Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

QTCL

 Câu 1 Khái niệm và lợi ích của chiến lược kinh doanh? Để phát huy tác dụng của chiến lược kinh doanh cần điều kiện gì?

Trả lời

 Khái niệm:

       Chiến lược kinh doanh là sự lựa chọn tối ưu việc phối hợp giữa các bộ phận với thời gian, không gian theo sự phân tích môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu lâu dài phù hợp xu hướng của doanh nghiệp

 Lợi ích của chiến lược kinh doanh

   - Chiến lược kinh doanh giúp doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội thị trường và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường bằng cách vận dùng nguồn lực có hạn nhằm đạt mục tiêu đã đề ra, giúp doanh nghiệp thấy rõ được mục đích và hướng đi

   - Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến môi trường kinh doanh

   - Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp chủ động đối phó và làm chủ được các diễn biến của thị trường

- Chiến lược kinh doanh giúp tăng doanh số bán ra, tăng năng suất lao động và hiệu quả quản trị, tránh được những rủi ro

Để phát huy tác dụng của chiến lược kinh doanh cần điều kiện sau:

- Phải tận dụng tốt cơ hội của thị trường

- Phải giảm bớt được các nguy cơ, bất lợi cho hoạt động của kinh doanh

- Chủ động đối phó và làm chủ được diễn biến phức tạp của thị trường

- Tăng hiệu quả năng suất lao động, tránh được rủi ro

- Đòi hỏi nhà quản trị phải có trình độ phù hợp

- Có sự ghi nhận công lao và thưởng phạt xứng đáng

- Khai thác triệt để lợi thế của mình, chứ không phải tập trung khắc phục điểm yếu

- Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp

- Khắc phục sự dàn trải nguồn lực, không tận dụng hết nguồn nhân lực gây lãng phí

- Phải xác định rõ đâu là mục tiêu quan trọng nhất để thực hiện

- Có các kế hoạch dự phòng để hạn chế rủi ro, tránh tình trạng bị động trước sự thay đổi của môi trường

- Đòi hỏi sự sáng tạo và chính xác

Câu 2: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nên tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh hay quản trị chiến lược? Vì sao?

Trả lời

Chiến lược kinh doanh là sự lựa chọn tối ưu việc phối hợp giữa các bộ phận với thời gian, không gian theo sự phân tích của môi trường kinh doanh và khả năng nguồn nhân lực của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu lâu dài phù hợp với xu hướng của doanh nghiệp

Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường hiện tại cũng như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó

Như vây

Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam – với quy mô hạn hẹp, thiếu nhân lực và vật lực, nên tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh. Vì chiến lược kinh doanh phù hợp với hoạt động kinh doanh của họ, giảm thiểu được chi phí, phù hợp với môi trường đầy biến động. Trong  khi đó, nếu doanh nghiệp Việt Nam chọn quả trị chiến lược thì phải cần một nguồn lực dồi dào, có kinh nghiệm, có năng lực và tay nghề tốt, cần huy động một nguồn chi phí lớn đẻ thực hiện và có dự trù khi rủi ro xảy ra. Và khi chiến lược kinh doanh thất bại, doanh nghiệp Việt

Nam vẫn có đủ khả năng khắc phục hậu quả, trong khi đó, nêú theo đuổi quản trị chiến lược thì doanh nghiệp có thể rơi vào phá sản hoặc tạo điều kiện cho các đối thủ lợi dụng thâu tóm hoặc mua đứt

Còn trong dài  hạn, các doanh nghiệp nên tiến hành xây dựng quản trị chiến lược vì đây là một quá tình đòi hỏi doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chi phí, nguồn nhân lực, công nghệ, trang thiết bị , dự phòng các trường hợp bất trắc xảy ra , xem xét kĩ khả năng tài chính của doanh nghiệp … Và khi xây dựng quả trị chiến lược do đó cả một thời gian dài chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiên cưú, tập trung mọi nguồn lực ,nếu thành công doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận và hiệu quả cao hơn hiệu quả của chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp có cơ hội để gia tăng vị thế cạnh tranh của minh, tránh được tình trạng luôn bị động trước thay đổi cuả môi trường kinh doanh , tận dụng được nguồn lực, tăng năng suất lao động và theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng thị trường của mình.

Câu 4Trình bày khái niệm quản trị chiến lược? so sánh sự giống và khác nhau giữa xây dựng chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược?

Trả lời

 Khái niệm

Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu môi trường hiện tại cũng như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó

So sánh

Giống nhau

-         Đều là quá trình xây dựng các kế hoạch , phương hướng để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra

-         Xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, phân tích môi trường kinh doanh

-         Nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ,mở rộng thị trường

Khác nhau

Chiến lược kinh doanh

Quản trị chiến lược

Là sự lựa chọn tối ưu việc phối hợp giữa các bộ phận

Là quá trình nghiên cứu môi trường

Phù hợp với kế hoạch ngắn hạn, thực hiện trong từng giai đoạn

Phù hợp với các kế hoạch dài hạn, cần một thời gian dài để nghiên cứu và thực hiện

Phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, vốn ít

Phù hợp vói các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực về kinh tế

Thay đổi theo sự biến động của môi trường kinh doanh, tình hình sản xuất của doanh nghiệp

Ít có sự biến động, do doanh nghiệp có thời gian dài nghiên cứu hành động kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định

Câu 5 Vẽ sơ đồ và trình bày nội dung quá trình quản trị chiến lược. Giai đoạn nào trong quá trình quản trị chiến lược là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời

 sơ đồ quá trình quản trị chiến lược

Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Hoạch định là quá trình xem xét quá khứ, quyết định trong hiện tại những vấn đề ttrong tương lai.

Thực hiện là cách thức mà các nhà quản trị đưa ra để nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, trong dai đoạn này các nhân viên trong doanh nghiệp được phân công các công việc cụ thể và biết được rằng các công việc đó ai làm , làm gì và làm ra sao.

Kiểm soát là quá trình so sánh, kiểm tra kết quả đã và đang đạt được với những gì hiện thực của thực tế để thấy được doanh nghệp đã đi đúng mục tiêu chưa, nếu lệch mục tiêu thì điều chỉnh lại nhằm đi đúng hướng.

Trong ba giai đoạn trên giai đoạn nào cũng quan trọng. Nếu không có giai đoạn hoạch định, doanh nghiệp sẽ không xác định được phương hướng, cách thức tiến hành , nhân viên sẽ không biết được mình phải làm gì. Còn nếu như không có người thực hiện, cho dù kế hoạch được xây dựng mĩ mãn đến đâu cũng chỉ là lý thuyết. và nếu như không biết cái gì được thực hiện, thực hiện đến đâu là điều hết sức nguy hiểm. Doanh nghiệp sẽ không biết hậu quả rui ro, sai lầm để điều chỉnh sửa sai.

Tóm lại cả ba giai đoạn trên giai đoạn nào cũng quan trọng nhưng quan trọng nhất là giai đoạn hoạch định. Vì đây là giai đoạn tiền đề cho các giai đoạn khác thực hiện, “đầu xuôi đuôi lọt”, giai đoạn thực hiện nếu sai có thể sửa lại được, và điều chỉnh được, giai đoạn kiểm soát nếu sai có thể thực hiện lại không ảnh hưởng đến các giai đoạn khác nhưng giai đoạn hoạch định nếu sai thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn khác, doanh nghiệp lại phải nghiên cứu từ đầu và thực hiện lại toàn bộ quá trình.

Câu 8 Phân biệt tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh kinh doanh?  Trình bày nội dung của một bản sứ mệnh kinh doanh theo Fred David?

Trả lời:

Phân biệt:

Tầm nhìn chiến lược

Sứ mệnh kinh doanh

Diễn tả mục đín, mong muốn cao nhất và khái quát nhất của tổ chức, khát vọng mà doanh nghiệp muốn vươn tới

Là lý do, ý nghĩa của sự tồn tại và các hoạt động của tổ chức

Đó là những định hướng lâu dài của doanh nghiệp

Là một bản tuyên ngôn của công ty đối với xã hội

Dựa trên những dự báo của môi trường kinh doanh

Dựa trên khả năng tiềm tàng trong nội bộ kết hợp với cơ hội mà doanh nghiệp có khả năng nắm bắt, rủi ro cần ngăn chặn từ môi  trường bề ngoài

Nhằm làm sáng tỏ vấn đề “doanh nghiệp muốn trở thành cái gì?”

Nhằm làm sáng tỏ vấn đề “công ty tồn tại nhằm mục đích gi?”

Nội dung của một bản sứ mệnh kinh doanh theo Fred David:

Theo Fred David một bản sứ mệnh gồm 9 nội dung , được chia thành 3 nhóm :

1)     Ngành kinh doanh:

-         Khách hàng: ai là người tiêu thụ sản phẩm của công ty?

-         Sản phẩm/ dịch vụ: Sản phẩm/ dịch vụ của công ty là gì?

-         Thị trường: Thị trường của công ty ở đâu?

-         Công nghệ: Công ty sử dụng công nghệ gì và công nghệ đó có phải mối quan tâm hàng đầu của công ty không?

2)     Mục tiêu kinh doanh:

Quan tâm đến vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lời: công ty có quá rằng buộc với những mục tiêu kinh tế hay không?

3)     Tư tưởng chủ đạo:

-         Triết lí: đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên triết lí của công ty?

-         Tự đánh giá: năng lực đặc biệt hay ưu thế cạnh tranh của công ty là gì?

-         Quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: đây có phải mối quan tâm chủ yếu của công ty hay không?

-         Quan tâm đối với nhân viên: thái độ của công ty đối với nhân viên như thế nào?

-         Quan tâm tới nhân viên: đền bù cho nhân viên số tiền thù lao và phúc lợi có khả năng cạnh tranh với các cơ hội việc làm khác nhau trong khu vực địa lí và xứng đáng với sự đóng góp của họ cho hoạt động có hiệu quả của công ty.

Câu 9 Phân tích sự ảnh hưởng của mội trường kinh tế đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Xu hướng lãi xuất của ngân hàng Việt Nam hiện nay ra sao? Vì sao có xu hướng đó?

Trả lời:

Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua các yếu tố:

1)    Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP):

Tốc độ tăng của GDP và GNP hàng năm cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng thu nhập đầu người, dựa vào đó xác định được dung lượng của thị trường ngành và thị phần của doanh nghiệp

2)    Lãi suất và xu hướng lãi suất:

Lãi suất có ảnh hưởng đến xu hướng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Nếu lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận các doanh nghiệp.

3)    Xu hướng của tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị đồng tiền trong nước với các quốc gia khác. Khi tỷ giá thay đổi sẽ có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh của sản phẩm khi kinh doanh trên thị trường quốc tế

4)    Yếu tố lạm phát:

Lạm phát sẽ làm tăng yếu tố giá cả đầu vào, từ đó làm tăng giá thành và giá bán, làm cho sản phẩm khó cạnh tranh. Mặt khác, khi  yếu tố lạm phát tăng cao thì thu nhập thực tế của người dân lại giảm xuống, điều này dẫn tới giảm sức mua và giảm nhu cầu thực tế của người tiêu dùng

Xu hướng lãi suất của ngân hàng Việt nam hiện nay không phải do các ngân hàng đưa ra mà họ dực trên khung lãi suất sàn và lãi suất trần do thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm hiên hành. Người gửi luôn mong muốn lãi suất cao, còn người vay luôn muốn chi phí sử dụng vốn của mình thấp nhất- lãi suất thấp. Trong trường hợp nào cũng có khuyết điểm của nó. Nếu lãi suất cao chứng tỏ nền kinh tế phát triển nhanh, người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn, mua sản phẩm nhiều hơn, trượt giá là điều tất yếu, kèm theo đó là lạm phát tăng và ngược lại nếu lãi suất giảm.

Xu hướng lãi suất của ngân hàng Việt nam hiện nay do thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết định và hiện đang có xu hướng giảm để bình ổn cả, đảm bảo nền kinh tế, giảm lạm phát. Và quyết định này được đưa ra dựa trên tình hình thực tế của đất nước ta và tình trạng tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng cao, sự mất giá của đồng tiền….

Câu 10Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường dân số đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ tăng dân số Việt Nam hiện nay là điều kiện thuận lợi hay bất lợi cho các doanh nghiệp? Vì sao?

Trả lời:

   Sự ảnh hưởng của môi trường dân số đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:

   Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng và sử dụng nguồn nhân lực, do đó điều này ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

   Môi trường dân số có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Đó là những người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ cho doanh nghiệp, quyết định đến các loại hình dịch vụ sản phẩm mà doanh nghiệp định cung cấp ra thị trường. Môi trường dân số cung cấp cho doanh nghiệp nguồn nhân lực để doanh nghiệp có thể sản xuất kinh doanh- đây là một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp mà các nhà quản trị đang cố gắng tận dụng và khai thác

   Quy mô và tốc độ tăng dân số là khía cạnh quan trọng tác động đến quy mô nhu cầu. Thông thường, quy mô của một vùng, một khu vực một quốc gia càng lớn, báo hiệu một quy mô thị trường càng lớn. Bất kể công ty nào cũng đều bị hấp dẫn bởi thị trường này

    Khi xây dựng chiến lược kinh doanh thì doanh nghiệp cần phân tích những khía cạnh sau của môi trường dân số:

-         Tổng số dân của xã hội

-         Tỷ lệ tăng dân số

-         Các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng

-         Tác động của dân số tới kế hoạch chiến lược và chính sách quản lý nhân lực

Tốc độ tăng dân số Việt Nam hiện nay là điều kiện thuận lợi hay bất lợi cho các doanh nghiệp Vì:

    Thuận lợi:

Khi tốc độ tăng dân số nhanh: doanh nghiệp có thuận lợi là cố nguồn nhân lực dồi dào, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhất là khi Việt nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, chính vì vậy cần một lượng lớn nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp lựa chon. Tiếp đó, khi dân số tăng, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng, đây chính là thị trường tiềm năng để doanh nghiệp đầu tư và khai thác

     Bất lợi:

Khi tốc độ dân số tăng quá nhanh, đối với các doanh nghiệp yếu kém đó chính là gánh nặng cho các doanh nghiệp về việc chi trả các khoản trợ cấp khó khăn, bảo hiểm, phụ cấp, trợ cấp thất nghiệp, nhất là việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động. Và khi dân số tăng nhanh kéo theo đó là rất nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội

Câu 11 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa- xã hội đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp? Cho ví dụ về sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến tập quán tiêu dùng của người dân?

Trả lời:

Sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa- xã hội đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:

     Môi trường văn hóa- xã hội bao gồm những chuẩn mực, những giá trị được chấp nhận và được tôn trọng bởi một xã hội hay nền văn hóa cụ thể. Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng, văn hóa là một trong những yếu tố chủ yếu tác động, chi phối hành vi ứng xử của người tiêu dùng, chi phối hành vi mua của khách hàng

     Nhánh văn hóa dân tộc

  Mỗi quốc gia thường có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có ngôn ngữ, phong tục, tập quán khác nhau dẫn đến quan điểm và lối sống khác biệt.

  Nhánh văn hóa dân tộc được xác định qua các đặc điểm nhân khẩu học, tôn giáo, giáo dục, các mẫu gia đình, các lứa tuổi, các công việc làm, thu nhập, địa vị xã hội.

       Nhánh văn hóa khu vực

Ví dụ: theo điều tra hàng Việt nam chất lượng cao năm 2008 cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng miền nam chọn kênh phân phối siêu thị nhiều nhât 63.7% , khu vực miền trung và tây nguyên kênh phân phối chủ yếu là tạp hóa và chợ, miền bắc kênh phân phối lại là các cửa hàng chuyên

       Nhánh văn hóa tuổi tác

       Nhánh văn hóa giới tính

       Nhánh văn hóa tôn giáo

Ví dụ: - Người đạo Hồi tránh ăn thịt heo, người theo đạo Hindu tránh ăn thịt bò. Công ty NESTLE phải xóa hình con heo trong quảng cáo năm mới đinh hợi sau khi bị đài truyền hình phản đối

                  -Đối với khách du lịch theo đạo Thiên chúa giáo thì du lịch cần được bố trí gần nhà thờ để t7,cn còn đi lễ.

Tóm lại:

Các nhánh văn hóa trong cùng một nền văn hóa cho chúng ta thấy những người cùng dân tộc, chủng tộc tín ngưỡng … thường có thói quen và sở thích khá tương đồng. Các nhà tiếp thị phải nắm bắt được điều này để phục vụ khách hàng ở mỗi nhánh văn hóa tốt hơn.

Câu 12:Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp,? Cho vd về điều kiện tự nhiên là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

Trả lời:

 Sự ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:

Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất,... đây là yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, cũng như hoạt động của doanh nghiệp, mặt khác chúng cũng là những yếu tố quan trọng của nhiều ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp khai thác, du lịch, vận tải...

Những biến đổi của môi trường tự nhiên ngày càng được thế giới quan tâm. Tùy theo mức độ cần thiết khác nhau, nhưng không ngành kinh doanh nào không chịu tác động của môi trường tự nhiên. Tài nguyên thiên nhiên có hai loại là tài nguyên tài sinh và tài nguyên không tái sinh. Tính khan hiếm của các yếu tố đầu vào đang là nguy cơ đầu tiên mà các doanh nghiệp quan tâm đến. Loại tài nguyên nào khan hiếm càng lớn thì nguy cơ đối với ngành kinh doanh đó cũng tăng theo thông qua sự biến động giá cả nguyên liệu, năng lượng...

Hiện tượng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được mọi người quan tâm, các doanh nghiệp luôn cố gắng sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, hài lòng người tiêu dùng.

VD:

 Công ty xi măng Hoàng Thạch, hoặc cty Phúc Sơn, các cty này có nhiều lợi thế tự nhiên ban tặng, cty được xây dựng tại nơi có địa hình thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, gần núi đá vôi, gấn sông, gần vùng có nhiều loại đất sét, cao lanh...như vậy, các doanh nghiệp tận dụng được các yếu tố đầu vào, giảm thiểu được chi phí vận chuyển. Hơn nữa khí hậu ở đây rất thuận lợi cho việc bảo quản sp. Đó chính là điểm mạnh của công ty có thể cạnh tranh được với các công ty cùng ngành khác.

Câu 13: môi trường vi mô có tác động như thế nào đối với doanh nghiệp? Phân biệt đối thủ cạnh tranh trong ngành, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thay thế?

Trả lời:

Tác động của môi trường vi mô đến doanh nghiệp:

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố tác động trong ngành, nhóm này tác động trên phạm vi hẹp và trực tiếp đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp.

Môi trường vi mô bao gồm:

1,  Lực lượng bên trong công ty:

     Bao gồm các phòng ban bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện mọi công việc nào đó, góp phần đưa các kế hoạch của doanh nghiệp đi vào hiện thực. Một chiến lược kinh doanh khi đưa ra nếu được sự đoàn kết, nhất trí ủng hộ và đồng lòng của nhân viên kế hoạch sẽ nhanh chóng đi đến thành công và đạt hiệu quả cao. Doanh nghiệp cần tận dụng và khai thác tốt nguồn nhân lực tạo môi trường làm việc khoa học, lành mạnh, công bằng.

2, Lực lượng bên ngoài công ty:

    Tổ chức các nhân cung ứng, các yếu tố sản xuất để sản xuất hàng hóa cung cấp ra thị trường bất kì công ty nào cũng cần được cung cấp các yếu tố đầu vào như: số lượng, chất lượng, giá cả, nhịp độ cung cấp đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

    Các tổ chức dịch vụ marketing: bao gồm tổ chức thương mại, tổ chức dịch vụ marketing, công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa, tổ chức tài chính tín dụng...doanh nghiệp cần cân nhắc giữa việc tự tổ chức hay mua dịch vụ của các công ty mô giới.

Phân biệt đi thủ cạnh tranh trong ngành, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và doanh ngoanh nghệp kinh doanh sản phẩm thay thế

Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thay thế

Các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành, cùng khu vực thị trường với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp chưa có mặt trên thị trường nhưng sẽ xuất hiện và kinh doanh cùng ngành, cùng khu vực thị trường với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thuộc ngành khác nhưng kinh doanh sản phẩm có cùng công dụng với sản phẩm của doanh nghiệp, có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng như sản phẩm của doanh nghiệp, cùng khu vực thị trường với doanh nghiệp

Câu 15:phân tích nguy cơ đe dọa của sp thay thế tới sự phát triển của doanh nghiệp? Lấy vd về nước giải khát?

Trả lời:

Khái niệm:

Sản phẩm thay thế là các sản phẩm có cùng công dụng như sp của ngành, tức là có khả năng thỏa mãn cùng 1 loại nhu cầu của khách hàng nhưng lại thuộc ngành khác.

Đó là

- Khi giá của sp thay thế thấp: vì cùng thảo mãn 1 loại nhu cầu do đó khi mà giá của sp thay thế thấp hơn nhiều so với sp mà doanh nghiệp đang kinh doanh thì việc người tiêu dùng chuyển sang sử dụng sp thay thế là điều dễ hiểu. Khi đó lượng sp tiêu thụ của doanh nghiệp bị giảm xuống, do đó ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả sx kinh doanh của doanh nghiệp.

-Khi sp của doanh nghiệp không có sự khác biệt: lợi ích mà sp của doanh nghiệp mang lại không có sự khác biệt rõ rệt với sp thay thế như mức độ an toàn khi sử dụng, mức độ tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng... thì người tiêu dùng cũng dễ dàng chuyển sang sử dụng sp thay thế.

Câu 16: Trình bày ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh trong ngành tới sự phát triển của doanh nghiệp? Cho ví minh họa?

       Trả lời :

       Đối thủ cạnh tranh trong ngành là toàn bộ các đối thủ cạnh tranh cùng nghành, cùng khu vực , thị trường của doanh nghiệp.

       Các yếu tố làm tăng mức độ cạnh tranh gay gắt trong nghành:

        -Số lượng : số lượng đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì mức độ càng gay gắt.

        -Quy mô: khi các đối thủ cạnh tranh có quy mô và thực lực ngang  nhau thì mức độ cạnh tranh sẽ lớn ngay cả khi chỉ có một vài công ty.

       -Tốc độ tăng trưởng của ngành : trong ngành có tốc độ tăng trưởng chậm , dung lượng thị trường hầu như không được mở rộng, khi đó sẽ xảy ra cuộc chiếm giữ thị phần. Còn ngành có tốc  độ tăng trưởng nhanh sẽ là cơ hội cho các công ty phát triển.

      -Ngành có năng lực dư thừa: do lợi nhuận cao thường thu hút các ngành kinh doanh đầu tư ồ ạt, điều này sẽ dẫn đến việc sản xuất  dư thừa, các công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ. Từ đó sẽ dẫn đến cuộc chiến giành thị  phần.

     Ví dụ:Ví dụ trong ngành nước giải khát.

Câu 17: Trình bày vai trò của khách hàng tới sự phát triển của doanh nghiệp? Trong trường hợp nào khách hàng có thể gây áp lực cho doanh nghiệp?

     Khách hàng là nhân tố cơ bản quyết định khả năng sinh lợi tiềm tàng của nghành, khách hàng có  khả năng áp đặt giá, làm cho lợi nhuận doanh nghiệp giảm xuống bằng cách:

          -Ép giá người bán .

          -Đòi hỏi người bán nâng cao chất lượng phục vụ.

          -Làm cho các đối thủ cạnh tranh đối lại nhau.

     Khách hàng là khởi nguồn của mọi sự sáng tạo”- câu nói của Tom Peters, tác giả cuốn sách “Đi tìm sự hoàn hảo” đã khẳng định phần nào vai trò quan  trọng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , quyền lực của khách hàng thậm chí có thể tác động tới sự tồn vong của cả một ngành hàng.

     Khách hàng có  thể gây áp lực cho doanh nghiệp trong trường  hợp:

          -Khi số lượng khách  hàng ít trong khi có nhiều nhà cung cấp.

          -Khi khách hàng mua số lượng lớn.

          -Khi khách  hàng chiếm  một tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán: sức đàm phán giá cả của người mua sẽ tăng lên khi họ mua gần hết sản lượng của người bán. Trong trường hợp này sự tồn tại của người bán hoàn toàn phụ thuộc vào người mua. Chính vì vậy, người mua có thể thao túng và ép giá người bán.

Câu 18: So sánh chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược phát triển thị trường:

     Giống nhau:

     -Đều tìm ra một thị trường mới.

     -Hai chiến  lược này đều phụ thuộc vào điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

     -Được xây dựng với mục đích mở rộng lượng khách hiện có tăng doanh thu,  tối  đa hóa lợi nhuận.

     Khác nhau:

Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược phát triển thị trường

-Dành cho doanh nghiệp tung ra sản phẩm mới, chưa xuất hiện trên thị trường bao giờ.

-Số lượng sản phẩm tung ra thường ở dạng thăm dò hiệu quả thị trường, nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm.

-Nhằm vào một số đối tượng cụ thể, một thị trường cụ thể, một  khu vực cụ thể nào đó.

-Các chiêu thức thường dùng là: giới thiệu sản phẩm, tặng hàng đi kèm , dùng thử, kèm theo đó là các ưu đãi lớn.

-Dành cho doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm hiện đang sản xuất, các sản phẩm này đã xuất hiện trên thị trường.

-Số lượng sản phẩm lớn, tung ra thị trường  với mục đích tăng doanh số bán ra, nhắc mọi người nhớ đến nhãn hiệu sản phẩm của  mình.

-Nhằm vào tất cả các đối tượng, các  thị trường với quy mô lớn hơn.

-Kèm theo đó là các chiêu thức khuyến mãi, dịch vụ đi kèm: giảm giá, tặng quà, phần thưởng ...

Ví dụ về một công ty sử dụng thành  công chiến lược thị trường:

     Vinafruit nỗ lực phát triển nghành trái cây VN để hội nhập thị trường nông sản thế giới, phát huy tối đa tính đặc thù ngành trái cây VN (khí hậu, đất đai, văn hóa, truyền thống ....) đồng thời tiếp thu tính hiện đại của ngành

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro