Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam

Sau hai mươi năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11 tháng 7, 1995 và nâng cấp Văn phòng Liên lạc thành tòa đại sứ đặt tại Hà Nội. Việt Nam đặt tòa đại sứ ở Washington D.C., một tòa tổng lãnh sự tại San Francisco (tiểu bang California) và một tại Houston (tiểu bangTexas). Hoa Kỳ có một tòa tổng lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến mở thêm một tòa tổng lãnh sự ở Đà Nẵng[1].

Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên sâu và đa dạng hơn trong những năm đã bình thường hóa chính trị. Hai nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. Họ ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 7 năm 2000, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Tháng 11, 2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.

Lịch sử

[sửa]Trước thế kỷ 20

Trong một cuộc hành trình đến vùng biển châu Á năm 1845, chiến thuyền Constitution (thường gọi là Old Ironsides) của Hoa Kỳ đã cập bến Đà Nẵng. Thuyền trưởng là John Percival đến liên lạc với các quan lại phụ trách ở địa phương xin được tiếp xúc với triều Nguyễn nhằm đặt mối giao hảo. Được tin, vua Thiệu Trị tại Huế cử viên ngoại lang Nguyễn Long đi hỏa tốc vào Đà Nẵng hiệp cùng Kinh lịch thuộc viên ở tỉnh là Nguyễn Dụng Giai đến thăm hỏi, làm việc với Percival. Sau đó những người Mỹ rút lui do chính sách bế quan tỏa cảng và cấm đạo ngặt nghèo của triều đình Huế khi đó.

Năm 1873, Bùi Viện được vua Tự Đức cử sang Mỹ như một "đại sứ đặc mệnh toàn quyền" để cầu viện chống Pháp. Bùi Viện sau đó đã đi qua Yokohama (Nhật) để đáp tàu sang Mỹ, rồi lưu lại đó một năm mới gặp được Tổng thống Ulysses Grant (nhiệm kỳ 1868-1876). Lúc này Pháp và Mỹ đang đụng độ trong trận chiến ở Mexico nên Mỹ cũng tỏ ý muốn giúp một quốc gia đang bị Pháp uy hiếp. Nhưng Bùi Viện không mang theo quốc thư nên hai bên không thể có một cam kết chính thức. Vì vậy, ông lại quay về Việt Nam trở lại kinh thành Huế. Có được thư ủy nhiệm của vua Tự Đức, Bùi Viện lại xuất dương một lần nữa. Năm 1875 ông lại có mặt tại Hoa Kỳ. Có trong tay quốc thư nhưng lại gặp lúc Mỹ và Pháp đã hết thù địch nên Ulysses Grant lại khước từ sự cam kết giúp Đại Nam đánh Pháp.

[sửa]Thời Pháp thuộc

Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đại diện hội "Những người An Nam yêu nước" gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Hòa bình Versailles cho tổng thống Mỹ Woodrow Wilson nhưng không được trả lời.

Đầu thập niên 1940, cơ quan OSS (tiền thân của CIA) của Mỹ đã giúp đỡ Việt Minh thuốc men và một số vũ khí để chống Nhật, đối tượng lúc ấy là kẻ địch của cả Mỹ và Việt Nam. Việt Minh giúp đỡ lực lượng Mỹ về tin tức tình báo và giúp cứu các lính Mỹ rồi chuyển giao cho người Mỹ.

Trong Chiến tranh Đông Dương (1945-1954), Mỹ đã giúp Pháp trong cuộc chiến chống cộng và tái chiếm thuộc địa của họ. Đến cuối chiến tranh, 80% chiến phí chủ yếu của Pháp do Mỹ tài trợ, lên đến 1,5 tỷ USD. Trong trận Điện Biên Phủ, Mỹ trực tiếp chở khoảng 16 ngàn quân Pháp vào Điện Biên Phủ và hỗ trợ không quân cho quân đội Pháp. Nhờ điều đó mà thực dân Pháp mới có thể duy trì được cuộc chiến.

[sửa]Thời đất nước chia đôi

Xem thêm: Chiến tranh Việt Nam

Trong Chiến tranh Việt Nam (1954-1975), chính phủ Mỹ chọn hậu thuẫn Việt Nam Cộng hòa chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rồi cả Mặt trận Giải phóng miền Nam. Mỹ có tham gia Hội nghị Genève năm 1954 với một phái đoàn do Bedell Smith làm trưởng đoàn nhưng cũng như phái đoàn Quốc gia Việt Nam, không ký bản hiệp định. Khi chính phủ Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam của Tổng thống Ngô Đình Diệm từ chối tổng tuyển cử, Hoa Kỳ cũng ủng hộ lập trường đó. Dựa trên chủ thuyết Domino trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh Hoa Kỳ tăng viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa. Đến năm1963 có hơn 16.000 cố vấn quân sự Hoa Kỳ và đến đầu năm 1965 thì Tổng thống Lyndon B. Johnson cho dổ bộ lực lượng Thủy quân lục chiến, chính thức tham chiến.[2] Đến năm 1973, đã có hơn 600.000 binh lính Mỹ và đồng minh chiến đấu trên chiến trường miền Nam Việt Nam.

Năm 1973, Hoa Kỳ ký hiệp định Paris với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và rút quân chính quy ra khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam.

[sửa]Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Người Cộng sản chiến thắng và lên nắm quyền tại miền Nam Việt Nam năm 1975, đây là kết cục sau ba thập kỷ Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam. Cuộc chiến này đã tạo ra sự chia rẽ trong xã hội vàchính trị của cả hai nước.

Từ 1975 đến 1994, Hoa Kỳ đã cấm vận Việt Nam, và dùng quyền lực của mình ngăn cản các nỗ lực giúp đỡ Việt Nam từ quốc tế. Trong thời gian này, từ 1977 đến 1978 Việt Nam và Hoa Kỳ đàm phán bình thường hóa quan hệ nhưng không thành, một phần do Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường những tổn thất, thiệt hại mà họ đã gây ra ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ đã bác bỏ.

Năm 1993, Hoa Kỳ mới tuyên bố không ngăn cản các nước khác cho Việt Nam vay tiền trả nợ cho các tổ chức tài chính quốc tế. Năm 1994, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai quốc gia. Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

[sửa]Biên niên sử

Năm 1845, thuyền Constitution (thường gọi là Old Ironsides) của Hoa Kỳ cập bến Đà Nẵng. Thuyền trưởng là John Percival đến liên hệ với các quan lại phụ trách ở địa phương xin được tiếp xúc với triều Nguyễn để đặt mối giao hảo.

Tháng 7 năm 1873, Bùi Viện được vua Tự Đức cử sang Mỹ như một "đại sứ đặc mệnh toàn quyền".

Ngày 19 tháng 6 năm 1919: Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam cho tổng thống Mỹ Woodrow Wilson nhưng không được phúc đáp.

Tháng 7 năm 1969, Tổng thống Richard Nixon thăm miền nam Việt Nam, gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

Từ 1977 đến 1978: Việt Nam và Hoa Kỳ đàm phán bình thường hóa quan hệ.

Ngày 2 tháng 7 năm 1993: Hoa Kỳ tuyên bố không ngăn cản các nước khác cho Việt Nam vay trả nợ tổ chức tài chính quốc tế.

Ngày 3 tháng 2 năm 1994: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai nước.

Ngày 11 tháng 7 năm 1995: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Tháng 8 năm 1995: Việt Nam và Mỹ khai trương đại sứ quán tại Washington D.C. và Hà Nội, ký thỏa thuận về xử lý nợ của chính quyền Sài Gòn cũ với Bộ trưởng Tài Chính Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng.

Ngày 27 tháng 6 năm 1997: Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright thăm Việt Nam và ký hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả với Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm.

Ngày 12 tháng 5 năm 1997: Việt Nam và Mỹ trao đổi đại sứ lần đầu tiên sau chiến tranh.

Ngày 11 tháng 3 năm 1998: Tổng thống Bill Clinton lần đầu tuyên bố miễn áp dụng đạo luật bổ sung Jackson-Vanik đối với Việt Nam.

Từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 1998: Phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm lần đầu tiên sau chiến tranh đến thăm chính thức Mỹ.

Ngày 2 tháng 6 năm 2000: Tổng thống Bill Clinton tiếp tục tuyên bố miễn áp dụng đạo luật bổ sung Jackson-Vanik đối với Việt Nam.

Ngày 14 tháng 7 năm 2000: Tại Washington D.C., đại diện hai nước ký Hiệp định Thương mại song phương sau nhiều vòng đàm phán.

Ngày 6 tháng 9 năm 2000: Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương gặp chính thức với Tổng thống Bill Clinton tại Thành phố New York trong dịp tham dự hội nghị Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc và chính thức mời tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam.

Từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 11 năm 2000: Tổng thống Mỹ Bill Clinton thăm chính thức Việt Nam.

Ngày 4 tháng 10 năm 2001: Thượng viện Mỹ thông qua Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.

Ngày 17 tháng 10 năm 2001: Tổng thống George W. Bush phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.

Năm tháng 11 năm 2006: Tổng thống George W.Bush đến Việt Nam tham dự APEC

[sửa]Nhân quyền

Hoa Kỳ thường bất đồng quan điểm với Việt Nam về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những nội dung được tranh luận sôi nổi ở Quốc hội Hoa Kỳ, nhưng nó rất ít khi được đề cập ở Quốc hội Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Bất đồng cơ bản là cách hiểu "nhân quyền" của cả hai bên. Trong khi Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam những quyền cơ bản nhất tương tự như ở quốc gia họ hay một số quốc gia khác thì Việt Nam cho rằng, nhân quyền có những khác biệt tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Trong năm 2007, chính phủ Việt Nam bắt giam một số người bất đồng chính kiến mà họ cho là đã vi phạm luật pháp Việt Nam, có cả người Mỹ, trong đó có những người gốc Việt. Mặc dù có những hạn chế tự do ngôn luận (như không cho phép báo chí tư nhân, không cho phép chỉ trích chính phủ hoặc biểu tình[cần dẫn nguồn]), Việt Nam cũng đã có những tiến bộ đáng kể về mở rộng tự do tôn giáo. Trong năm 2005, Việt Nam đã thông qua luật về tự do tôn giáo, một số nhóm giáo phái, tôn giáo ngoài vòng pháp luật được chính thức công nhận và cho phép hoạt động. Kết quả là, vào tháng 11 năm 2006, Hoa Kỳ đã loại Việt Nam ra khỏi danh sách "Những quốc gia cần quan tâm đặc biệt".

Đầu năm 2011, tạp chí Mỹ Foreign Policy đã liệt kê Việt Nam đứng chót trong danh sách 8 đồng minh khác "đáng xấu hổ nhất" của Hoa Kỳ[3][4] với các lý do:

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất được pháp luật cho phép bổ nhiệm các nhà lãnh đạo từ hàng ngũ của chính đảng này.

Việt Nam đã "tăng cường trấn áp nhân quyền" trong năm qua, bỏ tù những người bảo vệ quyền con người, blogger và những người vận động chống tham nhũng."

Các nhóm tôn giáo "bị sách nhiễu nhiều lần trong khi sự tàn bạo của cảnh sát và các trường hợp tử vong khi bị cảnh sát giam xảy ra thường xuyên."

Như một số nước, Việt Nam dựng tường lửa internet, chặn các trang web họ phản đối và "đòi các nhà cung cấp dịch vụ và các quán cafe internet theo dõi người dùng".

Một nhà ngoại giao của Hoa Kỳ ở Việt Nam "bị vật xuống đất và khiêng đi khi đến thăm một linh mục bất đồng chính kiến có tiếng ở Huế".

[sửa]Thương mại

Bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định Thương mại song phương năm 2001, thương mại hai chiều giữa hai nước được gia tăng, kết hợp với dòng đầu tư quy mô lớn của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Trong năm 2006, Hoa Kỳ xuất khẩu 1,1 tỷ USD hàng hóa vào Việt Nam và nhập khẩu 8,6 tỷ USD từ Việt Nam.

[sửa]Quân sự

Hoa Kỳ có lực lượng quân sự lớn mạnh. Có tầm ảnh hưởng lớn dến thế giới.

Các mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã ngày càng trở nên sâu sắc và 

trưởng thành hơn trong vòng mười lăm năm qua kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai 

nước được bình thường hoá vào năm 1995.  Quan hệ song phương của chúng ta tiếp tục 

phát triển trên nền tảng hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, và hợp tác trên một loạt các vấn đề, 

với cái nhìn hướng đến những lợi ích lâu dài đối với cả hai quốc gia.   

Tổng thống Bill Clinton tuyên bố việc chính thức bình thường hoá các mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam 

vào ngày 11 tháng 7 năm 1995.  Tháng 8 năm 1995, tiếp theo tuyên bố về bình thường hoá quan hệ ngoại giao 

của Tổng thống Clinton, cả hai nước tuyên bố nâng cấp các Văn phòng liên lạc được mở hồi tháng 1 năm 1995 

lên quy chế Đại sứ quán.  Trong bối cảnh các mối quan hệ ngoại giao tiếp tục phát triển, Hoa Kỳ mở tổng lãnh 

sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh, và Việt Nam mở tổng lãnh sự quán tại San Francisco.  Năm 2009, Việt 

nam đã mở tổng lãnh sự tại Houston; Hoa Kỳ được chấp thuận sẽ mở lãnh sự quán tại Đà Nẵng.   

Những Ngày đầu 

Mối cam kết hợp tác đầu tiên với Việt Nam được hình thành trong các cuộc thảo luận về vấn đề tìm kiếm quân 

nhân mất tích. Bước chạy đà hướng tới việc mở lại quan hệ giữa hai nước đã được đẩy nhanh vào tháng 7 năm 

1993 khi Hoa Kỳ dỡ bỏ việc cấm các khoản vay song phương và đa phương giành cho Việt Nam. Vào tháng 

12 năm 1994, với việc Việt Nam hợp tác về vấn đề tù binh chiến tranh và quân nhân Mỹ mất tích trong thời 

gian chiến tranh (POW/MIA), Tổng thống Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại vốn đã kéo dài đối 

với Việt Nam.  Trong những năm đầu, tiến triển trong quan hệ song phương chủ yếu tập trung vào những cố

gắng hướng tới việc tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong thời gian chiến tranh, cũng như gia tăng trợ giúp về

sức khoẻ và y tế cho Việt Nam.  Quan hệ thương mại có bước tiến đáng kể vào tháng 3 năm 1998 khi Tổng 

thống Clinton quyết định miễn áp dụng tu chính án Jackson-Vanik đối với Việt Nam, một yêu cầu mà Quốc 

hội Hoa Kỳ thường đặt ra trong một phiên họp thường niên xem xét về quan hệ thương mại bình thường đối 

với Việt Nam.

Năm 2000: Thời điểm Bước ngoặt 

Quan hệ giữa Hoa kỳ và Việt nam có bước tiến nổi bật vào ngày 13 

tháng 7 năm 2000, khi Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định Thương 

mại Song phương.  Hiệp định, có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001, 

không chỉ làm thay đổi một cách căn bản các mối quan hệ kinh tế

Việt nam-Hoa Kỳ, thúc đẩy thương mại và đầu tư, trợ giúp những cố

gắng của Việt Nam trong việc tự do hoá nền kinh tế, mà còn đã thay 

đổi cả mối quan hệ song phương.  Cùng với việc gia tăng các mối 

quan hệ kinh tế, du lịch và các hoạt động giao lưu văn hoá, giáo dục 

cũng phát triển.  Dấu ấn rõ nét nhất của mối quan hệ tái phát triển 

sống động này diễn ra vào tháng 11 năm 2000, khi Tổng thống 

Clinton trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiến tới thăm Việt Nam kể

từ khi kết thúc chiến tranh.  Chuyến thăm bốn ngày của Tổng thống Clinton đã được đông đảo người dân chào 

đón ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và trở thành bước ngoặt đối với rất nhiều người ở cả hai quốc gia.  

Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 7/2000, Tổng 

thống Clinton tham gia cuộc tìm kiếm hài cốt một 

phi công Mỹ. Từ “Bình thường Hoá” đến Bình thường 

Quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam ngày càng mang tính chất hợp tác và rộng mở trong thập kỷ qua, và được 

thúc đẩy bởi hàng loạt các cuộc gặp thượng đỉnh, trong đó có chuyến thăm của Tổng thống Bush tới Hà nội 

vào tháng 11 năm 2006, chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Washington vào tháng 6 năm 

2007, và các chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Washington vào tháng 6 năm 2008 và tháng 4 

năm 2010.  Năm 2003, hai nước ký Thư thoả thuận Hợp tác Phòng chống Ma tuý (được sửa đổi năm 2006), và 

một hiệp định dệt may.  Tháng 1 năm 2007, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua 

việc dành cho Việt Nam Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường 

Vĩnh viễn (PNTR), mở đường cho Việt Nam trở thành thành viên của Tổ

chức Thương mại Thế giới.  Năm 2006, sau hai năm gián đoạn, hai nước 

nối lại đối thoại hàng năm về nhân quyền, một chủ đề lớn luôn có thể

gây bất đồng trong quan hệ giữa hai nước.  Tháng mười năm 2008, Hoa 

Kỳ và Việt Nam lần đầu tiên tổ chức cuộc đối thoại thường niên về chính 

trị-quân sự và đối thoại về chính sách để tham vấn lẫn nhau về các vấn 

đề chiến luợc và an ninh khu vực.  Mối quan hệ ngoại giao song phương 

và khu vực tiếp tục phát triển trong nhiệm kỳ hai năm Việt Nam là thành 

viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và khối ASEAN với tư cách 

chủ tịch tổ chức này trong năm nay.   

Hôm nay và Ngày mai 

Các mối quan hệ song phương, không nghi ngờ gì nữa, đang ở thời điểm tốt nhất kể từ khi hai nước tái lập 

quan hệ ngoại giao năm 1995, và là nền tảng cho việc xây dựng một mối quan hệ đối tác bền vững và toàn diện 

hơn.  Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ

ba tính theo tổng giá trị giao dịch, và Hoa Kỳ đã nhẩy lên vị trí nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam 

trong năm 2009.  Trao đổi thương mại hai chiều đạt mức 15,4 tỷ đô la trong năm 2009.  Tại thời điểm 

quan hệ song phương mới được bình thường hóa, gần 800 sinh viên Việt Nam theo học tại Hoa Kỳ, và đến thời 

điểm hiện nay đã có hơn 13.000 sinh viên Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ, con số

này tăng gấp ba lần trong ba năm trở lại đây.  Kể từ năm 2004, Hoa Kỳ đã trợ giúp 

Việt Nam tổng cộng 420 triệu đô la cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS 

thông qua Chương trình cứu trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS của Tổng 

thống Hoa Kỳ (PEPFAR), và là nhà tài trợ lớn nhất cho cuộc chiến chống đại dịch 

cúm và cúm gà.  Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 46 triệu đô la để giúp đỡ những người 

khuyết tật, không tính đến nguyên nhân gây ra những khuyết tật của họ, và trong 

vòng ba năm qua đã dành 6 triệu đô la cho các hoạt động làm giảm nhẹ tác hại của 

chất dioxin và trợ giúp người khuyết tật có liên quan, với khoản ngân sách bổ sung 

dự kiến là 3 triệu đô la được phân bổ trong năm 2010.  Hoa Kỳ đã thúc đẩy sự hợp 

tác trong các lĩnh vực có thể đã được coi là quá nhạy cảm năm năm trước, ví dụ việc 

đào tạo và chiến dịch gìn giữ hoà bình, trợ giúp nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai, an 

ninh hàng hải, hợp tác chống khủng bố và chống ma tuý, an ninh biên giới, và chống 

phổ biến vũ khí.  Thậm chí ngay cả trong những lĩnh vực mà Hoa Kỳ tiếp tục có 

những ý kiến bất đồng mạnh mẽ như nhân quyền, Hoa Kỳ vẫn cam kết bầy tỏ những 

quan ngại song song với việc hợp tác một cách xây dựng để đem lại thay đổi tích 

cực.  

Tóm lại, Hoa Kỳ và Việt Nam đã cùng trải qua một chặng đường đáng nhớ trong vòng mười lăm năm ngắn 

ngủi, và có thể tự hào về những gì mà cả hai nước đã đạt được.  Từ chỗ còn là sự nghi kỵ nhau, nay quan hệ

song phương giữa hai nước đã trở thành mối quan hệ đối tác tích cực dựa trên các mục tiêu chung, tôn trọng và 

hợp tác.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: