ sở hoá đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L), điều quan trọng là phải lấy được vận đơn đường biển hoàn hảo (hay vận đơn sạch) (Clean Bill of lading).

a.2. Giao nhận hàng khi hàng chuyên chở bằng container

Khi hàng hoá giao đủ một container người XK tiến hành theo các bước sau:

- Căn cứ vào số lượng hàng giao, đăng ký mượn hoặc thuê container tương thích với số lượng hàng giao vận chuyển container rỗng về địa điểm đóng hàng.

- Làm thủ tục hải quan, mời hải quan kiểm hoá đến xếp hàng vào container, niêm phong kẹp chì các container.

- Giao hàng cho bãi (hoặc trạm) container để nhận biên lai xếp hàng.

-  Đổi biên lai xếp hàng lấy vận đơn.

Khi hàng giao không đủ một container, người XK vận chuyển hàng đến bãi (hoặc trạm) container do người chuyên chở chỉ định để giao cho người chuyên chở. Việc giao hàng được coi là hoàn thành khi hàng được giao cho người chuyên chở hoặc người đại diện cho người chuyên chở.

a.3. Giao hàng cho người vận tải đường sắt (tham khảo SGK)

a.4. Giao hàng cho người vận tải đường bộ(tham khảo SGK)

a.5. Giao hàng cho người vận tải đường hàng không(tham khảo SGK)

b. Nhận hàng từ phương tiện vận tải

b.1. Nhận hàng từ tầu biển

Bao gồm các bước sau:

- Chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng.

- Ký hợp đồng uỷ thác cho cơ quan ga cảng về việc giao nhận hàng từ nước ngoài về.

- Xác nhận với cơ quan ga cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tầu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ giao nhận và bảo quản hàng hoá.

- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá như vận đơn, lệnh giao hàng...

- Tiến hành nhận hàng

- Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản hàng cho cơ quan ga cảng.

b.2. Nhận hàng chuyên chở bằng container, bao gồm các bước:

- Nhận vận đơn và các chứng từ khác.

- Trình vận đơn và các chứng từ khác (hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói....) cho hãng tầu để đổi lấy lệnh giao hàng (D/O).

- Nhà xuất khẩu  đến trạm hoặc bãi container để nhận hàng.

+ Nếu hàng đủ container(FCL), người xuất khẩu  muốn nhận container về kiểm tra tại kho riêng thì trước đó phải làm đơn đề nghị với cơ quan hải quan, đồng thời đề nghị hãng tầu để mượn container. Khi được chấp thuận, chủ hàng kiểm tra niêm phong, kẹp chì của container, vận chuyển container về kho riêng, dỡ hàng sau đó hoàn trả container rỗng cho hãng tầu.

+ Nếu hàng không đủ container (LCL) doanh nghiệp đến bãi container làm thủ tục nhận hàng tại kho CFS và vận chuyển hàng về kho của doanh nghiệp

b.3. Nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt (tham khảo SGK)

b.4. Nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ(tham khảo SGK)

b.5. Nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không(tham khảo SGK)

Thanh toán hàng xuất nhập khẩu.

a. Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

a.1. Thực hiện hợp đồng XK

- Nhắc nhở mở L/C: Nếu hợp đồng XK quy định việc thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Trước khi đến thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng, doanh nghiệp XK phải nhắc nhở, đôn đốc người mua mở thư tín dụng (L/C) đúng thời hạn. Chỉ khi người mua mở L/C mới thể hiện rõ ý chí thực sự muốn nhận hàng và thanh toán tiền hàng của người mua làm cơ sở cho người bán thực hiện các bước tiếp theo trong hợp đồng.

- Kiểm tra L/C:  Khi ngân hàng  thông báo  L/C đã được mở, cần kiểm tra kỹ  L/C trên các nội dung sau:

+ Kiểm tra tính chân thực L/C

+ Kiểm tra nội dung của L/C

- Sửa L/C (tu chỉnh L/C- admendment) : L/C có thể được tu chỉnh trong các trường hợp sau:

            + Khi phát hiện thấy nội dung L/C không phù hợp với hợp đồng hoặc trái với luật lệ, tập quán của các bên, gây bất lợi cho người bán hoặc không có khả năng thực hiện.

             + Khi L/C đã có hiệu lực nhưng vì một lý do nào , một trong hai bên khó có thể thực hiện được hợp đồng theo các quy định của L/C mà cần phải thoả thuận lại để có thể thực hiện tiếp hợp đồng

    - Giao hàng và chuẩn bị chứng từ thanh toán

Bộ chứng từ thanh toán có thể bao gồm:

      - Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) : Là chứng từ cơ bản của phục vụ cho công tác thanh toán. Nó là yêu cầu của người Bán đòi hỏi người Mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hoá đơn. Hoá đơn nói rõ đặc điểm hàng hoá, đơn giá và tổng giá trị của hàng hoá, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương thức chuyên chở hàng.

      - Vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L): là chứng từ do người chuyên chở cấp để xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở. Ở mặt trước của B/L có ghi rõ tên người gửi, người nhận hoặc "theo lệnh"...), tên tầu, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, tên hàng, kỹ mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, cách trả cước (cước trả trước hay trả tại cảng bến), tình hình xếp hàng, số bản gốc đã lập, ngày tháng cấp vận đơn... mặt sau ghi các điều kiện chuyên chở.

- Chứng từ bảo hiểm

     - Bảng kê chi tiết (Specification): Là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện hàng.

- Phiếu đóng gói (Packing list): là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiện hàng (hòm, hộp, container..).

      - Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity) và giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of weight)

- Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality): Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao, và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng.

- Các giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin - C/O): Là chứng từ do tổ chức có thẩm quyền (ví dụ: Bộ thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hoá. Nội dung của chứng từ này bao gồm: Tên và địa chỉ của người mua, tên và địa chỉ của người bán, tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng, xác nhận của tổ chức có thẩm quyền.

a.2. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu

- Mở L/C

- Kiểm tra chứng từ: Nếu bộ chứng từ phù hợp thì người nhập khẩu  nhận chứng từ để nhận hàng và thanh toán tiền hàng, nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối nhận chứng từ.

b. Thanh toán bằng phương thức nhờ thu

Ngay sau khi giao hàng, doanh nghiệp XK phải hoàn thành việc lập chứng từ nhanh chóng, chính xác, phù hợp và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng đòi tiền.

Khi nhận chứng từ ở ngân hàng doanh nghiệp nhập khẩu  phải kiểm tra các chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp theo hợp đồng hai bên đã ký kết thì chấp nhận trả tiền (D/A)  hoặc trả tiền (D/P) để nhận chứng từ nhận hàng.

Nếu chứng từ không phù hợp theo quy định của hợp đồng thì người nhập khẩu  có thể từ chối thanh toán. Việc vi phạm hợp đồng của người XK sẽ được hai bên trực tiếp giải quyết.

c. Phương thức chuyển tiền (tham khảo SGK)

d. Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền (tham khảo SGK)

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

            Tham khảo SGK

4.2.3 Giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng TMQT. 

Giám sát thực hiện  hợp đồng

Nội dung giám sát của người bán:

- Giám sát quá trình chuẩn bị hàng: Giám sát các nguồn hàng, giám sát số lượng hàng hóa, chủng loại, số lượng của từng chủng loại...

- Giám định hàng: Giám sát thời gian giám đinh,  địa điểm giám định, cơ quan giám định, nội dung yêu cầu giám định, sự phù hợp của giấy chứng nhận giám định với hợp đồng, L/C hoặc theo quy định của pháp luật.

- Chỉ định tầu

- Mua bảo hiểm: Giám sát thời điểm mua bảo hiểm, mức bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, địa điểm mua bảo hiểm, hình thức mua bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm.

- Lịch giao hàng: Lịch trình giao hàng, số lần giao hàng..

- Thủ tục hải quan: Thời điểm khai và nộp hồ sơ hải quan, những chứng từ cần thiết để xuất trình Hải quan và các thủ tục khác: các loại chứng từ, thời điểm cần thiết để xuất trình.Thời điểm và địa điểm xuất trình hàng hóa để kiểm tra thực tế hàng hóa

- Giá

- Thanh toán: Tiến độ thanh toán, hạn cuối cùng của từng lần thanh toán, các chứng từ cho mỗi lần thanh toán: các loại chứng từ, sự phù hợp của chứng từ, thời điểm xuất trình chứng từ, thời gian và nội dung kiểm tra L/C nếu thanh toán bằng L/C.

- Bảo hành: Thời gian bảo hành, địa điểm bảo hành, nội dung và phạm vi trách nhiệm về bảo hành, số lượng và khuyết tật bảo hành.

- Khiếu nại: Thời gian khiếu nại, đơn khiếu nại, chứng từ cần lập khi khiếu nại, giải quyết khiếu nại.

- Giải quyết tranh chấp: Cần giám sát về địa điểm trọng tài, luật xét xử, các nội dung về giải quyết tranh chấp, các chứng cứ...

Nội dung giám sát của người mua:

      Ngoài việc phải giám sát các nhiệm vụ như : thuê phương tiện vận tải (nếu hợp đồng quy định), mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, khiếu nại, giải quyết tranh chấp tương tự như nhiệm vụ của người bán, người mua cần giám sát các nhiệm vụ sau:

- Nhận hàng ở cảng: Thời điểm và lịch trình nhận hàng, nội dung nhận hàng, mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ, giải quyết hàng thiếu, hàng thừa, hàng đổ vỡ, vận chuyển hàng về kho.

- Chỉ định giám định: Khi hàng cần giám định , cần giám sát cơ quan giám định, nội dung giám định, căn cứ giám định, yêu cầu về chứng thư giám định, thông báo yêu cầu giám định đến các cơ quan có liên quan.

- Thanh toán: Giám sát tiến độ thanh toán, hạn cuối cùng của từng lần thanh toán, thời điểm mở L/C, yêu cầu về mở L/C, kỹ quỹ,  tu chỉnh L/C, yêu cầu và thời gian kiểm tra chứng từ

Điều hành quá trình thực hiện hợp đồng

Nội dung điều hành là những vấn đề phát sinh trong qúa trình thực hiện hợp đồng cần phải tập trung giải quyết:

            -  Trong chuẩn bị hàng: người bán phải điều hành việc tập trung lô hàng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phù hợp về bao bì và đúng thời hạn giao hàng để thực hiện tiếp hợp đồng đảm bảo hiệu quả nhất.

- Thuê phương tiện vận tải: Trong quá trình thuê phương tiện vận tải cũng dễ phát sinh các tình huống mà các bên phải tiến hành điều hành như tầu không đến điểm nhận hàng đúng quy định, đặc điểm của con tầu không phù hợp với quy định của hợp đồng, tầu không hợp pháp, hàng hóa trong quá trình vận chuyển bị hư hỏng, mất mát mà trách nhiệm thuộc về phương tiện vận tải.

- Bảo hiểm cho hàng hóa

- Thủ tục hải quan: Một vấn đề rất dễ phát sinh trong thực tế là các chứng từ phải nộp trong hồ sơ hải quan  không phù hợp hoặc bị thiếu như thiếu giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy xuất xứ hàng hóa ...hoặc giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan không thống nhất được với nhau về việc áp mã tính thuế, trị giá tính thuế, một vấn đề cần đặt ra cho điều hành là xin giải phóng hàng, hay yêu cầu giám định để áp mã tính thuế, hoặc phải điều hành thế nào khi cơ quan hải quan yêu cầu tham vấn giá...

- Giao nhận hàng hóa:  Cũng có thể người Mua hoặc người Bán muốn thay đổi lịch giao hàng đã quy định trong hợp đồng vì nhiều lí do: chưa chuẩn bị kịp hàng để giao, sự ùn tắc ở cảng bốc hàng, hoặc ở cảng dỡ hàng, trục trặc trong vấn đề thuê phương tiện vận tải hoặc các thủ tục cho hàng hoá. Hoặc khi nhận hàng người mua phát hiện thấy hàng bị thiếu, hàng không phù hợp về chủng loại, về chất lượng. Người mua cần giải quyết vấn đề này như thế nào: có mời đại điện của người bán, của phương tiện vận tải, của bảo hiểm không , có yêu cầu giám định hàng hóa không, nếu mời thì phải mời tổ chức nào, yêu cầu giám định và cấp giấy chứng nhận giám định  như thế nào...

- Điều chỉnh giá:

- Các điều khoản thanh toán

-  Giải quyết các khiếu nại: Khi có khiếu nại  là lúc người quản lý phải điều hành chặt chẽ nhất. Người quản lý phải đưa ra các quyết định: có khiếu nại hay không, bằng chứng của viẹc khiếu nại, hồ sơ khiếu nại, yêu cầu về giải quyết khiếu nại. Còn bên bị khiếu nại phải xem xét việc khiếu nại của đối tác có đúng hay không, điều hành quá trình tham gia giải quyết khiếu nại, quyết định về giải quyết khiếu nại...

- Các nội dung khác: Ngoài các nội dung trên còn rất nhiều các vấn đề cần phải điều hành như giải quyết các tranh chấp, vấn đề bảo hành, vấn đề bất khả kháng, vấn đề bảo lãnh....để thực hiện tối ưu các hợp đồng đã ký kết, đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên.        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                               

           

           

           

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: