quan ly tai nguyen va moi truong
1. Các khái niệm cơ bản về khoa học, công nghệ môi trường
Khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và con người trong quá trình phát triển của xã hội. Hay nói một cách khác khoa học môi trường nghiên cứu môi trường sống trong các mối quan hệ kinh tế xã hội nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng, bảo tồn tái tạo và làm phong phú hơn chất lượng của môi trường sống.
Công nghệ môi trường (Environmental Technology) là tổng hợp các biện pháp vật lý, hoá học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người.
2. Chất lượng môi trường, quản lý môi trường và hệ thống quản lý môi trường.
- Chất lượng môi trường là chất lượng của các điều kiện tự nhiên, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động của từng người và cộng đồng.
- quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp thích hợp (luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục...), tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người, với mục đích chính là giữ hài hòa quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người và chất lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất.
- Hệ thống quản lý môi trường là một cơ cấu quản lý về khía cạnh môi trường của cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, cơ quan, đơn vị sản xuất,…), bao gồm các phương pháp tổ chức, các thủ tục, nguồn nhân lực, vật lực và những trách nhiệm … đủ khả năng thực thi môi trường trong suốt quá trình hoạt động của tổ chức, đánh giá tác động môi trường ngắn hạn và dài hạn của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của tổ chức mình.
3. Khái niệm chính sách môi trường và các nguyên tắc chủ đạo của việc ban hành và thực thi chính sách môi trường.
- Chính sách quản lý là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp, các thủ thuật mà Nhà nước sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của đất nước.
- Nguyên tắc chủ đạo của việc ban hành và thực thi chính sách môi trường:
1- Hợp hiến, hợp pháp, hệ thống và thống nhất;
2- Người gây ô nhiễm phải trả tiền;
3- Phòng bệnh hơn chữa bệnh;
4- Hợp tác giữa các đối tác;
5- Sự tham gia của cộng đồng.
4. Các nội dung cơ bản của chính sách và chiến lược môi trường Việt nam trong giai đoạn hiện nay.
1. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng, dân cư, hộ cá nhân, gia đình tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
2. đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp để xây dựng ý thức tự giác, kỷ luật trong hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đẩy mạnh tái sử dụng giảm thiểu chất thải.
4. ưu tiên giải quyết các vấn đề bức xúc, tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phục hồi MT ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái. Chú trọng BVMT đô thị, khu dân cư.
5. Đầu tư và BVMT là đầu tư phát triển, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho BVMT. Bổ xung nguồn chi riêng cho BVMT trong ngân sách nhà nước.
6. Ưu đãi vầ đất đai, thuế hỗ trợ tài chính cho các hoạt động MT và các sản phẩm thân thiện với MT
7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về BVMT.
8. Mở rộng và nâng cao kết quả hợp tác quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về BVMT
9. phát triển kết cấu hạ tầng BVMT, tăng cường nâng cao năng lực quốc gia về BVMT theo hướng chính quy, hiện đại
5. Các loại quy định về bảo vệ môi trường ???
Luật Môi trường ( 1993, 2005)
Hệ thống tiêu chuẩn MT
Công ước BVMT
6. Nội dung cốt lõi của Luật BVMT 2005. ???
7. Nội dung cốt lõi của tiêu chuẩn ISO 14000 và tình hình áp dụng tại Việt nam.
8. Nội dung của các loại tiêu chuẩn trong quản lý môi trường.
2.4.1 Tiêu chuẩn về tải lượng chất thải
2.4.2 Tiêu chuẩn vùng và lưu vực
2.4.3 Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước
Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt ( tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh, tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt, tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp)
Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm
Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ
2.4.4 Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
2.4.5 Tiêu chuẩn tiếng ồn
2.4.6 Tiêu chuẩn về chất thải rắn
2.4.7 Tiêu chuẩn về chất thải nguy hại
9. Các loại công cụ kinh tế cơ bản trong quản lý môi trường.
Thuế tài nguyên
Thuế, phí MT
Lệ phí MT
Giấy phép và thị trường giấy phép MT
Các hệ thống ký quỹ và hoàn trả
Trợ cấp MT
Nhãn sinh thái
Quỹ MT
10. Vai trò của Đánh giá tác động môi trường trong quản lý môi trường.
11. Các chỉ thị chất lượng môi trường
Chỉ thị môi trường (environmental indicator) là một hoặc một tập hợp các thông số môi trường (tác nhân hoá lý, hoá học, sinh vật) chỉ ra đặc trưng nào đó của môi trường.
Trong thực tế một thành phần môi trường (đất, nước, không khí, sinh vật) bao gồm vô số các thông số hoá, lý, sinh học. Việc xác định, quan trắc tất cả các thông số này là không thể thực hiện được. Thậm chí khi có số liệu về tất cả các thông số này cũng không đánh giá được chất lượng môi trường, nếu không dựa vào một số thông số chủ đạo có giá trị chỉ thị.
Trong mt nước: chỉ thị hóa lý, chỉ thị sinh học
Trong mt k2
12. Mô hình hóa môi trường là gì ? Các bước cơ bản thực hiện mô hình hóa môi trường ?. Cho ví dụ về một mô hình chất lượng nước mà anh/chị đã học
Mô hình hoá môi trường trong trường hợp này (mô hình chất lượng môi trường) là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến chất lượng môi trường dưới ảnh hưởng của một hoặc tập hợp các tác nhân có khả năng tác động đến môi trường.
Xây dựng các mục tiêu - Xem xét các cơ sở lý thuyết - Xây dựng các công thức mô phỏng - Thiết lập phương pháp giải - Triển khai chương trình máy tính - Hiệu chỉnh và sửa chữa - Phân tích độ nhạy
13. Sự cần thiết phải quản lý và sử dụng hợp lý TNTN
14. Các nguồn TNTN
15. Nội dung cốt lõi của việc bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn TNTN ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay.
16. Vai trò của tài nguyên sinh học và hệ sinh thái đối với môi trường.???
17. Tài nguyên rừng và các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng trên thế giới và ở Việt Nam
Rừng là quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Trên thực tế rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỷ XIX. Theo quan điểm sinh thái học rừng được xem là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển (Temslay, 1935; Vili, 1957; Odum, 1966). Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật - trong đó thực vật với các loài cây gỗ giữ vai trò chủ đạo, đất và môi trường.
Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng
Đốt nương làm rẫy, sống du canh du cư; trong
Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng.
Chuyển đất có rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đặc biệt là phá rừng để trồng các cây công nghiệp như cà phê
Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài nguyên rừng
Do cháy rừng, nhất là các rừng tràm, rừng thông, rừng khộp rụng lá.
Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất hóa học trong chiến tranh,
18. Các biện pháp quản lý và phát triển tài nguyên rừng
- Quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên rừng hiện còn và trồng rừng mới
- Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
- Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
19. Tầm quan trọng của việc quản lý tài nguyên nước.
20. Phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng nước tự nhiên (nước mặt và nước ngầm)
Sự ô nhiễm nguồn nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt… Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp… kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm diện.
- Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp vào môi trường nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro