Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

quan ly du an qlr

Câu 1.         Thế nào là chu trình dự án? Nội dung cơ bản trong các giai đoạn của một chu trình dự án phát triển?

Chu trình dự án là các bước hoặc các giai đoạn chính mà một dự án phải trải qua từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành và chấm dứt hoạt động. Hay nói cách khác chu trình dự án là một quá trình từ khi hình thành ý đồ đến khi kết thúc hoạt động phải trải qua những bước cụ thể nối tiếp nhau và các bước có mối quan hệ qua lại.

Ø  Xây dựng dự án: đây là một quá trình hợp tác giữa cộng đồng với nhóm chuyên gia và hình thành được bản đề xuất dự án. Xây dựng hay thiết kế dự án bao gồm 6 bước như: nhận biết dự án, xây dựng dự án, thẩm định dự án, phê duyệt dự án, thực hiện và giám sát dự án, đánh giá dự án và dự án mới. Thiết kế một dự án là quá trình hợp tác giữa cộng đồng và các chuyên gia. Việc này giúp cho các chuyên gia có thể hiểu biết tường tận các vấn đề của cộng đồng, có thể lập được các dự án hoàn chỉnh hơn và họ cũng có thể quản lý tốt hơn cộng đồng. Việc hợp tác còn giúp cho cộng đồng nâng cao kỹ năng của họ và tận dụng những kinh nghiệm tốt của người dân.

Ø  Thực hiện dự án: là giai đoạn tổ chức triển khai các hoạt động của dự án bao gồm các vấn đề liên quan đến việc quản lý và giám sát dự án. Mục đích  là tổ chức thực hiện thành công các hoạt động dự án trong phạm vi có hạn về nguồn lực ( kinh phí, nhân lực, vật lực và thời gian) để đạt được các mục tiêu của dự án.

Ø  Giám sát và đánh giá dự án: Là quá trình thường xuyên kiểm tra theo dõi mọi công việc để so sánh giữa thực tế đạt được với kế hoạch của dự án nhằm phát hiện những dấu hiệu không bình thường và kịp thời điều chỉnh. Đánh giá bao gồm các đánh giá tiến độ, đánh giá giữa kỳ và đánh giá sau khi dự án kết thúc. Việc giám sát và đánh giá được tách riêng khỏi khối quản lý trong chu trình dự án. Việc đánh giá nhằm để:

ü  Xác định mức độ đạt được về mục tiêu của dự án

ü  Đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và môi trường: tác động trực tiếp, gián tiếp; tác động trước mắt và lâu dài của dự án.

ü  Rút ra các bài học kinh nghiệm cho các dự án tương tự

ü  Điều chỉnh các hoạt động của dự án trong giai đoạn tiếp theo hoặc để tìm ra các vấn đề, các cơ hội mới cho việc hình thành một chu kỳ dự án mới.

Câu 2.         Khái niệm về lập kế hoạch? Trình bày những đặc điểm và yêu cầu của lập kế hoạch dự án? Các loại kế hoạch dự án và nội dung chính của mỗi loại?

Ø  Khái niệm: LKHDA (XDDA) là giai đoạn đầu tiên trong chu trình DA. Là gđ nghiên cứu chi tiết và toàn diện các điều kiện của DA èhình thành DA khả thi.

XDDA PTNT thực chất là một quá trình lập kế hoạch DA có sự tham gia.

Lập KHDA là sự sắp xếp, phối hợp một cách khoa học công việc hay hoạt động theo một trật tự thời gian và không gian để thực hiện nhằm đạt được mục đích của cá nhân, nhóm người hay một tập thể xã hội.

Ø  Đặc điểm của Là sự phối hợp của các bên liên quan để cùng thực hiện một mục tiêu phát triển.

-          Sự phối hợp giữa các nguồn lực và thời gian của các bên liên quan để cùng thực hiện một nhiệm vụ.

-          Nhằm đảm bảo được mục tiêu và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

-          Là công cụ để theo dõi, giám sát, trao đổi thông tin, phối hợp và thúc đẩy các hoạt động của DA.

-          Là cơ sở khoa học để tìm nguồn tài chính cho DA hoạt động.

-          Lập kế hoạch là sự phối hợp giữa các nguồn lực và thời gian của các bên liên quan để cùng thực hiện nhiệm vụ.

Ø  Yêu cầu của một kế hoạch dự án:

ü  Các hoạt động được mô tả rõ ràng và phải phù hợp với mục tiêu.

ü  Các nguồn lực phải phù hợp với hoạt động

ü  Có các chỉ số theo dõi, giám sát rõ ràng cho từng hoạt động.

ü  Cộng đồng phải được tham gia một cách chủ động và tích cực.

Ø  Các loại kế hoạc dự án:

ü  Kế hoạch chiến lược dự án

Là kế hoạch mô tả vấn đề, mục tiêu, các kết quả mong muốn và cách giải quyết vấn đề theo một suy nghĩ mang tính tổng thể và logic. Đồng thời kế hoạch chiến lược cũng đề ra các chỉ tiêu đánh giá, đo lường các kết quả đạt được của dự án. Các nội dung chính của kế hoạch chiến lược bao gồm:

-         Tầm nhìn, sứ mạng và các giá trị theo đuổi.

-         Mục tiêu tổng quát  và mục tiêu cụ thể.

-         Các kết quả/ đầu ra của dự án.

-         Các chỉ số đánh giá.

-         Các hoạt động để đạt được mục tiêu

-         Các giả định

Kế hoạc chiến lược là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện dự án.

ü  Kế hoạch thực hiện dự án: là bản mô tả các công việc của một dự án. Cái gì sẽ được làm, thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi công việc, hoạt động đó. Kế hoạch thực hiện bao gồm:

-         Các đầu ra của kế hoạch chiến lược

-         Các bước cần tiến hành để đạt được mục tiêu.

-         Lịch thời gian

-         Người chịu trách nhiệm thực hiện

-         Các nguồn lực cần thiết.

Câu 3.         Trình bày các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá và lựa chọn dự án trong phân tích tài chính?

1.      Thời gian hoàn vốn: là khoảng thời gian kể từ khi đầu tư vào DA cho đến khi thu đủ số vốn đầu tư ban đầu.

a.       Nếu khoản thu tiền mặt thuần hàng năm như nhau:  P = I/E ( P: thời gian hoàn vốn (năm); I: ∑ số tiền đầu tư vào dự án; E: khoản thu tiền mặt thuần hàng năm ( E= dòng tiền thu – dòng tiền chi))

b.       Nếu (E) không bằng nhau, P được cộng dồn các khoản thu từ các năm của DA cho đến khi khoản thu bằng tổng vốn đầu tư.

2.      Giá trị hiện tại thuần của vốn đầu tư (NPV)

                                NPV = ∑(B1 – C1)/(1 + i)n

        B: Lợi ích;     C: Chi phí;     n: số năm của DA

        i: Tỷ lệ lãi suất; NPV: giá trị hiện tại thuần

 + Nếu NPV > 0 è DA có hiệu quả

 + Nếu NPV < 0 è DA không hiệu quả và không chấp nhận

 + Nếu NPV = 0 è DA hoà vốn, không thu hút đầu tư

3. Tỷ lệ nội hoàn (IRR):

•         IRR thể hiện lãi suất mà tại đó DA hoà vốn.

•         Lãi suất này dùng để so sánh với lãi suất ngân hàng hay lãi suất phổ biến ở thị trường è quyết định việc đầu tư

•         Khi so sánh sẽ chọn các khoản đầu tư có IRR càng lớn càng tốt và tối thiểu bằng với chi phí cơ hội (LSNH).

4. Tỷ lệ lợi ích và chi phí:

        Là tỷ số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của 1 DA tính theo giá trị hiện tại.

                    B/C = (∑(Bi/(I + 1)n))/∑(Ci/(I + 1)n).

              Bi: Thu nhập của năm thứ I (lãi ròng + khấu hao)

              Ci: Chi phí của DA năm thứ I

              n: Số năm đầu tư

•         Nếu trị số B/C > 1 è DA có hiệu quả

•         DA nào có B/C lớn hơn thì sẽ chọn

Câu 4.         Những nội dung chủ yếu trong phân tích xã hội của dự án? Trong đó nội dung nào là quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển? Vì sao?

Ø  Đánh giá việc đóng góp cho thu nhập quốc dân trong khu vực nông thôn và trong toàn xã hội. Chỉ tiêu thường dùng là GDP Và GNP.

-         Tổng sản phẩm trong nước (GDP):  là tổng giá trị gia tăng của toàn bộ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định trong phạm vi một nước. không phân biệt nguồn vốn sở hữu trong và ngoài nước.

-         Tổng sản phẩm quốc gia (GNP): tổng giá trị thị trường của mọi hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi những người có cùng quốc tịch bất kể hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành ở trong và ngoài biên giới và được tính trong một thời kỳ cụ thể.

Trong 2 chỉ tiêu trên thì GDP được áp dụng ở hầu hết các nước. tuy nhiên chỉ số thăng thêm của GDP và GNP chưa phản ánh đầy đủ ý nghĩa của việc tăng trưởng.

Ø  Đánh giá khía cạnh dân số, việc làm bằng các chỉ tiêu: cấu trúc dân số, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ chết, tỷ lệ người thoát nghèo, mức độ cải thiện sức khoẻ…

Bằng các chỉ tiêu như: cấu trúc dân số, tỉ lệ sinh, tỉ lệ chết,tỉ lệ người thoát nghèo, mức giải phóng phụ nữ và trẻ em, mức độ cải thiện sức khỏe cho nhân, mức giảm chi phí thuốc thang để điều trị bệnh, mức giảm về tỉ lệ suy dinh dưỡng….

Ø  Đánh giá về khía cạnh văn hoá, giáo dục

Đánh giá về các khía cạnh như: tỉ lệ mù chữ, tỉ lệ trẻ em được đi học so với lứa tuổi tới trường, tỉ lệ học sinh đại học/1000 dân. Mức tăng về đời sống văn hóa, mực cải thiện điều kiện sinh hoạt, phục hồi bản sắc văn hóa phi vật thể, vật thể, kiến thức bản địa

Ø  Đánh giá về khía cạnh nâng cao năng lực và tính tự lập cho CĐ, khả năng bền vững của DA...

Ø  Đánh giá thay đổi cơ cấu xã hội thông qua việc thay đổi tỷ lệ các tầng lớp dân cư trong XH…

Tỉ lệ giàu - nghèo, lao động thủ công, thương nhân…như vậy đánh giá thay đổi cơ cấu xã hội phải chú ý đến các vấn đề về phân phối, thu nhập quốc dân, công bằng xã hội, phát triển giáo dục, y tế, kế hoạch hóa gia đình…..đối với những hoạt động này khi đánh giá để đầu tư cần phải biết loại lợi ích xã hội nào được tạo ra, những người nào trong cộng đồng sẽ được hưởng những lợi ích đó và bằng cách nào họ có thể nhận được những lợi ích đó.

Vì thế đây có thể xem là nội dung quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển. Để từ đó xem xét và đưa vào các dự án phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội và nhận thức của người dân.

Câu 5.         Những nội dung chủ yếu trong phân tích tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường? Cho ví dụ?

Bảo vệ môi trường là một nội dung quan trọng trong các hoạt động phát triển. để đánh giá tác động của con người tới môi trường là rất khó khăn vì ảnh hưởng này thường ở dạng vô hình, phản ứng dây chuyền và nhiều khi cần thời gian mới có thể đánh giá được. Do đó việc ĐTM của dự án cũng rất khó khăn.

·        Tác động tích cực đến môi trường:

-         Làm cho không khí và nước sạch hơn do việc trồng cây, gây rừng, hoạt động sản xuất chất đốt từ phân và nước thải của gia súc ( bioga); dự án làm giếng nước và nhà vệ sinh, các dự án cải tạo hệ canh tác lạc hậu có nhiều bắt lợi cho môi trường ( du canh, du cư…)

-         Áp dụng biện pháp canh tác hợp lý để bảo vệ đất.

-         Tăng cường vệ sinh môi trường nông thôn, giảm các nguy cơ lây truyền các bệnh nguy hiểm. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường, chống lại bệnh tật.

-         Nhiều tác động tốt tới môi trường đã làm giảm bệnh tật, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn.

·        Tác động tiêu cực đến môi trường:

-         Dự án có thể làm giảm giá trị của đất hoặc thoái hóa đất, thông qua các hiện tượng: xói mòn ở các vùng đồi núi do canh tác không hợp lý…nhiễm mặn có thể là kết quả của việc sử dụng nước không hợp lý từ các dự án nuôi trồng thủy sản.

-         Các vấn đề về nước: thay đổi dòng chảy của suối để cung cấp nước gây khó khăn cho việc cung cấp nước ở cuối dòng, gây ốm đau, bệnh tật. Việc sử dụng nước nhiều hoặc lãng phí nước làm giảm mực nước ngầm, gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Chất thải của các dự án có thể làm ô nhiễm nguồn nước và đất hoặc tạo ra môi trường sống cho các vec – tơ gây bệnh.

-         Việc chuyển giao các kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi làm giảm đa dạng sinh học, mất sự đa dạng về gen, loài, giống, làm ô nhiễm đất, nước, không khí làm giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp…

-         Các dự án về giao thông nông thôn cũng có thể gây ra tiếng ồn, mất sự yên tĩnh về môi trường sống; sự du nhập của các nền văn hóa mới làm mất đi bản sắc văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc ít người tạo điều kiện cho các tệ nạn xấu của xã hội xâm nhập.

·        Khi tiến hành phân tích môi trường của dự án cần chú ý một số điểm:

-         Xác định điểm yếu, những hậu quả mà dự án có thể gây ra cho môi trường

-         Dự báo các xu hướng biến động có thể xảy ra các ảnh hưởng tốt, xấu của dự án tới môi trường.

-         Chuẩn bị các phương án, biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu của dự án tới môi trường ( nếu có thể xảy ra).

-         Lập hệ thống theo dõi các tình huống xấu trong q           úa trình thực hiện dự án.

Câu 6.          Mục đích, yêu cầu và sự cần thiết của việc thẩm định DA? 

·        Mục đích: Đánh giá lại tính hợp lý

Đánh giá tính hiệu quả

Đánh giá tính khả thi của DA

Tóm lại để trả lời câu hỏi: dự án có thể thực hiện được trong điều kiện hiện tại hay không, có cần thiết đế tiến hành hay không?

·        Yêu cầu đối với thẩm định dự án:

-         Phải xuất phát từ lợi ích chung của toàn cộng đồng và xã hội để phân tích và đánh giá dự án.

-         Lưu ý chính sách và các lĩnh vực ưu tiên của cơ quan tài trợ trong quan hệ hài hòa với các lợi ích chung.

-         Phải có nguồn thông tin riêng để phục vụ cho công tác thẩm định.

-         Cán bộ thẩm định phải có chuyên môn cao và hiểu biết sâu sắc các hoạt động của dự án, có tinh thần trách nhiệm.

-         Cần đưa ra các kết luận rõ rang, cụ thể về từng nội dung và toàn bộ dự án.

Sau khi thẩm định các chuyên gia phải đưa ra các dạng kết luận:

1.      Dự án có nên được đầu tư?

2.      Dự án được đầu tư nhưng có một số điểm cần sửa chữa bổ sung để dự án hoàn chỉnh hơn

3.      Dự án không nên được đầu tư, tuy nhiên cũng cần phải nêu rõ những lý do để thuyết phục bên tài trợ cũng như bên đề xuất dự án.

·        Sự cần thiết phải thẩm định dự án:

-         Một dự án dù đã được nghiên cứu, thiết kế rất cẩn thận nhưng dù sao vẫn mang tính chủ quan của những người xây dựng. Vì vậy để đảm bảo tính khách quan thì phải tiến hành thẩm định dự án.

-         Người thẩm định thường khách quan, toàn diện hơn, đặc biệt người thẩm định khong bị các lợi ích trực tiếp của dự án chi phối.

-         Thẩm định là cần thiết để giúp phát hiện và sửa chữa các khiếm khuyết của dự án, kể cả những khiếm khuyết nhỏ nhất như những sai sót về văn phạm trong bản đề xuất dự án.

-         Đối với việc xây dựng các dự án phát triển, do tính chất phức tạp của ngành nên những sai sót trong điều tra, khảo sát, thu thập thông tin là khó tránh khỏi. Hơn nữa cách nhìn phiến diện, cục bộ, thiếu tính toàn diện là một nhược điểm rất lớn hiện nay của không ít cán bộ phát triển, trong bối cảnh đó thẩm định dự án là hết sức cần thiết.

Câu 7.         Phân tích những nội dung cơ bản của thẩm định DA? Nội dung nào có ý nghĩa quyết định nhất đến việc phê duyệt dự án? Vì sao?

1.      Thẩm định các điều kiện pháp lý của dự án:

Bao gồm việc xem xét, thẩm tra tính hợp pháp của các bên tham gia dự án, lĩnh vực đầu tư của dự án. Các văn bản xem xét khi thẩm định gồm:

-         Hồ sơ trình duyệt của dự án: hồ sơ có đủ theo quy định không, có hợp lệ không?

-         Kiểm tra tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư gồm các bản cam kết thực hiện dự án nếu được phê duyệt như tuân thủ luật pháp Việt Nam, cung cấp thông tin chính xác về những vấn đề có liên quan đến dự án, các văn bản thỏa thuận.

2.      Thẩm định mục tiêu của dự án: ta xem xét các khía cạnh như:

-         Tính phù hợp của dự án đối với chủ trương chính sách phát triển chung của nhà nước, của địa phương. Đồng thời sự phù hợp giữa mục tiêu của dự án với chương trình mục tiêu của nhà nước.

-         Sự phù hợp giữa mục đích chung và các mục tiêu cụ thể của dự án.

-         Các mục tiêu cụ thể có đạt yêu cầu về SMART không?

-         Tính phù hợp của lĩnh vực đầu tư với các quy định của pháp luật.

3.      Thẩm định về kỹ thuật công nghệ của dự án: các hoạt động chuyển giao công nghệ có phù hợp với các văn bản pháp quy hay không? các giải pháp về kỹ thuật và công nghệ có phù hợp với các điều kiện tại chỗ và có đáp ứng được yêu cầu phát triển hay không. có đáp ứng được mục tiêu và tính hiệu quả của dự án hay không?

4.      Thẩm định tài chính của dự án: nhằm đánh giá khả thi về tài chính, kinh tế của dự án bao gồm:

-         thẩm định mức đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư

-         thẩm định mức độ an toàn về tài chính của dự án

-         mức độ bền vững về tài chính

-         định mức tài chính cho từng hoạt động

-         Ngoài ra đối với các dự án đầu tư nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng, cần thẩm tra mức độ bảo đảm nguồn vốn cho dự án để hoạt động đầu tư có thể được hoàn tất.

5.      Thẩm định tác động xã hội của dự án: Mức độ giải quyết việc làm cho cộng đồng dân cư của dự án; làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của người dân, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần, y tế, sức khỏe của cộng đồng do dự án đem lại; mức độ đóng góp cho ngân sách địa phương.

6.      Thẩm định tác động môi trường của dự án: Phải xem xét dự án tác động tốt xấu như thế nào đến môi trường: như đất, nước, không khí, môi trường sống của xã hội?

7.      Thẩm định thị trường của dự án:

-         Kiểm tra tính toán về nhu cầu hiện tại, tương lai; khả năng chiếm lĩnh thị trường và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án.

-         Xem xét vùng thị trường.

8.      Thẩm định kế hoạch thực hiện dự án: Đây là nội dung quan trọng nhất để quyết định việc dự án có phê duyệt hay không bởi vì: thẩm định kế hoạch thực hiện dự án là xem xét lại toàn bộ kế hoạch ở  các điều kiện thực hiện dự án như: tính hợp pháp, tiền đầu tư, nguồn nhân lực, kỹ thuật – công nghệ, các tác động của dự án, chuyên gia tư vấn… Đánh giá mức độ khả thi của toàn bộ kế hoạch thực hiện, tính hợp lý và sự ăn khớp của các kế hoạch hoạt động dự án.

Câu 8.          Phân tích vai trò của các tổ chức cộng đồng trong việc thực hiện một DAPT? Làm thế nào để phát huy tốt các vai trò đó?

Vai trò của các tổ chức cộng đồng trong việc thực hiện dự án: khác với các dự án đầu tư, đối với các dự án phát triển nông thôn huy động được sự tham gia tích cực của các tổ chức này vào hoạt động của dự án là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của dự án.

1.      Vai trò của tổ chức đảng và chính quyền thôn, xã: Đây là lực lượng quan trọng ảnh hưởng đến chính sách thu hút sự tham gia của người dân vào dự án; tạo các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của dự án; giám sát, đánh giá dự án. Duy trì và nhân rộng các thành quả của dự án sau khi dự án kết thúc…

2.      Vai trò cùa các tổ chức quần chúng: các tổ chức quần chúng bao gồm: hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh…ở cấp cơ sở. các tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục, vận động và tăng cường sự tham gia của người dân nhằm thực hiện tốt các hoạt động của dự án.

3.      Vai trò của các tổ chức cộng đồng truyền thống: Bao gồm các hội, già làng, trưởng bản, các dòng họ …đây là tổ chức không pháp lý nhưng lại có sức mạnh lớn trong việc điều hành thông qua các thể chế, luật tục. Do vậy các dự án phát triển nên phát huy vai trò của các tổ chức này đồng thời coi đây là cơ sở quan trọng cho việc tổ chức và quản lý dự án dựa vào cộng đồng.

4.      Vai trò của các tổ chức cộng đồng dự án phát triển nông thôn:

-         Nâng cao năng lực của người dân, đặc biệt là người nghèo

-         Thông qua các tổ chức cộng đồng, người dân, đặc biệt là người nghèo và phụ nữ đã được tham gia tích cực và chủ động trong các hoạt động của dự án.

-         Tổ chức cộng đồng là nơi để người dân cùng nhau học hỏi và chia sẻ kỹ thuật về sản xuất

-         Nguồn vốn tín dụng của dự án được quản lý tốt và sử dụng hiệu quả

-         Các công trình cơ sở hạ tầng được quản lý và sử dụng tốt

-         Nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vị thế của người nghèo và phụ nữ qua đó được cải thiện

-         Thay thế vai trò của cơ quan tư vấn khi dự án kết thúc

-         Ngoài ra một số tổ chức cộng đồng mạnh có thể còn tổ chức được các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất.

µVì thế để phát huy tốt vai trò của các tổ chức cộng đồng dự án phải tăng cường sự tham gia của các tổ chức này trong các giai đoạn, tiến trình thực hiện dự án. Thường xuyên lấy ý kiến từ họ, để họ làm chủ còn người quản lý chỉ đóng vai trò thúc đẩy họ thực hiện.

Câu 9.         Khái niệm về quản lý tiến độ thực hiện dự án? Những nội dung cơ bản của việc quản lý tiến độ? Những vấn đề thường xảy ra trong quản lý tiến độ? Nguyên nhân, hậu quả của những vấn đề đó và biện pháp khắc phục?

µKhái niệm về quản lý tiến độ thực hiện dự án: Là xác định chính xác công việc cần phải tiến hành trong từng giai đoạn thực hiện dự án và đảm bảo các công việc đó được bắt đầu và hoàn thành đúng thời hạn

µNội dung của quản lý tiến độ:

-         Đảm bảo cho việc điều hành dự án được tiến hành một cách nhịp nhàng, ăn khớp.

-         Đảm bảo các công việc dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.

-         Sử dụng nguồn nhân lực, thiết bị và tài chính một cách hiệu quả nhất.

-         Chú trọng quản lý các công việc chính trên sơ đồ GANTT để tránh chậm tiến độ chung của dự án.

µNhững vấn đề thường xảy ra trong quản lý tiến độ: Đó là những vấn đề về thời gian như: Chậm tiến độ, có nhiều việc phải làm cùng một lúc, những vấn đề khẩn cấp cần giải quyết ngay, các yếu tố thiên tai…Vì thế cần thường xuyên giám sát theo dõi tiến độ của dự án để có biện pháp khắc phục kịp thời.

µMột số nguyên nhân của việc yếu kém trong quản lý tiến độ:

-         Các nguyên nhân thuộc về người thực hiện: thường xuyên bị quá tải do ôm đồm nhiều loại công việc khác nhau. Mất nhiều thời gian vào các việc, sự vụ như hội họp, đi lại, giải quyết mâu thuẫn…thiếu cán bộ có đủ năng lực để thực hiện dự án.

-         Các nguyên nhân về quản lý: Bộ máy quản lý không hợp lý, các quy chế, quy định không rõ ràng, cụ thể. Yếu kém trong lập kế hoạch, nhất là kế hoạch dài hạn. Chậm ra quyết định do hành chính cồng kềnh và có quá nhiều cấp phê duyệt. Thiếu hướng dẫn cụ thể để thực hiện. Thiếu cán bộ hoặc kém phối hợp trong công việc cũng như giữa các thành viên. Không có sự phân cấp hợp lý nhằm phát huy tối đa sự tham gia của các bên trong công tác quản lý…

µHậu quả của việc quản lý tiến độ kém

-         Ảnh hưởng xấu tới việc triển khai các công việc kế tiếp.

-         Gây nên tình trạng rối loạn trong điều hành và thực hiện.

-         Sử dụng các nguồn lực không hiệu quả; Tập trung nguồn lực quá mức cần thiết hoặc thiếu nguồn lực để thực hiện công việc.

-         Hậu quả xấu về mặt tâm lý cho các bên thực hiện dự án.

µBiện pháp khắc phục: để hoàn thành tốt và đúng tiến độ các công việc của dự án người quản lý có thể căn cứ vào mức độ quan trọng và khẩn cấp của từng công việc và hướng xử lý như sau:

-         Công việc khẩn cấp nhưng không quan trọng: làm nhanh, dành thời gian cho công việc khẩn cấp và quan trọng.

-         Công việc khẩn cấp và quan trọng: cần dành thời gian để giải quyết nhanh tránh khủng hoảng.

-         Công việc không khẩn cấp nhưng quan trọng: cần dành thời gian đề làm vì nếu không sẽ trở thành khẩn cấp.

-         Công việc không khẩn cấp và cũng không quan trọng: cần phân bổ thời gian để làm vì có thể bỏ quên hoặc sẽ trở thành khẩn cấp.

Câu 10.    Khái niệm về quản lý tài nguồn nhân lực trong thực hiện dự án? Những nội dung cơ bản của việc quản lý nguồn nhân lực? Những vấn đề thường xảy ra trong quản lý nhân lực? Nguyên nhân, hậu quả của những vấn đề đó và biện pháp khắc phục?

µKhái niệm: quản lý nguồn nhân lực là quá trình quản lý nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án và tận dụng nó một cách hiệu quả nhất.

µNhững nội dung cơ bản của việc quản lý nguồn nhân lực:

-         Tuyển chọn nguồn nhân lực

+ tuyển chọn cán bộ thực hiện dự án: Nhân lực dự án bao gồm tất cả những người làm việc cho dự án sau khi đã xác định được các nhiệm vụ và hoạt động. Tùy theo yêu cầu của từng công việc về trình độ và nghiệp vụ… để xây dựng các tiêu chí tuyển chọn hoặc bố trí con người cho phù hợp.

+ Chọn người hoặc các hộ hưởng lợi: Đối với các dự án nhỏ việc quản lý nguồn nhân lực cũng bao gồm việc xét chọn các hộ hưởng lợi của dự án. Cần xây dựng các tiêu chí cụ thể để chọn hộ hưởng lợi một cách công bằng và công khai: Hộ nghèo, thiếu vốn, không có nợ đọng từ các dự án khác, thống nhất và tránh mâu thuẫn trong cộng đồng.

-         Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực dự án: để làm tốt công tác quản lý nhân sự đối với các cán bộ làm việc lâu dài cho dự án cần có bản mô tả công việc rất cụ thể và rõ ràng cho từng chức danh dự án.

Để sử dụng nguồn lực có hiệu quả thì phải thường xuyên giám sát, đánh giá để nâng cao chất lượng làm việc và trình độ của cán bộ. Một số tiêu chuẩn dùng để giám sát/ đánh giá: kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc, tiếp cận, tác phong và thái độ, tinh thần trách nhiệm…/

-         Đào tạo nguồn nhân lực cho dự án: Đào tạo là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ để làm thay đổi nhận thức và nâng cao năng lực cho cán bộ nhằm thực hiện thành công dự án.

µNhững vấn đề thường xảy ra trong quản lý nguồn nhân lực:

-         Chọn nhầm người ( chọn người không đúng tiêu chuẩn) và giao nhầm việc

-         Phân công không hợp lý, không phù hợp với năng lực, sở trường

-         Không thường xuyên kiểm tra và đánh giá

-         Thiếu động viên và thưởng phạt kịp thời.

-         Nặng về sử dụng xem nhẹ việc đào tạo và sử dụng và phát triển nguồn nhân lực

-         Cán bộ không có tinh thần hợp tác trong công việc.

µBiện pháp khắc phục:

-         Giúp người thực hiện nhiệm vụ biết rõ mình phải làm cái gì và phải hoàn thành các nhiệm vụ ấy ở tiêu chuẩn, mức độ nào về chuyên môn.

-         Phân định rõ trách nhiệm cho từng người tránh chồng chéo công việc, phòng ngừa những tranh cãi về trách nhiệm khi xảy ra việc xấu đồng thời giúp mọi người có thể hỗ trợ nhau khi cần thiết.

-         Giúp người cán bộ thấy được nhu cầu đào tạo cho cán bộ.

-         Dễ dàng cho việc giám sát đánh giá cán bộ. Giúp người quản lý xác định được từng nhân viên của dự án hoàn thành các nhiệm vụ được giao với chất lượng như thế nào.

Câu 11.    Sự khác nhau giữa giám sát & đánh giá dự án? GS&ĐG có sự tham gia với GS&ÐG theo cách truyền thống? Lợi ích của GS&ĐG có sự tham gia?

·        Sự khác nhau giữa giám sát và đánh giá dự án:

Chỉ tiêu

Giám sát

Đánh giá

Tần suất

Thường xuyên/ nhiều

Ít

Thời điểm

Hàng ngày, hàng tháng, hàng quý

Giữa kỳ và cuối kỳ

Cơ sở căn cứ

Chỉ số/ chỉ báo mong đợi

Các câu hỏi:

-         Các mục tiêu đạt được hay không?

-         Phương pháp và chiến lược thích hợp như thế nào?

-         Các hoạt động diễn ra như thế nào? Hoạt động nào có hiệuq quả?

-         Chỉ tiêu tài chính như thế nào?

-         Những thay đổi nào xuất hiện?

-         Hiệu quả và tác động của DA ntn?

-         Những điểm cần phát huy/ cải tiến?

·        Lợi ích của giám sát, đánh giá có sự tham gia:

-         Trước hết đó là công cụ quản lý rất hữu ích và hữu hiệu trong tiến trình thực hiện dự án

-         Đó còn là 1 quá trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các bên tham gia, nhất là các năng lực về kiểm tra và giám sát của họ

-         Đẻ các bên liên quan thây rõ mình có quyền quyết định và thực sự là những người làm chủ dự án, từ dó họ sẽ tích cực ủng hộ dự án và sẽ thực hiện với quyết tâm cao nhất.

-         Nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan.

-         Các bên liên quan sẽ nhìn dự án ở các góc độ khác nhau, họ có nhiều thông tin cũng như những ý kiến và kinh nghiệm quý rất có lợi cho dự án.

·        Sự khác nhau giữa giám sát đánh giá có sự tham gia và theo cách truyền thống:

Loại hình

Giám sát và đánh giá theo cách truyền thống

Giám sát và đánh giá có sự tham gia

Mục đích

Để thuyết phục nhà tài trợ về hiệu quả sử dụng tiền tài trợ , để dự án và người tham gia dự án trở nên đáng tin cậy hơn với cơ quan tài trợ

Để nâng cao năng lực cho các bên liên quan, làm tăng trách nhiệm và khả năng làm chủ của từng bên liên quan với dự án.

Trọng tâm của các hđ

Là kết quả đánh giá

Là quá trình thực hiện và giám sát và đánh giá dự án

Người thực hiện

Người bên ngoài, chuyên gia là chủ yếu. các đối tượng liên quan, quan tâm chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin

Các bên liên quan đến dự án, đặc biệt là người dân trong cộng đồng. Có thể người bên ngoài tham gia nhưng chỉ đóng vai trò hỗ trợ, không quyết định

Cơ sở để giám sát đánh giá

Các chỉ tiêu được quyết định từ trước do người thiết kế dự án lập ra.

Các chỉ tiêu được xác định bởi các bên liên quan

Cách tiến hành

Thường dùng phiếu điều tra hoặc phỏng vấn bán cấu trúc

Sử dụng các công cụ có sự tham gia như PRA

Báo cáo cuối cùng

Một bản báo cao do chuyên gia đánh giá viết

Nhiều báo cáo do các bên liên quan tự viết.

Câu 12.     Giám sát dự án là gì? Các bước trong giám sát dự án? Nội dung cụ thể của từng bước đó?

1.      Khái niệm giám sát dự án: Giám sát là quá trình thường xuyên kiểm tra, theo dõi mọi công việc để so sánh giữa thực tế đạt được với kế hoạch của dự án nhằm xác định tình trạng chi phí, tiến độ các hoạt động và phát hiện những dấu hiệu không bình thường để kịp thời điều chỉnh.

2.      Các bước và nội dung cụ thể của từng bước:

Ø  Bước 1: xây dựng chỉ tiêu và tiêu chuẩn để giám sát.

-         Các cơ sở để xây dựng chỉ tiêu đánh giá là: Mục tiêu của các hoạt động; phạm vi hoạt động; dự trù kinh phí và nguồn lực; thời gian hoàn thành; chất lượng công việc…

-         Xác định chỉ tiêu các công việc cần làm là:

+ Tổ chức cuộc họp những người có liên quan để thống nhất về nội dung và hình thức giám sát.

+ Giới thiệu khái niệm về các loại chỉ tiêu ( hoạt động, đầu ra; kết quả và tác động) để mọi người hiểu và phân biệt

+ Thảo luận để xác định sẽ xây dựng hệ thống giám sát của dự án trên những chỉ tiêu nào

Ø  Bước 2: Quan sát tình hình thực hiện dự án:

-         Là quá trình thu thập thông tin để phục vụ cho giám sát, bao gồm các thông tin chung và thông tin thuộc nội dung giám sát liên quan tới: Công việc đang tiến hành so với khung logic, so với thời gian và kinh phí, kết quả đạt được so với dự kiến, các nguồn lực đang sử dụng…

-         Tùy từng dự án mà có thể chọn những hoạt động quan trọng nhất để ưu tiên giám sát. Một số nội dung thường được chú ý như: giám sát tài chính, tiến độ, nhân lực.

-         Cuối giai đoạn giám sát sẽ tiến hành thảo luận với các bên liên quan để trình bày kết quả giám sát, thống nhất việc điều chỉnh kế hoạch và tìm ra giải pháp để thực hiện dự án tốt hơn.

Ø  Bước 3: So sánh thực tế thực hiện dự án so với tiêu chuẩn. Để thực hiện so sánh cần phải bám vào kế hoạch chung và kế hoạch của từng hoạt động. Cần xem xét các hoạt động của dự án đang được thực hiện như thế nào? Có gì sai lệch với kế hoạch không? nếu có nguyên nhân của mỗi trường hợp là gì?

Ø  Bước 4: Thực hiện các biện pháp điều chỉnh. Việc điều chỉnh là cần thiết nếu có những sai lệch lớn trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo cho dự án đi đúng hướng. Đồng thời , để giải quyết các khó khăn nhằm thực hiện được mục tiêu dự án trong hoàn cảnh mới. Khi điều chỉnh cần xem xét các khía cạnh: điều chỉnh lại kế hoạch; thay đổi đầu tư về nguồn lực; tổ chức lại các hoạt động; tổ chức lại đơn vị thực hiện dự án; điều chỉnh lại các mục tiêu hoạt động nếu cần thiết. Khi thực hiệ các biện pháp điều chỉnh cần phân công; phân định lại trách nhiệm của các thành viên tham gia và hình thành các tiêu chuẩn giám sát mới cho phù hợp.

Câu 13.     Vai trò và ý nghĩa của việc đánh giá dự án? Phân biệt các loại hình đánh giá dự án?

vVai trò và ý nghĩa của việc đánh giá dự án: Đánh giá dự án là khâu cuối cùng trong chu trình dự án. Đánh giá là xem xét một cách có hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức độ thành công và những tác động ( kinh tế, XH, MT…)của dự án so với mục tiêu đã đề ra. Đây là một hoạt động quan trọng của dự án nhằm trả lời các câu hỏi:

1.      DA có đạt được những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể hay không?

2.      Kết quả đạt được có thỏa đáng không so với các nguồn lực đã đầu tư?

3.      Liệu DA đã cải thiện được đời sống của cộng đồng ở vùng DA?

4.      DA đã làm cho XH công bằng hơn hay không?

5.      DA đã góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường?

6.      DA đã góp phần làm phát triển tính tự lập và sự phát triển?

7.      Để quyết định có nên mở rộng dự án không?

8.      Để rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện DA nhằm tránh những khuyết điểm tương tự cho những dự án tiếp theo.

9.      Để báo cáo cho cơ quan tài trợ.

µPhân biệt các loại hình đánh giá dự án:

Tiêu chí

Đánh giá khả thi

Đánh giá tiến độ dự án

Đánh giá sau khi kết thúc

Thời điểm

Đánh giá trước khi thực hiện dự án

Đánh giá trong quá trình thực hiện DA

Câu 14.     Phân tích những nội dung chủ yếu của việc đánh giá sau khi kết thúc dự án?

Tùy theo mục đích mà có thể xác định các nội dung đánh giá khác nhau. Tuy nhiên thường quan tâm đến 5 nội dung chính sau:

1.      Đánh giá tính thích hợp của dự án: Là xem xét DA có ý nghĩa, có phù hợp nhu cầu các bên tham gia cũng như điều kiện cụ thể của địa phương không? một dự án được coi là thích hợp khi:

-         DA đáp ứng nhu cầu của người hưởng lợi

-         Phù hợp với mục tiêu của nhà đầu tư.

-         Phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển của địa phương, của từng vùng và cao hơn là của nhà nước.

-         Phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.

2.      Đánh giá kết quả dự án: là xem xét dự án có đạt được kết quả như mong muốn hay không. Các kết quả đạt được của DA được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

-         Mục tiêu trước mắt của dự án có đạt được như mong muốn không?

-         Mức độ đóng góp của đầu ra đối với mục tiêu trước mắt.

-         ảnh hưởng của những giả định đối với mục tiêu của DA

Như vậy đánh giá kết quả chú trọng xem xét mức độ đạt được mục tiêu trước mắt và các đầu ra của dự án.

3.      Đánh giá hiệu quả dự án: Là xem xét các nguồn lực đầu vào để tạo nên các đầu ra của DA có hiệu quả không? các kết quả đạt được của DA có tương xứng với mức đầu tư không? Hiệu quả cần xem xét trên các khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường. Việc đánh giá hiệu quả dự án cần chú ý đến các nội dung sau:

-         Các đầu vào có được sử dụng triệt để không?

-         Các đầu vào có được phân bố và sử dụng theo đúng thời gian không?

-         Chất lượng và số lượng đầu vào có đúng yêu cầu không?

-         DA đã có những hiệu quả gì về kinh tế, xã hội, môi trường.

Như vậy để đánh giá hiệu quả là xem xét các đầu vào, hoạt động và kết quả của dự án.

4.      Đánh giá tác động: Là xem xét đã tạo ra được những tác động gì? Cả tích cực và tiêu cực; trực tiếp và gián tiếp; trước mắt và lâu dài; tới các đối tượng hưởng lợi trên các phương diện khác nhau: KT; XH; MT; VH…

Đánh giá tác động cần xem xét trên 3 khía cạnh chính:

-         DA đã tác động đến ai? ( đối tượng tác động)

-         DA đã tác động đến cái gì? (khía cạnh tác động)

-         DA đã tác động như thế nào? ( mức độ tác động)

Như vậy để đánh giá tác động của dự án cần cung cấp vào các mục tiêu ( tổng thể và cụ thể) của DA

5.      Đánh giá tính bền vững: Là xem xét các kết quả của DA có thể bền vững sau khi DA kết thúc hay không và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của DA. Một số nội dung chủ yếu trong đánh giá tính bền vững của DA:

-         Các hoạt động hoặc tác động của dự án có thể tiếp tục sau khi dự án kết thúc và hỗ trợ bên ngoài không còn nữa?

-         Những yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của kết quả DA là gì?

Câu 15.     Trình bày các phương pháp đánh giá dự án sau khi kết thúc? ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng của từng phương pháp?

Để đánh giá dự án người ta thường so sánh để xem xét sự biến đổi của các yếu tố KT, XH, MT do DA mang lại. một số phép so sánh được dùng:

1.      So sánh giữa thực tế đạt được với kế hoạch của dự án: Khi so sánh cần xem xét trong bối cảnh cụ thể, chú ý đến mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giả thuyết quan trọng đã được xác định khi lập kế hoạch dự án và phải định lượng hoặc tính được.

-         Ưu điểm: đây là phương pháp thông dụng, dễ thực hiện.

-         Nhược điểm: đòi hỏi người thiết kế dự án phải làm tốt, việc đánh giá kết quả đạt được phải khách quan, khoa học.

-         Điều kiện áp dụng: được sử dụng chủ yếu để đánh giá kết quả đạt được của dự án.

2.      So sánh lợi ích chi phí: Chi phí là những gì mà cá nhân hay xã hội bị mất đi hay phải hao tốn khi tiến hành dự án. Cần chú ý đến 3 loại chi phí: Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí duy trì và chi phí hoạt động.

Lợi ích của dự án là những gì mà cá nhân hay XH được lợi khi tiến hành dự án: lợi ích về KT – XH – MT, lợi ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp

-         Ưu điểm: là phương pháp rất cơ bản.

-         Nhược điểm: đòi hỏi người đánh giá phải có hiểu biết nhất định về KT – XH – MT ; phải biết phương pháp xác định và lượng hóa các chi phí và lợi ích của dự án; có cách nhìn hệ thống khi xem xét vấn đề.

-         Điều kiện áp dụng: được sử dụng để đánh giá tác động của dự án.

3.      So sánh trước và sau khi có dự án: Xem xét những lợi ích mà dự án đã tạo ra sau khi thực hiện so với trước khi có dự án:

-         Ưu điểm: đây là phương pháp cơ bản trong khi đánh giá           

-         Nhược điểm: Cần hiểu rõ tình hình của cộng đồng trước khi thực hiện DA; phải xác đinh tình hình sau khi có dự án ở các lĩnh vực tương ứng; phải biết những thay đổi của cộng đồng do sự phát triển chung của toàn xã hội.

-         Điều kiện áp dụng: DA có đủ số liệu cơ bản ban đầu trước khi thực hiện ở tất cả các cấp ( hộ, cấp cộng đồng và vùng dự án).

4.      So sánh vùng có dự án và vùng không có dự án: Ở các phương pháp trên yếu tố thời gian được coi là biến đổi ( trước và sau ) thì ở phương pháp này yếu tó thời gian là cố định nhưng yếu tố không gian là khác nhau ( giữa các vùng). Vùng chưa có dự án được chọn để so sánh phải là vùng có các điều kiện tương tự như vùng có dự án, nhưng chỉ khác là không có dự án.

-         Ưu điểm: khắc phục những khó khăn mà phương pháp đánh giá khác không áp dụng được. ( DA không có hoặc không lưu trữ được các tài liệu ban đầu do công tác theo dõi, giám sát và ghi chép của DA không tốt).

-         Nhược điểm: trên một diện tích nhỏ thì chính xác hơn trên diện tích rộng nên phạm vi sử dụng hẹp.

-         Điều kiện áp dụng: chỉ được dùng để đánh giá những dự án có quy mô nhỏ, được thực hiện trên phạm vi một thôn hay xã.

Câu 16.    Trung tâm Phát triển nông thôn, Đại học Nông Lâm Huế xin nguồn tài trợ của tổ chức ICCO Hà Lan để hỗ trợ cho xã Thượng Long, huyện Nam Đông thực hiện một dự án cung cấp vốn tín dụng để phát triển sản xuất Nông, Lâm nghiệp. Hãy xác định các bên liên quan của dự án? Phân tích vai trò và mối quan tâm của các bên liên quan đó?

Nhóm/ tổ chức

Vai trò

Mối quan tâm

Người dân xã Thượng Long huyện Nam Đông

Hưởng lợi, kiểm tra, giám sát, thực hiện các hoạt động dự án

Nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo

Ban phát triển của dự án

Chỉ đạo điều hành quản lý dự án

Làm tốt DA để có uy tín với nhà tài trợ và xóa đói giảm nghèo cho dân

Trung tâm phát triển nông thôn Đại Học Nông Lâm Huế

Tư vấn cho dự án

Tư vấn về kỹ thuật và quản lý dự án

Cơ quan tài trợ ICCO

Tài trợ, giúp đỡ địa phương; kiểm tra

Nâng cao năng lực và tính tự lập của cộng đồng

Khuyến nông huyện

Tư vấn, giúp đỡ về kỹ thuật

Chỉ đạo kỹ thuật và hưởng lợi từ dự án

Chính quyền địa phương

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát

Thực hiện dự án để phát triển KT – XH ở địa phương

Các tổ chức đoàn thể ở địa phương

Động viên, khuyến khích người dân

Kết hợp giữa công tác của hội và dự án.

Câu 17.    Các bước tiến hành và các công cụ chính thường được sử dụng trong mỗi bước khi lập kế hoạch dự án phát triển nông thôn theo phương pháp LFA?.

Bước 1.         Phân tích các bên liên quan.

Các công cụ được sử dụng:

-            Biểu đồ mức độ tham gia thường được dùng để xác định thành phần các bên tham gia và mức độ quan trọng của mỗi bên tham gia.

-            Phân tích tổ chức sơ đồ VEEN, khung phân tích SWOT được dùng để phân tích đặc điểm của các bên, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, tiềm năng của mỗi bên tham gia.

-            Bảng phân tích ma trận được dùng để xác định mối quan hệ của các bên liên quan.

Bước 2.         Phân tích vấn đề.

·        Phân tích tình hình cộng đồng

·        Xác định các khó khăn và nhu cầu của cộng đồng

·        Sắp xếp sự ưu tiên của các vấn đề.

·        Phân tích nguyên nhân và hậu quả của vấn đề ưu tiên

µCông cụ được sử dụng:

-         Xác đinh khó khăn/ nhu cầu: điều tra, khảo sát; quan sát; bảng hỏi; phỏng vấn cá nhân và tập thể

-         Sắp xếp thứ tự ưu tiên: phương pháp so sánh cặp đôi,

-         Phân tích nguyên nhân và hậu quả của vấn đề ưu tiên: khi phân tích vấn đề người ta thường dùng biểu đồ cây để thể hiện mối quan hệ giưacs các vấn đề, gọi là cây vấn đề. Ngoài ra người ta còn dùng các công cụ khác đó là: khung phân tích SWOT, thảo luận nhóm….

Bước 3.         Phân tích mục tiêu: công cụ thường dùng là cây mục tiêu. Sơ đồ cây vấn đề được chuyển thành cây mục tiêu bằng cách trình bày các vấn đề theo dạng mục tiêu.

Bước 4.         Phân tích các khả năng/ phương án.

·        Xác định các nguồn lực và trở ngại.

·        Phát triển các phương án

·        So sánh các phương án

·        Lựa chọn phương án

µCác công cụ sử dụng: bảng phân tích và so sánh các nhóm giải pháp, các phương án; sơ đồ mối quan hệ giữa mục tiêu và các phương án lựa chọn.

Bước 5.         Lập kế hoạch dự án theo khung logic: Xác định kết quả mong đợi;Xác định hoạt động;Xác định đầu vào;Xác định các chỉ số xác minh mục tiêu;Phương tiện xác minh thông tin;Xác định các giả định quan trọng.;Phân tích rủi ro.

µCông cụ được sử dụng: khung logic dạng ngang bao gồm các chỉ tiêu; mục tiêu chung; mục tiêu cụ thể; kết quả mong đợi; các hoạt động.

Bước 6.         Lập kế hoạch thực hiện dự án.

·        Các bước lập kế hoạch thực hiện

·        Một số công cụ để lập kế hoạch như: WBS, biể đồ Gantt; sơ đồ PERT.

Bước 7.         Viết đề xuất dự án.

Câu 18.    Trình bày phương pháp phân tích cây vấn đề trong lập kế hoach dự án phát triển nông thôn? Cho ví dụ minh họa? Cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích này?

Phương pháp phân tích cây vấn đề trong lập kế hoạch DA PTNT:

Bước 1.         Xác định vấn đề: Các vấn đề sau khi được tập thể thảo luận và thống nhất chọn là vấn đề được ưu tiên cần giải quyết sẽ được viết vào giữa tờ giấy A0. Đây được coi là vấn đề gốc/ vấn đề cốt lõi và sau đó tăng dần nấc của nó bằng cách thêm vào sơ đồ các vấn đề khác.

Bước 2.         Xác định nguyên nhân và vấn đề cốt lõi: Để phân tích nguyên nhân của vấn đề cần đặt các câu hỏi “ tại sao?” cho mỗi nguyên nhân đã xác định ở trên để tìm ra nguyên nhân thứ cấp. Thúc đẩy tích cực để cộng đồng tiếp tục làm như vậy cho đến khi họ xác định không còn nguyên nhân nào nữa.

Bước 3.         Xác định những hậu quả cụ thể có thể bị gây ra bởi các vấn đề này bằng cách đặt câu hỏi “ như thế nào?” mỗi hậu quả được thể hiện bằng một cành của “cây vấn đề”

Bước 4.         Lập nên một biểu đồ hình cây chỉ rõ mối quan hệ nhân quả: Sắp xếp các vấn đề theo thứ bậc dựa trên mối quan hệ nhân quả theo cách:

-         Nếu vấn đề này là nguyên nhân của vấn đề xuất phát thì đặt nó ở dưới của vấn đề xuất phát.

-         Nếu vấn đề này là hậu quả của vấn đề xuất phát thì đặt nó ở trên.

-         Nếu không phải là nguyên nhân hay hậu quả thì đặt nó ở cùng cấp độ.

Bước 5.         Kiểm tra lại toàn bộ biểu đồ và kiểm tra lại tính có căn cứ và sự hoàn thiện nó

µVí dụ: vấn đề thiếu lương thực

µ Một số vấn đề cần lưu ý:

-         Chọn vấn đề chính/gốc để phân tích nên phù hợp với phạm vi của DA và mức độ kinh phí cho phép.

-         Không nên coi ngay vấn đề thiếu vốn là khó khăn trực tiếp để phân tích, vì mọi công việc khi giải quyết đều cần tới vốn.

-         Nếu có nhiều vấn đề chính thì mỗi vấn đề được phân tích bằng một cây vấn đề riêng.

-         Sau khi phân tích nên kiểm nghiệm lại tính đúng đắn của quá trình xây dựng cây vấn đề bằng cách đặt câu hỏi: nếu giải quyết được nguyên nhân này thì có góp phần giải quyết được vấn đề trên? Nếu câu trả lời là đúng thì có nghĩa là đã xác định đúng nguyên nhân và việc phân tích vấn đề là đúng.

Câu 19.    Trình bày phương pháp phân tích cây mục tiêu trong lập kế hoach dự án phát triển nông thôn? Cho ví dụ minh họa? Cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích này?

Phương pháp phân tích cây mục tiêu trong lập kế hoạch DA PTNT: được thực hiện qua các bước.

Bước 1.         Trình bày lại toàn bộ các điều kiện không thuận lợi của cây vấn đề thành các điều kiện thuận lợi, các kết quả có thể đạt được thực sự.

Vấn đề chủ yếu ( vấn đề gốc) sẽ được chuyển thành mục tiêu cụ thể. Nguyên nhân trực tiếp ( cấp 1) được chuyển thành mục tiêu cụ thể. Các nguyên nhân thấp hơn ( cấp 2) chuyển thành kết quả mong đợi. Nguyên nhân cấp 3, 4 được chuyển thành phương tiện hoặc hoạt động cụ thể để đạt được mục đích đó.

Bước 2.         Đánh giá mối quan hệ đầu – cuối kiểu phương tiện kết quả nhằm đảm bảo tính có căn cứ và sự hoàn thiện trong biểu đồ.

Bước 3.         Xem xét lại các lời phát biểu, tuyên bố ( nếu cần thiết). có thể thêm vào một số mục tiêu mới nếu thấy mục tiêu này là cần thiết để đạt được mục đích. Hoặc cũng có thể loại bỏ một số mục tiêu mà cảm thấy là không phù hợp hay khó đạt được. Vẽ ra các đường kết nối giúp chỉ rõ mối quan hệ giữa phương tiện và kết quả

µCác yêu cầu của cây mục tiêu:

-         Các mục tiêu phải có tính logic: mục tiêu cấp dưới phải có tác dụng thể hiện được mục tiêu cấp trên.

-         Các mục tiêu phải có tính cụ thể hóa dần: Mục tiêu cấp thấp phải cụ thể hơn mục tiêu cấp trên.

-         Các mục tiêu phải có tính độc lập tương đối: các mục tiêu cùng cấp phải độc lập với nhau để tránh sự chồng chéo về nguồn lực

µLưu ý khi phân tích cây mục tiêu:

-         Mục tiêu cụ thể phải viết đơn giản dễ hiểu.

-         Các mục tiêu cần được liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

-         Nên dùng các cụm từ mang tính hành động như: nâng cao, cung cấp, tạo ra, tăng cương, phát triển…ở đầu câu để thể hiện các mục tiêu.

-         Việc chuyển cây vấn đề thành cây mục tiêu: không nên quá cứng nhắc khi chuyển ngược lại các vấn đề khó khăn thành mục tiêu và cần phải loại bỏ một số vấn đề bất khả kháng.

Câu 20.     Hãy xác định mục đích, mục tiêu, kết quả/đầu ra và hoạt động/đầu vào cho một dự án phát triển sản xuất nông nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn của mình để minh hoạ?

Ví dụ: Dự án đào tạo kỹ thuật trồng tre lấy măng cho 10 hộ dân xã Hương Sơn huyện Nam Đông – Thừa Thiên Huế.

µMục đích:

-         Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân trong xã.

-         Tăng thu nhập cho người dân trồng tre lấy măng.

-         Cải thiện bữa ăn hàng ngày.

µMục tiêu:

-         Phổ biến kiến thức trồng tre lấy măng cho người dân

-         Nhân rộng và phát triển mô hình trồng tre lấy măng.

-         Giúp người dân tiếp cận dần với mô hình nông lâm kết hợp

µKết quả/đầu ra: Người dân có thể nắm vững quy trình trồng tre lấy măng.

-         Tre lấy măng được trồng và chăm sóc tại địa phương

µCác hoạt động đầu vào:

-         Tập huấn kỹ thuật trồng tre lấy măng cho người dân.

-         Hỗ trợ nguồn cây giống trồng thử nghiệm.

-         Hỗ trợ vốn chăm sóc ban đầu

-         Kiểm tra, giám sát sự phát triển của mô hình.

( chúng ta cũng có thể nói về dự án nuôi heo, nuôi gà, trồng cao su, trồng keo, trồng mây…)

Câu 21.    Phân biệt chỉ số và chỉ tiêu?  Hãy xây dựng các chỉ số (ở cả 4 cấp của khung logic) để giám sát và đánh giá cho một dự án với mục đích là: Phát triển sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho người dân?  

µChỉ số là: một thước đo cho phép đánh giá việc thực hiện một mục tiêu nào đó. Chỉ số có thể được chia thành các chỉ số hoạt động, đầu ra, kết quả và tác động. Ví dụ: chỉ số tác động của dự án y tế đó là tỷ lệ tử vong ở trẻ em.

µChỉ tiêu: là định lượng cụ thể của một chỉ số. Ví dụ: đến năm 2010 giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em xuống còn 25/1000

Các chỉ số cần đạt được

Giả định

Phát triển sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho người dân

-         Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo phát triển sản xuất

-         Nâng cao năng lực sản xuất cho hộ nghèo

-   Tỷ lệ người dân thoát nghèo

-                        Hộ nghèo được vay vốn sản xuất

-                        Các mô hình được phát triển và nhân rộng

-                        Các hộ nghèo được tập huấn.

-                        Kiến thức sản xuất của người dân được tăng lên

-Người dân có đủ vốn sản xuất.

- Tỷ lệ người tham gia áp dụng hiệu quả kỹ thuật canh tác

-   Tổ chức xây dựng các mô hình sản xuất cho từng nông hộ.

-   Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật.

-   Kiểm tra đánh giá và thúc đẩy các mô hình.

-   Tỷ lệ người dân tham gia sản xuất theo mô hình tăng lên

-   Số lượng nông hộ tiếp cận được kỹ thuật sản xuất

( cái này làm thế này đúng hay không thì không biết nữa)

Câu 22.     Trình bày các bước lập kế hoạch thực hiện dự án? Khi lập kế hoạch thực hiện dự án thường sử dụng các công cụ nào? Cách tiến hành và phân tích những ưu, nhược điểm của các công cụ đó? Cho ví dụ minh hoạ?

Bước 1.         Xác định các hoạt động và lập trình tự cho các hoạt động: Xác đinh các hoạt động cần có và sự tham gia của các bên liên quan để sắp xếp các hoạt động theo một trình tự đúng đắn tránh lãng phí về thời gian và nguồn lực.

Bước 2.         Lên khung thời gian cho các hoạt động: Xác định một kế hoạch về thời gian cho tất cả các hoạt động của dự án. Điều này sẽ giúp cho việc giám sát các hoạt động của dự án trong quá trình thực hiện và để kiểm tra xem công việc có tiến hành theo đúng thời gian hay không.

Bước 3.         Phân công trách nhiệm: cần tìm hiểu những kỹ năng và sở thích của các thành viên trong cộng đồng và biết giao những công việc thích hợp với khả năng và sở thích của từng cá nhân.

Bước 4.         Chuẩn bị kinh phí và nguồn lực đầu vào khác: Chuẩn bị tốt ngân sách dự án để tạo điều kiện phối hợp các hoạt động và làm tăng động lực của những người thực hiện khi tham gia.

Bước 5.         Lập kế hoạch kiểm tra tiến độ: xác định các mốc để kiểm tra tiến độ của các hoạt động. Xác định thời điểm giám sát và đánh giá, báo cáo định kỳ

µCác công cụ thường sử dụng khi lập kế hoạch thực hiện dự án:

Ø  Cơ cấu phân chia công việc:

-         Cách tiến hành:

+ bắt đầu từ những nhiệm vụ cao nhất và di chuyển dần xuống

+ Để thực hiện WBS: làm gì để đạt được mục tiêu?

+ Không nên tiếp tục chia nhỏ khi công việc đã đạt đến điểm mà lường thời gian dành cho công việc bằng đơn vị thời gian nhỏ nhất mà mình muốn.

+ Kiểm tra toàn bộ quá trình phân chia

+ Ước tính thời gian và nguồn lực cần thiết để thực hiện.

+ Giao phó công việc cho từng thành viên để thực hiện.

-         Ưu điểm:+ Cho phép phân tích từng mục tiêu trùng những nhiệm vụ nhỏ có thể xử lý trong ngày hoặc trong tuần.

+ tính toán hợp lý thời gian cũng như nguồn lực để hoàn thành từng nhiệm vụ.

-         Nhược điểm: không thể áp dụng đối với những dự án lớn, có nhiều hạng mục cần hoàn thành.

Nhiệm vụ chính

Nhiệm vụ cấp 1

Nhiệm vụ cấp 2

Thời gian

Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất cho người dân

Tập huấn kỹ thuật

Kỹ thuật trồng chuối ( 3 lớp; 2 ngày/ lớp)

6

Kỹ thuật nuôi lợn( 1 lớp; 2 ngày/lớp)

4

Hội thảo đầu bờ

Hội thảo nuôi lợn

1

Tham quan

4

Tổng thời gian cho nhiệm vụ cấp 2 ( ngày)

15

Ø  Biểu đồ GANTT:

-         Các bước tiến hành: Xác định các pha; dự kiến thời điểm bắt đầu; ước tính thời gian mỗi pha; sửa đổi lịch trình; xác định biểu đồ GANTT

-         Ưu điểm: + Đơn giản, rất hữu ích để thể hiện các thông tin về kế hoạch dự án; phù hợp với DAPT.

+ Cho phép so sánh thời hạn lịch trình dự kiến với thời hạn thực tế của dự án.

-         Nhược điểm: Không dùng để quản lý các dự án lớn, phức tạp; không nhận biết các khâu chủ yếu giữa các pha; không phát hiện được những chậm trễ không lường trước; không phối hợp được với yêu cầu hoặc các nguồn lực; không chỉ ra mức độ hoàn tất của mỗi pha.

Ví dụ: sơ đồ gantt câu 23

Ø  Sơ đồ PERT: là một mạng lưới dạng đồ thị cho thấy một trình tự của các hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Đầu mũi tên biểu thị điểm khởi đầu và kết thúc.

-         Ưu điểm:chỉ ra yếu tố thời gian cho mỗi pha cũng như nguồn lực cần thiết.

+ Cho phép sự lặp lại lịch trình của các pha để giảm sự chậm trễ đến mức tối thiểu. Cũng như cải tiến quá trình tác nghiệp giữa dự án và các nguồn lực bên ngoài.

+ Áp dụng cho những dự án quy mô lớn, phức tạp

-         Nhược điểm: Dự án có quy mô nhỏ thì PERT không cung cấp được những thông tin có giá trị.

+ Do phức tạp nên ít dùng trong lập kế hoạch của các dự án phát triển.

Ví dụ:

Câu 23.    Lập kế hoạch thực hiện hoạt động tạo cây con cho trồng rừng ở cộng đồng, theo bảng trình tự các hoạt động như sau:

Hoạt động

Mối quan hệ phụ thuộc

Thời gian cần (ngày)

A

0

4

B

0

1

C

A

1

D

A

10

E

C, D

2

F

B, E

3

pha

A

B

C

D

E

F                                                                                  Thời gian (ngày)

Tổng thời gian cần thiết là 19 ngày

Câu 24.    Trình bày các phương pháp thẩm định dự án? Trình tự và nội dung chính của các bước thẩm định một dự án quy mô nhỏ?

µCác phương pháp thẩm định dự án:

1.      Thẩm định theo trình tự:

·        Thẩm định tổng quát: Công cụ để thẩm định đó là khung logic của dự án. Việc thẩm định khung logic cho phép phát hiện nhanh các vấn đề của một dự án và tính hợp lý của nó. Cho phép hình dung dự án một cách khái quá, hiểu rõ quy mô và tầm quan trọng của dự án. Từ đó có thể đưa ra những kết luận tổng quát về dự án.

·        Thẩm định chi tiết: Thẩm định đi sâu vào nội dung của từng dự án trong từng nội dung thẩm định đều có những ý kiến nhận xét kết luận về sự đồng ý hay bác bỏ, sự chấp nhận hay yêu cầu sửa đổi.

2.      Thẩm định theo phương pháp so sánh các chỉ tiêu:

Trong các dự án đầu tư, phương pháp này thường được sử dụng; đó là phương pháp đem các chỉ tiêu tính toán của dự án so sánh với những chỉ tiêu gốc hay những chỉ tiêu tham khảo nào đó để có những kết luận khi thẩm định dự án. Các chỉ tiêu có thể là:

+ Những chỉ tiêu tương ứng khi chưa có dự án.

+ Những chỉ tiêu tương tự của dự án đã được thực hiện.

+ Các định mức, hạn mức, tiêu chuẩn hiện hành.

Trong trường hợp DA có quá nhiều chỉ tiêu tính toán có thể tùy theo đặc điểm của từng dự án mà lựa chọn những chỉ tiêu quan trọng nhất để xem xét kỹ

µTrình tự, nội dung chinh của các bước thẩm định một dự án q uy mô nhỏ:

Bước 1.         Tiếp nhận hồ sơ dự án: Sau khi xây dựng xong đề xuất dự án sẽ được gửi cho cơ quan tài trợ kèm theo các tài liệu liên quan để quyết định việc tổ chức thẩm định dự án hay không. Thẩm định là bắt buộc đối với các dự án lớn.

Bước 2.         Thành lập nhóm thẩm định DA: Đây là nhóm công tác đa ngành, bao gồm những người có chuyên môn đến các lĩnh vực hoạt động của dự án. Nhóm người này thường do cơ quan tài trợ chỉ định và hợp đồng với từng cá nhân theo những chức năng và nhiệm vụ cụ thể dưới sự điều phối của nhóm trưởng.

Bước 3.         Nghiên cứu hồ sơ DA: Hồ sơ sẽ được gửi cho các thành viên trong nhóm chuẩn thẩm định để nghiên cứu trước.

Bước 4.         Lập kế hoạch thẩm định: Nhóm sẽ họp để xác định nội dung, phương pháp, thời gian và tiến trình thẩm định.

Bước 5.         Tổ chức thẩm định tại hiện trường: sử dụng các công cụ và kỹ thuật để thu thập thông tin và tiến hành phân tích đánh giá nghiên cứu tính khả thi của DA

Bước 6.         Viết báo cáo thẩm định: Báo cáo sẽ được gửi cho cơ quan thực hiện và cơ quan tài trợ.

Câu 25.    Chức năng của Ban quản lý DA? Phân tích các điều kiện để quản lý tốt một dự án phát nông thôn? Làm thế nào để đủ các điều kiện đó?

µCác chức năng của ban QLDA:

-         Lập kế hoạch thực hiện hoạt động của DA.

-         Quản lý điều hành, khâu nối các hoạt động của dự án

-         Tổ chức các đơn vị cá nhân thực hiện các hoạt động đã được lập

-         Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các hoạt động của DA

-         Tổ chức thực hiện các hợp đồng với bên ngoài

-         Là cầu nối của dự án với người tài trợ và các tổ chức khác

-         Theo dõi và giám sát các hoạt động của DA

µCác điều kiện để quản lý tốt một DA PTNT:

1.    Ban quản lý phải tinh gọn, không cồng kềnh, hoạt động hiệu quả: Ban quản lý không cần phải có nhiều người tuy nhiên các thành viên phải có chuyên môn, nhiệt tình với công việc.

2.    Chủ DA phải có khả năng lãnh đạo, uy tín trước cộng đồng: chủ dự án có khả năng lãnh đạo sẽ điểu hành mọi hoạt động của dự án thuận lợi, đồng thời phải biết cách giải quyết các vấn đề bất ngờ xảy ra một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. từ đó sẽ tạo ra sự tin tưởng trong cộng đồng người dân.

3.    Các thành viên trong ban quản lý phải có chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình và trách nhiêm. Không đảm nhiệm quá nhiều các công việc khác: Các thành viên có chuyên môn thì sẽ thuận lợi cho việc triển khai dự án đồng thời một thành viên đảm nhận từ 1 đến 2 công việc liên quan đến nhau thì sẽ hiệu quả hơn phân công nhiều việc khác nhau.

4.    Phải đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng:  Nếu quyền lợi của người dân được đảm bảo thì họ sẽ dốc sức hỗ trợ cho dự án được thành công.

5.    Phải có những quy chế hoạt động do chính những thành viên tham gia tự xây dựng nên trong đó cần quy định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ máy quản lý và của từng chức danh trong ban quản lý dự án. Cần có cơ chế kiểm tra, giám sát của cộng đồng đối với mọi hoạt động của dự án.

6.    Phân công trách nhiệm cụ thể thường xuyên, định kỳ kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng thành viên trên cơ sở đó có thể có chế độ thưởng phạt rất rõ ràng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: