Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

câu 2

1.     Khái niệm:

Quản lí HCNN là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức được nhà nước ủy quyền quản lí trên cơ sở của Luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lí, điều hành các quá trình xã hội của nhà nước. Nói cách khác, quản lí hành chính nhà nươc (nói tắt là quản lí nhà nước) chính là quản lí nhà nước trong lĩnh vực hành pháp – được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành.

Quản lí HCNN trước hết và chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan HCNN: Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương các cấp, không kể một số tổ chức thuộc nhà nước mà không nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp.

2.     Các yếu tố cơ bản của nền HCNN

·        Hệ thống thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

- Theo nghĩa rộng: Là một cấu trúc tổng thể của các yếu tố tiến hành hoạt động của một tổ chức bao gồm cả tổ chức bộ máy với những quy định cụ thể  về nhiệm vụ, quyền hạn, quy tắc hoạt động buộc các thành viên trong tổ chức phải chấp hành và thậm chí cả hoạt động của các thành viên của tổ chức. Như vậy, thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC bao gồm trong đó cả hệ thống cơ quan NHÀ NƯỚC  và cơ chế hoạt động của các cơ quan này.

- Theo nghĩa hẹp: Thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC chỉ bao gồm các quy định, chế tài (có thể được ban hành hoặc Không ban hành) tạo nên hành lang pháp lý cho hoạt động của 1 tổ chức nào đó. Như vậy, thể chế HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là toàn bộ các quy định, quy tắc do NHÀ NƯỚC  ban hành để điều chỉnh các hoạt động Quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, tạo nên hành lang pháp lý cho tất cả các hoạt động của cơ quan quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC và cán bộ, công chức NHÀ NƯỚC  có thẩm quyền.

 

·        Hệ thống tổ chức HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

- Khái niệm tổ chức:Tổ chức là khái niệm dùng để chỉ một tập hợp gồm hai người trở lên cùng làm việc với nhau theo cách thức nhất định nhằm đạt tới những mục tiêu chung nào đó. Như vậy, để hình thành 1 tổ chức cần:

+ Có nhiều người (từ hai trở lên) cùng làm việc với nhau (có sự phân công công việc)

+ Có chung mục tiêu

+ Có sự phối hợp  trong hoạt động của các thành viên với nhau vì mục tiêu chung

+ Có cơ cấu tổ chức xác định

- Khái niệm NHÀ NƯỚC : NHÀ NƯỚC  là một tổ chức được hình thành để thực hiện chức năng duy trì, ổn định, trật tự trong xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển, bảo vệ lợi ích cho giai cấp cầm quyền trong xã hội, do đó cần có bộ máy tổ chức để thực hiện chức năng này. Đó chính là bộ máy NHÀ NƯỚC  mà trong đó bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là một bộ phận cấu thành.

 

·        Nhân sự trong bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Để vận hành, thực hiện các hoạt động công vụ, cần có những con người làm việc- đó là đội ngũ nhân sự làm việc trong bộ máy HÀNH CHÍNH .

- Khái niệm: Đội ngũ nhân sự làm việc trong bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là tất cả những người lao động làm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. Họ có thể là những quan hệ lao động khác nhau với cơ quan NHÀ NƯỚC . Như vậy, người làm việc chủ yếu trong bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ở nước ta gồm cán bộ, công chức:

+ Cán bộ: Là công dân VIỆT NAM , được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, giữ chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của NHÀ NƯỚC  ở TRUNG ƯƠNG , ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách NHÀ NƯỚC .

+ Công chức: Là công dân VIỆT NAM , được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan NHÀ NƯỚC  ở TRUNG ƯƠNG , cấp tỉnh, cấp huyện..,

 

·        Các nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

- Khái niệm: Nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là tất cả những trang thiết bị vật chất bao gồm công sở, trang thiết bị làm việc và các nguồn lực tài chính công khác cần thiết để tiến hành hoạt động quản lý HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

3.     Như vậy, các yếu tố cấu thành nền hành chính NHÀ NƯỚC , giúp cho hoạt động quản lý, điều hành bộ máy NHÀ NƯỚC  một cách thông suốt, hiệu quả. Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao thì các bộ phận trên cần liên kết một cách khoa học, lôgíc.

4.     Những tính chất của nền HCNN

·        Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị

+ Nhiệm vụ chính trị là nhiệm vụ định hướng cho sự phát triển xã hội, đưa ra đường lối, chính sách. Chính trị biểu hiện ý chí nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền.

+ Nhiệm vụ hành chính là việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị

·        Tính pháp luật:

+ Hành chính nhà nước mang tính cưỡng chế, yêu cầu mọi tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước và công dân phải tuân thủ các mệnh lệnh hành chính, đảm bảo và giữ vững kỉ cương, trật tự xã hội.

+ Tính pháp luật đòi hỏi các cơ quan hành chính và công chức phải đảm bảo tính quyền uy, nghĩa là phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng quyền lực, đồng thời phải tạo dựng uy tín về chính trị, về phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ.

·        Tính thường xuyên, ổn định và thích nghi:

+ Hoạt động hành chính nhà nước không được làm theo lối “phong trào”, “chiến dịch”. Đội ngũ công chức phải có phẩm chất đạo đức ngang tầm nhiệm vụ trong mọi thwoif kì phát triển của đất nước.

+ Nhà nước là  một sản phẩm của xã hội, đời sống xã hội chuyển biến không ngừng, do đó nền hành chính nhà nước cũng phải thích nghi với hoàn cảnh thực tế xã hội.

·        Tính chuyên môn hóa nghiệp vụ cao

+ Đối với các công chức nhà nước, kiến thức chuyên môn và kĩ năng quản lí điều hành thực tiễn là tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ. Tính chuyên môn hóa nghề nghiệp ở trình độ cao là cơ sở để đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược, hoạch định chính sách và chương trình dài hạn.

·        Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ

+ Tính thứ bậc chặt chẽ đòi hoit cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương, cả nước phục tùng chính phủ trong việc thực hiện quyết định, chỉ thị và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên, của thủ tướng.

·        Tính không vụ lợi: Hành chính nhà nước chỉ có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công là lợi ích công dân, không theo đuổi mục tiêu danh lợi.

·        Tính nhân đạo: Bản chất nhà nước ta là dân chủ, do dân, của dân và vì dân. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong luật pháp cụ thể là trong pháp luật hành chính, những thể chế, quy tắc, thủ tục hành chính phải xuất phát từ lợi ích của dân, từ tấm lòng thật sự thương dân, phải đơn giản, trong sáng, tôn trọng con người và đem lại sự thuận lợi cho dân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: