Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

LỜI GIỚI THIỆU


 Putin - một "Sa hoàng" mới. Putin - kẻ độc tài. Một trong 10 người giàu nhất thế giới (tài sản daođộng từ 40 tỉ đến 200 tỉ đô la theo các ước tính khác nhau đăng trên tờ Time)? Sở hữu 20 dinhthự, 4 du thuyền, 58 máy bay và bộ sưu tập đồng hồ trị giá 400.000 bảng Anh (theo Telegraph)? Putinđứng sau cái chết của 10 người phê bình điện Kremlin (theo Uk.BusmessInsider)? Vì sao John McCaingọi Putin là kẻ giết người?... Dường như đến nay vẫn chưa hết những biệt danh và câu hỏi mà thế giới đặtra cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.Mà đâu chỉ thế giới. Trong nước Nga, Vladimir Putin cũng phải đối diện với những câu hỏi khó. Gầnđây nhất là tại cuộc giao lưu trực tuyến thường niên với dân Nga, diễn ra vào ngày 15-6-2017. Trên mànhình chạy những tin nhắn dân Nga gởi SMS tới mà không ít người cảm thấy "bất tiện" thay cho Tổngthống: "Chắc ông mệt rồi, ông có cần nghỉ không?", "Chừng nào ngài mới cho [Thủ tướng] Medvedev,[Phó Thủ tướng thứ nhất] Chubais, [Bộ trưởng Tài chính] Kudrin, [Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại] Grefvà những người khác nghỉ hưu? Ngài không mệt với họ sao?", "[Phó Thủ tướng] Rogozin kiếm việc làmcho con trai ông ta. Có thể ông ta cũng tìm được việc làm cho con trai tôi?", "Putin, ông thật sự nghĩ lànhân dân tin cái gánh xiếc với những câu hỏi bịa đặt này à?", "Khi nào thì ông mới thôi vi phạm quy địnhcủa Hiến pháp về việc làm tổng thống tối đa hai nhiệm kỳ?"...Khi chúng tôi chuẩn bị biên dịch cuốn sách Putin - Logic của quyền lực, kênh truyền hình cápShowtime (Hoa Kỳ) đã trình chiếu bộ phim tài liệu của đạo diễn Oliver Stone Phỏng vấn Putin (ThePutin Interviews*) từ ngày 12 đến 15-6-2017. Được hỏi về mục đích thực hiện bộ phim, Oliver Stone nóiông muốn ngăn chặn việc tiếp tục xấu đi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga, và rằng "đối với Hoa Kỳ, việcquan trọng sống còn là cần phải học để hiểu quan điểm khác". Lập luận của đạo diễn sở hữu ba giải Oscarđơn giản: "Putin là một trong những lãnh đạo uy tín nhất thế giới, và bởi vì Hoa Kỳ tuyên bố ông ta là kẻthù, kẻ thù lớn, nên tôi nghĩ việc lắng nghe xem ông ta nói gì là điều rất quan trọng!*".Bộ phim của Stone ra đời sau bộ phim tài liệu của truyền hình Đức Tôi, Putin. Chân dung 5 năm vàsau cuốn sách của nhà báo Đức Hubert Seipel Putin - trong hành lang quyền lực (tên tiếng Đức của cuốnsách này) 2 năm, nhưng mục đích của đạo diễn người Mỹ Oliver Stone và nhà báo người Đức HubertSeipel vô hình trung không khác nhau là mấy. Điều đó cho thấy, những cảnh báo của Hubert Seipel khôngphải là không có căn cứ, và nỗi lo của Oliver Stone không phải là thiếu cơ sở. Những con người uy tíntrong lĩnh vực của mình đã làm điều họ cần làm: Góp một tiếng nói, một góc nhìn về nước Nga không phảitừ góc nhìn "chính thống", nhưng không kém lý lẽ và thuyết phục.Góc nhìn đó là gì?Ngay đầu cuốn sách, thay cho lời tựa, Hubert Seipel đã dẫn lời bậc thầy tâm lý, nhà văn Nga nổi tiếngF. Dostoyevsky về sự tương phản trong góc nhìn thế giới giữa phương Tây và Nga: "...Đã đến lúc phảitỉnh táo lại. Và tất cả những điều này, tất cả những trò ngoại quốc này, tất cả châu Âu này của cácông chỉ tuyệt là ảo tưởng; và cả chúng ta nữa, khi ở ngoại quốc này, tất cả chúng ta cũng chỉ là ảotưởng...". Không dễ để tiếp nhận nhau nếu không vượt qua những rào cản của dị biệt văn hóa và tâm lý.Mà muốn thế cần thiện chí. Dostoyevsky viết về sự sụp đổ ảo tưởng của người Nga về châu Âu trongChàng ngốc từ năm 1868, đến nay đã hơn thế kỷ nhưng dường như vẫn còn tính thời sự.Tờ Komsomolskaya Pravda - trong một cuộc tranh cãi liên quan đến thái độ của người Nga đối vớiTrung tâm kỷ niệm cố Tổng thống Boris Yeltsin ở Moskva, đã mở một chuyên mục đặc biệt. Họ mời ngườiNga kể lại đã sống thế nào vào thập niên 1990 - khi nước Nga bước vào con đường, mà Hubert Seipel gọilà "chủ nghĩa tư bản ăn thịt". Theo dõi những tâm tình bạn đọc gởi tới hưởng ứng, người đọc có thể "cườira nước mắt" trước sự sụp đổ ảo tưởng của dân Nga thời kỳ này. Dưới đây là ba trong số rất nhiều câuchuyện được những người Nga "sống sót qua thập niên 1990" gởi tới Komsomolskaya Pravda:"Tôi nhớ mình đến chỗ bạn gái. Bạn gái tôi là phó tiến sĩ sử học, lúc đó đang bán tất ở cây số 7đường Ovidiopolskaya*. Bên phải cô là một trung tá về hưu bán dây giày và tấm lót chân. Còn bêntrái là giáo viên vật lý của một trường đại học kỹ thuật bán đồ lót. Đang là mùa đông. Cả nhóm đangtranh cãi về lý thuyết siêu dây, rót từ một cái ấm ra thứ rượu Cô-nhắc đáng ngờ mà một triết gia nàođó ở đấy đã mua sỉ rồi về chiết ra chai đem bán. Giữa các gian hàng là những đống lửa được đốt lênđể sưởi. Ở đó đã đập những nhịp trí thức lụi tàn của thành phố chúng tôi."(Tachiana Travka)"Thập niên 1990, chúng tôi tìm thấy mứt mơ được bà chúng tôi nấu từ thuở xa xưa. Đến năm 1991,bà tôi đã mất được năm năm. Bà đã trải qua những năm 1930 sóng gió ở sông Đông, nơi như bà kể, cónhững thi thể trương phình nằm đầy trên đường.Bà chúng tôi luôn làm thức ăn dự trữ để không lâm vào cảnh đói túng. Và đấy, những hũ mứt mơnâu đen không hề bị hỏng của bà đã được chúng tôi ăn với bánh mì năm 1991. Cũng như trước, bà vẫnluôn giúp chúng tôi."(Mứt Mơ)"... Người Mỹ xuất hiện với những bài giảng về yoga. Không, chúng không làm chúng tôi no,nhưng giúp giảm stress và nhờ những kiến thức Ẩn Độ, chúng tôi thành công khi biết có mặt ở cửahàng đúng vào giờ họ vất bỏ thứ gì đó để chộp lấy. Đương nhiên, việc ăn chay rất có lợi, bởi khoaitây, cà rốt và củ cải thì rẻ và luôn có bán. Một phụ nữ khôn ngoan còn dạy tôi nấu súp 'tả pí lù' và khiđó tôi nghĩ, mình sẽ ăn mỗi bữa sáng, trưa, chiều một muỗng. Sẽ không chết đâu!Người Mỹ đến để kiếm lợi từ nguồn bông rẻ. Vải tự nhiên ở phương Tây thì đắt. Ngược lại, muamột tấm khăn trải bàn bằng lanh và sáu bộ khăn ăn giả 24 rúp ở Nga, có thể bán ở Mỹ với giá 500 đôla!"(Baba Yoga)Nếu bạn đọc đến chương về tư hữu hóa ăn cướp trong cuốn sách của Seipel, thì những câu chuyện"người thật việc thật" trên đây sẽ minh họa sinh động cho thời kỳ đó. Đồng thời, nó cũng là minh họa cholời của Dostoyevsky về sự tỉnh thức khỏi ảo tưởng của người Nga và sự tìm về với những giá trị truyềnthống, mà với người Nga, đó là tôn giáo và tinh thần dân tộc. Chẳng phải vô tình mà một độc giả nói tronggiờ phút đói khổ của cô, mứt mơ của người bà quá cố đã giúp nhà cô chống chọi!Có lẽ cũng sẽ có những bạn đọc, như lời Nhà xuất bản Thụy Sĩ, thất vọng vì không tìm thấy trong cuốnsách Putin - Logic của quyền lực những chi tiết về con người Tổng thống Nga ở góc độ riêng tư. Một lẽdễ hiểu, như tác giả nói từ đầu, ông không chọn phản ảnh chi tiết này vì "tổng thống cũng có quyền có cuộcđời riêng".Nhưng "cuộc đời riêng" đó gần đây đã được phần nào bóc tách. Trả lời Oliver Stone trong bộ phimnêu trên, Putin từng thú nhận điều ông lo ngại nhất khi nhận lời đề nghị của Boris Yeltsin làm Thủ tướng,và sau đó, tranh cử chức Tổng thống Nga, là "giấu các con gái của mình đi đâu", "bảo vệ người thân củamình thế nào". Nhưng ông đã làm được điều đó. Hai con gái của ông đã được học hành trong nhữngtrường đại học Nga như những thanh niên Nga bình thường, và ngày nay, đã thành đạt như bất cứ ngườicùng tuổi nào có cùng điều kiện như thế. Ông cũng cho đạo diễn Oliver Stone biết các con gái ông "khônggắn với hoạt động chính trị, không dính líu với những doanh nghiệp lớn", họ "làm việc trong lĩnh vực khoahọc, giáo dục", và đã lập gia đình. Ông cũng đã trở thành ông ngoại của hai đứa cháu, và thỉnh thoảng có"tranh luận với các con rể" vì cũng có những vấn đề ông và con rể lẫn con gái không đồng quan điểm, vàrằng ông tiếc vì không có nhiều thời gian chơi với cháu. Nhưng nói chung, các con gái ông đã có đượccuộc sống bình thường như bao nhiêu người bình thường khác.Gần đây hơn, trong buổi giao lưu trực tuyến với người Nga ngày 15-6-2017, cũng trả lời câu hỏi vềcác cháu ngoại của mình, ông nói rõ hơn quan điểm của mình, rằng ông "không muốn chúng lớn lên có máuhoàng tử". "Tôi muốn chúng lớn lên thành những người bình thường. Muốn thế, chúng phải được giao tiếpbình thường trong những tập thể trẻ thơ. Giờ đây, chỉ cần tôi nói ra tên tuổi, chúng sẽ được nhận diện và sẽkhông được yên. Nó sẽ gây hại cho sự phát triển của đứa trẻ. Xin hãy hiểu cho tôi".Đó là tuổi thơ của các cháu ông. Còn về tuổi thơ của Tổng thống Nga Vladimir Putin? Ông đã trải quathời tuổi thơ khó khăn ít nhiều để lại dấu ấn trong con người ông. Trả lời câu hỏi một người Nga trongbuổi giao lưu trực tuyến ấy, Putin thú nhận khi còn nhỏ, ông thấy cha mình "luôn nhìn... đồng hồ điện, tínhtoán từng cô-pêch để trả tiền điện đủ và đúng hạn". Sau này, ông có thói quen là không bao giờ để đènsáng khi rời đi đâu đó. Luôn luôn ông tắt đèn.Trong cuốn sách này, bạn đọc sẽ được Hubert Seipel kể về tình cảm của Putin đối với người thầy -huấn luyện viên judo thuở thiếu niên của mình, những giờ tập "trên những chiếc chiếu ướt đẫm mồ hôi củaphòng tập gió lùa". Cuộc phỏng vấn Oliver Stone gần đây cho biết thêm chi tiết: thể thao đã giúp thay đổicuộc đời cậu thiếu niên Putin. Thuở nhỏ cha mẹ ông - như bao nhiêu người lao động khác - tất bật kiếmsống, chẳng có mấy thời gian cho con trai, và phần lớn thời gian, "tôi chơi ngoài đường, ngoài sân".Nhưng rồi những lớp học judo đã giúp ông rèn luyện bản thân, sống có kỷ luật hơn. Khi được hỏi vẻ ấntượng sau các cuộc phỏng vấn Putin, Oliver Stone bày tỏ sự khâm phục sức làm việc dẻo dai, bền bỉ củaTổng thống Nga, 16 tiếng một ngày, điều mà theo nhà đạo diễn Mỹ, "không một Tổng thống Hoa Kỳ nàolàm việc ngần ấy tiếng".Tổng thống Nga có mơ mộng không? Một công dân Nga trong buổi giao lưu trực tuyến đã hỏi Putinnếu có cỗ máy thời gian, ông muốn quay lại thời kỳ nào? Putin đáp: "Chúng ta biết nhiều tác phẩm gắn vớinhững cỗ máy thời gian. Cần phải tự mình quyết định, cỗ máy đó cho phép đi ngược hay đi tới và nó cócho phép can thiệp vào những sự kiện đang diễn ra và sửa đổi tương lai, tức hiện tại của chúng ta haykhông".Theo ông, "tốt nhất không nên động gì vào quá khứ vì những gì phải diễn ra thì sẽ vẫn thế thôi, chỉ vớinhững hậu quả không lường trước được". Và ông nói thêm: "Dĩ nhiên tôi rất thích xem đất nước chúng tađã được phát triển, xây dựng thế nào, Petersburg được xây dựng thế nào, và cha ông chúng ta đã chiếnthắng ra sao trong Chiến tranh Vệ quốc".Putin có tài khoản ở nước ngoài hay không, mà theo các đồn đại, là ở Cyprus? Câu trả lời của Tổngthống Nga cho Oliver Stone là "không". Bác bỏ tin đồn rằng ông "là người giàu có nhất thế giới",Vladimir Putin không tin rằng giàu có là hạnh phúc vì "thời khủng hoảng phải nghĩ tới việc phải làm gì vớicác cổ phiếu, giữ nó thế nào, đầu tư vào đâu... cũng đủ nhức đầu"; và nói đạo diễn Oliver Stone thực tế"còn giàu có hơn những ai có nhiều tiền trong tài khoản vì Oliver Stone có "chính kiến của mình", "có tài"và "có thể để lại phía sau mình dấu ấn đáng kể". Ông Putin dẫn câu ngạn ngữ cổ: "Trong quan tài không cótúi" để kết thúc câu chuyện về tiền tài và hạnh phúc.Còn những gì đáng quan tâm tới đời riêng một tổng thống? Trả lời Oliver Stone, người đã bảo nếu ônglà Putin hẳn phải có nhiều đêm mất ngủ, Tổng thống Nga cho hay ông "vẫn ngủ ngon" và "không mơ thấyác mộng". Putin có sợ bị ám sát không? Đặc biệt từ chính cận vệ của mình? Tổng thống Nga đáp: "Ôngbiết dân gian nói thế nào không? 'Số ai phải chết treo cổ, người đó sẽ không thể chết đuối'. Tôi làm việccủa tôi, họ [cận vệ] làm việc của họ. Và đến nay họ làm không tệ". Khi Oliver Stone nói với Putin rằngông được biết từng có 5 mưu toan ám sát Putin và 50 âm mưu giết Fidel Castro, Putin kể: ông đã nóichuyện này với Fidel Castro lúc sinh thời, và Fidel cho biết: "Anh có biết vì sao tôi vẫn sống?", "Vìsao?", "Bởi vì tôi luôn tự quan tâm tới vấn đề an ninh của mình". Cũng trong trả lời phỏng vấn OliverStone, bình luận về ý kiến cho ràng mình "muốn trở thành Sa hoàng", Vladimir Putin nói: "Vấn đề là sửdụng quyền lực mà tôi có. Và sử dụng đúng". Putin nói báo chí phương Tây thích gọi ông là Sa hoàng vìhọ thích hình ảnh đó: "Họ không thể thoát khỏi những định kiến cũ này".Trở lại với câu nói của Dostoyevsky được nhà báo Hubert Seipel trích dẫn đầu cuốn sách, nhà báoSeipel nói Vladimir Putin không biết việc ông trích dẫn câu nói này, nhưng ông tin Putin chia sẻ cái nhìncủa ông. Seipel không sai. Trong tập một của bộ phim Phỏng vấn Putin phát trên kênh truyền hìnhShowtime, Vladimir Putin đã đề nghị Hoa Kỳ xây dựng quan hệ bình đẳng với Nga, thay vì bỏ hàng tỉ đôla tiêu tốn cho quốc phòng. "Cái chính mà nước Nga có - đó là người Nga với bản sắc của mình, với tìnhtrạng nội tâm của họ. Dân tộc này không thể tồn tại bên ngoài chủ quyền của họ, bên ngoài nhà nước củahọ, và hiểu biết đó sẽ hướng các đối tác phương Tây vào việc xây dựng quan hệ bình đẳng lâu dài vớinước Nga, chứ không phải đe dọa đáp trả hạt nhân. Khi đó sẽ không phải mất bấy nhiêu tiền cho việc quốcphòng".Liệu những "tiếng nói kẻ thù" - được nhà báo Đức Hubert Seipel và đạo diễn Hoa Kỳ Oliver Stonetruyền đi - có được lắng nghe? Sách của Hubert từng bị đồng nghiệp xé bỏ. Còn Oliver Stone, sau khi bộphim được phát đi, đã bị một số tờ báo ở đất nước ông chỉ trích là có thiện cảm với Vladimir Putin...Khi cuốn sách này tới tay bạn, những độc giả Việt Nam, lịch sử đã đi trọn một thế kỷ kể từ cuộc Cáchmạng tháng Mười 1917. Nước Nga từ "mười ngày rung chuyển thế giới" đó - nói theo nhà báo Mỹ JohnReed - hiện nay đang như thế nào? Vấp váp tan rã thiếu một thỏa thuận Đông - Tây, vội vã "tư hữu hóa ăncướp", phải tìm cách thoát khỏi những bóng đen quá khứ và lấy lại tự cường dân tộc ra sao? Trong bốicảnh chiến tranh thông tin, khi dòng thông tin quốc tế "chính thống" ngày càng lấn át, thì một cái nhìn khác(alternative) cũng của một nhà báo phương Tây, sẽ mang tới cho độc giả một chiều kích khác.Còn với người dân Nga, mức ủng hộ ông Putin hiện hơn 61%. Đối với những câu hỏi "bất tiện" nêutrên, ông Putin không trả lời. Có lẽ người Nga cần chờ đợi ít nhất đến cuối nhiệm kỳ này, 2018... Lịch sửsẽ phán xử!- First News

                                     LỜI NÓI ĐẦUĐẾ CHẾ TỘI ÁC VÀ NHỮNG NGƯỜI THIỆN Ý

Đầu tháng 3-2015, các phương tiện truyền thông đại chúng thế giới cuống cuồng đi tìm lời đáp chocâu hỏi ngắn: "Putin đâu rồi?". Suốt nhiều ngày, Vladimir Vladimirovich Putin không thấy xuấthiện trước công chúng. Chuyến đi ngắn đã được lên kế hoạch tới Kazakhstan bị hủy bỏ, và càng bấtthường hơn khi ông thậm chí còn không có mặt tại ngày hội hàng năm của FSB*, diễn ra ở Moskva trongtuần lễ đó. Công chúng chỉ tìm thấy một giải thích hợp lý duy nhất. Nếu một tổng thống, nhiều thập niêntrước đã bắt đầu sự nghiệp của mình như một nhân viên tình báo đối ngoại, mà lại không có mặt tại "ngàyhội gia đình" - thì rõ ràng phải có gì đó bất thường. Câu hỏi chỉ còn là: "Đó là lý do gì?".Đầu tiên, những giả thiết vô hại đã được đưa ra. Có người bảo ông bị cảm lạnh hay bị cúm vốn đanglây lan ở Moskva thời điểm đó. Tuy nhiên, khi thư ký báo chí của ông, Dmitry Peskov liên tục mấy ngàykhẳng định trong các cuộc phỏng vấn là Tổng thống bận rộn vì cuộc khủng hoảng Ukraine đến độ không thểthường xuyên lên truyền hình phát biểu, cỗ máy tin đồn đã làm việc hết công suất. Tại sao ông VladimirPutin không phát biểu trên truyền hình? Bởi điện Kremlin thường không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để quảngbá cho nhân vật thứ nhất của đất nước dưới một góc nhìn thích hợp.Và khi Peskov bổ sung rằng cái bắt tay của Putin vẫn còn mạnh như trước, mạnh đến nỗi có thể bẻ gãyai đó, mọi người bắt đầu bàn tán những phương án khác nhau. Phổ biến từ thời Yeltsin, những lời bàn tánvà công thức này được sử dụng mọi lúc, khi Tổng thống đương nhiệm ốm đau hay khi mức cồn trong máutăng cao đến nỗi không cho phép ông ta xuất hiện công khai. Công thức quá khứ này thường chẳng tiênđoán điều gì tốt đẹp.Chuyện gì đã xảy ra? Đột quỵ? Âm mưu? Đảo chính cung đình? Hoặc có thể, Putin đang bị nhốt tronghầm mật của Kremlin? Hay tất cả chỉ là một thủ thuật truyền thông tinh vi để lôi kéo công chúng khỏinhững khó khăn kinh tế và chính trị?Một cựu Cố vấn Tổng thống viết trên blog mình rằng Tổng thống đã bị những người ủng hộ đường lốichính trị cứng rắn lật đổ và đang bị quản thúc tại gia, còn chủ mưu là Nhà thờ Chính thống giáo. Chẳngbao lâu nữa, theo lời ông ta, sẽ có tuyên bố trên đài truyền hình, theo truyền thống tốt đẹp của điệnKremlin, rằng ông Putin muốn có một sự nghỉ ngơi xứng đáng khỏi lịch làm việc điên cuồng những nămqua. Nhiều người nhận định, đây là một dấu hiệu chắc chắn rằng cuộc đua tranh vào ngôi vị kế thừa rõràng đã kết thúc bằng thắng lợi của một trong các ứng viên.Các nhà báo thậm chí còn hỏi cả đại diện Nhà Trắng, liệu Washington có biết Putin đang ở đâu không,và liệu Barack Obama có được báo tin về việc Putin đã biến mất không, để tránh khỏi những phản ứngkhó lường. Nhưng vị đại diện cáu kỉnh của Nhà Trắng không đưa ra câu trả lời thỏa đáng. Ông ta bảo, việcluôn phải biết Tổng thống Mỹ đang ở đâu đã là quá đủ với ông ta, còn về Tổng thống Nga thì nên hỏinhững cơ quan Nga có liên quan ấy.Facebook, Twitter và các mạng xã hội khác mỗi giờ lại đưa ra những giả thuyết âm mưu mới. Một sốgiả định khá đơn giản. "Bạn gái mới hay vợ của Tổng thống sinh con tại Thụy Sĩ", tờ Neue ZilrcherZeitungviết, "vì thế ông phải rút khỏi công việc vài ngày".Sự âu lo bao trùm chúng ta mùa xuân 2015 là điển hình, khi nói về Vladimir Putin. Không có ngày nàomà báo chí không viết về ông, và như một quy luật, không viết gì tốt đẹp. Còn nếu có, như một ngoại lệ, họkhông viết gì đặc biệt xấu xa, thì Tổng thống, theo ý kiến của họ, ít ra là đã đánh giá quá cao điều gì đóhoặc cư xử không đúng. Rõ ràng, ông đã không hiểu những yêu cầu hiện đại, nhưng dẫu sao, ông quá quantrọng nên không thể bỏ qua, đành phải viết về, còn các chính khách của chúng tôi, phải nghiến răng màgiao tiếp với ông. Không một chính khách nước ngoài nào được báo chí quan tâm đặc biệt như VladimirPutin. Cùng lúc, mọi thứ trông có vẻ như dưới thời Liên Xô: quá nhiều đồn đoán trên cặn cà phê*. Ngàynày sang ngày khác, các chuyên gia về điện Kremlin đã đưa ra những giả thuyết mới mà không tiếp cậnđược nguồn tin ngoại giao nào (phải công nhận là không dễ có được sự tiếp cận này).Sự biến mất đột ngột của Putin vào tháng 3-2015 được chính Tổng thống giải thích rất đơn giản vàituần sau đó: "Tôi bị cảm nặng và sốt cao, vì vậy phải nghỉ dưỡng mất mấy ngày". "Và chắc là, tôi đã đánhgiá không đúng mức mối quan tâm của các bạn tới cá nhân tôi". Ông giễu cợt nói thêm: "Trong tất cả cáclời đồn đoán, tôi thích nhất ý tưởng về Thụy Sĩ và người nối dõi mới, không tệ chút nào đối với một ngườiđàn ông ở tuổi tôi". Ông biết, mình ảnh hưởng thế nào tới công chúng và biết cách sử dụng điều đó.Việc hình ảnh ở nước ngoài sẽ thay đổi đáng kể trong suốt cuộc đời mình là điều ông đã biết từ lâu.Ở Đức, và không chỉ ở Đức, Putin thuộc nhóm chính khách nước ngoài được các nhà báo quan tâm gầnnhư nhiều hơn giới tinh hoa chính trị nước mình. Ở phương Tây, người ta ngờ rằng Putin luôn nghĩ nhữngđiều không tốt đẹp. Trong nhiều năm, các phương tiện truyền thông hàng đầu của Đức đã tốn hàng khối sứclực cho ông. Thỉnh thoảng, họ lại nhận định rằng người kế thừa hoặc những người kế thừa ông có thể còntệ hơn. Nói ngắn gọn, ở phần này của thế giới, khó mà mong đợi điều gì tốt đẹp. Trong khi đó, theo quyluật, họ quên rằng đa số người Nga đã vài lần bỏ phiếu cho con người đó. Và nếu họ không quên điều đó,thì khi nhắc lại việc này, họ thường bổ sung rằng các cuộc bầu cử tại Nga luôn bị làm cho sai lệch. Cáccuộc thăm dò ở Nga lại đưa ra một bức tranh khác: sự nổi tiếng của Putin ở trong nước đạt tới mức kỷ lục- hơn 80%. Nói cách khác, Vladimir Putin - đó là đề tài không chỉ cho những cuộc trò chuyện giải trí màcòn cho một cuộc bàn luận nghiêm túc. Trong nhiều thập niên thảo luận về đề tài này, ông là một giá trịkhông đổi, mâu thuẫn và không thể thay thế trong lĩnh vực chính trị. Ông như một người quen cũ không thểquên, thậm chí cả khi người ta liên tục đòi ông từ chức.Ở một mức độ lớn hơn, cuộc khủng hoảng Ukraine còn khiến Putin trở thành hiện thân của cái ác. Cuộcxung đột quanh Ukraine ngay từ đầu là câu chuyện cách điệu về cái thiện và cái ác, về cuộc đấu tranh anhdũng của một cộng đồng thế giới dân chủ chống lại những mưu đồ u ám của bạo chúa Nga. Đó là sự tiếpnối của một vở kịch mà Ronald Reagan* có thể đòi bản quyền - năm 1983, tại cuộc họp của những ngườitheo trào lưu chính thống Kitô giáo, ông ta đã gây ấn tượng mạnh khi gọi nước Nga là "đế chế của cái ác".Sau khi chuyến bay MH17 của hãng Malaysia Airlines bị bắn rơi trên bầu trời đông Ukraine, đối vớicác phương tiện truyền thông trong nhiều tháng, Vladimir Putin đã trở thành hiện thân duy nhất cho một thếlực đen tối cần phải được đấu tranh. Kinh tởm, nhưng khéo léo và thông minh, ông tiếp tục sự tàn bạo củamình, mặc cho những nỗ lực của Thủ tướng Liên bang Đức Angela Merkel, người thường xuyên trò chuyệnvới ông (và quả thật, bà Merkel giao tiếp nhiều với Putin), tuồng như xung đột có thể giải quyết ở mức độ"trị liệu" bằng lời, chứ không phải ở mức độ hiểu biết tường tận những lợi ích chính trị. Đối với báo giớiphương Tây, Putin là người không muốn gì khác ngoài việc phục hồi Liên bang Xô viết đã bị tan rã, bằngviệc lấy lại Baltic và Ba Lan. Nhưng kịch bản đó không chút khả thi bởi những nước này từ lâu đã gianhập NATO, và một nỗ lực như thế, theo hiệp ước của NATO, sẽ lập tức dẫn tới một thế chiến mới.Giờ đây, cơn kích động đã phần nào nguôi bớt. Ukraine khó nhọc thành lập nhà nước sao cho tối thiểuphải giống một nhà nước dân chủ. Mà chính mục tiêu này đã được đa số phương tiện truyền thông tuyênbố, và cũng vì nó mà nhiều người đã thiệt mạng bên các chướng ngại vật. Các nhà chính trị học vẫn còntranh cãi, liệu đúng được bao nhiêu luận điểm thống thiết của phương Tây, vốn ca ngợi Liên minh châu Âu(EU) như một đối trọng tự do và tuyệt vời so với nước Nga thực dân, đế chế này, mặc dù tan rã, nhưngvẫn không muốn buông Ukraine khỏi tay mình.Quyền lực và cuộc chiến quan điểmVai trò của Vladimir Putin trơng các sự kiện Ukraine đã dẫn tới cuộc tranh luận về tính xác thực củacác phương tiện truyền thông đại chúng. Không phải tất cả mọi người đều chia sẻ ý kiến của các tờ báo uytín, các nhà báo, những người dẫn chương trình truyền hình, vốn khẳng định chỉ mình nước Nga có lỗitrong cuộc khủng hoảng này. Việc các Đài truyền hình ZDF và ARD, ngay từ đầu cuộc khủng hoảng nhậnđược vô số khiếu nại do đưa tin một chiều về chính sách của Putin và các sự kiện Ukraine, không phải làkhông có nguyên nhân. Hội đồng biên tập ARD, chẳng hạn, đã phê bình khá gay gắt kênh truyền hình củamình vì đưa tin như thế. Sau khi nhận được các khiếu nại, các chủ biên đã tự mình phân tích chi tiết mộtloạt các chương trình và đi tới kết luận tương tự. Theo lời họ, ARD đưa tin "một chiều" và "có thiênkiến". Tháng 6-2014, họ đã biên soạn và giới thiệu một danh sách dài các lỗi rõ ràng này. Cụ thể như: họđã không đưa "những kế hoạch có tính chiến lược của NATO trong quá trình mở rộng liên minh về phíađông"; trong thời gian đảo chính, Kiev đã "không phân tích chi tiết vai trò của Hội đồng Maidan*, cũngnhư của những lực lượng dân tộc cực đoan, chẳng hạn như đảng 'Tự Do'". Tóm tắt chính thức của Hộiđồng ARD ghi rõ: "Trên cơ sở những xem xét của mình, Hội đồng biên tập ARD đã đi đến kết luận: việcđưa thông tin về cuộc khủng hoảng Ukraine trên Kênh Một của Đài truyền hình Đức phần nào tạo ấn tượngsai lệch và thiên vị, chống lại Nga và vị thế của Nga"(1).Ở các tờ nhật báo lớn, tình hình cũng tương tự. Frankfurter Allgemeine Zeitung, Die Zeit vàSủdảeutsche Zeitung đã nhận được hàng nghìn khiếu nại với những bình luận chỉ trích. Độc giả tuyên bốhọ nhận thấy quan điểm của những tờ báo này là thiên vị, và dọa không tiếp tục đặt báo. Tuy nhiên, nhiềunhà báo thà nghi ngờ năng lực của độc giả qua việc đánh giá thông tin được cung cấp hơn là hoài nghi chấtlượng những phóng sự của riêng mình. Trong sự hạn chế do độc quyền thông tin của mình, họ chỉ thấy thêmmột bằng chứng của công tác tuyên truyền về Nga ở Đức hiệu quả tới đâu.Thế nhưng, các phương tiện truyền thông uy tín lại hiểu ra rất chậm rằng trong các cuộc bàn cãi nàykhông chỉ có những hành động "troll"* ủng hộ Putin. Độc quyền diễn giải thông tin của các nhà báo đã bịphá vỡ từ lâu. Và "công việc hàng ngày với những chính khách ngu ngốc và bất tài", như lời Frank-WalterSteinmeier* phát biểu vào tháng 11-2014 mô tả một cách độ lượng mối quan hệ giữa các chính khách vớibáo giới, đã thay đổi rất ít ở đây. Cần phải giữ khoảng cách, mà điều đó chỉ có thể xảy ra khi "các nhà báotránh tự bóp méo sự kiện như các chính khách". Chính khách - không phải nhà báo, và nhà báo - khôngphải chính khách. Vị Ngoại trưởng, được cho là khá khôn ngoan, đã để lại cho giới truyền thông vài câunói làm kỷ niệm: "Có trường hợp, khi mỗi sáng đọc qua bảng tổng kết thông tin báo chí của bộ chúng tôi,trong tôi nảy sinh cảm giác là thuở xưa, phạm vi ý kiến từng rộng lớn hơn". "Tôi có cảm tưởng khao khátđối đầu trong tâm trí các nhà báo là khá mạnh" (2).Cuộc thảo luận ồn ào về Vladimir Putin dựa không ít vào những luận điểm của sự mực thước chính trị.Sự mực thước chính trị quan trọng trong nhiều lĩnh vực, nhưng vai trò của nó trong việc phân tích chínhsách đối ngoại lại không cao. Có mưu toan nhằm làm cho niềm tin cá nhân của ai đó trở thành bắt buộccho rất cả, không màng đến những hiệu ứng phụ khó chịu cũng như các ưu tiên khác. Và phải làm khôngchậm trễ, ngay bây giờ. Nó được thực hiện theo công thức lối sống riêng tương ứng với chương trình nghịsự riêng. Hôm nay ăn tối ở đâu, nhà hàng chay nào ngon nhất? Mặc gì? Và tại sao cuối cùng, VladimirPutin không đạt được việc cho phép hôn nhân đồng tính ở Nga?Thái độ của báo giới chúng ta với nước Nga mới - đó là một ly cocktail cảm xúc pha từ thiện cảm vàniềm tin vào giá trị của riêng mình. Ngay sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, các nhà báo Đức, dựa trêncảm xúc mới về tính cộng đồng, đã sản xuất hàng nghìn bài báo với những lời khuyên thiện chí và nhữngcảnh giác trước các sai lầm. Chúng ta chưa bao giờ ngưng việc đánh giá hành vi và cho rằng, chúng taluôn biết, như "một quốc gia chưa thành hình", Nga lẽ ra đã có thể tiến lên phía trước, trên con đườnghướng về phương Tây. Thế nhưng, có vẻ như nền chính trị Nga không quá bị tác động bởi ngành sư phạmtiên tiến Đức. Hướng dịch chuyển không được đồng tình. Như thế, mối quan hệ đã chấm dứt, cũng như mộtniềm đam mê không được đáp lại luôn chấm dứt bằng sự vỡ mộng về nhau.Bản ghi chép những mong đợi ở Đức gắn liền với nước Nga Putin là kết quả của nhiều năm ảo tưởng."Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, người ta cho rằng nước Nga và châu Âu đang chia sẻ cùng những giátrị" - tờ Die Zeit thất vọng viết trong một bài xã luận (3). Và không chỉ tờ báo này. Thế nhưng, giả địnhchiếm ưu thế lúc ấy (và dường như cho đến tận ngày nay) và về sau hóa ra là đáng ngờ, lại có rất ít cáichung với thực tiễn xã hội khi đó.Sự kết thúc của Liên bang Xô viết không thu xếp được một thỏa thuận Đông và Tây, ngay lập tức trêncơ sở nhân quyền được thông qua ở phương Tây, đã bắt đầu hình thành người Nga mới. Sự sụp đổ Liênbang Xô viết là kết quả của thất bại khổng lồ về kinh tế và việc thiếu năng lực của giới tinh hoa quyền lựcquan liêu chính trị trong việc dự báo phát triển kinh tế để thay đổi đường lối. Mikhail Gorbachev đã khởiđầu cho sự sụp đổ Liên Xô, chứ không phải những bài xả luận trên báo chí Đức. Ngay từ năm 2008, trongmột thư ngỏ, Gorbachev đã cáo buộc các nhà báo Đức tấn công Nga: "Khi xem xét dòng ấn bản trên báochí Đức, khó mà thoát khỏi một ấn tượng rằng đang hiện hữu một cuộc vận động khổng lồ nào đó. Như thểtất cả đều chỉ sử dụng một nguồn độc quyền, trong đó chứa chừng một chục luận điểm (nước Nga thiếu dânchủ; đàn áp tự do ngôn luận; tiến hành một chính sách năng lượng nham hiểm; chính quyền đang trượt vềphía độc tài, v.v.) (4).Người Nga không chấp nhận những đánh giá chỉ trích như thế của chúng ta. Trong khi chúng ta lại hyvọng là nhân dân Nga ở mức độ này hay khác đang học hỏi. Theo đánh giá của nhiều nhà báo, người dânNga, đáng thương thay, đơn giản là không biết phải thoát khỏi Tổng thống Vladimir Putin của mình bằngcách nào. Vì thế họ lại bầu ông ta lần nữa, rồi lần nữa.Vậy Vladimir Putin là người thế nào? Điều gì thôi thúc những hành động của ông, cái gì đã tác độnglên sự đặc thù của ông? Cuốn sách này cho phép độc giả làm quen với thế giới của Vladimir Putin. Đâykhông phải là một luận án tiến sĩ, không mưu cầu sự đầy đủ của thông tin. Lần đầu tiên tôi gặp Tổng thốngNga là vào tháng 1-2010 ở Moskva, khi phỏng vấn ông về vấn đề năng lượng. Đó là nữa sau của thời kỳông làm thủ tướng, giữa hai nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba của chức tổng thống, bởi Hiến pháp Nga không chophép một người giữ chức vụ tổng thống quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Chúng tôi nói về việc làm một bộ phimtài liệu truyền hình. Ông chấp nhận điều kiện là chúng tôi không cần phải xin phép bằng cách cho ông xemlại cả bộ phim lẫn phần phỏng vấn mà chúng tôi quay trước khi chiếu nó trên truyền hình Đức năm 2012.Việc làm bộ phim Tôi, Putin. Chân dung cho hãng ARD (5) đòi hỏi tôi phải tiến hành một loạt các cuộcgặp và trò chuyện mới được diễn ra thường xuyên ở Moskva, Sochi, Saints Petersburg, Vladivostok cũngnhư trong thời gian các chuyến thăm nước ngoài của Vladimir Putin. Bộ phim đánh dấu cho việc làm quencủa tôi với Tổng thống Nga. Quan hệ giữa chính khách và nhà báo thường dựa trên thông tin và niềm tin,và chỉ có thể xảy ra trong trường hợp cả hai phía nhìn nhận nhau nghiêm túc. Các nhà báo thường cư xửcông kích đối với các chính khách nên không thể nhận được nhiều thông tin. Nhưng phương pháp của cácchính khách và các phương tiện truyền thông đại chúng rất giống nhau. Chính khách cố sử dụng nhà báo,còn nhà báo thì sử dụng chính khách. Tất cả như nhau ở Berlin, Washington và Moskva, và không quantrọng chính khách đó là ai, Merkel, Obama hay Putin. Ở đây nói về tính chất xã hội của loại hoạt động đặctrưng cho cả hai nghề nghiệp.Sự gần gũi là một tiền đề cần thiết để nhận thông tin vượt khỏi khuôn khổ những vở kịch quy chuẩn.Phần còn lại là công việc kỹ thuật. Ngoài Putin, tôi đã nói chuyện với nhiều đồng sự của ông ở Moskva,với các chính khách ở Berlin, Brussels và Washington. Một số không ý kiến gì về việc tôi trích dẫn lời họ,những người khác đề nghị không nêu tên họ. Đó cũng là một phần của nghề nghiệp.Vladimir Putin như một chính khách, cũng giống như các đồng nghiệp của ông ở phương Tây, sẵn sàngđóng thử bất cứ vai trò nào nếu nó đem lại lợi ích. Tuy nhiên, ông yêu cầu đặt ra một ranh giới rõ rànggiữa công việc và đời tư, để bảo vệ bản thân và gia đình. Không một câu chuyện nào về gia đình haynhững quan hệ riêng tư theo tinh thần của Gala và Bunte*. "Tôi thú vị với các phương tiện truyền thôngbởi vì tôi là chính khách và là Tổng thống Nga", ông nói, "còn các con gái tôi không giữ chức vụ chính trị,những quan hệ cá nhân của tôi không thuộc về các vấn đề chính trị - đó là việc riêng của tôi". Tác giảcũng tôn trọng các khuôn khổ này. Một phần bởi vì tôi cũng đồng ý cách tiếp cận ấy.Ở đây nói về chính trị. Chính trị được xác định bởi lịch sử, bởi những mối quan tâm cụ thể và kinhnghiệm tập thể của đất nước, và dĩ nhiên, còn bởi những sự kiện đang diễn ra. Nó, nói riêng, thể hiện quathảm họa chuyến bay MH17 của hãng Malaysia Airlines bị bắn ở đông Ukraine, làm nguội lạnh hoàn toànquan hệ giữa Tây và Đông. Vladimir Putin, trong ý nghĩa này, không khác gì với Barack Obama và AngelaMerkel. Và bất kỳ đất nước nào cũng có cái nhìn riêng về lịch sử của mình, Tổng thống Nga sẽ không trụlại được ở các cương vị chính trị cao nhất trong 15 năm nếu như ông đưa ra những quyết định xuất phát từsở thích cá nhân và không tính tới lịch sử Nga, những xung đột nội bộ và cuộc chiến quyền lực trong lĩnhvực địa chính trị.Những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời Putin trùng khớp với những thời khắc bước ngoặt của lịchsử Nga. Tuổi thơ ông là thời ổn định Xô viết, ở Saint Petersburg. Cùng với sự tan rã đất nước, sau 5 nămlàm nhân viên tình báo đối ngoại Liên Xô ở Dresden, ông tìm được chỗ đứng trong đời sống dân sự với tưcách cố vấn luật cho chính quyền thành phố quê hương. Sau vài năm làm việc cho chính quyền điệnKremlin, ông chứng kiến sự tan rã của nhà nước và nhanh chóng học hỏi cách thức hoạt động của các cơchế quyền lực trong kỷ nguyên hỗn loạn của Yeltsin.Giờ đây, trên cương vị Tổng thống Nga, ông cố gắng khôi phục lòng tự trọng đã bị suy sụp của nhândân mình, tìm khởi nguồn cho nó trong kinh nghiệm lịch sử của ông - từ đế chế Nga đến thời Xô viết, đồngthời trong Chính thống giáo - cho du phương Tây có thích hay không. Với Putin, việc mở rộng liên tục củaNATO về hướng biên giới Nga từ năm 1999 cùng với những khuyến nghị cấp bách của Washington vàBerlin, áp đặt các quan điểm chính trị của họ - là sự mở rộng có ý thức các khu vực hoạt động chiến sựcủa chiến tranh lạnh. Mà những đánh giá thường là sai lầm này, đã đặt gánh nặng lên mối quan hệ giữaVladimir Putin với Thủ tướng Angela Merkel, người mà bản thân cũng có nguồn gốc từ Đông Đức.Cuốn sách này nói về mối quan hệ giữa những lợi ích cạnh tranh và quan điểm thật sự của VladimirPutin được ông chia sẻ ở các cuộc gặp của chúng tôi. Đây là biên niên sử của một cuộc đối đầu đượccông bố, đạt đỉnh điểm vào năm 2014. Đó là vào tháng 2-2014, nước Nga tổ chức Thế vận hội ở Sochinhư một ngày hội của đất nước, thì những người biểu tình trên Quảng trường Độc Lập của Kiev đã lật đổchính quyền Ukraine, sau một năm đọ sức giữa phương Tây và Nga ở đây. Câu trả lời của Putin là sápnhập Crimea. "Bôi xấu Vladimir Putin, đó không phải là chiến lược, đó là bằng chứng ngoại phạm để cheđậy sự thiếu chiến lược", suy đoán của Henry Kissinger*, người từng là đại diện nổi tiếng của trường pháicứng rắn (6). Thế nhưng, bằng chứng ngoại phạm đó cũng chính là vũ khí, điều sẽ được thảo luận trongcuốn sách này.

   1LUÔN BỊ NGHI NGỜVẤN ĐỀ TỘI LỖI CỦA THẢM HỌA MÁY BAY HÀNH KHÁCH BỊ BẮNRƠI MH17Tiếng ồn đơn điệu của các động cơ máy bay tổng thống IL 96-300 đã ru ngủ hầu hết hành khách.Chuyến bay từ Rio de Jainero đến Moskva dài hơn 12 tiếng. Những ngày vừa qua là một cuộc chạymarathon căng thẳng, tự nhiên thôi, nếu tính chuyến thăm chính thức bốn quốc gia trong sáu ngày. Nhưnggiờ đây, ngày 17-7-2014, Vladimir Vladimirovich Putin nói chung hài lòng với chuyến thăm Nam Mỹ này.Cuộc đón tiếp ở Cuba, Nicaragua, Argentina và Brazil đã vô cùng thân thiện, các thỏa thuận hợp tác tươnglai trong lĩnh vực năng lượng và vũ trang đã được ký kết. Cuộc gặp các nước BRICS - một liên minh kinhtế bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - đã diễn ra ở Brazil năm nay liên quan đếnWorld Cup, cũng xứng đáng với những mong đợi.Trong hai năm qua, Tổng thống Nga đã dồn tất cả nỗ lực để cùng với lãnh đạo Trung Quốc Tập CậnBình, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, Thủ tướng Án Độ Narendra Modi và Tổng thống Nam Phi JacobZuma thực hiện kế hoạch thành lập hai ngân hàng. Hiện giờ, tất cả đã ký một thỏa thuận tương ứng và cungcấp số vốn ban đầu là 100 tỉ đô la. Mục đích của nó trong tương lai là tạo ra một đối trọng với Ngân hàngthế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), bởi vũ hội trong những cơ cấu này được điều khiển trước tiênbởi Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU). Mô hình tài chính Anh - Mỹ là cái gai trong mắt đại diện cácnước với dân số ba tỉ người, chiếm 40% cư dân hành tinh. Việc thành lập ngân hàng sẽ phục vụ việc mởrộng không gian cho những vận hành chính trị.Nói ngắn gọn, mọi việc diễn ra không tệ, nếu không tính cuộc gặp tay đôi với Thủ tướng Liên bangĐức ở Rio de Janeiro. Cuộc trò chuyện với bà Angela Merkel ngày 13-7-2014 trên khán đài dành cho cácvị khách danh dự của sân vận động Maracana trước trận đấu cuối cùng của World Cup, hầu như khôngmang lại kết quả. Cuộc gặp ngắn ngủi không cải thiện quan hệ Nga - Đức vốn đã trở nên phức tạp bởi cuộckhủng hoảng Ukraine. Thủ tướng Liên bang Đức Merkel và Putin trước đó đã thỏa thuận rằng quân ly khaithân Nga và Chính phủ Ukraine phải bắt đầu đàm phán. Angela Merkel sẽ bàn bạc điều này với Tổngthống Ukraine.Trong cuộc thảo luận với Putin, bà Merkel cam đoan với ông ràng bà đã liên tục nói về điều này vớiPoroshenko*, nhưng hiện không có gì thay đổi, xung đột vẫn tiếp diễn. Đến nay, bất cứ thỏa thuận nào đạtđược giữa bốn ngoại trưởng Đức, Pháp, Ukraine và Nga nhằm giải tỏa căng thẳng, đều đã bị phá vỡ trongvòng hai ngày sau khi ký kết. Tuy nhiên, trận chung kết bóng đá lại là một thành công. Người Đức đã đánhbại Argentina, nhưng phải đợi đến hiệp phụ.Tới Moskva còn phải bay thêm 40 phút nữa. Thư ký báo chí của Putin, ông Dmitry Peskov mang đếntài liệu cho các cuộc gặp sắp tới. Không có gì đặc biệt, những công việc thường ngày, ngoại trừ cuộc điệnđàm với Tổng thống Mỹ sau khi máy bay hạ cánh. Cuộc điện đàm đã được thỏa thuận từ trước đó khá lâu.Không hẳn là Vladimir Putin chú trọng đến việc đối thoại với Barack Obama, bởi sự ghẻ lạnh lẫn nhau đãtăng lên trong vài năm qua. Vẻ ưu việt về đạo đức mà Tổng thống Mỹ thể hiện trong các tuyên bố côngkhai về Nga đã làm Putin khó chịu, cũng như tuyên bố mới nhất của Obama khi gọi Nga là "cường quốckhu vực" và so sánh Tổng thống Nga với một học sinh không có khả năng tập trung ngồi ở bàn cuối (7).Cho đến nay, Vladimir Putin không để ý đến những công kích mang tính cá nhân nhưng ông thường xuyênphát biểu chống lại yêu sách của Hoa Kỳ đòi thống trị thế giới.Những phát biểu công khai ở Washington trước cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2012 cho thấyObama ủng hộ Tổng thống mãn nhiệm Medvedev hơn tân Tổng thống Putin, cũng như không tạo điều kiệntháo dỡ những căng thẳng và hiện thực hóa việc tái khởi động quan hệ Nga - Mỹ đã được tuyên bố. Saucuộc đảo chính diễn ra ở Maidan của Kiev, giai đoạn đóng băng dài đã ngự trị trong chính trị, với triểnvọng mở ra một kỷ băng hà mới trong quan hệ giữa Tây và Đông.Có thể dễ dàng hình dung nội dung của cuộc điện đàm sắp diễn ra. Cố vấn về chính sách đối ngoại củaPutin, ông Yuri Ushakov, đã thông báo cho Tổng thống về những cấm vận mới của Washington. Hoa Kỳ dựkiến cô lập có chủ đích các định chế tín dụng lớn của Nga như Gazprombank hay Vnesheconombank rakhỏi thị trường tài chính quốc tế.Nhưng chuyên cơ của Tổng thống Nga không phải là chiếc máy bay duy nhất bay trên Đông Âu ở độcao gần 11.000 mét khi đó. Không phận không bị đóng, mặc cho những giao tranh dữ dội ở đông Ukraine.Nhiều hãng hàng không sử dụng tuyến đường truyền thống này cho các chuyến bay ở Viễn Đông để khôngkéo dài lộ trình và không tăng chi phí. Vài phút sau, các điều phối viên không lưu Ukraine ởDnepropetrovsk đã gọi các đồng nghiệp Nga ở Rostov. Trên rađa của mình, "kiểm soát không lưuDnipro" không tìm thấy chuyến bay MH17. Chuyến bay đều đặn của hãng hàng không Malaysia Airlineschở theo 298 người đang bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã không còn chuyển tín hiệu. Lần liên lạccuối là hai phút trước.Đoạn hội thoại ngắn gọn giữa các nhân viên không lưu Nga và Ukraine diễn ra vào lúc 16 giờ 22 phútgiờ địa phương là một văn bản tài liệu khô khan mà từ đó, cuộc khủng hoảng nặng nề nhất giữa Đông vàTây từ sau kết thúc chiến tranh lạnh đã bắt đầu (8).Nhân viên không lưu Dnipro: Rostov, các anh có thấy máy bay Malaysia trên rađa không?Nhân viên không lưu Rostov: Không, dường như nó gặp sự cố trên không rồi.Nhân viên không lưu Dnipro: Họ không trả lời chúng tôi. Họ nhận được chỉ thị đổi hướng hay, đãxác nhận và...Nhân viên không lưu Rostov: Và hết, hả?Nhân viên không lưu Dnipro: Vâng, và máy bay biến mất. Các anh có thấy gì không?Nhân viên không lưu Rostov: Không gì cả.Thảm họa chuyến bay MH17 là tin đầu tiên mà lãnh đạo bộ phận kiểm soát không lưu Nga báo choTổng thống Vladimir Putin sau khi chuyên cơ tổng thống hạ cánh ở Vnukovo, sân bay lâu đời nhất củaMoskva. Khu vực riêng biệt Vnukovo-3 chuyên dành cho các máy bay của chính phủ. Sau đó, Tổng thốngmới cầm điện thoại.Cuộc trò chuyện với Barack Obama đã diễn ra như chờ đợi. Theo lời Tổng thống Hoa Kỳ, những biệnpháp cấm vận mới là cái giá nước Nga phải trả cho việc ủng hộ và cung cấp vũ khí cho những kẻ nổi loạnở đông Ukraine. Bốn ngân hàng lớn của Nga sẽ không còn được tiếp cận với việc cho vay dài hạn trên thịtrường tài chính thế giới nữa. Các công ty khác thì bị cấm hợp đồng ở phương Tây. Câu trả lời củaVladimir Putin cũng dễ đoán trước. Những kiểu cấm vận thế này, như ông nói, có hại cho chính Hoa Kỳ vàvề lâu dài, sẽ tác động đến lợi ích của người Mỹ. Sau đó, ông Putin kể cho ông Obama về thảm họa máybay hành khách Malaysia ở Ukraine, điều mà Tổng thống Hoa Kỳ rõ ràng chưa biết. Sự cố không đượcthảo luận thêm.Vài ngày sau, khi nói chuyện với chúng tôi về những biến cố bi thảm ngày hôm đó, Tổng thống Putincho biết cuộc trò chuyện lại một lần nữa tiếp tục về chủ đề cấm vận.Chỉ một chốc sau, trong chuyến bay tới căn cứ không quân Andrews, cố vấn của Obama, ông DanPfeiffer thông báo cho Tổng thống Mỹ những dữ liệu mới nhất mà Tổng thống Petro Poroshenko củaUkraine yêu cầu phổ biến trên tất cả các kênh, như là bằng chứng cho tội ác của Nga. Theo lời ông ta,chiếc máy bay đã bị bắn bởi tên lửa Nga. Trong vài phút, các thông báo lần lượt nối tiếp nhau.Washington chuyển sang chế độ hoàn toàn sẵn sàng. Ở Nhà Trắng, các chuyên gia soạn thảo văn bản chotrận chiến thông tin sắp tới. George Ernest, Thư ký báo chí của Obama điều phối chiến dịch và bảo đảmTổng thống luôn nắm được thông tin. Phó Tổng thống Joe Biden đề nghị Tổng thống Ukraine Poroshenkothường xuyên cập nhật cho ông ta diễn tiến sự kiện cũng như tất cả thông tin mà Kiev nắm được vào lúcđó.Các cơ quan của điện Kremlin cũng làm việc hết công suất. Dmitry Peskov một lần nữa xem lại vănbản tuyên bố chính thức mà các đồng nghiệp của ông ở Văn phòng của Phủ Tổng thống trên Quảng trườngCổ soạn thảo, trước khi Tổng thống Nga phát biểu trước ống kính truyền hình ở nhà nghỉ chính phủ tạiNovo-Ogaryovo gần Moskva không lâu trước nữa đêm (9). Sau vài lời chia buồn và một phút im lặng,Vladimir Putin hứa sẽ làm tất cả để điều tra thảm kịch. Tuy nhiên, ông cũng nói rõ đâu là nguyên nhânthảm họa, theo ý kiến của ông. "Sẽ chẳng có gì xảy ra", ông nói, "nếu như không có xung đột ở đôngUkraine. Và không nghi ngờ gì, sự việc xảy ra trên lãnh thổ nước nào thì nước đó phải chịu trách nhiệmcho bi kịch khủng khiếp này". Washington không bắt người ta phải đợi lâu cho câu trả lời của mình. Vàigiờ sau, ở Nhà Trắng, Barack Obama tuyên bố: "Có bằng chứng cho thấy máy bay bị bắn bởi tên lửa đấtđối không, được phóng đi từ lãnh thổ do những kẻ ly khai được sự hậu thuẫn từ nước Nga, kiểm soát".Do hậu quả vụ nổ, các mảnh vỡ của chiếc Boeing 777-200 ER bị bắn tung ra một diện tích 35 km2,nằm không xa thành phố Torez ở đông Ukraine. Trong những bức ảnh đầu tiên chụp từ hiện trường thảmhọa còn thấy rõ những mảnh vỡ máy bay bốc khói, những thân thể biến dạng và những chiến binh để râu vũtrang. Một tấm ảnh truyền đi khắp thế giới cho thấy một dân quân thân Nga dường như đang hân hoan giocao món đồ chơi của một đứa trẻ đã chết, cử chỉ gây chấn động này được xem như lời khẳng định cho sựtàn ác của những kẻ ly khai. Trên thực tế, nó không là gì ngoài một phân cảnh trong một diễn biến kéo dài,chứng minh điều ngược lại: sau khi chỉ món đồ chơi cho các nhà báo xem, người đàn ông đã cẩn thận đặtnó lại chỗ cũ và làm dấu thánh (10).Chỉ ra chỉ một phần của sự kiện thay vì toàn bộ sự thật đã mang tính tượng trưng cho toàn bộ cuộcxung đột ở Ukraine. Ngay từ đầu của cuộc đối đầu, chúng ta đã nói về việc làm sao để trình bày quanđiểm của mình một cách đúng đắn, không tính đến lịch sử, những sự kiện và lợi ích khác. Cả quân độiUkraine, cả những người ly khai thân Nga ở gần nơi xảy ra tai nạn đều sở hữu các phương tiện tên lửaphòng không do Nga sản xuất, kiểu như "Buk-Ml" có khả năng bắn trúng những máy bay như chiếc MH17ở trên cao.Việc một tên lửa giống như tên lửa đất đối không trở thành nguyên nhân cái chết của 298 con người vôtội trên một tuyến đường thường xuyên được sử dụng giữa phương Đông và phương Tây, Fred Westerbekecũng đưa ra nhận định được đánh giá là giả thuyết nhiều khả năng nhất. Công tố viên người Hà Lan nàylãnh đạo nhóm quốc tế điều tra thảm họa đã kiểm tra các thông tin từ phía Nga mà theo đó, có thể máy bayhành khách đã bị bắn bởi một máy bay quân sự Ukraine. Westerbeke biết cuộc điều tra của mình có tiềmnăng bùng nổ thế nào (11). Ông và nhóm của ông cần nhiều tháng để làm việc với hàng nghìn tấm ảnh, cácđoạn video và lời khai của các nhân chứng. Một năm sau thảm họa, Hoa Kỳ vẫn không cung cấp các tấmảnh vệ tinh vũ trụ của họ chụp được, lẽ ra có thể giúp xác định chính xác hơn vị trí phóng tên lửa.Chịu trách nhiệm cho thảm họa lần nữa được gán cho người đã nhiều năm qua là đối thể của các kiểutưởng tượng -Vladimir Vladimirovich Putin, sinh năm 1952, người lần thứ ba trở thành Tổng thống củanước Nga. "Ngăn Putin ngay!" là nhan đề mà tạp chí Der Spiegel phát hành ngay sau thảm họa. Tờ báo cốthuyết phục độc giả là gần như chính ông chủ điện Kremlin đã bắn tên lửa. "Ở đây, trong vùng Ukraine xaxôi, Putin đã để lộ bộ mặt thật của mình. Tổng thống Nga không xuất hiện như một nhà hoạt động nhà nướcmà là một kẻ bị ruồng bỏ của cộng đồng quốc tế" (12).Tiêu đề không thành công - như Tổng biên tập của Der Spiegel, Klaus Brinkboymer thừa nhận như mộtcách tự phê vài tháng sau đó. "Nước Nga có lỗi", tờ Süddeutsche Zeitung bình luận, và đến tận ngày hômnay, họ vẫn không chút nghi ngờ gì điều đó (13). "Biểu dương sức mạnh", tờ Frankfurter AllgemeineZeitung đề nghị và yêu cầu tăng cường sức mạnh quân sự. "Phương Tây phải cũng cố tiềm năng kinh tế,chính trị, quân sự và thể hiện khả năng sẵn sàng tự bảo vệ của mình" (14). "Những cụm từ như thế", GaborSteingart, Tổng biên tập của tờ Handeỉsbỉatt nhận định vào ngày hôm sau, đọc lên nghe như lời kêu gọicho một cuộc huy động đạo đức" (15).

2.QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠIQUÁ KHỨ ĐÃ XÁC ĐỊNH THẾ NÀO MỐI QUAN HỆ CỦA PUTIN VÀMERKEL?

Khí sắc trên Quảng trường Đỏ trước các bức tường điện Kremlin khá trầm tĩnh, mặc dù hôm nay, ngày9-5-2015, cuộc duyệt binh lớn nhất trong lịch sử nước Nga hậu chiến sẽ được tiến hành. Bầu trời trongxanh, lăng Lenin bằng đá hoa cương đỏ - đen được che bởi những tấm chắn màu xanh. Cuộc diễu hành củaký ức lịch sử và sức mạnh quân sự bắt đầu bằng tiếng gõ cuối của chiếc đồng hồ trên tháp chuông Spasskyđúng vào lúc 10 giờ. Cuộc duyệt binh được lên kế hoạch rõ ràng. 16.000 binh sĩ, xe tăng, tên lửa đi thànhtừng hàng ngang, các cựu binh mang huân chương và các vị khách mời danh dự. Sau đó, theo truyền thống,những máy bay tân tiến nhất của Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga sẽ tô điểm bầu trời bằng màu quốc kỳNga. Những gương mặt khách mời danh dự trên khán đài không phải là những người mà chúng tôi từngthấy các năm trước. Phương Tây từ chối tham gia kỷ niệm 70 năm chiến thắng nước Đức Hitler vì cuộcxung đột Ukraine. Vì vậy, Vladimir Putin đã mời những người bạn mới và bây giờ, họ đang theo dõi nhữnggì diễn ra. Lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, Tổng thống cácnước cựu cộng hòa liên bang cũ, Ai Cập và Nam Phi. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon cũng ởđây.Giọng điệu diễn văn của Tổng thống Nga tại buổi khai mạc cuộc diễu binh khá mềm mỏng. Ông nói vềchiến thắng vĩ đại của Hồng quân năm 1945 và nhắc rằng Liên bang Xô viết đã phải trả giá bằng 27 triệusinh mạng, và như thế, họ đã phải chịu đựng nhiều hơn tất cả trong Thế chiến thứ hai. Putin cũng khôngquên những đồng minh vắng mặt, đã cảm ơn họ: "Chúng tôi cảm ơn nhân dân các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳvì những đóng góp của họ cho chiến thắng. Cám ơn lực lượng chống phát xít ở các nước khác nhau, nhữngngười đã chiến đấu quên mình trong các hàng ngũ du kích hay hoạt động ngầm. Trong số đó có ở chínhnước Đức" (16).Ông không nhắc đến cái tên Lenin hay Iosif Stalin dù Stalin từng là Tổng chỉ huy tối cao trong thờichiến. Việc phê phán giai đoạn lịch sử này được phóng viên truyền hình Nga nhận lãnh, người mà trongphần tường thuật trực tiếp đã nói không được quên rằng cái tên Iosif Stalin không tách rời khói GULAG*.Còn lại thì, theo ông ta, chủ nghĩa yêu nước - đó không phải là tình yêu chính quyền, mà là tình yêu Tổquốc.Sau đó, Vladimir Putin cùng vài trăm nghìn người đã đi qua một phần trong tuyến đường Moskva.Nhiều người mang chân dung cha mẹ hay ông bà, những người mà số phận đã bị cuộc Chiến tranh Vệ quốcvĩ đại chạm đến. Ông cũng mang chân dung cha mình. Với ông, đó là một phần của bản sắc và lịch sử - cóhay không có phương Tây. Tâm trạng lễ hội. Nước Nga đã sáp nhập Crimea, nhưng giờ thì ít ai nghĩ tớiđiều đó. Việc thắng lợi địa chính trị trong tình huống xung đột nên không được phép ăn mừng cùng chiếnthắng phát xít, chỉ gợi lên chút hoang mang nhỏ.Scandal nổ ra vào hôm sau. Bà Angela Merkel cùng Tổng thống Nga đặt vòng hoa tại tượng đài Chiếnsĩ vô danh ở bức tường điện Kremlin. Nghi thức tiếc thương mà Thủ tướng Merkel tham gia được xemnhư một sự đền bù chính trị, bởi việc sáp nhập Crimea đã khiến bà từ chối tham gia cuộc diễu hành Chiếnthắng. Đầu tiên, mọi việc diễn ra theo kế hoạch: quân nhạc, những đứa bé muốn chụp ảnh chung với Thủtướng và Tổng thống. Chuyến thăm này, vốn được lên kế hoạch như một phần của kịch bản trước côngchúng và như một dấu hiệu thiện chí của nước Đức trong thời buổi phức tạp cũng như sự sẵn sàng đốithoại của họ, đã thoát khỏi khuôn khổ trong cuộc họp báo chung được phát sóng truyền hình trực tiếp vàitiếng đồng hồ sau đó. Cử chỉ của Thủ tướng Liên bang Đức cho thấy việc tạo khoảng cách tối đa của bàvới Tổng thống Nga. Angela Merkel nhìn vào ống kính với vẻ mặt lo âu và sau khi đặt vòng hoa, bà đãbày tỏ sự hoàn toàn không chấp nhận những hành động của phía chủ nhà."Sự thôn tính phạm tội ở Crimea vi phạm luật quốc tế, và cuộc xung đột vũ trang ở đông Ukraine đãlàm suy yếu nghiêm trọng mối quan hệ của chúng ta". Từ "phạm tội" trong phát biểu của bà đã được sửdụng chỉ một lần, khi nói về Holocaust*. Sự tương đồng này được đưa ra ngay trong ngày lễ của đất nước,Vladimir Putin đã nhận ra. Ông đã không bình luận tràng bắn phá trên không phi ngoại giao từ tất cả cácloại vũ khí như thế này. Bởi tình hình phức tạp. Nhưng một so sánh như thế, vào một ngày như thế, ôngkhông quên (17).Sự so sánh đã làm ông tổn thương, mặc dù với phong cách đặc trưng của mình, ông diễn giải vụ việcnày như một trò chơi chính trị thường tình. "Bà ấy là đại diện duy nhất của chính phủ một trong các nướclớn G7 ở đây, thế thôi. Những gì gắn với chiến tranh, lẽ đương nhiên, thường gợi lên những cơn kích độngcảm tính và chính trị", ông đã nói về quan điểm của mình một cách kiềm chế như thế một tháng sau đó,trong cuộc trò chuyện với chúng tôi về khía cạnh tình cảm của quan hệ Nga - Đức. Cử chỉ gửi cho phíaUkraine của bà Merkel trong tình huống ấy được ông cho là một tín hiệu có tính toán và chuyên nghiệp, cóthể vang lên trong bất cứ thời điểm nào. Lẽ đương nhiên, ông không đồng tình với nhận định của bà, màtheo lời ông, lúc đó lẽ ra cần phải nhắc về cuộc đảo chính tội ác ở Kiev và những người thiệt mạng ở đó,về sự thay đổi trật tự hậu chiến ở Nam Tư hay Iraq. Ông bình tĩnh liệt kê những vi phạm tương tự từ phíaphương Tây. Danh sách nhận được khá dài và kết thúc bằng một xác nhận sắc nét và cứng rắn: "Thủ tướngLiên bang đại diện cho nước Đức chứ không đơn giản là một trong những quốc gia châu Âu, vì thế, từ phíabà ấy, điều đó là thái quá. Nhưng bà ấy là khách nên tôi chọn sự im lặng. Sẽ không đúng nếu sa vào tranhcãi". Theo lời của một trong những người tin cậy của bà Merkel, đánh đồng sự thôn tính Crimea vàHolocaust là một nhầm lẫn. Ngay trong chuyến bay đến Moskva, họ đã thảo luận nội dung phát biểu chochuyến thăm không đơn giản này. Trong cuộc họp báo, khi liếc qua văn bản, Thủ tướng đã không nhìn vàođúng cột chữ mà nhìn vào đoạn văn nói về Holocaust. Không thể loại trừ giả thiết này.Vấn đề của bà Angela Merkel là ở chỗ, Vladimir Putin xem sơ suất giả định đó như một sự sỉ nhục cómục đích. Với Tổng thống Nga, trong ngày lễ quốc gia kỷ niệm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại này, giữ imlặng còn phức tạp hơn bao giờ hết, hơn thế nữa, sự bất nhã của Merkel không phải là trường hợp duy nhất.Sự so sánh không thích hợp này hoàn toàn tương ứng với những cuộc tấn công của Ngoại trưởng Ba LanGrzegorz Schetyna, người mà trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh nhân kỷ niệm 70 nămngày giải phóng trại tập trung Auschwitz đã khẳng định, Auschwitz được các binh sĩ Ukraine chứ khôngphải Xô viết, giải phóng. Trong ngày lễ ấy, Ba Lan đã không mời Tổng thống Nga, đại diện cho người giảiphóng, mà lại mời Tổng thống Liên bang Đức Joachim Gauck, trong khi Đức chính là nước chịu tráchnhiệm cho những tội ác xảy ra ở đó. Nhà sử học nổi tiếng Gotz Aly đã bình luận sự cố này trên báoBerliner Zeitung như sau: "Không phải Ba Lan, không phải 'phương Tây', không phải 'xã hội công dân',cũng không phải NATO giải phóng Auschwitz, mà chính là quân đội Liên Xô. Vì thế, việc kỷ niệm 70 nămgiải phóng Auschwitz mà không có các đại diện Nga là dấu hiệu của việc thiếu lương tâm, thiếu suy nghĩvà tắc trách về chính trị. Về bề ngoài, Chính phủ Ba Lan phải chịu trách nhiệm cho lỗi lầm này, Thủ tướngĐức dường như chẳng liên can gì". Gotz Aly thậm chí còn nêu đích danh đơn vị quân giải phóng trại tậptrung này: "Đó là các chiến sĩ Hồng quân Binh đoàn 60 của mặt trận Ukraine thứ nhất. 213 đồng chí đã hysinh trong các trận chiến giải phóng Auschwitz" (18).Mực thước chính trị thay cho phân tích"Đó không phải là hình ảnh mà nhân dân tôi muốn nhìn thấy ở tôi", đó là câu trả lời ngắn gọn của Putinở một trong các phỏng vấn đầu tiên khi tôi hỏi ông rằng, chẳng lẽ những giá trị phương Tây chẳng có vaitrò gì đối với ông. Những mong muốn của đa số người dân đều được Vladimir Putin cũng như các nguyênthủ quốc gia và chính phủ khác, trong số đó có cả Thủ tướng Liên bang Đức xác định dựa vào các kết quảthăm dò. Việc bà Angela Merkel cảm nhận được một cách tuyệt vời tâm trạng của dân Đức, không hề gắnvới tài tiên tri mà chỉ nhờ vào xã hội học ứng dụng. Trong giai đoạn bầu cử từ năm 2009 đến năm 2013,Văn phòng Báo chí Liên bang đã đặt hàng gần 600 cuộc điều tra bí mật về mức độ nổi tiếng của một số bộtrưởng, kể cả nhận thức của người dân về các kế hoạch có thể của chính phủ. Putin cũng làm như vậy. Nếutin vào các cuộc thăm dò thường xuyên được các tổ chức khác nhau tiến hành theo đơn đặt hàng của Chínhphủ, đồng thời theo Trung tâm Khảo sát và Nghiên cứu Levada tại Moskva, thân cận phe đối lập, thì vớiđa số người Nga, thế giới được hợp thành từ nhiều kẻ thù và chỉ một ít đồng minh. Quyền của thiểu số vànhân quyền với họ không quá quan trọng, và chỉ một tỉ lệ nhỏ giới trẻ mơ gia nhập EU.Nhiều người, sau sự tan rã của Liên Xô một thời từng là cường quốc thế giới, đã cảm thấy mình làcông dân hạng hai. Vẫn như trước, một bộ phận đáng kể dân chúng mơ về một nhà nước Nga dân chủkhông cần sự giúp đỡ của kẻ khác và những lời khuyên tốt đẹp từ bên ngoài, và không quan trọng việc nềndân chủ đó chính xác phải trông như thế nào. Mong muốn an ninh là rất lớn, và sự toàn vẹn lãnh thổ là ưutiên tuyệt đối. Đồng thời, nỗi sợ trước các yếu tố ngoại lai và Hồi giáo không ngừng gia tăng. Những dữliệu này đã xây dựng nên một công thức mà dựa vào đó, Vladimir Putin và giới tinh hoa chính trị Nga kiêntạo nên các chính sách của mình (19). Kết quả của các nghiên cứu có thể làm ai đó thích hay không thích,nhưng nhất thiết phải quan tâm tới chúng.Những ai (không hiếm khi là bà Angela Merkel) rao giảng về sự mực thước chính trị thay cho việcphân tích ai có những lợi ích nào, đã mất đi cơ hội theo đuổi một chính sách thực tiễn để đạt được sự thỏahiệp, và trong trường hợp tốt nhất là đưa ra được danh sách những điều mong muốn để tự thực hiện. Trongmột số trường hợp, cách tiếp cận này có thể rất thành công, nhưng như một quan điểm chính trị cho mộttriển vọng dài hạn, nó tỏ ra kém tác dụng. Và như một nguyên tắc của nghề báo cũng thế. Bởi không mộtđất nước nào và không một nguyên thủ quốc gia nào mà không được báo chí đánh giá liên quan tới mức độtự thể hiện của họ.Việc một viên chức cũ của Liên đoàn Thanh niên Tự do Đức (FDJ) từ Đông Đức và một cựu điệpviên mật Nga, người từng 5 năm ở Dresden, giờ ngồi đàm phán về hòa bình ở châu Âu - đơn giản là mộtsự trớ trêu của lịch sử. Việc mỗi người trong số họ đều nói được ngôn ngữ của người đối thoại - là một sựtrùng hợp nữa. Tuy nhiên, điều đó không làm mọi việc dễ dàng hơn. Những chuyện kể của bà AngelaMerkel về kinh nghiệm sống ở Đông Đức và việc tiếp xúc với các lực lượng chiếm đóng Nga bị bó hẹp ởgiai đoạn đầu sự nghiệp chính trị của bà bởi câu chuyện các nhân viên quân sự Nga đã từng đánh cắpchiếc xe đạp của bà. Còn việc bà bí mật ngưỡng mộ công đoàn "Đoàn kết" Ba Lan, vốn mang tự do đếncho Ba Lan, rõ ràng đã tác động đến sự phát triển tính cách cá nhân mà sự nghiệp chính trị của bà đãchứng minh điều đó (20).Như thế, bà Merkel, khi còn là người đứng đầu phái đối lập CDU/CSU* trong Nghị viện Đức, tấtnhiên đã ủng hộ sự tham gia của Đức vào cuộc chiến Iraq đứng về phía Mỹ, chỉ trích Thủ tướng Đức khiđó là Gerhard Schroeder đã không đủ hiểu biết về dân chủ khi cùng với Tổng thống Pháp Jacques Chiracvà Vladimir Putin bác bỏ đề nghị tham gia vào chiến dịch. Bằng chứng về việc Saddam Hussein sở hữuvũ khí giết người hàng loạt mà Hoa Kỳ trình cho cộng đồng thế giới trong cuộc họp báo chấn động nhưmột nguyên nhân gây chiến, hóa ra chỉ là tuyên truyền chiến tranh - chúng đã bị làm giả.Dẫu vậy, từ quan điểm của cô con gái thực dụng của vị mục sư, Mỹ là người bảo đảm cho hòa bình vàtự do trên toàn thế giới. Chiến tranh ở Iraq hay những cuộc chiến tranh đáng ngờ khác đang được tiến hànhở nhiều khu vực khắp hành tinh, chỉ đóng vai trò thứ yếu. Các vụ bê bối với Cơ quan An ninh Quốc giacho thấy Mỹ đang xây dựng hệ thống giám sát và theo dõi khắp thế giới, trong đó có cả bạn bè và đồngminh của họ, thí dụ như nghe lén cả điện thoại di động của bà Merkel hay ăn cắp có hệ thống thông tin củacác công ty Đức - tất cả những thứ đó đối với bà không phải là nguyên nhân làm ghẻ lạnh quan hệ đôi bên.Việc Cơ quan tình báo Liên bang Đức từ thời sáng lập theo sáng kiến của Hoa Kỳ, trở thành một chi nhánhcủa tình báo Mỹ, và tình hình đó vẫn không thay đổi ngay cả khi nước Đức có chủ quyền - cũng chỉ là mộtphía khác của quyền lực mà không có nó, theo logic của bà Merkel, đơn giản là không thể. Trong cuộcsống có những mặt tối, và ta phải "bảo hoàng hơn vua"* nếu muốn ở về phía đúng. Mà hơn ai hết, bàAngela Merkel luôn ở về phía đúng, mặc dù bà phải thường xuyên tự điều chỉnh."Đối với bà, Hoa Kỳ là hiện thân của tự do, bởi cuối cùng thì bà chịu ơn sự kiên cường của đất nướcnày vì tự do của chính mình", Stefan Kornelius, người viết tiểu sử cho bà, lãnh đạo bộ phận đối ngoại củatờ Süddeutsche Zeitung (cũng nổi tiếng là người ủng hộ các quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ) viết trong cuốnsách Angela Merkel - Thủ tướng và thế giới của bà. Thực tế, các bình luận của Komelius trùng hợp vớiquan điểm của chính Thủ tướng, ông dẫn ra phát biểu của bà Merkel: "Chúng ta, người châu Âu, được liênkết bởi một cơ sở những giá trị chung. Đó là sự hiểu biết chung về tự do và trách nhiệm". Nước Đứckhông có quyền tiến hành một chính sách mâu thuẫn với lợi ích Hoa Kỳ. Komelius đã giải thích như thế vềnguyên tắc quan trọng nhất của Thủ tướng (21).Đó là di sản chung của Đức, tìm thấy biểu hiện đặc thù trong cá nhân bà Angela Merkel. Thí dụ, ưutiên của Thủ tướng là Đông Âu, và bà đang nỗ lực để góp phần chữa lành những vết thương do Thế chiếnthứ hai gây ra, khiến tạo nên một số vấn đề nhất định. Mong ước của bà Merkel là đại diện cho Ba Lan vàcác nước Baltic trong việc giải quyết xung đột lịch sử của họ với Nga, có thể không có hiệu quả trong lĩnhvục chính trị. Những vết thương chỉ có thể chữa lành trong khuôn khổ ý thức riêng của từng dân tộc thôngqua việc tiếp xúc trực tiếp với các nạn nhân chứ không thể qua trung gian đại diện quyền lợi cho nhữngngười bị nạn. Bên cạnh đó, những nỗ lực này còn tác động tiêu cực lên quan hệ lâu dài của Đức với Nga.Cả ông Putin lẫn bà Merkel đều yêu thích quyền lực và chiến thuật. Điều đó cũng gây khó khăn cho việcgiao tiếp của họ. Cả hai đều lo âu vì bên cạnh các tuyên bố công khai, mỗi người đều có thể nhìn vào cácquân bài của người khác và bất ngờ nhận ra mình không có một chiến lược nào.Không một chính khách phương Tây nào tiếp xúc với lãnh đạo Kremlin qua điện thoại thường xuyênhơn bà Angela Merkel. Thế nhưng, khi bà nhấc máy, điều đó tuyệt nhiên không có nghĩa bà biết được lợiích của người đối thoại, đừng nói về việc thừa nhận chúng. Với Thủ tướng Đức, "Putin đang sống trongmột thế giới khác", như lời bà đã nói với Barack Obama trong một cuộc trao đổi mật nào đó. Bà lưu ý làmình không tin lắm việc Putin vẫn giữ liên hệ với hiện thực. Và ngay sáng hôm sau, bà Thủ tướng đã cóthể tìm thấy phát biểu này của mình trên tờ New York Times (22). Ý thức được việc "thế giới khác" ấy cònliên can cả tới chúng ta, chỉ có thể có được nhờ kết quả của việc học hỏi khó khăn. Và việc học hỏi nàykhông chỉ cần cho Văn phòng Phủ Thủ tướng Liên bang.Bên cạnh một niềm tin không lay chuyển đối với Hoa Kỳ, bà Merkel còn thể hiện việc thiếu tinh tế khikhông biết mình nên và không nên hành động như thế nào trong một thời điểm cụ thể, cũng như không quantâm đến lịch sử của người khác. Tất cả những điều đó không ít lần dẫn đến những tình huống phức tạp màsau đó rất khó thoát ra. Cultural Intelligence* là một quan điểm đối ngoại mới của Cộng hòa Liên bangĐức, ý nói đến kinh nghiệm của đất nước mà Đức xây dựng quan hệ. Nhưng trong giao tiếp với Moskva, ítkhi cảm nhận được điều đó.Có lần đã xảy ra chuyện, chẳng hạn, vào tháng 6-2013 ở Saint Petersburg. Một cuộc gặp thường nhật.Đoàn đại biểu các doanh nhân hàng đầu của Đức và bà Angela Merkel muốn nói chuyện với Nga về cáckế hoạch cụ thể trong khuôn khổ "Đối tác cho việc hiện đại hóa" - tên gọi dự án hợp tác kinh tế giữa hainước. Buổi tối, Vladimir Putin và Thủ tướng Đức, như để đưa ra một tín hiệu chung của thiện ý, sẽ đồngkhai mạc triển lãm ở Hermitage. Chủ đề triển lãm đòi hỏi sự tinh tế lớn, nói về "nghệ thuật của các chiếnlợi phẩm". Hermitage, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Đức và Nga, đã chuẩn bị cho việc trưng bày côngkhai kho báu ở Eberswalde mà vào cuối cuộc chiến tranh ở Đức, những người lính Xô viết đã mang vềLiên Xô. Bà Angela Merkel muốn phát biểu nhân dịp này, Văn phòng Thủ tướng Liên bang cho biết. Ýtưởng chính của bài phát biểu: kho báu phải được trả về nơi trước đây nó từng thuộc về, tức nước Đức.Cuộc tranh cãi về việc này đã diễn ra từ lâu. Quan điểm của Nga là số vàng này đã được trả giá bằng hàngtriệu sinh mạng người Nga, Berlin biết nhưng không công nhận.Những khác biệt như thế là nguyên liệu dồi dào cho trò chơi hai chiều giữa các chính trị gia và nhàbáo, những người đang muốn làm nóng lên đề tài này. Ở Berlin, buổi sáng trước chuyến bay, Thư ký báochí thông tin cho báo giới về sự bất đồng đáng kể giữa điện Kremlin và Văn phòng Thủ tướng. Người Ngakhông muốn bà Merkel phát biểu, nhưng Thủ tướng Đức không cho phép ai cản trở mình. Vụ bê bối bùngnổ. "Nghệ thuật chiến lợi phẩm ở Saint Petersburg: Merkel phá hỏng buổi đồng khai mạc triển lãm vớiPutin", vài giờ sau, tờ Spiegel online viết (23). Báo Die Weltchạy dòng tít: "Merkel phá vỡ cuộc gặp vớiPutin" (24). Các phương tiện truyền thông khác cũng phản ứng theo tinh thần đó.Kết quả, cuộc xung đột giả tạo giữa tự do phát biểu và hành vi độc tài theo tinh thần Putin đã tạo racơn chấn động trong ngay. Tuy nhiên, cuộc gặp không bị hủy. Trong chiều ngày 21-6-2013, ở SaintPetersburg, Vladimir Putin đã bàn thảo mật với Angela Merkel. Ông nhắc bà về việc, cuộc triển lãm sẽphải mở cửa vào hôm sau cho khách tham quan.Đối với nước Nga, đó là ngày rất đặc biệt. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức tấn công Liên Xô. Khiđó, Đại sứ Đức ở Moskva, Bá tước Von Schulenburg đã gọi cho Ngoại trưởng Liên Xô vào sáng sớm,dựng ông ta dậy, thông báo cuộc tấn công có mật mã "Kế hoạch Barbarossa" đã nổ ra. Có thể Cố vấn PhủThủ tướng Liên bang Đức không nhớ về sự kiện này, nhưng đối với một chuyên gia đối ngoại nhưChristoph Heusgen, quên lãng là điều ít có khả năng xảy ra. Đối với Tổng thống Nga, những lời về việckho báu phải được trả lại Đức vang lên đúng vào ngày này là một đòn tấn công chính trị. Báo chí Đức cònchẳng viết gì về ý nghĩa lịch sử của ngày này.Đối với Vladimir Putin, vài năm trở lại đây là câu chuyên của sự ghẻ lạnh, và điều đó liên quan khôngchỉ tới Mỹ mà còn cả châu Âu và Đức. Đối với ông, những mối liên hệ với châu Âu và Đức còn mang tínhchất cá nhân. Cả hai con gái của ông đều nói tiếng Đức và có thời gian đã học trong trường học Đức.Không có một Tổng thống Nga nào chịu ảnh hưởng mạnh bởi nước Đức như Putin. Đầu những năm 1990,ông là Phó Chủ tịch thứ nhất của chính quyền Thành phố Saint Petersburg và phụ trách quan hệ đối tác vớiHamburg. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Putin, luật sư Henning Voscherau, từng là Thị trưởngđầu tiên của Hamburg, đã nhiều lần đến Nga cùng một nhóm cộng sự để tham mưu cho phía Nga khi làmviệc về các tiêu chí luật Hiến pháp. Còn Gerhard Schroeder, cựu Thủ tướng Liên bang của SPD*, đã trởthành bạn thân của Putin. Họ thậm chí còn gọi nhau theo cách thân mật. Và điều đó xảy ra sau khi Cố vấnThủ tướng Đức về các vấn đề đối ngoại trước cuộc gặp đầu tiên với Vladimir Putin đã khăng khăng yêucầu ông không đưa tay cho Tổng thống bắt. Mối quan hệ đặc biệt Đức - Nga ở cấp độ chính trị đó giờ đâyđã là lịch sử. Và ở Phủ Thủ tướng từ lâu đã lan truyền khái niệm "change regime" (thay đổi chế độ).

3LUẬT MỚI HAY KHÔNG LUẬT?PUTIN VÀ NHỮNG YÊU SÁCH CỦA HOA KỲ THỐNG TRỊ THẾ GIỚI

Đề tài chính của Câu lạc bộ Valdai* được hình thành rõ ràng. Nhóm các thành viên không đông. Đa sốlà các chuyên gia về Nga, các cựu nhân viên ngoại giao, chính khách, nhà báo và các sử gia từ Hoa Kỳ,châu Âu, Nga và Trung Quốc, những người ngồi vào các xe buýt mini ở sân bay Sochi để ba ngày sau tiếnhành thảo luận tại một khách sạn xa xôi nào đó, và họ đều biết nhau. Nhóm này gặp nhau mỗi năm từ năm2004, kể từ sau khi được Kremlin cho phép thành lập ."New rules or no rules" (Luật mới hay không luật) là chủ đề cuộc gặp tháng 10-2014. Chương trìnhnghị sự bàn về những đề tài quan trọng nhất của năm đó: xung đột ở đông Ukraine, việc sáp nhập Crimea,cấm vận của phương Tây và những hậu quả đối với nước Nga. Và câu hỏi trung tâm: ai, khi nào và ở đâuxác định luật chơi trong chính trị quốc tế? Vì thế, mà những "vận động viên chính trị" hạng nặng từMoskva đã đến Krasnaya Polyana, khu nghỉ mát trượt tuyết vùng Kavkaz trên Sochi của Olympic. Ngoạitrưởng Sergey Lavrov và Sergey Ivanov, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và là Chánh văn phòng điệnKremlin, hay những nhà kỹ trị ảnh hưởng như Igor Shuvalov, người phụ trách ngân sách và chính sách kinhtế trong Chính phủ.Trong hội trường của cung điện bằng kính lộng lẫy nhìn ra sân vận động mới cho môn biathlon*, nơimà hồi tháng 2-2014, các vận động viên trượt tuyết bắn bia để giành huy chương vàng Olympic, các chínhkhách hàng đầu cố thảo ra một quan điểm thích hợp trong tình hình khủng hoảng hiện nay. Không khí rấtthư giãn, các lãnh đạo Nga tập trung ở đó thể hiện sự thống nhất và lạc quan. Nhìn chung, họ đồng ý rằngcấm vận do phương Tây tiến hành khá đau đớn, nhưng cùng lúc lại mang đến cho nước Nga khả năng cuốicùng là phải nỗ lực để làm điều lẽ ra đã làm từ lâu, tức tiến hành cải cách kinh tế.Phương châm được thỏa thuận của đội chính phủ là "Thay thế như một chương trình". Khủng hoảng cóthể trở thành cơ hội bất ngờ và tiềm năng lớn lao cho tăng trưởng. Và trước hết, những tập đoàn nhà nướcnhư người khổng lồ Gazprom vẫn chưa khai thác hết tiềm năng họ có. Nói cách khác, tình hình đang trongtầm kiểm soát và không quá phức tạp như năm 1998. Năm đó đã đi vào ký ức nhân dân Nga như một thảmhọa kinh tế, như một trong những năm tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Ngân sách hiện nay, dĩ nhiên cầnđưa vào bãi phế liệu: nó phải cắt giảm đáng kể, nhưng còn lại thì Nga vẫn là một đất nước mạnh mẽ vàVladimir Putin vẫn là Tổng thống của nó.Phát biểu của các nhà hoạt động chính trị - đó chỉ là khúc dạo đầu cho một thông điệp trung tâm màVladimir Putin gởi đến phương Tây khi kết thúc sự kiện này. Tám tháng sau biến cố ở Maidan - Kiev,Tổng thống Nga đã sử dụng hội nghị như một diễn đàn cho bài phát biểu có tính cương lĩnh của mình. Cólẽ đây là một trong những phát biểu cứng rắn nhất trong số những phát biểu mà ông từng đưa ra trước cácthành viên của câu lạc bộ này, và là một sự pha trộn các thách thức chính trị và nỗi thất vọng cá nhân. Lờicảnh báo đó gởi cho ai, không có gì phải nghi ngờ: "Hoa Kỳ luôn nói với các đồng minh của mình: chúngta có kẻ thù chung, nó đáng sợ, nó là trung tâm cái ác; chúng tôi bảo vệ các người - đồng minh của chúngtôi - khỏi nó, và có nghĩa, chúng tôi có quyền ra lệnh cho các người, buộc các người hy sinh những lợi íchkinh tế và chính trị của mình, chịu chi phí cho việc phòng thủ tập thể, nhưng lãnh đạo việc phòng thủ đó, dĩnhiên, phải là chúng tôi" (25).Chiến tranh lạnh, theo lời Tổng thống Nga, chính thức kết thúc từ vài thập niên trước, nhưng nó khôngchấm dứt bằng việc ký kết hòa bình và đặt ra những luật lệ rõ ràng vốn cần thiết từ lâu. Hậu quả cho thếgiới còn lại còn hơn cả báo động và đặt ra những hiểm họa cho trật tự thế giới: Hoa Kỳ, tuyên bố mình làkẻ chiến thắng, đã hành động tuyệt đối vì lợi ích của mình, như những tay nhà giàu mới phất bỗng nhiên cóđược một tài sản khổng lồ; họ cố chiếm hữu thế giới, bất chấp những tổn hại."Có thể, sự độc quyền của Hoa Kỳ, cách mà họ thể hiện sự thống lĩnh của mình - thật sự là lợi ích chotất cả, và sự can thiệp trên diện rộng của họ vào tất cả mọi vấn đề trên thế giới sẽ đem tới hòa bình, phồnvinh, tiến bộ, thịnh vượng, dân chủ - và đơn giản là hãy thư giãn và hài lòng?", Putin mỉa mai nhận xét. Vàông trả lời câu hỏi này như sau: "Tuyệt đối không phải thế. Đơn phương bức chế, áp đặt những khuôn mẫucủa riêng mình sẽ mang lại hậu quả trái ngược".Hiện nay, đối với nước Nga - điều đó rất rạch ròi - sự tinh tế của luật pháp quốc tế không còn quantrọng. Cấm vận của phương Tây không được chính giới Moskva xem như một biện pháp chính trị để kêugọi đất nước tuân theo trật tự. Với họ, cấm vận là một phần của cuộc chiến không chính thức tuyên bố.Mục đích của nó là để mở rộng EU và NATO tới tận các biên giới Nga. Điều mà về mặt chính thức đượctuyên bố như một cuộc thập tự chinh đạo đức của phương Tây nhằm bảo vệ bản sắc và mở rộng dân chủ,còn trên thực tế được Putin xem như một mưu toan nữa nhằm tước mất ảnh hưởng của Nga. Đó là sự khẳngđịnh tiêu chuẩn kép, đặc biệt khi họ đồng thời cáo buộc Tổng thống Nga mưu toan phục hồi Liên bang Xôviết. Tổng thống Putin tiếp tục phát triển đề tài: "Có một câu ngạn ngữ cổ: 'Những gì Jupiter được phép,con bò không được'*. Và chúng tôi không chia sẻ quan điểm này. Có thể đối với con bò, nó có tác dụng,nhưng con gấu sẽ không xin phép bất cứ ai. Chúng tôi gọi nó là ông chủ rừng taiga, và nó không chuẩn bịdịch chuyển đến những vùng khí hậu khác. Nó không thích như thế. Nhưng nó sẽ không giao cho ai rừngtaiga của mình". Mọi thứ được đề cập rất rõ ràng. Nhóm các chuyên gia tập trung ở đó hầu như không đặtcâu hỏi. Chỉ có những nhà vận động hành lang của một công ty luật lớn của Washington, trước đây làmviệc trong lĩnh vực an ninh Hoa Kỳ, đã cố phát biểu nhanh gọn rằng họ hiểu luật quốc tế và dân chủ theoquan điểm Mỹ. Cách nói này không chỉ nhằm để chống đối mà còn nhằm để ghi vào biên bản sự hiện diệncủa họ.Sau đó, trong bữa ăn tối với một số chuyên gia phương Tây và đại diện các giới học giả, VladimirPutin lại một lần nữa tuyên bố những điểm chính trong danh sách tội lỗi của phương Tây vốn đã ăn sâutrong tâm trí ông: "Họ đệ đơn lên Liên Hợp Quốc để đánh bom Libya nhằm ngăn ông Gaddafi làm chínhđiều đó với một bộ phận nhân dân mình. Chúng tôi đồng ý. Nhưng cuối cùng phương Tây lại sử dụng sựcan thiệp của mình để lật đổ Gaddafi. Các người đã được gì? Không gì cả. Hỗn loạn. Và ở Iraq cũng thế.Các người vào Iraq. Các người đạt được gì? Cũng chẳng có gì tốt đẹp. Giờ đây, IS cùng với hàng nghìncựu binh chế độ Saddam Hussein cố xây dựng quốc gia Hồi giáo".Và sau ly vodka tạm biệt là phần nói thêm ngắn về đề tài trong ngày - xung đột Ukraine. Câu hỏi chínhcủa cuộc gặp: "Luật mới hay không có luật". "Không phải chúng tôi bắt đầu. Đã từ lâu, chúng tôi nói vớichâu Âu rằng cách tiếp cận vấn đề Ukraine của EU: 'hoặc cùng với chúng tôi, hoặc cùng với nước Nga:hoặc vì chúng tôi, hoặc chống lại chúng tôi'" là khá nguy hiểm. Bước đi đó động chạm trực tiếp tới lợi íchcủa chúng tôi". Putin đã mô tả cái nhìn của mình về việc phát triển các sự kiện như thế. "Thế nhưng ởBrussels, họ đơn giản chỉ trả lời chúng tôi là chuyện đó không liên quan tới chúng tôi. Chấm, hết thảoluận. Và thực tế là một cuộc đảo chính đã được tiến hành. Sự sụp đổ kinh tế, chính trị của đất nước và nộichiến với hàng ngàn người chết".Còn về Crimea, vào buổi tối muộn tháng 10 đó, trên đỉnh Kavkaz, Vladimir Vladimirovich đã khôngnói gì thêm. Từ ngày 18-3-2014, Crimea đã lại là lãnh thổ Nga. Và nó sẽ vẫn là của Nga khi nào Putin còngiữ cương vị này. Chẳng có gì phải nghi ngờ.4GHI NỢ VÀ TÍN DỤNG- TÍNH TOÁN SƠ BỘNGA VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ PHƯƠNG TÂYPutin xuất hiện trong văn phòng Moskva của mình sau nửa đêm một chút. Vào buổi tối tháng 12 năm2011 ấy, chúng tôi thỏa thuận tiến hành một trong những cuộc phóng vấn dài đầu tiên. Vladimir Putin, nhưmọi khi, đã tới muộn, và lần này thì đặc biệt trễ. Suốt mấy giờ qua, cô gái trong văn phòng cứ vài phút lạigọi tìm hiểu xem khi nào ông tới, trước tiên là để trấn an chính mình. Còn một nhân viên thỉnh thoảng lạihỏi chúng tôi liệu có muốn dùng thêm cà phê, trà hay một cốc rượu vang không."Cuộc họp kéo dài hơn bình thường", Putin nói xã giao. Câu hỏi "có phải là do hệ thống phòng thủ tênlửa (NMD) mà NATO lập ở biên giới, không chỉ chống Iran" đã khiến ông bật cười. Sau đó, ông đưa mộtcâu trả lời cụ thể: "Hệ thống tên lửa này bao phủ lãnh thổ chúng tôi tới tận Ural. Chúng trung lập một phầnkho vũ khí hạt nhân trên mặt đất - cơ sở cho khả năng phòng thủ của chúng tôi. Điều đó các chuyên giahiểu rõ. Rồi sau đó, họ đến chỗ chúng tôi và bảo: 'Này các cậu, đừng sợ. Chúng tôi lập hệ thống nàynhưng sẽ không sử dụng chúng để chống lại các cậu. Chúng tôi tốt mà, hãy nhìn vào đôi mắt trung thực củachúng tôi đi'".Với Vladimir Putin, NMD chỉ là một phần trong các thí dụ về việc phương Tây không đánh giá nghiêmtúc thành tựu của nước Nga, vốn đã giải thể Liên Xô thành công bằng những biện pháp tuyệt đối hòa bình.Từ lâu, nó đã hòa hoãn với việc lịch sử tuyên án cho chủ nghĩa xã hội hiện thực. Nhưng không phải vớicách mà ban lãnh đạo khi đó tiến hành thủ tục phá sản thiếu chuyên nghiệp đến thế. Tháng 12-1991, LiênXô chấm dứt sự tồn tại của mình sau khi các Tổng thống Nga, Ukraine và Belarus tập hợp tại dinh thựchính phủ ở rừng Belaveshskaya và tuyên bố giải thể Liên Xô. Vài ngày sau, lá cờ búa liềm ở điệnKremlin bị cuốn lại và thay vào đó là lá cờ đại bàng hai đầu của nước Nga Sa hoàng.Như thế, nước Nga với 145 triệu dân, đa số là dân Nga, trong thoáng chốc đã trở thành người kế thừamột đế chế rộng lớn. Phần còn lại của Liên Xô cùng với khoảng chừng ấy dân số, gồm những nước cựucộng hòa, sau nhiều thập niên lệ thuộc đã cố tự đứng trên đôi chân mình. Và chỉ trong một sớm một chiều,hơn 20 triệu người Nga bất ngờ thấy mình sống trong quốc gia khác, phải tập thích nghi và bắt đầu cuộcsống mới như những người ngoại quốc. Xung đột này đến nay vẫn chưa được giải quyết. Theo Putin,những hoàn cảnh nêu trên đã trở thành cơ sở cho những lời của ông về "một trong những thảm họa địachính trị lớn nhất thế kỷ 20" (26).Phụ trách kinh tế trong Tòa thị chính Saint Petersburg, ông nhanh chóng hiểu ra vốn liếng đầu tư trongthời toàn cầu hóa sẽ dịch chuyển, trước hết là về những vùng mà các nhà đầu tư cảm thấy thoải mái. Điềukiện tốt nhất đối với họ là ở những nơi thuế suất và tiền lương thấp, nơi người dân, mặc cho khó khăn, vẫngiữ được sự bình tĩnh. Chính lúc đó, khi nước Nga chuyển sang chủ nghĩa tư bản bằng đôi hia bảy dặm,ông nắm rõ việc các tỉ phú đóng thuế cho đất nước của mình và tôn trọng quốc gia mình quan trọng thếnào.Không chỉ cảm giác bị qua mặt khiến Putin lo âu. Việc thiếu tôn trọng lợi ích quốc gia Nga, đặc biệttrong thời kỳ nó suy yếu, ít nhất cũng làm ông tổn thương không kém. Thời gian gần đây, ông luôn tìm hiểumột cách chi tiết, không một phút ngưng nghỉ, giữa những bữa ăn qua quít*, việc cảnh quan quân sự ở châuÂu đã thay đổi thế nào không đếm xỉa tới quan hệ với Nga. Nếu với Hiệp ước Warsawa, liên minh quânsự xô viết chấm dứt sự tồn tại của mình cùng với sự tan rã của Liên bang Xô viết thì NATO ngược lại, đãnhanh chóng mở rộng. Năm 1999, đầu tiên là Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary gia nhập Liên minh Bắc ĐạiTây Dương. Sau đó, năm 2004, kết hợp với họ là các nước Baltic, rồi Rumania và Slovakia. Cuối cùng,năm 2008, là Croatia và Albania. "Bất chấp việc khi thống nhất nước Đức, họ đã hứa với chúng tôi là sẽkhông mở rộng NATO".Các cuộc tranh cãi dữ dội về những lời hứa này đã diễn ra vài năm qua. Đây là vấn đề then chốt chocuộc xung đột mới giữa Đông và Tây. Đúng là việc này không có một thỏa thuận bằng văn bản nào, cũngnhư chính xác là tất cả những điều này đã được bàn bạc chi tiết. Trong ghi chép của Bộ Ngoại giao Đứcvề cuộc thảo luận của Ngoại trưởng Đức Hans - Dietrich Genscher với đồng cấp Nga EduardShervardnadze ngày 10-2-1990 có ghi như sau: [Ngoại trưởng Liên bang Đức]: "Chúng tôi nhận thứcđược rằng việc một nước Đức thống nhất thuộc về khối NATO sẽ đặt ra nhiều vấn đề phức tạp. Tuy vậy,đối với chúng tôi, rõ ràng là NATO sẽ không mở rộng về phía đông" (27).Cũng như không có tranh cãi gì về việc người Mỹ, ít nhất vào lúc đó cũng chia sẻ quan điểm này."NATO sẽ không mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình về hướng đông thêm một inch nào", Ngoại trưởngMỹ James Baker đã tuyên bố ở gian Catherine trong điện Kremlin vào ngày 9-2-1990 (28)."Và tất cả họ còn bảo chúng tôi là điều đó không được ghi lại trong bất cứ thỏa thuận quốc tế nào - lỗicủa ban lãnh đạo Xô viết khi đó", Vladimir Putin nói, quy trách nhiệm vì lỗi lầm để lại những hậu quả tolớn này cho các chính khách Nga. "Đơn giản là họ ngủ quên. Mà như người ta nói, lời nói gió bay*". VớiPutin, như chúng tôi được thuyết phục vào đêm đó, thì ngay khi không có những văn bản được ký kết thì tấtcả những gì đã diễn ra là bằng chứng đầy đủ cho việc phương Tây ngay từ đầu đã không coi trọng quan hệđối tác như họ đã hứa. "Mọi việc diễn tiến tiếp theo thế nào, tất cả chúng đều có thể đọc được", Tổngthống Nga giới thiệu với chúng tôi vào sáng sớm lúc chia tay, "hãy đọc Zbigniew Brzezinski".Sự tình cờ hay chiến lượcZbigniew Brzezinski, người từng là Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, sinh năm 1928 tại Warsawa.Ông làm việc dưới thời các Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Jimmy Carter, sau đó là cho Bill Clintonvà Barack Obama. Ông chiếm một vị trí giống như Henry Kissinger giữa những người Cộng hòa - một nhàđịa chính trị uy tín của Đảng Dân chủ. Cha ông là một nhà ngoại giao Ba Lan mà bão tố Thế chiến thứ haiđã ném vào Hoa Kỳ qua Canada. Việc mở rộng NATO về phía đông đã được ông mô tả chính xác từ năm1997 trong cuốn sách: Bàn cờ vĩ đại: sự thống trị của Hoa Kỳ và những mệnh lệnh địa chiến lược củanó, mặc dù chính ông lúc đó cũng không nghĩ rằng kịch bản này sẽ lần lượt được thực hiện. Brzezinskiviết: "Thực tế, khó thể hình dung một châu Âu thống nhất mà không có một hiệp ước chung về an ninh vớiHoa Kỳ. Từ đó có thể thấy các nước, bắt đầu những cuộc đàm phán gia nhập EU và nhận được lời mờitương ứng, trong tương lai sẽ tự động được đưa vào dưới sự bảo trợ của NATO" (29).Tiến độ mà ông dự đoán cho chiến lược tương lai, khá trùng hợp với những sự kiện thực tế. Những gìmà Chính phủ Mỹ khởi đầu dưới sự lãnh đạo của nhà dân chủ Bill Clinton vào những năm 1990 đã đượctiếp tục bởi người kế nhiệm phe Cộng hòa George Bush - con và sau đó là Barack Obama. Brzezinskiviết: "Trong tương lai gần, EU sẽ bắt đầu các cuộc thương lượng về việc gia nhập của các nước Baltic.NATO cũng sẽ tiến lên phía trước với cuộc thảo luận tư cách thành viên của liên minh quân sự với cácnước này, đồng thời với Rumania, việc gia nhập của nó có thể chờ đợi vào năm 2005. Vào lúc nào đó, ởgiai đoạn này, các nước Balkan cũng sẽ đáp ứng các điều kiện và yêu cầu đặt ra cho ứng viên xin gianhập. (...). Trong thời kỳ từ năm 2005 đến 2010, có thể, cả Ukraine cũng sẽ sẵn sàng tiến hành những cuộcđàm phán nghiêm túc với EU và NATO, đặc biệt nếu nước này đạt được tiến bộ đáng kể trong các cảicách chính trị đối nội và ở một mức độ rộng, thể hiện mình như một quốc gia Trung Âu" (30).Theo kinh nghiệm riêng của mình, Frank-Walter Steinmeier biết tại sao xung đột trong quan hệ Đông -Tây lại nổ ra lần nữa. Cuối cùng thì, Steinmeier - Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội - bắt đầu lãnh đạo vănphòng của Thủ tướng Liên bang từ đầu thế kỷ này, và sau đó trở thành Ngoại trưởng của liên minh lớn từnăm 2005 đến 2009, khi căng thẳng bắt đầu leo thang. Ông đã cảm nhận rõ sự khó xử liên quan đến tiếntrình các sự kiện trong xung đột Ukraine, mặc dù với tư cách một nhà ngoại giao, ông thích trình bày cảviệc phê lẫn tự phê dưới hình thức câu hỏi trong các phát biểu công khai. Chẳng hạn như phát biểu nhậmchức ở Bộ Ngoại giao lúc ông trở lại làm Bộ trưởng cuối năm 2013 sau vài năm lãnh đạo liên minh vàng -đen. Trong bài nói chuyện này, ông đặt những câu hỏi: "Chúng ta phải tự hỏi mình, chúng ta đánh giá cóđúng không, và đất nước này [Ukraine] yếu ớt và manh mún đến đâu. Chẳng lẽ chúng ta không thấy đã đặtra cho nó những yêu cầu quá cao khi bắt nó phải chọn giữa châu Âu và Nga? Có thể, chúng ta đã đánh giáthấp quyết tâm của Nga, vốn gắn bó với Ukraine không chỉ về kinh tế, mà còn về lịch sử và cảm xúc?"(31).Kỷ nguyên của Guido Westerwelle, người tiền nhiệm của Steinmeier, là thời kỳ mà trong lịch sử hiệnđại của Đức, một Bộ trưởng Ngoại giao thực sự không đóng vai trò gì. Khi Westerwelle nhậm chức,Philip Murphy - Đại sứ Hoa Kỳ tại Đức - đã viết cho các đồng nghiệp của mình ở Bộ Ngoại giao tạiWashington rằng tân Ngoại trưởng là "một đại nhân không tiếng tăm" và ông ta "có thái độ mâu thuẫn vớiHoa Kỳ". Trong những sự vụ nghiêm trọng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì thế thích làm việc với Văn phòngThủ tướng Liên bang hơn. Cố vấn của bà Angela Merkel về chính sách đối ngoại, Christoph Heusgen, vìthế đã trở thành "ngoại trưởng thứ hai", như spiegel viết (32).Và đích thân Phủ Thủ tướng Liên bang, như việc phát triển tiếp theo của các sự kiện chỉ ra, đã im lặngđồng ý với việc chính Hoa Kỳ ra quyết định chuyện gì nên và không nên xảy ra ở Ukraine. Quan chứcBrussels, khi đó là Chủ tịch ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cũng đã gây áp lực lớn lên Ukraine, yêucầu phải chọn lựa giữa Tây và Đông. Vào năm 2014, cựu Thủ tướng Liên bang Đức Helmut Schmidt đãchỉ trích ủy ban châu Âu khi nói về việc vị cao ủy châu Âu "can thiệp quá tích cực vào chính trị thế giới,mặc dù đa số họ chẳng hiểu gì về nó", như đã thấy trong "nỗ lực kết nạp Ukraine". Mâu thuẫn này, theo lờiSchmidt, nhắc ông nhớ tới tình hình năm 1914 trước Thế chiến thứ nhất, mà lại "ngày càng nhiều và nhiềuhơn". Ông không muốn nói đến Thế chiến thứ ba, "thế nhưng nguy cơ căng thẳng tình hình theo kiểu tháng8-1914 tăng từng ngày" (33).Giấy xác nhận "ly hôn" giữa Ukraine với Nga được chính thức công bố trong Công báo chính thức củaEU cuối tháng 5-2014, là một văn kiện dài hơn 1.000 trang gồm lời mở đầu, 7 chương, 486 điều khoản, 43phụ lục và các biên bản khác nhau, trong đó, với sự thông thái lố bịch đã mô tả tất cả các quan hệ củaKiev với đối tác mới Eli (34). Để lập ra văn kiện này, trong vài năm, hàng đoàn các viên chức và chínhkhách đã từ Kiev đi Brussels và từ Brussels đi Kiev, đưa ra những tuyên bố chính thức, trình ra các yêucầu, đe dọa và hứa hẹn.Mỗi chi tiết đều được mô tả rõ ràng. Ở đây nói về tài chính, về các tiêu chuẩn công nghiệp nhất định,về việc những năm tới thuế quan sẽ như thế nào và hiệu lực bao lâu. Hàng trăm trang ấn định chi tiết, cụthể "việc buôn bán động vật sổng và hàng hóa có nguồn gốc động vật". Chẳng hạn như "lợn nái có trọnglượng từ 160 kg đẻ ít nhất một lần" khi xuất khẩu sang châu Âu sẽ bị đánh thuế ở mức 8%. "Gà sống"nhập vào châu Âu được miễn thuế. "Gà đã vặt lông, mổ ruột, chặt đầu, nhưng còn cổ, tim và gan" sẽ chịumức thuế quan mắc hơn - ở đây là 15%."Thỏa thuận về Hội nhập giữa Liên minh châu Âu và các nước thành viên EU, từ một phía, vàUkraine, từ phía khác" (tên chính thức của văn kiện) quy định rõ những loại cá nào khi xuất sang phươngTây sẽ phải chịu thuế còn những loại nào thì không, điều gì sẽ phải diễn ra với trai và các loại cá ngừkhác nhau. Văn kiện cũng viết rõ là lúa mì của Ukraine sẽ phải chịu thuế quan 168 euro/tấn, và rằng nôngdân EU sẽ phải được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của Ukraine.Những đoạn liên quan đến con người thì được trình bày ít rõ ràng hơn. Đến lúc nào đó, người Ukrainecó thể được vào thế giới tuyệt vời dưới tên gọi EU mà không cần thị thực. Điều kiện cho việc này là phảihoàn thành những điều kiện pháp lý, thể chế và chính trị nhất định. Thời hạn không được quy định. Hyvọng của nhiều người biểu tình được trình bày trong một đoạn của văn kiện: "Tính tới tầm quan trọng củaviệc tiến hành nhập cảnh miễn thị thực đối với công dân Ukraine, khi nào những điều kiện nêu trên đượcthực hiện và sự lưu thông được bảo đảm an toàn", dự kiến trong những năm sắp tới sẽ tiến hành đàm phánchi tiết về vấn đề này "trong khuôn khổ những cuộc gặp thường xuyên ở cấp quan chức cấp cao và chuyêngia của các bên" (35).Vào tháng 12-2015, những hậu quả của việc tách rời Ukraine khỏi Nga, vốn từng là đối tác chính củanó, trở thành thảm họa. Hơn 6.000 người chết*, đất nước bị phá sản, chia rẽ và sẽ tiếp tục tình trạng nàytrong nhiều năm sau. Còn ở châu Âu, từ sau cuộc đảo chính ở Kiev tháng 2-2014, một lần nữa, kỷ băng hàngự trị. Rõ ràng, chiến tranh lạnh chỉ gián đoạn một thời gian ngắn. Đối với Liên minh châu Âu, hình thứcđối tác Đông Âu như thế là quá đắt đỏ. Các chuyên gia nhận định chi phí và hậu quả của chiến dịch quânsự này có thể lên tới vài trăm tỉ euro. Đó là chưa tính những hủy hoại ở miền đông đất nước. VladimirPutin cũng phải trả giá cao: ở nước Nga, chủ nghĩa dân tộc bắt đầu rục rịch, còn kinh tế Nga thì lâm vàokhủng hoảng sâu sắc từ năm 2014, không chỉ vì cấm vận mà còn vì giá dầu sụt giảm. Thế nhưng Tổngthống Nga sau khi sáp nhập Crimea lại được trong nước ủng hộ chưa từng thấy."Ở Crimea, tất cả mọi thứ đều thấm nhuần lịch sử và niềm tự hào chung với chúng ta", Putin đã lậpluận về những động cơ quốc gia đối với việc sáp nhập bán đảo Crimea và Thành phố Sevastopol vàonước Nga như thế tại buổi lễ ăn mừng. Rõ ràng là ông xúc động. Không chỉ giới lãnh đạo chính trị nhậnthức bài phát biểu của Putin ngày 18-3-2014 ở gian St. George của điện Kremlin là khoảnh khắc lịch sửvà đã đứng dậy hoan nghênh nhiệt liệt. Tổng thống còn chạm được vào trái tim của tất cả người Nga, đúnglúc họ muốn trải qua kỳ nghỉ ở Biển Đen. "Crimea - đó là Sevastopol, thành phố - huyền thoại, thành phốcủa số phận vĩ đại, thành phố - đồn lũy và là tổ quốc của hạm đội Biển Đen Nga". Cùng với đó, Putin hyvọng rằng "Ukraine sẽ là người láng giềng tốt của chúng ta". "Thế nhưng, tình hình đã phát triển theo cáchkhác", và "người Nga, cũng như các công dân Ukraine khác, cũng khốn khổ vì cuộc khủng hoảng nhà nướcvà chính trị liên miên làm chấn động Ukraine hơn 20 năm qua" (36).Các chính phủ châu Âu bối rối. Họ không tính được phản ứng như thế và dĩ nhiên, cố tìm hiểu tại saomọi việc lại đi xa đến vậy. Đó không phải là lỗi của họ - giọng điệu cơ bản những phát biểu của họ là nhưthế. Họ muốn tốt hơn cơ..."Không ai có thể lường trước vì sao chúng ta lại trượt một cách nhanh chóng đến thế vào cuộc khủnghoảng nặng nề nhất sau chiến tranh lạnh", Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu vào tháng4-2014 khi xin lỗi vì sự thất bại của ngoại giao Đức (37). Những cụm từ kinh điển của chính khách Đứcthường vang lên như thế, mà về sau chúng sẽ đi vào sách giáo khoa lịch sử. Những phát biểu thế này khẳngđịnh sự bất lực của họ trước sự phát triển không thương xót của tình hình chính trị. Thủ tướng Đức cũngthích dùng những lời tầm thường tương tự, khi nói về logic tàn nhẫn của sự tất yếu chính trị, thật khôngmay, mặc cho tất cả các nỗ lực, đã không tránh khỏi. "Không có lựa chọn khác cho việc này", cụm từgiống như thế của Thủ tướng Angela Merkel. Bà luôn nói vậy khi đưa ra quyết định cứng rắn để thúc éplập trường của mình. Cứ như bỗng dưng một ngày xung đột xuất hiện, tưởng như sau hai Thế chiến, nhiệmvụ chính và có tính nguyên tắc của các chính khách không phải là cố tránh sớm hơn cuộc đối đầu quy mônhư thế.Một trăm năm sau khi bùng nổ Thế chiến thứ nhất, cái cớ "không còn làm gì được nữa" cũngchẳng trởnên tốt hơn chút nào. Cái cớ đó vẫn luôn sai trái. Các chính khách, theo loại hoạt động của họ, luôn tựđộng tham gia tích cực vào việc tạo ra xung đột. "Nếu xảy ra xung đột lớn", Thủ tướng Quốc xã MoritzAugust von Bethmann Hollweg gởi điện tín cho Đại sứ Đức ở Vienna trước lúc bắt đầu cuộc Chiến tranhvĩ đại, "khi đó cần làm sao cho nước Nga bị nhìn nhận là kẻ xâm lược" (38). Đế chế Đức buộc Habsburgphải chống lại Serbia vì biết rõ rằng Nga sẽ can thiệp vào cuộc chiến. Năm 1961, nhà sử học HamburgFritz Fischer trong cuốn sách Đường dẫn đến sự thống trị thế giới đã bóc trần huyền thoại từng lantruyền rằng nước Đức chẳng hề có ý định xấu xa nào khi phải tham gia vào Thế chiến thứ nhất ngược lại ýmuốn của mình. Bằng cách đó, ông đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi nhất trong suốt thời gian tồn tạiCộng hòa Liên bang Đức. Từ dạo đó, cách thoái thác theo công thức này của các chính khách đã khôngcòn hiệu nghiệm. Mưu đồ đổ vấy tối đa cho người khác tội gây leo thang căng thẳng đã cũ rích, giống nhưnghề chính khách.Dĩ nhiên, cuộc khủng hoảng hiện nay khác so với 100 năm trước. Thế nhưng, nước Đức những nămgần đây không bao giờ là một nhà trung gian vô tư giữa Tây và Đông, nó luôn ở về một phía trong xungđột giữa Moskva và Ukraine. Nỗ lực dịch chuyển biên giới NATO và EU tới Crimea mặc cho có nhiềuphản đối của Moskva là một sai lầm, nhưng Angela Merkel đã xúc tiến quyết định này và cuối cùng chuẩnthuận. Trong khi đó, ở đây không chỉ nói về việc đánh giá đạo đức chính sách của bà mà còn là câu hỏi cơbản: các chính khách sẽ trả cái giá nào cho việc hiện thực hóa những ý tưởng của mình, bất chấp xung độtUkraine có phải là cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội, là sự đối đầu chính trị, hay là cái này lẫn cáikia.Vladimir Putin đã nhiều lần cảnh báo. Trong phát biểu ở Nghị viện Đức năm 2001, giữa cuộc họp báovề an ninh ở Munich năm 2007 - và tư tưởng chủ đạo trong các phàn nàn của ông chỉ có một: thiếu niềmtin. Nước Nga cần được xem như một đấu thủ bình đẳng sau khi Liên Xô sụp đố, cần cùng nhau thảo raluật chơi và tuân thủ chúng.Trong phát biểu đầu tiên và đến nay là cuối cùng trước các nghị sĩ trong tòa nhà Quốc hội Berlin, tânTổng thống Nga, người đến lúc đó mới tại chức được một năm, đã mô tả không quá theo kiểu ngoại giaovấn đề nảy sinh trong quan hệ của mình với các đối tác phương Tây, với quan hệ đối tác được đề nghịcùng NATO: "Hiện giờ, các quyết định được thông qua nói chung là không có chúng tôi, rồi sau đó ngườita đề nghị chúng tôi xác nhận. Họ nói không có nước Nga chúng tôi không thể thực hiện được. Chúng tôibuộc phải đặt câu hỏi, điều đó có bình thường không, quan hệ đối tác đó có thật sự không?"; "Chúng tatiếp tục sống trong hệ thống những giá trị cũ. Chúng ta nói về quan hệ đối tác, nhưng trên thực tế, chúng tavẫn còn chưa học xong việc tin cậy lẫn nhau" (39).Hơn một thập niên sau, không có gì thay đổi trong những đánh giá này.

5MONG MUỐN VÀ THỰC TẾ"TÂN TỔNG THỐNG" VÀ NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH NĂM 2012

Tháng 6 năm 2012, một ngày hè ấm áp ở Sochi - Thành phố tọa lạc dưới bóng của các dãy núiKavkaz, trên cùng vĩ độ với Nice. Từ đây bờ Biển Đen kéo dài 150 km theo hướng đông nam đến tận biêngiới Gruzia, còn ở tây bắc - dài 300 km tới Crimea. Dinh thự chính phủ mùa hè Bocharov Ruchei nằm ởcuối con đường uốn lượn ngay trong thành phố, ở vùng Sochi Mới. Trong dinh thự kiểu Riviera này củaNga, các chủ nhân điện Kremlin thường đến nghỉ ngơi: Iosif Stalin, Nikita Khushev, Leonid Brezhnev,Boris Yeltsin. Tổng thống Mỹ George Bush - cha, Gerhard Schroeder, Angela Merkel và Thủ tướng AnhDavid Cameron đã ở đây trong những chuyến thăm cấp nhà nước.Bên ngoài, tròng trành trên mặt nước phẳng lì trong cái nắng giữa trưa là hai tàu chiến Nga. Không lâutrước bữa trưa, từ sân thượng rộng lớn, chủ nhân dinh thự chỉ ra Biển Đen và kể bài học lịch sử cho quankhách của mình: "Đấy, ở đó là Crimea". Tổng thống Nga thích những bài nói thêm dài dòng ngoài đề. Đó,theo ông, là cái nôi của Nga và Ukraine. Ngoài ra, trong nhiều thập niên, bán đảo còn là nơi đồn trú củaHạm đội Biển Đen. Đó là bàn đạp của Nga ở Địa Trung Hải. Truyền thống này bắt nguồn từ thời Nữ hoàngEkaterina đệ Nhị, người đã một lần nữa sáng lập thành phố cảng Sevastopol vào năm 1783."Các bạn hãy nhớ", Vladimir Putin nói thêm, "Ekaterina Vĩ đại là một phụ nữ Đức và trước khi bà lấychồng là Sa hoàng Nga, bà được gọi là Công chúa "Sophia Augusta Frederika". Cuộc hôn nhân ấy, nóimột cách nhẹ nhàng, là hạnh phúc. Thế nhưng, nó đã tạo một điểm xuất phát cho sự nghiệp chính trị rấtkhác thường của bà ở nước Nga. Năm 1762, chồng bà là Piotr đệ Tam đã ký quyết định thoái vị và vàingày sau thì mất trong hoàn cảnh chưa được làm sáng tỏ, còn người phụ nữ Đức ấy đã trị vì trên ngai vàngNga những 34 năm".Nikita Khrushchev, người từng là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ukraine, năm1954 - chỉ một năm sau khi trở thành Bí thư thứ nhất uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ởMoskva - đã hào phóng trao bán đảo này cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine khi đó để kỷniệm 300 năm tình hữu nghị Nga - Ukraine. Đó là bước đi bị Putin cũng như nhiều người Nga khác chỉtrích. Nhưng khi đó, thậm chí trong mơ cũng chẳng ai có thể nghĩ rằng vài thập niên sau đó, Liên bang Xôviết tan rã và Crimea rời khỏi vùng ảnh hưởng của Moskva. Trong nhận thức của người Nga, Crimea làmột phần của đất nước từ xa xưa. Nói gì thì nói, Vladimir Putin nhắc, 60% cư dân Crimea là người Nga.Crimea tuyên bố độc lặp năm 1991, kể cả Ukraine, sau nhiều cuộc tranh cãi kéo dài, cũng phải thừa nhậnthực tế này. Và như một sự nhượng bộ cho đa số người dân, bán đảo này đã chính thức được gọi là Cộnghòa tự trị Crimea. Nó có nghị viện riêng. Thủ phủ: Simferopol. Thế nhưng, các mệnh lệnh thì đến từ Kiev,chứ không phải Moskva. Vào năm 2010, sau cuộc đàm phán kéo dài, giống như một ván poker dai dẳng,Dmitry Medvedev và Tổng thống Ukraine khi đó là Viktor Yanukovich đã gia hạn thỏa thuận về việc đặtHạm đội Biển Đen ở Crimea đến năm 2042. Về quan hệ với đồng cấp Yanukovich của mình, người đãsống lưu vong ở Nga sau khi từ chức, chủ nhân dinh thự không nói gì, mặc dù đã rõ là mối quan hệ nàyphức tạp. Ông kiềm chế, nhưng rõ ràng, Putin và Yanukovich biết nhau từ lâu, không phải là quá thân thiệnvà khó có khả năng trở thành bạn bè trong cuộc đời này.Sochi - thành phố nhiệt đới với dân số 340.000 người - đã đệ đơn đăng cai Thế vận hội mùa đông vànhận được Olympiad - 2014. Đối với Tổng thống Nga, vậy là có thêm một nguyên nhân nữa để ông thườngxuyên tới Sochi. Dinh thự mùa hè của Chính phủ là một trong những địa điểm yêu thích của ông. Vàonhững ngày tháng 6-2012 này, Putin đang hưởng kỳ nghỉ trên bờ Biển Đen. Ông mới vừa trở lại cương vịtổng thống từ chức vụ thủ tướng, lễ nhậm chức nhiệm kỳ ba mới diễn ra bốn tuần trước. Triều đại trunggian của đồng minh chính trị của ông - Dmitry Medvedev - đã kết thúc. Vì Hiến pháp Nga chỉ cho phéptổng thống giữ chức vụ liên tục hai nhiệm kỳ, nên Putin và Medvedev bốn năm trước đã đi tới thỏa thuậnvốn gây khó chịu không chỉ cho phe đối lập mà còn cho cả phương Tây.Medvedev năm 2008 phải ra tranh cử tổng thống với sự ủng hộ của Putin, còn Putin trở thành thủtướng. Ai sẽ là ứng viên tổng thống bốn năm sau, các nhà xã hội học sẽ xác định. Ai đạt được mức ủng hộcao hơn, người đó, theo thỏa thuận không chính thức này, tự động sẽ trở thành ứng viên cho nhiệm kỳ sau.Nhưng mặc cho các thỏa thuận, Dmitry Medvedev không sẵn sàng tự nguyện giải phóng ghế tổngthống. Cuộc đấu tranh hậu trường kéo dài hơn một năm. Từ cuối năm 2010, các nhân viên của Medvedevđã lan truyền thông tin về việc ông dự kiến ra tranh cử. "BBC nhận được những tín hiệu rõ ràng rằngMedvedev đang cân nhắc khả năng giới thiệu tư cách ứng viên của mình cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai",thông tín viên Steve Rosenberg thông báo từ Moskva hồi tháng 12 (40). Nửa năm sau, chính Medvedevnói trong trả lời phỏng vấn của tờ Financial Times: "Nếu có ưu thế, thật khó mà từ bỏ nó. Cạnh tranhchính trị quan trọng cho sự phát triển kinh tế" (41)."Còn Putin có thể tìm công việc thích hợp", những người ủng hộ Medvedev nói, "có thể ông ta sẽ trởthành Chủ tịch ủy ban Olympic hay Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, tại sao lại không chứ".Để tăng cơ hội của mình, Medvedev lập ra một liên minh với Bộ trưởng Quốc phòng AnatolySerdiukov. "Mặc dù Hội đồng Bộ trưởng dưới thời Thủ tướng Putin đã ra quyết định tăng ngân sách quânsự lên 340 tỉ Euro trong 10 năm tới, Medvedev đã hứa với Bộ trưởng sẽ thêm một đợt tăng nữa, lên gấpđôi", cựu Bộ trưởng Tài chính Aleksey Kudrin đã mô tả cuộc đấu khẩu của hai đấu thủ trước sự hiện diệncủa tất cả các thành viên chính phủ như thế. Kudrin là một trong những đồng minh lâu năm nhất của Putinvà là đối thủ rõ ràng của Medvedev. "Tôi đã chống lại, vì khi đó chúng ta phải giảm phúc lợi xã hội. Putinđề xuất một thỏa hiệp: tăng ngân sách cho Bộ Quốc phòng, nhưng không hơn 500 tỉ".Tháng 1-2011, mối bất hòa một lần nữa lại nảy sinh. "Giờ thì vấn đề là Medvedev tăng trợ cấp choquân đội, cảnh sát, các cơ quan an ninh và FSO*", Kudrin mô tả bước đi của người thay thế ngang ngạnhvà những cố gắng của ông ta để có được sự ủng hộ của các cơ quan sức mạnh. "Tôi đã chống lại và muốntừ chức. Putin đề nghị tôi ở lại và thảo chương trình. Tranh cãi với Medvedev vì chuyện đó, ông ta khôngmuốn" (42).Nhưng tính toán của Medvedev không thành. Trong các cơ cấu quyền lực đối nội, cựu tổng thống đãgiành được nhiều điểm hơn đương kim tổng thống. Putin không những được xếp hạng cao hơn, mà cácđồng minh của ông còn mạnh hơn.Thủ tướng Dmitry Medvedev ngả người dựa vào chiếc sô pha đỏ trong thư viện của nhà nghỉ chínhphủ ở Moskva. Ông khẳng định không có mâu thuẫn nào khi xác định ứng viên cho cuộc bầu cử tổng thốngnăm 2012. "Ngay từ đầu, khi tôi còn đương nhiệm chức vụ này, chúng tôi đã thỏa thuận là nhiệm kỳ sauứng viên sẽ lại là Vladimir Putin. Chúng tôi muốn bảo đảm cho nước Nga sự ổn định dài hạn", ông đã môtả như thế khi tôi hỏi ông về những sự kiện khi đó. Còn mối quan hệ phức tạp với Aleksey Kudrin, ôngkhông che giấu. Vào thời của mình, ông đã cách chức Bộ trưởng Tài chính của Aleksey Kudrin vì ông tacông khai tuyên bố sau khi luân chuyển sẽ không làm việc dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng tương laiMedvedev. "Mỗi hệ thống đều đòi hỏi sự phục tùng", không chút bóng bẩy, ông giải thích quan điểm củamình. Điều này có thể được hiểu: "Thủ trưởng luôn luôn đúng". Còn lại, ông tiếp tục kiên trì với phươngán của mình. Ông với Putin đôi khi có thể bất đồng ý kiến, nhưng không thể gọi là đối thủ. Buổi chiều hômđó, Medvedev nói nhiều, nhưng nói nhiều hơn về công việc chung mà ông phải hoàn tất, còn lại ông đơngiản là cố bảo vệ quan điểm của mình (43).Viễn cảnh một lần nữa phải đối phó với Vladimir Putin chứ không phải với người tiền nhiệm dễ nóichuyện hơn của ông, đã khiến Washington lẫn Berlin chẳng lấy gì làm hân hoan. Nhà Trắng bày tỏ sự luyếntiếc với sự ra đi của ông Medvedev, điều mà Vladimir Putin xem như sự xúc phạm cá nhân, cũng nhưnhững phê phán về việc ông sẽ giữ chức tổng thống lần thứ ba. Đối với ông, những phát biểu này là hànhđộng gây hấn, là sự can thiệp có tính khiêu khích vào công việc nội bộ đất nước. Những ai ở nước ngoàicông khai đặt cược vào một trong những chính khách Nga, người đó vô vọng về chính trị. "Có gì sai luật ởđây?", luật gia Vladimir Putin hỏi. "Tất cả những gì tôi đã làm, hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp. Chúngtôi có 2/3 phiếu trong Quốc hội, và chúng tôi đã hoàn toàn có thể bãi bỏ những hạn chế không cho phépgiữ chức tổng thống ba nhiệm kỳ liên tục. Nhưng chúng tôi đã không làm điều đó. Ở nước Đức các bạn,Adenauer hay Helmut Kohl đã ở chức vụ mình bao lâu?", ông kích động bổ sung. Đó là phát biểu gay gắtduy nhất vang lên vào ngày hè đó. Cuối cùng, ông đã đạt được mục đích của mình - ông đã chiến thắng vàđã làm thủ tục nhậm chức ở điện Kremlin vào bốn tuần trước.Cuộc biểu tình và những hậu quả của nóNgày 7-5-2012, người tài xế phải đón cựu Thủ tướng Gerhard Schroeder từ khách sạn BalchugKempinski để đưa ông đến lễ nhậm chức, đã đến sớm hơn giờ ấn định mặc dù ngày thứ hai đó không phảilo chuyện tắc đường ở Moskva. Schroeder chỉ cần vài phút để tới được trung tâm quyền lực của nướcNga. Điện Kremlin nằm ở khoảng cách có thể thấy được, chỉ vài trăm mét ở bờ kia con sông. Những chiếclimousine đen xếp thành hàng dài sáng hôm ấy trước lối vào điện Kremlin. Ngày hội quốc gia chính thứcnhân dịp thay đổi tổng thống sẽ bắt đầu sau vài giờ nữa. Hai nghìn khách mời danh dự đang hướng về phíagian Alexander để chúc mừng tổng thống cũ mà mới của nước Nga Vladimir Putin với lần thứ ba vào chứcvụ này. Những người đàn ông lực lưỡng tóc ngắn thực hiện việc kiểm soát nghiêm ngặt. Không có giấymời và hộ chiếu, họ không cho qua, kể cả đó là VIP.Cảnh sát đã phong tỏa toàn bộ những con đường dẫn tới trung tâm Moskva. Người biểu tình không cócơ hội nào để chặn đoàn ô tô đưa tổng thống tới buổi lễ. Những biện pháp này phần nào là phản ứng đốivới cuộc biểu tình của quần chúng vào ngày hôm trước của buổi lễ. Cuộc biểu tình diễn ra cách nơi cửhành lễ nhậm chức chừng một hòn đá ném, và kết thúc bằng cuộc đụng độ đẫm máu giữa cảnh sát và ngườibiểu tình. Nỗi thất vọng và sự giận dữ của phe đối lập rất lớn, nhưng những yêu cầu chính trị của họ thìcực đoan và đầy ảo tưởng. Đám đông đòi "hủy lễ nhậm chức" và tổ chức "những cuộc bầu cử tổng thốngvà Quốc hội mới".Sau các cuộc đàm phán kéo dài, nhà chức trách Moskva đã đồng ý với các nhà tổ chức tiến hành cuộc"Diễu hành một triệu người" đi ngang qua trung tâm Moskva, tiếp đó là cuộc biểu tình trên Quảng trườngBolotnaya, mặc dù ở Moskva không có một quảng trường nào có thể chứa được một triệu người.Cuộc biểu tình tiếp tục được hâm nóng bằng những cáo buộc gian lận lớn và thao túng trong cuộc bầucử tháng 12 năm ngoái. Phe đối lập đã treo trước trụ sở Đảng Nước Nga thống nhất khẩu hiệu "Đảng củanhững kẻ lừa đảo và trộm cắp", ủy ban bầu cử nhận được hàng ngàn khiếu nại. Vladimir Putin đã đáp lại,và theo lệnh ông, trên hơn 90.000 khu vực bầu cử của cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống ngày 4-3-2012 đã lắpđặt webcam. Lần đầu tiên, người dân có thể theo dõi tiến trình bầu cử qua Internet. Cùng với đó, các nhàquan sát của phe đối lập đồng thời cũng thấy một vài vi phạm (44). Nhưng chiến thắng rõ rệt của VladimirPutin khó mà thay đổi. Sự thất vọng của các đối thủ của ông tiếp tục tăng lên.Về những gì xảy ra trên quảng trường Bolotnaya một ngày trước lễ nhậm chức, có nhiều ý kiến khácnhau nhưng tất cả phụ thuộc vào việc họ thuộc về phe phái chính trị nào. Khi những người diễu hành đichệch khỏi lộ trình thỏa thuận và tiến về phía điện Kremlin, cảnh sát đã can thiệp. Những nhà bảo vệ nhânquyền cáo buộc tình trạng bạo lực không kiểm soát của nhiều nhân viên OMON*. Tuy nhiên, cũng có ýkiến cho rằng những người biểu tình cực đoan cũng có lỗi khi làm leo thang tình hình. Hàng trăm nhà hoạtđộng bị bắt. Nhiều người bị thương, trong đó có cả cảnh sát. Ước tính số người biểu tình cũng dao độngtùy theo phe phái chính trị. Các cơ quan chính thức tính được 8.000 người, các nhà tổ chức nói đến40.000 người.Lần này, vị tổng thống vốn nổi tiếng với việc luôn đi trễ đã đến đúng giờ. Vào giữa trưa theo giờMoskva, chiếc Mercedes của ông với sự tháp tùng của đội mô tô hộ tống đã đi qua những con phố trốngcủa trung tâm Moskva, dừng lại trước cổng chính dẫn vào điện Kremlin. Việc trình diễn quyền lực đượcchuẩn bị tốt đẹp. Putin đi trên thảm đỏ, ngang qua những hàng khách ở gian George rồi chuyển sang gianAleksander để sau đó nhận biểu tượng quyền lực ở gian Andreyev. Truyền hình quốc gia cùng năm kênhtruyền hình khác tường thuật trực tiếp buổi lễ. Nước Nga xem tổng thống mới tuyên thệ trước Hiến pháp"bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, phục vụ trung thành các công dân".Lúc đó, bên trong điện Kremlin, các nhân viên bắt đầu dọn bàn cho bữa tiệc trưa nhỏ tôn vinh ngày lễ.Trong số hàng chục vị khách được Putin mời, không có các tướng lĩnh quân đội, không có lãnh đạo các cơquan an ninh. Đó là những người mà ông quen biết đã lâu. Tôi được mời vào giờ chót. Người tiền nhiệmchức tổng thống của ông - Dmitry Medvedev cùng với phu nhân Svetlana Vladimirovna cũng có mặt. Bavị khách người Đức, một người Ý, một người Thụy Sĩ, một người Pháp và thêm một người bạn từBudapest. Chỉ có thế. Phu nhân Putin - Lyudmila Aleksandrovna - ngồi cạnh chồng. Đôi vợ chồng đã lythân từ lâu và chẳng bao lâu nữa sẽ ly dị. Tổng thống điềm tĩnh giới thiệu khách và kể chuyện gì đã kết nốiông với mỗi người trong số họ.Trong vòng hai giờ tiếp theo đó, hầu như mọi người không nói về chính trị. Cũng giống như nhiềuchính khách, Vladimir Putin có khả năng xuất hiện ở những vẻ ngoài khác nhau tùy theo tình hình và hiệuứng cần thiết. Hình ảnh một nhà hoạt động quốc gia mà ông giữ trong lễ khánh thành và khi tham gia cuộcduyệt binh nhỏ trong sân điện Kremlin đang thay đổi: bằng giọng nhẹ nhàng, thoải mái, ông đưa ra cácnhận xét đầy tự trào khi nói về việc tuổi trẻ đã trôi qua, hay tóc, màu tóc của những người ngồi bàn bêncạnh có phải tự nhiên không. Trên bàn là bánh kếp với trứng cá đen, xúp bắp cải Nga, cá từ hồ Ladoga vàsườn lợn. Riêng tâm trạng của Dmitry Medvedev và phu nhân có thể thấy còn lâu mới là hoan hỉ. Đã mộttiếng đồng hồ trôi qua kể từ khi cặp đôi này không còn là đôi vợ chồng số một ở nước Nga. Ngày hôm sau,nghị viện sẽ một lần nữa phê duyệt Dmitry Medvedev vào chức thủ tướng, và ông sẽ trở thành Chủ tịchĐảng cầm quyền.Tối muộn hôm đó, Vladimir Putin thực hiện ước mơ thời thơ ấu của mình. Để làm điều này, trongnhững tháng qua, ông đã tập luyện mỗi khi được rảnh. Ông cùng các vị khách của mình ra đấu trườngMegasport trên đại lộ Khodynski để cùng với một đội được tuyển chọn sẵn, đấu với các ngôi sao khúccôn cầu huyền thoại Xô viết. Đội ông đã thắng và ghi được hai bàn. Các vận động viên chuyên nghiệp thờiXô viết và Tổng thống gần như trạc tuổi. Trò chơi khúc côn cầu, không nghi ngờ gì, là hoạt động vui hơnchiến dịch tranh cử tổng thống.Sự thật và bầu cửTrong những tháng qua, lần đầu tiên trong sự nghiệp lâu dài của mình, Vladimir Putin vấp phải sựphản kháng xã hội mạnh mẽ. Trước tiên là những cuộc biểu tình quần chúng chống lại các cuộc bầu cửquốc hội tháng 12-2011. Hàng chục nghìn người biểu tình đã xuống đường ở các thành phố Nga chống lạiviệc gian lận bầu cử, và việc đó xảy ra bất chấp kết quả bầu cử đã hạn chế quyền lực của Đảng Nước Ngathống nhất. Nó chính thức nhận được hơn 49% phiếu. Thế nhưng, đảng phải thỏa hiệp với việc mất 77 ghếtrong Quốc hội. Thay cho con số 2/3 chiếm được trước đó có thể cho phép tiến hành bất kỳ thay đổi Hiếnpháp nào, giờ "Nước Nga thống nhất" chỉ có một con số tương đối."Chính Putin đã giáo dục những người hiện giờ xuống đường biểu tình chống lại ông", nhà văn ViktorYerofeyev nói trong một trả lời phỏng vấn. Ông là người đại diện cho tầng lớp trung lưu cao cấp và là mộtngười chống đối Putin năm 2011. "10 năm qua, chúng ta đã đi qua một con đường rất quan trọng. Putin sẽkhông bao giờ có thể thương lượng với những người này. Tôi nói thế này: Những giá trị đạo đức của ôngấy đã lỗi thời. Ông ấy đã củng cố quốc gia được một chút, bảo đảm tự do. Chúng ta biết ơn ông ấy vì điềuđó, nhưng chúng ta phải tiến lên" (45).Việc huy động qua mạng xã hội, như Facebook hay Twitter đã gây lo ngại cho các nhà chiến lược điệnKremlin, những người chính xác là 10 tuần trước đó đã bắt đầu mùa bầu cử nóng bỏng. Đầu tiên, chỉ cóThư ký báo chí của Putin trực tiếp bày tỏ quan điểm về những cuộc biểu tình, qua cách thể hiện mềmmỏng: "Mỗi người có quyền nói lên ý kiến của mình", Dmitry Peskov tuyên bố một cách kiềm chế, "chúngtôi tôn trọng quan điểm của những người biểu tình, chúng tôi đã nghe những gì họ nói và chúng tôi sẽ tiếptục lắng nghe họ" (46).Phản ứng của Aleksey Kudrin đi chệch khá rõ khỏi hàng ngũ chung. Bộ trưởng Tài chính kỳ cựu và làgương mặt tin cậy của Putin đã phát biểu công khai, lên án những mánh khóe của các cuộc biểu tình và đòiphải bỏ phiếu lại. "Tôi chia sẻ những cảm xúc tiêu cực của các vị liên quan đến kết quả bầu cử quốc hội ởNga", ông viết trong một thư ngỏ gởi người biểu tình (47). Vladimir Putin im lặng và chỉ phản ứng vớinhững phát biểu công khai của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, người sau ngày bầu cử đã phê phán cách thức nóđược tiến hành."Những báo cáo đầu tiên là đáng báo động", Hillary Clinton nói khi đang công du Đức. Bà tuyên bố"quan ngại sâu sắc" với các cuộc bầu cử vừa được tiến hành và tại cuộc họp báo ngẫu hứng đòi hỏi "phảiphân tích sâu sắc tất cả các báo cáo tin cậy về việc gian lận và các thủ đoạn tại cuộc bầu cử ở Nga" (48) .Trong vài năm qua, Hoa Kỳ đã tài trợ cho các đại diện xã hội dân sự qua tổ chức phi chính phủ "Tiếngnói" của Nga, tổ chức đã gởi hàng trăm quan sát viên tới các khu vực bầu cử. "Tiếng nói" được tổ chứctốt và là một phần không thể tách rời của phe đối lập (49).Putin đáp lại ngay lập tức, như với chất gây dị ứng: "Tôi đã xem phản ứng đầu tiên của các đối tácHoa Kỳ chúng ta", ông nói vội trong buổi truyền hình trực tiếp một cuộc họp nào đó. "Trước tiên, điều màbà Ngoại trưởng làm - là trao cho cuộc bầu cử những đặc điểm và đánh giá. Bà nói, các cuộc bầu cử diễnra không trung thực và không công bằng, cho dù các tài liệu từ Văn phòng các Định chế Dân chủ và Nhânquyền của OSCE còn chưa gởi tới". Ông nói tiếp: "Clinton đã đưa ra giọng điệu cho các nhà hoạt độngnhất định của đất nước chúng tôi. Họ nghe thấy những tín hiệu này và tích cực bắt đầu công việc được sựủng hộ của Ngoại trưởng Hoa Kỳ" (50). Ông nhấn mạnh, Chính phủ Nga, khác với Hoa Kỳ, tìm cách đểbảo đảm "các nhà quan sát ngoại quốc theo dõi chính sách của chúng tôi và thủ tục của chúng tôi. Chúngtôi rất ủng hộ nó và không chống đối".Đối với Putin, nhận xét của Hillary Clinton là một thủ đoạn chiến thuật, một bằng chứng nữa cho thấyHoa Kỳ muốn loại bỏ ông khỏi chức vụ, sử dụng chính những phương tiện mà Hoa Kỳ từng khởi xướng"Cách mạng Cam"* ở Ukraine năm 2004. Ông vẫn nhớ rõ các cuộc biểu tình ở Kiev những ngày đó vànhận định, theo hình mẫu này, người ta đang muốn gây mất ổn định cả nước Nga. "Các bạn nghĩ rằng mọithứ là tình cờ à?", ông đặt câu hỏi tu từ với chúng tôi khi tiếp tục quay bộ phim của mình, "tôi không tin".Từ lâu, Kremlin đã bàn thảo về việc có thể làm gì để ngăn chặn ảnh hưởng của nước ngoài thông qua việctài trợ cho phe đối lập. Những sự kiện tháng 12 càng củng cố ý kiến của Putin và đội ngũ của ông rằng cầnphải đưa ra những bước đi quyết liệt trong một tương lai gần.Thư ký báo chí của Hillary Clinton ở Bộ Ngoại giao không che giấu việc Hoa Kỳ ủng hộ phe đối lập."Trước bầu cử, Hoa Kỳ đã chi hơn 9 triệu đô la để hỗ trợ tài chính và đào tạo kỹ thuật cho các nhóm xãhội dân sự và sẽ tiếp tục làm điều này trong tương lai để bảo đảm các cuộc bầu cử tự do và minh bạch"(51).Vào những ngày sau đó, Putin đã nghiên cứu cẩn thận hơn dữ liệu các cuộc thăm dò trong các hồ sơnằm trên bàn làm việc của ông vào mỗi buổi sáng. Khảo sát dư luận xã hội không thể báo trước nhữnghiểm họa đối với các cuộc bầu cử tổng thống. Những ứng viên khác, mặc cho sự bất mãn, cũng không nhậnđược thêm điểm. Việc chuyển giao cho Medvedev chức Chủ tịch Đảng cầm quyền mà Putin chưa bao giờlà thành viên chính thức, đã mang lại hiệu quả. Không ai, ngoại trừ phe đối lập, gán Putin với Đảng NướcNga thống nhất vốn đang liên tục bị tấn công. Không một định chế nào làm việc theo đơn đặt hàng nhànước, không Trung tâm Levada - thân cận với phe đối lập - thấy một đối thủ nghiêm trọng nào cho Putin. Ởđây nói về việc chiến thắng sẽ trông như thế nào. Các nhà xã hội học chỉ ra những kết quả giống nhau trongphạm vi từ 55% đến 63% tùy thời điểm khảo sát. Theo kết quả của các nghiên cứu xã hội học, thậm chítrong cuộc mít-tinh đối lập lớn nhất của 'những người Bolotik" - những người biểu tình đã tự gọi mìnhtheo tên của Quảng trường Bolotnaya - chỉ 18% đồng tình với khẩu hiệu "Nước Nga không có Putin". Đasố người dân đã dứt khoát bác bỏ đòi hỏi này (52).Dẫu sao, Vladimir Putin cũng bị tổn thương. Vài ngày sau, trước sự bất bình của các cố vấn của mình,ông đã đưa ra những phát biểu không có tính ngoại giao lắm trong cuộc họp báo truyền hình thường niêntrước năm mới. Các công dân hỏi, Vladimir Putin đáp trong cuộc marathon truyền hình được phát sóngtrực tiếp trong hơn ba giờ đồng hồ. Lúc đầu, ứng viên tổng thống còn hài hước nhưng sau đó chuyển sangchâm biếm cay độc. Nếu nhiều thanh niên, mà ông thấy trong các cuộc biểu tình - là "sản phẩm của chế độPutin" thì "điều đó thật tuyệt", - ông nói. Và ông nói thêm: ban đầu, ông tưởng những dải băng trắng mànhững người biểu tình mang để bày tỏ phản kháng, là "để tránh thai". Từ ngụ ý này thường được sử dụng ởNga để nói về những kẻ thất bại. Họ "không có một chương trình thống nhất, một con đường xác định đểđạt được những mục đích của mình" (53).Sau chương trình, cuộc thảo luận buổi tối với bộ tham mưu nhỏ bao gồm các cố vấn đã căng thẳngkhông kém phát biểu của Putin trong buổi họp báo trên truyền hình. Việc phê phán của các cố vấn là hiểnnhiên. Họ nói ông đã không đánh giá đúng tâm trạng và chọn giọng điệu quá sắc nhọn, ứng viên tổng thốngcũng tổn thương không kém. Ông cảm thấy mình bị tấn công, và bỏ đi nghỉ vài ngày ở Siberia trong chuyếnnghỉ phép ngắn ngày đã lên kế hoạch trước. Ở đó, ông sẽ săn bắn và thảo luận tình hình với người bạn,đồng minh chính trị Sergey Shoigu, người đã nhiều năm lãnh đạo Bộ các Tình trạng khẩn cấp. Putin đã làmquen với những dữ liệu được phân tích và các nghiên cứu về tầng lớp trung lưu đang tăng ở các thành phốlớn. Ông nghe người bạn Kudrin của mình, người đề nghị ông nói chuyện với phe đối lập, và hứa sẽ suynghĩ. Nhưng vài ngày sau, ông đã trả lời bằng sự từ chối. "Tôi nói với ai ở đó, và nói cụ thể chuyện gì?",ông đặt cho Kudrin câu hỏi tu từ, bảo ông ấy hãy suy nghĩ lại (54).Tại các cuộc bầu cử này, ông cho rằng phe đối lập ở những thành phố lớn không đáng kể. Ông nóicuộc bầu cử sẽ thắng ở các khu vực đó. Và hóa ra ông đúng. Nhà văn Viktor Yerofeyev đã xây dựng tínhhai mặt của tầng lớp trung lưu ở các thành phố lớn của Nga như sau: "Mặc cho tham nhũng, sát hại nhàbáo, sự thiếu tôn trọng của Putin với các đối thủ và một loạt lỗi lầm khác, nước Nga chưa bao giờ tự donhư bây giờ. Không bao giờ người ta được tự do dịch chuyển như thế. Đã đến lúc bỏ lại cảm tưởng rằngngười dân muốn đưa Putin và những thành tựu của ông ta vào kho phế liệu. Nếu những người theo chủnghĩa dân tộc đến, sẽ thật đáng sợ" (55).Ngày 4-3-2012, Putin chính thức thắng cử, nhận được gần 64% phiếu. Ông bỏ xa đáng kể GennadyZyuganov - Chủ tịch Đảng Cộng sản, về nhì với 17% phiếu. Tỉ phú Mikhail Prokhorov - một trong nhữngngười giàu nhất nước và là ứng viên của tầng lớp trung lưu, nhận 8%. Thế nhưng, chiến dịch tranh cử này,lần đầu tiên đã đòi Putin tập trung toàn bộ sức lực.Vào tối Chủ nhật sau khi đóng cửa các khu vực bầu cử, khi xuất hiện trong đám đông cuồng nhiệtnhững người ủng hộ mình trên Quảng trường Manezhnaya ở trung tâm Moskva, ông đã chìm trong xúcđộng. "Tôi đã hứa với các bạn: chúng ta sẽ thắng, và chúng ta đã thắng! Ông hét lên với đám đông, lệ tràntrên mắt (56). Putin không muốn cho mọi người thấy, lần này, việc trở lại với chức tổng thống là mộtnhiệm vụ khó khăn đối với ông.Dĩ nhiên, ông biết phương Tây đã tích cực tham gia chiến dịch tranh cử thế nào, và đã đưa ra các kếtluận. Rất khó tìm thấy các thông tin về tương quan lực lượng thật trên báo chí Đức trong chiến dịch tranhcử ở Nga. Các bình luận viên cố gắng gieo cho công chúng rằng đang diễn ra "cuộc nổi dậy của tầng lớptrung lưu". Các tin tức khen ngợi công thức thành công của "cuộc diễu hành một triệu người" như một tínhiệu của việc thay đổi chế độ. Nếu không phải ngay lập tức, thì ít ra, cũng là trong tương lai gần. Kết thúckỷ nguyên Putin, dường như chỉ là vấn đề thời gian, mà có thể là chỉ trong vài tháng nữa.Thật khó chịu trước tình trạng mơ hồ một khi đã đi vào hoạt động tích cực. Cái yếu tố xi măng gán kếtnhững người biểu tình và nhà báo trong những tuần lễ này - chỉ là cảm giác dễ chịu của một cuộc đấu tranhchung vì chính nghĩa.Giờ đây, chống tham nhũng vì sự thượng tôn pháp luật và dân chủ cũng đang diễn ra trong nước Nga.Nhà báo bị mê hoặc tham gia vào cuộc đấu tranh vì chính nghĩa thay cho việc thông tin điều gì đang xảy ravà đã xảy ra như thế nào, lại còn quan tâm tới các bằng chứng. Mong muốn tìm tới cái gì đó tương tự như"Mùa xuân Ả Rập"* hay cuộc "Cách mạng Cam" tiếp theo, đã lớn lên gần như từng phút trong chiến dịchbầu cử và suýt tràn bờ. Sự hưng phấn trong các bài phóng sự đã che đậy việc đa số cảm xúc và hình ảnhchứng minh thực tế của sự phát triển các sự kiện mong muốn - một cuộc nổi dậy có thể -được truyền đi chỉtừ hai thủ đô Moskva và Saint Petersburg*.Chương trình của phe đối lập được hình dung cụ thể ra sao? Những nhân vật chính muốn gì? về chuyệnđó không cách nào thật sự biết được. Chương trình cụ thể của Aleksey Anatolyevich Navalny - nhân vậtđối lập nổi tiếng nhất nước Nga - không được viết gì trong các bài báo, ngoại trừ việc ông ta là mộtblogger nổi tiếng, nhìn điển trai và đấu tranh chống tham nhũng, về việc điều gì đã kết nối các nhà đối lậpkhác nhau, như Sergey Udaltsov - điều phối viên các lực lượng cánh tả và cựu Phó Tổng thống BorisNemtsov, cũng không đọc được nhiều trên các bài báo.Và lẽ đương nhiên, không có gì nghi ngờ việc ai đang đứng trên con đường đột phá dân chủ - VladimirPutin. Tùy theo khuynh hướng của các nhà báo, ông là kẻ độc tài, nam tính, hay trong trường hợp tốt nhất,là "một gã cũng được trong chính trị". Tai họa của nước Nga - như logic của bản cáo trạng xã hội này đưara - là kết quả trực tiếp của ý chí tổng thống, chứ không thể là kết quả của sự phát triển xã hội.Niềm hy vọng rằng chẳng bao lâu Tổng thống Nga sẽ trở thành lịch sử, vào ngày bầu cử đã khôngđược thực hiện. Sự va chạm với thực tiễn đòi hỏi khả năng biện chứng. Trả lời câu hỏi, tại sao không diễnra bước ngoặt chính trị, người ta chẳng buồn để tâm đến những nhận định sai lầm của riêng mình. Thayvào đó, họ nói về việc cử tri Nga chưa đủ độ chín cần thiết.Dĩ nhiên, sự trở lại của Putin vào điện Kremlin là kết quả của những "mưu đồ đen tối", như tờ Spiegelonline viết. Bởi vì dù gì đi nữa, "cuộc bầu cử tổng thống hiện nay cũng bị thao túng", để chỉ cho ông chủđiện Kremlin thấy dẫu sao, tệ lắm thì ông ta cũng có một đa số nào đó. Thế nhưng, theo ý kiến các nhàbáo, đó là "một đa số giả". Một nhan đề đã được hình thành như thế chỉ một thời gian ngắn sau khi cốngbố kết quả bầu cử, "đa số của Putin chỉ có tính số lượng, chứ không chất lượng". Bởi đó không phải làtiếng nói của các thị dân triển vọng trẻ, ngồi trong quán cà phê Starbucks ở Moskva và Saint Petersburg.Đó là tiếng nói của những người đã quen hài lòng với những thứ nhỏ bé - những người đã về hưu, bác sĩ,giáo viên, các giảng viên đại học, quân nhân và nhân viên an ninh -tác giả bài báo viết (57). Dân chủ -như chương trình truyền hình "Tìm kiếm tài năng". Đối với cuộc khủng hoảng chính trị, như Lenin viếttrong công trình Sự sụp đổ quốc tế II chỉ "người ở dưới muốn" thôi thì không đủ, mà còn phải sao cho"những người ở trên không thể"*. Thế nhưng, thời của cuộc bầu cử tổng thống không phải là trường hợpđó, không bên trên, cũng không bên dưới. Sau cuộc bầu cử, có những trường hợp riêng biệt theo quán tínhtiếp tục được xem như là biểu hiện của một xu thế chung, vẫn như trước kia, họ không muốn hiểu là cácthành phố Nga và các khu vực nông thôn ở Nga phát triển theo các nhịp độ khác nhau, và càng không cómong muốn làm theo nghĩa vụ báo chí, khẳng định những công bố bằng các sự kiện. Ý tưởng của vô số cácchính khách phương Tây và nhà báo, những người cho rằng họ tới Nga như tới một nước đang phát triểnvới sứ mệnh nhân đạo, phổ biến hơn những quan sát không thiên vị. Và điều đó bất chấp việc xã hội Ngarõ ràng sở hữu một nền tảng riêng vững chắc.

6CÁI GIÁ CỦA QUYỀN LỰC, HAY NHÀ THỜ VÀNHÀ NƯỚCSỰ PHỤC HƯNG GIÁO HỘI CHÍNH THỐNG NGA NHƯ MỘT LỰCLƯỢNG CHÍNH TRỊ

Đã sau nửa đêm khi ông chủ nhà nghỉ mời tôi một chuyến tham quan nhỏ trên phần đất thênh thang củaNovo-Ogaryovo. Chạy chỉ vài trăm mét, ô tô đỗ lại trước một kiến trúc tối nhỏ. Vladimir Putin mở cửa,bật đèn và làm dấu thánh. Đó là một nhà nguyện cá nhân của Tổng thống với nơi cầu nguyện và bàn thờ.Trên những bức tường treo các tượng thánh chói vàng, một số bức khác mô tả các cảnh từ Kinh Thánh.Năm 2000, khi tân Tổng thống Vladimir Putin đến dinh thự chính phủ gần Moskva này, ông đã yêu cầu sửachữa ngôi nhà thờ gần đổ nát trên phần đất của nhà nghỉ.Trong chuyến tham quan đêm ấy, Vladimir Putin nói về việc ông là tín đồ Chính thống giáo, kể về chamình - Vladimir Spiridonovich, công nhân nhà máy và là một đảng viên cộng sản kiên định, khác hẳn vớimẹ ông, bà Maria Ivanovna, người chỉ vài tuần sau khi sinh ông đã mang cậu bé tới một nhà thờ ở SaintPetersburg và bí mật rửa tội. Vì việc ấy diễn ra vào ngày thánh Mikhail, và vì cha xứ cũng mang tên này,nên ông đề nghị cũng gọi đứa bé bằng tên ấy. Nhưng bà mẹ phản đối vì đã gọi cậu bé là Vladimir, như chacậu rồi. Nên Vladimir Vladimirovich vẫn tiếp tục là tên ông.Sau đó, Putin chỉ lên một bức ảnh đặc biệt treo trên tường. Đó là một người đàn bà trong áo choàng nữtu - thánh Elizabeth hay Elizabeth Feodorovna, như người ta gọi nữ Đại công tước bằng tiếng Nga. Theotiếng Đức, tên của người phụ nữ nổi tiếng này là Elizabeth Aleksander Luise Alice Hesse-Darmstadt. Bàlà em họ của Hoàng đế Đức Wilhelm II. Và cũng như người chị Aleksandra - Hoàng hậu cuối cùng củanước Nga, bà lấy chồng là một thành viên của gia đình Romanov. Sau khi chồng bà, Đại Công tước SergeyAleksandrovich trở thành nạn nhân của một vụ mưu sát vào năm 1905, Elizabeth đã lập Tu viện Martha vàMary ở Moskva và trở thành tu viện trưởng. Một ngày sau vụ sát hại gia đình hoàng tộc*, Elizabeth cũngbị giết. Năm 1992, Giáo hội Chính thống giáo Nga đã phong thánh cho Công chúa Đức.Bức hình đã được Giáo hội Chính thống giáo Nga hải ngoại tặng Putin để cảm ơn những nỗ lực trongnhiều năm qua của ông nhằm hiệp nhất Tòa thượng phụ Moskva - Giáo hội Chính thống giáo Nga với Giáohội Chính thống giáo Nga hải ngoại. Người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Nga hải ngoại khi đó,Giám mục New York Lavr đã trao bức ảnh cho Putin. Phải mất nhiều năm để sự thiếu tin tưởng, vốn chiếmưu thế ở cả hai phía giáo hội mẹ và cánh ly khai của nó, ít nhiều lắng xuống sau khi Liên Xô tan rã. "Đó làmột quá trình khó khăn!", Putin kể. Sự chia rẽ của giáo hội là một đứt gãy chạy qua toàn bộ xã hội. "Ngaytừ đầu tôi đã muốn họ hiệp nhất lại với nhau. Điều đó quan trọng cho sự tự nhận thức của chúng tôi".Lịch của các cuộc gặp gỡ được lên kế hoạch trong chuyến thăm New York vào một trong những ngàynghỉ của tháng 9-2003 thoạt nhìn giống như một thông lệ chính trị. Cuộc gặp ngắn với Tổng thống PhápJacques Chirac và Thủ tướng Liên bang Đức Gerhard Schroeder, sau đó là chuyến thăm Liên Hợp Quốcvà Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thường niên với những phát biểu chung bình thường. Ngoài ra, VladimirPutin còn cùng với Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Dầu khí Nga Lukoil khai trương trạm xăng đầu tiên củanhà máy này trên đất Mỹ, ở góc Đường 24 và Đại lộ 10 tại Manhattan. Mới đây, trong một hợp đồng ồn àođể bước ra thị trường ngoại quốc, tập đoàn này đã mua lại mạng lưới trạm xăng của công ty Getty Oil củaMỹ. Ông cũng có một cuộc hẹn trên Phố Wall với những ông trùm của nền kinh tế Mỹ. Sau đó, Putin phảilên máy bay bay đến nhà riêng của George Bush - con ở bang Maine, gần thị trấn Kennebunkport (58).Nhưng cuộc gặp quan trọng nhất ngày hôm ấy chính là trong lãnh sự quán Nga. Tại đó, ban lãnh đạoGiáo hội Chính thống giáo Nga hải ngoại đang chờ Tổng thống. Ngoài người đứng đầu cộng đồng giáo dân- Tổng giám mục Lavr (Schkurla) hiện đang sống ở New York, các giáo chủ quan trọng khác cũng đến.Giáo chủ Mark (Amdt) vốn chịu trách nhiệm ở Đức và Vương quốc Anh đã bay từ Munich đến, từ SanFrancisco đến là Giám mục Kirill, Thư ký Hội đồng giám mục của Giáo hội Chính thống giáo hải ngoại.Đại diện cho sự ủng hộ từ Tòa thượng phụ Moskva là Tu viện trưởng Tu viện Sretensky ArchimandriteTikhon (Shevkunov), người tháp tùng cùng Putin.Sự chia rẽ của giáo hội thành Giáo hội Chính thống giáo ở Nga và Giáo hội Chính thống giáo hảingoại là hậu quả của cuộc Cách mạng tháng Mười 1917. Đầu tiên, Giáo hội chống lại sự đàn áp của chínhquyền mới. Hàng chục năm sau, từ buồng giam, Giáo chủ Sergey (Stagorodsky) đã tuyên bố sự trung thànhcủa giáo hội với chính phủ mới. Tuyên bố của ông là nguyên nhân của việc ly khai và sự thù địch kéo dàinhiều năm giữa hai giáo hội. Giáo hội vấp phải cuộc tranh cãi kinh điển của bất kỳ cuộc đảo chính nào: từmột phía - mong ước giữ được bản sắc riêng của mình, từ phía khác - thích nghi với những điều kiện mới.Với Giáo hội Chính thống giáo hải ngoại và nhiều tín hữu chạy ra nước ngoài, bước đi của Giáo chủSergey là việc hợp tác không thể tha thứ với chế độ vô thần. Còn từ quan điểm của giáo hội chính thức ởMoskva khi đó, cuộc đào thoát của nhiều linh mục là dấu hiệu của sự hèn nhát trước kẻ thù, và phục tùnglà con đường duy nhất để giữ Giáo hội như một định chế khỏi bị phá hủy hoàn toàn. Trong ngày tháng 9đó, Vladimir Putin đã chuyển cho Giám mục Lavr của New York thư mời chính thức của Thượng phụAleksey II ở Moskva - mời ông tiến hành những cuộc đàm phán tiếp theo để hòa giải ở thủ đô Moskva. Ýđồ chính của cuộc gặp được nêu lên ở San Francisco vài tháng sau trong hội nghị quốc tế các cộng đồngChính thống giáo với sự tham gia của 250 giáo phận của Giáo hội Chính thống giáo hải ngoại, được hìnhthành trong một cụm từ và thúc đẩy đáng kể việc hiệp nhất: "Vladimir Putin - người bảo vệ các điều răncủa Chúa" (59). Nhưng phải mất thêm bốn năm nữa mới đến sự hiệp nhất chính thức vào tháng 5-2007.Cuộc thảo luận về những tội lỗi quá khứ là một việc tinh tế, diễn ra chậm chạp và đau đớn. Cộng đồngGiáo hội Chính thống giáo hải ngoại đưa ra một yêu cầu chính: họ đòi công khai lên án chủ trương chínhthức của Giáo hội Chính thống giáo Nga thời Liên Xô.Các đại diện chính thức của Tòa Thượng phụ Moskva đã đưa ra những lý lẽ của mình, mà cụ thể là sựcần thiết tự bảo vệ. "Chúng tôi lên án việc phản bội những tư tưởng của mình." Tuyến biện hộ chính đãvang lên như thế. "Thế nhưng, chúng tôi buộc phải thỏa hiệp với nhà nước, không có lối thoát khác".Những lý lẽ còn lại chỉ là thuần túy kinh viện. Cán cân quân bình giữa sự thích nghi cần thiết với sự hợptác công khai là đặc trưng không chỉ cho Giáo hội Nga. Vài năm sau khi nước Đức thống nhất vẫn còn cáctranh cãi về việc Giáo hội Cơ Đốc và Tin Lành ở Cộng hòa Dân chủ Đức đã phục tùng ban lãnh đạo ĐôngĐức cùng các cơ quan mật vụ bao nhiêu, và như thế nào. Còn Vladimir Putin kiên quyết tìm kiếm sự thỏahiệp giữa các anh em cùng đức tin. Ông trò chuyện với Thượng phụ Aleksey ở Moskva và với Giám mụcuy tín Mark ở Munich, và như một nhà thương thuyết thế tục, ông đã đề nghị các con đường giải quyết mâuthuẫn này. Cuối cùng, tháng 5-2007, tại nhà thờ Vasily Blazhennyi trên Quảng trường Đỏ đã diễn ra lễ hiệpnhất long trọng các Giáo hội Chính thống giáo Nga.Sự thống nhất có cái giá của nó. Các giáo xứ ở hải ngoại vẫn duy trì sự điều hành độc lập của mình.Như một dấu hiệu công khai chứng tỏ rằng họ chẳng có gì chung với những tội ác quá khứ, ngay từ năm1981, Giáo hội Chính thống giáo hải ngoại đã phong thánh những thành viên trong gia đình hoàng tộc bịsát hại và đã yêu cầu Giáo hội Chính thống giáo Nga cũng làm như thế trước khi hiệp nhất. Và như thế,Công chúa Đức Elizabeth Aleksander Luise Alice Hesse-Darmstadt cuối cùng đã trở thành thánhElizabeth.Tiềm năng về một phiên bản mới của liên minh cổ xưa giữa ngai vàng và bàn thờ ở Nga còn lớn. Đasố dân chúng, như các thăm dò chỉ ra, tự xem mình là thành viên của Giáo hội Chính thống giáo Nga, mặcdù nhiều người chỉ đi lễ vào những ngày lễ truyền thống. Sau 80 năm tồn tại nhà nước vô thần, mong muốncứu rỗi linh hồn của dân chúng là rất lớn. "Nhà thờ - đó là một phần lịch sử chung của chúng tôi", Putingiải thích động lực của mình trong nỗ lực thống nhất các Giáo hội Chính thống giáo Nga trong cuộc thamquan đến nhà nguyện riêng đêm ấy. Hình tượng đó, bức ảnh thánh Elizabeth mà ông được tặng, với ông làthêm một dấu hiệu nữa cho thấy việc tái hợp quan trọng đến đâu.Vladimir Putin đã không là Vladimir Putin, nếu như vào đêm hôm ấy không nhấn mạnh mối liên hệ cótính biểu tượng của những sự kiện này: "Thánh Elizabeth đã trở về nhà. Trước cách mạng, bà và chồng đãsống trong lãnh thổ của dinh thự tổng thống này", ông tắt đèn và đóng cửa. "Không có mối liên hệ với kinhnghiệm tôn giáo và lịch sử", Putin tóm tắt tôn chỉ của mình lúc chia tay, "nước Nga sẽ không có được bảnsắc dân tộc. Sự hiệp nhất của Giáo hội đang giúp chúng tôi".Ông quan tâm tới việc sao cho Giáo hội không chỉ trở thành một giá trị đạo đức, mà còn là kinh tế.Năm 2010, Quốc hội đã thông qua đạo luật, theo đó tất cả các cộng đồng tôn giáo ở Nga, gần một thế kỷsau Cách mạng tháng Mười, được quyền nhận lại phần đáng kể tài sản của mình. Ngoại lệ chỉ có một sốthánh địa đã được đưa vào danh sách UNESCO, thí dụ như nhà thờ Vasily Blazhennyi. Như thế, Giáo hộiChính thống giáo Nga trở thành chủ sở hữu bất động sản lớn nhất đất nước.Từ đó, một thí nghiệm chính trị đã được tiến hành, nhắm vào việc sao cho tôn giáo giúp củng cố nhậnthức Nga. Sự bảo trợ tâm hồn mới sử dụng những phương tiện cổ điển từ công cụ truyền thống: chỉ ra cuộcsống sau cái chết như một sự an ủi hay đe dọa; quy tắc quan trọng nhất là sao cho con người phải làm theoKinh Thánh như định luật bất biến vào thời buổi bất ổn, khi những hình dung về đạo đức thường xuyênthay đổi; phải tôn trọng chính quyền. Như vào những năm 1960, khi ở Liên bang Đức cũ, và không chỉ ởBavaria, đồng tính luyến ái đã bị trừng phạt hình sự, còn các vị linh mục vào lúc giảng đạo ngày Chủ nhật,không hiếm khi giải thích cho các con chiên nên viết gì trên phiếu bầu và bên cạnh đảng nào thì cần đánhdấu thập.Về lâu dài, liệu liên minh như thế ở Nga có hiệu quả không thì vẫn chưa được rõ. Từ một phía - trongnước, số dân theo Hồi giáo đang gia tăng, từ phía khác - trong những thành phố, một thế hệ mới đang lớnlên, và với họ, sự trở về với tôn giáo mang tính chất tìm về truyền thống hơn là một nhu cầu tâm linh.7THIÊN ĐƯỜNG TRÊN TRÁI ĐẤT THEO KIỂU NGAHAY CUỘC TÌM KIẾM LỊCH SỬ RIÊNGQUÁ KHỨ CẦN HỖ TRỢ SỰ TỰ NHẬN THỨC TẬP THỂ RA SAO?Cha Tikhon phụng sự trong nhà nguyện tổng thống. Người ta nói Tu viện trưởng Tu viện Sretensky làđức cha tinh thần của nhân vật số một quốc gia (60). Có đúng thế không thì cha Tikhon không nói rõ. Ôngkhông trả lời những câu hỏi trực tiếp về nhiệm vụ chính thức của mình. Cha Tikhon tin rằng, đức tin có thểchuyển dời núi non, và luôn tuân thủ một nguyên tắc đã được kiểm chứng ở chỗ: hồng y xám chỉ có thể giữđược uy tín khi nào không ai biết được cụ thể mối quan hệ của ngài với chính phủ, và chỉ một ít ngườiđược biết chi tiết những quan hệ này. Vào ngày mùa xuân năm 2015 ấy, khi chúng tôi lần đầu gặp nhau chocuộc trò chuyện dài, ông gặp vấn đề về hô hấp vì ô nhiễm không khí ở Moskva. Mặc cho áo choàng vàrâu, thoạt nhìn, ông không giống như một đấng phụng sự tiêu biểu của Giáo hội Chính thống giáo Moskva.Tu viện trưởng ngôn từ sắc sảo, ông quan tâm dẫn dắt cuộc bàn luận với niềm hân hoan. Còn việc Tổngthống là một tín đồ, ông không chút nghi ngờ.Vladimir Putin là một Kitô hữu. Đó không phải vì ông gọi mình như thế, mà còn vì ông đã được rửatội. "Ông xưng tội, bái lãnh thánh thể và biết được trách nhiệm của mình", vị linh mục cho biết. Tu việnvới những mái vòm cổ củ hành điển hình được tường trắng bao quanh nằm ở trung tâm Moskva trênĐường Bolshaya Lubyanka. Cách đó không xa, ở góc đường là trụ sở an ninh, mà vào thời Stalin, ngườiđứng đầu của nó đã đưa hàng chục nghìn đại diện giáo hội vào các trại tù hoặc xử bắn. Từ thuở đó, Giáohội Chính thống giáo đã xây dựng hình ảnh của mình, nhấn mạnh nhờ sự quan trọng của Chúa mà giáo hộilà cơ cấu xã hội duy nhất có thể vững như đá trong lịch sử bão táp của đất nước. Nó cũng chính là mộtphiên bản của lịch sử Nga, dù với một sắc thái mạnh mẽ của niềm tin vào tính không thể sai lầm của riêngmình."Chúng tôi có ở đây trước, nhà thờ được thành lập trước KGB* 560 năm, và người sáng lập nó khôngphải là KGB", câu trả lời của cha Tikhon nhanh gọn và chuẩn xác. Sự gần gũi với tổng hành dinh của cơquan tình báo cũ - đó là câu hỏi tiêu chuẩn của các nhà báo phương Tây. Thời Xô viết, nhà thờ bị đóngcửa, và như nhiều tòa nhà và các tổ chức tôn giáo khác, KGB sử dụng những công trình này vào mục đíchriêng của mình. Chiếc thập giá bằng đá trong vườn nhắc lại quá khứ đen tối, để tưởng nhớ những Kitô hữuchính thống giáo đã bị tra tấn và sát hại vào thời loạn lạc.Về khởi đầu sứ mệnh của mình, cha Tikhon nhớ lại với thái độ không đặc biệt phấn khởi. "Tôi đượctriệu về đây, như bị gọi vào quân đội. Nhà thờ bị phá hủy hoàn toàn nên cần được sửa chữa. Năm 1992,tôi là tu sĩ duy nhất ở đây".Anh sinh viên đại học điện ảnh Georgy Aleksandrovich Shevkunov, như ông được gọi ngoài đời, đã"mở mắt" vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Đầu tiên, ông đọc Marx, Lenin và Trotski; sau đó, ông họcyoga và tiếng Phạn rồi tập trung vào Dostoyevsky, Tolstoy và Kant. Năm 24 tuổi, ông được rửa tội và trởthành tu sĩ ở Tu viện Pskov-Pechorsky phía tây bắc nước Nga, không xa biên giới Estonia. Ông là mộttrong không nhiều các tu sĩ đã sống sót qua thời Stalin. Còn trước cách mạng, họ có tới hơn 1.000 người.Cha tinh thần của Tikhon là Tu viện trưởng của tu viện, Ioann (Krestiankin), người mà vào năm 1950 đã bịgiam giữ 5 năm trong trại cải tạo.Tu viện trưởng Tu viện Sretensky là ngôi sao của Giáo hội Nga. Vị linh mục năng nổ này đã biến tuviện thành một doanh nghiệp thành công. Năm 2008, ông đạo diễn bộ phim tài liệu truyền hình Cái chếtcủa đế chế - Bài học Byzantine, được phát lại nhiều lần trong khung giờ vàng của truyền hình Nga. Trongphim, cha Tikhon nói về "sự vĩ đại đã mất của đế chế Byzantine, vốn nhẹ dạ rơi vào vòng ảnh hưởng áchại của những đối tác làm ăn hải ngoại và các cố vấn", như tóm tắt của tờ báo Neue Zrücher Zeitung(61). Đó là lời cảnh tỉnh nước Nga và tiên báo về sự suy tàn của phương Tây. Trang web của ông là cổngthông tin lớn nhất nước Nga. Cuốn sách best-seller của ông Thánh khiết là một món quà dành tặng các đạidiện kiên định đáng được noi theo của Giáo hội trong thời chống đối. Sách ít đề cập đến việc Giáo hộichính thức cộng tác khá tích cực với hệ thống này. Ở Nga, cuốn sách này đã bán được hơn 1.200.000 bản,nhiều hơn số lượng của tiểu thuyết khiêu dâm "50 sắc thái xám" (62). Dàn nam hợp xướng của tu viện đibiểu diễn khắp thế giới. "Ngay từ đầu, tôi đã hiểu là chúng tôi phải tự làm ra tiền nếu muốn được độclập", Tu viện trưởng đã mô tả thành tích kinh tế trong việc điều hành tu viện của mình như thế. 45 tu sĩ đềubận rộn. Ngoài ra, đội ngũ kế thừa cũng đang được chuẩn bị: có nhà trẻ, trường học, trường dòng. Đối vớimột người từng học ở một trường nhà thờ như tôi cũng thấy thật không bình thường khi cùng Tu viện trưởngđi dọc khuôn viên và bắt gặp những người trẻ trong áo choàng đen sụp quỳ thành hàng hôn tay ông, trongkhi trên các bức tường của tòa nhà tu viện treo các màn hình cảm ứng của các máy tính mà nhờ chúng, cáchọc viên trường dòng có thể lướt net và biết đâu, thí dụ, xem bản đồ các văn phòng đại diện của Giáo hộiChính thống giáo.Tikhon không chỉ là bạn của Putin mà còn là trợ lý quan trọng của ông trong những nỗ lực làm sống lạivai trò của Giáo hội như một phần của lịch sử Nga trong nhận thức tập thể của nhân dân. Giáo hội và quốcgia từ lâu đã làm việc trên cùng một sóng. Tu sĩ và chính khách làm quen nhau vào năm 1998, khi Tổngthống Yeltsin muốn theo dõi cuộc sống của bộ máy mình kỹ lưỡng hơn, đã bổ nhiệm người kế nhiệm tươnglai làm lãnh đạo cơ quan mật vụ trong 13 tháng. "Putin như một người khách bình thường đã nhiều lần đếntu viện nằm trong góc nơi làm việc của ông", Tikhon kể về lịch sử mối tương giao của họ. Chỉ sau đó, ôngmới nói cho linh mục biết mình là ai. Từ đó, Tikhon đã trở thành đại sứ đặc biệt trong vấn đề tín ngưỡnggiữa nhà nước và giáo hội.Lời chỉ trích cho rằng nhà thờ đã trở thành bộ phận tư tưởng của điện Kremlin đã bị Tu viện trưởngphản đối: "Putin đâu có cầm cương chúng tôi, mà chúng tôi cũng chẳng cầm cương ông ấy. Như vậy đâuđược việc". Cái nhìn chung của họ về thế giới và những giá trị truyền thống, về đạo đức và lịch sử làmông hoan hỉ, nhưng đó hoàn toàn là tình cờ. "Chỉ có thể điều hành một đất nước khổng lồ như của chúng tôitrong một thời gian dài trên cơ sở kinh nghiệm lịch sử, trong đó có những kinh nghiệm tồn tại từ trướccách mạng, và tiếp thu những điều tốt nhất trong số các kinh nghiệm của Liên Xô. Chúng tôi chỉ có mộtlịch sử. Nếu không nhìn nhận quá khứ của mình, chúng tôi sẽ chẳng có tương lai. Chủ nghĩa Max khônghiệu quả. Còn dân chủ ở hình thức đáng rùng mình mà chúng tôi được giới thiệu như thời thập niên 1990,cũng không hiệu quả. Nước Nga phải tìm ra hình thức riêng của mình".Sứ mệnh thúc đẩy những thành tựu lịch sử riêng mình, với sự hỗ trợ của điện Kremlin vì một lý tưởngdân tộc, đòi hỏi không chỉ năng lực hướng dẫn tinh thần mà cả truyền thông của cha Tikhon. Và ông đã thểhiện chúng thành công. Cuộc trưng bày lịch sử đa truyền thông hoành tráng: Lịch sử của tôi – Rurikovich*kể về dòng dõi vương triều mà trước đây chỉ các chuyên gia quan tâm, đầu tiên được giới thiệu ở Moskvavào tháng 11-2014, sau đó dưới dạng triển lãm di động được giới thiệu ở những khu vực khác nhau củađất nước. Chúng thu hút hàng trăm nghìn khách tham quan, những người muốn biết nhiều hơn về các hoàngtử đã cai trị tổ tiên của họ. Triều đại này đã trị vì nước Nga từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 16. Một trong nhữngcao trào của cuộc tìm kiếm những dấu tích lịch sử này là lễ rửa tội của Hoàng tử Vladimir trên miền đấtKiev hiện nay - một huyền thoại dân tộc về việc sáng lập quốc gia. Cuộc triển lãm đã ủng hộ chiến lượccủa Putin nhắm vào việc xác lập mối liên hệ giữa các giai đoạn lịch sử, "để giới thiệu một chân lý đơngiản là nước Nga, cũng như những nước khác, có một lịch sử rất lâu đời; trên cơ sở đó, chúng ta có thếxây dựng tương lai, tập trung vào những mặt mạnh của mình và sử dụng chúng vào việc phát triển đấtnước".Trong tinh thần của việc chép sử mới này, đoạn kết của tiểu thuyết trường thiên về những vương triềuRurikovich cho phép nhìn vị đại diện rực rỡ cuối cùng của triều đại này trong một ánh sáng dịu dàng hơntrước đây. Đó là Sa hoàng Ivan IV, nổi tiếng trong dân gian Nga với biệt danh Ivan Hung đế bởi ông đượccho là đã giết chết người con trai kém trí tuệ của mình, khác với người kế nhiệm đã làm được nhiều việcđể giữ gìn sự toàn vẹn của cường quốc. Cuộc triển lãm quốc gia trước đó về các Sa hoàng của triều đạiRomanov mà cuộc trung bày được cha Tikhon, theo tinh thần thời đại, giới thiệu dưới hình thức một loạtcác màn ảnh tương tác kèm theo những dòng trích dẫn nổi tiếng, cũng rất thành công với công chúng (63).Những bài học lịch sử của cha Tikhon dưới ngọn cờ Thiên Chúa và Tổ quốc đã giữ thăng bằng tinh tếgiữa chủ nghĩa dân tộc và tinh thần yêu nước, vốn rất gần nhau ở Nga. Đúng lúc đó, quan điểm chính trịđối nội của Putin là củng cố bản sắc Nga bằng truyền thống riêng của mình, chứ không sao chép phươngTây, để giảm thiểu mâu thuẫn giữa phức cảm tự ti điển hình Nga và khát vọng vươn tới sự đại cường.Trong những năm 1990 sóng gió, làm việc trong chính quyền Yeltsin, ông đã rút ra kết luận: đối với mộttổng thống tương lai, việc xem xét lịch sử đất nước từ quan điểm dân tộc là điều cần thiết sống còn, kể cảtrong trường hợp triển vọng toàn cầu có thay đổi. Ông nỗ lực gieo cấy ý tưởng này vào nhân dân Nga cũnggiống như đối thủ Hoa Kỳ của ông đang làm điều đó, cho rằng điều này hoàn toàn tự nhiên. Thiên đườngtrên trần thế, chỉ có điều theo phong cách Nga.Sau khi Liên Xô tan rã, Putin đã bắt đầu tìm kiếm một ý tưởng kết nối nào đó. Năm 1999, GermanOskarovich Gref -Bộ trưởng Kinh tế tương lai - đã cùng Trung tâm các dự thảo chiến lược lên dự thảochương trình cho Tổng thống Putin trong nhiều tháng. Ngày 30-12-1999, hai ngày trước khi lên nhậm chức,trong báo cáo chương trình được trình chiếu trên Internet "Nước Nga tại thời điểm chuyển giao thiên niênkỷ", Putin đã công bố đường lối chính sách mới (64). Tinh thần yêu nước được xem như nền tảng cho sựphát triển tương lai - mặc dù "từ này ngày nay được dùng trong ý nghĩa mỉa mai hay thậm chí mắng mỏ".Những nguyên tắc còn lại cũng được ghi nhận trong chương trình. Đó không phải là một nhà nước độc tài,mà là hùng mạnh, "nguồn gốc và sự bảo đảm của trật tự, người khởi xướng và là động lực thúc đẩy chínhcủa bất kỳ sự thay đổi nào". "Đối với việc cải thiện vị thế của mình, đa số người Nga không chỉ quen gắnvới những nỗ lực bản thân, sáng kiến, tinh thần kinh doanh, mà còn với sự hỗ trợ từ phía nhà nước và xãhội", Putin mô tả tình hình. "Điều đó chúng ta có thể thích hay không thích", ông thực dụng nhận xét. Đừngcố đưa lời giải đáp cho câu hỏi này, rằng chuyện đó tốt hay xấu. Đó là thực tế và do đó, nó quan trọng vớichính sách. Và "thói quen này chết rất chậm".Ở giai đoạn đầu, sự tính toán chính trị này đã được đền đáp. Tân tổng thống hòa vào dòng chảy củathời gian - ít thí nghiệm hơn, an ninh nhiều hơn. Nhờ đó mà ông được hoan nghênh. Và nhà vănAleksander Solzhenitsyn* nhận định nỗ lực tăng cường vai trò nhà nước và tìm kiếm bản sắc riêng là mộtchính sách đúng đắn. Nhà văn đoạt giải Nobel, người 17 năm phải sống lưu vong ở Hoa Kỳ và trở về Ngadưới thời Yeltsin, đã chỉ trích "mưu toan của NATO lôi kéo một phần của Liên Xô tan rã, trước tiên làUkraine - một đất nước cực kỳ gần gũi với chúng tôi, một đất nước mà chúng tôi gắn kết bởi hàng triệumối liên hệ gia đình - vào phạm vi ảnh hưởng của mình", ông phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn vớitạp chí Spiegel vào năm 2007, không lâu trước khi qua đời. "Cho đến nay, chúng tôi vẫn còn cho rằngphương Tây trước tiên là một hiệp sĩ dân chủ nào đó. Nhưng giờ chúng tôi buộc phải thất vọng xác nhậnrằng, chính trị phương Tây trước tiên được dẫn dắt bởi chủ nghĩa thực dụng vụ lợi và vô sỉ"(65).Đối với một người chống cộng triệt để như Solzhenitsyn, kỷ nguyên Gorbachev và Yeltsin là "sự vô tổchức trong chính sách đối nội của nước Nga và đầu hàng tất cả các vị trí trong chính sách đối ngoại". Nókhông chỉ gắn với nhu cầu tiến hành những cải cách cơ bản mà còn với cả những tính toán sai lầm củachính quyền. Phương Tây "nhanh chóng quen với ý nghĩ rằng nước Nga giờ đây thật sự là một nước thuộcthế giới thứ ba và sẽ như thế mãi mãi. Khi nước Nga một lần nữa mạnh lên, phương Tây hoảng sợ". Trướcsự chỉ trích có tính dạy đời của phương Tây về việc tân Tổng thống là cựu nhân viên tình báo,Solzhenitsyn, người từng trải qua vài năm trong trại cải tạo, đã chỉ ra một khác biệt không lớn, nhưng quantrọng. Putin, dĩ nhiên, là sĩ quan tình báo nhưng không phải là nhà điều tra KGB, không phải là quản giáotrại GULAG. "Các cơ quan tình báo hoạt động ở nước ngoài, làm việc ở tất cả các nước". Đến nay, chẳngai nảy ra trong đầu ý nghĩ "chỉ trích George Bush - cha vì hoạt động quá khứ của ông ta với tư cách điệpviên CIA" (66).Việc Aleksander Solzhenitsyn, một nhà đạo đức và tượng đài của phương Tây, ủng hộ đường lối củaTổng thống Nga đã gợi sự quan tâm cả ở Washington. Trong công văn khẩn gởi đến Bộ Ngoại giao HoaKỳ ở Sea Street sáng ngày 4-4-2008, có dấu "mật". Người gửi là Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Moskva. Dướimục "chủ đề", Đại sứ Hoa Kỳ William Burns chỉ ra những gì được đề cập trong báo cáo, cụ thể là vềAleksander Solzhenitsyn, NATO và Ukraine (67).Trong vài đoạn, nhà ngoại giao đã mô tả về chuyên thăm Aleksander Solzhenitsyn tại nhà của ông ởngoại ô Moskva. Mặc dù mới bị đột quỵ, nhà văn - người đoạt giải Nobel, vừa tròn 89 tuổi, vẫn còn minhmẫn và chăm chú theo dõi tình hình thời sự. Sau đó, Bums đã dẫn lại những phát biểu của Solzhenitsyncho thấy ông có thiện cảm với Putin."Solzhenitsyn nhấn mạnh tính chất tích cực 8 năm cầm quyền của Putin so với những người tiền nhiệmYeltsin và Gorbachev, những kẻ mà theo lời ông, đã làm trầm trọng thêm những tổn hại mà 70 năm thốngtrị của Đảng Cộng sản mang tới cho nước Nga". Dưới thời Putin, dân tộc một lần nữa nhận thức thế nào làmột người Nga, "mặc cho những vấn đề vẫn còn tồn tại, thí dụ như đói nghèo và khoảng cách gia tăng giữangười giàu và người nghèo". Còn lại, theo lời nhà ngoại giao, Solzhenitsyn chỉ trích ý định "tiếp tục lôikéo Ukraine về phía NATO".8ĐIỆP VIÊN HAY ĐẠI DIỆN CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ?PUTIN VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC NHÂN ĐẠO NƯỚC NGOÀI ỞNGAVladimir Putin ngồi uống trà trong bộ quần áo bơi ở căn phòng nhỏ tại khu vực bể bơi trong dinh thựcủa ông ở Sochi. Rõ ràng là ông mệt. Chúng tôi đợi Thư ký báo chí Dmitry Peskov. Không khí thoảng mùiclo nhẹ. Vào ngày hôm ấy, cuối tháng 3-2013, Tổng thống vừa từ Nam Phi trở về, nơi ông có chuyến thămcấp nhà nước. Tôi tháp tùng ông. Trong cái ánh sáng lờ mờ trước rạng đông, Putin đã báo động quân đội,không phải qua điện thoại mà theo cách thức cũ, được kiểm soát. Bởi những cuộc điện đàm từ máy bay đãtrở thành con mồi dễ dàng cho các cơ quan tình báo đối phương. Điều đó được biết rõ từ trước khiEdward Snowden bay tới Moskva. Vì thế mà tùy phái viên từ điện Kremlin đã phải dựng Bộ trướng Quốcphòng dậy để chuyển cho ông một phong bì dán kín với chỉ thị của Tư lệnh tối cao. Tình hình là thế này:kẻ thù đã di chuyển qua Biển Đen và tấn công nước Nga. Những việc còn lại thì cứ theo thông lệ.Sergey Kuzhugetovich Shoigu là bạn cũ của Putin. Họ biết nhau từ thời Yeltsin, khi Shoigu lãnh đạoBộ các tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, vài tháng trước, ông đã giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và phảichứng minh mình có khả năng điều hành công việc này, cũng như quân đội luôn trong tình trạng sẵn sàngthường trực. Để không như trước: khi xe tăng không thể chạy vì không có xăng, còn tàu thủy không thể rakhỏi cảng vì các máy phát điện chưa được sửa, hay cả đơn vị đã say và chỉ có thể tham gia cho có lệ.Putin không muốn lặp lại tình huống mà ông đã chứng kiến khi còn là thủ tướng dưới thời Yeltsin: khi đó,quân đội trong tình trạng thảm họa. Lương thấp, bế tắc, không có động lực và không có khả năng chiến đấuthành công trong một cuộc xung đột nghiêm trọng. Điều đó đã xảy ra năm 1999, trong cuộc chiếnChechnya, ông tuyệt vọng tìm kiếm khắp đất nước những đơn vị có khả năng chiến đấu.Vladimir Putin chỉ đạo thư ký của mình, Dmitry Peskov, để có thể phổ biến khái quát một số thông tinchung về cuộc diễn tập. Việc sử dụng quân đội được giới hạn: không hơn 7.000 quân vài giờ trước đã rờidoanh trại của mình để bảo vệ tổ quốc. Trong vài ngày tới sẽ kiểm tra tính sẵn sàng chiến đấu của 36 tàuchiến cùng các đơn vị lính dù. "Nếu cơ số quân đông hơn, chúng tôi sẽ phải báo với NATO, mà bây giờkhông cần thiết làm việc đó", Tư lệnh tối cao nói. "Một số chỉ huy của chúng tôi phải làm việc thôi". Sauđó, ông tạm biệt chúng tôi và đi bơi để hoàn thành chương trình tập luyện thể thao hằng ngày của mình.Trong thời làm Tổng thống, ông đã tăng gấp đôi chi phí quốc phòng (68) và tuyên bố sẽ tiếp tục giatăng. Nước Nga đang ở vị trí thứ ba thế giới về chi tiêu quân sự, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Các con sốcho thấy, để sánh ngang với Hoa Kỳ, Nga phải vượt qua một chặng đường dài. Năm 2013, chi phí quân sựcủa Washington vào khoảng 640 tỉ đô la, còn Moskva chỉ hơn 88 tỉ một chút. Nếu tính chi phí quân sự cácnước NATO, chẳng hạn như Pháp (61,2 tỉ), Anh (57,9 tỉ) hay Đức (48,8 tỉ) cùng lúc đó, chúng ta thấy cáncân nghiêng đáng kể về phía phương Tây. Phân tích của các chuyên gia về vũ khí Viện quốc tế Stockholmnghiên cứu các vấn đề hòa bình (SIPRI) uy tín đã cho thấy điều đó (69).Hồ bơi chỉ nằm cách dinh chính phủ vài mét. Thư ký báo chí tổ chức cuộc họp báo từ xa và nhữngbảng tin cùng các kênh truyền hình quan trọng nhất – Interfax , TASS, Bloomberg và Reuters, sau mộttiếng nữa sẽ đưa chi tiết về những cuộc tập trận đang diễn ra này.Dinh thự mà Stalin từng ở đã trải qua một khóa trẻ hóa thật sự. Khi Dmitry Medvedev giữ chức vụtổng thống trong bốn năm, ông đã yêu cầu xây dựng lại di tích kiến trúc thời Stalin này sao cho giống mộtbiệt thự theo kiếu Phục hưng của Ý: đá cẩm thạch với nơ trang trí, tông màu vàng, đèn chùm khổng lồ.Trong vườn mùa đông ở tầng hai, trên các ghế bành đan bằng nhành liễu gai, một nhóm bộ trưởng và cáccố vấn đang ngồi. Họ chờ tới lượt của mình. Việc chờ đợi có khi rất lâu. Người lãnh đạo bộ phận lễ tâncủa Putin từ lâu đã bỏ những nỗ lực can thiệp, khi một đề tài nào đó hay một người thăm nào đó làm sếpông ta quan tâm đến nỗi thời gian bay dự kiến hay những thỏa thuận khác đối với ông không còn tồn tại.Tính tự phát này của Putin đôi khi thật ra chỉ là một cơ hội cụ thể để thể hiện quyền lực hoặc khả năngluôn hành động theo ý riêng của ông.Vào ngày hôm đó, Dmitry Peskov còn có một nhiệm vụ quan trọng nữa. Ông phải thông báo với sếpmình kết quả của những cuộc lục soát văn phòng của các quỹ chính trị Đức ở Nga diễn ra trước đó haingày. Theo đạo luật mới có hiệu lực từ tháng 11-2012, tất cả những tổ chức phi chính phủ hoạt động chínhtrị phải đăng ký và công khai nguồn gốc tài trợ. Các quy định mới trong tương lai sẽ cản trở các nướckhác can thiệp vào chính trị nội bộ Nga. Các tổ chức chính trị phi lợi nhuận nào nhận tiền từ nước ngoàisẽ phải đăng ký với tư cách "các agent (đại diện) nước ngoài". Hoạt động và việc kế toán của chúng sẽchịu kiểm tra nghiêm ngặt hơn (70).Khái niệm "agent" có hai nghĩa cả trong tiếng Anh lẫn tiếng Nga. "Agent" - vừa có nghĩa là điệp viên,vừa có nghĩa là đại diện hay ủy quyền của một tổ chức nào đó. Ý nghĩa chính trị đằng sau khái niệm nàyhoàn toàn rõ ràng. Nhiều tổ chức phi lợi nhuận Nga nhận tiền từ nước ngoài. Sự phẫn nộ của những tổchức bị quy định mới động chạm là rất lớn. Việc chống đối dự luật về các "agent" này bắt đầu mạnh lên.Hiện các cơ quan chính quyền Nga bắt đầu việc kiểm tra. Bên cạnh việc đến thăm các tổ chức phi lợinhuận Nga, công tố viên còn đến Quỹ Kondrad Adenauer ở Saint Petersburg, gần với Đảng CDU của Đứcvà quỹ Friedrich Ebert ở Moskva, gần với SPD.Trên máy bay, vào buổi điểm tâm sáng, Vladimir Putin không biết gì về hoạt động mà thông tin của nóđã được đưa lên các trang nhất của các nhật báo ở Đức. Câu trả lời ngắn của ông cho câu hỏi của tôi -điều đó có nghĩa là gì - là thế này: ông không phải công tố viên, ông là Tổng thống Nga, và ông giả định làThủ tướng Liên bang Đức Angela Merkel cũng không được thông báo về bất cứ cuộc lục soát nào ở Đức.Thế nhưng, ông sẽ thử thu thập thông tin. Hoàn toàn có thể là ông thật sự không biết gì về hoạt động củacông tố viên. Angela Merkel chuẩn bị cùng Vladimir Putin khai trương một triển lãm ở Hannover sau mộttuần nữa. Nó được dự kiến vào ngày 7/4/2013. Vụ ầm ĩ ngay trước hoạt động này rõ ràng là phản tác dụngvề mặt chính trị.Trong bữa ăn tối chung của chúng tôi, Putin bật tin tức trên một màn ảnh lớn và cho thấy: trong ngày,ông đã tìm ra lời đáp cho câu hỏi ban sáng. Thông báo đó nằm thứ ba giữa những tin tức. Ủy viên phụtrách nhân quyền Vladimir Lukin trong ngày hôm ấy đã gặp Tổng thống và chuyển cho ông báo cáo về tìnhhình hiện nay. Putin cảm ơn và hỏi các tổ chức phi lợi nhuận làm việc trong lĩnh vực nhân quyền có ủng hộdự luật mới hay không. Sau đó, ông chỉ thị việc kiểm soát phải nằm trong các khuôn khổ hợp lý. Chỉ thịđược nhận và hiểu rõ. Ngày hôm sau, các quỹ của Đức được nhận lại các máy tính bị tịch thu, cònVladimir Putin điện đàm với Angela Merkel rồi lên đường đi Hannover.Vấn đề về vai trò các tổ chức nhân đạo ở nước ngoài tại Nga không mới. Hoạt động của phương Tâyđôi khi nhắc tới hoạt động truyền giáo của nhà thờ Công giáo ở châu Phi thế kỷ trước. Các tổ chức nhânđạo chỉ làm toàn những việc tốt. Họ quan tâm tới trẻ em khuyết tật chiến đấu chống AIDS và bảo vệ thiênnhiên. Họ làm việc nhân danh Chúa. Cùng với đó, họ giải thích các nguyên tắc của kinh tế thị trường, đấutranh cho tự do báo chí và mềm mỏng tạo điều kiện cho việc nền dân chủ được lãnh đạo của Putin chuyểnthành xã hội dân sự theo kiểu mẫu phương Tây. Phương Tây xem đó như một kế hoạch phổ quát đang đượcthực hiện cả ở những nơi khác trên thế giới. Hàng tỉ đô la đã được đổ vào cuộc đấu tranh này.Trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã tài trợ chiến lược cho việc thành lập các tổ chức phi lợi nhuận ở Nga,những tổ chức kiểu như "Tiếng nói" - trong các cuộc bầu cử năm 2011 và 2012 đã đưa hàng nghìn quansát viên và thông báo vẻ những bất thường, vi phạm trong việc tiến hành bầu cử. "Tiếng nói" không đơnđộc. Hàng trăm tổ chức phi lợi nhuận khác đã tổ chức đào tạo, hội thảo về đề tài phản kháng dân sự vànhững kỹ thuật truyền thông đối trọng cho phe đối lập (71). Washington cũng ủng hộ các đơn kiện chốnglại những vi phạm cụ thể hay giả định. Vì các lý do đó, mùa hè năm 2012, Chính phủ Nga đã khởi xướngdự luật về việc đăng ký các tổ chức nhân đạo nhận tài trợ từ hải ngoại.Tổ chức bảo vệ nhân quyền nổi tiếng và đáng kể nhất ở Nga là "Memorial" cũng rơi vào đạo luật này,vì phần tài trợ chủ yếu họ nhận được từ nước ngoài, chẳng hạn như từ Quỹ Heinrich Boll hay Quỹ của tỉphú Mỹ George Soros. Tổ chức này được thành lập năm 1989 bởi Andrey Sakharov - người bất đồngchính kiến từng đoạt Nobel Hòa bình, để tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ Xô viết và nghiên cứu tội áccủa nền độc tài Xô viết. Từ đó, trong khuôn khổ tổ chức này, các nhóm phái khác nhau đã tập hợp, chuyênhoạt động bảo vệ nhân quyền. Vì thế, Bộ Tư pháp ngay lập tức thông qua nỗ lực dẹp bỏ tổ chức này, thếnhưng lại thua kiện tại tòa án Hiến pháp. Còn hiện nay, "Memorial" vẫn đang cố quyên góp thêm ở Nga.Cho đến nay, Vladimir Putin vẫn thường lặp lại quan điểm ủng hộ những hạn chế này của mình. Ôngứng dụng những quy luật mà ở nhiều khu vực khác trên thế giới là thực tiễn thông thường. Những hoạt độngcứng rắn này là hậu quả của việc can thiệp vào cuộc vận động tranh cử quá khứ, còn làn sóng bất bình nổilên liên quan từ đó - chỉ là một trong những hình thức ứng dụng tiêu chuẩn kép bởi phương Tây. Ông chỉ rahình mẫu mà phiên bản Nga của đạo luật này nhắm tới: "Ở Hoa Kỳ, một luật tương tự đã hoạt động từ năm1938, và chính quyền Washington chắc chắn hiểu vì sao".Đạo luật đăng ký các đại diện nước ngoài (FARA) ở Hoa Kỳ mà Putin chỉ ra, đầu tiên đã được thôngqua để ngăn chặn sự xâm nhập của những nhà xã hội dân tộc (72). Tuy được đưa ra đã lâu, đạo luật nàyvẫn tiếp tục có hiệu lực đến tận ngày nay và chống lại những "quỷ kế chống Mỹ", chống sự can thiệp củanhững cường quốc khác hoặc giới tình báo. Trên trang của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đạo luật này được môtả như sau: "Liên quan tới đạo luật đã nêu, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, là đại diện của một khách hàngnước ngoài, phải đăng ký với Bộ Tư pháp và nêu tên khách hàng mà theo lệnh người đó, đại diện này hoạtđộng". Theo luật FARA, các "khách hàng nước ngoài" là "những chính phủ, chính đảng và những cá nhânhay tổ chức nằm ở Hoa Kỳ, đồng thời là bất cứ công ty nào hoạt động theo luật nước khác" (73).Hoa Kỳ cũng như Nga, chú trọng đến ý nghĩa kép của khái niệm "agent". Thông tin mà Bộ Ngoại giaoNga chuyển một cách không chính thức cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ trong cuộc gặp vào một buổi sáng tháng9-2012 trong hội nghị thượng đỉnh các nước thành viên APEC ở Vladivostok - đó là một trong khôngnhiều những hỗ trợ thân thiện của quan hệ căng thẳng này. Trong cuộc thương lượng về hợp tác tương lai ởcác không gian băng giá của vùng Cực, Sergey Lavrov đã báo trước với người đồng cấp Hoa Kỳ làHillary Clinton về việc trong những ngày tới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ nhận được yêu cầu đóng cửa Cơquan Phát triển Quốc tế (USAID) ở Moskva (74). Ba ngày sau, Đại sứ Hoa Kỳ Michael McFaul đãchuyển cùng với thông báo chính thức về việc này cả ngày chính xác. Theo chỉ thị, các chi nhánh củaUSAID phải đóng cửa trước ngày 1-10-2012, và các nhân viên Hoa Kỳ có quy chế ngoại giao phải rờinơi làm việc. Trong nhiều năm, Washington đã tích cực can thiệp vào chính sách đối nội Nga, sử dụnghình thức đặc thù của việc hợp tác nhân đạo (75).Quyết định của Putin đã kết thúc hoạt động của cơ quan nhà nước Hoa Kỳ ở Nga, vốn được xem làmột tổ chức khá hiệu quả trong việc xúc tiến lợi ích Mỹ (76). Nó được chính phủ Hoa Kỳ thành lập năm1961 để "ủng hộ dân chủ toàn thế giới, nhân quyền, bảo vệ sức khỏe cộng đồng". USAID làm việc ở hơn100 nước trên thế giới và trong quá khứ, đã cộng tác tích cực với tình báo Mỹ (77). Có thể nguyên nhâncủa quyết định khá cứng rắn này như tờ New York Times giả định, là "lịch sử hoạt động của cơ quan pháttriển này trong thời chiến tranh lạnh, khi tình báo đối ngoại Mỹ làm việc dưới vỏ bọc của nó. Câu chuyệnnày còn tuổi mới trong ký ức của các đại diện nước ngoài, nhiều người trong số họ vẫn không thể hoàntoàn thoát khỏi cảm giác mất lòng tin" (78).Từ năm 1992, cơ quan Hoa Kỳ về phát triển đã bỏ vào các dự án của Nga 2,7 tỉ đô la. Tuy vậy, nhữngnăm gần đây, số tiền hầu như không được chi cho hoạt động bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà phần lớn đãđược rót cho hơn 50 các tổ chức phi lợi nhuận chuyên "ủng hộ dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự ổnđịnh" - như Victoria Nuland của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thừa nhận tại cuộc họp báo về tình hình USAIDngày 18-9-2012 (79). Công việc sẽ được tiếp tục, nhưng bằng các phương thức khác. "Về thực thể,USAID không còn hiện diện ở Nga nữa, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ phát triển dân chủ ở Nga, nhânquyền và xã hội dân sự ổn định". Sau đó, Ngoại trưởnng Hoa Kỳ tuyên bố ai sẽ tiếp tục theo chân USAID.Đó là Viện Dân chủ Quốc gia về các vấn đề Quốc tế (NDI), Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI) và Quỹ Quốcgia Hỗ trợ Dân chủ (NED) (80). Điều này có nghĩa là cuộc đấu tranh chính trị được tiếp tục bằng nhữngphương tiện tương tự. Tên gọi các tổ chức này cũng đã được biết. Trong nhiều thập niên, chúng đã hoạtđộng theo đơn hàng của chính phủ Hoa Kỳ ở nước ngoài và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cũngnhư USAID. Tất cả đều đấu tranh cho việc truyền bá "những giá trị dân chủ và nhân quyền" trên toàn thếgiới. Ban điều hành của các tổ chức này gồm đa số là các cựu nhân viên ngoại giao, chẳng hạn như CựuNgoại trưởng Madeleine Albright, các cựu nhân viên quân sự như cựu lãnh đạo NATO Wesley Clark haycác đại diện cơ quan tình báo như cựu lãnh đạo CIA James Woolsey. Từ năm 1983, những nghi ngờ vềtính hai mặt trong các ý định của những tổ chức này đã không còn nữa, khi trong cuộc gặp ở phòng số 450tại trung tâm văn phòng cũ ở Washington - một tòa nhà hành chính nằm cạnh Nhà Trắng - Tổng thống HoaKỳ lúc đó Ronald Reagan thành lập Mặt trận Dân chủ Quốc gia đã mô tả nhiệm vụ của cơ cấu này cho cácthành viên của Quốc hội: việc thành lập quỹ mới này mang đến hy vọng cho mọi người dân trên thế giới.Quỹ là hiện thân của niềm tin Mỹ vào dân chủ. Biên bản của Nhà Trắng đã ghi lại như thế với thời gianchính xác và ngày tháng sáng kiến truyền thông xúc động của Ronald Reagan - 11 giờ 59 phút, ngày 16-12-1983. Điều đó cụ thể có ý nghĩa gì, cựu diễn viên Hollywood cũng nói: "Điều đó có nghĩa, chúng ta sẽgửi cho việc thực hiện chương trình dài hạn này tất cả các phương tiện: những nỗ lực tổ chức, hoạt độngnội dung và tài trợ". NED sẽ đề nghị các hội thảo trong khuôn khổ những chương trình huấn luyện dân chủ."Ở nước ngoài, tổ chức sẽ hợp tác chặt chẽ với những ai muốn theo khóa học dân chủ về phát triển, sẽ ủnghộ hoạt động của những ai hoạt động trong các lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển của các nhóm và các cơcấu này. Dĩ nhiên, phải tương ứng hoàn toàn với những lợi ích quốc gia của chúng ta", lời mời hợp tác đãvang lên như thế, nhắm đến các nhóm đối lập ở các nước khác (81).Từ đó đến nay, nhân danh dân chủ, NED đang làm việc trong hơn 90 quốc gia, thành lập những tổ chứcphi thương mại và điều phối hoạt động những quỹ quốc gia hay tư nhân khác. Một trong những nhà sánglập NED, Giáo sư Allen Weinstein của Đại học Georgetown đã mô tả chính xác và ngắn gọn hơn mục tiêucủa tổ chức trong trả lời phỏng vấn tờ Washington Post năm 1991: "Nhiều thứ hiện giờ chúng ta đang làm,25 năm trước chỉ có thể làm trong vòng bí mật, bằng bàn tay CIA" (82).Phần đóng góp của Đức trong việc cải thiện thế giới được tổ chức ít chặt chẽ hơn. Nó tập trung chủyếu vào những lời kêu gọi công khai theo nguyên tắc: "Là người Đức - có nghĩa là làm việc vì chính côngviệc". Năm 2012, Quốc hội Đức đã trao cho Nga một nhận xét trung gian dưới hình thức nghị quyết. Đầutiên, nó nhấn mạnh nước Nga là "đối tác trung tâm của Đức và châu Âu" (83), và trong quan hệ của chúngtôi với đất nước này, đang tồn tại một mối lưu tâm lớn trong quan hệ đối tác tổng hợp cho hiện đại hóa.Thế nhưng, 2/3 văn bản lại dành cho các khuyết điểm khác nhau, cho các vi phạm nhân quyền hay chonhững biện pháp nhà nước được đưa ra chống lại phe đối lập. "Với mối quan ngại đặc biệt, Quốc hội Đứclưu ý rằng ở nước Nga, với sự lên nắm quyền của Tổng thống Vladimir Putin đã thông qua những biệnpháp luật pháp và lập pháp, nhìn chung là nhằm tăng cường kiểm soát các công dân tích cực, gán chonhững chỉ trích và phản đối tích cực là hành động tội phạm và đối đầu với những người phê bình chế độ".Và việc xã hội Nga cự tuyệt quyền làm việc ở Nga của "cơ quan Mỹ USAID" là "thêm một tín hiệu gây loâu và mâu thuẫn với tinh thần hợp tác giữa hai xã hội".Angela Merkel xem sự phê phán công khai của Putin như một hình thức thao luyện chính trị. Chính bà,trong tư cách huấn luyện viên sẽ hành động với sự hài lòng. Theo bà, sự phê bình này mang tính xây dựngvà thể hiện sự công khai trong quan hệ giữa các đối tác. "Nếu tôi quá nhạy cảm, thì sẽ không làm Thủtướng được ba ngày", đó là câu trả lời thân thiện của bà đáp lại lời chê trách của Putin trong việc bà ủnghộ những tâm trạng chống Nga (84).

9ĐẠO ĐỨC NHƯ VŨ KHÍ CHÍNH TRỊĐồng tính và Pussy RiotVladimir Putin không chỉ bị áp đặt bởi quy tắc xã giao của Đức mà ông phải tuân theo trong chính trị,và không chỉ chúng làm ông tức giận. Ông còn được đề nghị chấp nhận những chuẩn mực phương Tây vềsự mực thước của đạo đức và chính trị(34)* mà nước Nga phải chấp nhận như những tiêu chuẩn bắt buộc."Tại sao đồng tính luyến ái phải là một đề tài quan trọng của quốc gia? Cá nhân tôi không có gì chống lạinhững người đồng tính", ông mô tả quan điểm và thái độ của mình đối với những người đồng tính trongmột cuộc thảo luận tối mùa xuân 2013. "Quốc gia phải tập trung vào việc quan trọng. Những người đồngtính không thể sinh con. Trong các nhiệm vụ của quốc gia, không có việc xác định ưu tiên về tính dục hayđưa ra định nghĩa của mình trong lĩnh vực này với tư cách những yêu cầu chính trị đối ngoại với một quốcgia khác".Putin dừng một lúc và chuyển sang điểm quan trọng trong các ý tưởng của mình mà đến nay ông vẫndựa vào, từ khi nhậm chức ở điện Kremlin. "Đó là quyết định do xã hội chúng tôi đưa ra, chứ không phảiai khác. Tôi cũng không có gì chống lại cá nhân ngài Westerwelle", ông mỉa mai nói thêm. Lý do cụ thểcủa phát biểu này là dự luật về tuyên truyền đồng tính mà Nghị viện Nga thông qua đã gây nên những cuộcthảo luận gay gắt ở Đức, không chỉ trong giới đồng tính mà còn trong chính giới. Liên quan đến việc này,mùa hè năm 2013, Ngoại trưởng Đức khi đó là Guido Westerwelle đã công bố trên trang web Bộ Ngoạigiao Đức cảnh báo các công dân khi đi lại nước Nga. Đó không chỉ là một hành động quan tâm chung tớicác công dân mà còn là biểu hiện nỗi giận dữ cá nhân. Ai cũng biết ông Guido Westerwelle là một ngườiđồng tính công khai.Văn bản cảnh báo viết như sau: "Đồng tính ở Nga không phải là tội hình sự bị trừng phạt. Thế nhưng,đa số đại diện xã hội Nga xem quan hệ đồng giới là không thể chấp nhận. Luật liên bang chống tuyêntruyền quan hệ tính dục không truyền thống trong giới vị thành niên sẽ có hiệu lực từ ngày 13-7-2013.Theo luật này, với việc truyền bá thông tin, biểu tình công khai hoặc ủng hộ đồng tính, kể cả người nướcngoài, người có tội sẽ bị phạt tới gần 100.000 rúp, bị bắt giữ đến 15 ngày và trục xuất khỏi Liên bangNga" (85). Thế nhưng, trên trang web của Bộ Ngoại giao Đức không có cảnh báo đặc biệt cho nhữngngười đồng tính muốn đến Arabia Saudi hay các nước Hồi giáo khác, nơi mà việc thể hiện các hành vitình dục đồng giới có thể nhận hậu quả nặng nề hơn. Trên đó chỉ nêu ra những nguy cơ đặc biệt trong mục"Những quy định đặc biệt của luật hình sự". Sự hưng phấn xã hội đạt tới đỉnh điểm đúng vào thời điểmchuyến thăm được lên kế hoạch của Thủ tướng Liên bang Đức đến Saint Petersburg, dự kiến diễn ra mộttháng sau đó. Angela Merkel đã công khai kêu gọi Nga bãi bỏ đạo luật mới về những người tình dục đồnggiới. Yêu cầu này phần lớn gắn với cuộc vận động tranh cử Đức hơn là với chính sách của người dân chủCơ Đốc giáo nhắm vào các giá trị nhất định nào đó. Không một lãnh đạo chính phủ nước nào lại phát biểuvới một yêu cầu công khai giống như thế.Sự kiện mà phong trào đồng tính ở Đức phải mất vài thập niên đấu tranh miệt mài mới nhận được sựbảo đảm cho quyền lợi của mình nhưng không được một bộ phận các nhà dân chủ Cơ Đốc giáo chấp nhận,thì lại không đóng một vai trò gì. Lời kêu gọi được đưa ra chủ yếu liên quan đến nền chính trị đối nội hiệnnay. Ở Đức, về nguyên tắc, đồng tính đã được xã hội thừa nhận. Còn ở Nga, sự thừa nhận đang ở mức độthập niên 1950 của Cộng hòa Liên bang Đức, khi mà đồng tính nữ và nam bị công khai lên án. Hơn thếnữa, trước năm 1973, đồng tính luyến ái bị coi là tội hình sự ở Đức, và chỉ đến năm 1994, Quốc hội Đứcmới bãi bỏ đoạn 175 nổi tiếng mà dựa vào đó, hàng chục nghìn người từng đã bị kết án bởi tòa hình sự.Ấn bản Taz phát hành với tiêu đề: "Ở đó, nỗi sợ đồng tính - là chủ đạo" đã mô tả khá chính xác tìnhhình (87). Ở Nga, hơn 2/3 dân số chống đồng tính luyến ái. Không một phê phán nào từ phía bà Merkel,không một cảnh báo nào về hiểm họa của những chuyến đi đến nước Nga đối với những người ủng hộ tìnhyêu đồng giới từ phía Bộ Ngoại giao Đức, tác động được xã hội Nga. Duma không bác bỏ đạo luật - cácđại biểu ở Moskva, cũng như đồng nghiệp họ ở Berlin, không có khuynh hướng tự sát chính trị. Bản áncông khai từ phía Đức không giúp được gì nhiều cho phong trào đồng tính. Nó phải tiến hành cuộc đấutranh gian khó trong xã hội Nga trong vòng vài thập niên nữa để có thể đạt được dù chỉ chút ít quy chếđược thừa nhận. "Phương Tây cứ theo suy nghĩ của mình, cho dù chúng tôi thích hay không thích", chaTikhon, cố vấn Putin về các vấn đề tinh thần nói, "và ở một số điểm, ý kiến của chúng ta luôn sẽ khácnhau"."Dĩ nhiên", ông thừa nhận, "hôn nhân đối với những người đồng tính, đó là vấn đề tổ chức cuộc sốngriêng, thế nhưng, từ quan điểm Giáo hội Chính thống giáo Nga, một cuộc hôn nhân như thế dứt khoát khôngthể được chấp nhận". Còn trong trường hợp, nếu Nhà nước Nga công nhận cuộc hôn nhân đó, điều đó, theolời cha Tikhon, không là gì khác hơn "con đường trực tiếp dẫn tới suy đồi". Quan điểm này của chaTikhon hoàn toàn trùng hợp với ý kiến của Giáo hội Công giáo.Sau đó, Tu viện trưởng kể một câu chuyện để minh họa cho cái nhìn thực tiễn của Putin đối với đề tàinày. Một lần nọ, khi họ dùng bữa trưa, báo chí Nga viết về chuyến viếng thăm sắp tới (của Putin) đếnBerlin, đồng thời về việc Thị trưởng điều hành Berlin khi đó - Klaus Wowereit - là một người đồng tínhcông khai. Cha Tikhon, như một đại diện tư tế, đã khuyên ông Putin không nên đưa tay cho người đồng tínhbắt. Putin phản đối: từ một phía, tất cả những việc đó là chuyện riêng của Wowereit, từ phía khác, conngười này đại diện chính thức cho Berlin. Khi phu nhân của Putin là bà Liudmila đứng về phía linh mụcvà ủng hộ yêu cầu của Tikhon, câu trả lời của Putin ngắn gọn và khôi hài: "Em yêu, không nên ghen tuông".Thậm chí nếu câu chuyện này là hư cấu, thì dẫu sao nó cũng đã mô tả được phong cách hành xử của Putin.Ông thể hiện sự linh hoạt vừa đủ, nếu hoàn cảnh yêu cầu, nhưng điều đó ít ảnh hưởng đến những quan điểmchính trị của ông.Màn trình diễn ồn ào của Pussy Riot năm 2012 ở một nhà thờ quan trọng nhất và lớn nhất nước Nga -Nhà thờ Chúa cứu thế - đã mang đến cho ông lợi ích chính trị đối nội. Các tượng thánh của cuộc phảnkháng chống Putin là cách mà báo chí phương Tây gọi các phụ nữ trong nhóm tiên phong với ý nghĩa là"cuộc nối loạn của âm đạo", đã chứng minh cho sự đánh giá sai lầm về tình hình ở nước Nga. Cuộc phảnkháng ở nhà thờ thoáng chốc đã biến nhóm này trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Các thành viên của PussyRiot đã giả dạng tín đồ vào nhà thờ và gào thét lời cầu nguyện nhạc punk của họ chống đối Putin và ngườiđứng đầu Giáo hội Nga - Thượng phụ Kirill. Họ quay video rồi sau đó công bố trên Internet cho cácphương tiện truyền thông. Họ kịp làm tất cả trước khi các nhân viên choáng váng của nhà thờ tống khứ họra khỏi đó. Câu chuyện về cuộc đấu tranh của những nhạc sĩ rock trẻ can đảm chống lại hệ thống khắcnghiệt và ngày càng ít được ưa chuộng, đã thành công lớn ở phương Tây. Hàng triệu người đọc tin này trênInternet. Thế nhưng ở Nga, toan tính nhìn nhận cuộc phản kháng tiên phong này như một hành động anhhùng, đã không được biện hộ. Hành động này chỉ gợi lên duy nhất sự phản cảm. Điệp khúc trong lời cầunguyện - punk: "Đức Mẹ đồng trinh, Maria, hãy đuổi Putin đi" vang lên có vẻ vô tội. Thế nhưng, nhữnglời khác của bài hát - "cứt thánh*" và "chó cái" nhắm vào Thượng phụ - đã bị các tín đồ Nga xem như cốtình xúc phạm. Nadezhda Tolokonnikova, một trong những nhà hoạt động nữ đã cùng với chồng mình làPetr Verzilovyi kiếm được tiếng tăm trong một số giới nhất định khi tổ chức ở Bảo tàng sinh học Moskvamột cuộc chơi bời tình dục công khai nhằm tưởng nhớ nhóm "Kommuna 1" ở Đức thập niên 1960 - tờFrankfurter Allgemeine Sonntagszeitung đã viết như thế về hành động này (88).Với phe đối lập Nga, hành động trong nhà thờ này là một đòn tấn công khó chịu. Và Vladimir Putin vôhình trung đã được tiếp tay. Tổng thống Nga nhanh chóng nhận ra khả năng chính trị và sử dụng nó. Ôngcông khai tuyên bố lấy làm tiếc về sự cố: "Tôi thay mặt họ [Pussy Riot], nếu họ không thể tự mình làmviệc này, xin lỗi tất cả những tín đồ và các giới chức nhà thờ. Tôi hy vọng chuyện này sẽ không tái diễn"(89). Giáo hội cũng sử dụng tình huống thành công này để vận động. Chỉ hai tháng sau sự cố, với sự hiệndiện của 50.000 tín đồ, đức Thượng phụ Kirill đã có bốn giờ phụng vụ trong một lễ cầu nguyện cho "việcbảo vệ đức tin, chống lại những kẻ làm ô uế đền thờ, Giáo hội và tên tuổi tốt lành của nó" (90).Nỗ lực của người đại diện bạo gan của nhóm, Nadezhda Tolokonnikova, trong phiên tòa và sau đó sosánh phiên tòa với các vụ án Moskva tiêu biểu thời Stalin, kiểu như "đây là phiên tòa trên toàn bộ hệthống nhà nước của Liên bang Nga" - cũng không thành công. Thật tình thì cô ta đã chứng tỏ mình là mộtnhân vật ở tận rìa của tuyến đầu phản kháng, và ở một số giới trí thức Moskva và Saint Petersburg, điềunày đã tạo điều kiện cho việc tăng cường sử dụng rượu vang và những cuộc tranh cãi sôi nổi về điều gì cóthể và không thể làm trong nghệ thuật. Thế nhưng, từ góc độ chính trị, hoạt động này là một thất bại.Qua các cuộc thăm dò, các nhà xã hội học thuộc Trung tâm Levada xác định, 86% người Nga muốntrừng phạt các thành viên của hoạt động này. Hơn một nửa đồng ý với bản án trừng trị nghiêm khắc, hainăm giam giữ, mặc dù thời hạn này bị nhiều người, trong số đó có ủy viên nhân quyền Vladimir Lukin, chỉtrích là quá mức. Chỉ 5% dân số ủng hộ không để các cô gái nhận lãnh hậu quả vì hành động này (91)."Chúng ta vấp phải một thực tế không thể chối cãi: đó là những con gà mái ngu ngốc thực hiện mộthành động tiểu côn đồ để tự quảng cáo", Aleksey Navalnyi, một blogger và nhà đối lập nổi tiếng, đối thủcủa Putin, đã giận dữ tóm tắt tình hình như thế. Ông chỉ phát biểu chống lại việc trừng phạt cứng rắn.Giáng sinh năm 2013, ba tháng trước khi họ mãn án, Vladimir Putin đã ân xá các nhà nữ hoạt động này.10HAI BỨC THƯ CỦA BEREZOVSKY HAY LỜI CHÀOTỪ QUÁ KHỨNHỮNG NĂM PETERSBURG CỦA PUTINChúng tôi đợi trong phòng VIP của sân bay Vnukovo. Trên bức tường cẩn sơn mài xám là hàng chữxanh lớn "Aeroflot - Hãng hàng không quốc tế Nga". Trên tấm thảm màu be nâu là những chiếc sô pha màuxám khổng lồ, bọc da giả, ngồi trên đó là những người đàn ông giống nhau với độ tuổi không xác địnhcùng cặp táp và máy tính. Tổng thống lại trễ lần nữa.Sau đó, khi đã ngồi vào máy bay, chúng tôi và Vladimir Putin bàn luận về Boris AbramovichBerezovsky. Người tự xưng là kẻ bảo hộ cho Vladimir Putin cuối cùng đã biến thành đối thủ không khoannhượng của ông, và, lưu vong ở London, đã tiến hành cuộc vận động chống lại chủ nhân mới của điệnKremlin. Lý do cuộc trò chuyện hôm nay - cái chết bất ngờ của nhà tài phiệt. Chỉ vài ngày trước cuộc nóichuyện này, ngày 23-3-2013, cận vệ đã tìm thấy Berezovsky trong phòng tắm nhà ông ở Ascot, một vùngngoại ô danh giá của London, không còn dấu hiệu của sự sống. Nằm cạnh ông là chiếc khăn quàng.Nhà bệnh lý học không tìm thấy dấu hiệu của các hành động bạo lực. Nhận định của chuyên gia phápchứng: nguyên nhân cái chết - ngạt thở. Có thể, nhà tài phiệt Nga đã tự tử - kết luận sơ bộ của cảnh sáttuyên bố.Berezovsky 67 tuổi, cô đơn và bị phá sản. Ngôi nhà thuộc về vợ cũ của ông. Trong bài trả lời phỏngvấn cuối cùng trước khi chết, ông nói với nhà báo tạp chí Forbes: "Tôi đã đánh giá thấp việc nước Ngaquý báu thế nào đối với tôi đến độ tôi không thể là kẻ lưu vong". Và ông nói thêm: "Tôi đã đánh mất ýnghĩa cuộc sống. Giờ tôi không muốn làm chính trị nữa. Tôi không biết phải làm gì" (92).Vladimir Putin ngả người ra lung ghế, lấy tay vuốt tóc. Và ông nói, cuối năm 2012, Berezovsky đã viếtcho ông một lá thư, được giao tận tay qua một trung gian vài tuần sau đó. Nội dung đại loại thế này:Berezovsky muốn trở lại Nga, giữ chức giáo sư và từ bỏ chính trị. "Ông ấy xin tôi thứ lỗi và viết là ôngđã sai. Lúc nào đó, ông ta đã cố tiêu diệt tôi về mặt chính trị, và đã thua. Đó là một cuộc đối đầu khốcliệt!", Tổng thống nói.Liên quan đến yêu cầu chính đặt ra trong thư, Putin giải thích, trong những tuần cuối cùng qua, ông vẫnchưa đi tới quyết định nào. Dĩ nhiên, ông có khả năng ân xá cho Berezovsky, nhưng đó là một quá trìnhphức tạp bởi các phiên xử của tòa án vẫn chưa kết thúc. Theo lời Putin, trong khi các luật sư của Vănphòng Tổng thống vẫn còn đang kiểm tra xem bước đi này có thể dẫn tới những hậu quả nào thì cái tinchoáng váng về vụ tự tử của Berezvosky đã đến.Trong chuyến đi của tôi tới London năm 2012, vài tuần trước cuộc tái đắc cử của Putin vào chức tổngthống, Berezovsky ngồi sau bàn viết trong văn phòng của mình ở khu phố danh giá London Mayfair tại số7 Down Street, bao quanh là những tấm ảnh thời xua trong đó ông chụp với nhiều người có ảnh hưởngkhác nhau, vẫn như trước, ông tin chẳng bao lâu mình sẽ trở lại. Các cuộc biểu tình ở Moskva cho thấy lầnnày Putin đã tính sai, ông nói. "Đây là thế hệ mới, sinh ra không phải ở Liên Xô và không muốn 'một lầnnữa ở Liên Xô', như Putin", ông khẳng định, dẫn điệp khúc một bài hát cũ của The Beatles. Càng nói lâu,mà ông nói nhanh và nhiều - ông càng hân hoan hơn với ý nghĩ sẽ lại đóng một vai trò không phải cuốicùng ở Moskva. Nếu Putin thua, mà điều đó ít nhiều dễ hiểu, và theo ý ông, rằng nó sẽ là như thế, "tôi sẽtrở về Moskva ngay ngày đầu tiên sau bầu cử", Berezovsky tuyên bố. Theo lời ông, việc làm quan trọngnhất sau chiến thắng - đó là phát triển một hệ tư tưởng mới, có sức sống. Vladimir Putin không thể bị ngănchặn bởi thế hệ mới, ông nhận định.Boris Berezovsky, nhà cựu "điều khiển rối" ở hậu trường điện Kremlin kỷ nguyên Yeltsin đã tích lũytài sản bạc tỉ nhờ những mối quan hệ của mình, và sử dụng số tiền đó để củng cố quyền lực, từ lâu đã nuôidưỡng trí tưởng tượng của những người cùng thời mình. Trên thực tế, không ai ở nước Nga biết ông ta cóbao nhiêu tiền bởi nguồn gốc của mọi dữ liệu là chính ông, mà vấn đề kế toán chưa bao giờ là mặt mạnhcủa ông ta. Có lẽ, chính ông ta cũng không biết câu trả lời chính xác: ông chỉ biết là mình phải luôn có tiềnvà có lúc đã có rất nhiều tiền. Từ khi bỏ chạy sang Anh sau xung đột với Putin năm 2001, ông ta tập trungtoàn bộ năng lượng của mình vào nỗ lực lật đổ lãnh đạo mới của Nhà nước Nga. Ông không tha thứ chomình lẫn Putin về việc đánh mất ảnh hưởng của bản thân. Những năm đó, ông thường nói: "Tôi tạo ra hắnta được thì cũng sẽ tiêu diệt được hắn ta".Cơ quan tài chính London, phụ trách gia tài của Berezovsky và những hóa đơn chưa thanh toán còn lạisau cái chết của ông ta, thông báo với họ hàng người đã khuất một tin xấu. Boris Berezovsky trước khichết đã phá sản và nợ thuế ngân khố vương quốc Anh lên tới 46 triệu bảng Anh (93). Và cũng như thuởsinh thời, con người từng sở hữu một sức mạnh như thế, sau cái chết đã được bao phủ bởi một huyền thoại- thứ duy nhất mà ông ta để lại: theo ý kiến các đối thủ của Putin, cái chết của Boris Berezovsky có thể làthêm một vụ giết người nữa, được thực hiện theo đơn hàng Tổng thống Nga.Ai là người đã đích thân chuyển tới tay Tổng thống lá thư đề nghị ân xá vào đầu tháng 1-2013, Putinđã kể không lâu trước khi chuyến bay kết thúc. Đó là người quen cũ của Berezovsky, chính là người mànửa năm trước đó giáng cho nhà tài phiệt đòn chí mạng cuối cùng: Roman Arkadievich Abramovich, mộttrong những người giàu nhất nước Nga, nổi tiếng ở phương Tây với việc sở hữu du thuyền khổng lồ và câulạc bộ bóng đá Chelsea tham gia giải đấu Premier League. Đó chính là nhà tài phiệt mà vào thời Yeltsin,khi Berezovsky còn là một "bố già" ảnh hưởng, đã chi hàng trăm triệu đô la để có được một "nóc nhà"giúp xoay xở và mở cánh cửa điện Kremlin. Việc giờ đây, bức thư được chuyển không bởi ai khác mà làAbramovich - chính là cách để thể hiện lòng biết ơn sự bảo trợ cũ liên quan đến một trong những nhân vậtchính của bộ máy quan liêu hậu Xô viết, của nền chính trị và việc kinh doanh phạm tội. Bởi Berezovskyđã bảo đảm tài sản bạc tỉ cho Roman Arkadievich Abramovich.Vở kịch, diễn ra suốt nhiều tháng ở gian số 26 tòa nhà Roll Building - nơi ngự trị Tòa án tối caoLondon, là phiên xử ầm ĩ nhất trong vài thập niên gần đây. Phiên bản Nga của loạt phim truyền hình nhiềutập Sóng gió chính trường* nói về những tài sản bạc tỉ, quyền lực và sự sụp đổ, nạn tống tiền và nhữnglời hứa không thực hiện, chính trị, tình bạn, nỗi thất vọng và đôi chỗ là hoang tưởng về sự vĩ đại. Câuchuyện riêng của hai người đàn ông, một chủ đề kinh điển thật sự: một người còn trẻ, người kia thì già, cảhai nằm trong số những người thành công và quyền lực nhất thời đại mình. Nhưng hoàn cảnh đã thay đổi,cả với bản thân họ lẫn với quan hệ của họ. Đó là một tuyến chủ đề.Tuyến khác: diễn biến năm 2012 đã trình ra những bức ảnh thoáng qua của thời kỳ bão tố đó, khi hàngtriệu người Nga không chỉ bị mất đi định hướng xã hội mà cả tiền tiết kiệm của mình. Những cảnh hồitưởng lại một thí nghiệm hiện trường thất bại - những nỗ lực trong 10 năm biến đất nước lớn nhất thế giớitừ xã hội chủ nghĩa sang tư bản chủ nghĩa. Đó là thời mà Vladimir Putin đang học nghề chính trị sau khigiã từ giới tình báo. Những nước khác cần đến hơn cả trăm năm cho giai đoạn chuyển tiếp này. Thí nghiệmđó với nhiều người đã thành thảm họa.Nhưng không phải cho hai người đàn ông thường xuyên đến tòa kinh tế tối cao ở thủ đô Anh với đoàntùy tùng lớn gồm các cận vệ, luật sư, phiên dịch và cố vấn. Họ đã kiếm được từ sự hỗn loạn đó những mónlợi và sau này thì tranh cãi về việc chia con mồi khổng lồ đó. Ngoài ra, đó là trận chiến cuối cùng đểgiành quyền giải thích sự kiện có lợi cho mình và làm sáng tỏ bức tranh đang diễn ra.Thẩm phán Elizabeth Gloster, phụ trách vụ án số 2007, cần phải đưa ra quyết định phức tạp. Bà đãnhận phẩm cấp Dame Commanded* của Vương quốc Anh, nổi tiếng là người ngoan cường và một luật sưtuyệt vời. Bà là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án tối cao Anh. Tư liệu của vụán hết sức phức tạp. Boris Berezovsky đòi Roman Abramovich không nhiều cũng không ít - 5 tỉ đô la.Theo lời Berezovsky, đầu tiên, Abramovich theo lệnh Vladimir Putin đã đe dọa ông ta rồi sau đó, khi ôngta cãi nhau với tân Tổng thống và rời bỏ đất nước, đã lừa để tước mất phần của ông ta trong các công tyNga mà cả hai đồng sở hữu. Nhưng những văn bản giấy trắng mực đen chứng minh rằng ông ta là đồng sởhữu đế chế kinh tế đó thì lại không có. Tất cả đều dựa trên những thỏa thuận miệng, Boris Berezovskykhẳng định. Vụ án này, dựa trên các sự kiện của những năm 1990 bão tố, không chỉ phức tạp mà còn rấttiêu biểu. Làm việc với nó, thẩm phán thử tư duy về lịch sử chưa xa của nước Nga.Trong thời công khai và cải tổ, vị tiến sĩ toán học Berezovsky nhanh chóng hiểu ra rằng về lâu về dài,vị trí một công chức -người thường gặp sự cố với tiền lương vào thời đó, không có cơ hội thành côngtrong sự nghiệp. Ông làm việc trong một viện nghiên cứu hàng đầu của công nghiệp ô tô Nga, thế nhưngkhi đó, ngành này còn ngắc ngoải được chỉ vì không có đối trọng. Trong thời gian công ty LogoVAZ đượcsáng lập, Berezovsky bỗng nhiên rơi vào đúng chỗ và đúng thời điểm. Việc làm ăn của công ty cổ phầnnhanh chóng mở rộng. LogoVAZ chuyên về phần mềm, máy tính, nhập khẩu ô tô đã sử dụng, trở thành chinhánh hàng đầu của công nghiệp ô tô Nga, rồi sau - là công ty cổ phần cho các loại doanh nghiệp. Hiểuđúng theo nghĩa đen của từ này.Quá khứ và thay đổiBerezovsky quen với Vladimir Putin đầu thập niên 1990. Vì triển vọng mù mịt, cựu điệp viên đốingoại vừa chuyển sang làm công chức nhà nước. Anatoly Sobchak, Thị trưởng Saint Petersburg, đề nghịông một công việc triển vọng trong bộ máy hành chính thành phố. Putin sinh trưởng ở Saint Petersburg vàhọc thành chuyên gia luật ở đó, còn Sobchak có lúc từng là giáo sư khoa luật cùng trường đại học và dạyPutin. Giờ đây, Putin nhận nhiệm vụ Phó Thị trưởng phụ trách quan hệ đối ngoại và các vấn đề kinh tế.Berezovsky đến Saint Petersburg vì công việc. Ông và Putin đơn giản chỉ quen biết chứ thật sự chẳngcó liên hệ gì với nhau. Đối với doanh nhân Moskva, cuộc gặp này là một việc bình thường, một mối liênhệ nữa với giới chức địa phương mà có thể có lợi cho công việc. Một người quen nào đó đã hướngBerezovsky chú ý tới "người phó của Anatoly Aleksandrovich", ủng hộ Gorbachev, Anatoly Sobchak làThị trưởng đầu tiên được người Leningrad bầu lên trong cuộc bầu cử tự do. Đồng thời với cuộc bầu cử thịtrưởng, người dân Leningrad cũng bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu để trả lại thành phố cái tên lịch sử"Saint Petersburg".Tổng thống tương lai và doanh nhân Berezoksky nằm ở những phạm trù định lượng khác nhau, vàngười thứ nhất rất xa người thứ hai. Tình hình ở Saint Petersburg gần tới thảm họa. Ngăn kệ trong các cửahàng trống rỗng, ngân quỹ thành phố cũng thế. Người công chức chính quyền thành phố cố giữ SaintPetersburg trôi theo dòng và tìm cách xoay xở với sự thiếu hụt.Vladimir Putin nói thông thạo tiếng Đức. Ông cùng vợ Liudmila và con gái - Maria và Ekaterina - cónăm năm sống ở Đức khi làm điệp viên ở Dresden và tôn trọng người Đức. Từ khi làm việc ở bộ máychính quyền thành phố, ông vẫn duy trì mối giao hảo chính thức với các bang của Tây Đức cũ. Thí dụ, vớiThị trưởng Hamburg Henning Foscherau. Từ thành phố kết nghĩa anh em Elba đến Saint Petersburg quasông Neva, nhiều tháng liên tục chuyển hàng viện trợ nhân đạo tới. Các gói hàng quyên góp được tựnguyện chọn lựa. Chỉ có Liên minh cựu chiến binh cho rằng, việc nhận sự giúp đỡ này là nhục nhã, và gửithan phiền đến Thị trưởng rằng họ chiến đấu trong Thế chiến thứ hai không phải để nhận của bố thí này(94). Đó là một đề tài khó xử. Vì những khiếu nại này, Vladimir Putin đã tới Hamburg, thảo luận tình hìnhvới đồng nghiệp mình là Anatoly Sobchak, Henning Foscherau để cải thiện tình hình và dần dần ngưnghoạt động này.Ở Saint Petersburg không chỉ có thế hệ già còn nhớ Thế chiến thứ hai. Hơn một triệu người dân đãchết, mỗi gia đình đều mất đi ai đó gần gũi, "Quốc trưởng đã cứng rắn quyết định sẽ xóa sổ Thành phốPetersburg khỏi mặt đất", chỉ đạo của Bộ Tư lệnh tối cao Wehrmacht (95). "Cha tôi, một người lính, bịthương nặng và phút cuối cùng đã cứu mẹ tôi khỏi chết đói khi từ bệnh viện về nhà". Vladimir Putin đã kểcâu chuyện khổ đau của cha mẹ mình trong chuyến đi chung đầu tiên của chúng tôi đến Saint Petersburgmùa thu 2011 khi đi ngang đài tưởng niệm cuộc bao vây trên Quảng trường Chiến thắng.871 ngày dài đằng đẵng, từ tháng 9-1941 đến tháng 1-1944, quân đội Đức đã phong tỏa thành phố, cắtmọi nguồn tiếp tế. Putin không bao giờ được gặp hai anh trai của mình: ông là đứa con sinh muộn, khi ôngra đời vào năm 1952 thì những người kia đã mất. Một người chết không lâu trước chiến tranh, người cònlại mất trong cuộc bao vây. Cha mẹ ông sống sót và nhìn chung, phải tự đối phó với chấn thương của chínhmình. "Cha mẹ tôi không muốn nói về đề tài này", Vladimir Putin nhớ lại "tôi có nghe về chuyện này khicó khách hay những người quen trò chuyện về thời kỳ đó". Không đủ chỗ ở, gia đình Putin phải sống trongcăn hộ tập thể. Cậu thiếu niên dạo chơi trên phố, trong sân. "Mỗi người sống, như khép kín trong chínhmình", Vladimir Putin mô tả như thế thời kỳ đó, "tôi không thể khẳng định chúng tôi là một gia đình rấttình cảm, rằng chúng tôi trò chuyện nhiều. Cha mẹ tôi chủ yếu là im lặng. Đến giờ tôi vẫn ngạc nhiên saohọ có thể sống sót được qua bi kịch ấy". Lịch sử của thành phố là một trong nhiều nguyên nhân khiến cậuthiếu niên mơ về nghề tình báo. Còn lại là những tưởng tượng lãng mạn của một cậu trai 15 tuổi về nhữngcuộc phiêu lưu, về hải ngoại, về việc trở thành anh hùng. Ở trường phổ thông, cậu học tiếng Đức, và ở đạihọc cũng vậy. Vladimir Vladimirovich là thí dụ của một sinh viên Xô viết bình thường. "Để đạt đượcthành công, tôi tập trung vào hai việc: thể thao và học tập. Và điều đó đã có hiệu quả", ông kể về giaiđoạn đó của cuộc đời. "Tôi quan tâm tới chính trị nhưng không thể khẳng định rằng vào tuổi 20, tôi đã cânnhắc sâu sắc những vấn đề chính trị. Khi đó, tôi không biết gì về những vụ trấn áp của Stalin liên quan tớiKGB, hay về những người bất đồng chính kiến, như nhà vật lý Andrey Sakharov".Ông không nghi ngờ những gì xem được trên ti vi và đọc được trên báo. Còn mơ ước về công việctương lai của ông có thành không, dẫu sao cũng do người khác quyết định. Sau kỳ thi, ủy ban quốc gianhóm họp. Đại diện các cơ cấu chính quyền chọn các ứng viên mà họ thấy thích hợp. Ước mơ của Putin đãthành sự thật. Sau kỳ thi quốc gia năm 1975, KGB (Cơ quan tình báo Nga) chọn luật gia vào làm việc vàhuấn luyện ông cho bộ phận tình báo nước ngoài. Đầu tiên, ông phục vụ vài năm ở Saint Petersburg, sauđó được chuyển vềMoskva và đưa đi đào tạo nâng cao ở Viện Andropov (96). Đây là học viện trực thuộc KGB, mộttrung tâm đào luyện giới tinh hoa của tổ chức. Cũng tương tự như West Point với người Mỹ. "Tôi khôngchọn chỗ làm. Tôi được phân công tới đó. Những ai có quen biết thì được gửi tới Bonn hay Vienna, bởi vìlương được trả bằng ngoại tệ ở nước cư trú", ông giải thích vì sao ông được gửi tới Cộng hòa Dân chủĐức (GDR). "Đơn vị của chúng tôi được gọi là Tình báo đối ngoại tại chỗ' vì những việc nội bộ GDR đãcó những chi nhánh khác phụ trách". Nhiệm vụ của ông trong những năm ở đó - nằm ở Dresden, nhận thôngtin từ các nước thành viên NATO, chẳng hạn như Tây Đức, và tuyển mộ người cấp tin. Đồng thời, ôngcũng phân tích thông tin trên báo chí Đức.Cùng lúc đó, cảnh quan chính trị ở nhà cũng thay đổi. Những người mới lên nắm Bộ Chính trị già cỗi.Đó là khởi đầu cho kết thúc của đế chế Xô viết. Người điệp viên Dresden nhận thấy ở nhà đang diễn rađiều gì đó nhưng không biết đó là gì, ngoài những tin đồn. Những điệp viên KGB ở Đức, cũng như tất cảnhững người còn lại, cười nhạo đảng: các đảng viên ngồi ở Moskva lại tiếp tục không xoay xở đượcnhững nhiệm vụ của mình, còn chúng tôi trong rừng rậm sự kiện ở tuyến đầu và biết như thế nào thì tốthơn, nhưng chẳng ai thèm hỏi. Kiểu phê phán như vậy hiện diện ở tất cả các cơ quan. Không có gì đặcbiệt, một loại tán gẫu vì buồn chán."Điều gì thật sự diễn ra trong các cơ quan chính quyền, chúng tôi không hề có khái niệm. Còn hơn thếnữa là những gì đang xảy ra trong ban lãnh đạo Đảng", Putin mô tả như thế về mức độ thạo tin của giớitình báo đối ngoại. "Có nghĩa, giờ Gorbachev lên, rồi cùng với ông ta là việc cải tổ. Việc có gì đó cầnthay đổi trong triển vọng dài hạn, chúng tôi đã rõ. Cuối cùng thì, chúng tôi làm việc ở nước ngoài và thấynhững gì xảy ra trên thế giới và những gì có thể bên ngoài phạm vi Liên Xô".Trong thời gian chuyến thăm của Mikhail Gorbachev tới Berlin tháng 10-1989, nhân kỷ niệm 40 nămthành lập Cộng hòa Dân chủ Đức, Putin đang ở đó và nghe được lời cảnh báo huyền thoại của Tổng bí thưĐảng Cộng sản Liên Xô với các đồng chí trong Bộ chính trị của tiền đồn nước Đức xã hội chủ nghĩa:"Hiểm họa chỉ rình rập những ai không đáp ứng yêu cầu của cuộc sống". Câu nói này sau đó, quả thật,được thay đổi một chút và trở thành một trong những khẩu hiệu phổ biến nhất được ghi nhớ: "Ai chậmchạp, đời sẽ phạt", ông đã thấy những cuộc biểu tình hàng nghìn người ở Dresden chống Erich Honecker*và chính phủ của ông ta.Cho đến lúc chấm dứt thời hạn công tác của Putin ở nước ngoài thì thời gian của Cộng hòa Dân chủĐức cũng dần cạn. Ở Mosvka tình hình cũng thay đổi, và cũng với nó là hệ thống các mối hên hệ cá nhân.Ông từ nước ngoài trở về vào cao điểm của những biến động không đơn giản. Thêm vào đó KGB phải cắtgiảm chỗ làm.Putin không muốn về Moskva. Ông không đến trụ sở RGB, nơi ông được phân công việc làm, mà vềnhà ở Saint Petersburg. "Dĩ nhiên, tôi đã nghĩ ngợi xem phải làm gì tiếp theo. Tôi cần nuôi hai con và vợ.Cha mẹ tôi cũng sống ở đó và họ cũng đã ngoài 80. Nhưng nhờ học vấn dân sự mà tôi có chọn lựa khác.Bởi tôi học luật và là người nhà ở Petersburg", ông nhớ lại nguyên nhân quyết định của mình khi đó.Vladimir Putin trở về với đời sống dân sự. Bây giờ, trước mặt ông là nhiệm vụ thay đổi nền kinh tế bịphá hủy của thành phố. Ông tiến hành đàm phán với các công ty và doanh nhân nước ngoài - trong số đócó Boris Berezovsky - để giành đầu tư cho Saint Petersburg. Nhân viên mới của chính quyền thành phốđánh giá những sự kiện chính trị ở thủ đô một cách bi quan. Sau những mưu toan chính biến chốngGorbachev năm 1991, ông viết thư cho KGB kiên quyết xin từ nhiệm. "Khi trong nước thành lập ủy banQuốc gia về tình trạng khẩn cấp và Gorbachev bị giữ lại ở Crimea", Putin nói, "tôi hiểu rõ mình đangtrong tình cảnh lắt léo như thế nào. Một mặt, tôi là một trong những nhân viên thân cận của AnatolySobchak và vì thế, tôi phải chống những người làm chính biến. Nhưng mặt khác, tôi ở trong hàng ngũKGB. Thậm chí, nếu tôi làm ở bộ phận tình báo đối ngoại, thì dù sao cũng thế thôi, đó cũng là một nhánhcủa KGB, mà KGB thì ủng hộ chính biến". Một bộ phận của KGB ở Saint Petersburg cũng có thiện cảmvới phe chính biến.Vladimir Putin lục trong hộc bàn phòng làm việc của mình ở Novo-Ogaryovo, kéo ra một bìa hồ sơ cánhân và chỉ bức thư từ KGB về việc cho Trung tá Vladimir Vladimirovich Putin thôi việc từ ngày 31-12-1991. "Nhưng như ông và các đồng nghiệp ông biết rõ, không có cựu nhân viên KGB", ông mỉa mai chuathêm. "Ở đây chẳng giấy tờ nào có thể giúp tôi được cả".Thị trưởng Anatoly Sobchak đã tới Moskva để ủng hộ Yeltsin chống lại những người chính biến. PhóThị trưởng Vladimir Putin đã tổ chức một nhóm cận vệ để khi Sobchak trở về Saint Petersburg, họ đưaông khỏi sân bay. Thế giới của Vladimir Vladimirovich Putin đã thay đổi một cách từ tốn, nhưng đúnghướng, cũng như thế giới của nhà toán học Boris Berezovsky. Thế nhưng, lúc đó chưa thể tiên đoán rằngchẳng bao lâu ở họ sẽ có thêm nhiều điểm chung.11KREMLIN, HAY TRÒ ROULETTE NGAQUỐC GIA NGA ĐÃ BỊ CƯỚP ĐOẠT THẾ NÀO TRONG NHỮNG NĂM1990?Vốn liếng chủ yếu của Boris Berezovsky ở thủ đô Nga - đó là các mối quan hệ. Năm 1993, ông ta làmquen với Valentin Yumashev, Phó Tổng biên tập tuần san Ngọn lửa nhỏ, vừa chuyển vào điện Kremlin giữchức cố vấn cho Yeltsin. Yumashev đã mở cho ông ta cánh cửa đi vào chính trị. Câu lạc bộ tennis củaTổng thống khi đó ở Moskva cũng giống câu lạc bộ golf Texas của George Bush - con đối với người Mỹ."Tôi là doanh nhân Nga đầu tiên được nhận vào câu lạc bộ", (97) Berezovsky nói câu này với sự tự hàotrông thấy: chính ở đó, trong câu lạc bộ này, có "gia đình" tổng thống, cách người ta gọi những cố vấn thâncận nhất của Yeltsin và các thành viên chính phủ. Nhà tài phiệt Berezovsky, trong động thái có mục đíchvươn tới đỉnh cao của chủ nghĩa tư bản Nga, đã được định hướng bởi câu châm ngôn cũ của Karl Maxrằng sự giàu có của cá nhân phụ thuộc hoàn toàn vào sự giàu có của các mối quan hệ."Nhờ câu lạc bộ tennis mà tôi thiết lập được mối quan hệ tốt với các chính khách hàng đầu vàTachiana Dyachenko, con gái của Tổng thống Yeltsin", và "bà Dyachenko và ngài Yumashev đều chia sẻnhững cái nhìn chính trị của tôi", ông đã mô tả sự phát triển năng động các mối quan hệ mới như thế tạitòa. Khái niệm "gia đình" ở Kremlin được nêu không chỉ trong nghĩa bóng. Valentin Yumashev trở thànhChánh văn phòng điện Kremlin, và sau đó cưới con gái của Tổng thống Yeltsin. Berezovsky đạt được mụctiêu của mình, ông đã bước vào số ít người có thể tiếp cận những vòng chính giới cao cấp và biết cách mởrộng vùng ảnh hưởng. Rất nhanh, ông hiểu rõ vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộcchiến chính trị tương lai, và ông quyết định tham gia vào bữa tiệc poker quyền lực.Ông bàn bạc với Valentin Yumashev về khả năng tư hữu hóa công ty truyền hình nhà nước Ostankino.Kênh Một có số khán giả đông đảo nhất trong tất cả các kênh truyền hình Nga. 98% những người xemtruyền hình đều mở kênh Một khi muốn biết tin tức. Berezovsky thuyết phục Boris Yeltsin đạt được việctư hữu hóa tập đoàn khổng lồ này (98).Cả hai đều muốn thu lợi từ hợp đồng này. Sự nổi tiếng của Yeltsin đang sụt giảm thảm hại: đa số ngườiNga đang đau khổ bởi chủ nghĩa tư bản ăn thịt. Những người cộng sản lại có thể được nhắc tới lần nữatrong một xã hội tử tế. Boris Berezovsky hứa với Tổng thống mà vị thế của ông ta đang lung lay rằng kênhtruyền hình tương lai sẽ ủng hộ các cử tri có đầu óc dân chủ, mà đại diện hợp pháp duy nhất của họ trongcuộc bầu cử sắp tới, như được biết, không ai khác hơn Yeltsin (99). Yeltsin thích ý tưởng này, và vào ngày29-11-1994, Ông ký sắc lệnh tổng thống về tư hữu hóa Ostankino, cải tổ nó thành công ty mới có tên gọiORT. Nhà nước giữ cho mình 51% cổ phần, còn lại 49% chuyển vào tay các nhà đầu tư tư nhân.Berezovsky cùng với các hội viên dần dần mua hết các cổ phần. Giờ thì không có ông ta, không thể làmđược gì. Theo điều lệ mới của kênh này, tất cả các quyết định chỉ được thông qua với sự đồng tình củaông ta và không được chống lại ông ta. Dần dần, thêm vào đó, ông ta mua lại cổ phần các tờ báo lớn. VớiBerezovsky, các phương tiện truyền thông đại chúng là vũ khí quyết định, còn những cuộc bầu cử tương laichỉ là giai đoạn kế tiếp của cuộc đấu tranh nhầm chia lại tài nguyên. Cùng với đó, ông ta dựa vào tín niệmchính của mình: "Những người lớn lên ở Liên Xô tin vào những gì đọc thấy trên báo. Còn truyền hình - đóchính là Kinh Thánh của người Nga" (100).Cuộc làm quen của Abramovich và Berezovsky trong chuyến đi du thuyền dọc biển Caribê - đó là sựva chạm của hai thế giới. Abramovich 28 tuổi, là một doanh nhân thành đạt, giành được tất cả một cáchđộc lập, nhưng không có những mối liên hệ chính trị đặc biệt. Chàng thanh niên này đã tốt nghiệp kỹ sư vàlại còn tập trung vào việc kinh doanh hóa dầu nước nhà vào buổi đầu cải tổ. Các công ty của anh ta gồmPetroltrans, Runicom hay BMP nằm trong số những công ty hàng đầu, mua dầu của các công ty nhà nước,chẳng hạn như Omsk Oil ở Tây Siberia, hay NPZ ở Samara và Moskva, rồi lập ra hệ thống chi nhánh tiêuthụ bao trùm khắp đất nước.Abramovich cũng bỏ tiền vào Aeroflot, nhôm, phân bón, vào tất cả những gì có thể mang tới lợinhuận. Anh ta sáng lập công ty tư vấn riêng, điều phối tất cả những khoản đầu tư và tiếp tục mở rộng lĩnhvực hoạt động. Tất cả những gì anh ta còn thiếu - đó là mối liên hệ với giới chóp bu chính trị. "Tôi hiểu rõlà thiếu những con người với những mối liên hệ cần thiết, tôi sẽ chẳng tiến đâu được xa hơn", Abramovichgiãi bày suy nghĩ khi đó của mình về chiến lược tiếp theo như thế (101). Anh ta bắt đầu tìm kiếm, và đãgặp may.Sự duyên dáng của những nhà tài phiệtAlfa Pyotr Aven và Mikhail Fridman - những lãnh đạo uy tín của Ngân hàng Moskva tập trung chú ývào thị trường dầu hỏa và mời doanh nhân trẻ tham gia chuyến đi dọc biển Caribê. Họ muốn đánh giá triểnvọng của những khoản đầu tư lợi nhuận cao trong công nghiệp dầu và giới thiệu anh ta với BorisBerezovky. Berezovky, bậc thầy công nghệ chính trị, không quen biết với "tay buôn dầu Abramovich" bởingười này không nằm trong các nhóm thượng lưu Moskva; với ông ta, Abramovich chỉ là một chàng traidễ mến, người muốn nói chuyện với ông về những kế hoạch làm ăn.Vào một trong những ngày gần đấy, chàng thanh niên dễ mến này, trong cuộc trò chuyện giữa món khaivị và rượu giúp tiêu hóa, đã đưa ra cho các trùm tư bản tập trung ở đó một ý tưởng quyến rũ. Giá "vàngđen" ở Nga thấp hơn nhiều so với mức thế giới, và vì sự chênh lệch này, công ty anh ta có thể nhận đượclợi nhuận khổng lồ. Công thức không chỉ có lợi, mà còn quá đơn giản: theo lời Abramovich, tất cả nhữnggì anh ta cần là tiếp tục mua dầu ở Nga rồi bán ra nước ngoài với mức giá thế giới. Thế nhưng, để làmđược việc đó ở quy mô lớn hơn trước kia, anh ta cần sự hỗ trợ. Abramovich trình bày kế hoạch cho phéphiện thực hóa vào đời sống ý tưởng kinh doanh đầy hứa hẹn với sự giúp đỡ của chương trình tư nhân hóatài sản nhà nước đang hoạt động lúc đó. Nếu những công ty như Noyabrskneftegaz và Omsk Oil đangthuộc công ty nhà nước Rosneft, được đưa vào danh sách các doanh nghiệp cần tư hữu hóa để thành lậpmột tập đoàn dầu khí thực thụ, có thể trở thành nguồn tiền bất tận cho các chủ sở hữu mới, anh ta phân tích.Berezovsky, vốn sở hữu sự thính nhạy không sai vào đâu được với tiền và những cơ hội mới mở ra,hiểu ngay những triển vọng nào từ việc làm ăn này, bèn đưa chàng trai vào dưới trướng của mình. Ông hứasẽ quan tâm đến vấn đề này và nói với Tổng thống về một kế hoạch mới mang tên "Sibneft". Ngay lập tức,ông gặp lãnh đạo ủy ban quốc gia về tư hữu hóa, người ông quá quen biết, và sau đó đi dự phiên chầuthường lệ với chủ nhân cao nhất của điện Kremlin. Ngày 24-8-1995, Tổng thống Yeltsin ký Sắc lệnh 972.Sắc lệnh Kremlin này cho phép thành lập công ty mới mang tên Sibneft và đưa nó vào chương trình tư hữuhóa với sự hỗ trợ của các cuộc đấu giá thế chấp (102)."Đấu giá thế chấp" là tên gọi vô thưởng vô phạt của một chương trình khổng lồ nhằm chia lại tài sản,được chính phủ đưa ra để nhận lại tiền. Cơ sở của nó là đề nghị các doanh nhân mua lại các công ty nhànước. Những hòn ngọc của công nghiệp khai thác như Norilsk Nickel, Yukos hay Lukoil được bán cho cáctư nhân thấp hơn giá trị của chúng. Các điều kiện của chương trình rất giống nhau. Các doanh nhân và cácquan chức từ lâu đã quen biết nhau, một số doanh nhân từng có thời gian làm việc trong chính phủ. Họ cóthông tin nội bộ. Nhà sở hữu tương lai này chính thức cho nhà nước vay số tiền với trị giá của doanhnghiệp. Nhờ đó, ông ta nhận được gói kiểm soát trong công ty mới. Việc bán đổ bán tháo này là cơ sở chosự giàu có đáng kinh ngạc của nhiều nhà tài phiệt.Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Joseph Stiglitz, "chương trình đấu giá thế chấp là giai đoạn cuốicùng trong cuộc làm giàu của các nhà tài phiệt, không chỉ đưa đời sống kinh tế mà cả đời sống chính trịđất nước vào guồng ảnh hưởng của mình". Stiglitz biết mình nói gì. Từ năm 1997 đến cuối năm 1999, ônglà kinh tế gia trưởng của Ngân hàng thế giới, người đã cùng với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) phân phát hàngtỉ đô la tín dụng cho các quốc gia trải qua khó khăn kinh tế. IMF, nổi tiếng với những điều kiện cho vaykhắc nghiệt, đã cho nước Nga vay hàng tỉ đô la tín dụng với chỉ một điều kiện là chính phủ phải tiếp tụcđẩy mạnh tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. "Nhà nước đã bán đấu giá gần như tất cả các 'móntrang sức quý của gia đình', nhưng đồng thời lại không có khả năng trả tiền hưu và trợ cấp xã hội. Chínhphủ đã vay của IMF các khoản vay bạc tỉ, và vì đó mà nợ quốc gia tăng càng cao hơn". Như thí dụ về HyLạp cho thấy, mô hình này đến nay vẫn không thay đổi."Chúng ta, tức phương Tây, và các chính phủ của chúng ta hoàn toàn không đóng vai trò trung lập trongviệc này và vai trò không phải nhỏ", người đoạt giải Nobel viết, "vì IMF cho rằng điều đó có thể thay đổitận gốc rễ nước Nga". Trong những hồ sơ nội bộ, Stiglitz đã chỉ trích kịch liệt chính sách của IMF: "Cácngài Nga mới đã cướp bóc những công ty nhà nước, tiêu diệt chúng và để lại sau lưng một đất nước bịcướp sạch. Tất cá các công ty... do Berezovsky kiểm soát đã bị đưa tới phá sản" (103). Chính phủ BillClinton muốn ủng hộ Yeltsin tại vị bằng bất cứ giá nào. và nằng nặc yêu cầu tư hữu hóa. Bộ trưởng Tàichính Lawrence Summers đã gây áp lực lên Stiglitz đến nỗi ông này phải từ chức. Năm 2001, hai năm saukhi từ nhiệm, Stiglitz được trao giải Nobel Kinh tế.Không chỉ một mình Abramovich kiếm được hàng triệu đôla nhờ làm theo kế hoạch này. Những nhà tàiphiệt khác cũng tranh thủ cơ hội và làm giàu một cách hệ thống. Thí dụ như Khodorkovsky đã mua công tydầu khí nhà nước Yukos với giá 300 triệu đô la. Không lâu sau, trị giá của công ty này đã lên tới 8 tỉ đô lavà còn tiếp tục tăng, ủy ban quốc gia về tư hữu hóa tài sản nhà nước (Goskomimushechctvo) đã giao Ngânhàng Menatep thực hiện vụ đấu giá này. Một trong những chủ sở hữu của Menatep là Khodorkovsky vàngân hàng đã chuyển công ty cho ông ta. Quy luật cơ bản của "cơn sốt vàng đen" được nhà nước ủng hộnày là: ai có thể tìm ra phương tiện và có mối quan hệ, thì sẽ nhận được thêm nhiều tiền. Berezovsky biếtquá rõ luật chơi. Chỉ một tháng sau chỉ thị của Yeltsin, Goskomimushechctvo đưa Sibneft ra đấu giá(104). Một trò chơi không có rủi ro.Theo thỏa thuận, nếu Chính phủ lâm vào tình trạng không thể trả nợ trong một thời gian nhất định,người cho vay tự động trở thành chủ sở hữu công ty. Sau này Berezovsky đã viết: "Trả nợ là điều khôngthể. Chính phủ Nga đã phá sản, và Tổng thống Yeltsin cho là sẽ có lợi nếu trong nước chỉ có một số, nóichính xác hơn, rất ít những doanh nhân giàu có và hùng mạnh, những người trong triển vọng dài hạn sẽ làphương tiện lẫn động lực bảo đảm đường lối cải cách Nga".Trong cuộc đấu giá, nhà nước kiếm chỉ được hơn 100 triệu đô la một chút. Mười năm sau, tháng 10-2005, Roman Abramovich bán 72% cổ phiếu của mình trong Sibneft cho Gazprom với giá 13,1 tỉ đô la.Chính vì thế mà Boris Berezovsky mới kiện ra tòa. Giờ đây, ông muốn nhận phần của mình. Khi sáng lậpSibneft, ông và bạn đồng hành của mình khi đó đã ký với Abramovich hợp đồng như để tưởng thưởng chocác nỗ lực. Ông ta cho biết các bên đã thỏa thuận rằng các món lợi tương lai của công ty sẽ được phânchia giữa họ. Không thể gọi người kia ra làm nhân chứng được: thật đáng buồn, ông ta đã mất năm 2008.Giấy tờ thỏa thuận lại không có. Abramovich kể cho thẩm phán Tòa án Tối cao London là ElizabethGloster một phiên bản khác. Theo lời ông ta, đó là phiên bản Nga đặc biệt của thực tế mafia. "NgàiBerezovsky là 'nóc nhà' của tôi, tức là người sử dụng những quan hệ chính trị của mình để giải quyếtnhững vấn đề nhất định. Vì thế mà ông ta được nhận tiền. Ông ta không phải đối tác kinh doanh trong ýnghĩa cổ điển của từ này". "Nóc nhà" có nghĩa là "sự bảo vệ". "Đó là hiệp ước với nhà bảo trợ bảo đảmcho người cần bảo trợ rằng tất cả những sự kiện chủ chốt sẽ diễn ra sao cho có lợi cho khách hàng, và khicần thì phải loại bỏ những rắc rối" (105)."Một việc khác không kém phần quan trọng vào thời điểm chính là 'bảo vệ tính mạng': dẫu sao thì tôiphải làm việc với tiền mà", Abramovich nói về phần tiếp theo của hợp đồng. Sự bảo vệ đặc biệt nàyđược bảo đảm bởi bạn hàng của Berezovsky, Badri Patarkatsishvili, người có những quan hệ tuyệt vờivới những giới tương ứng. Cái giá của "gói phục vụ" này khá cao. "Một khi người bảo vệ cung cấp dịchvụ cho khách hàng cần thiết, khách hàng đó phải trả tiền, và bất cứ khi nào hay người bảo hộ đòi baonhiêu, thì anh ta phải trả bấy nhiêu", Abramovich trình bày những điều kiện của thỏa thuận như thế.Chi phí cho một "nóc nhà" như thế không hề rẻ. Khi Berezovsky cần máy bay, khi thuê du thuyền haymua nhà trên mũi Antibes*, ông ta gửi hóa đơn tới người được bảo trợ. Abramovich đã trả tiền, theo luậtsư của bị đơn. Đầu tiên là 30, sau đó là 50 triệu đô la mỗi năm, và vào năm 2001, khi Abramovich ngưngchi trả bởi "nóc nhà" đã lưu vong và mất ảnh hưởng ở Nga. Khoản cuối cùng Abramovich phải chi là 1,2tỉ đô la.Lắng nghe ý kiến một số chuyên gia về tống tiền, thẩm phán viết kết luận - một khái quát vắn tắt vàchính xác tình hình ở Nga sau khi Liên Xô tan rã. Vào thời đó, không có "nóc nhà", không thể tiến hành bấtkỳ việc kinh doanh nào, bà viết. Đó là một kiểu đổi chác - ảnh hưởng chính trị, bảo vệ thực thể, gian lậnhình sự để đổi lấy tiền. Trong đa số trường hợp cần cả cái này lẫn cái kia, và cái thứ ba.Tại tòa, cựu chính khách Berezovsky cũng giải thích cả việc vì sao quan hệ đối tác đó không được ghilại bằng giấy trắng mực đen. Theo lời ông ta, Abramovich đã yêu cầu ông ta đừng để công ty gặp nguyhiểm bởi ông ta quá nổi tiếng, và nếu Yeltsin thua trong cuộc bầu cử vào năm 1996, và những người cộngsản lên nắm quyền lần nữa, thì chính quyền mới sẽ để mắt tới ông ta trước nhất.12TÌNH HÌNH CHUNG VÀ SỰ ĐẠI BẠI NHƯ TIỀN ĐỀCỦA NHỮNG CƠ HỘI MỚISỰ DỊCH CHUYỀN CỦA PUTIN TỪ SAINT PETERSBURG VỀ MOSKVACông việc của Vladimir Putin ở Saint Petersburg năm 1996 cũng không tốt lắm. Phía trước là cuộcbầu cử chính quyền địa phương. Putin nằm trong số những người tổ chức cuộc vận động tranh cử chongười đỡ đầu mình, Thị trưởng Anatoly Sobchak. Nhưng ông này cuối cùng lại thua với một cách biệtkhông lớn. Người chiến thắng là Vladimir Yakovlev, cựu đồng nghiệp của Putin trong chính quyền thànhphố, đã đề nghị Putin tiếp tục nhiệm vụ nhưng không làm cho Sobchak, mà cho ông ta. Vì những lý dotrung thành, Putin đã từ chối. "Tôi nằm trong số những nhân vật tin cậy thân cận của Sobchak và sau thấtbại đó, chúng tôi chịu cảnh thất nghiệp. Rõ ràng, ở Petersburg, tôi không tìm được việc làm khác", ôngnói. Ông lui về nhà nghỉ vài tuần, liếm láp vết thương và bắt đầu tìm việc mới.Thậm chí nhiều năm sau, trong cuộc đàm đạo với chúng tôi ở London, Berezovsky đã lắc đầu khônghiểu khi nói về quyết định của Putin. "Tôi rất ngạc nhiên khi ông ta khước từ làm việc cho thị trưởng mới.Ông ta nói với tôi rằng chưa sẵn sàng thay đổi vị thế của mình", Berezovsky nói "sự thiếu linh hoạt nhưthế thật xa lạ với ông ta".Qua một thời gian, Putin nhận được đề nghị từ điện Kremlin và cuối mùa hè, ông chuyển về Moskva.Cựu đồng nghiệp của ông ở Saint Petersburg - Aleksey Kudrin - làm việc trong Phủ Tổng thống và quantâm tới ông. "Tôi là phó Chánh Văn phòng Tổng thống và biết Putin đang tìm việc. Khi đó, tôi nói vớiAnatoly Chubais, một người quen ở Petersburg của họ, và tất cả êm xuôi", Kudrin nhớ lại. Trong bộ máyđiều hành của Tổng thống có một chỗ trống, và Putin trở thành người chịu trách nhiệm về các vấn đề bấtđộng sản nhà nước. Ông trụ ở sân sau, nhiệt tình quan sát dòng chảy của những quá trình chính trị, nhậnbiết ai có ảnh hưởng tới việc đưa ra quyết định và ai thì không. Ba năm nữa trôi qua, ông trở thành Thủtướng chính phủ Liên bang Nga. Và nửa năm sau đó - là Tổng thống.Boris Yeltsin, người bị Putin thay thế vào tháng 5-2000, cũng đã đấu tranh cho chức vụ của mình trongnăm 1996 định mệnh. Vì cuộc chiến kéo dài ở Chechnya, vì những gian lận được tiết lộ và cuộc cải cáchghê tởm mà mức ủng hộ đối với ông sụt giảm mạnh. Kết quả các cuộc thăm dò đơn giản là thảm họa.Trong bảng xếp hạng, Gennady Zyuganov, ứng viên của Đảng Cộng sản và là đối thủ mạnh nhất của Yeltsintrong cuộc bầu cử tổng thống mùa hè tới, dẫn trước với khoảng bứt phá lớn. Năm năm sau sự sụp đổ củachủ nghĩa cộng sản, như một ứng viên của học thuyết quốc gia, ông ta là người mà phe "đỏ" đặt hy vọng,hứa hẹn sự ổn định và trở về những thời kỳ tốt đẹp. Mức ủng hộ Yeltsin dao động từ 3% đến 5%, tuộtxuống hạng tư, còn Zyuganov đạt 20% chiếm hàng đầu. Đảng của ông ta giành được kết quả tốt đẹp trongcác cuộc bầu cử quốc hội trước đó (106).Kết quả các thăm dò và phát biểu tự tin bất ngờ của ứng viên đội cận vệ cộng sản cũ tại Diễn đàn Kinhtế Thế giới ở Davos đả lôi kéo sự chú ý của ông chủ các tập đoàn phương Tây. Các nhà quản trị hàng đầuđã thảo luận với tổng thống tiếp theo khả dĩ của nước Nga, mặc dù các nhóm gắn với đồng vốn lớn khôngthích thú gì những người cộng sản. Boris Berezovsky và các nhà tài phiệt còn lại cũng đang lang thangtrong cuộc làm việc danh giá này ở ngọn núi Thụy Sĩ, cảm thấy âu lo và ngay lập tức thoả thuận tiến hànhcuộc họp khủng hoảng. Ngoài Berezovsky, toàn bộ nhóm mà ông triệu tập còn có những ngôi sao đang lêntrong giới doanh nhân như Mikhail Khodorkovsky, Vladimir Potanin, Mikhail Fridman, VladimirGusinsky... Cái liên kết họ, ngoài tiền tỉ, còn là sự căm ghét nhau sâu sắc. Nhưng hầu như mỗi người trongsố bảy quý ông này, những người đã gặp Boris Yeltsin hồi tháng 3, đều kiếm lợi từ chương trình quốc giatái phân phối tài sản, và họ có cái để mất. Nếu Đảng Cộng sản thắng trong cuộc bầu cử, tân Tổng thốngZiuganov nhiều khả năng sẽ bãi bỏ các kết quả tư hữu hóa. Sự hoảng sợ đã buộc các tỉ phú phải cùng nhauhành động. "Những người cộng sản sẽ treo chúng ta lên cột đèn. Nếu chúng ta không thay đổi tình hình bâygiờ, thì tất cả sẽ quá muộn", Berezovsky nêu lên tâm trạng bao trùm cả nhóm. Tình hình còn bi đát hơn bởisức khỏe của Boris Yeltsin đang xấu đi: tim ông ta có vấn đề.Họ hứa với Tổng thống đương nhiệm sẽ chi hàng triệu đô la cho chiến dịch tranh cử của ông và tổchức một bộ tham mưu đặc biệt gồm những chuyên gia tốt nhất. Đó là một kiểu phẫu thuật động mạch vành,có điều là trong lĩnh vực tài chính. Quỹ tư nhân, được sáng lập để bầu lại Yeltsin, mang cái tên thích hợp:"Trung tâm bảo vệ tài sản tư nhân" (107). Các nhà tài phiệt cử vào chức vụ lãnh đạo trung tâm này ngườibảo đảm vị thế cho họ mà họ đã nhiều năm tin tưởng hợp tác. Giờ nhiệm vụ của ông ta là không để họ mấtnhững đồng tiền này lần nữa. Người cứu nạn đó tên Anatoly Chubais, cựu Bộ trưởng Tài chính thờiYeltsin và là kiến trúc sư của cuộc tư hữu hóa quốc gia. Ông ta sẽ tiến hành cuộc vận động tranh cử, vàcuộc chiến sẽ bẩn thỉu.Chính quyền và các phương tiện truyền thông đại chúngCác nhà tài phiệt liên kết sức mạnh và đặt cược vào các phương tiện truyền thông đại chúng. Đế chếcủa Boris Berezovsky gồm "Kênh Một - ORT" và các tờ báo kết liên minh với tập đoàn Gusinsky Media- Most và kênh NTV của ông ta. Kênh chính phủ RTR cũng tham gia liên minh hết sức hùng hậu này để vàocuộc thập tự chinh chống Gennady Zyuganov và Đảng Cộng sản Liên bang Nga. Những nhà báo nổi tiếngnhất, chẳng hạn như Igor Malashenko ở NTV, chuyển sang đội truyền thông cho Tổng thống. Vấn đề kếtquả bầu cử được thổi phồng lên thành quyết định định mệnh cho cả nước Nga. Ở Đức và Hoa Kỳ, HelmutKohl và Bill Clinton cũng quan tâm tới sự hồi sinh giả định của chủ nghĩa cộng sản. Yeltsin - đó là conđường tiến vào tương lai dân chủ, Zyuganov - đó là sự trở lại quá khứ tối tăm. Châm ngôn là như thế. TừHoa Kỳ, các chuyên gia truyền thông trước bầu cử bay sang. Trong vòng vài tháng tiếp đó, họ lập trại ởKhách sạn Tổng thống tại Moskva và lên kế hoạch vận động truyền hình. "Cứu Boris" - tuần san tin tứcTime ngay sau bầu cử đã gọi như thế khi nói về sứ mệnh thành công của nhóm cố vấn Hoa Kỳ trong cuộcchiến giành quyền lực Moskva và in trên trang bìa ứng viên, được mô tả như người say chiến thắng BorisYeltsin với cờ Mỹ trong tay (108).Vấn đề không chỉ bó hẹp trong những cuộc tư vấn chuyên nghiệp. Các nhà tài phiệt đã chi hàng trămnghìn đô la để mua các nhà báo Nga. Báo chí vì cuộc khủng hoảng thường trực đã sống thật khó khăn. Thậtsự là không có quảng cáo, không có người đặt báo. Trong khi đó lại xuất hiện mô hình kinh doanh đốitrọng. Bình luận về sự suy đồi nghiệp vụ, tờ New Yorker đã viết: có thể đặt những bài báo tích cực như đặtpizza ở nhà hàng kề bên, "thậm chí là trên những tờ báo tốt nhất". Vấn đề chỉ là giá cả. Trên tờWashington Post xuất hiện bài báo nhan đề "Yeltsin đã trả bao nhiêu tiền cho việc đưa tin tích cực vềcuộc vận động tranh cử?" (110). Một số nhà báo viết những thông tin có lợi cho Yeltsin và cố ngăn chặnthất bại của ông ta không chỉ vì tiền, mà còn vì niềm tin của họ. Và vì nỗi sợ hãi rằng sự tự do vừa cóđược của các phương tiện truyền thông có thể lần nữa sẽ bị thay đổi bằng nạn kiếm duyệt cộng sản nhưthời Liên Xô. Các nhà nghiên cứu Đại học Harvard phân tích việc đưa tin bầu cử của các phương tiệntruyền thông và thống kê được: trong vòng một của cuộc bầu cử đã có 492 tài liệu truyền hình tích cực vềYeltsin và 313 tài liệu truyền hình tiêu cực về Zyuganov (111). Từ đầu chiến dịch bầu cử, IMF đã tuyênbố nước Nga có thể dựa vào thêm một khoản tín dụng đô la bạc tỉ (112).Chiến dịch diễn ra thành công, Yeltsin, người mà tưởng như trong hoàn cảnh vô vọng, đã cất cánh từ vịtrí thứ tư lên thứ nhất. Ngày 3-7-1996, Tổng thống được bầu lại với 54% số phiếu, Gennady Zyuganovđược 40%. Boris Berezovsky đã đạt được mục tiêu là trở thành "người tạo ra vua" nhờ sự hỗ trợ của cácphương tiện truyền thông. "Chúng tôi đã lấn át những người cộng sản nhờ sự hỗ trợ của vũ khí - truyềnhình, để tiếp tục cuộc cải cách của chúng tôi", ông đã mô tả chiến thắng của mình như thế. Trả lời phỏngvấn Thời báo tài chính, ông vạch ra những kỳ vọng tiếp theo của mình: "Chúng tôi, bảy doanh nhân giàunhất, đã bỏ số tiền khổng lồ vào chiến dịch bầu cử của Yeltsin, đã thuê Chubais làm người điều hành nóvà bảo đảm chiến thắng. Giờ đây, chúng tôi phải thu hoạch thành quả của mình - chiếm các vị trí chủ chốttrong chính phủ" (113).Đầu tiên, chủ nhà băng - tỉ phú Vladimir Potanin - nhận chức Phó Thủ tướng và cùng với đó là khảnăng tác động lên tiến trình tư hữu hóa tiếp theo, sau đó ông ta được thay thế bởi Anatoly Chubais - ngườicùng lúc cũng đứng đầu Văn phòng Tổng thống và cầm lái điện Kremlin. Berezovsky trở thành Phó Chủtịch Hội đồng An ninh Quốc gia. Mikhail Khodorkovsky, trùm tư bản dầu hỏa, tiếp tục xây dựng đế chếcủa mình bằng tiền nhà nước, mô tả chương trình của các nhà tài phiệt trong những năm sắp tới trên báoĐộc lập của Berezovsky: "Doanh nghiệp có lãi nhất ở Nga - đó là chính trị. Và nó sẽ mãi là như thế.Chúng tôi ở đây bắt thăm với nhau xem ai sẽ tham gia chính phủ. (...). Lần sau sẽ là người khác" (114).Thế nhưng, Vladimir Putin cũng rút ra một kinh nghiệm quan trọng từ cuộc bầu cử này. Các phươngtiện truyền thông đại chúng đã tạo ra những thế giới mới, trong đó họ không cần phản ảnh thực tế, và trongkinh doanh chính trị, họ được sử dụng như một loại vũ khí hiệu quả. Các nhà tài phiệt không để ý đến mộtcon người bình thường từ Saint Petersburg, chuyển sang Kremlin vào chức vụ hành chính cao nhất từ bắtđầu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai [của Yeltsin]. Vladimir Putin đã vài lần giao tiếp với tầng lớp tinh hoaMoskva này, nhưng tạm thời chỉ quan sát họ từ xa. Trong thời gian tới, ông sẽ làm quen với họ gần hơn.Ông học nhanh. Công việc ở Kremlin là một khóa học chuyên sâu cho ông, cho phép ông nhanh chóng tìmhiểu tất cả thông tin và kỹ năng cần thiết trong việc đối phó với quyền lực và những hoàn cảnh thực tại.Sau khi phục vụ trong KGB, làm việc ở nước ngoài và tham gia chính trị ở cấp thành phố, với Putin, chínhquyền tổng thống trở thành sân tập cho giai đoạn cuối cùng của khóa đào tạo trước khi đảm nhận chức vụngười đứng đầu nhà nước.13ĐẾN ĐIỆN KREMLINĐƯỜNG LÊN ĐỈNH CAO, HAY HỌC QUA THỰC TIỄNChiếc Mercedes đen với đèn nhấp nháy trên sân ngôi nhà ở Bolshaya Polyanka, không xa Quảngtrường Đỏ, là bằng chứng không lẫn đi đâu được cho việc trong ngôi nhà này có nhân vật quan trọng nàođó đang sống. Hai người đàn ông tráng kiện, ngồi trên ghế bọc da đen của ô tô, cũng hòa vào khung cảnhnày. Những ô tô và cận vệ như thế ở Moskva đã trở thành phụ kiện tiêu chuẩn của giới tinh hoa, và cần đểdi chuyển nhanh hơn trong làn giao thông dày đặc của đô thị lớn và trên dải đuổi vượt.Valentin Borisovich Yumashev là một doanh nhân giàu có. Văn phòng của ông ta nằm trên tầng mộtcủa tòa nhà cổ. Trên tường, ngoài những bức ảnh gia đình, còn treo những ảnh chụp tưởng nhớ về thời ôngcòn tích cực hoạt động chính trị. Trong lĩnh vực này, cựu chủ biên tuần san Ngọn lửa nhỏ, một trongnhững ngọn cờ đầu của cải tổ, đã làm nên tên tuổi đầu tiên trong vai trò người thảo diễn văn cho Tổngthống Yeltsin, sau đó là Chánh Văn phòng Tổng thống rồi cuối cùng là con rể của ông: năm 2001,Yumashev cưới Tachiana - con gái út của Tổng thống, người mà đây đã là cuộc hôn nhân thứ ba. "Tanhyavà Valya", như những người trong cuộc gọi đôi vợ chồng quyền lực từ trước đám cưới của họ, đã gây ảnhhưởng thấy rõ lên những sự kiện của đất nước. Cho đến ngày nay, gia đình này vẫn duy trì mối quan hệtuyệt vời với xã hội thượng lưu. Polina, con gái của Yumashev trong cuộc hôn nhân đầu, đã lấy một nhà tàiphiệt xứng với địa vị của mình - người đã kiếm được tài sản trong giai đoạn tư hữu hóa và bước vàonhóm những người giàu nhất nước. Lẽ đương nhiên, cả Boris Berezovsky cũng nằm trong nhóm bạn bèthân cận nhất của gia đình này.Năm 1996, Valentin Yumashev đã đưa Anatoly Chubais - chính là nhà cải cách mà trong thời Tổngthống Yeltsin đã cải tổ chính quyền tổng thống thành một bộ tham mưu điều hành hiệu quả - lên đỉnh caoquyền lực. Bằng cách đó, Yumashev là thủ trưởng của Vladimir Putin trong những năm đầu của ông ởKremlin. Trong cuộc gặp với chúng tôi tháng 5-2015, cựu nhà báo, người bây giờ sắp 60 tuổi, đã niềm nởtrả lời những câu hỏi của tôi, nhưng luôn thận trọng và cân nhắc từng từ. "Putin vào thời của mình khôngphải là nhân viên quan trọng nhất", ông mô tả việc phân công nhiệm vụ những năm đó, "nhưng chúng tôi cómối quan hệ rất tốt. Ông ta được đánh giá cao bởi độ tin cậy, làm việc rất hiệu quả. Chúng tôi làm việc cảngày lẫn đêm. Hoàn cảnh của chúng tôi lúc đó rất bấp bênh, và chúng tôi sống chỉ bằng ngày hôm nay".Lên kế hoạch gì đó dài hạn là không thể. Những quyết định chính trị được đưa ra tùy thuộc vào tìnhhuống và việc vận động hành lang. Thí dụ, khi Bộ trưởng Quốc phòng cần gấp tiền để cải thiện dù khôngđược lâu tình hình khó khăn của quân đội, Yeltsin đã gật đầu để chi ngân sách, mặc cho các cố vấn củaông phản đối. Đơn giản, ông ta không thể tiếp tục chịu đựng những lời than phiền và càu nhàu của các vịtướng: ông ta hoàn toàn không cần việc quân đội quay sang chống đối mình. Về hậu quả quyết định này,ông ta đã được báo từ trước, và Yumashev không thoải mái lắm khi nhắc về nó. "Vì việc đó mà chúng tôikhông thể trả lương hưu lẫn lương cho những nhân viên nhà nước. Chương trình tư hữu hóa đã gần hoàntất. Không còn gì để có thể bán".Trong số các nhiệm vụ mà đồng nghiệp mới Vladimir Vladimirovich Putin làm còn có việc thực hiệnchính sách nhân sự, theo quan sát của Yumashev, vô hình một cách hoàn hảo: ít nói, rất đúng giờ, hiệu quảvà lịch sự với đồng nghiệp. Xuất phát từ kinh nghiệm ở Petersburg của mình, anh ta không luồn lách vàochính trị mà chỉ tập trung vào công việc. Trong những gian kế hàng ngày đan quyện ở trung tâm quyền lực,chính kỹ năng không làm mình nổi bật, và trong một số tình huống đáng ngờ có thể hòa lẫn với đồ nội thất,đã giúp anh ta. Tiến bộ qua mỗi giai đoạn trên con đường nghề nghiệp của mình, anh ta ngày càng có đượctầm nhìn chung về tình hình đất nước, mà tình hình thì không thể nào xấu hơn.Anh ta nhanh chóng tạo dựng sự nghiệp, trở thành Thủ trưởng Cơ quan Kiểm toán chính của Văn phòngTổng thống, GKU, như người ta gọi chi nhánh kiểm tra đầy ảnh hưởng, một kiểu "phòng kiểm toán" nội bộđể kiểm soát tiền chính phủ đi đâu và có đến được địa chỉ cần đến hay không. Chẳng bao lâu, luật giaPutin biết rõ từng chi tiết của nạn tham nhũng trong hệ thống đang kinh khủng thế nào. Ông thu hút mộtnhóm cộng tác đặc biệt, cộng tác với hệ thống tư pháp và các cơ quan tài chính để ngăn chặn việc sử dụngsai mục đích nguồn công quỹ vốn đã khan hiếm. Sau một thời gian, khi thủ trưởng của ông, Yumashev trởthành Chánh Văn phòng Tổng thống, tức là nhân vật thứ hai trong điện Kremlin, Putin được cất nhắc vàochức vụ phó cho ông ta, và ông tiếp tục con đường của mình trong bộ máy chính quyền quốc gia. Hiện giờ,ông chịu trách nhiệm về quan hệ của chính quyền trung ương với hơn 80 khu vực của nước Nga và nhanhchóng thấy chính quyền trung ương bất lực thế nào. Ông cũng nhận ra những gia tộc mafia hay các nhà tàiphiệt đang mua cho mình các ghế thống đốc hay tự bầu mình vào những vị trí then chốt tương ứng.Nhờ chức vụ này, Putin gặp Tổng thống thường xuyên để giải thích cho ông những vấn đề nào đang tồntại ở Vladivostok xa xôi hay ở thủ phủ Tatarstan của Kazan. Ông cũng đưa ra những đề nghị để giải quyếtcác xung đột. Đôi khi, họ cùng nhau đi công tác, và Yeltsin bắt đầu đánh giá cao con người khép kín từPetersburg. Vào tháng 7-1998, Tổng thống quyết định tìm một giám đốc FSB mới bởi cơ quan thay thếKGB này, theo cách hiểu của "gia đình" Yeltsin, thường hành động theo sáng kiến riêng của mình và cư xửkhông trung thành. Không nghĩ ngợi lâu, ông đã ra chỉ thị bổ nhiệm người cựu điệp viên đang nghỉ phép,vào chức vụ này. Thế nhưng, Putin đã trì hoãn và không muốn một lần nữa lại liên quan đến môi trườngcũ."Tôi hoàn toàn chẳng vui mừng gì khi trở về từ kỳ nghỉ phép và bị đặt trước thực tế này", Putin nhớ lạinhững nghi ngờ trong quá khứ và quyết định rời cơ quan tình báo như một bước ngoặt trong cuộc đời."Giờ tôi lại phải đứng trước cuộc sống bán quân sự này, với tất cả những giới hạn của nó mà tôi đã bỏ lạiphía sau nhiều năm trước. Tôi đã quyết định một cách ý thức về việc sống theo cách khác, khi trở về từĐức. Từ lâu, tôi đã có một cuộc sống khác. Và tôi lại thích chức vụ mà tôi đang giữ ở điện Kremlin khiđó".Dẫu sao ông cũng đồng ý, với một điều kiện. Ông khước từ việc phong tặng hàm cấp tướng cho mìnhbằng cách thuyết phục Valentin Yumashev rồi sau đến Yeltsin, rằng có thể lãnh đạo cơ cấu này như mộtnhân vật dân sự. "Ông ấy có cái nhìn rất có tính phân tích trong những tình huống phức tạp, rất không giốngcái nhìn của những vị tướng KGB già cỗi. Ông ấy loại bỏ những mối liên hệ không chính thức cũ, tái cấutrúc và trên hết, ông ấy rất trung thành. Nhờ đó mà Yeltsin ngày càng quan tâm tới ông ấy nhiều hơn",Yumashev đã tóm tắt như thế về mối quan hệ tin cậy giữa hai con người này. Giờ đây, Vladimir Putin cuốicùng đã trở thành một phần của nhóm quyền lực và gặp Tổng thống mỗi tuần trong những cuộc thảo luậnthường xuyên về tình hình.Giờ đây, ông cũng là một phần của danh sách chính trị với những quy tắc đặc biệt, sống trong một cáikén dày đặc của quyền lực thật sự và những biện pháp hỗ trợ tầm quan trọng của nó. Suốt ngày, bao quanhông là cận vệ và những người cống hiến cho bí mật quốc gia đồng thời có một hình dung riêng đối với môitrường này về sự vĩ đại của riêng mình, cả hai con gái của Putin, vì lý do an ninh đều đã được đưa khỏitrường trung học Đức ở Moskva. Trước mỗi cuộc gặp mặt, kể cả riêng tư, căn hộ hay địa điểm gặp đềuđược đội bảo vệ đặc biệt kiểm tra. Gia đình ông không vui sướng gì với những điều kiện này.Lãnh đạo mới của FSB hành động cũng như ngày trước. Ông tập trung vào những vấn đề quan trọng vàđưa vào tổ chức những nhân viên mới vốn quen biết từ lâu ở Petersburg. Ông thành lập trong cơ cấu mộtđơn vị mới đấu tranh chống tội phạm kinh tế, bảo đảm việc tái cấu trúc đơn vị đấu tranh chống tội phạmvề thuế. Ông xây dựng quy củ các cơ cấu mà sau này sẽ sử dụng trong cuộc đấu tranh chính trị sống còn."Từ lâu, tôi đã muốn sắp xếp lại trật tự", Putin nói về những cơ hội tạo ra cho ông ở chức vụ mới này,"Yeltsin đã cho tôi cơ hội làm điều đó. Nhà nước thực sự là đã không tồn tại". Vladimir Putin vẫn là mộtngười thực dụng. Ông không tin là mình có thể bám trụ lâu trong giải đấu lớn. Trong bất cứ trường hợpnào, ông cũng vẫn sẵn sàng cho việc này. Cuộc đời riêng của ông tình hình còn tệ hơn. Vào ngày nghỉ, ôngthường xuyên bay về thành phố quê hương. Cha mẹ ông sống sót qua cuộc bao vây. Giờ cả hai đã tuổi 90,và cả hai đều bị ung thư.Trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, Boris Yeltsin đổi Thủ tướng như đổi găng tay. Lúc thì Quốc hộiphong tỏa việc bổ nhiệm theo kế hoạch, lúc thì Tổng thống cần một con dê tế thần để ông ta có thể đổ tộivì tình hình kinh tế nguy ngập. Khi Putin được bổ nhiệm vào chức lãnh đạo FSB, người làm thủ tướng khiđó là cựu Bộ trưởng Năng lượng Sergey Kiriyenko, được dân gian gọi là "Ngạc nhiên con trẻ*". Ông tamới tròn 35 tuổi và chỉ nửa năm sau khi được bổ nhiệm, đã ra đi. Cuộc khủng hoảng kinh tế mùa hè 1998lên tới đỉnh điểm. Ở Kuzbass, một trong những mỏ than đá lớn nhất Nga, thợ mỏ bãi công vì nhiều thángliên tục họ không thấy một côpêch nào, và không chỉ mỗi mình túi họ từ lâu đã rỗng.Cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên Xô và Ngoại trưởng Yevgeny Primakov, thayKiriyenko, dẫu sao cũng trụ được ở chức vụ lâu hơn hai tháng. Được quốc hội ủng hộ, ông dần trở nênnguy hiểm với Tổng thống. Berezovsky và các nhà tài phiệt cũng sợ nhà chiến thuật giàu kinh nghiệm đangsẵn sàng ra ứng cử kỳ bầu cử tổng thống tới này. Yeltsin bèn đổi người cạnh tranh bằng cựu Ngoại trưởngSergey Stepashin, ông này được chuẩn bị cho nhiệm kỳ thủ tướng ngắn nhất trong lịch sử Nga. Ông tạinhiệm chức thủ tướng chỉ 89 ngày, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1999, và vào ngày cuối cùng, ông đã giớithiệu ngắn gọn, rõ ràng người kế nhiệm mình trước Hội đồng Bộ trưởng: "Chào buổi sáng! Tôi khôngngồi, vì tôi không còn giữ chiếc ghế này nữa. Sáng nay, tôi đã nói chuyện với Tổng thống. Ông đã ký vănbản từ chức của tôi, cảm ơn tôi vì công việc và sa thải. Nhiệm vụ của tôi bây giờ sẽ được Vladimir Putinđảm nhận" (115)."Việc bổ nhiệm tôi, về thực chất, khá kỳ cục", Sergey Stepashin mô tả sự nghiệp "thủ tướng ngắn hạn"của mình như thế. "Nói chung người đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng phải là Bộ trưởng Thông tinAksyonenko. Khi đó, tôi sẽ là Bộ trưởng Nội vụ và Phó Thủ tướng. Thế nhưng, bất ngờ Yeltsin gọi tôi vàbảo: 'Giờ anh phải đảm đương chức thủ tướng'. Trả lời câu hỏi của tôi, 'Tại sao?', ông chỉ đáp: 'Cầnphải thế'".Sergey Stepashin từ chức thủ trưởng Phòng Kiểm toán vào năm 2015. Ông là người gốc SaintPetersburg và biết Putin từ thời cả hai còn sống ở đó. Stepashin cùng tuổi với Putin và cũng được hìnhthành trong cơ cấu quyền lực của Liên Xô. Trong cuộc chính biến chống Gorbachev năm 1991, đại biểuDuma này đã đứng về phía Yeltsin và Gorbachev. Sau đó, Yeltsin đã giao cho ông ta điều tra việc KGBdính líu thế nào vào vụ chính biến, rồi bổ nhiệm ông vào chức lãnh đạo FSB khi cơ quan này còn mang têngọi cũ.Từ lâu, "gia đình" Yeltsin đã tìm kiếm một ứng viên tin cậy, người trong thời buổi không yên tĩnh nàycó thể xem xét không chỉ như thủ tướng, mà như một ứng viên khả dĩ kế nhiệm tổng thống, người đang luônkhông được khỏe. Cái tên Vladimir Putin ngày càng được nhắc nhiều hơn. Người đứng đầu FSB trở thànhnhân vật được yêu thích vì chính những nguyên nhân mà Valentin Yumashev đã nhận xét vào buổi đầu hợptác của họ ở Moskva. Ông ta cư xử trầm tĩnh, nhưng kết quả công việc thì rõ ràng. Một đơn vị tin cậytrong sự hỗn loạn chung. Trung thành, hiệu quả, và dường như không có tham vọng. Ảnh hưởng của ông takhông quá rộng, ông ta thực sự không có phe nhóm riêng. Và nhìn chung, ông ta được nhận định là một ứngviên điều khiển được. Tức là một người điều hành lý tưởng, phục vụ những lợi ích riêng của nhóm Yeltsin.Boris Berezovsky, bạn của "gia đình", cũng tham gia thảo luận về người cai trị trong tương lai."Vào lúc đó, chúng tôi thường xuyên bàn bạc xem ai có thể là thủ tướng tiếp theo. Và rõ ràng, đó chínhlà người mà từ vị trí khởi điểm này sẽ ứng cử vào nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo. Trước khi bổ nhiệmStepashin, Yeltsin đã đưa ra quyết định có lợi cho Putin", Valentin Yumashev nhớ lại trong văn phòng củamình ở Bolshaya Polyanka, thu nhỏ vai trò của Berezovsky trong "gia đình" Yeltsin. "Yeltsin tư duy chiếnthuật và không muốn hy sinh Putin trong tình hình căng thẳng. Vì thế, ông bổ nhiệm Stepashin vào chức vụthủ tướng, rồi sau đó thoát khỏi ông ta. Berezovsky ngay lập tức lên máy bay đi thăm Putin, người khi đóđang nghỉ phép, và báo với ông: 'Cậu sẽ là tổng thống tiếp theo'. Ông ta cư xử như mình đã xây đắp mọithứ. Đó là mô hình kinh doanh của ông ta: ông ta luôn đưa một phần thông tin, để gợi lòng biết ơn và tạosự lệ thuộc".Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi ở London không lâu trước khi chết, Berezovsky nhớ lại sự kiệnnày theo kiểu khác. Theo lời ông ta, ông ta bay tới Biarritz, nơi Putin đang nghỉ ngơi, theo lệnh của tổngthống để làm rõ việc ứng viên nghĩ gì về lời đề nghị. "Berezovsky đã ở chỗ tôi". Putin khẳng định chuyếnthăm ngắn của nhà tài phiệt. "Tôi ngạc nhiên nhưng cũng biết ông muốn sử dụng tầm ảnh hưởng". Đối vớiông, lời đề nghị thật bất ngờ. Putin không tin mình là người thích hợp cho nhiệm vụ này và khi bay vềMoskva, ông đã chia sẻ với Yeltsin những ngờ vực của mình. "Đơn giản hãy nghĩ về chuyện đó, rồi ta sẽbàn sau", ông này nói. Thế nhưng, Putin không có nhiều thời gian để suy nghĩ.Mặc cho những nghi ngờ thoảng qua này, Putin nhận định ông có cơ hội tốt để trở thành "crownprince"[thái tử kế vị]. Không phải vì việc tiến cử của vị tổng thống đang yếu dần trong những ngày khủng hoảngnày mà là phần thưởng cho sự nghiệp chính trị. Uy tín của Yeltsin đang sụt giảm mỗi ngày, và Putin thấy rõTổng thống đã hy sinh hết thủ tướng này sang thủ tướng khác khi tình hình trở nên nguy kịch đối với ông ta.Việc tìm kiếm một người kế nhiệm tin cậy - đó không chỉ là quyết định tự nguyện, mà còn là một biện phápbắt buộc."Và đa số các nhà đối lập cùng những nghị viên lúc ấy đều tin rằng, bất cứ ứng viên nào do Yeltsin đềnghị, đều bảo đảm sẽ thua cuộc", Putin nhớ lại, sau đó chuyển suy nghĩ của mình sang việc liệu ông có thậtsự nên đứng ra tham gia bầu cử hay không. "Một mặt, tôi nhận định nếu chúng tôi muốn sống sót, tuyệt đốiphải ngăn chặn sự tan rã của các cấu trúc nhà nước. Tôi muốn điều đó trong bất cứ trường hợp nào. Vềquan điểm kinh tế, sự trở lại với Liên Xô là không thể. Mặt khác, tôi không tin mình là người thích hợpcho việc đó".Dẫu sao cuối cùng ông cũng đồng ý. Với ông, quyết định này có nghĩa là sự thay đổi triệt để hình ảnh.Một cách tự nhiên, nguyên tắc chính của người đứng đầu an ninh quốc gia đã ấn định ông bên ngoài nhiệmsở phải trở nên thật sự vô hình. Quy tắc này phù hợp với ý thích của ông. Ông không phải dạng người cởimở với những người xung quanh. Thậm chí, ông chỉ nói với vợ Liudmila rằng ông làm việc trong ngànhtình báo đối ngoại không lâu trước đám cưới. Nếu trở thành tổng thống, ông phải thay đổi tận gốc.Và Vladimir Putin trở thành người của công chúng. Vì nhiệm vụ, ông phải thường xuyên thu hút sự chúý và làm việc để tạo ra một hình ảnh nhất định, nhằm nắm được chính quyền. Ông thật sự phải làm theonhững định kiến xã hội nhất định và đóng những vai trò tương ứng. Đầu tiên là vai trò chính của một nhânvật nổi tiếng với cung cách cư xử nam tính, được đánh giá cao ở Nga, đối nghịch với một kẻ say sưa bệnhhoạn già nua Yeltsin. Ngay từ lúc đó, ông đã không quan tâm sự tiếp nhận của phương Tây đối với hìnhảnh này. "Tôi không bao giờ muốn giữ chức vụ Thủ tướng Đức", ông xỏ xiên nói, "mà chỉ giữ chức vụTổng thống Nga". Cuộc đời riêng ông càng giấu kỹ hơn. Những biểu hiện công khai về đời sống gia đìnhnhư của các tổng thống Mỹ, chẳng hạn Barack Obama cùng vợ và con gái - khiến ông phản ứng.Vào tháng 8-1999, vài ngày trước khi được Yeltsin bổ nhiệm làm thủ tướng, cha của Putin mất. Mẹông cũng không được chứng kiến sự cất cánh trong sự nghiệp của con trai. Bà mất vì ung thư vài thángtrước đó. Tại lễ tang ở Saint Petersburg, ngoài gia đình và người thân, chỉ có khoảng gần mười người bạncủa Putin có mặt. Họ nằm trong mạng lưới những nhân viên không chính thức mà người lãnh đạo tương laicủa nước Nga sẽ dựa vào những năm sắp tới. Cuộc bỏ phiếu bổ nhiệm thủ tướng thứ năm trong 17 thángđã diễn ra không vấn đề gì. Vài tháng sau, vào ngày 31-12-1999, Tổng thống Boris Yeltsin từ chức trướcthời hạn và bổ nhiệm Vladimir Putin làm người kế nhiệm mình. Phía trước ông là nhiệm vụ khó khăn. Chỉ10 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga đang trong tình huống vô vọng."Thống kê chỉ truyền tải được một phần sự thật về nước Nga không lâu trước khi đổi ca thiên niên kỷ",cựu kinh tế gia trưởng của Ngân hàng thế giới Joseph Stiglitz viết và dẫn ra những con số khủng khiếp(116). "Năm 1989, ở Liên Xô chỉ có 2% người dân sống dưới mức nghèo khó, ở cấp độ 2 đô la/ngày.Mười năm sau, con số này tăng lên tới ¼ dân số và hơn 40% người Nga sống với số tiền chưa tới 4 đôla/ngày. Hơn 50% trẻ em sống trong các gia đình rơi vào định nghĩa 'nghèo'. Công nghiệp Nga sản xuất íthơn 60% sản phẩm so với 10 năm trước. Thậm chí số lượng gia súc cũng giảm một nửa", Stiglitz, ngườitừng đoạt giải Nobel Kinh tế viết. Vị thế khởi điểm của Vladimir Putin hoàn toàn không có triển vọng.Bản phân tích đánh giá tân Tổng thống, phổ biến mật trong hội đồng giám đốc những ngân hàng lớn củaNga, tuyên bố trong thời gian tới không nên chờ đợi những thay đổi đáng kể nào và tất cả sẽ vẫn nhưtrước. "Trong 10 năm gần đây, Putin chủ yếu làm theo lệnh người khác. Ông ta không có kinh nghiệm racác quyết định chính trị, và ông ta không thể tính đến sự hỗ trợ của ai khác. Đến nay, ông ta vẫn cònchoáng váng vì sự hào phóng của Yeltsin. Ông ta có tâm thế của người phục tùng và cảm thấy phụ thuộcvào gia tộc Berezovsky" (117). Tính đúng đắn của đánh giá này cũng giống như dự báo của các nhà báoĐức về việc bầu lại Putin năm 2012.14MỞ RỘNG VÙNG HOẠT ĐỘNG CHIẾN SỰCHIẾN TRANH CHECHNYA VÀ CUỘC TẤN CÔNG CÁC NHÀ TÀI PHIỆTThiếu tướng Gennady Shpigun không có cơ hội nào được cứu sống. Chiến dịch sáng ngày 5-3-1999 đãđược lên kế hoạch kỹ lưỡng và kéo dài chỉ vài phút. Máy bay Tu-134 tại sân bay Groznyi đang chờ tínhiệu cất cánh để bay về Moskva thì bị những người đàn ông mang mặt nạ tấn công, những kẻ biết chính xácmình cần ai. Quân bắt cóc lôi đại diện Bộ Nội vụ Nga ở Chechnya từ máy bay xuống và biến mất về mộthướng không xác định trên chiếc ô tô được chuẩn bị đặc biệt. Thi thể Shpigun chỉ được tìm thấy vào đầutháng 4, không xa một ngôi làng miền nam Chechnya.Vài tháng sau, vào tháng 8, hàng trăm quân du kích Hồi giáo có vũ trang tấn công Cộng hòa KavkazDagestan. Những kẻ cực đoan do thủ lĩnh phe ly khai Shamil Basayev và một người gốc Cherkes ở ArabiaSaudi là Amir Ibn Al-Khattab lãnh đạo, tuyên bố thành lập Cộng hòa Hồi giáo ở Dagestan. Thế nhưng,chúng không thể bắt người dân ăn mừng chúng như những người giải phóng. Ngược lại: đa số cho rằngchúng là nhưng kẻ cuồng tín và tiếm đoạt, nên đã phản kháng. Trong những trận chiến kéo dài nhiều tuầnlễ, các đơn vị vũ trang Nga cuối cùng cũng đã đánh tan những kẻ tiên phong của cái gọi là quốc gia Hồigiáo.Tháng 9, trong vòng vài ngày đã xảy ra một loạt các vụ khủng bố: những vụ nổ phá hủy các tòa nhà dâncư ở Moskva và các thành phố khác của nước Nga. Hàng trăm người chết, bị tàn phế, bị thương. Đáp lại,tân Thủ tướng tuyên bố tiến hành cuộc chiến tranh Chechnya, mặc dù nó không nằm trong thẩm quyền chínhthức của ông (118)."Tôi đã nghĩ, đó là bắt đầu của kết thúc, mặc dù tôi thậm chí còn chưa bắt tay vào việc. Nhìn chungmà nói, cuộc xung đột đó nằm trong phạm vi trách nhiệm của tổng thống, và tôi có thể thư giãn và đợi đếnbầu cử tổng thống. Nhưng tôi không thể làm như thế". Vladimir Putin ngưng một chút, rót trà cho mình rồitiếp tục cuộc trò chuyện của chúng tôi trong văn phòng ông: ông khái quát hành động của mình như mộtbiện pháp triệt để, mà phương Tây chỉ hiểu được sau các cuộc khủng bố 11-9, đại thể là nếu họ hiểu."Về mặt chính thức, thủ tướng như tôi nói chung không có quyền đó, bởi đó là nhiệm vụ của tổngthống. Nhưng nếu khi đó tôi hành động không nhất quán, nước Nga sẽ bị kéo vào một loạt bất tận nhữngcuộc chiến địa phương đẫm máu, và chúng tôi sẽ là Nam Tư thứ hai. Vì thế, tôi đã hành động như cần hànhđộng", ông nói.Đó là một cuộc xung đột cũ mà Thủ tướng vừa được bổ nhiệm thừa hưởng từ thời Xô viết. Stalin ralệnh trục xuất sang Kazakhstan gần nửa triệu người Chechnya, bởi họ dường như đã cộng tác với quân độicủa nước Đức Hitler. Vào thời Khrushev, họ được phép trở về quê hương. Với sự sụp đổ của Liên Xônăm 1991, ngày 1-11, Tổng thống Chechnya Dzhokhar Dudayev, cựu tướng lĩnh quân đội Nga, đơnphương tuyên bố độc lập cho cựu Cộng hòa tự trị Xô viết này. Thực tế, chỉ có mỗi Gruzia công nhận nó,nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn.Tiếp sau đó, quá trình "Chechnya hóa" khu vực đã dẫn đến cuộc di tản hàng loạt của hơn 200 nghìndân Nga chỉ trong vài tháng. Boris Yeltsin ra lệnh can thiệp quân sự lần thứ nhất. Đó là một cuộc xung độtđẫm máu và không được ưa chuộng. Vì những tổn thất nặng nề, tâm trạng phản chiến gia tăng. Nước Ngakhông thể chiến thắng trong cuộc xung đột với một cộng hòa nhỏ và không lâu trước cuộc tái cử, Yeltsin đãphải ký thỏa thuận ngừng bắn, vừa đủ che đậy thất bại nhục nhã. Trong thỏa thuận hòa bình ký một năm sauđó, vấn đề độc lập cũng được đặt ra. Những năm tiếp theo, Chechnya biến thành một nhà nước thất bại cổđiển. Các chỉ huy chiến trường và gia tộc giao chiến khốc liệt với nhau nhân danh Hồi giáo, độc lậpChechnya hoặc các lợi ích làm ăn của họ. Nạn bắt cóc biến thành việc kinh doanh có lợi. Cơ cấu chínhquyền quốc gia thật sự không còn.Trong chiến dịch mới chống Chechnya năm 1999, hai phía đánh nhau dữ dội và khốc liệt, bất chấp tổnthất. Hàng trăm thường dân trở thành nạn nhân của những vụ đánh bom của quân đội Nga, chiến thuật dukích Hồi giáo dẫn đến tổn thất lớn cho các đơn vị Nga. Số binh lính bị thiệt mạng tăng cao. 'Trên giấy,chúng tôi là một quân đội khổng lồ, nhưng lại có rất ít đơn vị phù hợp cho các chiến dịch như vậy", Putinnói, "đó là cơn ác mộng". Cuộc tàn sát đó đã báo động các tổ chức nhân quyền và chính khách. PhươngTây chỉ trích nó như một cuộc phiêu lưu của KGB mà thậm chí sau khi Liên Xô tan rã cũng chưa chịu hiểuthế nào là những giá trị như văn minh, độc lập của các nước bên ngoài khuôn khổ khối cộng sản cũ.Ở nước Nga, ngược lại, sự nổi tiếng của chính khách ít được biết đến trước đó, VladimirVladimirovich Putin với việc thể hiện quan điểm cứng rắn của ông, lại tăng nhanh, trong đó nhờ nhữngphát biểu khiến người ta nhớ như lời hứa "nhận nước" bọn khủng bố khắp nơi, "thậm chí là vào bồn cầu"(119). Vladimir Putin cố giải thích tại sao ông hành động như thế mà không là cách khác, và tìm cách hợptác với Hoa Kỳ. Trong bài báo đăng tháng 11-1999 trên tờ New York Times dưới nhan đề: "Vì sao chúngta phải hành động?", Thủ tướng mới viết: "Chúng tôi đánh giá cao quan hệ với Hoa Kỳ, và quan điểm củaHoa Kỳ quan trọng với chúng tôi. Vì thế, cho phép tôi giải thích hành động của mình. Hãy tạm quên trongmột phút những tin tức bi thảm từ Kavkaz và hãy nghĩ gì đó hòa bình. Những con người bình thường ởNew York hay Washington đang ngủ trong nhà mình. Bỗng nhiên, những tiếng nổ vang lên, hàng trăm ngườichết ngay trong khu mình sống, trong khu phố Watergate ở Washington hay West Side ở Manhattan. Hàngnghìn người bị thương, vô số người tàn phế. Đầu tiên, cơn hoảng loạn chỉ ngự trị trong các vùng xungquanh, sau đó lan ra toàn đất nước". Mô tả kịch bản giả định này, ông tiếp tục: "Người Nga không cầnphải tưởng tượng tình huống này. Hơn 300 người ở Moskva và các thành phố khác đã bị tấn công bởi cúđánh chết người này: bọn khủng bố đặt chất nổ dưới năm tòa chung cư và phá hủy chúng" (120).Không đầy hai năm sau, hình ảnh khủng khiếp này đã biến thành sự thực: những kẻ khủng bố Hồi giáođã thực hiện vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, và Hoa Kỳ cùng với các đồngminh đã tiến hành cuộc chiến chống khủng bố toàn thế giới, kéo dài tới tận ngày nay và đã gây ra cái chếtcủa hàng chục ngàn sinh mạng. Không lâu trước đó, để tăng mức ủng hộ mình, các đối thủ của Putin bắtđầu phổ biến ở phương Tây giả thiết rằng chỉ thị tiến hành khủng bố ở Moskva dường như do Thủ tướngban hành (121). Nhưng họ không trình ra được những bằng chứng quan trọng để thuyết phục. Từ lúc đó(nếu không sớm hơn), họ bắt đầu tiến trình bôi xấu Vladimir Vladimirovich Putin.Đối với Boris Berezovsky, quyết định có lợi cho ứng viên Vladimir Putin - không là gì khác hơn việctiếp tục logic của mô hình kinh doanh đã được chứng minh. Ông cùng với Roman Abramovich, đến lúc đócũng đã trở thành "người của ta" ở Kremlin, cơ cấu một tổ chức kiểu như "đảng lựa chọn tổng thống" dướitên gọi Đảng Nước Nga thống nhất để tham gia tranh cử quốc hội không lâu trước khi thay đổi đội canhgác vào tháng 12. Chủ tịch đảng không cần phải tìm kiếm lâu: chức vụ đó được giao cho Sergey Shoigu,người bạn của Putin. Bản thân Thủ tướng, là ứng viên tổng thống, không muốn chính thức đồng nhất mìnhvới một đảng phái nào để phòng khi "Nước Nga thống nhất gặp thất bại. Mục tiêu duy nhất của đảng này -thành lập để làm chỗ dựa cho Putin trong Quốc hội (122).Công thức cũ của việc phân công trách nhiệm đã chứng tỏ hiệu quả ngay cả trong lần này. Trong điềukiện quen thuộc của mình, Boris Berezovsky đã một lần nữa, cũng giống như trước cuộc bầu cử cuối cùngcủa Yeltsin, đưa đế chế truyền thông của mình vào hoạt động, bảo đảm công tác truyền thông cho ứng viênbên mình và làm mất uy tín các đối thủ chính trị ở phái cộng sản.Những nhà tài phiệt còn lại thì đóng góp chi phí từ quỹ của mình cho kế hoạch của các thành viên câulạc bộ tinh hoa. Abramovich không chỉ chi tiền, ông ta còn nhờ cha đỡ đầu vốn đã tiếp cận được giớichóp bu quyền lực, củng cố quan hệ với con gái Yeltsin là Tachiana và giờ đây đã gần hơn với Putin. Haingười đàn ông ném cho nhau những cái nhìn thẩm định và cảm thấy thông cảm nhau. Putin cần Abramovichtrong cuộc chiến sắp tới với các nhà tài phiệt. Nhà lãnh đạo chính trị tương lai đánh giá cao phong tháihành xử dè dặt của nhà lãnh đạo kinh tế tương lai. Nhà tỉ phú trẻ, khác với những nhà tài phiệt còn lại, mặcdù có thể ở nhà, anh ta cư xử như một "nouveau riche" [nhà giàu mới] và không cho phép mình thể hiệnthái quá, nhưng ở Nga, anh ta thể hiện rõ hình ảnh một người khai phá thương trường tỉnh táo và đứng đắn.Với những trò lố lăng ở mức độ cao nhất, anh ta chỉ cho phép mình khi ở nước ngoài.Berevovsky khoan ái quan sát diễn tiến sự kiện, hơn thế nữa, tiền chi cho "nóc nhà" vẫn đều đặn rótvào tài khoản của ông ta như trước. "Tôi xem cậu ta như người mình đỡ đầu từ thế hệ trẻ hơn. Cả haichúng tôi đều có lợi, nếu cậu ta giữ được những mối quan hệ tốt đẹp với thế hệ tiếp theo của vòng thân cậnnhất 'gia đình' Yeltsin", Berezovsky nói (123). Ông không thể nào tưởng tượng rằng vì sự thay đổi thế hệnày mà chẳng bao lâu sau, ông sẽ phải rời khỏi con tàu.Đảng Nước Nga thống nhất - là bất ngờ chính tại cuộc bầu cử tháng 12-1999. Nó nhận được 23%phiếu và ngay lập tức xếp thứ hai sau những người cộng sản. Cuối tháng 12, ngay đêm giao thừa, Yeltsintừ chức và bổ nhiệm Putin làm quyền tổng thống. Vài tháng sau, Putin thắng trong cuộc bầu cử tổng thống,tự tin đánh bại ứng viên cố định của Đảng Cộng sản là Gennady Zyuganov.Chechnya chỉ là một trong số nhiều mặt trận khi đó. Nhiệm vụ chính trên chiến trường chính trị ở nhà -đó là giải quyết hoàn toàn chính xác vấn đề liệu Kremlin có lấy lại được quy chế của một trung tâm quyềnlực chính trị độc lập, hay vẫn là trung tâm điều khiển dưới sự kiểm soát của các nhà tài phiệt. Đây sẽ làcuộc đối đầu có tính quyết định trong sự nghiệp của Vladimir Putin. Con người với "tâm thế phục tùng"trong những tháng tới sẽ chính thức chỉ cho những ai đã đưa ông lên chức vụ này thấy rõ đâu là biên giớiảnh hưởng của họ, và thử đặt ra luật chơi khác."Đất nước tan rã từ bên trong. Rõ ràng cần phải hành động, thậm chí với hiểm họa thất bại. Từ phíakhác, chúng tôi chẳng còn gì để mất", Putin nhìn lại phía sau và mô tả tình huống xuất phát của mình. "Vìthế, tôi bắt tay vào việc".Những vấn đề và động cơTrong cương vị quyền tổng thống, Vladimir Putin đã hành động một cách chiến thuật, dần thay đổingười ở các vị trí chủ chốt. Từ góc nhìn của ông, điện Kremlin ngay từ đầu đã giống như mê cung hơn làtrung tâm quyền lực, và chính điều đó đã giải thích chiến thuật của ông. Ông bắt đầu hạ thấp ảnh hưởng"gia đình" Yeltsin. Con gái Yeltsin - Tachiana - và Valentin Yumashev rời khỏi chính quyền tổng thống vàđược thay bằng người của Putin. Một mặt, Tổng thống giữ khoảng cách với những ông trùm kinh tế, mặtkhác, ông hiểu rất rõ mình không có lựa chọn. Vấn đề của ông tiêu biểu cho tất cả những ai bất ngờ bay lêncác chức vụ cao: để sống sót, phải biết giữ cân bằng. Công thức được Putin ứng dụng ngay cả hôm nay -đó là kết hợp sự gắn bó với trách nhiệm. Ông phải tìm tới sự giúp đỡ của những người ông tin tưởng. Theoquy luật, đó là những người gần với môi trường của ông, những người quen cũ ở nơi làm việc trong chínhquyền Saint Petersburg hay trong giới tình báo. Những ứng viên khả dĩ khác vào các chức vụ này, sở hữuđủ trình độ, đang làm việc với mức lương chóng mặt trong thế giới tài phiệt, và họ có những hình dunghoàn toàn khác về cuộc sống. Bản tuyên ngôn tư bản của thế hệ này trong hình thái châm ngôn đã đượcMikhail Khodorkovsky đưa ra trong cuốn sách xuất bản năm 1992: Con người và đồng rúp: "La bàn củachúng tôi - lợi nhuận" - lời hiệu triệu chiến đấu đã vang lên như thế. "Thần tượng của chúng tôi - ĐứcHoàng đế tài chính Vốn" (124). Và tất cả là thế, bất chấp tổn thất.Sergey Ivanov là một trong những người được Putin bổ nhiệm vào chức vụ khi vẫn còn ở ghế Giámđốc FSB, để bên cạnh ông trong ban lãnh đạo cao cấp có một người tin cậy. Hiện nay, ông này lãnh đạochính quyền tổng thống và là một trong những chính khách ảnh hưởng nhất đất nước, cả hai đều quê ở SaintPetersburg, đều từ những gia đình không giàu có, quen biết nhau từ khi bắt đầu học ở bộ phận tình báo đốingoại. "Bộ phận này là khả năng duy nhất, ngoại trừ ngành ngoại giao, ra được nước ngoài, nơi có thể cảmthấy mình là một người tự do, độc lập", người cựu điệp viên giải thích sự lựa chọn ngành nghề của mìnhnhiều năm trước. "Bộ Ngoại giao không đặc biệt hấp dẫn chúng tôi. Ưu thế của ngành này là ở chỗ, chúngtôi ngay từ những năm đó đã thấy những gì rất khác với Liên Xô. Ngoài ra, tôi đứng đầu một mạng lướiđiệp viên. Chúng tôi thường xuyên phân tích, so sánh hệ thống văn hóa, kinh tế, chính trị phương Tây làmviệc thế nào và những gì không làm được ở đất nước chúng tôi".Cũng như Putin, Ivanov có một thời gian dài sống ở nước ngoài, hơn thế lại là phương Tây, ởHelsinki, London và châu Phi. Ông không phải là chiến hữu duy nhất của Putin trong giới tình báo. Cáccán bộ Putin nhận vào làm việc cho mình là sự kết hợp giữa sự tự nhận thức của giới tinh hoa và cảm giácsứ mệnh cá nhân. Còn một nguyên nhân nữa cho sự lựa chọn nhân viên này - đó là không có lựa chọn: vàolúc đó, sự hỗn loạn của Nga một lần nữa đạt đến một trong những đỉnh điểm.Hiện nay, Sergey Ivanov gặp vấn đề về việc tự do đi lại. Từ tháng 4-2014, vì cuộc xung đột Ukraine,ông nằm trong danh sách "persona non grata" [nhà ngoại giao không được nước sở tại chấp nhận], bị cấmvào EU và Hoa Kỳ (125). Khi đó, ông không thể tưởng tượng nổi vấn đề này. Putin bổ nhiệm ông vàochức vụ người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia hùng mạnh, Bộ trưởng Quốc phòng và Phó Thủtướng. "Khi đó, nhiệm vụ chúng tôi là làm đất nước - một lần nữa - điều khiển được", Ivanov đã mô tảđộng lực chung của đội ngũ Putin ở thời điểm chuyển giao thế kỷ. "Chúng tôi đã đứng xòe tay và chỉ đợixem IMF có cho tiền chúng tôi hay không. Liệu chúng tôi có thể trả lương cho công chức, bác sĩ và thợ mỏhay không. Chúng tôi cần một trật tự xã hội cơ bản, chứ không phải chính quyền KGB khát máu và khôngphải kỷ luật công an. Cái chính là khả năng quản lý và độ tin cậy trong cuộc đối đầu chính trị".Mọi thứ còn lại đều được thực hiện bằng cách thử và sai. Cán cân quyền lực thay đổi. Những quyếtđịnh có tính nguyên tắc của Tổng thống không thể dễ dàng hủy bỏ chỉ bằng một cú điện thoại đến điệnKremlin nữa. "Cha đỡ đầu" Boris Berezovsky thấy phiền nhiễu vì sự cứng rắn liên quan tới Chechnya.Chiến tranh đe dọa những lợi ích của ông ta. Theo giả định của New York Times, ông ta có quan hệ tốt vớinhững kẻ ly khai bởi họ có ích cho ông trong quan hệ chính trị lẫn cá nhân. Chính tờ New York Times nàynăm 2000 đã giải thích sự bực tức ngày càng tăng giữa người bảo trợ và người tuy được bảo trợ nhưngngày càng chọn những con đường riêng của mình (126). Nỗ lực của Berezovsky nhằm thuyết phục lại Putinđã gặp thất bại."Ông ta không hiểu Putin thật sự là ai", Sergey Stepashin, người tiền nhiệm của Putin trong chức thủtướng, đã lý giải nguyên nhân thất vọng của Berezovsky. "Khi đó tôi vừa từ chức đã chuyển sang Duma,và ông ta luôn nói với mọi người là chính ông đã làm cho Vladimir thành người như hiện tại. Nhưng ngaycả Mephistophel* cũng có thể sai lầm (127)". Và không chỉ một mình ông ta mắc sai lầm trong tính toán.Tổng thống đã củng cố quyền lực của mình, dựa vào hệ thống thuế mới, sau đó quyết định thay đổi cơcấu hành chính và kiểm soát các thống đốc từ Kremlin để củng cố chính quyền trung ương. Nhiều trong sốhơn 80 các lãnh chúa địa phương thời Yeltsin đã làm giàu đáng kể bằng tiền nhà nước, tự động bán khoángsản quý với giá rẻ mạt. Quốc hội thông qua luật với đa số phiếu. Đối với Boris Berezovsky, đó lại là mộtthất bại nữa. Hệ thống các mối quan hệ mà ông ta lập ra nhiều năm qua dần dần bị thu hẹp và bắt đầu tanrã. Ông chuyển sang tấn công đáp trả. Trong một thư ngỏ công bố trên tất cả các tờ báo lớn thủ đô, ôngviết luật mới là "sự vi phạm dân chủ" (128). Ông thầy truyền thông chính trị áp dụng vũ khí thử nghiệm:các kênh truyền hình và báo chí thuộc nhà tài phiệt cùng nhắm mục tiêu đến Tổng thống. Không khí trở nênkhắc nghiệt. Bắt đầu kết thúc chính trị của nhà đại điều khiển rối Berezovsky.Chương trình và thực dụngVài tháng trước lễ nhậm chức chính thức của Putin, nhóm chuyên gia của Trung tâm các Kế hoạchChiến lược Moskva đã làm việc với nhiều quan điểm, xem xét các kịch bản cho sự phát triển tồi tệ nhấtcủa kinh tế Nga và những lối thoát có thể, nỗ lực hình thành một chiến lược phát triển mới cho những nămtới. Đội ngũ của Putin trẻ (từ 30 đến 40 tuổi) và không đông. Họ không phải là những nhà quản lý hàng đầuphục vụ các nhà tài phiệt đang thiết lập thanh điệu cho nền kinh tế, mà từ thế hệ mới với những nhà kinh tếgieo hy vọng, không có liên hệ với mô hình kế hoạch cũ của nền kinh tế quốc dân. Tất cả họ sẽ tạo dựngnên sự nghiệp ngoạn mục.Kế hoạch tương lai do German Oskarovich Gref người gốc Đức phác thảo. Trong vòng bảy năm tới,ông sẽ giữ chức Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Thương mại Nga. Còn hiện nay, ông là Chủ tịch Hội đồngQuản trị Sberbank, ngân hàng lớn nhất Nga và lớn thứ tư ở châu Âu. Gref nằm trong Hội đồng Quản trịcủa nhiều công ty lớn của Nga và quen biết Putin từ khi còn làm việc trong chính quyền Thành phố SaintPetersburg, nơi ông cũng phụ trách khối tài sản thành phố.Aleksey Kudrin, được bổ nhiệm chức Bộ trưởng Tài chính cũng là một người quen tin cậy của Putin từthời đó, khi ông phụ trách kinh tế và tài chính ở thành phố bên sông Neva và thuộc về cánh các nhà kinh tếtự do. Đồng tác giả thứ ba của chương trình không tham gia vào nhóm nam Petersburg: hiện bà họp trongtòa nhà được cải tạo lại ở địa chỉ phố Neglinnaya, số 26 với tấm biển "Ngân hàng Nga" ở mặt tiền. Từnăm 2013, Elvira Nabiullina lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nga và thực hiện việc giám sát đồng tiềncũng như các định chế tài chính. Bà là người Ufa, thủ phủ của Bashkiriya. Vladimir Putin chọn người phụnữ duy nhất này vào vị trí then chốt từ 15 ứng viên. Khi chọn, ông luôn tuân theo những nguyên tắc có thểgọi là "thăng tiến theo mức tăng của lòng tin". Con đường lên đỉnh cao kéo dài, nhưng theo quy luật, việchạ chức cũng diễn ra chậm như thế. Putin không vội vã từ bỏ người của mình. Ông đã nhiều năm quan sátNabiullina, từ năm 2003 khi bà lần đầu tiên tham gia Hội đồng Bộ trưởng với chức vụ thứ trưởng pháttriển kinh tế. Khi đó, ông lần thứ hai trở thành thủ tướng, và để bà ở lại vị trí Bộ Phát triển Kinh tế, và khiông lần nữa được bầu vào chức tổng thống, ông tín nhiệm giao bà lãnh đạo Ngân hàng Trung ương. Đểchắc chắn, ông bổ nhiệm người tiền nhiệm của bà làm cố vấn."Khi chúng tôi mới bắt đầu, có bốn trung tâm quyền lực tồn tại", Kudrin đã mô tả như thế về mốitương quan lực lượng thiếu quân bình vào đầu kỷ nguyên Putin. "Chính quyền tổng thống, Văn phòng Thủtướng Chính phủ, khối các nhà cải cách quanh tôi và Gref trong Hội đồng Bộ trưởng, và giới an ninh.Ngoài ra, còn một nhóm các bằng hữu riêng của Putin, chủ yếu là người Petersburg mà ảnh hưởng của họsuy yếu dần theo thời gian". Thủ tướng đầu tiên của Putin, Mikhail Kasyanov, giữ chức vụ này từ tháng 5-2000 đến tháng 2-2004. Đó cũng là một người quen thân của Berezovsky. "Ông ta là kết quả của một hợpđồng chính trị mà việc ký kết nó có 'gia đình' tham gia ngay từ khi xác định các điều kiện của nhiệm kỳtổng thống tiếp theo. Nhưng tất cả chúng tôi đều lạc quan" (129).Những mâu thuẫn và thất vọng trong nhóm cầm quyền nhanh chóng bộc lộ và được giải quyết bằngnhững phương pháp cứng nhắc - trong chính phủ cũng như bên ngoài khuôn khổ của nó. Thủ tướng chorằng các cải cách diễn ra quá nhanh. Chính phủ chia rẽ. Putin tìm sự cân bằng giữa các phe phái, tùy cơứng biến, tăng cường các nhà cải cách, xoa dịu những người bảo thủ, cố không để vuột sự kiểm soát vàgiữ lại cho mình quyền đưa ra các quyết định độc lập. Cuối cùng, mọi việc tiến đến chỗ trao đổi công khaicác nắm đấm giữa Thủ tướng Kasyanov và German Gref, người chịu trách nhiệm về kinh tế. Kasyanovtriệu tập cuộc họp Bộ Phát triển Kinh tế, quy tụ tất cả các ban bệ và công khai tấn công Gref."Đó là sự chỉ trích gay gắt của Bộ trưởng Phát triển Kinh tế, được cố tình dàn dựng bởi tất cả các cấpdưới của ông ta, khoảng gần 300 người", Kudrin nhớ lại sự sỉ nhục công khai đó. Sau đó, Gref lấy phépnghỉ ốm vài tuần và muốn từ chức. "Kasyanov cho rằng chương trình của chúng tôi quá tham vọng, và,ngoài ra, ông ta không thích vì không có ông ta tham gia".Putin khuyên can Gref đừng từ chức và bày tỏ sự ủng hộ chính trị với ông ta. Tổng thống có đượcnguyên cớ chờ đợi lâu nay để thay Kasyanov, người gắn với đội ngũ Yeltsin cũ, bằng một người mới.Không lâu trước đó, ông đã bổ nhiệm thêm một người quen Petersburg, luật gia Dmitry Medvedev làmngười đứng đầu chính quyền tổng thống hùng mạnh. Thủ tướng mới Mikhail Fradkov trước đó từng là Bộtrưởng Ngoại thương Nga, sau đó Putin bắt đầu bổ nhiệm ông vào chức lãnh đạo cảnh sát thuế, rồi vàochức đại diện đặc mệnh toàn quyền Nga ở EU. Ba năm sau ông trở thành người đứng đầu Cục Tình báonước ngoài (SVR)."Quyết định bổ nhiệm Fradkov vào chức thủ tướng được Putin tự đưa ra", Aleksey Kudrin phát biểunhư thế về chính sách nhân sự của Tổng thống. "Nó được tạo điều kiện bởi ba nguyên nhân. Thứ nhất - cácbạn bè ông trong KGB cũng đề nghị như thế. Thứ hai: Fradkov trước đó đã phụ trách về các quan hệ ngoạithương, làm việc ở nước ngoài rất nhiều, và tất cả xuất phát từ việc ông am hiểu kinh tế. Tôi cũng nghĩ,ông có những quan điểm hiện đại và ông là người tiến bộ nhất trong số những cán bộ cũ. Và thứ ba, Putincần một người có thể chia sẻ ý kiến với ông. Cả hai thủ tướng, Fradkov và người tiền nhiệm ông ta, Putinluôn phải thúc đẩy để họ thay đổi gì đó. Những đề nghị của các bộ trưởng nằm đọng ở chỗ họ vĩnh viễn".Văn kiện đã nhắc ở trên, do Gref và các nhà cải cách khác thảo ra với tư cách chương trình của Chínhphủ Putin, mang tên "Nước Nga tại thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ" và tổng kết hoàn toàn không thiênvị kết quả của những năm trước. "Kinh nghiệm thập niên 1990 đã chứng minh hùng hồn rằng: không thể đạtđược việc đổi mới đất nước thành công mà không đi kèm với những phí tổn quá mức bằng việc làm đơngiản là đưa vào đất Nga những mô hình và cơ cấu trừu tượng tìm kiếm từ sách giáo khoa nước ngoài. Việcsao chép máy móc kinh nghiệm của các quốc gia khác cũng không dẫn đến thành công. Mỗi đất nước, kểcả nước Nga, có nhiệm vụ tìm kiếm con đường cách tân của riêng mình. (...). Chúng ta đang ở giai đoạnmà thậm chí mỗi chính sách xã hội, kinh tế đúng đắn nhất khi đưa vào cuộc sống cũng gặp trục trặc do sựyếu kém của chính quyền nhà nước, của các cơ quan quản lý" (130).Điều đó thực tế có nghĩa là gì, Vladimir Putin giải thích cho giới tinh hoa kinh tế dự họp vào ngày hèấm áp tháng 7-2000, khi triệu tập tầng lớp trên của cộng đồng các nhà tài phiệt tham gia cuộc thảo luận tạiđiện Kremlin và chuẩn bị cho trận chiến. Ông dạy họ một bài học đặc biệt. Các đại diện doanh nghiệp đãlo lắng từ trước đó. Ngay sau bầu cử chủ nhân mới điện Kremlin đã đưa ra nhận xét gây ồn ào. VladimirVladimirovich công khai tuyên bố rằng thời của giới tài phiệt đã qua và cuộc đấu tranh chống tội phạm -đó cũng là cuộc đấu tranh chống tham nhũng (131).Thông điệp của ông cho giới tài phiệt, đó là lời tuyên chiến dù không phải tất cả phát biểu của ông đềuduy trì trong giọng điệu châm biếm cay độc như lúc đầu. "Chính các ngài đã hình thành quốc gia này quanhững cơ cấu các ngài kiểm soát, vì thế không nên đổ lỗi cho tấm gương. Cần thảo luận xem nên làm gì đểcác mối quan hệ trở nên dân chủ, hoàn toàn văn minh và minh bạch" (132).Các đối thủ kinh tế nặng cân phải đưa ra quyết định: hoặc tham gia chính trị, hoặc làm kinh doanh. Họphải chấm dứt sự thao túng của mình trong các hành lang quyền lực, thêm vào đó, họ phải đóng thuế. Đókhông phải là những lời đe dọa rỗng tuếch. Không phải ngày đầu tiên mà tất cả các cuộc bàn luận trongcác giới thượng lưu của xã hội lại xoay quanh một biến cố thất thường. Không lâu trước cuộc gặp, mộttrong những người "phe ta" đã bị đưa vào trại tạm giam vì bị cáo buộc gian lận. Bị cáo, VladimirGusinsky - không đơn giản là một nhà tài phiệt nào đó mà là một trong những thành viên của câu lạc bộđộc quyền bảy triệu phú tài trợ cho cuộc tái cử của Yeltsin, mặc cho việc tất cả họ không thể chịu đựngđược nhau (133). Trong cuộc chạy đua cho chức vụ tổng thống, kênh truyền hình tư nhân NTV củaGusinsky và kênh ORT của Berezovsky đã phá hủy có hệ thống uy tín đối phương.Hiện kênh NTV dần bắt đầu chiến dịch chống lại nguyên thủ mới của quốc gia bởi những quyết địnhcủa ông ta không làm Gusinsky hài lòng. Bước vào thị trường truyền thông, chủ ngân hàng và cựu giámđốc đã theo đuổi cùng những mục tiêu như thế và cũng không tiếc tiền, như chính Berezovsky. "Điều đóđược thực hiện chỉ để có được ảnh hưởng, ảnh hưởng 100%, lên các chính khách và lên xã hội", ông ta đãmô tả như thế về động cơ và chủ đích đầu tư của mình vào lĩnh vực này trong cuộc nói chuyện với cựuphóng viên Washington Post David Hoffman (134).Cáo buộc của Vladimir Gusinsky dẫu sao cũng đã được dỡ bỏ sau đó. Thế nhưng, tuyên bố chiến tranhđã được nghe thấy. Ông trùm truyền thông vì cuộc khủng hoảng kinh tế đã nợ Gazprom và bán cho tậpđoàn năng lượng quốc gia này toàn bộ đế chế truyền thông của mình với giá 300 triệu đô la. Sau đó, khi ởnước ngoài, ông than phiền là phải đi tới quyết định này bởi những đe dọa từ phía chính quyền, bởi ngượclại, họ sẽ tiến hành những cuộc điều tra mới chống lại ông (135). Điều tra gì, ông không nói.Chiến dịch xác định khuôn khổ cho các lãnh đạo kinh tế - đó là một công việc mạo hiểm và khắcnghiệt. Nga đang ở giai đoạn tàn bạo và tham nhũng nhất của chủ nghĩa tư bản. Thật tình, Putin có quyềnlực, ông tích lũy được hàng khối thông tin về các thủ thuật tội phạm mà nhờ đó, giới tài phiệt đã kiếmđược bạc tỉ. Ông có thể huy động công tố viên và sở hữu thêm một ưu thế nữa: cộng đồng tài phiệt xácđịnh con người có mái tóc thưa này tuy làm việc hiệu quả nhưng cũng chỉ là người thừa hành nên do đó, đãkhông đánh giá ông đúng mức.Thế nhưng 30 người, ngồi sau bàn, bắt đầu trao đổi ý kiến. Thực tiễn đang có lợi cho họ. Các nhà tàiphiệt vẫn như trước, có ảnh hưởng và tiền tỉ, trong tài sản của họ có những doanh nghiệp quan trọng nhấtcho nền kinh tế Nga, còn các nhà quản trị của họ thì sở hữu những kiến thức kinh tế cần thiết. Họ sẽ tự bảovệ. Vladimir Putin biết rằng phát triển kinh tế chỉ chịu sự quản lý đến một mức độ nào đó, còn việc chấmdứt phân chia lại tài sản, mà đến thời điểm ấy đã diễn ra nhiều năm, đòi hỏi một cuộc chiến khắc nghiệt.Quốc gia đã phá sản, cần tiền gấp, và nó hầu như không có chuyên gia. Các nhà tài phiệt có thể hành động,bỏ qua yêu cầu của Tổng thống, và họ đang thử làm điều đó. Vị thế khởi điểm của tổng thống tương đốiyếu.Vì vậy, ông chuẩn bị cho những thành viên cuộc họp một thỏa hiệp hấp dẫn - một hợp đồng mà họ khókhước từ. Nếu các doanh nhân tiếp nhận đề nghị này và chấm dứt sử dụng nhà nước như cửa hàng tư nhânbảo đảm lợi ích riêng của họ, họ sẽ được phép giữ lại các công ty mà họ đã chiếm được bằng con đườngphạm pháp. Bằng những điều kiện đó, nhà nước đang đề nghị hòa bình với giới tài phiệt."Không nghi ngờ gì, vào những năm này đã có nhiều sự bất công. Nhưng chúng tôi, tiếc thay, đã đitheo con đường này và trong nhiều trường hợp, sẽ tốt hơn nếu để mọi thứ như nó đang hiện có thay vì bắtđầu tất cả lại lần nữa", Vladimir Putin mô tả chiến lược của mình vào đầu nhiệm kỳ thứ nhất, rồi sau đónhún vai, "dĩ nhiên, đó là đánh giá thực tế tương quan lực lượng cần thiết để có thể thay đổi điều gì đó nóichung, mà chúng tôi nhất định là muốn thay đổi tình hình mình đang lâm vào".Ngay sau đó, trong cuộc bàn luận với phóng viên tờ New York Times, Khodorkovsky đã diễn giải cuộcgặp này từ quan điểm của giới tài phiệt: "Ông ta khẳng định với chúng tôi rằng kết quả của tư hữu hóa sẽkhông bị xét lại, rằng một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà nước sẽ là tiếp tục phát triển kinh tếNga" (136). Xây dựng đế chế dầu hỏa Yukos dựa trên việc sở hữu một cách đáng ngờ tài sản nhà nước,Khodorkovsky đã thực hiện một trong những hợp đồng có lợi nhất trong những năm qua. Ông ta không phổbiến những điều kiện của thỏa thuận, thêm vào đó, ông cũng chẳng quá mong muốn chơi theo luật đã côngbố. Những người còn lại cũng phản ứng thận trọng, và chờ. Tâm trạng chung là giới làm ăn đã nghe lời kêugọi của Tổng thống và sẽ tuân thủ pháp luật, nếu nhà nước không sờ đến tài sản mới sở hữu của họ. Cuộcchiến chỉ vừa mới bắt đầu. Những người có mặt nhận thấy Boris Berezovsky, Roman Abramovich vàVladimir Gusinsky không được điện Kremlin mời. Những thành viên cuộc gặp thảo luận nguyên nhânquyết định này và hợp đồng có thể giấu sau đó, vì thế sự hiện diện của những người ấy tại cuộc gặp đượccảm nhận rất rõ mặc dù về thực thể, họ không có ở đó (mà có thể, chính vì thế). Các báo viết, Sibneft đãtrả chỉ 1/3 số tiền thuế vào ngân quỹ quốc gia cho một công ty tầm vóc như thế (137).Trước đó Putin, Gref và Kudrin nhiều tuần liên tục tranh cãi về các phương thức bổ sung vào ngân quỹquốc gia đang trống rỗng. Gref và Kudrin muốn gặp các doanh nhân. Đề nghị của Bộ trưởng Tài chính rấtđơn giản nhưng cũng triệt để: bởi vì theo nguyên tắc, các công ty luôn tránh nộp bất cứ loại thuế nào, nêntrong tương lai, họ sẽ được đề nghị chỉ nộp 13% thuế. Điều đó, theo ý của Gref, sẽ đủ để giải quyết nợlương hưu và trả lương cho khu vực công. Sau đó sẽ tính xem làm gì tiếp theo. Thế nhưng những khoảnthuế được giảm này phải được thu một cách hết sức nghiêm khắc, không một ngoại lệ nào (138).German Gref nhớ lại, đề nghị của ông đã được tiếp nhận hoài nghi ra sao. "Putin hỏi: 'Ông tin chắc làviệc giảm thuế sẽ không làm giảm thu nhập quốc gia không?'. Tôi nói: 'Đúng'. Ông ấy tiếp tục: 'Còn nếuông sai?'. Tôi đáp: 'Khi đó, tôi sẽ từ chức'. Putin nhận xét khô khan: Vậy điều đó giúp gì cho ngân sách?Việc từ chức chính trị của ông đâu làm giảm tổn thất'".Bộ Tài chính thành lập một bộ phận riêng phụ trách về những tập đoàn lớn và năm 2000, lần đầu tiêngởi thanh tra về các địa phương để kiểm soát việc nộp thuế. Việc trốn thuế không còn được xem là viphạm nhỏ có thể tha thứ nữa. Một luật mới thông qua, tăng sức ép và ngăn chặn tình trạng vô chính phủtrước đây trong lĩnh vực này. "Bây giờ, tôi cần đưa vào cuộc sống kế hoạch riêng của mình", Kudrin, Bộtrưởng Tài chính khi đó viết. "Chúng tôi bắt đầu trả lương cho quân nhân, bác sĩ, thầy cô giáo cũng nhưcác khoản tiền hưu còn nợ đến khi đó, và chúng tôi đã có thể làm điều đó thường xuyên, đồng thời bắt đầuthu thuế". Việc che giấu nợ thuế giờ đây, bắt đầu từ một số tiền nhất định, trở thành tội hình sự và có thể bịkết án phạt số tiền lớn hoặc án tù. Nhờ những quy định mới trong kế toán, việc rút tiền triệu ra khỏi ngânquỹ công ty và chuyển tiền mặt bí mật hay công khai là rất khó. Việc trả tiền cho "nóc nhà" như trước,bằng tiền mặt, cũng trở nên rủi ro.Các kiểm soát viên viếng thăm Sibneft của Abramovich và nghiên cứu cách thức sáng tạo của ông tatrong việc kế toán. Chi phí chính trị gia tăng - trong tất cả các quan hệ. Boris Berezovsky không hiểu tạisao ảnh hưởng của ông ta lên Putin lại trở nên giảm sút. Kênh truyền hình ORT của ông ta tăng cường tấncông lãnh đạo chính phủ, áp dụng những biện pháp so sánh dọa dẫm như với nền độc tài cộng sản nhữngnăm quá khứ. Berezovsky chờ đợi ở người lãnh đạo đất nước nhiều hơn lòng biết ơn, bởi ông ta xemngười đó như tay sai của mình.15CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀNTHÔNG ĐẠI CHÚNGTHẢM HỌA "KURSK" VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓTrung Úy thuyền trưởng Dmitri Kolesnhikov còn ít thời gian để viết nguệch ngoạc lên giấy vài dòngvĩnh biệt. Trong tàu ngầm K-141 "Kursk" nằm ở đáy biển Barents ở độ sâu 108 mét, không khí đang cạndần. Ông ghi lại chính xác thời gian và đặt nó cạnh ngày tháng. Ngày 12 tháng 8 năm 2000 - ngày đen tốitrong lịch sử hải quân Nga. Thời gian: 15.45. "Quá tối để viết nên tôi thử viết mò. Cơ hội, dường như,không còn, 10 đến 20%. Chúng tôi hy vọng có ai đó sẽ đọc được. Ở đây có danh sách nhân sự các khoang,một số nằm ở khoang số 9 và đang cố thoát ra ngoài". Viên sĩ quan hải quân bổ sung vào đó mấy từ:"Chào tất cả" rồi viết thêm: "Đừng tuyệt vọng". Đó có thể là lời cổ vũ chính mình (139).Vài tháng sau, mẩu giấy này cùng với thi thể 118 thủy thủ đã được đưa lên từ con tàu đắm mà lúctrước, nó từng là một trong những tàu ngầm nguyên tử hiện đại nhất và lớn nhất của hạm đội Nga. Nguyênnhân chính thức của thảm họa, được nêu ra trong báo cáo điều tra - là trục trặc khi phóng ngư lôi. Sau haitiếng nổ trên tàu, tai nạn "Kursk" đã trở thành đòn đánh chí mạng vào hình ảnh tổng thống. Putin vừa mớitới Sochi để nghỉ ngơi bên Biển Đen, và đã đánh giá thấp một cách không thể tha thứ quy mô thảm họa.Buổi tối, Bộ trưởng Quốc phòng Igor Sergeyev gọi cho ông thông báo Kursk "đã mất liên lạc" nhưng tìnhhình dường như vẫn trong vòng kiểm soát (140). Trên thực tế, kiểm soát cũng đã mất, và ban lãnh đạo hảiquân hoàn toàn không đối phó được với tình huống.Các Đô đốc cố giấu quy mô thảm họa, im lặng trước người thân của các thủy thủ và từ chối sự giúp đỡcủa nước ngoài vì sợ gián điệp. Putin tiếp tục lướt sóng và phơi nắng. Chỉ đến khi cú điện thoại của Tổngthống Hoa Kỳ Bill Clinton nhất mực gặng hỏi về thảm họa Kursk, mới kéo ông ra khỏi bài ca điền viênnày. Hơn một tuần sau tai nạn, khi bi kịch quốc gia đã biến thành scandal quốc tế, ông mới đến căn cứ hảiquân trên biển Barents. Ở đó, người thân của các thủy thủ đang đợi ông, những người trong tình trạng mùmịt thông tin, không phải ngày đầu tiên, tức giận và tuyệt vọng. Họ lớn tiếng chỉ trích ông, hỏi tại sao đếngiờ ông mới tới. Không ai nói với ông rằng không còn gì để hy vọng.Đối với Vladimir Putin, đó là kịch bản tồi tệ nhất. Các kênh truyền hình chiếu vị tổng thống bất lựctrong complê đen, trên gương mặt ông là sự pha trộn giữa xấu hổ, bàng hoàng và giận dữ. Giận dữ khôngkém, với chính mình và với những ai đã đưa ông vào tình thế đó. Không phải ông không biết phát biểutrước ống kính. Ông có thể đóng gần như bất cứ vai trò nào. Nhưng giờ đây, ở vai trò tổng thống, mà từgóc nhìn của những người thân các thủy thủ, và không chỉ mỗi mình họ, Tổng thống đã không xoay xở đượcvới nhiệm vụ của mình.Ông biết điều đó, và về mặt cảm xúc chỉ có thể bày tỏ sự ngỡ ngàng. "Tôi không thể tưởng tượng", ôngnói, nhợt nhạt và bối rối, từ chiếc ghế nhỏ trong hội trường Nhà sĩ quan của căn cứ hạm đội Vidiayevo,"rằng đất nước, quân đội và hạm đội lại trong tình cảnh thế này" (141).Chỉ vào lúc đó, ông mới hiểu tận tường trên thực tế, tình hình xấu như thế nào ở nước Nga. "Tất cảphương tiện đã bị phá hủy. Không còn một chút gì", ông nói - như với chính mình hơn là với người thâncủa lính thủy. Người ta ngắt lời ông. Mọi người muốn nói, không muốn nghe. Ông lắng nghe, một lần nữagiải thích bằng những lời khác, rằng không thể làm gì, và nói với họ, tình hình là vô vọng. "Thâm nhậptàu", ông nói, "hôm nay là không thể. Nếu có thể, chính tôi đã leo vào đó". Đã 11 ngày kể từ lúc xảy rathảm họa. Thủy thủ đoàn đã chết chỉ vài giờ sau khi thuyền chìm xuống đáy.Ngược lại, Berezovsky đã trải qua những giờ phút hoàng đạo của mình như một nhà truyền thông.Kênh truyền hình quốc gia ORT mà ông ta lèo lái, đã lắp ghép các khung hình cú va chạm cảm xúc củangười thân thủy thủ với Putin bất lực xen lẫn với hình ảnh nghỉ ngơi vô tư của ông ở Sochi, để chỉ ra Tổngthống như một người vô công rồi nghề bất tài và khinh suất, người không những không biết tôn trọng cảmxúc của người khác lại còn không nắm được tình hình. Chính Putin đã sợ điều đó và từng cảnh báo các ôngtrùm truyền thông để không xảy ra những điều như thế.Cả hai cuộc gặp mà Berezovsky đến Kremlin sau thảm họa "Kursk" đã diễn ra trong không khí chẳngmấy vui vẻ. Vladimir Putin tức giận trước việc Berezovsky sử dụng mục đích cá nhân trên chính kênhtruyền hình quốc gia chứ không phải phương tiện gì khác. Sau đó, trong chuyến vận động riêng ởWashington và London nhằm bảo vệ tự do và dân chủ ở Nga, Berezovsky kể Tổng thống đã cả quyếtkhuyên ông ta bán cho mình phần của ông ta trong kênh truyền hình. Và giờ đây, ông ta đang chuẩn bị sánglập một phe đối lập xây dựng - vị giáo trưởng của chính trị Nga tuyên bố. "Hiện nay, chúng tôi vẫn cònquá nhiều người cộng sản, giờ lại còn thêm cựu nhân viên KGB, những người đang căm thù dân chủ. Đốitrọng duy nhất - đó là giai cấp tư sản mới, những người nhận định can thiệp vào chính trị không chỉ bìnhthường, mà còn là cần thiết", ông ta đã trình bày như thế trong trả lời phỏng vấn cho tờ Washington Postvề sứ mệnh của mình mà giờ đây, ông sẵn sàng nhận lãnh (142). Ông ta trình diện mình như người bảođảm cho những quyền cơ bản và tự do ở Nga, bởi Putin đã vi phạm sự cân bằng dân chủ.Khi người ta hỏi Putin về sự kiện của những ngày đó, đến tận hôm nay, ông vẫn còn phản ứng gay gắt.Không chỉ vì bi kịch của những thủy thủ tàu ngầm. "Những người chỉ trích chúng tôi thường dẫn lại nhữngnăm 1990 và thán phục nền dân chủ chân chính và tự do báo chí. Tự do báo chí nào? Cho ai? Cho một vàiliên minh tội phạm. Tôi cho rằng những gì họ làm chỉ làm mất uy tín khái niệm nền tảng của dân chủ và tựdo báo chí".Điên cuồng và thực tếMười năm sau, trên tầng ba tòa nhà Tòa án Tối cao ở London, dù khó khăn, Thẩm phán ElizabethGloster từng bước khôi phục lại những sự kiện lịch sử Nga và xem xét vụ án "Berezovsky chốngAbramovich": kỷ nguyên Yeltsin đã kết thúc như thế nào cùng với sự thay đổi nguyên thủ quốc gia, cácquân bài trong trò chơi quyền lực đã bị xáo trộn ra sao, những nhà hoạt động chính của kỷ nguyên tích lũyvốn đầu tiên đã bị chế ngự thế nào. Thảm họa "Kursk" cũng đóng một vai trò nào đó. Liên quan đến quanhệ với "cha đỡ đầu", Abramovich nói với nhóm các luật gia rằng năm 2000, những tưởng tượng củaBerezovsky bắt đầu khác biệt với thực tế. "Quan hệ của tôi với ngài Berezovsky cũng thay đổi sau thảmhọa 'Kursk'", Abramovich nói tại tòa. "Đến bây giờ tôi vẫn cho rằng, ông ta đã hành động không đúng khisử dụng bi kịch này để trả thù chính trị với quốc gia".Cuộc tấn công của Berezovsky vào Chính phủ trong những tuần đầu tiên sau thảm họa ngày càng khiếnnhà tỉ phú tức giận. Ông cho rằng chúng tác hại đến việc làm ăn, và sợ chúng sẽ xua đuổi các nhà đầu tưcũng như những đối tác kinh doanh tiềm năng. Đấu thủ nghiêm túc nào trên thị trường Nga cũng đều tựđộng gắn tên Abramovich và sự nghiệp chóng mặt của ông ta với cái tên của kẻ gian hùng Berezovsky.Ông ta quyết định tách mình khỏi ân sư. "Việc Berezovsky đánh mất ảnh hưởng của mình lên người kếnhiệm Yeltsin chỉ ra rằng ảnh hưởng chính trị ra đi rất nhanh chóng", Abramovich khô khan giải thích tạitòa. "Rasputin"* của nền chính trị Nga hiện đại đã là mô hình trở nên lạc hậu, thời hạn khai thác nó đã kếtthúc, thế nhưng, "Rasputin" không muốn nhận ra điều đó.Khi Tổng Công tố viện Liên bang Nga bắt đầu xem xét kỹ vụ án rối rắm này của "ngài Berezovsky",ông ta lên kế hoạch chuồn sang Anh và đòi bảo đảm cho ông ta cái "đệm an toàn" trị giá 300 triệu đô la,mặc dù trong tình hình thay đổi ở Nga, ông ta liệu có thể "che chắn" được cho ai khi ở chốn lưu vong. Quátrình tách rời khỏi người thầy biến thành trận poker ăn tiền.Lại thêm 150 triệu nữa để Abramovich mua lại gói cổ phiếu của ông ta trong kênh truyền hình ORT.Để tự bảo hiểm, Abramovich đã hỏi ý Putin, và ông, qua lời Abramovich, đã cẩn thận dùng công thứckhiêm tốn hơn - "không phản đối". Abramovich nói ông biết Tổng thống "không hài lòng" việcBerezovsky, mặc cho phần tài sản không lớn, "đã có khả năng điều khiển kênh truyền hình và sử dụng nộidung các chương trình cho mục đích cá nhân". Abramovich cũng nằm dưới sự giám sát. "Một số ngườitrong vòng thân cận của Putin có thể gây cho tôi không ít vấn đề nếu họ biết được quy mô những chi trảcủa tôi", Abramovich thành thật thú nhận. Thêm vào đó, ông trả cho "cha đỡ đầu" của mình hơn một tỉ đôla "bồi thường" cho việc tháo dỡ "nóc nhà" và chứng minh với tòa việc chi trả vốn thực hiện trong nhiềuđợt và được chuyển bằng những con đường vòng rối rắm. Trả tiền "bồi thường" là một bước logic củaviệc làm ăn này, không bình thường chỉ ở số lượng khổng lồ. Giải thích vì sao sự giải thoát lại có giá đắtnhư thế, câu thoại từ bộ phim Hollywood kinh điển Bố già vang lên: "Đó là quyết định cá nhân. Tôi có cơhội kết thúc chương này trong cuộc đời mình". Roman Abramovich với một cơn cảm xúc nào đó giải thíchnguyên nhân thúc đẩy ông trả tiền bồi thường. "Tôi có cảm giác rất tôn trọng và trung thành với ông ta bởitôi chịu ơn ông ta rất nhiều. Nếu ông ta cần tiền, tôi có nghĩa vụ quan tâm tới việc làm sao cho ông ta cótiền. Ông như một thành viên gia đình. Với tôi, đó là vấn đề danh dự" (143).Lời kết án mà Thẩm phán Elizabeth Gloster đưa ra tại Tòa án tối cao London cuối tháng 8-2012 saunhiều tháng xét xử, không cho phép mơ hồ. Kết luận nói: "Khẳng định của Boris Berezovsky rằng ngườitừng được ông ta che chở - Roman Abramovich - đã tống tiền ông ta theo lệnh của Tổng thống Nga và muacủa ông ta số cổ phần tập đoàn dầu khí Sibneft và những công ty khác theo giá thấp hơn trị giá thị trường,là không đúng với thực tiễn". Chủ tọa phiên tòa từ chối yêu cầu bồi thường 5 tỉ đô la. Trong biện giải dài500 trang, thẩm phán đã phân xử và bác bỏ những luận điểm được dẫn ra. "Boris Berezovsky", bà viết,"là một nhân chứng không thuyết phục và thiếu tin cậy, xem sự thật như một hiện tượng nhất thời và linhhoạt, thay đổi tùy theo nhu cầu hiện tại". Theo lời bà, đôi khi ông ta "cố tình nói dối" và "đôi khi đơn giảnlà sáng tác ra bằng chứng khi gặp khó khăn" với những lời đáp cho các câu hỏi về vụ việc (144).Sau khi tự chuộc mình khỏi "cha đỡ đầu", Roman Abramovich đã được Kremlin sẵn lòng tiếp nhận.Ông ta còn ăn năn thêm cho những tội lỗi quá khứ khi giúp đỡ cho những hoạt động xã hội đặc biệt mà chỉcó các nhà tài phiệt mới có thể làm. Ngoài việc điều hành kinh doanh bạc tỉ ở Moskva và London, trongnhiều năm, ông đã làm thống đốc tỉnh viễn đông Chukotka, chỉ nằm cách Alaska eo biển Bering, sắp xếptrật tự ở đó. Khu vực này lớn gấp đôi nước Đức về diện tích và nằm cách Moskva 9 múi giờ, là nơi ở củanhững người nuôi hươu nai và săn cá voi. Nhiều năm trước, ở đây chỉ ngự trị sự đổ nát. Abramovich đãđầu tư tiền của mình vào đó, đổi lại được cắt giảm thuế, và đưa nó vào tình trạng tương đối chấp nhậnđược.Vladimir Putin chỉ một lần công khai nhắc đến nhà cựu tài phiệt đang lưu vong. Năm 2001, tại mộtcuộc họp báo, một nhà báo đặt cho ông câu hỏi về những cuộc tấn công mà Berezovsky thực hiện từ nướcngoài. Giữ một "khoảng lặng Stanislavski*", ông hỏi lại: "Boris Berezovsky, đó là ai?" (145).Đó là một chiến thắng quan trọng. Nhưng không phải cuối cùng. Đối thủ tiếp theo khó chơi và sử dụngmột chiến lược khác. Ông ta thuộc thế hệ khác và xây cho mình "nóc nhà" khác - ở nước ngoài.16NHỮNG BÓNG ĐEN QUÁ KHỨVỤ ÁN MIKHAIL KHODORKOVSKYTin tức mà Vladimir Putin trì hoãn đến tận cuối cuộc họp báo tổng kết năm 2013 mới công bố làmhưng phấn hàng trăm nhà báo đến từ khắp nơi trên thế giới. Tổng thống, với vẻ khoan dung tuyên bố, nhânkỷ niệm 20 năm Hiến pháp Nga, ông ân xá không chỉ cho các nữ thành viên nhóm nhạc punk Pussy Riot màcòn cho cả cựu tài phiệt Mikhail Khodorkovsky: ông này đã ngồi tù hơn 10 năm, và như thế là nhiều. Theolời Tổng thống, ông không ít lần khuyên Khodorkovsky nộp đơn xin ân xá theo luật. Giờ đây, theo lờiTổng thống, ông ta đã gởi tài liệu giải trình về yêu cầu xin khoan hồng liên quan đến sức khỏe của bà mẹ.Tổng thống đã chạm đến một đề tài nhạy cảm. Cho đến lúc đó, người tù nổi tiếng này luôn bướng bỉnh từchối nộp đơn xin ân xá, bởi vì nếu như vậy, nghĩa là ông ta đã nhận lỗi của mình, mà từ "tội lỗi" thì luônxa lạ với ông ta. Thế nhưng vài ngày trước, khi trả lời phỏng vấn New York Times, ông đã nói có thể suynghĩ lại: "Mẹ tôi đã 80 tuổi, bà bị ung thư và cần được phẫu thuật. (...). Có khả năng lớn là chúng tôi sẽkhông bao giờ được gặp nhau trong tự do" (146).Thông thường, chỉ thị của Tổng thống sẽ được thực hiện trong vài tháng tới. Nhưng lần này, mọi thứ đãdiễn ra nhanh chóng hơn so với mọi người nghĩ. Đêm đó, Mikhail Khodorkovsky, vốn chịu án tù ở trạiSegyozha không xa biên giới Phần Lan, được đánh thức và đưa bằng trực thăng tới Saint Petersburg. Ở đó,máy bay riêng của doanh nhân Ulrich Bettermann từ Sauerland đang đợi ông ta, sẽ đưa ông ta bay sangĐức. Ủy ban đón tiếp nhà tài phiệt bị thất sủng đợi ông ta ở sân bay Berlin Schonefeld sáng hôm sau, saucuộc họp báo của Putin, gồm một trong số các luật sư của Khodorkovsky, cựu Bộ trưởng Ngoại giao ĐứcHans - Dietrich Genscher và Aleksander Rahr - chuyên gia Đức về Nga. Từ năm 2011, theo yêu cầu củacác luật sư của Khodorkovsky, Genscher đã thương lượng với Putin và hai lần gặp Tổng thống.Aleksander Rahr đã giúp thu xếp cuộc gặp bằng cách sử dụng những mối quan hệ của mình. Sau nhiều nămngồi tù, cựu tù nhân được đưa vào khách sạn danh giá nhất Berlin - Khách sạn Adlon - và sau đó tiếp tụcđi xa hơn về Thụy Sĩ, nơi mà cho đến nay, ông ta sống cùng gia đình trong một ngôi nhà phù hợp với vị trícủa mình bên hồ Geneva.Với chỉ thị khoan hồng của mình, Vladimir Putin đã đặt dấu chấm hết cho cuộc xung đột ầm ĩ nhất kỷnguyên hậu Yeltsin, cho câu hỏi chủ yếu vào đầu nhiệm kỳ thứ nhất của ông: chính quyền nước Nga thuộcvề ai. Mikhail Khodorkovsky đã là một đối thủ nguy hiểm hơn Boris Berezovsky. Khác với người kia,cựu doanh nhân lớn này, mặc cho quá khứ tội phạm của mình, sau khi bất ngờ mất vị thế đầu sỏ tài chínhđã gây dựng sự nghiệp thành công ở phương Tây như một "tù nhân cá biệt" của điện Kremlin (147). Cònhồ sơ Yukos* đến tận ngày nay, kể cả sau khi Khodorkovsky được tự do, vẫn còn đang được tòa án quốctế xem xét, mặc cho tập đoàn này đã không còn tồn tại. Cựu trùm dầu mỏ đã bị tạm giam từ tháng 5-2003.Năm 2005, tòa án Moskva tuyên ông ta án tù vì tội trốn thuế, rửa tiền và chiếm dụng tài sản người khác.Tại cuộc họp báo khi tới Đức (một cách biểu tượng, nó được tổ chức ở tòa nhà vốn là nơi kiểm soát giấythông hành cũ - Checkpoint Charlie ở biên giới Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức, nayđã biến thành bảo tàng), Khodorkovsky nói sẽ không tham gia vào chính trị nữa. Đồng thời, cũng theo lờiông ta, ông ta sẽ không tiếp tục đấu tranh cho đế chế trước đó của mình, cổ phần của ông ta trong các côngty đã được bán trước khi bị bắt, ông ta nói mình không lo lắng về vấn đề tài chính. Vốn liếng còn lại củaông ta ở trong các tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ và những ngân hàng khác, được ước tính khác nhau. Chínhông ta, trong một cuộc phỏng vấn đã nói mình còn hơn 100 triệu đô la và toàn bộ số tiền này đã được khaibáo ở Thụy Sĩ (148). Từ đó đến nay, ông ta chọn cho mình một vai trò và tìm kiếm một vị thế nào đó trongvô số các nhà hoạt động sống ở bên ngoài nước Nga cũng như đang hoạt động trong nước. Cựu tỉ phú sửdụng sự nổi tiếng của mình trong các chính khách phương Tây qua vai trò một nhân vật biểu tượng của sựphản kháng, thế nhưng, trong giới đối lập Nga, ông không gợi được sự hân hoan. Từ khi ra tù, ông đã đánhmất vị thế của người tù - tử vì đạo, ông ta khó mà được xếp trong phe các đối thủ của Putin.Con đường của Mikhail Khodorkovsky đến với sự giàu có và vinh quang - đó là một trong những câuchuyện huyền thoại của "kỷ nguyên công khai" Gorbachev. Người thanh niên từ một gia đình Moskvakhông giàu có đã thử nghiệm đủ loại kinh doanh: từ nhập khẩu máy tính phương Tây đến bán rượu Cônhắc Pháp giả. Ông ta khởi đầu với vai trò một sinh viên hóa và một cán bộ đoàn - tổ chức được xem nhưmiền đất thực nghiệm của Đảng Cộng sản cho những kinh nghiệm tư bản buổi đầu. Sau đó ông ta bắt đầulàm ăn lớn. Trong hai năm, ông ta kiếm được nhiều tiền đến độ có thể mở một trong những ngân hàngthương mại đầu tiên trong nước mang tên Menatep, và đến lúc đó, ông ta thử sức trong những giao dịch tàichính và đầu cơ. Chính vào giai đoạn này, có nghi ngờ về việc Khodorkovsky nhận được giấy phép đểchuyển tiền của giới tinh hoa của Đảng Cộng sản đang chìm ra nước ngoài, điều ông ta phủ nhận (149).Nhờ sự giúp đỡ của công cụ đời mới từ kho vũ khí của chủ nghĩa tư bản thực tiễn - chúng ta hãy nhớlời Berthold Brecht: "Một vụ cướp ngân hàng có là gì so với việc sáng lập ngân hàng?" - trong một thờigian cực ngắn, ông ta đã tích lũy được một khối tài sản không thể tưởng tượng. Ông ta duy trì mối liên hệvới các chính khách, năm 1993, trong kỷ nguyên Yeltsin, ông ta trở thành Thứ trưởng Năng lượng và nhậnđược nhiều thông tin nội bộ, trước tiên liên quan đến lĩnh vực dầu hỏa. Đó là một sự nghiệp chưa từng có,phiên bản Nga của Rockefeller*, mặc dù kết thúc của nó khác với doanh nhân huyền thoại người Mỹ.Mikhail Khodorkovsky từ một kẻ gian lận ranh ma ngoài đường lộ đã lớn lên thành nhà tỉ phú - từ thiện,tìm cách tiếp xúc với các chính trị gia phương Tây và cuối cùng kết thúc trong tù như một người hùngchính trị tự xưng, chiến đấu cho tự do chống lại chính quyền Nga. Với sự thất bại của MikhailKhodorkovsky, Vladimir Putin cuối cùng đã đưa được vào đời sống dự án chính trị của một nhà nướcmạnh. Đó là trận chiến khắc nghiệt, kéo dài, nguy hiểm hơn nhiều so với xung đột Berezovsky.Việc mua lại công ty dầu hỏa nhà nước Yukos năm 1995 - vào lúc Putin còn làm việc ở chính quyềnThành phố Saint Petersburg - là đỉnh cao sự nghiệp Khodorkovsky trong kinh doanh. Từ đỉnh cao này, ôngta lên đường vào những chuyến bay cao khác. Trong quá trình siêu giao dịch này, ngân hàng riêng của ôngta là Menatep không chỉ tổ chức đấu giá thế chấp theo lệnh nhà nước, mà còn ngay lập tức được chuyểngiao giải thưởng chính - Yukos - bằng những món tiền nực cười với chủ một ngân hàng, tức với chính ôngta. Những đề nghị cạnh tranh mua lại công ty khai thác dầu này với giá cao hơn đều không được xem xét"vì những lý do kỹ thuật". Tất cả điều đó diễn ra như một hệ thống tự phục vụ khép kín. Menatep hợp tácchặt chẽ với Chính phủ và Bộ Tài chính. Chủ nhân mới trong tương lai sẽ sử dụng việc cung cấp dầu từYukos như một khoản vay để mua, tức trả tiền mua Yukos bằng chính quỹ của Yukos. Anatoly Chubais,kiến trúc sư của việc tư hữu hóa tài sản nhà nước, khi đó giữ chức Bộ trưởng Tài chính, sau này đã thúnhận: "Có thể nói, Khodorkovsky đã sử dụng những đồng tiền không có thật, rằng ông ta đơn giản sử dụngtiền riêng của Yukos và tiền gởi của nhà nước mà Bộ Tài chính bỏ trong ngân hàng ông ta, rằng ông ta giảmạo thương vụ này. Nhưng những tiêu chí của tôi khi đó đơn giản. Ngoài những lý do chính trị, tôi cần tiềnđể bổ sung ngân sách" (150).Khi Putin lên nhậm chức, tạp chí nổi tiếng Foreign Affairs - cơ quan báo chí trung ương của chínhsách đối ngoại Hoa Kỳ đã in một bài báo chi tiết nhiều trang mô tả hệ thống gian lận một cách hoàn hảomà Khodorkovsky theo đó hành động (151). Theo bài báo, Yukos buộc các công ty con khai thác dầu bánphá giá vàng đen cho công ty mẹ, để sau đó đem bán với giá thế giới vốn cao hơn nhiều. Theo tạp chí này,chỉ trong năm 1999, Yukos mua hơn 200 triệu thùng dầu với giá chỉ 1,70 đô la/thùng. Còn giá dầu trên thịtrường thế giới khi đó là 15 đô la. Tức, những gì với Mikhail Khodorkovsky là lợi nhuận kinh doanh, thìvới người khác có nghĩa là phá sản.Khu vực Nefteyugansk, nơi có các công ty con, đã gánh chịu những hậu quả bi thảm của hoạt động này.Những khoản thuế địa phương sụp đổ. Đồng lương công nhân thảm hại. Trị giá các công ty khai thác nhanhchóng sụt giảm. Bằng cách này, Yukos đã lừa cả các cổ đông thiểu số của các công ty khai thác này, bởigiá cổ phiếu cũng rẻ đi. Trong số các cổ đông thiểu số này có một số nhà đầu tư nước ngoài, thêm 13.000công nhân Nga và người về hưu ở vùng Tomsk, những người mua một ít cổ phiếu như một hình thức đầu tưmới, và giờ đây, họ cầm trong tay mớ giấy mất giá. Đa số họ, quan sát nguồn "dự trữ không cháy" này bịgiảm giá, đã lập tức lao đi bán cổ phiếu để cầm tay được dầu chỉ vài rúp. Yukos sẵn lòng mua hết chúng(152).Năm 1998, Thị trưởng Nefteyugansk Vladimir Petukhov đã xin Kremlin giúp đỡ. Vài tuần sau, ông bịbắn ngoài phố giữa thanh thiên bạch nhật. Trước đó, tại cuộc họp cổ đông Yukos, ông đã phản đối hoạtđộng của tập đoàn. Cựu lãnh đạo bộ phận an ninh kinh tế nội bộ của Yukos đã bị kết án chung thân vì tộiác này. Bản thân Khodorkovsky phủ nhận mọi liên hệ tới vụ giết người theo đơn đặt hàng này. Tài năng cụthể của ông ta là ở chỗ biết đưa một phần "những công ty Yukos" ra các tài khoản trốn thuế ở nước ngoài(153). "Trong lúc Khodorkovsky ngày càng giàu và giàu lên, thì danh sách những nhà đầu tư phương Tâybị lừa ngày càng dài và dài ra", tờ Sunday Telegraph bình phẩm như thế về hoạt động của ông ta (154).Những gì còn lại ở Nga dưới cái tên Yukos đã biến thành cái thùng rỗng trong lớp giấy gói đẹp đẽ cho cácnhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như ngân hàng Đức Westdeutsche Landesbank hay ngân hàng NhậtDaiwa. Danh tiếng của Yukos và nhà quản lý hàng đầu của nó thì còn đáng ngờ hơn. Tờ New York Timesđã viết chi tiết về việc Khodorkovsky trên thực tế đã vớ bẫm từ các cổ đông thiểu số của công ty, và cảnhbáo không nên làm ăn với ông ta. "Mỗi nhà tư bản Nga", tờ báo viết, "phải có khả năng chứng minh mộtcách thuyết phục rằng không một đô la đầu tư nào vào Nga sẽ bị ăn cắp. Sự ám muội của Yukos chứngminh là nước Nga còn xa mục tiêu này" (155).Bài báo về những vụ làm ăn tội phạm này được đăng tháng 4-1999, ba năm trước khi luật pháp Ngabắt giam nhà tài phiệt vì tình nghi gian lận. Trước đó, ông ta đã cho phá sản ngân hàng Menatep của mình.Nhân viên ủy thác phá sản được gởi tới theo thủ tục tòa án đã không thể làm sáng tỏ các vụ làm ăn rối rắmcủa tổ chức này, bởi chính hôm đó, chiếc xe tải chở hồ sơ ngân hàng lại bị rơi xuống sông.Hình ảnh và ảnh hưởngChính quyền Yeltsin cho phép Khodorkovsky làm gì cũng được, nhưng ông ta đã tiếp nhận lời cảnhbáo từ phương Tây Những yêu cầu rõ ràng của Putin cũng buộc ông ta phải thay đổi chiến lược. Nếu ôngta muốn tiếp tục nhân tài sản mình lên và bảo đảm an toàn cho chúng, giờ đây, sau khi đổi chính quyền,ông ta cần sự giúp sức từ nước ngoài, từ phương Tây. Để trở thành một đấu thủ đủ quyền hạn trên thịtrường quốc tế, ngay từ lúc này, ông ta phải tuân thủ một số quy tắc nhất định. Bên ngoài Nga, tư bản đãphát triển những phương pháp tinh tế hơn cho việc kinh doanh lớn. Bên cạnh đó, Khodorkovsky, bất chấpcảnh báo của Tổng thống, lại đang muốn tiếp tục tham gia vào chính trị."Đã diễn ra sự thay đổi tâm thế", ông giải thích công khai sự thay đổi cái nhìn của mình, với một chúthối tiếc. "Giờ đây, người ta hiểu rằng sự minh bạch, quan hệ tốt đẹp với các nhà đầu tư và các hành vikinh doanh trung thực đã mang lại những kết quả tích cực ngay cả trong triển vọng ngắn hạn" (156). Ông tabắt đầu đưa những chuẩn mực phương Tây tối thiểu vào công ty của mình. Khodorkovsky thuê công tytruyền thông Hoa Kỳ APCO, vốn có trụ sở ở Washington và có những mối quan hệ tuyệt vời ở đó. Nhiềunhà tư vấn nổi tiếng làm việc cho APCO. Đó là khởi đầu của việc chuyển đổi công khai và bước đầu tiênđể tiến tới việc tu sửa hoàn toàn mặt tiền: thay cho chiếc áo khoác da và bộ râu mép là bộ complê của dânkinh doanh và cặp kính không vành, thay cho việc bóc lột và gian lận là những mánh khóe hoàn toàn hợppháp của những tập đoàn tư vấn quốc tế. Chúng có đủ cho những tay chơi của giải đấu lớn mà trong đó giờđây có cả ông ta.Với sự hỗ trợ của công ty truyền thông chủ yếu cộng tác với các tập đoàn đa quốc gia, nhà tài phiệtnhanh chóng làm quen với quy tắc cơ bản trong công việc của những người khổng lồ kinh doanh và sânchơi của họ. Thí dụ, những tổ chức từ thiện riêng chính là công cụ được thừa nhận để cải thiện hình ảnh,thêm vào đó, chúng còn giúp tiết kiệm tiền thuế. "Hãy làm việc tốt và nói về điều đó" - nguyên tắc này cóhiệu quả đối với những người tiên phong, như triều đại Rockefeller hay Ford, và đến nay vẫn hiệu quảnhư trước, như kinh nghiệm của những đại tỷ phú như Bill Gates hay George Soros.Sáng tạo của Khodorkovsky được gọi là "Nước Nga mở" và có nhiệm vụ bảo đảm "phát triển quan hệgiữa Đông và Tây". Đứa con của Yukos là "một tổ chức từ thiện quốc tế độc lập, hoạt động như một quỹtư nhân" (157). Đó là bản sao "Xã hội mở" của George Soros, có lẽ, là tổ chức thành công nhất loại đó.Tỉ phú Mỹ và là nhà đầu cơ tiền tệ này sinh trưởng ở Hungary, có những mối quan hệ tuyệt vời ởWashington. Suốt nhiều năm, ông duy trì một bộ máy ngoại giao riêng để thúc đẩy những ý tưởng chính trịcủa mình, đào luyện các nhà hoạt động trẻ để sử dụng hiệu quả vào việc bảo vệ dân chủ và hợp tác tìnhnguyện với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Soros đã góp một tay trong việc lật đổ các chính phủ ở một loạt nướckhối cựu phía đông như ở Serbia, Gruzia và Ukraine.Trong số các nhà sáng lập quỹ có những nhân vật được tuyển chọn cẩn thận. Danh sách các quý ôngtập hợp để dự buổi lễ kỷ niệm trang trọng sáng lập "Nước Nga mở" cuối năm 2001 tại Somerset House,London, thuộc sở hữu của triều đại ngân hàng Rothschild, được tô điểm bằng những cái tên rất kêu. Thí dụHenry Kissinger hay chủ nhân tòa nhà, Lord Rothschild. Từ New Jersey có Thượng nghị sĩ Bill Bradley.Quyền lợi của Yukos ở Anh sẽ được cựu Ngoại trưởng Anh David Owen đại diện.Một nhóm thanh lịch không kém được triệu tập một năm sau tại buổi tiệc hoa lệ nhân dịp giới thiệu"Nước Nga mở" ở Hoa Kỳ, chỉ có khác là lần này vì lý do địa lý nên danh sách khách mời đa số là ngườiMỹ. Cuộc gặp diễn ra ở tòa nhà lịch sử Thomas Jefferson của thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Khodorkovskyđã đóng góp cho giám đốc của nó, James Hadley Billington, một triệu đô la (158). Đó là một khoản đầutư tốt. Chưa kể Billington là một nhà sử học tên tuổi và là nhà biên niên sử Nga ở Hoa Kỳ, vì thế ông ta cómột ảnh hưởng rất lớn đối với các giới chức chính phủ. Ông ta đã xoay vần trong lĩnh vực này từ thờiRonald Reagan nên đã tìm ra lời thích hợp cho một chương trình độc quyền phục hồi lại danh tiếng. Ôngphát biểu trước khách mời bài diễn văn phù hợp cho dịp này: "Không thường khi ta gặp được một ngườiđạt được thành công và muốn làm việc tốt" (159). Tại Liên hoan sách quốc gia do Billington tổ chứcđược đệ nhất phu nhân Laura Bush đánh giá cao, doanh nhân Nga đã trích một khoản đóng góp hậu hỉ đểcảm ơn Tổng thống và phu nhân đã chụp ảnh cùng ông và ký tặng trên tấm ảnh. Chính quyền Nga ở Moskvahết sức chăm chú dõi theo những sáng kiến của Khodorkovsky. Các cố vấn của Putin đặt giả thiết rằngdoanh nhân nhã nhặn này với sự hỗ trợ của quỹ đang tạo nền tảng cho một đảng riêng trong tương lai.Khodorkovsky trở thành cố vấn của nhóm Carlyle, vốn là một nhóm đầu tư rất nổi tiếng và có ảnhhưởng thuộc gia tộc Bush. Ông làm quen với cựu Tổng thống Bush - cha và cựu Ngoại trưởng JamesBaker, với Condoleezza Rice và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Dick Cheney, thảo luận với Bộ trưởng Nănglượng Hoa Kỳ Spencer Abraham về dầu hỏa, và trước hết là những hợp đồng có thể với Hoa Kỳ. Thếnhưng, ông cũng đang đàm phán với George Brown ở British Petroleum. Phương pháp tốt nhất để bảo vệkhỏi những xung đột ở nhà chính là lôi cuốn các nhà đầu tư Hoa Kỳ hay Anh quốc. Ở Nga, như dân gianhay nói, quá khứ không thể tiên đoán được, vì vậy, việc làm ăn trong tình trạng dễ bị tổn thương, nênphương Tây có thể trở thành lá chắn. Ở nhà, Khodorkovsky có khuynh hướng dựa vào những cột trụ truyềnthống hơn của xã hội Nga. Ông ta thuê một phần nhân viên an ninh từ đội ngũ những cựu nhân viên KGB(160).Ông gặp các chủ tịch Hội đồng quản trị ExxonMobil và Chevron. Họ có quan hệ chặt chẽ với NhàTrắng, và ở đó đón chào thuận lợi sáng kiến của chàng trai trẻ. George Bush - con và đội ngũ ông ta quantâm đến dầu hỏa. Nước Nga sở hữu nguồn tài nguyên lớn nhất thế giới. Chính phủ Hoa Kỳ rất cần một lựachọn bổ sung trong chính sách năng lượng, bên cạnh những nhà xuất khẩu dầu hàng đầu như Arabia Saudi,Iraq hay Iran. Tình hình ngày càng khó đoán ở các nước Hồi giáo khiến họ tức giận. Khodorkovsky trởthành một nhân vật chủ chốt, hứa hẹn với Hoa Kỳ lối vào thiên đường nhiên liệu Nga. Ông ta giao Ngânhàng Thụy Sĩ UBS kiểm tra khả năng bán tập đoàn dầu hỏa Nga lớn thứ hai, và bất chấp mọi lời bác bỏ,có vẻ như ông ta đã sẵn sàng cho những nhiệm vụ chính trị phức tạp hơn. Ở Nga, ông ủng hộ phe đối lậpvà tài trợ cho các đại biểu (161).Thông qua Quốc hội, Khodorkovsky đã một lần chỉ ra cho chính phủ mình đâu là ranh giới quyền lựccủa họ. Mùa xuân năm 2003, giá dầu thế giới bỗng nhiên tăng trở lại, và Chính phủ quyết định quốc giacũng phải thu lợi từ diễn biến này. Vladimir Putin đưa ra Quốc hội dự luật về tăng thuế nhiên liệu thô.Đêm trước cuộc bỏ phiếu cho dự luật này ở Duma, một trong những nhà quản lý hàng đầu Yukos gọi choBộ trưởng Phát triển Kinh tế German Gref và cách diễn đạt của ông ta không hề có tính ngoại giao: "Nhàquản lý nói: ngài Gref, chúng tôi biết, các ông làm thế để phát triển kinh tế thị trường. Nhưng đề nghị củaông đe dọa lợi ích của chúng tôi. Vì thế, chúng tôi báo cho ông biết: dự luật sẽ không được thông qua"."Chúng tôi đã chăm sóc cho việc đó", tiếp theo, Gref hồi tưởng: "Suýt chút nữa thì Bộ trưởng Tài chínhKudrin và tôi bước ra khỏi Duma trong tuyệt vọng. Giá dầu thì tăng, nhưng thu nhập chỉ tăng ở những côngty dầu khí". Chính phủ phải thu hồi dự luật. Với quan điểm của Bộ trưởng Tài chính Kudrin, đó không làgì khác ngoài việc tống tiền (162)."Tại các cuộc họp của ủy ban phụ trách vấn đề thuế trong Quốc hội, các luật sư Yukos ngồi và chỉdẫn, nên bỏ phiếu thế nào", tờ Chicago Tribune viết. "Bất cứ dự luật nào, hoặc bị phá hoại hoặc khôngđược đưa ra bỏ phiếu, chỉ vì hoạt động vận động hành lang của Khodorkovsky" (163). Theo lời các nhàbáo, Putin đã nỗ lực hoài công khi muốn hạn chế sự hùng mạnh và lợi nhuận của các công ty dầu khí Ngabằng luật pháp. Khodorkovsky cam kết với Tổng Giám đốc British Petroleum John Brown mà ông ta đangthương lượng rằng Quốc hội nằm dưới sự kiểm soát của ông ta. "Chẳng bao lâu, tôi bắt đầu lo âu. Ông takể cách đưa người vào Duma, cách ông ta giải quyết sao cho các công ty dầu khí hầu như không phải đóngthuế và ông ta kiểm soát được bao nhiêu nhân vật uy tín" (164). John Brown có cảm tưởng là doanh nhânNga này muốn bằng bất cứ giá nào cũng phải thuyết phục cho được tập đoàn khổng lồ BP tham gia đồng sởhữu Yukos, và cuối cùng ông ta đã từ chối hợp đồng. Ông ta nhớ lại lời cảnh báo của Putin, rằng giới kinhdoanh không nên tham gia vào chính trị. Hồi tưởng của Putin về cuộc xung đột với Khodorkovsky tronggiai đoạn này mang một màu sắc cá nhân rõ rệt: "Con người này mang đến cho tôi nhiều rắc rối hơn cầnthiết".Bản án và nhân quyềnKhodorkovsky ngày càng có ít thời gian hơn. Tháng 2-2003, sự việc tiến đến chỗ va chạm công khaigiữa ông ta và Tổng thống được phát trên truyền hình. Ông ta cáo buộc quản lý các công ty dầu nhà nướctham nhũng, còn Vladimir Putin đáp lại điều đó đã hỏi, thế ông có đóng thuế hay không. Ở Moskva, côngtố viên tiến hành điều tra chống lại các nhân viên Yukos về việc chiếm đoạt tài sản người khác và giếtngười. Một trong các nhân viên thân cận của Khodorkovsky bị bắt (165). Vài tuần sau, trong một báo cáomật gỏi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đại sứ Hoa Kỳ ở Moskva viết, đó là cách cảnh báo người đứng đầu tậpđoàn đừng chen chân vào chính trị và chấm dứt việc ủng hộ phe đối lập bằng những khoản trợ cấp nhằmmục đích thúc đẩy hay phong tỏa các dự luật trong Quốc hội. Thế nhưng, ngay lập tức, Đại sứ tổng kết:"Đa số các chuyên gia chính trị cho rằng Yukos và điện Kremlin sẽ kiềm cương xung đột và giải quyếtnhững bất đồng của họ một cách kín đáo" (166).Vladimir Putin sẵn sàng thương lượng với Bush - con về việc hợp tác sâu hơn trong lĩnh vực nănglượng. Ông thấy trong việc này có những lợi thế nhất định, ít nhất là về bí quyết công nghệ của người Mỹvà triển vọng giảm chi phí khai mỏ của các mỏ dầu ở Nga. Các tổng thống đã vài lần gặp gỡ và có vớinhau những đồng cảm nhất định. Cuộc khủng bố ngày 11-9-2001 đã dẫn đến không chỉ một sự gần gũi nàođó giữa hai nước ở cấp độ chính thức, mà còn củng cố mối quan hệ giữa hai nguyên thủ. Một tháng sau đó,Vladimir Putin và phu nhân đã đến thăm George và Laura Bush ở trang trại của họ tại Crawford, bangTexas, ăn tối cùng họ và trò chuyện. Trong tương lai, họ sẵn sàng, như cách diễn đạt thận trọng chính thức,hợp tác chặt chẽ hơn (167). Từ dạo đó, các tổng thống duy trì liên lạc thường xuyên.Vào một trong những ngày thứ Sáu của tháng 9-2003, người đứng đầu thị trường chứng khoán NewYork, được bao quanh bởi 20 lãnh đạo khác của nền kinh tế Hoa Kỳ, chờ tiếp một vị khách tại tòa nhà số11 Phố Wall. Một trong những người có mặt đặc biệt số một. Lee Raymond, Chủ tịch Hội đồng quản trịExxonMobil và là bạn thân của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Dick Cheney, đã sắp xếp một cuộc gặp VladimirPutin để thảo luận với ông về việc mua lại Yukos theo kế hoạch. Với Mikhail Khodorkovsky, ông ta đãbàn xong việc này, các bên đã đạt được sự đồng ý trên nguyên tắc. Giờ ông muốn được bảo đảm nên thảoluận hợp đồng này với lãnh đạo điện Kremlin (168).Đối với Tổng thống Nga, gặp gỡ giới doanh nhân Phố Wall là cuộc làm việc quan trọng thứ hai vàodịp cuối tuần này, và về bản chất, cả hai cuộc gặp đều gắn với ý tưởng của Vladimir Putin về xã hội Ngavà tương lai của nó. Chúng ta đã mô tả cuộc gặp của ông ở New York với các đại diện Giáo hội Chínhthống giáo Nga ở hải ngoại để thảo luận về tiến trình họp nhất của Giáo hội Chính thống giáo Nga vớiphần ly khai của nó. Cuộc gặp trong khu phố tài chính Manhattan, cách vết thương còn hoác miệng ở chỗtòa tháp đôi chỉ vài mét, cũng liên quan tới một quyết định có tính nguyên tắc với nước Nga sau khi LiênXô tan rã và việc tư hữu hóa nền kinh tế tiếp sau đó. Ông phải chia phần như thế nào cho các tập đoàn đaquốc gia có ảnh hưởng đến nguyên liệu thô của nước Nga, nguồn nguyên liệu vốn rất quan trọng cho việcphát triển kinh tế tiếp theo của đất nước? Đánh giá được thảm họa của những năm qua, ông hiểu: không cóluật kinh tế thị trường, nước Nga không thể phục hồi. Nhưng để bảo vệ lợi ích đất nước, ông cần nhữngquy tắc có thể trao cho ông khả năng tác động lên diễn tiến sự kiện trong khuôn khổ kinh tế thị trường.Lee Raymond - đại diện của văn hóa thương lượng cứng nhắc trong thế giới các nhà khổng lồ dầu hỏa.Trong những thương vụ mua bán của mình, ExxonMobil làm theo nguyên tắc cũ vốn đã được thử thách củangành: hoặc tất cả, hoặc không có gì. Điều kiện mua lại mà Chủ tịch Hội đồng quản trị trình bày với Putintrong cuộc nói chuyện tay đôi ở một trong những phòng họp của thị trường chứng khoán New York, đượcđặt ra cứng nhắc và không thể thương lượng. Theo đề nghị của Lee Raymond, người khổng lồ dầu hỏa phảiđược 51% cổ phiếu Yukos, tức gói kiểm soát. "Còn những gì còn lại với 49%, các ngài có thể tự quyếtđịnh. Có thể, Chính phủ cũng sẽ sở hữu một phần hay tất cả sẽ được đem bán trên thị trường chứngkhoán", Giám đốc giải thích cho Tổng thống Nga bằng giọng tử tế, giống như 49% ấy là sự gia ơn của tậpđoàn ông ta. Bấy giờ, chỉ còn yêu cầu Tổng thống báo cho ông ta biết, ExxonMobil có thể có được 51%cổ phần hay không, Raymond nói, bằng ngược lại thì có thể quên hợp đồng đi (169).Putin hỏi lại: Phải chăng điều đó có nghĩa là trong trường hợp ấy, ông phải hỏi Lee Raymond về việcYukos đầu tư và làm việc ở đâu, khi nào và như thế nào trên đất Nga; và Giám đốc cười rộng miệng, đáp:"Đúng". Chính vì thế mà công ty của ông ta mới muốn mua gói kiểm soát, Lee Raymond giải thích, vàtrong chuyện này chẳng có gì đáng sợ, bởi ExxonMobil đã làm việc theo phương pháp này ở nhiều nướctrên thế giới. Vậy thì ông không thể đưa ra quyết định vào hôm nay, Tổng thống khô khan đáp. Người đứngđầu tập đoàn tỏ vẻ hoàn toàn hiểu biết. Cuối cùng, ông ta nói, những vấn đề này không thể quyết định mộtsớm một chiều. Tổng thống có lẽ cần thảo luận vấn đề này, và không ai đổ lỗi cho ông khi muốn tư vấn vớingười của mình, vị Giám đốc nói. Đại diện ban lãnh đạo cao cấp của ExxonMobil toát lên vẻ lạc quan vềkết quả cuộc thảo luận và tin rằng hợp đồng sẽ thành công. Nhưng ông ta đã sai cơ bản. Sẽ mất thêm nhiềunăm nữa trước khi Exxon Mobil có thể một lần nữa vào thị trường Nga (170).Putin không đồng tình với yêu sách của người khổng lồ dầu hỏa Mỹ về gói kiểm soát mà Lee Raymondđưa ra, điều đó không cần phải nói. Nhưng Putin tức giận nhiều hơn trước thái độ cao ngạo trịch thượngmà người quản lý dạy bảo ông, nên làm như thế nào, và lịch sự cho ông thời gian để nắm bắt công việccũng như tìm hiểu việc những hợp đồng thế giới trong phạm trù giá cả này được thực hiện ra sao. Đây làmột kinh nghiệm then chốt tiếp theo sau việc mở rộng NATO, cho phép ông hiểu phương Tây nhìn nướcNga như thế nào và cư xử với họ ra sao.Một tháng sau, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn dầu khí Yukos đã bị cố tình cầm chân trong lúcmáy bay riêng của ông ta hạ cánh tạm ở sân bay Novosibirsk. Cuộc xung đột chính thức giữa Nhà nướcNga với doanh nhân Mikhail Khodorkovsky nằm trong vụ án số 18/412003 về những tội phạm bìnhthường như trốn thuế, gian lận và chiếm đoạt tài sản người khác, dù trường hợp này nói về những số tiềnlớn không thể tưởng tượng được. Nhưng ở mức độ sâu sắc hơn, trường hợp này đang trả lời câu hỏi: chínhquyền trong nước thuộc về ai và người ta có thể đi xa tới đâu trong những hành động của mình. "Tôi biết,vấn đề là số thuế bạc tỉ và việc Yukos sử dụng những lỗ hổng trong luật pháp, bỏ tiền vào túi riêng củamình, nhưng Putin không thảo luận với tôi chi tiết toàn bộ thủ tục", Aleksey Kudrin nhớ lại. Hai trình tự tốtụng được tiến hành chống lại Khodorkovsky cùng đối tác làm ăn của ông ta - Platon Lebedev, cũng bị cáobuộc trong vụ án này, và kết quả cả hai đều bị kết án tù dài hạn (171). Sau phiên tòa và nộp tiền thuế,Yukos tuyên bố phá sản. Tập đoàn chấm dứt sự tồn tại của mình, tài sản của nó bị đem bán đấu giá để, nhưmột biện giải chính thức tuyên bố, trả nợ thuế. Từ quan điểm của Vladimir Putin, đấy là kết thúc hợp logiccủa một cuộc đấu tranh dài: "Tiền nhận được từ việc bán các cổ phiếu của Công ty Yukos đã được sungvào công quỹ (...). Nếu số tiền này từng bị đánh cắp từ người dân, thì nay phải trả chúng lại trực tiếp chochính nhân dân" (172).Ở phương Tây, vụ án Khodorkovsky biến thành một thí dụ tiêu biểu cho việc thiếu những tiêu chuẩnvăn minh trong hành xử và tuân thủ quyền công dân. Các luật sư quốc tế của Khodorkovsky cùng với côngty truyền thông của ông ta đã tu chỉnh nốt hình ảnh ông ta. Thêm vào hình ảnh một nhà tư bản thành công,ăn năn vì những tội lỗi của mình, được tôn trọng xứng đáng trên trường quốc tế là hình ảnh một chiến sĩđấu tranh cho nhân quyền, trong những điều kiện phức tạp đã một mình tiến hành đấu tranh với chế độ bạotàn và tham nhũng.Từ cựu lãnh đạo một tập đoàn, người đã kịp đưa một phần tài sản ra hải ngoại và bán các cổ phiếucủa mình cho các đồng sở hữu tập đoàn, người ta đúc ra một phiên bản Solzhenitsyn giảm nhẹ. Từ nhàglam, Khodorkovsky thường xuyên trả lời phỏng vấn báo chí và viết những bài báo triết lý cho cácphương tiện truyền thông đại chúng phương Tây về tình hình đất nước. Ông trở thành chuyên gia về việcnước Nga nên thay đổi như thế nào. Cũng như, cuối cùng, chính ông cũng thay đổi. Khodorkovsky giảithích, cho lời khuyên, lý giải các xu hướng chính trị thời sự và đưa ra những câu hỏi tu từ. Ông mô tả sốphận nặng nề bất công của mình và nói mình chỉ là nạn nhân của các hoàn cảnh. "Ở đây, vào thời chuyểnđổi sau khi Liên Xô tan rã, luật rừng thống trị, không ai biết chính xác luật nào đang có hiệu lực. Tôi sửdụng điều đó, giống như những người làm ăn khác", ông ta viết (173). Thế nhưng, phe đối lập lại giữkhoảng cách với ông ta.Những va chạm giữa các luật gia với tư pháp Nga trở nên kịch liệt và hung hăng, và những tòa án bịhọ tấn công cũng đáp lại tương tự. Nhóm của Khodorkovsky đã phân tích chi tiết những vi phạm giả vàthật của tòa án và lớn tiếng đưa ra lời buộc tội, rằng tòa án không là gì khác ngoài sự lập lại những phiêntòa tiêu biểu thời Stalin. Các nhà báo phương Tây tự nguyện tham gia vào cuộc đấu tranh vì nhân quyền ởNga.Chiến lược của các nhà truyền thông khẩn khoản dựa vào nền chính trị mực thước của phương Tây, đãthành công. Mặc cho những cuộc tranh luận nội bộ sôi nổi, Tổ chức ân xá quốc tế đã tuyên bốKhodorkovsky là "tù nhân chính trị". "Để đạt được điều này phải là 'một cuộc đấu tranh lâu dài', YuriSchmidt, một trong những luật sư đã bảo vệ thành công cho Khodorkovsky nói trong cuộc trò chuyện vớichúng tôi ở văn phòng, "nhưng chúng tôi đã làm được". Người luật sư Petersburg chuyên về nhân quyềnđã biết luật gia Putin từ thời ông còn là Phó Thị trưởng. Ngay từ khi đó, Schmidt đã là đối thủ của Putin.Nhờ sự thừa nhận của Tổ chức Ân xá quốc tế, Khodorkovsky được sự ủng hộ trên khắp thế giới nhiều hơn,trong số đó có ở Đức. Thí dụ, đại biểu Đảng Xanh Marieluise Beck đã đưa vụ án Moskva vào danh sáchnhững nhiệm vụ chính trong công tác chính trị của mình những năm sắp tới, thường xuyên bay tới Moskvavà trò chuyện với các đại diện báo chí nước ngoài và Đức. Bà liên tục và không mệt mỏi vạch trần bất cứsự bất công nào cùng với chồng mình là Ralph Fuchs, người đứng đầu Quỹ Henrich Boll, bổ sung hiệu quảvào cuộc vận động này nhờ cương vị của mình (174). Những chính khách nhu Angela Merkel hay BarackObama cũng đưa ra những nhận xét về tính "định kiến" của các tòa án Nga và công khai kêu gọi Tổngthống trả tự do cho cựu tài phiệt.Trong số các chính sách của mình, những người bảo vệ Khodorkovsky đã chọn một chiến lược kép.Ngoài những lời kêu gọi đạo đức, các luật sư và cựu cổ đông Yukos đã đệ đơn lên Tòa án Nhân quyềnchâu Âu ở Strassburg. Họ khẳng định phiên tòa xét xử Khodorkovsky và Yukos được tạo ra bởi nhữngđộng cơ chính trị, còn những đòi hỏi thêm về thuế đã được đưa ra hoàn toàn nhằm để đẩy công ty vào tìnhtrạng phá sản và đã bán nó với giá thấp hơn giá thị trường. Các cổ đông đòi Nhà nước Nga phải bồithường tới 75 tỉ đô la (175).Tòa án Strassburg lại nhận định khác. Họ buộc Nga phải bồi thường các cổ đông Yukos 1,5 tỉ euro bởiviệc thực hiện một số khoản phạt tiền là bất hợp pháp. Tuy nhiên, cáo buộc chính cho rằng phiên tòa chốngKhodorkovsky có động cơ chính trị thì đã bị hủy bỏ bị đơn Nga (176).Kết luận của tòa khẳng định: "Việc một đối thủ có thể trong lĩnh vực chính trị hay kinh doanh, gián tiếphay trực tiếp có lợi bởi phiên tòa, không thể giữ chính quyền khỏi việc truy tố người đó, nếu có những cáobuộc nghiêm trọng chống lại ông ta". Những bằng chứng chống lại Khodorkovsky ở tòa án Nga, theo ýkiến của các quan tòa châu Âu, là "những nghi ngờ hợp lý" để truy tố hình sự. Họ cũng phê phán một sốhoàn cảnh của việc tạm giam, thế nhưng việc phục hồi cho cựu tài phiệt như điều mà những người ủng hộông đang hy vọng đã không thành ở Strassburg (177).Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague đã xét xử vụ án theo kiểu khác. Họ tuyên ban lãnh đạo Nga phải trảtiền bồi thường 50 tỉ đô la, bởi khác với Tòa án châu Âu, họ đánh giá vụ án có tính chính trị (178). Tòatrọng tài không phải là tòa án theo nghĩa cổ điển của từ, mà giống như một cơ quan hòa giải. Nó đề nghịcác bên xung đột một nền tảng giải quyết tranh chấp không cần tòa án thông thường. Hình thức giải quyếtnày được xem xét trong những văn kiện như Thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và châu Âu (TTIP) đểtrao cho doanh nghiệp cơ hội tranh cãi với quyết định của chính phủ bên ngoài tòa án tư pháp chung. Phánquyết của nó bắt buộc phải được thi hành. Nga đã kháng án quyết định này tại tòa chung thẩm Hà Lan. Cáccổ đông bắt đầu tịch thu tài sản Nga ở nước ngoài (179). Sau khi các tài khoản Nga ở các nước thành viênEU đầu tiên bị phong tỏa hồi tháng 6-2015, Vladimir Putin tuyên bố sẽ đấu tranh: "Quan điểm của chúngtôi rõ ràng, chúng tôi không công nhận thẩm quyền của tòa án này" (180). Hiển nhiên, vụ án vẫn chưa kếtthúc, thậm chí với việc ân xá Khodorkovsky.17MỘT CUỘC DIỄN TẬPNATO VÀ CHIẾN TRANH GRUZIAKhi nhạc trưởng Valery Gergiev nhớ về những gì còn lại từ bài phỏng vấn dài mà ông trả lời tờ NewYork Times hồi đầu năm 2015, thậm chí vài tuần sau, ông vẫn chưa hết phẫn nộ (181). "Tôi trông nhưthằng ngu, bởi họ đã gạch bỏ 70% những gì tôi nói. Mà trước đó, tôi đã cảnh báo là họ sẽ không thíchnhững gì tôi nói đâu". Gergiev co người lại, ông bị cảm lạnh và gọi cho mình một suất Whisky đúp. Chỉhuy dàn nhạc ngụ tại Khách sạn Ritz Carlton, một nơi thích hợp với ông và ông luôn sống ở đó mỗi khiđến Moskva. Hiện giờ, ông đang chuẩn bị cho buổi hòa nhạc Phục sinh sẽ diễn ra trong Tuần Thánh ở cácthành phố khác nhau của Nga. Ông khó chịu khi những tháng gần đây, người ta luôn hỏi ông về chính trị,chứ không phải về âm nhạc."Khi một nhà báo Mỹ hỏi tôi về Crimea, tôi đặt ngược lại cho ông ta câu hỏi: vậy có bao nhiêu ngườichết trong cuộc chuyển giao Crimea cho nước Nga? Chỉ một người, và đó là một trường hợp bất hạnh. Họkhông thích câu trả lời đó, họ không in nó, mặc dù chính họ đưa câu hỏi trực tiếp".Giám đốc và chỉ huy chính dàn nhạc Nhà hát Mariinsky ở Saint Petersburg sinh năm 1953, suốt 20năm thực hiện vai trò một trong những sứ giả chính của văn hóa Nga trên toàn thế giới. Nhà hát operaMetropolitan ở New York, Philharmonic Orchestra ở Vienna, Symphony Orchestra của London hayPhilharmonic Orchestra Ở Munich - không có một dàn nhạc lừng danh thế giới nào không mời ông vàocương vị nhạc trưởng hay không muốn mời ông. Tài năng của Valery Gergiev là không thể tranh cãi. Thếnhưng theo phương Tây, ông có một khuyết điểm chính. Ông xem Vladimir Putin là bạn, và trong thời gianbiểu diễn ở các thủ đô phương Tây, ông thường trở thành tấm bia cho những ai muốn chỉ trích Tổng thốngNga. Tối hôm qua ở Paris cũng không là ngoại lệ: ông đã chỉ huy buổi hòa nhạc với dàn nhạc giao hưởngMunich không chút trở ngại nào. "Tất cả vé đã được bán hết", ông giải thích ngắn gọn, "dàn nhạc tuyệtvời. Ở đây nói về âm nhạc. Những người tấn công tôi đã chủ tâm sử dụng buổi hòa nhạc cho những hoạtđộng truyền thông. Họ dùng thương hiệu Gergiev để thúc đẩy hệ tư tưởng của mình".Việc mời ông vào chức vụ chỉ huy chính dàn nhạc Munich cũng đã gây ầm ĩ lớn. Những thành viênĐảng Xanh* và các nhà hoạt động đồng tính đã yêu cầu ông phải công khai tách biệt mình khỏi VladimirPutin và chính sách của ông ta. Ý nghĩ này đối với nhạc sĩ thật vô lý, và không chỉ vì tình cảm gắn bó bạnbè. Ông tuyên bố không chuẩn bị làm việc này và không có nghĩa vụ phải công khai khước từ bất cứ ai vàbất cứ cái gì, và rằng ông bảo vệ quan điểm của mình. Thành phố Munich đã bổ nhiệm ông vào chức chỉhuy chính dàn nhạc đến năm 2020.Valery Gergiev không bao giờ che giấu mối giao hảo thân thiết của mình với Tổng thống Nga. Họ biếtnhau từ thời ở Petersburg, vào những năm khó khăn, khi nhạc trưởng trẻ tìm cách trả lại danh tiếng thế giớicho nhà hát phá sản Mariinsky. Nhận chức giám đốc, Gergiev phải đấu tranh cho sự tồn tại theo đúngnghĩa đen của nhà hát opera, ba lê và dàn nhạc giao hưởng cổ nhất này "Chúng tôi trực thuộc liên bang.Nhưng Moskva đã ngừng trả lương. Tôi phải làm tất cả để giữ người. Vladimir Putin, khi đó còn là PhóThị trưởng đã cố giúp chúng tôi, bởi ông hiểu giá trị của nhà hát Mariinsky".Nhiều năm sau, Nhà hát Mariinsky và nhạc trưởng Gergiev đã nổi tiếng thậm chí với cả những cư dânNga nào ít hiểu biết về âm nhạc. Ngày 7-8-2008, quân đội Gruzia tấn công nam Ossetia để một lần nữabuộc tỉnh phân lập này phục tùng Chính phủ trung ương Tbilisi. Moskva ngay lập tức đưa quân Nga vàoGruzia và trong chỉ vài ngày, đã đuổi quân Gruzia khỏi nam Ossetia, khôi phục lại "status-quo". Cuộcchiến năm ngày của Tbilisi và Moskva ở Kavkaz tháng 8-2008 - cũng như cuộc đảo chính ở Ukraine vàinăm sau đó - đã đặt châu Âu bên bờ vực chiến tranh. Hai tuần sau, tối 21-8-2008, nhạc trưởng đã đứngcùng dàn nhạc Petersburg của mình trên đống đổ nát của tòa nhà nghị viện bị bắn phá trong Tskhinvali, thủphú nam Ossetia, chơi Bản giao hưởng số 7 của Dmitri Shostakovich*.Trước đó, ông cũng đã xúc động chỉ trích Gruzia vì tấn công quân sự nam Ossetia, cướp đi mạng sốnghàng trăm người, chia buồn với hàng nghìn người tập trung ở quảng trường trong các bộ quần áo cuối tuầnhay quân phục. Đó là một trong những khoảnh khắc hút hồn, thống thiết. Dàn nhạc đã bay thẳng đến đâyngay sau liên hoan BBC Proms. Buổi hòa nhạc được phát sóng trực tiếp trên khắp nước Nga. Gergiev cóvợ là người Ossetia.Nhà bình luận của báo Washington Post đã chỉ trích gay gắt hành động của nhạc sĩ như một "tuyên bốchính trị". Giờ đây, nhạc trưởng, theo lời nhà bình luận, "đã đứng về phía chủ nghĩa dân tộc Nga với tất cảnhững hậu quả phi dân chủ của nó" (182). "Không nghi ngờ gì, tinh thần yêu nước của ông ta", tờGuardian viết một ngày sau buổi hòa nhạc ngoài trời tràn đầy cảm xúc, "là chân thành (183)".Nhạc được chọn cẩn thận và có tính biểu tượng. Dmitri Shostakovich viết Bản giao hưởng số 7, cònđược gọi là Bản giao hưởng Leningrad trong thời bị bao vây. Bản nhạc được biểu diễn lần đầu vào năm1942. Với Gergiev, buổi hòa nhạc này không phải là vấn đề chính trị mà là quan điểm công dân. "Buổihòa nhạc của tôi nhằm tưởng nhớ những người đã chết và được trình diễn không vì lời bình luận trênWashington Post.Nếu nước Nga không can thiệp, phải có đến hàng nghìn người Ossetia hy sinh. Âm nhạc đó không chỉlà về Hitler, mà là về bất cứ cái ác nào bước vào cuộc sống chúng ta", ông giải thích hành động bộc phátcủa mình như thế."Tại những buổi hòa nhạc có các Bộ trưởng Quốc phòng Anh và Đức", Gergiev kể. Ông rất nhớ cảmxúc của mình khi đó. "Tôi chỉ có độc một câu hỏi cho họ: Ai đã khởi sự chiến tranh? Chẳng lẽ đó là sựthất thường của nước Nga, xảy ra chẳng biết từ đâu? Cuộc trò chuyện về đề tài đó không thành. Họ chỉ lịchsự lắng nghe tôi và không nói gì".Không chỉ nhạc sĩ Gergiev phẫn nộ vì những biến cố ở nam Ossetia, mà có cả Vladimir Putin, và hậuquả của nó sẽ đi xa.Từ trước khi đế chế Sa hoàng tan rã năm 1917, nam Ossetia đã chống lại những mưu toan thôn tính từphía Gruzia, và một số cuộc xung đột đã xảy ra đẫm máu. Trong Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viếtGruzia, khu vực này nằm ở ngay giữa lòng Kavkaz, đã nhận được quy chế tự trị. Những thập niên tiếp theochỉ còn các cuộc xung đột yếu ớt bởi một người Gruzia - Iosif Vissarionovich Dzhugashvili, nổi tiếng hơnvới bí danh Stalin, đã giữ Liên Xô trong nắm đấm thép của chuyên chế và thành lập một hệ thống có tuổithọ còn lâu hơn ông ta nhiều năm. Ông ta khó có thể tưởng tượng rằng không quân Nga hàng chục năm sauđó, chiến đấu vì nam Ossetia, đã phải ném bom xuống thành phố quê hương Gori của mình. Sau cuộc sụpđổ của kế hoạch quy mô "Liên Xô", những cuộc xung đột đã bùng lên với sức mạnh mới. Gruzia có đượcnam Ossetia, bắc Ossetia thuộc về Nga. Nhưng ngay cả khi đó, nam Ossetia đã phản đối và tuyên bố độclập. Mong muốn tự trị ấy cũng thấy được ở miền tây bắc đất nước, tại Abkhazia. Từ đó đến nay, lịch sửGruzia là biên niên sử những cuộc chiến tranh được tuyên bố và thật sự diễn ra. Năm 2008, những gìChính phủ Tbilisi cố giới thiệu với phương Tây như một phần của cuộc "chiến tranh lạnh" mới và cuộctranh đấu chống sự phục hồi Liên Xô cũ bởi Moskva (184), là một âm mưu chết người mà Gruzia mạohiểm để cuối cùng, sau 100 năm, nuốt chửng tính nổi loạn ấy bằng việc nhân danh tự do và dân chủ.Đối với Vladimir Putin, xung đột với Gruzia là sự khẳng định ý tưởng: chính phương tiện quân sự làthứ ngôn ngữ dễ hiểu hơn với phương Tây để giải thích cho những lợi ích riêng của Nga. Chiến tranh trởthành điểm bước ngoặt và thuyết phục ông hoàn toàn vào tính đúng đắn của giả định từ lâu rằng phươngTây, trước tiên là Hoa Kỳ, cố sử dụng mọi khả năng để gây bất ổn cho tình hình nước Nga. Không chỉ bốicảnh chiến tranh đã thuyết phục được Putin mà còn vì việc sử dụng có chủ đích và gây căng thẳng có dụngý mâu thuẫn sắc tộc, kéo dài nhiều thập niên từ phía Hoa Kỳ - nước được dẫn dắt bởi những đánh giá saivề tình hình và những quan điểm tư tưởng, tạo ra những phạm vi ảnh hưởng địa chính trị và vượt qua biêngiới cho phép trong hoạt động chính trị. Chính từ đó, các chính khách phương Tây bất lực trong việc đánhgiá tính chất bùng nổ của tình hình. Gruzia là cuộc diễn tập của Ukraine.Nỗ lực của Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili thúc đẩy việc Gruzia gia nhập NATO dưới sự hỗtrợ của Hoa Kỳ đã bị thất bại (185). Mặc dù thời điểm là thành công. Ở Hoa Kỳ đang bắt đầu chiến dịchtranh cử, và cái tên Vladimir Putin cũng như một nhắc nhở về nước Nga thôi cũng đủ gợi nên những kêu caâm ỉ, có lợi để tận dụng. Chính xác hơn, đó là cảm giác sợ hãi còn lại từ thời chiến tranh lạnh. Mùa xuânnăm 2008, khi Saakashvili xuất hiện ở Washington và nộp đơn xin kết nạp Gruzia vào NATO, Tổng thốngHoa Kỳ đã hứa sẽ ủng hộ. George Bush - con đang tại chức năm cuối. Trong số những người Cộng hòatham gia cuộc đua vào chức tổng thống có thượng nghị sĩ cứng rắn phái hữu John McCain, ứng viên tổngthống này từ lâu đã phát biểu ủng hộ việc Gruzia gia nhập liên minh Bắc Đại Tây Dương. Ông biếtSaakashvili từ năm 1997, từ khi chính khách trẻ này trao cho ông niềm hy vọng, và họ kết thân. McCain đãnhiều năm bay đến các nước cựu Cộng hòa Xô viết như một kiểu "nhà truyền giáo dân chủ". Ông sẽ xuấthiện ở quảng trường. Phương châm của ông thay đổi tùy theo tình hình lúc đó xảy ra cuộc khủng hoảngchính trị nào: "Tất cả chúng ta đều là người Gruzia" hay "Tất cả chúng ta đều là người Ukraine" (186).Một công thức đã được kiểm chứng, và không chỉ ở Hoa Kỳ. McCain là một đối thủ khốc liệt của Tổngthống Nga và không che giấu ác cảm với ông. Ứng viên của Đảng Cộng hòa này, ở những đỉnh điểm củamỗi cuộc khủng hoảng đều kêu gọi sự can thiệp ngay lập tức của NATO. Theo Washington Post và NewYork Times, cố vấn của ông về chính sách đối ngoại đã nhiều năm nhận tiền của Chính phủ Gruzia nhờviệc vận động hành lang cho lợi ích của nước này (187). Còn cuộc đối đầu giữa Gruzia và Nga sauchuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ tới Gruzia, diễn ra ba năm trước, thì liên tục leo thang.Công thức đảo chínhTừ sân bay quốc tế Tbilisi đến trung tâm thủ đô Gruzia mất nửa giờ xe chạy. Con đường cao tốc nhiềulàn có tên Đại lộ G. Bush nhằm kỷ niệm chuyến thăm ngắn của Tổng thống Hoa Kỳ tháng 5-2005. TrênQuảng trường Tự Do trước tòa nhà thị chính treo cờ Hoa Kỳ và Gruzia, hàng chục ngàn người đang đứng.Họ đến dự lễ mừng chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ đến Gruzia và say mê lắng nghe, mặccho micro thỉnh thoảng lại bị ngắt và phát biểu của Tổng thống Bush chỉ vọng tới từng đoạn. Lãnh đạo HoaKỳ trong chuyến thăm các nước khối phương Đông cũ phát biểu cũng chỉ một ý: ông nói tự do và dân chủgiờ đây đang lan rộng khắp thế giới, và hiện chúng đang ngự trị ở Gruzia, rằng người dân có thể tự hào vềnhững thành tựu của mình. George Bush - con cũng thực hiện một cú công kích nhỏ về phía Putin và nóithêm, chủ quyền của đất nước phải được tất cả các quốc gia tôn trọng (188). Washington hoàn toàn nhậnthức được các xung đột lịch sử quanh nam Ossetia và những khu vực khác, đồng thời họ cũng nắm rõnhững hứa hẹn công khai đầy tham vọng của Tổng thống Gruzia đưa ra trong chiến dịch tranh cử vừa qua:ông ta tuyên bố, sẽ một lần nữa tái sáp nhập những lãnh thổ không chịu khuất phục, và trong trường hợpcần thiết - là bằng vũ lực.Chuyến thăm của vị khách cao cấp được xem như sự tưởng thưởng cho Mikhail Saakashvili. Chàngthanh niên học ở Hoa Kỳ và giữ chức tổng thống đã được một năm. Saakashvili cơ bản tự tin và cảm thấythoải mái khi ở Mỹ, ông học ở Đại học Columbia tại New York và Đại học George Washington ỞWashington. Vào thời của mình, Tổng thống Gruzia và cựu Ngoại trưởng Liên Xô Eduard Shevardnadzeđã đưa tài năng chính trị trẻ tuổi này về dưới sự bảo bọc của mình và chẳng bao lâu, bổ nhiệm ông vàochức bộ trưởng. Năm 2004, người được ông bảo trợ đã tận dụng cơ hội này, với sự ủng hộ tích cực củaWashington trên làn sóng căm phẫn mãnh liệt của toàn dân bởi những gian lận hàng loạt trong các cuộcbầu cử, lật đổ Shevardnadze và bẻ gãy xương sống của hệ thống. Mikhail Saakashvili - người ủng hộcuồng nhiệt chiến lược an ninh Mỹ, mà ấn bản mới của nó nhất định phải được thực hiện, đã được in vàogiai đoạn đầu thời kỳ lãnh đạo của George Bush - con: "Cuộc đối đầu vĩ đại của thế kỷ 20 giữa tự do vàchủ nghĩa toàn trị đã kết thúc bằng chiến thắng thuyết phục của các lực lượng tự do và bằng việc tạo ra môhình đáng tin cậy cho sự thành công của quốc gia trên cơ sở tự do, dân chủ và nền kinh tế thị trường tự do"(189).Trong chiến dịch thay đổi chính quyền, Saakashvili đạt được thành công với sự hỗ trợ của công nghệmới, từng được hoàn thiện ở Đông Âu trước đó. Về chính thức, nó là việc thay đổi chính quyền từ bêntrong, nhưng với sự hỗ trợ hậu cần từ nước ngoài. Điều kiện để áp dụng nó - đó là sự bất mãn chung vớihệ thống, thường là trong tình trạng khủng hoảng. Những nhà hoạt động là những người trẻ tuổi có lý tưởng,chủ yếu học ở nước ngoài. Họ năng động, linh hoạt, biết cách tiếp xúc với báo giới, thường xuyên tạo ranội dung mới, lèo lái sự bất mãn chung và tổ chức những cuộc biểu tình hiệu quả trong khuôn khổ các sángkiến với những cái tên thơ mộng kiểu "Cách mạng Hoa hồng", "Cách mạng Cam" hay "Cách mạng Tuyếttùng"*. Như một quy luật, họ thông minh và nhanh nhạy hơn bộ máy nhà nước nặng nề. Ở Đông Âu, họthường được các quỹ Hoa Kỳ vốn gần với chính phủ hỗ trợ; những tổ chức có mối liên hệ tốt với cácchính khách tân bảo thủ và những mối giao hảo không tệ với giới an ninh giúp họ trong việc đào tạo cũngnhư hỗ trợ các thiết bị kỹ thuật. Tạp chí Spiegel gọi gánh xiếc rong chính trị này là "Công ty Cách mạng"và từ tháng 11-2005, trong bài báo gồm hai phần, họ đã mô tả chính xác những cuộc cách mạng thời đạimới đang được chuẩn bị thế nào (190). Những sự kiện năm 2003 ở Gruzia và năm 2004 ở Ukraine giống"cuộc nổi dậy bộc phát chống lại các chính phủ chuyên quyền", nhưng thật ra, đó là những hành động"được lên kế hoạch kỹ lưỡng", Spiegel viết. Ở Tbilisi, phong trào mới vì dân quyền có nhiều sinh viêntham gia, mang cái tên dễ nhớ "Kmara!" ("Đủ rồi!"). Nó được quỹ "Xã hội mở" của tỉ phú Hoa KỳGeorge Soros, người có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền Mỹ, tài trợ. Trong số đó, theo Spiegel, vàotháng 6-2003, Soros đã tài trợ cho "một cuộc huấn tập ba ngày về đề tài những cuộc cách mạng hòa bình ởthị trấn Tskhvarichamia với hơn một ngàn nhà hoạt động được chuẩn bị cho cuộc chiến giành chính quyềnsắp tới".Ngày 22-11-2003, diễn đàn nhân dân của Mikhail Saakashvili cùng với bạn bè đã tấn công tòa nhàquốc hội. Vòng vây bảo vệ của cảnh sát không chống cự nổi. Tổng thống từ chức. Richard Miles, Đại sứHoa Kỳ tại Gruzia, điều khiển việc ra đi của chính quyền Shevardnadze. Kết thúc hoạt động này, ngườiđứng đầu quốc gia gọi George Soros là bạn tốt và nói, ông này đã tích cực tham gia cuộc cách mạng bằngcách chi tiền cho tổ chức sinh viên (191).Vladimir Putin quan sát diễn biến tình hình ở nước láng giềng và Saakashvili với sự thiếu tin tưởng.Nguyên nhân mất lòng tin, theo quan sát của ông, không chỉ vì nước láng giềng đang dần biến thành mộttiền đồn của Mỹ mà còn ở sự ác cảm nhau của hai chính khách. Theo ý Putin, Saakashvili là một kẻ khiêukhích, đau khổ vì chứng hoang tưởng tự đại, không đánh giá đúng tình hình và đang cố hết sức chứng minhsự vượt trội của mình. Còn Saakashvili cho rằng cuối cùng cần cho Putin thấy, ai là nhân vật chính trongsân trường và cách phòng hờ tốt nhất là dọa dẫm bằng cách gọi ông anh cả mình ra. Nhà lãnh đạo mới củađất nước nhỏ bé giáp biên giới Nga có gần 4 triệu dân, nuôi dưỡng tưởng tượng của mình về vai trò lịchsử của đất nước và không bỏ lỡ cơ hội nào, cả ở Đông lẫn ở Tây, tự quảng bá và nhấn mạnh rằng ông ta,giống David, nổi dậy chống lại Goliath hùng mạnh cho toàn bộ thế giới tự do. "Giờ đây, chúng tôi sẵnsàng đưa vào cuộc sống chương trình tự do này - vì nhân dân chúng tôi, vì những giá trị của chúng tôi vàHoa Kỳ, những giá trị quan trọng vì chúng chỉ ra lý tưởng cho toàn bộ thế giới còn lại", ông tuyên bố trongcuộc trò chuyện với Bush vào chuyến thăm Washington (192). Sự kết hợp của phong cách dọa dẫm và ýtưởng vĩ đại cá nhân này là thứ mà Putin dị ứng bẩm sinh. Vai trò không nói ra, nhưng đồng thời lại rất rõràng của Washington lại càng khiến ông tức giận. Bush không coi những phát biểu cảnh báo thẳng thừngcủa Putin về sự cần thiết chấm dứt mở rộng NATO về phía đông, về phía Gruzia là nghiêm túc. Tình hìnhkhông thể không dẫn tới xung đột.Không lâu trước khi về hưu vào năm 2005, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell đã đưa trước chochàng thanh niên này lời khuyên giá trị: "Ông cho rằng ông đang nói về những lợi ích cơ bản của đất nướcmình. Chúng tôi không chắc lắm về điều đó, nhưng, trong bất cứ trường hợp nào, không nên nói về nhữnglợi ích quốc gia của chúng tôi. Vì thế, hãy cố đừng để rơi vào tình huống mà ông không thể xử lý. Đừngnghĩ bất cứ lúc nào chúng tôi cũng có thể đến và cứu ông" (193). Thế nhưng, những cảnh báo như thế từHoa Kỳ là rất hiếm. Người kế nhiệm Colin Powell là Condolezza Rice ít nghiêm ngặt hơn trong nhữngphát biểu công khai của mình. Không lâu trước cuộc xung đột, khi bà phát biểu phản đối Putin vì căngthẳng trong quan hệ giữa Nga và Gruzia và truyền đạt cảnh báo của Bush về việc điều này có thể làm căngthẳng cả quan hệ Nga - Mỹ, Putin đề nghị bà chuyển tới Nhà Trắng câu trả lời ngắn gọn: "Tôi nhất định sẽlàm việc mà tôi sẽ làm" (194).Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Gruzia đã cung cấp 2.000 quân nhân từ đất nước nhỏ bé của mình choBush và quân đội của liên minh đang tiến hành chiến tranh ở Iraq, trong lúc Đức dưới sự lãnh đạo của Thủtướng Liên bang Gerhard Schroeder, Pháp dưới sự lãnh đạo của Jacques Chirac và Nga từ chối tham giacác hoạt động quân sự. Cuộc chiến này đã cướp đi mạng sống hơn 100.000 người Iraq và khiến khu vựcnày bất ổn tới tận ngày nay. Còn ở tầng 4 của Bộ Quốc phòng ở Tbilisi từ lúc đó bắt đầu có các huấn luyệnviên Mỹ ngồi, những người đưa quân đội nhỏ bé của Gruzia lên tầm hiện đại. Lầu Năm Góc cung cấp vũkhí, còn Tổng thống Gruzia trong bốn năm nắm quyền đã tăng ngân sách quốc phòng lên gần sáu lần (195).Đến nay, đã biết rõ ai là người bắn phát súng đầu tiên trong cuộc xung đột này. Tổng thống GruziaSaakashvili đã khởi chiến và tấn công tính nổi loạn nam Ossetia bằng một nguyên cớ giả tạo (196). Ngườitiền nhiệm ông - Eduard Shevardnadze đã cố gắng trong vô vọng chinh phục nam Ossetia với cuộc chiếnđẫm máu vào năm 1992. Theo thỏa thuận ngừng bắn ký kết khi đó, Nga được ủy nhiệm chính thức triểnkhai quân đội trong khu vực này để theo dõi lệnh ngưng bắn (197). Ngay trước cuộc tấn công, Saakashvilichính thức tuyên bố là Nga đã đưa thêm quân bổ sung vào Gruzia và lệnh tấn công của ông ta chỉ để tự vệ;thế nhưng một năm sau đó đã làm rõ được rằng tuyên bố của ông ta là dối trá.Năm 2009, nhà ngoại giao Thụy Sĩ Heidi Tagliavini đã chính thức giới thiệu báo cáo được thực hiệncùng hơn 20 chuyên gia quân sự và pháp luật về các kết quả điều tra tiến hành theo yêu cầu của EU. Báocáo lên tới hơn 1.000 trang, bao gồm phân tích, các tài liệu và phát biểu của các nhân chứng và bác bỏtuyên bố của ban lãnh đạo Gruzia muốn qua đó trút bỏ tội lỗi của mình. "Không có cuộc tấn công quân sựnào của Nga trước chiến dịch quân sự của Gruzia", các tác giả báo cáo xác nhận. Khẳng định của phíaGruzia rằng trước cuộc tấn công nam Ossetia có một binh đoàn quân đội Nga được tăng cường cũng nhưtrong tương lai gần đã có kế hoạch tấn công từ phía Nga là điều "không chứng minh được" (198). Cácchuyên gia EU cáo buộc hai phía phạm tội ác chiến tranh trong quá trình xung đột, nhưng việc ai là kẻ đầutiên ném đá vào người khác thì không có gì phải nghi ngờ. Ba tuần sau khi bắt đầu xung đột, Ngoại trưởngĐức Frank-Walter Steinmeier đã thành lập được một ủy ban điều tra độc lập trong Hội đồng Bộ trưởngELI và nêu lý do quyết định của mình: "Để phát triển quan hệ của chúng ta với hai phía xung đột, dẫu saocũng quan trọng việc ai phải có trách nhiệm gì" (199).Theo cuộc điều tra này, cuộc pháo kích của quân đội Gruzia vào thủ phủ Tskhinvali của nam Ossetiađã bắt đầu từ đêm ngày 7 sang sáng ngày 8-8-2008, đụng độ quân sự đã kéo dài năm ngày và vì việc đưaquân Nga vào, xung đột cũng lan ra vài nơi tại một số khu vực khác của Gruzia. Ở nam Ossetia hơn vàitrăm người chết, hơn 1.700 người bị thương. Thiệt hại chính thức của quân Nga là 67 người. Số ngườichạy nạn lên đến hơn 100.000. Trò chơi chính trị "va banque"* mà Saakashvili khởi sự, bất chấp nhữngcảnh báo trong số đó có từ phía Hoa Kỳ, đã phải trả giá bằng sinh mạng của khoảng 200 binh sĩ và cảnhsát Gruzia. "Cuộc xung đột này bắt nguồn từ sâu xa trong lịch sử khu vực", ủy ban điều tra tổng kết, nó là"cao điểm của sự căng thẳng và khiêu khích ngày càng tăng". Rõ ràng, cao điểm này đã được chuẩn bị kỹ.Tin về cuộc tấn công của Gruzia vào Ossetia đến đúng lúc Vladimir Putin ở Bắc Kinh, không lâutrước khi khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh. Tuyên bố của Thủ tướng Nga, người ba tháng trước đã chuyểnchức tổng thống cho Dmitry Medvedev, hết sức rõ ràng. "Giới lãnh đạo Gruzia đã tiến hành các hoạt độnggây hấn chống lại nam Ossetia. Họ đưa vào đó thiết bị hạng nặng, pháo, xe tăng", ông nói tại cuộc họp báotriệu tập vội vì lý do này. "Điều đó rất đáng buồn... và dĩ nhiên, sẽ gây ra những hành động đáp trả" (200).Trong những giờ tới, ông sẽ trò chuyện với George Bush -con, người cũng tới dự Thế vận hội. "Tôigặp ông ấy ở sân vận động", Vladimir Putin hồi tưởng, "và tôi cảm thấy Washington sẽ không ngăn cuộcxung đột này lại. Ông ta không có những cố vấn đó". Trong câu trả lời chính thức của mình truyền đi trêntruyền hình Hoa Kỳ, Bush nói thẳng với Putin là không thể chấp nhận leo thang bạo lực. Phó Tổng thốngDick Cheney từ Washington bổ sung rằng những hành động bạo lực của Nga chống lại Gruzia "không đượcđể không có câu trả lời" (201).Ngay sau lễ khai mạc Thế vận hội, Putin bay về nhà không báo trước và trong đêm đó, hạ cánh xuốngsân bay Vladivostok ở biên giới nam Ossetia. Truyền hình phát đi hình ảnh Thủ tướng kiên quyết đi thămtrại tị nạn, trò chuyện với các tướng lĩnh Nga và an ủi những binh lính bị thương trong bệnh viện. Nóichung, những nhiệm vụ này lẽ ra là của Tổng thống Medvedev. Không quân Nga tấn công vào quân độiđịch, xe tăng Nga tiến vào Gruzia. Chỉ vài ngày sau, Saakashvili với sự trung gian của Tổng thống PhápNicolas Sarkozy như một đại diện EU, đã ký thỏa thuận ngừng bắn.Washington đã không hỗ trợ quân sự. G. Bush sau khi trở về Nhà Trắng chỉ giới hạn bằng một phátbiểu lớn tiếng, rằng Nga có nguy cơ đánh mất vị trí của mình "trong các cơ cấu kinh tế và chính trị, đồngthời cả các cơ cấu an ninh thế kỷ 21" (202), đồng thời tuyên bố hai máy bay quân sự sẽ không vận đếnTbilisi chăn màn và thực phẩm. Cùng lúc, Saakashvili tại Đại lộ Rustaveli ở Tbilisi, trước hàng nghìn ủnghộ viên hoan hỉ, với giọng sôi nổi đã tuyên bố về "sự giã từ của chúng ta với Liên Xô" (203). Nhữngngười đứng cạnh Bush, Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski và các lãnh đạo Litva, Latvia, Estonia đãkhông thể thúc đẩy ông có những bước đi kiên quyết hơn. Họ ủng hộ Saakashvili và muốn tính sổ gì đó vớiLiên Xô cũ. Nhưng tính toán của họ không hợp lý."Chúng tôi còn có thể làm gì ngoài đáp trả quân sự? Lau vết máu và bỏ đi, treo cổ à?", Putin hỏi sauđó. Câu hỏi tu từ. Ở Bắc Kinh, ông đã xem tin tức của phương Tây để tìm hiểu xem người ta phản ứng thếnào trước cuộc tấn công của Gruzia. "Không một sự phẫn nộ, không có gì, dường như chẳng có gì xảy ra.Mọi lỗi lầm là do chúng tôi" (204). Ông một lần nữa tìm thấy sự khẳng định cho ý nghĩ của mình, rằng chỉcó thể dựa vào sức mạnh của bản thân.Chẳng bao lâu sau cuộc xung đột, ngày 26-8-2008, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Moskva đã gởi tới CIA vàBộ Ngoại giao một thông báo đóng dấu "mật" đánh giá tình hình những tuần qua. Trong đó kể lại, nhữngngày này ở Moskva, người ta nói gì sau cốc rượu vang ở những cuộc tiếp đón ngoại giao. Ở đó nội dung,như thường thấy, không chỉ về những nguyên nhân chiến tranh và các lợi ích làm nền tảng cho cuộc xungđột, mà còn về các nhân vật. Khối lượng thông tin có ích không nhiều."Khi xung đột bắt đầu ở Gruzia, Medvedev lúng túng. Cố vấn Chính trị Đối ngoại của Putin, ôngUshakov kể cho Đại sứ Đức rằng Putin rất lo âu trước sai lầm của Medvedev ở chỗ không thể hiện sựquyết liệt ngay vào ngày 8-8. Putin đã phải vài lần can thiệp vào tình hình từ Bắc Kinh. (...). Khi cuộcxung đột bước ra khỏi giai đoạn nóng và Medvedev cùng với Tổng thống Pháp bắt đầu tiến hành thươnglượng..., sự cân bằng được phục hồi, mặc dù người Pháp kể cho chúng tôi là Putin có mặt ở cuộc gặp. (...).Sau cuộc xung đột ở Gruzia, không ai còn nghi ngờ gì, rằng Putin là nhân vật chính trong hệ thống chính trịnày" (205).Bình luận của chính trị gia Vladimir Putin đối với những thông tin loại này cũng không có gì ngạcnhiên: "Quyết định đưa quân do Tổng thống thông qua. Không một xe tăng nào di chuyển nếu không cólệnh của Tổng thống Dmitry Medvedev". Vladimir Putin trong khung cảnh chính thức luôn tôn trọng nghithức.Cuộc xung đột Gruzia - Nga xác định mô hình hành xử trong chính trị những năm sắp tới: những tuyênbố công khai về các thỏa hiệp, mà trên thực tế, chúng không phải là như thế. Năm 2014, chúng kết thúcbằng cuộc khủng hoảng Ukraine. Lãnh đạo chính trị các cường quốc thế giới bảo đảm với nhau rằng họluôn hiểu nhau, nhưng lại không ngừng chỉ ra cho nhau rằng hành động của đối thủ là không thế chấp nhận.Angela Merkel ngay từ giai đoạn đầu đã hiểu đường lối đối đầu của Mikhail Saakashvili là nguy hiểm.Nhưng bà vẫn theo đường lối của Hoa Kỳ, chỉ đưa vào một ít đổi thay mang tính điểm tô nho nhỏ. Từ đầusự nghiệp chính trị của mình, bà chia sẻ cơ bản đường lối chính trị đối ngoại của Chính phủ Mỹ và khôngbao giờ thật sự so sánh lợi ích của Đức với Hoa Kỳ.Quan điểm này được bà Merkel tiếp tục duy trì sau khi diễn ra việc thay đổi chính quyền. Hoa Kỳ -"là một đối tác quan trọng đến nỗi, chúng tôi hợp tác chặt chẽ bởi điều đó cần cho những lợi ích chung củachúng tôi, bởi chúng tôi muốn điều đó và chia sẻ những giá trị chung" - câu thần chú của này bà đà lặp đilặp lại không lay chuyển, khi đứng cạnh Barack Obama tại cuộc họp thượng đỉnh "G7" ở lâu đài Ellmaumùa hè năm 2015 (206). Đầu tháng 4-2008, bốn tháng trước khi bắt đầu chiến tranh, mọi thứ ước chừngvẫn là như thế.Quyết định thật và giảBữa tiệc tối truyền thống đêm trước Hội nghị thượng đỉnh NATO ở cung điện sang trọng Ceausescu tạiBucharest kéo dài lâu hơn dự định. Đề nghị của George Bush - con kết nạp Ukraine và Gruzia vào NATOtheo một hệ thống tăng tốc đã gặp phản ứng từ các nước thành viên của liên minh. Pháp và Đức chống, Ývà các nước Benelux* cùng đứng về phía quan điểm này. Những người đứng đầu các chính phủ đã biệnluận cho phản ứng này rằng đa số cư dân Ukraine không muốn gia nhập NATO, vì thế hành động này cóthể khiến chính phủ nước này bị đe dọa. Tình hình hai nước rất không ổn định và ngoài ra, không nên độngđến nước Nga, như Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói và bằng cách đó, đã hướng sự tậptrung của những người có mặt về quan điểm của Moskva (207). Đề tài Putin đã gợi lên những cuộc tranhcãi sôi nổi, kéo dài tới vài giờ. Cuộc thảo luận trở nên căng thẳng hơn. Phương Tây mở rộng, và cùng vớiđó, lợi ích của nó cũng thay đổi. Ba Lan và các nước Baltic gây áp lực lên Angela Merkel, họ muốn mởrộng NATO, nhắc nhở quá khứ của nước Đức và nghĩa vụ tinh thần của nó là phải chuộc lỗi của mình."Các đại diện Đông Âu nổi nóng", Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice nhớ lại. "Thật đáng tiếc, mọiviệc thậm chí còn tiến gần tới chỗ suýt chút nữa thì người ta đã cảm ơn người Đức vì những gì họ đã làmnhững năm 1930, 1940" (208).Bush cũng giận dữ, tuyên bố chỉ có thể đưa ra một khi đồng thuận. Đến cuối kỷ nguyên của mình, ôngmuốn có thêm một hành động chói sáng cho sách giáo khoa lịch sử Hoa Kỳ và chống lại "đế chế của cáiác". Ông không quan tâm đến phản ứng tiêu cực của một số nước châu Âu (209). Ông đã biết những ngờvực và cảnh báo của họ qua một số cuộc đàm đạo với bà Merkel, vốn được tiến hành trước đó qua liênlạc video. Ông ghi nhận chúng, nhưng đánh giá sự chống đối này không đáng kể. Sau bữa ăn tối, áp lực giatăng và bà Merkel thực dụng đã nhận lãnh vai trò quen thuộc của người kiến tạo hòa bình. Thủ tướng Đứcmuốn tránh khỏi cuộc đụng độ của những tín niệm khác nhau.Bà đề nghị cho hai nước khả năng gia nhập NATO, nhưng chỉ sau một thời gian. Chiến thuật quenthuộc của Merkel, trong đó, những tiêu đề trên các phương tiện truyền thông đại chúng ngày hôm sau có ýnghĩa quan trọng hơn nội dung thực tiễn, đã biện hộ cho nó. NATO thông qua quyết định kết nạp Croatiavà Albania, và sau đó đồng tình thêm với một kế hoạch ưa thích nhất của Tổng thống sắp mãn nhiệm, hệthống phòng thủ tên lửa ở biên giới Nga. "Tôi trở về nhà với cảm giác hài lòng sâu sắc", Thủ tướng Đứcnói trong tuyên bố tổng kết và ra sân bay (210). Sự khác biệt tinh tế giữa các công thức "bây giờ" và"muộn hơn một chút" mà Angela Merkel đã đưa ra một cách thuyết phục liên quan tới việc Gruzia vàUkraine gia nhập NATO, được người Đức xem như thắng lợi chính trong ngày và ăn mừng (211). Nhưngcái công thức đẹp đẽ, tạm thời đó, là cho các nhà ngoại giao. Còn trong thông cáo tổng kết, nó không hềđược phản ánh (212).Cuộc tranh cãi về thời hạn không thay đổi bản chất vấn đề từ quan điểm của Kremlin. Ở đây nói vềquyết định có tính nguyên tắc của liên minh, được định nghĩa hết sức rõ ràng. "NATO hoan nghênh nhữngkhát vọng châu Âu Đại Tây Dương của Ukraine và Gruzia, những nước mong muốn gia nhập vào liênminh. Hôm nay, chúng tôi đã đồng ý là những nước này sẽ gia nhập NATO. Cả hai đã có những đóng gópđáng kể vào hoạt động của liên minh". Điều 23 đã viết như thế, và nước Nga hiểu quyết định này chính lànhư thế (213). "Liên minh chưa từng đưa ra một quyết định nào như thế trong 59 năm tồn tại của mình", tờFrankfurter ALlgemeine Zeitung viết như thế về vấn đề này (214).Kết thúc cuộc họp, Putin được mời dự và phát biểu ý kiến. Một tháng trước thời điểm này, trongchuyến thăm Moskva, bà Angela Merkel đã cho ông hiểu rằng, lẽ dĩ nhiên, ông không có quyền biểu quyếttrong vấn đề NATO kết nạp ai và không kết nạp ai, và cùng với đó đã nhấn mạnh thêm lần nữa là sự mởrộng của liên minh về phía đông hoàn toàn không nhằm chống nước Nga. Giờ đây, ở Bucharest, Putin đưalời đáp chính thức cho việc này.Âm sắc mà ông chọn cho phát biểu trước các nguyên thủ các nước, bị giảm bớt, nhưng ý tưởng chínhthì không hề mơ hồ: "Chúng tôi không có quyền phủ quyết nào, và không thể có, mà chúng tôi cũng khôngđòi hỏi nó. Nhưng tôi muốn tất cả chúng ta, khi giải quyết những vấn đề kiểu này, hiểu rằng ngay cả chúngtôi cũng có những mối quan tâm của mình ở đó. 17 triệu người Nga đang sống ở Ukraine. Ai có thể nóivới chúng tôi là ở đó chúng tôi chẳng có mối quan tâm nào?". Ông kiên quyết chỉ ra Hạm đội Biển Đencủa Hải quân Nga ở Crimea và cảnh báo, việc mở rộng NATO đang làm bất ổn tình hình Ukraine. Rồi ônghỏi, tại sao nước Nga trong tình hình thế này lại không thể có mối quan tâm của mình. "Những tuyên bốrằng việc đó [NATO mở rộng về phía đông] không là mối đe dọa với chúng tôi, không đủ", ông nói tiếp."An ninh quốc gia không xây dựng trên những hứa hẹn, hơn thế nữa, những cam kết này chúng tôi đã từngnghe vào đêm trước của các đợt mở rộng trước đây của khối này". Rồi ông nói thêm: "Sự xuất hiện ở biêngiới chúng tôi một khối quân sự hùng mạnh mà hoạt động của các thành viên của nó được chỉ đạo bởi Điều5 Hiệp ước Washington, sẽ được cảm nhận ở nước Nga như mối đe dọa trực tiếp tới an ninh của đất nướcchúng tôi" (215).Trong kết luận, như một dấu hiệu thiện chí, Putin đồng ý thỏa thuận quá cảnh với NATO cho phép liênminh vận chuyển hàng hóa để "đấu tranh chống khủng bố" qua Nga để vào Afghanistan.Chiều hôm sau, ông mời George Bush - con tới dinh thự mùa hè Suối Bocharov của mình ở Sochi. Đólà cuộc gặp chính thức cuối cùng của hai chính khách ở cương vị tổng thống. Vladimir Putin muốn giớithiệu với Bush người kế nhiệm Dmitry Medvedev và một lần nữa nói về việc triển khai theo kế hoạch cáctên lửa ở Đông Âu. Chính ông một tháng sau cũng sẽ chuyển sang ghế thủ tướng.Buổi sáng hôm sau trên Biển Đen diễn ra sô diễn chia tay mang tính hoài niệm của hai người đàn ôngmà trong giai đoạn tại nhiệm, họ đã gặp nhau hơn hai mươi lần, đã có với nhau một mối thiện cảm nào đó,đã thảo luận hàng loạt vấn đề chính trị và hiếm khi trùng khớp ý kiến với nhau, nhưng Vladimir Putin lạidễ chịu với kiểu ăn nói cao bồi của Bush hơn là những ngôn từ rườm rà chẳng có tính trói buộc gì củangười kế nhiệm Barack Obama. Tuyên bố chính thức về "những khuôn khổ chiến lược" tương lai trongquan hệ Hoa Kỳ - Nga chẳng thay đổi gì trong quan điểm bất đồng của "hai con ngựa chiến già", như Bushđùa cợt gọi họ, thậm chí kể cả khi phía Mỹ tuyên bố về tiến bộ đáng kể trong các cuộc thương lượng về hệthống phòng thủ tên lửa (216)."Tôi tin rằng có thể nói về một đột phá đáng kể", Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố về nỗ lực tạo cho tiếtmục chia tay này tầm vĩ đại của một sự kiện lịch sử. Vladimir Putin cũng rộng lượng, ông nói về tính trungthực và cởi mở của Bush, nhấn mạnh cuộc gặp rất có giá trị. Ông chỉ không đồng tình về thực chất vấn đề."Ở đây không nói về ngôn ngữ, không nói về những cụm từ ngoại giao hay công thức đúng. Ở đây nói vềbản chất vấn đề", ông nói, ngụ ý lợi ích của Nga. "Cho phép tôi nói thẳng: quan điểm cơ bản của chúng tôiliên quan tới các kế hoạch của Hoa Kỳ là không thay đổi". Còn lại thì, tất cả là sự kính lễ chào nhau và đacảm Texas. "Trong nhiều tình huống chính trị, người ta nhìn thẳng vào mắt anh và nói điều anh ta thật lòngđang nghĩ", Bush nói tại buổi chia tay trước báo giới đang tập trung, rồi sau đó quay sang Putin và tiếptục: "Ông nhìn vào mắt người ta và nói điều ông nghĩ. Đối với đàn ông, đó là khả năng duy nhất tìm đượcđiểm chung" (217). Nhưng sẽ không có điểm chung khác nữa.Như đáp lại kế hoạch mở rộng NATO, một trong những chỉ thị cuối cùng của Vladimir Putin trêncương vị tổng thống cuối nhiệm kỳ hai đã bảo đảm cho nam Ossetia và Abkhazia sự ủng hộ tiếp tục. Tháng7-2008, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoieezza Rice trong một phát biểu công khai chung với Saakashvili đãtrấn an người nghe, rằng trong tương lai sẽ ủng hộ việc sớm kết nạp nước này vào NATO, mặc dù bà ta,như New York Times viết, trước đó, ở sau những cánh cửa đóng đã cảnh báo ông ta đừng gây trò khiêukhích (218).Một tháng sau, sau quyết định của các nước thành viên NATO ở Budapest, Saakashvili cuối cùng đãra lệnh tấn công nam Ossetia và đề nghị Hoa Kỳ trả lại cho ông ta đơn vị Gruzia đang chiến đấu ở TrungĐông dưới sự chỉ huy của Hoa Kỳ và là chiếc vé vào cửa của nhóm bạn Đại Tây Dương. John F. Tefft,Đại sứ Hoa Kỳ ở Tbilisi, sáng ngày 8-8 đã gởi cho Washington bức điện khẩn: "Vào lúc 4 giờ sáng, Hộiđồng An ninh Quốc gia Gruzia đề nghị trả lại 1.000 binh sĩ Gruzia đang chiến đấu ở Iraq trong vòng 24giờ tới". Ông viết Saakashvili đã ban hành lệnh tổng động viên. "Ông ta cáo buộc Nga công khai xâmlấn", vị đại sứ tiếp tục, "và kêu gọi cộng đồng thế giới hỗ trợ ông ta" (219).Trong bình luận của Vladimir Putin về sự điều hành của Tổng thống Bush và chính sách của ông ta liênquan đến Nga nghe được sự tiếc rẻ: "Như có thể thấy, ông ta phải hành động theo cách mà nước Mỹ trôngđợi, nhưng ông ta, tiếc thay, không có những cố vấn như thế".Trong năm đó, nước Nga đã tiến hành cải cách toàn diện các lực lượng vũ trang. Hai năm sau, Tổngthống Gruzia Saakashvili thất cử quốc hội và năm 2013, phải di cư sang Hoa Kỳ. "Cuối cùng thì nhân dâncũng căm ghét ông ta không thua gì Tổng thống Shevardnadze, người đã bị ông ta lật đổ", Spiegel tổng kếtsau chuyến tự lưu vong của cựu chính khách triển vọng (220). Từ đó, các chính quyền của tổ quốc cũ đãtheo đuổi vụ kiện chống lại ông ta vì tội lạm dụng quyền lực, tuyên bố truy nã.Saakashvili đã tham gia các cuộc biểu tình trên Maidan của nước láng giềng từ những giai đoạn đầu.Mùa hè năm 2015, ông ta từ bỏ quốc tịch Gruzia. Petro Poroshenko, làm Tổng thống Ukraine từ tháng 6-2014, đã trao cho bạn mình quốc tịch Ukraine và bổ nhiệm ông ta vào chức Thống đốc vùng Odessa. Giờđây, Thống đốc mới đã so sánh cuộc chiến ở đông Ukraine với chiến tranh Gruzia. Lần cuối cùng, ông tabị tổ quốc cũ của mình chỉ trích vì đã kêu gọi binh lính Gruzia phục vụ quân đội Ukraine để đấu tranh vớinhững người ly khai Donbass (221).Giờ đây, chính quyền trung ương Ukraine chẳng ngại ngùng gì bày tỏ thẳng thắn mong muốn sao choông quan tâm tới những kẻ ly khai, như ở Gruzia. Và không chỉ ở Odessa, nơi có đông người nói tiếng Ngasinh sống, mà cả ở vùng lân cận. Ở đây nói về Prednistrovie, một dải đất hẹp không xa Odessa, nằm giữaMoldova và Ukraine. Prednistrovie là đồng minh của Moskva. Năm 1992, dân cư khu vực này có gần500.000 người, đã chọn lựa đứng về phía Nga. Đến ngày nay, việc cung ứng cho họ được thực hiện quacảng Odessa, rồi sau đó qua Ukraine bằng đường bộ. Theo ngôn ngữ ngoại giao, tình hình ở đó được gọilà "cuộc xung đột bị đóng băng". Vào lúc Thống đốc mới nhậm chức, Tổng thống Poroshenko đã ban hànhchỉ thị dừng cung ứng trên bộ, còn Saakashvili mang từ nam Ossetia và Abkhazia về kinh nghiệm nhỏ bécủa mình để rã băng cuộc xung đột bị đóng băng này. Nghe tin này, Tổng thống Vladimir Putin đã phản ứngtự nhiên bằng một cử chỉ chế nhạo mỉa mai: làm dấu thánh.18SOCHI VÀ QUYỀN LỰC MỀMSYRIA VÀ ĐIỆP VIÊN CHẠY TRỐN - NGƯỜI TỐ CÁO ĐÃ HÂM NÓNGCĂNG THẲNG GIỮA MOSKVA VÀ WASHINGTON RA SAO?Con tàu "Cánh én" mà sáng tháng 12-2013 đó chuyển bánh gần như không một tiếng động từ nhà gaSochi mới tu bổ xong gồm năm toa màu đỏ, và chở một trong những vị khách quan trọng nhất cùng vớiđoàn tháp tùng của ông. Vladimir Putin ngay trước Thế vận hội mùa đông lên đường vào một trong nhữngchuyến thanh sát thường kỳ của mình. Con đường từ bờ biển đến vùng núi Krasnaya Polyana, từ sân vậnđộng khúc côn cầu trong thung lũng đến những sườn dốc trượt tuyết dựng đứng - đi mất khoảng 40 phút."Cánh én" là một trong hơn 30 con tàu mới nhập về từ Đức, và nó hoàn toàn không phải là cái mới duynhất ở Sochi. Ở đây nói về điều gì đó lớn hơn Thế vận hội.Kế hoạch của Vladimir Putin là nhằm biến vùng đất bị bỏ phế này - một Florida hậu Xô viết bên bờBiển Đen, nổi tiếng một cách đau buồn bởi những vụ tắc đường thường xuyên vào mùa hè và những vụ cúpđiện nước đều đặn vào mùa đông, thành một khu du lịch hấp dẫn. Sochi là một dự án mang tính quốc giacủa Putin; nó không chỉ chứng minh niềm say mê thể thao của ông, đối với ông, nó cũng là một kế hoạchtrong khuôn khổ chính sách "quyền lực mềm", mà ở trong nước, nó còn nhằm củng cố cảm xúc phẩm giáriêng của các công dân và nếu thành công, sẽ bảo đảm cho đất nước ông sự tôn trọng của toàn thế giới.Trong lịch sử các thế vận hội mùa đông, cho đến nay, nước Nga luôn giành được nhiều huy chương nhất.Tổng thống chịu áp lực của nhiều hoàn cảnh, quanh ông là các nhà quản lý phụ trách công trình lớnnhất đất nước với tất cả lỗi quy hoạch, chậm trễ trong thực hiện và gián đoạn trong công việc - những thứkhông thể tránh khỏi khi thực hiện các công trình quy mô lớn như thế, và đồng thời với nó là nạn thamnhũng. Trong những tiếng đồng hồ qua, ông liên tục di chuyển giữa các công trình xây dựng; ở khắp nơi,ông phải nghe những lời trấn an giống nhau rằng, tất cả mọi thứ, dĩ nhiên, đang theo kế hoạch, tất cả nhấtđịnh hoàn thành đúng thời hạn - kể cả khi cái "tất cả" đó chẳng mấy thuyết phục nhưng đó là một tiến trìnhcông việc.Được cái là tuyết rơi dày nửa thước, nhờ đó tình hình nhìn có vẻ tốt hơn thực tế. Chẳng hạn, bàn nhúntrượt tuyết đã xây trễ mất hai năm và chi phí đắt hơn gấp bảy lần so với dự toán ban đầu. Nó làm mất chứcPhó Chủ tịch ủy ban Olympic Quốc gia của Akhmed Bilalov: công ty xây dựng của ông ta phụ trách dự ánnày.Sochi ba lần muốn tiến hành Olympic và hai lần bị từ chối. Lần thứ ba, Putin đích thân bay tớiGuatemala vào năm 2007 tại cuộc họp của ủy ban Olympic Quốc tế để vận động bằng tiếng Anh cho thànhphố của Nga làm địa điểm tổ chức Thế vận hội mùa đông 2014. Lần đó, các đối thủ cạnh tranh từ Salzburgvà Pyeongchang ở Hàn Quốc đã phải nhường bước (222).Thế vận hội mùa đông - đó không chỉ là kế hoạch uy tín của Putin. Sau quyết định của ủy ban OlympicQuốc tế - nó đồng thời trở thành sân chơi cho các đối thủ của Putin: càng gần tới Thế vận hội, những cuộctấn công nhắm vào ông càng ác liệt, trước tiên là từ nước ngoài. Người ta còn bàn bạc cả vấn đề về mộtcuộc tẩy chay có thể. Như mọi khi, chỉ cần Thế vận hội không diễn ra ở Anh hay Hoa Kỳ, thì một nghi ngờcơ bản lại được dấy lên: liệu uỷ ban Olympic có phải là kẻ thừa hành ngoan ngoãn ý nguyện của nhữngnhà độc tài, những kẻ như Putin không (223).Việc phê bình hợp lý màn kịch nhiều tỉ mà uỷ ban Olympic bận rộn tiến hành, và hiển nhiên, việc phêbình cả những quy luật thị trường hiện hành mà công cuộc chuẩn bị này theo đuổi, luôn đi kèm với mộtdanh sách dài những yêu cầu quan trọng về mặt đạo đức nhưng cũng rất không tưởng, đối với ủy ban này.Nội dung của nó là: cùng với việc xây dựng những sân vận động mới, phải thay đổi các luật lệ và cấu trúcxã hội của đất nước mà chính sách của nó đang gây bất bình. Ở đây nói về những đề tài nổi tiếng như nạnsợ đồng tính và nhân quyền. Và bởi vì Sochi biến thành một công trường lớn, bên cạnh những phê phán đócòn có các chỉ trích về việc phá hủy môi trường và không quan tâm đúng mức đến việc bảo đảm phát triểnbền vững khu vực. Gần đây lại còn dư luận về việc tiến hành Thế vận hội, có thể, sẽ mất an ninh bởinhững kẻ khủng bố Kavkaz từ Daghestan và Chechnya đang đe dọa ra tay. Để đề phòng, Washington thậmchí còn đưa ra cảnh báo về đe dọa khủng bố (224).Trận chiến này diễn ra không chỉ trong một tháng mà thường xuyên tái diễn khi chuẩn bị Thế vận hộihay chung kết bóng đá thế giới, và đôi khi nó làm Vladimir Putin khó chịu; nhưng nói chung, vì đây là mộtthuộc tính tiêu chuẩn của nền kịch nghệ sân khấu chính trị thế giới nên ông thờ ơ. Điều thực sự khiến ônglo âu, là lời từ chối tham gia Thế vận hội của Tổng thống Liên bang Đức. Không phải ông bất ngờ vì lời từchối này. Tổng thống Đức, như được biết, có ác cảm lớn với người đồng cấp ở Moskva (225). JoachimGauck thường đi thăm các nước nhưng đến giờ, ông vẫn bỏ qua thủ đô Nga. Ở Berlin, ông buộc phải tiếpvị khách Nga vì những lý do nghi lễ, khi Putin đến thăm thủ đô Đức một năm trước.Cuộc gặp ngắn ngủi và hơn cả lạnh lùng. Cựu mục sư đã thuyết giảng về việc thiếu tôn trọng nhânquyền ở nước Nga. Ông tuyên bố, với phương Tây, đó là "thỏa thuận về các giá trị", còn nước Nga vớiông không phải là một phần của nó. Ngay cả trước đó, Gauck cũng không che giấu sự thiếu thiện cảm củamình với Putin. "Người chống cộng với ân sủng của Chúa", như có lần tờ báo Tagesspiegel gọi ông (226),Gauck đấu tranh cho việc sử dụng "Bundeswehr"* nhiều hơn ở ngoài Liên bang Đức và là người ủng hộNATO nhiệt thành. "Chính là hôm nay, khi Hoa Kỳ không thể thường xuyên gia tăng sự đóng góp của mìnhvào an ninh, Đức và những đối tác châu Âu của họ có nghĩa vụ phải nhận phần lớn trách nhiệm vì sự anninh của chính mình" - đó là giáo điều đối ngoại của đức tin mà Gauck chính thức tuyên bố hồi tháng 1-2014 tại Hội nghị Munich về vấn đề an ninh (227). Bằng cách đó, ông đã cho thấy mình đang tiến hànhchính sách đối ngoại riêng cho dù chức năng ấy, nói đúng ra, không nằm trong thẩm quyền chính thức củaông.Phần nào mối quan hệ không tốt đẹp giữa Gauck với nước Nga có gắn với lịch sử gia đình ông. Chacủa Gauck trong thời Thế chiến thứ hai là sĩ quan hải quân, năm 1951 đã bị tòa án binh ở Cộng hòa Dânchủ Đức buộc tội gián điệp và giải đi trại tù GULAG Xô viết. Chỉ nhờ các cuộc thương lượng khi đó củaThủ tướng Liên bang Konrad Adenauer, năm 1955, ông mới được trở về nhà. Số phận của ông có ảnhhưởng lớn đến việc hình thành con người Gauck (228), và tác động lên nhận thức của Gauck về nước Nga,mặc dù Liên bang Xô viết đã không còn nữa và Vladimir Putin, rõ ràng, có thể chỉ trích ông nhiều thứ,nhưng chắc chắn không phải vì ông là một người cộng sản.Sự từ chối của Gauck là khởi đầu của một loạt lời từ chối từ phương Tây. Nhiều ngày sau đó, nhữngtin không vui khác lại tới. Angela Merkel thông báo không thể tới Sochi, sau đó Francois Hollande vàBarack Obama cũng trả lời từ chối. Tổng thống Hoa Kỳ quyết định không gởi ai trong số các thành viênnội các của mình tới Sochi và đưa huyền thoại quần vợt đồng tính Billie Jean King tới tham gia Thế vậnhội. Đó rõ ràng là một cử chỉ nhằm tỏ thái độ. Hai năm trước, phái đoàn Mỹ dự Olympic mùa hè ởLondon dù sao cũng do Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama dẫn đầu. Thế nhưng, trong chuyến đithanh sát của mình trên "Cánh én" đỏ hôm đó, Putin không hề hay biết gì về hành động sỉ nhục được phốihợp này.Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga năm 2013 vẫn xấu đi một cách ổn định. Không chỉ vì giữa hai Tổngthống không "nảy sinh sự thông hiểu". Lợi ích của hai quốc gia hoàn toàn đối nghịch nhau. Ngay cả tânNgoại trưởng Hillary Clinton cũng không thể thay đổi tình hình này, người mà trong cuộc gặp đầu tiên vớiđồng nghiệp Nga tính tới hiệu ứng truyền thông đã mang đến cho ông một món quà nhỏ kèm theo những lờichúc tốt đẹp của Tổng thống Barack Obama. Buổi trao quà lại trở thành một sai lầm kinh điển kiểu Freud.Với câu nói: "Tôi có quà cho ngài" và trước các ống kính đang làm việc, chính khách Hoa Kỳ đã trao choông Lavrov một trong những biểu tượng của khởi đầu chính trị mới mà Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố saukhi được bầu lại nhiệm kỳ 2. Đó là một cái nút đỏ trên một cái bệ bằng nhựa màu vàng với hàng chữ tiếngAnh "Reset" ("khởi động lại", tiếng Nga là ) và kèm với chữ dịch sang tiếng Nga là . Ngoại trưởng Ngabật cười vang và trấn an rằng mặc dù có một chút sai sót trong bản dịch, ông vẫn sẽ để chiếc nút này ở chỗtrang trọng. " là từ dịch sai", Lavrov nói (229), bởi trên thực tế, từ này có nghĩa là "nặng hơn", "quá tải".Tất cả kết thúc ở đó. Cuộc xung đột Syria đã nhanh chóng chỉ ra quan điểm Obama và Putin khác nhauđến đâu. Ban đầu, "Mùa xuân Ả Rập" được bắt đầu dưới dạng những cuộc biểu tình ôn hòa của dân chúngchống lại các chế độ độc tài, nhưng vì phản ứng không khoan nhượng của chính phủ Syria, chẳng bao lâuđã biến thành cuộc đối đầu ác liệt. Ở quốc gia thế tục duy nhất trong khu vực đã bùng lên cuộc chiến đẫmmáu giữa những người Shiite và Sunni, do Arabia Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng Vịnh tài trợ vớiviệc sử dụng vũ khí sản xuất tại Hoa Kỳ và tại Nga. Syria cuối cùng đã trở thành giấc mơ ấp ủ của nhữngngười ủng hộ trào lưu chính thống Hồi giáo, là hiện thân và hình ảnh của vương quốc Hồi giáo vượt rakhỏi khuôn khổ của những quốc gia khác nhau, có thể được xây dựng thành công. Cuộc đấu tranh ban đầuđòi mở rộng quyền công dân chống lại hệ thống độc tài, ngày nay không còn vai trò gì nữa. Trong các cuộcđiện đàm đầu tiên về khủng hoảng, Vladimir Putin đã bác bỏ đề nghị của Barack Obama lật đổ Bashar alAssad bằng các phương tiện quân sự. Với ông, đây không chỉ nói về một căn cứ hải quân duy nhất củaNga ở Tartus - Địa Trung Hải của Syria, và cũng không chỉ vì Syria nhiều năm qua đã là đối tác của Nga.Putin như một nhà thực dụng đã sợ sự bất ổn tiếp theo của khu vực. Quan điểm Nga, theo lời ông là ở chỗ,sau chiến tranh Iraq, việc tan rã của Syria sẽ càng làm sâu sắc thêm thảm họa, mà liên quan đến việc này,không phải lần đầu tiên việc lật đổ nhà độc tài Libya Muammar Gaddafi được nhắc tới, bởi việc lật đổ đóđã gây cho đất nước Bắc Phi này sự hỗn loạn kéo dài tới tận ngày nay (230).Ngoài ra, Tổng thống Nga nhớ rất rõ sự ủng hộ của các quốc gia vùng Vịnh Persic đối với những kẻHồi giáo cực đoan ở Chechnya và ở Kavkaz nói chung. Cam đoan của Obama rằng sau khi lật đổ Assad,dân chủ sẽ trở lại Syria, còn Arabia Saudi và Qatar sẽ chấm dứt tài trợ cho những kẻ cực đoan Hồi giáo,bị Putin cho là ngây thơ. Theo đánh giá của ông, điều đó hoàn toàn không dẫn đến kết thúc cuộc chiến giữanhững người Shiite ở Tehran ủng hộ Assad, với người Sunni ở Riyadh muốn lật đổ ông ta.Putin nhấn mạnh, ông không giữ rịt lấy Assad, sở dĩ ông bác bỏ công thức lật đổ Tổng thống Syria chỉlà vì nó thiển cận. Giải pháp của vấn đề, ông thấy trong một chính phủ chuyển tiếp với sự tham gia của đạidiện chính quyền hiện hành và phe đối lập. Theo ý Putin, Bashar al-Assad nhờ liên minh của ông ta vớiIran đã không chỉ trở thành là một yếu tố sức mạnh quan trọng mà ông ta còn cần thiết nhìn từ góc độ quânsự, tính đến cuộc đấu tranh chống lại việc Hồi giáo hóa đang tiếp tục trong khu vực. Trong vòng vài tháng,có vẻ như quan điểm của Nga chiếm ưu thế. Quả thật, chẳng bao lâu, vào cuối tháng 6-2012, năm thànhviên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ở Geneva đã đi tới thỏa thuận liên quan tới một chínhphủ chuyển tiếp ở Damascus do Assad đứng đầu. Cho tới lúc đó, số người chết vì nội chiến đã lên tới 60ngàn người (231).Thế nhưng, quyết định được đưa ra trong quá trình đàm phán không là gì hơn một văn bản in trên giấy.Một tuần sau, nhà trung gian quốc tế Kofi Annan tuyên bố không chỉ về thất bại cá nhân mà còn về thất bạicủa thỏa thuận Geneva (232). Nhân danh "những người bạn Syria", trong số đó, bên cạnh Arabia Saudicòn có Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ - tất cả đều là những đối thủ quyết liệt của Assad và là những nhà bảo trợchiến tranh, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã vi phạm thỏa thuận Geneva mà khó khăn lắm mớiđạt được, và yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu ủng hộ một giải pháp quân sự (233).Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan từ bỏ vai trò đặc sứ Liên Hợp Quốc ở Syria, chỉ tríchHoa Kỳ mạnh mẽ: "Nếu các người coi việc yêu cầu Assad từ chức là điều kiện tiên quyết, thì các ngườiđang làm cho nỗ lực đưa những con người ấy ngồi vào bàn đàm phán trở nên bất khả thi. Bởi rõ ràng, ôngta sẽ không đồng ý (234)". Assad sẽ còn nắm quyền nhiều năm.Snowden và sự khác biệt trong tiếp cậnHội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã không cấp "carte-blanche"* cho việc tiến hành chiến dịch quânsự. Trung Quốc và Nga đã bỏ phiếu chống. Bởi Syria sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn, Barack Obama cảnhbáo trong trường hợp chế độ Assad sử dụng vũ khí hóa học - xem như họ sẽ "vượt lằn ranh đỏ"; còn tạmthời ông sẽ tự kiềm chế khỏi sự can thiệp quân sự (235). Những tháng tiếp theo, mặc cho vô số cuộc điệnđàm, Barack Obama và Vladimir Putin vẫn không đi đến được sự đồng thuận. Không thể nói gì nữa việc"tái khởi động" về một khởi đầu mới nào đó trong quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ. Xung đột leo thang vàcăng thẳng, đồng thời, sự ác cảm lẫn nhau ở cấp độ lãnh đạo chính trị hai nước cũng gia tăng.Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi trên chuyến tàu Sochi, Vladimir Putin nhận xét, dù gì đi nữaObama cũng đã phát biểu chống việc tẩy chay Thế vận hội mùa đông, tức ông đã hành động khác với Tổngthống Jimmy Carter, người mà vào năm 1980 đã tẩy chay Thế vận hội ở Moskva. Khi đó, quân đội Xôviết vào Afghanistan để ủng hộ chính quyền cộng sản ở Kabul chống lại quân du kích Hồi giáo, và Mỹ đãtổ chức tẩy chay Olympic như một hành động trừng phạt quốc tế. Đức cũng từ chối tham gia các cuộc tranhtài. Quân đội Nga chịu thất bại nặng nề và năm 1989 đã rời khỏi Afghanistan.Sau cuộc tấn công khủng bố vào Trung tâm Thương mại Quốc tế ở New York, các sự kiện lại lặp lại,chỉ có điều với dấu hiệu trái ngược. Giờ đây, quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh NATO của mình tiếnvào lãnh thổ Afghanistan và tuyên chiến với chính quyền Hồi giáo cực đoan Taliban. Ngày nay, Hoa Kỳvà NATO, sau những tổn thất nặng nề, đã rút khỏi nước này phần lớn binh sĩ và thiết lập chính quyền thânphương Tây có rất ít khả năng lèo lái. Chiến tranh vẫn tiếp diễn, và cơ hội sống còn của chính phủ khôngnhiều.Putin còn chưa biết rằng Merkel và Obama sẽ không tới dự Thế vận hội mùa đông. Chuyến tàu đặcbiệt với vị hành khách đặc biệt rời vùng ven biển và đi vào vùng núi đến sân vận động "biathlon", chạysong song với đường cao tốc sắp hoàn thành, một trong những dự án đầu tư đắt đỏ nhất Olympic 2014.Một mặt, Putin cho rằng Obama ngây thơ, điều dĩ nhiên, không bao giờ ông nói ra công khai. Mặtkhác, với những "diều hâu" của mình trong Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, ông thường xuyên giải thíchrằng không thể bỏ qua nước Mỹ. Hy vọng của ông rằng cách hành xử của Hoa Kỳ sẽ tử tế hơn, tính đếnkinh nghiệm năm 2013, tiếp tục tan vỡ. Như Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Bắc Ireland chỉ ra, sự đối đầu củaông với Tổng thống Hoa Kỳ vào những tháng vừa qua không suy giảm chút nào.Vào tháng 6, nửa năm sau chuyến thăm ngắn ngủi các dự án xây dựng Olympic, "Chân dung nhóm vớimột quý bà" gồm các lãnh đạo những nước công nghiệp nhìn vào ống kính các máy ảnh không đặc biệt vuisướng. Những cuộc thương lượng tại khách sạn của khu nghỉ mát sân golf Lough Eme Em ở Ireland, cáchBelfast 40 phút trực thăng, diễn ra trong không khí chẳng thân mật lắm. Barack Obama đã tiến đến căngthẳng trong mâu thuẫn với Vladimir Putin ngay trước Hội nghị thượng đỉnh, tuyên bố giờ đây sẽ bắt đầuchính thức cung cấp vũ khí cho những kẻ chống đối Tổng thống Bashar al-Assad. Lãnh đạo quốc gia vàchính phủ tám nước công nghiệp hàng đầu cũng phải làm như vậy. Obama khẳng định, Bashar al-Assad sửdụng vũ khí hóa học chống lại phe đối lập. Đến lượt mình, Putin lại thấy tội phạm trong những kẻ Hồi giáocực đoan, vốn theo đuổi mục đích khiêu khích sự can thiệp quân sự của phương Tây (236).Thông tin việc vũ khí hóa học đúng là đã được sử dụng, được xác nhận. Thế nhưng, dù có nhiều thôngtin báo chí nhắc đích danh những kẻ vi phạm, thì vẫn chưa thể chứng minh họ thật sự là ai. Những nhà điềutra của Liên Hợp Quốc viết trong báo cáo vừa hoàn tất: "Trên cơ sở bằng chứng có được không thể xácđịnh hóa chất cụ thể, những hệ thống phóng và người thực hiện. Ở Syria, chính quyền và phe đối lập cáobuộc lẫn nhau sử dụng khí độc" (237).Châu Âu chia rẽ. Thủ tướng David Cameron lẽ ra đã tự nguyện tham gia vào chiến dịch quân sự củaHoa Kỳ, nhưng tâm trạng xã hội Anh không cho phép ông làm điều đó. Bà Angela Merkel không quan tâmtới việc tham gia quân sự ở Syria. Cùng với đó, những hoạt động quân sự càng mạnh, ảnh hưởng lớn tớilãnh thổ Iraq. Các thành viên Hội nghị thượng đỉnh vẫn còn nhớ những bằng chứng giả mà vài năm trướcHoa Kỳ đệ trình một cách tuyệt diệu, làm cơ sở cho việc bắt đầu chiến dịch quân sự chống Iraq. Trongthông cáo kết thúc vấn đề Syria, cuối cùng đã đưa ra một đề nghị chẳng trói buộc gì về sự cần thiết phảinhanh chóng thành lập ở đất nước, nơi sẽ xảy ra nội chiến, một chính phủ chuyển tiếp có năng lực hoạtđộng. Chỉ có điều, làm việc đó thế nào vẫn là câu đố không thể giải dù đọc văn kiện kỹ bao nhiêu đi nữa(238). Trong khi đó, số người chết ở Syria đã lên tới 100.000 người. Vào cuối sự kiện, cả hai đối tác đãnói những gì người ta thường nói khi không có sự đồng thuận."Chúng tôi đã nói về vấn đề Syria", Vladimir Putin tuyên bố tại cuộc họp báo chung. "Quan điểm củachúng tôi vẫn chưa trùng khớp ở đâu đó, nhưng chúng tôi đang thống nhất ở mong muốn chấm dứt bạo lực,chấm dứt việc gia tăng số nạn nhân ở Syria, giải quyết vấn đề bằng các phương tiện hòa bình"."Liên quan tới vấn đề Syria", Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố, "chúng tôi có một số bất đồng trong quanđiểm". Ông cũng nói, thế nhưng ở một số lĩnh vực khác sẽ tiếp tục hợp tác vì lợi ích hai quốc gia. Vàngoài ra, ông cũng nóng ruột chờ Thế vận hội ở Sochi. Hiếm khi ngôn ngữ cơ thể lại thể hiện rõ ràngkhoảng cách tình cảm giữa hai chính khách như vào ngày hôm ấy, trong cuộc họp báo chung được phátsóng trực tiếp (239).Nguyên nhân khiến Hội nghị thượng đỉnh, đối với Barack Obama và David Cameron như đại diện củaphía chủ nhà lại trở thành một sự kiện cấp cao khó chịu và đau buồn như thế, không chỉ vì sự khác biệttrong quan điểm về vấn đề Syria. Ngày hôm trước, các phương tiện truyền thông đại chúng đã thông tin chitiết về việc trong thời gian Hội nghị thượng đỉnh G8 ở London, tình báo Anh và Hoa Kỳ đã nghe lén có hệthống các cuộc điện đàm và đọc thư điện tử của các chính khách tụ họp ở đó - từ Bộ trưởng Tài chính ThổNhĩ Kỳ đến Tổng thống Nga khi đó là Dimitri Medvedev. 45 nhà phân tích ngày đêm theo dõi khôngngưng nghỉ việc ai nói với ai về những vấn đề gì. Đã thế báo chí lại còn làm rõ đó không phải là "việcxiên thủng" duy nhất của nước chủ nhà và Washington, mà còn là một công việc thường lệ ở quy mô lớntrong suốt nhiều năm (240).Những tố cáo mỗi ngày một nhiều. Vạch trần việc nghe lén điện tử trong quá trình cuộc gặp chính trịlớn nhất cuối cùng ở cấp cao đã làm u ám không khí Hội nghị thượng đỉnh. Và trước tiên, không phải vìhành động của những kẻ do thám bởi họ làm công việc bình thường đối với họ; điều khiến mọi người kinhngạc là quy mô của hoạt động này mà chi tiết của nó lần đầu tiên được biết. Bằng chứng được lấy từ cơ sởdữ liệu điện tử lớn nhất của Edward Snowden, một chuyên gia kỹ thuật công nghệ thông tin của Cơ quanAn ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), người mấy ngày trước đó đã chuyển những dữ liệu anh ta thu thập đượctrong vài năm qua cho Washington Post và nhật báo Anh Guardian định đoạt. Việc vạch trần ràng các cơquan tình báo Mỹ đã thu thập có mục tiêu và lưu trữ dữ liệu của các chính khách và công ty nước ngoài, làmột con ác mộng với NSA. Sự thất bại lớn nhất mà cơ quan an ninh hoạt động khắp thế giới chỉ có thểtưởng tượng ra này, đến nay vẫn chưa rời khỏi trang nhất các tờ báo. Cựu điệp viên CIA EdwardSnowden, một thanh niên gần 30 tuổi, trong quá trình phiêu lưu của mình, đã bắt đầu từ chi nhánh NSA ởHawaii, vài ngày sau Hội nghị thượng đỉnh, đã ở trong vùng quá cảnh của sân bay Sheremetyevo* mà anhta bay đến đó từ Hồng Kông.Trả lời câu hỏi của tôi, lần đầu tiên ông nghe thấy thông tin về Snowden là khi nào, Vladimir Putin trảlời ông được người đứng đầu cơ quan tình báo của mình gọi điện và thông báo Edward Snowden đanghướng đến Moskva để quá cảnh và bay tiếp. Putin kể, đầu tiên Moskva hành động rất thận trọng bởi họbiết Snowden làm việc cho CIA. Cựu điệp viên CIA đã để lộ mình sau những bài báo đầu tiên ở HồngKông. Từ đó, Hoa Kỳ săn tìm người vạch trần những bí mật Mỹ này. Sau khi Snowden bay khỏi HồngKông, họ cho hủy hộ chiếu của anh ta. Snowden đã gởi đề nghị xin được cư trú chính trị đến hơn 20 quốcgia, kể cả Đức, và khắp nơi đều từ chối. Không ai muốn làm hỏng quan hệ với Hoa Kỳ vì anh ta.Barack Obama trong những tuần cuối gần đây đã nhiều lần gọi cho Vladimir Putin và yêu cầu giao nộpSnowden. Putin bác bỏ yêu cầu: giữa Hoa Kỳ và Nga không có thỏa thuận dẫn độ, ông biện minh cho sựtừ chối của mình như thế (241). Thỉnh thoảng, Putin với sự hài lòng được che giấu khéo léo đã nhận xétSnowden, trên thực tế, đóng góp cho nhân loại một sự giúp đỡ giá trị.Cuối cùng, cựu điệp viên Hoa Kỳ được cư trú chính trị tạm thời ở Nga, và đến nay, tình báo phươngTây thường xuyên lan truyền tin đồn về việc Snowden là một gián điệp và phái viên, người đã ký với Ngamột hợp đồng kinh điển cho nghề của mình: đưa thông tin để đổi lấy nơi tị nạn và tiền. Edward Snowdenphải thường xuyên bác bỏ và cho biết những lời chỉ trích này là vu cáo (242).Thủ tướng Liên bang Đức Angela Merkel sau Hội nghị thượng đỉnh ở Ireland biết được điện thoại diđộng của bà bị tình báo Mỹ nghe trộm: "Do thám bạn bè - điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận", Thủtướng Liên bang Đức phẫn nộ không lâu sau đó (243) và nói cần ký với Hoa Kỳ thỏa thuận về việc từ bỏdo thám song phương. Nhưng nói chung, bà cư xử hết sức kiềm chế. Trong điện đàm, Barack Obama bảođảm với bà một kiểu miễn trừ [do thám] điện tử cá nhân và trấn an rằng thật đáng tiếc, ông không hay biếtgì về việc này, ít ra là những gì liên quan tới bà Merkel. Tổng thống Hoa Kỳ hứa, trong tương lai sẽ khôngxảy ra những chuyện tương tự. Còn đối với những chính khách khác và các công ty Đức, lời cam kết nàykhông áp dụng.Trong lúc đó, bà Angela Merkel còn chưa biết, NSA còn nghe lén cả những người tiền nhiệm bà làGerhard Schroeder và Helmut Kohl. "Trong danh sách có hơn 56 số điện thoại, trong số này có gần 20 sốthuộc về những người trong nhóm thân cận nhất với Merkel. Trong số đó, có số thuê bao của người đứngđầu Ban thư ký của bà và là ủy nhiệm viên Beate Baumann, người đứng đầu Phủ Thủ tướng Liên bangPeter Altmeier, Bộ trưởng Nhà nước Klaus-Peter Fritsche phụ trách điều phối hoạt động tình báo. Chủtịch phái CDU/CSU trong Quốc hội Volker Kauder được ghi trong danh sách này là "cố vấn ở quốc hộicủa bà Merkel Kauder" (244). Tình báo Mỹ còn có được thông tin tuyệt vời về những cuộc trò chuyện làmviệc trong Phủ Thủ tướng Liên bang. Trong danh sách này có thể tìm thấy một vài số điện thoại của Bộ banngành số 2, số 4, số 6 của cơ quan này, chuyên trách các vấn đề đối ngoại và chính sách an ninh, kinh tếvà tài chính, đồng thời kiểm soát hoạt động của Cục Tình báo Liên bang Đức (BND). Tháng 7-2015, báoSüddeutsche Zeitung sử dụng những thông tin bị vạch trần đăng trên trang WikiLeaks - một nguồn tàinguyên trực tuyến chuyên công bố những tài liệu mật, để mô tả chiến dịch lớn này của tình báo Mỹ.Từ đó, ở Berlin, trong tòa nhà "Reichstag"*, ủy ban điều tra Quốc hội làm việc, nghiên cứu mối quanhệ chặt chẽ giữa BND và NSA. Các nghị viên xác lập rằng, NSA đã có cơ hội để đưa vào máy tính mật vụĐức những khái niệm then chốt cũng như các số điện thoại và địa chỉ điện tử. Trong nhiều trường hợp, nhưbây giờ đã làm rõ, sự hợp tác này vi phạm luật pháp Đức. Tổng thống Pháp Francois Hollande sau đócũng biết những cuộc điện đàm của ông cũng như những người tiền nhiệm ông và thành viên chính phủPháp đã bị nghe lén không chỉ trong thời gian các cuộc gặp cấp cao, mà là thường xuyên. Những thiết bịnghe lén cũng đã được cài đặt ương các cơ sở của Liên minh châu Âu ở Brussels (245). Sự vạch trần này,hiển nhiên, không thể không làm Tổng thống Hoa Kỳ tức giận.Một tuần sau, khi Putin đưa ra quyết định cho Edward Snowden cư trú chính trị, Barack Obama đãhủy bỏ cuộc gặp dự kiến diễn ra vào tháng 9-2013 với ông. Trong suốt thời gian kể từ khi Liên Xô tan rã,không một tổng thống nào hủy bỏ cuộc gặp song phương cấp cao kiểu này. Ông giải thích sự khước từ cótính xúc phạm này rằng, trong tình hình hiện tại, không có bao nhiêu đề tài hiệu quả có thể thảo luận. Đồngthời, Obama trấn an rằng ông ta sẽ đến Saint Petersburg dự Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 (246).Ở gian Phương Đông, căn phòng trên tầng hai của Nhà Trắng được thiết kế dành cho những cuộc gặp cácđại biểu, dưới chân dung George Washington, Obama tuyên bố, đúng ra ông không có vấn đề gì trong quanhệ với Putin. Quan hệ của ông hoàn toàn không đến nỗi xấu để một lần nữa hào phóng châm dầu vào lửa:"Tôi kêu gọi ngài Putin nghĩ nhiều hơn tới những phạm trù tương lai, chứ không phải quá khứ. Tôi khôngbiết thành công được bao nhiêu". Với Dimitry Medvedev, Obama nhận xét, không có những vấn đề nhưthế và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. "Đôi khi người Nga quay suy nghĩ của mình ngược về thờichiến tranh lạnh", Obama lại buông thêm lời châm chọc trước khi gọi đúng nguyên nhân thật sự lời khướctừ của mình: ông ta thất vọng vì quyết định không dẫn độ Edward Snowden về Mỹ của Nga (247).Vladimir Putin hiểu phát biểu này đúng như dự định của nó: như một phản ứng trả đũa và một cái tátcông khai. Vụ việc của Snowden đã gây thiệt hại cho sự tự trọng của Hoa Kỳ vốn được xem như một kẻquyền uy đạo đức. Đáp lại, Tổng thống Nga lệnh cho Cố vấn Đối ngoại của mình là Yuri Ushakov đưa ratuyên bố ngắn gọn rằng, rõ ràng, Hoa Kỳ chưa sẵn sàng để xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng (248).Putin hiểu: Barack Obama không thể giải quyết cuộc xung đột Trung Đông mà không có Nga. Việc HoaKỳ với yêu sách vị thế thủ lĩnh thế giới và bằng tiềm năng quân sự của mình đòi một vị thế đặc quyền,không phải là chuyện mới hiện nay. Nhưng Putin tin tưởng vững chắc rằng nước Mỹ không còn là trung tâmvũ trụ nữa, bởi trên trái đất đã hình thành một số trung tâm sức mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil.Và rằng trong thế giới đa cực, cuộc chiến sẽ được tiến hành bằng những phương pháp khắc nghiệt. Còn thếnào là sự thay đổi tương quan lực lượng trên thế giới, ông đã cảm nhận sâu sắc việc này bằng chính kinhnghiệm của mình. Là một người thực tế, ông dựa vào sự kiên nhẫn của mình và vào thực tiễn rằng trongcuộc sống, đó không phải là cuộc gặp cuối cùng. Cuộc gặp tiếp theo sẽ phải diễn ra sau bốn tuần lễ nữa.Theo chúng tôi hay chống lại chúng tôiNhững ngày gần đây, Putin buồn phiền không phải vì cuộc đụng độ với Nhà Trắng mà là liên quan tớicái chết của Anatoly Rakhlin, một trong những người gần gũi nhất với ông từ quãng đời trước. Ông để tangngười thầy của thời niên thiếu, người đã dạy ông Judo và hơn 10 năm là huấn luyện viên của ông.Vladimir Putin viết, với ông, thể thao là số một, nó đưa ông vào khuôn phép, khích lệ ông, làm nên conngười ông, phát triển khả năng cảm nhận điều gì trong tình huống hiện tại là quan trọng và điều gì là không,và ông không thể hình dung chuyện gì sẽ đến với ông nếu không có thể thao. Putin tiếp tục chơi thể thaothường xuyên trong hơn 15 năm qua; ông đưa thể thao vào thời gian biểu hằng ngày như một phần khôngthể thiếu; thậm chí đã có lúc, Putin bắt người ta đợi cho đến khi hoàn thành tiêu chuẩn bắt buộc của nhữngbài tập. Khi lần đầu tiên trở thành tổng thống, Putin đã ra lệnh tìm Anatoly Rakhlin và mời thầy đến dự lễnhậm chức. Người ta tìm thấy ông ở một khách sạn và đưa ông đến điện Kremlin. Khi đó, ông đang cùngmột nhóm các vận động viên trẻ đi thi đấu. Mười bốn năm sau, người yêu thể thao cuồng nhiệt VladimirPutin tham gia tích cực nhất vào việc tổ chức Thế vận hội ở Sochi, thực hiện một trong những ước mơkhông kém phần quan trọng ấp ủ từ thời niên thiếu.Buổi chia tay tang tóc người huấn luyện viên với sự có mặt của những người từng đấu cặp đã già màđến lúc đó Putin vẫn duy trì quan hệ bạn bè với một số người - đã đánh thức những hồi ức về một đoạnđời ít được biết đến trong cuộc sống của ông, về một thế giới của sân sau và những cuộc tập luyện vô tận,về những chiếu tập ướt đẫm mồ hôi trong các phòng tập gió lùa, về vô số cuộc thi đấu vào ngày nghỉ cùngcác bằng hữu trong đội, khi ông, lúc đó còn là một thiếu niên, trui rèn tính cách. Ông đã trở thành quánquân toàn thành phố. Tất cả những thứ đó - những bức tranh quá khứ trở nên xa xăm quá đỗi với ngày hômnay cùng những cuộc gặp cấp cao được sắp xếp đúng theo các yêu cầu nghi lễ, những mánh khóe chiếnthuật của nền chính trị lớn. Đó là một trong những khoảnh khác hiếm hoi làm ông rung động, khiến ôngkhông thể tiếp tục kìm nén dòng cảm xúc mà bình thường, ông kiểm soát rất tốt. Vladimir Putin khóc bênquan tài mở. Sau lễ truy điệu, bằng bước chân nhanh, ông lướt qua các cận vệ của mình, và dường nhưkhông còn là chính mình, ông đi trên những con đường vắng lặng vốn đã bị đóng lại vì lý do an ninh trongchuyến viếng thăm của Tổng thống. Phía sau ông là những vệ sĩ với vẻ bất lực và - ở một khoảng cáchthích hợp - là ống kính, quay lại khung cảnh cô đơn này, khung cảnh dường như được viết cho một bi kịchtâm lý (249).Cung điện Konstantin ở Strelna, một thành phố nhỏ ngoại ô Saint Petersburg, nằm bên bờ vịnh PhầnLan được bao quanh bởi một công viên lớn. Phức hợp dành cho những cuộc tiếp kiến chính thức củaChính phủ Nga là một tượng đài kiến trúc của thế kỷ 18; việc xây dựng nó chỉ được hoàn tất vào đầu thếkỷ 19. Cung điện được đặt theo tên Đại công tước Konstantin Pavlovich Romanov - cư dân đầu tiên củanó, người nối dõi hoàng tộc. Những chiếc limousine sáng bóng màu sơn đen của Chính phủ, với tài xếtrong bộ vest tối sau tay lái và ngôi sao Mercedes trên mui xe, vào ngày yên tĩnh cuối mùa hè đó, với cáchkhoảng hai phút lại tiến đến cổng chào để thả các nguyên thủ - thành viên nhóm G20 xuống. Chỉ có chiếc ôtô cuối cùng chạy vào cổng cung điện là khác. "The Beast" hay "Quái vật" như người ta suồng sã gọi ô tôcủa Tổng thống Hoa Kỳ, mà trong dịp này, đã được đưa bằng máy bay từ Thủ đô Washington tới để Tổngthống cảm thấy an toàn trên những miền xa lạ, giống một pháo đài trên bánh xe hơn là ô tô của hãngGeneral Motors. Chiếc Cadillac bọc thép số 1 được trang bị với các thiết bị khiến người ta muốn nói, chỉcó thể lấy được từ trí tưởng tượng James Bond. Bố trí hành khách cũng giống trong các bộ phim, tổngthống ở khoang sau, còn phía trước bên cạnh vệ sĩ vào buổi sáng ấy, sau tay lái là một cô gái tóc vàng hấpdẫn.Cuộc gặp của Barack Obama với chủ nhân sự kiện Vladimir Putin, gồm cả những nụ cười đúng chuẩncho các máy ảnh nhà báo, kéo dài không hơn nửa phút. Sau đó, các chính khách biến mất trong phòngthương lượng, nơi cả thế giới đã chờ đợi họ. Không một cái bắt tay tin cậy nào, không một cái vỗ vai nhấtthiết nào của hai người đàn ông đầy ảnh hưởng, như thường thấy tại cuộc gặp của các chính khách nổitiếng. Vào đầu cuộc gặp, không khí trong phòng căng thẳng. Các đối thủ ngồi không xa nhau, giữa họ chỉcó các Tổng thống Úc và Nam Phi. Vladimir Putin không một cảm xúc nào, như thường lệ, nói những lờichào đón chung và công bố trình tự làm việc của cuộc gặp. Obama lướt nhìn lên trần, xem xét với vẻ mặtbuồn chán những bức tranh trên trần và những đèn chùm. Tại cuộc gặp thượng đỉnh này, một lần nữa lạinói về chiến tranh và hòa bình ở Syria.Obama chuẩn bị cho một cuộc trò chuyện nghiêm túc, ông đã tuyên bố về điều đó trước chuyến đi, khimột lần nữa xuất hiện những thông tin về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Damascus. Lần này, ông đã chuẩnbị tốt hơn. Trong vài ngày, Nhà Trắng đã xử lý ý kiến xã hội Hoa Kỳ và với sự rạch ròi quân sự, đã giảithích cho các nhà báo ảnh hưởng nhất quan điểm chính thức trước những sự kiện ở đất nước xa xôi có tênSyria, cung cấp những đánh giá tình hình tin cậy và những hồ sơ chính phủ với những chi tiết của các vụthảm sát."Các đánh giá được đưa ra chi tiết một cách khác thường", tờ Washington Post mô tả hiệu quả côngviệc với các đại diện báo giới, "thế nhưng, không có hình ảnh, phim hay những bằng chứng thuyết phụckhác để kiểm chứng điều đã nói". Mặc cho sự hoài nghi hợp lý đó, tiêu đề chính của tờ báo đã chuẩn bịhướng sự quan tâm của độc giả tới việc mà Tổng thống tuyên bố một ngày sau đó - xảy ra vào cuối tháng 8- trước các camera truyền hình đang làm việc. "Hơn 1.400 người bị giết ở Syria do sử dụng vũ khí hóahọc", trang đầu tờ báo uy tín nhất Washington viết (250). Cùng lúc đó, tờ New York Times in đánh giáchính thức mà Nhà Trắng cung cấp cho báo chí sử dụng. Tờ báo cũng đã đề xuất với Tổng thống trongbình luận của mình điều mà ông cần làm gì trong tình hình này: "Bomb Syria, even if it is illegal" ("Hãyđánh bom Syria, ngay cả khi là bất hợp pháp") (251).Hai mươi bốn giờ sau, từ dinh thự của mình ở Vườn Hồng trong Nhà Trắng trên Đại lộ Pennsylvania,trước khán giả truyền hình, Barack Obama đã giải thích tình hình như thế này: thế giới đã trở thành nhânchứng của việc sử dụng vũ khí hóa học ghê tởm nhất thế kỷ 21. "Đã có hơn một ngàn người chết, hàng trămtrẻ em bị giết bởi chính chính phủ của mình". Vì thế, ông quyết định tấn công quân sự Syria. "No boots onthe ground" (Không có lực lượng bộ binh), chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ hứa. "Đất nướcchúng ta sẽ trở nên mạnh hơn nếu chúng ta chọn đường lối này", ông trấn an. Cuối cùng, ông chính là"Tổng thống của một nền dân chủ lâu đời nhất thế giới" (252).Lần này, Obama không muốn chờ các kết quả điều tra của các thanh sát viên quân sự của Liên HợpQuốc và sự cho phép chính thức của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Để tiến hành cú tấn công quân sựvào Bashar al-Assad ở Địa Trung Hải, Hoa Kỳ đã tập kết bốn tàu sân bay với tên lửa hành trình trên tàu.Các tên lửa này đã chứng tỏ mình trong quá khứ. Chúng có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 1.500km, đã được sử dụng nhiều lần trong các chiến dịch quân sự ở Afghanistan, Iraq và lần cuối cùng là ởLibya. Ở Lầu Năm Góc, các chuyên gia đã liệt kê các mục tiêu cần phải thống nhất với Tổng thống. Cònlại, tất cả đều đã được chuẩn bị. Để có thể bảo đảm chắc chắn hơn cho mình trong khía cạnh chính trị,trước khi bay đi Saint Petersburg, ông đã cố tranh thủ sự hỗ trợ rộng rãi nhất ở nhà: đề nghị Quốc hội tiếnhành bỏ phiếu về việc sử dụng vũ lực, mặc dù, như ông nhấn mạnh, là Tổng thống, đúng ra mà nói, ôngkhông muốn làm điều đó. Một đề nghị mạo hiểm, như chẳng bao lâu sau đó sẽ sáng tỏ.Cáo buộc cụ thể của Chính quyền Hoa Kỳ như sau: quân đội Assad, theo tình báo Mỹ, đêm rạng sáng21-8 đã bắn tên lửa có khí độc sarin vào một số vùng ngoại ở Damascus. Các thanh sát viên Liên HợpQuốc sau đó khẳng định việc sử dụng chất có độc lực cao này. Tuy nhiên, ai là người ra lệnh thì báo cáovề cuộc điều tra này không cho biết. "Các tên lửa trông khá chuyên nghiệp", Trưởng nhóm thanh sát viênLiên Hợp Quốc, một người Thụy Điển, tuyên bố với Đài phát thanh BBC, "nhưng chúng tôi không có dữliệu chỉ ra ai là người đã phóng chúng" (253). Đồng thời, Ake Sellstrom không xác nhận tuyên bố của Tổchức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Right Watch rằng tên lửa đã được phóng đi từ khoảng cách chỉchín dặm ở một điểm quân của Assad đóng, điều có vẻ làm sáng tỏ câu hỏi phía nào có lỗi (254). Ôngnói, nếu chỉ có hai dặm thì đánh giá này có thể chấp nhận - "two miles could be a fair guess". Theo lờiông, Liên Hợp Quốc cũng đã mời các chuyên gia đạn đạo. Số người chết của cuộc tấn công vô nhân đạonày dao động từ 300 đến 1.500 người, tùy theo định hướng chính trị của phe đánh giá. Thế nhưng, khôngcó gì tranh cãi, ở đây đang nói về hàng trăm người chết (255).Vài ngày sau, Barack Obama trong bữa ăn tối ở Saint Petersburg, trước sự hiện diện của 20 lãnh đạoChính phủ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ một hành động quân sự. Thế nhưng, nhiều người đã daođộng. Không chỉ chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Vladimir Putin phát biểu chống tấn công quân sự vàyêu cầu Hoa Kỳ trình bằng chứng cụ thể. Những lãnh đạo khác cũng phản ứng kiềm chế trước phát biểucủa Obama. Một mặt, họ nghĩ có thể chính quân đội chế độ Assad vi phạm lệnh cấm quốc tế. Nhưng mặtkhác, không thể loại trừ trong việc này có sự dính líu của những kẻ cực đoan Hồi giáo, muốn buộc phươngTây can thiệp. Những cuộc bàn bạc song phương sau khi nghe "La Traviata"* của Verdi sau bữa ăn khôngcho kết quả mong muốn. Một số thành viên muốn đợi báo cáo của các thanh tra quân sự. Còn Thủ tướngAnh Cameron, người sẵn lòng đi cùng Obama vào cuộc chiến, không nhận được sự đồng tình: nghị viện ởLondon, vài ngày trước Hội nghị thượng đỉnh, đã nhất quyết loại trừ sự tham gia của Anh vào chiến dịchquân sự dự định. Trong số những người châu Âu chỉ có Pháp đứng về phía Hoa Kỳ. Thậm chí Thủ tướngLiên bang Đức Angela Merkel cũng bác bỏ khả năng tham gia chiến dịch quân sự. Giáo hoàng La MãFrancis từ Roma đã phát đi lời kêu gọi chính thức đến Hội nghị thượng đỉnh, mong muốn tìm một giảipháp hòa bình cho Syria. "Hãy tìm một con đường giải quyết xung đột và đừng theo đuổi mong muốn điêncuồng của một giải pháp quân sự", Người viết trong thư ngỏ (256).Barack Obama bị mắc kẹt. Trong tình huống phức tạp, người đoạt giải Nobel Hòa bình đã không đặtra vấn đề đạo đức. Những tính toán chính trị đối nội của ông hóa ra đã sai lầm - từ Washington tin xấu bayđến. Cuộc tấn công quân sự như đã tuyên bố không thể tự động được tiến hành, người của ông thông báo.Chiến lược lôi cuốn Quốc hội về phía mình để bảo đảm, hóa ra lại thành cú dội ngược. Mặc dù các đạibiểu vẫn còn trong kỳ nghỉ hè, nhưng cuộc khảo sát đầu tiên do chính quyền tiến hành chỉ ra hành độngquân sự của Obama sẽ không nhận được sự ủng hộ của đa số.Đối với phe Cộng hòa do McCain dẫn đầu, chiến dịch quân sự được tuyên bố đó không phải là mộtgiải pháp đầy đủ, bởi họ dựa vào sự can thiệp quân sự rộng rãi nhằm mục đích lật đổ Assad. "Regimechange" ("Thay đổi chế độ"), đó chính là yêu cầu của phe "diều hâu" (257). Một số nhà dân chủ sau thảmhọa Iraq đã không muốn những chiến dịch quân sự mới do sợ bị lôi kéo sâu hơn vào cuộc xung đột vốnkhông có chiến lược thoát ra. Nếu Obama đánh mất sự ủng hộ của Quốc hội, thì đến trước giai đoạn cuốinhiệm kỳ tổng thống, hết hạn vào năm 2016, ông sẽ đánh mất hoàn toàn khả năng đưa ra những quyết địnhchính trị đối ngoại nghiêm túc.Hội nghị thượng đỉnh Saint Petersburg đối với Vladimir Putin là chơi trên sân nhà. Ngày hôm sau,không lâu trước bế mạc, trong phòng họp, ông tiến tới chỗ Barack Obama và trò chuyện cùng ông ta. Họnhấc ghế và ngồi ra một phía khỏi những người tham dự khác. Putin đưa cho Barack Obama đề nghị: đểtìm lối thoát khỏi tình hình hiện tại, cần thúc giục Assad để ông ta chuyển kho vũ khí hóa học cho cộngđồng thế giới kiểm soát - và sau đó là thiêu hủy toàn bộ kho vũ khí này. Ý tưởng không mới. Putin đã đưara kế hoạch này vài tháng trước và không nhận được sự chia sẻ từ Washington. Giờ đối với Tổng thốngMỹ, đó lại là khả năng duy nhất để khắc phục tình hình không lối thoát, không mất thể diện hay chịu thấtbại trước Quốc hội. Barack Obama đồng ý.Ba tuần sau, ngày 28-9-2013, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lần đầu tiên sau khi bắt đầu chiếntranh Syria đã nhất loạt thông qua nghị quyết yêu cầu Damascus giao nộp kho vũ khí hóa học với điều kiệnsẽ tiêu hủy chúng sau đó. Syria sẵn sàng hợp tác, và đến nay, các chuyên gia vẫn làm việc theo kế hoạchđã cân nhắc chi tiết để phát hiện và đưa nguồn dự trữ vũ khí hóa học đi. Lời giải đáp cho câu hỏi, ai cóthể ghi công mình về việc đã đạt được thành công này, như dự đoán, đã vang lên khác nhau. Nhà Trắngtuyên bố nếu không có đe dọa sử dụng vũ lực từ phía Hoa Kỳ, quyết định đó sẽ không bao giờ được thôngqua (258). Vladimir Putin chọn con đường khác để tận hưởng thắng lợi tạm thời. Ông đã nói chuyện trựctiếp với người dân Mỹ.Vài ngày sau cuộc gặp Saint Petersburg, New York Times in bài báo của Tổng thống Nga. Trong bàiviết nhan đề "Một lựa chọn Syria", ông đưa ra lời phê bình có tính nguyên tắc đối với cách tiếp cận chiếnlược của Hoa Kỳ, theo đó, việc tiến hành các cuộc tấn công quân sự được xem như việc tiếp nối bìnhthường một chính sách bằng những phương tiện khác. Putin viết, (vấn đề) ở Syria không hẳn là chuyện nềntảng dân chủ mà nhiều phần là về một cuộc xung đột đẫm máu của những tôn giáo khác nhau, bị hun nóngtừ bên ngoài. Cùng với đó, đáng lo ngại nhất là những mưu toan can thiệp vũ lực vào các cuộc xung độtnội bộ khác nhau đã trở thành chuyện bình thường của Hoa Kỳ. Vì lý do đó mà Hoa Kỳ có thể đánh mất sựtín nhiệm ở nước ngoài như một nền dân chủ gương mẫu. Nước Mỹ ngày càng bị xem như một quốc gia chỉdựa tuyệt đối vào một sức mạnh vũ phu... dưới khẩu hiệu: "Ai không cùng chúng tôi, người đó chống lạitôi". Trong kết luận, Putin viết ông luôn cảm thấy không đồng tình với yêu sách về sự độc quyền của Mỹvà lời viện dẫn đã trở thành truyền thống rằng nước Mỹ và người Mỹ, vì lịch sử của mình, đã được giaosứ mệnh nào đó cao cả hơn, điều từng được nói từ thời những người tiền nhiệm Obama. "Tôi cho rằng sẽnguy hiểm khi đặt vào đầu người khác ý tưởng về tính độc nhất của họ, bất kể bởi động cơ gì... Chúng takhác nhau, nhưng khi chúng ta cầu Chúa ban phước lành cho mình, đừng quên rằng Chúa tạo ra chúng tabình đẳng". Nhà Trắng rất bối rối. Không chỉ vì nội dung bài báo, mà còn vì, trước hết, là Putin bằng cáchnào đó có thể in bài báo trên New York Times (259).Một thời gian sau, Barack Obama phát biểu tại Liên Hợp Quốc đã đưa trả lời trực tiếp cho bài báođể, ít nhất, đồng bào mình không phải đơn độc đối mặt với luận thuyết của Putin. "Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳlà một điều gì đó đặc biệt. Trước tiên bởi vì chúng tôi sẵn sàng hy sinh máu và tài sản của mình không chỉcho những lợi ích của bản thân mà là lợi ích của tất cả" (260).Vladimir Putin không đơn độc trong cái nhìn của mình với thực tiễn; việc kiên trì nhấn mạnh rằng hìnhthái đặc thù này của tính ngoại lệ Mỹ không phải hấp dẫn với tất cả các nước. Bởi yêu sách về tính độcquyền cũng có nghĩa là đặc quyền được xác định lợi ích cho người khác theo nguyên tắc "cái gì tốt choHoa Kỳ là tốt cho tất cả thế giới còn lại".Tất cả những sự kiện này xảy ra ba tháng trước cuộc trò chuyện của chúng tôi trên chuyến tàu "Cánhén". Từ lúc đó, số lượng các vấn đề không giảm bớt. Trên đường về sau chuyến thị sát Sochi, Putin khôkhan xác nhận: trong năm nay có khá nhiều chuyện xảy ra, và không có dấu hiệu gì cho thấy năm sau sẽkhác. Cuộc kiểm tra các địa điểm Olympic vào ngày tháng 12 ấy, như mong đợi, không mang tới nhiều tinmới - ngoại trừ cam kết lần lượt của các lãnh đạo lạc quan của những công trình xây dựng Olympic rằngmọi thứ đang diễn ra như cần thiết, và Tổng thống đã sốt sắng quan tâm tới tất cả. Nhiều thứ sẽ sẵn sàngchỉ đúng vào phút cuối, nhưng Vladimir Putin tin rằng tất cả nhất định sẽ sẵn sàng. Không một tai họa nào,chỉ một vài chuyện vặt vãnh khó chịu vốn không thể tránh khỏi. Trên đường về dinh thự, các nhân viên củaông thông báo về sự phát triển của một cuộc khủng hoảng hoàn toàn khác: tình hình Ukraine căng thẳng.Trước khi chia tay, Putin hỏi tôi, "liệu tôi có thể giải thích rằng Ngoại trưởng Đức đã mất gì ởMaidan?". Đó là câu hỏi tu từ. Vladimir Putin không đợi câu trả lời. Ông vội tới cuộc họp sau. Cuộckhủng hoảng ở Kiev đã bắt đầu, các cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia với sự tham gia của cáclãnh đạo tình báo và Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu ngày càng thường xuyên hơn.19THẤT VỌNG VÀ TỰ DOTRÒ KÉO CO GAY GO LIÊN QUAN TỚI UKRAINETrên Maidan Nezalezhnosti (Quảng trường Độc Lập, giờ đã nổi tiếng với tên gọi "Maidan"), quảngtrường trung tâm Kiev, buổi chiều hôm ấy tập trung hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ. Họ đứngquanh những thùng phuy cháy, cố sưởi ấm trong giá rét bên ngọn lửa bừng bừng - trong hy vọng làm tanchảy cảm giác thất vọng của mình. Khi Tổng thống Yanukovich sau nhiều năm đàm phán bất tận đã hoãnlại việc ký thỏa thuận gia nhập EU, những cuộc biểu tình lần nữa lại rục rịch. Không ký thỏa thuận với EU,Chính phủ Ukraine đề nghị thành lập một ủy ban chung với thành phần gồm EU, Ukraine và Nga để thỏathuận về những vấn đề thương mại vốn gây tranh cãi, thay cho việc xác định một lần và mãi mãi nó thuộcphe nào. Brussels đã đặt Kiev trước một lựa chọn - quyết định hoặc đứng về phía EU, hoặc về phía Nga.Còn Vladimir Putin tiếp tục công việc của mình để thuyết phục Ukraine tham gia vào Liên minh Hải quangiữa Nga, Belarus và Kazakhstan. Cho đến nay, nước Nga vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất vớiUkraine."Người ta gọi nhau ra Maidan để đòi ký thỏa thuận. Họ mang theo đồ ấm, đệm ngủ, bình thủy trà nóngvà thức ăn dự trữ trong đêm", nhà văn Andrey Kurkov viết trong Nhật ký Maidan của mình ngày 21-11-2013, ngày từ chối ký thỏa thuận (261). Ông sống cách Maidan 500 mét. Cuộc đối đầu sẽ kéo dài nhiềutuần và sẽ tiếp tục phát triển.Nỗi giận dữ chống lại những "người ở phía trên", và việc không mong muốn tiếp tục hòa hoãn với tìnhtrạng không lối thoát, nghèo đói và tham nhũng - là những yếu tố thúc đẩy biểu tình chống lại hành độngcủa chính phủ, người vừa nhổ* vào EU. Mặc dù trong trường hợp ký thỏa thuận, việc Ukraine chính thứcgia nhập EU cũng chỉ có thể xảy ra sau nhiều năm nữa. Đối với những người tụ tập trên Quảng trường ĐộcLập, châu Âu là hiện thân của giấc mơ ấp ủ về sự phồn vinh và trật tự, là hy vọng rằng ngoài đời thườngbuồn chán và tất cả những mất mát gắn với họ, có thể còn có một triển vọng khác. Ở đây còn nói về những"món nợ" chính trị cũ mà chính quyền lẽ ra phải trả từ lâu. Đất nước đang bên bờ vực phá sản. Không chỉhy vọng vào tương lai tươi sáng, cuộc biểu tình trực tiếp chống lại những hành động cứng rắn của cảnh sátvài ngày trước đã thôi thúc nhiều người đến Maidan vào thời điểm trước Giáng sinh còn là cách để nóilên tiếng nói đanh thép của mình.Quảng trường sau những cuộc đụng độ vừa qua đang được bảo vệ bằng những chốt cách mạng. Cácnhóm tổ chức tốt và hoạt động hiệu quả của những người cốt cán quan tâm tới việc sao cho mỗi ngày, nhờcông tác hậu cần được hoạch định cẩn thận, sẽ có nhiều hơn những người biểu tình từ các tỉnh có thể đổ vềKiev bằng xe buýt. Chủ yếu là từ miền tây Ukraine, còn ở miền đông - từ Donetsk, Kharkov hay Crimeathì ít hơn (262).Tòa nhà công đoàn và Tòa Thị chính nằm cạnh quảng trường, trở thành trụ sở chính với chỗ ăn và chỗngủ. Cuộc chống đối giờ đây đã được tổ chức trên cơ sở bán quân sự. Các lều quân sự đứng thành hàng,trên đó có hàng chữ "Nơi tuyển tình nguyện viên". Có cả chỉ huy trưởng - Andriy Parubiy từ Lvov, mộtchính trị gia không che giấu quan điểm cực hữu của mình. Các cựu quân nhân hợp thành các "đơn vị tựvệ" với các đội trưởng riêng của mình; họ chia thành hai phần -"cảnh sát" và "quân nhân". Nhóm đầu tiênbảo đảm trật tự trên quảng trường, nhóm thứ hai chiến đấu với "Berkut" - một đơn vị đặc biệt tinh nhuệcủa cảnh sát Ukraine trực thuộc Bộ Nội vụ. "Bộ tham mưu kháng chiến quốc gia" lên kế hoạch cần phảibao vây những tòa nhà chính phủ nào vào thời điểm cụ thể nào, còn những tòa nhà nào thì không. Lãnh đạochính trị của những người biểu tình còn có ba lãnh đạo các đảng đối lập - Vitali Klitschko, ArseniyYatsenyuk* và Oleh Tyahnibok, người cầm đầu Đảng Dân tộc Tự do (263).Cuộc tranh cãi về việc thỏa thuận hội nhập Ukraine vào EU đã diễn ra khá lâu. Đức và EU đề nghị cácnước cựu Xô viết không chỉ tự do quyết định ủng hộ nhân quyền theo tiêu chuẩn phương Tây, mà còn hỗtrợ việc kết nối họ vào địa chính trị Hoa Kỳ. Mục tiêu mà Zbigniew Brzezinski đặt ra từ một thập niênrưỡi trước trong cuốn sách nổi tiếng Bàn cờ vĩ đại với phụ đề biểu cảm: "Sự thống trị của Hoa Kỳ vànhững mệnh lệnh địa chiến lược của nó" được mô tả rõ ràng đến nỗi, tất cả tranh luận về các thuyết âmmưu, vốn nhiều vô kể vào năm 2015, trở nên khá ngây thơ. Để giới thiệu chính sách tương lai của Hoa Kỳsau khi Liên Xô tan rã, Brzezinski viết: chiến lược địa chính trị dài hạn của Hoa Kỳ đối với châu Âu chắcchắn phải gồm những vấn đề thống nhất châu Âu và quan hệ đối tác thật sự của châu Âu. Ukraine, mộtkhông gian mới và quan trọng trên bàn cờ Âu - Á, là một trung tâm địa chính trị, bởi chính sự tồn tại củanó như một quốc gia độc lập đang giúp biến hình nước Nga. Không có Ukraine, nước Nga sẽ không còn làđế chế Á-Âu" (264).Kết luận logic của cựu Cố vấn Nhà Trắng là rõ ràng: bởi EU và NATO mở rộng về phía đông,Ukraine cuối cùng cũng sẽ phải đứng trước sự lựa chọn có muốn trở thành một phần của những tổ chứcnày không (265). Tuy vậy, sau khi đọc những dòng trên, có thể nảy sinh câu hỏi về việc liệu thể loại sáchđặc biệt này có bị Phủ Thủ tướng Liên bang nhận thức như loại "science fiction" hay chính sách đã tínhtoán ra cái giá của đối đầu và hy vọng mọi thứ sẽ được dàn xếp bằng cách nào đó.Nhằm mục đích mở rộng EU về phía đông, Brussels tại Hội nghị thượng đỉnh ở Praha ngày 7-5-2009với những dự định tốt đẹp đã thông qua chương trình dưới tên gọi hứa hẹn: "Đối tác phương Đông". Trongđó, EU đề nghị giúp đỡ các nước cựu Xô viết - Moldova, Belarus, Azerbaijan, Gruzia và cả Ukrainetrong việc khẳng định các nguyên tắc tự do, dân chủ và ổn định, nhờ đó sẽ giành được nhiều thịnh vượnghơn. Cùng lúc, không loại trừ tư cách thành viên tương lai của họ trong EU - chỉ cần các ứng viên tuân thủnhững quy tắc hành xử nhất định và nghiêm ngặt làm theo các khuyến nghị của Brussels. Đó là một phầncủa đề nghị.Phần khác của chương trình, chính sách đối ngoại, được tạp chí Spiegel mô tả thế này: "Và dĩ nhiên, ởđây còn nói, mặc dù không quá công khai, về việc làm sao để hạn chế ảnh hưởng của Nga và xác định,châu Âu có thể trải rộng tới đâu về phía đông. Đối với nước Nga, việc mất Ukraine có nghĩa là mất khôngchỉ sức nặng địa chính trị mà còn cả phần lãnh thổ mà một nghìn năm trước là cốt lõi của quốc gia Nga.Ukraine dịch sang tiếng Đức có nghĩa là "đất nước biên giới", nhiều người cho rằng thủ đô Kiev là mẹcủa các thành phố Nga" (266).Về việc này, với Ukraine, từ lâu đã có tranh cãi. Ngày 9-9-2008, chỉ bốn năm sau cuộc chiến tranhNga - Gruzia, EU và Ukraine đã tiến hành các cuộc thương lượng Paris về vấn đề thỏa thuận mậu dịch tựdo (267). Thông cáo chung được thông qua theo kết quả thương lượng nói về việc các bên quan tâm sâusắc đến các biến cố Gruzia (268). Sau cuộc xung đột quân sự ở Kavkaz, một mặt Brussels muốn Ukraineràng buộc với mình, nhưng đồng thời lại không muốn Kiev gia nhập EU. Cả hai phía nhất trí cũng cố hợptác trong khuôn khổ "thỏa thuận về hội nhập". "Lần đầu tiên, chúng tôi sử dụng từ này, khi nói vềUkraine", Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, khi đó đang là Chủ tịch EU, tuyên bố (269).Về vấn đề này, Vladimir Putin có những kế hoạch của mình. Cạnh tranh với "Đối tác phương Đông" làdự án mang tên "Liên minh hải quan". Ở Dushanbe, thủ đô Tajikistan, tháng 10-2007, Moskva đã thỏathuận với các Tổng thống Belarus và Kazakhstan về việc thành lập một không gian hải quan chung. Từ lúcđó, song song với EU, Putin tiến hành thương lượng với Ukraine như "một đối tác kinh tế then chốt" vềviệc nước này gia nhập Liên minh Hải quan. Ba triệu người Ukraine làm việc ở Nga. Ukraine với dân số46 triệu người trong cuộc chơi địa chính trị giữa các quốc gia cựu cộng sản có vị trí quan trọng hơn. Ởđây nói về khu vực mậu dịch tự do với biên giới hải quan đối ngoại chung cùng việc tự do dịch chuyểnvốn và nhân công. Bày tỏ sự quan tâm của mình gia nhập vào dự án này còn có Armenia, Uzbekistan vàTajikistan. Putin muốn lập một không gian kinh tế Á - Âu, một tổ chức tương tự EU, lẽ ra có thể xác địnhcác điều kiện trên thị trường khổng lồ này.Mục tiêu chính trị của Vladimir Putin là thành lập một không gian kinh tế trải dài từ Vladivostok đếnLisbon. Cuối tháng 11-2010, ông dừng chân tại Khách sạn Adlon ở Berlin để, trước các nhà quản lý cấpcao của các doanh nghiệp Đức, trình bày ý tưởng của mình về vùng mậu dịch tự do và chính sách côngnghiệp chung với EU, những ý nghĩ này đã được ông chia sẻ trong một bài báo trên tờ SüddeutscheZeitung trước đó. Đề nghị của ông - khu vực mậu dịch tự do không có rào cản hải quan, chính sách côngnghiệp chung và bãi bỏ chế độ thị thực (270). Từ việc này, theo ông, các bên đều có thể thắng, trong sốđó, lẽ đương nhiên, có nước Nga. "Sự thật là ở chỗ, sau khi Liên Xô tan rã, Nga mất cửa ngõ trực tiếp racác thị trường xuất khẩu lớn. Xuất hiện vấn đề các quốc gia - trung chuyển với mong muốn sử dụng vị thếđộc quyền của mình để nhận được những lợi thế đơn phương. Từ đó xảy ra các xung đột như đã biết".Tiếp theo, Putin đặc biệt nhấn mạnh điểm chính yếu của chương trình hành động mà ông đề nghị: "Cáichính là chúng ta cần học không phải bằng lời, mà là tính đến lợi ích chiến lược của nhau trên thực tế".Nhiều năm sau, Vladimir Putin vẫn tin vào tính đúng đắn của các đề nghị của mình. Trong cuộc tròchuyện với chúng tôi ở Sochi cuối năm 2013, ông đã đưa ra một số lập luận hỗ trợ cho những cân nhắc địachính trị như: trên lý thuyết, với chúng tôi, việc xích lại gần châu Âu không tệ, nước Nga có tài nguyênthiên nhiên, châu Âu có bí quyết kỹ thuật. Trong kế hoạch dài hạn, điều đó sẽ mang đến thắng lợi cho cảhai bên".Mục đích của ông vẫn là thỏa thuận chung EU và Ukraine, mà trong triển vọng đồng thời sẽ giúp thayđổi các tiêu chí kỹ thuật của Nga với các nước như Belarus và Ukraine, để chúng tương thích với các tiêuchuẩn châu Âu; và bằng cách đó, trở nên có khả năng cạnh tranh. Vì những lý do này mà ông, trong nhiềunăm đã cố gắng để Nga được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà những quy tắc bắtbuộc của tổ chức này trong quy mô quốc tế đang xác lập điều gì có thể làm và điều gì không thể. Sau 17năm đàm phán khó khăn, Nga đã vượt qua rào cản này và năm 2012, chính thức trở thành thành viên WTO.Quyết định thiển cận của EU bác bỏ đề nghị của Nga mà không xem xét nghiêm túc đã làm Putin phậtý. Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, ông phàn nàn rằng những năm qua, châu Âu cứ nói với chúng tôimột chuyện: Ukraine không liên quan đến các ông, chúng tôi đâu có can thiệp quan hệ của ông với TrungQuốc, nên ông đừng can thiệp vào quan hệ của chúng tôi với Canada*. Việc "phân lập" kinh tế Ukraine,ông xem như một cuộc tấn công chính trị trực tiếp. Cách tiếp cận kỹ trị và quan điểm của ban lãnh đạoBrussels mà theo đó, quan hệ của Nga với Ukraine không còn ý nghĩa được ông đánh giá như một chiếnlược nhằm chống lại nước ông. Không sẵn sàng thảo luận việc can thiệp triệt để đến thế với những hậu quảnghiêm trọng đối với các nước láng giềng, mà giới hạn chúng bằng cung cách quan liêu, khiến Putin nhưmột chính khách đơn giản là ngạc nhiên. Trong một bình luận ngắn liên quan đến việc này, ông nói: đâucần phải khó nhọc lắm để làm sáng tỏ, bởi quan hệ của chúng tôi với Ukraine thật sự có bản chất hoàntoàn khác quan hệ của Brussels với Canada, điều đó thật không khó. Trong khi đó, trong Phủ Thủ tướngliên bang, các chuyên gia vẫn tiếp tục đoán, tại sao "Putin ngày càng cô lập chính mình" và "bà Angelangày càng khó tiếp cận ông".Vào năm 2013, Viktor Yanukovich khi đó còn là Tổng thống, đã thận trọng tiếp cận các đề nghị thayđổi vectơ chuyển động của Ukraine về phía EU. Ông tiến hành thương lượng đồng thời với Brussels vàMoskva, tính toán điều gì có lợi cho ông và điều gì không. Brussels mù mờ nói về "cửa sổ các khả năng"trong năm quyết định này, về "bản đồ lộ trình" và về "khoảnh khắc duy nhất" (271). Những lời nói vănhoa tương phản gay gắt với kết quả thương lượng. Ukraine bên bờ vực phá sản. Các đề nghị của Brusselshoàn toàn rõ ràng: trong trường hợp ký thỏa thuận, EU sẵn sàng cấp cho Ukraine khoản viện trợ 600 triệueuro. Số tín dụng mà nước này phải trả trong những tháng tới là 15 tỉ euro, trong khi dự trữ ngoại hối giảmđi một nửa. Quỹ tiền tệ quốc tế sẵn sàng cấp khoản tín dụng vài tỉ, nhưng chỉ với điều kiện ngặt nghèo theophương án Hy Lạp: bãi bỏ trợ cấp, tăng thuế, phá giá đồng tiền. Tăng giá bán lẻ khí đốt lên 40% - đó chỉlà một trong các yêu cầu (272). Chấp nhận những điều kiện này với Yanukovich chẳng khác nào tự sátchính trị. Ông biết lúc đó sẽ đánh mất khả năng được tái đắc cử vào năm tới. Mười hai tháng trước đó, khitình hình còn đỡ hơn, Tổng thống Ukraine đã sẵn sàng ký thỏa thuận về hội nhập. Thế nhưng khi đó, năm2012, EU viện cớ cần tôn trọng nhân quyền, đã hết sức bất ngờ đưa ra điều kiện bổ sung: Yanukovichtrước tiên phải trả tự do cho Yulia Tymoshenko - cựu Thủ tướng Ukraine. Là kẻ thù không đội trời chungcủa Yanukovich, bà ta trước đó đã bị kết án bảy năm tù vì tội biển thủ tài sản quốc gia. EU đồng tình vớikhẳng định của chính khách đối lập này rằng phiên xử hoàn toàn có động cơ chính trị. Bà Angela Merkelđã gọi cho Yanukovich và yêu cầu thả Tymoshenko: "Tôi muốn giúp ông", Thủ tướng Liên bang nói, thểhiện sự tính toán chính trị tinh tế vốn có ở bà, "nhưng ông phải thả Tymoshenko" (273).Tượng thánh của phe đối lập, người trước đó đã thua cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine, trở thành đònbẩy chính trị. Ủy ban EU, đồng thời Tổng thống Liên bang Joachim Gauck đã tạo ra một thế lực tấn côngchính trị ủng hộ chính khách khi đó còn đang bị giam giữ với một tiếng tăm nhập nhằng. Cũng trong nămđó, họ từ chối đến dự các trận đấu của giải vô địch bóng đá châu Âu, sẽ diễn ra ở Ukraine và Ba Lan.Chính quyền Liên bang (Đức) cân nhắc khả năng tuyên bố một vụ tẩy chay toàn diện - ý tưởng khiến cựuChủ tịch Tòa án Hiến pháp Liên bang Hans-Jiirgen Papier tức giận. Ông đưa ra một tuyên bố công khai,gọi ý tưởng trên là "kỳ cục" và "đuổi theo hiệu ứng": chính phủ có thể đơn giản là "kiện Ukraine ra tòa ánchâu Âu", nếu nghi ngờ gì về phán quyết; thế nhưng con đường này không thể được xem như "có hiệu ứngtrong quan hệ với truyền thông" (274).Những công báo với thông tin về tình hình bà Tymoshenko trong trại cải tạo nữ Kachanovskaya ở đôngUkraine càng làm căng thẳng thêm giọng điệu chính trị từ Berlin. Chính khách đối lập này yêu cầu rằng,dựa trên quy chế bệnh nhân chính trị, việc điều trị bệnh đĩa đệm cột sống của bà trong tù phải được cácbác sĩ nước ngoài chăm sóc. Kết quả là Văn phòng Thủ tướng Liên bang đã gởi đến trại một đội ngũchuyên gia y tế do Giám đốc Bệnh viện Berlin Charite dẫn đầu. Các bác sĩ tiến hành chẩn đoán. Berlin,dẫn lại vấn đề nhân quyền, một lần nữa yêu cầu cho phép tiến hành điều trị ở Đức (275).Chiến dịch y tế đặc biệt cho Yulia Tymoshenko là một trường hợp đặc biệt trong lịch sử ngoại giaoĐức. Ai cũng biết luật pháp và sự công bằng ở Ukraine chẳng lấy gì làm lý tưởng. Nhưng việc nền chínhtrị Đức cho phép sử dụng mình một cách không cần thiết cho cuộc tranh giành quyền lực của các phe pháiUkraine, không thể gọi là một trường hợp bình thường. Đức đã đứng về phía một trong các phe phái chínhtrị đang đấu tranh chống lại nhau ở một đất nước khác, tuyên bố Tổng thống đương nhiệm, người thắngcuộc bầu cử năm 2010 chống lại bà Tymoshenko, là đối thủ chính tộ của mình và đặt cược vào cảm xúcdưới tư cách một thế phẩm chính trị.Ánh sáng của quá khứSau giải vô địch bóng đá châu Âu mùa hè 2012, giọng điệu la lối chỉ dịu đi đôi chút. Ở Brussels giờđây, người ta muốn nói nhiều hơn không phải về phán quyết có động cơ chính trị, tức một kiểu công lý củangười thắng cuộc, mà là về "công lý có lựa chọn". Bởi vì những vi phạm mà người ta bắt lỗi phe đối lập,nhiều người khác cũng đã vi phạm nhưng lại không bị lôi ra tòa ngay lập tức, đừng nói đến chuyện bị kếtán nhiều năm tù. Chính vì thế, Tymoshenko trong bất cứ trường hợp nào cũng phải được trả tự do (276).Đối với Chính phủ Ukraine, yêu cầu này, như trước, cũng như một tối hậu thư mà nó có thể thực hiện khinào đã mất đi tính hợp pháp của mình.Ý tưởng biến vụ án Yulia Tymoshenko thành một thứ giấy quỳ thử tính chất pháp quyền của Nhà nướcUkraine, thậm chí theo các thước đo phương Tây, cũng quá ngây thơ. Danh tiếng một chiến sĩ đấu tranhtriệt để của bà ta chỉ còn là tàn dư từ thời "Cách mạng Cam" năm 2004, khi trong nước lần đầu tiên xuấthiện những cuộc biểu tình hàng loạt. Những năm đó, nhiều người mơ về một nền dân chủ lớn và về nhànước pháp quyền, đã xuống đường để loại bỏ tầng lớp thống trị tham nhũng. Hàng tuần liền, hàng nghìnngười với những chiếc lều màu cam và cờ xí dưới cái giá rét của mùa đông đã biểu tình trên Maidanchống lại việc giả mạo kết quả bầu cử. Viktor Yushchenko và Yulia Tymoshenko được coi là người hùngcủa họ, cả hai đều là những nhân vật tương đối mới trong đời sống chính trị. Sau phán quyết của Tòa ánTối cao Ukraine, cuộc bầu cử tổng thống diễn ra không lâu trước đó, vì những vi phạm xảy ra, sẽ phảiđược tiến hành lại.Ở Ukraine xuất hiện sự phân bố kinh điển của các thế lực chống đối nhau: Viktor Yushchenko - ngườicủa phương Tây, và đồng thời của tây Ukraine. Đối thủ ông ta là Viktor Yanukovich - xuất thân từ miềnđông nói tiếng Nga của Ukraine và là đại diện của hệ thống cũ, người phải lên thay thế Leonid Kuchmasắp ra đi. Cả hai ứng viên trong lãnh địa của mình đều nhận được những kết quả cao một cách đáng ngờ:tới 96%. Khi bầu lại, Yushchenko giành chiến thắng. Ông ta trở thành Tổng thống, còn Yulia Tymoshenko -là Thủ tướng của ông ta. Nhà sản xuất sôcôla lớn nhất đất nước, nhà tài phiệt Petro Poroshenko trong thờigian bất ổn đã cùng với Kênh Năm của mình đứng về phe thắng cuộc và đã tài trợ hết sức cho cuộc songtấu. Sau cách mạng, có một thời gian ngắn, ông ta làm Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòngUkraine.Việc thay đổi chính quyền ở Kiev, như trước đây ở Gruzia, diễn ra theo một cơ chế: sự bất mãn trongdân chúng được biến thành những hoạt động chính trị với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ phươngTây. Phong trào phản kháng mạnh mẽ, được thành lập và trải qua sự đào tạo cần thiết cho các cuộc bầu cửtổng thống, được gọi bằng cái tên dễ nhớ "Pora!" ("Đã đến lúc!"). Các nhà tài trợ cũng là những ngườitrong cuộc đảo chính Gruzia, như tạp chí Spiegel viết về điều đó cuối năm 2005. "Chỉ riêng Bộ Ngoạigiao Hoa Kỳ, từ năm 2002, 65 triệu đô la tiền thuế của Mỹ đã chi cho các cuộc bầu cử ở Ukraine" (277).Trong Quốc hội, đại biểu Đảng Cộng hòa Ron Paul đã chỉ trích chính quyền Hoa Kỳ do trích hàng triệu đôla ủng hộ ứng viên Tổng thống Ukraine Yushchenko.Thậm chí tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung cũng xác nhận: "Không ai tranh cãi lại sự kiện rằng sựhỗ trợ từ bên ngoài có tính quyết định cho thành công của 'Cách mạng Cam'" và đã dẫn ra một danh sáchdài tên các nhà tài trợ Hoa Kỳ. "Nhiều tổ chức, hoạt động tích cực ở Ukraine, và nói riêng, Cơ quan Quốcgia Hoa Kỳ về phát triển quốc tế, các định chế đảng phái của phe Dân chủ và Cộng hòa - Viện Dân chủQuốc gia về các vấn đề Quốc tế (NDI) và Viện Cộng hòa Quốc tế (IRI), Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ(NED) và Quỹ "Á - Âu". Nhà tự do - trực tiếp hay gián tiếp tài trợ các phương tiện tài chính. Nhữngphương tiện này phần nào được Nhà Trắng cung cấp, một phần do Quốc hội Hoa Kỳ" (278). Thậm chí tờbáo còn gọi tên những nhân vật cụ thể. Trong số đó có cựu giám đốc CIA James Woolsey với vai trò Chủtịch Hội đồng quản trị Nhà tự do, cựu chỉ huy lực lượng NATO ở châu Âu - tướng Wesley Clark, cựuNgoại trưởng Madeleine Albright và lẽ đương nhiên, có cả tỉ phú George Soros với các quỹ của ông ta.Thế nhưng, sự thay đổi lãnh đạo không làm tình hình Ukraine thay đổi tốt hơn. Ở đất nước nghèo nhấtchâu Âu, cuộc chiến giành chính quyền nhiều năm đã làm tê liệt sự phát triển. Ngoài dự định chính thứcđược tuyên bố đưa Ukraine vào EU và NATO, ở đây hầu như ít có gì thay đổi. Bộ đôi nhiều hứa hẹnTymoshenko và Yushchenko cãi nhau và không có cơ hội nào hòa giải, tiếp tục làm khô máu nhau và trongnhững năm sau đó thường xuyên xảy ra xích mích. Các cựu đối tác cáo buộc nhau tham nhũng. Tự do, dânchủ, công bằng, những điều mà vì chúng, hàng trăm ngàn người xuống đường nhiều tuần lễ, đã không còn lànhững đề tài thời sự. Cách mạng lãng quên những đứa con mình. Khi đó, Viktor Yanukovich từng bị đánhbại trước đây, năm 2010 lại tranh cử tổng thống, và ông đã thắng bà Yulia Tymoshenko, lần này là đúngtheo mọi quy định như các quan sát viên OSCE khẳng định, mặc dù ứng viên thua cuộc cố bẻ lại một cáchvô ích (279)."Yulia Tymoshenko không phải là tượng thánh tự do, không phải là biểu tượng của công bằng chính trị,bà ta là một đối nghịch hoàn toàn của chúng", tháng 12-2013, Gunter Verheugen đã phê bình như thế về nỗlực của chính quyền liên bang đạo đức hóa và bằng các phương tiện chính trị bóp méo sự kiện. Thái độcủa vị ủy viên EU về các vấn đề doanh nghiệp và công nghiệp này với Thủ tướng được hình thành saunhiều năm giao tiếp cá nhân. Người đàn bà - chính khách với bím tóc tết thành vương miện đã phá hủy hếtmọi hy vọng của Verheugen gắn với "Cách mạng Cam". Đánh giá của ông rõ ràng: "Quy mô tham nhũng vàquản lý sai phạm ở Ukraine sau khi bà Tymoshenko lên nắm quyền còn trở nên nghiêm trọng hơn" (280).Vladimir Putin cũng không quên Ukraine, ông cân nhắc tình hình, vài lần gặp Yanukovich, đếnBrussels và nhấn mạnh: "Dĩ nhiên, chúng tôi đã phản ứng. Cuối cùng thì Ukraine là một thành viên của khuvực mậu dịch tự do với Nga và có những đặc quyền về thuế. Vì thế, chúng tôi quyết định hủy bỏ những quytắc điều tiết thương mại với Ukraine. Trong vòng 17 năm, chúng tôi đã tính đến những quy tắc này khi đấutranh cho việc được kết nạp vào WTO. Giờ đây, chúng tôi là thành viên WTO, và Ukraine sẽ bị loại khỏihiệp hội của chúng tôi".Tháng 2-2013, Chủ tịch ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso tuyên bố không khoan nhượng: "Khôngmột đất nước nào có thể cùng lúc là thành viên Liên minh Hải quan và của khu vực mậu dịch tự do rộnglớn của EU" (281). Những năm qua, Tổng thống Nga và ông Barroso đã nhiều lần tranh cãi gay gắt. VớiPutin, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha là lính của "chiến tranh lạnh", người không bỏ qua cơ hội chống Nganào trong EU.Trong một công văn bí mật ngày 26-2-2009, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Moskva đã thông báo với BộNgoại giao ở Washington rằng, trong cuộc gặp giữa Putin với Barroso diễn ra vài ngày trước, các bên đãlời qua tiếng lại gay gắt. Putin "thấy trong vị ủy viên EU, con ngựa thành Troy của các quốc gia thành viênmới của liên minh (...)". Nhận xét châm chọc của Putin, ràng các định chế nhất định không nên cản trở sựphát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa EU với Nga, đã bị tiếp nhận như đòn tấn công riêng chống lại Barroso(282). Trong cuộc gặp giữa Putin và Barroso, "hai bên đã chuyển sang chỉ trích cá nhân", và Jose ManuelBarroso không cố che giấu sự ngạo mạn của mình. "Tôi đã vài lần trò chuyện với Putin, và ông ta chỉ rarằng, Liên minh Hải quan quan trọng với Nga và vai trò đặc biệt của Ukraine trong đó. Nhưng chẳng lẽ đólại là lý do để từ chối thoả thuận hội nhập?" (283). Đối với Barroso, điều đó là không thể chấp nhận, vàtrong tình hình này, chỉ có "hoặc có, hoặc không". Sự đối đầu tiếp tục gia tăng.Tháng 11-2012, khi một nhà báo của tờ báo nổi tiếng Moskovsky Komsomolets viết, đặt Ukrainetrước sự lựa chọn Nga hay EU - đó cũng chính là hỏi: "Xin vui lòng, anh thân yêu, hãy quyết định ngay lậptức: anh muốn chặt tay nào, tay phải hay tay trái?" (284). Tờ này viết: Ukraine không thể hội nhập chỉ vớiNga hay chỉ với EU. Vào tháng đó, Vladimir Putin đã đưa ra đề nghị với Tổng thống Ukraine. Trong cuộctrò chuyện, ông kể: lúc đó, Nga đề nghị Ukraine 15 tỉ đô la cho ngân quỹ và thêm 5 tỉ đô la cho các biệnpháp cơ sở hạ tầng; giảm 1/3 giá năng lượng với điều kiện trong tương lai, Ukraine phải thanh toán cácchi phí hiện tại và nợ nần của nó. Nhưng lời đề nghị không được chấp thuận - người nào đó muốn chỉ ra aiđang là chủ trong nhà.Putin đề nghị hỗ trợ tài chính, trong khi EU đưa ra yêu cầu. Theo ý của ủy viên EU Gunter Verheugen,mọi việc trông như "business as usual" ("sẽ đâu vào đấy"), như một hợp đồng chính trị theo nguyên tắc"không có gì cá nhân". Trong trả lời phỏng vấn đã nêu ở trên vào tháng 12-2013, khi ông bác bỏ khẳngđịnh không có cơ sở của phóng viên về việc với sự hỗ trợ tài chính này và giảm giá khí đốt, Nga có vẻnhư muốn bắt thóp Ukraine. Ông đặt câu hỏi đơn giản: "Nếu chúng ta giúp ai đó trong những điều kiệnnhất định nào đó, thậm chí với một số tiền lớn - hơn 15 tỉ đô la, thì ông cũng nói là chúng ta đang siết cổnền kinh tế đất nước đó sao?".Khước từ thỏa thuận và leo thang khủng hoảngYanukovich quyết định tiếp nhận đề nghị của Vladimir Putin để lấp đầy ngân quỹ trống rỗng. Trongtuyên bố của nội các bộ trưởng về vấn đề này có nói, Chính quyền Ukraine vì "các lý do an ninh quốc gia"đã thông qua quyết định hoãn ký thỏa thuận hội nhập với EU; quan hệ kinh tế với Nga phải được tạo xunglực mới, và thị trường nội địa chuẩn bị cho sự phát triển bình đẳng các quan hệ với EU (285). Liên quanđến các điều kiện mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đồng ý cung cấp các khoản cho vay mới, thì chúng đơn giản làquá lăng nhục, Yanukovich tuyên bố với đại diện của các chính giới châu Âu họp ở cung điện các cựu đạicông tước Litva vài ngày sau đó: . .Nếu có thể tiến hành thương lượng trong những điều kiện bình thườngthì khi đó, chúng tôi mới có thể nói về việc ký kết" (286). Trong những lời này vang lên nỗi thất vọng củanhững ngày vừa qua.Vào những ngày 25 và 26 tháng 11-2013, Vladimir Putin đang thăm Roma, ông đến viếng Đức GiáoHoàng La Mã. Từ đó, ông gởi đến Hội nghị thượng đỉnh EU "Đối tác phương Đông" lời khuyến nghị cấpbách một lần nữa nên nghĩ về việc tiến hành các cuộc đàm phán ba bên mà từ lâu, Tổng thống Ukraine đãđề nghị. Cùng với đó, Putin không thể từ chối thú vui đưa ra lời châm chích của mình: "...Tôi muốn đềnghị các bạn mình ở Brussels, những ông bạn riêng tốt bụng trong uỷ ban châu Âu nên kiềm chế các phátbiểu gay gắt". Ukraine nợ các doanh nghiệp Nga 30 tỉ đô la. Nga dựa vào sự hợp tác, nhưng, "dĩ nhiên,không gây thiệt hại cho mình", Putin tuyên bố (287). Rõ ràng, sự "khổ dâm" xa lạ với Tổng thống Nga.Tại Hội nghị thượng đỉnh hai ngày của Liên minh châu Âu được tổ chức quy mô ở Vilnius* cuối tháng11-2013, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của 28 nước thành viên EU muốn chính thức, với sự tuânthủ tất cả các tiêu chí, đề nghị các nước cựu Cộng hòa Xô viết là Ukraine, Belarus, Armenia, Azerbaijan,Gruzia và Moldova với tư cách thành viên của "Đối tác phương Đông". Dự án kiểu mẫu hóa ra rỗngtuếch. Trong cung điện của các đại công tước Litva vừa được xây dựng lại, nơi sẽ là tượng đài yêu nướcmới của Litva, sau cú rẽ ngoặt của Ukraine, chỉ còn hai trong số sáu quốc gia láng giềng trong thành phầnliên bang [Xô viết cũ] - là Gruzia và Moldova - ký tên dưới thỏa thuận hội nhập cho những quan hệ chặtchẽ hơn với EU."Rõ ràng, chúng ta đã không đạt được ở đây những gì chúng ta muốn đạt được trong quan hệ vớiUkraine", Thủ tướng Đức Angela Merkel tổng kết một cách lạnh lùng thường thấy ở thủ đô Litva. Cùngvới đó, bà lại một lần nữa theo đuổi những luật lệ của trò chơi chính trị, kiên nhẫn lập lại đánh giá tìnhhình những tháng qua, tức không bổ sung cái mới cho những gì đã được biết vài tuần trước cuộc gặp."Tổng thống Ukraine một lần nữa nói với tôi, 50% xuất khẩu là vào Nga hay các nước Liên minh Hảiquan, 45% vào EU, tức ở đây nói về sự gắn bó với cả hai phía. Nhiệm vụ của chúng ta, đối với EU, làphải kiên trì hơn khi nói chuyện với Nga, chúng ta có thể thoát ra khỏi tình huống 'hoặc là - hoặc là' này:hoặc là gắn với Nga, hoặc là gắn với EU; và tôi nghĩ, nước Đức cũng phải tham gia giải quyết nhiệm vụnày" (288).Sau nhiều cuộc thương lượng, nỗ lực gắn Ukraine vào châu Âu kết thúc thất bại. Ở Brussels và Berlin,"rất lâu người ta không muốn hiểu, nước Nga đau đớn thế nào khi tiếp nhận sự mở rộng của NATO và EUvề phía đông như một mối đe dọa chính mình", Spiegel nói thế khi phân tích về "hội nghị thượng đỉnh thấtbại". "Cái chúng ta chưa có trong cuộc khủng hoảng này, đó là tầm nhìn xa, khả năng nhận thức được cuộcxung đột đang kéo đến. Thay vào đó, ở Berlin quan điểm sau lại chiếm ưu thế: không thể xảy ra điềukhông được phép xảy ra" (289). Đó là một lời lên án khắc nghiệt - không chỉ là sự phê phán muộn màngvới Angela Merkel mà còn là một lời tự phê: ấn phẩm này trong nhiều năm đã ủng hộ đường lối của Thủtướng và kêu gọi những biện pháp khắc nghiệt đối với Ukraine và Yanukovich.Chính phủ liên bang mặc cho những việc này, vẫn tiếp tục đòi phải gấp rút trả tự do cho Thủ tướngYulia Tymoshenko. Tổng thống Viktor Yanukovich, như trước, có quyền ân xá trước thời hạn, bà Thủtướng mát mẻ tuyên bố.Vị khách danh dự của buổi tối xuất hiện trên Maidan Kiev một tuần sau đó, tên là Guido Westerwelle.Bộ trưởng Đức đã làm một việc mà theo quy luật, các ngoại trưởng không làm. Sau thất bại Litva, ông đãđến trại lều của phe đối lập - những người yêu cầu lật đổ Tổng thống Ukraine, trước khi gặp chính phủ đấtnước, điều mà ông chỉ làm một thời gian sau đó. Westerwelle đã đoàn kết với các cuộc biểu tình, và nói,đương nhiên, với tư cách đại diện cho châu Âu, ở Ukraine này, ông không "ủng hộ đảng nào" mà chỉ bảovệ các giá trị châu Âu, nói theo kiểu từ vị trí phi đảng phái, và rằng ở đây, trong Kiev này "người châu Âugặp gỡ người châu Âu". Tuy nhiên, ông không nhằm vào việc đưa ra những công thức "chúng ta sẽ đi đếnsự hiểu biết lẫn nhau như thế nào" trong vấn đề này (290). Đó là một trong những phát biểu cuối cùng củaông ta ở cương vị bộ trưởng. Trong tháng đó, người tiền nhiệm ông - Frank-Walter Steinmeier - sẽ trởthành người kế nhiệm nhờ việc thành lập liên minh chính phủ mới CDU/CSU và SPD.Trong cương vị ngoại trưởng, Westerwelle đã tự nguyện đến thăm những nơi có biến cố cách mạng.Trong thời gian "Mùa xuân Ả Rập", ông tới Tunisia, sau đó đi Ai Cập. Ông đã đứng trên quảng trườngTahrir đông đúc ở Cairo và đưa ra những lời chào mừng như một vị khách nước ngoài, chẳng hạn: "Tôirất hồi hộp khi ở đây", hay "Ở đây đang viết nên một chương mới của lịch sử thế giới" (291). Giờ đây,ông đến Maidan Kiev, mặc dù với sự muộn màng, nhưng có còn hơn không. Ông bắt tay, hoan hô các nhạcsĩ rock trên sân khấu, những người vừa trình diễn buổi văn nghệ đoàn kết, thưởng thức cuộc tiếp đón hoanhỉ của đám đông mà ở nhà, ông chẳng bao giờ được cưng chiều thế. Westerwelle rõ ràng xúc động.Tối hôm ấy, Ngoại trưởng Đức thực hiện cuộc dạo chơi dọc quảng trường với người hùng mới củaphong trào phản kháng, võ sĩ quyền anh Vitali Klitschko. Từng là nhà vô địch thế giới, "lò" quyền anh củaông ở Đức đã nhiều năm dẫn đầu trên các vũ đài, nhưng đây cũng là nơi không dưới một lần ông đưa đầuchịu đòn. Ở Kiev, mọi người đều biết ông, hơn thế nữa, vài năm trước ông đã cố tranh cử thị trưởng nhưngthất bại.Giờ, Klitschko muốn giữ chức tổng thống. Để lật đổ Tổng thống đương quyền Yanukovich, ông kết liênminh với Oleh Tyahnibok, thủ lĩnh Đảng cánh hữu "Tự do", và Arseniy Yatsenyukcủa liên minh "Tổquốc" - một đệ tử của Yulia Tymoshenko.Theo lệnh của chính phủ liên bang, Viltali Klitschko đã vào cuộc. Angela Merkel ủng hộ huyền thoạiquyền anh, muốn giúp ông ta trở thành thủ lĩnh phe đối lập và cố tình đứng cạnh ông trong các buổi chụpảnh. Cố vấn đối ngoại của bà, Christoph Heusgen và Guido Westerwelle đã hứa sẽ hỗ trợ ông ta, quỹKonrad Adenauer nhận đỡ đầu lúc này (292), mặc cho ông và liên minh của mình vừa chịu thất bại khánghiêm trọng trong quốc hội khi cố tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ.Ngoại trưởng Đức không phải là chính trị gia phương Tây duy nhất đến Maidan. Bay tới đây còn cóThượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain để kêu gọi người biểu tình đừng lui bước. "Ukraine sẽ làm châu Âutốt hơn, cũng giống như châu Âu sẽ cải thiện cuộc sống Ukraine" (293). Trước ống kính truyền hình, ôngnói dĩ nhiên Ukraine quan trọng với Putin, bởi nếu không có Ukraine, nước Nga chỉ là một cường quốcchâu Á, còn nếu có Ukraine, họ mới còn là cường quốc ở phương Tây, điều không được phép xảy ra. Vềđiều này, Henry Kissinger đã từng nói bằng cách nào đó, nếu ông nhớ không lầm. Thế nhưng, không phảiKissinger, mà vẫn là nhà chiến lược Hoa Kỳ Brzezinski từng kêu gọi làm suy yếu Nga nhiều hơn bằngcách đó: "Cái chính cần phải ghi nhớ, như sau: 'Nga không thể ở trong châu Âu nếu thiếu Ukraine, nướcđồng thời là một thành phần của châu Âu, trong lúc Ukraine có thể ở trong châu Âu mà không có Nga'"(294).Điều đó có nghĩa là gì trong quan hệ chiến lược, nhà cố vấn đối ngoại uy tín đã xây dựng rõ ràng nhưsau: "Điều đó đòi hỏi sự tham gia kiên quyết, tập trung và năng động của Hoa Kỳ, đặc biệt là cùng vớingười Đức, trong việc định nghĩa không gian châu Âu, và theo đó, trong việc khắc phục những vấn đề nhạycảm, đặc biệt đối với nước Nga, như quy chế có thể trong hệ thống châu Âu của các nước Baltic vàUkraine" (295).Vào những ngày này, trên Maidan ở Kiev còn có đồng nghiệp của Westerwelle, trợ lý Ngoại trưởngHoa Kỳ Victoria Nuland. Ở Washington, bà phụ trách các vấn đề về châu Âu. Bà không mấy quan tâm đếnviệc Merkel và EU đặt cược vào Vitali Klitschko. Người bà ưa thích là một ứng viên khác. "Tôi khôngnghĩ rằng Klitschko phải tham gia chính phủ", bà Nuland tuyên bố trong một cuộc điện đàm mật với Đạisứ Hoa Kỳ ở Kiev và thảo luận chiến thuật hành động tiếp theo về việc loại bỏ ứng viên của người châuÂu khỏi cuộc chơi. Hoa Kỳ ủng hộ Arseniy Yatsenyuk, một nhà kỹ trị dày dạn, mặc dù tuổi còn trẻ nhưngđã có thể trình một hồ sơ phục vụ khá chiến. "Mẹ kiếp EU" - nhà ngoại giao bình luận quan điểm của mìnhkhông chút xấu hổ trong cách thể hiện, mà đoạn ghi âm của nó sau đó đã được đưa lên Internet (296). "Tôinghĩ Yats (Yatsenyuk) chính là người đó, người sẽ cùng với tôi đưa kinh nghiệm kinh tế, kinh nghiệm làmviệc vào trong chính phủ" (297). Nuland không bác bỏ nội dung cuộc điện đàm.Mối quan tâm của Hoa Kỳ tới Ukraine quá lớn để có thể đơn giản phó thác số phận đất nước này choEU. Arseniy Yatsenyuk, một người còn trẻ đầy hăng hái tiến hành cải cách theo các thước đo phương Tây,ngoài ra còn có kinh nghiệm chính trị. Ông ta đã từng làm các chức vụ Bộ trưởng Kinh tế và Ngoại trưởngdưới thời Tổng thống Yushchenko. Ngay từ thuở đó, ông đã bênh vực việc Ukraine gia nhập NATO. Năm2007, ông sáng lập Quỹ "Ukraine mở". Trên website của quỹ, trong số các đối tác có Bộ Ngoại giao HoaKỳ và Trung tâm Thông tin và Tư liệu NATO (298).Ngay từ trước chuyến công du châu Âu của mình, Victoria Nuland đã nhấn mạnh ở Washington rằngHoa Kỳ đã dính líu sâu sắc ra sao, đã bỏ ra những nỗ lực thế nào với Ukraine nhiều năm qua, bằng cáchđó nhấn mạnh rõ rệt yêu sách về vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong vấn đề này. "Sau khi Ukraine giànhđược độc lập năm 1991, Hoa Kỳ đã ủng hộ Ukraine trong việc phát triển các thể thức và định chế dân chủ.Chúng ta ủng hộ sự tham gia của xã hội dân sự vào tiến trình này và chính sách đúng đắn của chính phủ.Tất cả những điều này là tiền đề của việc để Ukraine có thể hiện thực hóa những giấc mơ châu Âu củamình. Chúng ta đã đầu tư hơn 5 tỉ đô la cho các mục tiêu này và khác nữa, để Ukraine trở nên tự tin vàochính mình, trở thành một đất nước thịnh vượng và dân chủ" (299). Nuland tràn đầy quyết tâm vững chắc -và bà không để cho các đối tác của mình trong những cuộc đàm phán ở Kiev nghi ngờ về điều đó - hỗ trợUkraine đạt được các mục tiêu đã nêu ra. Bất chấp đất nước này có muốn điều đó hay không.Trong nhật ký của mình, nhà văn Andrey Kurkov đã mô tả sự căng thẳng ngày càng gia tăng trongnhững tuần tiếp theo: "Tối hôm qua, tôi đã đi trong yên bình, cùng với hàng trăm nghìn người khác, từMaidan sang quảng trường châu Âu, từ đó đi lên đến tòa nhà của Nội các Bộ trưởng và Quốc hội, con phốGrushevsky bị phong tỏa bởi các chướng ngại vật của những người biểu tình và tuyến phòng thủ của độiđặc nhiệm cảnh sát và Bộ Nội vụ. Mới vài ngày trước, 'tuyến phòng vệ' của chính phủ được gia cố bằngxe buýt và xe tải đặt dọc theo con đường. Những người biểu tình đã đốt các xe này, tối hôm qua, chúng đãkhông còn. Thế nhưng, mỗi cổng vào của các tòa nhà gần đó đã bị phong tỏa bằng ô tô quân sự" (300).20THỎA THUẬN VÀ LÒNG TINĐẢO CHÍNH Ở KIEV VÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA PUTIN Ở CRIMEANhững khung hình thoáng qua trên màn ảnh nhỏ ngày 19-2-2014 trong các căn hộ Nga và Đức, rấtgiống nhau: những rào chắn cháy, cảnh sát đánh người trên Maidan và những đường phố lân cận, nhữngngười biểu tình đã có kinh nghiệm chiến đấu, đội mũ bảo hiểm thép, giấu mặt dưới các mặt nạ, ném bomxăng vào lực lượng bảo vệ trật tự đang tiến lên. Bao cảnh tượng khó tin với xe thiết vận cảnh sát và vòirồng, lựu đạn cay phát nổ. Những người trọng thương trong đồng phục và thường phục. Bắn nhau dữ dội,cuộc chiến tiếp diễn sang ngày hôm sau.Ngược lại, bình luận về những sự kiện này, vốn được các phóng viên đưa tin ngay trên các con đườngcủa thành phố và truyền thẳng về các đài truyền hình, ở phương Tây và phương Đông, khác nhau đáng kể.Các nhà báo Nga diễn giải cuộc đối đầu như một mưu toan của những kẻ cực đoan cánh hữu lật đổ chínhquyền và Tổng thống dân cử Yanukovich bằng bạo lực. Còn theo phiên bản Đức, đây là cuộc nổi dậy củanhững người Ukraine ủng hộ dân chủ, muốn tiêu diệt chế độ độc tài. Nếu cần, kể cả với việc sử dụng vũlực. Cuối cùng thì, mỗi cuộc cách mạng, như ta đã biết, đều phát triển theo những quy luật riêng của nó.Nguyên nhân trực tiếp của cuộc đối đầu là nỗ lực của các thế lực chống chính phủ tụ tập một ngàytrước đó trước tòa nhà nghị viện, theo chương trình truyền hình Đức Tagesschau. Cuộc biểu tình biếnthành xung đột đường phố đẫm máu. Kết quả của nó vào những giờ sáng sớm: 11 người biểu tình bị giết và7 cảnh sát bị thương. Căng thẳng càng leo thang sau lệnh của chính quyền giải tỏa Maidan. Số người bịgiết nhân lên.Francois Hollane và Angela Merkel, gặp nhau vào sáng hôm đó ở điện Élysée tại Paris trong khuônkhổ các cuộc tư vấn Đức - Pháp, muốn làm trung gian nên gọi điện cho Vladimir Putin. Lãnh đạo hai nướcnày muốn thấy các Ngoại trưởng Đức, Pháp cùng với các đồng nghiệp Ba Lan và Nga bay tới Kiev để tiếnhành thương lượng trực tiếp với phe đối lập và Yanukovich.Putin dao động. Xuất phát từ thông tin những giờ cuối cùng, ông hầu như không thấy cơ hội thành côngnào ở sứ mệnh trung gian này. Trong một cuộc trò chuyện với chúng tôi, tôi hỏi ông về diễn tiến sư kiệnnhững ngày này, Putin khẳng định khi đó, Merkel và Hollande quả thực có gọi ông với yêu cầu cử Ngoạitrưởng Lavrov; thế nhưng, tâm trạng ông đủ hoài nghi và không muốn Ngoại trưởng Nga ký vào một vănbản không thể thực hiện. Putin giải thích như thế về phản ứng thận trọng của mình. Ông thấy trong mưu toanđảo chính ở Kiev không phải sự phẫn nộ tự phát mà là một hành động đã được lên kế hoạch. Cuối cùng,ông đồng ý sự tham gia của Nga. Thay cho Ngoại trưởng, ông cử một đại diện đặc biệt được ông tin cậy -để không bỏ qua bất kỳ khả năng nào.Vladimir Petrovich Lukin, sinh năm 1937, đầu những năm 1990 là Đại sứ Nga ở Washington, sau đólà đại biểu của Đảng tự do đối lập "Quả táo" trong Duma Nga. Năm 2004, Putin bổ nhiệm ông làm ủyviên Nhân quyền Liên bang Nga. Ngoài ra, Lukin có những mối quan hệ tốt ở Ukraine. Trong cuộc gặp củachúng tôi ở văn phòng Moskva, ông đã giải thích chi tiết các hoàn cảnh sứ mệnh chống khủng hoảng củamình.Chiều ngày 20-2 đó, Putin hỏi Lukin có thể đi Kiev không, Lukin đồng ý, chuẩn bị hành lý và đếnKremlin để nhận hướng dẫn chính xác. "Nhiệm vụ của tôi là, cùng với các ngoại trưởng và đại diện pheđối lập tìm ra một lối thoát có thế chấp nhận được để thoát khỏi tình hình bùng nổ này; từ 'chấp nhậnđược' được hiểu là một giải pháp hợp pháp mà tất cả các bên đều đồng ý. Dù sao chăng nữa, Yanukovichcũng là tổng thống theo kết quả của những cuộc bầu cử tự do", Lukin mô tả các điều kiện của sứ mệnh, nhưPutin đã giải thích với ông. "Ông còn cần gì nữa?", Putin hỏi thêm. Lukin yêu cầu nên bổ sung thêm vàothành phần sứ giả với tư cách những người tháp tùng một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao và mộtthành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia. Đồng thời, ông muốn trong thời gian đàm phán có thể tiếp cậnnhanh chóng nguồn thông tin về diễn tiến tình hình.Những ngày xáo động ở Kiev trùng với những ngày cuối của Thế vận hội ở Sochi. Vladimir Putin đãhình dung những ngày này khác hẳn. Nhưng thay vì cổ vũ đội tuyển quốc gia thi đấu khúc côn cầu hay ănmừng chiến thắng của các vận động viên biathlon Nga, ông đã ngồi suốt ở Moskva trong những cuộc họpbất tận với Hội đồng an ninh và điện đàm về cuộc khủng hoảng với Merkel, Hollande, Yanukovich vàObama. Sự thật thì việc thi đấu của các vận động viên khúc côn cầu Nga cũng không tốt lắm. Ứng viên huychương vàng mà lại thua ở vòng tứ kết ngay trên sân nhà trong trận với Phần Lan và bị loại khỏi cuộc đấu.Rất lâu sau nửa đêm, người của Putin ở Kiev bước vào gian đàm phán của cung tổng thống, đang đượcvây quanh chặt chẽ bởi các binh sĩ "Berkut", đơn vị đặc biệt của Bộ Nội vụ. Ngồi ở đầu bàn là Tổngthống Yanukovich và hai trợ lý, cạnh ông là Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier và Ngoại trưởngBa Lan Radoslaw Sikorski, cũng như các đại diện của phe đối lập Arseniy Yatsenyuk, Vitali Klitschko,nhà lãnh đạo của đảng cực đoan cánh hữu "Tự do" Oleh Tyahnybok. Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius vìchuyến thăm khẩn Trung Quốc nên phải lỡ hẹn lần nữa. Dự thảo của Thỏa thuận mà hai bên đã bàn với tưcách một thỏa hiệp giữa chính phủ và phe đối lập, dự kiến rằng ông Yanukovich sẽ ra đi khẩn cấp, mặc dùthời hạn toàn quyền tổng thống của ông theo luật chỉ kết thúc vào tháng 3-2015, và ít nhất phải đến tháng12 năm đó mới diễn ra các cuộc bầu cử mới vào chức vụ này. Những ngày tiếp theo phải thành lập chínhquyền chuyển tiếp và khôi phục lại Hiến pháp cũ, trao cho Quốc hội nhiều quyền quan trọng hơn (301).Nhưng có một điểm ngăn cản việc kết thúc thương lượng: sự nhượng bộ của phe đối lập. Đến lượtmình, những người biểu tình phải tháo dỡ các chướng ngại vật trên Maidan và rời quảng trường. ArseniyYatsenyuk từ chối đưa vào thỏa thuận từ "Maidan". Ông không muốn Maidan - một biểu tượng mạnh mẽcủa cuộc đấu tranh trong suốt nhiều tuần lễ - được nhắc đến trong văn bản cùng với từ "tháo dỡ". Trongkhi đó, như Lukin nhớ lại, Yatsenyuk trong đêm đó đã hành động như được hướng dẫn bởi một quy tắc Xôviết cũ: "Cái gì của tôi, thì thuộc về tôi, hãy thương lượng cái gì thuộc về anh". Cuối cùng, các thành viêncuộc đàm phán đồng ý với một từ ít gây xúc cảm hơn. Lukin mô tả như thế về giải pháp ngữ nghĩa đượctìm thấy: ông đề nghị thay từ "Maidan" bằng phương án trung dung "quảng trường", cũng cùng ý nghĩa.Gần 5 giờ sáng, những người thương lượng tạm chia tay để nhận được sự chấp thuận của các lựclượng chính trị phe mình. Đến trưa, họ sẽ gặp nhau tiếp để ký văn bản. Lukin yêu cầu Moskva ra chỉ thị.Vào lúc đó, ông đề nghị ký kết thỏa thuận. Theo ý Lukin, thỏa thuận được đề nghị là lối thoát duy nhất, bởikhông tồn tại một khả năng nào có thể giải quyết vấn đẻ bằng con đường hòa bình.Hội đồng Maidan, được các thủ lĩnh đối lập trong khách sạn Kiev giới thiệu kết quả thương lượng, lúcđầu đã bác bỏ thỏa thuận. Chỉ sau cuộc tranh luận dữ dội cuộc họp mới biểu quyết "đồng ý". Trong nghịviện, các đại biểu bận rộn với việc chuyển thỏa thuận thành nghị quyết. Cùng lúc đó, Vladimir Putin lạigọi cho Yanukovich lần nữa: Merkel và Hollande đề nghị ông ngăn các đồng nghiệp Ukraine sử dụng quânđội chống lại người biểu tình trong tình hình bùng nổ này. Ngày hôm đó, theo Putin, ông đã nhiều lần nóichuyện với Yanukovich, trong đó có cả về việc này. Câu trả lời của Yanukovich thế này: mặc dù phe đốilập có vũ trang một phần, nhưng dẫu sao ông cũng sẽ không cho quân đội động binh. Và khi Yanukovichđồng ý với kết quả thương lượng sẽ bầu cử sớm, Putin nhớ lại, rõ ràng, trên thực tế ông ta đã giao nộpquyền lực. Dù ông ta dường như vẫn tin ràng mình có thể trụ lại chính quyền, thế nhưng mọi việc đã thua.Vấn đề bây giờ chỉ là bảo đảm chuyển giao quyền lực trong trật tự, tránh sự hỗn loạn.Thông tin vào chiều ngày thứ Sáu 21 -2 đổ về Moskva không hứa hẹn gì tốt lành. Tình hình ngày càngvượt khỏi tầm kiểm soát. Sáng sớm lại có thêm hàng chục người chết. Số người bị thương được tính đếnhàng trăm. Twitter và những mạng xã hội khác truyền đi những tấm ảnh ghê rợn từ hiện trường. Những kẻbắn tỉa nã đạn vào đám đông. Họ bắn không chỉ để kiềm chế đối phương. Họ cố tình bắn để giết người.Nạn nhân không chỉ là người biểu tình, mà cả cảnh sát. Tình hình tiếp tục căng thẳng. Trong cuộc tấn côngvào các doanh trại ở phía Tây đất nước, những người đối lập đã chiếm được hàng trăm khẩu súng tiểuliên. Bộ trưởng Nội vụ tuyên bố với đại sứ các nước phương Tây rằng những khẩu súng này có thể đượcchuyển vào thủ đô, và thông tin này, sau đó đã được chỉ huy Maidan Andriy Parubiy khẳng định.Ở điện Kremlin, các lãnh đạo tình báo và chuyên gia quân sự trong Hội đồng an ninh phân tích nhữngthông tin tình báo và báo cáo lại Tổng thống. Giờ đây, Putin không nghi ngờ gì rằng tình hình ở Kiev sẽ kếtthúc bằng một cuộc đảo chính. Nỗi lo của ông rằng thoả thuận không là gì khác hơn một tờ giấy, đã tìmđược sự khẳng định hiển nhiên. Putin không muốn lãnh trách nhiệm cho việc mà ông, căn cứ vào diễn tiếncủa tình hình, không thể bảo đảm. Đại diện đặc biệt Vladimir Petrovich Lukin nhận được chỉ thị không kývào văn bản. Nhà đàm phán từ Moskva đã báo điều này cho Ngoại trưởng Đức. Theo lời Lukin,Steinmeier rất thất vọng. Lukin thông tin cho ông về những nguyên nhân của quyết định này, nhưngSteinmeier không tin.Các Bộ trưởng Ngoại giao phương Tây, Tổng thống Yanukovich và các đại diện phe đối lập đã kýthỏa thuận. "Chúng tôi đạt được thỏa thuận, dĩ nhiên, không đáp ứng đầy đủ mong muốn của các bên",Ngoại trưởng Đức tuyên bố tại Kiev. Trước ống kính truyền hình, ông trông mệt mỏi nhưng trên gương mặtông đọc thấy niềm hy vọng. "Có thể, đây là cơ hội cuối cùng để tìm lối thoát cho tình hình bạo lực đanggia tăng", Steinmeier nói tiếp. Hiển nhiên, ông không được thông tin tốt lắm về những sự cố kịch tính trênMaidan. Việc thỏa thuận không là gì khác hơn một tờ giấy vô giá trị, ông chỉ hiểu vài giờ sau đó khi trở vềĐức. Sau khi ký, Yanukovich lại gọi Putin lần nữa. Ý định của Tổng thống Ukraine lúc bấy giờ là rút cácđội đặc nhiệm của Bộ Nội vụ sau khi đạt được thỏa thuận, Putin thấy nhiều rủi ro. Ông cảnh báo điều nàysẽ đẩy nhanh quá trình mất quyền lực của Chính phủ. Ông khuyên không nên làm điều đó, đề nghị tiếp tụcvới giải pháp hiện nay cho tới khi tình hình lắng dịu. Putin cũng cho rằng ý định của Yanukovich rời Kievđi Kharkov - thành phố phía đông Ukraine - là không đúng. Tổng thống Ukraine lắng nghe các lập luậnnhưng quyết làm theo ý mình. Tổng kết những cuộc trò chuyện, Putin nhớ lại, Yanukovich thừa nhận mốiquan tâm của ông là hợp lý, thế nhưng, ông ta lại hành động ngược lại: ông ta ra lệnh cảnh sát rút lui rồibay đi Kharkov; đó là quyết định của ông ta và là kết thúc của câu chuyện này, một kết thúc chẳng mấy tốtlành.Tâm trạng trên Maidan vào buổi tối thứ Sáu đó hoàn toàn không hào hứng, mặc dù tin tức về thỏa hiệpđạt được lan truyền ngày càng rộng. Trước khán đài, trong những quan tài mở là thi thể những người biểutình bị giết trong 48 giờ qua. Đa số họ bị súng bắn chết. Khi Vitali Klitschko và Arseniy Yatsenyuk từkhán đài bắt đầu thông tin về kết quả thương lượng, họ đã bị đón chào bằng tiếng huýt sáo lớn và tiếng laó. Đó là phản ứng cho việc họ ngồi cùng bàn với Yanukovich. Volodymyr Parasiuk, một chiến binh dântộc chủ nghĩa từ Lvov mà trong quá khứ từng được gọi là Lemberg, chạy lên sân khấu và giật lấy micro.Parasiuk là chỉ huy của một trong những đơn vị trăm chiến binh mà hội đồng Maidan đã thành lập trongnhững tuần qua từ các cựu binh sĩ để chống đối hiệu quả với các lực lượng chính phủ. Về quá khứ của anhta, Spiegel viết: "Anh ta trải qua kỳ huấn luyện quân sự trong không dưới bốn trại quân để học bắn và cácthủ thuật giao chiến giáp lá cà" (302). "Đại diện cho một trăm người của mình, tôi muốn nói", anh ta nóito, "nếu đến 10 giờ sáng mai, các người không tuyên bố việc từ chức của Yanukovich, với vũ khí trong taymình, chúng tôi sẽ tấn công. Chúng tôi thề với các người điều đó" (303). Tối hậu thư của Parasiuk - đó làkết thúc của nỗ lực ngăn chặn tiếp tục đổ máu bằng đàm phán.Đêm đó, Vladimir Putin tiếp tục điện đàm liên quan đến khủng hoảng, ông trò chuyện với BarackObama trong vòng một giờ. Putin kêu gọi Obama sử dụng ảnh hưởng của mình với phe đối lập Kiev để họtuân thủ thỏa thuận đạt được. Obama cũng thấy trong đó cơ hội, Nhà Trắng tuyên bố như thế sau cuộc điệnđàm (304). Tổng thống Nga nhớ lại, Obama đã cam đoan với ông, chia sẻ ý kiến của ông và phát biểu vềviệc thực hiện thỏa thuận để không làm tình hình tiếp tục căng thẳng, nhưng những gì nhận được sau đó -mọi người đều biết. Giữa cam kết của Obama với các sự kiện cụ thể trong những giờ tiếp theo không có gìchung.Cuộc bỏ chạy của Yanukovich đã đặt dấu chấm hết cho đảo chính. Quyền lực của chế độ tan rã trongvài giờ. Vào ngày hôm sau, 22-2, các đội tự vệ của chỉ huy Maidan Andriy Parubiy đã chiếm trung tâmchiến lược quan trọng Kiev, các tòa nhà nghị viện và chính phủ, yêu cầu Tổng thống từ chức. Vài giờ sau,328 trong số 450 đại biểu biểu quyết loại Yanukovich ra khỏi chức vụ. Quân đội Ukraine tuyên bố sẽkhông can thiệp vào xung đột chính trị. Ngày trước đó, Yulia Tymoshenko đã được tự do (do đó, đã hoànthành các điều kiện của phương Tây cho việc ký thỏa thuận hội nhập); bà ta tuyên bố sẽ ứng cử trong cuộcbầu cử tổng thống tiếp theo (305). Ở phía đông Ukraine, trước đây từng là thành trì của Tổng thống bị lậtđổ, bắt đầu thành lập mặt trận kháng chiến chống chính phủ mới ở Kiev. Ukraine đứng bên bờ vực nộichiến.Đại diện đặc biệt Lukin, rời khỏi dinh Tổng thống Kiev, trở thành nhân chứng của việc các binh sĩ"Berkut", đơn vị đặc biệt của Bộ Nội vụ, rời khỏi nơi từng đối đầu trước đây như thế nào. Tình hình ngàycàng trở nên ngoài tầm kiểm soát. Đội bảo vệ Lukin yêu cầu ông phải nhanh chóng ra sân bay.Chiều hôm sau, Lukin tới Quảng trường Đỏ để tham gia một sự kiện quan trọng vào cuối tuần. Ngày23-2, ngày hội của người bảo vệ Tổ quốc. Như mọi khi vào ngày ấy, Vladimir Putin đặt vòng hoa lên mộChiến sĩ vô danh ở vườn Aleksandrov. Sau buổi lễ, ông mời sứ giả của mình vào điện Kremlin, đếnphòng làm việc ở tầng ba. Lukin phải kể về những ấn tượng ở Kiev.Trong gian phòng, Putin không chỉ một mình, cùng với ông là một nửa Hội đồng An ninh Quốc gia, cáclãnh đạo tình báo, Bộ trưởng Quốc phòng. Tất cả đều mang gương mặt mệt mỏi sau một đêm mất ngủ,nhưng mọi người dự họp đều muốn nghe nhiều hơn - về những vấn đề tranh cãi, về không khí cuộc thươnglượng, về việc đại diện đặc biệt đánh giá tình hình thế nào. Từ những quan sát riêng của mình, Lukin tổngkết như sau: khó có thể nói chính xác khi nào hình thành tình huống cách mạng; trong bất cứ trường hợpnào, Yanukovich cũng không thể ngăn phong trào lại mà cũng không thể thương lượng, và trong những ngàycuối cùng này, ông ta luôn trong trạng thái giữa phấn khích và sợ hãi.Vào ngày hôm đó, đội cảnh vệ riêng của Tổng thống Ukraine gọi cho điện Kremlin thông báo, đoàn xecủa Yanukovich đang di chuyển từ nơi này sang nơi khác ở đông Ukraine và có lần đã bị bắn. Một đơn vịđặc biệt Nga được đưa tới Ukraine để hộ tống ông ta về Nga.Đối với Vladimir Putin, cuối cùng thì, với sự lật đổ Tổng thống Ukraine, lằn ranh đỏ đã bị vượt qua.Nhiều năm liên tục, ông đã cảnh báo đừng coi thường lợi ích của Nga. Từ đầu nhiệm kỳ tổng thống năm2000, ông đã luôn nhắc tới lời hứa mà các nước phương Tây đưa ra sau khi Liên Xô tan rã: sẽ không cóviệc tiếp tục mở rộng NATO về phía đông. Ông đã nói về điều đó vào năm 2001 tại Quốc hội Đức, rồinăm 2007 tại Hội nghị an ninh ở Munich và năm 2008 tại Hội nghị thượng đỉnh ở Bucharest. Đấy từng làmột trong những điều kiện mà Liên Xô cũ đồng ý cho sự thống nhất nước Đức.Với Barack Obama, cũng như trước ông ta với George Bush, Putin không phải năm đầu lâm vào xungđột vì Hoa Kỳ không chịu từ bỏ việc đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, mà mục tiêu dường như làchống lại Iran. Thế nhưng theo Putin, trước tiên nó là mối đe dọa cho Liên bang Nga, bởi các tên lửa vớiđầu đạn hạt nhân, bố trí ở Rumania và Ba Lan, có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga trong vòngvài phút. Mặc cho mọi sự phản đối này, từ lâu, liên minh quân sự đã tiến ra các biên giới với Nga.Trong một cuộc trò chuyện với chúng tôi, Putin đã dẫn ra những sự tương đồng lịch sử: ông hỏi tôi cónhớ cuộc khủng hoảng Cuba và phát biểu của Tổng thống Kennedy với các đe dọa khởi sự chiến tranhchống lại Liên Xô; vì sao trong "Chiến tranh lạnh", Liên Xô muốn bố trí các tên lửa của mình ở cạnh HoaKỳ. Trong bài phát biểu đầy kịch tính trên truyền hình ngày 22-10-1962, Tổng thống Hoa Kỳ đã cảnh báolãnh đạo Kremlin Nikita Khrushchev đừng đặt tên lửa của mình ở đồng minh Castro khi đó. "Cả Hoa Kỳlẫn cộng đồng thế giới không thể chịu đựng được việc cố tình dẫn dắt sai lạc và những đe dọa hung hăngtừ phía đất nước nào đó - dù lớn hay nhỏ. Vũ khí hạt nhân sở hữu sức hủy diệt như thế, và tên lửa đạn đạobay nhanh đến độ mỗi khả năng gia tăng việc sử dụng chúng hay bất cứ sự thay đổi đột ngột nào của nhữngvị trí chúng triển khai thường xuyên, hoàn toàn có thể được đánh giá như một mối đe dọa hiển nhiên chohòa bình" (306). Các lực lượng vũ trang ở phương Đông và phương Tây được đặt trong tình trạng báođộng cao, và thế giới chỉ nằm cách Thế chiến thứ ba một bước.Việc tình hình hiện nay thay đổi ngược lại và giờ đây, nước Nga nằm dưới tầm ngắm các tên lửa Mỹ,theo ý kiến Putin, không hề thay đổi giá trị luận chứng của Kennedy.Dựa trên kinh nghiệm về chính sách đối ngoại của mình, Putin đưa ra kết luận rằng Hoa Kỳ đã cố mộtcách hệ thống, tước mất phạm vi ảnh hưởng lịch sử của Nga. Trong cuộc thập tự chinh toàn thế giới củaWashington vì dân chủ và hòa bình, ông thấy không chỉ sứ mệnh đạo đức, mà Hoa Kỳ còn sử dụng mộtphương tiện đấu tranh được thử thách để bảo đảm và không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng địa chínhtrị của mình. Putin có đủ thí dụ để khẳng định quan điểm của mình. Ông nhớ cách mà nhà cầm quyền HoaKỳ và các tổ chức phi chính phủ phương Tây ở các nước cựu Xô viết đã cố hâm nóng sự bất bình hợp lýcủa người dân bằng các khẩu hiệu "Cách mạng Hoa hồng" hay "Cách mạng Cam", để đạt được sự thay đổichế độ chính trị. Ông không quên, George Bush - con, sau cuộc đảo chính Gruzia đã ủng hộ chính sáchchống Nga hung hăng của tân Tổng thống Saakashvili, người đã dẫn đến chiến tranh với Gruzia vào tháng8-2008. Ông cũng thấy, trong tất cả những sự kiện, châu Âu đang ngày càng có khuynh hướng làm theođúng đường lối đó. Việc EU đồng thời cũng mở rộng về phương đông, không hề tính tới lợi ích nước Ngatrong đó, ông vừa mới thấy ở Ukraine. Giờ đây, lằn ranh đỏ mà Putin nhiều lần chỉ ra, cuối cùng đã bịvượt qua.Sau các sự cố trên Maidan, Vladimir Putin đầy quyết tâm bảo vệ lợi ích Nga, dựa vào chính sức lựccủa mình, và ông bắt đầu hành động. Ở đây, nói về những đồng bào Nga ở Crimea và đông Ukraine, đồngthời cũng về hạm đội Biển Đen, từ thuở xa xưa đã đóng ở ngoài khơi bờ biển của bán đảo. Cuối cùng, ởđây nói về việc công khai tuyên bố lợi ích của mình.Sau khi đặt vòng hoa và nghe báo cáo của Lukin ở điện Kremlin, buổi chiều ngày 23-2-2014, Putinbay đi Sochi tham dự Lễ bế mạc Thế vận hội. Các trận đấu dẫu sao cũng trở thành khúc khải hoàn mà ôngmơ ước. Không có những "lỗ hổng" nghiêm trọng, và tuyết thì đủ dày, thêm vào đó nước chủ nhà dù saocũng chiếm được nhiều huy chương nhất. Mặc cho trận thua đau buồn của đội khúc côn cầu, nước Ngatrong bảng xếp hạng đã đứng đầu, bỏ lại phía sau Na Uy, Canada và Hoa Kỳ."Tại sao lại khó công nhận rằng Thế vận hội đã diễn ra thành công?", New York Times bình luận tổngkết, gián tiếp ám chỉ việc nhiều nhà phê bình Sochi trong những tháng qua đã hành động không chỉ vì quantâm tới thể thao mà còn vì những cân nhắc chính trị. "Có thể là vì, thành công của Thế vận hội đồng thờicũng là biểu tượng sức mạnh và ảnh hưởng của Putin". "Nhưng nếu Thế vận hội được tiến hành ở một nơikhác, liệu có nhiều người trên thế giới nghe thấy tiếng thét phẫn nộ do luật chống người đồng tính ở Ngacùng với những đạo luật hà khắc khác? Putin có được Thế vận hội, đất nước ông ta phát triển. Cùng vớiđó, một mặt kém hấp dẫn của nước Nga được bày ra cho công chúng, điều dường như được xem là tổngkết quan trọng nhất của Thế vận hội này" (307).Buổi chiều hôm đó, Tổng thống Nga đứng ở khu vực dành cho khách mời danh dự. Mỉm cười, vẫy tay,chúc mừng - trong hành động của ông không có chút ẩn ý gì cho quyết định mà ông đưa ra vài giờ trướcđó. Ông sẽ trả Crimea lại cho nước Nga. Chiến dịch đã bắt đầu (308).Cuối tháng 2-2014, trên nóc tòa nhà nghị viện vùng Crimea phất phới cờ Nga. Đa số các đại biểu đãủng hộ việc sáp nhập bán đảo này vào Nga. Ở Crimea, trong thành phần các đơn vị của Hạm đội Biển Đencó gần 20.000 binh sĩ. Thỏa thuận về việc triển khai có hiệu lực đến năm 2042. Các đơn vị quân đội Ngakhông mang phiên hiệu quốc gia đã chiếm sân bay Simferopol và bao vây các doanh trại quân độiUkraine. Các binh sĩ Ukraine có quyền lựa chọn - chuyển sang phía Nga hay trở về phía Kiev. Một số ởlại, số khác quyết định từ bỏ vị trí phục vụ của mình ở Biển Đen (309).Trong cuộc trưng cầu dân ý do Moskva tổ chức những ngày sau đó, đa số người dân của bán đảo đãphát biểu ủng hộ việc sáp nhập vào Nga. 93% trong số hai triệu công dân có quyền bỏ phiếu (310). Số cửtri đi bầu lên hơn 80% (311). Sự kiện đa số người dân Crimea bỏ phiếu cho nước Nga và chống lại chínhquyền Kiev, đã được những dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington - một địnhchế thăm dò dư luận xã hội uy tín - khẳng định.Putin bình tĩnh lắng nghe cáo buộc đầy phẫn nộ của Merkel, rằng bằng quyết định thực hiện "cuộc canthiệp không thể chấp nhận của Nga vào Crimea", ông đã "vi phạm pháp luật quốc tế" (312), cũng như chỉtrích của bà Thủ tướng về việc Putin không thông báo trước những kế hoạch của mình liên quan tớiCrimea. Bằng giọng bình thản, ông tuyên bố với Merkel rằng những biện pháp mà nước Nga thông qua,sau cuộc đảo chính ở Kiev, là hoàn toàn thích đáng. Theo lời các cộng sự của Thủ tướng, bà hoàn toàn bốirối.Tuyên bố của Obama, rằng nước Nga phải trả giá đắt cho việc này, cũng không để lại ấn tượng nàocho Putin (313). Ngày 18-3-2014, trong một buổi lễ trang trọng ở điện Kremlin, Putin đã ký Hiệp ước sápnhập Crimea vào thành phần Liên bang Nga. Những đe dọa của Washington loại trừ Nga ra khỏi nhóm cácnước công nghiệp "G8" cũng bị bật khỏi ông như những đe dọa cấm vận của Merkel. Ông đã tiên đoánđược phản ứng tiêu cực này. Đáp lại việc các tàu chiến Mỹ được Obama cử tới Biển Đen, Putin ra lệnhtriển khai dọc bờ biển Crimea những hệ thống tên lửa mới nhất "Bastion", theo cách sao cho chúng dễđược nhận ra trên các hình ảnh của vệ tinh do thám Hoa Kỳ (314)."...Chúng ta đã hết lần này sang lần khác bị lừa, người ta đưa ra quyết định sau lưng chúng ta, đặtchúng ta trước sự kiện đã rồi", Vladimir Putin bảo vệ hành động lấy lại Crimea dưới những tràng pháo tayvang dội từ giới tinh hoa chính trị đất nước (315). Việc sáp nhập diễn ra không đổ máu. Ở Crimea, ngườita không phải bắn một phát súng nào. Sự ủng hộ Putin ở Nga vọt lên mức kỷ lục (316).Vài tháng sau, ông vẫn tin rằng, phương Tây đã chủ tâm ủng hộ và thực tế đã tiến hành thay đổi chế độở Kiev, thay cho việc dựa vào thỏa thuận đạt được giữa phe đối lập với Yanukovich, một thỏa thuận đượcký trong số đó bởi các Ngoại trưởng Đức và Ba Lan, đồng thời với đại diện Bộ Ngoại giao Pháp. Ngay từđầu, ông đã hoài nghi và không tin thỏa thuận có thể được thực hiện. Putin nói, nguyên nhân khiến tình hìnhphát triển như thế đã được Merkel, Hollande và Obama một thời gian sau đó, nói như nhau: tình hình đãvượt khỏi tầm kiểm soát, không có lựa chọn nào khác. Vladimir Putin cho rằng, đó chỉ là cái cớ thoáithác; với ông, người châu Âu, nếu không phải là đồng lõa thì trong trường hợp tốt nhất, đã che chắn giả tạocho một cuộc đảo chính được Hoa Kỳ dàn dựng. Thậm chí, nếu giả định của ông là sai, thì, như ông chobiết, Merkel và Hollande dẫu sao cũng vẫn còn khả năng can thiệp chính trị: họ có thể tuyên bố không ủnghộ đảo chính.Trong cuộc gặp với chúng tôi mùa xuân năm 2014, tiếp tục đề tài này, Putin nói họ không làm điều đó,bởi vì người Mỹ cũng đưa ra cho ông chính những lập luận đó, và ông vẫn còn một câu hỏi cho họ: vì saolúc đó, họ không đưa ra một tuyên bố chung? Như Putin nhận định, việc này chẳng hề phức tạp, nếu nhưcác đại sứ châu Âu cùng với đồng nghiệp Hoa Kỳ triệu tập ở Kiev các đại diện của phe đối lập và nóirằng họ sẽ không ủng hộ thay đổi chính quyền, cần phải trả lại tổng thống và tổ chức bầu cử, như đã thỏathuận, trên cơ sở luật pháp. Khi đó, đã không xảy ra những xung đột hiện tại, và ở Ukraine đã không cóhàng nghìn nạn nhân như thế.Đến nay, cuộc thảo luận gay cấn về cuộc đảo chính dân chủ hay một cuộc chính biến thường tình, vềchính xác cái gì và khi nào đã xảy ra hay ai có lỗi, vẫn chưa kết thúc ở châu Âu. Đến nay, vẫn chưa biết rõnhững tay bắn tỉa trên Maidan bắn vào những người biểu tình và cảnh sát, là ai. Không có gì phải nghi ngờrằng chính vụ tàn sát này đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi chính quyền bằng con đường bạo lực.Đồng thời cũng rõ ràng, có một đơn vị đặc nhiệm dưới tên gọi "Omega" với thành phần là những tay bắntỉa đã yểm trợ Berkut. Trong trả lời phỏng vấn Spiegel, cựu Bộ trưởng Nội vụ Ukraine VitaliyZakharchenko đã thừa nhận điều này (317). Và liệu có hay không lực lượng thứ ba nào đó can thiệp vàocác sự kiện?Được ghi âm trực tiếp ngay sau đảo chính, cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet vàcựu Đại diện cấp cao EU về đối ngoại Catherine Ashton càng thúc đẩy tranh cãi. Paet kể cho Ashton nghevề chuyến thăm Maidan của mình. Một nữ bác sĩ đã cho ông xem một số bức ảnh và cho biết, những ngườibiểu tình đã bị giết bởi cùng một loại đạn; vị bác sĩ cũng nói: tất cả đầu mối đều chứng minh rằng nhữngngười ở các phe đối địch đều bị bắn bởi đúng một tay bắn tỉa. Một điều cũng gây khó hiểu là lời từ chốicủa ban lãnh đạo Maidan về việc điều tra tất cả bối cảnh của những phát súng chết người, cũng nghe đượctừ đoạn nói chuyện bị ghi lén này, sau đó được tung lên Internet và trở thành tin chấn động. Tóm tắt kếtquả các cuộc trò chuyện với những người hoạt động trên Maidan, Ngoại trưởng Estonia nói điều này làmtăng thêm nghi ngờ, rằng "sau lưng tay bắn tỉa không phải là Yanukovich, mà là ai đó từ liên minhMaidan" (318). Paet khẳng định, đoạn điện đàm đấy là có thật, tuyên bố không bổ sung gì thêm vào nhữngđiều đã nói.Những nghi ngờ, theo phương án của ban lãnh đạo mới, cho rằng tất cả những người bị giết đều là nạnnhân của các hành động tội phạm của chính quyền bị lật đổ, cũng chưa được xua tan. Nhưng việc nhữngchiến binh trên Maidan được vũ trang cũng đã được chứng minh qua video. Thủ lĩnh "Phái hữu" DmitriYarosh đã cùng với các chiến binh của mình hợp tác chặt chẽ với chỉ huy Maidan Andriy Parubiy, "bắtđầu từ tháng 1, đã kêu gọi các cộng sự bắn vào cảnh sát và, bằng cách đó, tạo điều kiện ở một mức độ lớncho việc leo thang căng thẳng", Spiegel viết (319). Đến lượt mình, Hội đồng châu Âu, cơ quan thành lậpủy ban điều tra những phát súng chí mạng ở Maidan, đã chỉ trích gay gắt cuộc điều tra của cơ quan tư phápUkraine và tuyên bố nó như một "sự cản trở" và "thiếu khách quan" (320).21CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNHHÀNG NGÀN NGƯỜI CHẾT ĐÃ BUỘC KHỞI ĐẦU CUỘC ĐÀM PHÁNMINSKTôi nhận lời mời dạo chơi bên bờ sông Amur* trong cơn mưa nhẹ và nhiệt độ hòa nhã của mùa hèđang qua đi. Tháng 9-2014, ngoại ở Blagoveshensk - Thành phố Nga này nằm trên con sông giáp giớiTrung Quốc, cách Moskva 8 giờ bay. Các cảnh vệ trên phần đất của dinh thự chính phủ này tế nhị dõi theochúng tôi cách đó một khoảng. Vladimir Putin cần dịch chuyển, do cả tuần lễ đã bận rộn bởi chuyến đi làmviệc theo kế hoạch dọc đất nước, cùng với chuyến thăm ngắn Ulan Bator - thủ đô Mông Cổ.Sau vài giờ nữa, chuyên cơ tổng thống cất cánh, nhằm hướng Siberia. Dự kiến, nói chung, một sự kiệnthường lệ bất ngờ mang sức nặng của một biểu tượng chính trị. Không xa Yakutsk*, Putin sẽ khai trươngđoạn đầu tiên của đường ống khí đốt mới "Sức mạnh Siberia" dẫn tới Trung Quốc. Ý nghĩa việc hợp táckinh tế với Trung Quốc đã gia tăng ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraine. Nga và Trung Quốc đã ký mộtthỏa thuận trong những thập niên tới về việc cung ứng khí đốt trị giá 400 tỉ đô la, và nhìn chung, Nga tăngcường quan hệ với Trung Quốc.Cuối cùng, đội quân Kremlin đã đổ bộ lên bờ sông Amur. Tổng thống có ý định kiểm tra tại chỗ xemliệu chính quyền đã xoay xở ổn chưa với những thiệt hại mà các con lốc xoáy và lũ lụt một năm trướcmang tới, hay ông sẽ lại tiếp tục được trình những ngôi làng Potemkin*. Một sự kết hợp nào đó giữa tráchnhiệm cá nhân và truyền thông chính trị đã buộc ông phải thường xuyên bay khắp đế chế rộng lớn, khắcphục những khoảng cách hàng ngàn cây số, để bảo đảm với người dân rằng, Tổng thống, bất kể điệnKremlin có xa đến đâu, cũng rất quan tâm.Sau bức màn của đời thường công việc, vào những ngày này đang diễn ra đàm phán về khả năng ngừngbắn giữa Kiev và đông Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu và Tổng tham mưu trưởng ValeryGerasimov giữ cho Tổng thống luôn nắm được tình hình giao tranh trong khu vực. Sau cuộc đảo chínhtháng 2 ở Kiev, ở phía đông đất nước, Donetsk và Lugansk đã tuyên bố sự độc lập của mình, vì thế quânđội Ukraine cố lấy lại các nước Cộng hòa tự xưng này bằng vũ lực với sự hỗ trợ của "chiến dịch chốngkhủng bố" (321). Đặt cược vào chiến thắng thần tốc, quân đội Ukraine đã đánh giá thấp đối phương cũngnhư sự sẵn sàng hỗ trợ của Nga dành cho những người ly khai. Mới đây, những người nổi dậy đã vây bắtmột đơn vị quân đội Ukraine ở Ilovaisk của vùng Donetsk. Tình hình những người bị vây hãm là vô vọng,vì vậy Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko một lần nữa đã gọi cho Putin. Poroshenko đề nghị đàm phán,muốn thương lượng các điều kiện để rút binh lính mình về. "Trước đó, tôi đã cố can ngăn PetroPoroshenko đừng khôi phục các hoạt động chiến sự ở đông Ukraine sau khi ông ta lên nắm quyền", Putinkể sau những mét đi bộ đầu tiên dưới cơn mưa phùn, "nhưng đã không thành công, còn ông ta, vâng, đãkhông thể làm khác".Nhà tài phiệt Ukraine Poroshenko mà Kênh Năm nổi tiếng của ông ta hàng tuần đã phát sóng trực tiếptừ hàng ngũ những người biểu tình trên Maidan, trở thành người chiến thắng tạm thời sau cuộc đảo chính ởKiev. Nhờ bạc tỉ của mình và nguồn lực truyền thông, ông đã thắng cuộc chiến tương tàn vào chức tổngthống, bị bỏ trống sau cuộc bỏ chạy của Viktor Yanukovich sang Nga. Tại cuộc bầu cử tháng 5-2014,Poroshenko đã thắng cách biệt bà Yulia Tymoshenko (322), người phụ nữ được EU và Angela Merkel đặtsố phận Ukraine lệ thuộc vào sự giải phóng của bà ta. Nhân vật biểu tượng đó của phương Tây chỉ kiếmđược có 12% phiếu. Arseniy Yatsenyuk - người được Mỹ ưa chuộng, trở thành Thủ tướng, còn VitaliKlitchko - "ứng viên" của Chính phủ Đức, được phép trở thành Thị trưởng Kiev.Không lâu trước chuyến đi vòng quanh nước Nga, Putin đã gặp Poroshenko và lần đầu tiên trò chuyệnmặt đối mặt với ông ta khá lâu. Trong hành lang Hội nghị thượng đỉnh Minsk của EU, Vladimir Putin đãcho đồng nghiệp mới của ông hiểu rõ, nước Nga sẽ tiếp tục ủng hộ những người ly khai ở đông Urkaine.Ông yêu cầu công nhận quyền tự trị của khu vực, nơi đa số người dân nói tiếng Nga. Yêu cầu củaPoroshenko đóng cửa biên giới và bằng cách đó, đóng luôn cả con đường viện trợ cho những người nổidậy, đã bị ông thẳng thừng bác bỏ. Trong cuộc đi bộ thư thả với chúng tôi, ông kể rằng một điều rất quantrọng là hướng sự chú ý của Poroshenko vào một việc không thể là đề tài thương lượng như trước đây ôngtừng tuyên bố với Merkel và Hollande, đó chính là: Nga không cho phép Kiev tiêu diệt những người nổidậy bằng con đường quân sự trước khi đi tới các cuộc thương lượng trực tiếp về yêu cầu nhiều độc lậphơn của họ. Poroshenko vặn lại: ông ta sẽ chỉ nói về các nhân nhượng chính trị sau khi giải giới hoàn toànphe ly khai; hơn thế nữa, ông ta tuyên bố sẽ vẫn tiếp tục những chiến dịch quân sự mà Putin can ngăn vìchỉ dẫn tới đổ máu vô ích. Câu trả lời của Poroshenko vắn tắt: ông ta không có sự lựa chọn nào khácngoài việc chiến đấu. Thứ duy nhất mà các bên đồng ý là họ không đồng ý với nhau về bất cứ điểm nào.Đó là chuyện vài ngày trước. Còn giờ đây, những thất bại trên chiến trường đã thúc đẩy việc sẵn sàngthương lượng.Petro Poroshenko chiến đấu trên nhiều mặt trận, cùng lúc phải chịu sức ép về mặt đối nội. Thủ tướngArseniy Yatsenyuk bác bỏ những cuộc thương lượng về ngừng bắn đêm trước cuộc gặp Minsk, nói khôngthể phản bội cách mạng. Aleksander Lurchinov, khi đó là Chủ tịch Hội đồng Tối cao - quốc hội Ukraine,kịch liệt loại trừ giải pháp ngoại giao: "Chỉ có quân đội Ukraine mới có khả năng kết thúc cuộc chiếnnày" (323). Những người cai trị mới bị buộc phải nhận thức toàn bộ quy mô của vấn đề đặt ra choUkraine. Các trông đợi cải cách do cuộc cách mạng tháng 2 mang lại ít có gì chung với thực tiễn. Các khảnăng chính trị và quân sự của đất nước bị bó hẹp. Áp lực của những mong đợi mà Poroshenko phải đápứng để có thể sống sót về chính trị, vốn hết sức độc lập với vị thế của riêng ông, là quá lớn. Nếu không cógiải pháp quân sự nhanh, nếu quân đội bị bỏ trong tình trạng vô vọng, lui bước, thì chẳng bao lâu, câu hỏivề ý nghĩa cái chết của tất cả những nạn nhân sẽ được đặt ra. Nhưng ngay cả trong chiến tranh, tất cả cũngbị nhấn chìm bởi tiếng thét gào của cuộc vận động tranh cử. Phía trước là bầu cử nghị viện mới."Tôi nói với Poroshenko rằng ông ta sẽ không thể thắng trong cuộc xung đột này bằng con đường quânsự", Vladimir Putin tổng kết các cuộc điện đàm những ngày qua trong một cuộc đi dạo ngắn. Những giọtmưa rơi trên mặt ông. "Chỉ có một giải pháp - bằng thương lượng". Chẳng bao lâu, những cuộc điện đàmđã tập trung vào vấn đề quân đội Ukraine có thể thoát khỏi vòng vây Ilovaysk bằng những điều kiện nào.Sau đợt tiến quân ban đầu thành công của quân đội Ukraine, các cố vấn quân sự của Poroshenko đã đồng ývới đánh giá tình hình của NATO, theo đó, "xung đột đối với Kiev", như Spiegel dẫn lời nhận định này,"xem như đã thua". Tổng thống Ukraine cố đạt được việc để Putin tạo "một lối thoát danh dự" cho nhữngđon vị vũ trang hạng nặng bại trận này. Sau các tư vấn với lãnh đạo quân sự, Vladimir Putin trong cuộcđiện đàm tiếp theo đề nghị như sau: lối thoát danh dự - vâng, nhưng chỉ với vũ khí tự động, và được trùmlại, không được [mang về] vũ khí hạng nặng. "Poroshenko đồng ý", Putin mô tả thỏa thuận với Tổng thốngUkraine, "thế nhưng, binh lính không tuân thủ thỏa thuận này và đã vi phạm khi cố thoát khỏi vòng vâybằng vũ lực". Họ tổn thất nhiều. Điều đó hoàn toàn không cần thiết. Vladimir Putin không thể hiểu đượclogic trong quyết định của ban chỉ huy đối phương, trong tình hình không lối thoát lại để người của mìnhlàm bia thịt. "Có một logic quân sự", ông không che giấu quan điểm rằng sự leo thang xung đột là vô liêmsỉ và không chuyên nghiệp, "phương Tây sẽ không đi tới chỗ can thiệp quân sự vì vậy, và tất cả đều biếtđiều đó". Một phần quân đội Ukraine được hợp thành từ những binh đoàn tự nguyện. Họ tự xưng là"Donbass", "Dnepr", "Azov" và chính thức phục tùng Bộ Nội vụ, nhưng lại hoạt động độc lập như cácđơn vị của Đội Vệ binh Quốc gia, khét tiếng như những người theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu, sẵn sàngdùng hình chữ thập ngoặc* làm biểu tượng chiến đấu (324).Mưa ngày càng nặng hạt trong cuộc dạo chơi. Các cận vệ trao dù. Chúng tôi quay trở lại và Putin tiếptục câu chuyện của mình. Theo lời ông, Poroshenko đã gọi điện lần nữa, và sau đó, các thỏa thuận thực sựđược thực hiện. Những người bị bao vây đã tự phá hủy phần lớn các vũ khí hạng nặng trước khi rời đi."Vào những ngày cuối cùng, chúng tôi thường xuyên điện thoại để tìm giải pháp chấm dứt việc đổ máuvô nghĩa này, chúng tôi có nghĩa vụ tìm ra giải pháp hòa bình".Trả lời câu hỏi của tôi đặt ra vào tối ấy, rằng những thông tin mới nhất trên các phương tiện truyềnthông điện tử về việc, trong cuộc trò chuyện với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Barroso, ông dường như đã đedọa rằng quân đội Nga có thể trong vòng hai tuần tiến vào Kiev - là đúng hay không, Vladimir Putin phảnứng một cách cảm tính: "Thằng ngốc", ông buột miệng, trước khi lấy lại bình tĩnh và hoài nghi hỏi lại:"Ông ta thật sự nói thế sao?". Thông tin trên tờ báo Ý La Repubblica vài giờ trước đó đã lan nhanh nhưđám cháy rừng trên những phương tiện truyền thông đại chúng Đức (325). Người đang từ giã chức Chủtịch Ủy ban châu Âu, một kẻ công khai thù Putin, như tin đã đưa, đã thông báo cho các lãnh đạo chínhquyền tại Hội nghị thượng đỉnh EU cuối tháng 8 rằng, Tổng thống Nga trong một cuộc điện đàm đã dọaông ta: "Nếu tôi muốn, tôi có thể lấy Kiev chỉ trong hai tuần lễ".Với Putin, tuyên bố của Barroso rơi vào phạm trù tâm lý chiến. "Tôi nói Barroso điều đó nhằm khẳngđịnh rằng chúng tôi hiện không có và đã không có ý định vào Kiev", ông bác bỏ cáo buộc. "Mọi thứ thậtra là ngược lại". Sau một phút suy tư, ông cho thấy rằng những cáo buộc này không thể để như thế màkhông có đáp trả. "Nếu không thể làm cách khác, chúng ta phải công khai toàn bộ nội dung cuộc nóichuyện để giải tỏa sự hiểu lầm, nếu như đã có. Bởi toàn bộ cuộc điện đàm đã được ghi âm". Hai giờ saucuộc dạo chơi, cố vấn đối ngoại của Tổng thống Yuri Ushakov đã chuyển đến các hãng tin nội dung ngắngọn về những khẳng định của Barroso. "Nó (câu trích) đã được tách khỏi văn cảnh và có ý nghĩa hoàntoàn khác" (326). Về phần mình, đại diện thường trực Nga ở EU Vladimir Chizhov đã viết thư cho Chủtịch Ủy ban châu Âu tuyên bố, trong vòng 48 giờ nữa, Kremlin sẽ công khai nội dung điện đàm, nếuBarroso không chịu sửa các phát biểu của mình (327).Pia Ahrenkilde-Hansen, đại diện chính thức của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Barroso, 24 giờ sau đãtuyên bố ở Brussels cho báo Wall Street Journal rằng những lời trong cuộc điện đàm mật, thật đáng tiếc,đã bị "ngắt khỏi văn cảnh" và rằng Brussels đánh giá cao việc giải quyết vụ scandal bằng con đườngngoại giao (328).Hai tuần sau, Süddeutsche Zeitung lại một lần nữa đưa lên các trang báo mình dường như lời củaPutin, theo đó Tổng thống Nga khoác lác rằng ông ta chỉ cần không phải hai tuần, mà hai ngày để vàoKiev, đồng thời vào luôn cả Riga, Vilnius, Tallinn, Warsawa và Bucharest. Phóng viên Brussels củaSüddeutsche Zeitung dẫn nguồn của thông tin này là Poroshenko, người mà theo tờ báo, đã kể lại điều đócho Barroso (329). Petro Poroshenko vài ngày sau phải đi bỏ phiếu bầu quốc hội trước thời hạn, và đốithủ ông ta là Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đã lập một danh sách riêng, làm nóng thêm cuộc tranh luậntrước bầu cử bằng những lời kêu gọi chiến đấu kiên cường, về việc cải chính mà thư ký của Chủ tịch Ủyban châu Âu Barroso đưa ra trước đó, báo chí Đức không nói một lời nào. Chiến tranh chiến hào trên mặttrận báo chí vẫn tiếp diễn như thường lệ.Thất trận ở Ilovaysk buộc Poroshenko phải hành động. Ở Kiev, tâm trạng chỉ trích ngày càng tăng, thânnhân những người chết trận công khai phản đối giới quân sự và các chính khách vất bỏ mạng sống binhlính của mình và những người tình nguyện vào một chiến dịch vô vọng. Khi Bộ trưởng Quốc phòngUkraine Valeri Geletei, bị thất bại nặng nề, công khai tuyên bố rằng sân bay Lugansk dường như bị tấncông bằng đầu đạn hạt nhân từ Nga, Poroshenko đã sa thải ông ta (330). Geletei là Bộ trưởng Quốc phòngthứ ba chỉ trong vài tháng làm việc của chính phủ mới bị buộc phải rời ghế. Sau thất bại quân sự này,Poroshenko tuyên bố sẵn sàng cho việc ngưng bắn.Một ngày sau cuộc đi dạo dọc bờ sông Amur, Vladimir Putin giới thiệu với báo giới, được tập trungvội vào phòng VIP sân bay Ulan Bator ở Mông Cổ, kế hoạch bảy điểm của mình như cơ sở cho các cuộcđàm phán ở Minsk. Bước đầu tiên theo kế hoạch - ngừng bắn ở các vùng Donetsk và Lugansk vốn đã bịchiến tranh tàn phá, thiết lập kiểm soát quốc tế việc chấp hành các điều kiện ngừng bắn. Barack Obama,một ngày trước đó đã đến Estonia, cam kết với ba quốc gia Baltic là Litva, Estonia và Latvia sự đoàn kếtcủa Hoa Kỳ. "Hành động của Nga và những kẻ ly khai Nga ở Ukraine gợi lên ký ức về những âm mưu đentối trong quá khứ ở châu Âu, từ lâu đã trở thành một phần của lịch sử" (331). Ông một lần nữa trấn an cácquốc gia này điều đã được bảo đảm nhiều năm: trong trường hợp Nga tấn công, NATO sẽ đến giải cứu.Trong khi đó, từ Kiev xuất hiện phản ứng tiêu cực đầu tiên của Thủ tướng Yatsenyuk trước dự định củacác Tổng thống Putin và Poroshenko về việc tiến hành đàm phán ngưng bắn. Đề nghị này không là gì kháchơn, như một kế hoạch "hủy diệt Ukraine và phục hồi Liên bang Xô viết" (332). Trước đó, Yatsenyuk đãnêu lên kế hoạch của mình về việc xây một bức tường dài 2.000 km, trang bị dây thép gai và mìn dọc biêngiới Ukraine và Nga. Còn xây như thế nào và tiền từ đâu - ông ta im lặng. Tổng thống Poroshenko phátbiểu kiềm chế hơn, tiếp nhận đề nghị của Putin để cân nhắc. Bảy tháng đã trôi qua kể từ khi cuộc xung độtnhiều năm quanh Ukraine, vào những ngày tháng 2, Maidan đã bùng nổ thành một vòng xoắn ốc bi thảmcủa bạo lực quân sự với hàng ngàn nạn nhân, lần đầu tiên người ta nói cụ thể về việc liệu có thể tránhđược việc tiếp tục đổ máu cũng như cái giá chính trị nào phải trả cho việc này.Nhóm tiếp xúc trong thành phần các đại diện của Ukraine, Nga và phe ly khai cùng Tổ chức An ninhvà Hợp tác châu Âu (OSCE) đã gặp nhau ở lãnh thổ trung dung - Minsk. Cuộc gặp, mặc cho những ý địnhđược tuyên bố trước đó của Poroshenko và Putin, không là gì khác hơn sự phản chiếu của cảm giác giậndữ và thất vọng về nhau. Chỉ là một khởi đầu nào đó, bởi nếu không thì sẽ không đạt được gì. Nhưngkhông là gì hơn một khởi đầu. Biên bản, mà các thành viên ký vào ngày 5-9-2014, và sau đó được OSCEđăng trên trang web của mình, rất tham vọng. Nó gồm 30 điều liên quan đến phương cách giải quyết khủnghoảng, trong đó có việc ngưng bắn và trao đổi tù binh, sẵn sàng công nhận quyền tự quyết của các nướcCộng hòa nhân dân Lugansk và Donetsk, đồng thời thỏa thuận về việc vũ khí hạng nặng chỉ có thể được bốtrí ở bên ngoài một hành lang an ninh rộng (333).Quả cầu thử nghiệm đầu tiên đã được thả: các thành viên cuộc thương lượng được tuyển chọn từ tầngthứ hai. Những người ký tên là đại diện đặc biệt của OSCE Heidi Tagliavini, cựu Tổng thống UkraineLeonid Kuchma, Đại sứ Nga tại Ukraine Mikhail Zurabov, cũng như các đại diện phe ly khai làAleksander Zakharchenko và Igor Plotnitsky. Không một chính khách thuộc thành phần thứ nhất nào dámmạo hiểm mất mặt. Những vết thương còn quá mới do cuộc đảo chính bằng bạo lực gây ra mới nửa nămtrước.Trong những tháng gần đây, tin tức từ Ukraine ngày càng u ám. Không thể đề cập đến việc thực hiệntriệt để thỏa thuận. Những người ly khai đã thành công trong việc mở rộng lãnh thổ của mình, phương Tâygia tăng cấm vận, còn từ Hoa Kỳ vang lên những tiếng thét chói tai.Tổng thống Obama than vãn một thực tế rằng những kẻ ly khai nhận được "sự hỗ trợ thường trực từNga, kể cả kỹ thuật, tiền, các chỉ huy và quân đội" (334). Tương tự, một lời kêu gọi chung của ba trungtâm đầu não đất nước - Hội đồng Đại Tây Dương, Viện Brookings và Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR)*cũng được đưa ra, cuối cùng thì yêu cầu là nên bắt đầu cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Logic củacác chuyên gia từng là cựu chính khách và chuyên viên trong vấn đề an ninh, giới quân sự, các đại sứ HoaKỳ ở các nước NATO - thì đơn giản: phải dùng bạo lực để ép Nga tiếp tục nhượng bộ phương Tây. "Việctăng cường vũ trang cho quân đội Ukraine sẽ cho phép - và đây là điểm chính - giết nhiều hơn những kẻnổi loạn và binh lính Nga. Điều đó sẽ làm cho bối cảnh chính trị ở nước Nga xấu đi đáng kể và khiếnTổng thống Nga phải ngồi vào bàn thương lượng", Fiona Hill và Clifford Gaddy của Viện Brookings dẫnlời các đồng nghiệp của họ trên báo Washington Post, chỉ trích gay gắt đề nghị này. Theo họ, phươngpháp này không là gì khác hơn công thức leo thang căng thẳng, cả hai là những chuyên gia được nhìn nhậntrong lĩnh vực này, và cuốn sách của họ Ngài Putin: Điệp viên ở điện Kremlin là một nghiên cứu giáokhoa về chính trị Nga những năm qua. "Nếu chúng ta làm theo lời khuyên này, thì không chỉ Ukraine rơivào cơn lốc xoáy xung đột quân sự với nước Nga". Trong trò chơi này, Berlin sẽ không tham gia. Và Tổngthống Nga cũng vậy. "Putin trong trường hợp này sẽ giả định rằng bất cứ một thỏa hiệp nào tiếp theo chỉcàng khiến phương Tây gia tăng khiêu khích" (335).Angela Merkel và Francois Hollande đồng ý rằng, vì tình hình căng thẳng nên cần thông qua một nỗlực mới để nối lại đàm phán. Vì lý do này, cả hai tới Moskva và thảo luận với Vladimir Putin về nhữngkhả năng giải quyết cuộc xung đột đang đi vào ngõ cụt. Sau đó, tại Minsk sẽ phải diễn ra cuộc gặp tiếptheo. Lần này là ở cấp cao. Ngoài bộ đôi ở châu Âu, cuộc gặp lần đầu tiên sẽ có sự tham gia của các Tổngthống Nga và Ukraine. "Chỉ không có những người ly khai", Poroshenko đề nghị như thế, từ chối xemnhững người này như các nhà đàm phán bình đẳng, nhằm không tạo cho ở nhà cảm giác rằng ông ta có thểhài lòng với "status - quo".Tại Hội nghị Munich về an ninh đầu tháng 2-2015, lần đầu tiên, những cách tiếp cận khác biệt củaĐức và Hoa Kỳ công khai đụng độ nhau. Và xin thưa, không phải tình cờ, khi ngay trước hội nghị trên, báochí Hoa Kỳ đã bùng nổ một tin chấn động, bắt đầu bằng một báo cáo đáng ngờ về việc tại sao Putin khôngbao giờ nhượng bộ. Putin là người tự kỷ, ông ta bị một khiếm khuyết thần kinh bị tổn thương bởi hội chứngAsperger, như một chẩn đoán khẳng định. "Rối loạn phổ tự kỷ ảnh hưởng tới việc thông qua bất cứ quyếtđịnh nào của ông ta", tờ USA Today dẫn nguồn một hồ sơ mật, "bởi sự phát triển hệ thống thần kinh củaông ta đã bị phá hủy nghiêm trọng từ thuở nhỏ" (336). Các tác giả của nghiên cứu tiến hành vào năm 2008theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc, thành thật nói luôn rằng họ không có điều kiện quét não ông ta. Và vìkhông có khả năng này nên tiếc thay, họ chỉ có thể tự đáp ứng bằng những hình ảnh bình thường của Tổngthống Nga trên màn ảnh ti vi.Trước hội nghị, ở tầng 7 của Khách sạn Munich Bayerischer Hof, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa KỳVictoria Nuland chỉ đạo các nhà ngoại giao Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ và các vị tướng về việc đoàn đạibiểu Hoa Kỳ nên cư xử thế nào để gây sức ép kha khá lên người Đức. Bà Nuland chẳng chờ đợi điều gìthiết thực từ chuyến đi của bà Merkel tới Putin, gọi nó không là gì ngoài "cơn ngông Moskva của Merkel".Tờ Bild-Zeitung đã viết tổng quan hơn về hướng dẫn này trong bài báo "Các chính khách Hoa Kỳ thật sựnghĩ gì về người Đức trong lát cắt khủng hoảng Ukraine?". Những kẻ độc tài, như Putin, "bạn không thểbuộc ông ta từ bỏ đường lối tàn bạo của mình, nếu bay tới Moskva gặp ông ta", John McCain chỉ trích lậptrường dường như mềm mỏng của Thủ tướng Liên bang. Những người khác thì không hài lòng với Bộtrưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen, "người Đức chủ bại". Nuland kêu gọi các chính khách Hoa Kỳđấu tranh thành một mặt trận thống nhất. "Chúng ta có thể tranh đấu với người châu Âu, chiến đấu với họbằng việc sử dụng thuật hùng biện". Và để thể hiện điều đó, cần phải vũ trang cho quân đội Hoa Kỳ nhữnglời khuyên giá trị và những thủ thuật ma mãnh trong việc áp dụng vũ khí ngôn từ. "Tôi muốn yêu cầu cácbạn sử dụng cụm từ 'hệ thống phòng thủ' mà chúng ta sẽ cung ứng trong cuộc đấu tranh với những hệ thốngtấn công của Putin", tờ Bild dẫn lời một trong những khuyến nghị ngôn ngữ - chiến lược của bà Nuland(337).Sự công kích của nhà truyền giáo Washington đã giúp Angela Merkel có thêm kinh nghiệm mới. Vàmột ngày sau cuộc gặp Vladimir Putin, trên bục diễn thuyết trong gian phòng hội nghị chật cứng, bà nóivới người Mỹ những lời rất rõ ràng sau: "Vấn đề là ở chỗ, tôi không thể tưởng tượng ra tình huống, trongđó các vũ khí được cải tiến của quân đội Ukraine sẽ tạo cho Tổng thống Putin ấn tượng, khiến ông tin vàokhả năng thất bại quân sự" (338). Bà bác bỏ việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Trong thời điểm đó, ít nhấtlà như thế.Sau cuộc thương thuyết marathon vào ban đêm, các phía khủng hoảng đồng ý với kế hoạch 13 điểm, sẽphải mang hòa bình tới cho đông Ukraine (339). Các bước đi được thỏa thuận không mới: trao đổi tù binh,ngừng bắn, vùng đệm hay việc rút quân khỏi Ukraine. Thế nhưng, phía nổi dậy đã từ bỏ yêu cầu đòi táchkhỏi Ukraine của họ, đã nói về việc tự trị và về việc lập ra những biên giới rõ ràng cho khu vực. Trongđêm đó, các đối thủ vẫn còn giao chiến ác liệt ở Debaltsevo, và một lần nữa, tất cả lại diễn tiến khôngthuận lợi cho quân đội Ukraine. Tuy chỉ là một thị trấn nhưng Debaltsevo là một nút giao thông quan trọng.Ở đây giao cắt hai tuyến đường cao tốc quan trọng ở đông Ukraine, một trong số này là M4 - nối hai thànhtrì của phe ly khai - Donetsk và Lugansk. Tình hình giống như khi tiến hành cuộc thương lượng "Minsk-1".Quân đội Ukraine lâm nguy. Họ nỗ lực phá vây thành công nhưng phải chịu tổn thất lớn.Những kết luận và giải phápTháng 6-2015, một tối mùa hè ấm áp ở Moskva. Bốn tháng sau "Minsk - 2", chúng tôi lại lần nữathương lượng với Tổng thống Nga về một cuộc gặp. Nó diễn ra, như thông lệ, muộn hơn dự tính. Ngày mailà Ngày nước Nga*, một ngày hội. Và đối với nhiều thị dân, đó còn là một cơ hội có được kỳ nghỉ cuốituần dài ở các dinh thự ngoài thành phố. Vladimir Putin cũng có ít cuộc gặp chính thức ở Novo -Ogaryovo hơn, và ông có thể ăn tối cùng hai con gái trong dinh thự.Buổi tối, ông một lần nữa dựng lại tất cả chuỗi sự kiện những tháng qua, trong số đó có phản ứng củaphương Tây công khai đả phá dữ dội lợi ích địa chính trị của Nga, tuyên bố đó là tàn dư của thế kỷ 19,nhưng cùng lúc, dưới mắt Putin, chính họ cũng làm y như vậy nhưng lại trơ trẽn yêu sách sự vượt trội đạođức của mình. Ông nói về việc siết chặt cấm vận kinh tế chống Nga, rất đau đớn và cùng lúc tác động cảđến châu Âu.Những cuộc đàm phán giữa Kiev và đông Ukraine diễn ra lằng nhằng. Lời kêu gọi phải kiên cườngcủa Kiev, theo ông, là vô nghĩa, bởi trong cuộc xung đột kéo dài với nước Nga, Ukraine sẽ không thểchiến thắng bằng quân sự lẫn kinh tế. Mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ bảo trợcho chính quyền Kiev, nhưng sự bất bình của dân chúng, ông nói, tiếp tục tăng và với mỗi ngày mới củachiến tranh, cả phí tổn cũng tăng.Merkel và Hollande, ông tiếp tục, vẫn như trước, công khai tuyên bố với ông khi đề cập đến nhữngngười nổi dậy, ở đây là nói về những người ly khai thân Nga. "Ông hãy tác động như thế này và làm nhưthế này", ông nhớ lại những lời hô hào liên tục của họ. Putin thấy bản chất của những lời kêu gọi bền bỉnày là ở chỗ, ông phải là người thỏa thuận để thay cho những người nổi dậy bị Kiev lờ đi, không là gìkhác hơn âm mưu biến ông thành người giơ đầu chịu báng. "Tôi đâu phải công dân Ukraine. Tôi luôn hỏihọ: còn các vị sẽ làm gì để tác động lên khách hàng của các vị ở Kiev? Và tại sao các vị, thực tế mà nói,luôn đứng về phía họ?".Với tất cả những dị biệt trong các cách tiếp cận, ông cũng tìm ra lời động viên Merkel và Hollande,những người vào đêm hôm đó ở Minsk cũng đã hiểu, trong trường hợp thất bại, đó cũng sẽ là sự sụp đổcủa họ. Họ đã tích cực tham gia, thí dụ, khi nói về việc giữ lại khái niệm "tự trị" mà Poroshenko đã bácbỏ. Và họ đã đấu tranh quyết liệt để ủng hộ việc thay đổi Hiến pháp, mà trên thực tế là trao cho các vùngđông Ukraine sự tự chủ. Kiev đòi khái niệm "phi tập trung hóa" thay cho "tự trị". Ở đây nói về quyền củadân Nga ở Ukraine được nói tiếng mẹ đẻ, được củng cố bản sắc dân tộc riêng của mình, về việc buôn bánxuyên biên giới với Nga, về các cuộc bầu cử địa phương. Không có gì đi xa hơn, vượt ra ngoài khuôn khổnhững quyền hành bình thường của các dân tộc thiểu số ở châu Âu. "Chính Merkel và Hollande trongnhững cuộc tranh cãi về một thuật ngữ đúng trong tiến trình thương lượng đã khai mở nội dung của nó vàlàm sáng tỏ những ý nghĩa nào được đưa vào khái niệm 'phi tập trung hóa', và cuối cùng chúng tôi đãđồng ý", Putin mô tả những biến động của các cuộc đàm phán đêm. "Và họ đã kiên trì kêu gọi các đại diệnDonbass đồng ý. Do họ [các đại diện phe ly khai] không có trong phòng vì Kiev không muốn trò chuyệntrực tiếp với họ. Nhưng văn bản thì phải được thỏa thuận cùng họ".Với Putin, nguy cơ thất bại trong các cuộc thương lượng sẽ còn hiện hữu cho đến khi nào Kiev thừanhận, các đại diện đông Ukraine là đối tác bình đẳng trong đàm phán. Và theo lời ông, ông sẽ không rút lạiyêu cầu này. Con đường quanh co qua các nhà trung gian chỉ có thể trong một thời gian nhất định, còn cácphía xung đột phải thương lượng trực tiếp về những thoả hiệp bền vững, bởi cuối cùng họ phải sống cùngnhau, ông lập luận. Về quyết định của Poroshenko cắt đứt các liên hệ kinh tế với khu vực, không trả tiềnhưu, cắt bảo hiểm xã hội và hệ thống ngân hàng, ông cho rằng đó là sự trừng phạt chính công dân mình,điều có thể gây tổn thất cho Ukraine. "Đó sẽ là một con đường dài", ông nói để kết thúc. Ông cũng đồng ýrằng, ranh giới giữa Donbass và Nga khi nào đó, xuất phát từ chủ quyền quốc gia ở phía đông Ukraine, sẽđược kiểm soát bởi các binh sĩ Ukraine. "Cùng với đó, tôi cũng đề nghị đưa vào biên bản một điểm, rằngbước đi quan trọng đó sẽ được thực hiện không phải ở điểm đầu của tiến trình hòa giải, mà sẽ là điểmcuối cùng trên con đường đó. Chúng tôi không cho phép để người dân ở đông Ukraine bị bao vây và tiêudiệt".Vladimir Putin nghĩ chính về việc mình đang nói. Và tối hôm nay, ông không có chút nghi ngờ gì vềđiều này.PHẦN KẾTSHÒA BÌNH LẠNHaint Petersburg, ngày 21-6-2015. Trước Cung điện Mùa đông, các công nhân đang chuẩn bị sânkhấu cho buổi hòa nhạc sẽ diễn ra vào buổi tối. Đêm ngắn nhất trong năm - cao điểm của nhữngđêm trắng - lần này đã thu hút vô số du khách đến thành phố trên sông Neva. Mỗi năm vào ngày này, chínhquyền thành phố lại mời những cựu học sinh phổ thông xuất sắc tham dự lễ kỷ niệm kết thúc thời trung họcvới tư cách khách mời danh dự trên Quảng trường Cung Điện. Vào nửa đêm, trên sông sẽ xuất hiện mộtcon thuyền với những cánh buồm đỏ thắm. Hàng nghìn người tụ tập bên bờ Neva trở thành những khán giảthán phục. Thuyền ba buồm - biểu tượng của hy vọng trong truyện Cánh buồm đỏ thắm do nhà vănAleksander Grinn viết vào năm 1923. Câu chuyện về một cô gái nghèo, mơ ước một ngày nào đó sẽ đượcvị hoàng tử đưa đi trên một con thuyền với những cánh buồm đỏ thắm. Và trong câu chuyện đó, ước mơ đãthành hiện thực.Quảng trường trước Cung điện Mùa đông, thuộc quyền sử dụng của các học sinh tốt nghiệp ngày hômnay, có một lịch sử lâu đời. Năm 1905, hơn 100.000 công nhân sau cuộc bãi công hàng loạt đã đổ raquảng trường, theo lời kêu gọi của linh mục Chính thống giáo Georgy Gapon, để chuyển cho Sa hoàngNicolas II kiến nghị quan tâm đến tình hình nghèo khó của họ. Nhưng ông từ chối nhận nó, và ra lệnh nổsúng vào người biểu tình. Trong một chừng mực nào đó, sự kiện đẫm máu này đã trở thành khúc dạo đầucho cách mạng Nga.Trong tuần này, Vladimir Putin đang trong chuyến công tác ở thành phố quê hương. Khác với nămngoái, lần này, tại Diễn đàn kinh tế Saint Petersburg - một tổ chức ở Nga tương tự Diễn đàn kinh tế thếgiới ở Davos - một lần nữa, hàng trăm lãnh đạo các công ty nước ngoài về dự. Thậm chí một số Chủ tịchđiều hành các công ty Hoa Kỳ cũng đến Saint Petersburg. Mặc dù cấm vận cũng đánh vào nước Nga, Putintuyên bố trước các đại diện giới tinh hoa kinh tế, nước Nga vẫn đối phó được với chúng. Và một lần nữa,Putin thể hiện niềm tin của mình vào việc này. Cựu Bộ trưởng Tài chính Aleksey Kudrin phát biểu tại diễnđàn trong vai một người bi quan và trong trả lời của mình, ông một mực cảnh báo để đừng trông mong vàosự lạc quan của Putin. Ông nói về cuộc khủng hoảng đầy đủ và về việc đến cuối năm, các chỉ số kinh tế sẽcòn xấu hơn (340).Tình hình kinh tế làm sống động cuộc tranh cãi cũ. Putin đánh giá cao khả năng phân tích của bạnmình, tuy nhiên, trong quá khứ, những lời khuyên chính trị của ông ta chưa thuyết phục. Hơn thế nữa, ôngđồng tình rằng không chỉ một mình Kudrin đòi hỏi cắt giảm chi tiêu xã hội. Ý tưởng này đang phổ biếntrong một số thành viên chính phủ. Cuộc thảo luận về vấn đề chi tiêu xã hội trong chính phủ diễn ra thườngxuyên, đó là đề tài mà nhà lãnh đạo điện Kremlin quan tâm từ những ngày đầu làm tổng thống của mình.Mức ủng hộ tổng thống những tháng gần đây cao đến độ giờ đây, đang xuất hiện cơ hội chính trị để đưacác cải cách kinh tế vào đời sống. Thế nhưng, Putin không vội: việc thực hiện những lời khuyên củaKudrin, hiển nhiên, sẽ cải thiện tình hình kinh tế nhưng sẽ khiến hàng triệu người phải ra đường vì mấtviệc.Những đánh giá mà Vladimir Putin nhận được những ngày này ở nhà mình, nhắc tới việc đánh giá mộthọc sinh gương mẫu. "Theo các thăm dò ý kiến xã hội, mức ủng hộ của người dân dành cho Putin cao tới tỉlệ chưa từng có 89%", một tiêu đề trên Washington Post nêu ra. Tờ báo xác nhận, hy vọng của các chínhkhách phương Tây về việc cấm vận sẽ thúc giục Tổng thống Nga thay đổi đường lối, đã không được chứngminh và không có cơ hội nào để điều đó sẽ diễn ra trong một tương lai thấy được. "Những ai tiên đoánrằng mức ủng hộ Putin sẽ sụp đổ, có thể nhét những hy vọng này vào một chỗ", tờ báo khuyên các nhàchiến lược (341). Mức tin tưởng, theo dữ liệu của trung tâm Moskva Levada, đã lên cao nhất trong lịch sửcác đo lường mà các nhà nghiên cứu dư luận xã hội tiến hành từ đầu thập niên; sau cuộc đảo chính Kiev,nó đã tăng đáng kể. Trung tâm đối lập này cũng in các dữ liệu của nghiên cứu giải thích vì sao Tổng thốngNga được ưa chuộng như thế: khi Putin nhậm chức tổng thống, gần 1/3 người Nga có thu nhập thấp hơnmức nghèo khó, giờ con số đó còn 11%. Tuổi thọ trung bình tăng từ 65 lên 70. Số vụ giết người giảm,đồng thời nỗi lo rằng người Nga sẽ chết hết, đã biến mất. Dân số giảm trong một thời gian dài, nhưngtrong những năm gần đây đã tăng trở lại (342). Nhưng cùng lúc, vị nguyên thủ quốc gia bị chỉ trích vì việcông không đối phó được nạn tham nhũng đang lan rộng. Vladimir Putin cũng biết, giá dầu giảm có thể phávỡ sự cân bằng tích cực này.Không lâu trước nửa đêm, sau một ngày dài ở diễn đàn kinh tế, Vladimir Putin bước vào gian Thưviện tổng thống mang tên Boris Yeltsin để kết thúc sự kiện, phát biểu trước các nhà báo tụ tập ở đó và trảlời câu hỏi của họ. Ở đây lại nói về những đề tài quen thuộc đối với những hãng truyền thông lớn: vềUkraine và giải vô địch bóng đá thế giới vào năm 2018 ở Nga, về việc cung ứng khí đốt và khả năng củaHy Lạp với những khó khăn tài chính của họ có thể kiếm tiền nhờ trung chuyển khí đốt theo hệ thống đườngống của Nga, nếu EU không ngăn cản việc thực hiện dự án này. Và, dĩ nhiên, đề tài yêu thích - liệu Putin,sau một thời gian nào đó sẽ giới thiệu với thế giới tân phu nhân Putina?... "Tôi ổn", ông nói, cười nhẹ,nhưng thực chất vẫn không trả lời câu hỏi. Ông thường gọi điện cho vợ cũ và các con gái. Ông có nhữngkế hoạch nhất định cho tương lai. Putin từ giã, như mọi khi vẫn để câu hỏi những kế hoạch đó là gì, mởngỏ.Cũng mở ngỏ như vậy là vấn đề về diễn tiến tình hình ở Ukraine. Chỉ có thể chắc rằng trong tương lai,Putin sẽ xem xét diễn tiến vấn đề trong phong cách đặc trưng của ông, còn phương Tây sẽ tiếp tục sốngvới những huyền thoại của mình. Câu hỏi trong những tháng tới được hình dung như thế này: liệu có haykhông việc mỗi bên có thể giải quyết xung đột mà không đánh mất thể diện của mình? Những kết quả tạmthời của cuộc xung đột này gây buồn phiền cho cả Đông lẫn Tây. Nỗ lực vô dụng của Tổng thống Ukrainetrấn áp cuộc nổi dậy ở Ukraine bằng các phương tiện quân sự, như đã biết, chịu thất bại và chỉ hồi sinhnhững phản xạ ngái ngủ của "chiến tranh lạnh".Trước đe dọa của phương Tây bắt Nga phải trả giá đắt cho việc hỗ trợ vũ khí cho những người nổidậy ở đông Ukraine, Putin sẽ đưa câu trả lời thích hợp - không nghi ngờ gì. Hiện nay đâu thiếu gì nhữnglời đe dọa công khai. Sự tin tưởng lẫn nhau không còn nữa. 60% người Nga thấy Hoa Kỳ là mối đe dọađối với đất nước mình (343), nhưng ở phía bên kia Đại Tây Dương, thái độ với Nga cũng chẳng tốt hơn."Nga là mối đe dọa lớn nhất cho an ninh quốc gia chúng ta", tướng về hưu Hoa Kỳ Joseph Dunford, mộtngười ủng hộ có ảnh hưởng của việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, đã tuyên bố như thế vào mùa hè 2015trong một phát biểu tại cuộc điều trần ở Quốc hội liên quan tới chính kiến của ông với tư cách Chủ tịch Ủyban tham mưu liên quân. Theo lời ông, cường quốc hạt nhân này có thể vi phạm chủ quyền các đồng minhcủa Hoa Kỳ, và nó là hiểm họa cho sự tồn tại của Hoa Kỳ; thái độ hành xử của Moskva "gây lo ngại lớn"(344). Trong danh sách các kẻ thù chính, số hai và ba là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Tổ chức khủng bốIS ông không nhắc đến.Cuộc diễn tập "Rapid Trident"* không phải là sự biểu dương sức mạnh quân sự duy nhất của NATOmà cả các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ khi tiến hành chung với quân đội 18 quốc gia khác trong vùng khủnghoảng, các cuộc tập trận với vũ khí hạng nặng được đưa tới những quốc gia láng giềng với Nga. Đến lượtmình, Moskva chỉ ra sức mạnh quân sự của mình, đưa quân ra biên giới và gởi một phi đội máy bay némbom lên không phận quốc tế. Một lần nữa, Vladimir Putin đã vũ trang bằng luận điểm về sự răn đe hạtnhân mà đối với ông, nó có một lợi thế: không dựa vào thiện chí của các đối thủ tiềm năng mà hành độngnhư một yếu tố răn đe kẻ thù. Putin công bố tăng kho vũ khí hạt nhân đất nước lên 40 tên lửa liên lục địa."Các chính quyền, dù là ở Moskva hay Washington, ẩn náu trong các chiến hào của chiến tranh lạnh vàtìm kiếm các nguy cơ ở khắp nơi", nhà báo Frank Lubberding viết trên trang blog Wiesaussieht của mình.Blogger này chủ yếu phân tích ảnh hưởng của những ý tưởng này đối với việc đưa tin. Tuy vậy, tư duybằng những phạm trù của chiến tranh lạnh không chỉ đặc trưng cho các chính phủ bị bệnh hoang tưởng.Virus này đầu độc chính các phương tiện truyền thông đại chúng, những tờ báo tự đào các chiến hào chomình, trong đó còn có thể phát hiện việc cấm đoán hàng loạt "những người nước ngoài không mong muốn"vào nước của mình. Sự phê phán không còn được xem như một hiện tượng tự nhiên; cũng như các chínhphủ ở Moskva và ở Washington, trên các phương tiện truyền thông, nó được thay thế bàng việc tìm kiếmnhững đối thủ chính trị (345).Tháng 12-2014, hơn 60 đại diện nổi tiếng từ các lĩnh vực chính trị, khoa học, văn hóa và y tế, nhậnthức được tác hại của những tâm trạng đang bị hâm nóng một cách giả tạo này, đã đưa ra lời kêu gọi khẩncấp, cảnh báo việc triển khai chiến tranh với Nga và yêu cầu một chính sách hòa dịu mới đối với châu Âu,nhưng họ hầu như không thể in chúng trên báo Đức. Lời kêu gọi được soạn thảo và ký tên không phải bởinhững người tham gia thiên vị của cuộc đấu tranh cho hòa bình, mà là những người nổi tiếng đến từ nhữngtrường phái chính trị khác nhau, thí dụ như cựu Tổng thống Liên bang Roman Herzog, cựu Thủ tướng Liênbang Gerhard Schroeder, cựu Chủ tịch SPD Hans-Jochen Vogel hay Antje Vollmer của Đảng Xanh. "Mộtcuộc chiến tranh nữa ở châu Âu sao? Không phải nhân danh chúng tôi" là tiêu đề của lời kêu gọi đăng trênZeit online.Trong lời kêu gọi, cụ thể nói rằng: "Không có sự tự nguyện hòa giải của người dân Nga, không có tầmnhìn xa của Mikhail Gorbachev, không có sự ủng hộ của những đồng minh phương Tây của chúng ta vàkhông có những hành động thận trọng của chính phủ liên bang lúc ấy, đã không thể khắc phục được sự chiarẽ của châu Âu. Thành tựu của việc thống nhất nước Đức bằng các phương tiện hòa bình là hành động vĩđại và đầy thông thái của các cường quốc - người thắng cuộc... Nhu cầu của người Nga về sự an toàn củachính họ cũng chính đáng và rõ ràng như của người Đức, Ba Lan, Baltic và Ukraine. Chúng ta không cóquyền lấn người Nga ra khỏi châu Âu. Đó là chống lại lịch sử, không khôn ngoan và nguy hiểm cho hòabình" (346).Mùa hè năm 2015, trong khuôn khổ một trong những cuộc thăm dò dư luận xã hội, Trung tâm nghiêncứu Hoa Kỳ Pew ở Washington phát hiện sự khác biệt ngày càng tăng giữa ý kiến người Đức và người Mỹvề thái độ của người Đức với NATO đã xấu đi từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine. Giờ đây, chỉ 1/2có thái độ tích cực đối với liên minh. Thậm chí, nếu Nga tấn công một trong những nước thành viênNATO, hơn một nửa công dân Đức cũng không muốn NATO can thiệp vào cuộc xung đột, còn chiến đấucho Ukraine là điều người Đức không mong muốn trong bất cứ trường hợp nào. Ngoài ra, đa số đáng kểcông dân nước này chống lại việc Ukraine gia nhập EU, đặc biệt là vào NATO (347).Đồng thời, người Đức giờ đây đã không còn chia sẻ vô điều kiện một trong những giả định từng chínhxác đến ngạc nhiên mà cố vấn Hoa Kỳ về vấn đề an ninh, Zbigniew Brzezinski, đưa ra vào năm 1997trong cuốn sách Bàn cờ vĩ đại. "Hiện nay, lợi ích của Đức trùng khớp với lợi ích của EU và NATO, vàchúng trở nên cao cả nhờ họ. Thậm chí, các đại diện cánh tả 'Liên minh 90/Đảng Xanh' cũng ủng hộ việcmở rộng cả NATO lẫn EU", Brzezinski viết trong cuốn sách và tìm thấy ở đây lời giải thích tâm lý chohiện tượng này - tất cả mọi việc nằm trong cảm giác có lỗi của người Đức vì đã gây ra chiến tranh. "Đốivới người Đức, thiện cảm với châu Âu là cơ sở của sự cứu chuộc dân tộc, trong khi đó, mối quan hệ chặtchẽ với người Mỹ cần thiết cho sự an ninh của họ. Vì thế, phương án một châu Âu độc lập hơn khỏi Mỹkhông thể thực hiện được. Nước Đức ủng hộ công thức: "Sự cứu chuộc + an ninh = châu Âu + Hoa Kỳ".Công thức này xác định vị thế và chính sách của Đức, trong đó, Đức đồng thời trở thành một công dânlương thiện của châu Âu và người ủng hộ châu Âu chính của Mỹ" (348).Ukraine thật sự đã phá sản, các thành viên ban lãnh đạo Kiev đang mâu thuẫn nhau, và người dân ởKiev và ở đông Ukraine đang khổ sở chưa từng thấy - không phải vì kinh tế bị phá hủy mà còn là hậu quảcủa những ảo tưởng bị đánh mất. Chỉ nhờ áp lực của tình hình này, sau vài tháng sử dụng những thủ đoạnchiến thuật, sự lừa phỉnh và cáo buộc lẫn nhau chậm chạp nhường chỗ cho các cuộc đàm phán nghiêm túc.Xung đột đã nuốt đi hàng tỉ, và như được biết, rất tốn kém về chính trị. Vì thế, Angela Merkel và FrancoisHollande đã chọn một đường lối cứng rắn hơn để buộc Kiev phải nhượng bộ lớn.Hoa Kỳ và Nga đồng thời cũng thông qua một nỗ lực dàn xếp đối thoại mới. Sau nhiều tháng cáo buộclẫn nhau công khai, Putin và Obama một lần nữa điện đàm. Vào tháng 6-2015, Tổng thống Nga đã gọi choNhà Trắng. Đó là tiếp xúc cá nhân đầu tiên. Tổng thống Obama trước đó đã cử Ngoại trưởng Kerry điSochi để tìm ra điểm tương đồng. Ở đây không chỉ nói về Ukraine, về thỏa thuận Minsk mà còn về việc tạisao không thể hoàn thành chúng nhanh hơn. Hoa Kỳ thú nhận, họ quan tâm tới việc hợp tác với Nga nhiềuhơn là họ nghĩ trước đó. Vấn đề gắn với sự ủng hộ của Nga dành cho Hoa Kỳ tại các cuộc thương lượngvề thỏa thuận hạt nhân với Iran, cuộc đấu tranh cho nó đã diễn ra hơn 10 năm và không thể ký kết nếukhông có Putin. Để cản trở Iran xây dựng quả bom hạt nhân riêng của mình, năm 2006, Hoa Kỳ đã đưa raHội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nghị quyết về việc cấm vận quốc tế chống lại nước này. Cũng lâu nhưthế, năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an có quyền phủ quyết, và Đức tiến hành các cuộcđàm phán với Tehran nhằm mục đích ký một thỏa thuận để từ một phía, cho phép Iran sử dụng năng lượnghạt nhân, và từ phía khác, cấm Iran trên cơ sở công nghệ này chế tạo vũ khí hạt nhân. Đó là kế hoạch yêuthích của Obama mà ông muốn kết thúc trước khi chấm dứt sự toàn quyền tổng thống của mình. Nếu Iranđồng ý các điều kiện đưa ra, các cuộc cấm vận quốc tế sẽ được bãi bỏ. Nhờ sự ủng hộ của Putin, thỏathuận đã được ký kết vào mùa hè năm 2015.Đó không phải là điều cuối cùng về cuộc đấu tranh chung chống lại các tay súng của tổ chức tự xưngNhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria. Vladimir Putin mô tả như thế khởi đầu của những cuộc đàm phán mới:Ngoại trưởng Kerry đã vài lần tuyên bố ý định đến thăm, và chính Obama mới đây cũngđã đưa ra yêu cầuvề cuộc tiếp đón mình; theo lời Putin, sự hợp tác với Hoa Kỳ sẽ bắt đầu theo nhiều kênh. "Nếu các Bộtrưởng Ngoại giao không làm việc này", ông hỏi, "vậy thì ai sẽ làm? Các Bộ trưởng Quốc phòng à? Tôihy vọng không phải thế".Vladimir Putin cũng đồng ý với việc, Trợ lý Bộ Ngoại giao về các vấn đề châu Âu Victoria Nulandvới người đồng cấp của mình, Grigory Karasin, trực tiếp bắt tay vào các vấn đề thực hiện thỏa thuậnMinsk - ngoài Thủ tướng Merkel và Tổng thống Hollande. Chia tay, Vladimir Putin kiên quyết nói vềviệc, thời gian sẽ cho thấy quyết định đó hợp lý thế nào - bởi ở Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc tranh cử vào chứcngười kế vị Obama

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro