Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

quan trị dự án đầu tư( III, IV)

CHƯƠNG 3 - NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT

CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GIỚI THIỆU

Mục đích, yêu cầu:

- Trang bị những kiến thức cơ bản về nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án đầu tư

- Nắm được kiến thức để vận dụng nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án đầu tư

Nội dung chính:

- Vị trí nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án đầu tư

- Nội dung nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án đầu tư

NỘI DUNG

3.1. VỊ TRÍ CỦA NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ

Phân tích kỹ thuật công nghệ là tiền đề cho việc tiến hành phân tích mặt kinh tế, tài chính , các dự án đầu tư không có số liệu của phân tích kỹ thuật - công nghệ thì không thể tiến hành phân tích kinh tế tài chính tuy rằng các thông số kinh tế có ảnh hưởng đến các quyết định về mặt kỹ thuật.

Các dự án không có khả thi về mặt kỹ thuật phải được bác bỏ để tránh những tổn thất trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư sau này.

Quyết định đúng đắn trong phân tích kỹ thuật công nghệ không  chỉ là loại bỏ các dự án
không khả thi về mặt kỹ thuật mà còn là chấp nhận dự án khả thi về mặt này. Điều này cho
phép, một mặt tiết kiệm được các nguồn lực, mặt khác tranh thủ được cơ hội để tăng thêm
nguồn lực. Ngược lại, nếu chấp nhận dự án không khả thi do nghiên cứu chưa thấu đáo hoặc
do coi nhẹ yếu tố kỹ thuật, hoặc bác bỏ dự án khả thi về mặt kỹ thuật do bảo thủ, do quá thận
trọng thì hoặc là gây tổn thất nguồn lực, hoặc đã bỏ lỡ một cơ hội để tăng nguồn lực.

Phân tích kỹ thuật công nghệ là công việc phức tạp đòi hỏi phải có chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu về từng khía cạnh kỹ thuật công nghệ của dự án. Chi phí nghiên cứu mặt kỹ thuật của dự án thông thường chiếm tới trên dưới 80% chi phí nghiên cứu khả thi, và từ 1 - 5% tổng chi phí đầu tư của dự án.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

3.2.1. Mô tả sản phẩm của dự án

• Đặc điểm của sản phẩm chính, sản phẩm phụ, chất thải. Các tiêu chuẩn chất lượng cần phải đạt được làm cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật khác. Các hình thức bao bì, đóng gói, các công dụng và cách sử dụng của sản phẩm.

• Các phương pháp và phương tiện để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Xác định các yêu
cầu về chất lượng của sản phẩm phải đạt, dự kiến bộ phận kiểm tra chất lượng sau khi đã xác

29


Chương 3: Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ dự án đầu tư

định phương pháp kiểm tra, dự kiến các thiết bị và dụng cụ cần cho việc kiểm tra chất lượng, dự kiến chi phí cho công tác kiểm tra.

3.2.2. Xác định công suất của dự án

•Xác định công suất bình thường có thể của dự án. Công suất bình thường có thể của dự án là số sản xuất trong một đơn vị thời gian: giờ, ngày, tháng, năm để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà dự án dự kiến sẽ chiếm lĩnh.

• Xác định công suất tối đa danh nghĩa. Công suất tối đa danh nghĩa biểu hiện bằng số sản phẩm cần sản xuất trong một đơn vị thời gian vừa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường mà dự án sẽ chiếm lĩnh, vừa để bù vào những hao hụt tổn thất trong quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển và bốc dỡ.

• Công suất sản xuất của dự án là số sản phẩm mà dự án cần sản xuất trong một đơn vị
thời gian nhỏ nhất (giờ hoặc ca) để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà dự án có thể và cần
chiếm lĩnh có tính đến thời gian và chế độ làm việc của lao động, của máy móc thiết bị trong
năm.

3.2.3. Công nghệ và phương pháp sản xuất:

Để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm có thể sử dụng nhiều loại công nghệ và áp dụng nhiều phương pháp sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại công nghệ và phương pháp sản xuất cho phép sản xuất ra sản phẩm cùng loại, nhưng có những đặc tính, chất lượng và chi phí sản xuất khác nhau. Do đó phải xem xét và lựa chọn trong các công nghệ và phương pháp sản xuất hiện có loại nào thích hợp nhất đối với loại sản phẩm mà dự án dự định sản xuất, phù hợp với điều kiện của máy móc, thiết bị cần mua sắm, với khả năng tài chính và yếu tố có liên quan khác như tay nghề, thể lực, trình độ quản lý.

Để lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất thích hợp cần xem xét các vấn đề sau

đây:

- Công nghệ và phương pháp sản xuất đang được áp dụng trên thế giới: Công nghệ chế biến hay công nghệ chế tạo? Đặc biệt chú ý đến các phần mềm  của công nghệ (bí quyết, kiến thức, kinh nghiệm...). Yêu cầu tay nghề của người sử dụng; yêu cầu về nguyên vật liệu, năng lượng sử dụng, khả năng chuyển sang sản xuất mặt hàng khác khi mặt hàng cũ không còn thích hợp; nguồn cung cấp công nghệ ; Các phương thức cung cấp ; quyền sở hữu công nghiệp, dấu hiệu hoặc tên thương mại của sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước, giá cả và ngoại tệ.

- Khả năng về vốn và lao động. Nếu thiếu vốn, thừa lao động thì nên chọn công nghệ kém hiện đại, rẻ tiền, sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm. Ngược lại, nếu nhiều vốn, thiếu lao động thì chọn công nghệ hiện đại, đặt tiền, sử dụng ít lao động . Xu hướng lâu dài của công nghệ để đảm bảo tránh sự lạc hậu hoặc khó khăn gây trở ngại cho việc sử dụng công nghệ trong khi còn chưa thu hồi đủ vốn.

- Khả năng vận hành và quản lý công nghệ có hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ quá
hiện đại hoặc còn đang được thử nghiệm sẽ có nhiều mạo hiểm ; chi phí mua công nghệ quá
lớn, công suất sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm cao, giá bán cao nhiều khi không thích hợp

30


Chương 3: Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ dự án đầu tư

với điều kiện thị trường của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ quá lạc hậu sẽ sản xuất ra sản phẩm chất lượng kém, khó tiêu thụ trên thị trường ngay cả thị trường trong nước.

- Nguyên liệu sử dụng đòi hỏi loại công nghệ nào?

- Điều kiện về kết cấu hạ tầng hiện có, khả năng bổ sung, có thích hợp với công nghệ dự kiến chọn hay không?

- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phong tục tập quán của dân cư nơi sử dụng công nghệ. Đó là sự đáp ứng của cơ sở hạ tầng, sự chấp nhận và có thể tiếp thu công nghệ của dân cư ...

- Các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng công nghệ. Điều này đặc biệt
quan trọng đối với các nước nghèo. Chẳng hạn các loại công nghệ hiện đại thì thị trường công
nghệ rất giới hạn, do đó người đi mua công nghệ thường ở thế bị động . Tình trạng phải
ngừng sản xuất do sự phụ thuộc vào một số người cung cấp là điều dễ xảy ra. Khi chọn công
nghệ cần chọn loại có nhiều nguồn cung cấp nhằm tạo sự cạnh tranh trong cung cấp công
nghệ, từ đó sẽ mua được công nghệ với giá phải chăng, mặt khác tạo thế chủ động trong hoạt
động sau này.

- Xem xét toàn diện các khía cạnh kinh tế kỹ thuật của công nghệ. Ưu điểm của các loại công nghệ có thể khác nhau, có loại tiết kiệm năng lượng nhưng lại sử dụng nhiều nguyên vật liệu, lao động hoặc các chi phí khác và ngược lại. Lại phải xem xét ở nhiều nơi, nhiều nước để lựa chọn được công nghệ thích hợp với giá phải chăng, lựa chọn được công nghệ tối ưu với điều kiện của đất nước, của cơ sở.

Sau khi đã chọn được phương pháp sản xuất hoặc quy trình công nghệ cho dự án, phải mô tả chi tiết và làm rõ lý do chọn. Tiếp đó là lập sơ đồ quy trình công nghệ đã chọn. Sơ đồ này cho thấy một cách đơn giản hoặc chi tiết tiến trình sản xuất từ đầu vào (nguyên liệu) qua các công đoạn sản xuất chế biến đến đầu ra (thành phẩm). Các sơ đồ chi tiết hơn có thể cho thấy cả các nhu cầu về vị trí, không gian, kích thước, khoảng cách của các máy móc thiết bị, về điện, về các tiện nghi phục vụ sản xuất khác.

3.2.4. Chọn máy móc thiết bị

Tuỳ thuộc công nghệ và phương pháp sản xuất mà lựa chọn máy móc thiết bị thích hợp. Đồng thời, còn căn cứ vào trình độ tiến bộ kỹ thuật, chất lượng và giá cả phù hợp với khả năng vận hành và vốn đầu tư, với điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa, công suất, tính năng, điều kiện vận hành, năng lượng sử dụng, điều kiện khí hậu...

Sau khi đã chọn được loại máy móc thiết bị cho dự án phải lập bảng liệt kê mô tả đầy đủ theo các căn cứ để lựa chọn đã trình bày. Trong bảng liệt kê phải sắp xếp các thiết bị máy móc thành các nhóm sau đây: máy móc thiết bị chính trực tiếp sản xuất; thiết bị phụ trợ; thiết bị vận chuyển, bốc xếp, băng truyền; thiết bị và dụng cụ điện; máy móc và thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng dụng cụ, phòng thí nghiệm; thiết bị và dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng, thay thế; thiết bị an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy, xử lý chất thải; các loại xe đưa đón công nhân, xe con, xe tải; các máy móc, thiết bị khác.

31


Chương 3: Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ dự án đầu tư

Giá mua các loại thiết bị này có thể sử dụng bảng hiện giá (Proma invoice) hoặc tham khảo các thông tin qua các cơ quan đại diện, các chuyên gia kỹ thuật. Để có thể mua được thiết bị mong muốn với giá phải chăng nên dùng phương thức đấu thầu. Giá này bao gồm chi phí sản xuất, chi phí mua bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, tên hiệu thương mại, chi phí huấn luyện chuyên môn, chi phí lắp ráp, vận chuyển... Đối với máy nhập, dùng giá CIF + chi phí bảo hiểm, bốc dỡ vận chuyển đến tận nhà  máy.

Nếu chi phí lắp đặt máy móc thiết bị tính tách riêng thì nó có thể ước lượng từ 1 -
15% hay hơn nữa tuỳ thuộc vào loại thiết bị và tính phức tạp của việc lắp đặt.  Nếu thời gian giao máy trên 18 tháng thì phải dự kiến tốc độ trượt giá.

Công suất của máy móc thiết bị: Cần phân biệt các loại công suất:

• Công suất thiết kế là khả năng sản xuất sản phẩm trong 1 giờ của thiết bị.

• Công suất lý thuyết là công xuất tối đa trên lý thuyết mà thiết bị có thể thực hiện được
với giả thiết là máy móc hoạt động liên tục không bị gián đoạn vì bất cứ lý do nào như mất
điện, máy hư hỏng ... trong thời gian quy định (bao nhiêu ca trong một ngày, bao nhiêu ngày
trong một năm).

• Công suất thực tế : luôn nhỏ hơn công suất lý thuyết, là công suất thực tế đạt được. Trong điều kiện hoạt động tốt nhất trong công suất thực tế cũng chỉ đạt được 90% công suất lý thuyết. Sự khác biệt này do nhiều nguyên nhân  nảy sinh trong quá trình hoạt động

• Công suất kinh tế tối thiểu: biểu hiện bởi mức sản phẩm cần thiết phải được sản xuất trong một đơn vị thời gian để đem lại lợi ích cao nhất. Có nhiều loại thiết bị nếu công suất quá nhỏ là không kinh tế vì chi phí sản xuất bình quân cho một đơn vị sản phẩm rất cao.

Xác định công suất khả thi của dự án và mức sản xuất dự kiến.

Khi xác định công suất thực tế khả thi của dự án và mức sản xuất dự kiến cần căn cứ vào các yếu tố sau đây: nhu cầu thị trường, trình độ kỹ thuật của máy móc thiết bị, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, chi phí sản xuất và chi phí về vốn đầu tư.

Thông thường, những năm đầu do những khó khăn khác nhau về kỹ thuật sản xuất và tiêu thụ chỉ dự kiến sử dụng 40 - 50% công suất. Chỉ từ năm thứ ba và thứ tư trở đi mới có thể đạt được công suất thực tế khả thi.

Tuy nhiên, mức sản xuất dự kiến trong các năm đầu của dự án khác nhau có thể có sự
khác nhau đáng kể tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường, vào đặc điểm của sản phẩm và quy trình
công nghệ.

Từ việc xác định công suất khả thi của dự án sẽ lựa chọn loại công suất của máy móc thiết bị tối ưu.

3.2.5. Nguyên vật liệu đầu vào

Nguyên vật liệu đầu vào gồm tất cả các nguyên vật liệu chính và phụ là chính và phụ, vật liệu bao bì đóng gói. Đây là một khía cạnh kỹ thuật quan trọng của dự án, cần xem xét kỹ theo các vấn đề sau:

32


Chương 3: Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ dự án đầu tư

Trước hết phải xem xét nguyên vật liệu sẽ sử dụng cho dự án thuộc loại nào. Nguồn khả năng cung cấp nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến sự sống còn và quy mô của dự án sau khi đã xác định được quy trình công nghệ, máy móc thiết bị.

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cơ bản phải đảm bảo đủ sử dụng cho dự án hoạt động hết đời. Nếu không đủ, thì có thể chọn địa điểm khác hoặc giảm quy mô của dự án. Khi nguyên liệu chính dự kiến sử dụng cho dự án cũng có thể được sử dụng các dự án khác thì phải cân nhắc tính kinh tế nếu xảy ra trường hợp thứ hai.

Khi nguyên liệu chính phải nhập từ nước ngoài từng phần hoặc toàn bộ, cần xem xét
đầy đủ các ảnh hưởng của việc nhập này: khả năng ngoại tệ, sự ràng buộc bởi thiết bị, mua
sắm.

3.2.6. Cơ sở hạ tầng

- Năng lượng: có nhiều loại có thể sử dụng như điện, các nguồn từ dầu hoả, các nguồn từ thực vật, từ mặt trời, gió, thuỷ triều, nguyên tử nặng, biogaz.. Phải xem xét nhu cầu sử dụng, nguồn cung cấp, đặc tính, chất lượng, tính kinh tế khi sử dụng, chính sách của Nhà n-
ước đối với loại năng lượng phải nhập, vấn đề ô nhiễm môi trường... của mỗi loại được sử dụng để ước tính chi phí.

- Nước: Cần xem xét nhu cầu sử dụng theo từng mục đích, nguồn cung cấp ; thoát nước: cống rãnh, hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra các công trình công cộng hay sông ngòi để tránh gây ô nhiễm. Chi phí bao gồm: Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước và các thiết bị kèm theo. Chi phí sử dụng căn cứ vào lượng nước tiêu thụ và giá nước hoặc chi phí tính cho một đơn vị khối lượng nước sử dụng.

- Các cơ sở hạ tầng khác: Hệ thống giao thông để cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra, hệ thống xử lý các chất thải, hệ thống an toàn lao động, hệ thống phòng cháy chữa cháy.. đều cần được xem xét tuỳ thuộc vào loại dự án. Những gì có sẵn, những gì phải xây dựng các công trình mới. Chi phí đầu tư và chi phí vận hành của từng hệ thống.

3.2.7. Lao động và trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài.
          Lao động:

. Nhu cầu về lao động: Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của sản xuất và hoạt động điều hành dự án để ước tính số lao động trực tiếp và bậc thợ tương ứng cho mỗi loại công việc và số lượng lao động gián tiếp với trình độ đào tạo thích hợp.

. Nguồn lao động: Cần ưu tiên xem xét số lao động sẵn có tại địa phương để tuyển dụng đào tạo. Nếu phải đào tạo, phải có chương trình đào tạo lao động chuyên môn, lập kế hoạch và dự tính chi phí. Việc đào tạo có thể tiến hành ở trong hoặc nước ngoài hoặc thuê chuyên gia nước ngoài vào huấn luyện ở trong nước.

. Chi phí lao động : bao gồm chi phí để tuyển dụng và đào tạo và chi phí cho lao động trong các năm hoạt động của dự án sau này.

33


Chương 3: Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ dự án đầu tư

Dự án có thể áp dụng trả lương khoán, lương sản phẩm hay lương thời gian. Căn cứ vào hình thức trả lương được áp dụng, số lao động mỗi loại sử dụng, các chi phí có liên quan để tính ra quỹ lương hàng năm cho mỗi loại lao động và cho tất cả lao động của dự án.

Với dự án đầu tư mở rộng hệ thống chuyển mạch, lao động được xác định như sau:

-     Với tổng đài HOST phải bố trí ca trực liên tục 24/24 h và bố trí trực hành chính để
      sử lý tổng đài và hỗ trợ các tổng đài vệ tinh.

-     Với các tổng đài mở rộng dung lượng (trước đã có tổng đài cũ) không cần tăng thêm

lao động.

-     Với các tổng đài vệ tinh mới lắp đặt cần phải hoàn thiện hệ thống cảnh báo khói,
      báo cháy, báo trộm… để có thể theo dõi điều khiển từ xa (từ tổng đài trung tâm), do
      vậy có thể giảm lao động trực các tổng đài vệ tinh. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn
      cho tổng đài về an ninh cần thiết phải bố trí 1 ca trực đêm (vừa sử lý tổng đài, vừa
      bảo vệ tổng đài).

Trực hành chính                            Trực ca

Loại tổng đài        Số lượng          Kỹ sư             Kỹ thuật           Kỹ sư           Kỹ thuật

viên                                       viên

HOST                           1                     4                      2                     2                     4

Vệ   tinh   mở                 7                   0                      0                     0                     0

rông

Vệ tinh đặt mới            14                    0                      0                     0                    20

Tổng cộng                   22                    4                      2                     2                    24

Trợ giúp của chuyên gia nước ngoài:

- Nghiên cứu soạn thảo các dự án khả thi có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp.

- Thiết kế, thi công và lắp đặt các thiết bị mà trong nước không thể đảm nhiệm được.

- Huấn luyện công nhân kỹ thuật của nhà máy.

- Chạy thử và hướng dẫn vận hành máy móc cho tới khi đạt được công suất đã định.

- Bảo hành thiết bị theo hợp đồng mua bán công nghệ trong thời gian quy định.

Chi phí cho chuyên gia có thể được tính vào giá mua công nghệ và phải được ghi trong
hợp đồng mua bán công nghệ. Nếu chưa tính trong giá mua công nghệ thì người thuê phải trả.
Chi phí trả cho chuyên gia nước ngoài gồm chi phí bằng ngoại tệ (tiền lương, tiền máy bay...)
và tiền Việt Nam (ăn ở, đi lại trong nước Việt Nam có liên quan đến công việc) trong một thời
gian nào đó. Chi phí trả cho chuyên gia nước ngoài rất cao nên phải được xem xét kỹ lưỡng.

34


Chương 3: Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ dự án đầu tư

3.2.8. Địa điểm thực hiện dự án

Xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, thực chất là xem xét các khía cạnh về địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội, kỹ thuật... có liên quan đến sự hoạt động và hiệu quả hoạt động sau này của dự án. Các vấn đề cụ thể cần xem xét ở từng khía cạnh bao gồm:

- Các chính sách kinh tế xã hội tại khu vực hoạt động của dự án, đặc biệt là các chính sách khuyên khích đầu tư và các chính sách tài chính có liên quan. Các chủ trương chính về phân bố các ngành, các cơ sở sản xuất để tránh ô nhiễm môi trường, để phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc...

- ảnh hưởng của địa điểm đến sự thuận tiện và chi phí trong cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Đối với những dự án khác nhau, yêu cầu về địa điểm khác nhau.

Tuy nhiên có loại dự án có thể chọn địa điểm ở gần thị trường tiêu thụ hoặc ở gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu hoặc ở địa điểm trung gian, như sản xuất các sản phẩm dầu hoả, hàng tiêu dùng, sản phẩm hàm lượng kỹ thuật cao .

- Cơ sở hạ tầng thích hợp đến mức nào? Có cần phải đầu tư thêm không? Mức độ đầu tư có chấp nhận được không?

Ngoài các mục đã nêu cần đặc biệt quan tâm vấn đề giao thông có liên quan đến cung
cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm của dự án. Đối với giao thông đường biển cần làm rõ
các chi tiết về các tiện nghi ở cảng, độ sâu, công suất bốc dỡ hàng, cỡ tàu sẽ sử dụng, các
phương tiện dự trữ và chi phí. Đối với giao thông đường bộ, cần làm rõ độ rộng của đường và
cầu, khoảng trống và sức chịu tải của cầu, tình trạng chất lượng của đường, luật lệ và chi phí
giao thông. Nếu phải xây dựng cầu, đường mới phải xem xét kế hoạch xây dựng và dự tính
chi phí đầu tư. Đối với giao thông đường sắt, cần xem xét khả năng vận tải hàng hoá, các
phương tiện bốc dỡ, kho trữ và mọi trở ngại về thời vụ, chi phí vận tải từ trạm chính đến trạm
gần nhà máy nhất. Đối với giao thông đường sông, cần thiết xem xét bề rộng, độ sâu của kênh
rạch, sông ngòi, khả năng của xà lan, ghe thuyền sử dụng... chi phí chuyên chở.

- Môi trường kinh tế xã hội: môi trường kinh tế xã hội bao gồm nhiều vấn đề có liên quan đến sự hoạt động của dự án như:

. Về lao động có thể tuyển lao động nói chung và lao động có chuyên môn hoặc đào tạo chuyên môn từ dân cư của địa phương là tốt nhất. Điều này sẽ làm giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của dự án sau này.

- Về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, luật lệ, phong tục tập quán và vấn đề an ninh. Bộ máy tổ chức quản lý hành chính, kinh tế - xã hội của địa phương sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thuận lợi hoặc trở ngại cho sự hoạt động của dự án.

. Các điều kiện về địa hình, khí hậu sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và sự hoạt động liên tục của công trình.

. Khả năng xử lý chất thải chống ô nhiễm môi trường và tình hình ô nhiễm môi trường hiện có. Cả hai vấn đề này đều được xem xét đến khi lựa chọn địa điểm cho dự án.

35


Chương 3: Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ dự án đầu tư

. Các vấn đề về đất đai và mặt bằng có đủ rộng để dự án có thể hoạt động và mở rộng sự hoạt động khi cần thiết sau từ 5 đến 15 năm. Mặt bằng được chọn phải đủ rộng để đảm bảo không chỉ cho sự thuận lợi trong hoạt dộng của dự án, mà còn đảm bảo cả sự an toàn cho lao động và không gây ô nhiễm môi trường.

Như vậy, khi nghiên cứu chọn lựa địa điểm để thực hiện dự án, phải biết rõ vị trí (tỉnh, thành phố, quận huyện... hướng, diện tích). Phải khảo sát các điều kiện về địa lý, địa hình, thuỷ văn tự nhiên ở các điểm khác nhau để cân nhắc giá mua hoặc thuê quyền sử dụng đất đai, mặt bằng, để tính toán chi phí san lấp mặt bằng, làm nền móng cho xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị máy móc. Giữa các vùng có điều kiện địa hình khác nhau, các chi phí san lấp mặt bằng, xây dựng nền móng rất khác nhau.

Với dự án đầu tư công trình chuyển mạch các khu vực phục vụ nói chung đã được xác
định. Vấn đề ở đây là chọn địa điểm cụ thể hoặc trong trường hợp khó mua là sự khoanh vùng
hẹp cần tìm địa điểm . Trong trường hợp mở rộng trạm, việc chọn địa điểm không cần đề cập.
Trong trường hợp lắp mới trạm chuyển mạch việc xác định địa điểm cần phải thoả mãn các
yêu cầu

-     Cần cố gắng để địa điểm đặt trạm là trung tâm của khu vực mà trạm cần phục vụ.
      Cần phải hiểu nghĩa trung tâm ở đây là trọng tâm phân bố mật độ thuê bao dự báo
      trong vùng phục vụ chứ không phải trung tâm theo địa lý. Làm như vậy để tổng
      chiều dài đôi cáp cần kéo sau này là tối thiểu.

-     Tốt nhất là nằm ở cạnh những điểm giao nhau của đường giao thông hoặc mặt

đường để thuận tiện cho việc xây dựng mạng cáp và toả cáp đi các hướng.

-     Đảm bảo sự thuận lợi cho kinh doanh , khai thác, quản lý, điều hành, đảm bảo an

ninh, an toàn…

-     Tiêu chuẩn lắp đặt tổng đài: Hệ thống tổng đài điện thoại là hệ thống thiết bị có
      công nghệ rất cao do đó đòi hỏi các điều kiện lắp đặt khá đặc biệt về nhiệt độ, độ
      ẩm, độ bụi, diện tích phòng máy, khoảng cách bố trí giữa các giá máy… Theo quy
      định của Tổng công ty BCVT Việt Nam nhiệt độ tiêu chuẩn từ 18 đến 24 độ; độ ẩm
      40 - 70%; diện tích với tổng đài HOST là 100 m2 , với tổng đài vệ tinh là 30 m2. Để
      đảm bảo an toàn chống lũ lụt, an toàn về mặt an ninh, toàn bộ tổng đài đều yêu cầu
      được đặt trên tầng 2, nhà trạm phải xây dựng kiên cố đảm bảo tuổi thọ lâu dài. Tải
      trọng sàn với toàn bộ sàn 300 kg/m2, tại vị trí đặt giá nguồn 800 kg/m2. Ngoài ra còn
      phải có đủ vị trí đặt máy nổ, biến áp 3 pha, hệ thống dây đất và phải thuận tiện cho
      công tác phòng cháy nổ.

-     Lựa chọn địa điểm lắp đặt tổng đài: phải lựa chọn từng vị trí tổng đài  cụ thể.

3.2.9. Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án

- Công trình xây dựng của dự án bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động được thuận lợi và an toàn. Như vậy, các hạng mục công trình có thể bao gồm:

• Các phân xưởng sản xuất chính, phụ.

36


Chương 3: Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ dự án đầu tư

• Hệ thống điện.

• Hệ thống nước.

• Hệ thống giao thông, bến đỗ, bốc dỡ hàng.

• Hệ thống thắp sáng, điều hoà không khí.

• Hệ thống thang máy, băng truyền.

• Văn phòng, phòng học.

• Nhà ăn, khu giải trí, nhà vệ sinh.

• Hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

• Hệ thống thông tin liên lạc.

• Tường rào...

- Tổ chức xây dựng: sau khi xem xét các hạng mục công trình của dự án phải lập hồ sơ
bố trí mặt bằng của toàn bộ nhà máy, sơ đồ thiết kế của từng hạng mục công trình, sơ đồ bố trí
máy móc thiết bị, bản vẽ thi công, tiến độ thi công... Các sơ đồ này cho thấy rõ, thứ tự xây lắp
các yếu tố cấu trúc, kích thước của các hạng mục công trình có thể được tiến hành theo phư-
ơng thức tự làm hoặc bao thầu, đấu thầu, tuỳ tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật và quy mô
của công trình.

3.2.10. Xử lý chất thải ô nhiễm môi trường

Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường có thể chia thành 3 loại:

- Các chất thải ở thể khí như: khói, hơi, khí độc...

- Các chất thải ở thể lỏng hoặc rắn như: cặn bã, hoá chất...

- Các chất thải ở thể vật lý như: tiếng ồn, hơi nóng, sự rung động...

Mỗi loại chất thải đòi hỏi phương pháp và phương tiện xử lý khác nhau. Để lựa chọn
phương pháp và phương tiện xử lý chất thải phải xuất phát từ điều kiện cụ thể về luật bảo vệ
môi trường tại địa phương, địa điểm và quy mô hoạt động của nhà máy, loại chất thải, chi phí
xử lý chất thải...

3.2.11. Lịch trình thực hiện dự án

- Thời gian cần phải hoàn thành từng hạng mục công trình và cả công trình.

- Những hạng mục nào phải hoàn thành trước, những hạng mục nào có thể làm sau, những hạng mục, công việc nào có thể làm song song.

- Ngày khởi sự hoạt động sản xuất.

Ch¼ng h¹n tiÕn ®é triÓn khai thùc hiÖn dù ¸n ®Çu t− më réng hÖ thèng chuyÓn m¹ch

37


Chương 3: Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ dự án đầu tư

Năm 2004                         Năm 2005             Năm 2006

Nội dung thực hiện                 Quý     Quý     Quý     Quý     Quý     Quý     Quý     Quý

3          4          1          2          3          4          1          2

Lập dự án đầu tư và trình duyệt

Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị
tổng đài (Thiết bị đồng bộ nhập
khẩu)

Tổ chức đấu thầu mua sắm trang
thiết bị phụ trợ trong nước

Thiết kế lắp đặt công trình (Tổng
đài và phụ trợ)

Đấu chuyển, hoà mạng

Chính thức đưa công trình vào khai
thác, quyết toán công trình

TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

1. Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án đầu tư có vị trí quan trọng. Đây là tiền đề
cho việc tiến hành nghiên cứu về kinh tế, tài chính, các dự án đầu tư không có số liệu của
nghiên cứu kỹ thuật - công nghệ thì không thể tiến hành nghiên cứu kinh tế tài chính tuy rằng
các thông số kinh tế có ảnh hưởng đến các quyết định về mặt kỹ thuật. Các dự án không có
khả thi về mặt kỹ thuật phải được bác bỏ để tránh những tổn thất trong quá trình thực hiện đầu
tư và vận hành kết quả đầu tư sau này. Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ là công việc phức tạp
đòi hỏi phải có chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu về từng khía cạnh kỹ thuật công nghệ của dự
án.

2. Nội dung chủ yếu của nghiên cứu kỹ thuật công nghệ dự án đầu tư bao gồm

- Mô tả sản phẩm của dự án

- Xác định công suất của dự án

- Công nghệ và phương pháp sản xuất

- Chọn máy móc thiết bị

- Nguyên liệu đầu vào

- Cơ sở hạ tầng

- Lao động và trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài

- Địa điểm thực hiện dự án

- Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án

- Xử lý chất thải ô nhiễm môi trường

- Lịch trình thực hiện dự án đầu tư.

38


Chương 3: Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ dự án đầu tư

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Anh (chị) hãy cho biết nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của dự án đầu tư có vị trí quan trọng như thế nào? và được thể hiện ra sao?

2. Hãy trình bày những nội dung chủ yếu của nghiên cứu kỹ thuật công nghệ dự án đầu tư? Theo anh (chị) nội dung nào quyết định tính khả thi của dự án đầu tư?

39


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

CHƯƠNG 4 - NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GIỚI THIỆU

Mục đích, yêu cầu:

- Trang bị những kiến thức cơ bản về nghiên cứu tài chính một dự án đầu tư

- Nắm được kiến thức để vận dụng nghiên cứu tài chính một dự án đầu tư

Nội dung chính:

- Mục đích và tác dụng nghiên cứu tài chính một dự án đầu tư

- Xác định tỷ suất tính toán và chọn thời điểm tính toán trong nghiên cứu tài chính một dự án đầu tư

- Nội dung nghiên cứu tài chính một dự án đầu tư

NỘI DUNG

4.1. MỤC ĐÍCH VÀ TÁC DỤNG CỦA NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

4.1.1 Mục đích nghiên cứu tài chính

- Nhằm khẳng định tiềm lực tài chính cho việc thực hiện dự án

- Phân tích những kết quả hạch toán kinh tế của dự án.

Để đạt được mục đích trên, trong quá trình phân tích tài chính cần áp dụng những
phương pháp phân tích phù hợp và sử dụng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết.

4.1.2. Tác dụng của nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

- Xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ cho dự án, tính toán thu chi lỗ lãi, những lợi ích thiết thực mang lại cho nhà đầu tư và cho cả cộng đồng.

- Đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư nhằm quyết định có nên đầu tư hay không? Nhà nước cũng căn cứ vào đây để xem xét lợi ích tài chính có hợp lý hay không? Dự án có đạt được các lợi ích tài chính hay không và dự án có an toàn về mặt tài chính hay không?

- Nghiên cứu tài chính là cơ sở để tiến hành nghiên cứu kinh tế - xã hội.

4.2. XÁC ĐỊNH TỶ SUẤT TÍNH TOÁN VÀ THỜI ĐIỂM TÍNH TOÁN

4.2.1 Xác định tỷ suất tính toán

1. Trường hợp đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn tự có

Trong trường hợp này, mục đích đầu tư là nhằm thu lời lớn hơn việc gửi vốn trên thị trường vốn. Do vậy tỷ suất tính toán của dự án theo nguồn vốn tự có (rvtc) phải được xác định cao hơn mức lãi suất tiền gửi (rgửi) ở thị trường vốn. Tức là rvtc > rgửi.

40


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

Tỷ suất tính toán của nguồn vốn tự có có thể được lấy bằng lãi suất tiền vay của ngân hàng thương mại.

2. Trường hợp đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn đi vay

Để đảm bảo độ tin cậy của tính toán và an toàn về vốn, chủ đầu tư cần chọn tỷ suất tính
toán của dự án theo vốn đi vay (rvđv) không nhỏ hơn mức lãi suất tiền vay (rvay) , tức là rvđv
> rvay.

3. Trường hợp đầu tư vừa bằng nguồn vốn tự có vừa bằng nguồn vốn đi vay

Trong trường hợp này tỷ suất tính toán lấy theo mức trung bình chung lãi suất của cả 2 nguồn vốn và được xác định theo công thức:

Kvtc. rvtc + Kvđv. rvđv

Rc =

Kvtc + Kvđv

Trong đó: Kvtc - Vốn tự có

rvtc - Mức lãi suất xác định cho vốn tự có Kvđv - Vốn đi vay

rvđv - Mức lãi suất xác định cho vốn đi vay

4. Trường hợp đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau

Trong trường hợp này tỷ suất tính toán của dự án được xác định theo trung bình chung lãi suất của tất cả các nguồn vốn.

∑ Ki. ri

rc =

∑ Ki

Trong đó: Ki - Giá trị nguồn vốn i

ri - Mức lãi suất xác định cho nguồn vốn i

Chú ý: Khi xác định tỷ suất tính toán của dự án đầu tư thường gặp phải các trường hợp

sau:

a. Các nguồn vốn vay có các kỳ hạn khác nhau:

Trong trường hợp này, trước khi áp dụng công thức tính tỷ suất tính toán chung (mục

4) phải tính chuyển các mức lãi suất đi vay về cùng kỳ hạn là năm
                                     rn = (1 + rt)m - 1

Trong đó: rn - Mức lãi suất năm

rt - Mức lãi suất theo kỳ hạn t (tháng, quý, 6 tháng) m - Số kỳ hạn t trong năm

b. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi suất không trùng với thời đoạn ghép lãi kỳ hạn

41


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

Lãi suất thực là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi suất trùng với thời đoạn lãi ghép. Trong thực tế nếu lãi suất không ghi thời hạn ghép lãi kèm theo thì lãi suất đó được hiểu là lãi suất thực và thời đoạn ghép lãi trùng với thời đoạn phát biểu mức lãi.

Khi xác định tỷ suất tính toán của dự án, nếu lãi suất của một nguồn vốn nào đó là lãi suất danh nghĩa thì phải chuyển về lãi suất thực theo công thức:

rdn         m2

rthực = (1 +                  )           - 1

m1

Trong đó: rthực - Lãi suất thực

rdn - Lãi suất danh nghĩa

m1 - Số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn phát biểu mức lãi suất danh nghĩa m2 - Số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn xác định lãi suất thực

5. Tỷ suất chiết khấu điều chỉnh theo sự rủi ro

Công thức tính như sau

r

R =

1 - p

Trong đó: R - Tỷ suất chiết khấu được điều chỉnh theo sự rủi ro

r - Tỷ suất chiết khấu trước khi điều chỉnh theo sự rủi ro p - Xác suất rủi ro

6. Tỷ lệ chiết khấu điều chỉnh theo lạm phát

Lạm phát cũng được coi là một yếu tố rủi ro khi đầu tư. Vì vậy khi lập dự án đầu tư cần tính đến yếu tố lạm phát, trên cơ sở đó xác định lại hiệu quả của dự án đầu tư. Có thể sử dụng tỷ lệ chiết khấu điều chỉnh theo lạm phát làm cơ sở cho việc xác định lại hiệu quả dự án. Công thức xác định tỷ lệ chiết khấu được điều chỉnh theo lạm phát như sau:

Rl = (1 + r) (1 + L) - 1

Trong đó: Rl - Tỷ lệ chiết khấu được điều chỉnh theo lạm phát
                r - Tỷ lệ chiết khấu được chọn để tính toán

L - Tỷ lệ lạm phát

4.2.2 Chọn thời điểm tính toán

Thời điểm tính toán có ảnh hưởng tới kết quả tính toán tài chính - kinh tế trong lập dự án đầu tư. Do vậy cần phải xác định thời điểm tính toán hợp lý. Thời điểm tính toán xác định theo năm và thường được gọi là năm gốc.

Đối với các dự án đầu tư có quy mô không lớn, thời gian chuẩn bị để đưa công trình
đầu tư vào sản xuất kinh doanh không dài thì thời điểm tính toán không dài thì thời điểm tính
toán thường được xác định là thời điểm hiện tại hay thời điểm bát đầu thực hiện dự án. Trong

42


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

trường hợp này, mọi chi phí và thu nhập của dự án đều được đưa về năm gốc theo cách tính giá trị hiện tại và được so sánh tại năm gốc.

Đối với các dự án có quy mô lớn, thời gian chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng dài thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể chọn thời điểm như sau:

- Nếu chu kỳ dự án, tỷ lệ lạm phát và mức lãi suất của các nguồn vốn theo dự đoán biến
đông không đáng kể và tỷ suất tính toán được xác định đúng với phương pháp khoa học, có
tính đến các yếu tố rủi ro đối với sản xuất thì thời điểm tính toán có thể lấy là thời điểm hiện
tại (thời điểm lập dự án) hoặc thời điểm bắt đầu thực hiện dự án như đối với dự án có quy mô
đầu tư không lớn và thời gian chuẩn bị đưa công trình đầu tư vào khai thác không dài.

- Thời điểm tính toán là năm kết thúc giai đoạn thi công xây dựng công trình và đưa
công trình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, các chi phí trong
giai đoạn thi công xây dựng công trình được tính chuyển về năm gốc thông qua việc tính giá
trị tương lai. Các thu nhập và chi phí khai thác trong gia đoạn khai thác công trình được tính
chuyển về năm gốc thông qua việc tính giá trị hiện tại. Các thu nhập và chi phí của dự án
được so sánh tại thời điểm tính toán. Cách chọn thời điểm tính toán này là có căn cứ và đảm
bảo độ tin cậy cao vì tổng khoảng cách tính hiện giá của các dòng chi phí và thu nhập của dự
án là nhỏ nhất.

Tuy nhiên trong thực tế, để thuận tiện cho tính toán, nhiều dự án thời điểm tính toán
thường được chọn là thời điểm hiện tại (thời điểm lập dự án) hay thời điểm bắt đầu thực hiện
dự án.

4.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

4.3.1 Xác định tổng mức vốn đầu tư:

Xác định vốn đầu tư cần thực hiện từng năm và toàn bộ dự án trên cơ sở kế hoạch tiến độ thực hiện đầu tư dự kiến. Trong tổng số vốn đầu tư trên cần tách riêng các nhóm:

- Theo nguồn vốn: vốn góp, vốn vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với lãi xuất theo từng
nguồn).

- Theo hình thức vốn: bằng tiền (Việt Nam, ngoại tệ), bằng hiện vật, bằng tài sản khác
          Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự
 án vào hoạt động. Tổng mức vốn này được chia ra thành hai loại:

Vốn cố định bao gồm: Chi phí chuẩn bị; chi phí cho xây lắp và mua sắm thiết bị gồm các khoản chi phí ban đầu về đất, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, chi phí về máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…

Vốn lưu động ban đầu gồm các chi phi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu nhằm
đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường theo các điều kiện kinh tế, kỹ thuật đã
dự tính.

Tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần được xem xét theo từng giai đoạn của quá
trình thực hiện đầu tư và được xác định bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, bằng hiện vật hoặc bằng
tài sản khác.

43


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ:

Xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lư-
ợng và tiến độ. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể là ngân sách cấp phát, ngân hàng cho vay,
vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hoặc vốn huy động từ
các nguồn khác.

Vì vốn đầu tư phải được thực hiện theo tiến độ ghi trong dự án, để đảm bảo tiến độ thực
hiện các công việc chung của dự án và để tránh ứ đọng vốn, nên các nguồn tài trợ được xem
xét không chỉ về mặt số lượng mà cả thời điểm nhận được tài trợ. Sự đảm bảo này phải có cơ
sở pháp lý và cơ sở thực tế. Tiếp đó phải so sánh nhu cầu với khả năng đảm bảo vốn cho dự
án từ các vốn về số lượng và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án được
chấp nhận. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mô của dự án, xem xét lại khía
cạnh kỹ thuật lao động để đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mô của dự án.

4.3.2 Lập các báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự
án:

Cân lập bảng chi phí sản xuất hoặc dịch vụ, doanh thu, bảng dự tính mức lỗ lãi, bảng dự trù cân đối kế toán, bảng dự tính cân đối thu chi. Các báo cáo tài chính giúp cho chủ đầu tư thấy được tình hình hoạt động tài chính của dự án và nó là nguồn số liệu giúp cho việc tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án.

Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án: gồm doanh thu bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ.. và từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Doanh thu này được tính cho từng năm hoạt động và dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định.

Tổng doanh thu cho dự án

- Tổng thu cước : Dtc  =  ∑ Di   (i = 1,2,3..)

Di - Doanh thu cước năm thứ i được xác định căn cứ vào số thuê bao có vào cuối năm

thứ i và số thuê bao phát triển thêm trong năm thứ i, dự kiến doanh thu của một thuê bao trong

1 năm


Doanh thu cước năm đầu = ( số thuê bao chuyển mạng +

thêm trong năm i) x doanh thu dự kiến của 1 thuê bao trong 1 năm

Doanh thu cước năm thứ hai = ( số thuê bao năm thứ i +
thêm trong năm i) x doanh thu dự kiến của 1 thuê bao trong 1 năm

…………….

- Tổng doanh thu thuộc dự án trong 1 năm

= Di x k

k - Hệ số phụ thuộc vào loại công trình


1/2 số thuê bao phát triển

1/2 số thuê bao phát triển


Hệ số này quy định riêng cho các dự án Thành phố, Thị xã theo
       + Dự án chuyển mạch và trung kế liên đài nội tỉnh
       + Dự án mạng cáp nội hạt

44


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

+ Phần còn lại thuộc liên tỉnh, Quốc tế và các dự án đầu tư khác Với các Huyện, cụm dân cư quy định theo

+ Dự án chuyển mạch

+ Dự án truyền dẫn nối về Trung tâm tỉnh

+  Phần còn lại thuộc liên tỉnh, Quốc tế và các dự án đầu tư khác

Dự tính chi phí sản xuất: Chi phí này cũng được tính cho từng năm trong suốt cả đời dự án. Việc dự tính dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án. Cần chú ý chi phí khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất. Bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập hàng năm phải nộp. Nếu khấu hao tăng, lợi nhuận giảm và do đó thuế thu nhập doanh nghiệp giảm và ngược lại.Việc xác định chính xác mức khấu hao có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính dự án đầu tư. Mức khấu hao hàng năm lại phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao, chính vì vậy cần lựa chọn phương pháp khấu hao như thế nào để tiền nộp thuế càng nộp về sau càng nhiều càng tốt. Thông thường phải chọn phương pháp tính khấu hao nhiều ở những năm đầu và về sau càng ít dần. Tuy nhiên việc áp dụng tính khấu hao theo phương pháp nào phải được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép nhằm vừa khuyến khích đầu tư, tạo thuận lợi cho việc tính thuế, đảm bảo thu hồi đủ vốn để tái đầu tư.

Xác định chi phí hàng năm của dự án đầu tư mở rộng hệ thống chuyển mạch

- Chi phí đầu tư cho tài sản cố định:

+ Chi phí đất đai và vỏ trạm

+ Chi phí mua công nghệ, kỹ thuật và trang thiết bị máy móc. + Chi phí xây dựng các hạng mục công trình

+ Giá trị quyền sử dụng đất..

- Vốn lưu động

- Trả vốn vay Ngân hàng: áp dụng hình thức trả đều vốn gốc trong thời gian trả nợ

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Theo quy định tất cả các thiết bị viễn thông của Bưu điện được tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính (khấu hao đều)

- Chi phí thuế vốn đầu tư: tính băng % tổng vốn đầu tư (hiện nay tính bằng 2,4%).

Dự tính mức lỗ lãi của dự án: Trên cơ sở số liệu dự tính về tổng doanh thu, chi phí từng năm tiến hành dự tính mức lãi lỗ hàng năm của dự án. Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất trong từng năm của đời dự án.

Dự trù cân đối kế toán của dự án: Được tính cho từng năm hoạt động của dự án. Nó mô tả tình trạng tài chính hoạt động kinh doanh của dự án thông qua việc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trong từng năm hoạt động của dự án. Đây là nguồn tài liệu giúp cho chủ đầu tư phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính của dự án.

4.3.3. Tính các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án đầu tư Chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp

45


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

- Hệ số vốn tự có so với vốn vay: Hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1. Đối với dự án có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1, vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi.

- Tỷ trọng vốn tự có trong vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với các dự án có triển vọng, hiệu quả rõ ràng thì tỷ trọng này có thể là 40%, thì dự án thuận lợi.

- Tỷ lệ giữa tài sản lưu động có so với tài sản lưu động nợ

- Tỷ lệ giữa vốn lưu động và nợ ngắn hạn

- Tỷ lệ giữa tổng thu từ lợi nhuận thuần và khấu hao so với nợ đến hạn phải trả

Trong năm chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu thứ 3 chỉ áp dụng cho các dư án của các doanh nghiệp đang hoạt động, bốn chỉ tiêu còn lại áp dụng cho mọi dự án. Hai chỉ tiêu đầu nói nên tiềm lực tài chính đảm bảo cho mọi dự án thực hiện được thuận lợi, 3 chỉ tiêu sau nói lên khả năng đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài chính.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

Trường hợp dự án đầu tư hoạt động trong điều kiện an toàn

1.Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present Value - NPV)

* Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu về năm hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu nhất định.

n         Bi - Ci

NPV = ∑

i=0      (1 + r)i

hay

n         Bi                 n     Ci

NPV =       ∑                           - ∑

i=0   (1 + r)i                i=0     (1 + r)i

Trong đó:

Bi (Benefit) - Lợi ích của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án thu được (như doanh thư bán hàng, lệ phí thu hồi, giá trị thanh lý thu hồi..)

Ci(Cost) - Chi phí của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án bỏ ra (như chi đầu tư, chi bảo dưỡng, sửa chữa, chi trả thuế và trả lãi vay…)

r - Tỷ lệ chiết khấu.

n - Số năm hoạt động kinh tế của dự án (tuổi thọ kinh tế của dự án) i - Thời gian (i = 0,1…n)

Cách xác định NPV như trên được thực hiện với tình huống bất kì. Trong trường hợp Pi = (Bi - Ci) đều hàng năm hoặc tăng giảm đều hàng năm cách tính sẽ đơn giản hơn.

Trường hợp Pi đều tức là Pi = const =P

(1 + r)n - 1

NPV = P

r(1 + r) n                                                                                               46


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

Trường hợp Pi + 1 = Pi + G hay P tăng đều một khoảng là G


NPV =    G

r ( 1 + r )


⎡( 1 + r ) n +1 − 1             ⎤

n ⎢                      − (n + 1 ) ⎥

⎣          r                       ⎦


Trường hợp Pi+1 = Gi hay P giảm một khoảng là G


⎡      ( 1+    r  )n   −   1⎤


NPV= G⎢


r

* Đánh giá chỉ tiêu NPV


n −               n     ⎥

⎣         r ( 1 + r )⎦


-     Nếu dự án có NPV lớn hơn 0 thì dự án đó đáng giá về mặt tài chính


-     Nếu dự án có nhiều phương án loại bỏ nhau thì phương án có NPV lớn nhất là

phương án đáng giá nhất về mặt tài chính.

-     Nếu các phương án của dự án có lợi ích như nhau thì phương án có giá trị hiện
      tại của chi phí nhỏ nhất thì phương án đó đáng giá nhất về tài chính.

* Ưu nhược điểm của chỉ tiêu:

Ưu điểm: Cho biết quy mô tiền lãi thu được của cả đời dự án Nhược điểm:

-     NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu dùng để tính toán. Việc xác định
      tỷ lệ chiết khấu là rất khó khăn trong thị trường vốn đầy biến động.

-     Sử dụng chỉ tiêu này đòi hỏi xác định rõ ràng dòng thu và dòng chi của cả đời

dự án. Đây là một công việc khó khăn, không phải lúc nào cũng dự kiến được.

-     Chỉ tiêu này chưa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn.

-     Chỉ tiêu này chỉ sử dụng để lựa chọn các dự án loại bỏ nhau trong trường hợp

tuổi thọ như nhau. Nếu tuổi thọ khác nhau, việc lựa chọn căn cứ vào chỉ tiêu này sẽ không có ý nghĩa.

2. Chỉ tiêu giá trị tương lai thuần (Net Future Value - NFV)

Giá trị tương lai thuần là tổng lãi ròng của cả đời dự án được tích luỹ về năm tương lai (năm cuối cùng) theo tỷ lệ tích luỹ nhất định.

n

NFV = ∑ (Bi - Ci) (1 + r)n - i
               i=0

Cách xác định NPV và NFV như trên được thực hiện với tình huống bất kì. Trong trư-
ờng hợp Pi = Bi - Ciđều hàng năm hoặc tăng giảm đều hàng năm cách tính sẽ đơn giản hơn.

Trường hợp Pi đều tức là Pi = const = P

(1 + r)n - 1

Trường hợp Pi +  NFV = P     y P tăng đều một khoảng là G

r

47


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư


NFV =


G
r


⎡( 1 + r ) n + 1 − 1              ⎤

⎢                     − ( n + 1 ) ⎥

⎣          r                       ⎦


Trường hợp Pi+1 = Gi hay P giảm một khoảng là G


)


n                                      n

⎡       ( 1 + r )− 1 ⎤


NFV = G(1+ r

r


⎢n −              n     ⎥

⎣        r ( 1 + r )⎦


Nếu dự án có NFV lớn hơn không thì dự án đó đáng giá về mặt tài chính. Trường hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì dự án nào có NFV lớn nhất thì dự án đó đáng giá nhất về mặt tài chính. Nếu các dự án có lợi ích như nhau thì dự án nào có giá trị tương lai của chi phí nhỏ nhất là dự án tốt nhất về mặt tài chính.

Giữa chỉ tiêu NFV và chỉ tiêu NPV có quan hệ với nhau:
                                      NFV

NPV    =

(1 + r)n

Ưu nhược điểm của chỉ tiêu NFV cũng tương tự nh chỉ tiêu NPV. Trong thực tế, người ta thường dùng chỉ tiêu NPV nhiều hơn so với NFV.

3. Chỉ tiêu giá trị hiện tại hàng năm (Annual Value - AV)

* Khái niệm: Giá trị hiện tại hàng năm là giá trị hiện tại thuần được phân phối đều trong thời kỳ phân tích từ 1 đến n năm.

r (1 + r)n

AV = NPV

(1 + r)n - 1

* Đánh giá:

-     Dự án nào có AV lớn hơn là dự án đáng giá về mặt tài chính.

-     Trong trường hợp có các dự án loại bỏ nhau, thì dự án nào có AV lớn nhất là

dự án tốt nhất về mặt tài chính.

-     Nếu các dự án có thu nhập như nhau thì dự án nào có chi phí hiện tại hàng năm
      (AVC) nhỏ nhất là dự án đáng giá nhất về tài chính.

* Ưu nhược điểm của chỉ tiêu AV:

-     Ưu điểm: Có thể so sánh giữa các dự án có tuổi thọ khác nhau, có nhiều lần

đầu tư bổ sung không giống nhau.

-     Nhược điểm: Kết quả tính toán phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu được
      lựa chọn để tính toán và cũng không cho biết hiệu quả sử dụng một đồng vốn.

4. Tỷ số lợi ích / chi phí (B/C)

* Tỷ số lợi ích / chi phí: Là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được với giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra

n                Bi

48


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

i=0           (1 + r)i

B/C =

n                 Ci

i=0           (1 + r)i

Nếu dự án có B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài chính. Trong trường hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho dự án có B/C lớn hơn.

B/C có ưu điểm nổi bật là cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Nhưng nó cũng có
hạn chế là phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu lựa chọn để tính toán. Hơn nữa đây là chỉ tiêu đánh
giá tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại bỏ nhau, có thể bỏ qua dự án
có NPV lớn (vì thông thường phương án có NPV lớn thì có B/C nhỏ). Chính vì vậy khi sử
dụng chỉ tiêu B/C phải kết hợp với chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác nữa. Mặt khác B/C lớn
hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào quan niệm về lợi ích và chi phí của người đánh giá. Cho nên khi sử
dụng chỉ tiêu B/C để lựa chọn dự án phải biết rõ quan niệm của người đánh giá về lợi ích và
chi phí tài chính.

5. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return - IRR)

* Khái niệm và cách tính: Tỷ lệ này được biểu hiện bằng mức lãi suất mà nếu dùng nó
để quy đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại thực thu nhập bằng giá trị hiện tại thực chi


n


Bi


n

Ci


phí, tức là                          ∑

i=o ( 1

Hay                     n

NPV = ∑


i

+ IRR )

Bi - Ci


= ∑

i

i=o ( 1 + IRR )

=   0


i=0   (1 + IRR)i

Trong đó:

Bi - Giá trị thu nhập (Benefits) năm i
Ci - Giá trị chi phí (Cost) năm i
n- thời gian hoạt động của dự án

IRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng được. Nếu phải vay với lãi suất lớn hơn IRR thì dự án có NPV nhỏ hơn không, tức thua lỗ.

Khác với các chỉ tiêu khác, không có một công thức toán học nào cho phép tính trực tiếp. Trong thực tế, IRR được tính thông qua phương pháp nội suy, tức là phương pháp xác định một giá trị gần đúng giữa 2 giá trị đã chọn.

Theo phương pháp này, cần chọn tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn (r1) sao cho ứng với nó có
NPV dương nhưng gần 0, còn tỷ lệ chiết khấu lớn hơn (r2) sao cho ứng với nó có NPV âm
nhưng sát 0, r1 và r2 phải sát nhau, cách nhau không quá 0,05%, IRR cần tính (ứng với NPV =

0) sẽ nằm trong khoảng giữa hai tỷ suất r1 và r2. Việc nội suy IRR được thể hiện theo công thức sau:

NPV1

49


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

IRR =     r1   +                                         (r2 - r1)

NPV1 - NPV2

Trong đó: r1 là tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn
r2 là tỷ suất chiết khấu lớn hơn

NPV1 là giá trị hiện tại thuần là số dương nhưng gần 0 được tính theo r1

NPV2 là giá trị hiện tại thuần là số âm nhưng gần 0 được tính theo r2

Cách xác định r1 và r2: sau khi có NPV, tìm một giá trị của r bất kỳ. Thay giá trị đó vào tính NPV. Nếu giá trị NPV > 0 thì tăng dần r. Nếu giá trị NPV < 0 thì giảm dần r; Cho đến khi chọn được giá trị ri và ri+1 thoả mãn điều kiện ri+1 - ri = 0,01 hoặc - 0,01 mà NPVri > 0 ; NPVri+1 < 0 hoặc NPVri < 0 ; NPVri+1 > 0 thì sẽ chọn trong 2 giá trị ri và ri+1 đó. Giá trị nào nhỏ hơn làm r1 , giá trị nào lớn hơn làm r2.

* Đánh giá:

-     Dự án có IRR lớn hơn tỷ lệ lãi giới hạn định mức đã quy định sẽ khả thi về tài

chính.

-     Trong trường hợp nhiều dự án loại bỏ nhau, dự án nào có IRR cao nhất sẽ đư-

ợc chọn vì có khả năng sinh lời lớn hơn.

* Ưu nhược điểm của chỉ tiêu IRR:

-     Ưu điểm: Nó cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được, nhờ vậy
      có thể xác định và lựa chọn lãi suất tính toán cho dự án.

-     Nhược điểm:

+ Tính IRR tốn nhiều thời gian

+ Trường hợp có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn sẽ dễ dàng đưa đến bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn (thông thường dự án có NPV lớn thì IRR nhỏ)

+ Dự án có đầu tư bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó khó xác định được IRR.

6. Thời gian thu hồi vốn đầu tư (Payback method - T)

* Thời gian thu hồi vốn chưa xét đến yếu tố thời gian: Thời gian thu hồi vốn chưa xét đến yếu tố thời gian là khoảng thời gian đến khi hoàn trả toàn bộ vốn đầu tư với giả định tỷ lệ lãi suất 0%. Nó được tính bằng công thức

K

T =

P

Trong đó:

T- Thời gian thu hồi vốn chưa xét yếu tố thời gian. K - Tổng vốn đầu tư của phương án

P- Lợi nhuận và khấu hao hàng năm.

Chỉ tiêu này đơn giản, dễ tính toán. Song nó bị bỏ qua yếu tố thời gian của tiền tệ, nghĩa là không quan tâm đến thời điểm bỏ vốn và phát sinh lãi.

50


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

* Thời gian thu hồi vốn có xét yếu tố thời gian.

- Phương pháp cộng dồn: Tính gần đúng thời hạn thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố

Thv             1

thời gian thông qua thời hạn thu hồi vốn giản đơn và hệ số tăng lãi suất


∑        i

i = 1 ( 1 + r )

x               1


. Nếu


i =1      ( 1


i    ≈ T  thì x ≈ Thv

+ r )

- Phương pháp tính chính xác thông qua phương trình logarit:

Thv = log(1+ r)                     P

(P - r. K)

⎛     P     ⎞        ⎛     P     ⎞


lg⎜            ⎟    ln⎜            ⎟


Hay                   T hv =

* Đánh giá:


⎝P− r k ⎠

lg ( 1 + r )


⎝P− r k ⎠

=

ln ( 1 + r)


- Dự án có T càng nhỏ càng tốt

- Nếu dự án loại bỏ nhau, thì dự án nào có T nhỏ hơn được xếp hạng cao hơn.

* Ưu nhược điểm:

Ưu điểm: Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn cho biết lúc nào thì vốn được thu hồi, từ đó có giải pháp rút ngắn thời gian đó.

Nhược điểm:

- Không đề cập đến sự diễn biến của chi phí và lợi ích của dự án sau khi hoàn vốn. Một
dự án tuy có thời gian hoàn vốn dài hơn song lợi ích tăng nhanh hơn thì vẫn là một dự án tốt.

- Dễ ngộ nhận phải chọn dự án có T nhỏ nhất, do đó có thể bỏ qua các dự án có NPV
lớn.

- Phụ thuộc nhiều vào lãi suất tính toán r

Trường hợp đầu tư hoạt động trong điều kiện không an toàn

Trong thực tế, các kết quả dự tính thu được trong tương lai là không chắc chắn vì có thể xảy ra nhiều điều bất thường, không lường hết được. Trong điều kiện đó, phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá phù hợp hơn

a. Chỉ tiêu điểm hoà vốn

Điểm hoà vốn là điểm có mức sản lượng hoặc mức doanh thu đảm bảo cho dự án đầu tư không bị thua lỗ trong năm hoạt động bình thường.

Điểm hoà vốn có thể được thể hiện bằng mức sản lượng hoặc mức doanh thu.
            Điểm hoà vốn tính bằng mức sản lượng Q0 được xác định như sau:
            Nếu gọi: F là tổng chi phí cố định (định phí) của dự án

v là chi phí biến đổi (biến phí) tính cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ

51


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

p là giá đơn vị sản phẩm dịch vụ

Q0 là sản lượng hoà vốn

Ta có           p. Q0  =  v.Q0   +  F

p. Q0  -    v.Q0  =    F

Q0 ( p  -    v )   =    F

F

Q0  =

p  -  v

Điểm hoà vốn tính bằng mức doanh thu D0  được xác định như sau:

p.F                    F

D0    =    Q0. p0   =                    =

p  -  v              1  - v / p

Công thức trên tính cho trường hợp sản xuất cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ. Nếu
sản xuất cung cấp nhiều loại sản phẩm dịch vụ cần tính thêm trọng số của từng loại sản phẩm
dịch vụ.

Có thể minh hoạ điểm hoà vốn bằng đồ thị sau:

Chi phí

(Doanh thu)

Tổng doanh thu

Tổng chi phí
        Biến phí

Định phí

Q0                                                               Sản lượng

Nhìn đồ thị cho thấy nếu sản lượng nhỏ hơn Q0 thì doanh thu nhỏ hơn chi phí nên bị lỗ ; nếu sản lượng lớn hơn Q0 thì doanh thu lớn hơn chi phí nên có lãi. Tại sản lượng Q0 có doanh thu băng chi phí, tức là hoà vốn

Đánh giá dự án đầu tư:

- Dự án có điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt, khả năng thua lỗ càng nhỏ

52


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

- Nếu dự án có nhiều phương án thì phương án nào có điểm hoà vốn nhỏ hơn được đánh giá cao hơn

Trong thực tế, dự án thuộc các ngành khác nhau có cơ cấu đầu tư vốn khác nhau nên điểm hoà vốn rất khác nhau. Do đó, điểm hoà vốn chỉ xét riêng cho từng dự án cụ thể.

Ưu điểm: Cho biết sản lượng hoà vốn, từ đó có các biện pháp rút ngắn thời gian để đạt được sản lượng hoà vốn. Điều này rất có ý nghĩa khi thị trường có nhiều biến động.

Nhược điểm: Chỉ tiêu này không nói lên được quy mô lợi nhuận cũng như hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra.

b. Phân tích độ nhạy và rủi ro của dự án đầu tư

Phân tích độ nhạy: Một dự án đầu tư thường có tuổi thọ lâu dài. Nhưng các tính toán lại dựa trên giả định. Thực tế diễn ra không đúng như giả định, do đó dự án có thể không đứng vững. Vì vậy, cần phải phân tích để biết dự án có chắc chắn không khi có những thay đổi bất lợi so với các giả định ban đầu. Đó là phân tích độ nhạy của dự án.

Vậy, phân tích độ nhạy là phân tích mối quan hệ giữa các đại lượng đầu vào không an toàn và đại lượng đầu ra.

Các đại lượng đầu vào không an toàn thường là:

- Mức lãi suất tính toán trong dự án

- Sản lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ

- Giá cả đơn vị sản phẩm dịch vụ

- Chi phí khả biến

- Thời kỳ hoạt động của dự án..
Các đại lượng đầu ra bị ảnh hưởng là:

-Giá trị hiện tại thuần (NPV)

-Tỷ lệ thu hồi nội tại (IRR)

-Thời gian thu hồi vốn có xét yếu tố thời gian của tiền tệ (Thv)

-Điểm hoà vốn…

Nếu kết quả phân tích cho thấy: Sự thay đổi bất lợi của các đại lượng đầu vào mà dự án vẫn có hiệu quả thì đó là một dự án chắc chắn, có thể triển khai được. Còn trong trường hợp ngược lại, phải có biện pháp đề phòng hoặc khước từ dự án.

Phân tích độ nhạy của dự án gồm các bước sau:

- Xác định các đại lượng đầu vào không an toàn chủ yếu của dự án

- Ước tính những thay đổi dễ xảy ra nhất trong giá trị của các đại lượng này

- Xác định sự ảnh hưởng của mỗi sự thay đổi đến chi phí và lợi ích và tính toán  chỉ tiêu hiệu quả tương ứng với sự thay đổi đó.

- Giải thích kết quả thu được và ý nghĩa của chúng. Một số phương pháp phân tích độ nhạy của dự án:
          * Chỉ số nhạy cảm của dự án

53


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

Chỉ số nhạy cảm của dự án được xác định bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi của đại lượng hiệu quả đầu ra với phần trăm thay đổi của đại lượng đầu vào gây nên sự thay đổi của đại lượng hiệu quả đầu ra đó .

Chỉ số nhạy cảm nói lên mức độ nhạy cảm của dự án đối với đại lượng đầu vào đang được xem xét. Chỉ tiêu này thường có dấu âm. Trị tuyệt đối của chỉ tiêu nhạy cảm càng lớn phản ánh dự án nhạy cảm lớn đối với đại lượng đầu vào đó.

Ví dụ: Sử dụng chỉ tiêu IRR để phân tích độ nhạy   một dự án đầu tư   Mở rộng hệ
thống chuyển mạch của một Bưu điện Tỉnh  thêm  X  số  giai đoạn 2005-2006 đối với các
nhân tố sau:

Các đại lượng đầu vào                 IRR              Sự thay đổi của         Chỉ số nhạy cảm (%)

thay đổi                                                        IRR (%)


Theo tính toán của dự án                     12,0

Vốn đầu tư tăng 10%                           11,0

Chi phí khả biến tăng 10%                    9,5

Giá bán giảm 10%                                 8,0


-                                     -

11 - 12                            - 8,33

=  - 8,33                     = - 0,833

12                                  10

9,5 - 12                          - 20,8

= - 20,8                        = - 2,08

12                                 10

8 - 12                             - 33,3

= - 33,3                        = - 3,33

12                                  10


Như vậy chỉ tiêu IRR của dự án đầu tư này nhạy cảm nhất đối với giá bán sản phẩm dịch vụ, rồi đến chi phí khả biến và cuối cùng là vốn đầu tư. Từ kết quả phân tích độ nhạy, cần có giải pháp để quản lý các nhân tố này nếu quyết tâm triển khai dự án đầu.

* Chỉ số an toàn của dự án

Chỉ số an toàn là phần trăm an toàn tính từ điểm an toàn. Điểm an toàn là điểm tại đó dự án đầu tư hoạt động có thể chấp nhận được.

Chỉ số an toàn nói lên dự án đầu tư có an toàn, chắc chắn không khi có sự thay đổi của đại lượng đầu vào. Chỉ số này thường có dấu âm. Trị tuyệt đối của chỉ số an toàn càng lớn thì dự án càng không an toàn, tức là càng không chắc chắn.

Ví dụ : Sử dụng chỉ tiêu điểm hoà vốn để xem xét chỉ số an toàn  một dự án đầu tư  của một đơn vị Bưu điện như sau:

54


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

Các trường       Định phí     Biến phí       Giá đơn      Sản  lượng               Chỉ số an toàn

hợp             (F) Tr. đ      (v) Ng.đ          vị (p)         hoà        vốn

Ng.đ        (Q0)Tr. SP

1.Theo       tính        400               5                  7                  200                               -

toán của dự án


2.Biến         phí         400

tăng  lên 10%


5,5                 7


200 - 267

267

200


= - 0,335


3. Giá đơn vị            400

giảm 10%


5                 6,3


200 - 308

308

200


= - 0,54


4.  Định  phí           440

tăng 10%


5                   7


200 - 220

220

200


= - 0,10


Như vậy, điểm hoà vốn của dự án này rất không an toàn khi giá bán sản phẩm giảm
xuống, rồi đến nhân tố biến phí và cuối cùng là nhân tố định phí. Từ đó, cần có giải pháp để
quản lý các nhân tố này nếu dự án được triển khai hoặc ngay từ khi lập dự án phải khước từ
dự án.

Phân tích rủi ro: Phân tích rủi ro của dự án đầu tư nên phân biệt hai trường hợp sau: * Trường hợp dự án đầu tư với lợi ích định lượng được

Khi phân tích dự án đầu tư nếu không đề cập đến những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án thì sẽ không hoàn chỉnh. Những rủi ro này sẽ được phát hiện qua phân tích độ nhạy và sắp xếp theo thứ tự tác động đến chỉ tiêu hiệu quả dầu ra.

Độ rủi ro của dự án đầu tư trực tiếp liên quan đến độ lớn của chỉ số độ nhạy các biến số
chủ chốt. Khi các biến số được kiểm định có chỉ số độ nhạy lớn hơn 1 thì chúng cần được
phân nhỏ ra nữa để tìm nguyên nhân chính gây ra độ nhạy cao như vậy. Tác dụng của phân
tích độ nhạy chủ yếu là ở chỗ nó đã tách biệt được các thông số với nhau, chỉ ra được nguồn
rủi ro chính của dự án và nếu những rủi ro đó là do những nguyên nhân có thể giám sát hoặc
điều chỉnh được thì cho ta cơ sở đề xuất các giải pháp cần thiết. Ngay cả khi những rủi ro đó
nằm ngoài tầm kiểm soát của dự án đầu tư, thì ít nhất nó cũng báo trước về bản chất và mức
độ rủi ro tiềm ẩn của dự án dể có thể ra những quyết định có ý thức về việc thực hiện dự án
đầu tư.

Trong các loại rủi ro cần hết sức chú ý đến những loại rủi ro làm giảm mạnh IRR của
dự án, hoặc đẩy dự án đến ngưỡng không khả thi do IRR nhỏ hơn chi phí cơ hội của vốn. Rủi
                                                                                                                                           55


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

ro chứa đựng trong trường hợp thứ 2 này cần phải được đặc biệt lưu ý, vì nếu IRR của dự án rất nhạy cảm với rủi ro đó thì chỉ cần một thay đổi nhỏ trong biến số ấy cũng có thể biến dự án trở thành không khả thi. Ngay cả khi IRR của dự án không nhạy cảm với rủi ro này, nhưng nếu những thay đổi bất lợi diễn ra cùng một lúc thì cũng có thể dễ dàng làm phương hại đến khả năng đứng vững của dự án. Trong trường hợp này, các giải pháp được đề xuất và áp dụng để đảm bảo tính khả thi của dự án phải được giải thích thật cụ thể.

Phân tích rủi ro dự án đầu tư nêu trên chỉ mới dựa vào các giá trị đơn lẻ của biến số
mà độ nhạy cảm với chúng được kiểm định dựa trên giả định về mức độ thay đổi theo nhiều
biến số khác nhau và mỗi phương án đều có xác suất xuất hiện nào đó. Để có thể đánh giá
được một chuỗi các tình huống có thể xảy ra ứng với từng khả năng biến động của biến số, có
thể áp dụng một phương pháp phân tích rủi ro tinh vi hơn, đó là phương pháp phân tích xác
suất. Phân tích xác suất có thể được tiến hành tách biệt hoặc kết hợp với phân tích độ nhạy và
nó đặc biệt cần thiết với những dự án nào mà mức độ bất định của các kết cục xảy ra rất cao.

Ví dụ: Một dự án đầu tư khi hoạt động có thể xảy ra 2 trường hợp. Nếu thực hiện thuận lợi cho NPV = 2 triệu USD. Xác suất biến cố này là 60%. Trong trường hợp không thuận lợi NPV chỉ đạt 0,5 triệu USD. Chủ đầu tư có nên thực hiện dự án này hay không, nếu có một dự án đầu tư thay thế khác cho NPV chắc chắn là 1,2 triệu USD?

Giải: Tính giá trị kỳ vọng EV ( the Expected Value) của NPV  theo công thức
       n

EV  =  ∑ pixi . Thay số ta có  EV(NPV)  =  0,6. 2tr. + 0,4. 0,5tr. = 1,4 tr. USD
           i=1

Như vậy EV(NPV)  =  1,4 tr. USD  >  1,2 tr. USD và do đó chủ đầu tư nên thục hiện dự án đầu tư này.

Cần chú ý giá trị kỳ vọng chỉ có ý nghĩa chủ đầu tư xem xét lựa chọn dự án mà không phản ánh đúng giá trị thực của biến cố. Chẳng hạn trong ví dụ trên chủ đầu tư chỉ có thể hoặc có được NPV = 2 tr. USD hoặc 0,5 tr. USD chứ không thể bằng 1,4 tr. USD.

Trong trường hợp biến cố xảy ra là có điều kiện của những biến cố khác thì công thức chung để tính EV là

n        m

EV  = ∑pi  ∑ pjxj
          i=1  j=1

Trong đó: pj - Xác suất của biến cố j, biến cố j là biến cố có điều kiện của biến cố i
                  xj - Giá trị của biến cố j

m - Số biến cố có điều kiện của biến cố i pi - Xác suất của biến cố i

n - Số biến cố i

Ví dụ: Một đơn vị Bưu điện dự định đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ mới. Sau khi
phân tích thị trường cho thấy xác suất thuận lợi là 70% và bình thường 30%. Trong trường
hợp thị trường thuận lợi xác suất kinh doanh sản phẩm dịch vụ mới có hiệu quả là 60% và

56


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

đem lại cho đơn vị một lương NPV = 4 triệu USD, nếu kinh doanh không có hiệu quả NPV chỉ đạt 3 triệu USD. Trường hợp thị trường bình thường NPV chỉ có thể đạt là 1,5 triệu USD. Cho biết đơn vị Bưu điện đó có nên đầu tư hay không, nếu thực hiện một phương án đầu tư khác cho NPV chắc chắn là 2,5 triệu USD?

Giải:  Tính EV của NPV theo công thức  (4.25)
                                   n        m

EV  = ∑pi  ∑ pjxj
          i=1  j=1

EV(NPV)  = 0,7.(0,6.4tr.  +  0,4.3tr. )   + 0,3.1,5tr. = 2,97 triệu USD

Như vậy EV(NPV)     =   2,97 triệu USD   >   2,5 triệu USD, đơn vị Bưu điện đó nên thực

hiện dự định đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ mới.

* Trường hợp dự án đầu tư với lợi ích không định lượng được

Một số dự án đầu tư trong các lĩnh vực xã hội có rất nhiều lợi ích không định lượng
được. Vì vậy rủi ro của dự án không thể hiện qua phân tích độ nhạy. Trong trường hợp đó,
mối quan hệ giữa rủi ro của dự án và mục tiêu của dự án phải được giải thích rõ. Những tình
huống có thể cản trở việc thực hiện mục tiêu của dự án phải được trình bày trong mối quan hệ
với lợi ích và chi phí dự án, cũng như với các mục tiêu xã hội mà dự án muốn góp phần thực
hiện.

Trong các dự án xã hội, chi phí đầu tư chủ yếu phát sinh trong khâu xây dựng các công trình kết cấu và cung cấp trang thiết bị. Vì thế, rủi ro về phía chi phí thường liên quan đến các yếu tố có thể làm chậm chễ việc thực hiện dự án đầu tư như việc rót vốn đúng thời hạn, khả năng thực hiện của các bộ phận chức năng của dự án. Trong những dự án này rủi ro về phía lợi ích thường lớn hơn.

Mặc dù không thể loại bỏ hết rủi ro, nhưng vẫn có thể cố gắng giảm thiểu được. Vì
thế những rủi ro cần được làm rõ, các giải pháp khắc phục phải được đề xuất và giải thích cụ
thể.

4.3.4. So sánh đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư

1. Phương pháp giá trị hiện tại:

Khi sử dụng phương pháp này, toàn bộ thu nhập và chi phí của các dự án trong suốt thời kỳ so sánh được quy đổi thành một giá trị tương đương ở hiện tại (đầu thời kỳ). Trong các dự án đó dự án nào có giá trị hiện tại PV lớn nhất sẽ là dự án có lợi nhất. Cần chú ý là toàn bộ lợi ích và chi phí của các dự án đều được quy đổi lại theo thời kỳ so sánh, chứ không phải theo thời gian hoạt động của từng dự án. Thời kỳ so sánh được tính bằng bội số chung nhỏ nhất của các thời gian hoạt động các dự án.

Ví dụ: Hãy sử dụng phương pháp giá trị hiện tại để xác định trong 2 dự án sau đây thì dự án nào là có lợi hơn, biết rằng r = 0,1.

57


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

Các thông số                                           Dự án I                      Dự án II


1. Tổng vốn đầu tư ban đầu (triệu USD)

2. Thu nhập hàng năm

3. Chi phí hàng năm

4. Giá trị còn lại

5. Thời gian hoạt động (năm)


1                                1,2

0,8                                1

0,3                              0,6

0,4                              0,7

4                                 6


Bài giải


-     Xác định thời kỳ so sánh : Bội số chung nhỏ nhất (4,6) = 12


-     Tính NPV của các dự án

1-0,4                1-0,4                              (1 + 0,1)12 - 1             0,4

NPV(I)  =  -1  - -------------   -                       +  (0,8 - 0,3) ------------------      +  --------------

(1 + 0,1)4           (1 + 0,1)8                                   0,1 (1 + 0,1)12            (1 + 0,1)12

=   1,8446 triệu USD


1,2 - 0,7

NPV(II)  =  -1,2 -

(1 + 0,1)6

=   1,785 triệu USD

-     Đánh giá và lựa chọn dự án


(1 + 0,1)12 - 1               0,7

+  (1 - 0,6)  -------------------+  ---------------

0,1 (1 + 0,1)12              (1 + 0,1)12


+ Đánh giá: Cả hai dự án đều có NPV >0 do đó đều đáng giá

+ Lựa chọn: Dự án I có NPV =  1,8446 triệu USD > dự án II có NPV =  1,785 triệu USD, do đó dự án I sẽ được chọn.

2. Phương pháp giá trị tương lai:

Khi sử dụng phương pháp này toàn bộ thu nhập và chi phí của các dự án trong suốt thời kỳ so sánh được quy đổi thành một giá trị tương đương ở tương lai (cuối thời kỳ). Trong các dự án đó, dự án nào có giá trị tương lai FV lớn nhất sẽ là dự án có lợi nhất.

Ví dụ: Hãy sử dụng phương pháp giá trị tương lai để xác định hai dự án theo số liệu mục 1
                   Bài giải:

-     Xác định thời kỳ so sánh = 12

-     Tính NFV của các dự án

NFV (I)  =  -1 (1 + 0,1)12  - (1 - 0,4) ((1 + 0,1)8 - (1 - 0,4) ((1 + 0,1)4 +
                                    (1 + 0,1)12  - 1

(0,8 - 0,3)                                 +    0,4  = 5,789 triệu USD

0,1

58


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

NFV (I)  =  -1,2 (1 + 0,1)12  - (1,2 - 0,7) (1 + 0,1)6  +

(1 + 0,1)12  - 1

(1 - 0,6)                                   +    0,7  = 4,602 triệu USD

0,1

-     Đánh giá và lựa chọn dự án:

+ Đánh giá : Cả 2 dự án đều có NFV >0 do đó đều đáng giá

+ Lựa chon: Dự án I có NFV =  5,789 triệu USD lớn hơn dự án II có NFV = 4,602 triệu USD do đó dự án I được chọn.

Chú ý: Giữa giá trị PV và FV có mối quan hệ biểu diễn bằng công thức:
                              FV

PV =                       và     FV = PV ( 1+r)n

(1+r)n

Vì vậy chỉ cần sử dụng hoặc phương pháp giá trị hiện tại hoặc phương   pháp giá trị tương lai.

3. Phương pháp giá trị đều hàng năm:

Khi sử dụng phương pháp này, toàn bộ thu nhập và chi phí được quy đổi thành một chuỗi dòng tiền tệ đều hàng năm tương đương với dòng tiền tệ ban đầu, trong các dự án, dự án nào có giá trị đều hàng năm AV lớn nhất được sẽ chọn. Sử dụng phương pháp này không cần xác định thời kỳ so sánh.

Lợi ích đều hàng năm                Thu nhập hàng                           Phần rải đều các năm

(AVB)                            =               năm                +                   của giá trị còn lại

Chi phí đều hàng năm               Chi phí hàng                               Phần rải đều các năm

(AVC)                            =              năm                 +                    của đầu tư ban đầu

Giá trị đều hàng năm                Lợi ích đều hàng năm                  Chí phí đều hàng năm

(AV)                              =                 (AVB)                -               (AVC)

Ví dụ: Sử dụng số liệu mục 1

-     Xác định giá trị lợi ích đều hàng năm của các dự án

0,1

AVB(I)  = 0,8  +  0,4                               =  0,8862 triệu USD

(1 + 0,1)4  - 1

0,1

AVB(II)  = 1  +  0,7                                  =  1,0907 triệu USD

(1 + 0,1) 6  - 1

59


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

-     Xác định giá trị chi phí đều hàng năm của các dự án

0,1(1 + 0,1)4

AVC(I)  = 0,3  + 1                                        =  0,6155 triệu USD

(1 + 0,1)4  - 1
0,1(1 + 0,1)6

AVC(II)  = 0,6  + 1,2                                      =  0,8755 triệu USD

(1 + 0,1)6  - 1

-     Xác định giá trị đều hàng năm

AV(I)  =    AVB(I)  -  AVC()  = 0,8862  -  0,6155  = 0,2707 triệu USD

AV(II)   =    AVB(II)  -  AVC(I)  = 1,0907  -  0,8755  = 0,2152 triệu USD

- Đánh giá và lựa chọn dự án

+ Đánh giá : Cả 2 dự án đều có AV > 0 do đó đều đáng giá

+ Lựa chọn: Dự án I có AV = 0,2707 triệu USD lớn hơn dự án II có AV = 0,2152 triệu USD, do đó dự án I được chọn.

4. Phương pháp tỷ số lợi ích trên chi phí:

Để so sánh lựa chọn dự án theo tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) sử dụng phương pháp phân tích theo gia số và được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Xác định tỷ số B/C định mức tức là tỷ số khi ngành tiến hành đầu tư phải đem lại kết quả ít nhất bằng như vậy. Giả sử tỷ số định mức đó bằng k (k ≥1)
         Bước 2: Xác định giá trị lợi ích đều hàng năm AVB và giá trị chi phí đều hàng năm
AVC cho từng dự án.

Bước 3: Sắp xếp thứ tự các dự án theo trật tự giá trị AVB và AVC tăng dần.

Bước 4: Bắt đầu xác định tỷ số B/C từ các dự án có giá trị AVB và AVC nhỏ nhất. Nếu dự án i nào đó có kết quả tỷ số (B/C ≥k)thì lấy nó làm nền để so sánh với dự án tiếp theo xem có hiệu quả hơn không.

Bước 5: Xác định tỷ số B/C theo gia số của dự án i +1 so với dự án i bằng

ΔAVB               AVB      −  AVB

(i+1→


i )

Δ AVC


=


( i+1)                       ( i)

AVC      − AVC


(i+1→i)                           (i+1)                         (i)

Nếu tỷ số này lớn hơn hoặc bằng k có nghĩa là dự án i+1 có lợi hơn dự án i và lúc đó sẽ

lấy dự án i+1 làm nền để so sánh dự án i+2. Còn tỷ số này nhỏ hơn k có nghĩa là dự án i có lợi
ích hơn dự án i+1 lúc đó sẽ lấy dự án i làm nền để so ánh với dự án i+2. Việc so sánh cứ tiếp
tục cho đến khi tìm được một dự án tối ưu nào đó thoả mãn điều kiện tìm được tỷ số B/C theo
gia số của nó với bất kỳ dự án nền nào trước nó (các dự án AVB và AVC nhỏ hơn AVB tối -

60


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

ưu và AVC tối ưu) lớn hơn hoặc bằng k và tỷ số B/C theo gia số của bất kỳ dự án lấy nó làm nên nào sau nó (các dự án có AVB và AVC lớn hơn AVB tối ưu và AVC tối ưu) nhỏ hơn k thì dự án tối ưu đó là dự án chuẩn.

Ví dụ: Số liệu ở mục 1

- Xác định giá trị lợi ích đều và giá trị chi phí đều hàng năm của các dự án
               + Xác định giá trị lợi ích đều hàng năm

0,1


AVB(I)  = 0,8  +  0,4

(1 + 0,1)4  - 1

0,1

AVB(II)  = 1  +  0,7

(1 + 0,1) 6  - 1

+ Xác định giá trị chi phí đều hàng năm

0,1(1 + 0,1)4  - 1

AVC(I)  = 0,3  + 1

(1 + 0,1)4  - 1


=  0,8862 triệu USD

=  1,0907 triệu USD

=  0,6155 triệu USD


0,1(1 + 0,1)6  - 1


AVC(II)  = 0,6  + 1,2                                       =  0,8755 triệu USD


(1 + 0,1)6  - 1

- Xác định tỷ lệ B/C của các dự án

AVB(I)                   0,8862

B/C(  I)   =                   =                         =  1,4398

AVC(I)                   0,6155

AVB(II)                   1,0907

B/C(II)   =                   =                         =  1,2529

AVC(II)                   0,8755

- Chọn dự án I làm nền vì có AVB(I)  ; AVC(I)  nhỏ nhất  và tỷ lệ B/C  > k = 1

- So sánh dự án II với dự án I: Tính tỷ lệ B/C theo gia số

ΔAVB(II/I)                      AVB(II)  -    AVB(I)

B/C(gia số)   =                              =

ΔAVC(II/I)                      AVC(II) -    AVC(I)

61


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

1,0907  - 0, 8862

=                                    =  0,7865

0,8755  - 0,6155

Tỷ lệ này nhỏ hơn k = 1 nên dự án I có lợi hơn dự án II và dự án I được chọn.

5. So sánh lựa chọn dự án theo tỷ lệ thu nội tại IRR:

Khi so sánh lựa chọn dự án theo tỷ lệ thu hồi nội tại cũng tiến hành các bước tương tự
như khi so sánh các dự án theo gia số của dự án có vốn đầu tư nhỏ. Nếu IRR của gia số lớn
hơn tỷ lệ thu hồi định mức (MARR - Minimum attractive rate of return) thì dự án có vốn đầu
tư lớn hơn được chọn; còn trong trường hợp ngược lại thì dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn được
chọn. Tỷ lệ thu hồi định mức là tỷ lệ lãi mà ngành ít nhất phải đạt được khi thực hiện dự án để
đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này ít nhất phải bằng tỷ lệ lãi vay.

- So sánh hai dự án đầu tư với nhau:

+ Nếu hai dự án có vốn đầu tư bằng nhau, dự án được chọn là dự án có giá trị IRR lớn nhất. Lẽ dĩ nhiên là dự án đó phải đáng giá (IRR ≥ r giới hạn)

+ Nếu hai dự án có vốn đầu tư khác nhau thì trình tự tiến hành nh sau: Giả sử vốn đầu tư của dự án A < dự án B

- Bước 1: Tính IRR của dự án có vốn đầu tư nhỏ (IRRA) Nếu IRRA < r giới hạn, loại bỏ dự án A

Nếu IRRA ≥ r giới hạn, chuyển sang bớc 2

- Bước 2: Tính IRR của gia số đầu tư giữa dự án có vốn đầu tư lớn và dự án có vốn đầu

tư nhỏ (IRR(Δ = B - A).

Nếu IRRΔ < r giới hạn, chọn dự án có vốn đầu tư nhỏ (dự án A)
Nếu IRRΔ ≥ r giới hạn, chọn dự án có vốn đầu tư lớn (dự án B)

Việc so sánh dự án có vốn đầu tư lớn hơn với dự án có vốn đầu tư bé hơn chỉ tiến hành nếu dự án có vốn đầu tư bé hơn là đáng giá. Với phương pháp so sánh theo gia số đầu tư thì dự án được chọn (dự án tốt nhất) chưa chắc là dự án có IRR là lớn nhất. Nếu dự án được chọn vừa có chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối (NPV), vừa có chỉ tiêu hiệu quả tương đối (IRR) là lớn nhất thì đó là trường hợp tối ưu nhất. Nhưng nếu hai chỉ tiêu này của một dự án nào đó không đồng thời đạt được là lớn nhất, thì dự án được chọn là dự án có NPV lớn nhất, còn chỉ tiêu IRR chỉ cần bằng hoặc lớn hơn một ngưỡng hiệu quả cho phép (IRR ≥ r giới hạn)

- So sánh nhiều dự án với nhau:

+ Nếu các dự án đưa ra so sánh có vốn đầu tư bằng nhau thì dự án tốt nhất là dự án có
giá trị IRR lớn nhát và tất nhiên dự án đó phải đáng giá (thoả mãn điều kiện IRR ≥ r giới hạn).
          + Nếu các dự án đưa ra so sánh có số vốn đầu tư khác nhau, quá trình so sánh được tiến
hành

Bước 1: Sắp xếp các phương án theo thứ tự tăng dần về vốn đầu tư ban đầu.

62


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

Bước 2: So sánh từng cặp dự án. Cụ thể tính IRR của dự án có vốn đầu tư nhỏ nhất.

- Nếu IRRΔ < r giới hạn, loại bỏ dự án này và tính tiếp IRR của dự án có vốn đầu tư kế tiếp cho đến khi chọn được dự án làm cơ sở so sánh.

- Nếu IRRΔ ≥ r giới hạn, dự án này được chọn làm cơ sở để so sánh.

Bước 3: Tính IRR của gia số đầu tư giữa dự án so sánh (dự án có vốn đầu tư lớn hơn kế tiếp) và dự án làm cơ sở so sánh.

- Nếu IRR (Δ) ≥ r giới hạn, loại bỏ dự án làm cơ sở so sánh và lấy dự án so sánh làm dự án cơ sở so sánh; tiến hành so sánh với dự án có vốn đầu tư lớn hơn kế tiếp.

- Nếu IRR (Δ) < r giới hạn, loại bỏ dự án so sánh, dự án làm cơ sở so sánh vẫn được giữ lại để so sánh với dự án tiếp sau. Cứ tiếp tục cho đến khi chỉ còn lại một dự án. Đó là dự án được chọn.

Ví dụ: Bằng phương pháp so sánh theo tỷ lệ thu hồi nội tại IRR hãy chọn một trong 2 phương án đầu tư mở rộng hệ thống chuyển mạch của một Bưu điện tỉnh. Biết IRR định mức = 0,11. Các thông số khác trong bảng

Các thông số                                            Dự án I                      Dự án II

1. Tổng vốn đầu tư ban đầu (triệu USD)                                 1,4                              3,0

2. Thu nhập hàng năm                                                              0,8                              1,2

3. Chi phí hàng năm                                                                 0,3                              0,5

4. Giá trị còn lại                                                                       0,4                              0,7

5. Thời gian hoạt động (năm)                                                    4                                 8

Bài giải

-     Xác định tỷ lệ thu hồi nội tại IRR của các phương án

+ Với phương án I

(1 + r)4 -1              0,4

NPV(I)  = - 1,4 + (0,8 - 0,3 )                          +

r (1 + r)4                    (1 + r)4

Chọn r1  =  0,22 có NPV1  =  0,0273798
Chọn r2  =  0,23 có NPV2  =  - 0,0011053

0,0273798

IRR(I)   =  0,22  +                                                    (0,23  -  0,22)

0,0273798  +  0,0011053

=  0,2296  hay 22,96%

63


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

+ Với phương án II

(1 + r)8 -1               0,7

NPV(II)  = - 3  +  (1,2 - 0,5 )                          +

r (1 + r)8                    (1 + r)8

Chọn r1  =  0,18  có NPV1  =  0,0405225
Chọn r2  =  0,19  có NPV2  =  - 0,057875

0,0405225

IRR(II)   =  0,18  +                                                  (0,19  -  0,18)

0,0405225  +  0,057875

=  0,1841  hay 18,41%

Nếu sử dụng kết quả tính IRR của các phương án sẽ chọn phương án I vì phương án này có IRR lớn hơn. Tuy nhiên cần phải so sánh theo gia số cho cả thời kỳ so sánh.

Thời kỳ so sánh bằng bội số chung nhỏ nhất của thời gian hoạt động     (4 và 8 năm) = 8

năm. Tính các thông số theo gia số của phương án II so với phương án I cho cả thời kỳ so sánh ghi vào bảng

Thông số                           Năm             0        1       2        3         4         5        6         7           8

Đầu tư ban đầu (triệu USD)                 1,6                                   -1

Thu nhập hàng năm                                       0,4    0,4     0,4      0,4      0,4     0,4      0,4        0,4

Chi phí hàng năm                                           0,2    0,2     0,2      0,2      0,2     0,2      0,2        0,2

Giá trị còn lại                                                                                                                          0,3

Qua bảng trên có phương trình theo gia số của phương án II so với phương án I

1                                    (1 + r)8 -1                0,3

NPV(II/I)   = - 1,6  +                  +   (0,4 - 0,2 )                          +

(1 + r)4                                           r (1 + r)8                    (1 + r)8

Khi r1  =  0,14 có NPV1  =  0,0250205
Khi r2  =  0,15 có NPV2  =  - 0,0325343

0,0250205

IRR(II/II)   =  0,14  +                                                     (0,15  -  0,14)

0,0250205  +  0,0325343

64


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

=  0,1443 hay 14,43%

Như vậy IRR theo gia số của phương án II so với phương án I lớn hơn IRR định mức và chọn phương án II.

6. Phương pháp thời gian hoàn vốn (có xét yếu tố thời gian của tiền tệ):

Việc so sánh các dự án được tiến hành tương tự như khi so sánh lựa chọn theo tỷ số
B/C và tỷ lệ thu hồi nội tại IRR, nghĩa là so sánh theo gia số của dự án có vốn đầu tư lớn hơn
so với dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn. Nếu thời gian hoàn vốn của gia số nhỏ hơn thời gian
hoàn vốn định mức thì dự án có vốn đầu tư lớn hơn được chọn , còn trong trường hợp ngược
lại thì dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn được chọn. Thời gian hoàn vốn định mức là giới hạn thời
gian nhiều nhất để ngành phải hoàn trả vốn, vượt qua giới hạn đó có nghĩa là việc đầu tư
không đạt hiệu quả.

Ví dụ: Sử dụng phương pháp so sánh các phương án đầu tư mở rộng hệ thống chuyển
mạch theo thời gian hoàn vốn có xét yếu tố thời gian để chọn một trong hai phương án sau,
biết rằng thời gian hoàn vốn định mức 9 năm, tỷ lệ chiết khấu r = 0,1. Các thông số khác trong
bảng

Thông số                                    Phương án                              I                                  II

1. Tổng vốn đầu tư (triệu USD)                                               1                                   2

2. Lãi và khấu hao hàng năm                                                 0,25                               0,4

Bài giải:

-     Tính thời gian hoàn vốn của các phương án

+ Với phương án I

0,25

Thv   =    log(1+0,1)                                             =  5,3 năm

0,25  -  0,1. 1

+ Với phương án II

0,4

Thv   =    log(1+0,1)                                             =  7,273 năm

0,4  -  0,1. 2

Phương án I có Thv  <  Thvđm nên được sử dụng làm nền để xét chọn.

-     Tính thời gian hoàn vốn theo gia số của phương án II so với phương án I

Vốn đầu tư  Δ  = 2  -  1  =  1 triệu USD

Lãi và khấu hao hàng năm  Δ  = 0,4  -  0,25  =  0,15 triệu USD Tính thời gian hoàn vốn theo gia số

65


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

0,15

Thv   =    log(1+0,1)                                            =   11,5 năm

0,15  -  0,1. 1

-  Lựa chọn phương án: Thời gian hoàn vốn theo gia số lớn hơn thời gian hoàn vốn định mức nên chọn phương án I (phương án có vốn đầu tư nhỏ)

TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

1. Mục đích nghiên cứu tài chính nhằm khẳng định tiềm lực tài chính cho việc thực hiện dự án; Phân tích những kết quả hạch toán kinh tế của dự án. Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư có tác dụng:

- Xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ cho dự án, tính toán thu chi lỗ lãi, những lợi ích thiết thực mang lại cho nhà đầu tư và cho cả cộng đồng.

- Đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư nhằm quyết định có nên đầu tư hay không? Nhà nước cũng căn cứ vào đây để xem xét lợi ích tài chính có hợp lý hay không? Dự án có đạt được các lợi ích tài chính hay không và dự án có an toàn về mặt tài chính hay không?

- Là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế - xã hội.

2. Tỷ suất tính toán trong nghiên cứu tài chính dự án đầu tư được xác định tuỳ thuộc vào nguồn vốn đầu tư.

3. Thời điểm tính toán được lựa chọn:

- Đối với các dự án đầu tư có quy mô không lớn, thời gian chuẩn bị để đưa công trình
đầu tư vào sản xuất kinh doanh không dài thời điểm tính toán không dài thì thời điểm tính
toán thường được xác định là thời điểm hiện tại hay thời điểm bát đầu thực hiện dự án.

- Đối với các dự án có quy mô lớn, thời gian chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng dài thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể chọn:

+ Nếu chu kỳ dự án, tỷ lệ lạm phát và mức lãi suất của các nguồn vốn theo dự đoán biến động không đáng kể và tỷ suất tính toán được xác định đúng với phương pháp khoa học, có tính đến các yếu tố rủi ro thì thời điểm tính toán có thể lấy là thời điểm hiện tại (thời điểm lập dự án) hoặc thời điểm bắt đầu thực hiện dự án.

+ Thời điểm tính toán là năm kết thúc giai đoạn thi công xây dựng công trình và đưa công trình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

4. Để đánh giá dự án đầu tưvề mặt tài chính, thường sử dụng các chỉ tiêu:

- Giá trị hiện tại thuần (NPV)

- Giá trị tương lai thuần (NFV)

- Giá trị đều hàng năm (AV)

- Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)

- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

- Thời gian thu hồi vốn (Thv)

66


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

Mỗi chỉ tiêu có ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng nhất định, cho nên khi sử dụng phải tuỳ theo điều kiện cụ thể. Tuy nhiên theo thông lệ quốc tế hiện nay thường sử dụng chỉ tiêu NPV và IRR. ở nước ta còn sử dụng bổ sung chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn.

5. Để so sánh lựa chọn dự án đầu tư, có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp Giá trị hiện tại thuần (NPV)

- Phương pháp Giá trị tương lai thuần (NFV)

- Phương pháp Giá trị đều hàng năm (AV)

- Phương pháp Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)

- Phương pháp Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

- Phương pháp Thời gian hoàn vốn (Thv)

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hãy trình bày mục đích và tác dụng của nghiên cứu tài chính dự án đầu tư?

2. Trình bày cách xác định tỷ suất tính toán trong nghiên cứu tài chính dự án đầu tư?

3. Cách thức chọn thời điểm tính toán khi nghiên cứu tài chính dự án đầu tư?

4. Trình bày khái niệm, cách tính và ưu nhược điểm của chỉ tiêu NPV (NFV)?

5. Trình bày khái niệm, cách tính và ưu nhược điểm của chỉ tiêu AV?

6. Trình bày khái niệm, cách tính và ưu nhược điểm của chỉ tiêu B/C?

7. Trình bày khái niệm, cách tính và ưu nhược điểm của chỉ tiêu IRR?

8. Trình bày khái niệm, cách tính và ưu nhược điểm của chỉ tiêu Thv?

9. Trình bày nội dung các phương pháp so sánh lựa chọn dự án đầu tư?

10. Bằng phương pháp giá trị hiện tại thuần, hãy so sánh, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư viễn thông. Tỷ suất chiết khấu là 10%, các thông số khác trong bảng:

Thông số                                          DA I              DA II            DA III

1. Tổng vốn đầu tư ban đầu (Triệu USD)                            1                   1,2                  1,4

2. Thu nhập hàng năm                                                        0,6                  0,8                    1

3. Chi phí hàng năm                                                            0,3                  0,4                  0,5

4. Giá trị còn lại                                                                  0,4                  0,5                  0,6

5. Thời gian hoạt động (năm)                                               4                     6                     3

11. Bằng phương pháp giá trị tương lai thuần, hãy so sánh, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư viễn thông. Tỷ suất chiết khấu là 10%, các thông số khác trong bảng:

67


Chương 4: Nghiên cứu tài chính dự án đầu tư

Thông số                                          DA I              DA II            DA III

1. Tổng vốn đầu tư ban đầu (Triệu USD)                            1                   1,2                  1,4

2. Thu nhập hàng năm                                                        0,6                  0,8                    1

3. Chi phí hàng năm                                                            0,3                  0,4                  0,5

4. Giá trị còn lại                                                                  0,4                  0,5                  0,6

5. Thời gian hoạt động (năm)                                               4                     6                     3

12. Bằng phương pháp giá trị đều hàng năm, hãy so sánh, đánh giá và lựa chọn dự án

đầu tư viễn thông. Tỷ suất chiết khấu là 10%, các thông số khác trong bảng:

Thông số                                          DA I              DA II            DA III

1. Tổng vốn đầu tư ban đầu (Triệu USD)                            1                   1,2                  1,4

2. Thu nhập hàng năm                                                        0,6                  0,8                    1

3. Chi phí hàng năm                                                            0,3                  0,4                  0,5

4. Giá trị còn lại                                                                  0,4                  0,5                  0,6

5. Thời gian hoạt động (năm)                                               4                     6                     3

13. Bằng phương pháp tỷ số lợi ích trên chi phí, hãy so sánh, đánh giá và lựa chọn dự án

đầu tư viễn thông. Tỷ suất chiết khấu là 10%, Tỷ số lợi ích trên chi phí định mức là 1,10, các

thông số khác trong bảng: theo số liệu sau:

Thông số                                          DA I              DA II            DA III

1. Tổng vốn đầu tư ban đầu (Triệu USD)                            1                   1,2                  1,4

2. Thu nhập hàng năm                                                        0,6                  0,8                    1

3. Chi phí hàng năm                                                            0,3                  0,4                  0,5

4. Giá trị còn lại                                                                  0,4                  0,5                  0,6

5. Thời gian hoạt động (năm)                                               4                     6                     3

14. Bằng phương pháp thời gian hoàn vốn có xét yếu tố thời gian, hãy so sánh, đánh giá

và lựa chọn dự án đầu tư viễn thông. Biết thời gian hoàn vốn định mức 7 năm, hệ số chiết

khấu 0,10. các thông số khác trong bảng:

Thông số                                     DA I           DA II         DA III        DA IV

1.Tổng vốn đầu tư ban đầu (Triệu USD)                   1                  2                  3                 4

2. Lãi và khấu hao hàng năm                                  0,25              0,4               0,5              0,8

68

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #joanghai