qly NN về tài chính
Đề cương ôn tập công chức thuế – 2
: Trình bày nội dung quản lý nhà nước về tài chính – tiền tệ
I. Quản lý và điều hành ngân sách nhà nước
- NSNN là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN là tiềm lực tài chính, là sức mạnh về mặt tài chính của nhà nước. Quản lý và điều hành NSNN có tác dụng chi phối trực tiếp đến các hoạt động tài chính khác trong nền kinh tế quốc dân.
- NSNN được quản lý và điều hành theo Luật NSNN được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 30/3/1996. Theo đó, những nội dung chủ yếu về quản lý và điều hành ngân sách nhà nước bao gồm:
1/ NSNN được quản lý và điều hành theo chế độ kế hoạch hoá thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Mọi sự thu chi của NSNN đều được thể hiện qua kế hoạch thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Kế hoạch ngân sách do Quốc hội thông qua hàng năm.
2/ Thực hiện phân cấp quản lý NSNN phù hợp với sự phân cấp hành chính: cấp trung ương; cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương); cấp huyện (quận); cấp xã (phường).
Tuy nhiên, việc phân công, phân cấp quản lý NSNN là phân công phân cấp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch thu chi NS cho các cấp trên cơ sở chế độ thống nhất, kế hoạch thống nhất. Cần thấy rõ phân công phân cấp, không phải là phân chia NS
3/ Quản lý thuế, nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
- Một là: Tiếp tục cải cách và hoàn thiện các sắc luật về thuế theo các tiêu chuẩn cơ bản và hướng chính sau:
+ Hệ thống thuế phải bao quát hết các nguồn thu và tăng thu
+ Xác định và lựa chọn đúng mục tiêu của thuế: Mục tiêu của thuế chủ yếu chủ yếu là kích thích, điều tiết kinh tế và tăng thu cho ngân sách nhà nước; không nên đặt ra cho thuế phải thực hiện một lúc nhiều mục tiêu liên quan đến chính sách xã hội.
+ Thực hiện chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư
+ Đơn giản hoá chính sách thuế: đơn giản cả về mặt thuế suất, thủ tục; dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ được đông đảo người nộp thuế chấp nhận.
+ Chính sách thuế phải có tác dụng tích cực trong phân phối thu nhập, điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp và cá nhân một cách hợp lý, tạo sự công bằng xã hội.
+ Chính sách thuế phải đảm bảo ổn định trong một thời gian dài, tạo khả năng có thể dự đoán được; tránh tình trạng thay đổi quá nhiều, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Chính sách thuế phải tạo ra điều kiện cho khả năng có thể kiểm soát được; kiểm soát của người nộp thuế, người thu thuế và cơ quan quản lý thuế.
+ Thu hẹp phạm vi miễn giảm thuế, tập trung vào các yêu cầu cơ bản của chính sách kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
+ Nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của chính sách thuế. Áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong thuế, loại bỏ các khoản thuế không có hiệu quả do chi phí để thu thuế lớn hơn cả số tiền thuế thu được.
- Hai là: Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên trong mọi tổ chức và dân cư về các luật thuế và các văn bản dưới luật để họ hiểu rõ, nhận thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế và tổ chức thực hiện tốt. Tạo điều kiện cho nhân dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra về thuế
- Ba là: Tổ chức chỉ đạo công tác kê khai, đăng ký, xét duyệt đăng ký KD làm cơ sở, căn cứ pháp lý để thu thuế
- Bốn là: Lập sổ thuế cho từng DN và hộ sản xuất KD tại xã phường, thị trấn. Sổ thuế được lập và sử dụng trong nhiều năm; hàng năm nếu có thay đổi về chính sách thuế, căn cứ tính thuế, thì các doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh phải kê khai để điều chỉnh lại.
- Năm là: Chỉ đạo tổ chức thu thuế và nộp thuế
Chính phủ tổ chức thực hiện các luật thuế. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan đến các luật thuế, phối hợp với Bộ tài chính ra các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản để chỉ đạo thi hành các luật thuế. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương. Chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương, duyệt sổ thuế các xã phường, đề nghị cấp trên những vấn đề cần thiết. Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm trực tiếp tổ chức công tác thu thuế ở xã, phường, thị trấn.
Hệ thống cơ quan thuế là cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, tính thuế, thông báo thuế, thu thuế và thực hiện các xử phạt vi phạm luật thuế của những tổ chức và cá nhân nộp thuế, giúp UBND các cấp về công tác có liên quan đến trách nhiệm của UBND trong việc thực hiện luật thuế, phối hợp với cơ quan kho bạc nhà nước trong việc thu nộp thuế vào NSNN
- Sáu là: Tổ chức thanh tra, kiểm tra thực hiện các luật thuế
+ Hệ thống thanh tra nhà nước, thanh tra tài chính, thanh tra thuế có quyền và trách nhiệm tổ chức công tác thanh tra về thuế.
+ Các cấp chính quyền có trách nhiệm và quyền kiểm tra việc thi hành luật thuế trên cả hai mặt: kiểm tra những người nộp thuế thi hành nghĩa vụ nộp thuế và kiểm tra tổ chức thu thuế và cán bộ thuế thi hành luật thuế
- Bảy là: Củng cố và tăng cường lực lượng cán bộ thuế, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ thuế, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thuế để nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ này.
4/ Thực hiện quản lý tốt các nguồn chi chủ yếu của NSNN
- Một là: đối với các nguồn chi thường xuyên thực hiện chi hợp lý và hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm chống lãng phí. Chi thường xuyên được thực hiện theo chế độ thống nhất của nhà nước, trên cơ sở kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm
- Hai là: đối với các khoản chi đầu tư phát triển được thực hiện theo hướng:
+ Dành tỉ lệ thoả đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội.
+ Tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, tránh dàn trải
+ Bảo đảm kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
+ Nâng cao hiệu quả kinh tế quốc doanh
- Ba là: thực hiện kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với chi ngân sách. Trong đó thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra tài chính định kỳ, chế độ kiểm toán thường xuyên nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hiện tượng tham nhũng, làm trái với quy định của Nhà nước. Đồng thời qua đó chấn chỉnh chế độ chi ngân sách của Nhà nước cho phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước và công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia.
Quản lý Nhà nước đối với bảo hiểm
- Thứ nhất, bảo hiểm xã hội được thực hiện theo loại hình bảo hiểm bắt buộc hay tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại hình doanh nghiệp để đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm thích hợp.
- Thứ hai, đa dạng hoá các loại hình hoạt động bảo hiểm trong nền kinh tế. Nhà nước thống nhất quản lý bảo hiểm bằng pháp luật, chính sách, chế độ…
- Thứ ba, ban hành hệ thống pháp luật làm chuẩn mực pháp lý cho các loạI hình bảo hiểm.
- Thứ tư, thống nhất quản lý đốI vớI bảo hiểm xã hội từ trung ương đến cơ sở. Thống nhất về chế độ, mức chi trả, hình thức và phương pháp tính toán. Chế độ bảo hiểm xã hội ở ta phản ánh rõ bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thứ năm, thực hiện thanh tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động bảo hiểm.
- Thứ sáu, mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động bảo hiểm.
Quản lý NN đối với thị trường tài chính.
- Thứ nhất, nội dung quản lý Nhà nước đối với thị trường tiền tệ.
+ Ban hành hệ thống pháp luật làm căn cứ và môi trường pháp lý cho thị trường tiền tệ hoạt động.
+ Ban hành hệ thống chính sách để điều chỉnh thị trường tiền tệ. Trong đó quan trọng nhất là chính sách lãi suất, chính sách về lượng tiền trong lưu thông…
+ Chống lạm phát.
+ Chính sách kích thích tiêu dùng ( kích cầu về vốn tiền tệ.)
+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra những vi phạm trong hoạt động của thị trường tiền tệ.
- Thứ hai, nội dụng quản lý chủ yếu đối với thị trường vốn ( thị trường đầu tư)
+ Ban hành hệ thống các chính sách để quản lý, điều tiết hoạt động vay và cho vay. Trong đó quan trọng nhất là:
Chính sách về thời hạn vay, mức vay.
Chính sách lãi suất ưu đãi.
Chính sách về thế chấp, tín chấp.
+ Chính sách ưu đãi trong đầu tư. Ở đây chủ yếu là dùng chính sách lãi suất và thuế ưu đãi.
+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra.
- Thứ ba, Nội dung quản lý NN đối với thị trường chứng khoán.
+ Ban hành hệ thống pháp luật, quy định các điều kiện pháp lý cho hoạt động kinh doanh chứng khoán và vận hành thị trường chứng khoán
+ Tổ chức quản lý quá trình giao dịch, mua bán chứng khoán ở thị trường (các trung tâm giao dịch chứng khoán).
+ Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của thị trường chứng khoán.
+ Lúc cần thiết thông qua NSNN, điều chỉnh cung cầu, bảo đảm ổn định cho thị trường chứng khoán.
+ Tuyên truyền sâu rộng về thị trường chứng khoán và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hoạt động trên thị trường chứng khoán.
- Thứ tư, nội dung quản lý NN đối với thị trường ngoại hối.
+ Thực hiện chính sách tài chính đối ngoại tích cực, từng bước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá phù hợp, thực hiện quản lý tập trung ngoại tệ và quản lý chặt chẽ các khoản chi ngoạI tệ của NN.
+ Thực hiện chính sách bảo lãnh nhằm khuyến khích sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích, thực hiện quản lý và điều hành nguồn vốn vay chặt chẽ.
+ Sử dụng tỷ giá hối đoái là công cụ quan trọng đặc biệt để điều chỉnh quan hệ tiền trong nước và tiền nước ngoài, đặc biệt là USD
+ Phát huy triệt để tác dụng điều tiết kích thích của đòn bẩy tỷ giá,
+ Bảo đảm nền kinh tế phát triển với thị trường tài chính ổn định luôn là mục tiêu quản lý Nhà nước về kinh tế.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro