qtkdqtc5
CHƯƠNG 5
CẤU TRÚC
TỔ CHỨC QUỐC TẾ
CẤU TRÚC CHƯƠNG 5
5.1. Quản lý tập trung và phân cấp quản lý
5.1.1. Các lập luận ủng hộ cơ chế tập trung
5.1.2. Các lập luận ủng hộ phân cấp quản lý
5.1.3. Mối quan hệ giữa chiến lược và cơ chế quản lý tập trung trong tổ chức KDQT
5.1.4. Khi nào nên tập trung?
5.1.5. Khi nào nên phân cấp quản lý?
5.1.6. Ảnh hưởng của việc phân cấp quản lý đến vấn đề tham gia quản lý và trách nhiệm quản lý
5.1.7. Yêu cầu đảm bảo sự phối hợp và tính linh hoạt trong cấu trúc tổ chức quốc tế
5.2. Các loại hình của cấu trúc tổ chức
5.2.1. Cấu trúc phân nhánh quốc tế
5.2.2. Cấu trúc khu vực địa lý
5.2.3. Cấu trúc nhóm sp toàn cầu
5.2.4. Cấu trúc ma trận toàn cầu
CẤU TRÚC CHƯƠNG 5 (tt)
5.3. Các cơ chế phối hợp
5.3.1. Chiến lược phối hợp trong các cty kinh doanh quốc tế
5.3.2. Những trở ngại cho sự phối hợp
5.3.3. Các cơ chế phối hợp chính thức
5.3.4. Các cơ chế phối hợp phi chính thức
5.4. Hệ thống kiểm soát
5.4.1. Kiểm soát nhân sự
5.4.2. Kiểm soát hành chính
5.4.3. Kiểm soát đầu ra
5.4.4. Kiểm soát văn hóa
SƠ LƯỢC CẤU TRÚC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
Là cách thức phân chia hoạt động giữa những cơ sở riêng biệt của 1 cty và phối hợp các hoạt động của chúng lại với nhau
Phân cấp:
- Phân cấp quản lý theo chiều dọc: sự phân bổ thẩm quyền ra quyết định trong phạm vi 1 tổ chức
Thí dụ: Cơ chế tập trung hay cơ chế phân cấp
- Phân cấp quản lý theo chiều ngang: chia tổ chức thành các đơn vị nhỏ hơn (các phòng ban, bộ phận, chi nhánh..)
SƠ LƯỢC CẤU TRÚC TỔ CHỨC QUỐC TẾ (tt)
Phối hợp là thiết lập những cơ chế nhằm liên kết các đơn vị nhỏ
- Cơ chế có tính chất chính thức
- Cơ chế có tính chất không chính thức
Hệ thống kiểm soát: được các nhà quản lý cấp cao nhất sử dụng để chỉ đạo và kiểm soát các đơn vị nhỏ
Hệ thống chính thức
Hệ thống không chính thức
QUẢN LÝ TẬP TRUNG VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ
Quản lý tập trung là quyết định được ban hành tập trung tại cấp cao nhất trong hệ thống quản lý và tại 1 địa điểm, thường là trụ sở chính
Phân cấp quản lý là việc ra quyết định được thực hiện ở các cấp thấp hơn trong hệ thống quản lý, thường là ở các cty lép vốn quốc tế
2 vấn đề cần lưu ý đ/v tập trung quản lý hay phân cấp quản lý:
- Hiếm khi các cty tập trung hoàn toàn hay phân cấp tất cả việc ra quyết định
- Cty quốc tế có thể ra quyết định tập trung ở 1 khu vực thị trường nhất định trong khi phân cấp ra quyết định ở các thị trường khác
QUẢN LÝ TẬP TRUNG & PHÂN CẤP QUẢN LÝCÁC LẬP LUẬN ỦNG HỘ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TẬP TRUNG
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp
Giúp đảm bảo các quyết định đưa ra thích hợp với mục tiêu cty
Cho phép các nhà quản trị cao nhất thực hiện những thay đổi chủ yếu cần thiết về cơ cấu tổ chức
Tránh được sự trùng lặp hoạt động khi các bộ phận khác nhau trong tổ chức tiến hành những công việc tương tự nhau
QUẢN LÝ TẬP TRUNG & PHÂN CẤP QUẢN LÝ (tt)CÁC LẬP LUẬN ỦNG HỘ PHÂN CẤP QUẢN LÝ
Cho phép các nhà quản lý cấp cao cú đủ thời gian tập trung vào những vấn đề cốt yếu và ủy quyền cho các cấp quản lý thấp hơn xử lý những vấn đề thông thường
Việc nghiên cứu động cơ con người cho thấy con người sẽ làm việc tốt hơn nếu họ có được mức độ tự do cá nhân vfa mức độ kiểm soát đ/v công việc cao hơn
Tạo ra mức độ linh hoạt cao hơn- tạo phản ứng nhanh hơn đ/v những biến động của môi trường
Tạo ra những quyết định tốt hơn vì chúng được đưa ra bởi những cá nhân có thông tin tốt hơn so với các nhà quản lý cấp cao hơn
Tăng cường sự kiểm soát do có sự phân cấp quản lý từ các đơn vị nhỏ
QUẢN LÝ TẬP TRUNG & PHÂN CẤP QUẢN LÝ (tt)MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TẬP TRUNG
Sự lựa chọn không mang tính tuyệt đối
Sự phân cấp quản lý tuỳ thuộc vào loại hình quyết định và chiến lược cty
QUẢN LÝ TẬP TRUNG & PHÂN CẤP QUẢN LÝ (tt)MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TẬP TRUNG
Đ/v cty đang theo đuổi chiến lược toàn cầu
- Phân tán các hoạt động tạo giá trị trên toàn thế giới để tìm được địa điểm thích hợp & phát huy kinh nghiệm hoạt động
- Cơ quan đầu não quyết định lựa chọn địa điểm để tiến hành nghiên cứu & phát triển, SX, mar...
- Phân cấp quản lý đ/v các chi nhánh ở nước ngoài (dưới áp lực môi trường địa phương)
-> các hoạt động tạo giá trị phân tán trên thế giới phải phối hợp chặt chẽ với nhau
Thí dụ: Microsoft tập trung những hoạt động phát triển sp tại trụ sở chính ở Redmond, Washington và thực hiện phân cấp quản lý đ/v các quyết định kinh doanh ở các chi nhánh nước ngoài
QUẢN LÝ TẬP TRUNG & PHÂN CẤP QUẢN LÝ (tt)MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TẬP TRUNG
Đ/v cty xuyên quốc gia
- Sự cần thiết phải khai thác tính kinh tế theo địa điểm & đường cong kinh nghiệm đòi hỏi kiểm soát tập trung đ/v các trung tâm sx toàn cầu
- Yêu cầu về phản ánh nhanh với tình hình cụ thể của địa phương đòi hỏi phân cấp quản lý
-> một số quyết định kinh doanh được tập trung, một số được phân cấp
QUẢN LÝ TẬP TRUNG & PHÂN CẤP QUẢN LÝ (tt)KHI NÀO NÊN TẬP TRUNG?
Ra quyết định tập trung thích hợp với các trường hợp:
- Cty lép vốn mà sử dụng đầu vào SX là giống nhau
- Cty hoạt động ở nhiều ngành, nhiều sp, nhiều thị trường quốc tế
- Đầu ra của 1 cty lép vốn này là đầu vào của 1 cty lép vốn khác
Hạn chế: cty mẹ tập trung nguồn lực tài chính bằng cách di chuyển lợi nhuận của cty lép vốn về cty mẹ rồi phân phối lại cho các cty con -> giảm khả năng thực hiện các dự án độc lập và nhạy bén
Nên phát triển chính sách nhất quán giữa các chi nhánh thì việc chuyển đổi sẽ thuận lợi hơn cho các nhà quản lý
QUẢN LÝ TẬP TRUNG & PHÂN CẤP QUẢN LÝ (tt)KHI NÀO NÊN PHÂN CẤP QUẢN LÝ?
Môi trường kinh doanh quốc gia thay đổi nhanh chóng làm tăng sức ép từ địa phương
-> tạo ra các sp thích hợp với nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng bản địa
-> tránh việc mất đơn hàng, SX bị đình đốn, sức cạnh tranh bị yếu đi do phản ứng chậm chạp
Tiết kiệm được tiền bạc do đưa ra những quyết định đúng đẵn mà không cần đi khắp nơi để tìm kiếm thực tiễn
QUẢN LÝ TẬP TRUNG & PHÂN CẤP QUẢN LÝ (tt)ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC PHÂN CẤP ĐẾN VẤN ĐỀ THAM GIA QUẢN LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ
Sự phân cấp quản lý thúc đẩy việc tham gia quản lý
- Tinh thần công nhân cao hơn khi được tham gia vào việc ra quyết định
- Tạo ra sự ràng buộc lớn hơn từ nhà quản lý và công nhân khi giao cho họ ra các quyết định liên quan đến chiến lược quốc gia
Phân cấp quản lý làm tăng thêm trách nhiệm cá nhân đ/v các quyết định kinh doanh
- Khi các nhà quản lý địa phương bị thưởng hoặc phạt do các quyết định thì họ có thể tập trung đầu tư nhiều hơn
QUẢN LÝ TẬP TRUNG & PHÂN CẤP QUẢN LÝ (tt)YÊU CẦU ĐẢM BẢO SỰ PHỐI HỢP VÀ TÍNH LINH HOẠT TRONG CẤU TRÚC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
Cấu trúc tổ chức phải đảm bảo sự phối hợp
- Các cty có chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới
- Các cấu trúc xác định rõ ràng các đầu mối chịu trách nhiệm và chuỗi mệnh lệnh
- Các cấu trúc phải kết hợp được các đầu mối hoặc các đơn vị
Cấu trúc tổ chức phải đảm bảo tính linh hoạt
- Cấu trúc chịu sự điều chỉnh bởi cả những thay đổi ở bên trong cty và môi trường bên ngoài
- Cấu trúc phụ thuộc vào chiến lược nên khi chiến lược thay đổi thì đòi hỏi cấu trúc thay đổi tương ứng
CÁC LOẠI HÌNH CỦA CẤU TRÚC TỔ CHỨC
Cấu trúc phân nhánh quốc tế
(international division structure)
Cấu trúc khu vực địa lý
(wordwide area structure)
Cấu trúc nhóm sp toàn cầu
(wordwide product division structure)
Cấu trúc ma trận toàn cầu
(global matrix structure)
CÁC LOẠI HÌNH CỦA CẤU TRÚC TỔ CHỨCCẤU TRÚC PHÂN NHÁNH QUỐC TẾ
Là cấu trúc tổ chức tách biệt các hoạt động kinh doanh quốc tế khỏi các hoạt động kinh doanh nội địa bằng việc thành lập một bộ phận quốc tế riêng biệt có người quản lý riêng
Tập trung các vấn đề chuyên môn có tính chất quốc tế vào một chi nhánh (mar, bán hàng, tài chính, SX...)
Ưu điểm: cty giảm chi phí, tăng hiệu quả và không cho các hoạt động quốc tế phá vỡ SX nội địa
Hạn chế:
- Do sự phụ thuộc về nguồn lực tài chính và bí quyết kỹ thuật nên nếu phối hợp không tốt thì các nhà quản lý có thể làm tổn thương kết quả thực hiện của chi nhánh& cty
- Cạnh tranh và hợp tác giữa tổng giám đốc và các giám đốc phụ trách quốc gia không tốt sẽ gây tổn hại cho toàn cty
CÁC LOẠI HÌNH CỦA CẤU TRÚC TỔ CHỨCCẤU TRÚC PHÂN NHÁNH QUỐC TẾ
CÁC LOẠI HÌNH CỦA CẤU TRÚC TỔ CHỨC(tt)CẤU TRÚC KHU VỰC ĐỊA LÝ
Là cấu trúc trong đó các hoạt động toàn cầu của cty được tổ chức theo nước hay theo khu vực
Mỗi bộ phận theo khu vực địa lý hoạt động như 1 đơn vị độc lập, các quyết định được phân chia cho người quản lý khu vực hoặc quốc gia
Cấu trúc thích hợp với:
- Các cty coi mỗi thị trường khu vực hay quốc gia là duy nhất
- Các quốc gia, khu vực có sự khác nhau lớn về văn hóa, chính trị, kinh tế
Nhược điểm:
- Các nguồn lực được phân bổ có thể trùng nhau một phần
- Việc truyền đạt kiến thức từ đơn vị này sang đơn vị khác có thể không theo mong muốn
CÁC LOẠI HÌNH CỦA CẤU TRÚC TỔ CHỨC(tt)CẤU TRÚC KHU VỰC ĐỊA LÝ
CÁC LOẠI HÌNH CẤU TRÚC CỦA TỔ CHỨC (tt)CẤU TRÚC NHÓM SẢN PHẨM TOÀN CẦU
Là cấu trúc tổ chức phân chia các hoạt động của cty trên toàn thế giới theo nhóm sp
Mỗi bộ phận sp lại được chia thành các đơn vị trong nước và đơn vị quốc tế
Thí dụ: các bộ phận trong cty máy tính có thể là bộ phận mạng (internet), thông tin (communication), bộ phận phát triển phần mềm (software development)...
Cấu trúc thích hợp với các cty cung cấp sp và dịch vụ đa dạng
Hạn chế: mỗi chức năng R&D, mar.. lại được lặp lại ở cả đơn vị nội địa và quốc tế của mỗi bộ phận sp
CÁC LOẠI HÌNH CẤU TRÚC CỦA TỔ CHỨC (tt)CẤU TRÚC NHÓM SẢN PHẨM TOÀN CẦU
CÁC LOẠI HÌNH CẤU TRÚC CỦA TỔ CHỨC (tt)CẤU TRÚC MA TRẬN TOÀN CẦU
Là cấu trúc tổ chức phân chia chuỗi mệnh lệnh giữa các bộ phận sp và bộ phận khu vực
Ưu điểm:
- Cải tiến thông tin trong nội bộ
- Tăng hiệu suất của các công nhân được chuyên môn hóa cao
- Tăng sự phối hợp trong khi tăng sự năng động và đầu mối chịu trách nhiệm
Nhược điểm
- Rất cồng kềnh, làm tốn thời gian và làm chậm phản ứng từ các tổ chức
- Việc chịu trách nhiệm cá nhấn trở nên mơ hồ trong cấu trúc ma trận
- Việc nhận ra nguồn gốc vấn đề khó khăn nên các hoạt động sữa chữa cũng phức tạp
CƠ CHẾ PHỐI HỢPCHIẾN LƯỢC PHỐI HỢP TRONG CÁC CÔNG TY KDQT
Mức độ về nhu cầu phối hợp giữa các đơn vị: cty nội địa -> cty quốc tế -> cty toàn cầu -> cty xuyên quốc gia
Đ/v cty nội địa:
- Hoạt động với cấu trúc khu vực địa lý trên khắp TG
- Mỗi khu vực có sự độc lập đáng kể và chức năng tạo giá trị riêng
-> do các đơn vị khá độc lập nên nhu cầu phối hợp thấp nhất
Đ/v các cty theo đuổi chiến lược quốc tế:
- Khuyến khích việc chuyển giao kỹ năng và sp từ chính quốc sang các chi nhánh nước ngoài
CƠ CHẾ PHỐI HỢPCHIẾN LƯỢC PHỐI HỢP TRONG CÁC CÔNG TY KDQT (tt)
Đ/v các cty toàn cầu:
- Tăng khả năng khai tính kinh tế theo địa điểm và lợi ích đường cong kinh nghiệm
- Đảm bảo dòng sp đi qua chuỗi giá trị một cách suôn sẻ
Đ/v những cty quốc tế:
- Đảm bảo sự chuyển gia những công nghệ chủ chốt giữa những đơn vị
- Đảm bảo bất kỳ một chiến lược tung sp ra thị trường hay chiến lược mar đều được điều chỉnh phù hợp với các điều kiện ở từng địa phương
CƠ CHẾ PHỐI HỢPNHỮNG TRỞ NGẠI CHO SỰ PHỐI HỢP
Các nhà quản lý các chi nhánh khác nhau có những định hướng khác nhau
-> các nhà quản lý "không dùng chung một ngôn ngữ"
-> giữa các bộ phận không có sự tôn trọng lẫn nhau
-> hạn chế sự trao đổi cần thiết để thực hiện mục tiêu phối hợp và hợp tác
Các mục tiêu khác nhau dẫn đến các định hướng của các đơn vị khác nhau
-> có thể dẫn đến xung đột
CƠ CHẾ PHỐI HỢPCÁC CƠ CHẾ PHỐI HỢP CHÍNH THỨC
Được sử dụng nhằm phối hợp các đơn vị đa dạng, từ hình thức liên kết trực tiếp, liên lạc định kỳ tới nhóm và tới cấu trúc ma trận
Các cơ chế phối hợp chính thức
tiếp xúc trực tiếp
liên lạc định kỳ
nhóm
cấu trúc ma trận
Mức độ phức tạp gia tăng của các cơ chế phối hợp
CƠ CHẾ PHỐI HỢP (tt)CÁC CƠ CHẾ PHỐI HỢP CHÍNH THỨC (tt)
Tiếp xúc trực tiếp: các nhà quản lý các chi nhánh khác nhau chỉ cần liên hệ với nhau bất cứ khi nào họ có sự quan tâm chung
-> không có hiệu quả nếu các nhà quản lý có những định hướng khác nhau
Liên lạc định kỳ: cho phép một cá nhân ở mỗi đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với một đơn vị khác trên cơ sở thông thường
-> mối liên hệ lâu dài được thiết lập
Nhóm
- Sử dụng để phối hợp trong việc giới thiệu và phát triển sp mới
- Thích hợp cho các hoạt động, chiến lược đòi hỏi từ 2 đơn vị trở lên
-> phát triển sp phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng và sx với chi phí thấp
CƠ CHẾ PHỐI HỢP (tt)CÁC CƠ CHẾ PHỐI HỢP CHÍNH THỨC (tt)
Cấu trúc ma trận
- Tối đa hóa sự phối hợp giữa các đơn vị
- Thích hợp với các quốc gia là dựa trên cơ sở vùng địa lý và các bộ phận sp trên thế giới
- Cần quan tâm đến sức ép địa phương, mục tiêu chi phí và đường cong kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao
- Có xung hướng quan liêu, không linh hoạt và mang nhiều tính chất linh hoạt
CÁC CƠ CHẾ PHỐI HỢP PHI CHÍNH THỨC
2 cơ chế phối hợp phi chính thức:
- Mạng lưới quản lý
- Văn hóa tổ chức
Mạng lưới quản lý
- Là hệ thống các mối liên hệ phi chính thức giữa các nhà quản lý trong 1 cty
- Đòi hỏi hệ thống này phải bao gồm càng nhiều nhà quản lý càng tốt
- 2 phương pháp được sử dụng để thiết lập các hệ thống toàn cty:
* Hệ thống thông tin
* Các chính sách phát triển quản lý
CÁC CƠ CHẾ PHỐI HỢP PHI CHÍNH THỨC (tt)
Văn hóa tổ chức
- Văn hóa cty phải gạt bỏ những định hướng khác nhau của các đơn vị
-> tránh sự xung đột do các nhà quản lý khác nhau đeo đuổi những mục tiêu khác nhau
- Thiết lập một nền văn hóa chung là hết sức khó khăn:
* Xác định sứ mệnh cty
* Phản ánh sứ mệnh cty qua các tiêu chuẩn & giá trị của tổ chức
* Thiết lập các chương trình giáo dục quản lý để "xã hội hóa" các nhà quản lý
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
Kiểm soát nhân sự
Kiểm soát hành chính
Kiểm soát đầu ra
Kiểm soát văn hóa
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT (tt)KIỂM SOÁT NHÂN SỰ
Là kiểm soát các mối liên hệ cá nhân với các chi nhánh
Thích hợp với các cty nhỏ
Tạo thêm mối liên hệ giữa những nhà quản lý cấp cao:
- CEO sử dụng để tác động đến hành vi của chi nhánh
- Giám đốc sử dụng để tác động hành vi của các chi nhánh và đến tổ chức
Thí dụ: Jack Welch (CEO của General Electric) tổ chức cuộc gặp gỡ riêng tư với các giám đốc của các chi nhánh kinh doanh chính của GE để thăm dò về chiến lược, cấu trúc, hoạt động tài chính của cty
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT (tt)KIỂM SOÁT HÀNH CHÍNH
Là kiểm soát thông qua hệ thống các luật lệ và quy trình trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động của các đơn vị
Kiểm soát về sử dụng ngân sách và vốn là quan trọng nhất trong các cty đa quốc gia
Các mức ngân sách được xác định thông qua thương lượng giữa bộ phận quản lý tổng hành dinh và bộ phận quản lý từng đơn vị
Bộ phận quản lý tổng hành dinh khuyến khích hay hạn chế việc phát triển của các đơn vị bằng điều chỉnh ngân sách
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT (tt)KIỂM SOÁT ĐẦU RA
Là bao gồm việc đặt ra các mục tiêu cho các đơn vị để đạt được và đánh giá hoạt động của các nhà quản lý đơn vị thông qua khả năng đạt được những mục tiêu
Mục tiêu thể hiện qua các tiêu chí: lợi nhuận, năng suất, sự tăng trưởng, thị phần, chất lượng
Mục tiêu được thiết lập trên cơ sở thảo luận giữa các đơn vị và tổng hành dinh
Kiểm soát đầu ra được củng cố bằng việc kết nối quản lý với các kế hoạch thưởng phạt
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT (tt)KIỂM SOÁT VĂN HÓA
Tồn tại khi những nhân viên trung thành với hệ thống các tiêu chí và giá trị của cty
-> sự tự kiểm soát có thể làm giảm nhu cầu về các hệ thống kiểm soát khác
Cần đầu tư tiền bạc và thời gian để trau dồi các hệ thống tiêu chuẩn và giá trị
- Xác định và chọn lọc nhiệm vụ hoặc tương lai cho cty
- Phổ biến hệ thống tiêu chuẩn và giá trị thông qua các chương trình giáo dục quản lý
Chi phí kiểm soát là lượng thời gian mà các nhà quản lý cao cấp phải bỏ ra để kiểm soát và đánh giá hoạt động của các đơn vị
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro