Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

QTAT-PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (P)

NỘI DUNG CHỦ YẾU LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

P.1. Luật phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đã được Quốc hội thông qua và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố, có hiệu lực kể từ năm nào?

Đáp án:

1.      *Năm 2001.

2.      Năm 2002.

3.      Năm 2003.

I. NGUYÊN TẮC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (điều 4).

P.2. Luật PCCC quy định huy động như thế nào về việc tham gia hoạt động PCCC?

Đáp án:

1.      *Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

2.      Huy động sức mạnh lực lượng PCCC chuyên nghiệp.

3.      Huy động sức mạnh phối hợp giữa lực lượng PCCC chuyên nghiệp và lực lượng PCCC cơ sở.

P.3. Trong hoạt động PCCC, lấy công tác gì là chính?

Đáp án:

1.      Lấy chữa cháy là chính.

2.      *Lấy phòng ngừa là chính.

3.      Lấy phòng ngừa và chữa cháy là chính.

P.4. Trong hoạt động PCCC, cần chuẩn bị sẵn sàng những gì ?

Đáp án:

1.      Lực lượng, phương tiện.

2.      Phương án và các điều kiện cần thiết.

3.      *Tất cả các yêu cầu trên.

P.5. Mọi hoạt động PCCC trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng những gì?

Đáp án:

1.      *Lực lượng và phương tiện chữa cháy tại chỗ.

2.      Lực lượng và phương tiện chữa cháy chuyên nghiệp.

3.      Lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ và chuyên nghiệp.

II. TRÁCH NHIỆM PCCC (Điều 5).

P.6. PCCC là trách nhiệm của những ai?

Đáp án:

1.      Của mỗi cơ quan, tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam.

2.      Của mỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam.

3.      *Của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam.

P.7. Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội PCCC?

Đáp án:

1.      15 tuổi trở lên.

2.      *18 tuổi trở lên.

3.      20 tuổi trở lên.

P.8. Đội PCCC cơ sở được lập ở những nơi nào?

Đáp án:

1.      Nơi cư trú.

2.      Nơi làm việc.

3.      *Cả hai cơ sở trên.

P.9. Ai là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra PCCC?

Đáp án:

1.      Tất cả công dân nước CHXHCN Việt Nam.

2.      *Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình.

3.      Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình và lực lượng PCCC chuyên trách.

P.10. Lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm gì?

Đáp án:

1.      Làm nhiệm vụ chữa cháy.

2.      Hướng dẫn hoạt động cho các lực lượng PCCC cơ sở và làm nhiệm vụ chữa cháy.

3.      *Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

III. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA CHỮA CHÁY (Điều 10)

P.11. Đối với người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà bị hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ thì giải quyết như thế nào?

Đáp án:

1.      Không được bồi thường thương tật.

2.      Được xét là tử sỹ hoặc thương binh xếp hạng.

3.      *Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

P.12. Đối với người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà bị tổn thất về tài sản thì giải quyết như thế nào?

Đáp án:

1.      Không được bồi thường thiệt hại.

2.      Được bồi thường bằng giá trị tài sản bị tổn thất.

3.      *Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

IV. CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM (Điều 13)

P.13. Đối với các hành vi nào sau đây trong PCCC bị nghiêm cấm?

Đáp án:

1.      *Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người.

2.      Không tổ chức hướng dẫn, kiểm tra PCCC tốt, để xảy ra cháy, nổ.

3.      Tất cả các điều trên.

P.14. Đối với các hành vi nào sau đây trong PCCC bị nghiêm cấm?

Đáp án:

1.      Không thực hiện đầy đủ các biện pháp PCCC, để xảy ra cháy, nổ.

2.      *Cố ý gây cháy, nổ làm thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

3.      Tất cả các điều trên.

P.15. Đối với các hành vi nào sau đây trong PCCC bị nghiêm cấm?

Đáp án:

1.      Không có biện pháp ngăn chặn đám cháy, để phát triển cháy, nổ lan tràn.

2.      *Cố ý gây cháy, nổ làm thiệt hại tài sản và ảnh hưởng đến môi trường an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3.      Tất cả các điều trên.

P.16. Đối với các hành vi nào sau đây trong PCCC bị nghiêm cấm?

Đáp án:

1.      Cản trở các hoạt động PCCC.

2.      Chống người thi hành công vụ PCCC.

3.      *Tất cả các điều trên.

P.17. Đối với các hành vi nào sau đây trong PCCC bị nghiêm cấm?

Đáp án:

1.      Lợi dụng hoạt động PCCC để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người.

2.      Lợi dụng hoạt động PCCC để xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

3.      *Tất cả các điều trên.

P.18. Đối với các hành vi nào sau đây trong PCCC bị nghiêm cấm?

Đáp án:

1.      *Báo cháy giả.

2.      Báo cháy thật nhưng đám cháy nhỏ.

3.      Tất cả các điều trên.

P.19. Đối với các hành vi nào sau đây trong PCCC bị nghiêm cấm?

Đáp án:

1.      Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán chất nguy hiểm về cháy, nổ.

2.      *Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.

3.      Cả hai trường hợp trên đều nghiêm cấm.

P.20. Đối với các hành vi nào sau đây trong PCCC bị nghiêm cấm?

Đáp án:

1.      Vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt do cơ quan, tổ chức quy định.

2.      *Vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về PCCC đã được Nhà nước quy định.

3.      Cả hai trường hợp trên đều nghiêm cấm.

P.21. Đối với các hành vi nào sau đây trong PCCC bị nghiêm cấm?

Đáp án:

1.      Lắp đặt những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ.

2.      Thiết kế và thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ.

3.      *Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về PCCC.

P.22. Đối với các hành vi nào sau đây trong PCCC bị nghiêm cấm?

Đáp án:

1.      Nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ.

2.      Nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình khi chưa đủ điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC.

3.      *Nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC.

P.23. Đối với các hành vi nào sau đây trong PCCC bị nghiêm cấm?

Đáp án:

1.      Làm hư hỏng phương tiện, thiết bị PCCC, biển báo, biển chỉ dẫn lối thoát nạn.

2.      Tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị PCCC, biển báo, biển chỉ dẫn lối thoát nạn.

3.      *Tất cả các hành vi trên đều cấm.

V. BIỆN PHÁP VỀ PHÒNG CHÁY        (Điều 14)

P.24. Để đảm bảo phòng cháy tốt, cần phải thực hiện biện pháp gì dưới đây đối với các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt?

Đáp án:

1.      Đảm bảo an toàn phòng cháy khi sử dụng.

2.      Quản lý chặt chẽ đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy.

3.      *Tất cả các việc trên đều cấm.

P.25. Để đảm bảo phòng cháy tốt, cần phải thực hiện biện pháp gì dưới đây?

Đáp án:

1.      Thường xuyên, định kỳ kiểm tra về phòng cháy.

2.      Khắc phục kịp thời những sơ hở thiếu sót về phòng cháy.

3.      *Tất cả các việc trên đều đúng.

VI. PHÒNG CHÁY ĐỐI VỚI CƠ SỞ (Điều 20)

P.26. Đối với cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án PCCC độc lập, phải thực hiện các yêu cầu cơ bản nào sau đây?

Đáp án:

1.      Có quy định, nội quy về an toàn PCCC và các biện pháp về phòng cháy.

2.      Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

3.      *Phải có cả hai yêu cầu trên.

P.27. Đối với cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án PCCC độc lập, phải thực hiện các yêu cầu cơ bản nào sau đây?

Đáp án:

1.      Có thiết bị liên lạc báo cháy kịp thời với cơ quan chữa cháy chuyên nghiệp.

2.      *Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở.

3.      Phải có cả hai yêu cầu trên.

P.28. Đối với cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án PCCC độc lập, phải thực hiện các yêu cầu cơ bản nào sau đây?

Đáp án:

1.      *Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện đáp ứng yêu cầu về PCCC.

2.      Có đầy đủ phương tiện và các điều kiện đáp ứng yêu cầu về PCCC tại cơ sở.

3.      Có đầy đủ phương tiện và các điều kiện đáp ứng yêu cầu phục vụ cho đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp đến chữa cháy.

P.29. Các chi phí cho đội chữa cháy chuyên nghiệp của Thành phố khi đến cơ sở chữa cháy, do ai chịu trách nhiệm?

Đáp án:

1.      Do cơ sở chịu trách nhiệm.

2.      *Do cơ quan PCCC chuyên nghiệp chịu trách nhiệm.

3.      Căn cứ hợp đồng kinh tế ký kết giữa cơ sở và lực lượng chuyên nghiệp.

P.30. Đối với cơ sở bố trí trên nhiều phạm vi, không có người quản lý, hoạt động và không nhất thiết phải có phương án PCCC độc lập thì thực hiện các yêu cầu về phòng cháy như thế nào?

Đáp án:

1.      *Thực hiện phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó.

2.      Không cần có đủ phương tiện nhưng phải có lực lượng về PCCC.

3.      Thực hiện như đối với cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án PCCC độc lập.

P.31. Đối với những cơ sở là: Đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ thì thực hiện các yêu cầu về phòng cháy như thế nào?

Đáp án:

1.      Thực hiện các biện pháp đặc thù về PCCC cho từng đối tượng.

2.      Thực hiện như đối với cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án PCCC độc lập.

3.      *Phải thực hiện tất cả các yêu cầu như trên.

VII. PHÒNG CHÁY TRONG SẢN XUẤT, CUNG ỨNG, SỬ DỤNG ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ, DỤNG CỤ ĐIỆN (Điều 24)

P.32. Tại nhà máy điện, trạm biến áp, trạm phân phối điện phải có yêu cầu như thế nào trong công tác phòng cháy?

Đáp án:

1.      Có biện pháp xử lý sự cố gây cháy.

2.      *Có biện pháp để chủ động xử lý sự cố gây cháy.

3.      Có biện pháp huy động lực lượng chuyên nghiệp xử lý sự cố cháy.

P.33. Khi thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống điện và thiết bị điện phải bảo đảm yêu cầu gì trong công tác phòng cháy?

Đáp án:

1.      *Phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về PCCC.

2.      Phải lắp đặt các hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.

3.      Phải thực hiện tất cả các yêu cầu trên.

P.34.  Thiết bị, dụng cụ điện được sử dụng trong môi trường nguy hiểm về cháy, nổ phải là loại thiết bị, dụng cụ như thế nào?

Đáp án:

1.      Phải là loại thiết bị, dụng cụ không gây cháy, nổ.

2.      *Phải là loại thiết bị, dụng cụ an toàn về cháy, nổ.

3.      Phải là loại thiết bị, dụng cụ được kiểm tra chất lượng về an toàn cháy, nổ.

P.35.  Trách nhiệm hướng dẫn biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC cho người sử dụng điện thuộc về ai?

Đáp án:

1.      Cơ quan, tổ chức chuyên nghiệp về PCCC.

2.      *Cơ quan, tổ chức và cá nhân cung ứng điện.

3.      Tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân nêu trên.

VIII. NHIỆM VỤ CỦA LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG VÀ LỰC LƯỢNG PCCC CƠ SỞ (Điều 45)

P.36.  Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở là những gì sau đây?

Đáp án:

1.      Chấp hành quy định, nội quy an toàn về PCCC.

2.      *Đề xuất ban hành quy định, nội quy an toàn về PCCC.

3.      Quyết định ban hành quy định, nội quy an toàn về PCCC.

P.37.  Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở là những gì sau đây?

Đáp án:

1.      Xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC.

2.      Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kiến thức PCCC.

3.      *Thực hiện tất cả các công việc trên.

P.38.  Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở là những gì sau đây?

Đáp án:

1.      Chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC.

2.      Kiểm tra xử lý vi phạm quy định, nội quy an toàn về PCCC.

3.      *Kiểm tra đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC.

P.39.  Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở là những gì sau đây?

Đáp án:

1.      Được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC.

2.      *Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC.

3.      Tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC.

P.40.  Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở là những gì sau đây?

Đáp án:

1.      Thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra.

2.      Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện.

3.      *Thực hiện tất cả các công việc trên.

P.41.  Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở là những gì sau đây?

Đáp án:

1.      *Tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

2.      Tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác kể cả khi không có yêu cầu.

3.      Không tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi không được giao nhiệm vụ.

IX. TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PCCC ĐỐI VỚI CƠ SỞ, THÔN, ẤP, BẢN, TỔ DÂN PHỐ, HỘ GIA ĐÌNH, CÁC LOẠI RỪNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI (Điều 50)

P.42. Những ai có trách nhiệm trang bị phương tiện PCCC cho cơ sở?

Đáp án:

1.      Cơ quan PCCC chuyên nghiệp của tỉnh, Thành phố thuộc phạm vi quản lý.

2.      *Cơ quan, tổ chức của cơ sở phải tự trang bị thuộc phạm vi quản lý của mình.

3.      Cả hai đơn vị kể trên phối hơp thực hiện.

P.43. Những ai có trách nhiệm trang bị phương tiện PCCC cho thôn, ấp, bản, tổ dân phố?

Đáp án:

1.      Chính quyền cấp tỉnh, Thành phố thuộc phạm vi quản lý.

2.      *Cơ quan, tổ chức của thôn, ấp, bản, tổ dân phố phải tự trang bị thuộc phạm vi quản lý của mình.

3.      Cả hai đơn vị kể trên phối hơp thực hiện.

P.44. Những ai có trách nhiệm trang bị phương tiện PCCC cho các loại rừng?

Đáp án:

1.      Chính quyền cấp tỉnh, Thành phố thuộc phạm vi quản lý.

2.      *Cơ quan, tổ chức quản lý về rừng phải tự trang bị thuộc phạm vi quản lý của mình.

3.      Cả hai đơn vị kể trên phối hơp thực hiện.

P.45. Những ai có trách nhiệm trang bị phương tiện PCCC cho các loại phương tiện giao thông cơ giới quốc doanh?

Đáp án:

1.      Cơ quan cấp Bộ, ngành giao thông vận tải thuộc phạm vi quản lý.

2.      *Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tự trang bị thuộc phạm vi quản lý của mình.

3.      Các cơ quan, tổ chức, cá nhân kể trên phối hơp thực hiện.

P.46. Cấp nào có trách nhiệm trang bị phương tiện PCCC cho đội dân phòng?

Đáp án:

1.      *Uỷ ban nhân dân cấp xã.

2.      Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

3.      Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.

P.47. Những ai có trách nhiệm trang bị phương tiện PCCC đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chủ phương tiện giao thông cơ giới ngoài quốc doanh?

Đáp án:

1.      *Tổ chức, cá nhân đó phải tự trang bị.

2.      Cơ quan PCCC chuyên nghiệp thuộc địa bàn quản lý.

3.      Các cơ quan, tổ chức, cá nhân kể trên phối hợp thực hiện.

P.48. Những ai có trách nhiệm trang bị phương tiện PCCC đối với hộ gia đình?

Đáp án:

1.      *Hộp gia đình phải tự trang bị.

2.      Không bắt buộc từng hộ gia đình phải tự trang bị.

3.      Căn cứ thực tế địa bàn mà lực lượng dân phòng hướng dẫn thực hiện.

P.49. Cơ quan nào có trách nhiệm quy định cụ thể và hướng dẫn về điều kiện và trang bị phương tiện PCCC đối với các đối tượng có những đặc thù riêng?

Đáp án:

1.      *Bộ Công an.

2.      Bộ chủ quản.

3.      Ngành chủ quản.

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHÁY VÀ NGUYÊN LÝ PCCC

I. ĐỊNH NGHĨA

P.50. Định nghĩa thế nào là cháy?

Đáp án:

1.      Cháy là một phản ứng hoá học.

2.      Cháy là một phản ứng hoá học, có toả nhiệt.

3.      *Cháy là một phản ứng hoá học, có toả nhiệt và phát ra ánh sáng.

P.51. Phải có đủ các dấu hiệu đặc trưng nào sau đây mới coi là cháy?

Đáp án:

1.      Có phản ứng hoá học và phát ra ánh sáng.

2.      Có phản ứng hoá học giữa chất cháy với ô xy và toả nhiệt.

3.       *Phản ứng hoá học giữa chất cháy với ô xy, có toả nhiệt và phát ra ánh sáng.

P.52. Sản phẩm chủ yếu sinh ra sau khi cháy là chất gì?

Đáp án:

1.      Cacbonic (CO2).

2.      *Cacbonic (CO2) và hơi nước (H2O).

3.      Cacbonic (CO2), hơi nước (H2O) và chất (khí, lỏng hoặc rắn) của chất cháy.

P.53. Khi ngọn nến đang sáng thì đó là dấu hiệu của hiện tượng gì dưới đây?

Đáp án:

1.      *Hiện tượng cháy.

2.      Hiện tượng lý học.

3.      Hiện tượng hoá học.

P.54. Khi đèn điện đang sáng thì đó là dấu hiệu của hiện tượng gì dưới đây?

Đáp án:

1.      Hiện tượng cháy.

2.      *Hiện tượng lý học.

3.      Hiện tượng hoá học.

P.55. Khi vôi đang tôi thì đó là dấu hiệu của hiện tượng gì dưới đây?

Đáp án:

1.      Hiện tượng cháy.

2.      Hiện tượng lý học.

3.      *Hiện tượng hoá học.

P.56. Khi chất lân tinh phát sáng có dấu hiệu nào sau đây?

Đáp án:

1.      Toả nhiệt.

2.      Thu nhiệt.

3.      *Không toả nhiệt.

II. NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO SỰ CHÁY

P.57. Để hình thành sự cháy phải có các yếu tố nào sau đây?

Đáp án:

1.      Phải có ít nhất 1 yếu tố là chất cháy.

2.      Phải có ít nhất 2 yếu tố là chất cháy và nguồn nhiệt thích ứng.

3.      *Phải có cả 3 yếu tố là chất cháy, nguồn nhiệt thích ứng và đủ ôxy.

P.58. Chất cháy có thể quy thành những loại như thế nào?

Đáp án:

1.      *Chất rắn, chất lỏng, chất khí.

2.      Chất rắn, chất lỏng, chất khí, chất huyền phù.

3.      Chất rắn, chất lỏng, chất khí, chất huyền phù và chất màng nhầy.

P.59. Tốc độ cháy nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

Đáp án:

1.      Phụ thuộc độ bức xạ nhiệt của nguồn nhiệt.

2.      *Phụ thuộc vào nhiệt độ bắt cháy của từng chất.

3.      Phụ thuộc vào cả hai yếu tố trên.

P.60. Để duy trì sự cháy, lượng ôxy trong không khí cần phải có như thế nào?

Đáp án:

1.      *Có từ 14% đến 21%.

2.      Có từ 18% đến 25%.

3.      Có từ 20% đến 30%.

P.61. Trong thiên nhiên, những chất nào sau đây có thể tự nó sinh ra ôxy tự do đủ mức duy trì sự cháy?

Đáp án:

1.      Các chất axit.

2.      Axetilen, Amoniac, Benzen, Xăng, cồn.

3.      *Clorat natri (NaClO3), Pecmanganat kaly (KMnO4), Nitơratamon (NH4NO3).

III. NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY

P.52. Con người có thể gây ra những nguyên nhân cháy như thế nào?

Đáp án:

1.      Cố ý bỏ qua các quy tắc PCCC.

2.      Cố ý đốt, sơ suất, hay thiếu kiến thức.

3.      *Tất cả các nguyên nhân trên.

P.63. Những trường hợp thiên tai nào trực tiếp gây cháy?

Đáp án:

1.      Gió, bão.

2.      Nắng nóng.

3.      *Sét đánh, núi lửa.

P.64. Những trường hợp tự nhiên như thế nào có thể tự phát sinh cháy?

Đáp án:

1.      Chất cháy gặp một chất khác phản ứng hoá học với nhau.

2.      Chất cháy do ở trong một nhiệt độ phù hợp với việc sinh ra phản ứng hoá học và tiếp xúc với ôxy không khí.

3.      *Cả hai trường hợp trên.

P.65. Những trường hợp nào sau đây tự phát sinh cháy khi gặp nước?

Đáp án:

1.      Axetilen, Amoniac, Benzen, Xăng, cồn, Axit.

2.      *Natri (Na), Kaly (K), Natri hydrosunfat (NaH(S0)3).

3.      Dẻ lau thấm dầu mỡ chất thành đống, một số loại dầu thảo mộc như dầu bông, dầu lanh, dầu gai ... để lâu bị ôxy hoá tích nhiệt.

P.66. Những trường hợp nào sau đây tự phát sinh cháy do quá trình tích nhiệt?

Đáp án:

1.      Axetilen, Amoniac, Benzen, Xăng, cồn, Axit.

2.      Natri (Na), Kaly (K), Natri hydrosunfat (NaH(S0)3).

3.      *Dẻ lau thấm dầu mỡ chất thành đống, một số loại dầu thảo mộc như dầu bông, dầu lanh, dầu gai ... để lâu bị ôxy hoá tích nhiệt.

P.67. Những nguyên nhân nào làm phát sinh cháy do quá trình tích nhiệt?

Đáp án:

1.      Do gặp nhiệt độ môi trường cao thích ứng tự bốc cháy.

2.      Do qúa trình ôxy hoá, gặp nhiệt độ môi trường thích ứng tự bốc cháy.

3.      *Do qúa trình ôxy hoá, nhiệt độ tăng lên đến nhiệt độ thích ứng tự bốc cháy.

P.68. Những nguyên nhân nào sau đây có thể tự phát sinh cháy?

Đáp án:

1.      Do tác động hoá chất.

2.      Do tác động tích điện.

3.      *Cả hai nguyên nhân trên.

IV. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHÁY

P.69. Người ta áp dụng những phương pháp như thế nào sau đây để phòng cháy?

Đáp án:

1.      Tác động vào cả 3 chất là chất cháy, nguồn nhiệt và nguồn ôxy.

2.      *Tác động vào 1 trong 3 chất là chất cháy, nguồn nhiệt và nguồn ôxy.

3.      Tác động vào 2 trong 3 chất là chất cháy, nguồn nhiệt và nguồn ôxy.

P.70. Trong phương pháp phòng cháy, làm thế nào để loại trừ chất cháy?

Đáp án:

1.      Sử dụng các loại vật liệu chịu nhiệt cao (nhà làm bằng gạch ngói thay cho tre nứa lá; các thiết bị điện sử dụng vật liệu cách điện có độ chịu nhiệt cao).

2.      *Không để chất dễ bắt cháy gần nơi sinh nhiệt cao, sinh ra lửa (phơi quần áo trên máy sấy; để xăng, dầu nơi bếp đun; lắp công tác, cầu dao điện nơi có khí cháy).

3.      Không để với khối lượng quá nhiều chất cháy (đổ dầu quá đầy vào bếp dầu, chất nhiều rơm, rạ, củi trong bếp đun, để nhiều chất nguy hiểm cháy như hơi hàn, xăng, dầu chạy máy).

P.71. Trong phương pháp phòng cháy, làm thế nào để hạn chế khối lượng chất cháy?

Đáp án:

1.      Sử dụng các loại vật liệu chịu nhiệt cao (nhà làm bằng gạch ngói thay cho tre nứa lá; các thiết bị điện sử dụng vật liệu cách điện có độ chịu nhiệt cao).

2.      Không để chất dễ bắt cháy gần nơi sinh nhiệt cao, sinh ra lửa (phơi quần áo trên máy sấy; để xăng, dầu nơi bếp đun; lắp công tắc, cầu dao điện nơi có khí cháy).

3.      *Không để với khối lượng quá nhiều chất cháy (đổ dầu quá đầy vào bếp dầu, chất nhiều rơm, rạ, củi trong bếp đun, để nhiều chất nguy hiểm cháy như hơi hàn, xăng, dầu chạy máy).

P.72. Trong phương pháp phòng cháy, làm thế nào để thay chất dễ cháy bằng chất khó cháy?

Đáp án:

1.      *Sử dụng các loại vật liệu chịu nhiệt cao (nhà làm bằng gạch ngói thay cho tre nứa lá; các thiết bị điện sử dụng vật liệu cách điện có độ chịu nhiệt cao).

2.      Không để chất dễ bắt cháy gần nơi sinh nhiệt cao, sinh ra lửa (phơi quần áo trên máy sấy; để xăng, dầu nơi bếp đun; lắp công tắc, cầu dao điện nơi có khí cháy).

3.      Không để với khối lượng quá nhiều chất cháy (đổ dầu quá đầy vào bếp dầu, chất nhiều rơm, rạ, củi trong bếp đun, để nhiều chất nguy hiểm cháy như hơi hàn, xăng, dầu chạy máy).

P.73. Trong phương pháp phòng cháy, làm thế nào để thay đổi tính chất nguy hiểm cháy của chất cháy?

Đáp án:

1.      Bố trí chất cháy ở xa nguồn lửa (che chắn, ngăn cách, bố trí đủ khoảng cách an toàn phù hợp với môi trường và đặc tính từng loại chất cháy).

2.      *Xử lý làm tăng cao tính chịu nhiệt (ngâm vật liệu vào dung dịch chống cháy; chất dẻo được pha trộn một số chất chống cháy vào thành phần của nó khi chế tạo).

3.      Xử lý làm cho chất cháy khó tiếp xúc được với lửa (dùng vữa trát kín lên bề mặt chất cháy; dùng sơn chống cháy phủ lên bề mặt; đựng các chất dễ cháy vào thùng kín, không rò rỉ, không bay hơi).

P.74. Trong phương pháp phòng cháy, làm thế nào để bọc kín chất cháy?

Đáp án:

1.      Bố trí chất cháy ở xa nguồn lửa (che chắn, ngăn cách, bố trí đủ khoảng cách an toàn phù hợp với môi trường và đặc tính từng loại chất cháy).

2.      Xử lý làm tăng cao tính chịu nhiệt (ngâm vật liệu vào dung dịch chống cháy; chất dẻo được pha trộn một số chất chống cháy vào thành phần của nó khi chế tạo).

3.      *Xử lý làm cho chất cháy khó tiếp xúc được với lửa (dùng vữa trát kín lên bề mặt chất cháy; dùng sơn chống cháy phủ lên bề mặt; đựng các chất dễ cháy vào thùng kín, không rò rỉ, không bay hơi).

P.75. Trong phương pháp phòng cháy, làm thế nào để cách ly chất cháy với nguồn nhiệt?

Đáp án:

1.      *Bố trí chất cháy ở xa nguồn lửa (che chắn, ngăn cách, bố trí đủ khoảng cách an toàn phù hợp với môi trường và đặc tính từng loại chất cháy).

2.      Xử lý làm tăng cao tính chịu nhiệt (ngâm vật liệu vào dung dịch chống cháy; chất dẻo được pha trộn một số chất chống cháy vào thành phần của nó khi chế tạo).

3.      Xử lý làm cho chất cháy khó tiếp xúc được với lửa (dùng vữa trát kín lên bề mặt chất cháy; dùng sơn chống cháy phủ lên bề mặt; đựng các chất dễ cháy vào thùng kín, không rò rỉ, không bay hơi).

P.76. Trong phương pháp phòng cháy, làm thế nào để triệt tiêu nguồn nhiệt?

Đáp án:

1.      Để bếp lửa, đèn dầu… cách xa các vật dễ cháy.

2.      Phải trông coi cẩn thận, giám sát nghiêm ngặt khi chủ động đốt lửa; Tại các máy sấy, máy ép nhiệt, bàn là… phải có rơle bảo vệ quá nhiệt.

3.      *Loại trừ những nguồn nhiệt không cần thiết như không đun nấu, sưởi ấm, hút thuốc lá nơi có xăng, dầu, bông; Không dùng đèn có ngọn lửa, diêm, đóm, máy lửa … để soi khi rót xăng, dầu, axit…

P.77. Trong phương pháp phòng cháy, làm thế nào để giám sát nguồn nhiệt?

Đáp án:

1.      Để bếp lửa, đèn dầu… cách xa các vật dễ cháy.

2.      *Phải trông coi cẩn thận, giám sát nghiêm ngặt khi chủ động đốt lửa; Tại các máy sấy, máy ép nhiệt, bàn là… phải có rơle bảo vệ quá nhiệt.

3.      Loại trừ những nguồn nhiệt không cần thiết như không đun nấu, sưởi ấm, hút thuốc lá nơi có xăng, dầu, bông; Không dùng đèn có ngọn lửa, diêm, đóm, máy lửa … để soi khi rót xăng, dầu, axit…

P.78. Trong phương pháp phòng cháy, làm thế nào để cách ly nguồn nhiệt với vật cháy?

Đáp án:

1.      *Để bếp lửa, đèn dầu… cách xa các vật dễ cháy.

2.      Phải trông coi cẩn thận, giám sát nghiêm ngặt khi chủ động đốt lửa; Tại các máy sấy, máy ép nhiệt, bàn là… phải có rơle bảo vệ quá nhiệt.

3.      Loại trừ những nguồn nhiệt không cần thiết như không đun nấu, sưởi ấm, hút thuốc lá nơi có xăng, dầu, bông; Không dùng đèn có ngọn lửa, diêm, đóm, máy lửa … để soi khi rót xăng, dầu, axit…

P.79. Trong phương pháp phòng cháy, làm thế nào để tác động vào nguồn ôxy?

Đáp án:

1.      Đặt trong bình, thùng hoặc phòng kín.

2.      Đặt trong bình, thùng hoặc phòng kín và bơm nén không khí.

3.      *Đặt trong bình, thùng hoặc phòng kín và bơm đầy khí trơ hay CO2.

V. PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY

P.80. Ngoài phương pháp tổng hợp nhiều phương pháp ra, ta có thể chỉ cần áp dụng những phương pháp như thế nào sau đây là đạt được hiệu quả chữa cháy?

Đáp án:

1.      *Có thể áp dụng 1 trong 4 phương pháp: làm lạnh, làm ngạt, làm cách ly, làm ngừng trệ.

2.      Cần áp dụng 2 hoặc 3 trong 4 phương pháp: làm lạnh, làm ngạt, làm cách ly, làm ngừng trệ.

3.      Phải áp dụng đồng thời cả 4 phương pháp: làm lạnh, làm ngạt, làm cách ly, làm ngừng trệ.

P.81. Trong phương pháp chữa cháy, làm thế nào để làm lạnh đám cháy?

Đáp án:

1.      Tạo màng ngăn không cho ôxy thâm nhập thêm vào đám cháy. Lấy chăn ướt phủ kín, phun bột…

2.      *Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt cao để nhanh chóng hạ nhiệt độ đám cháy xuống dưới mức tới hạn. Dùng nước, khí CO2.

3.      Tạo sự ngăn cách giữa vùng cháy với môi trường xung quanh chưa bị cháy. Phá dỡ một phần kết cấu tạo khoảng trống với phần chưa bị cháy; phun nước phần gần đám cháy; chủ động đốt cháy có kiểm soát một phần.

P.82. Trong phương pháp chữa cháy, làm thế nào để làm ngạt đám cháy?

Đáp án:

1.      *Tạo màng ngăn không cho ôxy thâm nhập thêm vào đám cháy. Lấy chăn ướt phủ kín, phun bột…

2.      Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt cao để nhanh chóng hạ nhiệt độ đám cháy xuống dưới mức tới hạn. Dùng nước, khí CO2.

3.      Tạo sự ngăn cách giữa vùng cháy với môi trường xung quanh chưa bị cháy. Phá dỡ một phần kết cấu tạo khoảng trống với phần chưa bị cháy; phun nước phần gần đám cháy; chủ động đốt cháy có kiểm soát một phần.

P.83. Trong phương pháp chữa cháy, làm thế nào để làm cách ly đám cháy?

Đáp án:

1.      Tạo màng ngăn không cho ôxy thâm nhập thêm vào đám cháy. Lấy chăn ướt phủ kín, phun bột…

2.      Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt cao để nhanh chóng hạ nhiệt độ đám cháy xuống dưới mức tới hạn. Dùng nước, khí CO2.

3.      *Tạo sự ngăn cách giữa vùng cháy với môi trường xung quanh chưa bị cháy. Phá dỡ một phần kết cấu tạo khoảng trống với phần chưa bị cháy; phun nước phần gần đám cháy; chủ động đốt cháy có kiểm soát một phần.

P.84. Trong phương pháp chữa cháy, làm thế nào để làm ngừng trệ đám cháy?

Đáp án:

1.      *Dùng hoá chất làm chậm, tiến tới triệt tiêu phản ứng cháy.

2.      Tạo màng ngăn không cho ôxy thêm nhập thêm vào đám cháy. Lấy chăn ướt phủ kín, phun bột…

3.      Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt cao để nhanh chóng hạ nhiệt độ đám cháy xuống dưới mức tới hạn. Dùng nước, khí CO2.

NGUYÊN NHHÂN CƠ BẢN GÂY CHÁY, NỔ MÁY BIẾN ÁP

P.85. Những nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân cơ bản gây cháy, nổ máy biến áp?

Đáp án:

1.      Tiếp xúc đấu nối kém, hư hỏng sứ đầu vào.

2.      Nhiệt độ tăng quá mức cho phép xảy ra ở mạch từ.

3.      *Tất cả các nguyên nhân trên.

P.86. Những nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân cơ bản gây cháy, nổ máy biến áp?

Đáp án:

1.      Ngắn mạch giữa các pha.

2.      Chạm chập vòng trong cuộn dây.

3.      *Tất cả các nguyên nhân trên.

P.87. Những nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân cơ bản gây cháy, nổ máy biến áp?

Đáp án:

1.      Do sai sót trong vận hành.

2.      Do tác động của thiên nhiên.

3.      *Tất cả các nguyên nhân trên.

P.88. Những nguyên nhân nào sau đây làm tăng nhiệt độ quá nức cho phép ở mạch từ có thể gây cháy, nổ máy biến áp?

Đáp án:

1.      Lực ép mạch từ yếu, long chi tiết bắt chặt, lỏng gông từ hoặc điện áp vượt quá định mức làm máy rung va đập phát nhiệt.

2.      Cách điện giữa các lá thép, của chốt ép mạch từ bị hỏng do già cỗi, do quá điện áp, quá tải kéo dài hoặc tạp chất làm hư hỏng cục bộ.

3.      *Tất cả các nguyên nhân trên.

P.89. Những nguyên nhân nào sau đây làm chạm chập vòng trong cuộn dây có thể gây cháy, nổ máy biến áp?

Đáp án:

1.      Mức dầu thấp không ngập cuộn dây.

2.      Dầu cách điện bị ẩm, bẩn, cháy, cách điện kém làm tăng dòng rò.

3.      *Tất cả các nguyên nhân trên.

P.90. Những nguyên nhân nào sau đây làm chạm chập vòng trong cuộn dây có thể gây cháy, nổ máy biến áp?

Đáp án:

1.      Chất cách điện cuộn dây hỏng nhanh khi làm việc liên tục ở nhiệt độ 1050C.

2.      Xuất hiện lực điện động gây biến dạng cuộn dây hay dịch chuyển cuộn dây dọc trục.

3.      *Tất cả các nguyên nhân trên.

P.91. Những nguyên nhân nào sau đây làm chạm chập vòng trong cuộn dây có thể gây cháy, nổ máy biến áp?

Đáp án:

1.      Chế độ làm mát không tốt.

2.      Điện áp vòng dây tăng cao.

3.      *Tất cả các nguyên nhân trên.

P.92. Những nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm ngắn mạch giữa các pha có thể gây cháy, nổ máy biến áp?

Đáp án:

1.      Cách điện giữa các pha bị hỏng.

2.      Gông từ giữa các pha bị lỏng làm xê dịch các cuộn dây.

3.      *Tất cả các nguyên nhân trên.

P.93. Những nguyên nhân nào gây ra tiếp xúc kém có thể phát sinh hồ quang cháy, nổ máy biến áp?

Đáp án:

1.      Đấu nối không đủ độ ép chặt trong quá trình lắp đặt hay sửa chữa.

2.      Do nhà chế tạo dùng vật liệu làm tiếp điểm không đúng yêu cầu chất lượng.

3.      *Tất cả các nguyên nhân trên.

P.94. Những hiện tượng gì của sứ đầu vào có thể phát sinh sự cố máy biến áp?

Đáp án:

1.      Rạn nứt.

2.      Bụi bẩn, ẩm ướt, dầu trong sứ bị phân tích thành ôxytcacbon và axit.

3.      *Tất cả các hiện tượng trên.

P.95. Những sai sót gì trong vận hành có thể phát sinh sự cố máy biến áp?

Đáp án:

1.      Sửa chữa bảo dưỡng không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

2.      Vi phạm Quy trình thao tác. Vi phạm quy định về PCCC.

3.      *Tất cả các sai sót trên.

P.96. Những hiện tượng thiên nhiên gì có thể gây sự cố máy biến áp?

Đáp án:

1.      *Sét đánh.

2.      Mưa to, giông gío lớn.

3.      Tất cả các hiện tượng trên.

BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY MÁY BIẾN ÁP

P.97. Với máy biến áp công suất bao nhiêu phải đặt bảo vệ quá hơi?

Đáp án:

1.      Đến 1000 kVA.

2.      Trên 1000 kVA.

3.      *Từ 1000 kVA trở lên.

P.98. Bình dầu phụ của máy biến áp có tác dụng gì?

Đáp án:

1.      *Bình giãn nở dầu.

2.      Bình chứa dầu dự phòng.

3.      Bình lọc không khí chống ôxi hoá dầu.

P.99. Chất silicazen có ở máy biến áp có tác dụng gì?

Đáp án:

1.      Chất lọc tạp chất của dầu.

2.      *Chất lọc không khí chống ôxi hoá dầu.

3.      Chất ngăn không cho dầu tiếp xúc với không khí.

P.100. Ống xiphông của máy biến áp có tác dụng gì?

Đáp án:

1.      Ống dãn nở dầu.

2.      Lọc không khí chống ôxi hoá dầu.

3.      *Hút các sản phẩm phân huỷ của dầu.

P.101. Với máy biến áp công suất bao nhiều thì phải có hệ thống làm mát cưỡng bức (quạt gió, tuần hoàn khí trơ)?

Đáp án:

1.      Đến 7500 kVA.

2.      Trên 7500 kVA.

3.      *Từ 7500 kVA trở lên.

P.102. Với máy biến áp công suất bao nhiều thì cho phép đặt bảo vệ phía cao áp bằng cầu chì?

Đáp án:

1.      *Dưới 1000 kVA.

2.      Trên 1000 kVA.

3.      Từ 1000 kVA trở lên.

P.103. Với máy biến áp công suất bao nhiều thì phải bố trí hệ thống rơle bảo vệ tự động và các tín hiệu cần thiết?

Đáp án:

1.      Dưới 1000 kVA.

2.      Trên 1000 kVA.

3.      *Từ 1000 kVA trở lên.

P.104. Phần kết cấu trạm phải bố trí hệ thống gì để phòng cháy và chữa cháy?

Đáp án:

1.      Hệ thống thu lôi chống sét đánh thẳng vào trạm.

2.      Trang bị chữa cháy như cát, bình chữa cháy hay hệ thống báo cháy tự động.

3.      *Tất cả các việc trên.

P.105. Nền trạm máy biến áp dầu công suất lớn cần bố trí độ nghiêng như thế nào?

Đáp án:

1.      *Nghiêng 20.

2.      Nghiêng 60.

3.      Nghiêng 150.

P.106. Ở trạm máy biến áp dầu công suất lớn phải có thiết bị gì dưới đây?

Đáp án:

1.      Hố dầu sự cố.

2.      Thiết bị thoát dầu.

3.      *Tất cả các thiết bị nêu trên.

P.107. Ở trạm chứa máy biến áp dầu công suất nhỏ phải có thiết bị gì dưới đây?

Đáp án:

1.      *Hố dầu sự cố.

2.      Thiết bị thoát dầu.

3.      Tất cả các thiết bị nêu trên.

P.108. Hố dầu sự cố của trạm chứa máy biến áp dầu phải chứa được tối thiểu bao nhiêu lượng dầu?

Đáp án:

1.      Chứa hết thể tích dầu của một máy.

2.      *Chứa hết 20% thể tích dầu của máy hoặc của nhóm máy.

3.      Chứa hết 100% thể tích dầu của máy hoặc của nhóm máy.

P.109. Phòng riêng đặt máy biến áp phải bảo đảm yêu cầu gì?

Đáp án:

1.      Thông thoáng, thông gió tốt.

2.      Làm bằng vật liệu không cháy.

3.      *Bảo đảm đủ các yêu cầu trên.

P.110. Cửa chống cháy của phòng riêng đặt máy biến áp phải có giới hạn chịu lửa bao nhiêu giờ?

Đáp án:

1.      0,50 giờ.

2.      *0,75 giờ.

3.      1,00 giờ.

P.111. Giữa các máy biến áp trong cùng trạm phải bố trí như thế nào để chống cháy lan?

Đáp án:

1.      *Bố trí tường ngăn cách.

2.      Mỗi máy phải đặt trong một buồng riêng biệt.

3.      Bố trí đủ khoảng cách sao cho không thể cháy lan từ máy này sang máy khác.

P.112. Theo yêu cầu an toàn phòng cháy, khi đặt máy biến áp 60.000kVA, 110kV, khoảng cách giữa các máy phải như thế nào?

Đáp án:

1.      Lớn hơn 10 mét.

2.      *Lớn hơn 15 mét.

3.      Lớn hơn 20 mét.

P.113. Theo yêu cầu an toàn phòng cháy, khi đặt máy biến áp 60.000kVA, 110kV, tường ngăn cháy giữa các máy phải có chiều cao như thế nào?

Đáp án:

1.      *Cao hơn sứ cao áp máy biến áp.

2.      Cao bằng sứ cao áp máy biến áp.

3.      Cao bằng 3/2 sứ cao áp máy biến áp.

P.114. Theo yêu cầu an toàn phòng cháy, khi đặt máy biến áp 60.000kVA, 110kV, tường ngăn cháy giữa các máy phải có chiều rộng như thế nào?

Đáp án:

1.      Rộng hơn thân máy 1 mét.

2.      Rộng ít nhất bằng thân máy.

3.      *Rộng hơn thân máy 1 mét về mỗi phía.

P.115. Theo yêu cầu an toàn phòng cháy, khi đặt máy biến áp 60.000kVA, 110kV, tường ngăn cháy giữa các máy phải cách thân máy biến áp như thế nào?

Đáp án:

1.      Nhỏ hơn 1,25 mét.

2.      *Không nhỏ hơn 1,25 mét.

3.      Không nhỏ hơn 1,50 mét.

P.116. Trong kiểm tra vận hành máy biến áp, nhìn trên cột đo dầu, vạch chuẩn kiểm tra mức dầu là vạch mầu gì?

Đáp án:

1.      *Mầu đỏ.

2.      Mầu đen.

3.      Mầu xanh.

P.117. Trong kiểm tra vận hành máy biến áp, nhìn trên cột đo dầu, nếu mức dầu thấp hơn vạch mầu gì thì phải bổ sung?

Đáp án:

1.      *Mầu đỏ.

2.      Mầu đen.

3.      Mầu xanh.

P.118. Trong kiểm tra vận hành máy biến áp, nhiệt độ cho phép của dầu là nhiệt độ dầu ở vị trí nào của máy biến áp?

Đáp án:

1.      *Lớp dầu trên.

2.      Lớp dầu giữa.

3.      Lớp dầu dưới cùng.

P.119. Trong kiểm tra vận hành máy biến áp, đối với tất cả các loại máy biến áp được quy định nhiệt độ cho phép của lớp dầu trên là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      75 0C.

2.      95 0C.

3.      *Theo số liệu của nhà chế tạo đối với từng loại máy.

P.120. Trong kiểm tra vận hành máy biến áp, đối với loại máy biến áp làm mát tự nhiên nhờ đối lưu và bức xạ nhiệt qua ống dẫn dầu, được quy định nhiệt độ cho phép của lớp dầu trên là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      75 0C.

2.      *95 0C.

3.      100 0C.

P.121. Trong kiểm tra vận hành máy biến áp, nếu thấy mầu của chất silicazen của bộ lọc khí chuyển sang mầu gì thì phải thay hạt silicazen mới?

Đáp án:

1.      Mầu đen.

2.      Mầu xanh.

3.      *Mầu hồng.

P.122. Trong kiểm tra vận hành máy biến áp, trường hợp rơle hơi tác động cắt máy biến áp ra khỏi lưới thì khí trong rơle hơi thường có mầu gì?

Đáp án:

1.      Mầu đen.

2.      Mầu hồng.

3.      *Mầu trắng, xám hoặc mầu xanh cháy được.

P.123. Trong kiểm tra vận hành máy biến áp, nếu thấy dầu phụt ra ngoài qua ống phòng nổ thì có khả năng bị sự cố gì?

Đáp án:

1.      Ngắn mạch cuộn dây.

2.      Đánh lửa tiếp điểm bộ chuyển mạch.

3.      *Có thể có một hoặc cả hai khả năng trên.

P.124. Trong kiểm tra vận hành máy biến áp, nếu có hiện tượng rỉ dầu ở mặt bích, chân sứ, bình giãn nở, ống báo mức dầu, bộ làm mát v.v… thì làm thế nào?

Đáp án:

1.      *Phải có kế hoạch xử lý.

2.      Có thể để vận hành bình thường.

3.      Phải cắt máy biến áp ra khỏi vận hành và xử lý ngay.

P.125. Trong vận hành máy biến áp, đối với máy công suất từ 10.000kVA đến 60.000 kVA ở mỗi cánh tản nhiệt phải có bao nhiêu quạt?

Đáp án:

1.      *2 quạt.

2.      3 quạt.

3.      4 quạt.

P.126. Trong vận hành máy biến áp, khi nhiệt độ bề mặt dầu tới 900C thì hệ thống quạt làm việc theo chế độ nào?

Đáp án:

1.      50 % số quạt.

2.      75 % số quạt.

3.      *100% số quạt.

P.127. Trong vận hành máy biến áp, khi nhiệt độ bề mặt dầu tới bao nhiêu 0C thì phải cho toàn bộ hệ thống quạt làm việc?

Đáp án:

1.      850C.

2.      *900C.

3.      950C.

P.128. Trong vận hành máy biến áp, khi nhiệt độ bề mặt dầu tới bao nhiêu 0C thì cho phép không cần quạt?

Đáp án:

1.      *Thấp hơn 350C.

2.      Thấp hơn 400C.

3.      Thấp hơn 450C.

P.129. Trong vận hành máy biến áp, với các loại máy biến áp làm mát bằng quạt gió, khi tất cả các quạt gió bị cắt do sự cố và được phép làm việc với phụ tải định mức, thì cho phép làm việc với thời gian bao nhiêu khi nhiệt độ không khí xung quanh là 200C?

Đáp án:

1.      2 giờ.

2.      4 giờ.

3.      *6 giờ.

P.130. Trong vận hành máy biến áp, với các loại máy biến áp làm mát bằng quạt gió, khi tất cả các quạt gió bị cắt do sự cố và được phép làm việc với phụ tải định mức, thì cho phép làm việc với thời gian bao nhiêu khi nhiệt độ không khí xung quanh là 300C?

Đáp án:

1.      2 giờ.

2.      *4 giờ.

3.      6 giờ.

P.131. Trong vận hành máy biến áp, các đồng hồ ampe, vôn, tần số phải có chỉ số vận hành bình thường ở mức nào?

Đáp án:

1.      Dưới định mức cho phép.

2.      *Trong định mức cho phép.

3.      Cao hơn định mức cho phép.

P.132. Trong vận hành máy biến áp, khi thực hiện đo định kỳ, nếu điện trở cách điện pha - vỏ, cao - hạ mà bằng không thì có thể có sự cố gì?

Đáp án:

1.      *Chạm vỏ.

2.      Chập vòng dây hoặc tiếp xúc kém.

3.      Tất cả các trường hợp trên.

P.133. Trong vận hành máy biến áp, khi thực hiện đo định kỳ, nếu điện trở cuộn dây pha này chênh lệch với pha khác thì có thể có sự cố gì?

Đáp án:

1.      Chạm vỏ.

2.      *Chập vòng dây hoặc tiếp xúc kém.

3.      Tất cả các trường hợp trên.

P.134. Trong vận hành máy biến áp, đối với các loại máy biến áp nói chung, dầu được thử nghiệm định kỳ như thế nào?

Đáp án:

1.      *Ít nhất 1 năm một lầm.

2.      Ít nhất 2 năm một lần.

3.      Ít nhất 3 năm một lần.

P.135. Trong vận hành máy biến áp, đối với máy có bộ lọc xiphong - nhiệt, dầu được thử nghiệm định kỳ như thế nào?

Đáp án:

1.      Ít nhất 1 năm một lầm.

2.      Ít nhất 2 năm một lần.

3.      *Ít nhất 3 năm một lần.

P.136. Trong vận hành máy biến áp, đối với các loại máy biến áp dầu được phép quá tải ngắn hạn cao hơn 30% dòng điện định mức trong thời gian giới hạn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      45 phút.

2.      80 phút.

3.      *120 phút.

P.137. Trong vận hành máy biến áp, đối với các loại máy biến áp dầu được phép quá tải ngắn hạn cao hơn 45% dòng điện định mức trong thời gian giới hạn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      45 phút.

2.      *80 phút.

3.      120 phút.

P.138. Trong vận hành máy biến áp, đối với các loại máy biến áp dầu được phép quá tải ngắn hạn cao hơn 60% dòng điện định mức trong thời gian giới hạn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      *45 phút.

2.      80 phút.

3.      120 phút.

P.139. Trong vận hành máy biến áp, đối với các loại máy biến áp dầu được phép quá tải ngắn hạn cao hơn 75% dòng điện định mức trong thời gian giới hạn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      10 phút.

2.      *20 phút.

3.      45 phút.

P.140. Trong vận hành máy biến áp, đối với các loại máy biến áp dầu được phép quá tải ngắn hạn cao hơn 100% dòng điện định mức trong thời gian giới hạn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      *10 phút.

2.      20 phút.

3.      45 phút.

P.141. Trong vận hành máy biến áp, đối với các loại máy biến áp khô được phép quá tải ngắn hạn cao hơn 20% dòng điện định mức trong thời gian giới hạn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      32 phút.

2.      45 phút.

3.      *60 phút.

P.142. Trong vận hành máy biến áp, đối với các loại máy biến áp khô được phép quá tải ngắn hạn cao hơn 30% dòng điện định mức trong thời gian giới hạn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      32 phút.

2.      *45 phút.

3.      60 phút.

P.143. Trong vận hành máy biến áp, đối với các loại máy biến áp khô được phép quá tải ngắn hạn cao hơn 40% dòng điện định mức trong thời gian giới hạn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      *32 phút.

2.      45 phút.

3.      60 phút.

P.144. Trong vận hành máy biến áp, đối với các loại máy biến áp khô được phép quá tải ngắn hạn cao hơn 50% dòng điện định mức trong thời gian giới hạn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      5 phút.

2.      *18 phút.

3.      32 phút.

P.145. Trong vận hành máy biến áp, đối với các loại máy biến áp khô được phép quá tải ngắn hạn cao hơn 60% dòng điện định mức trong thời gian giới hạn là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      *5 phút.

2.      18 phút.

3.      32 phút.

P.146. Trong vận hành máy biến áp, các máy biến áp được phép quá tải cao hơn dòng điện định mức tới 40% với tổng thời gian như thế nào, trong điều kiện hệ số phụ tải ban đầu không quá 93% và tận dụng hết khả năng mọi trang bị làm mát của máy biến áp?

Đáp án:

1.      Không quá 2 giờ một ngày đêm trong 7 ngày liên tiếp.

2.      Không quá 4 giờ một ngày đêm trong 6 ngày liên tiếp.

3.      *Không quá 6 giờ một ngày đêm trong 5 ngày liên tiếp.

P.147. Trong vận hành máy biến áp, các máy công suất 220.000kVA trở lên phải kiểm tra PCCC như thế nào?

Đáp án:

1.      Kiểm tra chất lượng của hệ thống báo cháy tự động.

2.      Kiểm tra hệ thống thông tin báo cháy xem có làm việc không.

3.      *Tất cả các công việc trên.

P.148. Trong vận hành máy biến áp, phải thực hiện kiểm tra phương tiện chữa cháy như thế nào?

Đáp án:

1.      Kiểm tra chất lượng khí CO2.

2.      Kiểm tra chất lượng bột trong bình chữa cháy, hố cát.

3.      *Tất cả các công việc trên.

P.149. Trong vận hành máy biến áp, phải thực hiện kiểm tra về nhân lực chữa cháy như thế nào?

Đáp án:

1.      Kiểm tra việc tổ chức chữa cháy.

2.      Kiểm tra trình độ hiểu biết về PCCC của công nhân vận hành.

3.      *Tất cả các công việc trên.

P.150. Trong vận hành máy biến áp, phải thực hiện kiểm tra về tình trạng địa hình khu vực đảm bảo cho công tác chữa cháy như thế nào?

Đáp án:

1.      Kiểm tra việc tổ chức chữa cháy.

2.      *Khả năng tiếp cận của lực lượng PCCC chuyên nghiệp.

3.      Kiểm tra trình độ hiểu biết về PCCC của công nhân vận hành.

P.151. Trong vận hành máy biến áp, phải thực hiện kiểm tra về tình trạng kiến trúc trạm đảm bảo cho công tác chữa cháy như thế nào?

Đáp án:

1.      Kiểm tra cửa ra vào, thông gió, lưới chắn động vật.

2.      Kiểm tra ánh sáng, biển báo, rào ngăn bảo vệ an toàn.

3.      *Tất cả các nội dung trên.

MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY Ở CƠ SỞ

P.152. Bình chữa cháy CO2 có vỏ như thế nào?

Đáp án:

1.      *Bằng thép chịu lực thử 250 atmôtphe.

2.      Bằng nhựa chịu lực thử 300 atmôtphe.

3.      Bằng hợp kim nhôm chịu lực thử 350 atmôtphe.

P.153. Chất chữa cháy trong bình chữa cháy CO2 là chất gì?

Đáp án:

1.      Khí nén cacbonic CO2.

2.      *Khí cacbonic CO2 hoá lỏng.

3.      Khí cacbonic CO2 hoá lỏng và nước.

P.154. Áp lực làm việc tối đa của bình chữa cháy CO2 là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      120 atmôtphe.

2.      160 atmôtphe.

3.      *180 atmôtphe.

P.155. Bình chữa cháy CO2 có thể dùng chữa cháy cho đám cháy nào sau đây?

Đáp án:

1.      *Có điện.

2.      Kim loại, chất Nitơrat.

3.      Cả hai trường hợp trên.

P.156. Bình chữa cháy CO2 các loại hiện nay có thể phun xa với tầm bao nhiêu?

Đáp án:

1.      Từ 0,5 m đến 1,5 m.

2.      Từ 1,5 m đến 2,5 m.

3.      *Từ 1,5 m đến 3,5 m.

P.157. Bình chữa cháy CO2 có ký hiệu là MT-5 thì có thể tích như thế nào?

Đáp án:

1.      *5 lít.

2.      5 dm3.

3.      Theo số liệu ghi ngoài vỏ bình.

P.158. Khi dùng bình chữa cháy CO2 để chữa cháy phải đứng cách đám cháy bao nhiêu mét?

Đáp án:

1.      *0,5 mét.

2.      1,0 mét.

3.      1,5 mét.

P.159. Khi dùng bình chữa cháy CO2 loại van để chữa cháy thì vặn van như thế nào?

Đáp án:

1.      Theo chiều kim đồng hồ.

2.      *Ngược chiều kim đồng hồ.

3.      Theo quy định ký hiệu trên vỏ bình.

P.160. Khi dùng bình chữa cháy CO2 loại tay cò để chữa cháy cần lưu ý điều gì?

Đáp án:

1.      Rút chốt an toàn.

2.      Bóp cò phun khí vào gốc lửa.

3.      *Phải thực hiện các động tác trên.

P.161. Khi dùng bình chữa cháy CO2 để chữa cháy cần phun khí vào đám cháy như thế nào?

Đáp án:

1.      *Phun vào gốc lửa.

2.      Phun vào ngọn lửa.

3.      Phun vào giữa thân lửa.

P.162. Trong quản lý bình chữa cháy CO2 quy định thời hạn kiểm tra định kỳ là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      Ba tháng.

2.      *Sáu tháng.

3.      Một năm.

P.163. Trong quản lý bình chữa cháy CO2 quy định kiểm tra định kỳ bằng phương pháp nào?

Đáp án:

1.      Cân trọng lượng.

2.      Nhúng bình vào thùng nước để kiểm tra độ kín.

3.      *Thực hiện cả hai việc trên.

P.164. Trong quản lý bình chữa cháy CO2 khi cân kiểm tra, với trọng lượng khí trong bình còn bao nhiêu thì phải loại bỏ (hoặc nạp lại)?

Đáp án:

1.      *Còn lại ≤ 10%.

2.      Còn lại ≤ 15%.

3.      Còn lại ≤ 20%.

P.165. Trong quản lý bình chữa cháy CO2 bình phải được đặt nơi có nhiệt độ như thế nào?

Đáp án:

1.      Không quá 45oC.

2.      Không quá 50oC.

3.      *Không quá 55oC.

P.166. Bình bọt AB có vỏ như thế nào?

Đáp án:

1.      Bằng nhựa dung tích 6-8 lít, chịu áp lực 15 atmôtphe.

2.      *Bằng thép dung tích 8-10 lít, chịu áp lực 20 atmôtphe.

3.      Bằng hợp kim nhôm dung tích 10-12 lít, chịu áp lực 25 atmôtphe.

P.167. Bên trong bình bọt AB có chứa chất gì?

Đáp án:

1.      Chứa dung dịch NaHCO3.

2.      Chứa dung dịch NaHCO3 trộn lẫn với 0,5¸1 lít chất Al2(SO4)3.

3.      *Chứa dung dịch NaHCO3, và có đựng trong lọ riêng 0,5¸1 lít chất Al2(SO4)3.

P.168. Bình bọt AB được dùng để chữa đám cháy gì?

Đáp án:

1.      Cháy điện.

2.      *Các chất lỏng.

3.      Kim loại kiềm, Nitơrat và đất đèn.

P.169. Bình bọt AB 10 lít, khi chữa cháy có thể phủ bọt được diện tích là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      *1,0 m2.

2.      1,5 m2.

3.      2,0 m2.

P.170. Khi dùng bình AB để chữa cháy được xách bình đến gần đám cháy bao nhiêu mét?

Đáp án:

1.      1,0 ¸ 1,5 mét.

2.      *1,5 ¸ 2,0 mét.

3.      2,0 ¸ 2,5 mét.

P.171. Khi dùng bình AB để chữa cháy, với loại có que bảo vệ thì phải làm động tác gì?

Đáp án:

1.      Dốc ngược bình lên xuống vài lần, chĩa tia bọt vào gốc lửa.

2.      Rút que bảo vệ lỗ phun, dốc ngược bình, chĩa tia bọt vào gốc lửa.

3.      *Dốc ngược bình lên xuống vài lần, rút que bảo vệ lỗ phun, dốc ngược bình, chĩa tia bọt vào gốc lửa.

P.172. Khi dùng bình AB để chữa cháy, với loại có núm chốt ở đầu bình thì phải làm động tác gì?

Đáp án:

1.      Dốc ngược bình vỗ xuống đất, chĩa tia bọt vào gốc lửa.

2.      Dùng tay đập mạnh vào núm chốt ở đầu bình và dốc ngược bình lên xuống vài lần, chĩa tia bọt vào gốc lửa.

3.      *Dốc ngược bình lên xuống vài lần, dùng tay đập mạnh vào núm chốt ở đầu bình hoặc dốc ngược bình vỗ xuống đất, chĩa tia bọt vào gốc lửa.

P.173. Trong khi bình AB đang phun bọt chữa cháy, có cần làm thêm động tác gì nữa?

Đáp án:

1.      Giữ nguyên tư thế.

2.      *Tiếp tục xóc bình.

3.      Dùng tay đập mạnh vào núm chốt ở đầu bình.

P.174. Trong quản lý bình AB, định kỳ kiểm tra như thế nào?

Đáp án:

1.      *Sau 6 tháng phải thay thuốc B mới.

2.      Sau 1 năm phải thay thuốc B mới.

3.      Sau 2 năm phải thay thuốc B mới.

P.175. Trong quản lý bình chữa cháy AB bình phải được đặt nơi có nhiệt độ như thế nào?

Đáp án:

1.      Không quá 45oC.

2.      Không quá 50oC.

3.      *Không quá 55oC.

P.176. Bình bột chữa cháy có vỏ bằng gì?

Đáp án:

1.      *Bằng thép.

2.      Bằng nhựa.

3.      Bằng hợp kim nhôm.

P.177. Trong bình bột chữa cháy có chứa chất gì?

Đáp án:

1.      Nitơ hoá lỏng.

2.      Dung dịch tạo bọt.

3.      *Dung dịch tạo bọt và khí nén.

P.178. Bình bột được dùng để chữa những đám cháy nào sau đây?

Đáp án:

1.      Tủ bảng điện.

2.      *Xăng, dầu, hoá chất.

3.      Tất cả các loại trên.

P.179. Khi dùng bình bột để chữa cháy vì sao không được dùng để chữa các đám cháy tại tủ, bảng điện, hê thống rơle bảo vệ, bảng điện tử?

Đáp án:

1.      Bị điện giật nguy hiểm nếu có điện.

2.      *Bột chữa cháy sẽ bám chặt vào các chi tiết máy, tạo ẩm làm hư hỏng thiết bị.

3.      Cả hai yếu tố trên.

P.180. Với loại bình bột chữa cháy có ký hiệu MFZ-4 thì lượng bột được nạp trong bình là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      *4 kg.

2.      8 kg.

3.      35 kg.

P.181. Với loại bình bột chữa cháy có ký hiệu MFZ-8 thì lượng bột được nạp trong bình là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      4 kg.

2.      *8 kg.

3.      35 kg.

P.182. Với loại bình bột chữa cháy có ký hiệu MFT-35 thì lượng bột được nạp trong bình là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      4 kg.

2.      8 kg.

3.      *35 kg.

P.183. Với loại bình bột chữa cháy có ký hiệu MFZ và MFT thì áp lực nén trực tiếp vào bình là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      10 kg/cm2.

2.      *12 kg/cm2.

3.      14 kg/cm2.

P.184. Với loại bình bột chữa cháy có ký hiệu MFZ-4 thì tầm phun xa hiệu quả là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      *4 mét.

2.      5 mét.

3.      8 mét.

P.185. Với loại bình bột chữa cháy có ký hiệu MFZ-8 thì tầm phun xa hiệu quả là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      4 mét.

2.      *5 mét.

3.      8 mét.

P.186. Với loại bình bột chữa cháy có ký hiệu MFT-35 thì tầm phun xa hiệu quả là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      4 mét.

2.      5 mét.

3.      *8 mét.

P.187. Với loại bình bột chữa cháy có ký hiệu MFZ-4 thì thời gian phun là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      *9 giây.

2.      12 giây.

3.      20 giây.

P.188. Với loại bình bột chữa cháy có ký hiệu MFZ-8 thì thời gian phun là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      9 giây.

2.      *12 giây.

3.      20 giây.

P.189. Với loại bình bột chữa cháy có ký hiệu MFT-35 thì thời gian phun là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      9 giây.

2.      12 giây.

3.      *20 giây.

P.190. Khi dùng bình bột MFZ loại xách tay để chữa cháy được xách bình đến gần đám cháy bao nhiêu mét?

Đáp án:

1.      1,0 ¸ 1,5 mét.

2.      *1,5 ¸ 2,0 mét.

3.      2,0 ¸ 2,5 mét.

P.191. Khi dùng bình bột MFZ loại xách tay để chữa cháy phải chú ý thực hiện động tác gì sau đây?

Đáp án:

1.      Dốc ngược bình lên xuống 5-7 lần sau đó rút chốt an toàn.

2.      Một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa hoặc vào hướng lan truyền của đám cháy, tay kia bóp cò cho bột phun ra.

3.      *Thực hiện lần lượt các động tác trên.

P.192. Khi dùng bình bột MFT-35 xe đẩy để chữa cháy được kéo xe đến gần đám cháy bao nhiêu mét?

Đáp án:

1.      1,0 ¸ 2,0 mét.

2.      2,0 ¸ 3,0 mét.

3.      *3,0 ¸ 4,0 mét.

P.193. Khi dùng bình bột MFT-35 xe đẩy để chữa cháy phải chú ý thực hiện động tác gì sau đây?

Đáp án:

1.      Dỡ ống vòi phun ra, vặn van trên cổ bình ngược chiều kim đồng hồ.

2.      Nắm chắc súng phun hướng vào đám cháy, bóp cò phun bột vào gốc lửa hoặc vào hướng lan truyền của đám cháy.

3.      *Thực hiện lần lượt các động tác trên.

P.194. Trong quản lý các bình bột chữa cháy (MFZ, MFT), thời hạn kiểm tra định kỳ là bao nhiêu?

Đáp án:

1.      3 tháng.

2.      *6 tháng.

3.      1 năm.

P.195. Trong quản lý các bình bột chữa cháy (MFZ, MFT), định kỳ phải kiểm tra như thế nào?

Đáp án:

1.      Trị số của đồng hồ áp lực gắn trên cổ bình.

2.      Với bình bột xách tay cũng cần dốc ngược bình lên, xuống vài lần.

3.      *Thực hiện tất cả các việc trên.

P.196. Trong quản lý các bình bột chữa cháy (MFZ, MFT), khi định kỳ kiểm tra, tình trạng như thế nào thì phải nạp bổ sung?

Đáp án:

1.      Kim áp kế chỉ ở vạch đỏ.

2.      *Kim áp kế chỉ dưới vạch xanh.

3.      Theo quy định ghi ở ngoài vỏ bình.

P.197. Trong quản lý bình bột chữa cháy, bình phải được đặt nơi có nhiệt độ như thế nào?

Đáp án:

1.      Không quá 45oC.

2.      Không quá 50oC.

3.      *Không quá 55oC.

P.198. Những nơi nào cần bố trí bể cát cố định cho chữa cháy?

Đáp án:

1.      Trọng điểm cháy có chứa nhiều xăng, dầu, nơi lọc dầu.

2.      Trọng điểm cháy như trạm biến áp, xưởng sửa chữa máy biến áp.

3.      *Tất cả các khu vực như trên.

P.199. Khi bố trí bể cát cố định cho chữa cháy, cần phải trang bị những gì?

Đáp án:

1.      Đủ khối lượng cát.

2.      Dụng cụ vận chuyển cát đến đám cháy.

3.      *Tất cả các trang bị trên.

P.200. Khi bố trí bể cát cố định cho chữa cháy, cát phải đảm bảo yêu cầu gì?

Đáp án:

1.      *Độ tơi xốp, độ ẩm, không có vật cứng to, nặng.

2.      Có kích thước cỡ hạt theo quy định tiêu chuẩn PCCC.

3.      Là cát đen hạt phải mịn, độ ẩm 20¸30%, loại hết các tạp vật như gạch, đá, tre, gỗ v.v...

P.201. Khi xây lắp bể cát cố định cho chữa cháy, cần chọn vị trí như thế nào?

Đáp án:

1.      Có vị trí ở xa công trình có khả năng cháy.

2.      *Có vị trí thuận tiện cho công tác kiểm tra, sử dụng.

3.      Có vị trí ở gần sát với công trình có khả năng cháy.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #quy#trinh