CIO Facebook chia sẻ kinh nghiệm đổi mớiCIO Tim Campos của Facebook chia sẻ 5 bài học kinh nghiệm về sự đổi mới, rút ra từ những thành công cũng như thất bại của bộ phận IT do ông phụ trách.
Lòng vòng trong trụ sở chính của Facebook tại Palo Alto, California (Mỹ), bạn sẽ thấy hầu như mọi tờ áp phích trên tường đều cổ vũ cho sự đổi mới. “Tiến nhanh và phá vỡ những thứ cũ” (*) là một khẩu hiệu đặc biệt trong số đó. Theo Tim Campos, đây là bí quyết đem đến sự thành công cho bộ phận IT gồm 65 người do ông phụ trách.
"Facebook là đổi mới. Để dẫn đầu, chúng tôi phải đổi mới. Và tạo cho mọi người đổi mới, họ cần tự do để phạm sai lầm - nó là một phần của quá trình rèn luyện kỹ năng", ông nói.
Vị CIO 38 tuổi này nói thêm rằng, bộ phận IT của ông đã hưởng lợi nhờ hoạt động trong một doanh nghiệp đột phá như vậy. "Chúng tôi hết sức may mắn được ở cạnh nguồn ý tưởng mới và sự đổi mới tuôn trào vô tận. Chúng tác động tới cách suy nghĩ và quản lý IT của chúng tôi tại công ty này".
Từ khi gia nhập Facebook với vai trò là CIO của công ty vào tháng 8/2010, Campos đã học được vài điều về sự đổi mới - những gì đạt hiệu quả, những gì không, và làm thế nào để nuôi dưỡng một môi trường thuận lợi cho đổi mới.
Dưới đây, ông chia sẻ 5 bài học về sự đổi mới ở nơi làm việc từ những trải nghiệm ban đầu của ông, có cả thành công lẫn thất bại tại Facebook.
Bài học 1: Vai trò lãnh đạo
Campos nói rằng trong khi vai trò của IT đã thay đổi đáng kể trong 10 năm qua, xa dần việc đơn thuần giữ cho máy móc hoạt động và quản lý rủi ro – các CIO cần nhớ rằng bộ phận IT vẫn tồn tại là để công ty hoạt động hiệu quả hơn. Công việc của CIO là đảm bảo cho điều đó, ông nói.
"Khi có làn sóng thay đổi, bạn phải là người dẫn dắt thay đổi chứ không được thụ động với những tư tưởng lạc hậu làm tiến trình chậm lại. Nếu bạn không dẫn dắt thay đổi thì là ai?” Campos nói. "Không công ty nào muốn một CIO tụt hậu so với mọi người. Nếu công ty nói cho bạn biết cần phải làm gì, bạn không phải là lãnh đạo".
Bài học 2: Lên lịch đổi mới
Theo Campos, một cách để xác lập vai trò lãnh đạo là lên lịch để nhân viên tập trung sáng tạo. Facebook gọi hoạt động này là "hackathon" (ghép từ “hack” và “marathon” - cuộc thi lập trình trong một khoảng thời gian ngắn).
"Hackathon ăn sâu vào văn hóa công ty chúng tôi, diễn ra vài tuần một lần. Không có mục đích cho người thi; họ được phép thất bại", ông nói. "Bạn dành nhiều thời gian làm cái gì đó, không nhất thiết phải liên quan tới công ty. Quan trọng là để sáng tạo và đổi mới hết mức có thể. Điều đó cũng đem đến cho nhân viên tinh thần thoải mái".
Một ví dụ về một ý tưởng đã “đâm hoa kết trái” thông qua một hackathon là FaceBus. Facebook có dịch vụ xe buýt đưa đón nhân viên từ các thành phố xung quanh đến nơi làm việc, cũng như từ khu vực này sang khu vực khác tại tổng hành dinh.
Dịch vụ đưa đón vừa tiện cho nhân viên vừa có lợi cho doanh nghiệp: Từ khi nhân viên không phải lái xe đi làm, họ có thể sử dụng thời gian trong khi di chuyển để hoàn thành một số công việc. Những chuyến xe đưa đón theo tuyến cũng là một phương thức vận chuyển xanh hơn, và chúng giúp giảm tải cho bãi đậu xe. Vấn đề duy nhất là không ai biết chuyến xe buýt tiếp theo sẽ tới vào lúc nào.
Trong một hackathon, một nhóm quyết định khắc phục vấn đề này. "Chúng tôi tự hỏi tại sao không đặt vài thiết bị định vị GPS trên xe buýt để xác định vị trí xe, và sau đó tạo ra một ứng dụng mà nhân viên có thể dùng để theo dõi? " Campos nói. "Trước khi chúng tôi biết điều đó, FaceBus đã được sinh ra. Ý tưởng của các hackathon này là nghĩ ra mẫu thử nghiệm, sau đó sẽ có người (bộ phận) phát triển để nó trở thành hiện thực".
Bài học 3: Chấp nhận thất bại
Campos nói rằng văn hóa Facebook khác với nhiều doanh nghiệp khác ở chỗ, thay vì nản lòng vì thất bại, công ty lại khuyến khích điều đó.
"Thất bại là một phần không thể thiếu để đổi mới có hiệu quả. Khi bạn sẵn sàng chấp nhận thất bại, mọi người sẵn sàng làm những điều khác biệt. Còn nếu bạn không sẵn sàng làm những điều khác biệt, bạn bị gò bó làm sao cho đúng một cách cứng nhắc, đó không phải là sáng tạo”, ông nói.
Tại Facebook có những kỹ sư làm việc ban đêm. Những yêu cầu của họ, chẳng hạn về bàn phím hoặc chuột mới, sẽ được công ty đáp ứng ngay, Campos nói. Một giải pháp bộ phận IT nghĩ ra là đặt một ki-ốt bên ngoài phòng cấp đồ dùng cho công việc.
Như vậy, lấy ví dụ, khi nhân viên cần một thẻ nhớ hoặc một sợi dây nguồn, họ chỉ việc quét thẻ nhân viên của mình, rồi quét thứ họ lấy. Họ sẽ nhận được một email xác nhận những gì họ đã lấy. Campos cho rằng đây là một ý tưởng hay và sáng tạo về mặt lý thuyết, nhưng nhân viên sử dụng hệ thống này chỉ khoảng 5% số lần.
"Cuối cùng chúng tôi quyết định bỏ hình thức này. Đó là một thất bại tồi tệ, nhưng tôi không qui kết cho bộ phận. Vấn đề là chúng tôi có thể học được những gì từ thất bại này”, Campos nói.
"Chúng tôi hiểu là chưa xác định đúng mục tiêu. Giải pháp quá thiên về công nghệ, trong khi vấn đề không phải vậy. Thực ra chỉ việc gắn giá tiền cho mỗi món đồ nhân viên cần đổi. Chúng tôi hiểu rằng nếu chúng tôi cung cấp cho họ thông tin, họ sẽ có lựa chọn đúng”.
Bài học 4: Hãy tự hào với những thành công của bạn
Campos nói rằng dự án ông tự hào nhất là một hệ thống được bộ phận IT giới thiệu để đảm bảo nhân viên Facebook sử dụng điện thoại di động của họ (do Facebook chi trả) một cách hợp lý.
Bởi vì bộ phận IT quản lý việc thanh toán hóa đơn tiền điện thoại di động cho các nhân viên, nên nhìn chung nhân viên không nhận thức được mỗi tháng họ tiêu tốn của công ty mất bao nhiêu.
"Thay vì đặt ra các qui định chặt chẽ về sử dụng, kiểu như không được dùng vượt quá 50 USD mỗi tháng chẳng hạn, chúng tôi muốn cho các cấp quản lý và nhân viên thấy được rõ hơn việc sử dụng của họ", ông nói.
Giải pháp là một hệ thống quản lý chi phí viễn thông. Hàng tháng, nhân viên và các cấp quản lý sẽ nhận được một báo cáo về việc sử dụng điện thoại của họ so với những người khác trong cùng bộ phận và cả với những bộ phận khác.
"Trên cơ sở đó, các nhân viên có thể thấy được họ đã dùng nhiều hay ít hơn (những người khác), và sau đó hiểu được việc sử dụng điện thoại của họ như vậy đã ổn chưa", ông nói.
Kể từ khi triển khai hệ thống quản lý này, chi phí về viễn thông đã giảm "đáng kể", một đại diện của Facebook cho biết.
Campos nói sáng kiến này "thực sự cho thấy sức mạnh của thông tin, và đó chính là mục tiêu của bộ phận chúng tôi - tạo ra thông tin phục vụ quyết định kinh doanh và làm cho công ty đạt năng suất và hiệu quả hơn".
Tự hào với thành tích của mình là chìa khóa để đổi mới liên tục thành công, ông nói.
Bài học 5: Hướng tới điện toán mây
Campos nói rằng Facebook đang vận hành ở khúc cua công nghệ và đó hiện là mục tiêu hướng tới của hầu hết các công ty - điện toán mây.
"Facebook thực sự là một hành tinh khác biệt. Từ một viễn cảnh IT, Facebook đã lớn lên cùng với việc IT luôn sẵn sàng đáp ứng. Chúng tôi là một công ty công nghệ thế hệ mới tinh từ cách chúng tôi vận hành trang web qui mô của chúng tôi đến mọi thứ khác", Campos khẳng định. "Đa số các ứng dụng doanh nghiệp của chúng tôi là SaaS (phần mềm như một dịch vụ). Chúng tôi không phải đầu tư cơ sở hạ tầng như kiểu làm của các công ty khác. Nhóm điều hành của chúng tôi rất nhỏ bởi vì hầu hết cơ sở hạ tầng là từ SaaS", ông nói.
Kết quả là, Facebook tốn ít thời gian giữ cho máy móc hoạt động như nếp nghĩ truyền thống. "Chúng tôi muốn mọi người có quyền theo đuổi mọi điều", ông nói. "Đó là điều cốt lõi làm nên chúng tôi. Đó là lý do tại sao Facebook tiến nhanh. Tiến nhanh đã là gen di truyền của chúng tôi, theo đúng nghĩa của nó”.
Những thay đổi ngày hôm qua không phải là lần đầu tiên những đổi mới của Facebook khiến người sử dụng không hài lòng.
Người sử dụng rất háo hức với những thay đổi của Facebook nhưng thay đổi ngày hôm qua về News Feed và Ticker đã khiến rất nhiều người thất vọng. Phần News Feed giờ đây hiển thị những cập nhật quan trọng phía trên và phía dưới là những cập nhật gần đây. Tuy nhiên người sử dụng muốn 1 News Feed cũ với những cập nhật hiển thị theo thứ tự thời gian để tiện theo dõi. Tính năng Ticker mới cũng khiến nhiều người khó chịu bởi tất cả mọi hoạt động của họ đều được cập nhật lên Ticker của bạn bè.
Đây không phải là lần đầu người sử dụng không hài lòng với thay đổi của Facebook. Trong quá khứ đã rất nhiều lần Facebook tung ra những đổi mới mà chỉ làm người sử dụng khó chịu thêm.
Tháng 6 năm 2006: News Feed
Facebook giới thiệu News Feeds – hiển thị tất cả các hoạt động mới nhất của bạn bè. Trước đây muốn theo dõi hoạt động của bạn bè người dùng phải truy cập vào Profile của từng người. Những người phản đối giao diện này tổ chức sự kiện “1 ngày không dùng Facebook” để thể hiện sự không hài lòng với việc Facebook vi phạm quyền riêng tư của họ.
Facebook sau đó đã phải thêm tính năng ẩn hoạt động trong News Feed nhưng hiện nay tính năng này không còn nữa.
Tháng 9 năm 2008: Thiết kế mới
Facebook giới thiệu thiết kế mới, chia các phần trong trang thành từng tab riêng biệt. Người dùng cho rằng giao diện mới này là “rất rất khủng khiếp” và tổ chức cuộc phản đối với hàng trăm nghìn thành viên tham gia. Từ đó các tab này đã chuyển sang thanh công cụ phía bên trái của Facebook và vẫn tồn tại đến tận hôm nay – có vẻ như Facebook vẫn không muốn bỏ ý tưởng này.
Tháng 3 năm 2009: Đổi mới cập nhật trạng thái
Để cạnh tranh với Twitter, Facebook giới thiệu thay đổi mới với các cập nhật trạng thái được cập nhật theo thời gian thực và đánh dấu phía bên phải (ngược phía với thay đổi ngày hôm qua). Sự thay đổi này lớn đến mức 1,7 triệu người dùng phản đối mà Facebook phải có 1 số điều chỉnh để xoa dịu người sử dụng, nhưng họ vẫn không thay đổi thiết kế này.
Tháng 10 năm 2009: Thiết kế lại trang chủ (Home)
Facebook lại thiết kế lại trang chủ lần nữa với tính năng chọn những cập nhật được hiển thị đầu tiên thay vì theo thứ tự thời gian. Một số các sự kiện trước đây bị gỡ khỏi cũng được thêm vào lại, gồm có các cập nhật về các mối quan hệ và kết bạn. Nói cách khác, Facebook đang tìm cách sửa chữa thay đổi lớn hồi tháng 3 năm 2009. Tuy nhiên người sử dụng vẫn không hài lòng. Hơn 1 triệu người muốn Facebook quay lại giao diện cũ và nhiều người còn xin Facebook mang tính năng cập nhật theo thời gian của News Feed trở lại.
Tháng 11 năm 2010: Giảm cỡ chữ phần News Feed
Facebook giảm cỡ chữ phần News Feed. Người sử dụng phàn nàn về thay đổi này trên Twitter và Facebook cũng trả lời trên Twitter – 1 điều thật lạ.
Tháng 12 năm 2010: Điều chỉnh lại trang Profile
Facebook điều chỉnh lại trang Profile với việc tóm tắt thông tin cá nhân của người sử dụng trên đầu trang và thêm 1 dòng cập nhật ảnh phía dưới. Các bình luận trên trang blog của Facebook hầu hết đều là bình luận tiêu cực.
Tháng 6 năm 2011: Giới thiệu tính năng “Happening Now”
Facebook thử nghiệm tính năng “Happening Now” với 1 số người sử dụng – hiển thị những cập nhật mới nhất phía bên phải màn hình. Những người được sử dụng tính năng này đều ghét nó và thậm chí còn lập ra 1 nhóm Ghét tính năng “Happening Now” của Facebook để phản đối. Tính năng Happening Now là tiền thân của Ticker – tính năng mới được Facebook tung ra ngày hôm qua
Như đã được dự đoán trước, Mark Zuckerberg đã giới thiệu những thay đổi mới của Facebook trong hội nghị f8 tại San Francisco vào thứ năm này. Rất nhiều thay đổi, bài viết sau đây sẽ tổng hợp lại các thay đổi đó.
1. Timeline: đây là một tính năng hoàn toàn mới để tạo profile của bạn. Nó tổng hợp tất cả thông tin về bạn: hình bạn đã post, các status, app bạn đã dùng, thậm chí cả những nơi bạn đã từng viếng thăm và sinh nhật của bạn.
Quay lại với Timeline, càng nhiều thông tin mà Facebook tích hợp vào để bạn xem những phần quan trọng trong history của bạn. Bạn có thể tuỳ chỉnh chúng bằng cách click vào status hoặc hình ảnh.
Hiện tại timeline chỉ là bản beta, và có thể chọn sử dụng hay không. Trong tương lai đây sẽ là mặc định của trang profile.
2. Bạn không chỉ có nút Like - giờ bạn có thể động từ hoá bất kỳ danh từ nào: bạn còn nhớ khi nào bạn có thể làm với Facebok như video, comment... như Like nó? Một tính năng thú vị khác đã được bổ sung. Facebook Gestures giúp cho các lập trình viên và các cộng tác viên của Facebook có thể chuyển bất kỳ động từ trong một nút.
Bạn sẽ bắt đầu thấy các lựa chọn để cho mọi người bạn đang đọc cuốn sách nào, hoặc xem một đoạn film nào và nghe bài hát gì.
3. Các ứng dụng Facebook chỉ cần yêu cầu quyền một lần duy nhất để share: mặc dù tính năng này không ấn tượng như Timeline, nhưng chức năng này cũng là một trong những chức năng thú vị. Lúc trước, các ứng dụng sẽ phải yêu cầu õỗi khi chúng share thông tin trong profile của bạn. Giờ đây, ngay từ lần đầu bạn đăng ký app, nó sẽ báo cho bạn biết những thông tin nào của bạn mà nó sẽ share. Nếu bạn thihc1, app sẽ không bao giờ hỏi lại.
Nhưng bạn không phải lo lắng về việc chia sẽ feed bởi vì...
4. Tất cả thông tin sẽ được đưa vào Ticker: các update Status, hình ảnh từ đám cưới hay một dịp lễ, thay đổi trạng thái quan hệ... đều sẽ được đưa vào Ticker, một danh sách theo thời gian thực những thứ bạn của bạn đang post ở hiện tại.
5. Bạn có thể xem TV và film, nghe nhạc, đọc báo với bạn bè thông qua Facebook: kể từ hôm nay, bạn sẽ có rất nhiều công cụ giải trí với Facebook. Bạn có thể xem trên Hulu, nghe nhạc từ Spotify, hoặc xem các bài báo từ Yahoo (hoặc Mashable, thông qua Washington Post). Ticker sẽ cho bạn biết những gì bạn của bạn đang xem, nghe nhạc hay đọc sách, cho phép bạn chia sẻ kinh nghiệm thông qua việc click vào link.
6. Facebok có nhiều người dùng và nhiều liên kết hơn bao giờ hết: đây là những tin quan trọng nhất chính từ ông chủ của Facebook, Zuckerberg: Facebook đã đạt mốc 800 triệu người dùng và hầu hết đều đã kích hoạt tài khoản. Mạng xã hội này đã thông báo kỉ lục vào một ngày: khoảng 500 triệu người dùng.
Thật sự, tất cả những thông tin trên đều rất đáng tự hào đối với FAcebook, một trong những công ty phát triển nhanh nhất đang trở nên ngày càng chuyên nghiệp và Zuckerberg's cho thấy tìm năng của hãng này.
Facebook – hình ảnh của một yahoo hơn 10 năm trước 04/12/2011No Comments
Cách đây hơn 10 năm, những năm cuối thập niên 90, đầu những năm 200x, không một ai, kể cả những người ghét yahoo nhất cũng không dám phán “Yahoo sẽ lụi tàn trong vòng 10 năm”, lúc đó rất nhiều người đánh giá Yahoo sẽ phát triển nhiều năm nữa mới [có thể] xuất hiện dấu hiệu suy thoái, nhưng thật bất ngờ, ngay những năm đầu 200x là yahoo đã bắt đầu suy thoái do việc thiếu ý tưởng, ngoài ra, sự vươn lên mạnh mẽ của google càng đẩy nhanh quá trình suy thoái của yahoo. Đến thời điểm hiện tại, có thể nói như vậy, yahoo đang sống trong ánh hào quang của quá khứ và đang thở bằng hơi thơ của những ngày tháng vinh quang.
Tất cả các dịch vụ mà yahoo đã và đang cung cấp cho người dùng trên thế giới đều có những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ, và không may cho yahoo, trong cuộc những cuộc cạnh tranh tay đôi này, yahoo luôn ở thế yếu, do sự già nua về ý tưởng và thiếu đổi mới. Đơn cử như 3 thị trường mà trước đây yahoo giữ thế độc tôn như: thị trường tìm kiếm, messenger, webmail, giờ đều có những đối thủ cạnh tranh, và đang giữ thế thượng phong tuyệt đối.
Trên thị trường tìm kiếm: yahoo chỉ đóng vai phụ và nhìn 2 gã “hàng xóm ồn ào” google và bing [bing có trả phí cho yahoo để xài một phần nền tảng của bộ máy search của yahoo] “đấu đá” với nhau. Trên thị trường messager: trước đây yahoo phải cạnh tranh với msn của microsoft, nhưng bây giờ, thị phần của yahoo trong mảng này hoàn toản bị skype đánh bại với một dịch vụ tốt hơn rất nhiều. Trên thị trường webmail: Bây giờ Yahoo mail hoàn toàn lép về trước một Gmail mạnh mẽ và tràn đầy sức sống.
Cái chết của yahoo là bắt nguồn từ bản thân của yahoo, sự già nua về ý tưởng, thiếu những ý tưởng mới sáng tạo. Đó là một yahoo của những năm 200x. Bây giờ, những năm 201x, một yahoo version 2 đang xuất hiện, đó chính là facebook, đại ca của mảng mạng xã hội thời điểm hiện tại, cuối năm 2011.
Nhìn ở một góc độ nào đó với một sự so sánh tương đối, con đường phát triển của facebook khá tương tự với yahoo. Yahoo và Facebook đều là những người mở ra một lĩnh vực mới như lĩnh vực message của yahoo với sản phẩm yahoo messager, lĩnh vực tìm kiếm như yahoo search, lĩnh vực mạng xã hội mà facebook đang làm, (có thể yahoo và facebook không phải là người đầu tiên làm những cái đó, nhưng chính họ là những người đưa những thứ mới đó cho mọi người biết, nên pandog xem họ là người tạo ra những cái mới đó.), lúc đầu họ “độc tài” trên lĩnh vực đó, mọi người đều xem cái họ làm là chuẩn. Một khi có một đối thủ tiềm năng xuất hiện, sản phẩm của họ bắt đầu bộc lộ sự yếu kém về ý tưởng cạnh tranh, và dần dần thua kém đối thủ.
Trên thị trường tìm kiếm, trước khi google vươn lên, yahoo search chiếm thế chủ đạo trong thị trường này, sau này họ đã bị google giành nhiều thị phần, và hiện giờ google là đại ca của thị trường này. Sự thất bại của yahoo một mặt là do google quá xuất sắc, nhưng cái cốt lõi vẫn là ở yahoo, thiếu ý tưởng phát triển và không đánh giá đúng đối thủ.
Tương tự như yahoo, trước khi google tung ra mạng xã hội google+ [Xem thêm bài Google+, mạng xã hội thế hệ mới] (Hiện thời vẫn là bản open beta), ít có anh tài nào được đánh giá sẽ đánh bật được facebook ở mảng cạnh tranh mạng xã hội này, thậm chí bây giờ, google+ có đánh bật được facbebook hay không vẫn là một câu hỏi mở [xem thêm bài Facebook bắt đầu "chèn ép" Google+], nhưng cái màpandog muốn đề cập chính là những gì mà facebook đang làm bây giờ ít nhiều cho thấy được trước môt đối thủ cạnh tranh tiềm năng như google+, facebook đang dần bộc lộ sự kém cỏi về ỷ tưởng đổi mới của mình, bằng chứng là những tháng vừa qua, facebook không ngừng thay đổi giao diện trang wall và bổ sung chức năng cho người dùng, như chức năng list tương tự như circle của google+, post theo pubic, list như google+ post cho circle hay là public, … nhưng sự thay đổi đó lại là một hình thức “mô phỏng và biến tấu” từ các chức năng của google+. Nói một cách ngược lại, google+ cũng có “tham khảo” những ý tưởng của facebook, nhưng chính điều này lại càng thấy rõ được sự khác biệt rõ ràng trong ý tưởng giữa google+ (google) và facebook, google tiếp thu và không ngừng thay đổi/cách mạng, sự thay đổi/cách mạng của họ khiến cho đối thủ phải thay đổi và chạy theo mình, điều này yahoo và facebook là không có, ít nhất là cho đến bây giờ, và đó cũng chính là “bí quyết” thành công của google cho đến bây giờ, không phải 100% lĩnh vực mà họ nhảy vào, họ đều thành công, nhưng một khi google làm được cái gì đó trên một lĩnh vực nào đó, thì họ thường là “đại ca” của lĩnh vực đó.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro