ptich lam phat va truot gia
Phân tích yếu tố lạm phát và trượt giá khi ra quyết định đầu tư
- Trượt giá được hiểu là sự tăng giá của 1 mặt hàng cụ thể còn lạm phát được hiểu là sự giảm sức mua của đồng tiền nói chung.
- Để tính lãi suất thực trong điều kiện lạm phát sử dụng công thức: (j: tỷ lệ lạm phát)
R=(1+r)/(1+j)-1
Để phân tích 1 phương án đầu tư khi tính đến yếu tố lạm phát và trượt giá, thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xây dựng dòng tiền với giá năm 0 (không tính đến lạm phát và trượt giá). Từ dòng tiền đó xác định NPV và IRR của dự án.
- Bước 2: Xây dựng dòng tiền có tính đến lạm phát và trượt giá. Trong đó:
+ Doanh thu thực tế các năm: Bi = B0 x (1+k)i
B0 : doanh thu hàng năm tính theo giá năm 0
k: tỷ lệ trượt giá doanh thu
+ Chi phí thực tế các năm: Ci = C0 x (1+m)i
C0 : chi phí hàng năm tính theo giá năm 0
m : tỷ lệ trượt giá chi phí
Từ dòng tiền này cũng tính được NPV và IRR.
- Bước 3: Xây dựng dòng tiền khử lạm phát Cfi': với
CFi'=CFi/〖(1+j)〗^i
Với dòng tiền khử lạm phát, chúng ta xác định được NPV theo lãi suất thực tế R thì NPV vẫn có giá trị như NPV dòng tiền thực tế, nhưng IRR của dòng tiền khử lạm phát lại thay đổi:
〖IRR〗_real=((1+〖IRR〗_nominal ))/((1+j) )-1
Từ các phân tích trên chúng ta thấy được việc phân tích các dự án khi tính đến yếu tố lạm phát và trượt giá có thể tiến hành theo 2 cách:
Xác định dòng tiền thực tế và tính NPV theo lãi suất bằng lãi suất huy động vốn (chưa khử lạm phát). IRR của dòng tiền này được so sánh với lãi suất huy động vốn. Nếu đạt yêu cầu hiệu quả (NPV>0, IRR > lãi suất huy động vốn) thì dự án được chấp nhận.
Xác định dòng tiền khử lạm phát và tính NPV theo lãi suất bằng lãi suất huy động vốn đã khử lạm phát. IRR của dòng tiền này được so sánh với lãi suất huy động vốn đã khử lạm phát. Nếu đạt yêu cầu hiệu quả (NPV>0 , IRR> lãi suất huy động vốn đã khử lạm phát) thì dự án được chấp nhận.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro