Quan he cua Dang ta trong CTL va ngay nay
Vấn đề: Làm sáng tỏ QHQT trong thời kỳ chiến tranh lạnh và hiện nay, từ đó liên hệ đường lối, chính sách đối ngoại của VN trong 2 thời kỳ nay.
Lịch sử thế giới chỉ rõ, các cường quốc trên thế giới đóng vai trò quan trọng, chi phối các mối quan hệ và quyết định sự sắp đặt trật tự thế giới. Trong lịch sử thế giới cận đại, hiện đại, cứ mỗi lần thay đổi trật tự thế giới là một bước điều chỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại của các nước lớn. Sự điều chỉnh này tác động sâu sắc đến cục diện chính trị của thế giới và mang tính chi phối, quyết định các mối quan hệ quốc tế. Sự vận động của nền chính trị thế giới trong thời kỳ chiến tranh lạnh bị chi phối bởi hai cường quốc là Liên xô và Mỹ đứng đầu hai hệ thống XHCN và TBCN. Sau chiến tranh lạnh, trật tự hai cực tan rã, thế giới vẫn tiếp tục bị các nước lớn chi phối. Mỹ đã vươn lên thành cường quốc số 1 thế giới và đang đẩy mạnh các hoạt động như điều chỉnh chính sách đối nội, đặc biệt là chính sách đối ngoại nhằm xây dựng một trật tự thế giới mới do Mỹ đứng đầu. Từ những diễn biến phức tạp và sự điều chỉnh trong chiến lược đối ngoại các nước lớn đã có ảnh hưởng đến từng nước, trong đó có VN, trong mỗi thời kỳ Đang ta đã có đường lối, chính sách đối ngoại phù hợp.
Vậy chiến tranh lạnh là gì ? Chiến tranh Lạnh (1945–1991) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Mỹ. Dù các lực lượng tham gia chủ yếu không bao giờ chính thức xung đột, mà sự xung đột thông qua các liên minh quân sự, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo, chiến tranh uỷ nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật, như cuộc chạy đua không gian.
Các nguyên chủ yếu dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh:
Sự thất bại của các hội nghi quốc tế lớn sau chiến tranh thế giới thứ 2, chất kết dính LX - Mỹ không còn dẫn đến đấu tranh ý thức bộc lộ rõ ra ngoài và gay gắt; cục diện quốc tế xáo động, hỗn lọan tạo điều kiện cho hai nước thọc tay vào xung đột khu vực đặc biệt ở những nơi có khoảng trống quyền lực. Sự đối lập về tín ngưỡng hình thái ý thức và khác biệt về lợi ích quốc gia, hình thành trật tự hai cực đối lập về ý thức hệ và lợi ích quốc gia dó đó tăng cường sức mạnh và thiết lập lực lượng mà mình là trung tâm. Nhận thức và phương thức xử lý của các lãnh đạo: cục diện quốc tế rối ren và hỗn lọan dẫn đến sự hoài nghi của các nhà lãnh đạo; nhận thức về đối phương chịu ảnh hưởng lớn của ý thức hệ mỗi bên, nên nhận thức về đối phương không phù hợp với thực tế. Sau khi chiến tranh kết thúc, Mỹ muốn theo đuổi mục đích "lãnh đạo" thế giới, tỏ ra hung hổ, áp buộc các quốc gia khác tuân theo. Ngược lại Liên Xô: Chịu tổn thất nặng nề do chiến tranh nên hành vi đối ngoại cẩn thận, có lúc cứng rắn, thiếu đi tinh thần thỏa hiệp, theo đuổi mục đích đảm bảo an ninh. Một nguyên nhân khác nữa là trào lưu tư tưởng chính trị sau chiến tranh thế giới thứ 2: Chiến tranh thế giới thứ 2 là cuộc chiến gây tổn thất lớn, do vậy các nhà lãnh đạo tìm kiếm con đường hợp tác, nhưng niềm tin tránh dẫm lên vết xe đổ của lịch sử cũng thúc đẩy cuộc đấu tranh và sự không tin tưởng lẫn nhau. Kết quả của chiến tranh II là ảnh hưởng của Cộng sản được mở rộng mạnh mẽ, CNXH trở thành thách thức đối với TBCN, nhìn qua lăng kính của ý thức hệ thì thế giới đang đứng trước sự lựa chọn của hai phương thức sống, thế giới chia thành hai cực.
1. Những đặc điểm nổi trội tình hình thế giới trong thời kỳ chiến tranh lạnh
Cuộc chiến tranh Lạnh có đặc điểm ở những giai đoạn khá yên tĩnh và những giai đoạn căng thẳng lên cao trong quan hệ quốc tế – cuộc Phong toả Berlin (1948–1949), Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), Khủng hoảng Berlin năm 1961, Chiến tranh Việt nam (1959–1975), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979–1989). Cả hai phía đã tìm cách làm giảm các căng thẳng chính trị và tránh một cuộc tấn công quân sự trực tiếp, vốn dường như sẽ dẫn tới một sự tiêu diệt có đảm bảo từ hai phía với các loại vũ khí hạt nhân.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, hoạt động chính trị thế giới được định hình mạnh mẽ bởi mối thù địch căng thẳng giữa 2 khối sức mạnh lớn và giữa nhưng học thuyết chính trị mà các nước này đại diện: một bên là các lực lượng cách mạng do siêu cường Liên xô làm trụ cột, còn bên kia là các lực lượng TBĐQ do Mỹ đứng đầu. Từ thời điểm chiến tranh lạnh được hình thành, hai bên đã huy động hàng loạt công cụ, biện pháp, thiết chế, chiến lược, nguồn lực… đối phó với nhau, làm toàn bộ đời sống quốc tế bị bao phủ bởi không khí băng giá trong suốt gần nữa thế kỷ; trật tự thế giới và toàn bộ đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội v.v. của thế giới đều bị chi phối bởi hai cường quốc đứng đầu hai hệ thống xh đối lập; là trật tự hai cực mà ở đó hai siêu cường Liên xô và Mỹ đảm nhiệm vai trò giải quyết các công việc quốc tế.
Trong chiến trạnh lạnh, quan hệ kinh tế Đông - Tây chịu sự chi phối bởi mối quan hệ chính trị và an ninh; quan hệ kinh tế bị xem nhẹ do An ninh, chính trị là vấn đề chủ đạo, gần như có sự tuyệt giao về kinh tế giữa hai khối.
Thời kỳ này có nhiều mâu thuẫn xảy ra trong đời sống quan hệ quốc tế, trong đó mâu thuẫn giữa cnxh và tbcn là mâu thuẫn cơ bản xuyên suốt của thời đại trong tiến trình vận động của lịch sử nhân loại xét cả góc độ lý luận và thực tiễn. Đây là mâu thuẫn giữa hai hình thái kt-xh mang bản chất đối lập nhau, hay nói cách khác đó là mâu thuẫn giữa hai hệ tư tưởng: vô sản và tư sản, là mâu thuẫn không thể điều hòa được và mang tính ổn định, tương đối lâu dài. Vì vậy, thời kỳ chiến tranh lạnh giữa các nước có độ xã hội khác nhau là chỉ có đấu tranh và không thỏa hiệp.
QHQT trong thời kỳ này là ổn định, khép kín trong từng hệ thống xã hội, cốt lõi là do cơ sở quan hệ quốc tế lúc này là dựa vào ý thức hệ, cho nên những quốc gia có cùng hệ tư tưởng thì có quan hệ với nhau.
2. Những đặc điểm nổi trội tình hình thế giới trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Sau khi chế độ xhcn ở LX và Đông âu sụp đỗ, trật tự thế giới hai cực đối đầu tồn tại gần nữa thế kỷ kết thúc, cục diện thế giới và cấu trúc quyền lực quốc tế đã có những thay đổi sâu sắc và được sắp xếp lại. Thế cân bằng chiến lược trên phạm vi toàn cầu đã thay đổi. Quan hệ giữa các quốc gia-dân tộc không còn bị chi phối nặng nề bởi ý thức hệ, thay vào đó là lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu trong quan hệ quốc tế. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị – xã hội đối lập nay chuyển sang hướng có lợi cho Mỹ, phương Tây và bất lợi cho lực lượng cách mạng theo hướng xhcn. Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào dân chủ cách mạng thế giới bị đặt trước thử thách nghiêm trọng: Ảnh hưởng của cnxh bị thu hẹp, sức hấp dẫn của niềm tin, lý tưởng xhcn bị giảm sút. Các thế lực thù địch và phản động có cơ hội tăng cường xuyên tạc, chống phá cnxh bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Những nước xhcn còn lại đang là mục tiêu tấn công của Mỹ và các thế lực thù địch thông qua chiến lược “DBHB” nhằm xóa bỏ chế độ xhcn ở các nước này.
Trong bối cách đó, cuộc đấu tranh chính trị-tư tưởng giữa cnxh với cntb vẫn tiếp tục diễn ra với những biểu hiện mới, đa dạng và phức tạp. Nội dung của cuộc đấu tranh giữa hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau đã chuyển từ đối đầu mang tính toàn cầu sang chấp nhận tính đa dạng hóa chế độ chính trị, vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh cùng tồn tại, hòa bình.
QHQT trong giai đoạn này:
Chiến lược đối ngoại của các cường quốc hiện nay đã có sự điều chỉnh căn bản, mang nét đặc thù chung và phổ biến là nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới, ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế mới có lợi hơn, qua đó khẳng định vị thế của mình trong đời sống quan hệ quốc tế. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các cường quốc hiện nay là đang điều chỉnh quan hệ với nhau, tìm các biện pháp, thực hiện hợp tác cân bằng chiến lược, tạo môi trường hòa bình, ổn định với xu hướng thông qua đối thoại, thỏa hiệp và tránh xung đột, đồng thời thể hiện tính hai mặt của nó là hợp tác và cạnh tranh, tiếp xúc và kiềm chế. Động thái này là sự phản ánh xu thế đa phương trong quan hệ quốc tế.
Trong bất cứ một hệ thống quốc tế nào thì vai trò của các nước lớn (gồm siêu cường Mỹ và một số cường quốc chủ chốt như Nga, TQ, EU, Nhật bản .v.v.) và quan hệ giữa họ với nhau luôn là nhân tố quyết định đối với giải quyết các vấn đề của thế giới. Sau chiến tranh lạnh, các cường quốc vẫn là những chủ thể lớn, quan trọng trong đời sống quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, chính trị, quân sự, khoa học-công nghệ và tiếp tục là lực lượng chi phối, có lúc còn mang tính quyết định các vấn đề trong quan hệ quốc tế.
Trong những năm tới, chiến tranh thế giới ít có khả năng xảy ra. Xu thế đối thoại và hợp tác có xu hướng nổi trội. Tuy nhiên, tư duy chiến tranh lạnh, tư tưởng bá quyền vẫn tồn tại, nó sẽ là nguồn gốc chủ yếu đe dọa hòa bình và ổn định trên thế giới. Những mâu thuẫn lâu đời, đan xen rất phức tạp ở các khu vực trên thế giới về những vấn đề giai cấp, dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ v.v. đặc biệt ở những khu vực có vai trò, vị trí chiến lược quan trọng và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Ở những khu vực đó các nước lớn thường can thiệp vào, tranh giành lợi ích, thâu tóm quyền lực, cho nên thường xảy ra những điểm nóng tranh chấp phức tạp, có nơi xung đột dữ dội.
Các mâu thuẫn lợi ích, quan hệ lợi ích giữa các cường quốc trong khu vực vô cùng phức tạp. Các nước lớn có nhu cầu phải hợp tác với nhau, song cuộc cạnh tranh để tranh giành ảnh hưởng cũng hết sức quyết liệt, thể hiện ở các quan hệ tay đôi, quan hệ tay ba đan xen nhau trong các quan hệ đồng minh, đối tác, đối thủ; vừa đồng minh vừa đối tác, vừa đối tác vừa đối thủ; đồng minh truyền thống, lâu dài, đồng minh mới thiết lập, tạm thời. Có thể nói quan hệ giữa các nước lớn hiện nay còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cục diện quan hệ giữa các nước còn tiếp tục thay đổi khó lường.
Chiến lược đối ngoại của các nước lớn, đặc biệt là của một số nước lớn chủ chốt, có ảnh hưởng sâu sắc đối với hòa bình, an ninh và sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Bất kỳ nước nào cũng phải tính đến các nước lớn trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của mình và có đối sách xử lý các vấn đề trong quan hệ với các nước lớn.
3. Việt Nam, trong mỗi thời kỳ đã có đường lối, chính sách đối ngoại phù hợp
Chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta là sự kế tục tư tưởng đối ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống ngoại giao của Việt Nam. Chính sách đối ngoại của nước ta là sự tiếp tục chính sách đối nội, tạo điều kiện hoàn thành chính sách đối nội và góp phần thắng lợi cho đường lối chung. Thời kỳ chiến tranh lạnh, Đảng ta xác định: "Liên xô là thành trì của phe xã hội chủ nghĩa, là hòn đá tảng của hoà bình thế giới, Việt Nam là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa". Cách mạng tháng Mười thắng lợi, mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người và ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào cách mạng Việt Nam. Đi theo đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Cách mạng tháng Mười, cách mạng Việt Nam đã giành được thắng lợi. Từ năm 1950, quan hệ ngoại giao chính thức giữa Liên Xô và Việt Nam được thiết lập. Từ đó, quan hệ Xô - Việt ngày càng được củng cố và phát triển về tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quân sự… trên cơ sở nguyên tắc Mác - Lênin và cả chủ nghĩa quốc tế vô sản. Chính phủ và nhân dân Liên Xô đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Sau khi VN thống nhất, Liên Xô tiếp tục giúp đỡ Việt Nam xây dựng lại đất nước sau nhiều năm bị chiến tranh tàn phá.
Đại hội lần thứ VI đã xác định: “Trên lĩnh vực đối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xhcn, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng cnxh và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và cnxh”.
Sau chiến tranh lạnh, Đảng và Nhà nước đã kịp thời đổi mới tư duy đối ngoại, xây dựng chính sách đối ngoại rộng mở, tích cực, độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế với mục tiêu hàng đầu là tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp phát triển đất nước, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “VN sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển."Quan hệ với các nước lơn là một chủ trương quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Tình hình thế giới trong thời gian vừa qua biến đổi khó lường. Thế giới chúng ta đang trãi qua một thời kỳ chuyển tiếp đầy biến động từ trật tự thế giới cũ đã tan rã sang một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành với những yếu tố khó lường trước. Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột vì sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, các hoạt động can thiệp, bạo loạn lật đổ, khủng bố đang xảy ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp, gia tăng hơn. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới ngày càng phát triển như vũ bảo mang lại cho loài người những điều kiện mới đồng thời cũng đặt các dân tộc trước những thách thức mới. Thế giới chúng ta đang sống đầy mâu thuẩn và phức tạp đan xen nhau nhưng lại là một thế giới tổng thể và thống nhất với nhau. Trong đó hoà bình, ổn đinh và hợp tác để phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc; xu hướng liên kết khu vực, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá ngày càng gia tăng.
Đảng ta xác định chính sách đối ngoại là kế tục chính sách đối nội để nhằm đạt được mục tiêu chung và trước mắt. Mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH vì dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Còn mục tiêu trước mắt là làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả cao và bền vững; đảm bảo an ninh quốc phòng; cải thiện đời sống nhân dân, tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo.
Hoạt động đối ngoại nhằm khai thác tốt nhất nhân tố quốc tế, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Mục tiêu hoạt động đối ngoại hiện nay là: Tạo môi trường phát triển đảm bảo độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh; tranh thủ hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn vốn, thị trường và công nghệ của thế giới.
Trong tình hình hiện nay, Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với các nước trên thế giới, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước XHCN, các nước láng giềng, các nước trong khu vực, đồng thời phát triển quan hệ quốc tế với tất cả các nước lớn với các trung tâm kinh tế – chính trị trên thế giới.
Nhiệm vụ đối ngoại của Việt Nam là: Tiếp tục giữ vững môi trường hoà bình và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, chúng ta cần quán triệt đường lối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng; đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngaọi với tinh thần: Việt Nam sẳn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình và độc lập phát triển.
Tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoài là phải giữ vững nguyên tắc vì độc lập thống nhất đất nước và XHCN. Đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nước ta, với những diễn biến của tình hình thế giới và các đối tác quan hệ với ta. Bởi lẽ, trong quan hệ với nước ta để làm ăn, có nước quan hệ với nước ta để chống phá chế độ XHCN, xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào nội bộ ta . Với phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà Bác Hồ thường căn dặn. Chính sách đối ngoại của nước ta vừa phải kiên trì nguyên tắc giữ vững lập trường cơ bản, vừa phải linh hoạt trong sách lược, bước đi và biện pháp. Chấp nhận thắng lợi từng bước để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Trong khi quyết tâm theo đuổi mục tiêu cao nhất của dân tộc là độc lập và CNXH, chính sách đối ngoại của ta cũng phải biết nhân nhượng, thậm chí bước lùi tạm thời ở thời điểm cần thiết để rồi tạo điều kiện tiếp tục tiến lên. Sự mền dẻo và linh hoạt trong sách lược là không phải giảm đi tính chiến đấu, không phải phai mờ bản sắc của dân tộc mà là sự tinh khôn là bản chất của ngoại giao Việt Nam.
Mở rộng nhiều mặt song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo các nguyên tắc tôn trọng và độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ lẫn nhau, không dùng các vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.
Đi đôi với cách tiếp cận trên, chúng ta theo đuổi một phương châm khác là: trong quan hệ quốc tế, luôn luôn có hai mặt hợp tác và đấu tranh, về phần mình, chúng ta luôn luôn mong muốn và ra sức thúc đẩy mặt hợp tác bình đẳng, cùng có lợi song cũng không chấp nhận và kiên quyết đấu tranh với những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của nước ta. Chúng ta tiến hành cuộc đấu tranh này không phải để phá vỡ sự hợp tác mà nhằm làm cho sự hợp tác lành mạnh hơn.
Tại hội nghị BCH TW lần thứ 3 – Khoá III của Đảng đã đề ra phương châm xử lý trong mối quan hệ đối ngaọi mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị chỉ đạo.
Một là: Đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lợi ích chân chính của nhân dân ta là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc. Phát triển nhanh kinh tế - xh làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, giữ vững ổn định chính trị. Công tác đối ngoại vừa phục vụ lợi ích chân chính của dân tộc vừa góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Hai là: giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá mối quan hệ đối ngoại. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc là điều kiện mở rộng hợp tác và vị trí quốc tế của nước ta, nhằm khai thác tối đa nhân tố quốc tế phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Độc lập tự chủ không có nghĩa là biệt lập, việc thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại mở rộng giao lưu quốc tế nhằm tạo vị thế nước ta trên thế giới. Trong quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại phải giữ vững nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, bảo đảm an ninh quốc gia ,giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc để hoà nhập nhưng không hoà tan. Việc mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá nhằm đan xen lợi ích lẫn nhau giữa nước ta với các nước trên thế giới trên tinh thần cùng có lợi ,đây là điều kiện hết sức cần thiết để giữ vững độc lập.
Ba là, nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Tránh thiên hướng chỉ nhấn mạnh hợp tác, hoặc chỉ nhấn mạnh đấu tranh. Lợi ích song phương thì có thể hợp tác, không có lợi ích thì phải đấu tranh. Vì thế trong hợp tác phải có đấu tranh nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế, thiết lập quan hệ bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình. Thực hiện tốt hai mặt hợp tác và đấu tranh còn nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước tránh được khuynh hướng của các lực lượng thù địch không thân thiện lợi dụng hợp tác mà phân hoá, cô lập ta trên chính trường quốc tế.
Bốn là, tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước. Trong hoạt động đối ngoại, chúng ta vừa coi trọng mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, các đảng phái chính trị, vừa chú trọng hợp tác khu vực, nhất là các nước láng giềng, tranh thủ thế mạnh các nước, tạo lợi thế cho Việt Nam trong quá trình hội nhập. Đó là chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước ta.
Nhìn lại chặng đường đã qua, các hoạt động đối ngoại đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, đưa đất nước vượt qua những thách thức và đi vào giai đoạn phát triển mới; vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao.
Từ chỗ bị bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị, đến nay nước ta đã phát triển quan hệ đa phương, đa dạng với các chủ thể quan hệ quốc tế. Tính đến thời điểm này, Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 179 nước, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với hơn 165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nước ta hiện là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và khu vực. Đảng ta có quan hệ ở các mức độ khác nhau với trên 200 chính đảng ở các nước trên khắp các châu lục. Các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta có quan hệ với hàng trăm tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế.
Theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội X của Đảng, công tác đối ngoại trong thời gian tới bám sát những định hướng lớn như sau:
- Tiếp tục mở rộng và phát triển các mối quan hệ đối ngoại của ta đi vào chiều sâu, ngày càng ổn định và bền vững.
- Tiếp tục thúc đẩy giải quyết bằng thương lượng hòa bình những vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan;
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "dân tộc", "tôn giáo" hòng can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của VN.
- Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu; ủng hộ và cùng nhân dân thế giới đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ, công bằng.
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, làm cho thế giới hiểu đúng về tình hình mọi mặt và công cuộc đổi mới của Việt Nam, ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị và sự hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
- Đẩy mạnh công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoà, phát huy vai trò là "cầu nối" hữu nghị, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hợp tác giữa nước sở tại mà họ sinh sống với Việt Nam.
- Thực hiện nghiêm Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, hoạt động ngoại giao của Nhà nước và hoạt động đối ngoại nhân dân, giữa chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, hoạt động đối ngoại và hoạt động quốc phòng, an ninh, giữa thông tin trong nước và thông tin đối ngoại, tạo thành sức mạnh tổng hợp trên lĩnh vực công tác đối ngoại.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu về đối ngoại; có cơ chế quy tụ, phát huy trí tuệ tập thể và phối hợp tổ chức nghiên cứu các vấn đề cơ bản phục vụ công tác đối ngoại.
- Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại vững vàng về chính trị, có năng lực nghiệp vụ cao, có đạo đức và phẩm chất tốt.
Tóm lại, phát huy những thế mạnh và thành quả đã đạt được, khắc phục những điểm yếu còn tồn tại trong đường lối đối ngoại, chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, với sự hợp tác chặt chẽ của các Bộ, ban Ngành và Tỉnh thành, với sự tham gia toàn Đảng, toàn dân và toàn quân lại được soi sáng bằng Nghị quyết của Đảng, trang bị bằng CN Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại của ta đúng đắn của ta sẽ hoàn thành tốt hai nhiệm vụ vừa bảo vệ toàn vẹn độc lập tự chủ cả về chính trị lẫn kinh tế - văn hóa vừa xây dựng được một đất nước giàu mạnh, văn minh, dân chủ và công bằng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro