quan ly của NN
1. Nội dung quản lý Nhà nước hoạt động đầu tư:
Nhà nước XHCN thực hiện chức năng quản lý kinh tế trong đó có quản lý hoạt động đầu tư với các nội dung:
- Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, những văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động đầu tư. Nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung luật đầu tư và các luật liên quan, các văn bản dưới luật nhằm tạo môi trường pháp lý hoàn thiện, tạo điều kiện trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư, khuyến khích đầu tư, mặt khác đảm bảo cho đầu tư thực hiện đúng luật, đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư theo từng ngành, từng địa phương. Trên cơ sở đó xây dựng danh mục các dự án đầu tư ưu tiên, thỏa mãn các nhu cầu về vốn, nguồn vốn, các giải pháp huy động vốn.
- Ban hành kịp thời các chính sách chủ trương đầu tư. Nhà nước ban hành các chính sách, chủ trương quan trọng như chính sách tiền tệ, tín dụng linh hoạt, chính sách ưu đãi đầu tư. Nhà nước còn đề ra các giải pháp nhằm huy động tối đa và phát huy có hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư, kịp thời bổ sung những bất hợp lý, chưa phù hợp trong cơ chế chính sách.
- Ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư. Nhà nước thông qua các ngành, các cấp, các địa phương thống nhất quản lý các định mức kinh tế - kỹ thuật. Phải có các định mức này để đánh giá, thẩm định các dự án đầu tư trong việc ra quyết định đầu tư, có như vậy các nhà kinh tế vĩ mô mới có cơ sở để thẩm định, đánh giá dự án.
- Xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tư, đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn, chuyên sâu cho từng lĩnh vực của hoạt động đầu tư.
- Đề ra chủ trương chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài, chuẩn bị các nguồn lực tài chính, vật chất và nhân lực để hợp tác đạt hiệu quả cao.
- Thực hiện chức năng kiểm tra giám sát hoạt động đầu tư bao gồm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư, xử lý những vi phạm pháp luật, quy định của nhà nước, những cam kết của chủ đầu tư.
+ Giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư của địa phương, ngành, vùng về quy mô, tốc độ, công cụ hay cơ cấu đầu tư, hiệu quả đầu tư.
+ Giám sát, đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư là đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý đầu tư ở các bộ ngành, địa phương được thực hiện bởi các bộ ngành và UBND các cấp.
+ Giám sát đánh giá dự án đầu tư theo các giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, sau khi thực hiện dự án đầu tư.
- Nhà nước quản lý trực tiếp nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nhà nước đề ra các giải pháp để quản lý và sử dụng nguồn vốn nhà nước từ khâu xác định chủ trương đầu tư, phân phối vốn đến thi công xây dựng và vận hành công trình. Với các nguồn vốn khác, nhà nước có biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo sự cân đối tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro