Google là một công ty Internet có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet. Trụ sở của Google tên là "Googleplex" tại Mountain View, California.Giám đốc là Tiến sĩ Eric Schmidt, trước đây là giám đốc công ty Novell. Tên "Google" là một lối chơi chữ của từ googol, bằng 10100. Google chọn tên này để thể hiện sứ mệnh của công ty để sắp xếp số lượng thông tin khổng lồ trên mạng. Googleplex, tên của trụ sở Google, có nghĩa là 10googol.
Ban đầu
Đầu tiên (1996) Google là một công trình nghiên cứu của Larry Page và Sergey Brin, hai nghiên cứu sinh tại trường Đại học Stanford. Họ có giả thuyết cho rằng một công cụ tìm kiếm dựa vào phân tích các liên hệ giữa các website sẽ đem lại kết quả tốt hơn cách đang được hiện hành lúc bấy giờ (1996). Đầu tiên nó được gọi là BackRub (Gãi lưng) tại vì hệ thống này dùng các liên kết đến để ước tính tầm quan trọng của trang.
Page và Brin tin rằng những trang có nhiều liên kết đến nhất từ các trang thích hợp khác sẽ là những trang thích hợp nhất. Họ đã quyết định thử nghiệm giả thuyết trong nghiên cứu của họ, tạo nền móng cho công cụ Google hiện đại bây giờ (http://www.google.com). Tên miền www.google.com được đăng ký ngày 15 tháng 9 năm 1997. Họ chính thức thành lập công ty Google, Inc. ngày 7 tháng 9 năm 1998 tại một ga ra của nhà Esther Wojcicki (cũng là nhân viên thứ 16 của Google, Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách bộ phận quảng cáo) tại Menlo Park, California. Trong tháng 2 năm 1999, trụ sở dọn đến Palo Alto, là thành phố có nhiều trụ sở công ty công nghệ khác. Sau khi đổi chỗ hai lần nữa vì công ty quá lớn, trụ sở nay được đặt tại Mountain View, California tại địa chỉ 1600 Amphitheater Parkway vào năm 2003.
Công cụ tìm kiếm Google được nhiều người ủng hộ và sử dụng vì nó có một cách trình bày gọn và đơn giản cũng như đem lại kết quả thích hợp và nâng cao. Trong năm 2000, Google đã bắt đầu bán quảng cáo bằng từ khóa để đem lại kết quả thích hợp hơn cho người dùng. Những quảng cáo này chỉ dùng văn chứ không dùng hình để giữ chất đơn giản của trang và tránh sự lộn xộn và đồng thời để trang được hiển thị nhanh hơn.
Google nhận được bằng sáng chế cho kỹ thuật sắp xếp trang web PageRank ngày 4 tháng 9 năm 2001. Bằng đưa quyền cho Đại học Stanford và liệt kê Larry Page là người sáng chế.
Trong tháng 2 năm 2003 Google mua được Pyra Labs, công ty chủ của Blogger, một trong những website xuất bản weblog lớn nhất.
Đầu năm 2004, khi Google ở tột đỉnh, Google đã xử lý trên 80% số lượng tìm kiếm trên Internet qua website của họ và các website của khách hàng như Yahoo!, AOL, và CNN. Sau khi Yahoo! bỏ Google để dùng kỹ thuật họ tự sáng chế vào tháng 2 năm 2004, số này đã bị tuột xuống.
Phương châm của Google là "Không làm ác" (Don't be evil). Biểu trưng của họ có khi được sửa đổi một cách dí dỏm vào dịp những ngày đặc biệt như ngày lễ hay sinh nhật của một nhân vật quan trọng. Giao diện của Google gồm trên 100 ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt và một số ngôn ngữ dí dỏm như tiếng Klingon và tiếng Leet. Vào ngày Cá tháng tư (tiếng Pháp: poisson d'avril, tiếng Anh: April Fool's Day) Google thường tung ra nhiều tin hài hước về công ty.
[sửa]Phát hành cổ phiếu lần đầu
Vào tháng 1 năm 2004, Googl tuyên bố đã thuê công ty Morgan Stanley và Goldman Sachs Group để tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Google chọn cách bán cổ phiếu bằng đấu giá, một điều hiếm có. Từ khi ra thị trường, giá Google đã lên đến gần $200 mỗi cổ phiếu từ $85 lúc đầu. Giá thị trường của Google đến nay là trên 100 tỷ đô la
.
Sự phát triển
Khi thị trường ban đầu của công ty là trên thị trường web, Google đã bắt đầu thử nghiệm ở một số thị trường khác, ví dụ như Phát thanh hoặc Xuất bản. Ngày 17-1-2006, Google công bố rằng công ty đã mua lại công ty quảng cáo phát thanh dMarc, công ty đã sử dụng một hệ thống tự động, cho phép các công ty quảng cáo trên radio. Điều này sẽ giúp Google kết hợp 2 kênh quảng cáo truyền thông là Internet và Radio, với khả năng của Google, nhắm thẳng vào tâm lý khách hàng. Google cũng bắt đầu thử nghiệm bán quảng cáo trên các kênh quảng cáo offline của công ty, như trên báo và tạp chí, với các quảng cáo được lựa chon trên Chicago-Sun Times. Họ đã lấp được một chỗ trống không bán được trên tờ báo mà trước đấy thường được dùng vào việc quảng cáo nhà.
Google được đưa vào danh sách 500 S&P index ngày 30 tháng 3 năm 2006, chiếm vị trí của Burlington Resources, một nhà sản xuất dầu chính ở Houston.
[sửa]Các thương vụ mua bán và sự cộng tác
[sửa]Các thương vụ mua bán
Từ năm 2001, Google đã mua được nhiều công ty nhỏ mới thành lập, thường là công ty có nhiều sản phẩm và đội ngũ nhân viên tốt. Một trong những công ty mà Google mua lại sớm nhất là Pyra Labs. Họ chính là những người sáng tạo ra Blogger, một nền tảng của việc xuất bản weblog, giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999. Pyra Labs ban đầu được lập ra bởi Evan Williams, khi anh này rời Google vào năm 2004. Đầu năm 2006, Google mua lại Upstartle, một công ty chịu trách nhiệm xử lý từ ngữ trên mạng, Writely. Công nghệ của sản phẩm này rốt cuộc đã được Google sử dụng để tạo ra Google Docs & Spreadsheets.
Tháng 2 năm 2006, công ty phần mềm Adaptive Path bán Measure Map, một ứng dụng thống kê weblog cho Google.
Cuối năm 2006, Google mua lại trang web chia sẻ video trực tuyến YouTube với giá 1,65 tỷ USD bằng cổ phần. Không lâu sau, 31 tháng 10 năm 2006, Google công bố họ đã mua lại Jotspot, một nhà phát triển của công nghệ wiki cho các website cộng đồng.
Ngày 13 tháng 4 năm 2007, Google đạt được thỏa thuận mua lại DoubleClick. Google đã đồng ý mua lại công ty này với giá 3,2 tỷ USD.
Ngày 15 tháng 8 năm 2011, Google tuyên bố sẽ mua Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD.[4]
[sửa]Sự cộng tác
Năm 2005, Google gia nhập hiệp hội với các công ty và tổ chức chính phủ khác để phát triển phần mềm và dịch vụ. Google công bố mối cộng tác với NASA Ames Reseach Center, xây dựng đến 1 triệu phòng chuyên trách và làm việc trong đề án nghiên cứu bao gồm Quản lý dữ liệu trên diện rộng, công nghệ nano, sắp xếp công việc sử dụng máy tính… Google cũng tham gia cộng tác với Sun Microsystem để chia sẻ và phân loại các công nghệ của nhau. Công ty cũng tham gia cộng tác với American Online của Time Warner để cải tiến dịch vụ video trực tuyến.
Năm 2007, Google và New Corp.’s Fox Interactive Media tham gia vào bản hợp đồng trị giá 900 triệu USD để phục vụ tìm kiếm vào quảng cáo trên trang mạng xã hội nổi tiếng, Myspace.
Ngày 22 tháng 3 năm 2010, Google rời khỏi thị trường khổng lồ Trung Quốc (tuy nhiên, các dịch vụ bản đồ trực tuyến và âm nhạc vẫn tiếp tục hoạt động). Google đóng cửa website google.cn, và thay vào đó chuyển tới trang google.com.hk để tránh bị kiểm duyệt nội dung. Nguyên nhân chính được cho là vì bất đồng quan điểm với chính quyền Trung Quốc. Ngày 30 tháng 3 năm 2010, mọi cách tìm kiếm bằng google (không chỉ google.cn mà còm các ngôn ngữ khác như google.co.jp. Google.com.au,..), bao gồm cả Google Mobile, đều bị chặn ở Trung Quốc. Hai dịch vụ như Google Mail và Google Maps không bị ảnh hưởng.[5] Lệnh cấm được dỡ bỏ vào ngày hôm sau. http://www.google.com/prc/report.html
[sửa]Sản phẩm
Google hiện nay đã phát triển nhiều dịch vụ và công cụ cho cộng đồng chung cũng như trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các ứng dụng Web, mạng lưới Quảng cáo và giải pháp kinh doanh.
[sửa]Quảng cáo
Phần lớn thu nhập của Google đến từ các chương trình Quảng cáo trực tuyến. Google AdWords cho phép các đối tượng có nhu cầu Quảng cáo đăng Quảng cáo của mình trên kết quả tìm kiếm của Google và trên Google Content Network qua phương thức cost-per-click (trả tiền qua số lần click vào Quảng cáo) hoặc cost-per-view (trả tiền qua số lần xem Quảng cáo). Chủ các trang web Google AdSense cũng có thể hiển thị quảng cáo trên trang của họ và kiếm tiền mỗi lần banner quảng cáo được Click.
[sửa]Ứng dụng
Google nổi tiếng bởi dịch vụ Tìm kiếm của nó, nhân tố chính dẫn đến thành công của Google. Vào tháng 12 năm 2006, Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên mạng chiếm 50,8% thị phần, vượt xa so với Yahoo (23,6 %) và Window Live Search (8,4%). Google liên kết với hàng tỷ trang web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin mà họ muốn thông qua các từ khóa và các toán tử. Google cũng tận dụng công nghệ tìm kiếm của mình vào nhiều dịch vụ tìm kiếm khác, bao gồm Image Search (tìm kiếm ảnh), Google News, trang web so sánh giá cả Froogle, cộng đồng tương tác Google Groups, Google Maps và còn nhiều nữa.
Năm 2004, Google ra mắt dịch vụ email trên nền web, gọi là Gmail. Gmail hỗ trợ công nghệ lọc thư rác và khả năng sử dụng Công nghệ tìm kiếm của Google để tìm kiếm thư. Dịch vụ này tạo ra thu nhập bằng cách hiển thị quảng cáo từ dịch vụ AdWords mà phù hợp với nội dung của email hiển thị trên màn hình.
Đầu năm 2006, Google ra mắt dịch vụ Google Video, dịch vụ không chỉ cho phép người dùng tìm kiếm và xem miễn phí các video có sẵn mà còn cho người sử dụng hay các nhà phát hành khả năng phát hành nội dung mà họ muốn, kể cả các chương trình truyền hình trên CBS, NBA và các video ca nhạc. Nhưng đến tháng 8 năm 2007 , Google đã đóng cửa trang web này trước sự cạnh tranh của đối thủ Youtube cũng thuộc sở hữu của công ty
Google cũng đã phát triển một số ứng dụng nhỏ gọn, bao gồm cả Google Earth, một chương trình tương tác sử dụng ảnh vệ tinh. Ngoài ra công ty còn phát triển nhiều gói phần mềm văn phòng trên ứng dụng web tên là Google Docs nhằm cạnh tranh thị phần với Microsoft Office.
Nhiều ứng dụng khác nữa có tại Google Labs, một bộ sưu tập những phần mềm chưa hoàn chỉnh. Chúng đang được thử nghiệm để có thể đưa ra sử dụng trong cộng đồng.
Google đã đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của họ bằng nhiều cách khác nhau. Ở London, Google Space được cài đặt tại sân bay Healthrow, ra mắt nhiều sản phẩm mới, bao gồm Gmail, Google Earthvà Picasa. Ngoài ra, một trang web tương tự cũng được ra mắt cho sinh viên Mỹ dưới cái tên College Life, Powered by Google.
Vào ngày 2 tháng 9 năm 2008, Google đã thông báo sự xuất hiện của Google Chrome, một trình duyệt mã nguồn mở. Trình duyệt này được giới phân tích đánh giá sẽ là đối thủ cạnh tranh thị phần của Internet Explorer và Firefox.Cũng vào khoảng thời gian này Google Translate đã bổ sung thêm tiếng Việt trong dịch vụ dịch tự động của mình và tích hợp ngay trong công cụ tìm kiếm, giúp người sử dụng nhanh chóng hiểu được cơ bản nội dung trang web trình bày bằng tiếng nước ngoài.
Ngày 5 tháng 1 năm 2010, Google cho ra mắt điện thoại Nexus One, sản phẩm cộng tác với hãng điện thoại HTC. Nexus One chạy trên nền hệ điều hành Android 2.1 (cũng do hãng phát triển), được cho là đối thủ cạnh tranh ngang hàng với iPhone của Apple.
[sửa]Sản phẩm phục vụ kinh doanh
Năm 2007, Google giới thiệu Google Apps Premium Edition, một phần mềm phù hợp cho việc kinh doanh, cung cấp dịch vụ email, tin nhắn, lịch…như một chương trình bảng tính. Sản phẩm này chủ yếu nhắm tới người sử dụng là doanh nhân, dùng để cạnh tranh trực tiếp với bộ phần mềm Microsoft Office, với giá chỉ 50USD một năm cho một người sử dụng, so với giá 500USD cho một người sử dụng của Microsoft Office. Google có một số lượng lớn người sử dụng Google App với 38.000 người ở Đại học Lakehead tại Thunder Bay, Ontario, Canada.
Cũng vào năm 2007, Google đã mua lại công ty Postini và sẽ tiếp tục phát triển công nghệ mà họ mua được từ công ty này và đặt tên là Google Security Services.
[sửa]Các dịch vụ chính
Gmail: Dịch vụ thư điện tử
Google Reader: Trình đọc tin trực tuyến.
iGoogle: Trang chủ Google cá nhân tùy biến
Google Docs: Công cụ soạn thảo văn bản, bảng tính và trình chiếu trực tuyến
Google Buzz: Mạng xã hội
Google Code: Phát triển mã nguồn và lưu trữ các dự án mã nguồn mở.
Google Web Albums: Quản lý lưu trữ hình ảnh, xuất bản hình ảnh trên web.
Google Pages Creator: Upload, lưu trữ file, tạo trang web trực tuyến miễn phí (hiện đã đóng cửa, và chuyển sang Google Sites)
Google Calendar: Ứng dụng lịch trực tuyến
Google Video: Đăng tải video (hiện đã ngưng cho tải video mới, và chuyển sang dịch vụ YouTube)
YouTube: Đăng tải video và ứng dụng xã hội với video.
Google Alerts: Nhận tin tức và kết quả tìm kiếm qua thư điện tử
Google Answers: Dịch vụ trả lời có lệ phí (hiện đã huỷ bỏ)
Google Blog Search: Tìm kiếm trên các blog
Google Catalogs: Ứng dụng đưa các catalog (hiện đã ngưng hoạt động. chuyển sang Google Book Search)
Google Directory: Thư mục lấy từ Open Directory Project
Froogle: Tìm hàng hóa để mua (hiện đã ngưng hoạt động. chuyển sang Google Products).
Google Groups: Diễn đàn
Google Images Search: Tìm kiếm hình ảnh
Google Labs: Thử nghiệm các ứng dụng và công cụ mới
Google Local: Bản đồ địa phương (hiện đã chấm dứt hoạt động, chuyển sang Google Maps)
Google Maps: Bản đồ, chỉ hướng, hình từ vệ tinh toàn thế giới. Dịch vụ này của Google cho phép tạo bản đồ cá nhân và yêu cầu có một tài khoản Google.
Google Mobile: Sử dụng Google trên điện thoại di động
Google News: Tin tức
Google Print: Phiên bản sách in cũ, hiện đã chuyển sang Google Book Search
Google Scholar: Tìm kiếm kho học liệu
Google SMS: Dịch vụ gởi tin nhắn miễn phí (đã ngưng hoạt động)
Google Apps: Kho ứng dụng dành cho doanh nghiệp
Google Sites: Ứng dụng làm trang web miễn phí
Google+: Mạng xã hội.
[sửa]Công cụ
Blogger: Dịch vụ blog miễn phí của Google
Gmail
Google Language Tools
Google Web Accelerator: truy cập trang web nhanh hơn
Webmaster Tools: Công cụ quản lý trang web trên máy chủ tìm kiếm của Google
[sửa]Chương trình
Google Adwords: Chương trình quảng cáo dành cho các doanh nghiệp muốn quảng cáo trên Google và các trang đối tác
Google Adsense: Dịch vụ dành cho đối tác muốn đưa quảng cáo Google lên trang web của mình
[sửa]Ứng dụng để bàn
Google Deskbar
Google Desktop Search
Google Earth
Orkut
Picasa
Google GO: Ngôn ngữ lập trình
Google Toolbar
Google Chrome: Trình duyệt web
Google Sidewiki: Ghi chú và nhận xét về các trang web mà người dùng xem
Văn hóa công ty và những cái khó trong cuộc dung hợp Motorola - Google
| 19/08/2011:12-00 | Tròn Xoay - Minh Lết - Theo MaskOnline
Ông chủ của Motorola Mobility đã gây một náo động lớn khi lần đầu tiên bước vào văn phòng trong phục trang là đôi dép xỏ ngón. “Họ thốt lên: kìa ngài Sanjay, ngón chân ngài đang thò ra kìa.” Và đây là chân dung của CEO Sanjay Jha, người vừa đặt bút ký bản hợp đồng bán Motorola Mobility cho Google với cái giá 12,5 tỷ USD vào hồi đầu tuần.
CEO Sanjay Jha của Motorola.
Kể từ khi nắm quyền Motorola vào năm 2008, CEO Jha đã tìm hướng đi mới cho hãng điện thoại đang trên đà xuống dốc này. Tuy nhiên, ngay cả khi vị CEO có phong cách thời trang trẻ trung này gồm áo polo và quần jeans vẫn không cứu được sự thảm bại của Motorola trên thị trường di động.
Sự chuyển đổi của Jha được coi là phép thử trước việc đồng nhất 2 tập đoàn vốn khác biệt nhau cả về bản chất lẫn đường hướng kinh doanh. Những người đang làm việc cho Motorola quan ngại rằng sẽ có nhiều khó khăn khi hòa nhập với văn hóa của Google, tập đoàn được coi là đứa con của thời đại Internet với phong cách ngẫu hứng. Về phía Motorola, phong cách làm việc vẫn mang tính “cơ chế” khi việc đưa các sản phẩm mới ra thị trường vẫn bị chậm trễ bởi tính quan liêu từ một số nhân sự tại đây.
Sự bê trễ của Motorola dẫn đến thất bại của các dòng sản phẩm.
Điểm khác biệt giữa hai đại gia này chính là việc Motorola tập trung vào phần cứng còn Google lại mạnh ở phần mềm. Google nổi tiếng là 1 công ty thích phiêu lưu với hàng loạt các vụ mua lại có những cái giá khiến người ta phải giật mình, trong khi Motorola lại luôn tỏ ra rụt rè, không dám đổi mới. Giải thích tại sao Google lại dũng cảm và dễ chấp nhận mạo hiểm hơn, CEO Jha cho biết. “Nếu tôi làm việc ở Google, viết ra một dòng code với một chút lỗi, tôi có thể sửa nó. Nhưng nếu tôi đã bán ra một chiếc di động, tôi sẽ không thể can thiệp được gì nữa”.
Một trong những bước đi sai lầm của Motorola gần đây chính là việc suýt nữa đã bỏ lỡ cơn sốt smartphone. Suốt trong những năm 2007, 2008 khi thị trường sôi sùng sục với iPhone và các điện thoại Android đầu tiên, Motorola vẫn "bình chân như vại" với các sản phẩm feature phone ít tính năng. Rất may, Jha đã tới và thay đổi định hướng của Motorola, chuyển sang tập trung phát triển các smartphone nền Android. Ông khuyến khích các nhân viên dưới quyền của mình mạnh dạn hơn trong việc đổi mới lề lối làm việc nhằm thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu sản xuất, giúp Motorola có thể bắt kịp cuộc chạy đua smartphone đang trên đà khởi động.
Khi Jha bắt đầu nắm quyền ở Motorola, một sản phẩm muốn bước ra từ trong giấy để đi vào giai đoạn sản xuất phải vượt qua 15 "cửa ải". Điều này phản ánh phần nào sự quan tâm đến chất lượng của 1 thiết bị được đóng mác Motorola, tuy nhiên chính vì sự cẩn thận quá đáng ấy, khi 1 sản phẩm ra lò, nó trở nên lạc hậu so với các smartphone trên thị trường vì quá trình nghiên cứu mất quá nhiều thời gian.
Nếu như trước đây, khi vòng đời 1 sản phẩm kéo dài từ 2-4 năm, yếu điểm ấy của Motorola không thể hiện rõ rệt thì nay, khi 1 smartphone chỉ nằm trên kệ từ 6 tháng đến 1 năm, Motorola đã bị tụt hậu trong cuộc chạy đua chính vì lề lối làm việc lề mề, quan liêu. “Chúng tôi từng có cả những chuyên gia được trả lương chỉ để có những phát biểu kiểu như ‘thêm 3 con ốc nữa’ và sản phẩm bị trễ hẹn thêm 4 tuần.” ông Jha cho hay.
Điều này dẫn đến việc cắt giảm nhân sự, việc làm, thay thế người cũ cũng như các kỹ sư nhiều kinh nghiệm bằng các nhân sự trẻ hơn. Lý giải cho việc này, CEO Jha cho biết một số nhân sự cũ có kỹ năng không thích ứng được với công nghệ mới.
Bảng so sánh thú vị giữa 2 nhân sự của 2 tập đoàn.
Trên thực tế, vị thế của 2 tập đoàn này khác nhau hoàn toàn trên lĩnh vực công nghệ. Năm ngoái Motorola đã lỗ 86 triệu USD trong khi Google lãi 8,6 tỉ USD. Có thể điều này sẽ là động lực khiến những nhân viên tại xứ Libertyville muốn nhảy sang ngồi với các đồng nghiệp mới của mình ở thung lũng Silicon.
Hiện đang có khoảng 20.000 nhân sự đang làm việc tại Motorola Mobility và gần 29.000 tại Google. Một quản lý cũ của Motorola đã cho rằng: “Chung quy lại, các kỹ sư của Motorola sẽ chẳng còn vị thế gì trong khi các kỹ sư Google thì lại giở thói "ma cũ bắt nạt ma mới", dẫn đến một sự mâu thuẫn rất khó giải quyết trong vấn đề nhân sự”.
Sự khác biệt về đẳng cấp và chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên giữa 2 tập đoàn này là một minh chứng điển hình. Nếu tại trụ sở của Motorola tại Libertyville chỉ là một khu vực làm việc với những tòa nhà như những khối hộp trắng toát, quán ăn ở cách xa cả dặm và căn-tin chỉ miễn phí tách cafe thì tại Google, nơi đây được coi là niềm mơ ước của mọi người lao động trên toàn thế giới. Trụ sở của Google ngay gần thành phố San Francisco sôi động, có sẵn nhà hàng ăn sang trọng và một bar cafe với những thức ăn đẳng cấp thế giới.
Sự khác biệt về văn hóa công ty giữa 2 đại gia này theo người phát ngôn Google thì: “Chúng tôi sẽ duy trì 2 thực thể khác biệt, cùng song song tồn tại trong một tập đoàn”.
Về phần CEO Jha, ông cho rằng việc tồn tại 2 văn hóa công ty thật sự rất ổn nhưng cả 2 công ty nên học hỏi lẫn nhau bởi mỗi nơi lại có một điểm hay và một giá trị riêng trong văn hóa, và đôi khi sự đối nghịch lại là một điều tốt.
Tuần trước, tại đại bản doanh của Motorola, kỹ sư James King, người đã có kinh nghiệm 11 năm cống hiến cho tập đoàn này đã thốt lên rằng: “Ngay bây giờ tôi chưa sẵn sàng để trở thành một phần của Google. Nhưng về lâu dài thì có thể.”
Còn “ông tổ” Martin Cooper, nguyên kỹ sư Motorola, con người với bề dày thành tích đã đi vào lịch sử viễn thông nhân loại là người chịu trách nhiệm (Cám ơn bạn đọc lpsoldier đã giúp chúng tôi nhặt sạn) phát triển chiếc điện thoại di động đầu tiên thì dự đoán Google sẽ không coi trọng những kinh nghiệm của Motorola trong lĩnh vực truyền thông và liên lạc vô tuyến. Ông bày tỏ sự tiếc nuối của mình khi "1 công ty có đến 82 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên lạc vô tuyến và khát khao đổi mới công nghệ lại bị 1 công ty thời đại Internet "nuốt mất".
Về phía cựu CEO của Motorola – ông Edward Zander, người đã cầm quân tập đoàn này giai đoạn 2004 – 2008 thì cho rằng việc học hỏi văn hóa mới là một điều khó khăn nhất trong sự nghiệp.
Zander cho rằng cả ông lẫn CEO Jha đã làm tất cả những gì tốt nhất cho Motorola và rằng, những giá trị về các bằng sáng chế của Motorola còn cao hơn nhiều lần so với giá trị của cả mảng sản xuất, kinh doanh thiết bị. Ông cũng dự đoán rằng: “Hoặc Motorola sẽ phải chứng tỏ được vị trí của mình, hoặc Google sẽ đập bỏ nó và chỉ giữ lại các sáng chế”.
Google thay CEO "nhẹ tựa lông hồng"
Tác giả: QUỲNH TRÂM (THEO NEWSWEEK)
Bài đã được xuất bản.: 26/01/2011 06:00 GMT+7
Schmidt - người thừa ở Google?Mỗi sự thay đổi người lãnh đạo ở một công ty công nghệ vốn đòi hỏi sự đổi mới, sáng tạo và mạnh dạn trong mọi kế hoạch không phải là một quyết định dễ dàng. Vậy tại sao ở Google, việc thay đổi CEO lại "nhẹ tựa lông hồng" đến thế?
Thông báo của gã khổng lồ về công nghệ về việc người đồng sáng lập Larry Page sẽ kế tiếp Eric Schmidt ở vị trí CEO không phải là một tin shock, nhưng việc lựa chọn thời điểm này là cực kỳ quan trọng.
Sự ra đi của Eric Schmidt với vị trí CEO của Google không gây ngạc nhiên với các nhân viên, với những người nắm quyền lực và có ảnh hưởng ở Thung lũng Silicon - những người cho rằng Larry Page, người đồng sáng lập Google luôn mong muốn trở thành CEO của công ty. Thứ năm tuần trước, Google thông báo trên blog rằng Schmidt - người đảm nhiệm chức vụ CEO từ năm 2001 sẽ bước sang một bên và trở thành Chủ tịch điều hành của công ty, trong khi đó Page sẽ kế tiếp chức vụ CEO. Nhà đồng sáng lập Sergey Brin sẽ đổi sang vai trò tập trung vào phát triển sản phẩm mới.
Đến tận bây giờ, Google đã áp dụng sự phối hợp quản lý ba chiều hiếm thấy, với Schmidt, Page và Brin với là tam đầu chế cùng đưa ra các quyết định. Sự sắp xếp đó ngày càng trở nên không gọn ghẽ và chậm chạp khi mà việc kinh doanh của Google ngày càng phát triển rộng rãi và phức tạp hơn - Schmidt viết trên blog cá nhân. Trong vài tháng gần đây, ba người bắt đầu bàn bạc các cách thức để sắp xếp hợp lý hóa cơ cấu quản lý của Google và ''đẩy nhanh tốc độ đưa ra quyết định'' - Schmidt viết.
Trên thực tế, Schmidt luôn là người thừa ở Google. Theo tin tức ở thung lũng Silicon, Schmidt gia nhập công ty bởi năm 1999 khi Google đề xuất vòng đầu tư vốn lớn đầu tiên, các nhà đầu tư khẳng định rằng họ sẽ rót tiền vào Google chỉ với điều kiện rằng Page và Brin sẽ thuê một CEO giàu kinh nghiệm để điều hành công ty.
Page và Brin là nghiên cứu sinh tại trường Đại học Stanford khi họ thành lập Google và không có kinh nghiệm kinh doanh. Tuy nhiên, những người thân cận của công ty nói rằng hai người họ vẫn miễn cưỡng về việc tìm CEO và đến tận năm 2001 mới thuê Schmidt.
Câu hỏi lớn là thời điểm. Tại sao lại là bây giờ? Chắc chắn trong những năm qua Schmidt không tự tạo nên những nhận xét không tốt trong công chúng.Schmidt - chuyên gia hớ hênh và thiếu kiên định?
Có lần khi nói về vấn đề quyền riêng tư trên mạng, Page nói, ''Nếu bạn có vài điều mà bạn không muốn bất cứ ai biết, có lẽ trước tiên là đừng nên làm điều đó''. Sau đó, ông gợi ý rằng trong tương lai, những người có hành vi xấu chỉ có thể đơn giản thay tên đổi họ để tránh khỏi dấu vết trên không gian máy tính về quá khứ của mình.
Schmidt nhanh chóng khỏa lấp sự hớ hênh của mình bằng việc đưa ra nhận xét rằng việc thay đổi tên thực ra chỉ là một trò đùa tẻ nhạt. Tuy nhiên, giới chuyên gia đã nhanh chóng chế giễu Schmidt như là một kẻ không thể không thốt ra những điều lố bịch và không cư xử theo cách mà người ta trông mong đối với một CEO của một công ty thương mại có cộng đồng người dùng lớn.
Schmidt cũng luôn gián tiếp đối đầu với Brin trong việc tiếp cận Trung Quốc của Google. Brin, vốn sinh ra ở Liên Xô đã lập luận rằng Google không nên kinh doanh theo kiểu "đàn áp", trong khi Schmidt rất sẵn lòng đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc khi nước này yêu cầu Google hãy kiểm duyệt các kết quả tìm kiếm của mình.
Larry Page: bản lĩnh của tuổi trẻ đã được tôi luyện
Người ta cũng linh cảm thấy một mặt Google đang ngày càng thành công và trở thành một công ty chuyên về công cụ tìm kiếm, mặt khác công ty lại không thể phát triển thêm bất kì mảng kinh doanh mới mẻ nào bên cạnh việc kinh doanh quảng cáo trên các kết quả tìm kiếm.
Mùa hè năm ngoái, Fortune đăng lên trang nhất dưới tiêu đề ''Google: 'bữa tiệc' tìm kiếm đã chấm dứt'', lập luận rằng những ngày huy hoàng nhất của Google (trong việc khai thác kinh doanh trên kết quả tìm kiếm) đã lùi lại dĩ vãng.
Google đối mặt với đối thủ cạnh tranh mới trong lĩnh vực tìm kiếm như công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft. Nỗ lực của Google để khởi động phần mềm mạng xã hội để đuổi kịp Facebook đã thất bại hoàn toàn.
Android, hệ thống điều hành điện thoại di động của Google là một điểm sáng hiếm hoi. Nhưng nó là phần mềm miễn phí nên không góp phần vào doanh thu của Google, ngoại trừ việc gián tiếp giúp tạo ra quảng cáo tìm kiếm trực tuyến. Và trong những năm qua, nhiều kĩ sư của Google đã chuyển sang làm cho Facebook và các tập đoàn công nghệ mới hơn.
Cân nhắc tất cả những việc trên, những người giữ vị trí quan trọng nhất của Google có lẽ tin rằng một sự cải tổ có thể giúp công ty trở nên năng động hơn. Và có lẽ họ đều cho rằng giờ là thời điểm tốt cho sự thay đổi, bởi vì tài chính của Google hiện giờ khá tốt. Theo như Google thông báo hôm thứ năm tuần trước, doanh thu năm 2010 của công ty là 29,3 tỉ USD, tăng từ 23,6 tỉ USD trong năm 2009.
Và có lẽ Schmidt, người đàn ông 55 tuổi và tài năng này đã cảm thấy đã đến lúc dừng cuộc chơi lại và tận hưởng cuộc sống một chút. Trong suốt một thập kỷ qua, ông đã biến một đồ án tốt nghiệp trở thành một trong những công ty công nghệ lớn mạnh và sinh lợi nhất trên thế giới. Tại sao không kết thúc một cách tốt đẹp?
Thực tế ngay sau khi Google buộc lòng phải thuê Schmidt để đủ điền kiện nhận đầu tư, người ta đã nghĩ ngay tới việc một ngày nào đó Page sẽ đảm nhiệm vị trí CEO. Không phải ngẫu nhiên các thuật toán tìm kiếm đằng sau các công cụ tìm kiếm của Google được gọi là PageRank. Đó là chúng được đặt theo tên của Page. Rõ ràng hiện tại, ở tuổi 37 và với kinh nghiệm về công ty trong một thập kỷ, Page thể hiện rằng mình đã sẵn sàng đảm nhận vai trò mới.
Google - 10 năm tung hoành thị trường internet
(Dân trí) - 10 năm trước, 7/9/1998, hai cử nhân trẻ của Đại học Stanford cùng nhau cho ra đời một công ty với cái tên khá lạ: Google. 10 năm sau, đây là một trong những cái tên nổi tiếng và quyền lực nhất thế giới internet. Larry Page và Sergey Brin trở thành những tỷ phú.
10 năm sau ngày thành lập, Google đã trở thành một cỗ máy kiếm tiền đồ sộ. Chỉ tính riêng quý II năm nay, doanh thu của tập đoàn đã đạt 5,7 tỷ USD, đem về lợi nhuận ròng 1,25 tỷ USD - kết quả không tồi đối với một công ty trung gian và trực tiếp quảng cáo trực tuyến.
Bí quyết thành công
Một trong những bí quyết thành công của Google tất nhiên là thuật toán của công cụ tìm kiếm trên internet. Trong lĩnh vực này, Google đã thành công tới mức ngày nay nhiều người dùng từ “google” thay cho “tìm kiếm” (search).
Tuy nhiên, bí quyết thành công của Google không chỉ có thế. Quan trọng không kém gì công nghệ là cơ sở dữ liệu khổng lồ, giúp Google chiếm ưu thế về cả quy mô, tốc độ và hiệu quả tìm kiếm trên internet ngay cả khi số lượng người dùng ngày một tăng.
Bên cạnh đó, không thể không kể tới tầm quan trọng của hai “cỗ máy kiếm tiền” của Google: AdWords - công cụ quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ tương ứng với các từ khóa tìm kiếm của Google, và AdSense - các hợp đồng chia sẻ doanh thu từ quảng cáo mà Google đặt trên website của các bên thứ 3.
Chiến lược của Google khôn ngoan ở chỗ, họ không bán chỗ quảng cáo cho doanh nghiệp trả giá cao nhất mà là cho doanh nghiệp phù hợp nhất. Việc này giúp tăng tối đa sự hài lòng cho người sử dụng dịch vụ của Google, từ đó đem lại những cú click chuột có giá trị hơn tới website của đơn vị đặt quảng cáo.
Đã có một số ý kiến cho rằng Google chẳng qua chỉ giỏi dùng thủ thuật, và những đối thủ cạnh tranh có công cụ tìm kiếm mới, có thể tốt hơn, hoàn toàn có thể “hất cẳng” Google. Tuy nhiên, bằng sự kết hợp ăn ý 3 yếu tố công nghệ, cơ sở dữ liệu và các công cụ quảng cáo, đến nay, Google vẫn mặc sức tung hoành thị trường, như là một công cụ tìm kiếm trực tuyến được yêu thích nhất thế giới.
“Đế chế” Google
Trang Google có thể là một cỗ máy kiếm tiền khổng lồ, nhưng tập đoàn cho biết họ có những mục tiêu cao hơn việc chỉ là một công cụ internet có nhiều người tin dùng.
Một bản tuyên bố của tập đoàn đã khẳng định rằng nhiệm vụ của Google là sắp xếp kho thông tin của thế giới và khiến nó trở nên hữu dụng và có thể tiếp cận trên toàn cầu.
Với tiêu chí đó, nhiều năm qua, Google đã cho ra đời nhiều công cụ và dịch vụ đầy sáng tạo và tiện ích cho người sử dụng, như Gmail, Google Docs, Picasa, Google Earth & Maps, Blogger, dịch vụ video YouTube... Thoạt trông, tất cả có vẻ chỉ như những sản phẩm “ngẫu hứng” của Google, nhưng nếu nhìn bao quát hơn có thể thấy đó là những mảnh ghép nhỏ trong “trò chơi xếp hình” của Google.
Vùng quảng cáo của Google AdWords (màu hồng)
Mọi thao tác tìm kiếm mà chúng ta thực hiện, mọi công cụ mà chúng ta sử dụng đều giúp Google thu thập thông tin và kiến tạo xã hội thông tin. Google đã khôn ngoan tạo ra một vòng tròn khép kín để “trói chân” khách hàng: càng thu thập được nhiều thông tin (từ chính hành vi tìm kiếm của người dùng), Google càng cho kết quả tìm kiếm tốt hơn, người tiêu dùng càng hài lòng, các đơn vị quảng cáo càng tiếp cận được với nhiều khách hàng, lợi nhuận càng lớn.
Rút cục, không có gì là “miễn phí”, nhưng Google đã thực hiện một cuộc trao đổi đôi bên cùng có lợi với tất cả người sử dụng công cụ tìm kiếm của họ. Google khiến người dùng hài lòng, còn người dùng tạo cơ hội cho Google kiếm bộn.
Google ngày càng phát triển lớn mạnh vì thế giới internet ngày càng rộng mở. Không thể xác định đâu là điểm kết của internet, khi mà ngay cả những thiết bị như tủ lạnh, khung ảnh kỹ thuật số hay điện thoại di động đều là một phần của thế giới internet.
Trong khi đó, Google liên tiếp tung ra những “chiêu” mới của mình, mới đây nhất là trình duyệt internet mang tên Chrome, hứa hẹn mang tới những trải nghiệm trực tuyến mới đầy thú vị và tiện ích cho người sử dụng.
Nếu “thu phục” được người dùng internet bằng công cụ này, Google sẽ càng thu thập được thêm nhiều thông tin, từ đó củng cố sức mạnh thị trường.
Sắp tới đây, Google sẽ trình làng một phần mềm khác có ý nghĩa khá quan trọng trong chiến lược của tập đoàn, đó là bản chính thức của hệ điều hành Android dùng cho điện thoại di động có kết nối internet.
Đối tác hay đối thủ?
Từ một công ty nhỏ do hai sinh viên mới ra trường thành lập cách đây 10 năm, đến nay Google đã phát triển tới quy mô bao phủ thị trường. Vào cuối năm 2007, tập đoàn có 16.800 nhân viên, và ước tính hiện nay mỗi tuần thuê thêm khoảng 100 nhân viên mới.
Tuy nhiên, khi Google ngày càng có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của mọi người, thì càng có nhiều công ty thuộc ngày càng nhiều ngành nghề phải băn khoăn tự hỏi không biết công cụ tìm kiếm này là đối tác hay đối thủ cạnh tranh, hay thậm chí là kẻ phá hoại các mô hình kinh doanh. Khẩu hiệu của Google có thể là “Thứ gì bạn có thể làm thì tôi có thể làm tốt hơn - và miễn phí”.
Bộ tam làm nên thành công của Google: Larry Page (trái), Eric Schmidt (giữa) và Sergey Brin (phải)
Sự lớn mạnh và bành trướng của Google khiến các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của tập đoàn luôn phải chịu sức ép, dù đó là Microsoft hay Yahoo. Bằng chứng là dù ở thế cạnh tranh nhưng cả hai đã buộc phải đồng ý ký thoả thuận chia sẻ doanh thu với Google, bằng việc hợp tác quảng cáo với Google.
Ngay cả một số người đang vui vẻ trả tiền quảng cáo cho Google cũng có cảm giác "ấm ức", với lời than phiền rằng sự thống lĩnh thị trường của Google khiến họ mất quyền lựa chọn.
“Tam trụ” của Google
Dù nền kinh tế thế giới đang rơi vào khó khăn, nhưng Google vẫn kỳ vọng doanh thu tiếp tục tăng, vì dịch vụ quảng cáo của họ có tính tập trung cao và gần như có thể chắc chắn khả năng thành công. Họ cho rằng chỉ những phương tiện truyền thông kiểu cũ, với đối tượng phục vụ lớn nhưng “loãng” mới phải lo lắng.
Và để trấn an các nhà đầu tư, ban lãnh đạo Google cam kết rằng họ sẽ không rơi vào cái bẫy của Yahoo, đó là cố biến Google thành một công ty truyền thông.
Giám đốc điều hành của Google, ông Eric Schmidt, đã nói rằng một trong những quy tắc chung của Google là không sở hữu nội dung, mà chỉ phối hợp. Tuy nhiên, lằn ranh này đang ngày càng mờ nhạt. Khó có thể chỉ ra sự khác biệt rõ ràng giữa các phương tiện truyền thông kiểu cũ với Google News hay YouTube. Chỉ biết rằng hiện tại Google vẫn hùng mạnh và đang tiến về phía trước.
Hai người sáng lập tập đoàn, Larry Page và Sergey Brin có nhiệm vụ giữ vị trí tiên phong của Google về công nghệ, còn ông Schmidt có trách nhiệm đảm bảo rằng tiền vẫn chảy về “túi” Google.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro