Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ptnn cho tre

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông

qua hoạt động tạo môi trừơng chữ”.

ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ

THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO MÔI TRƯỜNG CHỮ”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Như chúng ta đã biết, nội dung của chương trình CSGD trẻ theo hướng đổi mới

của ngành giáo dục mầm non hiện nay yêu cầu trẻ được phát triển qua 5 mặt: thể

chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm – xã hội. Trong đó, nội dung phát

triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên

mầm non. Mà một trong các mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là:

hình thành và phát triển ở trẻ khả năng nghe, đọc, phát âm… và một số kỹ năng

cần thiết cho việc học đọc, học viết như: cách lật giở sách, cách cầm bút tô viết chữ, khả năng phối hợp tay, mắt và tri giác từ trọn vẹn từ trái sang phải, biết diễn

tả sự việc hoặc ý muốn của mình bằng câu đầy đủ một cách mạch lạc rõ ràng. Là

giáo viên trực tiếp dạy trẻ 5 tuổi nhiều năm, tôi nhận thấy rằng việc tạo môi

trường chữ phong phú quanh trẻ sẽ góp phần tích cực và có hiệu quả cao trong

việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi.

Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: ” Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ

thông qua hoạt động tạo môi trừơng chữ”.

II .NỘI DUNG:

Thực trạng của vấn đề taọ môi trường chữ trong lớp học ở trường mầm Non hiện

nay:

* Về phía giáo viên:

- Khi thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức dạy trẻ 5 tuổi. Giáo viên

thường quan tâm nhiều đến đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động có chủ đích,

chưa chú ý đến việc tạo môi trường chữ xung quanh trẻ.

+Giáo viên chưa chú ý dạy theo khả năng của trẻ, còn dạy đại trà theo chương

trình đã lên kế hoạch.

+ Ở các mảng tường, các góc chơi lớn, tên các góc chơi chủ yếu để trang

trí lớp học, vì các chữ thường dùng là chữ bay bướm cách điệu không phù hợp

với trẻ.

+ Tên các góc thường ghi trực tiếp, không gần gũi với trẻ ( như : góc học tập,

góc phân vai…) không gây được hứng thú cho trẻ.

+Có những tuýp chữ để từ đầu năm, đến cuối năm không thay đổi, vì vậy không

tạo được cảm giác mới mẻ để kích thích tính tò mò khám phá của trẻ.

+Nhiều tuýp chữ chỉ dùng cho người lớn đọc, không có tác dụng với trẻ vì không

có hình ảnh minh hoạ.

+Chữ cho trẻ làm quen chủ yếu là chữ in thường, còn chữ in hoa và chữ in

thường chỉ được giới thiệu qua trong hoạt động có chủ đích, vì vậy chữ in hoa và

chữ in thường trẻ rất hay nhầm lẫn. +Việc khai thác công nghệ thông tin và trò chơi lấy ý tưởng trong chương trình

kidsmart, chương trình happykis, chương trình tự thiết kế tạo nguồn dữ liệu… là

chưa có.

*Về phía trẻ:

-Việc nhận biết làm quen chữ in hoa và chữ in thường là rất yếu.

-Trẻ hoạt động hoàn toàn thụ động, trẻ là người lĩnh hội kiến thức (nghe), còn cô

là người truyền thụ kiến thức ( nói).

- Hầu hết trẻ không nhận được thứ tự của các chữ cái trong từ.

-Trẻ chưa hiểu mối quan hệ giữa từ và lời nói.

*Về phía phụ huynh:

- Chưa phối kết hợp với giáo viên để dạy theo một phương pháp nhất định.

- Chưa hiểu được việc tạo môi trường chữ xung quanh trẻ có tác dụng quan trong

việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi như thế nào.

Từ thực trạng trên, tôi suy nghĩ phải làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ phát

triển ngôn ngữ, đặc biệt có kiến thức cơ bản về làm quen với chữ viết, để trẻ tự

tin khi bước vào trường phổ thông thật tốt. Đi tìm lời giải đó là cả quá trình

không đơn giản. Từ thực tế giảng dạy, kết hợp với học tập nghiên cứu tài liệu và

học tập bồi dưỡng chuyên đề do ngành chỉ đạo. Tôi đã rút ra được một số biện

pháp thực hiện đạt kết quả tốt trong việc dạy trẻ ôn tập củng cố khả năng nhận

biết từ và chữ cái Tiếng Việt thông qua việc tạo môi trường chữ xung quanh trẻ.

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1.Biện pháp 1: Tạo môi trường chữ trong lớp học:

*Vì sao phải tạo môi trường chữ trong lớp học?

Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non lớp học chính là mái nhà thứ hai của

trẻ. Cảm giác đầu tiên khi bé bước vào cửa lớp, phản xạ tự nhiên của bé là nhình

xung quanh xem có những gì và có đẹp không, đặc biệt những gì mới lạ. Vì vậy,

các mảng chính trong lớp học đó là mảng chủ điểm, các góc hoạt động là đối

tượng đầu tiên khi trẻ bước vào lớp. Để trẻ hứng thú với các mảng hoạt động, tôi đã tập chung trẻ cùng tham gia thảo luận dưới dạng kê chuyện sáng tạo. Cuối

cùng cô và trẻ đi đến thống nhất chọn tên của từng góc chơi mỗi khi chuyển chủ

điểm mới. Các tuýp chữ, có tên gọi ngây thơ, ngộ nghĩnh, gần gũi trẻ, và bắt

buộc phải có hình ảnh minh hoạ cho các tiêu đề ấy. Như vậy sẽ thu hút được sự

chú ý của trẻ, từ đó mục đích ôn luyện chữ đã học, cung cấp vốn từ cho trẻ đạt

hiêụ quả tối đa.

Ví dụ:

Chủ điểm ngành nghề: Tôi và trẻ cùng trò chuyện về chủ điểm ngành nghề, sau

đó cô hướng trẻ vào câu truyện: Tại cửa hàng búp bê có tất nhiều thứ, nào là đồ

dùng cô giáo như: phấn, bảng, bút, vở, …nào là đồ dùng bác thợ mộc, thợ

xây…Búp bê rất muốn chúng mình đặt tên cho cửa hàng của búp bê đấy, nào

chúng mình cùng nghĩ ra một cái tên nhé.Trẻ nghe, suy nghĩ và đưa ra ý kiến của

mình như: cửa hàng của búp bê, siêu thị mi li, siêu thị của búp bê, búp bê bán

hàng…với nhiều cái tên ngộ nghĩnh như vậy, và cả quá trình cô đàm thoại với

trẻ. Chính lúc đó trẻ đã tư duy xem mình đã bao giờ được đi siêu thị chưa, đã

nghe thấy cái tên đó chưa, và ngẫu nhiên cô đã cung cấp vốn từ cho trẻ.

Hay với các góc khác cũng vậy, cô và trẻ cùng đàm thoại, thoải mái trao đổi để

đặt tên như: kiến trúc sư tí hon, bé tập làm thợ xây, ngôi nhà mơ ước, thành phố

tương lai…( đối với góc xây dựng).

Từ những tên gọi gần gũi với trẻ mà chính cô và trẻ đặt tên, đã kích thích trẻ ghi

nhớ từ đó lâu hơn, và trẻ đã phần nào hiểu về từ đó.

Khi trang trí tên gọi các góc, tôi thường lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp với góc,

dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ để trẻ dễ nhìn thấy. Đặc biệt kiểu chữ phải

chuẩn, hầu hết các chữ này tôi thường để ở dạng chữ in thường, với màu sắc đẹp

phù hợp với mảng hoạt động và hình ảnh minh hoạ của góc. Còn mảng hoạt

động của trẻ ở phía dưới tôi thường gài nhựa trong, các chữ rời với mẫu chữ

khác nhau như chữ in thường viết thường, chữ in hoa để trẻ cùng bắt chước cô

ghép tên góc. Khi chơi tôi thường hỏi chữ cái đầu tiên của từ là chữ gì? Chữ cái nào trong từ đã học rồi? Làm như vậy trẻ nhớ các từ đó rất lâu và lại một lần nữa

trẻ được luyện phát âm, đặc biệt có trẻ đã thao tác ghép chữ nhiều lần thành quen

và đã tự ghép mà không cần mẫu của cô.

Ngoài ra tôi thường thay đổi tên gọi hình ảnh và các góc cho phù hợp với từng

chủ điểm và tạo sự mới mẻ khoảng không gian hấp dẫn mỗi khi trẻ đến lớp:

VD: Góc gia đình: Tôi thống nhất với trẻ đặt tên góc: ” Tổ ấm gia đình”, mái ấm

5A1…Trẻ được làm quen với từ ” tổ ấm”, và biết được từ ” tổ ấm” có chữ cái

đầu tiên là chữ T, chữ đã học là chữ: ô,a…

Nhưng với chủ điểm ngành nghề: tôi và trẻ lại thoải thuận nhất trí đưa ra tên: ”

bé tập làm nội trợ, bé nấu ăn”…ở đây, trẻ được cung cấp thêm từ: “nội trợ” và

từ; “nấu ăn”. Trẻ được ghép hoặc chép từ, được biết chữ cái đầu tiên của từ mới

đó, biết thứ tự trong từ và ghép hoàn chỉnh các từ mới đó. Như vậy, qua mỗi chủ

điểm tôi lại cung cấp thêm cho trẻ nhớ và tự viết được nhiều từ mới và ôn luyện

nhiều chữ cái đã học.

*Phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ qua việc gắn tên, gắn ký hiệu

vào các đồ dùng đồ chơi trong lớp và các giá góc:

Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là ” dễ nhớ dễ quên”. Vì

vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ, nếu không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ

nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức khác.

Mặt khác, khi trẻ hoạt động trẻ thường cất đồ dùng đồ chơi nhanh nhưng không

ngăn nắp, giáo viên thường mất nhiều thời gian sắp xếp lại đồ chơi cho trẻ sau

khi chơi. Như vậy rất vất vả cho cô mà trẻ lại không có thói quen lao động tự

phục vụ. Đặc biệt không được làm quen với tên gọi các từ, hay các chữ cái Tiếng

Việt ghép thành từ đó.

Để khắc phục tình trạng này, tôi xếp đồ dùng đồ chơi trên giá góc gọn, đẹp, khoa

học, sao cho trẻ dễ lấy, đễ cất, các đồ dùng trên giá phải tuân theo một trật tự

nhất định. Khi gắn tên cho đồ chơi tôi thường đàm thoại với trẻ:

VD: Với đồ chơi; con thỏ, các làn, ti vi,… Tôi hỏi trẻ đây là cái gì? chúng mình nhìn xrm cô viết ( hoặc ghép )từ “thỏ” cho

chúng mình xem nhé. Chữ cái đầu tiên trong từ ” con thỏ” là chữ gì?…Cứ như

vậy tôi cho trẻ tri giác trọn vẹn từ ” con thỏ” và các chữ cái còn lại trên giá đồ

chơi.

Nhiều lần như vậy, trẻ ghi nhớ và thuộc các ký hiệu các chữ cái và sắp xếp thành

từ có thể trẻ tự đọc được.

Đối với các ngăn giá góc, tôi vẽ ký hiệu đồ dùng đồ chơi kèm theo từ ( tên gọi

của đồ dùng) và giới thiệu với trẻ: 

Khi chơi tôi thường trò chuyện với trẻ: Đây là khối gì? dưới kkhối chữ nhật có

từ: ” khối chữ nhật” và trong từ ” khối chữ nhật” có chữ cái nào đã học, chữ cái

nào chưa học?chữ cái đầu tiên của từ là chữ K, sau đó đến chữ H, tiếp đó là…

Như vậy, hàng ngày trẻ được chơi được nhìn thấy từ, thứ tự cấc chữ cái trong từ,

dần dần trẻ thuộc từ đó, có thể tự viết hoặc ghép chữ cái rời thành từ đó và phát

âm, “đọc” rất thành thạo.

Việc ghép tên các đồ vật đồ chơi trong lớp không những tác động lên giác quan

của trẻ để nhớ các chữ các từ lâu và chính xác mà còn giúp cho hoạt động có chủ

đích phát triển ngôn ngữ làm quen với chữ viết được ôn luyện củng cố một cách

thoải mái nhẹ nhàng.

VD: Trong chủ điểm gia đình: cô dạy trẻ làm quen chữ: a, ă ,â. Khi tổ chức hoạt

động có chủ đích, tôi cho trẻ ôn bằng cách: Tôi chuẩn bị các đồ vật có gắn từ

tương ứng như: cái làn, cái bàn, ấm pha trà…Tôi yêu cầu trẻ tìm chữ vừa học( a,

ă,â) trong các từ gắn với đồ vật ở xung quanh lớp. Và như vậy trẻ hoạt động rất

tích cực, vận động thoải mái và tập chung chú ý cao độ để trẻ tìm thấy chữ đã

học trong “thế giới của người lớn”. Ra ngoài cuộc sống gặp những hình ảnh,

băng zôn, các từ, các chữ…trên đường phố trẻ sẽ tự tin hơn, mở rộng hiểu biết

hơn về từ, chữ Tiếng Việt cho trẻ.

Qua các chủ điểm, mỗi klhi thay đổi đồ dùng đồ chơi, thay đổi các tiêu đề trên

giá đồ chơi, tôi lại giới thiệu cho trẻ đồ dùng đồ chơi mới, giới thiệu chữ mơi, từ mới. Kết hợp áp dụng thực tế bên ngoài xã hội, cùng với việc giới thiệu chữ cái

của cô, trẻ có thể đọc được nhiều từ trong sách báo và thực tế. Và tôi thấy rằng

đó thự sự là môi trường cho trẻ thực sự phong phú và có hiệu quả.

*Tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với nhiều chữ thông qua các biểu bảng, danh

sách lớp phân theo nhóm, tổ trong lớp học:

- Ngay từ đầu năm học, khi đã ổn định danh sách lớp, tôi tạo cơ hội để trẻ tiếp

xúc với chữ, với từ, tên của mình bằng cách: Viết các danh sách của 4 tổ có kèm

theo ký hiệu để trẻ biết tên mình ở tổ nào, có những bạn nào trong tổ của mình.

Chữ của trẻ tôi thường viết ở dạng chữ in thường và chữ viết hoa ( vì đây là tên

riêng). Trẻ được khắc sâu hinhd ảnh tên của mình và được làm quen với chữ viết

thương và chữ viết hoa, trẻ có thể quan sát tập chép theo mẫu vào giờ hoạt động

góc và giờ đón trẻ. Và trẻ nhận ra tên mình trong các ký hiệu cuả sách, vở, tập

tô, khăn, trực nhật…

- Với các biểu bảng tôi nghĩ đây cũng là khoảng không gian không nhỏ tác động

đến trẻ. Vì vậy tôi đã trang trí tên gọi bằng chữ cái Tiếng Việt cơ bản để hàng

ngày trẻ nhìn thấy, trẻ nhận mặt chữ và ghi nhớ các từ trong bảng và biết bảng

đó là bảng gì có chữ gì, từ gì.

VD: Bảng trực nhật:, bảng ttheo dõi thời tiết, bảng điểm danh, biết hôm nay là

thứ mấy ngày bao nhiêu, thời tiết như thế nào?

2. Biện pháp 2: Tạo môi trường chữ ngoài lớp học:

Thực tế cho thấy trẻ đến trường ngoài hoạt động có chủ đích, hoạt động ăn, hoạt

động ngủ, còn các thời gian khác trẻ hoạt động với môi trường bên ngoài như:

góc thiên nhiên, mảng tuyên truyền, khu vực để đồ dùng cá nhân của trẻ. Đây là

nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác dụng ôn tập củng cố chữ cái và từ rất

tốt.

* Nơi để đồ dùng cá nhân của trẻ như: mũ, ba lô, giầy dép, khăn mặt,…Tôi luôn

gắn ảnh kèm theo tên của trẻ. Như vậy, hàng ngày trẻ cất đồ dùng hoặc sử dụng

đồ dùng vừa đúng qui định, vừa biết tên của mình (của bạn), biết tên của mình có chữ gì, biết thứ tự của từng chữ từ trái sang phải của các chữ như thế nào..Và

trẻ còn viết tên của mình vào bài vẽ khi vẽ tạo hình. Mỗi một môi trường hoạt

động của trẻ, tôi đều chủ động tạo môi trường để trẻ có cơ hội được luyện phát

âm, ôn luyện chữ đã biết, làm quen chữ mới và làm quen từ một cách rất tự

nhiên thoải mái không gò bó áp đặt trẻ.

*Khu vực tuyên truyền ngoài lớp học của trẻ là nơi không những tạo môi trường

chữ cho trẻ mà còn mang tính tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để phụ huynh

hiểu biết về chữ mà con em mình đang học. Và từ đó phối kết hợp ôn luyện tại

gia đình. Tránh trường hợp cô dạy chữ đúng phụ huynh lại dạy chữ chưa đúng

+Chữ x đọc là “xờ”, chữ s đọc là “sờ”, nhưng có ông bà lại dạy là “ích xì” và “ét

xì”.

+Hay chữ l, n, lại đọc là “e lờ” và ” e nờ”…

Và nếu không thống nhất trẻ sẽ giao động không biết như thế nào là đúng, hơn

nữa nếu đã đọc sai thì rất khó sửa. Xác định được điều đó, mỗi tuyên truyền tôi

đều có hình ảmh kèm theo chữ in hoa, in thường, viết thường ( chủ yếu là chữ in

thường), tuyệt đối không viết chữ cách điệu chữ bay.

Hay tên chủ điểm viết dạng: ” thế giới thực vật”, các tranh ảnh cỏ cây hoa lá.

…có kèm theo từ để trẻ có thể phát âm, tự đọc.

*Ngoài ra tôi cho trẻ một mảng hoạt động để hàng ngày trẻ tập ghi số điện thoại,

chép tên mình và địa chỉ cá nhân của mình…Từ đó trẻ ghi nhớ các từ, chữ, tên

của mình của bạn, biết nhà bạn hoặc nhà mình ở đâu?..

* Góc thiên nhiên ngoài trời:

Đây là nơi trẻ được tiếp xúc mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày. Toạ môi

trường chữ có kèm hình ảnh không những cho trẻ hiểu về thế giới các loài cây,

loài hoa, biết các giai đoạn phát triển của cây, hiện tượng thửi nghiệm khoa

học…mà còn có thể ghi chép hiện tượng mà trẻ theo dõi hàng ngày.

VD: Tôi gắn tiêu đề cho góc : ” vườn ươm cây cảnh” và tôi làm các biển cắm có chữ ghi tên cây có kèm hình ảnh.Khi cho trẻ tri giác chữ từ dưới mỗi hình ảnh

trong biển cắm tôi đều yêu cầu trẻ tìm đúng từ ” cây hoa cúc” gắn vào cây hoa

cúc, và các loại cây khác cũng vậy, trẻ biết tên, chữ, từ, của cây đó, tập “đọc”tên

các cây mà trẻ đã tìm đúng.

VD2: Tôi chuẩn bị các mảnh rời như sau và yêu cầu trẻ ghi chép lại sự phát triển

của cây đó theo đúng thứ tự:

Và như vậy trẻ được tri giác chữ từ có hình ảnh tương ứng , trẻ lại được ôn luyện

chữ cũ và được làm quen chữ mới ngay cả trong khi chơi, ngôn ngữ của trẻ phát

triển, vốn từ của trẻ được mở rộng thêm.

3. Biện pháp 3: Thu hút trẻ tham gia tạo môi trường chữ trong góc tạo hình, góc

sách, góc thư viện nhằm phát huy tích tích cực hoạt động của trẻ:

* Để phát huy tính tích cực của trẻ trong góc chơi, đặc biệt là góc thư viện. Đây

là nơi trẻ được tiếp xúc nhiều với chữ cái, và rèn luyện kỹ năng tiền biết đọc,

biết viết của trẻ như: cách lật giở sách, cách đưa mắt từ trái sang phải khi đọc,

hoặc các từ mới như: tên truyện, tên các trang bìa, tên các album tự tạo….với các

mẫu chữ khác nhau.

VD1: Cô tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động với truyện thơ tranh chữ to có sẵn, tự

tạo… trẻ được xem tranh, tập kể chuyện, tập “đọc” chữ to trong truyện…và như

vậy một lần nữa trẻ mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ, trẻ như được hoà nhập

với thế giới của người lớn. Khi trẻ tiếp xúc với các loại sách, báo, tạp chí…có

nhiều kiểu chữ khác nhau ở bất kỳ nơi nào trẻ cũng rất tự tin và có thể tự mình

khám phá nội dung.

VD2: Cô tổ chức cho trẻ cùng làm album và truyện tranh chữ to theo chủ điểm.

Nếu là chủ điểm “thế giới động vật” cô và trẻ sưu tầm album về các con: chó

mèo, gà, vịt,…Tôi yêu cầu trẻ tìm các chữ trong hoạ báo cắt và ghép từ “con

mèo”, “con chó”…dán dưới hình ảnh các con vật tương ứng. Một đều tôi luôn

lưu ý nhắc trẻ là phải ghép chữ lần lượt từ trái sang phải, hết chữ này đến chữ

khác, hết từ này đến từ khác bên cạnh phía phải, và sau đó tôi yêu cầu trẻ phát âm các chữ, “đọc” các từ .

* Để trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình tôi cho trẻ làm tranh:

VD 1: Cho trẻ sưu tầm các chữ có trong hoạ báo, lịch cũ,…trẻ cắt, tô màu và

cùng ghép chữ với cô để tạo thành các tuýp chữ, các tiêu đề xung quanh lớp

moõi khi thay đổi chủ điểm. Với chủ điểm ” thế giới thực vật”, cô yêu cầu trẻ

ghép chữ mà trẻ sưu tầm được và xếp từng chữ từ trái qua phải: chữ t rồi đến chữ

h rồi đến chữ ê…Trong suốt quá trình hoạt động tích cực như vậy, bản thân trẻ

lại một lần nữa khắc sâu chữ cái và từ.

Trẻ được tham gia hoạt động tích cực như vậy, trẻ rất hứng thú và biết trân trọng

những sản phẩm mình là ra. Đặc biệt các chữ, các từ mà trẻ tự tay sưu tầm được,

thực tế cho tháy trẻ nhớ chữ nhớ từ rất lâu.

4.Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc làm quen công nghệ

thông tin:

Để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ, đồng thời thực hiện mục tiêu nhiệm vụ

của nhà trường giao. Đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử

vào giảng dạy thông qua việc khai thác trò chơi kidsmart và happykids, các

nguồn dữ liệu thiết kế trên máy tính:

- Tôi lấy ý tưởng từ ngôi nhà sách của bailey’s, trong chương trình kisdmart, tôi

tổ chức cho trẻ được ôn luyện chữ bằng cách tìm tranh chứa chữ cái cô vừa dạy,

tự in và gạch chân chữ vừa tìm được.

- Cũng ý tưởng từ ngôi nhà sách của bailey’s, trong chương trình kisdmart,tôi

cho trẻ ôn chữ đã học thông qua trò chơi: ” đuổi hình bắt chữ”. Tôi thết kế các

hình ảnh ngộ nghĩnh phù hợp với các chủ điểm, các chữ minh hoạ cho các hình

ảnh, yêu cầu khi chơi trẻ phải tìm đúng chữ với hình ảnh.

VD: Hình ảnh hoa hồng ( trong chủ điểm thế giới thực vật), trẻ phải quan sát và

ghi nhớ hình ảnh hoa hồng, từ “hoa hồng” có 7 chữ cái bắt đầu là chữ h, sau đó

là o,…trẻ tập phát âm chữ cái đó, từ đó, trẻ càng chơi nhiều lần càng nhớ lâu chữ

đã học. - Hay với các giờ dạy trẻ tô chữ, tôi tận dụng chương trình happykis, bằng cách

cho trẻ thực hành điều khiển chuột trên máy tính để quan sát thao tác tô chữ trên

máy tính với 3 kiểu chữ in hoa in thường và viết thường. Trẻ được khắc sâu thao

tác tô theo qui luật nhất định là tô từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, trùng khít

lên nét chấm mờ.

- Ngoài ra, tôi chủ động thiết kế tạo nguồn dữ liệu:

+ Dữ liệu chữ: in thường, in hoa, viết thường chuẩn của 29 chữ cái được scan và

thiết kế trên powerpoint có màu sắc khác nhau: tất cả chữ in thường màu xanh,

chữ in hoa màu đỏ, chữ viết thường màu vàng để trẻ dễ phân biệt. Hàng ngày giờ

chơi hoạt động góc, giờ đón trả trẻ…Trẻ tự vào góc chơi theo ý thích của mình,

tự dùng chuột điều khiển trò chơi: “tìm chữ”, tìm được chữ nào đọc to chữ ấy,

hoặc tìm chữ theo yêu cầu của cô, của bạn, trẻ trao đổi và sửa cho nhau(nếu có).

Hay tôi thiết kế trò chơi: “Bù chỗ còn thiếu”, “sắp xếp lô zích”…các đối tượng

là các chữ cái mà trẻ đã được học trong các chủ đề chủ điểm . Như vậy trẻ được

cùng chơi, cùng ôn luyện nhẹ nhàng thoải mái.

+ Dữ liệu từ: sưu tầm tranh ảnh động trên mạng, scan các loại tranh ảnh tự vẽ

hoặc mua đưa vào máy, phân loại theo từng chủ đề chủ điểm khác nhau.

VD: Chủ điểm: ” Quê hương- Đất nước- Bác Hồ”, tôi thiết kế trên máy tính các

loại tranh ảnh về địa danh của Hải Phòng như: Đồ Sơn, lễ hội chọi trâu, tượng

nữ tướng Lê Chân, bến cảng, đường phố hoa phượng… Tranh ảnh về Đất nước

như: phong cảnh Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt…Tranh ảnh về Bác Hồ

như: chân dung, Bác Hồ với các cháu, Bác Hồ đang trồng cây… có các từ tương

ứng kèm theo. Trẻ được chơi dưới hình thức chọn tranh theo yêu cầu của cô

hoặc của bạn, trẻ quan sát phát âm chữ, “đọc” các từ dưới tranh, và ngẫu nhiên

trẻ được ôn luyện, phát triển ngôn ngữ rất nhẹ nhàng thông qua trò chơi này.

IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên vào thực tế giảng dạy, đến nay lớp tôi

đã đạt được kết quả như sau: 1 Trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng Việt. 65% 35% 100% 0

2 Số trẻ nhận chữ cái trong từ và ghép đúng các chữ thành từ có hình ảnh. 55%

45% 98% 2%

3 Số trẻ nhận biết chuẩn chữ in hoa, in thường, viết thường. 50% 50% 97% 3%

4 Số trẻ ghi nhớ và “đọc” các từ có hình ảnh kèm theo 5% 95% 50% 50%

- Giáo viên đã tự học tập nâng cao trình độ tin học, đã chủ động thiết kế tạo các

nguồn dữ liệu ôn luyện củng cố, phát triển ngôn ngữ phù hợp các chủ đề chủ

điểm cho trẻ.

- Giáo viên đã chủ động biết cách tổ chức hướng dẫn theo hướng đổi mới. Môi

trường chữ trong lớp và khu vực trẻ thường xuyên tiếp xúc được tạo ra phong

phú, các kiểu chữ phù hợp với qui định của nội dung giáo dục trẻ là quen chữ

viết.

- Giáo viên đã biết tận dụng ngyên liệu phế thải để cho trẻ có cơ hội tham gia

vào hoạt động tạo môi trường chữ xung quanh lớp học cùng với cô.

- Đã yên tâm tin tưởng gửi con em vào trường, đã hiểu biết về việc môi trường

chữ cho trẻ học chữ cái Tiếng Việt là rất tốt, có hiệu quả cao. Hiểu biết về chữ

cơ bản trẻ đang học kết hợp cùng với cô rèn trẻ một cách lozich tại gia đình.

Đồng thời, đóng góp nguyên liệu: tranh ảnh, lịch cũ, …để cô và cháu cùng tạo

môi trường chữ.

V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Qua việc tạo môi trường chữ cho trể, tôi nhận thấy việc tạo môi trường chữ cho

trẻ vô cùng quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ.

Việc tạo môi trường chữ vừa hợp với chương trình đổi mới hiện nay, vừa phát

huy được tính tích cực tò mò khám phá của trẻ mà lại mang lại hiệu quả cao. Bản

thân tôi rút ra được kinh nghiệm như sau:

1.Chọn các tiêu đề trong các góc cho phù hợp với chủ điểm, mỗi tuýp chữ phải

có hình ảnh minh hoạ. Các tuýp chữ thường xuyên được thay đổi theo chủ điểm, tạo sự mới mẻ và thu hút sự chú ý của trẻ.

2.Tạo tình huống để kích thích trẻ hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với

nhiều chữ, nhiều kiểu chữ, trên giá góc, trên đồ dùng đồ chơi, trên biểu bảng,

trên đồ dùng cá nhân.

3.Góc thư viên và góc tạo hình: giáo viên chủ động lôi kéo trẻ tham gia tạo các

loại sách truyện chữ to theo các chủ đề chủ điểm.

4.Các tuýp chữ phải để ở dạng ” mở”, nhằm kích thích trẻ hoạt động và thay đổi

dễ dàng.

5. Thường xuyên cho trẻ làm trực nhật để trẻ ghi nhớ thứ, ngày, tháng,theo dõi

thời tiết, tên và địa chỉ của mình…Qua đó trẻ nhận biết, phát âm mặt chữ và làm

quen chữ mới.

6. Tận dụng các giờ học khác để kích thích trẻ cùng trang trí và gắn chữ, từ xung

quanh lớp theo kiểu ” tích hợp” để trẻ được tiếp xúc với chữ mọi lúc mọi nơi.

7.Biết nghiên cứu khai thác và tận dụng sự hứng thú tham gia trò chơi trên máy

tính của trẻ để sáng tạo trò chơi mới, nhằm ôn luyện củng cố chữ cho trẻ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: