QTCL 8
Chương 8.Các vấn đề quản trị cơ bản trong thực thi chiến lược
8.1. KN, bản chất và nhiệm vụ của thực thi CL
8.1.1. KN và nội dung của thực thi CL
- Khái niệm: Thực thi CL được hiểu là tập hợp các hành động và quyết định cần thiết cho việc triển khai chiến lược.
- Nội dung:
+ Thiết lập các mục tiêu hàng năm
+ Xây dựng các chính sách
+ Phân bổ các nguồn lực
+ Các vấn đề quản trị
+ Thực thi chiến lược
+Thay đổi cấu trúc tổ chức
+Phát triển lănh đạo chiến lược
8.1.2. Phân biệt hoạch định và thực thi CL
Hoạch định chiến lược
- Định vị các lực lượng trước khi hđộng
- Quá trình tư duy
- Đòi hỏi trực giác và kỹ năng phân tích tốt
- Đòi hỏi phối hợp 1 vài cá nhân
- Các khái niệm, công cụ của hoạch địnhCL tương đối như nhau giữa các tổ chức có qui mô và loại hình hđộng khác nhau
Thực thi chiến lược
- Quản lý các lực lượng khi hành động
- Quá trình tác nghiệp
- Đòi hỏi những khích lệ và kỹ năng lãnh đạo đặc biệt
- Đòi hỏi phối hợp nhiều cá nhân, nhiều bộ phận
- Thực thi chiến lược có sự khác nhau rất lớn giữa các qui mô và loại hình hoạt động của tổ chức
Các CL gia ----------------------> Nhà quản lý cấp chức năng
Chuyền đổi trách nhiệm
8.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi CL
Mô hình 7S của McKinsey:
- Cho phép nhận dạng các ntố ảnh hưởng tới thực thi CL.
- hiệu quả thực thi chiến lược không chỉ phụ thuộc vào việc quan tâm đầy đủ tới 7 nhân tố mà còn phụ thuộc vào tác động của các nhân tố này dưới góc độ hệ thống
strategy: chiến lược
systems: hệ thống
staff: nhân viên
super-ordinate Goal: những mục tiêu cao cả
structure: cấu trúc
style: phong cách
skill: kỹ năng
8.2. Quản trị mục tiêu ngắn hạn và các chính sách
* Hệ thống các nhân tố ảnh hưởng tới thực thi CL
Chiến lược /Một loạt các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các LTCT.
Cấu trúc: Sơ đồ tổ chức và các thông tin có liên quan thể hiện các quan hệ mệnh lệnh, báo cáo và cách thức mà các nhiệm vụ được phân chia và hội nhập.
Hệ thống: Các quá trình, qui trình thể hiện cách thức tổ chức vận hành hàng ngày.
Phong cách: Những điều mà các nhà quản trị cho là quan trọng theo cách họ sử dụng thời gian và sự chú ý của họ tới cách thức sử dụng các hành vi mang tính biểu tượng. Điều mà các nhà quản trị làm quan trọng hơn rất nhiều so với những gì họ nói.
Nhân viên: Những điều mà công ty thực hiện để phát triển đội ngũ nhân viên và tạo cho họ những giá trị cơ bản.
Kỹ năng: Những đặc tính hay năng lực gắn liền với một tổ chức.
Mục tiêu cao cả: Những giá trị thể hiện trong sứ mạng và các mục tiêu. Những giá trị này được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức.
8.2.1. KN và yêu cầu của Mục tiêu ngắn hạn
- Khái niệm: Là những mục tiêu < = 1 năm
- Nguyên tắc: SMART
+ specific (cụ thể)
+ measurable (đo lường đc)
+ assignable (tính giao cho mọi người
+ realistic (tính khả thi)
+ time-bounded(đảm bảo thời gian)
- Yêu cầu:
+ Sự nhất quán logic.
+ Sự hợp lư của tổ chức và sự hợp lư của cá nhân
8.2.2. Quản trị các chính sách
- Khái niệm: những chỉ dẫn chung nhằm chỉ ra những giới hạn (hoặc ràng buộc) về cách thức đạt tới mục tiêu chiến lược.
- Yêu cầu:
+ Phải cụ thể và có tính ổn định.
+ Tóm tắt và tổng hợp thành các văn bản hướng dẫn, các quy tắc, thủ tục mà các chỉ dẫn này đóng góp thiết thực cho việc đạt tới các mục tiêu của chiến lược chung
- Các loại chính sách trong triển khai CL
+ Chính sách Marketing:
+ Chính sách nhân sự
+ Chính sách Tài chính
+ Chính sách R&D
a. Chính sách marketing
- Chính sách phân đoạn thị trường
- Chính sách định vị sản phẩm
- Chính sách sản phẩm
- Chính sách giá
- Chính sách phân phối
- Chính sách xúc tiến thương mại
b. Chính sách R&D
- Phát triển sản phẩm:
+ Hoàn thiện SP hiện có: Hoàn thiện về hình thức, Hoàn thiện về nội dung, Hoàn thiện cả nội dung và hình thức
+ Phát triển SP mới hoàn toàn: R&D để đưa ra 1SP chưa từng xuất hiện trên thị trường
- Đổi mới quy tŕnh: đổi mới hoặc cải thiện phương pháp/qui trình sản xuất (bao gồm cả thay đổi đáng kể về kỹ thuật, thiết bị và / hoặc phần mềm) nhằm đạt đuợc hiệu quả cao hơn.
c. Chính sách nhân sự
- Gắn thành tích và lương thưởng với thực hiện CL
+ Có hệ thống lương thưởng và cơ chế khuyến khích
+ Cơ chế khen thưởng dựa trên mục tiêu hàng năm
- Chế độ đãi ngộ thống nhất
- Giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ
- Tạo môi trường văn hóa nhân sự hỗ trợ CL
+ Thích ứng VH hiện tại trong quan hệ nhân sự hỗ trợ CL
+ Có thể tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, thuyên chuyển, thăng tiến nhân viên cho phù hợp với mục tiêu CL
d. Chính sách tài chính
- Huy động vốn cần thiết: Nguồn vốn: từ lợi nhuận; các khoản nợ, cổ phần…
- Dự toán ngân sách tài chính: Mô tả chi tiết vốn được cung cấp và chi tiêu ra sao?
- Chính sách thu mua: Dự toán k.hoạch thu mua gắn với t.hình tài chính
- Lãi suất cổ phần: Định rõ qui tắc phân chia lợi nhuận trong t.hiện CL
- Chính sách tiền mặt: Nguồn tiền mặt lấy từ đâu? Sử dụng ra sao? Làm thế nào để gia tăng lượng tiền mặt khi thực thi CL?...
8.3. Quản trị các chiến thuật chức năng
8.3.1. KN chiến thuật chức năng
Các chiến thuật chức năng là các hoạt động mang tính chỉ dẫn được tiến hành tại mỗi bộ phận chức năng như marketing, tài chính-kế toán, sản xuất, R&D, nhân sự… nhằm hỗ trợ chiến lược DN hoàn thành các mục tiêu chiến lược
8.3.2. Phân biệt chiến thuật chức năng và CL kinh doanh
-Giới hạn thời gian: chiến thuật chức năng nhận dạng các hđộng được đảm nhận trong thời điểm hiện tại hoặc trong TL rất gần, chiến lược cấp KD tập trung vào bối cảnh của công ty trong vòng 3-5 năm tới
-Tính cụ thể: chiến thuật cnăng thường cụ thể hơn CLKD
-Những người tham gia phát triển
+CLKD " sự thương lượng, bàn bạc giữa nhà quản trị cấp công ty và các nhà quản trị cấp kinh doanh
+Chiến thuật cnăng " sự thương lượng, bàn bạc giữa nhà quản trị cấp kinh doanh và các nhà quản trị chức năng.
8.4. Qui hoạch các nguồn lực để thực thi CL
8.4.1. Các cấp độ qui hoạch nguồn lực
- Cấp độ công ty: nguồn lực nên được phân bổ thế nào giữa các bộ phận chức năng, đơn vị khác nhau trong tổ chức?
- Cấp độ kinh doanh: nguồn lực nên được bố trí như thế nào trong mỗi chức năng, bộ phận và đơn vị khác nhau trong tổ chức để đảm bảo chiến lược được lựa chọn được thực hiện tốt nhất?
8.4.2. Qui hoạch nguồn lực ở cấp công ty
*TH1: Có ít sự thay đổi trong nguồn lực
- Phân bổ nguồn lực theo công thức
- Phân bổ nguồn lực kiểu mặc cả tự do
*TH2: Phân bổ nguồn lực trong quá trình tăng trưởng
- Khu vực ưu tiên và phân bổ ng.lực có thể được ép buộc từ cấp cao
- Cấp cao phân bổ nguồn lực qua quá tŕnh cạnh tranh tự do
*TH3: Phân bổ nguồn lực khi ổn định hoặc suy giảm
- Tái phân bổ nguồn lực được ép buộc từ cấp cao
- Tái phân bổ nguồn lực thông qua tự do cạnh tranh
- Tái phân bổ nguồn lực thông qua đấu thầu có ràng buộc
*TH4: Phân bổ những nguồn lực dùng chung
- Phân bổ gián tiếp bằng việc tính toán các chi phí.
- Phân bổ trực tiếp bằng cách chuyển nghĩa vụ quản lư cho 1 bộ phận
- Phân bổ trực tiếp bằng cách các bộ phận trả chi phí phục vụ.
8.4.3. Qui hoạch nguồn lực ở cấp kinh doanh
Nhận dạng các nguồn lực:
- các đòi hỏi nguồn lực chi tiết
- định dạng nguồn lực
Phù hợp với các nguồn lực sẵn có
- Những nguồn lực mới
- Thay đổi nguồn lực cũ
- Định hình lại các nguồn lực
Phù hợp giữa các nguồn lực với nhau
- Nhất quán với nhau
- Liên kết với nhau
8.4. Tiến hành triển khai qui hoạch nguồn lực
-Xác định những năng lực cốt lơi và các nhiệm vụ chủ yếu
-Vạch ra các ưu tiên
-Kiểm định những giả định
-Lập ngân sách và hoạch định tài chính
-Triển khai nguồn nhân lực
-Phân tích mạng
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro